Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Ôn lại bài cũ:
Tu Tứ Niệm Xứ là sao? Là trong mỗi khoảnh khắc:
- làm một việc
- với tốc độ bình thường
- trong sự tỉnh thức, biết rõ: tôi đang làm.
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Ôn lại bài cũ.
3 lý do tại sao phải sống chánh niệm:
- không biết mình sẽ chết lúc nào. Ra đi trong sự tỉnh táo, được chuẩn bị tốt hơn là ra đi trong sự hoảng loạn.
- khi sống chánh niệm, mình sẽ không bỏ lỡ cơ hội chứng đạo. Cơ hội chứng đạo rất quan trọng.
- ai trong chúng ta cũng có khả năng làm cho mình và người khổ đau và hạnh phúc.
Bản chất của đời sống là vô nghĩa: do nghiệp thiện - ác, buồn - vui kết hợp mà thành.
Trách nhiệm của chúng ta:
- xác định được cái sự vô nghĩa đó của đời sống
- bằng cách sống có chánh niệm.
Sống có chánh niệm:
- làm một việc
- với tốc độ bình thường
- trong sự tỉnh thức, biết rõ: tôi đang làm.
Chánh niệm có nghĩa là:
- biết rõ cái gì đang xảy ra trong thân,
- hoàn toàn sống trong sự kiểm soát.
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Sư Toại Khanh - KTC 64 (Sư Tử Hống) và giảng KTC 66 - 69 (# 199-201), p 14:
KTC 64: Sư Tử Hống
Sinh tử là nói trên hiện tượng, là sự biến mất của hình hài, thân phận hay là cái kiếp số.
Sinh diệt là nói trên khía cạnh bản chất, nói đến sự xuất hiện và biến mất của từng đơn vị pháp giới nhỏ nhất là sát na.
KTC 66: A La Hán
Đức Phật từng dạy "không dễ ngươi" như là cách tu tập trên con đường giải thoát. Không dễ ngươi nghĩa là:
- không coi thường điều ác nhỏ rồi làm,
- không coi thường điều lành nhỏ rồi không làm,
- không coi thường chuyện sinh tử luân hồi.
Đó là vì không có chuyện gì "nhỏ" hay "lớn", quan trọng là tâm ta như thế nào.
Bây giờ tôi thấy tôi ngồi sao tâm lăng xăng quá vậy ta? Không được, bằng mọi giá tôi phải hành thiền, bởi vì:
- cơ hội làm người rất khó,
- cơ hội biết được Phật Pháp rất khó,
- cơ hội mà mình có đủ điều kiện tâm sinh lý tài chánh để tu tập rất khó.
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
2020-04-16, 05:02 AM
Sư Toại Khanh -- Quan Hệ giữa Duyên Hệ và Duyên Sinh (# 208-211) pp 14-15
Duyên sinh là
- hành trình sinh tử của phàm phu
- với một chuỗi mắt xích nhân quả
- ghép nối nhau của bốn nhân quả thiện ác (nhân lành, quả lành, nhân xấu, quả xấu).
Duyên hệ là những cách thức mà các mắt xích duyên sinh ráp nối nhau.
Duyên hệ hỗ trợ duyên sinh.
Ví dụ:
Duyên sinh:
con cái phải nhờ cha mẹ mà có mặt ở đời rồi lớn khôn.
Duyên hệ:
cha mẹ hỗ trợ cho con cái về các khía cạnh thể chất di truyền, bú mớm cơm áo, y tế rồi học hành.
Chính kiểu tu hành của ta hôm nay sẽ quyết định kiểu tu chứng của ta mai này.
Khổ có ba:
- Khổ khổ: Pain, suffering
- Hoại khổ: Impermanent, unstable
- Hành khổ: Technical, depending on, lệ thuộc vào các điều kiện.
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Sư Toại Khanh -- Khái Niệm Về Vô Thường - Vô Ngã - Hành Giả Tứ Niệm Xứ (# 214-217) p 15
Tại sao mình thich hay ghét một cái gì đó? Có 3 lý do:
1. Tiền nghiệp: nghiệp của quá khứ.
2. Khuynh hướng tâm lý.
3. Môi trường sống hiện tại.
Trong từng phút, cách suy nghĩ và cách sống của chúng ta đều mang đậm cái dấu ấn của con người của mình từ tiền kiếp - có nghĩa là từ tiền kiếp tôi đã có thói quen như thế nào đó nên bây giờ khi tôi làm chuyện tầm bậy gì đó (ăn chơi, nhậu nhẹt, sân si, bạo lực ...) thì cái bất thiện đó nó cũng phảng phất cái con người cũ của tôi trong các tiền kiếp.
Khi tôi tu hành cũng vậy, tôi đi nghe pháp, tôi học đạo, tôi ngồi thiền, tôi bố thí tôi cúng dường, tôi phục vụ cái gì đó thì trong việc làm ấy đều phảng phất con người cũ của tôi.
Thế nào là chánh niệm ?
Chánh niệm đi đôi với tỉnh giác, nên ta có chánh niệm tỉnh giác.
Chánh niệm có nghĩa là:
- biết rõ cái gì đang xảy ra trong thân,
- hoàn toàn sống trong sự kiểm soát.
Tại sao phải sống chánh niệm?
- không biết mình sẽ chết lúc nào: mình ra đi trong tỉnh táo tốt hơn là ra đi trong hoảng loạn. Ra đi có sự chuẩn bị.
- khi sống chánh niệm mình sẽ không bỏ lỡ cơ hội chứng đạo. Cơ hội chứng đạo rất quan trọng.
- bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có khả năng thực hiện các hạnh lành.
Tập Sống với Nhân Quả:
- Khi thấy tâm bất thiện, hành giả biết đây là nhân cho quả khổ đời sau.
- Khi thấy tâm thiện thì biết đây là nhân cho quả lành đời sau.
- Từng phút trôi qua, biết là đang sống trong nhân - quả, thiện - ác, buồn - vui.
Thấy sân si, biết đây là nhân.
Thấy đau khổ, biết đây là quả.
Đừng nhận quả cũ bằng nhân xấu mới.
Tại sao chánh niệm vô cùng quan trọng ?
- Vì chánh niệm là nhân thiện. Dù nhận quả nào, người hành đạo lúc nào cũng làm bằng chánh niệm; có nghĩa là làm với nhân thiện .
- Hoàn cảnh nào cũng là điều kiện tạo công đức, vì thế luôn luôn làm với chánh niệm.
- Vì chánh niệm là gốc của tất cả các thiện, nên chánh niệm tức là công đức. Ghi nhớ được điều này thì tự mình tu được.
Sống có chánh niệm mới nhận rõ chúng ta đang chìm ngập trong biển khổ.
Có những điều khi biết rõ sẽ thay đổi cuộc đời mình:
- Biết rõ về cái chết của mình. Mình biết rõ là chết ở đâu? chết kiểu gì? Chừng nào chết? When? Where? How? Why? Chỉ cần nói cái chết là đủ run rồi.
- Biết rõ chết rồi đi về đâu.
- Biết rõ thiên hạ nghĩ gì về mình. Trong đó gồm có vợ chồng, con cái, bạn bè, thầy tổ, bạn đạo, kể cả những người hâm mộ mình.
Ngay tại đây và bây giờ, chúng ta hoàn toàn có thể đặt chân vào cõi trời hay địa ngục.
Việc sanh thiên về các cõi trời không phải là chuyện đáng mơ ước.
Thánh khác phàm ở chỗ:
- thánh biết rõ điều mình tin nên tin chết bỏ điều mình hiểu.
- phàm không hiểu lắm điều mình tin nên không tin lắm điều mình hiểu.
Thế giới này luôn luôn là Vô Thường - Khổ - Vô Ngã:
- Vô Thường: mọi thứ luôn luôn ở trong tình trạng trở thành một cái khác. Tiếng Mỹ gọi là Becoming. Đời sống rất mong manh.
- Khổ: Tư thế sinh hoạt không cho chúng ta thấy được rằng chúng ta mang tấm thân này nó khổ triền miên. Cái ta cho là hạnh phúc chỉ là giải pháp tạm thời của KHỔ.
- Vô Ngã: tất cả chỉ là đồ ráp .
Tu Tứ Niệm Xứ là sao? Là trong mỗi khoảnh khắc:
- làm một việc
- với tốc độ bình thường
- trong sự tỉnh thức, biết rõ: tôi đang làm.
Tứ Niệm Xứ là sao?
Con đường ra rừng cũng chính là con đường vào rừng. Vấn đề là ta quay lưng về phía nào. Xưa kia, ta đắm đuối thích cái này, ghét cái kia. Bây giờ, thấy chỉ là thấy, nghe chỉ là nghe; mọi thứ vô ngã vô thường. Mọi chuyện do duyên mà có, mà có rồi thì phải mất. Tuy khó, nhưng phải tập.
Không biết đạo thì cho rằng hạnh phúc là sống tự do, muốn làm gì thì làm, muốn nhậu là cứ việc nhậu, muốn đánh bài là đánh bài, muốn chém lộn là chém lộn.
Đức Phật dạy: "Không, không phải. Con đang bị tham sân xiềng con. Con tưởng là con tự do. Tự do có nghĩa là không bị phiền não xúi bậy."
Giáo pháp mất bằng cách nào?
- bằng những bài kinh, những giáo lý khó hiểu.
- số người hiểu được ít dần ít dần.
- đến lúc mở tủ kinh ra, người ta kiếm toàn là chuyện cổ tích để đọc.
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Notes: Thế nào là Chánh Niệm Tỉnh Giác?
Chánh Niệm - Sammasati: Tứ Niệm Xứ (thân, thọ, tâm, pháp), biết những gì đang xảy ra trong thân, trong cảm thọ, trong tâm, và trong pháp trong từng sát na hiện tại.
Chánh niệm vs Tà niệm: Chánh có nghĩa là giúp người thực hành tiến đến bờ giải thoát. Tà nghĩa là đưa người thực hành chìm đắm trong luân hồi.
Ví dụ của tà niệm: chú tâm hướng khẩu súng về con mồi khi đi săn.
Tỉnh Giác - Sampajanna: sự hiểu biết rõ ràng, không mù mờ, không lộn xộn.
Như vậy chúng ta có hai hoạt động: Chánh niệm và Tà niệm. Cả hai đều sống với hiện tại, nhưng một hướng vào thân tâm của hành giả, và cái kia hướng ra ngoài thân tâm.
Hỏi: Khi ngắm nhìn cảnh đẹp của buổi hoàng hôn hay vẻ ngây thơ của một em bé, chúng ta có chánh niệm hay không?
Đáp: Không, vì sự chú tâm này hướng ra khỏi thân tâm (hướng ngoại). Lúc này, hành giả không còn biết rõ những gì đang xảy ra trong thân tâm mình. Vì thế, hành giả đang thực hành TÀ NIỆM.
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
1. Việc thiện nào con đã làm ra, là nhân đến đạo quả Niết Bàn.
2. Việc thiện nào con đã làm ra, là nhân sanh Trí Tuệ.
3. Việc thiện nào con đã làm ra, kiếp nào sanh lên không bao giờ nghe chữ “không biết” và chữ “không có”.
(khi nào chúng ta cần biết điều gì, điều đó phải được biết đến liền, khi nào chúng ta cần có điều gì, điều đó phải có liền)
4. Việc thiện nào con đã làm ra, là nhân sanh thân cận bậc Hiền Triết.
5. Việc thiện nào con đã làm ra, là nhân sanh phát nguyện tu hạnh pháp cao thượng, xa lánh hạng ti liệt (thấp hèn).
Bất cứ 1 việc thiện dù nhỏ đến đâu cũng phải phát nguyện để lỡ đời này chưa giải thoát thì đời sau sanh lên cũng không bị mất hạt giống giải thoát.
Sư Sán Nhiên giảng
(Kinh Pháp Cú – 09 Phẩm Ác – phần trả lời câu hỏi)
Cám ơn bác abc.
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
MẠNG XÃ HỘI VÀ SỰ TU TẬP
(Trích Những bài giảng Kinh Tương Ưng - TK Giác Nguyên)
🌼 Dòng sinh tử của mình cũng cần đến nguồn tiếp liệu, một sợi tóc, một đoạn ngắn móng tay của mình cũng phải từng giây đón nhận những nguồn tiếp liệu để tóc, móng tay của mình mỗi ngày dài ra. Những nỗi khổ niềm đau cũng cần có nguồn tiếp liệu. Ví dụ, email, sáng nay mình thức dậy mở email thấy vui, email cũng là nguồn tiếp liệu cho nguồn vui trước mắt. Sáng nay một cú phone làm cho mình khó chịu, cú phone đó chính là thực phẩm, nguồn tiếp liệu dưỡng tố cho sự khó chịu đó. Như vậy thì một câu nói, một ánh mắt, một nụ cười, một trang sách, một website, một email, một tin nhắn trên facebook, viber đều là nguồn tiếp liệu cho nỗi khổ niềm đau. (Bài kinh CÁC LOẠI ĐỒ ĂN)
🌼Muốn dành thời gian tu tứ vô lượng tâm thì phải mất ít nhất một năm, cắt đứt mọi mối quan hệ, trong lòng không còn một ý niệm nào về những mối quan hệ cũ. Trong sự nguội lạnh đó mới tu tập được tứ vô lượng tâm hay tứ niệm xứ. Trong đời sống này ít nhất phải có 3 năm tứ niệm xứ, 3 năm tứ vô lượng tâm thì chết không cần cầu siêu. Quý vị phải có gan cắt đứt quan hệ, đừng có hòng cho rằng mình có bản lãnh...v.v. Trong 1000 emails thì có một ít trong đó thật sự cần thiết, nhưng không có mối quan hệ nào cần thiết ngoại trừ hai mối quan hệ sau: (1) Cha mẹ cần sự hỗ trợ của mình (2) Người nào giúp cho thiện pháp của mình được tăng trưởng được phát triển. (Bài kinh ĐỆ TỬ NỘI TRÚ)
🌼Năm nay tôi già rồi, gần 50, mới ngộ ra một điều, tại sao tôi thường xuyên sống bực mình suốt “mùa thu cách mạng”, tôi ngộ ra, ngày nào trên tay mình còn có cục a lô, ngày nào còn check email là còn bực mình, ngày nào còn gặp ông Tám bà Tư là ngày đó còn khổ. Tôi phát hiện một điều đó là bà con muốn tu thiền chỉ, thiền quán, đặc biệt là tu tâm từ, thì chuyện đầu tiên là cắt đứt mọi quan hệ với thiên hạ kể cả người thân thiết nhất (cha, mẹ, vợ chồng, con cái, thầy tổ…) chỉ nên gặp người nào mà họ giúp cho mình công phu tu tập trước mắt, còn sự có mặt nào không giúp được gì thì làm ơn né. Còn cầm cục alô, còn trả lời email, còn có facebook, paltalk, skype thì tôi xin hứa một ngàn hai trăm phần trăm đừng hòng nói chuyện tu tâm. Chánh ngữ vô cùng quan trọng, hễ thấy đề tài tào lao là làm ơn cắt ngay. (Bài kinh MƯỜI CHI)
🌼Tứ niệm xứ là cho mình sự buông bỏ thật sự những cái gì gọi là gánh nặng của đời sống. Trước khi thành thánh đắc cái này đắc cái kia, việc đầu tiên tu tứ niệm xứ. Đời sống tỉnh thức cho phép mình một sự tự tại, sự an lạc mà mình nhận ra được nhiều chuyện lạ, thì ra áo quần giày dép không cần hơn một tủ, xe không cần mỗi năm đổi một chiếc, thì ra mình không cần phải alô, email, facebook, chit chat nhiều như vậy, đời sống mình không cần phải lệ thuộc nhiều người xung quanh như vậy. Nhờ những cái “thì ra” này một ngày nào đó mình đi không nổi, bị stroke (đột quỵ) nằm liệt giường lúc đó mới thấy không đáng sợ như những người khác. Có những người khi bị stroke thì đời họ kết thúc, họ chỉ muốn chết thôi, vì đời họ không từng sống qua tâm trạng của một hành giả nên khi bị mất mát họ chịu không nổi, tới lúc hấp hối họ mới biết sợ hãi và tiếc nuối. (Bài kinh KASSAPA)
🌼Có chút kinh nghiệm này chia sẻ với quí vị: Còn đam mê trong liên lạc thiên hạ thì còn gánh lửa từ cuộc đời. Trong 100 cú phone, 100 emails trong đó chỉ có 10 cái thật sự cần thiết, hữu ích nâng cao đời sống tinh thần của mình, 90 % những cái còn lại dù là hỏi thăm đi nữa vẫn phiền phức, cần phải có cái gan, liếc thấy tào lao là xóa cái rẹt, đừng có tò mò. Thắng được mình trong những trận địa nho nhỏ này cũng gọi là gan - can đảm, anh hùng ghê gớm. (Bài kinh THẾ GIỚI)
🌼Có vị thiên nữ tên Jàlinii, trước kiếp chót của ngài Anuruddha, bà là vợ ngài, nên khi gặp lại bà rất là thương, thương mãnh liệt. Mỗi ngày bà quét dọn phòng của ngài, cúng dường thức ăn cho ngài. Bà cúng dường y áo cho ngài bằng cách dùng thần thông tạo ra những tấm vải. Vị thiên nữ này cứ lảng vảng giúp đỡ ngài. Một ngày kia ngài thấy đã đến lúc phải nhắc nhở. Ngài nghĩ ngài sẽ giúp vị thiên nữ này đừng nuôi tâm nguyện như vậy nữa và ngài chờ dịp. Bữa đó vị thiên nữ gặp ngài và nói: Thưa ngài, ngài cần cái gì, ngài muốn bất cứ cái gì thì con cũng sẽ tạo ra cho ngài. Ngài trả lời: Hãy biến mình bằng nhiều màu sắc khác nhau. Thế là vị thiên nữ mừng lắm, thế là rùng mình một cái, xuất hiện trong bộ trang phục màu vàng, rồi trộn lại màu xanh pha màu tím, hồng phấn, mỡ gà …vv. Rồi bà nhìn ngài thì thấy ngài nhắm nghiền đôi mắt và không màng gì hết. Thấy vậy, thiên nữ nhàm chán và bỏ đi.
Người ta đến với mình mà mình không mở cửa thì khách nào cũng bỏ đi. Một trong những cách tự vệ tốt nhất của Sa-môn đó là đóng cửa. Đóng cửa ở đây không có nghĩa là xô đẩy, từ chối, xua đuổi người ta mà là thái độ của mình làm người ta chán. Ví dụ trên facebook, email, phone mà liên lạc với mình hoài mà không thấy mình trả lời người ta cũng buông. Có qua có lại mới dằng dai. (Bài kinh ANURUDDHA)
Cám ơn bác abc.
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Ôn lại bài cũ:
Thay vì nghĩ A-la-hán được cái gì thì hãy nghĩ A-la-hán bỏ được cái gì.
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Ngài U Pannadipa nhắc trong Tăng Chi Bộ Kinh, Đức Phật dạy có 5 điều hy hữu rất hiếm xảy ra:
- Đức Phật xuất hiện trên thế gian.
- Mang thân người.
- Có đức tin vững chắc nơi Tam Bảo.
- Là một vị Tăng chân chính.
- Có dịp học hỏi các Thánh Đế.
-----------------------------
In Anguttara Nikaya, the Buddha explains the importance of those rarities, thus, "Oh Bhikkhus, be mindful of this; in the world there are five rarities, namely:
(1) The arising of a Buddha is an extreme rarity,
(2) Being born as a human being is an extreme rarity,
(3) To have genuine faith in the Buddha, the Dhamma and the Sangha is an extreme rarity,
(4) To become a genuine Bhikkhu (Buddhist monk) is an extreme rarity.
(5) To hear the Noble Truth of the Buddha's doctrine is an extreme rarity.
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Trường Bộ Kinh
Digha Nikaya
23. Kinh Tệ-túc
(Pàyàsi sutta)
Bối Cảnh:
Vua Pàyàsi (Tệ-túc) cư trú tại Setavyà, một đô thị của Kosala (Câu-tát-la) cùng với các Bà -la-môn và Gia chủ ở Setavyà đi đến rừng Simsapà yết kiến tôn giả Kumàra Kassapa (Cưu-ma-la Ca-diếp) cùng 500 vị Tỳ kheo.
Xứ Setavyà vốn dân cư đông đúc, cây cỏ, ao nước, lúa gạo phì nhiêu. Vua Pàyàsi có tà kiến sau: không tin có đời sau, không tin có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác, không tin có quả báo.
Khi gặp Ngài Kumàra Kassapa, vua và nhóm đi theo mỗi người một cách chào Ngài theo phong tục thời đó như:
- nói lời thân ái,
- chào đón, chúc tụng,
- đảnh lễ,
- chắp tay vái chào,
- xưng tên họ,
- yên lặng,
rồi ngồi xuống một bên.
Câu chuyện:
Vua Pàyàsi thú nhận với Ngài Kumàra Kassapa những tà kiến của mình và được Ngài giải tỏa. Vua vui mừng bố thí với những vật thực không tốt lành. Nhờ một thân hữu tên Uttàra nhắc nhở, nhà vua bố thí với những vật thực như chính nhà vua dùng. Sau khi chết, nhà vua ở cõi trời Bốn Đại Thiên Vương, và Uttàra ở cõi Trời Ba Mươi Ba.
Ai khởi đầu câu chuyện?
Vua Pàyàsi.
Ai dạy?
Ngài Kumàra Kassapa.
Bài học dạy ai?
Vua Pàyàsi.
Phương pháp dạy?
Hỏi đáp.
Bài học dạy gì?
Phá bỏ những tà kiến của vua Pàyàsi.
Người bị án tử hình không được về nhà thăm thân nhân từ lúc bị bắt đến khi bị xử tử.
Người bị té vào hầm phân được đưa ra khỏi hầm phân không muốn trở lại hầm phân.
Người sinh vào cõi trời có tuổi thọ cao không thể thăm người có tuổi thọ thấp vì không thể gặp.
(Bài kinh còn nhiều ví dụ khác nữa để phá bỏ tà kiến của nhà vua.)
Kết quả của bài giảng:
Nhà vua phá bỏ được tà kiến, quy y Tam Bảo và xin làm
đệ tử Ngài Kumàra Kassapa trọn đời. Ngài Kumàra Kassapa dạy vua cách bố thí để mừng đã thoát khỏi tà kiến. Nhà vua bố thí những vật thực phế thải, được thành niên tên Uttàra nhắc nhở, nên đã bố thí những vật dụng tốt lành. Nhờ vậy, sau khi chết, nhà vua tái sinh ở cõi trời Bốn Thiên Vương, và Uttàra tái sinh ở cõi trời Ba Mươi Ba.
Bài học dạy gì cho chính bản thân bạn?
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Sư Toại Khanh -- Thần Thông và các Kinh Khác (# 220-223) p 15
KTC.6.70 Thần Thông
Khi đắc Lậu Tận Không là tự nhiên đắc 5 thông kia.
Ngay bây giờ ta phải tận dụng thời gian, tận dụng cơ hội để thực hiện các hạnh lành như có thể, định được thì định, niệm được thì niệm, tuệ được thì tuệ, dầu là văn, tư, tu có cơ hội không bỏ, có cơ hội bố thí thì nên bố thí, có cơ hội hành thiền thì nên hành thiền, có cơ hội phục vụ thì nên phục vụ, vì sao? Vì tất cả những vốn liếng ấy nó sẽ là cái nền tảng tâm thức cho ta sau này: Tu thiền cũng dễ đắc thiền, gặp Phật nghe pháp cũng dễ giác ngộ.
KTC.6.71 Chứng Nhân
Sáu Pháp ngăn cản vị Tỳ kheo đạt được địa vị chứng nhân: thối đọa, an trú, thắng tiến hay thù thắng, thể nhập, chu toàn, có lợi ích.
KTC.6.72 Sức Mạnh
Đạt được Thiền định, thiện xảo an trú, thiện xảo xuất khỏi, làm việc có chu toàn, làm việc có kiên trì, làm việc có lợi ích.
KTC.6.73 Thiền (1)
Ðoạn tận các triền cái để đạt được và an trú trong sơ Thiền:
- Dục tham,
- sân,
- hôn trầm thụy miên,
- trạo hối,
- nghi,
- không như thật khéo thấy với chánh trí tuệ các nguy hại trong các dục.
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Sư Toại Khanh -- Duyên Khởi - 12 Nhân Duyên và 6 Cơ Tánh Chúng Sanh(# 225-230) pp 15-16
A/ 6 cơ tánh chúng sanh: dục tánh, nộ tánh, độn tánh, đãng tánh, mộ tánh, ngộ tánh.
Hành trang (căn cơ) của mỗi chúng sanh:
- tiền nghiệp quá khứ,
- khuynh hướng tâm lý nhiều đời,
- môi trường hiện tại mà mình đang sống.
Môi trường hiện tại gồm có:
- bối cảnh sinh trưởng,
- môi trường giáo dục, trong đó gồm có học đường, xã hội, cha mẹ, thân quyến, bè bạn, láng giềng và kể cả môi trường làm việc.
Vì thế, mỗi chúng sanh thuộc về một trong 6 cơ tánh sau: dục tánh, nộ tánh, độn tánh, đãng tánh, mộ tánh, ngộ tánh.
Tùy căn cơ của mỗi người mà chúng ta đắc đạo kiểu nào. Có người quan sát cơn đau mà đắc đạo. Có người quan sát sự thoải mái mà đắc đạo.
Như vậy, cơn đau hay sự thoải mái chỉ là phương tiện, là đối tượng của tâm (Sayadaw U Tejaniya) . Đối tượng không quan trọng . Tâm như thế nào mới quan trọng .
Trong Thiền Quán, tu có nghĩa là biết rõ:
- đang dễ chiu.
- đang khó chiu.
- đang có tâm lành.
- đang có tâm bất thiên.
Nên nhớ:
- Cái gì sai dầu một triệu người tin, vẫn sai.
- Cái gì là chân lý dầu không ai tin, vẫn là chân lý.
3 đặc điểm của người ngộ tánh:
- khả năng phân biệt rất giỏi.
- luôn luôn hướng đến cái tốt hơn, không dậm chân tại chỗ, không sớm vừa lòng thỏa mãn với cái họ đang có.
- khả năng buông bỏ rất giỏi.
Chữ cầm (hold) có hai nghĩa:
- Giữ cái hiện tại, giữ cái đang có,
- Không có khả năng nhận thêm cái mới.
Vấn đề lớn nhất của mỗi người là không biết vấn đề của mình nằm ở đâu.
Thánh nhân thấy rõ điều mình tin nên tin chết bỏ điều mình thấy.
Phàm phu thấy không rõ cái điều nó tin nên tin lờ mờ cái điều nó thấy.
Chỉ tin cái mình thấy đúng và khi thấy đúng rồi là dứt khoát tin.
B/ Giáo lý duyên khởi, 12 duyên sinh:
Vô minh trong 4 đế, các nghiệp thiện ác, tâm đầu thai các cõi .
6 căn: 6 senses, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý Hễ ngày nào mà ta còn thích 5 trần thì ngày đó ta còn đủ 6 căn, tại sao vậy, là vì ta còn phải luân hồi . Người càng ít phiền não thì cái nhu cầu cảm nhận thế giới sẽ ít theo.
6 trần: 6 objects, sắc, thanh, hương, vị, xúc . Tuỳ thuộc vào ba thứ là tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống mà khi 6 căn biết 6 trần ta có cái mental reaction như thế nào. Nếu ta có tu hành, có học đạo thì trước 6 trần như ý hay là 6 trần bất toại. nói chung trước cảnh đời như thế nào, tâm ta vẫn hành. Có nghĩa là ta có thể tu trong mọi tình huống, anywhere, anytime, trước anything, everybody.
6 xúc,
6 thọ,
6 ái: Do có 6 căn, bắt đầu mắt nhìn cái gì, hết. Lỗ tai nghe được cái gì, hết. Từ cái 6 ái nó mới ra cái tứ thủ.
4 thủ: Thủ tức là hold, keeping, nắm, mà Mỹ có cái chữ grasping, rất là hay.
- Dục thủ là chấp chặt vào sự hưởng thụ.
- Kiến thủ là sự chấp chặt trong quan điểm nhận thức. Chấp chặt gồm có hai: Tin cuồng vào điều chưa rõ và bác bỏ điều mình chưa thông.
- Giới cấm thủ là chấp chặt vào quan điểm hành trì, có nghĩa là vì không hiểu 4 đế cho nên cứ chọn những pháp môn tu hành không nhắm tới sự buông bỏ. Giới cấm thủ là sao? Là chấp chặt vào quan điểm hành trì. (Cái số hai - kiến thủ - là quan điểm nhận thức, đúng không?) Còn quan điểm hành trì là sao? Có nghĩa là chúng sanh có hai nhu cầu: Nhu cầu tâm linh và nhu cầu vật chất. Nhu cầu vật chất là cơm, gạo, áo, tiền, sung sướng, sang trọng, bảnh bao, chảnh chọe. Còn nhu cầu tâm linh là tôn giáo, triết học, tư tưởng. Giới cấm thủ là chấp sai vào phương pháp hành trì: chấp chặt vào bất cứ phương pháp nào mà nó không có nội dung buông bỏ phiền não.
- Ngã chấp thủ tức là vì không hiểu được cái cấu tạo, cái structure của thân tâm này nó ra làm sao cho nên lén lút, âm thầm và lặng lẽ tin rằng có một cái tôi nó đang núp lùm ở trong đây, nhưng mà thật ra tất cả chỉ là đồ ráp thôi, nó chỉ là đồ ráp, cái tâm của mình, cái mind của mình lúc thiện, lúc ác, lúc buồn, lúc vui. Còn cái thân của mình thì sao? Nó biến động liên tục, cái mà tôi gọi là chemical reaction diễn ra liên tục và liên tục suốt từng phút từng giây và nó đẩy mình càng lúc càng đến gần cái chết hơn, mình không ngờ. Hiểu thì ai cũng hiểu, nhưng mà vừa tan buổi học bước ra xe là bắt đầu mình quay lại cái tôi của mình, vì sao? Vì mình không hiểu lắm điều mình tin nên không tin lắm điều mình hiểu.
2 hữu:
- nghiệp hữu: các nghiệp thiện ác
- sanh hữu: các tâm đầu thai.
4 sanh: chúng ta đầu thai vào trong 4 loài: noãn, thai, thấp, hóa.
đau, già, bệnh, chết,
sầu, khổ
Mọi thứ ở đời đều do các duyên mà có, và bản thân nó lại là duyên cho một tỷ thứ khác.
Luân hồi là lòng vòng.
Học Phật pháp để sống trong sự thanh thản không tiếp tục thích và ghét nữa.
Tâm đầu thai sẽ xuất hiện vào thời điểm nào đó tùy thuộc vào cái lực mạnh của lúc mình tạo nghiệp. Lực mạnh và yếu cho một nghiệp tùy thuộc vào:
- Đối tượng tạo nghiệp là cá nhân hay tập thể, đức độ hay không đức độ.
- Tâm trạng của mình lúc tạo nghiệp mạnh hay yếu.
Nghiệp trắng thì cho quả trắng, nghiệp đen thì cho quả đen, nhưng có trường hợp trắng đen nó mix nhau thì sẽ cho quả mix cả đen lẫn trắng.
Trong trọc có thanh là sao? Là bởi vì tâm thức của phàm phu luôn luôn có thiện và có ác. Rồi, trong những người ta gặp cũng có ác và có thiện.
Vô thường có hai trường hợp:
- trở thành một thứ khác,
- từ có trở thành không,
Tùy cái căn cơ của mỗi người mà chúng ta đắc đạo kiểu nào, có người họ quan sát cái cơn đau mà họ đắc đạo, có người họ quan sát cái sự thoải mái mà họ đắc đạo.
Tùy thuộc vào cái vốn liếng, cái hành trang, cái background của mỗi người nó như thế nào mà hôm nay chúng ta tu hành ra sao và mai mốt chúng ta đắc đạo kiểu nào:
- Có người tu dễ mà đắc rất là khó,
- Có người tu rất khó mà đắc rất là dễ,
- Có người tu khó mà đắc cũng khó,
- Có người tu dễ mà đắc cũng dễ.
Có 8 (? Có 4 thôi) điểm tựa mà người ta có thể dựa vào đó để xác định đâu là lời dạy của Như Lai, đó là:
- Cái con đường nào, cái pháp môn nào mà càng hành trì mà ta càng trở nên tinh tấn, không có biếng lười.
- Pháp môn nào mà người ta càng hành trì người ta càng thích sống một mình không có thích đám đông.
- Pháp môn nào càng hành trì người ta càng trở nên đơn giản, giản dị, dễ nuôi, không cầu kỳ, đòi hỏi tùm lum.
- Và đặc biệt cái pháp môn nào càng đi theo người ta càng có khả năng mở rộng bàn tay, buông hết mọi thứ.
Người xuất gia chỉ có ba việc phải làm:
- học đạo,
- hành đạo, và
- hoằng đạo.
Do đó, trách nhiệm Phật tử là phải hỗ trợ để đào tạo tăng tài, chứ không phải hỗ trợ để xây chùa lớn.
- Phật giáo không cần ai bảo vệ mà Phật giáo chỉ cần được hiểu đúng,
- Thầy giỏi có thể tạo ra chùa, chứ chùa lớn không thể tạo ra thầy giỏi.
Giới cấm thủ là chấp sai vào phương pháp hành trì: Sai có nghĩa là chấp chặt vào bất cứ phương pháp nào mà nó không có nội dung buông bỏ phiền não.
Pháp môn buông bỏ: dạy mình hiểu rõ về thân tâm, hiểu rõ về thế giới, hiểu rõ về vũ trụ để mà mình không có thích và ghét nữa .
Pháp môn không buông bỏ: đưa ra cái củ cà rốt. Các con nghe lời đi, các con cứ tin đi, các con cứ làm theo lời của sư phụ đi, thì các con sẽ được sanh về cái cõi nào đó, các con sẽ được cái này, các con sẽ được cái kia.
Tu mong thành thánh là kiểu tu rất là mạo hiểm vì mình đâu biết thánh nó vuông tròn dài ngắn nó ra làm sao, cứ thấy nó lạ lạ tưởng là thánh.
Tinh thần của Phật Pháp: chưa biết đạo thì cái gì cũng ôm, biết đạo rồi cái gì cũng buông, mà buông cả hai thứ:
- buông cả vật chất và
- buông cả những thành tựu về tinh thần.
Tại sao phải buông:
- Càng khiêng nhiều càng nặng vai, càng khiêng càng nặng. Nên nhớ, mọi thứ ở đời đều là phương tiện để dùng cho xong việc.
- Nếu không buông được cái này làm sao có được cái khác?
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Quote:abc wrote:
Theo Vi Diệu Pháp thì cái tâm biết cái tâm đã qua là bất thiện thì cái tâm biết đó là tâm thiện ... do đó không có ai biết mình bất thiện , mà chỉ có biết mình đã bất thiện ( mà suy cho cùng thì "mình" ở đây cũng chỉ là mình của quá khứ , ko hẳn là mình mà cũng không hẳn không là mình)
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Vô Lượng Thế Giới, Vô Lượng Chúng Sanh và Vô Lượng Công Đức
Khi các vị có lòng thương người khác thì công đức đó lớn vô bờ, các vị có biết không?
Nó đau một chỗ là Phật tử Việt Nam, tôi nói thiệt đừng có giận tôi, Phật tử Việt Nam bị một cái đau vô cùng, đó là thờ Phật mà không được học giáo lý, có những chuyện rất là bình thường ở bên Phật giáo Miến Điện, Phật giáo Thái Lan biết mà Phật tử Việt Nam không biết.
Đó là tất cả những người thờ Phật đều phải biết rằng:
Mỗi ngày ta phải có tối thiểu 5 phút để nghĩ đến vô lượng chúng sanh, nghĩ với tấm lòng thương và xót.
Chỉ cần nghĩ thế này:
Tất cả chúng sanh gần tôi, xa tôi, tôi thấy được hoặc không thấy được, mong cho người ta đừng khổ. (Đó là tâm bi.)
Tôi mong rằng họ hãy được an lạc. (Đó là tâm từ.)
Vui với cái nhân lành, quả lành của người ta. (Đó là tâm hỷ.)
Và luôn nhớ rằng mỗi người đến với đời này có nghiệp riêng hết và giữ lòng bình thản. (Đó là tâm xả.)
--oOo--
Trong kinh nói mỗi ngày tối thiểu chúng ta phải có khoảng 5 phút để nghĩ đến vô lượng chúng sanh.
Sẵn ở đây tôi nói luôn, tại sao cái chuyện đó là vô lượng công đức? Là bởi vì trong kinh nói thế này nghe mới ghê nè:
Cái người mà biết nghĩ đến vô lượng chúng sanh không có nhiều lắm, bởi vì chuyện đầu tiên là mình phải tin là có vô lượng thế giới. Hiểu không ta?
- Chuyện đầu tiên là anh phải tin có vô lượng thế giới và vô lượng chúng sanh thì anh mới có thể rải cái lòng đại bi, đại từ của anh đến họ được. Mà cái hạng này không có nhiều.
- Và trường hợp thứ hai, đó là khi mình có niềm tin thì mình có đủ tình thương để mình nghĩ tới người khác hay không?
Có nhiều người, cái lòng của họ cái tình thương của họ không có ra tới ngoài ngõ, họ chỉ lo được trong cái gia đình họ thôi, biết không? Cho nên:
Cái giá trị, cái nhân cách của mỗi người nó lớn bé tùy thuộc vào khả năng yêu thương của họ.
Cái câu này phải xâm lên người nữa, nghe kịp không?
Tôi nhắc lại:
Giá trị của một người không phải nằm ở chỗ anh ta có gì, nhận được gì, mà nằm ở chỗ anh ta cho được cái gì.
Cho nên giá trị của một người nó nằm ở chỗ là anh ta yêu thương được bao nhiêu kẻ, bao nhiêu người, trái tim anh ta chứa được bao nhiêu người, thì cái giá trị nằm ở chỗ đó.
(Sư Toại Khanh)
|