Tại sao Trung Quốc không được sự cảm thông
#1
Vì sao toàn thế giới xúc động và cảm thương cho Paris khi Nhà thờ Đức Bà bị cháy, mà lại không khóc cho những người bệnh ở Vũ Hán ? - Le Monde đặt câu hỏi. Tệ hơn nữa, từ khi xảy ra nạn dịch virus corona, sự kỳ thị người Trung Quốc lại công khai ở khắp nơi trên thế giới.



[Image: y_04.jpg]
Một du khách Đài Loan tại Milano (Ý) dán trên lưng áo "Tôi không phải người Trung Quốc", "Tôi là người Đài Loan"... bằng 4 thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Ý. Ảnh chụp ngày 25/02/2020. REUTERS/Yara Nardi

Thụy My (RFI)

Tại châu Á, người ta mỉa mai « những kẻ ăn thịt dơi nay phải trả giá ». Ở châu Âu, người ta tránh xa người Hoa trên các phương tiện vận chuyển công cộng. Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross thậm chí còn tỏ ra hớn hở khi Bắc Kinh bị khốn đốn, nói rằng nạn dịch sẽ kích thích các công ty đưa sản xuất trở về Hoa Kỳ.


Bắc Kinh đang thua trong cuộc chiến truyền thông

Tuy có vẻ bất công, nhưng các phản ứng này chứng tỏ chính quyền Trung Quốc đang bị thua trong cuộc chiến truyền thông. Đúng hơn là nhiều cuộc chiến, cả với bên ngoài lẫn trong nội bộ.

Năm 2008, khi xảy ra vụ động đất ở Tứ Xuyên, người Hồng Kông là những mạnh thường quân hào phóng nhất để giúp tái thiết vùng bị nạn. Còn năm 2020, đông đảo nhân viên y tế Hồng Kông lại đình công đòi đóng cửa biên giới với Hoa lục.

Ngay cả những nước tham gia vào « Con đường tơ lụa mới » do ông Tập Cận Bình lăng-xê năm 2013 để thiết lập một mạng lưới các Nhà nước bạn bè trên thế giới, như Kazakhstan hay Philippines, lại đóng sập cửa với Trung Quốc. Bắc Triều Tiên dù lệ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc cũng nhanh nhẩu đóng chặt biên giới.
Le Monde ghi nhận Ý, quốc gia đầu tiên thuộc nhóm G7 tham gia « Con đường tơ lụa », nay coi du khách Trung Quốc như hủi, ngay cả trước khi nạn dịch lan sang. Ý cũng là nước châu Âu đầu tiên mau mắn cho ngưng tất cả các chuyến bay đi và đến Hoa lục ngay sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố tình trạng khẩn cấp trước dịch virus corona. Nga thì cho đóng cửa biên giới, trục xuất những người nhiễm bệnh – điều mà Matxcơva đã không làm trong dịch SARS năm 2003.
Trung Quốc lên án thái độ này, nhưng liệu còn có thể làm gì hơn ? Tất cả các quốc gia trên đều chỉ lặp lại những gì mà Bắc Kinh đã áp đặt cho Hồ Bắc : cô lập những vùng đang bị con virus hoành hành. Trung Quốc đối với thế giới cũng như Hồ Bắc đối với Trung Quốc.


Làm áp lực với WHO, nhưng rốt cuộc tình trạng khẩn cấp đã được tuyên bố

Thất bại của Bắc Kinh thấy rõ trên lãnh vực ngoại giao. Trung Quốc đã làm áp lực dữ dội lên Tổ chức Y tế Thế giới để WHO không tuyên bố tình trạng khẩn cấp hôm 23/1, đặt chính trị lên trên khoa học dù có những tranh cãi kịch liệt. Rốt cuộc trước sự phản đối của các nhà chuyên môn do Pháp dẫn đầu, một tuần sau đó Bắc Kinh đành phải chấp nhận xuôi tay : Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trước dịch bệnh trên toàn thế giới hôm 30/1.
Trong khi trước đó hai ngày, tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus trong chuyến thăm Bắc Kinh không hề có một lời chỉ trích chính quyền Trung Quốc, mà ngược lại còn hoan nghênh « sự minh bạch » và « nhanh chóng » hành động của ông Tập !
« Minh bạch » ? Cũng trong cùng ngày hôm ấy, 28/1, người ta biết được rằng hôm 1/1 Bắc Kinh đã bắt tám bác sĩ ở Vũ Hán vì đã cảnh báo về nạn dịch, dám so sánh con virus mới với SARS. Trên trang change.org, kiến nghị đòi ông Tedros từ chức đến hôm nay 25/02/2020 đã thu thập được gần 400.000 chữ ký.
Và rõ ràng là chính quyền Bắc Kinh đã làm mất đi ba tuần lễ quyết định trong cuộc chiến chống virus corona. Tuy có nhanh hơn so với năm 2003, khi đó Trung Quốc che giấu sự trầm trọng của dịch SARS trong suốt ba tháng trời. Tuy nhiên từ đó đến nay, số người ngoại quốc đến Hoa lục đã tăng lên gấp ba lần, còn số lượng người Trung Quốc đi ra nước ngoài cũng tăng gấp bảy lần. Thế nên tốc độ lan tràn của virus nhanh chóng hơn rất nhiều.


Một dấu hiệu nữa cho thấy Trung Quốc coi trọng ngoại giao hơn vấn đề dịch tễ, là Bắc Kinh tiếp tục ngăn trở, không cho Đài Loan được gia nhập Tổ chức Y tế Thế giới, tuy Đài Loan bị ảnh hưởng khá nặng bởi con virus, và các bác sĩ xứ Đài rất giỏi. Việc loại Đài Loan cho bằng được đã bị các nhà lãnh đạo Canada và Nhật Bản lên án, chứng tỏ Trung Quốc luôn chủ trương dùng sức mạnh thay vì hợp tác.
Sau khi WHO quyết định tuyên bố tình trạng khẩn cấp, bộ Ngoại Giao Trung Quốc liền ra thông cáo nói rằng sẽ tiếp tục làm việc với Tổ chức Y tế Thế giới và các nước khác. Tuy nhiên hành động đi ngược với lời nói. Bắc Kinh lại tiếp tục giọng điệu chống phương Tây, tố cáo báo chí thế giới tự do bài Hoa quá đáng.

Giấu thông tin, đàn áp khiến bất bình lan tỏa tại Hoa lục

Sự thất bại trong việc áp đặt quan điểm của mình, và thậm chí không thể tạo ra phong trào liên đới với Trung Quốc trong nạn dịch, còn phản ánh sự bất lực của chính quyền trong việc tạo ra tình đoàn kết dân tộc xung quanh đảng Cộng Sản.
Tuy người dân Trung Quốc chấp nhận các biện pháp nghiêm ngặt hạn chế di chuyển, nhưng nhiều người chỉ trích thời gian vàng bị đánh mất. Mãi đến ngày 20/1, chính quyền Trung Quốc mới chịu nhìn nhận rằng con virus corona chủng mới có thể lây từ người sang người. Tuy nhiên ngay từ hôm 25/12/2019 các bác sĩ đã nêu ra khả năng này. Và đến hôm 01/01/2020 chợ hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán, được cho là nơi xuất phát dịch bệnh, mới bị đóng cửa, nhưng với danh nghĩa là để « sửa chữa ». Trong khi vào lúc đó, rất nhiều người làm việc tại chợ này đã bị cách ly.
Thời điểm cận Tết âm lịch, cộng với các đại hội của tổ chức đảng địa phương và chuẩn bị cho cuộc họp Quốc Hội ở Bắc Kinh vào đầu tháng Ba, việc phải báo cáo những tin xấu lên trung ương là cơn ác mộng của các quan chức địa phương. Vũ Hán còn muốn gây ấn tượng với việc tổ chức buổi tiệc khổng lồ trên 40.000 người tham dự hôm 19/1, nếu hủy bỏ vào phút chót coi như ký vào bản án tử.
Những điều đó nay người dân đều đã biết hết, cũng như việc Tập Cận Bình im lặng trong một thời gian dài, đẩy thủ tướng Lý Khắc Cường ra tiền tuyến. Khác với các nhà lãnh đạo thời trước như Ôn Gia Bảo, ông Tập không tìm ra từ nào để an ủi người dân trong các cuộc khủng hoảng. Trái lại, ông lại nặng tay hơn trong việc trấn áp những tiếng nói chỉ trích trên mạng. Vụ bác sĩ Lý Văn Lượng, người cảnh báo sớm sủa nạn dịch bị bắt và sau đó bị chết vì con virus corona, đã làm dấy lên một làn sóng phẫn nộ chưa từng thấy tại Hoa lục.

Cường quốc không bạn bè

Trên trường quốc tế « Chính trong những thời điểm khó khăn mà người ta biết được ai là bạn thực sự. Và Trung Quốc nhận ra rằng họ chẳng có bao nhiêu bạn bè » - Le Figaro trích lời một nhà ngoại giao cấp cao tại Bắc Kinh.
Chỉ có nhà độc tài Hun Sen đang trị vì Cam Bốt, nước chư hầu của Trung Quốc đến Bắc Kinh để bắt tay Tập chủ tịch, bày tỏ lòng trung thành. Tờ báo cũng tiết lộ ông Hun Sen còn đưa quý tử Hun Manet, tổng tư lệnh quân đội Cam Bốt trình diện « thiên triều ». Đó là nhà lãnh đạo duy nhất trên thế giới đến Trung Quốc trong thời dịch bệnh, nhưng có lẽ để cầu cạnh nhằm kéo dài triều đại.
Sao Bắc Kinh lại cô đơn đến vậy ?
Mạng xã hội từng tràn ngập nến, hoa, và những dòng chữ « Cầu nguyện cho Paris », chia sẻ những hình ảnh về công trình nổi tiếng 800 năm tuổi đang bốc cháy giữa thủ đô nước Pháp. Hay là cầu nguyện cho Amazon, cho nước Úc…trong thảm họa cháy rừng, cho những nạn nhân các vụ khủng bố tại nhiều nơi trên thế giới. Nhưng còn Vũ Hán, với hàng loạt người bệnh ngã gục, các đại đô thị như Thượng Hải trở thành thành phố ma…sao không có phong trào liên đới nào ?



Dư luận đồng cảm với các nạn nhân của dịch bệnh tại Hoa lục, nhưng không phải với chính quyền độc đoán của họ.
Không ít người tự hỏi, phải chăng nhân nào quả nấy. Năm 2013 có đến 10.000 người Philippines thiệt mạng trong siêu bão Hải Yến (Haiyan). Một số nước hứa tặng hàng chục triệu đô la, Indonesia cũng thường bị thiên tai cũng hỗ trợ đến một triệu đô la, nhưng Bắc Kinh thông báo chỉ giúp Manila có 100.000 đô la ! Bằng đúng số tiền của một nước nghèo và cũng bị ảnh hưởng của trận bão này như Việt Nam. Thời điểm đó, Philippines dưới sự lãnh đạo của tổng thống Benigno Aquino có thái độ kiên quyết trước việc Trung Quốc bành trướng trên Biển Đông.
Về kinh tế, phải chăng qua nạn dịch này chính phủ và doanh nghiệp các nước đã nhận ra mối nguy khi lệ thuộc vào một nhà nước toàn trị thiếu minh bạch, và ngày càng muốn xa lánh.
Phải chăng việc ỷ mạnh hiếp yếu bắt nạt các nước nhỏ, dùng thủ đoạn để cạnh tranh, chèn ép về kinh tế, đánh cắp công nghệ…lâu nay đã gây nhiều bất bình, nay mới bộc lộ. Một nhà nước chạy đua lên không gian, tranh giành vị trí siêu cường hàng đầu với Mỹ nhưng để dân chết như rạ vì dịch bệnh, bắt bớ các nhà báo công dân đưa tin về Vũ Hán…đã làm cho hình ảnh Trung Quốc ngày càng xấu xí hơn trước thế giới.



Nguồn: http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20...rus-corona
Reply
#2
Chưa đọc bài báo vì dài nên lười đọc nhưng trả lời câu hỏi của báo Le Monde thì khg khó: chủ yếu là do họ ác cảm sẵn với chính quyền TQ rồi, với tâm lý "Ghét ai ghét cả tông ti họ hàng" thì họ ghét, kỳ thị dân TQ là chuyện dễ hiểu. Nhưng có "side effect" đang buồn là nhiều dân Á châu khác như Nhật, VN, Mã Lai, Thái ... cũng bị vạ lây vì dân Tây phương nhìn thấy họ cũng giống người TQ.

Nhưng phần dân TQ cũng có phần lỗi, chẳng hạn hồi Mỹ bị vụ 9/11, và rồi Nhật bị sóng thần động đất lớn năm 2011, nhiều người còn tỏ ra vui mừng, hí hửng, kiểu như họ muốn nói "Đáng đời tụi bây", bây giờ tới phiên họ bị kỳ thị cũng có thể coi như bài học cho họ, và cả chính quyền TQ nữa, ác giả ác báo.
Reply
#3
(2020-02-25, 03:43 PM)duoctue Wrote: Chưa đọc bài báo vì dài nên lười đọc nhưng trả lời câu hỏi của báo Le Monde thì khg khó: chủ yếu là do họ ác cảm sẵn với chính quyền TQ rồi, với tâm lý "Ghét ai ghét cả tông ti họ hàng" thì họ ghét, kỳ thị dân TQ là chuyện dễ hiểu. Nhưng có "side effect" đang buồn là nhiều dân Á châu khác như Nhật, VN, Mã Lai, Thái ... cũng bị vạ lây vì dân Tây phương nhìn thấy họ cũng giống người TQ.

Nhưng phần dân TQ cũng có phần lỗi, chẳng hạn hồi Mỹ bị vụ 9/11, và rồi Nhật bị sóng thần động đất lớn năm 2011,  nhiều người còn tỏ ra vui mừng, hí hửng, kiểu như họ muốn nói "Đáng đời tụi bây", bây giờ tới phiên họ bị kỳ thị cũng có thể coi như bài học cho họ, và cả chính quyền TQ nữa, ác giả ác báo.

Chào đông y sĩ  :full-moon-with-face4: .

Nếu đ.y.s đọc hết bài thì cuối bài viết, tác giả cũng quy lỗi cho chính quyền TQ.

Dư luận đồng cảm với các nạn nhân của dịch bệnh tại Hoa lục, nhưng không phải với chính quyền độc đoán của họ.
Không ít người tự hỏi, phải chăng nhân nào quả nấy. Năm 2013 có đến 10.000 người Philippines thiệt mạng trong siêu bão Hải Yến (Haiyan). Một số nước hứa tặng hàng chục triệu đô la, Indonesia cũng thường bị thiên tai cũng hỗ trợ đến một triệu đô la, nhưng Bắc Kinh thông báo chỉ giúp Manila có 100.000 đô la ! Bằng đúng số tiền của một nước nghèo và cũng bị ảnh hưởng của trận bão này như Việt Nam. Thời điểm đó, Philippines dưới sự lãnh đạo của tổng thống Benigno Aquino có thái độ kiên quyết trước việc Trung Quốc bành trướng trên Biển Đông.
Về kinh tế, phải chăng qua nạn dịch này chính phủ và doanh nghiệp các nước đã nhận ra mối nguy khi lệ thuộc vào một nhà nước toàn trị thiếu minh bạch, và ngày càng muốn xa lánh.
Phải chăng việc ỷ mạnh hiếp yếu bắt nạt các nước nhỏ, dùng thủ đoạn để cạnh tranh, chèn ép về kinh tế, đánh cắp công nghệ…lâu nay đã gây nhiều bất bình, nay mới bộc lộ. Một nhà nước chạy đua lên không gian, tranh giành vị trí siêu cường hàng đầu với Mỹ nhưng để dân chết như rạ vì dịch bệnh, bắt bớ các nhà báo công dân đưa tin về Vũ Hán…đã làm cho hình ảnh Trung Quốc ngày càng xấu xí hơn trước thế giới.  


Không hiểu sao dù trong nước còn rất nhiều người nghèo khổ mà chính quyên T.C (Trung Cộng) vẫn cố chạy đua vũ trang vớI Mỹ? Chắc là cái máu Đại Hán luôn luôn ở trong huyết quản các hoàng đế Trung Hoa.  
Reply
#4
(2020-02-25, 04:15 PM)lãng*nhách Wrote: Chào đông y sĩ  :full-moon-with-face4: .

Nếu đ.y.s đọc hết bài thì cuối bài viết, tác giả cũng quy lỗi cho chính quyền TQ.

Dư luận đồng cảm với các nạn nhân của dịch bệnh tại Hoa lục, nhưng không phải với chính quyền độc đoán của họ.
Không ít người tự hỏi, phải chăng nhân nào quả nấy. Năm 2013 có đến 10.000 người Philippines thiệt mạng trong siêu bão Hải Yến (Haiyan). Một số nước hứa tặng hàng chục triệu đô la, Indonesia cũng thường bị thiên tai cũng hỗ trợ đến một triệu đô la, nhưng Bắc Kinh thông báo chỉ giúp Manila có 100.000 đô la ! Bằng đúng số tiền của một nước nghèo và cũng bị ảnh hưởng của trận bão này như Việt Nam. Thời điểm đó, Philippines dưới sự lãnh đạo của tổng thống Benigno Aquino có thái độ kiên quyết trước việc Trung Quốc bành trướng trên Biển Đông.
Về kinh tế, phải chăng qua nạn dịch này chính phủ và doanh nghiệp các nước đã nhận ra mối nguy khi lệ thuộc vào một nhà nước toàn trị thiếu minh bạch, và ngày càng muốn xa lánh.
Phải chăng việc ỷ mạnh hiếp yếu bắt nạt các nước nhỏ, dùng thủ đoạn để cạnh tranh, chèn ép về kinh tế, đánh cắp công nghệ…lâu nay đã gây nhiều bất bình, nay mới bộc lộ. Một nhà nước chạy đua lên không gian, tranh giành vị trí siêu cường hàng đầu với Mỹ nhưng để dân chết như rạ vì dịch bệnh, bắt bớ các nhà báo công dân đưa tin về Vũ Hán…đã làm cho hình ảnh Trung Quốc ngày càng xấu xí hơn trước thế giới.  


Không hiểu sao dù trong nước còn rất nhiều người nghèo khổ mà chính quyên T.C (Trung Cộng) vẫn cố chạy đua vũ trang vớI Mỹ? Chắc là cái máu Đại Hán luôn luôn ở trong huyết quản các hoàng đế Trung Hoa.  

Hello Mr. Lãng nhi,
Một phần trong máu có sẵn di truyền Đại Hán, một phần mấy xứ độc tài khg care sự no ấm của dân chúng. Giống như Bắc Hàn vậy, Kim Chính Ân và mấy chóp bu Bắc Hàn tối ngày lo chế phi đạn, mặc kệ dân chúng đói khổ. Chỗ tôi ở, 2 tháng nay cũng hên là khg hề thấy một thái độ kỳ thị gì của người Mỹ, thậm chí mấy tuần nay ho hen do cảm mà dân chúng thấy phản ứng cũng bình thường, khg có nhìn mình với ánh mắt cảnh giác, lo ngại gì cả.
Reply
#5
(2020-02-25, 04:15 PM)lãng*nhách Wrote: Chào đông y sĩ  :full-moon-with-face4: .

Nếu đ.y.s đọc hết bài thì cuối bài viết, tác giả cũng quy lỗi cho chính quyền TQ.

Dư luận đồng cảm với các nạn nhân của dịch bệnh tại Hoa lục, nhưng không phải với chính quyền độc đoán của họ.
Không ít người tự hỏi, phải chăng nhân nào quả nấy. Năm 2013 có đến 10.000 người Philippines thiệt mạng trong siêu bão Hải Yến (Haiyan). Một số nước hứa tặng hàng chục triệu đô la, Indonesia cũng thường bị thiên tai cũng hỗ trợ đến một triệu đô la, nhưng Bắc Kinh thông báo chỉ giúp Manila có 100.000 đô la ! Bằng đúng số tiền của một nước nghèo và cũng bị ảnh hưởng của trận bão này như Việt Nam. Thời điểm đó, Philippines dưới sự lãnh đạo của tổng thống Benigno Aquino có thái độ kiên quyết trước việc Trung Quốc bành trướng trên Biển Đông.
Về kinh tế, phải chăng qua nạn dịch này chính phủ và doanh nghiệp các nước đã nhận ra mối nguy khi lệ thuộc vào một nhà nước toàn trị thiếu minh bạch, và ngày càng muốn xa lánh.
Phải chăng việc ỷ mạnh hiếp yếu bắt nạt các nước nhỏ, dùng thủ đoạn để cạnh tranh, chèn ép về kinh tế, đánh cắp công nghệ…lâu nay đã gây nhiều bất bình, nay mới bộc lộ. Một nhà nước chạy đua lên không gian, tranh giành vị trí siêu cường hàng đầu với Mỹ nhưng để dân chết như rạ vì dịch bệnh, bắt bớ các nhà báo công dân đưa tin về Vũ Hán…đã làm cho hình ảnh Trung Quốc ngày càng xấu xí hơn trước thế giới.  


Không hiểu sao dù trong nước còn rất nhiều người nghèo khổ mà chính quyên T.C (Trung Cộng) vẫn cố chạy đua vũ trang vớI Mỹ? Chắc là cái máu Đại Hán luôn luôn ở trong huyết quản các hoàng đế Trung Hoa.  

"Không hiểu sao dù trong nước còn rất nhiều người nghèo khổ mà chính quyên T.C (Trung Cộng) vẫn cố chạy đua vũ trang vớI Mỹ? Chắc là cái máu Đại Hán luôn luôn ở trong huyết quản các hoàng đế Trung Hoa. "

Tác giả kết luận vô duyên. Chuyện quốc phòng nước nào chẳng quan tâm, Nga dù nghèo cũng củng cố quốc phòng, Mỹ những lúc dù kinh tế xuống nhất vẫn đổ tiền tỉ vào quốc phòng, huống chi kinh tế TQ hiện nay phát triển rất nhanh như diều gặp gió , tiền của họ dư dã mua bonds của Mỹ để coi chơi, tiền họ tràn đầy đầu tư chỗ này chỗ nọ, nước này nước kia, thì dù đổ vào quốc phòng có gì để tác giả biu rêu . 

Có 1 điều tôi không thích là người TQ chưa đủ văn minh để trở thành người dân của một siêu cường. Sau khi theo CS, họ đã phá Nho Giáo, chê bai Cung kiệm, kế bên đó thì dân Đài Loan vẫn giữ được phần nào những đức hạnh, phong thái của 1 nền văn minh ngàn năm.
Cheer
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Reply
#6
(2020-02-25, 06:52 PM)RungHoang Wrote: "Không hiểu sao dù trong nước còn rất nhiều người nghèo khổ mà chính quyên T.C (Trung Cộng) vẫn cố chạy đua vũ trang vớI Mỹ? Chắc là cái máu Đại Hán luôn luôn ở trong huyết quản các hoàng đế Trung Hoa. "

Tác giả kết luận vô duyên. Chuyện quốc phòng nước nào chẳng quan tâm, Nga dù nghèo cũng củng cố quốc phòng, Mỹ những lúc dù kinh tế xuống nhất vẫn đổ tiền tỉ vào quốc phòng, huống chi kinh tế TQ hiện nay phát triển rất nhanh như diều gặp gió , tiền của họ dư dã mua bonds của Mỹ để coi chơi, tiền họ tràn đầy đầu tư chỗ này chỗ nọ, nước này nước kia, thì dù đổ vào quốc phòng có gì để tác giả biu rêu . 

Có 1 điều tôi không thích là người TQ chưa đủ văn minh để trở thành người dân của một siêu cường. Sau khi theo CS, họ đã phá Nho Giáo, chê bai Cung kiệm, kế bên đó thì dân Đài Loan vẫn giữ được phần nào những đức hạnh, phong thái của 1 nền văn minh ngàn năm.
Cheer

Tác giả nào có kết luận cái câu bôi đậm ở trên đâu?. Đây là câu thắc mắc của Lãng Nhi mà.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

RH nó chửi mài vô duyên kìa Lãng, vào bóp cổ nó đi.  Biggrin
Reply
#7
(2020-02-25, 07:08 PM)Ngoại đạo. Wrote: Tác giả nào có kết luận cái câu bôi đậm ở trên đâu?. Đây là câu thắc mắc của Lãng Nhi mà.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

RH nó chửi mài vô duyên kìa Lãng, vào bóp cổ nó đi.  Biggrin

Oh ... tao sai . Tao nhìn những bài dài lòng thòng thì tao không bao giờ đọc . nhìn post thằng Lãng thấy ngắn ngắn và loại chữ nhỏ size nên hiểu lầm là bản chánh .

Muôn vàn xin lỗi .....mày  :78:
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Reply
#8
(2020-02-25, 07:08 PM)BVCN Wrote: Ôi ! Việt Nam tui ơi... Việt Nam tui cũng y chang, có khác gì dân tàu đâu...?

 Chỉ là tội cho dân đen chịu khổ với chế độ cộng sản mà thôi...

Quan trọng là nền giáo dục, quan trọng là người ta dạy cho con nít những gì, lớn lên nó sẽ trở thành thứ đó. 

Nhớ ngày xưa, khi ngoài kia bom đạn đầy trời, ở trong trường các Thầy Cô vẫn dạy cho con nít tụi tui phải biết giúp đỡ cho người già, không tham của rơi, ra đường gặp một đám ma phải biết ngã mũ chào tiễn biệt dù chả biết người chết là ai, biết tự xấu hổ khi người ngoại quốc nói xấu dân tộc mình, không tham của rơi... chẳng hạn. Giờ trái ngược hoàn toàn, thế nên một hành động tưởng chừng như bình thường lại là một kỳ tích trong xã hội, lâu lâu thấy báo đài đưa tin kèm video clip cảnh một người dừng xe dắt một người già qua đường lên rồi thiên hạ xúm vào tung hô như một cái gì ghê gớm lắm vậy, thiệt là buồn cười...

Tóm lại, tuy chưa chính thức là thuộc địa hay một tỉnh thành gì của tàu, nhưng về hình thức, VN hiện giờ chả khác gì là một tỉnh của tàu rồi.
Reply
#9
(2020-02-25, 06:52 PM)RungHoang Wrote: "Không hiểu sao dù trong nước còn rất nhiều người nghèo khổ mà chính quyên T.C (Trung Cộng) vẫn cố chạy đua vũ trang vớI Mỹ? Chắc là cái máu Đại Hán luôn luôn ở trong huyết quản các hoàng đế Trung Hoa. "

Tác giả kết luận vô duyên. Chuyện quốc phòng nước nào chẳng quan tâm, Nga dù nghèo cũng củng cố quốc phòng, Mỹ những lúc dù kinh tế xuống nhất vẫn đổ tiền tỉ vào quốc phòng, huống chi kinh tế TQ hiện nay phát triển rất nhanh như diều gặp gió , tiền của họ dư dã mua bonds của Mỹ để coi chơi, tiền họ tràn đầy đầu tư chỗ này chỗ nọ, nước này nước kia, thì dù đổ vào quốc phòng có gì để tác giả biu rêu . 

Có 1 điều tôi không thích là người TQ chưa đủ văn minh để trở thành người dân của một siêu cường. Sau khi theo CS, họ đã phá Nho Giáo, chê bai Cung kiệm, kế bên đó thì dân Đài Loan vẫn giữ được phần nào những đức hạnh, phong thái của 1 nền văn minh ngàn năm.
Cheer

Tao biết là chuyện quốc phòng là tất yếu nhưng dành cho nó nhiều quá để làm gì trong khi cả nửa dân số vẫn nghèo mạt. Tiền nhiều quá thì bỏ vào để cải thiện đời sống của dân chúng.
 Muốn tranh ngôi lãnh đạo thế giới với Mỹ thì Tầu cộng không có cửa từ tiềm lực quân sự tài nguyên quốc gia tới nhân tâm.
Reply
#10
(2020-02-25, 07:43 PM)lãng*nhách Wrote: Tao biết là chuyện quốc phòng là tất yếu nhưng dành cho nó nhiều quá để làm gì trong khi cả nửa dân số vẫn nghèo mạt. Tiền nhiều quá thì bỏ vào để cải thiện đời sống của dân chúng.
 Muốn tranh ngôi lãnh đạo thế giới với Mỹ thì Tầu cộng không có cửa từ tiềm lực quân sự tài nguyên quốc gia tới nhân tâm.

Mày làm tao tò mò chạy đi coi Tàu sang cở nào , thì ra 

Mỹ :  budget is $686.1 billion

Tàu : spending figure was $146 billion trong năm 2020

Lol Lol Lol 
vahidrk1
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Reply
#11
(2020-02-25, 08:05 PM)RungHoang Wrote: Mày làm tao tò mò chạy đi coi Tàu sang cở nào , thì ra 

Mỹ :  budget is $686.1 billion

Tàu : spending figure was $146 billion trong năm 2020

Lol Lol Lol 
vahidrk1

Nhưng con số đó không nói lên hết mọi điều.
Thí dụ: 
Mài nghĩ thử để nuôi 1 sư đoàn lính, người Mỹ tốn hết bao nhiêu tiền và Tàu tốn hết bao nhiêu?
Lương 1 thằng lính Mỹ + phụ cấp gia đình 1 tháng bao nhiêu, và lương 1 thằng lính Tàu và phụ cấp là bao nhiêu? Mài nghĩ là bằng nhau không?

Chính quyền Tàu giầu là nhờ tận dụng sức lao đông của dân chúng và lại chẳng coi trọng lắm mặt phúc lợi cho họ.
Reply
#12
(2020-02-25, 08:17 PM)lãng*nhách Wrote: Nhưng con số đó không nói lên hết mọi điều.
Thí dụ: 
Mài nghĩ thử để nuôi 1 sư đoàn lính, người Mỹ tốn hết bao nhiêu tiền và Tàu tốn hết bao nhiêu?
Lương 1 thằng lính Mỹ + phụ cấp gia đình 1 tháng bao nhiêu, và lương 1 thằng lính Tàu và phụ cấp là bao nhiêu? Mài nghĩ là bằng nhau không?

Chính quyền Tàu giầu là nhờ tận dụng sức lao đông của dân chúng và lại chẳng coi trọng lắm mặt phúc lợi cho họ.

Tao không biết về chuyện phúc lợi của họ . Tao cũng không biết chuyện phúc lợi của lính Mỹ luôn . Nhưng tao nghỉ đồng lương của lính Mỹ không cao như mày tưởng đâu . Họ cũng nghèo thí bà .
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Reply
#13
(2020-02-25, 08:20 PM)RungHoang Wrote: Tao không biết về chuyện phúc lợi của họ . Tao cũng không biết chuyện phúc lợi của lính Mỹ luôn . Nhưng tao nghỉ đồng lương của lính Mỹ không cao như mày tưởng đâu . Họ cũng nghèo thí bà .

Tao lại càng không biết nhưng căn cứ vào những dữ kiện chung chung như lương tối thiểu của công nhân vv thì tao vẫn dám khẳng định là dù lính Mỹ nghèo như mài nói thì vẫn hơn lính tàu nhiều.

Rồi nói tới lương tối thiểu của công nhân thì mài có nghĩ là để duy trì 1 căn cứ quân sự tương đương nhau Mỹ và Tầu cùng phải chi một số tiền bằng nhau ?
Reply
#14
(2020-02-25, 08:19 PM)BVCN Wrote:  Cái khổ là ở chổ đó.. ! Người tàu muốn nói lên cũng đâu nói được gì, tin tức, media, facebook đều bị khóa, người trong nước thì bị tẩy não thành ngu dân... Việt Nam cũng chẳng hơn gì ...

 Nhưng tui thấy nhiều người đã hiểu sai lầm khi nói về trung quốc mà không thực sự hiểu biết về trung quốc. Sinh viên, trí thức trung quốc dám đứng cãn trước xe tăng còn VN ?

 Đối với tui thì chỉ biết cảm thông cho người dân trung quốc chứ cũng chả làm gì được 

Khổ cái đời

Theo tôi được đọc về tin Thiên An Môn hồi đó, tôi nhớ là sinh viên đòi trả lại danh dự cho Hồ Diệu Bang, Mà ông HDB là người lúc trước đòi khôi phục lại danh dự cho những chiến sĩ cách mạng lão thành bị xử oan trong Cách mang văn hoá. Sau khi Đặng Tiểu Bình lên thì xử HDB, sinh viên bất mãng mới tụ tập truy điệu, sẳn đó nhiều người la lên khẩu hiệu đòi tự do . 1 số đông biểu tình quá lớn xắp gây bạo động, ĐTB mới xuống lênh giải tán, không ai giải tán mà con làm lớn chuyện hơn, nên mói tới màng xe tăng chạy ở quảng trường, rồi sinh viên lì không đi, đứng chặn đầu xe tăng cho xe cán . Đó là 1 bi kịch ..... 


Nhiều người hay nói về Vn và TQ ngheo khổ, tôi lại nhìn khác . Tôi thấy người dân TQ và VN không nghèo khổ chút nào . Người VN bây giờ còn sang hơn Việt kiều đó các vị đại ca à . Mình thua họ đó .  Ở đó mà tội nghiệp cho họ
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Reply
#15
(2020-02-25, 08:34 PM)RungHoang Wrote: Nhiều người hay nói về Vn và TQ ngheo khổ, tôi lại nhìn khác . Tôi thấy người dân TQ và VN không nghèo khổ chút nào . Người VN bây giờ còn sang hơn Việt kiều đó các vị đại ca à . Mình thua họ đó .  Ở đó mà tội nghiệp cho họ

Đa số người VN bây giờ còn sang hơn Việt kiều ? Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Reply