2020-04-01, 09:32 AM
Cảm ơn các bạn vào đọc cho vui.
Câu chuyện được viết dưới góc nhìn của cô bé tên Lan, khúc cuối chắc cũng chừng 13, 14 tuổi là cùng. Con gái ở cái tuổi ấy chắc cũng chưa hiểu hết được những cái ẩn tình bên trong của sự việc do người lớn sắp xếp, chưa hiểu được cái rùng mình của chị Linh nó khi hai chị em rủ nhau qua thăm anh Bạc, thấy anh ấy ở trần đứng múc nước tắm, chưa hiểu và chưa nghe được nghe những gì Mẹ nó nói riêng với anh Bạc trước ngày cưới của chị nó, chỉ thấy anh ấy gật gật đầu trong nước mắt, chưa hiểu đến việc tại sao ngày gia đình nó làm cái quán anh Bạc lại sốt sắng qua giúp sức, giúp công không nhận tiền thù lao, nhưng trước ngày đám cưới chị nó anh ấy lại dẫn Mẹ đi xa với cái lý do đưa Mẹ đi chữa bệnh. Và chấp nhận mang luôn cái tiếng là con người phụ bạc do chị Linh nó nói khi nó ra huyện dự đám cưới của chị nó và nó muốn đi thăm anh Bạc... Đôi khi người ta buộc phải tìm ra một cái lý do linh tinh nào đó để giải thích cho một việc mình làm, khó hiểu với một đứa con nít nhưng có lẽ dễ hiểu với người có kinh nghiệm trong cuộc sống.
Có những việc là thật được lồng ghép trong câu chuyện này. Thí dụ như câu chuyện của những người lính, về cái tình gọi là Huynh Đệ Chi Binh của họ, sau cuộc chiến trở về và gặp lại nhau. Thí dụ như chuyện chú Thành, bạn chiến đấu của ba con Lan, sau 75 vẫn theo chân ông Thầy của mình chiến đấu tiếp, bị bắt và ông Thầy bị mang ra xử bắn công khai (vào Google gõ hàng chữ đại tá Hồ Ngọc Cẩn sẽ biết).
Chuyện con trâu trắng mang tên Cò là câu chuyện có thật của đời tôi. Sau 75, Ba tôi không ra trình diện, bởi biết đi là sẽ chết, không có ngày về nên phải chấp nhận trốn chui trốn nhũi, cạo đầu giả dạng làm một ông Sư vào chùa tu. Được một thời gian ông gặp được một người đàn bà góa chồng rước về cho tu tại gia trong một căn nhà tranh trong khu ruộng cách đường lộ cả chục cây số. Ba năm sau khi tình hình yên ắng, chị em chúng tôi mới được phép xuống thăm ông. Khi ấy tôi vẫn còn là đứa con nít, ngày nghỉ hè hay ngày cuối tuần bỏ chiếc xe đạp cà tàng lên mui chiếc xe đò Sài Gòn Cần Giuộc xuống tiếp tế cho ông và được ở lại với ông trong những ngày cuối tuần hay trong những tháng hè. Con nít mũi hỉ chưa sạch cũng có cái lợi vì ít ai để ý. Khi ấy ruộng vườn vào Hợp tác xã, làm chỉ lấy công điểm, cuối vụ được chia lúa. Đó là khoảng thời gian tôi hay về đó, thích nhất là được dắt con trâu Cò này ra đồng gặm cỏ. Nó khôn lắm, biết nghe lời, biết lấy sừng giỡn với mình khi ăn no, biết đường về nhà không cần dắt. Và cuối năm khi nó bị mang ra mỗ lấy thịt chia cho xã viên, khi Cô tôi mang rỗ thịt về, tôi khóc như một đứa trẻ thơ giận lẫy, nhất định không ăn một miếng nào dù là đang mùa đói kém...
Còn nhiều lắm những chuyện vụn vặt ngày xưa ấy...
Câu chuyện được viết dưới góc nhìn của cô bé tên Lan, khúc cuối chắc cũng chừng 13, 14 tuổi là cùng. Con gái ở cái tuổi ấy chắc cũng chưa hiểu hết được những cái ẩn tình bên trong của sự việc do người lớn sắp xếp, chưa hiểu được cái rùng mình của chị Linh nó khi hai chị em rủ nhau qua thăm anh Bạc, thấy anh ấy ở trần đứng múc nước tắm, chưa hiểu và chưa nghe được nghe những gì Mẹ nó nói riêng với anh Bạc trước ngày cưới của chị nó, chỉ thấy anh ấy gật gật đầu trong nước mắt, chưa hiểu đến việc tại sao ngày gia đình nó làm cái quán anh Bạc lại sốt sắng qua giúp sức, giúp công không nhận tiền thù lao, nhưng trước ngày đám cưới chị nó anh ấy lại dẫn Mẹ đi xa với cái lý do đưa Mẹ đi chữa bệnh. Và chấp nhận mang luôn cái tiếng là con người phụ bạc do chị Linh nó nói khi nó ra huyện dự đám cưới của chị nó và nó muốn đi thăm anh Bạc... Đôi khi người ta buộc phải tìm ra một cái lý do linh tinh nào đó để giải thích cho một việc mình làm, khó hiểu với một đứa con nít nhưng có lẽ dễ hiểu với người có kinh nghiệm trong cuộc sống.
Có những việc là thật được lồng ghép trong câu chuyện này. Thí dụ như câu chuyện của những người lính, về cái tình gọi là Huynh Đệ Chi Binh của họ, sau cuộc chiến trở về và gặp lại nhau. Thí dụ như chuyện chú Thành, bạn chiến đấu của ba con Lan, sau 75 vẫn theo chân ông Thầy của mình chiến đấu tiếp, bị bắt và ông Thầy bị mang ra xử bắn công khai (vào Google gõ hàng chữ đại tá Hồ Ngọc Cẩn sẽ biết).
Chuyện con trâu trắng mang tên Cò là câu chuyện có thật của đời tôi. Sau 75, Ba tôi không ra trình diện, bởi biết đi là sẽ chết, không có ngày về nên phải chấp nhận trốn chui trốn nhũi, cạo đầu giả dạng làm một ông Sư vào chùa tu. Được một thời gian ông gặp được một người đàn bà góa chồng rước về cho tu tại gia trong một căn nhà tranh trong khu ruộng cách đường lộ cả chục cây số. Ba năm sau khi tình hình yên ắng, chị em chúng tôi mới được phép xuống thăm ông. Khi ấy tôi vẫn còn là đứa con nít, ngày nghỉ hè hay ngày cuối tuần bỏ chiếc xe đạp cà tàng lên mui chiếc xe đò Sài Gòn Cần Giuộc xuống tiếp tế cho ông và được ở lại với ông trong những ngày cuối tuần hay trong những tháng hè. Con nít mũi hỉ chưa sạch cũng có cái lợi vì ít ai để ý. Khi ấy ruộng vườn vào Hợp tác xã, làm chỉ lấy công điểm, cuối vụ được chia lúa. Đó là khoảng thời gian tôi hay về đó, thích nhất là được dắt con trâu Cò này ra đồng gặm cỏ. Nó khôn lắm, biết nghe lời, biết lấy sừng giỡn với mình khi ăn no, biết đường về nhà không cần dắt. Và cuối năm khi nó bị mang ra mỗ lấy thịt chia cho xã viên, khi Cô tôi mang rỗ thịt về, tôi khóc như một đứa trẻ thơ giận lẫy, nhất định không ăn một miếng nào dù là đang mùa đói kém...
Còn nhiều lắm những chuyện vụn vặt ngày xưa ấy...
Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ...