2020-01-21, 08:21 PM
Dạo trước, sau khi đọc bài KINH NGHIỆM GIÁC NGỘ ĐẦU TIÊN được kể lại của ông Robert Hawood, tôi tò mò muốn tìm hiểu thêm, nên đã mua quyển sách của ông viết kể lại về cuộc đời và quá trình thực hành thiền: "Pouring Concrete: A Zen Path to the Kingdom of God", để biết đầy đủ hơn. Ông Robert H. là cựu quân nhân Mỹ, đã từng tham chiến ở Việt Nam gần hai năm vào cuối thập niên 60. Ông là kỹ sư điện tử, và cũng đã học qua ngành kiến trúc xây dựng. Ông theo đạo Tin Lành (Protestant) như đa số phần đông người Mỹ, sau đó ông rời khỏi Tin lành, và nghiên cứu về triết lý đạo học đông phương, trong đó có Thiền tông (Zen). Sau này ông đi hẳn theo con đường hệ thống thiền tông, một nhánh của Phật giáo. Vào thời đó, thập niên 70 và 80, thiền tông đã phát triển khá phổ biến ở xứ Mỹ này. Dưới đây, anatta xin trích lược lại lời tường thuật của ông về khoảng thời gian ông bắt đầu thực tập thiền quán trên hơi thở. Mục đích của ông ban đầu là chỉ muốn giảm căng thẳng áp lực do công việc xây cất -- ông là chủ thầu một công ty nhỏ về xây dựng -- cũng như giúp tâm hồn an tĩnh hơn trong cuộc sống bề bộn với công việc. Giai đoạn đầu của thực tập thiền quán hơi thở của ông rất gian nan, nhưng nhờ kiên trì nên ông đã gặt hái được thành quả khả quan do phương pháp quan sát hơi thở đem lại.
********
Sau chín năm trời đọc các sách về triết lý Thiền tông (Zen), lần đầu tiên tôi bắt gặp một quyển sách chỉ dẫn về thiền định (meditation) bởi nhà huyền bí học Don Juan, người da đỏ (Indian) được soạn bởi Carlos Castenada. – Castenada đã viết một số sách khuyến khích mọi người học hỏi ngiên cứu cái học nội giới hơn là ngoại giới. – Trong cuốn sách hướng dẫn về thiền định, quan sát hơi thở có thể làm dừng lại vọng tưởng, những đối thoại trong trí, làm giảm căng thẳng áp lực bởi công việc. Sau khi đọc bài tập về thiền trên hơi thở, tôi quyết định thử tập thiền để xem sao. Sau khi ăn trưa, tôi lái xe đến phòng tập thể thao (gym) để tập luyện vài bài tập thể dục cùng lúc tôi thử bài tập thiền quán hơi thở. Nếu bài tập thiền không giúp được đầu óc hay nghĩ ngợi của tôi, thì ít ra một tiếng đồng hồ đi bộ cũng có hiệu quả thư giãn đầu óc, bớt đi những lo lắng của tôi.
Trong lúc đi bộ tại phòng tập, tôi bắt đầu bài tập thiền định là đếm hơi thở ra và thở vào – như dự tính là đếm từ 1 đến 10 hơi thở trong sự yên lặng của trí – rồi lặp lại tiến trình y như vậy. Ngay vừa khi bắt đầu đếm hơi thở thì những ý nghĩ khác nhau hiện lên trong đầu cắt ngang sự đếm hơi thở của tôi, khiến tôi bị quên đã đếm mấy hơi thở rồi, và tôi phải bắt đầu đếm hơi thở lại. Tôi bắt đầu làm lại từ đầu, đếm hơi thở, và rồi tôi bị quên mất ngay việc đếm hơi thở. Tôi hồ nghi rằng chính sự đối thoại trong trí, vọng tưởng là nguyên nhân khiến tôi quên mất việc đếm hơi thở. Tôi bắt đầu lại đếm hơi thở tiếp, nhưng không thể nào được, hễ tôi đếm được chừng 2 hoặc 3 hơi thở là các ý nghĩ, ý tưởng nổi lên xen vào làm tôi quên mất việc tập đếm hơi thở vào, hơi thở ra. Cứ mỗi lần tôi bị quên đếm hơi thở do tư tưởng này nọ xen vào, thì tôi bắt đầu đếm lại từ đầu, cứ như thế khoảng 30 phút thì tôi nổi khùng và thất vọng vì tôi “không thể nào đếm quá được 3 hơi thở.” Cứ mỗi lần bị quên đếm hơi thở, tôi điên tiết lên và tự nhủ phải thực tập lần kế, lần kế gắng gia công tập trung đếm hơi thở cho tốt hơn. Trong suốt buổi tập một giờ đồng hồ thực hành đếm hơi thở, tôi chưa bao giờ tập trung được yên lặng hoàn toàn để đếm được 4 hơi thở mà không bị vọng niệm xen vào.
Tối hôm đó, tôi đọc lại hướng dẫn thiền định trong quyển sách, và lời hướng dẫn cũng cho rằng bài tập thiền theo dõi hơi thở có khả năng làm tâm trí yên tĩnh. Tôi hoài nghi không chắc là phương pháp tập trung quan sát hơi thở có thể làm lắng dịu cái đầu óc nói nhiều của tôi hay chăng. Tuy nhiên ngày kế đến tôi vẫn đến phòng tập thể thao để cố gắng tập tiếp thử… Đến ngày thứ tư, tôi vô cùng thất vọng và giả định rằng về mặt tâm lý tôi không có khả năng để đạt được sự bình yên của tâm trí. – Có lẽ bẩm sinh vốn dĩ người thì có được tâm trí bình tĩnh, người thì có tâm trí hay loạn động. Và tôi vô tình lại có cái tâm trí hay lăng xăng vọng động không ngừng. Rõ ràng tâm trí tôi là một đống hổn độn, cứ hết suy nghĩ chuyện này lại liên tưởng đến chuyện khác, cứ mãi tự độc thoại với chính nó không ngừng. Mơ tưởng viễn vông về những sự tình tốt đẹp có thể đưa đến từ những phiền toái về công việc xây cất hiện thời, suy nghĩ về rắc rối tài chánh của công ty tôi, suy đoán những vấn đề triết học, rồi nhảy tới nhảy lui hết ý tưởng này đến ý nghĩ nọ như ngựa không cương. Theo dõi sự vọng động trong trí óc đang diễn ra như vậy thì tôi tự hỏi, “ai đang quan sát toàn bộ sự lăng xăng, loạn động của trí óc đây?” Kế đến tôi tự hỏi, “ai đang tự hỏi đây?” – Rồi tôi lại quên mất đi sự luyện tập đếm hơi thở của mình. Có lúc tôi đếm chỉ được 1 hơi thở, rồi năm phút sau đó tôi mới giật mình nhận ra là mình quên bén đi sự đếm hơi thở vì đầu óc đang miên man nghĩ ngợi về những vấn đề xây dựng (construction) của vài tuần lễ đã qua. Thế là tôi phải bắt đầu tập trung đếm hơi thở lại, rồi vài phút sau đó tôi mới chợt tỉnh hồn lại và không thể nhớ được hơi thở sau cùng mà tôi đã đếm là hơi thở thứ mấy. Hơi thở thứ 3 hay hơi thở thứ 4? Vào lúc chấm dứt buổi tập đếm hơi thở ngày thứ tư, sự thất vọng của tôi lên đến tột cùng, thì khi ấy có cái gì khác xảy ra. Từ sâu thẳm bên trong nội tâm một sự kiên quyết thực tập để khắc phục vượt qua cái đầu óc nói chuyện huyên thuyên không ngừng này, linh cảm rằng với sự thực hành dài hạn có lẽ mới thấy được tầm quan trọng khả quan của nó.
Hai tuần lễ kế tiếp, tôi tiếp tục đến phòng tập thể thao và vừa đi bộ vừa thực tập đếm hơi thở. Và trong suốt một tuần lễ theo sau đó nữa, sau buổi thực tập và về đến nhà, tôi bèn làm một chuyến đi bộ vòng thôn làng gần nơi khu tôi sống. Đó là một ngày đẹp trời đầu tháng 11. Những làn gió mát dịu, mùi của lá mục, cỏ xanh uốn mình mềm mại trong gió, những con sóc chạy nhảy đó đây…, tôi nhớ lại thời tuổi thơ của mình đã trải qua như thế mà bây giờ tôi mới cảm nghiệm lại. Công việc bề bộn khiến tôi quên mất những cảnh vật thiên nhiên xung quanh mình. Hết công trình xây dựng này đến công trình khác, đầu óc tôi toàn là những ý kiến, hình ảnh, kế hoạch, dự định. Sau hơn một tháng thực tập phương pháp đếm hơi thở, tôi và vợ cùng đứa con gái phải đi thăm ba má tôi qua lời mời của ông bà.
Sau khi trở về nhà, tôi tăng thêm 1 tiếng đồng hồ cho buổi thực tập thiền định theo dõi hơi thở, tức là 2 tiếng mỗi ngày cho mỗi lần thực tập vào ban đêm. Thực hành cũng tương tự nhưng có khác chút là không đếm hơi thở nữa mà chỉ để tâm quan sát hơi thở ra, hơi thở vào. Tiến trình theo dõi hơi thở được diễn ra trong yên lặng. Và trong 2 tuần lễ kế sau đó, tôi cảm thấy thân thể có thêm năng lực và lo âu căng thẳng được giảm đi. Sau 4 tháng thực hành, 2 tiếng đồng hồ mỗi buổi tập hằng ngày như thế, tôi tăng thêm 1 giờ đồng hồ nữa, tức là 3 tiếng đồng hồ cho mỗi buổi tối hành thiền. Tôi cũng không có mong cầu gì đặc biệt cho sự thực hành này; mục đích chỉ đơn giản là để khám phá xem cái gì sẽ xảy ra, thế thôi. Có lúc tôi thấy mình hơi ngớ ngẩn khi tiêu phí quá nhiều thời gian chỉ để ngồi trơ trơ đó theo dõi hơi thở vào, hơi thở ra. :) Nhưng có lý do gì đó không giải thích được, tôi kiên trì thực hành.
Trong lúc đi bộ tại phòng tập, tôi bắt đầu bài tập thiền định là đếm hơi thở ra và thở vào – như dự tính là đếm từ 1 đến 10 hơi thở trong sự yên lặng của trí – rồi lặp lại tiến trình y như vậy. Ngay vừa khi bắt đầu đếm hơi thở thì những ý nghĩ khác nhau hiện lên trong đầu cắt ngang sự đếm hơi thở của tôi, khiến tôi bị quên đã đếm mấy hơi thở rồi, và tôi phải bắt đầu đếm hơi thở lại. Tôi bắt đầu làm lại từ đầu, đếm hơi thở, và rồi tôi bị quên mất ngay việc đếm hơi thở. Tôi hồ nghi rằng chính sự đối thoại trong trí, vọng tưởng là nguyên nhân khiến tôi quên mất việc đếm hơi thở. Tôi bắt đầu lại đếm hơi thở tiếp, nhưng không thể nào được, hễ tôi đếm được chừng 2 hoặc 3 hơi thở là các ý nghĩ, ý tưởng nổi lên xen vào làm tôi quên mất việc tập đếm hơi thở vào, hơi thở ra. Cứ mỗi lần tôi bị quên đếm hơi thở do tư tưởng này nọ xen vào, thì tôi bắt đầu đếm lại từ đầu, cứ như thế khoảng 30 phút thì tôi nổi khùng và thất vọng vì tôi “không thể nào đếm quá được 3 hơi thở.” Cứ mỗi lần bị quên đếm hơi thở, tôi điên tiết lên và tự nhủ phải thực tập lần kế, lần kế gắng gia công tập trung đếm hơi thở cho tốt hơn. Trong suốt buổi tập một giờ đồng hồ thực hành đếm hơi thở, tôi chưa bao giờ tập trung được yên lặng hoàn toàn để đếm được 4 hơi thở mà không bị vọng niệm xen vào.
Tối hôm đó, tôi đọc lại hướng dẫn thiền định trong quyển sách, và lời hướng dẫn cũng cho rằng bài tập thiền theo dõi hơi thở có khả năng làm tâm trí yên tĩnh. Tôi hoài nghi không chắc là phương pháp tập trung quan sát hơi thở có thể làm lắng dịu cái đầu óc nói nhiều của tôi hay chăng. Tuy nhiên ngày kế đến tôi vẫn đến phòng tập thể thao để cố gắng tập tiếp thử… Đến ngày thứ tư, tôi vô cùng thất vọng và giả định rằng về mặt tâm lý tôi không có khả năng để đạt được sự bình yên của tâm trí. – Có lẽ bẩm sinh vốn dĩ người thì có được tâm trí bình tĩnh, người thì có tâm trí hay loạn động. Và tôi vô tình lại có cái tâm trí hay lăng xăng vọng động không ngừng. Rõ ràng tâm trí tôi là một đống hổn độn, cứ hết suy nghĩ chuyện này lại liên tưởng đến chuyện khác, cứ mãi tự độc thoại với chính nó không ngừng. Mơ tưởng viễn vông về những sự tình tốt đẹp có thể đưa đến từ những phiền toái về công việc xây cất hiện thời, suy nghĩ về rắc rối tài chánh của công ty tôi, suy đoán những vấn đề triết học, rồi nhảy tới nhảy lui hết ý tưởng này đến ý nghĩ nọ như ngựa không cương. Theo dõi sự vọng động trong trí óc đang diễn ra như vậy thì tôi tự hỏi, “ai đang quan sát toàn bộ sự lăng xăng, loạn động của trí óc đây?” Kế đến tôi tự hỏi, “ai đang tự hỏi đây?” – Rồi tôi lại quên mất đi sự luyện tập đếm hơi thở của mình. Có lúc tôi đếm chỉ được 1 hơi thở, rồi năm phút sau đó tôi mới giật mình nhận ra là mình quên bén đi sự đếm hơi thở vì đầu óc đang miên man nghĩ ngợi về những vấn đề xây dựng (construction) của vài tuần lễ đã qua. Thế là tôi phải bắt đầu tập trung đếm hơi thở lại, rồi vài phút sau đó tôi mới chợt tỉnh hồn lại và không thể nhớ được hơi thở sau cùng mà tôi đã đếm là hơi thở thứ mấy. Hơi thở thứ 3 hay hơi thở thứ 4? Vào lúc chấm dứt buổi tập đếm hơi thở ngày thứ tư, sự thất vọng của tôi lên đến tột cùng, thì khi ấy có cái gì khác xảy ra. Từ sâu thẳm bên trong nội tâm một sự kiên quyết thực tập để khắc phục vượt qua cái đầu óc nói chuyện huyên thuyên không ngừng này, linh cảm rằng với sự thực hành dài hạn có lẽ mới thấy được tầm quan trọng khả quan của nó.
Hai tuần lễ kế tiếp, tôi tiếp tục đến phòng tập thể thao và vừa đi bộ vừa thực tập đếm hơi thở. Và trong suốt một tuần lễ theo sau đó nữa, sau buổi thực tập và về đến nhà, tôi bèn làm một chuyến đi bộ vòng thôn làng gần nơi khu tôi sống. Đó là một ngày đẹp trời đầu tháng 11. Những làn gió mát dịu, mùi của lá mục, cỏ xanh uốn mình mềm mại trong gió, những con sóc chạy nhảy đó đây…, tôi nhớ lại thời tuổi thơ của mình đã trải qua như thế mà bây giờ tôi mới cảm nghiệm lại. Công việc bề bộn khiến tôi quên mất những cảnh vật thiên nhiên xung quanh mình. Hết công trình xây dựng này đến công trình khác, đầu óc tôi toàn là những ý kiến, hình ảnh, kế hoạch, dự định. Sau hơn một tháng thực tập phương pháp đếm hơi thở, tôi và vợ cùng đứa con gái phải đi thăm ba má tôi qua lời mời của ông bà.
Sau khi trở về nhà, tôi tăng thêm 1 tiếng đồng hồ cho buổi thực tập thiền định theo dõi hơi thở, tức là 2 tiếng mỗi ngày cho mỗi lần thực tập vào ban đêm. Thực hành cũng tương tự nhưng có khác chút là không đếm hơi thở nữa mà chỉ để tâm quan sát hơi thở ra, hơi thở vào. Tiến trình theo dõi hơi thở được diễn ra trong yên lặng. Và trong 2 tuần lễ kế sau đó, tôi cảm thấy thân thể có thêm năng lực và lo âu căng thẳng được giảm đi. Sau 4 tháng thực hành, 2 tiếng đồng hồ mỗi buổi tập hằng ngày như thế, tôi tăng thêm 1 giờ đồng hồ nữa, tức là 3 tiếng đồng hồ cho mỗi buổi tối hành thiền. Tôi cũng không có mong cầu gì đặc biệt cho sự thực hành này; mục đích chỉ đơn giản là để khám phá xem cái gì sẽ xảy ra, thế thôi. Có lúc tôi thấy mình hơi ngớ ngẩn khi tiêu phí quá nhiều thời gian chỉ để ngồi trơ trơ đó theo dõi hơi thở vào, hơi thở ra. :) Nhưng có lý do gì đó không giải thích được, tôi kiên trì thực hành.
(còn tiếp một kỳ)
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore