Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp"
Ái có nghĩa là "ưa thích" hay "khao khát"

Ý nghĩa cơ bản của Ái (tanhā) là khát hay khao khát. Chẳng hạn khi quí vị khát nước, sự khao khát muốn uống nước là Ái. Trạng thái tâm hay tâm sở Ái này giống như khát nước, không bao giờ được thỏa mãn trọn vẹn. Khi khát nước, quí vị uống và rồi lại khát và muốn uống nữa. Cứ như vậy tiếp tục hoài không dứt.


Ái như vậy là khao khát hay ưa thích đối tượng. Trong 52 tâm sở, Ái chính là tâm sở Tham (lobba). Tham và Ái đều là mong muốn có được đối tượng ưa thích nhưng trong tương quan này Ái được dùng thay vì Tham. Do đó, cùng một tâm sở  nhưng được gọi với nhiều tên khác nhau. Đôi khi là Tham (lobha), đôi khi là Ái (taṇhā), đôi khi là Dục (kāma), đôi khi là ô nhiễm (rāga) và còn nhiều tên khác nữa. Rāga có ngĩa là vết dơ hay thuốc nhuộm. Như khi muốn nhuộm vải, quí vị bỏ vải vào thuốc nhuộm và như vậy vải được nhuộm màu. Khi bị ô nhiễm nhuộm, tâm bị dơ và rất khó mà làm sạch được. 

Đối lại với rāga là virāgaVirāga được dịch là phai mờ đi nhưng thật sự là bay mất thuốc nhuộm chứ không phải màu nhuộm phai mờ từ từ. Khi đạt tầng thánh thứ tư, rāga mới được đoạn diệt hoàn toàn. Do đó, nghĩa đen của raga là vết nhơ hay thuốc nhuộm và nghĩa bóng là ô nhiễm. Bốn danh từ Tham (lobha), Ái (taṇhā), dục (kāma), và ô nhiễm (rāga) thường hay được dùng trong Kinh và Vi Diệu Pháp để chỉ cùng một tâm sở.

...
Trường hợp lạc thọ làm điều kiện cho ái sanh khởi rất dễ hiểu. Nhưng như thế nào, khổ thọ làm điều kiện cho ái sanh khởi? Khi đau khổ, chúng ta muốn đau khổ biến mất hoặc muốn được hết đau khổ hay thoải mái. Hết đau khổ hay thoải mái là một loại hạnh phúc. Khi đói, muốn cơn đói mất đi và khi nghèo muốn được giàu…Như vậy, bất cứ lúc nào bị đau khổ vì một điều gì, chúng ta muốn điều trái ngược nghĩa là muốn sung sướng. Và muốn hay khao khát hạnh phúc như vậy là ái. Do đó, khao khát hạnh phúc thật sự trong trường hợp này chịu điều kiện bởi đau khổ. Cho nên, khổ thọ có thể là điều kiện cho ái sanh khởi. Không phải ái đối với những điều kiện không thoải mái đang trải nghiệm mà là khao khát những gì ngược lại với đau khổ.

https://theravada.vn/muoi-hai-nhan-duyen...n-thu-bay/
Reply
Thọ và Xúc

https://theravada.vn/muoi-hai-nhan-duyen...n-thu-sau/

Thọ là kinh nghiệm hoàn toàn đối tượng trong khi đó Xúc là kinh nghiệm rõ ràng về đối tượng. Mặc dầu có những trạng thái tâm hay tâm sở khác cũng kinh nghiệm đối tượng nhưng Thọ là kinh nghiệm trọn vẹn nhất. 

Hãy lấy một ví dụ để thấy sự khác biệt giữa Xúc và Thọ. Đó là trường hợp người sửa soạn đồ ăn cho vua. Người nầy dọn nhiều món nhưng trước khi vua ăn người này phải nếm từng món ăn trước để xem thức ăn có bị độc hay không. Người đó nếm nhưng chính nhà vua là người thọ hưởng hay kinh nghiệm trọn vẹn thức ăn. Người nếm biết rõ ràng về thức ăn nhưng vì chỉ nếm mỗi thứ một ít nên không thể thọ hưởng và thưởng thức trọn vẹn thức ăn được. 

Do đó, chúng ta có thể ví Xúc như người sửa soạn đồ ăn và Thọ như nhà vua.
Reply
Thọ Trung Tính (Thọ Xả) Khó Thấy  --- Cách nhận ra Thọ Trung Tính

https://theravada.vn/muoi-hai-nhan-duyen...n-thu-sau/

Khi hành thiền, chánh niệm chú tâm vào những gì sanh khởi nổi bật ngay trong giây phút hiện tại quí vị sẽ thấy được lạc thọ, khổ thọ hay  thọ trung tính sanh khởi. 

Trong ba loại thọ này, thọ trung tính khó thấy nhất. Thường quí vị không biết đó là thọ trung tính. Bởi vì thọ trung tính vi tế nên không dễ nhận ra như lạc thọ hay khổ thọ. 

Đôi khi quí vị phải nhận diện thọ trung tính bằng cách dựa vào cảm thọ xảy ngay trước thọ trung tính và cảm thọ xảy ngay sau thọ trung tính. Chẳng hạn như chúng ta không thấy rõ ràng thọ trung tính nhưng thấy lạc thọ trước đó và khổ thọ sau đó. Bằng cách suy diễn, chúng ta biết rằng giữa hai loại thọ xảy ra này phải có thọ trung tính.

...

Khi Sư bị bịnh ba ngày, Sư gần như mất hẳn khứu giác. Sư nhận ra được điều này khi thắp hương lễ Phật. Thông thường, Sư ngửi thấy mùi thơm nồng khi lấy hương ra nhưng hôm đó không cảm thấy gì hết. Sư nghĩ có lẽ hương hết mùi rồi nhưng khi thắp hương lên Sư cũng chẳng thấy mùi nữa. Lúc đó Sư nghi mình đã bị mất khứu giác. Rồi Sư thử ngửi mùi nước hoa và chỉ ngửi thấy sơ sơ mà thôi. Sư biết mình đã thật sự mất khứu giác và buồn về việc này. Do đó, khổ thọ sanh khởi khi tâm suy nghĩ của Sư lấy sự nhạy cảm của mũi làm đối tượng và chịu điều kiện bởi ý xúc.


Rồi sau ba ngày, khứu giác của Sư hồi phục và Sư cảm thấy vui sướng. Đó là lạc thọ. Và bây giờ Sư không có lạc thọ cũng không có khổ thọ về khứu giác nữa hay đúng hơn Sư đang có thọ trung tính. Do đó, ý thọ này sanh khởi khi tâm Sư lấy sự nhạy cảm của mũi làm đối tượng. Và tùy thuộc vào phần nhạy cảm của mũi mà ý thọ của Sư có thể là lạc thọ, khổ thọ hay thọ trung tính.
Reply
Sáu loại ái, ba cách thức sanh khởi, và 108 loại ái

https://theravada.vn/muoi-hai-nhan-duyen...n-thu-bay/

sáu loại ái là 
  1. sắc ái, 
  2. thanh ái, 
  3. hương ái, 
  4. vị ái, 
  5. xúc ái và 
  6. pháp ái 
tùy theo sáu loại đối tượng. 

Một trong sáu loại Ái ở trên được phân thành ba tùy theo cách thức sanh khởi. Chúng gồm 
  1. Dục Ái (kāma taṇhā): khao khát các đối tượng ưa thích trên thế giới . 
  2. Hữu Ái (bhava taṇhā): ái sanh khởi cùng với tà kiến thường hằng của đối tượng và 
  3. Vô Hữu Ái (vibhava taṇhā): ái sanh khởi cùng với tà kiến đoạn diệt của đối tượng. 
--ooOoo--

Note rất quan trọng:

(Ngài Nanamoli đã dịch sai về Hữu Ái và Vô Hữu Ái)

Trong sách dịch luận thư Thanh Tịnh Đạo của Ñanamoli mà Sư đang có đây, tác giả dịch hữu ái và vô hữu ái là khao khát trở thành và khao khát không trở thành. Cách dịch này theo Sư không chính xác. Một số còn dịch vô hữu ái là khát khao được tự hủy diệt. 

Cách đây vài năm, Sư có cho một người một cuốn sách về Phật Giáo. Tuần sau đó vị này đến gặp Sư và nói là Phật Giáo cho phép tự tử. Sư ngạc nhiên và thắc mắc là do đâu mà vị này nghĩ như vậy. Sư hỏi và được vị này cho xem bản dịch Kinh Chuyển Pháp Luân trong đó có đề cập ba loại Ái và chỉ chỗ nói vô hữu ái là mong muốn tự hủy diệt. Do đó, khao khát tự hủy diệt có thể mang ý nghĩa là muốn tự tử. 

Quí vị thấy sở dĩ hiểu lầm là do cách dịch thuật không chính xác như vậy. Vì thế có được một vị thầy sửa sai những quan kiến sai lầm do sự hiểu biết không chính xác về những lời Phật dạy rất là quan trọng.

--ooOoo--

Như vậy, sáu loại ái căn bản với mỗi loại được chia thành ba nên có tất cả 18 loại ái. 

  1. Ái sanh khởi trong tâm của mình gọi là nội ái và 
  2. sanh khởi trong tâm người khác gọi là ngoại ái. 

Do đó, 18 loại ái tăng lên gấp đôi thành 36. 

Mỗi một loại ái có thể thuộc về 
  1. quá khứ, 
  2. hiện tại, hay 
  3. vị lai 

nên tổng số lên đến 108 loại ái. 

Trong Kinh cũng như Chú Giải có đề cập đến 108 loại ái nhưng không giải thích vì sao. Cho nên, Sư giải thích để quý vị biết. 
Reply
Tương quan giữa thiện nghiệp và vô minh.

https://theravada.vn/muoi-hai-nhan-duyen...-thu-chin/

  1. Vô minh là một trạng thái tâm hay tâm sở bất thiện; 
  2. tuy nhiên, nếu quý vị hành động nhằm vượt qua hay đoạn trừ vô minh 
thì vô minh được xem là điều kiện cho thiện nghiệp. 
Reply
Sanh khởi và hoại diệt

https://theravada.vn/muoi-hai-nhan-duyen-tuong-quan-thu-muoi-mot/

Cái gì sanh khởi sẽ hoại diệt. Đó là định luật thiên nhiên. Định luật này không do Đức Phật hay bất cứ ai sáng tạo ra cả. 

Vì là định luật thiên nhiên nên mọi thứ đều bị định luật này chi phối không thể vượt qua được. Chúng ta phải hiểu một cách đúng đắn như vậy để không cầu mong điều trái ngược.  

Có thể nào có một nơi, một cõi nào   đó có một đời sống vĩnh hằng được không? Sư rất muốn có để tất cả chúng ta đến đấy vui sống đời đời. Nhưng điều này không thể nào có được. Nó ngược lại với định luật thiên nhiên về sanh khởi và hoại diệt. Một khi chấp nhận định luật “có khởi đầu sẽ có chấm dứt” rồi, chúng ta sẽ không còn tin là có một nơi, một cõi mà chúng ta sẽ sống mãi sau khi được tái sanh vào đó.

Chúng ta phải hiểu rõ ràng như vậy để không mong ước sai lầm được tái sanh vào thiên đàng và sống ở đó mãi mãi. 

Bao lâu có sinh, bấy lâu có già và chết. Già và chết không thể nào tránh được vì chúng là hậu quả tất nhiên của sinh. Đó là lý do tại sao theo Phật Giáo, không có thiên đàng nghĩa là không có một nơi mà chúng sanh tái sanh vào và an hưởng ái dục đời đời. Một nơi như vậy không có chỗ đứng trong Phật Giáo.

Những hậu quả khác của sinh 

Đó  là 
  1. sầu (soka), 
  2. bi (parideva), 
  3. khổ (dukkha), 
  4. ưu (domanassa), và 
  5. não (upāyāsa).

Sầu là gì? Đó là âu sầu do mất mát bà con, của cải, sức khoẻ, giới đức, chánh kiến gây ra. Do đó, sầu là một khổ thọ trong tâm.


Bi là gì? Bi có nghĩa là bi thống hay khóc. Khi con người hối tiếc, họ khóc. Nhất là tại đám ma, quí vị chứng kiến cảnh than khóc và nói chuyện với xác chết. Tiếng than khóc phát xuất từ âu sầu là bi. Do đó, bi là tiếng của sầu.

Khổ thì dễ hiểu. Đó là khổ thân hay cơn đau được kinh nghiệm nơi thân thể tức là khổ thọ về thân.

Ưu là đau nơi tâm. Đau nơi tâm dù ngắn hay dài cũng đều được gọi là ưu. Đây là khổ thọ về tâm.

Cuối cùng là não. Nó được định nghĩa hay giải thích như là tình trạng não nề do chịu đựng quá đáng về tinh thần khi mất mát người thân…Do đó, não là khổ tâm thái quá nhiều hơn là âu sầu. Đây là một hình thức của sân.
Reply
Star 
Tôn kính Tam Bảo và Hành Trì Tam Học

Người đầy đủ tri kiến là vị Tu đà huờn.


Các vị Tu đà hườn luôn luôn tôn kính Phật Pháp Tăng Tam Bảo và hành trì Tam Học.

Tôn Kính Phật Bảo
  1. Hiểu rất rõ là kể từ bây giờ dòng sanh tử của mình đã bị chận đứng.
  2. Mình chỉ còn tái sanh nhiều lắm là vài kiếp nữa thôi, chắc chắn là mình phải chấm dứt sanh tử luân hồi.
  3. Nghĩ tới nỗi khổ trong 3 cõi 6 đường, ngũ thú lục đạo, lúc đó mới thấy cái ơn của Phật đối với mình lớn cỡ nào: Nhờ Đức Phật, mình không có sợ hãi trong cái chuyện sanh tử trầm luân nữa. 
  4. Ơn đó không có bút mực, trời biển nào mà tả hết, không có không gian nào có thể sánh được cái lòng tri ơn vô bờ vô hạn ấy. 

Tôn Kính Pháp Bảo
Khi thờ kính Phật như vậy, tất nhiên mình cũng thờ kính Pháp bảo, tức là lời dạy của Phật.

Biểu hiện lòng tôn kính pháp là gì? Qua Văn Tư Tu:

  1. nghe pháp một cách tôn kính, nghe pháp một cách cẩn thận, 
  2. suy tư một cách cẩn thận, 
  3. thực hành một cách cẩn thận
chính là lòng tôn kính Pháp. 

Tôn Kính Tăng Bảo
Khi mà có niềm kính tin nơi Phật Bảo, kính tin nơi Giáo Pháp thì đương nhiên kính tin nơi Chư Thánh Tăng. Bởi vì:
  1. Thánh Tăng chính là mặt nước phản chiếu ánh trăng Chánh Pháp, ánh trăng Phật Đà. 
  2. Nghĩa là nhìn Tăng chúng Thánh nhân mà thấy qua đó cái bóng dáng Thế Tôn, thấy qua đó bóng dáng của Chánh Pháp. 

Nghiêm cẩn hành trì Tam học: 
  1. Giới Học 
  2. Định Học
  3. Tuệ Học

https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=audio/2019%20Youtube/20190618.KTC.6.92%20B%E1%BA%ADc%20%C3%90%E1%BA%A1o%20S%C6%B0
Reply
Chỉ Có Đời Sống Chánh Niệm

Chỉ có đời sống chánh niệm mới là đời sống tốt nhất, an toàn nhất, an lạc nhất. 
  1. An lạc ngay đời này, an toàn ngay đời này và 
  2. nếu đủ duyên thì giác ngộ ngay đời này, 
  3. còn không nữa thì ngay đời này an lạc và cũng gieo được hạt giống bồ đề cho đời sau. 
Chỉ có đời sống có chánh niệm và chánh trí tuệ thì mới có thể hoàn tất được Tuệ học.

https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...%20S%C6%B0
Reply
Cộng Nghiệp

Tại sao thầy Viên Minh về đây có nguyên một lũ quân Nguyên nó bu, nhưng ít bữa sau thầy Pháp Hòa về cũng có một lũ quân Nguyên khác nó bu ? Tại sao? Why?  

- Cộng nghiệp. 

Thầy Viên Minh chỉ ho thôi là ở dưới có người họa: "Ho hay quá! Ho hay quá!". Mà trong khi qua tới thầy Giới Đức, thầy chỉ tằng hắng thôi là họ về họ tu mê mệt . Qua tới thầy Pháp Hòa, thầy Phước Tiến, Thích Thanh Từ ..mỗi thầy về là mang về một làn gió. 

Cộng nghiệp với ai thì ta bèn hít thở luồng gió ấy.

https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...%90%C3%A0m
Reply
(2021-07-29, 08:51 PM)LeThanhPhong Wrote: Cộng Nghiệp

Tại sao thầy Viên Minh về đây có nguyên một lũ quân Nguyên nó bu, nhưng ít bữa sau thầy Pháp Hòa về cũng có một lũ quân Nguyên khác nó bu ? Tại sao? Why?  

- Cộng nghiệp. 

Thầy Viên Minh chỉ ho thôi là ở dưới có người họa: "Ho hay quá! Ho hay quá!". Mà trong khi qua tới thầy Giới Đức, thầy chỉ tằng hắng thôi là họ về họ tu mê mệt . Qua tới thầy Pháp Hòa, thầy Phước Tiến, Thích Thanh Từ ..mỗi thầy về là mang về một làn gió. 

Cộng nghiệp với ai thì ta bèn hít thở luồng gió ấy.

https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=audio/2019%20Sydney/009.%20C%C4%83n%20B%E1%BA%A3n%20Gi%C3%A1o%20L%C3%BD%20A%20T%E1%BB%B3%20%C4%90%C3%A0m


Excellent!
Reply
Điều đáng sợ  

Trong cuộc luân hồi sanh tử, sinh ra trong bối cảnh nào, ta sẽ chìm sâu trong bối cảnh đó .
  1. Sinh trong môi trường giàu có, thì chìm sâu trong 5 dục .
  2. Sinh trong môi trường khó khăn, thì vật lộn với khó khăn ấy .
  3. Sinh trong bệnh hoạn, cả đời chỉ biết vật lộn với thuốc men .
  4. Sinh có sức khoẻ, cả đời kiêu ngạo với cơ bắp của mình .
  5. Sinh ra xấu xí, cả đời có mặc cảm với nhan sắc của mình .
  6. Sinh ra đẹp đẽ, lúc nào cũng tự hào với sắc đẹp của mình .
Reply
Nên và Không Nên Làm Gì ?


Học giáo lý để biết:
  1. danh là gì, 
  2. sắc là gì .
Hành để:
  1. sốnng chánh niệm,
  2. có nghĩa là làm gì biết nấy .
là tự nhiên trí tuệ có mặt .

Toàn bộ giá trị cuộc tu là để buông .

Hành là biết rõ How và What:
  1. How: đi đứng nằm ngồi với chánh niệm
  2. What: biết mình đang có tâm sân, khó chịu, bủn xỉn, tật đố, vân vân .
Reply
Tránh

https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=audio/2020%20Zoom/20200914.N%C3%AAn%20hay%20Kh%C3%B4ng%20N%C3%AAn

Nhớ cái này, cái chuyện mà nói là tu hành là đoạn trừ phiền não, chuyện đó trên trời tôi không dám nói, nhưng mà tôi dám nói cái này: Tránh. 

Tránh là rất tốt, tránh, hạn chế .
  1. Tránh chuyện gặp gỡ những người mà chỉ làm phiền mình. 
  2. Tránh nghe những cái làm phiền mình. 
  3. Tránh nhìn những cái làm phiền mình.
  4. Tránh ngửi những cái làm phiền mình. 
  5. Tránh nghĩ đến những cái làm phiền mình. 
Rất quan trọng. Chứ còn ai đó nói tu là đoạn trừ phiền não, chữ "đoạn trừ" nghe nó mơ hồ lắm. Chữ thật nhất là "Tránh".

Tại sao vậy? Tại vì Xúc. Tu đây là tu Xúc, cái chuyện hạn chế của Sáu Căn tiếp xúc với Sáu Trần thì ngay cái chuyện hạn chế đó đã là tu rồi.

Đừng có nói với tôi tu là diệt trừ phiền não, là đoạn trừ phiền não, tôi không có tin cái đó, nhưng mà tránh thì tôi tin, tránh từ xa.
Reply
Heart 
A. LTP có nghĩ thỉnh thoảng mình kiểm tra, “nhìn mình” mỗi khi sáu căn tiếp xúc sáu trần cũng tốt và nên không Suytu 

  Mi thấy câu này cũng hay”Tăng hận bất cách túc”  Heavy-black-heart4  Tulip4  Heavy-black-heart4
Reply
(2021-09-06, 06:15 PM)Mi. Wrote: A. LTP có nghĩ thỉnh thoảng mình kiểm tra, “nhìn mình” mỗi khi sáu căn tiếp xúc sáu trần cũng tốt và nên không Suytu 

  Mi thấy câu này cũng hay”Tăng hận bất cách túc”  Heavy-black-heart4  Tulip4  Heavy-black-heart4

Tại sao Mi. nhắc LTP câu "tăng hận bất cách túc" vậy? LTP phải Googled mới hiểu Mi. muốn nói gì. Cảm ơn Mi. nhiều.   Heavy-black-heart4 

Có "nhìn mình" khi 6 căn tiếp xúc với 6 trần, ta mới có thể biết cần buông/tránh những gì không nên tiếp xúc, phải không cô nương ?

Mi. có thỉnh thoảng kiểm tra, “nhìn mình” mỗi khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần không vậy Suytu ?

-----

Đạo Phật có câu: "Tăng hận bất cách túc", có nghĩa là người tu (tăng) giận chẳng quá một đêm. Con người thường là phàm tăng nên tham, sân, si cứ còn mãi, gặp việc gì trái ý là giận hờn, ân oán.
Reply