Sống Khoẻ with Dr. Wynn Tran
#46
Lời kêu gọi của BS :  chích COVID Vaccine 19 có lợi nhiều hơn hại tại vì nó

 
  •   Bảo vệ cộng đồng
  •   Nếu chúng ta cùng đồng lòng chich, bịnh sẽ giảm và có hiệu quả hơn   
  •   Mọi người nên chích nha.   Thumbs-up4 




[Image: 132428253-10157832199380668-3691492959178889823-o.jpg]

Reply
#47
Nước tiểu màu gì là tốt?



# Nước tiểu là thước đo sức khỏe quan trọng 

- Thận lọc các chất thải và tiết ra ngoài qua dạng nước tiểu. Vì vậy, nước tiểu là cách gián tiếp để xem xét sức khỏe của thận, và của cả cơ thể, như cách chúng ta thử nghiệm khói xe để xem máy xe chạy có ổn không. 
- Nước tiểu chủ yếu gồm nước, muối, chất điện giải (Potassium và Phosphorus), urea, uric acid, và nhiều chất khác. Tùy vào thức ăn, thuốc uống, và cơ địa mỗi người mà nước tiểu còn có thêm các chất khác tạo ra mùi và màu sắc khác nhau. 
- Bọng đái (bàng quang) của chúng ta trung bình chứa được 300-400ml nước tiểu ban ngày và có thể tăng đến 800 ml tích trữ ban đêm, giúp chúng ta có giấc ngủ dài mà không phải thức dậy đi tiểu. Tùy vào cơ thể mỗi người mà kích cỡ bọng đái có thể khác nhau. 
- Mỗi ngày chúng ta tạo ra khoảng 1-2L nước tiểu, tùy vào số lượng nước chúng ta uống vào. Khi bệnh nhân nhập viện (nhất là ICU), chức năng thận và bài tiết là rất quan trọng, BS sẽ tính xem bệnh nhân tạo ra bao nhiêu nước tiểu tùy vào cân nặng, thường là 1-2 ml/ mỗi kg/ mỗi giờ. 

# Màu sắc, mùi, và tần suất đi tiểu nói lên rất nhiều về sức khỏe

- Màu của nước tiểu thường là vàng nhẹ cho đến vàng đậm, do chất urochrome tạo ra. Đây là chất từ tế bào hồng cầu bị phân hủy. Nước tiểu sẽ vàng nhẹ cho đến trong suốt nếu chúng ta uống quá nhiều nước hay dùng thuốc lợi tiểu (diuretics). 
- Ngược lại nước tiểu vàng đặc, đậm màu nâu gợi ý chúng ta bị thiếu nước, hay nguy hiểm hơn là có những bệnh về gan. Nước tiểu lợt quá hay đậm quá nếu vẫn tiếp tục xuất hiện nhiều ngày thì quý vị nên gặp BS để tìm ra lý do. Đơn giản là cơ thể chúng ta là một bộ máy tuyệt vời, thận sẽ tự hiệu chỉnh màu nước tiểu nếu như cơ thể được chỉnh sửa. Ví dụ như nước tiểu sẽ đổi màu từ vàng đậm thành vàng lợt nếu chúng ta uống đủ nước. 
- Thường nước tiểu có mùi khai nhẹ. Tuy nhiên ăn nhiều chất bổ như Asparagus (măng tây) hay uống nhiều vitamin B6 cũng có thể làm nước tiểu khai nồng hơn. Dĩ nhiên, thiếu nước khiến nước tiểu sẽ có mùi khai nồng và màu nâu đậm. 

# Chúng ta nên đi tiểu bao nhiêu lần trong ngày?

- Thông thường, một người khỏe mạnh sẽ đi tiểu trung bình 6 lần (từ 4 đến 10 lần) trong ngày. Tùy vào cơ thể, tuổi tác, và tình trạng cơ thể mà quý vị có thể đi tiểu nhiều hơn người khác. Ví dụ như phụ nữ có thai sẽ đi tiểu nhiều hơn do bọng đái bị ép, khả năng tích nước ít đi. Người lớn tuổi cũng sẽ đi tiểu nhiều lần hơn so với người trẻ. 
- Cách tốt nhất để biết quý vị đi tiểu nhiều hay ít là so sánh với tần suất bình thường của quý vị những ngày trước. Ví dụ như mỗi ngày quý vị đi tiểu khoảng 6 lần, giờ quý vị đi tiểu khoảng 10-12 lần một ngày (cứ 1-2g đi tiểu một lần) nghĩa là tăng lần đi tiểu, và nếu tần suất đi tiểu nhiều liên tục trong vài ngày thì quý vị nên gọi BS vì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu, phì đại tuyến tiền liệt, hay các bệnh lý khác về thận. 
- Tiểu nhiều lần trong ngày có thể là dấu hiệu của tiểu đường hay các bệnh lý khác về nội tiết ví dụ như thấp hay quá cao canxi (hypo-hypercalcemia) 
- Thuốc lợi tiểu cũng làm quý vị đi tiểu nhiều hơn, một số thuốc như chlorothiazide, hydrochlorothiazide (trị cao huyết áp), furosemide, torsemide (trị cao huyết áp hay suy tim), spironolactone (trị cao huyết áp hay trị mụn), triamterene (trị cao huyết áp)
- Nếu quý vị thấy mắc tiểu đột ngột, thậm chí không kịp đi tiểu mà đã ra ướt quần thì đó có thể là dấu hiệu bọng đái quá nhạy cảm (overactive bladder) 
- Cuối cùng, cafe, trà, các thuốc tăng lực cũng có thể làm quý vị đi tiểu nhiều hơn. 

# Nước tiểu màu đỏ hay hồng là do gì?

- Đồ ăn như củ cà rốt, củ dền tím, quả dâu, hay các loại trái cây Blackberry có thể làm nước tiểu đổi màu đỏ hay hồng. Ngoài ra máu trong nước tiểu (sạn thận), hay các bệnh về nhiễm trùng đường tiểu, bệnh về tuyến tiền liệt, hay khối u cũng có thể khiến nước tiểu màu đỏ. Thuốc kháng sinh, nhất là thuốc họ Isoniazid trị lao phổi hay giảm đau phenazopyridine để trị nhiễm trùng đường tiểu  
# Nước tiểu màu xanh lá cây hay các màu lạ khác 
- Thường là do thuốc uống ví dụ như thuốc gây mê propofol (thuốc do Michael Jackson xài quá liều dẫn đến tử vong) hay thuốc promethazine (trị ho), thuốc Cimetidin (trị đau bao tử), hay Metoclopramide (trị ói mửa), nhiều thuốc khác, và các chất cản quang, hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn pseudomonas. Bác sĩ sẽ hỏi quý vị có uống gì mới gần đây, dùng chất cản quang khi chụp hình,  hoặc có ăn uống gì lạ hay không vì đây có thể là lý do nước tiểu đổi màu. 

# Nước tiểu có bọt hay có màu trắng đục 

- Thỉnh thoảng nước tiểu sẽ có bọt, nhưng bọt ra quá nhiều thường xuyên, hay có màu trắng đục có thể gợi ý những bệnh nguy hiểm về thận như mất protein hay nhiễm trùng. Một trong những chức năng quan trọng của thận là lọc giữ lại protein qua các mành lưới ở cầu thận. 
- Nếu như cầu thận bị hư, lưới bị vỡ thì protein lọt ra ngoài, lẫn vào trong nước tiểu, tạo ra các bọt. Xét nghiệm phân tích nước tiểu là các hiệu quả để tìm ra protein trong nước tiểu. 

# Xét nghiệm nước tiểu là gì? 

- Phân tích nước tiểu (Urinalysis, UA) là một xét nghiệm cơ bản nhưng có thể cho biết nhiều thứ về bệnh như nhiễm trùng đường tiểu, thận, tiểu đường, hay các bệnh khác. Xét nghiệm UA có thể dùng làm chẩn đoán hay theo dõi các bệnh lý.
- Trước khi xét nghiệm nước tiểu, quý vị nhớ nói cho BS nghe mình có uống thuốc gì, có ăn gì lạ hay không, hoặc đang/sắp/hết kinh nguyệt vì những điểm này có thể làm ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán bằng nước tiểu. 
- Lấy nước tiểu sạch và lúc giữa dòng chảy. Khi quý vị lấy nước tiểu, chùi rửa cẩn thận xung quanh lỗ tiểu, đợi đi tiểu một lát rồi mới đưa lọ vào lấy nước tiểu 

# Kết quả phân tích nước tiểu bình thường, các chỉ số khác với các chỉ số bình thường có thể gợi ý những bệnh khác nhau

+ Màu: vàng nhẹ
+ Độ trong: nhìn thấu 
+ Độ pH nước tiểu, khoảng từ 5.0-8.0, lưu ý là độ pH có thể từ acid đến basic vì vậy dịch kết quả phải tùy vào cơ địa của mỗi người+ Độ đặc (concentration): 1.005-1.025. Nước tiểu đặc sẽ cao độ đặc và nước tiểu lỏng sẽ giảm.  
+ Máu: không có hoặc ít hơn 3 hồng huyết cầu. Có máu trong nước tiểu sẽ cần thêm xét nghiệm khác để tìm ra lý do như sỏi thận, viêm cầu thận, hay các bệnh khác về hệ tiết niệu. 
+ Hồng huyết cầu: 0-2 tế bào xem dưới kính hiển vi 
+ Bạch huyết cầu: 0-5 tế bào xem dưới kính hiển vi
+ Đường: không có hoặc thấp hơn 15 mg/dl 
+ Ketone: không có, nếu có đường trong nước tiểu, bệnh nhân cần phải xét nghiệm bệnh tiểu đường và các bệnh khác bằng thử máu 
+ Nitrite/Esterase: không có, đây là các sản phẩm của  bạch huyết cầu gợi ý có nhiễm trùng đường tiểu 
+ Bilirubin: không có, nếu có thì có thể là bệnh lý về gan
+ Urobilirubin: rất ít (0.5-1 mg/dl)
+ Vi khuẩn: không có
+ Nấm: không có
Nhìn chung, nước tiểu có thể coi là khỏe mạnh khi chỉ hầu hết các chất quan trọng như protein, đường, bilirubin, Nitrite/Esterase đều không có trong nước tiểu

# Tóm lại

- Nước tiểu là dấu hiệu quan trọng để theo dõi sức khỏe chúng ta. Bất kỳ thay đổi nào về màu sắc, mùi, và tần suất kéo dài điều có thể nguy hiểm
- Qúy vị nên uống đầy đủ nước (không nên quá nhiều, không nên quá ít) bằng cách uống ngay nước mỗi khi khát (khô môi hay khô da) và đi tiểu ngay khi mắc tiểu. 


BS Wynn Tran, Los Angeles, Hoa Kỳ

Reply
#48
Chăm sóc vết thương: Không dùng oxy già (hydrogen peroxide) 

====
Hôm kia tôi nhận một ca bệnh chỉ đơn giản là trầy da đầu gối nhưng vết loét ngày càng rộng, không lành, và đau nhức. Hỏi ra thì mới biết bác rửa vết thương bằng oxy gìa (Hydrogen peroxide) mỗi ngày vì bác nghe nói dùng chất này sát trùng vết thương. 
Đúng là oxy già giết vi khuẩn, nhưng nó cũng làm tổn thương các mô và làm chậm lại quá trình lành da. Vì vậy, vết thương của bác không lành và còn  tệ hơn.  Đâu cũng là lý do BS không khuyên BN dùng oxy già hay rượu để rửa vết thương. 
Cách chăm sóc vết thương 

# Xác định loại, độ nặng nhẹ của vết thương, để có cách chữa phù hợp 
- Vết thương được chia làm 3 cấp độ, nhẹ, vừa, và nặng tùy theo mức độ tổn thương và độ sâu của vết thương. Vết thương nhẹ chỉ tổn thương phần thượng bì, vết thương vừa tổn thương cả thượng bì và hạ bì, vết thương nặng tổn thương cả thượng, hạ và tổn thương mô mỡ mạch máu bên dưới
- Vết thương cũng được phân loại đơn giản hay phức tạp (ảnh hưởng 1 cơ quan hay nhiều cơ quan), mới hay cũ hay dựa vào nguồn gốc vết thương như cắt, bỏng, ép, bi tai nạn, bị bắn, hay các nguyên nhân tổn thương khác
- Vết thương nặng, phức tạp, liên quan nhiều bệnh cần có BS chuyên khoa (da liễu hay vết thương) và điều dưỡng chăm sóc và theo dõi. Vết thương nặng lâu lành có thể cần phẫu thuật cắt bỏ vùng da chết hay các loại băng đặc biệt để giúp lành vết thương 

Chăm sóc vết thương càng sớm càng tốt để có kết quả tốt nhất 
- Ngay khi vừa bị thương, quý vị nên rửa vết thương bằng nước sạch và xà  phòng nhẹ. Rửa sạch và lấy chất bẩn từ vết thương. Nếu vết thương chảy máu, dùng băng gạc ép nhẹ để cầm máu. Nếu vết thương chảy máu liên tục thì quý vị nên đi gặp BS. 
- Với vết cắt sâu cần phải khâu lại trong vòng 48g giờ nên quý vị gặp BS khâu chỉ ngay để khi lành vết thương sẽ bớt thẹo 
- Với vết bỏng, dùng nước sạch rửa lên vết bỏng và giữ sạch. Nếu có các bọng nước, quý vị đừng chọc vào cho bể bọc. 
- Dùng kem trụ sinh (Triple antibiotic) hoặc Petroleum lên vết thương, sau đó dùng băng cá nhân dán lại. 
- Ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách giữ sạch vết thương. 
- Chăm sóc vết thương hằng ngày bằng cách theo dõi vết lành, nếu có mủ hay chảy dịch thì quý vị có thể dùng nước ấm để rửa sạch, sau đó dùng kem trụ sinh bôi vào, và dùng băng cá nhân dán lên 
- Vết cắn do chó hay người cần được rửa sạch, chích ngừa uốn ván, và có thể cần uống thuốc trụ sinh. 
- Ngừa uốn ván (Tetanus) cần được chính mỗi 10 năm. Vết thương từ đất hay vùng bẩn có thể cần chích vaccine Tetanus. 

# Làm sao vết thương mau lành
- Vết thương cần máu lưu thông tốt, cần dinh dưỡng, cần oxygen, cần sạch sẽ, và độ ẩm để mau lành  
- Chữa các bệnh nền như tiểu đường, cao huyết áp, hay bệnh phổi do vết thương sẽ làm vết thương lành nhanh hơn.  
- Tập thể dục nhẹ, hạn chế kéo rộng vùng vết thương
- Ngủ đủ giấc sẽ giúp vết thương mau lành
- Ăn đủ chất, cân bằng, với nhiều rau cải xanh, vitamin từ trái cây tươi (không phải uống vitamin) sẽ giúp vết thương mau lành 

# Khi nào cần gặp BS 
- Vết thương không lành hay loét to thêm, chảy mủ, sưng nhức hay lan đỏ ra
- Tê hay yếu vùng gần vết thương hay vùng xa vết thương (nghi ngờ tổn thương dây thần kinh)
- Sốt, ớn lạnh, hay mệt mỏi, gợi ý vết thương gây nhiễm trùng cấp tính toàn thân 

# Tóm lại
- Chăm sóc vết thương theo hướng dẫn của BS
- Không dùng các chất tổn thương da mô như Oxygia hay Rượu 
-  Quý vị nên có sẵn các kem trị thương sẵn ở nhà như kem trụ sinh Triple Antibiotic hay kem Petroleum 


Bs Wynn Tran, Los Angeles, Hoa Kỳ

Reply
#49
(2020-12-27, 03:33 PM)Be 3 Wrote:
Nước tiểu màu gì là tốt?



# Nước tiểu là thước đo sức khỏe quan trọng 

- Thận lọc các chất thải và tiết ra ngoài qua dạng nước tiểu. Vì vậy, nước tiểu là cách gián tiếp để xem xét sức khỏe của thận, và của cả cơ thể, như cách chúng ta thử nghiệm khói xe để xem máy xe chạy có ổn không. 
- Nước tiểu chủ yếu gồm nước, muối, chất điện giải (Potassium và Phosphorus), urea, uric acid, và nhiều chất khác. Tùy vào thức ăn, thuốc uống, và cơ địa mỗi người mà nước tiểu còn có thêm các chất khác tạo ra mùi và màu sắc khác nhau. 
- Bọng đái (bàng quang) của chúng ta trung bình chứa được 300-400ml nước tiểu ban ngày và có thể tăng đến 800 ml tích trữ ban đêm, giúp chúng ta có giấc ngủ dài mà không phải thức dậy đi tiểu. Tùy vào cơ thể mỗi người mà kích cỡ bọng đái có thể khác nhau. 
- Mỗi ngày chúng ta tạo ra khoảng 1-2L nước tiểu, tùy vào số lượng nước chúng ta uống vào. Khi bệnh nhân nhập viện (nhất là ICU), chức năng thận và bài tiết là rất quan trọng, BS sẽ tính xem bệnh nhân tạo ra bao nhiêu nước tiểu tùy vào cân nặng, thường là 1-2 ml/ mỗi kg/ mỗi giờ. 

# Màu sắc, mùi, và tần suất đi tiểu nói lên rất nhiều về sức khỏe

- Màu của nước tiểu thường là vàng nhẹ cho đến vàng đậm, do chất urochrome tạo ra. Đây là chất từ tế bào hồng cầu bị phân hủy. Nước tiểu sẽ vàng nhẹ cho đến trong suốt nếu chúng ta uống quá nhiều nước hay dùng thuốc lợi tiểu (diuretics). 
- Ngược lại nước tiểu vàng đặc, đậm màu nâu gợi ý chúng ta bị thiếu nước, hay nguy hiểm hơn là có những bệnh về gan. Nước tiểu lợt quá hay đậm quá nếu vẫn tiếp tục xuất hiện nhiều ngày thì quý vị nên gặp BS để tìm ra lý do. Đơn giản là cơ thể chúng ta là một bộ máy tuyệt vời, thận sẽ tự hiệu chỉnh màu nước tiểu nếu như cơ thể được chỉnh sửa. Ví dụ như nước tiểu sẽ đổi màu từ vàng đậm thành vàng lợt nếu chúng ta uống đủ nước. 
- Thường nước tiểu có mùi khai nhẹ. Tuy nhiên ăn nhiều chất bổ như Asparagus (măng tây) hay uống nhiều vitamin B6 cũng có thể làm nước tiểu khai nồng hơn. Dĩ nhiên, thiếu nước khiến nước tiểu sẽ có mùi khai nồng và màu nâu đậm. 

# Chúng ta nên đi tiểu bao nhiêu lần trong ngày?

- Thông thường, một người khỏe mạnh sẽ đi tiểu trung bình 6 lần (từ 4 đến 10 lần) trong ngày. Tùy vào cơ thể, tuổi tác, và tình trạng cơ thể mà quý vị có thể đi tiểu nhiều hơn người khác. Ví dụ như phụ nữ có thai sẽ đi tiểu nhiều hơn do bọng đái bị ép, khả năng tích nước ít đi. Người lớn tuổi cũng sẽ đi tiểu nhiều lần hơn so với người trẻ. 
- Cách tốt nhất để biết quý vị đi tiểu nhiều hay ít là so sánh với tần suất bình thường của quý vị những ngày trước. Ví dụ như mỗi ngày quý vị đi tiểu khoảng 6 lần, giờ quý vị đi tiểu khoảng 10-12 lần một ngày (cứ 1-2g đi tiểu một lần) nghĩa là tăng lần đi tiểu, và nếu tần suất đi tiểu nhiều liên tục trong vài ngày thì quý vị nên gọi BS vì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu, phì đại tuyến tiền liệt, hay các bệnh lý khác về thận. 
- Tiểu nhiều lần trong ngày có thể là dấu hiệu của tiểu đường hay các bệnh lý khác về nội tiết ví dụ như thấp hay quá cao canxi (hypo-hypercalcemia) 
- Thuốc lợi tiểu cũng làm quý vị đi tiểu nhiều hơn, một số thuốc như chlorothiazide, hydrochlorothiazide (trị cao huyết áp), furosemide, torsemide (trị cao huyết áp hay suy tim), spironolactone (trị cao huyết áp hay trị mụn), triamterene (trị cao huyết áp)
- Nếu quý vị thấy mắc tiểu đột ngột, thậm chí không kịp đi tiểu mà đã ra ướt quần thì đó có thể là dấu hiệu bọng đái quá nhạy cảm (overactive bladder) 
- Cuối cùng, cafe, trà, các thuốc tăng lực cũng có thể làm quý vị đi tiểu nhiều hơn. 

# Nước tiểu màu đỏ hay hồng là do gì?

- Đồ ăn như củ cà rốt, củ dền tím, quả dâu, hay các loại trái cây Blackberry có thể làm nước tiểu đổi màu đỏ hay hồng. Ngoài ra máu trong nước tiểu (sạn thận), hay các bệnh về nhiễm trùng đường tiểu, bệnh về tuyến tiền liệt, hay khối u cũng có thể khiến nước tiểu màu đỏ. Thuốc kháng sinh, nhất là thuốc họ Isoniazid trị lao phổi hay giảm đau phenazopyridine để trị nhiễm trùng đường tiểu  
# Nước tiểu màu xanh lá cây hay các màu lạ khác 
- Thường là do thuốc uống ví dụ như thuốc gây mê propofol (thuốc do Michael Jackson xài quá liều dẫn đến tử vong) hay thuốc promethazine (trị ho), thuốc Cimetidin (trị đau bao tử), hay Metoclopramide (trị ói mửa), nhiều thuốc khác, và các chất cản quang, hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn pseudomonas. Bác sĩ sẽ hỏi quý vị có uống gì mới gần đây, dùng chất cản quang khi chụp hình,  hoặc có ăn uống gì lạ hay không vì đây có thể là lý do nước tiểu đổi màu. 

# Nước tiểu có bọt hay có màu trắng đục 

- Thỉnh thoảng nước tiểu sẽ có bọt, nhưng bọt ra quá nhiều thường xuyên, hay có màu trắng đục có thể gợi ý những bệnh nguy hiểm về thận như mất protein hay nhiễm trùng. Một trong những chức năng quan trọng của thận là lọc giữ lại protein qua các mành lưới ở cầu thận. 
- Nếu như cầu thận bị hư, lưới bị vỡ thì protein lọt ra ngoài, lẫn vào trong nước tiểu, tạo ra các bọt. Xét nghiệm phân tích nước tiểu là các hiệu quả để tìm ra protein trong nước tiểu. 

# Xét nghiệm nước tiểu là gì? 

- Phân tích nước tiểu (Urinalysis, UA) là một xét nghiệm cơ bản nhưng có thể cho biết nhiều thứ về bệnh như nhiễm trùng đường tiểu, thận, tiểu đường, hay các bệnh khác. Xét nghiệm UA có thể dùng làm chẩn đoán hay theo dõi các bệnh lý.
- Trước khi xét nghiệm nước tiểu, quý vị nhớ nói cho BS nghe mình có uống thuốc gì, có ăn gì lạ hay không, hoặc đang/sắp/hết kinh nguyệt vì những điểm này có thể làm ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán bằng nước tiểu. 
- Lấy nước tiểu sạch và lúc giữa dòng chảy. Khi quý vị lấy nước tiểu, chùi rửa cẩn thận xung quanh lỗ tiểu, đợi đi tiểu một lát rồi mới đưa lọ vào lấy nước tiểu 

# Kết quả phân tích nước tiểu bình thường, các chỉ số khác với các chỉ số bình thường có thể gợi ý những bệnh khác nhau

+ Màu: vàng nhẹ
+ Độ trong: nhìn thấu 
+ Độ pH nước tiểu, khoảng từ 5.0-8.0, lưu ý là độ pH có thể từ acid đến basic vì vậy dịch kết quả phải tùy vào cơ địa của mỗi người+ Độ đặc (concentration): 1.005-1.025. Nước tiểu đặc sẽ cao độ đặc và nước tiểu lỏng sẽ giảm.  
+ Máu: không có hoặc ít hơn 3 hồng huyết cầu. Có máu trong nước tiểu sẽ cần thêm xét nghiệm khác để tìm ra lý do như sỏi thận, viêm cầu thận, hay các bệnh khác về hệ tiết niệu. 
+ Hồng huyết cầu: 0-2 tế bào xem dưới kính hiển vi 
+ Bạch huyết cầu: 0-5 tế bào xem dưới kính hiển vi
+ Đường: không có hoặc thấp hơn 15 mg/dl 
+ Ketone: không có, nếu có đường trong nước tiểu, bệnh nhân cần phải xét nghiệm bệnh tiểu đường và các bệnh khác bằng thử máu 
+ Nitrite/Esterase: không có, đây là các sản phẩm của  bạch huyết cầu gợi ý có nhiễm trùng đường tiểu 
+ Bilirubin: không có, nếu có thì có thể là bệnh lý về gan
+ Urobilirubin: rất ít (0.5-1 mg/dl)
+ Vi khuẩn: không có
+ Nấm: không có
Nhìn chung, nước tiểu có thể coi là khỏe mạnh khi chỉ hầu hết các chất quan trọng như protein, đường, bilirubin, Nitrite/Esterase đều không có trong nước tiểu

# Tóm lại

- Nước tiểu là dấu hiệu quan trọng để theo dõi sức khỏe chúng ta. Bất kỳ thay đổi nào về màu sắc, mùi, và tần suất kéo dài điều có thể nguy hiểm
- Qúy vị nên uống đầy đủ nước (không nên quá nhiều, không nên quá ít) bằng cách uống ngay nước mỗi khi khát (khô môi hay khô da) và đi tiểu ngay khi mắc tiểu. 


BS Wynn Tran, Los Angeles, Hoa Kỳ

Bài viết còn thiếu rất nhiều điều.
Urobilirubin phải less than or equal =0.2 mới được cho là negative .

Tại sao casts, renal tubular epi (rte) or transitional cells, epithelial cells không quan trọng ?

Vi khuẩn vẫn có thể có trong nước tiểu ( few or less moderate is okay), miễn bạch tuyết cầu < 5 per field + Leuko/nitrite = negative
Tôi chọn cuộc sống cho mình hạnh phúc 
chứ không phải sống để người khác ngưỡng mộ!
Reply
#50
Thanks bé 3. Để mình đọc từ từ .
Be Vegan, make peace.
Reply
#51





.
Be Vegan, make peace.
Reply