Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp"
Heart 
(2021-09-06, 08:00 PM)LeThanhPhong Wrote: Tại sao Mi. nhắc LTP câu "tăng hận bất cách túc" vậy? LTP phải Googled mới hiểu Mi. muốn nói gì. Cảm ơn Mi. nhiều.   Heavy-black-heart4 

Có "nhìn mình" khi 6 căn tiếp xúc với 6 trần, ta mới có thể biết cần buông/tránh những gì không nên tiếp xúc, phải không cô nương ?

Mi. có thỉnh thoảng kiểm tra, “nhìn mình” mỗi khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần không vậy Suytu ?

-----

Đạo Phật có câu: "Tăng hận bất cách túc", có nghĩa là người tu (tăng) giận chẳng quá một đêm. Con người thường là phàm tăng nên tham, sân, si cứ còn mãi, gặp việc gì trái ý là giận hờn, ân oán.

Shy Mi đâu dám và cũng không có ý đó.  Mi thấy câu đó Mi thích nên chia sẻ thôi. 

Dạ đúng. Rất rất nhiều việc cần buông và nhiều điều cần tránh cũng như hạn chế nếu mình muốn .... “bế quan luyện công”  Lol  À, aLTP nhắc, gợi Mi nhớ đến câu này của Sư cô Như Thuỷ : “Không ai nói mình đâm đầu vào bụi tre gai là can đảm, là anh hùng, là khôn bao giờ. Tre gai nó cào trầy xước tui mà tui vẫn cười, vẫn nhẫn được “  Rollin . A LTP có bao giờ nghe Sư Cô Như Thuỷ giảng chưa?

Mi đang thực tập chuyện “nhìn mình” đó aLTP  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c Mi nhìn xem cảm xúc của Mi như thế nào khi Mi đối với cảnh duyên đó.  Có khi Mi trôi theo cảm xúc cả tiếng, Mi mới chợt nhận ra mình   Shy   Nên vẫn chưa đạt được cái mục tiêu tự mình đề ra .  Còn aLTP “nhìn mình” ở khía cạnh nào và như thế nào?

1393397501
Reply
(2021-09-07, 12:13 AM)Mi. Wrote: Shy Mi đâu dám và cũng không có ý đó.  Mi thấy câu đó Mi thích nên chia sẻ thôi. 

Dạ đúng. Rất rất nhiều việc cần buông và nhiều điều cần tránh cũng như hạn chế nếu mình muốn .... “bế quan luyện công”  Lol  À, aLTP nhắc, gợi Mi nhớ đến câu này của Sư cô Như Thuỷ : “Không ai nói mình đâm đầu vào bụi tre gai là can đảm, là anh hùng, là khôn bao giờ. Tre gai nó cào trầy xước tui mà tui vẫn cười, vẫn nhẫn được “  Rollin . A LTP có bao giờ nghe Sư Cô Như Thuỷ giảng chưa?

Mi đang thực tập chuyện “nhìn mình” đó aLTP  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c Mi nhìn xem cảm xúc của Mi như thế nào khi Mi đối với cảnh duyên đó.  Có khi Mi trôi theo cảm xúc cả tiếng, Mi mới chợt nhận ra mình   Shy   Nên vẫn chưa đạt được cái mục tiêu tự mình đề ra .  Còn aLTP “nhìn mình” ở khía cạnh nào và như thế nào?

1393397501

Trước đây, LTP có duyên lành được nghe một số băng do Sư Có Như Thủy giảng pháp. Sư Cô giảng rất hay. 

LTP học quán Tứ Niệm Xứ trong hoạt động hàng ngày của Ngài U Tejaniya.  LTP rất dở, đa phần là bị thất niệm, Mi. ạ.  

Thanks-sign-smiley-emoticon Mi. đã chia xẻ.
Reply
Heart 
(2021-09-07, 02:40 AM)LeThanhPhong Wrote: Trước đây, LTP có duyên lành được nghe một số băng do Sư Có Như Thủy giảng pháp. Sư Cô giảng rất hay. 

LTP học quán Tứ Niệm Xứ trong hoạt động hàng ngày của Ngài U Tejaniya.  LTP rất dở, đa phần là bị thất niệm, Mi. ạ.  

Thanks-sign-smiley-emoticon Mi. đã chia xẻ.

Clap Mi cũng rất thích nghe băng của Sư Cô NT, nhất là mấy bài giảng khoảng thập niên 80  Thumbs-up4 .  Sư Cô đã viên tịch mấy năm rồi đó aLTP! 

Qúan Tứ Niện Xứ có khoảng qúan hơi thở không aLTP? Ngòai việc nghe giảng và học giáo lý Phật Pháp qua kinh sách thì aLTP có hay đi chùa không?

ALTP giỏi qúa vì kiểm soát ngay từ Ý nên mới biết mình bị thất niệm  Tulip4 Clap
Reply
(2021-09-08, 02:03 PM)Mi. Wrote: Clap Mi cũng rất thích nghe băng của Sư Cô NT, nhất là mấy bài giảng khoảng thập niên 80  Thumbs-up4 .  Sư Cô đã viên tịch mấy năm rồi đó aLTP! 

Qúan Tứ Niện Xứ có khoảng qúan hơi thở không aLTP? Ngòai việc nghe giảng và học giáo lý Phật Pháp qua kinh sách thì aLTP có hay đi chùa không?

ALTP giỏi qúa vì kiểm soát ngay từ Ý nên mới biết mình bị thất niệm  Tulip4 Clap

LTP không biết Sư Cô Như Thủy đã qua đời.  

Với một vị ni công đức như Sư Cô, LTP nghĩ Sư Cô đã tái sanh làm một người rất thông minh; lớn lên sẽ gia nhập Tăng Ni Đoàn.  Với duyên lành như vậy, Sư Cô tiếp tục luân hồi như thế cho đến khi đạt đạo quả. 

Cảm ơn bạn Mi. cho LTP biết.

Quán hơi thở thuộc về Quán Thân đó bạn.

Dạo này LTP ít đi chùa lắm.  

Bạn đã quá khen.  Cảm ơn bạn.

Cheer
Reply
Heart 
(2021-09-08, 05:23 PM)LeThanhPhong Wrote: LTP không biết Sư Cô Như Thủy đã qua đời.  

Với một vị ni công đức như Sư Cô, LTP nghĩ Sư Cô đã tái sanh làm một người rất thông minh; lớn lên sẽ gia nhập Tăng Ni Đoàn.  Với duyên lành như vậy, Sư Cô tiếp tục luân hồi như thế cho đến khi đạt đạo quả. 

Cảm ơn bạn Mi. cho LTP biết.

Quán hơi thở thuộc về Quán Thân đó bạn.

Dạo này LTP ít đi chùa lắm.  

Bạn đã quá khen.  Cảm ơn bạn.

Cheer

Sư Cô có từng dạy rằng : Cái cây thường ngày nghiêng về bên nào thì khi ngã sẽ theo hướng đó thôi  Heavy-black-heart4

Mừng qúa Shy thì ra những gì thỉnh thoảng Mi làm, nghĩ và thực tập cũng ít nhiều nằm trong Tứ Niệm Xứ. Chắc tại Mi .... dụng công nhiều qúa nên quên mất tiêu cái tên của nó chăng  Lol 

Cheer Chúc aLTP và mọi người cuối tuần nhiều niền vui và luôn bình an  Tulip4
Reply
Tại sao Kinh Tứ Niệm Xứ quan trọng ?

https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=__7nMRHiVxw&abt=MAH%C4%80SATIPA%E1%B9%AC%E1%B9%ACH%C4%80NA+30.08.2016

Tu Tứ Niệm Xứ là nhàm chán danh sắc, thoát luân hồi.

Chuyện Đức Phật, Ngài là Toàn Giác, là Chánh Đẳng Giác, chuyện của Ngài, hổng mắc mớ gì tới mình hết á. Người ta là ông vua, mình là ăn mày, cũng không mắc mớ gì tới mình hết. Cái mắc mớ là vầy nè. Ngài nói cái gì, cái đó mới mắc mớ đó. Chứ mà quý vị nhớ dùm tôi cái chuyện Ngài thành Phật, Ngài lên Niết Bàn rồi. Cái quan trọng nhất là cái Ngài dạy mình cái gì . Cái đó mới quan trọng.
 
Hoặc nói cách khác, quý vị có là tỷ phú hay không tỷ phú nó không có quan trọng mà vấn đề là quý vị có cho tôi được cái gì, đó mới là quan trọng. Chứ mà trên thế giới này có biết bao nhiêu là ông tỷ phú, rồi trong Room này , mình có ăn chia được đồng xu cắc bạc nào đâu. Trên thế giới có biết bao nhiêu là tỷ phú. Cái chuyện người ta là tỷ phú là chuyện của người ta. Nhưng mà cái chuyện quan trọng nhất là người ta có cho mình được cái gì hay không, là một.
 
Cho ở đây có hai loại, một là cho hiện kim, hiện vật, hai là cho mình kinh nghiệm hay lời khuyên gì hay không. Cho mình một cái gương sống, cách thức làm ăn để mà mình giàu như họ cái đó mới quan trọng. Chứ mà bản thân chuyện giàu của họ nó không có quan trọng. Thì ở đây cũng vậy, Pháp môn Tứ Niệm Xứ, mình thấy không bóng dáng của Phật, Thánh, Bồ Tát gì ở đây hết. Đúng. Vì sao? Là vì mình khổ bởi do chính cái bầy hầy, bê bối, bề bộn của mình.
 
Cái đó là con đường đi vào rừng sinh tử mà Tứ Niệm Xứ là pháp môn dạy mình nhìn lại cái bề bộn, cái bụi bặm, bê bối của mình, để mình đi ra rừng.

Hợp với Niệm Xứ nào?

Vì sao Thế Tôn giảng 4 cái Niệm Xứ mà không có ít hơn 4, không có nhiều hơn 4. Là vì căn cứ vào căn duyên của chúng sanh để mà triển khai. 

Căn cứ vào cái nhanh, chậm của các hạng chúng sanh 
  1. nặng ái hay nặng kiến, 
  2. tu chỉ hay tu quán 
mà chia hai, mỗi trường hợp. Thì ở đây có giải thích thêm. 
  1. Người chậm lụt, thô tháo mà lại ái nhiều thì hợp với thân quán Niệm Xứ. 
  2. Người tinh tế sắc sảo mà ái nhiều thì hợp với thọ quán Niệm Xứ. 
  3. Người tà kiến nhiều, tánh tình chậm lụt thì hợp tâm quán Niệm Xứ. 
  4. Người tà kiến nhiều nhưng sắc sảo, nhanh nhạy thì hợp với pháp quán Niệm Xứ. 
Đó là cái tài liệu 1.


Còn tài liệu 2 lại nói khác. 
  1. Cái hạng chuyên tu Chỉ nhưng mà chậm thì hợp với Niệm Xứ 1. 
  2. Chuyên tu Chỉ nhưng mà sắc sảo, nhanh lẹ thì hợp với Niệm Xứ 2. 
  3. Cái hạng mà chỉ tu Quán thôi nhưng mà chậm thì hợp với cái Niệm Xứ 3 (tâm quán Niệm Xứ). 
  4. Hạng chuyên tu Quán nhưng trí nhanh, sắc sảo thì hợp với cái 4 (pháp quán Niệm Xứ). 
Đó là lý do không ít hơn, không nhiều hơn.
Reply
Sư Toại Khanh - Đại Niệm Xứ (#580-582) p 39:

Thân cần tập thể dục .
Tâm cần tập Tứ Niệm Xứ:
  1. Thân Niệm Xứ: Làm gì biết nấy
  2. Thọ Niệm Xứ: Ghi nhận cảm xúc (dễ chịu hay khó chịu) của thân tâm
  3. Tâm Niệm Xứ: Ghi nhận tâm tham hay tâm sân
  4. Pháp Niệm Xứ: Biết chuyên nghiệp hơn 3 niệm xứ trên .
Tâm đẹp khi có niệm, có trí .
Reply
Sư Toại Khanh - Nguyện (#584-586) p. 39-40


4 Nguyện Quan Trọng
 
1/ Đời đời kiếp kiếp, hễ còn sanh tử xin cho con gặp Minh sư Thiện hữu (thầy sáng, bạn sáng)
2/ Đời đời kiếp kiếp xin cho con có được cơ hội thực hiện công đức dù giàu nghèo sang hèn, hễ có cơ hội công đức là con có cơ hội. (Kể cả đang đói như quỷ nhưng hề gặp Hiền Thánh là con có củ khoai, miếng vải,... để cúng cho Ngài.)
3/ Nguyện cho con đời đời gặp đối tượng đáng lạy, đáng cúng dường, lễ bái.
4/ Nguyện cho con đời đời có khả năng ly dục, chứng thiền dễ dàng.
Reply
Thế nào là "Tôn Kính Pháp" ?

Ngài Xá Lợi Phất có một người đệ tử A la hán mới 7 tuổi mà Ngài đệ tử đó thuyết Pháp là Ngài Xá Lợi Phất Ngài ngồi, Ngài nghe. Chớ không phải như mình, mình nghĩ lên tới Xá lợi Phất rồi đâu có nghe Pháp. 

Tôi nhớ khi tôi đọc cái này tôi xúc động. Tôi nhớ đọc xong tôi chạy qua phòng sư huynh khoe trời ơi sao chuyện kỳ vậy. Sư huynh nói hồi đó sư huynh đọc cũng xúc động nữa. 

Có một buổi chiều, Đức Phật từ phòng Ngài đi qua hội trường lớn của chư tăng. Thì chư tăng đang bàn chuyện gì, Ngài hỏi ‘Các ngươi đang bàn chuyện gì vậy?’. Thì chư tăng thưa, Ngài mới dựa vào câu chuyện đang bàn đó Ngài mới nói.

Đức Phật đi đến gần cửa hội trường thì Ngài nghe trong một vị tỳ kheo trẻ tuổi mới xuất gia đang thuyết Pháp. Đức Phật liền đứng im, đợi vị đó giảng vừa xong mới gõ cửa. Chư tăng mở cửa gặp Đức Phật. Trong Tam giới này không ai có tư cách thuyết Pháp mà để ông già đứng kiểu đó hết trơn. Vị tỳ kheo liền quỳ sụp xuống: “BạchThế Tôn, nếu con biết Thiện Thệ đứng ngoài cửa thì dầu cho cái mạng con dứt con cũng không dám nói thêm nửa lời”. Đức Phật nói:

“Nói vậy không chính xác vì chư Phật ba đời, chư Phật mà trở thành chư Phật là vì chư Phật tôn trọng Pháp”.



Trí Văn - Trí Tư - Trí Tu

Thời Đức Phật có một quan đại thần ổng mê một cô vũ nữ, giống như Hán Vũ Đế mà mê Triệu Phi Yến có đôi chân nhỏ. Ổng mê cô vũ nữ này có cái eo nhỏ. Ổng khen hoài, nói ta thương nàng ở cái eo đẹp quá đi. Nàng nghe nàng khoái nên không dám ăn nhiều. Bữa đó nàng múa múa rồi chết trên sàn nhảy, xỉu rồi nó đi luôn. Ông này đau khổ quá, đi phất phơ thất thểu. Lúc đó Đức Phật đang đi bát, đi ngang Ngài nói: “Không lửa nào bằng lửa tham dục. Không đau khổ nào bằng đau khổ đi ra từ tham dục. Ai không còn tham dục người đó không còn bị đau khổ”. 

Ổng nghe xong ổng đắc A la hán luôn.

Tôi muốn nói một chuyện.Tôi hy vọng lớp học mình cứ học Phật Pháp sẽ có lúc quí vị đạt được cái này. Lúc các vị nghe tôi nói, đọc trong Kinh thì không thấm. Mà lúc tự mình mình đụng thì tự nhiên nó thấm. Cái thấm đó là cái thấm của trí Tư. Nếu cái duyên nó đủ nữa thì nó không còn trí Tư nữa mà nó thành trí Tu. Còn bây giờ các vị vô lớp nghe tôi giảng thì dầu cho tôi có thuyết phục các vị được bao nhiêu đi nữa thì chỉ là trí Văn thôi. 

Nhưng sẽ có lúc các vị thấm . Thấm đã lắm. 

Thí dụ trong Kinh nói: “Các pháp hữu vi là vô thường, là khổ vô ngã. Đời này cái gì có sanh ra là có mất đi”. Ai học giáo lý căn bản đều biết những câu đó. Nhưng kêu mình lấy cái hiểu để giác ngộ thì khó.



5 Giai Đoạn Cần Nhận Biết của Phật Tử

  1. Vị ngọt của cuộc đời là phù du. 
  2. Thấy được vị đắng của cuộc đời là đáng sợ. 
  3. Từ đó đâm ra nhàm chán. 
  4. Từ nhàm chán có ly tham. 
  5. Từ ly tham đi đến giải thoát.


https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=93B4E3w9WmY&abt=Ph%C3%A1p+m%C3%B4n+c%C4%83n+b%E1%BA%A3n+2
Reply
Đặc Điểm của Người Lành

Đặc điểm của người lành là: 
  1. không chê điều thiện nhỏ rồi không làm, 
  2. không coi nhẹ điều ác nào là nhỏ rồi không tránh, 
  3. tranh thủ cơ hội tốt để tu tập, 
  4. tranh thủ điều cay đắng để tu tập và 
  5. trân quý thời gian từng phút.
https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...%E1%BA%A5n
Reply
Bhūmi, Cảnh Giới.

Xuất nguyên từ căn "bhū", theo nghĩa đen là một nơi có chúng sanh sinh sống.

Theo Phật Giáo, quả địa cầu chỉ là một điểm nhỏ không đáng kể trong vũ trụ bao la, không phải là thế gian duy nhất có sanh linh. Con người cũng không phải là chúng sanh duy nhất. Hệ thống tinh tú vô cùng tận, mà số chúng sanh cũng vô cùng tận. "Thai bào cũng không phải là con đường tái sanh duy nhất". 

"Bằng cách đi xuyên qua, chúng ta không thể vượt đến mức tận cùng của thế gian", Ðức Phật dạy như vậy.


https://www.budsas.org/uni/u-vdp-ty/vdpty05.htm
Reply
Thương Mình hay Mình Thương ?

  1. Tâm lành khó có,nhưng nó là cái thương mình. 
  2. Tâm xấu dễ có nhưng nó là cái mình thương. Có lúc thương cái thằng không ra gì thì phải tỉnh táo mà buông nó.

Luật của Vũ Trụ

Rất nhiều người cho tới bây giờ họ cứ tưởng "hành thiện, lánh ác, giữ lòng lành" là nguyên tắc, kỹ thuật của Đức Phật dạy. Thật ra đó là luật vũ trụ.

Đức Phật là người nhắc lại những quy tắc, định lý đó. Ngài chỉ dạy cho mình cái nguyên tắc của trời đất vậy đó.

Chúng ta hãy bỏ đi nhãn hiệu "Phật tử", chỉ coi đó là khoa học thôi.

Tại sao cái thiện là người mình thương mà cũng thương mình ?

Tôi không biết các vị làm lành sẽ trổ quả lúc nào, nhưng tôi tin chắc 1000% là tâm lành đầu tiên làm quý vị an lạc. Đây là lý do các bạn xem điều lành là điều thương mình, còn quý vị có thương nó không thì tùy quý vị.

Tôi không cần biết chừng nào thiện pháp trổ quả, nhưng chỉ cần có lòng lành là lập tức được an lạc.

Khi anh sống bằng trí tuệ, từ tâm, thiền định, kham nhẫn thì ngay lúc đó anh đã được an lạc rồi

Cho nên hạnh phúc không phải là đích đến (destination) mà là hành trình (journey).

Bản thân cuộc sống thiện là niềm vui rồi.
 .
Dầu quý vị có già, bệnh, xấu,.. cỡ nào thì khi sống với lòng lành thì quý vị được an lạc .

Chỉ có sống chánh niệm anh mới thấy được điều đó: Sống thiện là niềm vui, là quyền lợi; niềm vui kẻ nhận luôn nhỏ hơn niềm vui người cho.
 
Niềm vui từ tâm lành lớn hơn quả lành .


https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...B0%C6%A1ng
Reply
Lõi cây của thân cây được ví như hoàn toàn giải thoát trong cuộc sống tu hành.

(Khi tu tập, những thành quả có thể đạt được được liệt kê từ thấp lên cao.)

http://vietbestforum.com/showthread.php?tid=15534


Trung Bộ Kinh 29 - Đại Kinh Thí Dụ Lõi Cây (# 219, p 15)

1/ Danh vọng: cành lá của thân cây.
2/ Giới đức: vỏ ngoài của thân cây .
3/ Thiền định: vỏ trong của thân cây .
4/ Giải thoát: lõi cây của thân cây .

Trung Bộ Kinh 30 - Tiểu Kinh Thí Dụ Lõi Cây (# 219, p 15)

1/ Danh vọng: cành lá của thân cây.
2/ Giới đức: vỏ ngoài của thân cây .
3/ Thiền định: vỏ trong của thân cây .
4/ Tri kiến: giác cây của thân cây .
5/ Giải thoát: lõi cây của thân cây .
Reply
"Hỡi các Tỳ Kheo, hãy siêng năng tự cứu lấy mình, vì thật hiếm có dịp gặp một vị Phật xuất hiện trên thế gian sống giữa nhân loại vào thời điểm thuận lợi rời xa thế tục và có cơ hội nghe Chánh Pháp ." (Lời Phật dạy)

“O priests, diligently work out your salvation; for not often occur the appearance of a Buddha in the world and existence among men and the propitious moment and retirement from the world and the opportunity to hear the true Doctrine.” (The Buddha)

http://vietbestforum.com/showthread.php?tid=15534&page=41

(Post # 601)

[Image: thien-1.jpg]
Reply
Tự Tìm Về 

... Mình có lòng cầu pháp thì nay mình biết cái này mai mình biết cái kia. 

Người tha thiết học đạo thì khi họ mở một trang sách đời là họ thấy trong đó có nhiều câu dẫn đến Phật pháp hoặc nội dung y như Phật ngôn, hoặc mở trang kinh ra thì sẽ thích chỗ này thích chỗ kia. Người như vậy xem kinh sách, được tiếp xúc với tăng ni giỏi thì không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc. 

Người thờ ơ như gỗ đá dầu cho ngồi giữa đám đông A-la-hán cũng không được gì, như cái sân xi măng, như tấm ni lông mưa xuống trớt quớt. 

Mình phải chuẩn bị con người mình như thế nào để những thứ đó tự nó tìm về. Ở gần người nói pháp thì tự nhiên mình cũng có cái gì đó bỏ túi. Tự tìm về ở đây là cơ hội nào hoàn cảnh nào điều kiện nào cũng có dịp để mình tiếp cận với những thứ đó. 

Hãy nguyện đời nào kiếp nào sinh ra gặp người hiền gặp người trí là mình biết lắng nghe, tất cả những điều đó được gọi là tôn kính Pháp.

SGN


http://vietbestforum.com/showthread.php?tid=3994&page=58
VietBest - Phật Giáo -  Tạp Ghi - Post #858, p 58
Reply