Posts: 7,737
Threads: 407
Likes Received: 1,149 in 906 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Người Hoa thích làm bánh tét / xôi gói bằng là sen.
Loại lá mọc tràn ao bùn Việt Nam, 400 ngàn/kg, chị em ưa dùng để giữ eo
01/10/2019 | 05:00
Dù xuất hiện tràn ngập ở các vùng miền của Việt Nam, song lá sen lại là mặt hàng có giá khá cao so với hạt, củ và hoa. Đặc biệt, lá sen khô có nơi bán tới 400 ngàn đồng/kg và được các chị em cực kỳ chuộng mua.
Thiên cổ đệ nhất trà sen của cụ bà U100 Hà Nội, giá 7 triệu đồng/kgLoại củ ở Việt Nam sống trong bùn rẻ mạt, sang Hàn Quốc quý hơn nhân sâm
Ở nước ta, sen vốn là loại cây phổ biến, được trồng ở khắp các vùng miền trên từ Bắc vào Nam. Thậm chí còn có những vùng trồng sen nổi tiếng như: Sen Tây Hồ, sen Huế, sen Đồng Tháp Mười… Theo đó, vào mùa loại cây này không chỉ cho bông hoa đẹp để ướp trà, cắm trang trí, hạt sen và củ sen được khai thác để làm nguyên liệu chế biến thành các món ăn hấp dẫn.
Đáng chú ý, ở loài cây này, lá của chúng cũng được tận dụng làm rất nhiều việc khác nhau. Ngoài để gói xôi, gói cốm… lá sen tươi, sen khô còn được sử dụng để làm trà uống hàng ngày. Được các chị em đặc biệt ưa chuộng.
Trên thị trường, 1kg lá sen tươi đã cắt nhỏ có giá lên tới 70.000 đồng, lá sen khô giá từ 110.000-200.000 đồng/kg. Thậm chí, có cửa hàng thực phẩm hữu cơ còn bán lá sen khô với mức giá lên tới 400.000 đồng/kg.
Lá sen có rất nhiều ở Việt Nam vì là cây trồng phổ biến ở các vùng miền
Theo các chủ cửa hàng, sở dĩ lá sen có giá khá cao, được các chị em chuộng mua về dùng là bởi chúng có nhiều tác dụng trong việc làm đẹp, đặc biệt là giảm cân.
Chị Đào Thị Mai Anh – chủ một cửa hàng thực phẩm hữu cơ ở Phan Xích Long (Phú Nhuận, TP HCM) cho biết, trà lá sen chị bán được làm hoàn toàn bằng lá sen sấy khô. Loại trà này còn đắt hơn các loại trà xanh (trà mạn) thông thường ngoài thị trường. Chị thường chia gói 500gram và bán với giá 200.000 đồng/gói.
“Là lá thôi nhưng lại đắt hơn hoa, hơn hạt sen và củ sen rất nhiều”. Chị nói và cho biết, dù có giá khá cao nhưng các chị em phụ nữ lại rất ưu chuộng. Bởi, trà thơm, dễ uống, uống thay nước hàng ngày mà lại có thể giảm cân, giữ dáng đẹp.
Chị Anh cũng tiết lộ, loại trà này không khó kiếm, được bán tràn ngập trên thị trường nhưng rất hút khách. Trung bình mỗi tuần chị bán được khoảng 50-60kg trà lá sen.
Tương tự, chị Lê Thanh Hà ở Hà Đông (Hà Nội) cho biết, dịp này đang mùa sen nên chị còn bán cả lá sen cắt nhỏ với giá 70.000 đồng/kg. Còn lá sen phơi một nắng chị bán giá 150.000 đồng/kg.
TÀI TRỢ
Không cần nhịn ăn, học ngay bí quyết "eo thon, dáng gọn" của diễn viên Lã Thanh Huyền
Tin tài trợ
Loại lá này đem cắt nhỏ rồi sấy khô bán làm trà với giá khá cao, được thị trường ưa chuộng
Việc sử dụng lá sen khô tương đối đơn giản. Khi dùng chỉ cần thả một lượng lá sen sấy khô vừa đủ vào bình nước sôi và để khoảng từ 10-15 phút là đã có thể thưởng thức. Nếu sử dụng lá sen sấy khô để giảm cân thì chỉ nên pha loãng và uống từ 4-5 cốc trà mỗi ngày. Bên cạnh đó bạn có thể kết hợp lá sen với các loại thảo dược khác để điều trị bệnh.
Theo Đông y, lá sen có vị đắng chat, tính bình. Thời xưa, lá sen tươi là vị thuốc rất thông dụng trong dân gian, dùng để chữa trị các chứng bệnh do thử thấp gây nên như: cảm nắng, say nắng, đau bụng tiêu chảy… Còn lá sen khô, hoặc đã thiêu tồn tính, dùng để chữa các chứng xuất huyết.
Theo kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, ngoài những tác dụng mà người xưa đã phát hiện, lá sen còn có tác dụng giảm béo và chống xơ vữa động mạch, do trong lá có nhiều loại alkaloids và flavonoid đặc biệt; ngoài ra còn có tác dụng giải độc nấm. Do đó, hiện nay lá sen còn được sử dụng để phòng ngừa và chữa trị béo phì, phòng trị cao huyết áp, cao mỡ máu, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành tim và viêm túi mật.
ThS.BS Hoàng Khánh Toàn (Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) cho biết, theo dược lý học hiện đại, lá sen có chứa các chất như Roemerine, Nuciferine, Nornuciferine, D- N-Methylcoclaurine, Anonaine, Liriodenine, isoquercitrin, Gluconic axit... Trên mô hình thực nghiệm chuột gây tăng cholesterol máu bằng chế độ ăn, nước sắc lá sen có tác dụng làm giảm cholesterol rõ rệt.
Quảng cáo
"Kinh nghiệm dùng lá sen để hãm uống thay trà hoặc uống tro lá sen để phòng chống béo phì được người xưa biết đến từ lâu, thậm chí ghi lại trong các y thư cổ như Bản thảo bị yếu, Trấn nam bản thảo…". BS Toàn khẳng định hoàn toàn có thể sử dụng lá sen để giảm cân.
Theo BS Toàn, uống nước lá sen kết hợp tập thể dục đúng cách sẽ giúp giữ dáng thon, giảm béo hiệu quả và an toàn, không gây mất sức. Tuy nhiên, không dùng nước lá sen thay nước khi đang dùng song song với thực phẩm giảm cân khác. Nên uống nước lá sen trước bữa ăn ít nhất 30 phút hoặc sau bữa ăn khoảng 1h để không gây ảnh hưởng quá trình tiêu hóa.
Với trường hợp muốn sử dụng lá sen để chữa mất ngủ, trước khi sử phải đi khám để xem cơ thể mình thuộc thể gì. Nếu là thể hàn thì không nên dùng lá sen, bởi về lâu dài sẽ gặp các tác dụng phụ như mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, hay hồi hộp, tim đập nhanh bất thường và có nguy cơ giảm chức năng sinh lý.
Phụ nữ mang thai, đang cho con bú, đang trong chu kỳ kinh nguyệt đều không nên dùng lá sen vì có thể gây suy giảm sức khỏe.
Lưu Minh
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,737
Threads: 407
Likes Received: 1,149 in 906 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
TT NGHIÊN CỨU VÀ NUÔI TRỒNG DƯỢC LIỆU QUỐC GIA - VIET
QUẢ LA HÁN
La hán quả là vị thuốc có vị ngọt, tính mát giúp nhuận tràng, thanh nhiệt, tiêu độc. Dược liệu này có nhiều tác dụng chữa bệnh, được dùng để trị táo bón, viêm phế quản, ho đàm, hỗ
La hán quả là vị thuốc có vị ngọt, tính mát giúp nhuận tràng, thanh nhiệt, tiêu độc. Dược liệu này có nhiều tác dụng chữa bệnh, được dùng để trị táo bón, viêm phế quản, ho đàm, hỗ trợ điều trị ung thư và một số căn bệnh khác.
- Tên khác: Quả mộc miết, quả la hán, giải khổ qua
- Tên khoa học: Momordica grosvenori Swingle
- Họ: Bầu bí
[size=undefined]
La hán quả có nhiều công dụng quý với sức khỏe
Mô tả về cây la hán
Đặc điểm thực vật[/size]
- Cây là hán là một loại thực vật lưỡng niên dạng thân leo. Thân cây có thể dài từ 1 – 3 mét. Dọc thân mọc nhiều tua cuốn có khả năng bấm vào cây khác để leo lên.
- Lá la hán hình trái tim, một đầu ngọn. Chiều dài lá khoảng 10 – 20 cm, bề ngang khoảng 3,5 – 12cm. Lá rụng theo mùa.
- Cây mọc hoa dạng chùm. Mỗi chùm chứa 2 – 3 hoa. Hoa có cuống dài khoảng 3 – 5 cm. Cánh hoa sắc vàng nhạt, mỏng.
[size=undefined]
Bộ phận dùng
Quả la hán là bộ phận được thu hái điều chế làm dược liệu
Dược liệu
Quả la hán hình cầu, kích thước đường kính dao động từ 5 – 8 cm, màu xanh lục. Khi được đem phơi và sấy khô thì vỏ chuyển sang sắc nâu vàng hoặc nâu sẫm, bên ngoài bóng và được bao phủ bởi một lớp lông nhung mỏng.
Bên trong quả có thịt, nhiều hạt. Lớp vỏ già bên ngoài khá giòn, dùng tay bóp nhẹ có thể vỡ ra để lộ ra lớp thịt màu trắng ngà, chất xốp nhẹ. Bên trong lớp vỏ có 10 vân sợi chạy xuống theo chiều dọc. Hạt hình tròn, bẹt, ở giữa hơi trũng xuống tạo thành một cái rãnh nhỏ.
Phân bố:
Cây la hán có nguồn gốc từ khu vực phía Bắc Thái Lan và Nam Trung Quốc. Nếu như trước đây, cây chủ yếu mọc hoang thì ngày nay nhờ có giá trị kinh tế cao mà hạt la hán được nhân giống cung cấp cho những người có nhu cầu trồng trong vườn nhà.
Thu hái – Sơ chế:
Quả la hán thường được thu hoạch vào tháng 7 -9 hàng năm. Những quả già, to, cứng chắc và không nghe tiếng động khi lắc sẽ được hái về phơi hoặc sấy khô làm dược liệu.[/size]
Quote:Hiện Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng Vietfarm (trực thuộc TT Thuốc dân tộc) đang cung cấp sản phẩm quả la hán sấy khô đạt chất lượng GACP của Bộ Y tế. La hán quả Vietfarm đang được trồng tại vùng dược liệu chuyên biệt tại HẢI DƯƠNG với sự giám sát của đội ngũ chuyên viên tại Viện Nghiên cứu và phát triển Y dược học cổ truyền dân tộc. Quý khách hàng có thể ĐẶT MUA qua hotline 0961716466.
[size=undefined]
Bảo quản:
Quả la hán sau khi được phơi khô nên bảo quản nơi thoáng mát. Tránh để nơi ẩm ướt khiến dược liệu bị ẩm, nhiễm nấm mốc và vi khuẩn.
Thành phần hóa học:
Trong quả la hán chứa:[/size]
- Vitamin C
- Sắt
- Kẽm
- Mangan
- Đường glucose
- Niken
- Thiếc cùng nhiều nguyên tố vi lượng tốt cho sức khỏe
[size=undefined]
Vị thuốc la hán quả
Tính vị[/size]
- Theo Lĩnh Nam Thái Dược Lực: Vị ngọt
- Theo Quảng Tây Trung Dược Chí: Dược liệu này có vị ngọt, tính mát và không chứa độc
[size=undefined]
Quả la hán vị ngọt, tính mát, không độc
Quy kinh[/size]
[size=undefined]
Tác dụng:
– Công dụng theo y học cổ truyền:
Đông y cho rằng, dược liệu này có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, lương huyết, nhuận trường, tiêu đàm, giảm ho. Chủ trị: [/size]
- Táo bón
- Nóng trong người
- Đại tiện bí
- Ho gà, ho có đàm
- Viêm khí phế quản, viêm họng
- Dị ứng
- Lao phổi…
[size=undefined]
– Nghiên cứu y học hiện đại cũng ghi nhận nhiều tác dụng của với sức khỏe con người như:[/size]
[size=undefined]
Trong quả la hán chứa nhiều chất mogrosid – thành phần tạo nên vị ngọt đặc trưng của quả. Chất này cũng đã được khoa học chứng minh là có tác dụng chống oxy hóa cực mạnh. Nó giúp làm chậm tiến trình lão hóa, bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do và ngăn ngừa bệnh tật.[/size]
- Ngăn ngừa béo phì, tiểu đường:
[size=undefined]
Vị ngọt tự nhiên trong loại quả này có thể thay thế cho đường khi chế biến một số loại đồ ăn, thức uống. Dược liệu này cũng chứa hàm lượng calo khá thấp nên đặc biệt có lợi cho người bị béo phì, tiểu đường. Người bình thường sử dụng cũng giảm thiểu được nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm trên.
Từ nhiều thế kỷ qua, y học cổ truyền Trung Quốc cũng đã dùng làm thuốc điều trị bệnh tiểu đường. Dược liệu này hoạt động bằng cách làm giảm hàm lượng đường trong máu, kích thích tuyến tụy sản xuất nhiều insulin hơn. Qua đó đẩy lùi các triệu chứng bệnh đái tháo đường một cách tự nhiên.[/size]
- Thanh nhiệt, kháng viêm, trị nóng trong, táo bón
[size=undefined]
Quả la hán được dân gian dùng nấu nước uống để làm mát cơ thể mỗi khi có biểu hiện nóng trong, táo bón. Ngoài ra, dược liệu này còn thể hiện rõ đặc tính kháng viêm. Nó giúp chống lại tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể, giảm sưng đau ở khu vực tổn thương.[/size]
- Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư
[size=undefined]
Chất chống oxy hóa trong la hán có khả năng ức chế sự tăng sinh của khối u, ngăn chặn không cho tế bào ung thư lan rộng. Mặc dù người bị ung thư cần kiêng ăn đường nhưng chất ngọt trong quả la hán là đường tự nhiên nên hoàn toàn không ảnh hưởng tiêu cực đến bệnh ung thư giống như các loại đường nhân tạo.[/size]
[size=undefined]
Tác dụng kháng khuẩn của loại quả này có thể thay thế được thuốc kháng sinh trong các trường hợp bị nhiễm trùng không quá nghiêm trọng. Khi tiến hành nghiên cứu thực nghiệm trên các bệnh nhân bị sâu răng và nha chu, các nha nghiên cứu nhận thấy dược liệu này có khả năng ức chế vi khuẩn một cách đáng kinh ngạc. Ngoài ra, còn giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị nhiễm trùng do nấm candida.[/size]
- Cung cấp năng lượng, giảm mệt mỏi
[size=undefined]
Khi tiến hành thử nghiệm nước quả la hán trên chuột thì những chú chuột được cho uống loại nước này có thể vận động trong thời gian dài hơn hẳn. Điều này không có gì ngạc nhiên bởi la hán quả chứa chất ngọt tự nhiên giúp cung cấp nguồn năng lượng dồi dào, giảm mệt mỏi sau khi tập thể dục hoặc lao động nặng nhọc.[/size]
[size=undefined]
Các chất trong la hán quả còn có khả năng kháng histamin – một chất được sinh ra do phản ứng quá mạnh của hệ miễn dịch với các yếu tố dị nguyên xâm nhập vào cơ thể. Điều này có thể giúp giảm ngứa, chống viêm do dị ứng.[/size]
- Giải độc, kích thích tiêu hóa, làm mát máu
La hán quả có tính hàn giúp làm mát máu, hỗ trợ giải độc gan, làm sạch đường ruột. Đồng thời dược liệu này còn được biệt đến với tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, giúp ăn uống ngon miệng hơn.
- Ngăn ngừa các bệnh lý về hô hấp, tim mạch
Uống nước có thể giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý ở đường hô hấp như ho gà, viêm phế quản, viêm thanh quản, ho hay bệnh viêm amidan. Một số trường hợp bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch dùng dược liệu này cũng thấy các triệu chứng được cải thiện đáng kể.
Quote:Để sử dụng dược liệu QUẢ LA HÁN đạt hiệu quả cao nhất, quý khách hàng có thể liên hệ với đội ngũ đội ngũ chuyên gia là các dược sĩ y học cổ truyền giàu kinh nghiệm của Vietfarm [TẠI ĐÂY].
[size=undefined]
Quả la hán được nhiều người ưu ái gọi với cái tên là quả thần tiên. Lý do bởi không chỉ tốt cho sức khỏe, nó còn bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất quý giúp da dẻ mịn màng và nuôi dưỡng mái tóc óc mượt.
Uống nước la hán quả có tác dụng làm đẹp da, tóc và ngăn ngừa nhiều bệnh tật trong cơ thể[/size]
[size=undefined]
Uống nước la hán quả trong nhiều năm có thể giúp kéo dài tuổi thọ, cải thiện sức khỏe tổng thể.
Cách dùng và liều lượng:
La hán quả được dùng để nấu nước hoặc sắc uống hàng ngày. Liều dùng thông thường là 9 – 15g quả khô. Tuy nhiên, tùy theo vấn đề sức khỏe bạn đang gặp phải, thầy thuốc có thể tăng giảm liều lượng cho phù hợp.
Bài thuốc sử dụng la hán quả
Điều trị viêm phế quản, viêm khí quản, cảm mạo, ho nhiều đờm:[/size]
- Chuẩn bị: 1 quả la hán, 10g hạnh nhân
- Cách sử dụng: Đập nhỏ, cho vào ấm sắc kỹ cùng với hạnh nhân và 1 lít nước. Chia uống 3 – 4 lần trong ngày.
[size=undefined]
Điều trị ho gà, dị ứng:[/size]
- Chuẩn bị: La hán và mứt hồng mỗi vị một quả
- Cách sử dụng: Tất cả đập cho vụn. Thêm 500ml nước sắc cạn còn một nửa. Chia thuốc làm 2 phần uống hết trong ngày.
[size=undefined]
Điều trị bệnh lao phổi, viêm họng (có biểu hiện khô họng, ho khan, ít hoặc không có đờm)[/size]
- Chuẩn bị: 1 quả la hán, 10g xuyên bối mẫu, đường mật
- Cách sử dụng: La hán đập ra cho vụn, cho vào ấm cùng xuyên bối mẫu và một ít đường mật. Sắc kỹ uống 2 lần trong ngày, mỗi ngày 1 thang.
[size=undefined]
Điều trị viêm họng, khàn tiếng, mất tiếng, nóng trong, táo bón: [/size]
- Chuẩn bị: 1 quả la hán
- Cách sử dụng: Đập nhỏ la hán, cho vào ấm chế nước sôi hãm như pha trà hoặc nấu nước uống ngày 2 lần.
[size=undefined]
Cải thiện các triệu chứng bệnh lao[/size]
- Chuẩn bị: 50g quả la hán, 1 lạng thịt lợn bằm
- Cách sử dụng: La hán thái nhỏ, thịt bằm xào chín. Thêm một tô nước vào nấu kỹ làm canh. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng, dọn ra ăn kèm với cơm.
[size=undefined]
Thay thế đường trong các trường hợp bị tiểu đường:[/size]
- Chuẩn bị: 2- 3 quả la hán
- Cách dùng: La hán quả nấu lấy nước đặc. Khi dùng chỉ cần lấy một ít nước thêm vào thức ăn hoặc đồ uống để tạo vị ngọt thay thế cho đường.
[size=undefined]
Trà la hán thanh nhiệt, giải độc, làm đẹp
– Cách 1: [/size]
- Chuẩn bị: 2 quả la hán
- Cách thực hiện: Rửa sạch phần lông nhung phía bên ngoài quả la hán. Sau đó tách ra nhiều phần nhỏ cho vào bình hãm với 1,5 lít nước sôi. Ủ trong 20 phút. Có thể uống nóng hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh uống dần.
[size=undefined]
– Cách 2: [/size]
- Chuẩn bị: 25g hoa cúc và 3 quả la hán
- Cách sử dụng: La hán bóp nhỏ, cho vào ấm nấu cùng 1,5 lít nước. Đun sôi, để nhỏ lửa liu riu trong 30 phút. Cuối cùng cho hoa cúc vào nấu thêm 10 phút nữa thì ngưng.Gạn nước uống hết trong ngày thay cho trà.
[size=undefined]
Kiêng kỵ khi sử dụng la hán quả[/size]
- Người có thể tạng hàn ( còn gọi là dương hư, hư hàn ) không nên dùng quả la hán. Biểu hiện của tình trạng này là sợ lạnh, da tái nhợt, đi ngoài phân lỏng, tứ chi lạnh, rêu lưỡi trắng…
- Khi dùng chung với các loại thuốc, thực phẩm chức năng hay bất kỳ dược liệu nào cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc để tránh hiện tượng tương tác.
[size=undefined]
Trên đây là một số thông tin và cách sử dụng dược liệu chữa bệnh của quả la hán. Trong quá trình dùng, bạn nên có chế độ ăn kiêng phù hợp với bệnh, đồng thời xây dựng lối sống lành mạnh để đạt được hiệu quả tốt nhất.
[url=tel:0961716466][/url][/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,737
Threads: 407
Likes Received: 1,149 in 906 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
[size=undefined]Khổ qua rừng là loại cây mọc hoang dại có dược tính cao nên được sử dụng trong hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Hơn nữa loài cây này còn rất tốt cho sức khỏe với rất nhiều dưỡng chất, thường được dùng để chế biến các món ăn thường ngày.
Khổ qua rừng là nguồn nguyên liệu đem lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe
[/size]
- Tên gọi khác: Mướp đắng rừng
- Tên khoa học: Momordica charantia
- Họ: Bầu bí (Cucurbitaceae)
[size=undefined][size=undefined]
Mô tả dược liệu
1. Đặc điểm thực vật
Khổ qua rừng là loài dây leo thân thảo có chu kỳ sống hằng năm khoảng từ 5 – 6 tháng. Thân cây có cạnh, dạng dây leo bằng tua cuốn và có thể bò dài tới khoảng 2 đến 3 mét.
Phần lá cây là lá so le, dài khoảng 5 – 10cm, rộng 4 – 8cm. Phiến lá hình trứng và chia làm 5 – 7 thùy, mép kía răng. Phần gân lá có lông ngắn, mặt dưới lá thường có màu nhạt hơn mặt trên.
Hoa đực và hoa cái của cây sẽ mọc tách riêng ở phần nách lá. Cánh hoa khổ qua rừng có màu vàng. Phần quả có hình thoi với chiều dài khoảng 8 -10cm, mặt bên ngoài có nhiều u lồi. Quả non sẽ có màu xanh và khi chín thì chuyển dần sang màu vàng hồng.
2. Bộ phận dùng
Tất cả các bộ phận thân, lá, quả của khổ qua rừng đều được sử dụng để làm vị thuốc.
3. Phân bố
Khổ qua rừng có nguồn gốc từ một số quốc gia châu Á, Châu Phi và châu Úc như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Australia…
Ở nước ta, loại cây này có thể mọc hoang dại ở nhiều vùng đồi núi khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến hơn ở khu vực miền Nam.
4. Thu hái và sơ chế
Khổ qua rừng có thể được thu hái vào bất cứ khoảng thời gian nào trong năm. Dùng ở cả dạng tươi hay dạng khô đều được.
Nếu muốn bảo quản để dùng dần thì việc sơ chế là cần thiết. Mướp đắng sau khi thu hái sẽ được cắt khúc, rửa sạch và đem đi phơi cho khô.
5. Bảo quản
Với dạng mướp đắng đã qua sơ chế, nên giữ trong túi kín và để nơi khô ráo, thoáng mát. Thỉnh thoảng có thể đem ra phơi lại phòng ẩm mốc hay mối mọt.
6. Thành phần hóa học
Trong khổ qua rừng có một số thành phần được ghi nhận bao gồm:[/size][/size]
- Peptide
- Charantins
- Ancaloit
- Momocđixin
[size=undefined][size=undefined]
Ngoài ra, hàng loạt các thành phần dưỡng chất như chất xơ, vitamin, chất béo, khoáng chất cũng được tìm thấy trong lá và quả khổ qua rừng.
Vị thuốc khổ qua rừng
1. Tính vị
Vị đắng, tính mát.
2. Quy kinh
Chưa tìm thấy tài liệu nào ghi chép về vấn đề này.
Hình ảnh quả khổ qua rừng ở nguyên dạng tươi
3. Tác dụng dược lý
Những tác dụng của khổ qua rừng được cả y học cổ truyền và Tây y ghi nhận:
Theo y học cổ truyền:[/size][/size]
- Mướp đắng rừng không độc, có tính mát giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm.
- Đáp ứng trong các trường hợp say nắng, bọ mụn nhọt, sốt hay viêm nhiễm…
- Thường xuyên sử dụng loại thảo dược này còn giúp giảm stress, tinh thần sảng khoái, tốt cho da.
- Dân gian thường sử dụng mướp đắng rừng để chữa các bệnh về gan, đau bụng, viêm họng, hạ đường huyết…
[size=undefined][size=undefined]
Theo y học hiện đại:[/size][/size]
- Kích hoạt một số enzyme có tác dụng vận chuyển glucose từ máu đến các tế bào. Từ đó có thể kiểm soát tốt hơn chỉ số đường huyết ở những người mắc bệnh tiểu đường.
- Hỗ trợ kiểm soát huyết áp và tốt cho tim mạch, ngăn ngừa nguy cơ gặp các vấn đề về tim.
- Hàm lượng vitamin C và protein dồi dào trong khổ qua rừng giúp nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể. Từ đó giúp cho tế bào miễn dịch tiêu có thể tiêu diệt các tế bào gây ung thư.
- Thành phần protein tương tự như hoạt chất Alkaloid trong nước cốt mướp đắng rừng còn giúp tăng cường chức năng nuốt của thực bào.
- Các vitamin và khoáng chất trong thảo dược này còn hỗ trợ thải độc cho gan, chuyển chất độc đến thận rồi từ từ loại bỏ ra ngoài nhanh chóng.
[size=undefined][size=undefined]
4. Cách dùng – liều lượng
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể dùng khổ qua rừng theo nhiều cách khác nhau. Có thể là sắc nước uống, nước tắm hay chế biến thành món ăn. Dùng ở cả dạng khô hay dạng tươi đều mang đến những tác dụng tốt.
Về liều lượng hiện vẫn chưa có giới hạn cho định mức sử dụng khổ qua rừng. Tuy nhiên, việc quá lạm dụng, dùng quá nhiều sẽ gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
Hướng dẫn sử dụng khổ qua rừng đúng cách
Sau đây là một vài cách sử dụng khổ qua rừng được áp dụng phổ biến nhất:
1. Chế biến món ăn
Phần lá và phần đọt mướp đắng rừng khi còn non có thể dùng làm nguyên liệu cho các món luộc, xào hay nấu canh. Riêng món canh có thể nấu chay, nấu với thịt viên, xương hay chả cá tươi đều rất ngon miệng.
Phần quả thì có thể bỏ ruột, thái mỏng để xào riêng hay xào chung với nhiều loại rau khác. Món khổ qua rừng xào trứng cũng được rất nhiều người ưa thích. Ngoài ra, quả lúc còn non có thể bổ đôi để kho chung với thịt.
2. Làm trà
Ngoài việc chế biến khổ qua rừng thành các món ăn thì làm trà cũng là cách tốt có thể bảo quản và dùng dần.
Trà khổ qua rừng giúp thanh nhiệt giải độc rất tốt
Hướng dẫn cách làm:[/size][/size]
- Chuẩn bị khoảng 1kg quả khổ qua rừng, đem đi rửa sạch rồi để ráo nước.
- Cắt khổ qua thành từng lát mỏng, có thể bỏ hát đi nếu bạn muốn.
- Xếp lát khổ qua rải đều lên rổ sạch rồi đem đi phơi nắng cho khô. Nên dùng 1 miếng vải mỏng phủ lên trên để tráng bụi bẩn.
- Khổ qua đã phơi khô đem đi sao vàng trên lửa nhỏ. Khi thấy khổ qua chuyển sang màu nâu nhẹ thì tắt bếp rồi để cho nguội.
- Cuối cùng cho vào lọ thủy tinh và bảo quản ở trong tủ lạnh. Có thể dùng khoảng 2 tháng. Mỗi lần chỉ cần lấy ra vài lát hãm trong nước ấm để uống trực tiếp. Có thể thêm mật ong và đá để giảm vị đắng và tăng hương vị cho trà.
[size=undefined][size=undefined]
Ngoài việc dùng phần quả để làm trà thì bạn cũng có thể dùng rễ, thân hay lá đều có những tác dụng tốt với sức khỏe.
Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu khổ qua rừng
Sau đây là một số bài thuốc thông dụng có sử dụng khổ qua rừng:
1. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường[/size][/size]
- Chuẩn bị: 10g được liệu ở dạng khô.
- Thực hiện: Ăn vào sau mỗi bữa ăn mỗi ngày 3 lần để giúp hạ đường huyết. Cách này đặc biệt phù hợp nhất với những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
[size=undefined][size=undefined]
2. Chữa bệnh nóng trong người[/size][/size]
- Chuẩn bị: 10g trái khổ qua phơi khô.
- Thực hiện: Dùng khổ qua hãm trực tiếp trong khoảng 250ml nước nóng. Chờ đến khi nước ấm rồi uống trực tiếp mỗi ngày 1 ly. Có thể thêm chút mật ong cho bớt vị đắng giúp dễ uống hơn.
[size=undefined][size=undefined]
3. Chữa bệnh rôm sảy[/size][/size]
- Chuẩn bị: Phần lá và dây khổ qua khoảng 1 nắm lớn.
- Thực hiện: Đem đi rửa sạch rồi nấu lên với khoảng 2 lít nước. Dùng nước này để tắm hằng ngày cho đến khi rôm sảy biến mất.
[size=undefined][size=undefined]
4. Trị côn trùng cắn[/size][/size]
- Chuẩn bị: 10g hạt của quả khổ qua đã già.
- Thực hiện: Nhai kỹ hạt, nuốt nước rồi dùng bã đắp trực tiếp vào vết cắn. Tình trạng sưng đau sẽ nhanh chóng được xoa dịu.
[size=undefined][size=undefined]
5. Chữa ho và viêm họng[/size][/size]
- Chuẩn bị: Một ít phần hạt của trái khổ qua già.
- Thực hiện: Nhai kỹ phần hạt rồi nuốt nước từ từ và bỏ xác. Một số thành phần từ nước hạt có tác dụng làm dịu cổ họng. Đồng thời hỗ trợ làm giảm sưng và giảm kích ứng.
[size=undefined][size=undefined]
Tác hại của việc lạm dụng vị thuốc khổ qua rừng
Mặc dù khổ qua rừng là nguồn nguyên liệu đem lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu dùng không đúng cách sẽ rất dễ phát sinh vấn đề rủi ro. Nhất là trong trường hợp dùng quá nhiều có thể sẽ gây ra một số tác hại sau đây:
1. Kích thích sẩy thai
Đây là một trong những tác dụng phụ khá nghiêm trọng khi sử dụng quá nhiều khổ qua rừng. Nguyên nhân là do một số thành phần trong thảo dược này gây kích thích tử cung.
Những cơn kích thích nhẹ thường gây khó chịu, đau bụng. Tuy nhiên tình trạng kích thích mạnh có thể dẫn đến sinh non hay sẩy thai.
Phụ nữ mang thai cần hạn chế sử dụng khổ qua rừng
2. Không tốt cho sữa mẹ
Phụ nữ đang cho con bú được khuyến cáo là không nên ăn khổ qua rừng. Bởi một số thành phần mang độc tính nhẹ có trong khổ qua sẽ truyền qua sữa mẹ.
Đặc biệt là khổ qua mọc hoang dại hay được trồng ở những vùng thổ nhưỡng bị nhiễm kim loại nặng. Độc tính thường sẽ không gây ảnh hưởng ngay đến người lớn nhưng với trẻ con thì vấn đề sẽ nghiêm trọng hơn.
3. Tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa
Mặc dù loại cây này có tác dụng giúp tăng tiết men tiêu hóa và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn nhưng nếu dùng quá nhiều thì ngược lại. Các vấn đề thường phát sinh là tiêu chảy, lỵ cũng như các bệnh về dạ dày.
4. Hạ đường huyết quá mức
Đây cũng là một trong những tác dụng phụ cần lưu ý khi sử dụng khổ qua rừng. Kể cả những bệnh nhân tiểu đường cũng không nên dùng quá nhiều thảo dược này.
Ăn nhiều không chỉ khiến lượng đường trong máu giảm đột ngột mà còn gây hạ huyết áp. Các triệu chứng thường gặp là hoa mắt, đau đầu, chóng mặt. Những người bị huyết áp thấp được khuyến cáo là nên hạn chế ăn khổ qua rừng.
5. Ảnh hưởng xấu đến phụ nữ sau sinh
Thành phần Vicine trong khổ qua rừng được cho là có khả năng gây ra một số hội chứng cấp tính. Điển hình như nhức đầu, đau thắt lưng hay hôn mê. Nhất là ở những người có cơ địa nhạy cảm.
Phụ nữ sau sinh đẻ không chỉ có cơ địa nhạy cảm mà thể lực còn rất yếu. Cùng với đó hệ miễn dịch cũng kém đi rất nhiều. Chính vì thế nên hạn chế ăn khổ qua rừng để tránh những vấn đề không mong muốn phát sinh.
Bài viết đã cung cấp một số thông tin quan trọng về dược liệu khổ qua rừng. Mặc dù rất nhiều lợi ích được mang lại nhưng bạn vẫn cần thận trọng, không nên sử dụng quá nhiều để tránh gặp các tác dụng không mong muốn[/size][/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,737
Threads: 407
Likes Received: 1,149 in 906 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Hạt đười ươi là hạt của cây đười ươi hay còn gọi là cây đại hải tử, lười ươi,… Loại hạt này không chỉ dùng làm thức uống giải khát, bổ mát trong ngày hè nóng bức mà chúng còn được sử dụng như một vị thuốc nam, giúp cải thiện viêm họng mãn tính, viêm đường tiết niệu hoặc gai cột sống,…
Hạt đười ươi giúp thanh nhiệt, làm mát cơ thể, rất tốt đối với sức khỏe
Tên khác: Đại hồng quả, đại hải tử, an nam tử, đại hải,…
Tên khoa học: Sterculia lychnophora Hance
Họ: Trôm
I. Mô tả hạt đười ươi
Đặc điểm thực vật
Dược liệu có hình bầu dục, có kích thước to cỡ vài cm. Hạt có bề mặt sần sùi và có màu nâu hơi vàng.
Phân loại
Đại hồng quả phân thành hai loại:
- Hạt đười ươi bay trâu: Loại hạt này có nguồn gốc từ miền Trung, chủ yếu ở Quảng Nam. Có thể nhận biết hạt đười ươi bay trâu qua đặc điểm như hạt to và dài. Khi chín rụng có màu ngà ngà đỏ, giống màu cánh gián. Loại hạt này thường ít thấy, số lượng hàng năm thường không nhiều.
- Hạt đười ươi bay sẻ: Loại hạt này thường tìm thấy nhiều ở khu vực miền Nam, tập trung chủ yếu ở Cát Tiên – Đồng Nai. Về đặc điểm, hạt đười ươi bay sẻ thường có kích thước nhỏ hơn đười ươi bay trâu. Khi chín rụng, hạt cò màu từ vàng tươi đến ngà vàng. Vỏ hạt mỏng, nở nhanh.
Phân bố
Cây đười ươi là một trong những thảo dược quen thuộc của người dân Nam Bộ. Vì vậy, cây phân bố chủ yếu ở các tỉnh thuộc khu vực này như Đồng Nai, Vũng Tàu,… Ngoài ra, ngày nay loại cây này cũng được trồng nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên như Kon Tum, Lâm Đồng, Gia Lai,…
Thu hái, chế biến và bảo quản
- Thu hái: Cây đười ươi thường đậu quả vào tháng 6. Sau khi quả chín, người dân sẽ bắt đầu thu hạt. Thời gian hái hạt bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 8.
- Chế biến: Dược liệu sau khi hái về sẽ được phơi khô
- Bảo quản: Nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng và ẩm ướt
Quote:Hiện Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng Vietfarm (trực thuộc TT Thuốc dân tộc) đang cung cấp sản phẩm HẠT ĐƯỜI ƯƠI sấy khô đạt chất lượng GACP của Bộ Y tế. HẠT ĐƯỜI ƯƠI Vietfarm đang được trồng tại vùng dược liệu chuyên biệt tại KON TUM với sự giám sát của đội ngũ chuyên viên tại Viện Nghiên cứu và phát triển Y dược học cổ truyền dân tộc. Quý khách hàng có thể đặt hàng qua hotline 0961716466.
Thành phần hóa học
Các nghiên cứu về hạt đười cho biết, trong thảo dược này chứa tinh bột, 2.98 chất béo, đường, tanin, chất nhầy và chất đắng. Ngoài các thành phần này, các nhà khoa học còn phát hiện trong hạt chứa các hoạt chất như:
- Bassorin
- Galactose
- Arabinose
- Pentose
Hạt đười ươi bay có nguồn gốc ở các tỉnh khu vực miền Trung
II. Vị thuốc
Tính vị
Tính mát và vị ngọt nhẹ
Tác dụng
Theo Đông Y, đại hồng quả có tác dụng giải độc, thanh nhiệt và lợi cổ họng. Vì vậy, vị thuốc Nam này thường dùng điều trị các bệnh bệnh sau:
- Chữa viêm họng mãn tính, viêm họng hạt
- Điều trị chảy máu cam
- Chữa viêm đường tiết niệu
- Điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp như bệnh gai cột sống, đau nhức khớp,…
- Chữa táo bón
- Giải độc, thanh nhiệt, giúp điều hòa thanh nhiệt cơ thể trong những ngày nắng nóng
- Chữa sỏi thận
- Trị mụn nhọt, giúp làm đẹp da
Cách dùng và liều lượng
Dược liệu thường dùng dưới dạng ngâm nở. Mỗi lần dùng khoảng 3 – 5 hạt.
III. Bài thuốc chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian
Điều trị chảy máu cam
Trong trường hợp con trẻ bị chảy máu cam do nóng nhiệt gây nên, cha mẹ có thể cầm máu cho con bằng cách dùng 5 đại hồng quả đem sao vàng và nấu nước. Cho con uống nước này thay nước lọc hàng ngày, giúp làm mát và cải thiện bệnh.
Chữa viêm họng mãn tính, viêm họng hạt
Hạt đười ươi đem ngâm cho nở. Sau đó, cho thêm ít đường và ăn. Ăn hạt đười ươi trong 2 tuần, giúp cải thiện viêm họng mãn tính, viêm họng hạt và cải thiện triệu chứng khàn tiếng.
Hạt đười ươi chữa viêm họng mãn tính
Trị cổ họng sưng đau, ho có đờm và viêm đường tiết niệu
Dùng 2 – 5 đại hồng quả đem cho vào cốc nước nóng. Chờ khoảng 5 phút cho hạt nở đều. Sau đó, bóc lớp vỏ ngoài và lấy phần nhân thịt, pha thêm đường và chia đều uống trong ngày.
Điều trị mụn nhọt
Lấy nước ngâm đại hồng quả đem trộn với cơm và đắp lên nốt mụn nhọt. Nên đắp mỗi ngày cho đến khi mụn xẹp và biến mất.
Chữa chứng táo bón
Dùng 2 – 3 hạt đại hồng quả ngâm nước nóng cho nở mềm. Sau đó, bóc bỏ lớp vỏ ngoài và uống vào sáng sớm khi bụng rỗng.
Điều trị bệnh gai cột sống
Dùng 5 hạt đại hồng quả đem rửa sạch và ngâm trong 700 ml nước sôi để nguội. Sau khi hạt nở đều thì vớt bỏ lớp vỏ gân ngoài rồi pha thêm đường phèn và uống.
Chữa sỏi thận
Chuẩn bị:
- Đại hồng quả: Nên chọn hạt đại hồng quả tự chín và rụng để có dược tính cao
- Chuối hột rừng: Chọn chuối có nhiều hột và ngọt
Cách làm:
- Chuối hột đem thái mỏng và phơi khô
- Hạt đười ươi đem rang chín
- Đem hai dược liệu này xay thành bột mịn và trộn vào nhau theo tỷ lệ 4 chuối, 1 đười ươi
Cách dùng:
Mỗi ngày dùng 1 muỗng canh bột hỗn hợp hai nguyên liệu này hòa tan trong cốc nước ấm và uống. Buổi sáng uống 1 muỗng và buổi tối sau 21 giờ uống 2 muỗng.
Bài thuốc chữa sỏi thận bằng hạt đười ươi chỉ áp dụng ở những đối tượng bị sỏi thận ở mức độ nhẹ. Trong trường hợp sỏi có kích thước lớn, bạn nên thăm khám và điều trị bằng các biện pháp y khoa.
Quote:Để sử dụng dược liệu HẠT ĐƯỜI ƯƠI đạt hiệu quả cao nhất, quý khách hàng có thể liên hệ với đội ngũ chuyên gia là các dược sĩ y học cổ truyền giàu kinh nghiệm của Vietfarm [TẠI ĐÂY].
IV. Lưu ý khi dùng hạt đười ươi
Một số lưu ý, bạn cần chú ý trong quá trình dùng hạt đười ươi cải thiện sức khỏe:
- Không nên ăn hạt đười ươi khô (chưa được ngâm nước). Bởi khi vào cơ thể, nguyên liệu sẽ hấp thu nước, trương nở và gây tắc nghẽn ruột dẫn đến cứng bụng và khó thở
- Người mắc bệnh tiêu hóa hoặc có các vấn đề về hệ tiêu hóa, tốt nhất không nên dùng
- Nên dùng dược liệu ở liều lượng đủ, tuyệt đối không quá lạm dụng để tránh tác dụng phụ như buồn nôn, ho có đờm hoặc nước đờm trắng
- Không nên ngâm quá nhiều hạt đười ươi để dùng dần. Tốt nhất, uống đến đâu ngâm tới đó để tránh làm mất chất, đồng thời tránh hạt bị chua và nhiễm khuẩn
- Nên lựa chọn hạt đười ươi có nguồn gốc rõ ràng, không chứa chất bảo quản hoặc tẩm chất tẩy rửa
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,737
Threads: 407
Likes Received: 1,149 in 906 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Câu kỷ tử là vị thuốc quý và được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Với vị ngọt, tính bình, tác dụng trừ phong, bổ thận, cường gân cốt, sinh tinh,… dược liệu này được tận dụng để trị chứng vô sinh – hiếm muốn, di mộng tinh ở nam giới, viêm dạ dày mãn tính và các vấn đề về mắt.
Kỷ tử là vị thuốc quý và được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh
- Tên gọi khác: Câu khơi, Khủ khởi, Kỷ tử, Khởi tử và Địa cốt tử.
- Tên khoa học: Fructus Lycii
- Họ: Cà (danh pháp khoa học: Solanaceae)
Mô tả dược liệu
1. Đặc điểm thực vật
Kỷ tử là một trong những vị thuốc quý hiếm. Cây có chiều cao trung bình từ 0.5 – 1.5m, mọc đứng, cành phân nhiều. Cành kỷ tử mảnh, thỉnh thoảng có gai. Lá hình mũi mác, hẹp ở gốc, mọc cách, nhẵn.
Câu kỷ tử ra hoa vào tháng 6 – 9 và sai quả từ tháng 7 – 10 hằng năm
Hoa mọc ở kẽ lá, chủ yếu mọc đơn độc, tuy nhiên một số hoa mọc lại thành chùm. Hoa kỷ tử có màu đỏ, quả mọng, nhỏ, hình trứng dài, có màu đỏ cam và đỏ thẫm khi chín. Cây ra hoa vào tháng 6 – 9 và sai quả từ tháng 7 – 10 hằng năm.
2. Bộ phận dùng
Quả khô.
3. Phân bố
Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc, tập trung ở tỉnh Vân Nam, Quảng Đông và Quảng Tây.
4. Thu hái – sơ chế
Quả của cây được thu hái vào tháng 8 – 9 hằng năm. Khi hái nên hái trái chín đỏ vào chiều mát hoặc sáng sớm. Đem quả kỷ tử phơi trong bóng mát, khi quả có dấu hiệu nhăn mới đem phơi ngoài nắng cho khô hoàn toàn.
Cách bào chế dược liệu:
- Dùng sống hoặc tẩm mật sắc lấy nước đặc/ sấy cho khô rồi đem tán bột mịn.
- Hoặc dùng quả tươi, tẩm rượu trong 1 ngày đêm và giã dập trước khi dùng.
Quote:Hiện Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng Vietfarm (trực thuộc TT Thuốc dân tộc) đang cung cấp sản phẩm quả CÂU KỶ TỬ sấy khô đã đạt chất lượng GACP của Bộ Y tế. KỶ TỬ Vietfarm đang được thu mua tự nhiên của các vùng dược liệu đối tác tại Hà Giang, Cao Bằng… Quý khách hàng có thể đặt hàng qua hotline 0961716466.
5. Bảo quản
Bảo quản ở nơi thoáng mát. Nên phun rượu, xóc lên hoặc xông diêm sinh định kỳ để tránh ẩm mốc.
6. Thành phần hóa học
Câu kỷ tử chứa thành phần hóa học đa dạng, bao gồm vitamin B1, C, B2, canxi, sắt, kẽm, valine, acid amin, betain, linoleic acid, asparagine,…
Vị thuốc câu kỷ tử
1. Tính vị
Vị ngọt, tính bình.
2. Qui kinh
Qui vào kinh Phế, Can và Thận.
3. Tác dụng dược lý
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
- Tăng cường chức năng tạo máu trên thực nghiệm với chuột nhắt.
- Hoạt chất Betain trong dược liệu có tác dụng hạ đường huyết, bảo vệ gan và chống thoái hóa mỡ.
- Hạ cholesterol ở chuột cống.
- Hoạt chất Betain còn kích thích chuột tăng trọng lượng cơ thể và gà đẻ trứng nhiều hơn.
- Tác dụng tăng cường miễn dịch không đặc hiệu.
- Tác dụng hưng phấn ruột, ức chế tim và hạ huyết áp.
- Toàn cây kỷ tử có tác dụng ức chế với một số loại tế bào gây ung thư ở người.
Theo Đông y:
- Tác dụng: Cường thịnh âm đạo, minh mục, an thần, bổ ích tinh huyết, khử hư lao, nhuận phế, trừ phong, bổ gân cốt, ích khí, tư thận,…
- Chủ trị: Chứng âm huyết hư tổn, hư lao, can thận âm hư, di tinh, tiểu đường, huyết hư gây chóng mặt, khái thấu và đau thắt lưng.
4. Cách dùng – liều lượng
Câu kỷ tử được dùng để sắc, hãm dùng như trà, làm viên hoàn,… Liều dùng: 8 – 20g/ ngày.
Bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc Câu kỷ tử
Kỷ tử được sử dụng để điều trị chứng đau dạ dày, vô sinh – hiếm muộn, nám da, mộng thịt ở mắt,…
1. Bài thuốc trị da mặt sần sùi và nám sạm
- Chuẩn bị: Sinh địa 3 cân và kỷ tử 10 cân.
- Thực hiện: Đem dược liệu tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 1 thìa uống với rượu ấm. Ngày dùng 3 lần trong thời gian dài để cải thiện làn da.
2. Bài thuốc trị can thận âm hư gây đổ mồ hôi trộm, hoa mắt, sốt về chiều, đau mắt, giảm thị lực
- Chuẩn bị: Thục địa 16g, phục linh, câu kỷ tử và đơn bì mỗi thứ 6g, cúc hoa 12g.
- Thực hiện: Tán thành bột mịn và sau đó làm thành viên. Mỗi lần dùng 6g/ 2 lần/ ngày, nên uống cùng nước muối nhạt.
3. Bài thuốc trị mắt mộng thịt, thận hư, hoa mắt và suy nhược cơ thể
- Chuẩn bị: 1 cân câu kỷ tử, 40g tiểu hồi hương, 40g thục tiêu, 40g chi ma, bạch phục linh, thục địa và bạch truật mỗi thứ 40g, mật và rượu.
- Thực hiện: Ngâm rượu với 1 cân kỷ tử, sau đó chia thành 4 phần bằng nhau. Phần đầu sao vàng, 3 phần còn lại lần lượt sao với chi ma, tiểu hồi hương và thục tiêu. Sau đó thêm bạch truật, thục địa và bạch phục linh vào, đem tất cả tán thành bột mịn, luyện với mật làm thành viên và dùng hằng ngày.
4. Bài thuốc trị di tinh, huyết trắng nhiều, thận hư, suy nhược, lưng đau và mỏi gối
- Chuẩn bị: Sơn thù nhục 160g, sơn dược sao vàng 160g, thục địa 320g, câu kỷ tử 160g, quy bản sao, thỏ ty tử và lộc giao sao mỗi thứ 160g, ngưu tất 120g.
- Thực hiện: Đem tán bột mịn, trộn với mật làm thành hoàn. Ngày dùng 2 – 3 lần, mỗi lần uống từ 12 – 16g.
5. Bài thuốc trị đục thủy tinh thể, hoa mắt, cườm mắt và giảm thị lực
- Chuẩn bị: Ba kích thiên và cúc hoa mỗi thứ 8g, nhục thung dung 12g, kỷ tử 20g và ba kích thiên 8g.
- Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.
6. Bài thuốc chữa dạ dày bị viêm mãn tính
- Chuẩn bị: Một lượng câu kỷ tử khô.
- Thực hiện: Dùng 20g/ ngày, chia thành 2 lần dùng. Đem nhai khi bụng đói, thực hiện bài thuốc trong 2 tháng.
7. Bài thuốc trị chảy nước mắt khi ra gió và sinh bệnh ở mắt do can hư
- Chuẩn bị: Câu kỷ tử khô và rượu.
- Thực hiện: Đem kỷ tử ngâm với rượu trong 5 – 7 ngày. Mỗi lần dùng 1 – 2 thìa rượu, ngày uống 2 lần.
8. Bài thuốc trị đau mắt đỏ
- Chuẩn bị: Câu kỷ tử tươi.
- Thực hiện: Giã nát câu kỷ tử, lấy nước và nhỏ vào khóe mắt 3 – 4 giọt.
9. Bài thuốc trị chảy nước mắt do can hư
- Chuẩn bị: 960g câu kỷ tử và rượu.
- Thực hiện: Đem kỷ tử ngâm rượu trong 21 ngày, dùng uống mỗi ngày cho đến khi khỏi.
10. Bài thuốc chữa chứng suy nhược khi thay đổi thời tiết
- Chuẩn bị: Ngũ vị tử và câu kỷ tử.
- Thực hiện: Tán bột dược liệu, sau đó hòa với nước sôi uống như trà.
11. Bài thuốc chữa xơ gan và viêm gan mãn tính do âm hư
- Chuẩn bị: Đương quy, mạch môn và bắc sa sâm mỗi thứ 12g, sinh địa 24 – 40g, câu kỷ tử 12 – 24g và xuyên luyện tử 6g.
- Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.
12. Bài thuốc chữa chứng cườm mắt tuổi già
- Chuẩn bị: Câu kỷ tử, cúc hoa mỗi thứ 120g, đơn bì và phục linh mỗi thứ 80g, thục địa 320g, sơn dược 160g và sơn thù 160g.
- Thực hiện: Tán mịn dược liệu, luyện với mật làm hoàn. Mỗi lần dùng 10 – 12g, ngày dùng 2 – 3 lần.
13. Bài thuốc chữa chứng lao nhiệt gây đau nhức âm ỉ trong xương
- Chuẩn bị: Thanh hoa, địa cốt bì, thục địa, mạch môn đông, câu kỷ tử, ngưu tất và miết giáp.
- Thực hiện: Đem sắc uống.
- Lưu ý: Nếu đi kèm với chứng lạnh, sốt, ho do phế nhiệt và âm hư, nên gia thêm tỳ bà diệp, thiên môn đông và bách bộ.
14. Bài thuốc trị vô sinh và giảm chức năng sinh lý ở nam giới
- Chuẩn bị: 15g câu kỷ tử.
- Thực hiện: Nhai kỷ tử trước khi ngủ, thực hiện liên tục cho đến khi khỏi.
15. Bài thuốc trị đau mỏi vùng thắt lưng, thận hư
- Chuẩn bị: Hoàng tinh và câu kỷ tử bằng lượng nhau.
- Thực hiện: Tán bột, sau đó trộn với mật làm thành viên. Mỗi lần uống 12g với nước ấm, ngày dùng 2 lần cho đến khi khỏi.
16. Bài thuốc trà câu kỷ tử thải độc cho gan
- Chuẩn bị: Trà, mật ong, câu kỷ tử khô và nước đun sôi.
- Thực hiện: Hãm các nguyên liệu với nước sôi trong 10 phút, uống hằng ngày để giải độc cho gan.
17. Bài thuốc tăng số lượng và chất lượng tinh trùng, hỗ trợ chữa chứng vô sinh – hiếm muộn ở nam giới
- Chuẩn bị: Nhục thung dung, câu kỷ tử, lộc giác giao, lộc nhung, câu kỷ tử, đương quy, xuyên khung, đảng sâm, đan sâm, táo nhân, sinh địa, nhân sâm.
- Thực hiện: Đem ngâm các vị với 10 lít rượu 40 độ. Sau đó đun 300g đường phèn với 0.5 lít nước cho tan ra, đợi nguội và đổ vào rượu. Ngâm rượu trong 30 ngày. Ngày dùng 3 ly, mỗi ly khoảng 25ml.
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,737
Threads: 407
Likes Received: 1,149 in 906 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Cây đại không chỉ là một loại cây cảnh quen thuộc mà còn được sử dụng như một dược liệu. Phần nhựa cây có khả năng sát trùng tiêu viêm, phần hoa giúp tiêu đờm, trừ thấp, lương huyết, thanh nhiệt… Nhưng cần phải sử dụng đúng cách thì mới phát huy được công dụng điều trị.
Chúng ta có thể dùng các bộ phận của cây đại để chữa rất nhiều bệnh
- Tên khác: Cây hoa đại, hoa sứ, kê đản tử, miến chi tử, bông sứ, bông sứ đỏ, bông sứ trắng, hoa săm pa, bông sứ ma.
- Tên khoa học: Plumeria rubra L. var. acutifolia (Poir.) Bailey
- Họ: Trúc Đào
Mô tả cây Đại
Đặc điểm của cây Đại
Cây thường có chiều cao trung bình từ 4 đến 5m, có nhánh to và thường có mủ trắng. Phần lá của cây thường mọc so le với phiến to, có hình bầu dục hoặc xoan thuôn, không có lông hoặc có ít lông ở mặt dưới. Phần nụ hoa có cuống dài, hoa thơm và thường có nhụy vàng, phần cánh hóa dày. Phần quả thường mọc thẳng hàng có chiều dài từ 10 đến 15 cm, hạt có cánh mỏng.
Phân bố
Cây có thể mọc hoang hoặc được trồng ở sân đền chùa, công viên, vườn hoa…
Bộ phận dùng
Hầu như tất cả các bộ phận của cây đều có khả năng chữa bệnh. Phần vỏ của thân, lá cây, lá tươi, nhựa cây… thường được tận dụng nhiều nhất.
Thu hái – sơ chế
Có thể thu hái nguyên liệu này vì nó ra hoa quanh năm.
Bào chế thuốc
Thông thường hay được thu hoạch khi hoa mới nở vì lúc này là lúc cây có dược tính cao nhất. Các bộ phận của cây có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Theo các chuyên gia thì dùng khô tốt hơn và cũng dễ bảo quản hơn.
Bảo quản
Bảo quản ở những nơi khô ráo, tránh ẩm mốc và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.
Thành phần hóa học
Các chất của hoa đại thuộc nhóm alcaloid, iridoid, trong hoa của cây có chứa tinh dầu.
Các nhà khoa học còn tìm thấy trong các bộ phận khác các hợp chất như:
- Vỏ thân: có hoạt chất glucozit
- Nhựa cây có chứa axit plumeric C10H14O6
- Rễ và lá có chứa hoạt chất Plumierit
Vị thuốc hoa đại
Tính vị
Vị ngot, tính bình
Quy kinh
Kinh Phế
Tác dụng dược lý và chủ trị của hoa đại
Theo các nhà khoa học thì cây hoa đại có tá dụng hạ huyết áp, không làm giãn mạch.
Các bộ phận của cây đều có khả năng chữa bệnh. Hoa có khả năng tiêu đờm, thanh nhiệt, trừ ho, lương huyết và trừ thấp. Còn phần nhựa mủ có khả năng sát trùng, tiêu viêm.
Cách dùng và liều lượng
Khi dùng phần vỏ thì cần cạo lớp bần, thái mỏng, rồi sao thơm rồi sắc uống. Phần hoa, lá thường dùng trong các bài thuốc đắp. Còn phần nhựa thường được dùng để bôi lên các vết thương bên ngoài da.
Tùy bộ phận cũng như công dụng mà sử dụng liều lượng khác nhau. Chẳng hạn như khi nhuận tràng thì dùng từ 3 đến 6g, để xổ thì dùng từ 8 đến 16g và phần hoa thì nên dùng từ 12 đến 20g.
Độc tính
Đây là cây có độc tính nên cần phải hết sức thận trọng khi sử dụng. Đó là:
Phần nhựa của cây đại có độc nên khi dùng không được nuốt.
Phần vỏ và rễ của cây đại cũng hơi độc nên cần chú ý về liều lượng, không nên sử dụng quá nhiều.
Bài thuốc sử dụng cây đại
Người bệnh có thể sử dụng cây đại trong các bài thuốc sau:
1/ Bài thuốc chữa táo bón, giúp nhuận tràng
- Chuẩn bị: 4 đến 5g vỏ cây đại
- Lấy nguyên liệu đem thái mỏng rồi sắc với 200ml nước.
- Chia ra dùng 3 lần trong ngày.
Ngoài ra có thể dùng theo cách khác như sau:
- Chuẩn bị: 50g vỏ cây đại và 50g cám gạo.
- Lấy hỗn hợp nguyên liệu đem đi sao vàng, tán nhỏ rồi sau đó rây thành bột mịn.
- Trộn với hồ tạo thành viên nhỏ khoảng 0.5g.
- Mỗi ngày dùng khoảng 15 viên, uống với nước sôi để nguội.
2/ Bài thuốc chữa đau răng
- Lấy khoảng 12 đến 20g vỏ rễ ngâm trong 200ml rượu khoảng 30 phút là dùng được.
- Dùng ngậm 2 lần mỗi ngày rồi nhả ra, tuyệt đối không được nuốt.
3/ Dùng để chữa viêm tấy, lở loét tay chân
Dùng nhựa của cây đại bôi lên vùng da bị tổn thương cho đến khi lành bệnh.
4/ Bài thuốc chữa sai khớp, bong gân, mụn nhọt
- Dùng một nắm lá đại rửa sạch rồi giã nát.
- Đắp lên vùng bị đau nhức và tổn thương.
5/ Bài thuốc chữa thoái hóa cột sống lưng
Với bài thuốc này, bạn tiến hành với các bước như sau:
- Dùng 1 nắm lá cây đại rửa sạch.
- Bỏ vào cối giã cùng 1 chút muối.
- Lấy 1 lá đại khác hơ nóng.
- Đắp phần bã thuốc đã giã lên vùng bị đau nhất rồi lấy lá đã hơ nóng đắp trùm lên.
- Dùng vải cố định lại.
- Mỗi ngày áp dụng từ 1 đến 3 lần cho đến khi lành bệnh.
6/ Bài thuốc giúp an thần, giảm huyết áp
- Chuẩn bị nguyên liệu: 100g hoa đại khô, 50g hoa cúc vàng khô, 50g hoa hòe và 50g hạt huyết minh.
- Dùng tất cả nguyên liệu đã sao vàng, tán thành bột là chia thành nhiều gói, mỗi gói 10g.
- Mỗi ngày dùng 1 đến 2g pha như nước chè và uống hết trong ngày.
Trong dân gian có thể còn lưu truyền các bài thuốc chữa bệnh bằng lá đại khác, bạn có thể tìm hiểu và áp dụng thử.
Kiêng kị khi sử dụng cây đại
Không nên sử dụng cây đại trong các trường hợp sau:
- Không dùng cho bệnh nhân đang mang thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em…
- Không dùng cho bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thảo dược hoặc bất cứ thành phần nào của cây đại.
- Cây có thể tương tác với một số loại thuốc, vì vậy nên hỏi ý kiến của bác sĩ khi dùng. Kể cả đó là thuốc kê toa, không kê toa, thuốc đông y hay thực phẩm chức năng.
Những thông tin về cây hoa đại chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh trước khi sử dụng phải tìm hiểu thật kỹ. Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, người có chuyên môn thì mới nên sử dụng
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,737
Threads: 407
Likes Received: 1,149 in 906 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Lợi ích sức khỏe không ngờ của thân cây chuối
BS Nhật Nguyệt - 16:10 10/08/2019 GMT+7
Suckhoedoisong.vn - Quả chuối và hoa chuối có nhiều lợi ích với sức khỏe. Nhưng ít người biết rằng thân cây chuối cũng là một bài thuốc tuyệt vời cho nhiều bệnh khác nhau như béo phì, sỏi thận, tiểu đường, táo bón, trào ngược axit…
Dưới đây là những lợi ích không ngờ khác của thân cây chuối.
[img=0x0]http://suckhoedoisong.vn/Images/hahien/2016/10/14/Univadis_14.10.2016_Loi_ich_suc_khoe_khong_ngo_cua_than_cay_chuoi.jpg[/img]
Hỗ trợ giảm cân
Hàm lượng chất xơ cao trong thân cây chuối giúp giảm cân. Sử dụng thân cây chuối theo khuyến nghị hàng ngày là 25g nhưng nếu bạn muốn giảm cân nhanh, có thể tăng tới 40g/ngày. Chất xơ có trong thân cây chuối làm chậm giải phóng đường và chất béo được tích trữ trong các tế bào cơ thể. Nước ép thân cây chuối và gừng trộn với sữa bơ có tác dụng giảm cân hiệu quả.
Tăng cường cơ tim
Hàm lượng kali trong thân cây chuối giúp tăng cường cơ tim. Nó cũng giúp cải thiện hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh. Bên cạnh đó, các loại vitamin A, B6 và C có một số lợi ích sức khỏe như chữa các bệnh về da, bài tiết haemoglobin hoặc sản xuất insulin.
Giảm cholesterol
Thân cây chuối giúp giảm cholesterol và là bài thuốc tuyệt vời trị tiểu đường.
Loại bỏ độc tố
Thân cây chuối hỗ trợ cho quá trình thải độc cho cơ thể.
Trị ho khan
Uống nước ép thân cây chuối thường xuyên có tác dụng tuyệt vời trong điều trị ho khan.
[size=undefined]Trị sỏi thận
Nước ép thân chuối với chanh giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận.
Cải thiện nhu động ruột
Thân chuối giúp chữa tiêu hóa và cải thiện nhu động ruột.
Giảm chứng ợ chua
Nếu bạn bị ợ chua thường xuyên, nước ép thân chuối có thể làm giảm nồng độ axit đồng thời giảm chứng ợ chua
Điều trị thiếu máu
Hàm lượng sắt và vitamin B6 trong thân cây chuối làm tăng số lượng hemoglobin trong máu và thực sự có lợi cho những người bị thiếu máu.
Điều hòa huyết áp
Các thành phần trong thân cây chuối có tác dụng điều hòa huyết áp.
Trị nhiễm trùng đường tiểu
Thân cây chuối cũng là một phương thuốc tuyệt vời cho các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Uống nước ép thân cây chuối 2-3 lần/tuần. Các lợi ích khác của thân cây chuối bao gồm điều trị các biến chứng liên quan đến tử cung, vàng da, đau do côn trùng cắn và bệnh tim.
Cách sử dụng thân cây chuối
Bên cạnh việc ép lấy nước rồi pha với các thành phần khác như nước ép củ cải và chanh, thân cây chuối có thể ăn với hoa chuối giúp điều trị các rối loạn kinh nguyệt và đau dạ dày. Dùng nước ép này và nước lúa mạch sẽ loại bỏ sỏi thận.
Sử dụng thân cây chuối dạng bột với mật ong là bài thuốc tuyệt với trị bệnh vàng da. Tuy nhiên, tốt hơn là không nên ăn thây cây chuối vào bữa tối, vì nó là thuốc lợi tiểu tự nhiên và có thể cản trở giấc ngủ[/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,737
Threads: 407
Likes Received: 1,149 in 906 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Chuối tiêu
Tên Hán Việt: Vị thuốc chuối tiêu còn gọi Ba thư, Bản tiêu, Đởm bình tiêu, Nha tiêu, Vô nhĩ văn tuyết (Hòa hán dược khảo), Cam tiêu (Biệt lục), Thiên thư (Sử ký chú), Thiệt danh hương tiêu (Cương mục thập di), Thủy tiêu ( Gia hựu bản thảo đồ kinh), Ưu đàm hoa (Phạn ngữ), Chuối tiêu (Việt Nam).
Tên khoa học: Musa Basloo Sieb. Et Zucc.
Họ khoa học: Thuộc họ Musaceae
Cây chuối tiêu
Mô tả cây chuối tiêu
[img=392x247]data:image/svg+xml;charset=utf-8,%3Csvg xmlns='http%3A//www.w3.org/2000/svg' xmlns%3Axlink='http%3A//www.w3.org/1999/xlink' viewBox='0 0 8 6'%3E%3Cfilter id='b' color-interpolation-filters='sRGB'%3E%3CfeGaussianBlur stdDeviation='.5'%3E%3C/feGaussianBlur%3E%3CfeComponentTransfer%3E%3CfeFuncA type='discrete' tableValues='1 1'%3E%3C/feFuncA%3E%3C/feComponentTransfer%3E%3C/filter%3E%3Cimage filter='url(%23b)' x='0' y='0' height='100%25' width='100%25' xlink%3Ahref='data%3Aimage/jpeg;base64,/9j/4AAQSkZJRgABAQAAAQABAAD/2wBDABALDA4MChAODQ4SERATGCgaGBYWGDEjJR0oOjM9PDkzODdASFxOQERXRTc4UG1RV19iZ2hnPk1xeXBkeFxlZ2P/2wBDARESEhgVGC8aGi9jQjhCY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2P/wAARCAAGAAgDASIAAhEBAxEB/8QAFQABAQAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAT/xAAcEAACAgIDAAAAAAAAAAAAAAAAAQMRAiEEIjH/xAAVAQEBAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAv/EABcRAQADAAAAAAAAAAAAAAAAAAABAhH/2gAMAwEAAhEDEQA/AJufcEymrBt5b6+7sAE1Mh//2Q=='%3E%3C/image%3E%3C/svg%3E[/img]Cây chuối tiêu là một cây ăn quả quen thuộc và cũng là cây thuốc quý. Chuối có thân rễ to, từ đó mọc ra những lá rất to dài tới 2m, có các bẹ lá úp vào nhau tạo thành một thân giả hình trụ cao tới 3-4m hay hơn. Khi cây chuối còn non, ta ăn nõn chuối, chính là nõn thân giả; còn thân thật là phần nằm dưới đất mà ta thường gọi là củ chuối. Khi chuối ra buồng, ta mới thấy một cán hoa từ củ chuối mọc lên xuyên qua thân giả lồi ra ở phía ngọn. Cụm hoa chuối là một bông gồm nhiều lá bắc màu đỏ úp lên nhau thành bắp chuối, hình nón dài; ở kẽ mỗi lá bắc có khoảng 20 hoa xếp thành 1 nải chuối 2 tầng; hoa ở giữa thường là hoa lưỡng tính, ở phía ngọn là hoa đực ở phía gốc là hoa cái. Quả mọng còn mang dấu vết của vòi nhuỵ. Chuối trồng được tạo thành do kết quả của sự lai tự nhiên giữa hai loài chuối hoang dại ở Ðông Nam Á là chuối hột và chuối rừng. Ngày nay, người ta ước lượng có đến 200-300 giống chuối được trồng trên thế giới. Hầu hết chuối ăn quả đều thuộc loài Musa paradisiaca L. với 11 thứ khác nhau bởi hình dạng quả, màu sắc và vị của thịt quả. Thứ Chuối tiêu (chuối già) có giá trị trên thị trường thế giới thuộc var. sapientum Kumtze (Musa sapientum L.). Lại có loài khác là Musa nana Lour mà ta gọi là chuối già lùn có thân chỉ cao 1-2m, có quả và lá y như Chuối già; buồng thòng, cong, mo màu đỏ, quả xanh hay vàng vàng, thịt ngà. Loài Musa cavendishii Lamb, hay Musa chinensis Sw.. có khi được nhập vào loài này; cũng có người xem nó như là một thứ của loài Chuối. Lại còn loài Musa chiliocarpa Back... gọi là Chuối trắm nải, có thân giả cao đến 3m, có buồng dài đến sát đất mang nhiều nải, quả vàng dài 6-7cm, không hạt, thịt ngọt.
Bộ phận dùng:
Nhiều bộ phận khác nhau của cây, chủ yếu là quả - Fructus Musae.
Nơi sống và thu hái:
Ở nước ta, Chuối trồng có nhiều giống. Người ta sắp xếp các giống phổ biến vào hai nhóm: - Nhóm giống Chuối tiêu (Chuối già) có đến 5 giống mà phổ biến là giống lùn cao và lùn thấp là giống Chuối ăn tươi điển hình có bột chuyển hết thành đường, dễ tiêu hoá, có quả cong, vỏ dày, thường trồng ở đồng bằng sông Hồng và sông Chu. Nhóm giống Chuối tây (Chuối sứ) có quả to và ngắn hơn Chuối tiêu, vỏ cũng mỏng hơn; có giá trị calo cao hơn Chuối tiêu lại có nhiều bột hơn, nên có thể luộc, có thể chiên; dùng làm rau (nõn thân giả, hoa chuối) ít chát hơn chuối tiêu. Thường được trồng nhiều nhất. Còn có các giống Chuối khác như Chuối Bôm, có quả hơi chua nếu chưa chín kỹ, buồng nhỏ, quả nhỏ; Chuối bột không ăn tươi mà để lấy tinh bột; chuối ngự, chuối cau có quả nhỏ, ngắn tròn lẳn, vàng, vỏ mỏng, thơm ngon nhưng khó vận chuyển và buồng nhỏ, sản lượng lại thấp; chuối lá quả dài 4 cạnh; chuối hột quả to thẳng 5 cạnh, có hạt.
Chuối là cây kém chịu rét và gió mạnh, cần nhiều nước nhưng ưa đất thoát nước và đất tốt có nhiều nitrogen và kalium. Lượng mưa đều 120-150mm hàng tháng là tốt nhất; khô hạn trên 2 tháng liền thì phải tưới. Nhiệt độ thích hợp 25-30oC, tối thiểu tuyệt đối trên 12oC. Nắng cần vừa phải; nếu nắng gắt thì cây cháy lá, nám quả; trời âm u, cây mọc vóng và kéo dài thời gian sinh trưởng. Năng suất trung bình 150 buồng/1 ha, nặng 15-20kg/buồng.
Thành phần hoá học của chuối
Quả chuối xanh chứa 10% tinh bột, chuối chín có tỉ lệ g%: glucid 16-20; tinh bột 1,2; protid 1,32; lipid 0,5; theo tỉ lệ mg%: calcium 8, kalium 28, sắt 0,5 và các vitamin PP 0,07, vitamin C 0,6. Còn có Mg, Na, các chlorur, phosphat, lưu huỳnh, kẽm. Xét về mặt dinh dưỡng, chuối có giá trị hơn cả khoai tây và tương đương với thịt, cứ 100g có thể cho 100 calo và dễ tiêu hoá. Trong Chuối có 2 hợp chất quan trọng về mặt sinh lý là serotinin và nore-pinephrin, cùng với dopamin và một catecholamin chưa xác định. Do có các hoạt chất này mà Chuối có những ứng dụng quan trọng trong y học (chữa đau tạng phủ, táo bón, loét ống tiêu hoá...). Bầu của hoa chuối chứa tryptophan và các hợp chất Indol.
Tác dụng dược lý
Tác dụng chống loét dạ dày thực nghiệm do phenylbutazon
Thử ở chuột lang, dùng thịt quả chuối tiêu xanh, còn non, thái lát mỏng, phơi khô ở nhiệt độ thấp dưới 50°C, tán nhỏ, uống.
- Thử tác dụng điều trị: dùng phenylbutazon để gây loét trong 15 ngày, sau đó dùng bột chuối.
- Thử tác dụng phòng ngừa: dùng bột chuối tiêu đồng thời với dùng phenylbutazon.
Kết quả: bột chuối xanh có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày ở cả 2 mô hình.
Thử trên chuột cống trắng, gây viêm dạ dày bằng cách bất động chuột, cũng có tác dụng.
Tác dụng bảo vệ dạ dày có thể là do bột chuối xanh làm giảm tiết dịch vị và ức chế kích thích do phenylbutazon.
Thử trên người chữa bệnh viêm loét dạ dày (tài liệu Ấn Độ)
Chuối tiêu xanh phơi sấy khô ở nhiệt độ thấp dưới 50°C, tán bột, ăn hàng ngày, có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của màn nhầy lót bên trong dạ dày bằng cách tạo thêm những tế bào sản xuất chất nhầy, làm cho màng nhầy dày lên chống lại khả năng gây loét và hàn gắn các vết loét đã có. Các loại chuối tiêu chín và xanh phơi khô ở nhiệt độ cao không kích thích tăng trưởng màn nhầy có ý nghĩa.
Tác dụng trên nấm và vi khuẩn
Dạng chiết bằng cồn methanol từ quả chuối tiêu có tác dụng ức chế nấm và vi khuẩn. Hoạt chất kháng nấm có khả năng là musarin.
Không thấy có tác dụng kháng cholin trên hệ thần kinh trung ương.
Vị thuốc chuối tiêu
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị:
Vị ngọt, tính lạnh không độc
Công dụng
Thanh Vị hỏa, giải nhiệt độc. Trị phù thũng, ho (TQDHĐT.Điển)
Chuối chín làm tăng hồng cầu, huyết cầu tố, giúp giảm được tình trạng nhiễm Acid cho chế độ ăn nhiều thịt, mỡ hoặc quá nhiều ngũ cốc.
Chuối chín tươi được coi là thuốc đối với người bị bệnh đường ruột kể cả tiêu chảy, lỵ; là thuốc lợi tiểu cho ngày.2 bị thũng, tăng hấp thụ cho trẻ bị suy dinh dưỡng (Trái cây và sức khỏe).
Quả Chuối chín nhuận tràng, chống scorbut và làm dịu. Chuối chín thúc đẩy sự lên da non của các vết thương tổn của ruột trong viêm ruột kết có loét.
Chuối xanh phơi khô ở nhiệt độ thấp rồi tán bột ăn hàng ngày, kích thích sự tăng trưởng của màng nhầy lót bên trong dạ dày bằng cách tạo thêm những tế bào sản xuất chất nhầy, không những nó làm cho màng nhầy dày lên đến mức để tránh không bị lở loét dễ dàng mà còn có thể hàn gắn nhanh chóng bất kỳ chỗ loét nào hiện có.
Chuối xanh còn có tác dụng diệt nấm, làm se.
Thân giả và rễ củ chống scorbut; rễ trị giun.
Liều dùng:
Không cố định
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc chuối tiêu
Trị trẻ nhỏ gầy ốm, suy dinh dưỡng, cam tích, cam còm:
Chuối ngự (dùng loại thật chín) 12g, Thịt cóc (Cóc lột da, rửa sạch máu, mủ, bỏ hết tạng phủ, chỉ lấy thịt - nhất là ở 2 đùi, sấy khô, tán bột) 10g, Trứng gà (luộc chín, chỉ lấy tròng đỏ) 2g, ba thứ trộn chung, gĩa nhuyễn, làm thành viên 6g, sấy khô. Ngày uống 6-12g. (Phòng và chữa bệnh bằng món ăn hàng ngày).
Thuốc bổ dùng cho người mới bệnh nặng dậy, sút cân, kém ăn, mất ngủ, thiếu máu:
Chuối tiêu bóc vỏ 15 quả, Lòng đỏ trứng gà luộc 15 cái, Gạo nếp 1kg, Men rượu 10 miếng. Gạo nếp nấu được cơm, để nguội; Chuối tiêu và lòng đỏ trứng gà nghiền nhỏ; Men rượu tán bột. Các thứ trộn đều, cho vào hũ sành ủ thành rượu, sau 20 ngày là có thể dùng được, mỗi ngày ăn nửa chén vào lúc đói (Phòng và chữa bệnh bằng món ăn hàng ngày).
Trị hắc lào:
Lúc mới phát hiện, lấy quả chuối tiêu xanh, thái thành từng lát mỏng, xát liên tục lên chỗ ngứa (Kinh nghiệm dân gian Việt Nam).
Trị bạch đới:
Ba tiêu căn (tươi) 250g, thịt heo 120g. Hầm cho nhừ, lấy nước uống (Trung quốc dân gian bách thảo lương phương).
Trị bị phỏng:
Lá chuối tiêu, sấy khô, tán nhuyễn, trộn với trứng gà, đắp (Trung quốc dân gian bách thảo lương phương).
Trị ho, lao phổi:
Hoa chuối (tươi) 60g, Phổi heo 250g, thêm nước, hầm cho nhừ, ăn cả nước lẫn cái (Trung quốc dân gian bách thảo lương phương).
Trị ngực đau thắt (tâm giảo thống):
Hoa chuối tiêu tươi 250g, Tim heo 1 cái. Thêm nước, hầm cho thật nhừ, ăn (Trung quốc dân gian bách thảo lương phương).
Trị tai giữa viêm:
Dùng nõn chuối tiêu, 1 khúc, ép lấy nước côt, nhỏ vào tai. Ngày 2-3 lần (Trung quốc dân gian bách thảo lương phương).
Trị chứng tiêu khát, họng khô, miệng khát khớp xương phiền nóng:
Rễ chuối tiêu tươi 1000g, ngày,2 nát, ép lấy nước. Mỗi lần uống 20-30ml, ngày uống 2-3 lần (Trung quốc dân gian bách thảo lương phương).
Trị huyết áp cao, não xung huyết:
Vỏ cây chuối hoặc quả chuối 30-60g, sắc uống (Trung quốc dân gian bách thảo lương phương).
Trị bàng quang viêm, tiểu gắt:
Rễ cây chuối 30g, Hạn liên thảo 30g. Sắc, chia làm 3 lần uống (Trung quốc dân gian bách thảo lương phương).
Trị thai động không yên:
Rễ cây chuối tươi 60g, thịt heo nạc 120g, thêm nước, hầm thật nhừ, ăn (Trung quốc dân gian bách thảo lương phương).
Trị băng lậu:
Ba tiêu căn 250g, Thịt heo nạc 100g. Nấu nhừ, ăn cả nước lẫn cái (Trung quốc dân gian bách thảo lương phương).
Tham khảo
Chuối dùng tốt cho trẻ thơ, trẻ em đang độ lớn, cho người dưỡng sức, cho người già, cũng như cho những người lao động trí óc và chân tay. Nó giúp ích cho hệ xương, cho sự sinh trưởng, cho sự cân bằng thần kinh. Cũng dùng tốt cho những người bị bệnh khớp. Người suy nhược nên dùng ăn hàng ngày. Nhưng do vì nó giàu hydrat carbon nên không phù hợp với người bị bệnh đái đường. Chuối còn dùng để chữa bệnh ỉa chảy và Kiết lỵ. Người ta nhận thấy chuối dùng có kết quả trong việc chống các rối loạn ruột và dạ dày, đặc biệt là chống các bệnh ỉa chảy cấp tính và mạn tính, bệnh viêm ruột. Ở Ấn Độ, người ta dùng bột chuối xanh để điều trị những bệnh nhân bị loét dạ dày có kết quả rõ rệt... Vì vậy một khẩu phần ăn có chuối xanh chắc chắn giúp tránh được bệnh loét dạ dày. Quả chuối xanh còn non dùng chữa hắc lào mới phát; trước tiên ta rửa sạch chỗ lở ngứa bằng nước nóng, gãi cho trượt da ra, lau khô, rồi lấy một quả chuối vừa bẻ trên buồng ra, cắt dần từng lát, cho nhựa chuối tiết ra mà chấm, bôi, xát vào chỗ ngứa. Làm 4-5 lần sẽ khỏi.
Nhân dân ta còn dùng cả củ Chuối (thân, rễ) giã lấy nước cốt, hoặc dùng lóng nứa tép đâm sâu vào thân cây hứng lấy nước trong uống trị sưng tấy, làm thuốc giải nhiệt chữa nóng quá phát cuồng. Hoặc dùng cây non cắt ngang, lấy phần non ở giữa (của thân giả) giã nhỏ đắp để cầm máu vết thương. Lá non dùng băng bó để làm dịu vết bỏng, vết cháy. Ở Ấn Độ, thân giả và củ Chuối dùng chữa rối loạn về máu và trị bệnh hoa liễu. Còn nhựa cây được dùng trị bệnh đau về thần kinh như icteria và động kinh, trị lỵ và ỉa chảy và làm nước giải khát khi bị thổ tả.
Tag: hinh anh chuoi tieu, tac dung cua chuoi tieu, vi thuoc chuoi tieu, cong dung cua chuoi tieu, thuoc nam
Nơi mua bán vị thuốc Chuối tiêu đạt chất lượng ở đâu?
Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,... xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc Chuối tiêu ở đâu?
Chuối tiêu là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT... đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.
Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.
Vị thuốc Chuối tiêu được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn NHT.
Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.
+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: Cơ sở 1: Số 482, lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng
+ Mua trực tuyến: Thuốc được chuyển qua đường bưu điện. Khi nhận được thuốc khách hàng thanh toán tiền COD.
Tag: cay chuoi tieu, vi thuoc chuoi tieu, cong dung chuoi tieu, Hinh anh cay chuoi tieu, Tac dung chuoi tieu, Thuoc nam
Lợi Ích Của Cây Chuối Và Trái Chuối Cho Chị Em Nội Trợ
bởi vuong nguyen
Tue, 12 May 2015 16:58:00 GMT
Chuối chứa dồi dào chất dinh dưỡng như protein, đường, lipid, cellulose, kali, calcium, sắt, phosphor, sinh tố A, B, C, E... Chuối chứa ít natri, không có cholesterol, nhiệt lượng thấp hơn các loài hoa quả khác, ăn chuối mỗi ngày cũng không sợ bị béo phì.
Chuối là một loại cây ăn trái được trồng rất nhiều tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cây chuối thích hợp với khí hậu ấm áp như Việt Nam và các quốc gia Ðông Nam Á, trên những vùng đất ẩm nhưng thoáng nước.
Chuối không được trồng bằng hột mà bằng cây chuối con. Từ ngày bắt đầu trồng cho đến khi thu hoạch được vụ đầu tiên khoảng hơn một năm.
Lợi ích của cây chuối
Không giống như những loại cây ăn trái khác, thân cây chuối không phải là một thứ gỗ cứng mà chỉ cấu tạo bằng bẹ, lớp này chồng lên lớp khác. Bẹ chuối rất mềm và chứa nhiều nước. Sau khi chuối trổ quài rồi và hái trái xong, người ta có thể chặt nguyên thân cây chuối, xắt thành lát mỏng, giã nát (quết chuối) rồi trộn với cám để làm thực phẩm nuôi heo.
[img=573x215]data:image/svg+xml;charset=utf-8,%3Csvg xmlns='http%3A//www.w3.org/2000/svg' xmlns%3Axlink='http%3A//www.w3.org/1999/xlink' viewBox='0 0 10 5'%3E%3Cfilter id='b' color-interpolation-filters='sRGB'%3E%3CfeGaussianBlur stdDeviation='.5'%3E%3C/feGaussianBlur%3E%3CfeComponentTransfer%3E%3CfeFuncA type='discrete' tableValues='1 1'%3E%3C/feFuncA%3E%3C/feComponentTransfer%3E%3C/filter%3E%3Cimage filter='url(%23b)' x='0' y='0' height='100%25' width='100%25' xlink%3Ahref='data%3Aimage/jpeg;base64,/9j/4AAQSkZJRgABAQAAAQABAAD/2wBDABALDA4MChAODQ4SERATGCgaGBYWGDEjJR0oOjM9PDkzODdASFxOQERXRTc4UG1RV19iZ2hnPk1xeXBkeFxlZ2P/2wBDARESEhgVGC8aGi9jQjhCY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2P/wAARCAAFAAoDASIAAhEBAxEB/8QAFgABAQEAAAAAAAAAAAAAAAAAAAID/8QAHhAAAgIBBQEAAAAAAAAAAAAAAQIAESEEEhMycdH/xAAVAQEBAAAAAAAAAAAAAAAAAAABBP/EABcRAAMBAAAAAAAAAAAAAAAAAAABEiH/2gAMAwEAAhEDEQA/ANNNvAccjWGybOfZTEqxFjBrqPkRJFoSj//Z'%3E%3C/image%3E%3C/svg%3E[/img]
Lá chuối có thể dùng để gói bánh chưng, bánh tét hay bánh ít (bánh ếch), gói nem vân vân. Thân cây chuối non có thể dùng để trộn gỏi. Ðặc biệt sau khi cắt cây chuối khỏi gốc, cây chuối con khác sẽ mọc lên ngay và tiếp tục tăng trưởng.
Bắp chuối có thể được dùng để nấu canh chua, hoặc trộn rau ghém ăn với bún nước lèo, nấu bằng mắm.
Ðây là một thói quen ăn uống của người dân miệt đồng bằng sông Cửu Long, thịnh hành nhứt tại những tỉnh như Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Rạch Giá, Hà Tiên và Châu Ðốc...
Lợi ích của trái chuối
Là bộ phận được thu hoạch và sử dụng nhiều nhất của cây chuối. Trái chuối được hình thành dựa trên bắp chuối. Khi chuối đã kết trái đầy đủ, bắp chuối được cắt đi để trái chuối có đủ sức lớn nhanh.
Trái chuối có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của chúng ta như: tăng trí nhớ, trị táo bón, chữa làm da ngứa, làm đẹp...
[img=573x239]data:image/svg+xml;charset=utf-8,%3Csvg xmlns='http%3A//www.w3.org/2000/svg' xmlns%3Axlink='http%3A//www.w3.org/1999/xlink' viewBox='0 0 9 6'%3E%3Cfilter id='b' color-interpolation-filters='sRGB'%3E%3CfeGaussianBlur stdDeviation='.5'%3E%3C/feGaussianBlur%3E%3CfeComponentTransfer%3E%3CfeFuncA type='discrete' tableValues='1 1'%3E%3C/feFuncA%3E%3C/feComponentTransfer%3E%3C/filter%3E%3Cimage filter='url(%23b)' x='0' y='0' height='100%25' width='100%25' xlink%3Ahref='data%3Aimage/jpeg;base64,/9j/4AAQSkZJRgABAQAAAQABAAD/2wBDABALDA4MChAODQ4SERATGCgaGBYWGDEjJR0oOjM9PDkzODdASFxOQERXRTc4UG1RV19iZ2hnPk1xeXBkeFxlZ2P/2wBDARESEhgVGC8aGi9jQjhCY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2P/wAARCAAGAAkDASIAAhEBAxEB/8QAFgABAQEAAAAAAAAAAAAAAAAAAAQG/8QAHBAAAgICAwAAAAAAAAAAAAAAAAECEhETFCFh/8QAFQEBAQAAAAAAAAAAAAAAAAAAAwT/xAAYEQEAAwEAAAAAAAAAAAAAAAABAAIRA//aAAwDAQACEQMRAD8A1PJeyXTxZIotH0Al42XdjXAn/9k='%3E%3C/image%3E%3C/svg%3E[/img]
Xem thêm: Cách làm sinh tố chuối dứa
Chuối chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi: Chuối rất giàu kali, đây là một chất góp phần giúp trái tim khỏe mạnh và huyết áp ổn định. Đối với những người phải vận động nhiều hàng ngày, được cung cấp đủ kali sẽ giúp họ không bị chuột rút và nhức mỏi cơ. Chuối cũng cung cấp vitamin B6 giúp tăng cường hoạt động của não bộ và hệ thần kinh.
Chuối là đồ ăn nhẹ tốt cho sức khỏe: Chuối không chỉ ít béo và ít calori mà còn chứa chất xơ giúp bạn đỡ đói giữa buổi và tránh ăn quá nhiều trước bữa chính. Chuối cũng dễ tiêu hóa, chính vì vậy mà chuối là thức ăn nhẹ tuyệt vời mà bạn nên ăn trước khi tập thể dục.
Chuối có tác dụng chữa bệnh: Chuối còn được xem là một bài thuốc chữa ợ nóng. Chuối có tác dụng giảm nồng độ a-xít, làm dịu cơn đau dạ dày. Chuối cũng chứa pectin, một chất xơ hòa tan giúp tiêu hóa tốt và giảm táo bón. Vitamin B6 trong chuối giúp não giải phóng serotonin, chất này giúp giảm stress và giúp bạn giải quyết rắc rối một cách bình tĩnh hơn.
Chuối là loại cây trồng mà chúng ta có thể tận dụng được tất cả các bộ phận của nó đấy nhé. Chuối có ích quá đúng không nào!
Cooky.vn
Những lợi ích bất ngờ từ các bộ phận của cây chuối
[/url]
Quả chuối giàu kali, vitamin; hoa làm gỏi, nộm; vỏ chà trắng răng, sạch da mặt; thân làm nước ép uống giảm cân.
Quả chuối
Chuối giàu các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin B6, chất xơ và kali. Kali có vai trò kích thích cơ bắp, dây thần kinh và các tế bào não. Lượng kali trong một quả chuối khoảng 450mg, trong khi một người trưởng thành cần 4,7g kali mỗi ngày.
Ăn chuối mỗi ngày giúp tăng sức đề kháng, củng cố hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tật. Chuối còn là lựa chọn dành cho những người thường xuyên tập luyện thể thao, hoạt động mạnh cần cần phát triển cơ bắp. Đường glucoza trong chuối chín ăn vào sẽ được hấp thu nhanh vào máu, bổ sung kịp thời lượng đường của cơ thể bị tiêu hao, giúp phục hồi nhanh chóng.
Ở Việt Nam nhiều người thích ăn chuối tiêu. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong 100 g chuối tiêu chín có 74 g nước; 1,5 g protid; 0,4 g axit hữu cơ; 22,4 g glucid; 0,8 g xenluloza; cung cấp 100 kcal. Loại quả này vượt xa các loại quả khác về mức năng lượng, ví dụ 100 g cam chỉ cung cấp 43 kcal, đu đủ chín 36 kcal, nhãn 49 kcal, vú sữa 43 kcal...
Trong Đông y, chuối tiêu có vị ngọt, tính hàn, nhuận tràng, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc. Do đó người ta ăn chuối để chữa các chứng bệnh táo bón, sốt, mụn nhọt, bị xuất huyết do trĩ, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, viêm gan vàng da, sưng tấy...
Thân chuối
Giữ lượng đường máu ổn định
Thân cây chuối chứa chỉ số đường huyết thấp nên tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Nó không làm tăng vọt lượng đường trong máu của bệnh nhân.
Giảm cân
Nếu bạn muốn giảm cân trong 1 tuần, nước ép thân chuối là thành phần không thể thiếu trong thực đơn mỗi ngày. Chúng có chứa tinh chất giúp giảm lượng calo và tạo cảm giác no cho bạn.
Nhờ chứa kali và các vitamin khác nên thân cây chuối có thể điều trị và làm giảm triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu.
Để chống lại nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng đường tiểu, bạn hãy uống 1 - 2 ly nước ép thân chuối. Nó sẽ giúp làm giảm cảm giác đau rát trong đường tiểu.
Điều trị loét dạ dày
Một trong những lợi ích bất ngờ của nước ép thân chuối là giúp chữa bệnh loét dạ dày hiệu quả.
Giúp ích cho chuyển động ruột
Thân cây chuối giúp chuyển động ruột dễ dàng nên giúp dễ đi tiêu. Tuy nhiên, tránh bỏ phần xác của thân cây chuối vì nó chứa chất xơ giúp ích cho chuyển động ruột.
Lợi tiểu
Thân cây chuối có thể là một loại thuốc lợi tiểu giúp ngăn ngừa sỏi thận.
Giàu chất xơ
Khi thân cây chuối chứa nhiều chất xơ, nước ép của nó có thể giúp bạn kiểm soát cảm giác thèm ăn và giữ cho bạn no lâu. Nếu bạn có kế hoạch giảm cân, nước ép của thân cây chuối sẽ giúp ích cho bạn.
Giải độc
Cơ thể bạn cần phải giải độc và việc uống một ly nước ép thân chuối mỗi ngày sẽ giúp làm sạch toàn bộ dạ dày của bạn. Hãy thực hiện biện pháp này trong vòng 1 tuần, bạn sẽ thấy được sự khác biệt.
Giảm táo bón
Nước ép thân chuối có nhiều lợi ích, trong đó đặc biệt là việc giảm táo bón. Những thành phần có trong nước ép giúp làm lỏng và giảm lượng phân thải ra ngoài.
Hoa chuối
Tăng cường trạng thái và giảm lo âu
Bắp chuối cải thiện tâm trạng và giảm bớt lo lắng do giàu ma-giê. Chúng được xem là loại thuốc chống trầm cảm không hề gây tác dụng phụ nào.
Trị thiếu máu
Bắp chuối giúp tăng nồng độ hemoglobin trong máu. Nồng độ hemoglobin tốt giúp mang chất dinh dưỡng đến tất cả các bộ phận của cơ thể một cách hiệu quả nên nó là cách chữa thiếu máu tự nhiên.
[img=386x0]http://st.suckhoegiadinh.com.vn/staticFile/Subject/2019/04/15/09509ad0af9146cf1f80_151948760.jpg[/img]
Ngừa ung thư và tim
Bắp chuối chứa tannin, axit, flavonoid và chất chống oxy hóa khác, giúp chống lại các gốc tự do và loại bỏ các tổn thương oxy hóa dẫn đến bệnh ung thư và bệnh tim.
Tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Bắp chuối rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường, ăn bắp chuối luộc có thể làm giảm lượng đường huyết nhờ lượng chất xơ trong bắp chuối khá cao. Nó cũng làm tăng nồng độ hemoglobin trong cơ thể.
Tăng sản lượng sữa
Bắp chuối đặc biệt tốt cho các bà mẹ đang cho con bú vì nó giúp tăng nguồn cung cấp sữa mẹ.
Chống lại các gốc tự do gây bệnh
Các gốc tự do tấn công các tế bào khỏe mạnh và làm hỏng chúng, dẫn đến các vấn đề như bệnh tim, ung thư và lão hóa da. Bắp chuối giàu chất chống oxy hóa chống lại các gốc tự do và ngăn cản chúng làm tổn hại đến các tế bào cơ thể.
Trị nhiễm trùng
Một trong những chức năng tốt nhất của bắp chuối là điều trị các bệnh nhiễm trùng. Bắp chuối chứa ethanol ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn gây bệnh và cũng có thể chữa lành vết thương tự nhiên.
Rối loạn thần kinh
Ăn bắp chuối hằng ngày cũng có thể giúp ngăn ngừa các rối loạn thần kinh như bệnh Parkinson và Alzheimer vốn là những bệnh gốc tự do gây tổn thương mô thần kinh.
Giảm cân
Súp làm từ bắp chuối hỗ trợ giảm cân. Chỉ cần thêm bắp chuối với tỏi, gừng, rau mùi và lá vào nồi súp. Dùng nó 4-5 lần một tuần sẽ mang lại kết quả giảm cân thành công ngoài mong đợi.
Chảy máu kinh nguyệt
Một số phụ nữ gặp Hội chứng tiền kinh nguyệt PMS nặng, trong khi số khác bị chảy máu nhiều. Một chén bắp chuối nấu chín cùng với sữa đông hoặc sữa chua có thể giúp đối phó với những vấn đề này. Sự kết hợp này làm tăng hóc môn progesterone trong cơ thể và làm giảm chảy máu.
Vỏ chuối
Vỏ chuối giàu vitamin B6, B12 cũng như chất xơ protein. Dùng vỏ chuối chà lên răng để trắng, sáng hơn. Vỏ chuối giúp loại bỏ mụn cám bằng cách chà nhẹ lên vùng da bị ảnh hưởng. Tình trạng mụn sẽ được cải thiện trong thời gian ngắn.
Vỏ chuối còn ngăn ngừa nếp nhăn nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa, giữ cho da ngậm nước, săn chắc và cải thiện độ đàn hồi. Massage bằng vỏ chuối và để trong 15 phút, làm dịu vết đau, sưng tấy hoặc vết côn trùng cắn.
Ngoài ra, sử dụng vỏ chuối làm phân bón giúp bổ sung canxi, magiê, lưu huỳnh, phốt phát, kali và natri... Chỉ cần cắt vỏ thành miếng nhỏ và chôn dưới gốc cây, tưới nước thường xuyên.
Quỳnh Hoa
Theo Tạp chí Sống khỏe
XEM
[url=https://m.cooky.vn/blog/loi-ich-cua-cay-chuoi-va-trai-chuoi-1]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,737
Threads: 407
Likes Received: 1,149 in 906 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Chiết xuất tế bào lá cây Sứ (Adenium Obesum Leaf Cell Extract)
Cập nhật 14:00 , 11/09/2014
A PHP Error was encountered
Severity: 8192
Message: Non-static method Counter_model::p2nl() should not be called statically, assuming $this from incompatible context
Filename: content/detail.php
Line Number: 11
Tên khác: Sứ sa mạc (hoa hồng sa mạc)
Tên khoa học: Adenium obesum (Forst.) Roem. & Schult.
Thuộc họ Trúc đào - Apocynaceae
Adenium obesum, còn được gọi là "hoa hồng sa mạc", là một loại cây thuộc họ trúc đào Apocynaceae, có nguồn gốc ở xứ Yemen, và được trồng làm cây cảnh nhiệt đới.
Hiện nay, một thành phần mỹ phẩm có chứa chiết xuất Adenium Obesum Leaf Cell Extract (chiết xuất tế bào lá sứ) đã được thử nghiệm thành công trong phương pháp sử dụng và chăm sóc da thẩm mỹ. Thành phần mỹ phẩm này bao gồm triết xuất từ lá sứ Adenium Obesum, và có ít nhất một tá dược thẩm mỹ có liều lượng vừa phải.
Thành phần này có thể được sử dụng để tăng cường xây dựng hệ rào cản cho da, tăng cường sự gắn kết giữa những lớp biểu bì da, ngăn ngừa hoặc hỗ trợ việc trì hoãn những tác động của quá trình lão hóa da, hoặc những tác dụng đặc trưng khác như: cung cấp một màng bảo vệ da, khắc phục, tái cơ cấu da, dưỡng ẩm hoặc tác dụng cân bằng độ ẩm da.
Nghiên cứu nhằm xác định thành phần chiết xuất từ các bộ phận khác nhau của tế bào cây sứ Adenium obesum. Người ta đã chứng minh được rằng triết xuất lá sứ Adenium obesum kích thích những biểu hiện protein của desmosomes có mặt tại các mối nối giữa các tế bào của những tế bào hình thành lớp biểu bì và lớp sừng, cho phép kích thích sự hoạt động của Desmoglein, đặc biệt hơn là Desmoglein 1, hoặc desmoplakin, đó là hai trong số các protein tạo thành các nút giao desmosomal của lớp biểu bì, được tham gia vào liên keratinocyte hoặc nối các vảy gắn kết.
Tuy nhiên, theo các thầy thuốc, các bộ phận của hoa sứ đều có thể dùng làm thuốc như vỏ thân, vỏ rễ, hoa, nụ hoa, lá tươi và nhựa cây, nhưng sử dụng nhiều nhất là hoa. Toàn cây có chứa một loại kháng sinh thực vật là fulvo plumierin, có tác dụng ức chế sự tăng sinh và phát triển của một số vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis. Từng bộ phận khác nhau của cây có những công dụng khác nhau:
+Vỏ thân cây và vỏ rễ: Trong vỏ thân có glucozit là agoniadin và một chất đắng là plumierit. Vỏ thân và rễ hơi có độc, vị đắng, tính mát. Dân gian sử dụng để làm thuốc tẩy xổ (dùng 8 – 15 g), nhuận tràng (dùng 3 – 5 g), chữa táo bón (thay thế cho đại hoàng) và chữa thuỷ thũng. Tuy nhiên, chúng ta cần tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng do các thành phần trong cây có tác dụng tẩy xổ khá mạnh và có hơi độc. Khuyến cáo rằng người suy nhược, già yếu, phụ nữ có thai, tiêu chảy không nên dùng .
- Lá sứ: Kinh nghiệm dân gian dùng tinh chất tế bào lá cây sứ chữa bong gân, sai khớp, mụn nhọt.
- Hoa: Hoa sứ có công dụng tiêu đờm, trừ ho, hạ áp. Trong dân gian thường sử dụng hoa sứ phơi khô để làm thuốc chữa ho, kiết lỵ...
Ngoài tác dụng thành phần nguyên liệu trong các sảm phẩm mỹ phẩm làm đẹp thì chiết xuất tế bào lá sứ còn đóng vai trò quan trọng trong các bài thuốc chữa bệnh:
- Bong gân: Dùng một lá sứ tươi rửa sạch, giã nhuyễn, trộn với một ít muối ăn đắp lên chỗ sưng. Lại dùng một ít lá tươi khác, hơ lên lửa cho héo và đắp phía ngoài rồi cố định bằng băng hoặc vải sạch. Ngày đắp 1 – 3 lần liên tục như vậy 1 – 2 ngày.
- Đau nhức hay mụn nhọt: Cũng dùng lá tươi giã nhuyễn đắp vào.
Điều cần lưu ý là khi sử dụng các thành phân chiết xuất từ cây sứ phải có sự hướng dẫn của nhà chuyên môn
Hoa sứ thời nay có nhiều màu chưa thấy qua.
Adenium Obesum Desert Rose arabicum Seeds Taiwan アデニウム台灣沙漠玫瑰種子 巧手花藝坊 富貴花
https://adenium-com-tw.myshopify.com/col...ko?page=10
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,737
Threads: 407
Likes Received: 1,149 in 906 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Sâm Ngọc Linh - Sâm Việt Nam
Tên khác
Tên thường gọi: Sâm ngọc linh, sâm ngọc lĩnh, sâm khu 5 (sâm K5), sâm Việt Nam, sâm trúc (sâm đốt trúc, trúc tiết nhân sâm), củ ngải rọm con hay cây thuốc giấu
Tên khoa học: Panax vietnamensis Ha et Grushv
Họ khoa học: thuộc họ Nhân sâm - Araliaceae.
Cây sâm Ngọc Linh
(Mô tả, hình ảnh cây sâm ngọc linh, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
[img=392x213]data:image/svg+xml;charset=utf-8,%3Csvg xmlns='http%3A//www.w3.org/2000/svg' xmlns%3Axlink='http%3A//www.w3.org/1999/xlink' viewBox='0 0 9 6'%3E%3Cfilter id='b' color-interpolation-filters='sRGB'%3E%3CfeGaussianBlur stdDeviation='.5'%3E%3C/feGaussianBlur%3E%3CfeComponentTransfer%3E%3CfeFuncA type='discrete' tableValues='1 1'%3E%3C/feFuncA%3E%3C/feComponentTransfer%3E%3C/filter%3E%3Cimage filter='url(%23b)' x='0' y='0' height='100%25' width='100%25' xlink%3Ahref='data%3Aimage/jpeg;base64,/9j/4AAQSkZJRgABAQAAAQABAAD/2wBDABALDA4MChAODQ4SERATGCgaGBYWGDEjJR0oOjM9PDkzODdASFxOQERXRTc4UG1RV19iZ2hnPk1xeXBkeFxlZ2P/2wBDARESEhgVGC8aGi9jQjhCY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2P/wAARCAAGAAkDASIAAhEBAxEB/8QAFgABAQEAAAAAAAAAAAAAAAAAAAQG/8QAHhAAAQMEAwAAAAAAAAAAAAAAAQADEQIFE1EEkuH/xAAVAQEBAAAAAAAAAAAAAAAAAAACA//EABcRAQADAAAAAAAAAAAAAAAAAAABAjH/2gAMAwEAAhEDEQA/AJ7rbxTyai3Q1jEggzIjRWfwM6c7eIilXAl//9k='%3E%3C/image%3E%3C/svg%3E[/img]Sâm ngọc linh được biết đến là một cây thuốc quý, dạng cây thảo sống nhiều năm, cao 40-60cm, có khi tới 1m. Thân rễ nạc, đường kính 1-3,5cm, dài có thể tới 1m, có nhiều đốt, mang những vết sẹo do thân khí sinh rụng hằng năm để lại; trên thân rễ có nhiều rễ phụ, cuối thân rễ có rễ củ có dạng con quay, hình trụ, có khi có hình dạng ngoài như củ nhân sâm. Thân khí sinh mọc thẳng đứng, màu xanh hoặc hơi tím, đường kính 5-8mm, thường rụng hằng năm, nhưng đôi khi vẫn tồn tại 2-3 thân trong vài năm. Lá kép hình chân vịt mọc vòng, thường là 3-5, ở ngọn thân; cuống lá kép dài 6-12mm mang 5 lá chét mà lá chét giữa lớn hơn, dài 15cm, rộng 3,5cm; lá chét có phiến hình trứng ngược, hình mác ngược hay bầu dục, mép khía răng cưa, chóp nhọn có khi kéo dài thành mũi, gốc hình nêm, có lông ở cả hai mặt, gân phụ 10 cặp hình lông chim, gân nhỏ hình mạng. Cụm hoa ở cây 4-5 năm là một tán đơn trên cuống dài 10-20cm, đôi khi có thêm 1-4 tán phụ hay 1 hoa đơn độc ở phía dưới tán chính; mỗi tán có 50-120 hoa, cuống hoa dài 1-1,5cm; lá đài 5, hợp ở dưới thành hình chuông, cánh hoa 5, màu vàng lục nhạt; nhị 5; bầu 1 ô với 1 (2-3) vòi nhuỵ.
Quả nang, màu đỏ tươi thường có chấm đen ở đỉnh; hạt 1-2, hình thận, màu trắng hay vàng nhạt.
Ra hoa tháng 4-6, có quả tháng 7-9.
Bộ phận dùng:
Thân rễ và rễ củ - Rhizoma et Radix Panacis Vietnamensis.
Nơi sống và thu hái:
Loài đặc hữu của Việt Nam, mọc tập trung trong phạm vi 13 xã của huyện miền núi Ngọc Lĩnh thuộc 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam - Ðà Nẵng, ở độ cao từ 1500m trở lên 2100m; ở độ cao 1700-2000m, cây mọc dày thành đám dưới tán rừng hỗn giao có độ che phủ cao, ít dốc, dọc theo các suối ẩm, trên đất nhiều mùn.
Lịch sử phát hiện sâm Ngọc Linh
Trước khi có sự phát hiện từ phía các nhà khoa học, sâm Ngọc Linh đã được các đồng bào dân tộc thiểu số Trung Trung bộ Việt Nam, đặc biệt là dân tộc Xê Đăng, sử dụng như một loại củ rừng, mà họ gọi là củ ngải rọm con hay cây thuốc giấu, chữa nhiều loại bệnh theo các phương thuốc cổ truyền. Dựa trên những thông tin lưu truyền trong cộng đồng các dân tộc thiểu số Quảng Nam, Kon Tum về một loại củ quý hiếm trên núi Ngọc Linh có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người, và do nhu cầu của kháng chiến đã khiến ngành dược khu Trung Trung Bộ quyết phải tìm ra cây sâm chi Panax tại miền Trung, mặc dù trước đó nhiều nhà khoa học cho rằng chi Panax chỉ có ở miền Bắc.
Năm 1973, khu Y tế Trung Trung Bộ cử một tổ 4 cán bộ do dược sĩ Đào Kim Long làm trưởng đoàn, kỹ sư Nguyễn Bá Hoạt, dược sĩ Nguyễn Châu Giang, dược sĩ Trần Thanh Dân là thành viên, đi điều tra phát hiện cây sâm theo hướng chân núi Ngọc Linh thuộc huyện Đắc Tô tỉnh Kon Tum. Khi đoàn lên tỉnh Kon Tum, Ban Dân y Kon Tum cử thêm dược tá Nguyễn Thị Lê trợ giúp cho đoàn, dẫn đường lên núi Ngọc Linh. Sau nhiều ngày vượt suối băng rừng, đến 9 giờ sáng ngày 19 tháng 03 năm 1973, ở độ cao 1.800 mét so với mặt biển, đoàn đã phát hiện hai cây sâm đầu tiên và ngay buổi chiều cùng ngày đã phát hiện được một vùng sâm rộng lớn thuộc phía Tây núi Ngọc Linh. Sau 15 ngày nghiên cứu toàn diện về hình thái, sinh thái, quần thể, quần lạc, phân bố, di cư và phát tán, dược sĩ Đào Kim Long đã xác định núi Ngọc Linh là quê hương của cây sâm mới, đặc biệt quý hiếm, chưa từng xuất hiện tại bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Theo đánh giá của Tiến sĩ Trần Chí Liêm, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam: đây là cống hiến quan trọng cho khoa học, bổ sung tri thức mới về vùng phân bố chi Panax xuống tới vĩ tuyến 15 và bổ sung cho chi Panax họ Araliaceae một loài mới. Sau khi sâm được phát hiện, Khu uỷ Khu 5 đã chỉ đạo Ban Dân y bí mật bảo vệ và khai thác, giao cho xưởng Dược Trung Trung Bộ chế biến làm thuốc phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân; đồng thời gửi mẫu ra Bộ Y tế, Viện Dược liệu Hà Nội nghiên cứu.
Những năm sau khi hòa bình lập lại, tháng 10 năm 1978 một tổ công tác thứ hai lên vùng núi Ngọc Linh với nhiệm vụ ước lượng sơ bộ diện tích sâm mọc. Kết quả chuyến đi là việc tìm ra được một vùng dài hàng chục kilômét, có trữ lượng khoảng 6.000-7.000 cây sâm mọc dày đặc với mật độ từ 1 mét vuông một cây đến 7,8 mét vuông một cây.
Nǎm 1979, Ty Y tế Quảng Nam tổ chức điều tra ở 5 xã của huyện Trà My với sự giúp đỡ của Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả đợt điều tra là việc tìm thấy 1.337 cây trong 211 ô tiêu chuẩn. Trọng lượng trung bình thân rễ sâm là 5,26 gam; số thân có trọng lượng trên 25 gam là 7,39% và số thân rễ có trên 10 sẹo (ước tính trên 8 năm tuổi) là 36,9%. Đợt điều tra này đã thu được 1 thân rễ có tới 52 sẹo (ước tính cây trên 50 năm tuổi), đường kính 1,2 cm, tuy đây chưa phải là thân rễ sống lâu nhất. Trong những đợt tìm kiếm, điều tra về sau còn phát hiện ra cây khoảng 82 năm tuổi có rễ, củ và thân rễ dài hơn nửa mét.
Sau khi được phát hiện vào tháng 3-1973 và được nghiên cứu, cây Sâm Việt Nam đã được nhân giống từ những năm 1977 tại Kon Tum. Có thể nhân giống bằng hạt hay bằng thân rễ. Chọn hạt mới thu hoạch, gieo vào bầu hay gieo trực tiếp trên luống. Khi không có hạt, có thể dùng những đoạn thân rễ ngắn dưới đầu mầm có một vết sẹo đem giâm trong bầu hoặc trên luống. Sau 5 năm trồng đã có thể thu hoạch. Hiện nay việc trồng Sâm Việt Nam chỉ mới hạn chế ở quy mô nhỏ tại Quảng Nam - Ðà Nẵng và Kon Tum. Người ta thường thu hái nguồn sâm tự nhiên gây ảnh hưởng đến sản lượng của sâm này trong thiên nhiên.
Thành phần hoá học:
Thân rễ và rễ củ chứa 32 hợp chất saponin triterpen, trong đó có 30 chất là saponin dammara, là thành phần hoạt chất có tác dụng sinh học chủ yếu của sâm. Hàm lượng saponin toàn phần rất cao đến 10,75% ở thân rễ cây mọc hoang. Còn có 7 hợp chất polyaceytylen; 17 acid béo trong đó có các acid palmitic, stearic, oleic, linoleic và linolenic; 17 acid amin trong đó có đủ 8 loại acid amin cần thiết cho cơ thể; 20 nguyên tố vi lượng trong đó có Fe, Mu, Co, Se, K, Các thành phần khác là glucid, tinh dầu. Trong thân rễ tươi có daucosterol.
Tác dụng dược lý:
Trước khi có những nghiên cứu kỹ lưỡng về tác dụng đối với sức khỏe của sâm Ngọc Linh, sâm đã được các dân tộc thiểu số Việt Nam, như người Xê Đăng, dùng như một loại thuốc trong những bài thuốc cổ truyền cầm máu, lành vết thương, làm thuốc bổ, trị sốt rét, đau bụng.
Nghiên cứu dược lý lâm sàng của sâm Ngọc Linh cũng cho kết quả tốt: bệnh nhân ăn ngon, ngủ tốt, lên cân, tăng thị lực, hoạt động trí tuệ và thể lực cải thiện, gia tăng sức đề kháng, cải thiện các trường hợp suy nhược thần kinh và suy nhược sinh dục, nâng cao huyết áp ở người bị huyết áp thấp. Ngoài ra sâm hiệp lực tốt với thuốc kháng sinh, thuốc trị bệnh tiểu đường
Có tác dụng kích thích nhẹ ở liều thấp làm tăng vận động, tăng trí nhớ nhưng tác dụng ức chế ở liều cao đối với hệ thần kinh; làm tăng sinh lực chống lại sự mệt mỏi, giúp hồi phục sức lực tương tự nhân sâm; làm tăng sự thích nghi của cơ thể trước những bất lợi của điều kiện môi trường sống; tác dụng bảo vệ tế bào giúp hồi phục số hồng cầu, bạch cầu bị giảm; tác dụng tăng nội tiết tố sinh dục; tác dụng kháng viêm; tác dụng điều hoà hoạt động của tim; tác dụng hạ cholesterol máu, chống xơ vữa động mạch; tác dụng giải độc gan và tác dụng kháng khuẩn nhất là đối với Streptococcus gây bệnh viêm họng,
Vị thuốc quý sâm ngọc linh
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh)
Tính vị, tác dụng:
Vị đắng, không độc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Thân rễ và rễ củ sâm có thể dùng như nhân sâm làm thuốc bổ; tăng lực, chống suy nhược, hồi phục sức lực bị suy giảm, kích thích nội tiết sinh dục, tăng sức chịu đựng, giải độc và bảo vệ gan, điều hoà thần kinh trung ương, điều hoà tim mạch, chống xơ vữa động mạch, giảm đường huyết. Lại có thể dùng làm thuốc trị viêm họng.
Liều dùng:
Người lớn liều dùng bình thường: 10g/1 ngày, nếu dùng 20g/1 ngày có tác dụng gây ngủ, dùng 30-40g/1 ngày có tác dụng giảm đau kỳ diệu.
Trong vòng hơn 30 năm theo dõi lâm sàng đối với những bệnh nhân K giai đoạn cuối, nếu dùng 30gr-40gr ngày không còn thấy đau đớn.
Tham khảo
Bảo tồn và phát triển sâm ngọc linh
Sau khi dược tính và tác dụng đối với sức khỏe của sâm Ngọc Linh được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, những năm 80 của thế kỷ 20, trên thị trường tự do giá sâm Ngọc Linh tương đương giá sâm Triều Tiên và vào những năm 90, giá sâm Ngọc Linh còn đắt hơn sâm Triều Tiên nhiều lần. Theo dược sĩ Đào Kim Long thì ngay cả dân Hàn Quốc, Nhật Bản, xứ sở của sâm, cũng qua đây tìm cho được sâm Ngọc Linh để chữa bệnh.Việc khai thác, mua bán và sử dụng tràn lan chưa có quy định quản lý, bảo vệ cùng các chính sách, giải pháp đầu tư, quy hoạch phát triển khiến trên 108 vùng sâm mọc tự nhiên giữa Quảng Nam và Kon Tum dần cạn kiệt, kéo theo hàng ngàn hecta rừng nguyên sinh bị tàn phá nặng nề.
Trước nguy cơ tuyệt chủng của giống sâm quý, Chính phủ Việt Nam đã quyết định thành lập vùng cấm quốc gia ở khu vực có sâm mọc tập trung tại 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam, đồng thời xếp sâm Ngọc Linh vào danh sách các loại cây cấm khai thác, mua bán bất hợp pháp.
Để bảo vệ và phát triển cây thuốc này cùng một số cây dược liệu khác, Trại dược liệu Trà Linh được thành lập tại Quảng Nam. Tính đến tháng 4 năm 1987, trại đã thu được 53,3 kg thân rễ, trồng được 81.000 cây sâm và đến tháng 9 nǎm 1992 trại đã có 100.000 cây. Từ nǎm 1985, Trại đã áp dụng các biện pháp bón phân và chǎm sóc để tǎng nǎng suất thân rễ, tǎng tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ cây sống.
Từ tháng 1 năm 1995, công việc nghiên cứu gieo trồng sâm Ngọc Linh được tiến hành một cách có hệ thống hơn tại Trại Dược liệu Trà Linh, với việc nhân giống bằng cây lai hữu tính và vô tính, gia tăng diện tích trồng, vận động bà con dân tộc thiểu số trong vùng nhận giống về nuôi. Kết quả của những nỗ lực từ Trại Dược liệu đã giúp tăng số lượng hạt đậu trên cây, tỷ lệ nảy mầm của hạt cao đến 75% khi gieo trồng và tỷ lệ cây sống khi trồng đại trà lên tới 95%. Đặc biệt, với việc áp dụng thành công phương pháp nhân giống vô tính bằng cách ươm đoạn đầu của thân rễ trong túi polyethylen hoặc ươm trên đất mùn cho tỷ lệ sống và đâm chồi tới 65%. Cây nhân bản vô tính mọc khỏe, nhanh, ra hoa sớm và năng suất thân rễ và củ cao hơn so với cây mọc từ hạt.
Đến nay, trại Trà Linh đã quản lý điểm trồng sâm trên 3ha với hơn 270.000 cá thể, trong đó gần 100.000 cây đang ra hoa đậu quả (cây trên 4 tuổi); đồng thời gieo ươm 50-70 ngàn cây giống mỗi năm. Trong khi đó, tại Kon Tum, lâm trường Ngọc Linh đang lưu giữ 4.000 mét vuông cây sâm ở xã Măng Ri (huyện Đăk Tô) nhưng trồng chưa đúng kỹ thuật nên cây còi cọc, ra hoa đậu quả không đáng kể nên trước mắt còn chưa sản xuất được giống.
[size=undefined]
Nơi mua bán vị thuốc Sâm Ngọc Linh đạt chất lượng ở đâu?
Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,... xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc Sâm Việt Nam ở đâu?
Sâm Ngọc Linh là vị thuốc nam quý hiếm, tác dụng tốt đối với sức khỏe vì thế mà giá thành của loại sâm ngọc linh rất cao. Do vậy loại sâm quý này bị làm giả và bày bán trên thị trường. Sâm ngọc linh giả được làm tử củ tam thất vũ diệp, mọc nhiều ở vùng núi cao thuộc một số tỉnh phía bắc Việt Nam và vùng Vân Nam (Trung Quốc). Lá củ tam thất nhọn hơn, lông tơ của lá cứng hơn, nhưng củ thì giống y sâm Ngọc Linh. Khi nấu nước uống, củ tam thất đắng nghét chứ không có vị đắng lẫn ngọt mát đặc trưng của sâm Ngọc Linh. Loại củ này chỉ có giá chừng vài trăm ngàn đồng/kg nhưng khi đội lốt sâm Ngọc Linh, giá lên đến vài chục triệu đồng/kg. Do đó người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.
Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.
Vị thuốc Sâm Ngọc Linh được bán tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn là loại sâm chuẩn, đạt chất lượng tốt. Giá bán của sâm ngọc linh tùy vào số năm tuổi của sâm, tùy vào thời điểm mà có sự khác nhau. Quý khách hàng vui lòng Gọi 18006834 để biết chi tiết.
+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: Cơ sở 1: Số 482, lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng
+ Mua trực tuyến: Thuốc được chuyển qua đường bưu điện. Khi nhận được thuốc khách hàng thanh toán tiền COD.
Tag: cay sam viet nam, vi thuoc sam viet nam, cong dung sam viet nam, Hinh anh cay sam viet nam, Tac dung sam viet nam, Thuoc nam
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp[/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,737
Threads: 407
Likes Received: 1,149 in 906 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Tỷ phú đại ngàn, bán 20kg sâm Ngọc Linh mua ôtô xịn
07/10/2015 | 03:00
- Hàng chục năm không hạ sơn, bám đỉnh Ngọc Linh (Quảng Nam) ăn ngủ với sâm, nhiều đại gia, tỷ phú biến thành “người rừng” để cứu cây sâm khỏi nạn tuyệt diệt. Giờ chỉ cần nhổ 20 kg sâm Ngọc Linh là họ sắm được một chiếc xế xịn.
Đại gia sâm Ngọc Linh nơi thị trấn vàng thâm sơn cùng cốc
450 triệu USD trồng 19 ngàn ha sâm Ngọc Linh
1.000 tấn sâm Ngọc Linh: Giấc mơ giá 2 tỷ USD trên đỉnh núi
Xem bài khác trên Vef.vn
Hiện thực hóa giấc mơ của “người rừng”
“Chờ đường xong mình sẽ mua ô tô” - Hồ Văn Hình, một đại gia sâm ở Trà Linh, nói nhẹ tênh. Hình là đại gia sâm có hơn 20 năm bám trụ, từ một “người rừng” đúng nghĩa, anh trở thành tỷ phú giữa miền rừng thẳm Ngọc Linh.
“Chỉ một giờ sau khi làm đường bê tông từ Trà Nam đến Trà Linh là mình lên núi nhổ 20 kg sâm, bán đi mua ngay chiếc ô tô xịn” - ông khoe.
Để chuẩn bị mua ôtô, đầu năm 2015, Hình vào rừng nhổ hơn 5 kg sâm Ngọc Linh bán được 150 triệu. Ông khăn gói xuống Tam Kỳ thuê nhà ở 3 tháng học lấy bằng lái từ tháng 6. Đây là đại gia đầu tiên ở Ngọc Linh có bằng lái ô tô.
Đại gia tỷ phú “Người rừng” Hồ Văn Hình, người đầu tiên của làng Trà Linh đi học lái ô tô và chuẩn bị mua ô tô xịn.
Không chỉ mỗi đại gia Hồ Văn Hình mơ giấc mơ sẽ có ngày làng mình có điện, có đường ô tô, mà hàng nghìn hộ dân nơi đây đều chung khát vọng đó.
Đại gia Hồ Văn Du với hơn 30 năm bám trụ cùng sâm cũng có trong tay vườn sâm hàng chục triệu USD. Ông tâm sự, núi Ngọc Linh đã thành quê hương thứ hai và ông quyết không hạ sơn, ăn ngủ cùng sâm cho đến khi trút hơi thở cuối cùng.
Trong ký ức những ngày khốn khó, với “người rừng” Hồ Văn Du, con đường mòn lội bộ cắt rừng vượt dốc hơn 3 ngày trời từ Tắk Pỏ (nay là thị trấn Nam Trà My thuộc xã Trà Mai) lên Trà Linh biết bao kinh hoàng. Còn giờ, đường ô tô đã về gần đến trung tâm xã. Để đến vườn sâm chỉ cần 4 giờ đồng hồ đi bộ vượt rừng mà cách đây hơn 30 năm ông không dám mơ đến.
“Nếu được hỗ trợ của dự án Sâm Việt Nam, bà con sẽ cùng chung tay góp sức mở con đường về vùng sâm. Có con đường không chỉ phát triển sâm mà còn phát triển du lịch. Cảnh đẹp hoang sơ cùng với khí hậu mát lạnh quanh năm sẽ là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng” - ông Du nói.
Làng tỷ phú trên đỉnh trời
Không phải đến bây giờ chuyện cây sâm Ngọc Linh mới nóng sốt, mà cách đây hơn 30 năm, nhiều người đã âm thầm vào rừng Ngọc Linh, biến mình thành “người rừng” với cây sâm.
Cơn sốt săn tìm cây sâm Ngọc Linh tự nhiên từ những năm 80 của thế kỷ trước khiến cả vùng sâm rộng lớn hàng trăm nghìn ha bị cày xới. Cây sâm quý hiếm lao đao bên bờ tuyệt chủng.
Vườn sâm gốc để làm giống của các tỷ phú nơi đỉnh trời Ngọc Linh.
Sâm Ngọc Linh 7 năm tuổi được thu hoạch
Con đường lên đỉnh trời Ngọc Linh đang được mở về vùng sâm
Nhưng rất may, trong số những người đi tìm sâm ngày ấy, những người như Hồ Văn Du, Hồ Văn Hình đã tỉnh ra. “Nếu cứ săn tìm mãi đến một ngày còn đâu sâm nữa mà tìm” - Hồ Văn Du tự hỏi.
Từ đó, Du cùng một số bà con trên núi Ngọc Linh quyết định lập trại ươm trồng cây sâm quý. Những cây sâm săn tìm được trong rừng, ông nâng niu đưa về trồng. Cần mẫn, năm này qua năm khác, hết đông đến hạ, vườn sâm của Hồ Văn Du đơm bông kết trái cho hạt. Đến nay, ông đã có trong tay vườn sâm hàng chục nghìn cây, giá trị hàng chục triệu USD.
Không chỉ cứu được cây sâm khỏi nạn tuyệt chủng, không chỉ “người rừng” Hồ Văn Du có trong tay cả trăm tỷ từ sâm, mà hàng nghìn hộ dân bà con Xê Đăng nằm lưng chừng đỉnh Ngọc Linh cũng trở thành tỷ phú.
“Nhà ít cũng trên nghìn gốc sâm, nhà nhiều hàng chục nghìn cây. Nếu đem nhổ bán bây giờ nhà nào cũng có tiền tỷ”- Hồ Văn Du kể.
Ngay tại chốt sâm Tắk Ngo hiện có hơn 30 hộ trồng sâm Ngọc Linh. Hộ nhiều nhất, trên 5.000 gốc; hộ ít nhất cũng hơn 2.000 gốc. Mùa này, những vườn sâm đang phủ một màu đỏ chói của hạt sâm chín rộ. Bà con phải tranh thủ thu hoạch hạt giống để đưa vào tỉa cho vụ sau.
Chị Hồ Thị Biết ở nóc Tắk Ngo cho biết, để có vườn sâm hơn 1.000 gốc 3 năm tuổi chị đã vay 25 triệu đồng vốn xóa đói giảm nghèo của phụ nữ để đầu tư. Chờ 5 năm nữa, khi cây sâm 8 tuổi nếu bán ít nhất cũng thu được hơn 3 tỷ đồng.
Theo chị Hồ Thị Bâng - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Trà Linh, ở thôn 2 có 110 hội viên, phụ nữ đứng ra vay vốn với số tiền hơn 2,3 tỷ đồng; nhiều nhất là tại nóc Kon Pin có 77 hộ vay 1,5 tỷ đồng để trồng sâm.
Vũ Trung
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,737
Threads: 407
Likes Received: 1,149 in 906 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Chiêm ngưỡng sâm Ngọc Linh quý hiếm - 'Quốc bảo của Việt Nam'
10:24 - 15/09/2019 Thanh Niên Online
Mạnh Cường
cuongbaochidhkh@gmail.com
Dưới những tán rừng nguyên sinh trên đỉnh Ngọc Linh có một loại cây mà đồng bào Xê Đăng xem như báu vật, đó là sâm Ngọc Linh. Giờ đây, sâm Ngọc Linh đã được coi là “Quốc bảo của Việt Nam”.
[/url]
[img=573x272]data:image/svg+xml;charset=utf-8,%3Csvg xmlns='http%3A//www.w3.org/2000/svg' xmlns%3Axlink='http%3A//www.w3.org/1999/xlink' viewBox='0 0 9 6'%3E%3Cfilter id='b' color-interpolation-filters='sRGB'%3E%3CfeGaussianBlur stdDeviation='.5'%3E%3C/feGaussianBlur%3E%3CfeComponentTransfer%3E%3CfeFuncA type='discrete' tableValues='1 1'%3E%3C/feFuncA%3E%3C/feComponentTransfer%3E%3C/filter%3E%3Cimage filter='url(%23b)' x='0' y='0' height='100%25' width='100%25' xlink%3Ahref='data%3Aimage/jpeg;base64,/9j/4AAQSkZJRgABAQAAAQABAAD/2wBDABALDA4MChAODQ4SERATGCgaGBYWGDEjJR0oOjM9PDkzODdASFxOQERXRTc4UG1RV19iZ2hnPk1xeXBkeFxlZ2P/2wBDARESEhgVGC8aGi9jQjhCY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2P/wAARCAAGAAkDASIAAhEBAxEB/8QAFgABAQEAAAAAAAAAAAAAAAAAAAQF/8QAIRAAAQMDBAMAAAAAAAAAAAAAAgABAwQRIQUTMVFjcaH/xAAUAQEAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAD/8QAFxEBAAMAAAAAAAAAAAAAAAAAAQACMf/aAAwDAQACEQMRAD8AytHc6iaWnIxBgjeZyEL4bpr849KHe80/xEQNkyBbCf/Z'%3E%3C/image%3E%3C/svg%3E[/img]
Giống sâm Ngọc Linh đang bị đe dọa bởi sâm giả và sâm ngoại lai xâm nhập
ẢNH: MẠNH CƯỜNG
Khoảng 10 năm trở về trước, lá [url=https://thanhnien.vn/tin-tuc/tim-kiem/c8OibSBuZ-G7jWMgbGluaA==/sam-ngoc-linh.html]sâm Ngọc Linh vẫn còn là một thứ rất thường, nhiều khi người dân bản địa còn đem cho... heo ăn. Nhưng nay đã hoàn toàn khác xưa, giá sâm Ngọc Linh tăng chóng mặt. Đến nay sâm Ngọc Linh đã mang một tầm giá trị mới. Từ những cây mọc dại ở tự nhiên trong rừng già, đến nay đã mang thương hiệu “Quốc bảo của Việt Nam”.
[img=381x259]data:image/svg+xml;charset=utf-8,%3Csvg xmlns='http%3A//www.w3.org/2000/svg' xmlns%3Axlink='http%3A//www.w3.org/1999/xlink' viewBox='0 0 9 6'%3E%3Cfilter id='b' color-interpolation-filters='sRGB'%3E%3CfeGaussianBlur stdDeviation='.5'%3E%3C/feGaussianBlur%3E%3CfeComponentTransfer%3E%3CfeFuncA type='discrete' tableValues='1 1'%3E%3C/feFuncA%3E%3C/feComponentTransfer%3E%3C/filter%3E%3Cimage filter='url(%23b)' x='0' y='0' height='100%25' width='100%25' xlink%3Ahref='data%3Aimage/jpeg;base64,/9j/4AAQSkZJRgABAQAAAQABAAD/2wBDABALDA4MChAODQ4SERATGCgaGBYWGDEjJR0oOjM9PDkzODdASFxOQERXRTc4UG1RV19iZ2hnPk1xeXBkeFxlZ2P/2wBDARESEhgVGC8aGi9jQjhCY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2P/wAARCAAGAAkDASIAAhEBAxEB/8QAFQABAQAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAP/xAAfEAABAwMFAAAAAAAAAAAAAAABAAIDBAYRFiIxVJH/xAAUAQEAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAC/8QAFhEBAQEAAAAAAAAAAAAAAAAAAQAC/9oADAMBAAIRAxEAPwCNJdZggbila043AcEqusZeuPURLKsUL//Z'%3E%3C/image%3E%3C/svg%3E[/img]
Ngọc Linh là một trong những dãy núi đẹp và huyền bí mà nhiều người muốn khám phá, quanh năm mây mù bao phủ. Nơi đây cảnh sắc đẹp tuyệt vời với những khu rừng nguyên sinh hàng trăm năm tuổi, không khí trong lành, quanh năm mát mẻ. Đặc biệt, dãy Ngọc Linh vắt ngang tỉnh Quảng Nam và Kon Tum còn có sản vật hết sức quý hiếm, chính là sâm Ngọc Linh
ẢNH: TUẤN TÚ
[img=381x252]data:image/svg+xml;charset=utf-8,%3Csvg xmlns='http%3A//www.w3.org/2000/svg' xmlns%3Axlink='http%3A//www.w3.org/1999/xlink' viewBox='0 0 9 6'%3E%3Cfilter id='b' color-interpolation-filters='sRGB'%3E%3CfeGaussianBlur stdDeviation='.5'%3E%3C/feGaussianBlur%3E%3CfeComponentTransfer%3E%3CfeFuncA type='discrete' tableValues='1 1'%3E%3C/feFuncA%3E%3C/feComponentTransfer%3E%3C/filter%3E%3Cimage filter='url(%23b)' x='0' y='0' height='100%25' width='100%25' xlink%3Ahref='data%3Aimage/jpeg;base64,/9j/4AAQSkZJRgABAQAAAQABAAD/2wBDABALDA4MChAODQ4SERATGCgaGBYWGDEjJR0oOjM9PDkzODdASFxOQERXRTc4UG1RV19iZ2hnPk1xeXBkeFxlZ2P/2wBDARESEhgVGC8aGi9jQjhCY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2P/wAARCAAGAAkDASIAAhEBAxEB/8QAFgABAQEAAAAAAAAAAAAAAAAAAAME/8QAHhAAAQQBBQAAAAAAAAAAAAAAAQACAxETFFKB0fD/xAAVAQEBAAAAAAAAAAAAAAAAAAABBf/EABYRAQEBAAAAAAAAAAAAAAAAAAABAv/aAAwDAQACEQMRAD8Aq18sszXZCI2VdCiQL6WjVDdJ7lEU2jVf/9k='%3E%3C/image%3E%3C/svg%3E[/img]
Sâm Ngọc Linh thích hợp với nhiệt độ ban ngày từ 20°C-25°C, ban đêm 15°C-18°C, có thể sống rất lâu, thậm chí trên 100 năm, và đặc biệt sinh trưởng khá chậm. Vào đầu tháng 1 hàng năm, sâm xuất hiện chồi mới sau mùa ngủ đông. Từ tháng 4 đến tháng 6, cây nở hoa và kết quả. Tháng 7 bắt đầu có quả chín và kéo dài đến tháng 9. Cuối tháng 10, phần thân tàn lụi dần, lá rụng, để lại một vết sẹo ở đầu củ sâm và cây bắt đầu giai đoạn ngủ đông hết tháng 12
ẢNH: TUẤN TÚ
[img=381x252]data:image/svg+xml;charset=utf-8,%3Csvg xmlns='http%3A//www.w3.org/2000/svg' xmlns%3Axlink='http%3A//www.w3.org/1999/xlink' viewBox='0 0 9 6'%3E%3Cfilter id='b' color-interpolation-filters='sRGB'%3E%3CfeGaussianBlur stdDeviation='.5'%3E%3C/feGaussianBlur%3E%3CfeComponentTransfer%3E%3CfeFuncA type='discrete' tableValues='1 1'%3E%3C/feFuncA%3E%3C/feComponentTransfer%3E%3C/filter%3E%3Cimage filter='url(%23b)' x='0' y='0' height='100%25' width='100%25' xlink%3Ahref='data%3Aimage/jpeg;base64,/9j/4AAQSkZJRgABAQAAAQABAAD/2wBDABALDA4MChAODQ4SERATGCgaGBYWGDEjJR0oOjM9PDkzODdASFxOQERXRTc4UG1RV19iZ2hnPk1xeXBkeFxlZ2P/2wBDARESEhgVGC8aGi9jQjhCY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2P/wAARCAAGAAkDASIAAhEBAxEB/8QAFgABAQEAAAAAAAAAAAAAAAAAAAEE/8QAIRAAAQMCBwEAAAAAAAAAAAAAAgABAwQRISNBUVNhk9H/xAAUAQEAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAE/8QAFxEBAQEBAAAAAAAAAAAAAAAAAQIAIf/aAAwDAQACEQMRAD8AlPDUTTRsBiIlZ3fW7Y7dLfl8peTfURDAzC6ng7//2Q=='%3E%3C/image%3E%3C/svg%3E[/img]
Quả cây sâm Ngọc Linh mọc tập trung ở trung tâm của tán lá, dài độ 0,8 cm-1 cm, rộng khoảng 0,5 cm-0,6 cm, sau hai tháng bắt đầu chuyển từ màu xanh đến xanh thẫm, vàng lục, khi chín ngả màu đỏ cam với một chấm đen không đều ở đỉnh quả. Mỗi quả chứa một hạt, một số quả chứa 2 hạt, và số quả trên cây bình quân khoảng 10 đến 30 quả
ẢNH: TUẤN TÚ
Nghiên cứu đã chỉ ra thân và rễ củ sâm Ngọc Linh chứa 52 saponin triterpen có tính kháng khuẩn, kháng ung thư, axid béo…
ẢNH: MẠNH CƯỜNG
Ông Lê Trí Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam từng băng rừng, lội suối đi bộ hàng giờ để vào đến các vườn sâm nằm trên đỉnh Ngọc Linh
ẢNH: TUẤN TÚ
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,737
Threads: 407
Likes Received: 1,149 in 906 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Cây sâm được phát hiện ở độ cao từ 1.200 m trở lên, đạt mật độ cao nhất ở khoảng từ 1.700-2.000 m dưới tán rừng già; có dạng thân khí sinh thẳng đứng, màu lục hoặc hơi tím, nhỏ, có đường kính thân độ 4-8mm, thường tàn lụi hàng năm, tuy thỉnh thoảng cũng tồn tại một vài thân trong vài năm
ẢNH: MẠNH CƯỜNG
Huyện vùng cao Nam Trà My (Quảng Nam) không chỉ có bảo vật quốc gia là giống sâm trên đỉnh Ngọc Linh, mà ở đó còn có những cảnh đẹp khiến người ta mê mẩn
ẢNH: TUẤN TÚ
Một cây sâm tự nhiên mọc ngay trên thân cây gỗ cổ thụ dưới cánh rừng già trên đỉnh Ngọc Linh
ẢNH: MẠNH CƯỜNG
Đỉnh núi Ngọc Linh cao hơn 2.500 m nằm trên dãy Trường Sơn, trải dài ở 3 tỉnh Quảng Ngãi, Kon Tum và Quảng Nam. Phía Quảng Nam thuộc xã Trà Linh, huyện Nam Trà My, ở đó người dân trồng sâm dưới những cánh rừng cổ thụ. Núi Ngọc Linh cách trung tâm huyện Nam Trà My hơn 10 km. Để khám phá ngọn núi này, du khách phải cuốc bộ, leo những dốc dựng đứng
ẢNH: TUẤN TÚ
Những kho chứa thóc của người dân Xê Đăng trên dãy núi Ngọc Linh, nơi có sản vật quốc gia ngự trị
ẢNH: TUẤN TÚ
Cây sâm góp phần rất lớn phát triển kinh tế - xã hội, nhất là xóa đói giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương thời gian qua. Đây được xem là tín hiệu tích cực, tạo điều kiện thay đổi cách nghĩ, cách làm, góp phần vào quá trình nâng cao chất lượng đời sống đồng bào tại Nam Trà My
ẢNH: MẠNH CƯỜNG
Để bảo vệ an ninh cho vườn sâm, nhiều người đã lắp camera để quan sát nhằm phòng tránh người khác đột nhập nhổ trộm sâm
ẢNH: MẠNH CƯỜNG
Những năm qua, dù chưa đến mức độ báo động nhưng tình trạng người dân và doanh nghiệp tham gia trồng hạt để tạo giống sâm con không rõ nguồn gốc đã được cơ quan chức năng phát hiện, xử lý. Vì thế, việc quản lý chặt chẽ giống sâm quý cũng là một trong những vấn đề hết sức cần thiết, nhằm ngăn chặn hiện tượng giống sâm ngoại lai có cơ hội tồn tại ở “thủ phủ sâm Ngọc Linh”.
ẢNH: MẠNH CƯỜNG
Du khách nước ngoài khám phá các vườn sâm trên đỉnh Ngọc Linh
ẢNH: MẠNH CƯỜNG
Lo lắng trước tình trạng dịch bệnh ở sâm giống đang ngày trở nên phức tạp và có xu hướng lan rộng, chính quyền và người trồng sâm ở Nam Trà My đang nỗ lực tìm cách ngăn ngừa giúp “thủ phủ Ngọc Linh” được an toàn
ẢNH: MẠNH CƯỜNG
Linh quý hiếm.
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,737
Threads: 407
Likes Received: 1,149 in 906 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch UBND H.Nam Trà My cho hay, không ai khác, việc phòng ngừa dịch bệnh trên cây sâm, bảo tồn củ sâm chất lượng, cũng như ngăn chăn tình trạng đưa sâm giống ngoại lai vào trồng xen kẽ với sâm Ngọc Linh, phải do cộng đồng người trồng sâm Nam Trà My thực hiện. Muốn làm điều đó, trước hết phải tập trung công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức để người dân thấy rõ trách nhiệm của mình với giá trị của cây sâm, chung tay giữ vững thương hiệu “Quốc bảo của Việt Nam"
ẢNH: MẠNH CƯỜNG
Những cây sâm có tuổi đời từ 10 - 15 tuổi được trồng trên đỉnh Ngọc Linh. Ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch UBND H.Nam Trà My cho hay, đánh giá từ cơ quan chuyên môn, trên cây sâm đang xảy ra dịch bệnh rỉ sắt và lở cổ rễ, trong đó bệnh lở cổ rễ là nguy hại nhất, chủ yếu xuất hiện và gây bệnh ở cây con trong vườn ươm. Thời gian qua, bệnh này đã làm chết hàng loạt cây con giống tại một số vườn ươm ở các thôn 3 (xã Trà Cang) và thôn 2, thôn 3 (xã Trà Linh), gây thiệt hại rất lớn về kinh tế của đồng bào Xê Đăng
ẢNH: MẠNH CƯỜNG
Trước sự tác động mạnh mẽ từ nhiều phía, cây sâm của đỉnh núi thiêng Ngọc Linh đang đứng trước những nguy cơ rủi ro về chất lượng sâm giống, sâm củ cũng như dịch bệnh cây sâm và an ninh trật tự
Ảnh: Mạnh Cường
Thân rễ có đường kính 1-2 cm, mọc bò ngang như củ hoàng tinh trên hoặc dưới mặt đất độ 1-3 cm, mang nhiều rễ nhánh và củ. Các thân mang lá và tương ứng với mỗi thân mang lá là một đốt dài khoảng 0,5-0,7 cm, tuy sâm chỉ có một lá duy nhất không rụng suốt từ năm thứ 1 đến năm thứ 3, và chỉ từ năm thứ 4 trở đi mới có thêm 2 đến 3 lá
ẢNH: MẠNH CƯỜNG
Nam Trà My được biết đến là thủ phủ của sâm Ngọc Linh
ẢNH: TUẤN TÚ
Hiện vào mùng 1 hàng tháng, phiên chợ sâm Ngọc Linh được mở tại trung tâm huyện, giá dao động loại 30 củ/kg khoảng 60-80 triệu đồng; loại 10 củ một kg giá 80-100 triệu đồng. Riêng lá sâm tươi 5,5-6,5 triệu đồng mỗi kg.
ẢNH: MẠNH CƯỜNG
Theo ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch UBND H.Nam Trà My, thị trường tiêu thụ sâm Ngọc Linh khắp mọi tỉnh thành trên cả nước và cả nước ngoài.
Trước đó, phát biểu tại lễ hội sâm Ngọc Linh lần thứ 3, ông Lê Trí Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho rằng giá trị của sâm Ngọc Linh không chỉ ở quy mô địa phương, mà đã lan tỏa cả nước và thế giới.
Để làm tốt công tác bảo tồn, phát triển giống sâm quý, bên cạnh chủ động hợp tác với các cơ quan nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam và quốc tế trong việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu, nâng tầm các vườn sâm quy mô của Nhà nước, cần xây dựng khu vực sản xuất hạt giống, cây sâm con đạt chất lượng cao, đáp ứng với yêu cầu chất lượng giống sâm hiện nay.
Đồng thời huy động doanh nghiệp tham gia đầu tư các thiết bị máy móc, ứng dụng khoa học công nghệ, nhằm tạo ra các giống sâm vô tính và hữu tính, phục vụ công tác bảo tồn nguồn gen sâm Ngọc
Nhìn búp bông chưa nở của sâm Linh Sơn làm mình sực nhớ mấy năm trước CN có thấy quảng cáo thuốc bắc của China có bán búp hoa ở dạng khô, không ngờ nước Âu Lạc củng có cây thuốc quý này
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,737
Threads: 407
Likes Received: 1,149 in 906 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
SỨC KHỎE
›
Dấu hiệu nhận biết bệnh gan, thận qua các nếp nhăn trên mặt
05/07/2020 | 11:50
[size=undefined][size=undefined]
Không chỉ là dấu hiệu của lão hóa, nếp nhăn cũng là yếu tố cảnh báo tim, gan, thận của bạn đang có vấn đề.
Gương mặt là nơi thể hiện sức khỏe của các cơ quan nội tạng. Nếu bạn còn trẻ, tùy thuộc vào vị trí của nếp nhăn trên mặt, bạn có thể phần nào đoán biết được mình đang mắc bệnh gì:
1. Trên trán
Nhìn vào vầng trán của một người, bác sĩ có thể đoán biết được chất lượng giấc ngủ của họ. Phần lớn những người bị nhăn trán nhiều thường trải qua thời gian mất ngủ kéo dài. Tình trạng này sẽ gây ra mệt mỏi cả ngày, các bộ phận trong cơ thể bị suy giảm chức năng.
Để lấy được giấc ngủ ngon, bạn có thể nhỏ 2-3 giọt tinh dầu có mùi dịu nhẹ mà bạn ưa thích vào gối để kích thích giấc ngủ. Bạn cũng nên tăng cường các món ăn làm từ đại mạch, yến mạch hoặc uống nước chanh cải thiện chất lượng giấc ngủ và duy trì sự cân bằng serotonin, giúp trạng thái tâm lý của bạn ổn định.
Ảnh minh họa: Flashthefashion
2. Khóe môi
Nếp nhăn ở bên phải của môi cảnh báo gan và mật quá tải còn nếp nhăn ở bên trái chứng tỏ lá lách không ổn.
Để khắc phục tình trạng này, bạn nên ngủ đủ giấc, không thức quá khuya để nuôi dưỡng và bảo vệ gan. Từ 23h tới 3h sáng là khi gan hoạt động tích cực, lọc máu, thải độc. Bạn không nên thức vào khoảng thời gian này.
Ngoài ra, bạn nên ăn thêm các thực phẩm mềm để gan có thể lọc độc hiệu quả, nhanh chóng, không bị quá tải. Bạn cũng có thể uống nước ấm pha thêm chút chanh.
3. Giữa hai lông mày
Khi một người suy tư về vấn đề gì đó hoặc cáu giận, nếp nhăn xuất hiện giữa hai lông mày. Hiện tượng này cũng xuất hiện khi bạn có quá nhiều áp lực.
Để giảm căng thẳng và duy trì thái độ sống lạc quan, bạn hãy ăn một thìa hạnh nhân mỗi ngày để tập trung hơn.
Thêm vào đó, bạn hãy nhớ hít thở sâu từ bụng. Bạn có thể nằm thẳng người trên giường, thư giãn toàn bộ cơ thể, nhắm mắt lại. Nhờ vậy, bạn sẽ tập trung hoàn toàn vào việc thở, xua đi cảm giác mệt mỏi của cả ngày dài.
4. Đuôi mắt
Khoảng da giữa mắt và tai phản ánh tình trạng của thận. Nếu ở đuôi mắt có nếp nhăn chứng tỏ thận đang hoạt động không tốt. Bạn nên ăn các đồ có lợi cho thận như các loại hạt dẻ, óc chó hay quả nhãn.
5. Trên mũi
Khu vực mũi thể hiện trái tim đang hoạt động ra sao. Nếu nếp nhăn trên mũi nhiều và dày đặc, chứng tỏ tim của bạn bị quá tải. Bạn có thể uống một ly vang đỏ mỗi ngày để tăng cường sức khỏe tim mạch. Các loại rau xanh và ngũ cốc giúp hạ huyết áp và chống đột quỵ, các bệnh về tim.
Bạn nên thường xuyên để ý những thay đổi trên khuôn mặt mình. Nếu có sự bất thường, bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra. Đồng thời, bạn cũng nên có những thói quen tốt như ngủ đủ giấc, tập luyện thường xuyên, kiểm soát cân nặng và duy trì thái độ tích cực.
An Yên (Theo Sina)[/size][/size]
Be Vegan, make peace.
|