Posts: 7,737
Threads: 407
Likes Received: 1,149 in 906 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
[size=undefined][size=undefined]MARDI 16 FÉVRIER 2021
Lúa mạch đen - Sarrasin
Buckwheat - Sarrasin
Lúa mạch đen
Fagopyrum esculentum - Moench.
Polygonaceae
Đại cương :
[/size][/size]
● Danh pháp khoa học đồng nghĩa :
Fagopyrum cereale Raf.,
Fagopyrum dryandrii Fenzl,
Fagopyrum emarginatum Moench,
Fagopyrum emarginatum (Roth) Meisn.,
Fagopyrum emarginatum var. kunawarense Meisn.,
Fagopyrum esculentum subsp. ancestralis Ohnishi,
Fagopyrum sarracenicum Dumort.,
Fagopyrum vulgare T. Nees
and Polygonum fagopyrum L.,
Polygonum.
● Tên thông thường .
Tàu : qiao mai;
Anh : buckwheat, Silverhull buckwheat;
Pháp : blé noir, bouquette, renouée , sarrasin, sarrasin commun;
Đức : Buchweizen, Heidekorn;
Ý : faggina , fagopiro, grano saraceno, Sarasin;
Nhật : soba; Korean: memil;
Nga : grečicha kul'turnaja, grečicha posevnaja;
Bồ đào Nha : trigo-sarraceno;
Tây Ban Nha : alforfón, grano sarraceno, grano turco, trigo-sarraceno;
● Từ nguyên Étymologie.
Việc sử dụng thuật ngữ « sarrasin » để chỉ những hạt của loại ngũ cốc giả pseudo-céréale Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentum xuất hiện ngoài nguồn gốc của ngũ cốc giả pseudo-céréale (mọi thứ đến từ phương Đông là có phẩm chất của « sarrasin » ở thời Trung cổ Moyen Âge), có màu nâu, nhiều hay ít sẫm màu, của loại hạt mà người ta so sánh với màu nhuộm của những Sarrasins.
Người ta thấy trong tiếng latin trung cổ frumentum sarracenorum (1460) để chỉ loại giả ngũ cốc pseudo-céréale.
● Lịch sử và sự phân phối.
Cây có nguồn gốc ở miền nam nước Tàu. Nhờ những phân tích di truyền trên những quần thể thực vật chúng hoang dại và trồng trọt, giáo sư Ohmi Ohnishi, chuyên gia di truyền học nông nghiệp génétique agricole tại đại học Kyoto, chứng minh rằng khu vực nguồn gốc của Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentum là ở thung lũng của sông Tongyi, trên những chân đồi piémonts của Himalaya, ở phía Tây tỉnh Tư xuyên Ouest du Sichuan nước Tàu.
Loài hoang dã Fagopyrum esculentum ssp. tổ tiên vẫn còn tồn tại . Mãi đến sau nầy, nó mới di cư đến vùng Sanjiang nơi đây nó được thuần hóa. Sau đó nó lan rộng bởi sự nuôi trồng trong Viễn Đông Extrême-Orient,chủ yếu ở Corée và Nhật Bản Japon, cũng như trong Châu Âu Europe vào thế kỷ thứ 14 XIVe siècle.
Trước đây, Cây được trồng rộng rãi trong những vùng với những đất nghèo chất dinh dưởng, như là những thảo nguyên steppes của Mông cổ Mongolie, và trong những đất acides (ségala), trong miền Bắc Châu Âu, trong Ba Lan Pologne, Nga Russie, trong Bắc Mỹ Amérique du Nord cũng như trong Pháp France (Auvergne, Bretagne, Limousin, Normandie, Pyrénées, Rouergue), Cây sarrasin ngày nay là một loại Cây trồng trên con đường dẫn đến có nguy cơ tuyệt chủng biến mất ở Pháp France (những nhà máy bột mì minoteries nhập cảng sarrasin Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentum từ Lituanie và Tàu Chine), Nhưng nó vẫn là một trong những món ăn ưa thích trong những nước Đông và Bắc Âu. Nó được ăn nấu chín như cơm gạo. Nó đi vào trong những thành phần của bánh crêpes, cũng được gọi là bánh tráng sarrasin Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentum tùy thuộc vào những vúng.
● Hệ sinh thái Ecologie
Cây sarrasin là một cây của vùng ôn đới và cận nhiệt đới subtropicales, nhưng trong vùng nhiệt đới nó có thể phát triển mọc tốt ở những vùng cao.
Trong Ethiopie, nó đuợc trồng ở chung quanh những vùng cao 1500 m. Nó không có những dữ liệu chính xác trên những nhiệt độ nào thích hợp tốt cho sự trồng trọt Cây sarrasin, nhưng những mô tả khí hậu ch ỉra một hiệu số giữ 2 cực 18–30°C cho những nhiệt độ ban ngày, và 5–10°C thấp nhất cho nhiệt độ ban đêm. Khối lượng lá cần cho thời gian khô hạn, cần thời gian khô ráo để trưởng thành chín và thu hoạch.
Sarrasin Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentum rất nhạy cảm với sương giá.
Sarrasin Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentum tương đối nhạy cảm với thời tiết khô hạn do hệ thống rễ của nó ít phát triển.
Trong thời kỳ phát hoa, một khô hạn kết hợp với những nhiệt độ cao dẫn đến một sự đậu quả kém.
Những cơn mưa phong phú trong chu kỳ trồng trọt kích thích sự tăng trưởng cơ quan dinh dưởng nhưng ức chế sự hình thành của những hạt, cũng như bởi vì nó ngăn chận những côn trùng thụ phấn cho cây. Những giống cây của sarrasin là quan tâm đến ngày dài hay ngày ngắn.
Sarrasin Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentum cho kết quả tốt nhất trên những đất cát nhẹ, nghèo chất đạm azote, trung tính với độ acide (pH 4,5–7). Nó thích hợp với những đất cắn cổi mới được khai phá, với những đầm lầy thoát nước, với những đá thô hoặc với những đất acides có chứa hàm lượng cao chất hữa cơ thối rữa phân hủy.
Trên những đất ẩm ướt hoặc giàu chất đạm azote, nó tạo ra một thảm thực vật phong phú dẩn tới thấy những cây sinh dưởng, sự đậu trái kém, với những sự mất mát đáng kể sự thu hoạch và do đó đưa đến một sự giảm năng suất.
Nếu người ta sử dụng để ủ phân chua hoặc làm phân xanh, một năng suất kém của hạt thấp là không quan trọng và những đất càng năng và ẩm ướt hơn, sinh khối sẽ càng nhiều hơn.
[size=undefined][size=undefined][size=undefined]
Thực vật và môi trường :
[/size][/size][/size]
Mô tả thực vật :
Sarrasin Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentum là một cây sống hằng niên với một thân ít nhiều mọc thẳng, từ 20 đến 70 cm cao, rỗng và có góc cạnh, không lông hoặc những bộ phận còn non hiếm khi có lông, thân có gân, màu đỏ nhạt, thỉnh thoảng phân nhánh. Thân cây trở nên cằn cổi và có màu xanh đỏ nhạt khi trưởng thành, nếu không nó có màu xanh lục nhạt và tròn.
Lá, có cuống, mọc cách, lá đơn, nguyên, phiến lá hình tam giác, mỏng, hình mũi tên dạng một trái tim ngược khá mềm, thụt vào bên dưới và giảm đột ngột ở giữa với một thùy đáy tròn đến dài từ 1,5 đến 10 x 1 đến 8 cm, đỉnh nhọn, có 5–7- gân lá từ bên dưới. Bìa lá trơn hoặc hơi dợn sóng, cả 2 mặt đều láng không lông.
Những lá bên dưới có cuống dài đạt đến 10 cm dài trong khi những lá bên trên gần như không cuống. Lá bẹ hợp lại với nhau thành một ống màng bao ochréa tubulaire, ngắn, cụt,
Thường, cả thân cũng như những lá đều không lông, mặc dù những thân bên trên có lông ở một số những cây trồng.
▪ Phát hoa, những cầu hoa glomérules de fleurs, tạo thành những cụm hoa dầy đặc, ngắn, không cuống, mọc ở nách lá hay ở đầu, dọc theo thân cây.
Những chùm nầy đo được từ 25 đến 76 mm dài và tập trung dầy đặc hình xoắc ốc.
Một hoặc 2 chùm hoa mọc ở nách của những lá bên trên, một số những chùm này có thể mọc ở đỉnh ngọn.
Hoa, nhỏ, màu trắng hoặc hường hợp thành nhóm dầy đặc, mang 8 tiểu nhụy étamines và 3 vòi nhụy styles..
Những hoa trắng hoặc mà hồng, với những thành phần trong giống như cánh hoa, nhưng thực tế là những đài hoa "dạng cánh hoa pétaloïdes". Nó được mang bởi 1 cuống ngắn và láng không lông.
▪ Hoa, lưỡng phái, đều, nhỏ, màu đỏ hồng đến trắng, đường kính đến 12 mm bao gồm :
◦ vành hoa hình thành bởi 5 đài hoa dính với nhau bên dưới, tập hợp với những cánh hoa 3-4 mm dài, không rụng.
Những đài hoa, màu trắng, đôi khi trở nên màu xanh lục về phía họng của hoa. Mặt bên ngoài của những đài hoa đọi khi nhuộm màu hồng sáng, đặc biệt trên những nụ hoa.
◦ không cánh hoa,
◦ tiểu nhụy, 8, trắng, rời, không bằng nhau kích thước khoảng 1,5mm dài, với những bao phấn màu hồng, xen kẻ bên dưới với 8 tuyến mật glandes à nectar ;
◦ bầu noãn, thượng, 1 buồng, 3 cạnh, (2 loại vòi nhụy, 1 ngắn và 1 dài hétérostylées ); có cuống mỏng; 3 vòi nhụy vượt cao dài bằng bầu noãn, chia thành 3, tận cùng bằng những nuốm ở đầu.
Mỗi hoa được thay thế bởi một bế quả achène có cánh 3 cạnh. Những cánh màng của bế quả hình thành một dạng trái tim vời những cạnh nhẵn.
Ở một mức độ nào đó, những bế quả akènes có thể được thổi bay đi bởi gió nhờ những cánh lớn.
Hệ thống rễ được cấu thành bởi những rễ cái. Loại cây nầy được nhân giống bằng cách tái gieo hạt réensemencant.
Trái, là những bế quả akènes 3 cạnh, cô lập, kích thước khoảng 5-7,5 mm x 3 mm, màu nâu xám, nâu đậm gần như đen, mặt cắt ngang có hình tam giác, và láng với một bề mặt trfơn láng.
Hạt, chỉ chứa 1 hạt cho mỗi bế quả. Việc trưởng thành của chúng rất khác nhau, điều nầy làm cho việc thu hoạch khá mỏng manh.
[size=undefined][size=undefined][size=undefined]
Bộ phận sử dụng :
[/size][/size][/size]
Những lá và những thân mang hoa Cây Fagopyrum esculentumđược thu hoạch khi mới bắt đầu trổ hoa và được sấy khô bảo quản để sử dụng về sau.
Nó phải được bảo quản trong những nơi không ánh sáng bởi vì những nguyên hoạt chất bị phân hủy nhanh chóng với ánh sáng.
Thành phần hóa học và dược chất :
▪ Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentum chứa :
- những alcaloïdes,
- acides aminés,
- anthraquinones,
- glucides,
- flavonoïdes,
- phlobatanins,
- và tanins.
▪ Chất rutine, flavonoïde, hiện diện trong tất cả bộ phận trên không của cây (lá, thân, phát hoa, trái).
▪ Sarrasin Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentum là một thảo mộc có một hương vị đắng amer nhưng thường dễ chịu được sử dụng thường xuyên trong y học bởi vì những lá là một nguồn rất tốt cho chất rutine.
▪ Phân tích thành phần dinh dưởng của bột farine và cám son của Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentum cho thấy rằng nó chứa :
- tinh bột amidon: 55, 75 và 18%;
- chất đạm protéines: 12, 6 và 36%;
- chất béo lipides: 4, 1, và 11%;
- đường glucides hoà tan trong nước : 2, 1 và 6%;
- tổng số chất xơ thực phẩm fibres alimentaires : 7, 3 và 15%;
- và tro cendres: 2, 1 và 7% tương ứng.
▪ Thành phần của những hạt sarrasin Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentum, bởi 100 g của bộ phận ăn được, là :
- nước eau 9,8 g,
- năng lượng énergie 1435 kJ (343 kcal),
- chất đạm protéines 13,3 g,
- chất béo lipides 3,4 g,
- đường glucides 71,5 g,
- chất xơ thực phẩm fibres alimentaires 10,0 g,
▪ Nguyên tố khoáng Minéraux :
- calcium Ca 18 mg,
- magnésium Mg 231 mg,
- phosphore P 347 mg,
- sắt Fe 2,2 mg,
- kẽm Zn 2,4 mg,
▪ Vitamine
- thiamine 0,10 mg,
- riboflavine 0,43 mg,
- niacine 7,0 mg,
- vitamine B6 0,21 mg,
- folates 30 μg
- và acide ascorbique 0 mg.
▪ Thành phần hợp chất acides aminés thiết yếu bởi 100 g từ bộ phận ăn được, là :
- tryptophane 192 mg,
- lysine 672 mg,
- méthionine 172 mg,
- phénylalanine 520 mg,
- thréonine 506 mg,
- valine 678 mg,
- leucine 832 mg
- và isoleucine 498 mg.
▪ Những acide béo chánh acides gras, bởi 100 g từ những bộ phận ăn được, là :
- acide oléique 988 mg,
- acide linoléique 961 mg
- và acide palmitique 450 mg (USDA, 2005).
[size=undefined][size=undefined][size=undefined]
Đặc tính trị liệu :
[/size][/size][/size]
▪ Những lá và những chồi của những cây mang hoa Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentum có :
- vị chát âcres,
- làm se thắt astringentes,
- và giản mạch vasodilatatrices.
Nó được sử dụng bên trong cơ thể trong chữa trị những bệnh :
- tăng huyết áp động mạch hypertension artérielle,
- bệnh thống phong goutte,
- giãn tĩnh mạch varices,
- nứt nẽ da vì lạnh, phỏng lạch engelures,
- những tổn thương do bởi những phóng xạ radiations, v…v….
▪ Nó thích hợp tốt nhất cho sự sử dụng trong kết hợp với vitamine C bởi vì chất nầy dễ dàng hấp thu.
▪ Thường được kết hợp với những hoa tilleul loài Tilia), nó hành động của một chữa trị đặc hiệu cho :
- những xuất huyết của võng mạc ( chảy máu mắt) hémorragies de la rétine.
Một thuốc dán đắp cataplasme cơ bản của những hạt được sử dụng để :
- khôi phục dòng chảy của sữa lait ở những bà mẹ cho con bú allaitantes .
▪ Ngâm trong nước đun sôi infusion thảo dược được sử dụng trong chữa trị :
- bệnh đơn độc érysipèle (một bệnh ngoài da nhiễm trùng cấp tính cutanée infectieuse aiguë).
▪ Một phương thuốc vi lượng đồng căn homéopathique được chế tạo từ những lá. Nó được sử dụng trong chữa trị :
- chóc lỡ eczéma,
- và những rối loạn gan troubles hépatiques.
● Cơ chế hóa học .
▪ Những lá tươi và những phát hoa được sử dụng để ly trích trong công nghiệp chất rutine, được áp dụng để :
- cường kiện vách màng paroi bên trong những mạch máu vaisseaux sanguins
(nhưng chủ yếu một loài lân cận, Cây Fagopyrum tataricum (L.) Gaertn., làm đối tượng nuôi trồng cho chất rutine).
Chất nầy cũng là đối tượng của một sự khai thác công nghiệp như :
- một sắc tố tự nhiên pigment naturel,
- chống oxy hóa antioxydant,
- chất làm ổn định stabilisant,
- chất bảo quản conservateur,
- và cũng cho khả năng hấp thu của những tia cực tím rayons ultraviolets.
▪ Chất rutine là lợi ích trong chữa trị một loạt những vấn đề của sự tuần hoàn máu circulatoires, nó :
- làm giãn nở dilate những mạch máu vaisseaux sanguins,
- làm giảm tính thấm mao mạch perméabilité capillaire,
- và làm hạ huyết áp động mạch tension artérielle.
Những chất rutine và flavonoïde có một hoạt động :
- chống oxy hóa antioxydante,
- chống viêm anti-inflammatoire
- và chống tăng huyết áp động mạch antihypertensive ;
nó cũng :
- tăng cường thành vách bên trong paroi interne của những mạch máu vaisseaux sanguins,
- giảm nồng độ cholestérol taux cholestérol,
- bảo vệ những mạch máu vaisseaux sanguins khỏi bị vỡ,
- và ngăn chận sự hình thành những cục máu caillots trong máu sang.
▪ Sarrasin Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentum để phân biệt với những ngũ cốc thật sự bởi giá trị sinh học biologique cao của những chất đạm protéines, mà nó có một hàm lượng cao trong thành phần :
- acides aminés essentiels, nhất là lysine.
Do sự vắng mặt của chất gluten, sarrasin Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentum thích hợp với phương pháp ăn uống của những người mắc phải :
- những bệnh cœliaque.
“ cœliaque là một bệnh bệnh tự miễn đặc trưng bởi tình trạng không dung nạp gluten vĩnh viễn gây tổn thương các nhung mao ở ruột non, gây ra tình trạng kém hấp thu chất dinh dưỡng.
▪ Những trái nguyên của sarrasin Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentumgiàu chất xơ thực phẩm fibres, cung cấp một phần lớn bởi vỏ bao.
Bột từ hạt tồn trữ bảo quản có thể bị ôi thiu rancir do hàm lượng cao chất béo lipides.
Mặt khác, hạt sarrasin Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentum nổi tiếng là một trong những chất :
- gây ra allergènes quan trọng nhất.
Nó cũng chứa những hợp chất có thể gây ra :
- những kích ứng da irritations de la peau,
( như tên gọi fagopyrisme, trong thú y, là một sự ngộ độc intoxication bởi sự tiêu dùng Cây sarrasin (Fagopyrum vulgare) kèm theo một sự nhạy cảm với ánh sáng photosensibilisation.
đặc biệt ở những loài cừu moutons và những loài heo porcs, hiếm thấy hơn ở con người, khi tiêu thụ với một số lượng lớn và phơi mình dưới nắng.
Người ta củng quan sát những trường hợp fagopyrisme ở những người sau khi tiêu dùng mật ong miel của Cây sarrasin Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentum. (Prota, Céréales et légumes secs, 2006)
Bệnh nầy cũng có thể ảnh hưởng đến gia súc được nuôi với Cây sarrasin được ủ lên men nguyên chất.
Kinh nghiệm dân gian :
▪ Lá của sarrasin Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentum cũng được sử dụng theo truyền thống cho những bệnh :
- nghẹt thở étouffement,
- loét ulcère,
- cầm máu hémostase,
- để rửa những vết loét bain des plaies,
- để cải thiện những chức năng của thị giác vue và thính gíác ouïe,
- và đề giảm năng lượng énergie bất lợi.
▪ Cây cũng được sử dụng theo truyền thống để chữa trị :
- tăng huyết áp hypertension,
- bệnh tiểu đường diabète,
- viêm chung quanh răng péridontite
- và những chảy máu saignements của những nướu răng gencives.
▪ Trong Đông Phi Afrique de l’Est, người ta nhai những lá của sarrasin Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentum hoặc uống nước ép jus để làm :
- hạ sốt fièvre.
▪ Những cây non vẫn có thể được thu hoạch để làm nước ép jus, 3 tuần sau khi nẩy mầm.
Những lá nấu chín đựng trong một bình chứa bắng sắt Fe, được sử dụng cho :
- những bệnh nhân thiếu máu anémiques.
▪ Những lá nấu chín cũng được sử dụng để điều trị :
- táo bón constipation.
Nghiên cứu :
● Hiệu quả chống siêu vi khuẩn antimicrobiens:
Hoạt động kháng khuẩn antibactérienne của trích xuất vỏ sarrasin Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentum (4 nồng độ, đi từ 6,25 đến 100 mg / ml) đã đuợc nghiên cứu chống lại 3 loài vi khuẩn Gram-dương (Bacillus cereus, Staphylococcus aureus, Enterococcus faecalis) và 3 loài vi khuẩn Gram-âm (Salmonella choleraesuis , Escherichia colivà Proteus mirabillis).
Trích xuất vỏ của trái sarrasin Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentum thể hiện một hoạt động chống vi khuẩn antimicrobienne cao hơn chống lại những vi khuẩn bactéries Gram-dương so với những vi khuẩn Gram-âm.
Trích xuất của vỏ trái sarrasin Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentum với một nồng độ 50 mg / ml tạo ra một vùng ức chế :
- 13,3 ± 0,88 mm chống lại vi khuẩn Bacillus cereus,
- 13,3 ± 0,57 mm chống lại vi khuẩn Enterococcus faecalis,
- và 11,6 ± 0,88 mmchống lại vi khuẩn Staphylococcus aureus.
Có cùng nồng độ tương tự của trích xuất vỏ trái sarrasin hành động của những vùng ức chế yếu hơn chống lại những vi khuẩn bactéries Gram-âm.
Một peptide kháng nấm antifongique của một khối lượng phân tử khoảng 4 kDa đã được phân lập từ Cây sarrasin. Nó đã ức chế sự tăng trưởng những khuẩn ty mycélienne của nấm Fusarium oxysporum và nấm Mycosphaerella arachidicola với một CI50 35 và 40 microM, tương ứng. Hoạt động chống nấm của nó ổn định giữa 0 và 70 độ C, và giữa độ kiềm pH 1,0 / 2,0 đến 13.
Một peptide của một phân tử moléculaire khoảng 4 kDa đã đuợc phân lập từ Cây sarrasin. Nó đã ức chế phân hóa tố enzyme sao chép ngược transcriptase inverse của siêu vi khuẩn VIH-1 với một CI50 5,5 μM.
● Hiệu quả hóa sẹo của những vết thương cicatrisation des plaies:
Tính hiệu quả của thuốc mô mật ong pommade d'abeille mellifère và Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentum đã được đánh giá trong việc hỗ trợ của một vết thương loét da lớn ở một con thỏ đực.
Vết thương loét được bao phủ hoàn toàn bằng mật ong miel, sau đó bột nhuyển của hạt Cây sarrasin được thêm vào.
Chữa trị được chữa trị một lần mỗi ngày cho đến khi sự thượng bì hoá épithélisation hoàn toàn được diển ra.
Những kết quả cho thấy một sự tái hấp thu hoàn toàn dịch tiết viêm exsudat inflammatoire của vết thương loét plaie ở ngày thứ tu.
Tỷ lệ phần trăm của sự co thắt vết thương loét plaie cho thấy một nồng độ 5,55% ở ngày thứ 4, đạt đến 32,22 và 71,48% ở ngày thứ 7 và 11 và nó đạt đến 99,53% ở ngày thứ 26e.
Thời kỳ thượng bì hóa épithélisation ở ngày thứ 27 với một tỷ lệ lành vết thương trung bình 200 mm2 / ngày.
● Hiệu quả chống căn thẳng antistress:
Tiềm năng antistress của trích xuất Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentum (100 mg / kg) đâ được đánh giá với sự hỗ trợ của một thử nghiệm sức chịu đựng test d'endurance với sự bơi lội bắt buộc nage forcée.
Người ta thấy rằng những trích xuất gia tăng đáng kể (p <0,001) thời gian bơi lội ở chuột, họ cũng cho thấy một sự ức chế đáng kể (p <0,001) của đường máu glycémie, cholestérol, những đường mỡ triglycérides, cortisol huyết tương plasmatique và những mức độ BUN bởi so với nhóm căng thẳng stress kiểm chứng.
● Hiệu quả trên trí nhớ mémoire:
Những hiệu quả bảo vệ của trích xuất vỏ trái sarrasin Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentum đã được nghiên cứu chống lại những rối loạn gây ra sự suy yếu trí nhớ không gian mémoire spatiale (một phần của trí nhớ cá nhân trách nhiệm ghi nhân những thông tin liên quan đến môi trường không gian và định hướng khoảng không gian của cá nhân trong đó) bởi những chất độc hại toxiques và những tổn thương thần kinh của lésions des neurones của hippocampe ở chuột.
Sự suy yếu của trí nhớ không gian mémoire spatiale và sự giảm của trọng lượng hippocampe ( trung tâm ghi nhớ nằm bên trong thùy thái dương não người) đã được quan sát sau khi quản lý dùng triméthylétain (8 mg / kg pc, bởi đường uống ở chuột độ tuổi 6 tuần).
Một bổ sung kéo dài của trích xuất của vỏ trái sarrasin Cây Lúa mạch đen dường như đảo ngược những hiệu quả độc hại toxiques gây ra bởi chất triméthylétain và cũng đã cải thiện trí nhớ không gian mémoire spatiale của những chuột.
Những tác giả đã kết luận rằng sự bổ sung bằng trích xuất vỏ trái sarrasin Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentum vào những thực phẩm đã cải thiện trí nhớ không gian mémoire spatiale của những chuột và có những hiệu quả bảo vệ chống lại sự thoái hóa thần kinh neurodégénérescence của trung tâm trí nhớ hippocampe kèm theo một sự suy yếu của trí nhớ không gian mémoire spatiale.
● Hiệu quả bảo vệ đối với ánh sáng photoprotecteur:
Những đặc tính bảo vệ ánh sáng photoprotectrices của trích xuất đã được so sánh với những đặc tính của một chất hấp thu tia UV thương mại.
Những đặc tính bảo vệ ánh sáng photoprotectrices của trích xuất đã được khảo sát bởi sự ức chế của sự oxy hóa chất béo không bảo hòa peroxydation lipidique tính nhạy cảm với ánh sáng photosensibilisée của acide linolique.
Trích xuất ngăn chận hiệu quả hơn quá trình sự oxy hóa peroxy peroxydation gây ra bởi những tia cực tím UV của acide linolique so với bản thân chất rutine hoặc chất hấp thu tia cực tím UV thương mại.
Sự sử dụng của trích xuất thảo dược sarrasin Cây Lúa mạch đen có lợi hơn sự sử dụng chất rutine nguyên chất do bởi sự hiện diện của hợp chất phénoliques nhỏ trong trích xuất.
▪ Những nghiên cứu dược lý pharmacologiques cho thấy rằng Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentum có những hiệu quả :
- chống oxy hóa antioxydants,
- chống viêm anti-inflammatoires,
- tim mạch cardiovasculaires,
- hạ mỡ máu hypolipidémiques,
- chống nhiễm độc nhiem thể antigénotoxiques,
- chống bệnh tiểu đường antidiabétiques,
- bảo vể thận chống lại những tác động có hại reno-protecteurs,
- chống ung thư anticancéreux,
- chống vi khuẩn antimicrobiens,
- hóa sẹo lành vết thương cicatrisants,
- chống căn thẳng antistress,
- bảo vể sự suy giảm trí nhớ mémoire protégée,
- và hiệu quả bảo vệ ánh sáng photoprotecteurs.
● Hiệu quả chống gây độc nhiễm thể gen antigénotoxique:
Hiệu quả gây nhiễm độc nhiễm thể gen antigénotoxique của trích xuất méthanoliques Cây Lú mạch đen Fagopyrum esculentum và bột tartare Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentum, hiện diện chứa chất rutine tự nhiên và chất quercétine đã được đánh giá bởi báo cáo với những tổn thương AND gây ra bởi chất hydroperoxyde de tert-butyle trong dòng tế bào khối u gan hépatome người (HepG2).
Hàm lượng chất rutine và chất quercétine của những trích xuất bột Buckwheat (Fagopyrum esculentum), hay common buckwheat CB và bột tartare Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentum đã được xác định bởi sắc ký lỏng chromatographie liquide với hiệu suất cao trong giai đoạn đảo ngược phase inversée và hiệu quả chống gây độc nhiễm thể antigénotoxique của những trích xuất bột, chất rutine và quercétineđã được đánh giá bằng cách sử dụng xét nghiệm sao chổi teste comète là xét nghiệm điện di trên gei tế bào đơn, một kỷ thuật nhạy và không phức tạp để phát hiện tổn thương DNA ở cấp độ mỗi tế bào có nhân được bao bọc bên trong vỏ nhân eukaryote.
Chất rutine (100 μM) và quercétine (50 μM) làm giảm mức độ của những tổn thương ADN gây ra bởi hydroperoxyde tert-butyle là 51% và 67%, tương ứng.
Những trích xuất méthanoliques của Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentum và những trích xuất bột tartare Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentum cho thấy một khả năng chống oxy hóa antioxydante cao và một khả năng bảo vệ nhiễm thể gen génoprotectrice quan trọng.
Những trích xuất của Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentum chứa đến 0,1 μM chất rutine làm giảm những tổn thương nhiễm thể gen ADN gây ra bởi hydroperoxyde de tert-butyle cho 34%, và trích xuất bột tartare Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentum chứa đến 12,64 μM chất rutine và 2,86 μM chất quercétine làm giảm những tổn thương ADN gây ra bởi hydroperoxyde de tert-butyle 40% .
Hiệu quả xấu và rủi ro :
● Những nguy hiểm được biết.
Cây nầy gây ra một tính nhạy cảm với ánh sáng photosensibilité ở một số ngưới nhất định, chỉ có những hạt đã bốc vỏ décortiqué là được xem như là an toàn.
Cây lúa mạch đen Fagopyrum esculentum có thể là an toàn cho những người trưởng thành khi được quản lý dùng bởi đường miệng với một số lượng của thuốc.
Một số nhất định phản ứng phụ, bao gồm một nguy cơ xảy ra gia tăng phỏng nắng coup de soleil.
● Ngăn ngừa đặc biệt và cảnh báo :
▪ Một số nhất định sự thận trọng phải được thực hiện trong sự sử dụng của dược thảo nầy bởi vì là nó gây ra một viêm da dermatite nhạy cảm với ánh sáng.
▪ Mang thai Grossesse và cho con bú allaitement:
Không đủ những thông tin đáng tin cậy trên sự an toàn của việc sử dụng Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentum nếu một người phụ nữ mang thai enceinte hoặc cho con bú allaitez. Để sang một bên và tránh sử dụng.
▪ Dị ứng allergie với sarrasin:
Một số người nhất định tiếp xúc với Cây sarrasin ở công việc làm phát triển dị ứng allergie với sarrasin Cây Lúa mạch đen. Những người khác cũng có thể bị dị ứng allergiques với sarrasin Cây Lúa mạch đen.
Sự tái tiếp xúc với sarrasin Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentum có thể dẫn đến những phản ứng dị ứng allergiques nghiêm trọng, bao gồm những nổi chẩn phát ban ở da éruptions cutanées; chảy nước mũi nez qui coule; suyễn asthme; và tụt hạ huyết áp động mạch chute de la pression artérielle tiềm năng gây ra tử vong, ngứa démangeaisons, sưng gonflement và những khó thở difficultés respiratoires (sốc phản vệ choc anaphylactique).
▪ Bệnh cœliaque hoặc nhạy cảm với gluten:
Một số nhất định những nhà khoa học nnghĩ rằng việc đưa Cây sarrasin vào trong phương pháp ăn uống không gluten sẽ có thể không được an toàn.
“ cœliaque là một bệnh bệnh tự miễn đặc trưng bởi tình trạng không dung nạp gluten vĩnh viễn gây tổn thương các nhung mao ở ruột non, gây ra tình trạng kém hấp thu chất dinh dưỡng.
Tuy nhiên, Cây sarrasinđược xem như là một thực phẩm có thể chấp nhận bởi Tổ chức bệnh cœliaque Fondation de la maladie cœliaque và Nhóm không dung nạp gluten Gluten Intolérance Group.
Những người mắc phải bệnh cœliaque hoặc nhạy cảm với gluten có thể ăn sarrasin Cây Lúa mạch đen một cách an toàn
▪ Dị ứng với gạo Allergie au riz:
Một số người dị ứng allergiques với lúa gạo cũng có thể trở nên dị ứng allergiques với Cây sarrasin.
▪ Bệnh tiểu đướng Diabète:
Cây sarrasin có thể làm giảm đường máu glycémie. Người ta lo ngại rằng nó có thể can thiệp vào việc kiểm soát đường máu glycémie ở những người mắc phải bệnh tiểu đường diabète.
Liều thuốc chống bệnh tiểu đường diabète phải có thể được sửa đổi.
▪ Phẩu thuật Chirurgie:
Sarrasin Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentum có thể làm giảm đường máu glycémie. Người ta lo ngại rằng nó cản trở việc kiểm soát đường máu glycémie trong và sau khi phẫu thuật chirurgie.
Ngưng sử dụng một số lượng lớn Cây sarrasin ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.
Ứng dụng :
● Sử dụng khác :
▪ Thuốc nhuộm teinture, phân xanh Engrais vert, cải tạo đất récupération des sols
Loại phân xanh tự nhiên rất tốt, nó cho phép cải tạo của những đất và phần bên dưới đất suy thoái.
▪ Một phẩm nhuộm màu xanh dương thu được từ những thân. Một phẩm nhuộm màu nâu thu được từ những hoa.
▪ Thức ăn gia súc và thực phẩm chăn nuôi.
Sarrasin Cây Lúa mạch đen luôn được sử dụng như thực phẩm chăn nuôi, những con heo và những loài dà (Myers và Meinke, 1994). Dùng làm phân xanh tự nhiên và cây che phủ.
▪ Sarrasin Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentum mọc trong khoảng thời gian ngắn nhất của tất cả những cây trồng che phủ (Bjorkman và Shail, 2010), ra hoa trong 3 đến 6 tuần và trưởng thành chín hoàn toàn trong vòng 11 đến 12 tuần (Bjorkman và al., 2008).
▪ Thuốc diệt cỏ dại.
Bởi vì Cây sarrasin mọc nhanh chóng, nó là rất tốt để ngăn chận những cỏ dại, và nó được sử dụng cho mục đích nầy trong Bắc Mỹ Amérique du Nord từ nhiều thế kỷ.
▪ Hạt của sarrasin Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentumcũng dùng cho thực phẩm động vật đặc biệt cho những gà và những heo, và trfong một số vùng như như miền nam Châu Phi Afrique australe, sarrasin Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentum đuợc xem như một cây thực phẩm gia súc fourragère hơn là thực phẩm. Đôi khi nó được dùng để ủ chua ensilage, nhưng nó phải phải pha trộn với những thực phẩm gia súc khác.
Những vỏ bao của những trái dùng làm rơm rác thức ăn gia súc litière rải trong những chuồng gà poulaillers, hoặc dùng làm nguyên liệu độn bên trong cho những gối nằm, nguyên liệu đốt hoặc phân trộn.
▪ Sarrasin Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentum cũng được trồng như một phân xanh engrais vert và như một thực vật dùng bao phủ, trong Ouganda chẳng hạn.
▪ Cây trồng che phủ :
Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentum cũng có thể đuợc trồng như một loài thực vật cho phủ để ngăn nngừa sự xói mòn, cải thiện tính ổn định của những phần tử kết hợp của đất, phục hồi những thành phần dinh dưởng như là phosphore P và calcium Ca và nguyên tgố khoáng phosphate tự nhiên (Clark, 2007; Bjorkman và Shail, 2010).
● Thực phẩm cho động vật:
▪ Hạt .
Hạt của Cây sarrasin (hạt và thức ăn gia súc) có thể được sử dụng làm thức ăn cho động vật.
Những hạt của sarrasin Cây Lúa mạch đen thể hiện một phẩm chất chất đạm rất tốt với một tỷ lệ của lysine cao hnơn so với những ngủ cốc céréales.
Tuy nhiên, giá trị năng lượng của nó thấp hơn so với lúa mạch orge. Xem xét những đặc điểm nầy, phương cách tốt nhất sẽ được sử dụng bằng cách pha trộn với những ngủ cốc thông thường.
Những lá rụn khô fanes (hoặc rơm rạ ) của sarrasins Cây Lúa mạch đen là tiêu hóa kém và ít được đánh giá cao cho những loài động vật nhai lại ruminants.
Thực phẩm và biến chế :
Bộ phận ăn được : Lá, hạt.
Sự sử dụng ăn được : Rutine
▪ Giàu chất đạm protéine, hạt chứa tất cả những acides aminés thiết yếu; ngoài ra chúng có nhiều tính chất để dùng làm thực phẩm.
Đây là một hạt có thành phần dinh dưởng ca, hơn nữa chúng còn giàu chất xơ thực phẩm và thành phần chống oxy hóa antioxydants.
Lá - sống hoặc nấu chín như rau dền tây épinards.
▪ Không phải là nguyên liệu sống tốt nhất, chúng cải thiện phần nàu khi nấu chín. Những lá giàu chất rutine và do đó là một thành phần bổ sung rất lành mạnh cho phương pháp ăn uống.
▪ Hạt – dùng sống hoặc nấu chín. Một hương vị của hạt phỉ tử noisette, mặc dù nó kết cấu hơi sần sùi granuleuse.
▪ Hạt có thể được ngâm trong một đêm trong nước ấm sau đó nẩy mầm trong vài ngày và được thêm vào trong món ăn salades.
▪ Nó cũng có thể được nghiền nát thành bột và được sử dụng như ngũ cốc céréale trong khi nó có thể được chế biến thành bánh crêpes, mì nouilles, bánh mì pains, v…v…hoặc được sử dụng như tác nhân làm đặc trong súp soupes, v…v….
▪ Giàu sinh tố vitamine B6.
▪ Một loại bia bière tuyệt với có thể được ủ từ những hạt.
▪ Hạt sarrasin Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentum được chế biến như gạo riz, hoặc người ta làm thành một bột sử dụng để tạo ra những mì ( mì ống, mì sợi ….) nouilles, những bánh kếp crêpes, những món cháo bouillies, những bánh ngọt gâteaux và những bánh quy biscuits. Đây là một thành phần của những ngũ cốc để ăn điểm tâm.
▪ Những hạt được bốc vỏ décortiquées được gọi là gruau (“groats”).
Thông thường, hạt sarrasin Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentum được nghiền nát hoặc xay thô để tạo ra bột ngũ cốc xay hết cám gruau nghiền nhuyễn. Nhiều người tiêu thụ đã ưa chuộng bột thô có màu nâu nầy, do chúng có chứa hàm lượng đặc biệt cám cao.
Ngày nay, một hàm lượng cao chất xơ thực phẩm fibres được xem như mpột đặc tính thuận lợi, và sarrasin Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentum đã trở nên quan trọng như một thưc phẩm ăn kiêng aliment diététique.
▪ sarrasin Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentum có một hương vị đặc biệt, được những người tiêu thụ tìm kiếm hoặc từ bỏ.
Khi người ta rây sàng lọc để thu được một bột trắng của Cây sarrasin, tỷ lệ trích xuất tương đối thấp (60–70%), và những dư lượng sẽ dùng làm thức ăn cho động vật.
Mặc đầu rằng, bột nguyên chất của Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentum được sử dụng để làm bánh mì, nó vẫn còn, sự vắng mặt của chất gluten sẽ ngăn chận bột nhão dậy men pâte de lever.
Pha trộn với bột mì farine de blé, lúa mạch orge hoặc lúa mạch đen seigle, nó được đánh giá cao bởi vì nó cải thiện hương vị và giá trị dinh dưởng của bánh mì pain và những sản phẩm thực phẩm khác. Người ta có thể thêm vào cho đến 30% bột sarrasin Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentum trong bột nhão với cơ bản bột mì blé để làm bánh mì pain.
Trong Himalaya, sarrasin Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentum được sử dụng để làm thức uống có alcool boissons alcoolisées.
▪ Sarrasin Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentum được tiêu thụ bởi con người và động vật dưới những hình thức khác nhau tương ứng với những loại sản xuất khác nhau như : bnột, hạt nguyên, chồi mầm, chồi và mật ong miel.
Mật ong là một sản phẩm phụ chính của việc canh tác sarrasin Cây Lúa mạch đen Fagopyrum esculentum với một màu sậm và hương vị đậm đà. Nó được sử dụng để làm ngọt những thực phẩm, chủ yếu những bánh ngọt pâtisseries.
Một ha sarrasin sản xuất trung bình 125 kg mật ong và những cây trồng tốt nhất có thể sản xuất từ 150 đến 300 kg / ha.
Những chồi non có thể được tiêu thụ trong salade 2 ngày sau khi sxự nẩy mầm và những cây non có thể được tiêu thụ 10 ngày sau đó.
Nguyễn thanh Vân
[size=undefined][size=undefined][size=undefined]
[/size]
Posted by Thanh Van Nguyen at 15:19 Aucun commentaire:
Envoyer par e-mailBlogThis!Partager sur TwitterPartager sur FacebookPartager sur Pinterest[/size][/size]
[size=undefined][size=undefined]http://duocthaothucdung.blogspot.com/search?updated-max=2021-12-20T05:53:00-08:00&max-results=7&start=4&by-date=false&m=1[/size][/size]
[size=undefined][size=undefined].[/size][/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,737
Threads: 407
Likes Received: 1,149 in 906 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Hôm nay mình Google thì tình cờ gập lại blog của bác nầy, lụi khụi củng gần 10 năm rồi, giờ bác viết nhiều hơn xưa ...tràn van đại hải ..
Anh chi em nên ghé blog của bác tìm hiểu thêm về cây thuốc
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,737
Threads: 407
Likes Received: 1,149 in 906 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Lá ổi giúp tóc đen lại
.
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,737
Threads: 407
Likes Received: 1,149 in 906 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Trang chủ / Y học cổ truyền / Dược liệu
Ngân hạnh: Vị thuốc quý có nhiều công dụng
Tác giả: Bác sĩ NGUYỄN TRẦN ANH THƯChuyên khoa: Y học cổ truyềnCập nhật: 25 Th8, 2020
Ngân hạnh còn có tên gọi khác là cây Bạch, Bạch quả. Đây là một loại cây sử dụng được cả quả và lá làm dược liệu. Người ta thường biết tới Ngân hạnh như một loại thuốc có tác dụng trị thiểu năng tuần hoàn não và bệnh tuần hoàn ngoại biên. Tuy nhiên, theo y học cổ truyền, hạt của Ngân hạnh – Bạch quả còn có tác dụng chữa ho suyễn. Để tìm hiểu về công dụng, cách dùng và những điều cần biết về Ngân hạnh, mời đọc trong bài viết sau.
Nội dung bài viết
[size=undefined]
1. Mô tả
Ngân hạnh còn có tên gọi khác là cây Bạch, Bạch quả, Công tôn thụ. Tên tiếng Anh là Maiden hair tree. Tên khoa học của Ngân hạnh là Ginkgo biloba L., thuộc họ Bạch quả (Ginkgoaceae).
1.1. Cây Ngân hạnh
Cây to, cao 20 – 30 m, tán lá sum suê. Thân hình trụ, phân thành cành dài, gần như mọc vòng. Trên cành có những cành nhánh ngắn, mang lá có cuống dài.
Cây Ngân hạnh
Lá mọc so le, thường tụ ở một mấu. Phiến lá hình quạt, gốc thuôn nhọn. Mép lá phía trên tròn, nhẵn, lõm giữa chia phiến lá thành hai thùy rộng. Gân lá rất sít nhau, tỏa từ gốc lá thành hình quạt, phân nhánh theo hướng rẽ đôi. Cuống lá dài hơn phiến.
Lá cây Ngân hạnh
Ngân hạnh là cây đơn tính khác gốc, có cây chỉ có hoa đực, có cây chỉ có hoa cái. Hoa cái thụ phấn từ hoa đực để kết quả.
Quả Ngân hạnh – Bạch quả
Quả hạch, hình trứng, kích thước bằng quả mận, thịt màu vàng, có mùi bơ khét rất khó chịu.
1.2. Bộ phận dùng
Bộ phận dùng của Ngân hạnh là lá phơi hay sấy khô và nhân hạt.
Hạt hình trứng, chắc, vỏ cứng, một đầu hơi nhọn, dài 1,5 – 2,5 cm, rộng 1 – 2 cm, dầy 1 cm. Vỏ ngoài cứng nhẵn, màu vàng nhạt hay xám nhạt, có 2 đến 3 đường gân chạy dài nổi lên rõ rệt. Vỏ hạt có 3 lớp, lớp ngoài cứng, hai lớp trong mềm, mỏng. Hạt có một nhân hình bầu dục, một đầu có màng mỏng màu nâu nhạt, mặt ngoài nhân vàng hay vàng sẫm, mặt trong màu trắng có bột, giữa rỗng có một tâm nhỏ. Nhân không có mùi, vị ngọt, hơi đắng.
Hạt Ngân hạnh – Bạch quả
2. Thu hái và chế biến
Lá Ngân hạnh được thu hái quanh năm. Đem về rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.
Quả được thu hoạch vào mùa thu. Hái quả chín, bỏ hết chất thịt và vỏ ngoài, rửa sạch, hấp hoặc luộc qua, phơi hoặc sấy khô. Bỏ tạp chất và vỏ cứng của hạt, lấy nhân, khi dùng giã nát.
3. Thành phần hoá học
Hai nhóm hợp chất có hoạt tính dược lý chính có trong chiết xuất lá Ngân hạnh là flavonoid và terpenoid.
[/size]
[size=undefined]Flavonoid là một nhóm các chất có trọng lượng phân tử thấp phổ biến rộng rãi trong giới thực vật. Flavonoid có trong chiết xuất lá Bạch quả là flavon, flavonols, tannin, biflavone, và glycoside liên quan của quercitin và kaempferol. Hàm lượng flavonoid trong lá Bạch quả được biết là khác nhau giữa các mùa. Lượng lớn hơn được tìm thấy vào mùa thu so với mùa xuân.
Hai loại terpenoit có trong Ngân hạnh dưới dạng lacton (lipid không thể xà phòng hóa được ở dạng este mạch vòng): ginkgolides và bilobalide. Ginkgolides là diterpenes với 5 loại A, B, C, J và M. Trong đó, các loại A, B và C chiếm khoảng 3,1% trong tổng số chiết xuất lá Ngân hạnh. Bilobalide, một sesquiterpene trilactone, chiếm 2,9% còn lại trong tổng số chiết xuất lá Ngân hạnh tiêu chuẩn hóa.
Không có nghiên cứu đầy đủ xác định liều lượng chiết xuất Ngân hạnh cần thiết để đạt được hiệu quả có lợi, mặc dù liều lượng khuyến cáo của chiết xuất tiêu chuẩn hóa, là 40 đến 60 mg, 3 đến 4 lần mỗi ngày dựa trên các thử nghiệm lâm sàng. Đối với những bệnh mãn tính, ủy ban của Đức khuyến nghị nên dùng tối thiểu 8 tuần để quan sát các tác dụng có lợi của chiết xuất lá Ngân hạnh.
4. Tác dụng dược lý
4.1. Tác dụng chống oxy hóa
Nguyên tắc cơ bản đằng sau hoạt động điều trị của chiết xuất lá Ngân hạnh đối với các bệnh mãn tính (như bệnh thoái hóa thần kinh, bệnh tim mạch và ung thư) là tập trung vào các đặc tính chống oxy hóa của nó. Hai cơ chế hoạt động được đề xuất là (1) trực tiếp loại bỏ các gốc tự do và (2) gián tiếp ức chế sự hình thành các gốc tự do.
Các thành phần chính liên quan đến tất cả các tác động này là flavonoid (quercitin và kaempferol) và terpenoid (ginkgolides và bilobalide). Trong đó, mỗi loại đóng góp đặc tính chống oxy hóa khác nhau. Các flavonoid được biết là phát huy tác dụng của chúng thông qua việc ức chế enzym cyclooxygenase‐2, là một phần của quá trình tổng hợp prostaglandin. Sự ức chế của nó được biết là làm giảm quá trình sinh ung thư ruột kết. Bilobalide làm tăng hoạt động của các enzym chống oxy hóa (SOD và catalase) và cải thiện khả năng tồn tại của tế bào.
4.2. Phòng ngừa các bệnh thoái hóa thần kinh
Aβ là một polypeptide có từ 39 đến 43 gốc axit amin và là thành phần chính của các mảng già và lắng đọng amyloid mạch máu trong não của bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer. Chiết xuất lá Nhân hạnh được biết là có khả năng ức chế sự hình thành Aβ từ protein tiền thân β-amyloid (APP), một quá trình quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của bệnh Alzheimer.
Ngoài ra, chiết xuất lá Ngân hạnh làm giảm quá trình chết rụng tế bào thần kinh. Đây được coi là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh thoái hóa thần kinh và do đó giúp làm giảm bệnh Alzheimer. Lá Ngân hạnh cũng đã được báo cáo là cải thiện lưu lượng máu não bằng cách kích thích tiết norepinephrine và tăng tuổi thọ trong một nghiên cứu trên chuột.
4.3. Tác dụng bảo vệ tim mạch
Thiếu máu cục bộ, suy giảm tuần hoàn máu, là tình trạng cơ bản thường gặp của các bệnh tim mạch và mạch máu não. Tác dụng bảo vệ tim mạch của chiết xuất lá Ngân hạnh thông qua hoạt động chống oxy hóa, chống kết tập tiểu cầu và tăng lưu lượng máu thông qua giải phóng oxit nitric và prostaglandin.
4.4. Tác dụng chống ung thư
Ung thư là một bệnh đặc trưng bởi sự phân chia không kiểm soát của các tế bào và khả năng chúng này xâm lấn các mô khác. Căn bệnh này có nguồn gốc yếu tố liên quan đến những thay đổi trong biểu hiện gen và sự sai lệch trong đường truyền tín hiệu tế bào. Chiết xuất lá Ngân hạnh được biết là có tác dụng ngăn ngừa hóa học ở những mức độ khác nhau với các đặc tính chống oxy hóa, kháng sinh và biểu hiện gen ảnh hưởng.
Khả năng chống oxy hóa của chiết xuất lá Ngân hạnh góp phần cải thiện khả năng chịu đựng của tế bào đối với stress oxy hóa, cũng như giảm sự hình thành mạch, là sự hình thành mạch máu cần thiết cho sự di căn của khối u.
Nito oxit (NO) liên quan đến sự tiến triển của bệnh ung thư dường như cũng được phân giải thông qua các terpenoit của chiết xuất lá Ngân hạnh bằng cách thay đổi sự biểu hiện của các enzym tổng hợp NO. Ngoài ra, chiết xuất lá Ngân hạnh được biết là có ảnh hưởng đến sự biểu hiện của các gen liên quan đến tăng sinh tế bào, biệt hóa tế bào và quá trình chết rụng ở mức mRNA trong các mô hình ung thư vú và bàng quang, do đó cung cấp tác dụng chống ung thư.
4.5. Ảnh hưởng đến sự căng thẳng, tâm trạng và trí nhớ
Căng thẳng liên quan đến sự gia tăng nồng độ glucocorticoid và rối loạn chức năng trí nhớ sau đó, tăng lo lắng, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn đường tiêu hóa, nhồi máu cơ tim, hoặc các ảnh hưởng như tăng cảnh giác. Vì tâm trạng và cảm xúc có liên quan đến căng thẳng, tác dụng giảm bớt của chiết xuất lá Ngân hạnh có thể giúp cải thiện tâm trạng, do đó dẫn đến hoạt động chống trầm cảm. Tác dụng tăng cường trí nhớ của chiết xuất lá Ngân hạnh là nhờ thông qua việc ngăn ngừa thoái hóa tế bào thần kinh.
5. Công dụng và liều dùng
5.1. Công dụng
Theo tài liệu cổ, Ngân hạnh tính ấm, vị ngọt, hơi đắng. Quả Ngân hạnh ăn chín thì làm ấm mà bổ phổi, tiêu được đờm, trừ được hen, dẹp được ho, khỏi được chứng khí hư, ra huyết trắng ở phụ nữ. Quả Ngân hạnh ăn sống trừ được đờm, tỉnh được say rượu, tiêu dược độc, sát được trùng. Nhưng không nên ăn nhiều vì tính quá mạnh nên hay sinh chứng đẩy tức khó chịu.
Trong y học dân gian, Ngân hạnh được dùng để trị giun, thúc sinh, điều trị viêm phế quản, viêm mũi mạn tính, cước ở chân tay do lạnh, viêm khớp và phù.
5.2. Liều dùng
Nhân quả Ngân hạnh ngày dùng 10 – 20 g, bóc bỏ vỏ, dùng dưới dạng sắc hay nướng chín, tán bột.
Thịt quả có độc, không ăn sống được. Phải ép bỏ dầu, để lâu trên một năm mới dùng. Ngày dùng 3 – 4 quả. Dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác.
6. Bài thuốc kinh nghiệm dân gian
6.1. Chữa cảm lạnh
Cảm lạnh, ho có đờm, có khi thở suyễn, cổ có tiếng khò khè.
Dùng quả Ngân hạnh 7 trái nướng chín, cùng với lá Ngải cứu. Dùng lá Ngải là như cái tổ, rồi mỗi quả cho vào một tổ lá Ngải. Sau đó, bọc giấy ướt xung quanh rồi đem nướng cho thơm. Khi dùng bỏ hết giấy, bỏ hết lá Ngải, chỉ ăn nguyên quả, ngày 3 – 4 quả như vậy (Trích trong Bí uẩn phương).
6.2. Trị hen suyễn
Bạch quả định suyễn thang bao gồm:[/size]
- Quả Ngân hạnh 21 quả sao vàng.
- Ma hoàng 12 g.
- Tô tử 8 g.
- Khoản đông hoa.
- Chế bán hạ.
- Tang bạch bì đều dùng mật sao các vị đều 8 g.
- Hạnh nhân bỏ vỏ và đầu nhọn.
- Hoàng cầm sao qua, đều 6 g.
- Cam thảo 4 g.
- Nước 600 ml: Sắc ba lần, gạn lấy nước, chia uống trong ngày (Nhiếp Sinh Phương).
[size=undefined]
6.3. Tiểu tiện nhiều
Chữa đi tiểu tiện quá nhiều, tiểu tiện trắng đục.
Ngân hạnh 10 quả, 5 để sống, 5 để chín. Gom cả hai thứ vào mà ăn trong ngày.
Tóm lại, Ngân hạnh là một loại dược liệu quý. Trong y học cổ truyền, nó có tác dụng bổ phổi, trị ho suyễn. Trong y học hiện đại lại được dùng với tác dụng chống oxy hoá, chống bệnh thoái hoá thần kinh, bảo vệ tim mạch, chống ung thư. Những thông tin trong bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, nếu muốn sử dụng thuốc, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.
Hy vọng bạn đọc đã có những kiến thức bổ ích về vị thuốc Ngân hạnh. Chúc bạn luôn vui, khoẻ và sáng suốt!
Bác sĩ Nguyễn Trần Anh Thư[/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,737
Threads: 407
Likes Received: 1,149 in 906 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
...
http://duocthaothucdung.blogspot.com/2020/05/go-tien-burning-bush.html?m=1
...Gỗ tiển Ấn - Burning Bush
Burning Bush - Eastern wahoo
Gỗ tiển Ấn
Euonymus atropurpureus - Jacq.
Celastraceae
Đại cương :
▪ Danh pháp đồng nghĩa.
Euonymus caroliniensis Marshall.
Euonymus latifolius Marshall.
Euonymus tristis Salisb.
▪ Tên thông thường.
Tính đa dạng của Wahoo Cây Gỗ tiển Ấn Euonymus atropurpureus), phổ biến trong những bang của Hoa Kỳ États-Unis, được biết dưới tên :
- Wahoo,
- Burning Bush,
- wahoo oriental,
- fusain
- Buisson ardent
- hoặc Indian Arrowwood.
Tên Việt Nam:
- Gỗ tiễn ấn.
Tên: Wahoo là một tên của những người dân bản địa Mỹ amérindien. Nó được đặt tên ở miền đông « oriental» để phân biệt những loài ở miền Tây «occidentale»,
◦ Euonymus occidentalis, được tìm thấy trên bờ biển phía tây côte ouest, một loài có 5 cánh hoa và đài hoa và nang capsules không có màu đỏ tươi.
◦ Giống Euonymus có nguồn gốc tử cổ ngữ Hy lạp “euonymon dendron”, được tiếng latin hóa thành euonymus có nghĩa kỳ lạ «tốt» khi được áp dụng cho giống nầy.
◦ Loài atropurpureus, có nghĩa là «tím sẫm violet foncé» do màu sắc của những hoa .
«Jacq.» tên tác giả viết tắt cho người tìm ra và đặt tên phân loại cho loài cây nầy. Nhà phân loại Nikolaus Joseph von Jacquin (1727-1817), là nhà thực vật học người Hà lan Néerlandais người đã trở thành một Giáo sư thực vật botanique và hóa học chimie ở Université de Vienne nơi đây ông cũng là giám đốc của Vườn thực vật jardins botaniques.
▪ Lịch sử.
Có 2 loài của giống Euonymus được sử dụng trong y học : Cây Euonymus atropurpureus và Euonymus americanus, cả hai đều được áp dụng cùng thuật ngữ Wahoo với một phương cách không phân biệt.
Vỏ rễ là bộ phận dùng làm dược liệu. Nó có một hương vị đắng và có một ít khó chịu.
Trích suất nước hoặc alcool là những đặc tính hiệu năng của nó.
▪ Sự phân phối và môi trường sống.
Loài nầy được tìm thấy chủ yếu trong miền Trung tây Midwest của những tiểu bang Hoa Kỳ États-Unis, nhưng phạm vi phạm vi phân phối của chúng trải rộng từ miền nam Ontario đến miền Bắc Floride và Texas.
Nó mọc ở những đồng cỏ nthấp, những sườn dốc, rừng cây mở, bờ suối và thảo nguyên, trong những nơi đất ẩm, đặc biệt những bụi cây, những thung lủng và những bìa rừng.
[size=undefined][size=undefined]
[/size][/size]
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực vật :
Eastern Wahoo Cây Gỗ tiển Ấn Euonymus atropurpureus là một cây bụi, lá rụng ít phân nhánh có thể đạt đến 8 m, nhưng thường đạt khoảng 2 m, với những thân đường kính khoảng 10 cm trong những điều kiện thích hợp tốt.
Vỏ màu xám, nâu xanh lục nhạt đến màu nâu đỏ nhạt, trơn và hơi có những vết nứt của những rãnh dọc hơi nông trên những thân cây dầy hơn.
Những nhánh màu nâu tím sẫm, mảnh, đôi khi có 4 góc hoặc hơi có cánh.
Lá, mọc đối, thuôn dài hoặc hình ellip, 8,5 - 11,3 cm dài và 3,2 - 5,5 cm rộng và nhọn ở chóp, thon ở đáy cuống lá và bìa phiến lá có răng cưa, màu xanh lục ở mặt trên, nhạt hơn ở mặt dưới và thường với những lông mịn ở mặt dưới, trở nên màu đỏ tươi vào mùa thu.
Phát hoa, được cấu tạo bởi những chùm nhỏ phân nhánh với những cuống mọc đối, thon, chắc từ 2,54 đến 6,35 cm dài, mỗi cuống hình thành một tán nhỏ cymes từ 5 đến 15 hoa mọc từ nách của những lá.
Hoa, những hoa lưỡng phái, rất nhỏ, kích thước từ 10–12 mm đường kính, nở ra vào cuối mùa xuân, gồm có :
- vành hoa khoảng 21 vòng đường kính, phẳng, được chèn vào ở bìa bên ngoài của đĩa tuyến mật.
- đài hoa, 4 đài hoa nhỏ, nhỏ rất nhiều so với những cánh hoa nhưng hình dạng tương tự với những cánh hoa và được bố trí giữa những cánh hoa. Mặc dù, lúc ban đầu màu xanh lá cây, nó cùng màu với những cánh hoa khi hoa trưởng thành.
- cánh hoa, 4, màu nâu tím đậm, có những đầu tù và đáy cắt ngang.
- tiểu nhụy, 4 tiểu nhụy cắt ngắn với những chỉ màu vàng nhạt ngắn và những bao phấn màu trắng nhạt hơn.
- bầu noãn, ở trung tâm được bao bởi một đĩa mật nectaire với một vòi nhụy màu nhạt và đầu tròn.
Trái, là một nang nhẵn trơn với 4 buồng màu đỏ nhạt đến màu hồng, đến 17 mm đường kính, mỗi buồng chứa chỉ 1 hạt, màu cam với 1 tử y arille màu đỏ nạt thịt.
Do hình dạng và màu sắc của trái, nó được gọi là Hearts Bursting với Love.
Trái, là độc hại toxique cho con người, nhưng nó ăn được bởi nhiều loài chim oiseaux, chúng phát tán những hạt trong phân của chúng.
Hạt, những hoa thụ trưởng thành chín trong một nang lớn màu đỏ và nhẵn từ 3 đến 4 buồng, khoảng 1,27 cm rộng, phân cắt để cho ra những hạt màu đỏ đậm 5–7 × 4–5 mm.
Những hạt được xem như độc hại toxiques cho những động vật và ở con người, nó là thuốc làm nôn mữa émétiques mạnh và tẩy xỗ purgatives.
[size=undefined][size=undefined]
[/size][/size]
Bộ phận sử dụng :
Vỏ Wahoo Cây Gỗ tiển Ấn Euonymus atropurpureus, Wahoo như người ta gọi trong thương mại, là loại vỏ rễ được sấy khô.
Bộ phận sử dụng Cây Gỗ tiển Ấn Euonymus atropurpureus :
- Vỏ rễ.
Vỏ rễ Wahoo Cây Gỗ tiển Ấn Euonymus atropurpureus là chánh thức gọi tên thuốc, nhưng vỏ thân cũng được thu hoạch và được sử dụng như thuốc thay thế.
Vỏ rễ, một khi sấy khô, là một mảnh cay nồng và cong, từ 0,21 đến 0,42 cm độ dầy, màu xám tro, với những rãnh cạn hoặc vết màu nâu nhạt, mặt ngoài trắng nhạt hoặc hơi nhợt nhạt và khá mịn.
Mảnh gẫy vỡ vụn, trơn láng, màu trắng nhạt, lớp bên trong xuất hiện những tiếp tuyến nổi bật lên tangentiellement striée. Hương vị dịu ngọt, đắng và chát. Nó hơi có một mùi đặc trưng, giống như cam thảo réglisse.
▪ Vỏ thân dạng lông chim dài hơn, với một bề mặt bên ngoài láng trơn, với những địa y lichens thường hiện diện trên nó, và một lớp màu xanh lục nhạt dưới lớp biểu bì épiderme.
▪ Những Vỏ có hương vị ngọt, được thu hoạch vào mùa thu và có thể sấy khô bảo quản để sử dụng về sau.
[size=undefined][size=undefined]
[/size][/size]
Thành phần hóa học và dược chất :
Người ta biết rất ít trên những thành phần hóa học của vỏ Wahoo Cây Gỗ tiển Ấn Euonymus atropurpureus.
Thành phần chánh của nó là một nguyên chất gần như không màu, một loại nhựa đắng mảnh liệt, một chất nhựa résine gọi là Euonymin.
cũng có những chất như :
- acide euonique,
- glucoside cristallin,
- asparagine,
- những chất nhựa résines,
- những chất béo graisses,
- dulcitol ,
- và 14% của những tro cendres.
và những thành phần :
- glycosides cardénolide (đặc biệt euatroside),
- số lượng nhỏ digitaloïdes,
- alcaloïdes (bao gồm asparagine và atropurpurine),
- phytostérols (euonystérol, homoeuonystérol, atropurpurol),
- citrullol,
- đường sucres,
- acides béo gras,
- tanin,
- dầu dễ bay hơi huile volatile
▪ Vỏ của Wahoo Cây Gỗ tiển Ấn Euonymus atropurpureus chứa :
- những cardénolides (glycosides cardiaques) tương tự như digitoxine,
- asparagine,
- những stérols,
- và những chất chát tanins.
▪ Cardénolides với cơ bản alcaloïdes de digitoxigénine như là :
- những stérols asparagine,
- và atropurpurine;
- euonystérol,
- atropurpurol,
- homoeuonystérol
◦ Charles A. Santos đã tìm thấy trong nước chưng cất của vỏ Wahoo Cây Gỗ tiển Ấn Euonymus atropurpureus,:
- một dầu dễ bay hơi huile volatile (Amer. Jour. Pharm., 1848, p. 83).
◦ Clothier, vào năm 1861, đã phát hiện :
- tinh bột amidon,
- đường glucose,
- và pectine.
◦ Những năm sau đó, M. Wm. T. Wenzell (Amer. Jour. Pharm., 1862, p. 385), đã tìm thấy :
- một nguyên chất đắng không thể kết tinh non cristallisable,
- chất euonymin (không nhầm lẫn với nồng độ chiếc trung éclectique trước đây của tên nầy),
- chất asparagine, có thể kết tinh được cristallisable và không kết tinh được non cristallisable.
- những chất résines,
- dầu cố định huile fixe,
- những acides malique,
- citrique,
- và tartrique,
- acide euonique đặc biệt,
- và những muối vô cơ sels inorganiques.
▪ Tên euonymin đã gắn liền cho lần đầu tiên trên trích xuất rắn dưới dạng bột sấy khô vào khoảng 50 năm, và được bao gồm những chất résinoïdes hoặc nồng độ éclectiques.
◦ Euonymin, thu được từ Wahoo Cây Gỗ tiển Ấn Euonymus atropurpureus bởi Giáo sư Meyer và Dr Romin, Dorpat, bởi một quá trình một công việc lâu dài (Pharm. Centralh., 1885, p. 220), là :
- một glucoside cristallin
tương ứng trong hoạt động sinh lý physiologique của nó gần với chất digitalin. Nó hơi hòa tan vào trong nước và trong éther và dễ dàng hòa tan trong alcool.
◦ Vào năm l884, H. Paschkis (Pharm. Centralh., P. 196), đã thu hút sự chú ý trên sự hiện diện của mannit như thành phần dường như thường xuyên của tất cả những loài Euonymus.
◦ Naylor và Chaplin (Nhà hoá học chimist và nhà bào chế thuốc druggist, 1889, p. 822), đã xác định một số chất ngọt sucrée nhất định mà người ta thu được không tốt từ Wahoo Cây Gỗ tiển Ấn Euonymus atropurpureus và tạm thời đặt tên : Atropurpurine
vài tháng trước đó nó như là dulcit (C6H14O6), một chất đồng phân isomère của mannit.
[size=undefined][size=undefined]
[/size][/size]
Đặc tính trị liệu :
▪ Trong những nhà thảo dược herboristerie hiện nay, nó được xem như là một phương thuốc cho :
- túi mật vésicule biliaire
với những đặc tính :
- nhuận trường laxatives,
- và lợi tiểu diurétiques.
▪ Vỏ thân và rễ Wahoo Cây Gỗ tiển Ấn Euonymus atropurpureus là :
- chất thay thế altérative,
- tác nhân tim mạch agent cardiaque,
- thuốc thanh lọc, loại bỏ những chất coi như ô uế cathartique,
- lợi mật cholagogue,
- lợi tiểu diurétique,
- long đờm expectorante,
- bệnh liên quan đến gan hépatique,
- nhuận trường laxative,
- thuốc kích thích stimulante
- và là một thuốc bổ tonique.
▪ Vỏ rễ Wahoo Cây Gỗ tiển Ấn Euonymus atropurpureus là bộ phận được sử dụng bình thường, mặc dù vỏ thân đôi khi được sử dụng như một thuốc thay thế.
◦ với một liều lượng nhỏ, nó kích thích :
- kích thích khẩu vị bữa ăn appétit,
◦ với một liều lượng mạnh hơn, nó kích ứng :
- những ruột intestins.
▪ Vỏ và rễ có chứa chất digitoxine và có một hiệu quả của loại thuốc :
- digitaline trên tim cœur.
Nó đã được sử dụng trong chữa trị :
- những bệnh tim maladies cardiaques.
▪ Hạt là :
- thuốc làm ói mữa émétique,
- và nhuận trường mạnh fortement laxative.
có những hiệu quả :
- long đờm expectorants,
- và lợi tiểu diurétiques
nhưng được sử dụng như :
- thuốc tẩy xổ purgatif trong trường hợp táo bón constipation.
• Nó được sử dụng cho :
- những rối loạn gan troubles hépatiques,
- và sốt fièvre.
● Lợi ích chữa trị.
▪ Cây có giá trị trong những rối loạn gan troubles hépatiques, đặc biệt cho những người tiếp theo sau hoặc đi kèm bệnh sốt fièvre.
◦ Cho những táo bón constipation do gan không hoạt độnng inactivité du foie, nó có thể được quản lý dùng với tất cả sự tin tưởng, đặc biệt là khi hành động của nó nhẹ nhàng và không kích ứng non irritante.
◦ Ảnh hưởng không chỉ giới hạn ở :
- gan foie,
- tuyến tụy pancréas,
và lá lách rate cũng được hỗ trợ bởi những đặc tính của nó.
◦ Một yếu tố hiệu quả của :
- chứng thủy nước hydropisie,
- và khó tiêu dyspepsie,
- một hiệu quả thuốc thanh lọc loại bỏ chất ô uế cathartique.
◦ Wahoo Cây Gỗ tiển Ấn Euonymus atropurpureus thường được sử dụng sử dụng với những thuốc bổ toniques, nhuận trường laxatifs, khác v…v…, dưới dạng thuốc viên pilule.
▪ Wahoo Cây Gỗ tiển Ấn Euonymus atropurpureus :
- kích thích dòng chảy mật flux biliaire,
- và có một ảnh hưởng chống bệnh sốt rét antipaludique đáng kể,
- và có thể được sử dụng xen kẻ sau khi làm hết rupture du froid với thuốc quinine.
Nó kích thích :
- những quá trình dinh dưởng nutritifs,
- và cải thiện khẩu vị bữa ăn appétit.
có thể được sử dụng với lợi ích trong :
- chứng tiêu hóa khó khăn và đau nhức suy nhược dyspepsie atonique,
- và trong khó tiêu indigestion do :
- một đồ họa và mô tả gan topographie hépatique,
- hoặc những bệnh sốt bệnh sốt rét fièvres paludéennes.
Đây là một phương thuốc chống lại :
- đau nhức mãn tính douleur chronique,
- và hậu quả táo bón constipation ương ngạnh,
- và suy nhược dạ dày débilité gastrique
đi kèm hoặc tiếp theo sau.
▪ Vỏ Wahoo Cây Gỗ tiển Ấn Euonymus atropurpureus đặc biệt lợi ích trong chữa trị những rối loạn :
- mật bilieux,
- và gan hépatiques
tiếp theo sau hoặc kèm theo những sốt fièvres và để chữa trị những rối loạn da troubles cutanés khác nhau như là :
- chóc lỡ, chàm eczéma
có thể sinh ra từ một chức năng kém của :
- gan hépatique,
- và túi mật vésiculaire.
▪ Triệu chứng đặc biệt.
- chứng khó tiêu indigestion với biliousness
( biliousness : bệnh liên quan đến tiêu hóa xấu, đau dạ dày, táo bón và đầy hơi quá mức, bệnh xuất phát từ mật )
- táo bón constipation,
- từng cơn từng hồi mãn tính intermittents chroniques với chứng suy nhược toàn bộ cachexia;
- bệnh lao phổi phtisie pulmonaire với đổ mồ hôi ban đêm sueurs nocturnes,
- và quá suy nhược grande faiblesse;
- nghĩ dưởng convalescence của một bệnh sốt không liên tục fièvre intermittente nghiêm trọng;
- bệnh thủy nước, phù thủng hydropiques sau một bệnh cấp tính maladie aiguë;
- phù gan hypertrophie du foie;
- viêm phế quản mãn tính bronchite chronique.
▪ Liệu pháp chữa trị :
Euonymus, hoặc Wahoo Cây Gỗ tiển Ấn Euonymus atropurpureus, chủ yếu được sử dụng như thuốc bổ tonique trong suy nhược toàn bộ được đánh dấu bằng :
- sự thiếu máu,
- vàng da,
- lá lách to,
- và hốc hác kết quả của bệnh sốt rét cachexie paludéenne.
Nó là thuốc :
- chống định kỳ antipériodique,
nhưng yếu hơn nhiều so với thuốc quinine.
Trong những trường hợp :
- khó tiêu indigestion,
- và táo bón constipation
với màu sắc vàng nhạt của kết mạc conjonctive và chung quanh miệng, lưỡi được bao một lớp và có một màu tương tự.
chỉ ra một bệnh :
- lợi mật cholagogue,
Cây euonymus, là một phương thuốc tốt.
▪ Với một liều mạnh, nó hành động của một sự tẩy xổ cực mạnh cathartique drastique, đồng thời gây ra :
- một ói mữa và làm tẩy sạch cùng lúc éméto-catharsis,
Đây là một thuốc bổ dinh dưởng thông thường, và có thể được sử dụng như một loại Cây ma thuật mandragore Mandragora officinarum , có lợi ích, trong :
- những tình trạng có nhiều mật bilieux,
- và gan đau đớn tê mê foie torpide,
với :
- một sự tiêu hóa kém digestion faible,
- táo bón constipation,
- và đau dây thần kinh névralgie lithémique.
Nó hành động như :
- và kích thích gan stimulant hépatique,
- cải thiện chức năng liên quan nguyên sinh chất protoplasmique của gan foie,
- và gia tăng sự sản xuất của mật bile.
▪ Sức mạnh lợi mật cholagogue của nó đã được chứng minh bởi những thí nghiệm trên con chó, cũng như khi được sử dụng trong chữa trị ở đối tượng con người.
▪ Trong bệnh sốt rét paludéenne, sau khi cơn sốt fièvre đã bị phá vỡ, và trong thời gian nghĩ dưởng kéo dài convalescence prolongée, nó đặc biệt có giá trị như một thuốc bổ tonique.
▪ Trong những bệnh phổi mãn tính pulmonaires chroniques, nó cải thiện :
- sự tiêu hóa digestion,
- và cung cấp cường kiện tonus ở những cơ quan hô hấp organes respiratoires,
- hành động như thuốc long đờm expectorant.
Kinh nghiệm dân gian :
▪ Wahoo Cây Gỗ tiển Ấn Euonymus atropurpureus được sử dụng theo nhiều phương cách khác nhau bởi những thổ dân bản địa Bắc Mỹ Indiens Amérique du Nord, thí dụ như :
- dung dịch dưởng những mắt lotion pour les yeux,
- như một thuốc dán đắp cataplasme cho những vết thương loét trên mặt plaies faciales,
- và những điều kiện phụ khoa gynécologiques.
▪ Vỏ nghiền thành bột đã được sử dụng bởi những người Mỹ bản địa Amérindiens và những người đi tiên phong, như một thuốc :
- tẩy xổ purgatif.
“ Wahoo Euonymus atropurpureus ” là tên của những người dân bản địa autochtones đặt cho Cây. Euonymus được sử dụnng bởi những y sĩ từ lâu.
Những thổ dân bản địa Amérindiens đã giới thiệu Cây với những người định cư đầu tiên Châu âu européens, và nó trở nên rất phổ biến trong Bắc Mỹ Amérique du Nord cũng như ở Anh Quốc Grande-Bretagne vào thế kỷ 19e siècle.
▪ Những người Sioux, người Cris và những người thổ dân Mỹ bản địa amérindiens đã sử dụng vỏ Wahoo Cây Gỗ tiển Ấn Euonymus atropurpureus theo những phương cách khác nhau, thí dụ như :
- dung dịch dưỡng mắt lotion pour les yeux,
- như thuốc dán đắp cataplasme cho những vết thương loét trên mặt plaies faciales,
- và cho những bệnh phụ khoa gynécologiques.
Hiệu quả xấu và rủi ro :
▪ Sự nguy hiểm được biết.
▪ Những trái, những hạt và vỏ Wahoo Cây Gỗ tiển Ấn Euonymus atropurpureus được xem như :
- thuốc bổ toxiques.
▪ Phản ứng phụ và an toàn .
▪ Wahoo Cây Gỗ tiển Ấn Euonymus atropurpureus không an toàn. Đây là độc hại toxique và thậm chí dẫn đến tử vong mortel.
◦ Khi nó được dùng với một liều mạnh, nó gây ra :
- những rối loạn đường ruột troubles intestinaux và dạ dày gastriques.
◦ Những triệu chứng ngộ độc intoxication bao gồm :
- đau dạ dày maux d'estomac nghiêm trọng,
- tiêu chảy ra máu diarrhée sanglante,
- sốt fièvre,
- khó thở essoufflement,
- những co giật convulsions,
- co thắt spasmes,
- mất ý thức perte de conscience,
- sự ngất, bất tĩnh syncope,
- và hôn mê coma.
- ói mữa vomissements,
- ớn lạnh frissons,
- và suy nhược faiblesse.
▪ Tuy nhiên, vỏ là độc hại toxique và chỉ được sử dụng dưới sự giám sát của những nhà chuyên môn chăm lo sức khỏe.
▪ Mang thai grossesse và cho con bú allaitement:
◦ Những phụ nữ mang thai enceintes và cho con bú allaitantes không được dùng.
◦ Nếu bạn dùng trong thời gian mang thai grossesse hoặc cho con bú allaitement, bạn sẽ gây nguy hiểm cho bản thân cũng như em bé của bạn.
◦ Tiêu chảy diarrhée:
Vỏ Wahoo Cây Gỗ tiển Ấn Euonymus atropurpureus chứa chất caféine.
Chất caféine chứa trong wahoo, đặc biệt khi nó được dùng với một số lượng lớn, có thể làm nặng thêm bệnh tiêu chảy diarrhée.
Ứng dụng :
▪ Trái Wahoo Cây Gỗ tiển Ấn Euonymus atropurpureus là độc hại toxique cho con người, nhưng nó được ăn bởi nhiều loài chim, phát tán những hạt trong phân của chúng.
Nó được sử dụng trong y học ở những bang Hoa Kỳ États-Unis và trong Đông nam Canada.
▪ Vỏ Wahoo Cây Gỗ tiển Ấn Euonymus atropurpureus là :
- thuốc bổ tonique,
- nhuận trường laxative,
- chất thay thế altérative,
- lợi tiểu diurétique,
- và long đờm expectorante;
▪ Những hạt là :
- thuốc thanh lọc loại bỏ chất ô uế cathartiques,
- và làm ói mữa émétiques.
▪ Ngâm trong nước đun sôi infusion, sirop hoặc trích xuất, nó đã sử dụng thành công trong :
- những bệnh không liên tục affections intermittentes,
- khó tiêu dyspepsie,
- gan ở trạng thái đau đớn tê mê foie torpide,
- táo bón constipation,
- chứng thủng nước hydropisie,
- và những bệnh phổi pulmonaires.
▪ Sử dụng nó dưới hình thức của trà thé để chữa trị :
- bệnh sốt rét paludisme,
- táo bón constipation,
- và tắc nghẽn gan congestion hépatique.
▪ Áp dụng vỏ dạng bột Wahoo Cây Gỗ tiển Ấn Euonymus atropurpureus trên da đầu cuir chevelu để :
- loại bỏ gàu éliminer les pellicules.
▪ Bào chế một nước nấu sắc décoction bằng cách thêm vào 28,4 gr vào 473 gr nước và đun sôi từ từ. Dùng một liều của 1 ly rượu nhỏ, 2 đến 3 lần mỗi ngày, để chữa trị :
- cảm lạnh rhume.
▪ Wahoo Cây Gỗ tiển Ấn Euonymus atropurpureus cũng được sử dụng như một trà thé trong chữa trị :
- bệnh sốt rét paludisme,
- tắc nghẽn gan congestion hépatique,
- chứng táo bón constipation, v…v….
Một trà thé với cơ bản rễ cây được sử dụng trong trường hợp :
- sa tử cung prolapsus utérin,
- ói mữa ra máu vomissements de sang,
- đi tiểu đau đớn mictions douloureuses,
- và đau dạ dày maux d'estomac.
▪ Vỏ nghiền thành bột, được áp dụng đắp trên da đầu cuir chevelu, được cho là loại bỏ :
- những gàu pellicules.
● Sữ dụng khác.
Gỗ.
▪ Gỗ - nặng, cứng, hạt mịn chặt chẽ.
▪ quá nhỏ để có một giá trị thương mại.
Thực phẩm và biến chế :
Bộ phận ăn được : trái
▪ Mặc dù trái đôi khi ăn được, nó được xem như độc hại toxique bởi một số nhất định tác giả và như vậy nên tránh.
▪ Trái đo được khoảng 15 mm đường kính.
[size=undefined][size=undefined]
Nguyễn thanh Vân
[/size]
Posted by Thanh Van Nguyen at 08:07 Aucun commentaire:
Envoyer par e-mailBlogThis!Partager sur TwitterPartager sur FacebookPartager sur Pinterest
[/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,737
Threads: 407
Likes Received: 1,149 in 906 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
[size=undefined]MERCREDI 6 MAI 2020
Hoàng mộc Hoa Kỳ - Prickly Ash
Prickly Ash
Hoàng mộc hoa-kỳ
Zanthoxylum americanum - Mill.
Rutaceae
[/size]
Đại cương :
▪ Danh pháp khoa học đồng nghĩa.
- Thylax fraxineum.
- Zanthoxylum fraxineum.
- Zanthoxylum fraxinifolium.
- Acarien Zanthoxylum.
▪ Tên khác của Cây Hoàng mộc Hoa kỳ Zanthoxylum americanum là frêne épineux bao gồm :
- vỏ cây đau răng écorce des maux de dents,
- zanthoxylum,
- myrtille,
- arbre angélique,
- gỗ tiêu bois de poivre,
- chuan jiao,
- clavalier,
- đau răng mal de dents,
- và gỗ vàng bois jaune.
▪ Tên của giống cây phát xuất thừ tiếng Hy lạp grecs «xanthos» có nghĩa là màu vàng và «xylon» có nghĩa là gỗ chỉ màu sắc của lõi gỗ bois de cœur của một số loài nhất định.
▪ Prickly ash Cây Hoàng mộc Hoa kỳ Zanthoxylum americanum có nguồn gốc từ Missouri. Nó mọc hầu hết ở những vùng của những tiểu bang État (ngoại trừ trong vùng Ozarks), cũng như ở các vùng khác miền đông Bắc Mỹ Amérique du Nord, cũng được biết dưới tên “vỏ cây của đau răng écorce de mal de dents”, đến từ một cây bụi arbuste hoặc một thực vật có gai épineux được trồng ở những bang Hoa Kỳ États-Unis.
▪ Người ta tìm thấy nó trong những khe núi ẩm ướt, những bụi cây và những khu rừng, cũng như trong những vách đá và đồi núi vùng cao nguyên và những khu rừng mở.
Nó cũng có một phiên bản Á Châu (có một số đặc tính nhất định tương tự với Cây Hoàng mộc Hoa kỳ Zanthoxylum americanum) được gọi là crow prickly ash.
◦ Loài này cũng hiện diện trong Ontario và Québec ở Canada.
◦ Loài được liệt kê vào trong danh sách, có nguy cơ trên đường tuyệt chủng trong Floride, Maryland và ở New Hampshire; và là mối quan tâm đặc biệt ở Tennessee.
[size=undefined][size=undefined]
[/size][/size]
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực vật :
Cây, sống lâu năm, có lá rụng, thường thấy ở trạng thái hoang dả, phát triển như một tiểu mộc bụi arbuste hoặc một cây có đạt đến 8 m chiều cao.
Những nhánh có màu nâu đậm với những gai đo được khoảng 1,3 cm dài do màu sắc của nhánh và có gai nhọn nên tên tro gai frêne épineux, nó không có nghĩa là tro cendre, có mùi rất mạnh giống như mùi của vỏ chanh.
Chồi lá, màu đỏ và có lông len mịn, và có những hoa màu vàng xanh lá cây nhạt xuất hiện vào mùa xuân trước khi những lá màu xanh lục đậm xuất hiện.
Lá, kép lẻ, hình lông chim, màu xanh lục đậm, (đến 1 ' dài) có từ 5-11 lá phụ có màng cho mỗi lá. Lá có mùi thơm đắng với những bìa lá có răng rộng, tròn ở đỉnh.
Những thân và những lá có những gai nhọn đến khoảng 1/2 " dài.
Phát hoa, chùm có dạng cây dù trong đó có khoảng từ 2 đến 12 chùm tán nhỏ ở đầu ngọn đến nách lá. Chồi hoa có lông mịn.
Hoa, những hoa đực và hoa cái xuất hiện trên những cây khác nhau (dioïques) trong một chùm ờ nách lá (cymes) trên một cây già, với những cánh hoa màu vàng-xanh lá cây. Nó không hoàn hảo với những cuống hoa từ 2-4 cm dài, thơm.
- cánh hoa, 4–5, hình ellip đến bầu dục thuôn dài 1,6–1,9 mm dài và có màu xanh lá cây với những lông tơ màu đỏ nhạt gần ở chóp ngọn cánh hoa.
- tiểu nhụy, 5;
- bầu noãn, với 2–5 nang carpelles.
Những hoa cái, nhường chổ cho những chùm trái tròn màu nâu đỏ nhạt giống như những quả mọng baies (nang follicules) khi trưởng thành chín vào cuối mùa hè. Vào cuối mùa hè, những trái chín, thay đổi từ màu xanh lá cây nguyên thủy đến màu nâu đỏ nhạt.
Trái, là một nang có cuống màu xanh lục sau đó trở nên đỏ đến màu xanh dương đậm đến đen. Bên trong có chứa 2 hạt màu đen bóng cho mỗi nang.
[size=undefined][size=undefined]
[/size][/size]
Bộ phận sử dụng :
- Vỏ cây, trái, rễ.
Trái có một tác dụng dược lý được dùng làm thuốc tương tự với vỏ .
Thành phần hóa học và dược chất :
▪ Alcaloïdes (loại isoquinoléine):
- Chelrythrine và magnoflorine (thành phầnh chánh),
- candicine,
- lauriflorine,
- nitidine,
- N-acétylanonaïne,
- tembétarine.
▪ Amides:
- cinnamamide,
- herculine,
- néoherculine.
▪ Lignanes:
- (-) - Asarinin,
- (-) - sesamin,
- -acetylanonaine,
- tembetarine.
▪ Thành phần khác :
- résines,
- tanins,
- một dầu dễ bay hơi có vị chát huile volatile âcre (3,3%).
Những trích xuất thô của những quả mọng baies của Cây Hoàng mộc Hoa kỳ Zanthoxylum americanum cho thấy một tỷ lệ tử vong létalité quan trọng cho những ấu trùng tôm nước mặn larves de crevettes de saumure và cho thấy một tính gây độc tế bào cytotoxicité đối với :
- những tế bào ung bướu khối u tumorales người.
Phần đoạn được điều khiển bởi tác động dẫn đến những 5 thành phần của chất furanocoumarines :
- cnidiline, imperatorine, isoimperatorine, psoralène và xanthotoxine,
3 chất cuối là một hoạt tính sinh học bioactives trong những thử nghiệm sinh học biologiques nầy.
Tất cả trước đây được biết như những hợp chất tự nhiên nhưng nó mới đối với loài thực vật nầy.
▪ Những vỏ của một số loài của giống Xanthoxylum và của những giống có bà con gần với giống Fagara đã được sử dụng trong y học. Có 2 loại variété chánh của Frêne épineux Cây Hoàng mộc Hoa kỳ Zanthoxylum americanum trong thương mại :
- Xanthoxylum Americanum (Frêne épineux miền Bắc Nord),
- và Fagara (Xanthoxylum) Clava-Herculis (Frêne épineux miền Nam Sud, được cho là có hoạt tính nhiều nhất.
Mặc dù không tuyệt đối giống nhau, hai (2) vỏ của Prickly ash (Frêne épineux) nêu trên rất giống nhau.
Cả hai có chứa một số lượng nhỏ của dầu dễ bay hơi huile volatile, chất béo, đường, chất gôm gomme, chất nhựa résine chát, một alcaloïde đắng được cho là :
- chất berbérine,
- và một chất tinh thể không màu cristallin incolore, không vị và trơ ra inerte,
- chất xanthoxyline hơi khác nhau ở 2 vỏ.
Cả hai sản xuất ra một số lượng lớn tro khoảng: 12% hay hơn.
Tên Xanthoxyline cũng được áp dụng cho một chất trích xuất nhựa résineux điều chế bằng cách đổ một dung dịch trong alcool teinture của thuốc vào trong nước.
▪ Những trái của cả 2 loài được sử dụng cùng một phương cách của những vỏ. Thành phần của chúng chưa được làm là đối tương để điều tra, nhưng nó rõ ràng chúng đã được đồng ý một cách nói chung với vỏ cây.
Thuốc không bao giờ pha trộn với nhau.
- Vỏ cây miền Bắc hiện diện trong thương mại dưới dạng những mảng cong hoặc hình ống khoảng 1 mm dầy, màu xám nâu nhạt bên ngoài, với những vết trắng nhạt, hơi có rãnh , với những gai 2 lưỡi bên dưới thẳng khoảng 6,4 mm dài.
Phần gãy ngắn, màu xanh lá cây bên ngoài và màu vàng bên trong.
- Vỏ cây miền nam, thường xuyên bán hơn, có một độ dày 2,1 mm và những gai hình chóp và như nút chai, đôi khi đạt đến 4/5, cao.
Chất xanthoxcyline bao gồm trong dược điển Hoa Kỳ Pharmacopceia des États-Unis để bào chế cho một trích xuất lỏng, liều lượng là 0,8 đến 1,77 gr .
[size=undefined][size=undefined]
[/size][/size]
Đặc tính trị liệu :
▪ Prickly ash thường gọi là cendre épineuse du Nord, (do màu sắc của nhánh có màu xám nâu như tro và có gai nên nó không có nghĩa là tro cendre), là một bổ sung cơ bản của Cây thường được sử dụng để chữa trị :
- những đau nhức articulaires,
- viêm khớp arthrite,
- những vấn đề tuần hoàn circulation, v…v…..
▪ Tất cả những bộ phận của Cây, nhưng đặc biệt là vỏ và những rễ, có chứa một chất dầu đắng thơm xanthoxyline.
Điếu này có một số ứng dụng nhất định trong y học, đặc biệt trong chữa trị :
- những bệnh về khớp xương affections arthritiques,
- và thấp khớp rhumatismales,
- những vấn đề tiêu hóa problèmes digestifs,
- và những loét chân ulcères de jambe.
▪ Vỏ và những rễ là thuốc chữa trị :
- kích ứng irritantes,
- đau răng odontalgiques,
- và chống thấp khớp antirhumatismales.
▪ Vỏ Cây Hoàng mộc Hoa kỳ Zanthoxylum americanum gây ra :
- một dòng chảy phong phú của nước miếng salive và chất nhầy mucus
và một hoạt động :
- lợi tiểu quan trọng diurétique importante.
Khi nuốt vào, nó làm ấm lại :
- dạ dày estomac,
và gia tăng sự bài tiết của :
- dịch dạ dày suc gastrique và đường ruột intestinal,
và có thể làm gia tăng hoạt động :
- gan hépatique,
- và tuyến tụy pancréatique.
▪ Với trái Prickly ash Cây Hoàng mộc Hoa kỳ Zanthoxylum americanum, nó là thuốc :
- đổ mồ hôi diaphorétiques,
- kích thích stimulants,
- và là một thuốc bổ tonique
lợi ích trong :
- những bệnh suy yếu dạ dày affaiblies de l'estomac,
- và những cơ quan tiêu hóa organes digestifs.
Nó tạo ra một sự phấn kích động mạch excitation artérielle và là lợi ích trong chữa trị :
- bệnh sốt fièvres,
- những cơn sốt rét ague, malaria,
- tuần hoàn kém mauvaise circulation, v…v….
Những trái được xem như có hoạt tính hơn những vỏ, nó cũng là thuốc :
- chống co thắt antispasmodiques,
- thuốc tống hơi carminatifs,
- lợi tiểu diurétiques,
- và chống thấp khớp antirhumatismaux.
◦ Vỏ có một hương thơm mạnh và một hương cây và đắng. Khi nó được nhai, nó truyền đạt một hương vị thơm dịu, tiếp theo sau là vị đắng amertume và chua chát acidité;
◦ Những trái mọng baies hành động cùng phương cách nhưng có hương vị dễ chịu hơn.
● Lợi ích cho sức khỏe .
Prickly ash Cây Hoàng mộc Hoa kỳ Zanthoxylum americanum thường được sử dụng để thúc đẩy :
- sự tuần hoàn máu circulation sanguine đi khắp cơ thể,
đặc biệt để chữa trị :
- những bệnh thấp khớp rhumatismes.
bệnh thấp khớp rhumatisme (bao gồm nhiều loại khác nhau của viêm khớp arthrite) là một bệnh liên quan đến :
- đau nhức douleur,
- và sưng phồng gonflement
- hoặc một viêm inflammation của những khớp xương articulations,
- dây chằng ligaments,
- và những bắp cơ muscles.
▪ Prickly ash Cây Hoàng mộc Hoa kỳ Zanthoxylum americanum đã giúp cải thiện :
- những bệnh thấp khớp rhumatismes,
- và làm giãm những đau nhức khớp xương douleurs articulaires
bằng cách cải thiện việc cung cấp lưu lượng máu ngoại biên (cục bộ) vận chuyển những chất dinh duởng cần thiết để giúp sửa chữa :
- những mô sụn tissu cartilagineux,
- và tái tạo régénérer những tổn thương khớp xương lésions articulaires,
- và đĩa đệm discales.
▪ Prickly ash Cây Hoàng mộc Hoa kỳ Zanthoxylum americanum có nhiều đặc tính lợi ích cho sức khỏe, bao gồm như :
- trợ giúp tiêu hóa digestive
- kích thích tuần hoàn stimulant circulatoires
- làm toát mồ hôi diaphorétique (gây ra đổ mồ hôi transpiration để làm loại bỏ mồ hôi qua da transpirer của bệnh sốt fièvre)
- thuốc bổ tonique (cường liện tonifie và tăng cường cơ thể renforce le corps)
- kích thích tuần hoàn máu circulation sanguine và bạch huyết lymphatique
- chống bệnh thấp khớp anti-rhumatismal
- thuốc tống hơi carminatif (giãm khí hơi gaz)
- bài tiết nước miếng sialagogue (cãi thiện những sự bài tiết nước miếng sécrétions de salive cho những người có miệng khô bouche sèche)
- yếu tố chống nấm antifongique
- dầu xoa bóp liniment (một chất dùng chà xát để tiếp thêm sinh lực, kích thích nhanh chóng sự tuần hoàn circulation làm giãm những đau nhức bắp cơ douleurs musculaires)
- chất Cytotoxine (một chất độc hại toxique cho những tế bào, như những tế bào ung thư cellules cancéreuses)
- kích thích tế bào bạch huyết lymphatique
- chất làm đỏ da rubéfiant (cải thiện lưu lượng máu flux sanguin đến những mạch máu nhỏ, mao quản petits vaisseaux)
[size=undefined][size=undefined]
[/size][/size]
Kinh nghiệm dân gian :
▪ Prickly ash Cây Hoàng mộc Hoa kỳ Zanthoxylum americanum là một thảo dược :
- làm ấm,
- và kích thích
có lợi ích cho :
- sự tuần hoàn circulation.
Trong lịch sử, nhiều bộ lạc người Mỹ bản địa amérindiennes đã sử dụng Prickly ash Cây Hoàng mộc Hoa kỳ Zanthoxylum americanum như một cây thuốc.
◦ Những người dân bản địa đã sử dụng một nước ngâm trong nước đun sôi infusion của vỏ cây để chữa trị mọi thứ bệnh :
- từ những bệnh ngứa da démangeaisons cutanées đến những đau lưng maux de dos.
◦ Nó rất được đánh giá cao bởi những thổ dân bản địa Bắc Mỹ Indiens Amérique du Nord những người nầy đã sử dụng nó đặc biệt để :
- làm giãm những bệnh thấp khớp rhumatismes,
- và những đau đầu maux de dents.
▪ Những người Mỹ bản địa Amérindiens đã sử dụng theo truyền thống một trà của vỏ thé d'écorce Cây Hoàng mộc Hoa kỳ Zanthoxylum americanus để chữa trị :
- những bệnh thấp khớp rhumatismes,
- chứng tiêu hóa khó khăn và đau đớn dyspepsie,
- bệnh kiết lỵ dysenterie,
- những rối loạn thận troubles rénaux,
- những rối loạn tim mạch troubles cardiaques,
- bệnh cảm lạnh rhume
- và ho toux,
- những bệnh phổi affections pulmonaires
- và suy nhược thần kinh débilité nerveuse.
▪ Những người Mỹ bản địa Amérindiens cũng bào chế nhiều loại thuốc nấu sắc khác nhau décoctions médicinales từ vỏ và rễ cây để chữa trị những vấn đề nầy như :
- bệnh sốt fièvre,
- ho toux,
- bệnh lậu gonorrhée,
- những bệnh thấp khớp rhumatismes,
- và những vết thương loét bên ngoài plaies externes.
Tất cả những bộ phận của Cây nầy (lá, hoa, trái, vỏ và rễ) đều có mùi thơm aromatiques (mùi thơm chanh parfum citronné). Đôi khi thường được gọi là :
- Cây đau răng arbre mal aux dents, bởi vì những người Mỹ bản địa Amérindiens nhai vỏ cây hoặc những trái ( tạo ta một tác dụng tê tê engourdissant) để làm giãm đau răng maux de dents
▪ Nó cũng được sử dụng trong y học dân gian như một phương thuốc để chống lại :
- những đau răng maux de dents,
- và những tăng trưởng bất thường excroissances anormales.
Cây Hoàng mộc Hoa kỳ Zanthoxylum americanum :
- tăng cường hoạt động của tim cœur;
- mạch pouls gia tốc nhẹ,
- huyết áp động mạch tension artérielle giãm nhẹ,
- và những tuyến của da glandes de la peau được kích thích để hoạt động nhiều hơn.
Họ đã sử dụng Prickly ash Cây Hoàng mộc Hoa kỳ Zanthoxylum americanum để chữa trị những bệnh như :
- chuột rút crampes,
- bệnh sốt fièvres,
- cảm lạnh rhume,
- những bệnh phổi affections pulmonaires,
- đau răng maux de dents
- và đau cổ họng maux de gorge.
Ngoài ra, những người bản địa cũng đã sử dụng Prickly ash Cây Hoàng mộc Hoa kỳ Zanthoxylum americanum để chữa trị :
- đau nhức douleur sau khi sanh đẻ accouchement
cũng như :
- những đau bụng tiêu chảy coliques ở những trẻ sơ sinh bébés.
● Những tài liệu y học dân gian được ghi lại như :
▪ Vào thế kỹ 19 ème siècle, Charles Millspaugh đã mô tả sự sử dụng của Prickly ash Cây Hoàng mộc Hoa kỳ Zanthoxylum americanum trong quyển sách của Ông American Herbal Medicine.
Trong tài liệu nầy, Ông đã xác định Prickly ash Cây Hoàng mộc Hoa kỳ Zanthoxylum americanum như một phuơng thuốc chống lại những bệnh :
- viêm phổi pneumonie,
- bệnh dịch tả choléra,
- bệnh ban nhiệt hay bệnh đậu lào typhus,
- thuộc về bệnh thương hàn typhoïde
- và còn nữa.
Millspaugh đã giải thích trong sách của Ông :
“ Hành động nhanh chóng và lâu dài ” Millspaugh đã viết :
« Prickly Ash Cây Hoàng mộc Hoa kỳ Zanthoxylum americanum hoạt động như điện électricité, vì thế nó đột ngột và lan tỏa nó đã được ảnh hưởng trên toàn bộ hệ thống.
Tôi xem thuốc dung dịch trong cồn teinture của Prickly ash Cây Hoàng mộc Hoa kỳ Zanthoxylum americanum là vượt trội hơn tất cả những hình thức của thuốc mà tôi biết . »
▪ Một dầu trích xuất của vỏ và của những nang follicules của Prickly ash Cây Hoàng mộc Hoa kỳ Zanthoxylum americanum (loài nầy và Zanthoxylum clava-herculis) đã được sử dụng trong thảo dược liệu pháp phytothérapie.
Trích xuất có thể hành động như một chất kích thích stimulant, và được sử dụng trong lịch sử y học bao gồm trong việc sử dụng để chữa trị :
"…- những bệnh thấp khớp mãn tính rhumatismes chroniques,
- những bệnh thương hàn maladies typhoïdes
- và bệnh ngoài da cutanées,
- và trong máu có tạp chất impureté du sang ..."
cũng như cho :
- những bệnh về tiêu hóa affections digestives.
▪ Grieve tuyên bố :
" Những quả mọng baies còn được xem như là hoạt động mạnh hơn cả vỏ cây, có hiệu quả như :
- thuốc tống hơi carminatives,
- và chống co thắt antispasmodiques,
và nó được sử dụng như :
- kích thích khẩu vị bữa ăn apéritif,
và cho :
- chứng tiêu hóa khó khăn và đau đớn dyspepsie,
- và khó tiêu indigestion do sự tiêu hóa kém;
một trích xuất lỏng của những quả mọng baies được dùng với những liều từ 10 đến 30 giọt.".
◦ Vỏ được nhai để cho :
- những đau răng maux de dents,
◦ và một trà thé làm từ những nang của những quả khô follicules được sử dụng để chữa trị :
- đau cổ họng maux de gorge
- và như thuốc lợi tiểu diurétique.
▪ Như Michael Dirr đã ghi lại, trong Manual of Woody Landscape Plants,
" những thân và những trái được nhai bởi những người Ấn Độ Indiens để :
- làm giãm những đau răng maux de dents bởi vì nước ép chát jus âcre có một hiệu quả làm cho engourdissant."
Nghiên cứu :
● Dược lý học Pharmacologie:
◦ Chất chalinethrine alcaloïde là chất :
- chống viêm anti-inflammatoire,
- kháng vi khuẩn antimicrobienne
và có tiềm năng làm giãm hiệu quả :
- giãm đau của chất thuốc phiện analgésiques de la morphine.
Tương tác với ion Na / K + ATPas và ức chế một số nhất định :
- phân hóa tố gan ( men gan ) enzymes hépatiques.
● Người ta nói rằng tất cả điều kiện liên quan đến:
- một sự tuần hoàn kém mauvaise circulation,
bao gồm những điều kiện của hệ thống bạch huyết système lymphatique, có thể có tiềm năng lợi ích của sự sử dụng Prickly ash Cây Hoàng mộc Hoa kỳ Zanthoxylum americanum.
● Nhưng những nghiên cứu y học đã nói gì ?
Những nghiên cứu sơ bộ đã phát hiện rằng Prickly ash Cây Hoàng mộc Hoa kỳ Zanthoxylum americanum có một số nhất định đặc tính chống nấm antifongiques từ những đặc tính của chất alcaloïdes của cây.
Nghiên cứu khác đã phát hiện rằng Prickly ash Cây Hoàng mộc Hoa kỳ Zanthoxylum americanum miền Bắc Nord có những đặc tính gây độc tế bào cytotoxiques (khả năng giết chế những tế bào như là những tế bào ung thư cellules cancéreuses) và những đặc tính chống ung thư anticancéreuses.
Điều nầy là do những hợp chất hữu cơ của nó như là :
- những terpénoïdes, coumarines và những alcaloïdes,
nhưng những nghiên cứu bổ sung là cần thiết để chứng minh tính an toàn innocuité và tính hiệu quả efficacité của những Prickly ash Cây Hoàng mộc Hoa kỳ Zanthoxylum americanum trong những điều kiện nầy.
◦ Nghiên cứu phát hiện rằng những trích xuất của quả mọng của Cây bụi Prickly ash Cây Hoàng mộc Hoa kỳ Zanthoxylum americanum buisson có thể có giá trị như :
- một tác nhân chống khối u antitumoraux,
do những hiệu quả gây độc tế bào cytotoxiques đã được ghi nhận.
“ Trên cơ bản của những bằng chứng thí nghiệm và những tài liệu, trích xuất thô của cùng thực vật và những phần đoạn của nó đang được nghiên cứu cho hoạt động chống ung thư anticancéreuse trên những dòng tế bào khác nhau trong phòng thí nghiệm của tác giả nghiên cứu ”.
◦ Một nghiên cứu đã được công bố trong Science Direct đã phát hiện rằng Prickly ash Cây Hoàng mộc Hoa kỳ Zanthoxylum americanum có thể cải thiện :
- sự tuần hoàn máu circulation sanguine,
nhưng nó không đủ những bằng chứng thuyết phục để chứng minh tính hiệu quả hoặc an toàn của sự sử dụng Prickly ash Cây Hoàng mộc Hoa kỳ Zanthoxylum americanum trong những điều kiện cụ thể.
● Những nghiên cứu sơ bộ cho thấy những đặc tính chống ung thư anticancéreuses trong Prickly ash Cây Hoàng mộc Hoa kỳ Zanthoxylum americanum,
- đau răng maux de dents,
- vết thương loét plaies,
- loét ulcères,
- bệnh sốt fièvres,
- huyết áp động mạch tension artérielle
- và những vấn đề tuần hoàn problèmes circulatoires,
- sưng enflure,
- chuột rút crampes trong những chân jambes,
- giãn tĩnh mạch varices
- và hội chứng syndrome de Raynaud
(một bệnh do bởi một sự tiếp xúc với một nhiệt độ lạnh liên tục gây ra những sự co thắt những động mạch spasmes des artères những tay bras và những chân jambes).
● Nghiên cứu và sự sử dụng hiện đại.
◦ Có vài nghiên cứu hiện đại trên những thành phần hóa học của dầu và những hiệu quả:
- chống nấm antifongiques,
- và gây độc tế bào cytotoxiques của chúng.
◦ Vào năm 2012, một nhà máy chưng cất ở Pennsylvanie đã giới thiệu một chất đắng amer được gọi là Bartram's Bitters sử dụng vỏ Prickly ash Cây Hoàng mộc Hoa kỳ Zanthoxylum americanum như một trong những thành phần thực vật.
Sự pha chế concoction được đựa trên một công thức "Bartram's Homestead Bitters" đã được tìm thấy trong một quyển sách thuộc gia đình của nhà thực vật học botaniste John Bartram.
Hiệu quả xấu và rủi ro :
▪ Những mối nguy hiểm được biết .
◦ Những chất tanins có thể làm giãm sự hấp thu của nguyên tố sắt fer đường ruột intestinal.
◦ Có khả năng kích thích hệ thống thần kinh système nerveux.
◦ Một sự tiêu hóa ingestion quá mức có thể can thiệp với :
- liệu pháp chống đông máu anticoagulant.
▪ Chống chỉ định.
Có một số điều kiện y học, những yếu tố hoặc những trường hợp khác (gọi là chống chỉ định contre-indications) nơi đây Prickly ash Cây Hoàng mộc Hoa kỳ Zanthoxylum americanum không được sử dụng.
◦ Một chống chỉ định như vậy là khi một người mắc phải mắc phải những rối loạn tiêu hóa troubles digestifs như là :
- viêm loét đại tràng colite ulcéreuse,
- bệnh Crohn,
- hội chứng ruột già kích ứng syndrome du côlon irritable,
- loét ulcère dạ dày-tá tràng gastro-duodénal,
- trào ngược reflux dạ dày-thực quản gastro-œsophagien (RGO),
- nhiễm trùng infections đường tiêu hóa dạ dày-ruột gastro-intestinal (như là viêm ruột thừa diverticulite),
- và những rối loạn khác của dạ dày-ruột gastro-intestinaux.
◦ Những chống chỉ định khác hoặc những điều kiện trong đó Prickly ash Cây Hoàng mộc Hoa kỳ Zanthoxylum americanum không được sử dụng, bao gồm :
- phụ nữ mang thai grossesse (điều nầy có thể kích thích kinh nguyệt stimuler les menstruations, gây ra một sẩy thai fausse couche),
- những bà mẹ cho con bú allaitent,
- những người đang dùng những thuộc chống đông máu anticoagulants như là warfarine (Coumadin),
- những người dùng những thuốc làm giãm acide dạ dày gastrique,
- những bệnh tim mạch maladies cardiaques,
- và tăng huyết áp hypertension (áp suất động mạch tăng cao pression artérielle élevée).
▪ Prickly ash Cây Hoàng mộc Hoa kỳ Zanthoxylum americanum phải tránh sử dụng ở một số người có những một số nhất định rối loạn tiêu hóa troubles digestifs, do những hiệu quả của nó kích thích tiêu hóa stimulants digestifs, làm gia tăng acide dạ dày gastrique.
◦ Sự sản xuất đột biến lớn ( số lượng lớn ) của acide gastrique có thể giúp thúc đẩy sự tiêu hóa digestion đối với những người không có những vấn đề dạ dày-ruột gastro-intestinaux GI nghiêm trọng :
◦ Tuy nhiên, nếu một người mắc phải một trong những bệnh như là :
- những loét ulcères dạ dày-tá tràng gastro-duodénaux,
- gia tăng acide dạ dày gastrique sẽ rất bất lợi.
◦ Prickly ash Cây Hoàng mộc Hoa kỳ Zanthoxylum americanum chống lại hiệu quả của những thuốc làm giãm acide dạ dày gastrique như là :
- Rolaids, Tums (hoặc loại khác của chống acide antiacides)
- Tagamet
- Pepcid
- Prilosec
- Nexium
- thuốc chống acide antiacides khác
● Phản ứng phụ và an toàn.
Vỏ Prickly ash Cây Hoàng mộc Hoa kỳ Zanthoxylum americanum miền Bắc có thể là không nguy hiểm cho hầu hết mọi người, nhưng những tiềm năng phản ứng phụ không được biết đến.
Nó không đủ thông tin để biết nếu quả mọng baie của Prickly ash Cây Hoàng mộc Hoa kỳ Zanthoxylum americanum miền Bắc là an toàn để sử dụng như thuốc hay tiềm năng tác dụng phụ có thể là gì.
◦ Nó không có tác dụng phụ chánh được biết của sự sử dụng của Prickly ash- khi nó được với liều lượng đề nghị.
◦ Có những báo cáo về độ nhậy cảm với ánh sáng mặt trời (da dễ bị phỏng cháy hhơn bình thường ) tgiếp theo sau sự sử dụng của Prickly ash.
● Mang thai grossesse và cho con bú allaitement:
Sự sử dụng của vỏ Prickly ash Cây Hoàng mộc Hoa kỳ Zanthoxylum americanum miền Bắc trong thời gian mang thai grossesse có thể là nguy hiểm.
Người ta không biết đủ thông tin trên sự an toàn của sự sử dụng của quả mọng baie Prickly ash Cây Hoàng mộc Hoa kỳ Zanthoxylum americanum miền Bắc trong thời gian mang thai grossesse và cho con bú allaitement và không đủ thông tin những tác dụng phụ trên những trẻ sơ sinh bú sữa mẹ.
Tốt nhất là tránh sử dụng 2 dạng vỏ và quả Prickly ash Cây Hoàng mộc Hoa kỳ Zanthoxylum americanum Bắc nếu một phụ nữ đang mang thai enceinte.
Ứng dụng :
● Sử dụng y học :
▪ Mặc dù Prickly ash Cây Hoàng mộc Hoa kỳ Zanthoxylum americanum thường được sử dụng theo truyền thống để chữa trị nhiều bệnh phổ biến, nó có rất ít bằng chứng của nghiên cứu lâm sàng clinique để hỗ trợ cho nhiều tuyên bố về tính hiệu quả của nó trong chữa trị của những bệnh như là :
- những đau nhức khớp xương douleurs articulaires,
- ung thư cancer
▪ Một trà thé với cơ bản vỏ trong hoặc một dung dịch trong cồn teinture của vỏ Cây Hoàng mộc Hoa kỳ Zanthoxylum americanum đã được sử dụng trong chữa trị :
- những ngứa da démangeaisons cutanées.
- những bệnh thấp khớp rhumatismes,
- chứng khó tiêu dyspepsie,
- bệnh kiết lỵ dysenterie,
- những rối loạn tim mạch troubles cardiaques,
- và thận rénaux, v…v….
▪ Một báo cáo nói rằng nó rất hiệu quả, như cảm giác hương vị chát của vỏ cây cũng khó chịu như :
- đau răng mal de dents.
▪ Nhai vỏ Cây gây ra :
- một sự bài tiết nước miếng phong phú salivation abondante.
Chà xát trái lên da, đặc biệt trên môi lèvres hoặc trong miệng bouche, tạo ra một hiệu quả :
- làm tê engourdissant.
▪ Rễ và vỏ Cây Hoàng mộc Hoa kỳ Zanthoxylum americanum nghiền nhuyễn thànnh bột
được sử dụng để làm giãm đau nhức của những :
- đau răng maux de dents.
● Sử dụng khác :
◦ Những trái được sử dụng bởi những chàng trai trẻ như một dầu thơm parfum.
◦ Gỗ mềm, nặng, Ít có lợi ích.
Thực phẩm và biến chế :
Sử ụng ăn được comestibles
Sự sử dụng ăn được: gia vị.
▪ Hạt - nấu chín. Nó được sử dụng như một gia vị. Một thay thế cho tiêu poivre.
▪ Trái, khá nhỏ, khoảng từ 4 đến 5 mm đuờng kính, nhưng nó sản xuất thành cụm dày đặc , nên giúp cho sự thu hoạch dễ dàng.
▪ Mỗi trái chỉ chứa 1 hạt.
[size=undefined][size=undefined]
Nguyễn thanh Vân
[/size]
Posted by Thanh Van Nguyen at 01:50 Aucun commentaire:
Envoyer par e-mailBlogThis!Partager sur TwitterPartager sur FacebookPartager sur Pinterest
Articles plus récentsArticles plus anciensAccueil
[/size]
http://duocthaothucdung.blogspot.com/sea...=false&m=1
[url=https://translate.google.com/]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,737
Threads: 407
Likes Received: 1,149 in 906 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
SAMEDI 2 MAI 2020
Hốt bố 3 lá - Hop Tree - Wafer ash
Hop Tree-Wafer ash
Hốt bố 3 lá
Ptelea trifoliata - L.
Rutaceae
Đại cương :
Một loài có liên quan với nó là Ptelea angustifolia, Bentham, là thực vật bản địa ở Colorado.
▪ Thực vật và sự phấn phối.
Những tên gọi thông thường của Ptelea trifoliata bao gồm :
- cây quinine,
- cây croustilles,
- và cây Hốt bố 3 lá houblon (tên cuối cùng nầy được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
- trong Tây ban nha Espagnol, tên Cola de Zorillo;
- trong Pháp : Ptelea a 3 feuilles, trefle de Virginie, Orme de Samarie - tên nầy đã được sử dụng đầu tiên ở Pháp vào năm 1800 và vẫn còn được sử dụng rộng rãi.
▪ Cây Hốt bố 3 lá Ptelea trifoliata L. (Rutaceae) là một cây bụi có nguồn gốc ở Bắc Mỹ, được trồng trong Châu Âu từ thế kỷ XVIIIe siècle.
▪ Ngoài ra có những tác giả cho là Cây Hốt bố 3 lá Ptelea trifoliata dường như có nguồn gốc của miền nam Mexique nơi đây một quần thể nhất định đã tồn tại trong những vùng xâm chiếm sớm nhất, trong khi những những quần thể khác đã di cư về phía bắc trong những đất sẵn có sau khi băng hà đã rút lui.
Những sự biến động địa chất fluctuations géologiques và khí hậu climatiques từ thời ère tertiaire ( thời đại địa chất gần đây nhất vào cuối thời có sự xuất hiện của loài người) đã giải thích một số lượng lớn của những loại variétés và hình dạng, nhiều hay ít liên kết bởi sự lai giống hybridation.
▪ Môi trường sống hiện nay của Cây Hốt bố 3 lá Ptelea trifoliata là ở trung và miền nam của Bắc Mỹ Amérique du Nord, nơi đây nó thường được địa phương hóa và do đó được chỉ định như một loài «hiếm» hoặc «trên đường có nguy cơ tuyệt chủng » trong Ontario và trong 4 bang của Hoa Kỳ Amérique.
Cây Hốt bố 3 lá Ptélée, là một cây bụi mọc và phát triển phong phú nhất ở miền Tây Alléghanies, tìm thấy trong những hàng rào rậm mát và ẩm ướt, ven bìa rừng và trong những nơi có đá.
Cây thích ứng với những khí hậu Âu Châu rất sớm, Cây Hốt bố 3 lá Ptelea trifoliata hiện nay được trồng trên khắp thế giới.
Sự canh tác có thể được thực hiện trong tất cả những điều kiện của đất và sự phơi bày ở mọi nơi, và sự gieo hạt đã được thực hiện trực tiếp sau khi thu hoạch, những hạt sống tiềm sinh (ngủ) cần thiết từ 2 đến 4 tháng ở 1 ° C.
Những phương pháp khác của sự canh tác được sử dụng bao gồm sự phân tầng stratification ( bố trí những lớp chồng chéo lên nhau) và ghép greffe dưới những khung trên những cây con.
▪ Trong một nghiên cứu hệ thống hóa học phân loại chimiotaxonomique trên những giống Ptelea, Bailey và al. đã sử dụng những chất coumarine và alcaloïde từ 150 mẫu vật như một phương tiện để xác định mối liên hệ giữa những sự khác nhau của dưới-loài sous-espèces và những loại variétés.
[size=undefined][size=undefined]
[/size][/size]
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực vật :
Thực vật nầy là một cây bụi từ 1,8 đến 2,5 m cao, nhánh thân tỏa ra,
Vỏ màu nâu đỏ nhạt đến nâu xám, với những đường vân mụn cóc nằm ngang, trở thành hơi có vảy, cây có một mùi hôi khó chịu và một hương vị đắng.
Nhánh màu nâu đỏ nhạt đậm, được bao phủ bởi những cục bướu nhỏ. Những nhánh mỏng mảnh vừa phải, màu nâu với những vết sẹo sâu hình lá dạng chữ U, và mang những chồi ngắn, màu nâu sáng và mờ. Nó có rễ nạt thịt dày.
Lá, mọc cách, kép với 3 lá phụ trifoliées, đánh dấu bởi những chấm thấy rõ bởi những tuyến nhờn ở rãi rác. Cuống lá to, 6,3–7,6 cm dài, với đáy cuống mở rộng. Không lá bẹ, những lá phụ không cuống, hình bầu dục ngắn, nhọn hoặc thuôn dài, từ 7,6 - 12,7 cm dài và 5,1–7,6 cm rộng, nhọn ở đáy lá, và nhọn dần ở đỉnh, có lông tơ mịn mặt dưới khi lá còn non, lá nguyên hoặc có răng cưa, những cạnh bên đối xứng gân giữa lá không đều nhau.
Gân lá hình lông chim, gồm một gân giữa và những gân chánh nổi bậc. Những lá xuất hiện từ những chồi trùng lặp bourgeon condupliqué và có lông rất mịn như lông tơ duveteux. Khi trưởng thành, những lá có màu xanh lá cây đậm và sáng ở mặt trên và màu xanh nhạt hơn ở mặt dưới, trong mùa thu, nó chuyển sáng màu vàng rĩ.
Hoa, đa hệ polygames, màu trắng xanh lá cây nhạt, gần 12 mm đường kính, một mùi khó chịu được mang trên một tụ tán tản phòng cymes corymbes ở đỉnh ngọn.
Hoa nhỏ, từ 1–2 cm đường kính, với :
- đài hoa, 4 hoặc 5 có lông tơ mịn và được lồng vào trong một chồi.
- vành hoa gồm 4 hoặc 5 cánh hoa màu trắng, có lông tơ mịn, tỏa rộng ra.
- cánh hoa, 4–5 hẹp, màu trắng xanh nhạt, những cuống hoa có lông tơ mịn.
- tiểu nhụy, 5, đính xen với những cánh hoa, gắn vào bên dưới những bầu noãn hypogynes và lồng trong một chồi, những chỉ có dạng như một cái dùi và nhiều hay ít có lông mịn, bao phấn hình bầu dục hoặc hình dây, với 2 tế bào, những tế bào mở ra theo chiều dọc.
◦ Những hoa thuộc nhụy cái pistillées mang những bao phấn còn thô sơ.
- Nhụy cái, bầu noãn thượng, 2 hoặc 3 buồng, 2 noãn mỗi buồng, có lông mịn, vòi nhụy ngắn, nuốm có 2 hoặc 3 thùy.
◦ Ở những hoa nhụy đực fleurs staminées không thụ.
Những hoa thụ fertiles và vô trùng không thụ stériles được sản xuất cùng chung trong một phát hoa tụ tán tản phòng ở đầu nhánh và tỏa ra.
Những hoa vô trùng stériles thường ít hơn và rơi rụng sau quá trình trưởng thành những tế bào của những bao phấn anthères.
Trái, có hình tròn trong hình dạng của một mảng nhỏ 2 tế bào từ 2–2,5 cm đường kính, có cánh chung quanh, màu xanh lục chuyển sang màu nâu sáng khi trưởng thành và có chứa 2 hạt.
Trái trưởng thành chín vào tháng 10 và duy trì giữ trên cây cho đến khi cơn gió thổi mạnh làm rung chuyển cuốn đi vào đầu mùa đông.
[size=undefined][size=undefined]
[/size][/size]
Bộ phận sử dụng :
◦ Vỏ rễ là một thuốc và mang lại những đặc tính của chúng với nước đun sôi infusion, nhưng với alcool là một dung môi tốt nhất cho nó.
◦ Những lá và những trái cũng được sử dụng trong y học.
◦ Những rễ Cây Hốt bố 3 lá Ptelea trifoliata được thu hoạch vào mùa thu, vỏ cây được bóc vỏ và sấy khô bảo quản để sử dụng về sau.
Thành phần hóa học và dược chất :
▪ Cây Hốt bố 3 lá có chứa :
- oléorésine không tan trong nước,
- acides tanique,
- galique,
- berbérine,
- arginine,
- coumarine,
- dictamnine,
- saponines,
- nhiều loại alcaloïdes đặc biệt của quinoléine,
- và dầu dễ bay hơi huile volatile.
▪ M. George M. Smyzer (Amer. Jour. Pharm., 1862, p. 200) đã phát hiện rằng vỏ rễ Cây Hốt bố 3 lá Ptelea trifoliata có chứa :
- chất nhựa gôm gomme,
- chất lòng trắng trứng albumine,
- tinh bột amidon,
- dầu dễ bay hơi huile volatile,
- một hương vị và một hôi khó chịu, cố định, dầu.
và có lẽ là của nitrate de potassium.
◦ Không có chất tanin nào đã hiện diện.
Ông tin rằng những đặc tính hoạt động của rễ Cây Hốt bố 3 lá Ptelea trifoliata là do những :
- dầu dễ bay hơi huile volatile,
- và một chất nhựa résine chát và mềm, tan trong alcool và éther;
- một chất nhựa khác résine giòn dễ vỡ, hòa tan trong éther nhưng không tan trong alcool, không hoạt động inerte.
▪ Những lá Cây Hốt bố 3 lá Ptelea trifoliata ngâm vào trong nước, nước ngâm infusion có một vị đắng giống như vị đắng của nước hốt bố houblon, và có chứa :
- những acides tannique,
- và gallique.
▪ Trái Cây Hốt bố 3 lá Ptelea trifoliata cũng có vị đắng amer và cho những loại nhựa résines giống như rễ .
▪ Justin Steer (ibid., 1867, p. 337) tin rằng vị đắng amertume của vỏ rễ và những hiệu năng của nó, như một thuốc bổ toniques là do ở chât :
- berberine.
Gần đây hơn (Jahresb. Der Pharm., 1896, p. 510), E. Schulze đã phát hiện rằng rễ của Cây Hốt bố 3 lá Ptelea trifoliata, có chứa :
- arginine cơ bản (C6H14N4O2),
- dihydro [2,3-b] quinolinium
được tích lũy trong Cây.
Những dòng tế bào khác nhau và là nền tảng cho thấy những biến thể mẫu di truyền génotypiques quan trọng trong :
- sự tăng trưởng,
- sự nhuộm màu bằng sắc tố pigmentation,
- độ dễ vỡ friabilité,
- cũng như trong hàm lượng alcaloïdes.
▪ Một alcaloïde mới, ptelecultinium, đã hiện diện trong tất cả những cấy nuôi tế bào, bất kể cây có nguồn gốc : mặc dù trong những thân, nó đã tích tụ nhanh chóng trong những mẫu cấy nuôi explant sơ cấp, trong khi những alcaloïdes bậc 4 quaternaires khác hiện diện trong cấy nuôi đã giãm dần dần.
Do đó, nó xuất hiện như chất chuyển hóa biến dưởng métabolisme của những alcaloïdes có thể thay đổi rất nhanh một khi mẫu cấy nuôi explant không còn nằm dưới sự kiểm soát điều chỉnh của toàn bộ cây.
▪ Chất alcaloïde ptelecultinium chủ yếu chiếm ưu thế trong những môi trường nuôi cấy được thực nghiệm trong ống nghiệm in vitro thường kết hợp với chất ptéléfolonium.
Mô hình alcaloïde nầy tương tự như những rễ và những tử diệp cotylédons, nơi đây chất ptelecultinium đã được phân lập.
▪ Đặc tính sinh lý khác physiologiques :
Những đặc tính dược lý pharmacologiques (đặc biệt những hoạt động chất diệt khuẩn bactéricides và gây độc tế bào cytotoxiques) là do sự hiện diện của thành phần :
- coumarines,
- và alcaloïdes de quinoléine.
◦ Cây có một độc tính toxicité tỹ lệ với hàm lượng alcaloïdes của những cơ quan của nó, vỏ thân écorce de tige là độc hại nhất toxique và những hạt ít độc hơn.
◦ Ngoài ra, một viêm da dermatite đã được báo cáo sau khi tiếp xúc với những lá và phản ứng nầy gần như chắc chắn có liên quan đến sự hiện diện của coumarines và một số nhất định alcaloïdes.
Những chất trung gian là :
- 2,4-dihydroxyquinoléine,
- và 3-diméthylaIlyl-4 méthoxy-2 quinolone.
Gần đây, nó đã được phát hiện rằng :
- S-adénosyl L-méthionine-acide anthranilique N-méthyl transférase,
- và N-méthyl anthranilique acide.
«kích hoạt» phân hóa tố enzyme có liên quan trong những giai đoạn đầu tiên của của sinh tổng hợp biosynthèse của những alcaloïdes quinoléine ở họ Rutacées.
◦ Một nghiên cứu duy nhất của sự giảm thiểu của :
- pyranoquinoléine,
- N-méthylflindersine,
đã được tiến hành trên Cây Hốt bố 3 lá Ptelea trifoliata.
◦ Nó có thể là thú vị để lưu ý rằng những chất coumarines và những furoquinoléines cả hai đều có nguồn gốc sinh học di truyền biogénétiquement của acide anthranilique.
Gần đây người ta phân tích những hồ sơ :
- alcaloïdes dihydrofuro [2,3-b] quinolinium
của những cây thuốc trong qưần thể tự nhiên của Ontario.
Chúng đôi khi khá khác nhau : nghiên cứu song song những sơ đồ của nó cùng với hình thái học morphologie có thể mang lại những đặc tính tốt hơn của những quần thể nầy.
[size=undefined][size=undefined]
Đặc tính trị liệu :[/size][/size]
▪ Vỏ rễ Cây Hốt bố 3 lá Ptelea trifoliata là :
- diệt trùng giun anthelminthique,
- kháng khuẩn antibactérienne,
- chống định kỳ antipériodique,
- bệnh liên quan dạ dày stomacale,
- và là thuốc bổ tonique.
Nó được trộn lẫn với những thuốc khác để gia tăng thêm hiệu lực.
▪ Cây Hốt bố 3 lá Ptelea trifoliata có một ảnh hưởng nhẹ trên :
- những màng nhầy niêm mạc muqueuses,
- và thúc đẩy khẩu vị bữa ăn appétit,
được dung nạp khi những thuốc bổ toniques khác không thể được giữ lại.
Nó cũng được dùng trong chữa trị :
- những bệnh sốt không liên tục fièvres intermittentes
như là :
- bệnh sốt rét paludisme,
- những ợ nóng brûlures d'estomac,
- những giun tròn vers ronds,
- những sán kim oxyures
- và tiêu hóa không tốt mauvaise digestion.
▪ Vỏ Cây Hốt bố 3 lá Ptelea trifoliata cũng được sử dụng để :
- gia tăng khẩu vị bữa ăn appétit và sự tiêu hóa digestion,
- tan những kết thạch dissoudre les calculs,
để chữa trị những bệnh, bao gồm :
- những bệnh thấp khớp rhumatismes,
- những bệnh sốt không liên tục fièvres intermittentes,
- và tái đi tái lại rémittentes,
- bệnh sốt rét paludisme,
- viêm phế quản bronchite,
- bệnh lao phổi phtisie,
- bệnh giang mai syphilis,
- bệnh tràng nhạt scrofule,
- giun kim oxyures,
- những giun tròn vers ronds,
- tiêu chảy diarrhée,
- những đau nhức cơ douleurs musculaires,
- chứng chán ăn anorexie,
- suy nhược nói chung débilité générale
- và phục hồi nghĩ dưởng convalescence.
▪ Nó hành động như :
- thuốc bổ tonique,
- chất kích thích stimulant,
- bệnh liên quan dạ dày stomacal,
- kích thích sự thèm ăn orexigène hay appetite stimulant,
- long đờm expectorant,
- giãm đau analgésique,
- hạ sốt antipyrétique,
- kháng khuẩn antibactérial,
- chống nấm antifongique,
- chống định kỳ antipériodique,
- làm se thắt astringent,
- diệt trùng giun anthelmitique,
- gây nghiện say intoxicant,
- làm lành vết thương vulnérable
- và làm chảy mồ hôi diaphorétique.
Những lá, những trái và những hoa có những hành động tương tự nhưng yếu hơn và có thể được sử dụng cùng một cách.
▪ Những rễ Cây Hốt bố 3 lá Ptelea trifoliata là :
- một thuốc bổ tonique,
được sử dụng trong chữa trị chứng bệnh :
- thở khò khè bệnh suyễn respiration asthmatique,
- sốt fièvre,
- mất khẩu vị bữa ăn manque d'appétit, v…v….
▪ Những lá Cây Hốt bố 3 lá Ptelea trifoliata được cho là lợi ích trong chữa trị :
- những vết thương loét plaies
cũng như trong sự tiêu diệt :
- những giun đường ruột vers intestinaux.
● Giá trị dược liệu.
Những sự sử dụng dược phẩm pharmaceutiques của Cây Hốt bố 3 lá Ptelea đã được biết đến bởi những báo cáo của một Bác sĩ quân đội Anh quốc, Schoepf, đã ghi lại rằng những dân chúng Canada đã sử dụng những lá Cây Hốt bố 3 lá như thuốc :
- diệt trừ trùng giun antihelminthique,
- và để chữa lành những vết thương blessures.
Những đặc tính y học đã báo cáo thường xuyên nhất liên quan đến những hiệu quả :
- bổ dưởng toniques,
- những bệnh liên quan dạ dầy stomacaux,
- và khẩu vị bữa ăn apéritifs,
vỏ rễ Cây Hốt bố 3 lá Ptelea trifoliata, hoạt động mạnh hơn về mặt nầy so với những hoa, những trái và những lá .
▪ Những đặc tính :
- kháng vi khuẩn antimicrobiennes,
- và bệnh lao tuberculostatiques
đặc tính nầy được báo cáo bởi King và Lloyd (1886) và đã được xác nhận bởi những nghiên cứu gần đây : nhiều alcaloïdes và coumarines có những đặc tính diệt khuẩn bactéricides đã được phân lập.
đặc biệt những alcaloïdes bậc 4 quaternaires như là :
- ptéléatinium,
- và ptéléfolonium.
▪ Gần đây hơn, nhóm nghiên cứu đã phân lập 2 alcaloïdes dihydrofuro [2,3-b] quinolinium mới :
- ptelecultinium,
- và ptéléfolidonium.
Nhiều flavonoïdes khác nhau và dầu thiết yếu huiles essentielles cũng đã thu được.
◦ Tính biến đổi hóa học chimique gặp song song với những biến đổi hình thái học morphologiques rất có thể được giải thích cho những khác biệt nhau trong hoạt động dược lý pharmacologique giữa những trích xuất chế biến từ những nguồn khác nhau của Cây Hốt bố 3 lá Ptelea trifoliata.
Thật vậy, hai (2) trong những alcaloïdes được ghi nhận như là trách nhiệm của những đặc tính chánh sinh lý physiologiques của những trích xuất, chất ptéléfolonium và kokusaginine, hoàn toàn không có trong một số mẫu vật.
[size=undefined][size=undefined]
[/size][/size]
Kinh nghiệm dân gian :
▪ Những đặc tính hạ sốt antipyrétiques của vỏ rễ Cây Hốt bố 3 lá Ptelea trifoliata, được sử dụng trong Louisiane trước khi giới thiệu thuốc quinine, điều nầy được giải thích ở tên thông thường của nó «cây quinin quinine tree».
◦ Spencer và al. đã nhận thấy rằng vỏ rễ Cây Hốt bố 3 lá Ptelea trifoliata cũng thể hiện những đặc tính :
- chống bệnh sốt rét yếu antipaludiques,
nhưng những thử nghiệm những nguyên liệu đã thu thập những cây mọc ở vườn thực vật Tours - không cho thấy một hoạt động chống bệnh sốt rét antipaludique nào mặc dù một hoạt động :
- hạ sốt antipyrétique đã được quan sát.
▪ Cây Hốt bố 3 lá Ptelea trifoliata hiện nay được sử dụng trong chữa trị :
- những rối loạn dạ dầy troubles gastriques
do hoạt động chống co thắt spasmolytique: vì lý do nầy, hiện diện trong một số nhất định những chế phẩm vi lượng đồng căn homéopathiques Pháp.
▪ Nó đã được liệt kê trong dược điển hoa kỳ pharmacopée américaine từ năm 1878 đến 1941.
Nó còn là một đơn thuốc dân gian của nhiều nước Đông Âu và Ấn Độ.
▪ Trong bộ lạc của những thổ dân bản địa Bắc Mỹ Amérique du Nord, Menomini đã ca ngợi Cây Hốt bố 3 lá Ptelea trifoliata như một thảo dược linh thiêng,
◦ Vỏ thân và vỏ rễ được sử dụng như một thuốc trị bách bệnh panacée và nó được thêm vào những thảo dược khác để gia tăng tính hiệu quả của chúng.
Người ta nói rằng nó là một thuốc bổ tuyệt vời tonique, trong đó tác dụng của :
- nước ngâm trong nước lạnh infusions froides không có tác dụng kích ứng những màng nhầy niêm mạc muqueuses,
▪ Vỏ rễ của Cây Hốt bố 3 lá Ptelea trifoliata chủ yếu được sử dụng trong những nhà dược thảo chiết trung herboristerie éclectique và những dung dịch trong cồn teintures được cho là có hiệu quả cao nhất.
Nghiên cứu :
● Nhóm nghiên cứu hongroise của Reisch, Szendrei và Novak, được biết đến những công trình trên Cây Cữu lý hương Ruta graveolens, đã bắt đầu phân tích với Cây Hốt bố 3 lá Ptelea trifoliata vào năm 1969, dẫn đến việc xác định của một số lớn chất alcaloïdes và chất coumarines trách nhiệm của phần lớn của những hoạt động sinh học biologiques .
Nghiên cứu song song trên những chất kháng khuẩn antimicrobiennes bởi Mitscher và và trên những chất ức chế sự tăng trưởng của những thực vật bởi Garestier và Rideau đã dẫn đến sự phân lập của nhiều chất alcaloïdes, đặc biệt những alcaloïdes bậc 4 quaternaires.
Một trong số đó (ptéléfolonium và hydroxyluninium) có một hiệu quả gây độc tế bào cytotoxique nổi bậc proéminent cho cả trên :
- những tế bào ung bướu khối u cellules tumorales KB,
- và trên những tế bào con người cellules humaines Wi 38.
Hiệu quả xấu và rủi ro :
▪ Phản ứng phụ và an toàn .
◦ Người ta không biết nếu tro của Cây Hốt bố 3 lá Ptelea trifoliata có an toàn không bởi đường uống.
◦ Nếu người ta thu hoạch lấy tro, phải trang bị mặc một áo chống nắng và y phục bảo vệ bên ngoài, đặc biệt nếu một người có một da sáng và phải tránh xa ánh nắng mặt trời càng xa càng tốt.
◦ Tiếp xúc với da có thể khiến cho :
- da trở nên nhạy cảm với ánh nắng mặt trời sensible au soleil.
Điều nầy có thể làm gia tăng nguy cơ :
- phỏng nắng coup de soleil,
- và phát triển một ung thư da cancer de la peau.
▪ Mang thai Grossesse và cho con bú allaitement:
▪ Không đủ những thông tin về việc sử dụng tro Cây Hốt bố 3 lá Ptelea trifoliata trong thời gian mang thai grossesse và cho con bú allaitement. Hảy cẫn thận và tránh sử dụng.
Diana Beresford-Kroeger, nhà thực vật học botaniste và nhà sinh hóa dược liệu biochimiste médicinale, đã viết trong quyển sách của Ông rằng, “ những người phụ nữ mang thai enceintes và cho con bú allaitantes thậm chí không được thao tác đến cây nầy, do hàm lượng cao của chất cumarin chứa trong cây ”.
▪ Cây Hốt bố 3 lá Ptelea trifoliata nầy cũng có thể gây ra :
- sự nhạy cảm với ánh sáng photosensibilisation của da peau,
- và viêm da dermatite có thể xuất hiện,
như một sự hồi sinh trở lại của một sự tiếp xúc mở trong những ngày có nắng mặt trời.
Ứng dụng :
● Sử dụng y học :
Hành động, sự sử dụng thuốc và liều lượng.
▪ Những dung dịch ngâm trong nước infusions d'eau của bất kỳ bộ phận nào của cây hoặc những lá nghiền nát có thể được áp dụng trên những vết thương loét plaies như một thuốc :
- khử trùng hóa sẹo chữa lành vết thương antiseptique cicatrisant.
▪ Bên ngoài cơ thể, nó được áp dụng để đắp lên trên :
- những vết thương loét plaies.
▪ Cây Hốt bố 3 lá Ptelea trifoliata là một thuốc bổ tonique và nó chỉ vượt qua trong thứ hạng nầy bởi những Cây Dấu ấn vàng hydrastis canadensis.
và được sử dụng sau khi những bệnh :
- sốt không liên tục fièvres intermittentes,
- sốt tái đi tái lại fièvres rémittentes,
- và tất cả những trường hợp suy nhược faiblesse nơi đây những thuốc bổ đã được chỉ định.
Nó cũng được cho là :
- thuốc diệt trừ trùng giun anthelminthique.
▪ Những bộ phận bằng nhau của Cây Hốt bố 3 lá Ptelea trifoliata và Cá thu tím Euonymus atropurpureus đã được tìm thấy rất lợi ích trong :
- những bệnh phổi affections pulmonaires.
▪ Một dung dịch trong cồn teinture của Cây Hốt bố 3 lá Ptelea trifoliata, được chế tạo trong rượu whisky, được nổi tiếng đã chữa lành bệnh ở nhiều trường hợp :
- bệnh suyễn asthme
và đuợc cho là, trong nhiều trường hợp trong đó nó đã được sử dụng.
▪ Nó hiện có những báo cáo trên chữa trị:
- bệnh suyễn asthme,
bắt đầu bởi sự giãm đau trong nhất thời, nhưng có thể gây ra :
- một viêm inflammation đơn độc érysipélateuse
(một bệnh truyền nhiễm bởi viêm da thường gặp ở mặt gọi là ban đỏ phát ra bên ngoài cơ thể làm cho phiền toái khó chịu, nói chung hoặc cục bộ (tại chỗ), nhưng nếu sử dụng dung dịch trong cồn teinture được duy trì, cuối cùng sẽ biến mất và bệnh nhân đồng thời được chữa khỏi bệnh một cách vĩnh viễn căn bệnh mà trong đó nó được điều trị (`` Dispensatoire américain du roi '' John King 1854).
Điều nầy chỉ ra rằng một số nhất định những đặc tính có giá trị khác nhau trong thảo dược nầy, mà chúng ta biết, xứng đáng để có một cuộc điều tra thâm cứu và kỹ lưỡng hơn.
▪ Giáo sư I. G. Jones đã tuyên bố rằng vỏ này là :
- một thuốc bổ tinh khiết tonique pur và không kích ứng non irritant,
có một ảnh hưởng nhẹ nhàng hơn khi nó được áp dụng trên những màng nhầy ( niêm mạc) kích ứng muqueuses irritées.
Nó được dùng lợi ích trong phục hồi nghĩ dưởng convalescence sau những :
- bệnh sốt fièvres,
- và trong tình trạng suy nhược débilité
liên quan đến một kích ứng dạ dày ruột irritation gastro-entérique.
Nó thúc đẩy khẩu vị bữa ăn, cho phép :
- dạ dày chịu đựng được một thực phẩm đầy đủ phù hợp alimentation adéquate,
- thúc đẩy sự phục hồi tiêu hóa sớm,
- và sẽ dung nạp bởi dạ dày khi những thuốc bổ khác bị khước từ.
▪ Nó được sử dụng trong ngâm trong nước lạnh infusion froide, trong đó ½ once =14,78 ml dung dịch lỏng có thể được quản lý dùng mỗi 2, 3 hoặc 4 giờ, tùy theo những hoàn cảnh.
Người ta cũng nói rằng nó chữa lành :
- những bệnh sốt không liên tục fièvre intermittente,
và một số người xem như tương đuơng với thuốc ký nin quinine.
▪ Nó có thể được sử dụng dưới dạng bột poudre, trong dung dịch trong cồn teinture hoặc trong trích xuất.
▪ Liều lượng.
▪ Liều lượng phù hợp của tro Cây Hốt bố 3 lá Ptelea trifoliata phụ thuộc vào nhiều yếu tố như là :
- tuổi tác âge, sức khỏe và nhiều điều kiện khác của người sử dụng .
Tại thời điểm nầy, nó không đủ những thông tin khoa học để xác định một phạm vi thích hợp cho một liều lượng của tro.
Hảy nhớ rằng những sản phẩm tự nhiên không luôn nhất thiết là là an toàn và những liều lượng có thể là một yếu tố quan trọng.
Thận trọng nên tham khảo ý kiến của những người chuyên môn chăm sóc sức khỏe có khả năng thật sự trước khi sử dụng thuốc.
● Ứng dụng khác :
◦ Đôi khi sử dụng làm những hàng rào trong Bắc Mỹ Amérique du Nord.
◦ Gỗ cứng, nặng, với hạt mịn. Nó nặng nhưng Cây không phát triển đủ lớn để phát triển trong thương mại.
Thực phẩm và biến chế :
Bộ phận ăn được : Trái.
Sử dụng ăn được : gia vị .
▪ Trái, Một hương vị rất đắng, mặc dù nó được tiêu dùng bởi những trẻ em.
▪ Trái cũng được sử dụng như một chất thay thế cho Cây Hốt bố Houblon khi chế tạo ra rượu bia bière và nó được thêm vào con men levure để làm dậy men nhanh chóng hơn khi chế tạo ra bánh mì pain.
▪ Trái được sản xuất dồi dào ở Anh Grande-Bretagne.
▪ Trái rất mỏng và đo được khoảng 25 mm dài.
[size=undefined][size=undefined]
Nguyễn thanh Vân
[/size][/size]
Posted by Thanh Van Nguyen at 02:15 Aucun commentaire:
Envoyer par e-mailBlogThis!Partager sur TwitterPartager sur FacebookPartager sur
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,737
Threads: 407
Likes Received: 1,149 in 906 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Posts: 7,737
Threads: 407
Likes Received: 1,149 in 906 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Home / Trồng Hoa / Hoa mười giờ và những công dụng tuyệt vời có thể bạn chưa biết
Hoa mười giờ và những công dụng tuyệt vời có thể bạn chưa biết
Nguyễn Thị Na Na19:58 01/08/2020
- [/url]
- [url=https://twitter.com/share?text=Hoa%20m%C6%B0%E1%BB%9Di%20gi%E1%BB%9D%20v%C3%A0%20nh%E1%BB%AFng%20c%C3%B4ng%20d%E1%BB%A5ng%20tuy%E1%BB%87t%20v%E1%BB%9Di%20c%C3%B3%20th%E1%BB%83%20b%E1%BA%A1n%20ch%C6%B0a%20bi%E1%BA%BFt&url=https://avi.org.vn/cong-dung-hoa-muoi-gio-156.html&hashtags=avivietnam]
Đánh giá bài viết
3.7 / 5 ( 3 vote )
Nội Dung Bài Viết
Hình ảnh những bông hoa mười giờ rực rỡ dưới nắng hè khiến nhiều người mê mẩn. Tuy nhiên, ngoài vẻ đẹp ấy, loài hoa này còn mang đến nhiều lợi ích bất ngờ mà có thể bạn chưa biết đến. Hãy cùng AVi Việt Nam tìm hiểu kỹ hơn về những tác dụng của loài hoa đẹp này nhé!
Loài hoa vừa đẹp vừa có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Đặc điểm hoa mười giờ
Đây là loài cây thân thảo với kích thước chiều cao từ 10 – 15cm, là một trong những loài cây có mọng nước với thân nhỏ, màu hồng nhạt, phân thành nhiều nhánh và thuộc họ Rau Sam (Portulacaceae). Mười giờ là loài hoa đặc biệt thường nở vào tầm 9 – 10 giờ nên chúng có tên gọi như vậy.
Lá hoa mười giờ có hình hơi dẹt với chiều dài từ 1,5 – 2cm, có màu xanh nhạt và mép lá nguyên.
Người ta tìm thấy chúng lần đầu tiên ở khu vực Nam Mỹ và phù hợp với khí hậu ôn đới. Với hoa đủ màu sắc: đỏ, cam, trắng, hồng, cam, vàng,… nên loài hoa này được trồng để trang trí không gian nhà ở hoặc nơi công cộng. Ở những nơi nắng ráo và nhiều ánh nắng chúng càng phát triển mạnh mẽ.
Chúng không chỉ điểm tô không gian bằng máu sắc mà còn được dùng trong việc chữa bệnh. Tháng 6/2016 trong tạp chí Birds & Blooms có ghi: “nó được đưa vào các khu vườn của châu Âu khoảng 300 năm trước...nhanh chóng thu được sự phổ biến vì các tính chất y học của nó, bao gồm làm mất đi tiếng nghiến răng, co thắt cơ và làm dịu vết bỏng do thuốc súng".
Hoa mười giờ nở rộ lúc 10 giờ sáng và khép lại vào buổi chiều mát.
Công dụng trang trí không gian
Với thân yếu, dễ buông rũ xuống nên nười ta thường trồng hoa mười giờ trong các chậu để treo ở ban công, quán cà phê, trà sữa, nhà hàng,… để chúng góp phần làm đẹp không gian.
Nhờ đặc điểm dễ trồng, dễ sống, không tốn nhiều công chăm sóc nên chúng được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nơi.
Vì sao hoa mười giờ được dùng để làm thuốc?
Theo nhiều nghiên cứu về loài hoa này, các nhà khoa học đã tìm thấy trong thành phần và đặc tính của chúng có khả năng làm dược liệu. Cụ thể là những đặc tính sau:
Khả năng chống oxy hóa
Hầu hết các loại hoa mười giờ đều chứa hoạt chất chống oxy hóa, dù cho chúng là loại nào, có màu hoa gì. Đây là kết quả nghiên cứu từ Tạp chí Quốc tế Về thực vật (International Journal of Phytopharmacy). Trong đó, những cây màu cam thành phần hợp chất chống oxy hóa cao nhất. Làm được điều này là nhờ chất acetone và phenolic. Trong các bộ phận thì lá cây chứa nhiều dược tính này nhất.
Tính an toàn
Theo thí nghiệm dùng nước của cây hoa mười giờ lên chuột trong khoảng 6 tháng thì các kết quả đều khả quan và hoàn toàn an toàn. Điều này được tạp chí Dân tộc học (Journal of Ethnopharmacology) thực hiện.
Tiềm năng điều trị ung thư
Tạp chí Tiến bộ môi trường và năng lượng bền vững (Enviromental progress and sustainable energy) chỉ ra rằng: chiết xuất từ lá và thân cây có khả năng tiêu diệt các tế bào hình thành nên bệnh ung thư.
Tuy nhiên, khi bạn muốn áp dụng bất kỳ phương thuốc nào từ cây hoa mười giờ, bạn phải xin ý kiến từ những người có chuyên môn để được tư vấn nhằm tránh những rủi ro đáng tiếc.
Giống hoa mười giờ Mỹ cánh đơn cũng được dùng làm thuốc như những giống Việt Nam.
Công dụng chữa bệnh của hoa mười giờ
Trị bỏng nhẹ
Đối với những trường hợp bỏng nhẹ, bạn ngâm ngay vết thương vào nước mát. Sau đó dùng cây hoa mười giờ rửa sạch, giã nhuyễn rồi đắp lên vết bỏng.
Trong quá trình đắp, bạn liên tục giở ra cho mát. Đến khi nắm lá ấm lên, bạn thay nắm khác cho đến khi vết thương dịu hẳn.
Với cách làm này, nếu chỉ bỏng nhẹ, da sẽ hồi sinh nhanh chóng mà không để lại sẹo. Tuy nhiên, đối với những vết bỏng sâu, da sẽ khô lại rồi hình thành lớp da mới mà không phồng hay đau rát, bọng nước.
Chữa viêm họng
Đây là ứng dụng phổ biến của hoa mười giờ. Khi bạn hay người thân bị viêm họng, chỉ cần kết hợp chúng với lá cây rẻ quạt rửa sạch và giã nhuyễn. Sau đó bạn cho tý nước sôi vào trộn đều lên rồi lọc nước ngậm mỗi ngày 2 – 3 lần. Chỉ cần thực hiện liên tục như vậy từ 3 – 5 ngày là người bệnh sẽ thấy ổn hơn nhiều.
Chữa ghẻ, lở, ngứa ngoài da
Khi điều trị những bệnh ngoài da như ghẻ lở hay ngứa, bạn rửa sạch hoa mười giờ, lá rau sam và lá xoan. Sau đó, giã nát vắt lấy nước. Mỗi ngày dùng hỗn hợp này bôi lên vết thương 2 – 3 lần. Kiên trì bôi 1 tuần là hiệu quả.
Loại cánh đơn nhiều màu sắc cũng mang dược tính.
Cách dùng cây mười giờ
Nhờ vị chua, tính bình và khả năng tiêu viêm, giảm sưng, giảm đau và hoạt huyết nên hoa mười giờ được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y. Khi làm thuốc, bạn có thể dùng toàn thân cây ở cả dạng tươi hoặc khô. Đối với cách sử dụng, hiện có 2 cách được dùng rộng rãi nhất:
Dùng thuốc bôi
Như cách điều trị ghẻ, lở, u nhọt, viêm da, ngứa ngoài da, bỏng,… ở trên, bạn dùng cả cây tươi rửa sạch sau đó giã nát rồi đắp lên vết thương.
Dùng thuốc sắc
Đây là cách thường áp dụng để trị viêm họng, chấn thương do va đập ảnh hưởng mô mềm…
Mỗi ngày sắc từ 15 – 30gam toàn thân cây hoa mười giờ để uống.
Người Trung Quốc dùng loại cây này rất nhiều trong việc khử tan vết máu bầm, giải độc, thanh nhiệt và tiêu thủng hiệu quả.
Mười giờ mix cánh đơn cũng rất hữu ích.
Với những kiến thức bên trên, bạn đã nắm được nhiều công dụng hữu ích của hoa mười giờ. Có lẽ do chúng đem lại nhiều tác dụng như vậy mà người ta đã trồng nhiều, vừa để trang trí không gian mà còn có ngay vị thuốc tốt trong nhà để dùng khi cần. Hy vọng những thông tin mà AVi cung cấp bên trên sẽ giúp cho bạn nhiều trong cuộc sống.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,737
Threads: 407
Likes Received: 1,149 in 906 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Rau sam món ngon chữa bệnh
Cách trồng rau, Dinh dưỡng rau & kỹ thuật chế biến rau Comments Offon Rau sam món ngon chữa bệnh 7,635 Lượt truy cập
Rau sam còn có nhiều tên gọi khác như mã xỉ hiện, mã xỉ thái, trường thọ thái… Rau thường mọc hoang ở những nơi đất ẩm mát ven vườn cây, bờ ruộng, có tác dụng rất tốt để chữa nhiều bệnh mà không phải ai cũng biết đến.
Rau Sam là một loại rau mọc hoang, ăn được, không có độc tính, có nhiều chất bổ dưỡng như sinh tố A, B1, B2, C, PP, một số khoáng chất và nhiều acid béo omega-3. Ngoài tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, có thể cải thiện nồng độ cholesterol cao trong máu, rau Sam còn là một nguồn kháng sinh tự nhiên rất quý trong việc điều trị các chứng viêm nhiễm đường ruột và đường sinh dục tiết niệu.
Rau Sam bao gồm nhiều hoạt chất sinh học như chất đạm, chất béo, carbohydrate, một số khoáng chất và sinh tố. Theo Viện Vệ Sinh Hà Nội (1972), rau Sam thu hái tại Việt nam có 1,4% protid, 3% glucid, 1,3% tro, 85mg% calci, 5,6mg% phosphor, 1,5mg% sắt, 26mg% vitaC, 0,32mg% carotene, 0,03%mg vita.B1, 0,11mg% vita.B2, 0.07%mg vita.PP. Những nghiên cứu ở Đài Loan và Úc còn cho thấy trong rau Sam có nhiều potasium nitrate và calcium oxalate.
Có nhiều cách chế biến món ăn từ rau sam. Đơn giản nhất là rau sam luộc chấm mắm cái dằm ớt tỏi. Rau đem về nhặt lấy phần ngọn, rửa nhẹ tay tránh khỏi dập lá, để ráo nước cho vào nồi nước đang sôi, trong vài phút là vớt ra. Rau sam luộc ngoài việc chấm mắm cái thì chấm nước cá đồng (cá rô, cá diếc…) kho gừng nghệ cũng rất mặn mà. Thịt béo bùi, thơm ngậy, hòa lẫn vị xanh non của rau, ăn một lần là nhớ mãi.
Một món ngon dễ làm nữa là rau sam xào tỏi. Đun sôi nước, cho rau vào luộc gần chín, vớt ra tráng qua nước lã (sẽ giúp rau giữ màu xanh, khử bớt vị đắng). Cho dầu ăn vào chảo, phi thơm tỏi, cho rau đã ráo nước vào xào vài phút. Nêm gia vị, rắc một ít tiêu, đảo đều. Món này ăn ngon không kém món rau muống xào tỏi.
Rau sam xào tỏi
Những ngày nắng nóng, món ngon nào cũng chẳng bằng bữa cơm gia đình cùng món canh rau sam nấu với cá rô đồng. Chọn vài con cá rô to, mập thịt sẽ mềm và thơm. Làm sạch cá, ướp thấm gia vị rồi cho vào nồi nước đang sôi. Đợi đến khi cá chín thì cho tiếp rau vào. Khi dọn cơm, rắc hành hương xắt nhỏ và tiêu xay nhuyễn lên canh, vớt cá ra đĩa để ăn riêng, chấm với nước mắm ớt tỏi. Vị thanh thanh, ngòn ngọt, chua chua của từng cọng sam cùng mùi thơm hăng hắc của tiêu rừng khiến con người ta dường như quên hẳn cái oi nồng của đất trời.
[size=undefined]
Theo kinh nghiệm người quê tôi, rau sam không chỉ là thứ rau ăn ngon miệng mà còn là vị thuốc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khử phong. Một bí quyết cho các anh, các bác khi đi rừng bị rắn cắn, hay người nhà có nhọt lở, chấn thương sưng đau, là lấy một ít lá sam non, nhai nhỏ và đắp lên vết thương.[/size]
Sau đây là một số cách sử dụng rau Sam đơn giản có thể thực hiện ở gia đình.
[size=undefined]
1. Chữa viêm cầu thận, viêm bàng quang, niệu đạo.
Rau Sam tươi 600gr. Gừng sống 7 đến 9 lát.
Nấu sôi khoảng 400cc nước. Khi nước sôi lần lượt cho cả rau và gừng sống vào. Đảo qua lại vài lần. Chỉ sau khoảng 7 đến 10 phút là có thể chắt nước ra uống được. Thời gian nấu nhanh có thể bảo đảm được tối đa hoạt chất và chất bổ dưỡng. Khi uống cho thêm vào một chút muối. Chia ra uống làm nhiều lần trong ngày. Mỗi lần cách nhau khoảng 2 hoặc 3 giờ. Có thể ăn cả xác. Gừng sống trong bài có tác dụng hạn chế bớt tính hàn của rau Sam, không làm trệ tỳ lại có thể tăng cường chức năng khí hoá ở Thận và Bàng quang.
2. Chữa xơ vữa động mạch, làm hạ độ cholesterol trong máu.
Rau Sam tươi 100gr. Gừng sống 3 lát.
Luộc hoặc nấu canh ăn hàng ngày. Ăn cả nước lẫn xác. Có thể thêm vào gia vị tuỳ thích. Thỉnh thoảng ăn mỗi đợt từ 5 đến 7 ngày.
3. Chữa khí hư, bạch đới ở phụ nữ.
Rau Sam tươi 100gr. Giã nát vắt lấy nước, hoà với 2 lòng trắng trứng gà, khuấy đều, hấp chín. Chia ra ăn làm 2 lần trong ngày. Ăn từ 3 đến 5 ngày.
4. Chữa kiết lỵ cấp tính.
Rau Sam tươi 100gr. Giã nát vắt lấy nước, đun nóng, cho thêm một chút mật ong hoặc đường đen vào để uống.
5. Chữa sán sơ mít.
Rau Sam tươi 100g. Giã nước lọc lấy nước, cho thêm một chút muối và một muổng giấm, uống vào lúc sáng sớm khi bụng đói.
6. Chữa bệnh giun kim.
Rau Sam tươi 80gr. Giã nát lọc lấy nước, thêm một chút muối. Uống từ 3 đến 5 ngày.
7. Chữa mụn nhọt sang độc.
Rau Sam tươi một nắm. Giã nát đấp lên mụn nhọt băng lại.
Lưu ý: Vì rau Sam hoạt huyết và tính hàn nên không sử dụng cho người có thai. Với những bệnh nhân có thể tạng hư hàn, hay đi tiêu lỏng, khi sử dụng rau Sam cần được phối hợp tốt với những vị thuốc cay, ấm để không làm trệ tỳ. Ngoài ra do hàm lượng nitrate và oxalate có trong rau Sam nên cần thận trọng khi dùng với người có tiền sử về sạn thận.
Từ khi bước chân ra thành phố, dường như tôi không có dịp nào để thưởng thức các món làm từ rau sam. Chỉ mỗi lần về thăm quê, bên bếp lửa hồng, mùi cá nướng hòa lẫn hương thơm thoang thoảng của rau sam luộc, tạo nên một thứ mùi đặc trưng khó tả vừa quen thuộc mà nồng nàn ấm áp…[/size]
Theo Viet Bao.vn
[size=undefined]
Bài Viết Liên Quan:[/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,737
Threads: 407
Likes Received: 1,149 in 906 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
11 nguyên liệu tự nhiên giúp loại bỏ mùi hôi cơ thể
Tắm với nước chanh hay thoa dầu dừa sau khi tắm giúp loại bỏ mùi khó chịu.
Dầu dừa
Dầu dừa chứa nhiều axit lauric, có khả năng kháng khuẩn và khử mùi hiệu quả. Dùng dầu dừa để dưỡng da sau khi tắm vừa giúp da mịn màng, vừa loại bỏ những mùi khó chịu.
Chanh
Người Việt từ xa xưa đã có thói quen tắm với nước cốt chanh. Cũng giống như dầu dừa, chanh có khả năng khử mùi rất tốt. Dùng 1/2 quả chanh chà xát vào vùng da có mùi hoặc uống nước chanh đều đặn giúp loại bỏ mùi hôi miệng.
Hạt cà ri
Hạt cà ri rất giàu chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Cho một thìa hạt cà ri vào ấm nước, đun sôi, ủ trong 6 - 8 tiếng rồi uống. Bạn cũng có thể thêm hạt cà ri vào trà dùng hàng ngày.
Lá Neem
Lá Neem là một loại thảo dược quý, có tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn và sát trùng. Bạn có thể nghiền lá thành bột, thêm một chút nước để tạo thành hỗn hợp sền sệt, thoa lên vùng da dưới cánh tay mỗi ngày.
Lúa mì
Nước ép lúa mì chứa một lượng lớn protein, vitamin C, B12, B6, axit folic, giúp chống lại mùi hôi cơ thể. Bạn có thể dùng nước ép này thoa lên vùng da có mùi khó chịu mỗi ngày.
Mùi tây
Dùng mùi tây trị mùi hôi cơ thể là một phương pháp làm đẹp truyền miệng đã được khoa học kiểm chứng. Mùi tây có hàm lượng chất diệp lục cao và hương thơm tươi mát của nó mang lại hiệu quả khử mùi. Bạn có thể thêm mùi tây vào các món ăn hoặc làm khô thân và lá của mùi tây nghiền thành bột, thoa lên các vùng da cần khử mùi.
Cây xô thơm
Cây xô thơm có chứa nhiều flavonoid như apigenin, diosmetin và luteolin. Hơn nữa, thành phần của cây có vitamin, phytoncides và các hợp chất khác giúp kháng khuẩn và chống lại mùi hôi cơ thể. Thêm bột cây xô thơm vào nước tắm giúp làm sạch và khử mùi hiệu quả.
Bạc hà
Bạc hà là một trong những nguyên liệu khử mùi hàng đầu. Bạn có thể thêm lá bạc hà vào các món ăn hoặc dùng tinh dầu bạc hà thoa lên da để khử mùi.
Quế
Thêm quế vào các món ăn không chỉ giúp làm tăng hương vị mà còn có thể khử mùi hôi miệng.
Trà xanh
Hàm lượng cao chất chống oxy hóa trong trà xanh giúp giảm tiết mồ hôi, ngăn ngừa mùi hôi cơ thể phát sinh.
.
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,737
Threads: 407
Likes Received: 1,149 in 906 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
..
Lá hương thảo
Lá hương thảo chứa nhiều kẽm, giúp hạn chế tiết mồ hôi. Chất diệp lục và tinh dầu bạc hà trong lá hương thảo cũng giúp khử mùi khó chịu.
Theo Bright Side
Giang Nguyên
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,737
Threads: 407
Likes Received: 1,149 in 906 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
VỀ TRANG CHỦ
Ngoài gói bánh chưng, chuyên gia tiết lộ lá dong còn có thể chữa bệnh theo cách này nhưng không phải ai cũng biết
Tiểu Nguyễn 1 năm trước
Hàng loạt những bài thuốc chữa bệnh từ lá dong, trong đó có công dụng giải rượu rất đáng ghi nhận vào dịp Tết là điều chúng ta cần tận dụng tối đa.
Lá dong được dùng để gói bánh chưng dịp Tết hóa ra còn là thuốc chữa bệnh trong Đông y
Cứ mỗi dịp cận Tết, những gánh hàng bán đầy ắp lá dong lại xuất hiện trên những nẻo đường, con phố. Từng gánh hàng rong gắn liền với hình ảnh [url=https://afamily.vn/nhung-thu-ban-can-chuan-bi-cho-mam-co-cung-giao-thua-tet-nguyen-dan-20200115141635369.chn]Tết cổ truyền. Người ta thường lấy lá dong làm bánh chưng, bánh ú, bánh giò, bánh tét, bánh nếp, bánh tẻ.
Theo kinh nghiệm dân gian từ lâu đời, gói bánh chưng với lá dong, khi luộc bánh sẽ có mùi thơm đặc trưng, vô cùng dễ chịu và cũng rất đặc biệt, gợi đến một cái Tết an yên, đoàn viên.
Người ta thường lấy lá dong làm bánh chưng, bánh ú, bánh giò, bánh tét, bánh nếp, bánh tẻ.
Lá dong thuộc loại cây thảo cao khoảng 1m, thân rễ hình củ. Lá thuôn hay thuôn mũi mác, dài 30 - 50cm, rộng 10 - 20cm, gốc nhọn, đầu có mỏ ngắn, hai mặt nhẵn; cuống lá dài, nhẵn; bẹ lá nhẵn hay có lông ở gốc.
Loại lá này được phân bố ở các nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Bhutan, Indonesia, Myanma, Philippines, Thái Lan và Việt Nam có ở nhiều nơi thuộc Bắc Bộ, Trung Bộ...
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, lá dong có vị ngọt, nhạt, tính hơi hàn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, chỉ huyết, lợi niệu.
Loại cây này sản xuất ra củ dong vốn là loại củ ăn vặt được nhiều người yêu thích. Củ dong chứa rất nhiều tinh bột, có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, an thần và giáng áp, thường được dùng để chữa viêm gan vàng da, bệnh lỵ mạn tính, ho ra máu, huyết lậu (rong huyết), bạch đới (khí hư), kinh nguyệt không đều, ung nhọt... Rễ của cây dong dùng chữa sưng gan; lỵ; tiểu tiện đỏ đau...
Là thứ gợi nhớ đến món ăn không thể thiếu mỗi khi Tết đến xuân về nhưng ít ai biết rằng toàn bộ cây dong có thể làm thuốc chữa bệnh. Loại lá này có thể làm thuốc trị say rượu, giải rượu, chữa ngộ độc rất tốt. Đây đều là những tình trạng thường gặp trong dịp Tết Nguyên Đán. Mọi người thường ham vui quá chén cũng như nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm lên cao.
Vào dịp cận Tết, lá dong dùng để gói bánh chưng có thể được tận dụng ngay.
Trai 43 chưa ai BỐC TEM đi hẹn hò LỜI TO vì được HÔN không ngớt | Hẹn Ăn Trưa #264
Đặc biệt, trong cuốn sách "Những cây thuốc vị thuốc Việt Nam" Giáo sư Đỗ Tất Lợi cũng ghi nhận, lá dong ta có công dụng chữa say rượu nhanh chóng, giúp mát gan, giải độc, hạ men gan, điều trị rắn cắn. Điều đó càng khẳng định hơn nữa vai trò của lá dong trong việc giải rượu, là thực phẩm thuốc cực tốt cho gan trong những bữa ăn quá tải ngày Tết.
Dùng lá dong có thể chữa bệnh theo những cách nào?
Theo lương y Bùi Hồng Minh, sau khi gói bánh chưng xong còn thừa lá, hay cả cuống lá dong tưởng chừng vứt đi, chúng ta vẫn có thể được tận dụng để làm thuốc chữa bệnh theo những cách sau:
- Chữa say rượu: Lá dong tươi 100g, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với lá non sắn dây. Có thể dùng cuống lá dong cũng được. Hoặc, bạn cũng có thể dùng 80g lá dong khô đun nước uống. Đây là cách giải rượu từ dân gian nhưng cũng được ghi chép lại trong cuốn sách của GS Đỗ Tất Lợi.
- Chữa ngộ độc thực phẩm: Đọt lá dong 50g, rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống. Mỗi ngày thực hiện 2 - 3 lần.
- Chữa vết thương: Lá dong 100g, rửa sạch, giã nhỏ, đắp băng. Nếu vết thương chảy máu sẽ cầm lại ngay.
Sau khi gói bánh chưng xong còn thừa lá, hay cả cuống lá dong tưởng chừng vứt đi, chúng ta vẫn có thể được tận dụng để làm thuốc chữa bệnh.
- Chữa rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần trong ngày: Lá dong đốt tồn tính, mỗi lần uống 20g với nước sôi để nguội. Ngày uống 2-3 lần.
TIN LIÊN QUAN
4 bài thuốc từ lê hấp trị ho dứt điểm cho bé chỉ sau một đêm, mẹ không biết đúng là quá đáng tiếc!
Đánh bay cảm lạnh, ho sốt cho bé trong ngày đông rét mướt: Mẹ hãy lượm ngay những bài thuốc từ loại lá quen thuộc này
[size=undefined]
- Chữa hen suyễn: Phần thân (phần thân chính của cây lá dong là phần gốc của cây dong, không lấy phần trên mặt đất là thân giả), thái lát mỏng rồi sao vàng hạ thổ, sau đó sắc uống vài lần.
Điều đáng nói, không chỉ dùng lá dong tươi mới có thể chế biến thành thuốc chữa bệnh. Nếu dịp này gói bánh chưng còn thừa lá, bạn có thể dùng lá dong tươi làm thuốc ngay. Hoặc, bạn cũng có thể phơi khô lá dong, cất vào túi bảo quản nơi thoáng mát, tránh ẩm mốc để dùng dần điều trị những chứng bệnh dễ gặp trong dịp Tết.
Khôn
[/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,737
Threads: 407
Likes Received: 1,149 in 906 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
.
Y Học Cổ Truyền Dược liệu
Công dụng của bình bát dây
Share:
[/url][url=https://www.facebook.com/sharer/sharer.php?u=https://www.vinmec.com/y-hoc-co-truyen/duoc-lieu/cong-dung-cua-binh-bat-day/]
Bình bát dây là một loại cây dại, mọc hoang rất thân quen đối với người dân vùng quê. Bình bát không chỉ là thực phẩm ăn được mà còn là một vị thuốc hay trong Đông y. Vậy bình bát dây có tác dụng gì và điều trị được bệnh gì?
1. Đặc điểm của bình bát dây
Bình bát dây không chỉ là loài cây dại mà còn là thực phẩm có lợi cho sức khỏe, là vị thuốc hay trong đông y. Dây bát hay còn được người dân vùng quê gọi là bình bát dây là một loại cây leo mọc dại.
Không chỉ là một loại thực phẩm thanh nhiệt, giải độc, bình bát còn là một vị thuốc nam với nhiều công dụng. Dây bình bát thuộc loài cây thảo nhẵn và mảnh, mọc leo cao, đôi khi còn dài tới 5m hay hơn thế nữa. Lá mọc so le, hình tim, có cuống dài, khía 5 thùy nông và mép có răng cưa. Tua cuống đơn và mọc đối diện với lá. Hoa đực và hoa cái giống nhau thường mọc đơn độc hay xếp hai cái một ở nách lá, có cuống dài 2cm, rộng 2,5cm, khi chín có màu đỏ và thịt quả đỏ có chứa nhiều hạt.
Dây bát còn gọi mãng bát, bình bát... Tên Đông y là hồng qua, tên khoa học Coccinia cordifolia (L.) Cogn, họ Bí – Cucurbitaceae
Dây Bình bát là loài mọc hoang, thường có nhiều ở các nước Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia... Mọc hoang trên nương rẫy, ở rào, lùm bụi từ vùng thấp cho tới vùng cao 1500m khắp nước ta. Bình bát tươi tốt và ra hoa kết quả quanh năm, người dân có thể thu hái các bộ phận của cây để làm rau ăn hoặc làm thuốc. Dân gian thường sử dụng củ ngâm rượu bóp chữa sưng đau các khớp viêm; có người dùng dây lá phối hợp với Bùm sụm, Cỏ mần trầu, Dền gai, mỗi thứ một nắm sắc uống để điều trị huyết áp.
Hình ảnh dược liệu bình bát dây
[img=572x0]https://vinmec-prod.s3.amazonaws.com/images/vicaread/20220802_024204_596990_vinmec_600x200-2.jpg[/img]
2. Công dụng của bình bát dây
Theo Đông y, dây bát có vị ngọt và tính mát. Tác dụng thanh nhiệt, mát phế, thanh vị, nhuận táo, sinh tân dịch, giải độc và dưỡng âm. Thường dùng chữa miệng khô khát uống nước nhiều, táo bón, tiểu buốt, tiểu gắt, bí tiểu, người nóng nổi mụn nhọt... Canh dây bình bát có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, còn vào mùa hè giúp thanh nhiệt giải hỏa, bồi bổ sức khỏe.
Dưới đây là một số bài thuốc dân gian hay dùng:
- Chữa đái tháo đường: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đại học sư phạm TP. Hồ CHí Minh phát hiện dịch chiết dây bình bát có tác dụng ức chế Glucosidase. Đây là một trong những cơ sở chứng minh hiệu quả hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị được bệnh tiểu đường của loại thảo dược này. Từ kết quả trên đã cho thấy việc sử dụng cây bình bát dây trong những bài thuốc hỗ trợ bệnh đái tháo đường của dân gian là có cơ sở khoa học.
[size=undefined]
Người bệnh bị tiểu đường hái lá non dây bát 100g, thịt cua 50g, gia vị vừa đủ nấu canh ăn thường xuyên sẽ giảm lượng đường đáng kể. Mỗi tuần ăn khoảng vài lần. Có thể sử dụng ngọn lá non cả hoa quả rửa sạch ăn sống hoặc xay nước uống đều được.[/size]
- Chữa nóng trong người nổi mụn nhọt, tiểu buốt, bí tiểu: Dây Mảnh bát 50g, phối hợp với rễ cây Chùm ngây 30g. Cam thảo dây 20g, thái nhỏ, sau đó phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Có thể hái lá bình bát dây nấu canh ăn uống 2 lần trong ngày
- Chữa lở loét, vết cắn do côn trùng...
[size=undefined]
Lá Bình bát để tươi, giã đắp sẽ chữa mụn nhọt, lở loét, vết cắn do rết hoặc côn trùng, nếu giã nát lá, thêm nước, gạn uống, rồi lấy bã hơ nóng, xoa miết khắp người chữa cảm sốt và đau đầu. Hạt Mảnh bát nghiền nát, trộn với dầu dừa, bơi hàng ngày có tác dụng chữa trị ghẻ. Để có hiệu quả nhanh hơn có thể hái trái bình bát xanh nhai sống, tuy nhiên trái bình bát sống có vị đắng nên rất khó nhai.[/size]
[size=undefined]
Dùng dây Bình bát để điều trị trúng độc bằng cách lấy rễ củ của cây để tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt uống hoặc rễ phơi khô 30g đến 50g, thái nhỏ, sắc với 200ml nước còn 50ml và uống làm 1 lần trong ngày.[/size]
[size=undefined]
Để chữa trĩ, hãy lấy lá Mảnh bát tươi 50g, rau Diếp cá tươi 50g, hoa Mào gà 5g, xơ Mướp đốt tồn tính 5g, sắc uống trong ngày.[/size]
- Những công dụng nổi bật khác của bình bát dây
[size=undefined]
Ngoài công dụng điều trị nổi mề đay, cây bình bát còn được dân gian sử dụng điều trị nhiều căn bệnh khác như: bệnh lao phổi bằng thân cây bình bát. Trị bệnh xương khớp bằng thân trái bình báT. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường bằng lá bình bát.[/size]
Bình bát dây có thể hỗ trợ một số bệnh lý trong Y học cổ truyền
3. Cách dùng bình bát dây
- Điều trị lao phổi: Thân bình bát thái mỏng, phơi khô 20g. Đun với khoảng 1,2 lít nước để uống hàng ngày.
- Điều trị bệnh xương khớp: Lấy trái bình bát đập dập, hơ nóng, chườm vào nơi bị đau nhức nhức hoặc nếu đau ở phần lưng bạn có thể để trái bình bát hơ nóng trên giường rồi nằm đè lên trên. Cách này giúp đánh tan các cơn đau ở vùng cơ và vùng khớp rất hiệu quả.
- Điều trị bệnh tiểu đường; Quả bình bát non bỏ hạt, thái mỏng phơi khô 5g, đun nước uống hàng ngày. Đây là cách làm đơn giản giúp nhiều bệnh nhân tiểu đường ổn định được đường huyết sau một thời gian ngắn.
Bình bát dây là một loài cây mọc hoang rất ít được trồng ở nước ta. Không nên sử dụng bình bát vào buổi chiều hoặc tối.
Bình bát dây có tính mát nên những ai hệ tiêu hóa kém, tỳ vị hư hàn, thường xuyên bị lạnh bụng, đau bụng cần hạn chế sử dụng. Ngoài bình bát dây thì còn có một loại khác nữa là bình bát thân gỗ với công dụng chủ yếu là điều trị lao phổi, cần phân biệt để tránh nhầm lẫn nhé.
Khi sử dụng trái bình bát để chữa bệnh lâu dài, cần theo sự chỉ dẫn của bác sĩ Đông Y để sử dụng đúng liều lượng, đúng cách. Vì họ là những người có chuyên môn nên sẽ tư vấn cách dùng cho phù hợp với cơ địa cũng như tình trạng bệnh của mỗi người.
Khi điều trị bệnh bằng bình bát dây sẽ thì mức độ hiệu quả cũng như thời gian sử dụng cần thiết đối với từng người là hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, điều quan trọng là phải kiên trì sử dụng theo sự hướng dẫn của bác sĩ nhé!
Dây bình bát cũng là món ăn, vị thuốc khá lành tính. Tuy nhiên, đối với những bài thuốc ứng dụng nêu trên đối với người bệnh chỉ để tham khảo, khi dùng phải có đơn và hướng dẫn cụ thể.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,737
Threads: 407
Likes Received: 1,149 in 906 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
[img=0x0]https://www.thuocdantoc.org/wp-content/uploads/2019/11/cay-say.jpg[/img]Cây sậy mặc dù mọc hoang dại nhưng lại có nhiều công dụng chữa bệnh
- Tên gọi khác: Sậy trúc, Lau sậy
- Tên khoa học: Arundo donax L.
- Họ: Lúa (Poaceae).
[size=undefined]
Mô tả dược liệu
1. Đặc điểm thực vật
Sậy là một loại cây sống lâu năm có phần rễ bò dài và rất khỏe. Thân cây cao tới khoảng 2 – 4m, thẳng đứng, rỗng ở giữa và có đường kính khoảng 1,5 – 2cm.
Lá phẳng, nhẵn, hình dải hoặc hình mũi mác, dài khoảng 30 – 40cm, rộng khoảng 1 – 3,5cm. Phần mỏ lá nhọn kéo dài, mép lá ráp, các lá xếp ca nhau và ôm lấy thân ở phía gốc. Lưỡi bẹ có dạng vòng lông ngắn và lá thường khô vào mùa lạnh.
Hoa mọc thành từng cụm dạng chùy có màu tím hoặc tím nhạt, dàu 15 – 45cm và hơi cong rũ. Phần cuống chung có lông mềm mọc dày đặc ở gốc, phần nhánh rất mảnh. Bông nhỏ mang khoảng 3 – 6 hoa, phần mày rất nhọn, xòe ra khi chín.
Previous
Khám phá tất cả
[/url]
Next
2. Bộ phận dùng
Rễ của cây sậy chính là bộ phận được sử dụng để làm vị thuốc.
3. Phân bố
Ở nước ta, cây sậy mọc hoang ở những nơi ẩm ướt, đầm lầy, bờ nước, nhất là ở các tình Ninh Bình, Quảng Ninh, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang…
4. Thu hái và sơ chế
Dược liệu có thể được thu hái vào bất cứ khoảng thời gian nào trong năm. Nên chọn những rễ mọc về phía nước ngược, to mập có sắc trắng và hơi ngọt. Sau khi thu hái về đem phơi khô và sắc vàng nhạt, những rễ nhỏ nát và nhẹ thì bỏ đi không dùng.
5. Bảo quản
Dược liệu đã qua sơ chế cần bảo quản trong túi kín ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp.
6. Thành phần hóa học
Phân tích dược liệu cây sậy phát hiện một số thành phần sau:[/size]
- Asparagin
- Các loại đường
- Protein
- Arginin
- In vitro
[size=undefined]
Vị thuốc cây sậy
1. Tính vị
Các tài liệu Đông y ghi nhận vị thuốc có vị ngọt và tính hàn.
2. Quy kinh
Được quy vào các kinh Vị, Thận và Phế.
3. Tác dụng dược lý
Theo y học hiện đại:
Hiện chưa có nghiên cứu chính thống ghi nhận tác dụng dược lý của cây sậy.
Theo y học cổ truyền:[/size]
- Công dụng: Tả hỏa, thanh nhiệt, lợi thủy, sinh tân.
- Chủ trị: Viêm dạ dày cấp, chữa ho, [url=https://www.thuocdantoc.org/benh-viem-phe-quan.html]viêm phế quản, đau họng, nôn mửa, táo bón, rối loạn kinh nguyệt, miệng khô, phiền nhiệt, phế ung…
[size=undefined]
4. Cách dùng – liều lượng
Vị thuốc thường được dùng phổ biến bằng cách sắc lấy nước uống. Có thể kết hopwj với các loại vị thuốc khác để nâng cao hiệu quả điều trị. Liều dùng được khuyến cáo cho một ngày vào khoảng từ 20 – 40g.
Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu cây sậy
Sau đây là thông tin về một số bài thuốc có sử dụng rễ cây sậy làm vị thuốc:
1. Bài thuốc chữa bệnh viêm dạ dày[/size]
- Chuẩn bị: 50g rễ cây sậy cùng với 10g hậu phác.
- Thực hiện: Các vị thuốc trên cho hết vào ấm sắc cùng 1 thăng nước trên lửa nhỏ. Thu lấy khoảng 300ml chia đều thành 3 lần uống trong ngày. Sử dụng với liều lượng mỗi ngày chỉ 1 thang.
[size=undefined]
[img=0x0]https://www.thuocdantoc.org/wp-content/uploads/2019/11/cay-say-1.jpg[/img]Rễ cây sậy được sử dụng làm vị thuốc với tên gọi Lô căn
2. Bài thuốc chữa bệnh viêm phế quản mãn tính[/size]
- Chuẩn bị: 20g rễ cây sậy, 10g hoa kim ngân, 15g ngư tinh thảo, 10g liên kiều, 9g bồ công anh, 9g sa sâm, 6g trần bì và 9g qua lâu.
- Thực hiện: Tất cả vị thuốc trên cho cả vào ấm sắc lấy nước uống 3 lần/ngày, mỗi ngày dùng 1 thang.
[size=undefined]
3. Bài thuốc chữa cảm nóng, phát ban, đau buốt bàng quang[/size]
- Chuẩn bị: 20 – 40g rễ cây sậy.
- Thực hiện: Cho vị thuốc vào ấm đun cùng 1 thăng nước. Khi sôi vặn nhỏ lửa và đun thêm tầm 15 – 20 phút nữa. Dùng làm nước uống thay trà trong ngày với liều 1 thang/ngày.
[size=undefined]
4. Bài thuốc chữa viêm thận cấp[/size]
- Chuẩn bị: 50g rễ cây sậy, 30g rễ cỏ tranh cùng với 30g rễ diếp cá.
- Thực hiện: Các vị thuốc đem sắc lấy nước uống 3 lần/ngày, mỗi ngày dùng 1 thang. Cần duy trì liên tục trong vòng 1 tháng và lưu ý trong thời gian này cần kiêng tuyệt đối muối.
[size=undefined]
5. Bài thuốc chữa đầy bụng, kém ăn[/size]
- Chuẩn bị: 20g rễ cây sậy cùng với 6g gừng tươi.
- Thực hiện: Cho 2 vị thuốc trên vào ấm sắc lấy khoảng 150ml. Uống sau bữa ăn khoảng 15 phút.
[size=undefined]
6. Bài thuốc chữa cảm nắng[/size]
- Chuẩn bị: 200g rễ cây sậy, 20g diếp cá cùng với 15g kim ngân.
- Thực hiện: Tất cả vị thuốc trên đem rửa cho sạch rồi cho vào ấm. Đổ thêm nửa thăng nước vào sắc trên lửa nhỏ đến khi còn phân nửa. Chia đều thành 2 lần uống trong ngày, dùng liều 1 thang/ngày.
[size=undefined]
7. Bài thuốc trị nôn mửa, viêm dạ dày cấp[/size]
- Chuẩn bị: 30g rễ cây sậy ở dạng tươi, 9g trúc nhự, 8g gạo tẻ.
- Thực hiện: Các vị thuốc cho vào nồi nấu trên lửa nhỏ đến khi gạp nhừ. Tiến hành lọc bỏ bã rồi thêm ít nước cốt gừng vào để uống, dùng 1 thang/ngày.
[size=undefined]
8. Bài thuốc trị viêm đường hô hấp, viêm da, viêm đường tiết niệu[/size]
- Chuẩn bị: 150g rễ cây sậy cùng với 120g mạch đông.
- Thực hiện: Các vị thuốc trên đem rửa sạch, thái vụn rồi phơi hay sấy cho khô. Sau đó trộn đều rồi bảo quản trong lọ kín. Mỗi lần dùng lấy ra 30g rồi hãm với nước sôi nóng trong bình kín sau khoảng 20 phút là có thể dùng được. Sử dụng thay nước trà hằng ngày với liều đúng 30g/ngày.
[size=undefined]
9. bài thuốc trị ôn bệnh thời kỳ sau tân dịch khô khát[/size]
- Chuẩn bị: 24g rễ cây sậy, 12g mạch môn, 12g thiên hoa phấn cùng với 3g cam thảo.
- Thực hiện: Cho tất cả vị thuốc vào ấm sắc lấy nước uống mỗi ngày chỉ 1 thang.
[size=undefined]
10. Bài thuốc trị bệnh nhiệt kèm biểu hiện khát nước, sốt[/size]
- Chuẩn bị: 20g rễ cây sậy, 16g mạch đông, 20g thạch cao cùng với 14g thiên hoa phấn.
- Thực hiện: Các vị thuốc trên cho vào ấm sắc cùng 1 thăng nước trong 15 – 20 phút trên lửa nhỏ. Có thể chia làm nhiều lần uống trong ngày nhưng chỉ dùng đúng 1 thang/ngày.
[size=undefined]
11. Bài thuốc chữa chứng ợ hơi chua do vị nhiệt[/size]
- Chuẩn bị: 20g rễ cây sậy, 14g tỳ bà diệp, 12g sinh khương, 20g trúc nhự.
- Thực hiện: Các vị thuốc này đem cho hết vào ấm sắc cùng 1 thăng nước trong khoảng 10 phút. Chia làm nhiều lần uống trong ngày với liều chỉ 1 thang/ngày.
[size=undefined]
12. Bài thuốc chữa phế nhiệt kèm ho, khạc đờm đặc và áp xe phổi[/size]
- Chuẩn bị: 30g rễ cây sậy, 14g ngư tinh thảo, 14g kim ngân hoa, 14g đông qua nhân.
- Thực hiện: Các vị thuốc này đem sắc chung với 1 lít nước để thu lấy khoảng 300ml. Chia đều thành 3 lần uống trong ngày, dùng mỗi ngày chỉ 1 thang.
[size=undefined]
Lưu ý khi sử dụng cây sậy để chữa bệnh
Rễ cây sậy có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh nhưng nếu dùng không đúng cách thì các vấn đề rủi ro sẽ dễ dàng phát sinh. Đặc biệt, trong một số trường hợp, việc dùng dược liệu này để làm vị thuốc là không nên:[/size]
- Theo Đông Dược Học Thiết Yếu: Những người bị trúng nắng nhưng không có hỏa hay tân dịch chưa bị tổn thương thì tuyệt đối không sử dụng.
- Theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách: Những đối tượng tỳ vị hư hàn không nên sử dụng dược liệu này.
[size=undefined]
Những thông tin về dược liệu cây sậy được đề cập trong bà viết chỉ có giá trị tham khảo. Trước khi có ý định áp dụng bài thuốc nào có vị thuốc này bạn cần hỏi kỹ bác sĩ hay những người có chuyên môn để nhận lời khuyên.[/size]
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!
Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương
Be Vegan, make peace.
|