2020-03-09, 10:06 PM
Sư Toại Khanh - ĐẠI KINH SƯ TỬ HỐNG (MN 12) và KINH SƯ TỬ HỐNG (KTC 6.64) (# 182 - 183) p 13
MN 12: Thập Như Lai Lực: Mười năng lực của Như Lai .
KTC 6.64: 6 Trí Tuệ của Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác:
Đức Phật xác định rằng cả 6 trí ấy chỉ có ở người thành tựu thiền định.
Ngài dạy phải lìa bỏ cõi dục mới có thể đắc thiền.
(Hết bài giảng Kinh Sư Tử Hống)
Kinh #65 - Vị Bất Lai:
Bất lai không còn thích và ghét trong 5 dục nữa.
Hai nhà tù của mỗi chúng sinh:
Chánh kiến (trí tuệ trong 4 đế) có ba:
Chánh Kiến là trí tuệ trong:
Cả ngày cần niệm:
3/ Không quý: không biết sợ trước cái bậy của tam nghiệp, một cái suy nghĩ bậy bạ mình cũng sợ là bởi vì đừng coi thường một suy nghĩ thoáng qua trong đầu, là vì sao? Vì "Nếu nghĩ rằng suy nghĩ trong đầu không có gì đáng kể thì việc ta niệm Phật hay thiền định cũng đều là trong đầu". Có nghĩa là họ thấy, họ sợ khi phải làm cái chuyện hại mình, hại người, họ biết sợ khi mà nói điều hại mình, hại người, tổn thương người, làm cho người phải đổ máu, phải rơi lệ, họ không có nói.
Chữ Úy đây nó gồm có 4:
Ngài Xá Lợi Phất dạy có nhiều lý do để mình làm biếng lắm: sớm quá, trễ quá, nóng quá, lạnh quá, đói quá, khát quá, đi xa mới về và mình sắp đi xa.
Trong Tương Ưng Phật dạy một tỳ kheo mà luôn luôn tu tập với cái tâm trạng của người phải phủi lửa trên tóc cấp tốcnhư thế nào thì ta cũng phải tu tập ráo riết như vây.
5/ Thất niệm: không thường xuyên sống với chánh niệm.
Sở dĩ ta quan tâm đến danh lợi là tại vì ta chưa thấy rằng cái thân tâm này thật sự không phải của ta. Khi thấy cái thân này phù du, cái tâm này tồi tệ đó thì cái tôi của mình nó bớt đi nhiều lắm.
Các bậc hiền thánh Đông và Tây đều dạy mình: "Tâm trạng tử tù là cái thứ tâm trạng tốt nhất để ta thành nhân".
Một người muốn tu hành là phải luôn luôn nhớ rằng "sống nay chết mai". Đừng có tin vào cái phán xét của bác sĩ nói anh còn khỏe, điều đó ta còn sống lâu, sai bét.
"Thân này thường chịu quả xấu, tâm này thường gây nhân xấu".
Cứ thấy tâm bất thiện ghi nhận: Nhân xấu. Thấy thân khó chịu niệm ngay: Quả xấu. Cả ngày chỉ bao nhiêu đó thôi nha.
6/ Ác tuệ: không có tuệ, không có trí. Có nghĩa là:
Nhàm chán ở đây không có nghĩa là mình bỏ cái thiện và nhàm chán ở đây là sống chánh niệm và chờ đủ duyên để mà chứng thánh. Chữ "chán" đây nghĩa là vậy đó. Giống như mình lớn mình hiểu, mình được giáo dục, mình được ăn học, mình biết ăn mặc không phải là chuyện lớn trên đời, mình biết chứ. Hồi nào mình hỏng biết đạo, mình muốn ăn ngon, mình muốn mặc đẹp, muốn sang, muốn chảnh, muốn bảnh, muốn bao. Bây giờ mình biết rồi, tuy nhiên, tuy mình biết cái chuyện ăn mặc nó không quan trọng, nhưng mà mình có nên ăn, có nên mặc không ta? Hình như là nên, đúng không?
Thì hành giả cũng vậy, khi mà hành giả thấy được rằng thiện ác buồn vui đều là nhân sanh tử, tuy nhiên ta vẫn phải làm thiện, lánh ác, là vì sao? Vì nếu đủ duyên thì ngay đời này ta chứng thánh, còn nếu không, thì chính nhờ ta hành thiện, lánh ác, đời sau sanh ra ta lại có điều kiện để tiếp tục tu học tốt. Còn đằng này nếu mà bây giờ không hành thiện lánh ác thì ngày sau sanh ra làm giun, làm dế, làm con người thì nghèo đói tơi tả; nội mà vật lộn với miếng cơm, manh áo đã hết kiếp người rồi nha, phải nhớ kiếp đó.
Cho nên ở đây phải nhớ đó là cái trí tuệ nó gồm có hai.
MN 12: Thập Như Lai Lực: Mười năng lực của Như Lai .
- Tri thị xứ phi xứ lực: biết rõ cái gì là đúng thật, cái gì là không đúng thật.
- Tri tam thế nghiệp báo lực: biết rõ quả báo tùy thuộc sở do, tùy thuộc sở nhân của các hành nghiệp quá khứ, vị lai, hiện tại.
- Tri nhất thế đạo trí lực: biết rõ con đường đưa đến tất cả cảnh giới.
- Tri thế gian chủng chủng tánh lực: biết rõ thế giới với mọi cảnh giới, nhiều chủng loại, nhiều sai biệt.
- Tri tha chúng sanh chủng chủng dục lực: biết rõ chí hướng sai biệt của các loại hữu tình.
- Tri tha chúng sanh chư căn thượng hạ: biết rõ các căn cao, thấp của các loài hữu tình (bao gồm loài Người).
- Tri chư thiền tam muội lực: biết rõ sự tạp nhiễm, sự thanh tịnh, sự xuất khởi của các thiền, chứng về thiền về giải thoát, về định.
- Túc mệnh minh: Túc mệnh thông: biết rõ vô lượng kiếp quá khứ của tự thân ...
- Thiên nhãn minh: Thiên nhãn thông: biết rõ vô lượng kiếp quá khứ của chúng sanh với các nghiệp nhân và nghiệp quả, thấy con đường thọ sanh của chúng sanh ...
- Lậu tận minh: Lậu tận thông: trí tuệ giải thoát, tâm giải thoát đoạn trừ hết thảy lậu hoặc...
KTC 6.64: 6 Trí Tuệ của Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác:
- Biết rõ cái gì là hợp lý, vô lý.
- Biết rõ về nghiệp của chúng sanh, nghiệp lý
- Biết rõ về thiền định.
- Biết rõ về quả luân hồi.
- Biết rõ nhân luân hồi.
- Nhờ biết rõ nhân và quả luân hồi nên thấy được 4 thánh đế.
Đức Phật xác định rằng cả 6 trí ấy chỉ có ở người thành tựu thiền định.
Ngài dạy phải lìa bỏ cõi dục mới có thể đắc thiền.
(Hết bài giảng Kinh Sư Tử Hống)
Kinh #65 - Vị Bất Lai:
Bất lai không còn thích và ghét trong 5 dục nữa.
Hai nhà tù của mỗi chúng sinh:
- Thân
- Thích và ghét trong 5 dục
- bất tín: thiếu niềm tin trong trí tuệ.,
- không tàm: không biết thẹn trước cái bậy của tam nghiệp.
- không quý: không biết sợ trước cái bậy của tam nghiệp.
- biếng nhác: không tinh tấn.
- thất niệm: không thường xuyên sống với chánh niệm. ThreadMoes
- ác tuệ: không có tuệ.
- nếu đủ duyên thì ngay đời này ta chứng thánh,
- còn không, nhờ hành thiện, lánh ác, đời sau ta có điều kiện để tiếp tục tu học tốt.
Chánh kiến (trí tuệ trong 4 đế) có ba:
- mọi thứ do duyên mà có như là thiện ác, buồn vui. Vậy cái đầu tiên là chánh kiến về nghiệp lý.
- đã có rồi phải mất: chánh kiến về tam tướng, đã có rồi phải mất.
- chỉ có nếp sống tứ niệm xứ mới giải quyết được cái thiện ác buồn vui, tức là sống chánh niệm, sống bát chánh đạo.
Chánh Kiến là trí tuệ trong:
- 4 đế,
- 12 duyên khởi,
- tam tướng .
Cả ngày cần niệm:
- Thấy tâm bất thiện, lập tức niệm: "Đây là nhân xấu:"
- Thấy thân có vấn đề, lập tức niệm: "Đây là quả xấu."
3/ Không quý: không biết sợ trước cái bậy của tam nghiệp, một cái suy nghĩ bậy bạ mình cũng sợ là bởi vì đừng coi thường một suy nghĩ thoáng qua trong đầu, là vì sao? Vì "Nếu nghĩ rằng suy nghĩ trong đầu không có gì đáng kể thì việc ta niệm Phật hay thiền định cũng đều là trong đầu". Có nghĩa là họ thấy, họ sợ khi phải làm cái chuyện hại mình, hại người, họ biết sợ khi mà nói điều hại mình, hại người, tổn thương người, làm cho người phải đổ máu, phải rơi lệ, họ không có nói.
Chữ Úy đây nó gồm có 4:
- một là sợ lương tâm cắn rứt,
- hai là sợ tiếng đời dị nghị,
- ba là sợ pháp luật trừng trị,
- bốn là sợ kiếp sau sa đọa.
Ngài Xá Lợi Phất dạy có nhiều lý do để mình làm biếng lắm: sớm quá, trễ quá, nóng quá, lạnh quá, đói quá, khát quá, đi xa mới về và mình sắp đi xa.
Trong Tương Ưng Phật dạy một tỳ kheo mà luôn luôn tu tập với cái tâm trạng của người phải phủi lửa trên tóc cấp tốcnhư thế nào thì ta cũng phải tu tập ráo riết như vây.
5/ Thất niệm: không thường xuyên sống với chánh niệm.
Sở dĩ ta quan tâm đến danh lợi là tại vì ta chưa thấy rằng cái thân tâm này thật sự không phải của ta. Khi thấy cái thân này phù du, cái tâm này tồi tệ đó thì cái tôi của mình nó bớt đi nhiều lắm.
Các bậc hiền thánh Đông và Tây đều dạy mình: "Tâm trạng tử tù là cái thứ tâm trạng tốt nhất để ta thành nhân".
Một người muốn tu hành là phải luôn luôn nhớ rằng "sống nay chết mai". Đừng có tin vào cái phán xét của bác sĩ nói anh còn khỏe, điều đó ta còn sống lâu, sai bét.
"Thân này thường chịu quả xấu, tâm này thường gây nhân xấu".
Cứ thấy tâm bất thiện ghi nhận: Nhân xấu. Thấy thân khó chịu niệm ngay: Quả xấu. Cả ngày chỉ bao nhiêu đó thôi nha.
6/ Ác tuệ: không có tuệ, không có trí. Có nghĩa là:
- Không có trí trong cái lý nhân quả,
- không có trí trong cái lý tam tướng,
- không có biết được rằng mọi thứ ở đời do duyên mà có,
- hạnh phúc nào cũng do nhân lành,
- đau khổ nào cũng do nhân xấu .
- mọi thứ do duyên mà có,
- mọi thứ đã có rồi thì phải mất, và
- muốn không còn sanh tử nữa thì phải nhàm chán cả 4 thứ: thiện, ác, buồn, vui.
Nhàm chán ở đây không có nghĩa là mình bỏ cái thiện và nhàm chán ở đây là sống chánh niệm và chờ đủ duyên để mà chứng thánh. Chữ "chán" đây nghĩa là vậy đó. Giống như mình lớn mình hiểu, mình được giáo dục, mình được ăn học, mình biết ăn mặc không phải là chuyện lớn trên đời, mình biết chứ. Hồi nào mình hỏng biết đạo, mình muốn ăn ngon, mình muốn mặc đẹp, muốn sang, muốn chảnh, muốn bảnh, muốn bao. Bây giờ mình biết rồi, tuy nhiên, tuy mình biết cái chuyện ăn mặc nó không quan trọng, nhưng mà mình có nên ăn, có nên mặc không ta? Hình như là nên, đúng không?
Thì hành giả cũng vậy, khi mà hành giả thấy được rằng thiện ác buồn vui đều là nhân sanh tử, tuy nhiên ta vẫn phải làm thiện, lánh ác, là vì sao? Vì nếu đủ duyên thì ngay đời này ta chứng thánh, còn nếu không, thì chính nhờ ta hành thiện, lánh ác, đời sau sanh ra ta lại có điều kiện để tiếp tục tu học tốt. Còn đằng này nếu mà bây giờ không hành thiện lánh ác thì ngày sau sanh ra làm giun, làm dế, làm con người thì nghèo đói tơi tả; nội mà vật lộn với miếng cơm, manh áo đã hết kiếp người rồi nha, phải nhớ kiếp đó.
Cho nên ở đây phải nhớ đó là cái trí tuệ nó gồm có hai.
- Một là trí thấy rằng thiện ác buồn vui đều là thế giới của nhân duyên, mọi thứ do duyên mà có.
- Thứ hai, mọi thứ có rồi phải mất.
- Tuy nhiên, có cái trí thứ ba tuy thấy mọi thứ là vô ngã vô thường nhưng ta vẫn phải tiếp tục hành thiện lánh ác vì hai lý do, một đủ duyên chứng thánh đời này thì thôi, nếu vô duyên không đủ phước Ba la mật để chứng thánh thì ít gì ta cũng dọn đường cho kiếp sau.
⏱️
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh