Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp"
#61
Sư Toại Khanh - PHÁP MÔN QUYẾT TRẠCH -  THỌ (# 128) p 9

Thọ là danh từ chuyên môn của Phật giáo gọi chung cho sướng khổ của TẤT CẢ chúng sanh. Chúng ta có khuynh hướng trốn khổ tìm vui (làm ác, lánh thiện) nên khó thành công trong việc tu học.

Vì khuynh hướng nhiều đời nhiều kiếp của từng chúng sanh là làm ác nhiều hơn thiện nên quả khổ mạnh hơn quả vui. Vì thế, khi niềm vui chấm dứt, nỗi khổ chen vào dễ dàng.  Đã thế, khi thân khổ, chúng sanh kéo cái tâm cho tâm khổ theo. Trái lại, Thánh nhân coi tất cả các cảm giác là khách: chúng đến rồi đi nên không dính mắc vào chứng.

Chúng sanh nhìn thế giới qua duyên nghiệp của từng loài, từng cá thể nên một cảnh có hàng tỷ cảnh giới.

Như vậy, gốc của Thọ cũng là Xúc.
Reply
#62
Sư Toại Khanh - PHÁP MÔN QUYẾT TRẠCH -  TƯỞNG (# 129) p 9

Tất cả những ấn tượng, những quan điểm của chúng ta về sáu trần gồm các lĩnh vực: khảo cổ, điêu khắc, hội họa, kiến trúc âm nhạc, chính trị, văn hóa, quân sự, đều là tưởng.

  1. Thân hành là thở vào ra,
  2. Khẩu hành là tầm và tứ, 
  3. Tâm hành (ý hành) chính là thọ, tưởng.
 
Không có một cái tâm nào mà không có cảm giác thọ. Tâm không làm việc nếu không có tưởng. 

Thế giới này có hai góc nhìn:
  1. thông qua hiện tượng (tục đế) 
  2. xuyên qua bản chất (chân đế).

Muốn giải thoát khỏi thế giới sanh tử thì phải hiểu, phải thông qua thế giới hiện tượng (tục đế) để tìm thế giới bản chất (chân đế) và từ đó chán bỏ cả hai, thì mới được giải thoát. Nếu không anh còn bị dính mắc ở trong hai cái đó anh không thoát nổi.
Reply
#63
Sư Toại Khanh - Tầm và Tưởng (#158) p 11

Tầm nghĩa là tư duy. Tầm là một trong 52 tâm sở. Có 3 tà tư duy:
  1. Dục tầm: chạy theo cái mình thích; tâm sở tham.
  2. Sân tầm: chạy trốn cái mà mình bất mãn, mình ghét sợ; tâm sở sân.
  3. Hại tầm: ý tưởng chống đối, đánh phá, tấn công trước cái trần cảnh dầu đó là người hay là vật; vắng mặt của tâm sở bi. Ví dụ: muốn người ta đổ máu, rơi lệ, muốn nhìn cái gì nó bể, hư hao.
Tưởng (tưởng uẩn, một trong ngũ uẩn): Trong đời sống hàng ngày, chúng ta sống bằng 3 thứ: thức, tưởng và trí.
  1. Sống bằng thức: thấy chỉ là thấy, nghe chỉ là nghe.
  2. Sống bằng tưởng: khi nghe hoặc thấy, ta nhớ lại trong ký ức kiến thức, kinh nghiệm. 
  3. Sống bằng trí: biết cái gì nên hoặc không nên, biết thiện ác. 
Đa phần, chúng ta sống bằng tưởng thôi. Có hai cách để mà nhận thức về thế giới: 
  1. quan sát thế giới qua hiện tượng, khi sống bằng tưởng.
  2. quan sát thế giới trên bản chất, khi sống bằng trí.
Ba tưởng sai lầm:
  1. Dục tưởng: dựa vào cái vỏ bên ngoài của 5 trần (hiện tượng) để rồi thích tùm lum.
  2. Sân tưởng: tiếp tục dựa vào cái vỏ bên ngoài của 5 trần rồi tức tối, giận dữ.
  3. Hại tưởng: tiếp tục sân giận để rồi đập phá.
-------------------
Ý nghĩa rốt ráo nhất của đời sống chính là thấy ra cái sự vô nghĩa của nó

Khi các duyên hội thì mọi thứ có mặt, khi duyên tán (hết duyên) thì mọi thứ nó biến mất.
Nó vô nghĩa như vậy đó.
--------------------

Muốn giải thoát khỏi thế giới sanh tử thì phải hiểu, phải thông qua thế giới hiện tượng (tục đế) để tìm thế giới bản chất (chân đế) và từ đó chán bỏ cả hai, thì mới được giải thoát. Nếu không anh còn bị dính mắc ở trong hai cái đó anh không thoát nổi. (Xem bài qua link trên)
Reply
#64
Sư Toại Khanh - PHÁP MÔN QUYẾT TRẠCH -  LẬU HOẶC (# 130-131) p 9

(Bài  giảng Lậu Hoặc là bài giảng Dính #105, p 7).

Lậu hoặc có nghĩa là đam mê và hiểu lầm. 

Định nghĩa sâu sắc về Tứ Diệu Đế và Vô Ngã (chỉ có cái tu và danh sắc nối đuôi nhau):
  1. không có ai chịu khổ mà chỉ có sự khổ,
  2. không có ai tạo khổ mà chỉ có nguyên nhân sanh khổ,
  3. không có ai giải thoát khổ mà chỉ có cứu cánh thoát khổ, 
  4. không có ai tu tập con đường thoát khổ mà chỉ có con đường thoát khổ.
Reply
#65
Sư Toại Khanh - PHÁP MÔN QUYẾT TRẠCH -  NGHIỆP (# 132-133) p 9

Nghiệp là sự cố ý, sự đầu tư của ý thức.  Cùng một việc, ta có thể gây nên ác nghiệp hoặc thiện nghiệp. Nên nhớ chúng ta gây rất nhiều nghiệp ác hơn nghiệp thiện.
Nguyên nhân: Xúc.
Sống thất niệm, không Tàm và Quý là bỏ ngỏ 6 Xúc vì khuynh hướng của phàm phu là luôn luôn tìm đến một cái gì đó để mình thích và để mình ghét.
Hỗ trợ Xúc:
  1. giữ giới,
  2. kiểm soát thiền định,
  3. sống chỗ thanh vắng. 
Nghiệp sai biệt: có nhiều loại - nghiệp đưa đến địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ, loài người, chư thiên. Rồi Nghiệp trổ quả ngay đời này, đời sau, đời kế tiếp, hoặc đời sau sau nữa.

Nghiệp theo sức mạnh:
  1. Trọng nghiệp,
  2. Thường nghiệp,
  3. Khinh thiểu nghiệp,
  4. Cận tử nghiệp.
Nghiệp theo thời gian
  1. Hiện nghiệp,
  2. Sanh báo nghiệp,
  3. Hậu báo nghiệp.
  4. Vô hiệu nghiệp
Reply
#66
Sư Toại Khanh - PHÁP MÔN QUYẾT TRẠCH -  NGHIỆP (# 167) p 12

Đây là những đoạn cuối của post # 133 (Nghiệp) trả lời câu hỏi: Tại sao khi hành trì Tứ Niệm Xứ, dòng sanh tử luân hồi được thay đổi?

(Không tóm lược)

http://vietbestforum.com/showthread.php?tid=15534&pid=208229#pid208229
Reply
#67
Sư Toại Khanh - PHÁP MÔN QUYẾT TRẠCH -  KHỔ (# 134) p 9

Trung Bộ Kinh, # 26 - Kinh Thánh Cầu.

Đức Thế Tôn dạy: Trong mấy mươi năm hoằng đạo, ta chỉ nói về khổ và con đường thoát khổ.

Chữ khổ ở đây là toàn bộ 6 căn, 6 trần, 6 thức, toàn bộ danh sắc, 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới, toàn bộ vô lượng vũ trụ và tất cả thế giới trong đó, tất cả chúng sinh trong đó.

Tóm lại, 5 thủ uẩn (thân tâm) là khổ. 

Vì có thân tâm nên mới có đủ thứ khổ. Càng thích / ghét nhiều thì nỗi khổ càng lớn. Chúng sanh phàm phu giải quyết cái khổ này bằng cách đi tìm cái khổ khác.
Reply
#68
Sư Toại Khanh - KINH NGƯỜI BÁN CỦI  (# 142-144) p 10

Ở đời thấy vậy mà không phải vậy. Cái biết của ý thức có 3: 
  1. Biết của thức qua 5 căn,
  2. Biết của tưởng qua kinh nghiệm,
  3. Biết của trí qua trí tuệ.
Có 3 cách sống:
  1. thích gì làm nấy, bất kể thiện ác.
  2. lánh ác, hành thiện để trốn khổ tìm vui
  3. tiếp tục lánh ác hành thiện nhưng mà để không còn thiện ác buồn vui
Để hiểu cách sống thứ 3, cần có trí tuệ: tiếp tục làm lành lánh ác để vượt khỏi sinh tử luân hồi.  Như vậy, làm phước chỉ có 3 ý nghĩa:
  1. cầu quả giải thoát, 
  2. để trang nghiêm nội tâm và
  3. vì lòng đại bi với đời, thấy người ta khổ không cam lòng được. 
Reply
#69
Sư Toại Khanh - KINH HATTHISÀRIPUTTA (# 146, 149-150) p 10

Tương tự như Kinh Người Bán Củi, Kinh Hatthisàriputta cũng dạy: "Ở đời thấy vậy mà không phải vậy", như trường hợp Ngài Hatthisàriputta, mặc dù đã hoàn tục 7 lần (theo Chú Giải), nhưng vẫn đắc quả A La Hán. 
------------------
Ngoài ra, bài giảng nhắc đến những tiết mục sau:

1/ Phật giáo có 3 loại chú giải:

  1. Lời giải thích trực tiếp từ Đức Phật và các bậc Thánh.
  2. Y cứ trên toàn bộ Tam Tạng để chú thích.
  3. Vay mượn từ văn hóa, triết học, tưởng, ngôn ngữ, và khoa học hiện thời.

2/ Không phải ai nói đạo đều có khả năng do tu tập. 

3/ Đức Phật dạy có 3 cực đoan:

  1. Cho rằng cái gì cũng do nghiệp quá khứ,
  2. Cho rằng mọi thứ ngẫu nhiên mà có,
  3. Cho rằng do một đấng khuất mày, khuất mặt, cao siêu nào đó an bài.

4/ Chỉ cần học giáo lý căn bản rồi sống chánh niệm là đủ vì mọi hành động qua thân khẩu ý đều "hợp trí - vô trợ - thọ hỷ".
Reply
#70
Sư Toại Khanh - KINH CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN BỜ  BÊN KIA  (# 152) p 11

Quá khứ là một phần riêng biệt, tương lai là một phần riêng biệt.

Quá khứ là cái đã qua, tương lai là cái chưa đến, hiện tại là cái đang có mặt.

Quá khứ chỉ có giá trị khi nó hỗ trợ cho hiện tại, có ý nghĩa cho hiện tại.

Nếu quá khứ không có ý nghĩa tích cực thì quá khứ chỉ là một vết thương, là vết sẹo thôi.
Reply
#71
Sư Toại Khanh - KINH LỜI CẢM HỨNG  (# 170-172) p  12

Pháp hành nghĩa là những gì do duyên tạo ra, và cũng do duyên mà mất đi.

Thế giới nghĩa là danh và sắc, thân và tâm, 5 uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, và thức), hoặc 3 cõi (dục giới, sắc giới, và vô sắc giới).

-oOo-

XÚC: Trong bài Kinh này, Đức Phật phân tích thể giới qua 6 XÚC (hội tụ, gặp gỡ, gắn kết, tương phùng) giữa 6 căn và 6 trần.
Bát Chánh Đạo cũng là Tam Học (Giới Định Tuệ), 37 phẩm Bồ Đề, con đường giải thoát, hay lộ trình giác ngộ.
----------
THỌ: tương tự như XÚC: Đời sống này là đời sống của các cảm thọ, của các cảm giác thôi.
Chúng ta thích/ghét là do khuynh hướng tâm lý, môi trường sống, tiền nghiệp. Cần nhớ: Thích/ ghét quyết định đường đi lối về của chúng ta. Các bậc Thánh chỉ khổ thân thôi, không còn thích/ghét. Phàm nhân  thích/ ghét để trôi lăn trong TRỐN KHỔ TÌM VUI.

"Giả" có nghĩa:
  1. không bền,
  2. khuynh hướng, sở thích của từng loài vật, cá nhân, địa phương, quốc gia, v.v. khác nhau.
----------
TƯỞNG: là ấn tượng, thói quen, sự chín mùi, gồm:
  1. dục tưởng: ấn tượng trong thế giới vật chất (tục để) qua các cảnh sắc, thanh, hương, vị, xúc.
  2. thiền tưởng: ấn tượng trong thế giới vật chất (tục đế) gồm thiền dục giới, thiền sắc giới, và thiền vô sắc giới.
  3. quán tưởng: ấn tượng trong thể giới bản thể (chân đế), Tứ Niệm Xứ.
----------
TƯ: là ý niệm thiện ác trong lúc 6 căn làm việc với 6 trần.
----------
LẬU HOẶC: là những phiền não. Có 3 cảnh giới, mỗi cảnh giới có tứ lậu hoặc:
  1. Dục (giới) lậu: tứ lậu trong cõi dục.
  2. Sắc (giới) lậu: tứ lậu trong cõi sắc.
  3. Vô sắc (giới) lậu: tứ lậu trong cõi vô sắc.
Tứ lậu hoặc cho mỗi cảnh giới (cõi):
  1. Dục lậu: ham thích hưởng thụ 5 dục.
  2. Hữu lậu: muốn tồn tại trong 3 cõi.
  3. Kiến lậu: thấy sai, tà kiến.
  4. Vô minh lậu: không biết 4 đế.
Bốn cái lậu này theo chúng ta đời đời kiếp kiếp từ cõi dục, cõi sắc, và cõi vô sắc. 

-oOo-

Phật tử chúng ta may mắn:
  1. được thân người
  2. gặp chánh pháp
  3. được học chánh pháp,
  4. có cơ hội hành trì chánh pháp.
Vì vậy, nên trân quý thời gian, hãy tu học Giới Định Tuệ chăm chỉ, đừng lãng phí.
Reply
#72
Sư Toại Khanh - KINH CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN BỜ  BÊN KIA  (# 175) p 12

Định nghĩa của Khổ Đế:

  1. Nghĩa nông cạn: sanh già đau chết, muốn không được, thương phải xa, ghét phải gần, sầu bi khổ ưu não v.v. 
  2. Nghĩa sâu sắc: "sự có mặt của năm uẩn là khổ" có nghĩa là "mọi hiện hữu là khổ" (cho dù muốn gì được nấy, được sống chung với người mà ta thương, hoặc không gần gũi người mà ta ghét, mọi sự xảy theo ý ta muốn). Hiểu như thế mới thực là đúng nghĩa của Khổ Đế .
Như vậy, Tứ Thánh Đế có nghĩa là:

Khổ Đế: Sự có mặt của 5 uẩn là khổ ( = mọi hiện hữu là khổ), cho dù chúng ta sống hoàn toàn trong hạnh phúc .
Tập Đế: Thích cái gì cũng thích trong khổ.
Diệt Đế: Muốn hết khổ thì đừng có tiếp tục thích trong khổ nữa. 
Đạo Đế: Khi sống được trong nhận thức về ba sự thật đó thì coi như chúng ta đang có mặt trên con đường thoát khổ.

--------------------

Sư Toại Khanh giải thích bài Kinh Tăng Chi "Còn Đường Đi Đến Bờ Bên Kia"  (post #151, p11) về 2 quan điểm XUC và THỜI GIAN (post # 175, p 12) như sau:

Xúc, xúc tập khởi, xúc diệt , quá khứ, hiện tại, tương lại là những phần riêng biệt.  Cái sai của phàm nhân là dùng tâm ái (thích/ghét) nối kết chúng lại với nhau tạo nghiệp mới trên cái quả cũ.  Vì thế, nên đắm chìm trong luân hồi.

Bài kinh nhắc đến:

  1. Xúc, xúc tập khởi, xúc diệt
  2. Quá khứ, hiện tại, tương lai
  3. Lạc, khổ, không khổ không lạc
  4. Danh, sắc, thức
  5. Sáu nội xứ, sáu ngoại xứ, thức
  6. Thân, thân kiến tập khởi, thân kiến diệt

Tất cả những phần được nhắc đến ở trên là những thành phần riêng biệt.  Phàm nhân vì vô minh dùng tâm Tham Ái nối liền dẫn kết chúng lại với nhau. Có 3 cái ngu của phàm nhân:

  1. Thích làm ác hơn thiện.
  2. Thích hưởng quả thiện và sợ quả ác.
  3. Đón nhận quả thiện bằng tâm tham, và đón nhận quả ác bằng tâm sân.
Reply
#73
Sư Toại Khanh - KINH LỜI CẢM HỨNG  (# 176) p  12

Đức Phật giải thích cho ngài A Nan hiểu tại sao Ngài không hề trù rủa ông Đề bà đạt đa. Ngài thành tựu tâm từ bi đến độ Ngài từng cứu vớt ông Đề bà đạt đa trong khi ông muốn giết hại Ngài:
  1. Thương kẻ có ơn với mình
  2. Thương người không ơn không oán với mình.
  3. Thương kẻ mình không thích
  4. Thương kẻ không thích mình
  5. Thương kẻ không thích mà muốn giết mình.
Chúng ta hãy tu như thế nào để:
  1. Đừng để mình trở thành một đối tượng vô phương cứu chữa.
  2. Đừng lấy bụng tiểu nhân mà đo lòng người quân tử.
  3. Chính mình là người chịu trách nhiệm toàn bộ những gì mình nói, làm, và suy tư.

Kẻ thù hại kẻ thù,
Oan gia hại oan gia,
Không bằng tâm hướng tà,
Gây ác cho tự thân.
Reply
#74
Sư Toại Khanh - KINH QUYẾT TRẠCH  (# 177) p  12

Vô lượng vũ trụ và chúng sinh (sống bình thường hay tu sĩ) trong đó gom lại chỉ có 6 căn và 6 trần. Sự gặp gỡ của 6 căn và 6 trần được gọi là 6 xúc. Toàn bộ đời sống này có thể nói là của 6 tư, 6 tưởng, 6 thọ, 6 xúc, 6 ái,  đều không sai. 

Cách giải quyết vấn đề:
  1. bạch hoá vấn đề.
  2. chẻ nhỏ vấn đề
Nguyên do thích /ghét:
  1. tiền nghiệp quá khứ,
  2. khuynh hướng tâm lý,
  3. môi trường sống hiện tại. 
Reply
#75
Sư Toại Khanh - ĐẠI KINH SƯ TỬ HỐNG (MN12) và KINH SƯ TỬ HỐNG (KTC 6.64)  (# 181) p  13

MN12 - Đại Kinh Sư Tử Hống (# 92-95), p 7:
https://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung12.htm

 
KTC 6.64 - Tiếng Rống Con Sư Tử (#180), p 12

Có tám hội chúng khác nhau trong Tam Giới: Sát-đế-lị, Bà-la-môn, Gia chủ, Sa-môn, Tứ thiên vương, Tam thập tam thiên, Màra,  Phạm thiên. Chư thiên thuộc Dục Giới, Phạm thiên thuộc về 2 cõi Sắc Giới và Vô Sắc Giới .

(Đọc thêm về Cõi Giới tại đây:
https://www.budsas.org/uni/u-vdp-doisong/vdp-20.htm )

Kinh Đại Sư Tử Hống (Trung Bộ Kinh) dạy Đức Thế Tôn có 10 sức mạnh tinh thần, trong khi Kinh Tăng Chi 6.64 nói có 6 .  Dù 10 hay 6 không có chi khác .  6 Trí Tuệ của Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác:

  1. Biết rõ cái gì là hợp lý, vô lý.
  2. Biết rõ về cái nghiệp của chúng sanh, nghiệp lý.
  3. Biết rõ về thiền định.
  4. Biết rõ về quả luân hồi.
  5. Biết  nhân luân hồi. 
  6. Biết rõ cái nhân và quả luân hồi nên thấy được ra cái 4 đế,
 
Các sức mạnh này của chư Phật  Chánh Đẳng Chánh Giác không bị giới hạn bởi thời gian hoặc không gian .

1/ Thị xứ phi xứ lực: Chư Phật Chánh Đẳng Chánh Giác biết rất rõ cái gì hợp lý, cái gì vô lý, cái gì có thể xảy ra và cái gì không thể xảy ra.  

Phàm nhân biết rất giới hạn. Biết được cái sở đoản của mình rất là quan trọng và có nhiều trường hợp nó còn quan trọng hơn cái sở trường của mình nữaHọc về Phật, học về Thánh hiền nói chung là không phải để mình học mình coi mình có cái gì không, mà mình còn phải biết rõ, nhớ chừng là mình đang thiếu cái gì?

Giữ giới: ý thức kiêng tránh điều tội lỗi qua tam nghiệp (thân khẩu ý); không phạm giới chưa chắc là giữ giới.

Thiền định, thần thông: Chư Phật Chánh Đẳng Chánh Giác biết rõ mỗi vũ trụ, mỗi thế giới có ba cấp.

  1. Cấp một của những người hưởng dục, đam mê trong 5 dục vật chất: sắc thinh khí vị xúc. 
  2. Cấp hai là thế giới của những người mà ly dục sống trong thiền sắc và vô sắc, họ chỉ sống trong thiền định thôi, sống chuyên tâm trong đề mục rồi từ đó đắc thiền sanh về các cõi phạm thiên. 
  3. Cấp ba là lâu lâu mới có. Còn bình thường khi không có thánh nhân ra đời, không có Chánh đẳng giác, không có Độc giác ra đời thì cái cấp thứ ba coi như không có người. 
2/ Biết rất rõ vấn đề nghiệp lý tới nơi tới chốn về Nghiệp (Tổng Nghiệp và Biệt Nghiệp):

Tổng nghiệp là chung chung và đại khái.
Biệt nghiệp là hai người cùng lúc làm một việc bố thí cho cùng một đối tượng, cùng bỏ tiền ra, cùng mua một dĩa cơm, cùng quì xuống, cùng lúc cúng dường cho một đối tượng nhưng mà cái công đức ở hai người này hoàn toàn khác nhau.

Tại sao chúng ta cần học cái trí của Đức Phật ?

Học các trí của Đức Phật để tự biết mình thiếu cái gì vì khi biết mình thiếu mới cố gắng tìm học cái thiếu đó . Học để biết một chuyện là ta đang sống trong cảnh giới thấp nhất. Biêt mình dốt rất quan trọng .  Ví dụ: khi bố thí, giữ giới, chúng ta làm đúng hay sai ?

3/ Biết rõ về thiền định

Khi tán thán Đức Như Lai, ta phải hiểu rằng trước khi thành Phật, Ngài lìa bỏ thiền định chứ không phải lìa bỏ dục; dục là Ngài đã lìa bỏ trước đó rồi Cái mà Phật bỏ để thành đạo là các thiền chứ không phải dục nữa vì Ngài đã ly dục rồi mới đắc thiền.

"Ồ thì ra cái cảnh giới của Đức Phật cách mình xa lắm".  Khoan nói đến cái trí tuệ, cái đức hạnh của Ngài.  Ngài ly dục từng đợt:

Ly dục đợt một là bỏ ngôi vua mà đi, bỏ vợ đẹp con ngoan mà đi, bỏ hoàng cung sự nghiệp đế vương mà đi. 
Ly dục đợt hai là khi Ngài vào trong rừng không màng đến chuyện ăn mặc và buông hết, sống lõa thể trần truồng trong rừng sâu núi thẳm .
(Chớ không phải như mình, mình bỏ cái nhà là mình tưởng mình hay rồi, tới hồi đắp y sống sung sướng như một ông hoàng .)

Ngài thử qua tất cả các cái pháp khổ tu nhưng cuối cùng, Ngài thấy rằng khổ phải được thấy mới dẫn đến thoát khổ, chứ không phải là chịu khổ để thoát khổ.  Vì thế, Phật tử cần hiểu Tứ Thánh Đế:

Khổ đế cần được hiểu, 
Tập đế cần được trừ, 
Diệt đế cần được chứng, 
Đạo đế cần được hành. 

(Chớ không phải là để mình gồng mình chịu khổ đế.)

Công thức tu hành:
  1. hạn chế cái thích, quan tâm tới cái cần,
  2. mất luôn cái thích, giữ lại cái cần,
  3. cuối cùng chỉ giữ lại cái tối cần. 
Càng nhiều nhu cầu thì đời sống càng nhiều bất tiện.  Đi đâu tôi cũng thấy nó thiếu điều kiện, vì nhu cầu của tôi nhiều quá. 
"Ta có nhu cầu vật chất là vì lòng ta muốn thế hoặc thân ta nó đòi hỏi vậy".
Reply