LTP Học Phật Pháp

Chánh ngữ là lời nói chân chánh, không tạo nghiệp bất thiện bằng lời nói, mà trái lại, dùng lời nói để tạo các nghiệp thiện lành. Trong Bát Chánh Đạo, Chánh Ngữ là chi thứ ba, và được định nghĩa như sau, như đã ghi trong Tương Ưng Bộ: "Thế nào là Chánh ngữ ?

  1. Về mặt tiêu cực: từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm". 
  2. Về mặt tích cực: lời nói chân thật, hòa hợp, dịu dàng, và có ý nghĩa. 
Khi ta thực tập được những lời nói nầy, ta được nhiều người quý mến. Để đáp lại, họ sẽ lắng nghe những gì ta nói ra, và sẽ đáp ứng thân thiện và xây dựng.


TIÊU CỰC: 
  1. Không nói dối; luôn nói thật 
  2. không nói lời hai lưỡi, chia rẽ, đâm thọc 
  3. không nói lời độc ác; nói lời nhu hoà 
  4. không nói lời phù phiếm; trái lại, nói Pháp, nói Luật
Trong Tăng Chi Bộ 10.176, Đức Phật dạy:

-- "Có bốn pháp tịnh hạnh về lời nói:

1) Ở đây, có người đoạn tận nói láo, từ bỏ nói láo. Nếu không biết, người ấy nói: "Tôi không biết"; nếu biết, người ấy nói: "Tôi biết"; nếu không thấy, người ấy nói: "Tôi không thấy"; nếu thấy, người ấy nói: "Tôi thấy". Như vậy lời nói của người ấy không trở thành cố ý vọng ngữ, hoặc nguyên nhân vì mình, hoặc nguyên nhân vì người, hoặc nguyên nhân vì một vài quyền lợi gì.

2) Người ấy đoạn tận nói hai lưỡi, từ bỏ nói hai lưỡi. Nghe điều gì ở chỗ này, người ấy không đi đến chỗ kia nói, để gây chia rẽ ở những người này; nghe điều gì ở chỗ kia, người ấy không đi nói với những người này, để gây chia rẽ ở những người kia. Như vậy người ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, tăng trưởng những kẻ hòa hợp, thích thú hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp.

3) Người ấy đoạn tận lời nói độc ác, từ bỏ lời nói độc ác. Người ấy chỉ dùng những lời nói nhu hòa, êm tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người, vui ý nhiều người.

4) Người ấy đoạn tận lời nói phù phiếm. Người ấy nói đúng thời, nói chân thật, nói có ý nghĩa, nói Pháp, nói Luật, nói những lời đáng được gìn giữ. Vì nói hợp thời, nên lời nói thuận lý, có mạch lạc, hệ thống, lợi ích".

Đó cũng là 4 thiện nghiệp về Khẩu trong 10 thiện nghiệp (thập thiện nghiệp) mà Đức Phật thường giảng dạy cho các vị đệ tử cư sĩ. Còn các thiện nghiệp khác là về Thân có 3: các hành động không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm; và về Ý có 3: các ý tưởng không tham, không sân, không si.

*

TÍCH CỰC:
a: chân thật     b: mục đích     c: ưa thích


Có 6 truờng hợp: 

A/ 3 trường hợp người nghe không ưa thích:

1/ xa xb xc: Không nói  
2/ a   xb xc: Không nói
3/ a    b xc: Đúng thời giải thích

B/ 3 trường hợp người nghe ưa thích:

4/ xa xb  c:  Không nói 
5/ a  xb  c:  Không nói  
6/ a   b  c:  Đúng thời giải thích


Cũng có trường hợp, khi ta nói chân thật và lễ độ mà vẫn chạm đến tự ái của kẻ khác, khiến họ phật lòng. Tuy thế, đôi khi cần phải nói sự thật dù có mất lòng nhưng hữu ích, có khả năng đem đến lợi lạc trên đường tu tập. 

Trong kinh số 58, Trung Bộ, Vương tử Vô Úy hỏi Đức Phật rằng có thể nào lời nói của Ngài làm phật ý người khác hay không. Ngài trả lời:

-- "Này Vương tử Vô Úy, 
  1. Lời nói nào Như Lai biết không như thật, không như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, Như Lai không nói lời nói ấy.
  2. Lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, Như Lai không nói lời nói ấy.
  3. Lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, ở đây, Như Lai biết đúng thời mà giải thích lời nói ấy.
  4. Lời nói nào Như Lai biết là không như thật, không như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa thích, Như Lại không nói lời nói ấy.
  5. Lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa và thích, Như Lai không nói lời nói ấy.
  6. Và lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa và thích, ở đây, Như Lai biết đúng thời mà giải thích lời nói ấy".
Như thế, chúng ta thấy rằng Đức Phật chọn đúng thời để giảng dạy người khác, với những lời lẽ như thật, như chân, đưa đến mục đích giải thoát giác ngộ, cho dù lời ấy được người nghe ưa thích hoặc không ưa thích.

*

5 yếu tố của một lời nói thiện lành

Trong kinh Lời Nói (Tăng Chi 5.198), Đức Phật giảng 5 yếu tố của một lời nói thiện lành như sau:

-- Thành tựu năm chi phần, này các Tỳ khưu, các lời là thiện thuyết, không phải ác thuyết, không có phạm tội và không bị những bậc Hiền trí chỉ trích. 

Thế nào là năm? 
  1. Nói đúng thời, 
  2. nói đúng sự thật, 
  3. nói lời nhu hòa, 
  4. nói lời đem đến lợi ích, 
  5. nói với lời từ tâm.

1) Nói đúng thời: có khi một lời chân thật nhưng không được phát biểu đúng lúc thì thành ra vô ích hoặc làm cho người khác bực mình. Người thiện trí phải tế nhị để áp dụng lời nói của mình đúng chỗ, đúng lúc.

2) Nói đúng sự thật: bậc thiện tri thức nói một lời phải dựa trên sự thật, không ngụy biện, không lừa dối.

3) Nói lời nhu hoà: lời nói cần phải dịu dàng, lễ phép, tạo không khí hòa hợp.

4) Nói lời đem đến lợi ích: lời nói phải có mục đích và ý nghĩa của nó, dù là lời chân thật nhưng không có mục đích đem lại lợi ích cho ai, thì đó cũng chỉ là lời nói nhảm, vô dụng.

5) Nói lời với từ tâm: lời nói phải phát xuất từ tấm lòng thương yêu, cẩn trọng.

*

Lời nói: khéo nói, đúng pháp, khả ái, sự thật

Ngoài ra, trong bài kinh Khéo Thuyết, Kinh Tập 78, Đức Phật giảng thêm:

-- Thành tựu bốn chi phần, này các Tỳ-khưu, lời nói được khéo nói, không phải vụng nói, không có lỗi lầm, không bị người trí quở trách. 

Thế nào là bốn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo 
  1. chỉ nói lời khéo nói, không nói lời vụng nói; 
  2. chỉ nói lời đúng pháp, không nói lời phi pháp; 
  3. chỉ nói lời khả ái, không nói lời phi khả ái; 
  4. chỉ nói lời đúng sự thật, không nói lời không đúng sự thật. 
Thành tựu với bốn chi phần này, này các Tỳ khưu, lời nói là được khéo nói, không phải vụng nói, không có lỗi lầm, không bị người trí quở trách.

*

10 Đề Tài Thảo Luận

Trong Tăng Chi Bộ 10.69, Đức Phật khuyên chúng ta chỉ nên bàn luận về những đề tài thiết thực, có ích lợi trong sự tu tập:

-- Có mười đề tài đáng để đàm luận. 

Thế nào là mười? Đó là các
 
  1. câu chuyện về ít dục, 
  2. câu chuyện về biết đủ, 
  3. câu chuyện về viễn ly, 
  4. câu chuyện về không tụ hội, 
  5. câu chuyện về tinh tấn, 
  6. câu chuyện về giới, 
  7. câu chuyện về định, 
  8. câu chuyện về tuệ, 
  9. câu chuyện về giải thoát, 
  10. câu chuyện về giải thoát tri kiến.

Ngài thiền sư Buddhadassa (Phật Lệ), Thái Lan, giải thích thêm:

1) Giảm dục (Appiccha-gatha): đàm luận để giảm lòng tham, dùng những từ ngữ khuyến khích ta tiết giảm lòng ham muốn.

2) Biết đủ hay Tri túc (Santutthi-gatha): đàm luận để đưa đến sự biết đủ, dùng những từ ngữ khuyến khích ta thỏa mãn với những gì mình đang có, mà không còn chú ý đến các tiện nghi xa hoa.

3) Viễn ly hay Ðộc cư (Paviveka-gatha): đàm luận để đưa đến sự sống một mình, dùng những từ ngữ khuyến khích việc sống và tư duy đơn độc, xa lánh các náo động.

4) Không tụ hội hay Giảm Tiếp (Asamsagga-gatha): đàm luận để tránh các tiếp xúc vô ích, dùng những từ ngữ khuyến khích ta tránh phí phạm năng lực và thì giờ.

5) Tinh tấn (Viriyarambha-gatha): đàm luận để bảo tồn và gia tăng tinh tấn, dùng những từ ngữ khuyến khích nỗ lực trong tu tập.

6) Giới đức (Sila-gatha): đàm luận để giữ giới hạnh tốt, dùng những từ ngữ để khuyến khích gìn giữ đức hạnh.

7) Thiền định (Samadhi-gatha): đàm luận để tạo lập tâm an định, thăng bằng, chuyên chú, tổng hợp, dùng những từ ngữ để khuyến khích tâm thêm trong sáng và ổn cố.

8) Trí tuệ (Panna-gatha): đàm luận để tạo thông minh và trí tuệ, dùng những từ ngữ để khuyến khích sự phát triển tuệ minh triết.

9) Giải thoát (Vimutti-gatha): đàm luận để giải thoát, dùng những từ ngữ để khuyến khích sự giải thoát tâm trí khỏi mọi phiền não, mọi mầm mống bất thiện.

10) Tri kiến Giải thoát (Vimutti-nanadassana-gatha): đàm luận để tạo lập tri kiến giải thoát, dùng những từ ngữ để khuyến khích sự chú tâm và hiểu biết về tri kiến giải thoát, xả ly khỏi mọi tham thủ và phiền não.

*

Ðức Phật rất chê trách những cuộc nói chuyện huyên thuyên, phí thời gian vô ích. Những lời gièm pha và đồn đãi không đem đến lợi lạc gì, vì chúng làm quấy động sự yên tĩnh và định tâm. Ngài cũng giảng thêm rằng người ta không thể trở thành bậc trí chỉ vì nói nhiều, cũng không phải vì nói nhiều mà người ta được gọi là bậc lão thông Pháp (Dhammadhara), như trong các câu Pháp Cú sau đây:

"Dầu nói ngàn ngàn lời,
Nhưng không gì lợi ích,
Tốt hơn một câu nghĩa,
Nghe xong, được tịnh lạc." (PC 100)

"Không phải vì nói nhiều,
Mới xứng danh bậc trí.
An ổn, không oán sợ.
Thật đáng gọi bậc trí." (PC 258)

"Không phải vì nói nhiều,
Là thọ trì chánh pháp.
Người nghe ít diệu pháp,
Nhưng trực nhận viên dung,
Chánh pháp không buông lung,
Là thọ trì chánh pháp." (PC 259)

Trong ngôn ngữ Pàli, danh từ "Mâu-ni" (Muni) trong tên "Thích-ca Mâu-ni" (Sakya Muni) có nghĩa là người luôn giữ sự yên lặng (bậc Tịch tịnh), thường được dùng để gọi một vị Thánh. Đức Phật thường khuyên các vị tu sĩ đệ tử rằng: "Này các Tỳ-khưu, khi quí vị hội họp với nhau, có hai việc cần phải làm: một là đàm luận về Chánh pháp, hai là giữ sự im lặng của bậc Thánh" (Phật tự thuyết, Ud 10).

*

Tóm lại, lời nói có một ảnh hưởng vô cùng quan trọng, không những tác động đến đời sống hạnh phúc của mỗi cá nhân mà còn có thể tác động đến sinh hoạt của xã hội. Nếu có tỉnh giác và định hướng tốt, lời nói qua các cuộc đàm luận, giao tiếp hằng ngày, sẽ mang đến nhiều lợi ích trong sự tu tập của những người con Phật chúng ta. Chính vì thế mà Đức Phật đã đưa Chánh Ngữ vào Bát Chánh Đạo, con đường Tám Chánh dẫn đến giải thoát giác ngộ.

Bình Anson,
Tây Úc, tháng 9-2004
Reply
Vấn đáp Phật pháp ngày 26/03/2022 | sư Hạnh Tuệ - sư Chánh Tâm




Tu là sửa?

Tu được dịch từ chữ Pali là "Pha guê tí" (bhāveti), có nghĩa là "phát triển". Như vậy, "tu tập tâm" có nghĩa là "phát triển tâm". "Tu tập Giới Định Tuệ " dịch cho sát nghĩa là "phát triển Giới Định Tuệ ".

Vì vậy, không có gì "sửa", chỉ có sự phát triển. Có nơi  dùng từ Pali là "Pha guýt tá" (bhāvita) có nghĩa là "được phát triển". Như vậy, tu là để tâm được phát triển hoặc thân khẩu ý được phát triển.

Khi vật dụng mới được dùng một thời gian bị hư hỏng  phảii đem sửa để không còn bị hư nữa. Như vậy, không có gì thay đổi, vật dụng vẫn "có", vẫn hiện diện, hiện hữu.

Mình đang có Tham Sân Si cần tu tập để hết Tham Sân Si. Như vậy, tu để mất. Nếu tu để sửa, mình sửa cái Tham này để có cái Tham khác dưới khía cạnh khác.  Khi sửa cái điện thoại, ta vẫn còn cái điện thoại; cái điện thoại cũ không thể trở thành chiếc máy bay. 

Tu để mất, không phải để sửa.

-------------

Tụng Niệm để thoát nạn?

1/ Kinh Tạng Pali không dụ dỗ: Đức Phật không hề chủ trương tụng bài Kinh hay câu Kinh nào cho đủ 5 biến, 10 biến, hay 108 biến là sẽ thoát nạn, tật bệnh tiêu trừ.  Thay vào đó, chúng ta cần hiểu và thực hành bài Kinh được dạy.

2/  Kinh Tạng Pali không hù dọa: Kinh Tạng không hề nói nếu bạn không tin, bạn sẽ bị đui mù hoặc sẽ làm chó làm mèo làm heo.
 
Trái lại, ai tin vào Kinh Tạng Pali, người đó là người sáng mắt, thấy được Giáo Pháp, thực hành Giáo Pháp. Ai không tin thì thôi. Không có chuyện dụ dỗ hay hù dọa.

3/ Trong Kinh Tạng Pali, Đức Phật không chủ trương nhờ vào tha lực, nhất là vào một vị Bồ Tát nào.

Kính Tạng Pali nhắc đến Bồ Tát là nhắc đến quá khứ thời Đức Phật còn là một chúng sanh tìm cầu giác ngộ. Kinh Tạng Pali chỉ nhắc đến duy nhất một vị Bồ Tát đó thôi. 

------------

Cách nhận diện bài Kinh nào không thuộc về Kinh Tạng Pali:

1/ Nếu văn bản nào nhắc đến vị Bồ Tát nào đó không phải là tiền thân Đức Phật thì văn bản đô không nằm trong Kinh Tạng Pali.

2/ Kinh Tạng Pali thường lặp đi lặp lại cho dễ nhớ vì thời Đức Phật không có chữ viết.

3/ Những chữ được dùng không phải là những chữ thuộc vào thời Đức Phật tại thế.

------------

Cố gắng trả hết nợ chồng vợ, con cái.

Không bao giờ trả hết nợ được, vì trong khi trả nợ cũ, chúng ta vay nợ mới. Nợ mới chồng lên nợ cũ.

Hiện giờ, sống trong môi trường với gia đình, sẽ bị cuốn hút vào hoàn cảnh. Một khi ở vào vị thế khác, sẽ thấy nó không quan trọng như vậy. Vì thế, những bậc có trí mới tu để có thể ở vị trí cao hơn.

Nếu không tu được dưới vị thế xuất gia,  hãy tu theo vị thế tại gia. 

Với cái khổ hiện tại, hãy 
  1. kham nhẫn,
  2. tạo công đức, 
  3. không bao giờ phạm Giới. 
Nhờ vậy, sẽ có nhiều Thiện Nghiệp.

Phải tự cứu mình bằng Thiện Nghiệp vì 
  1. Thiện Nghiệp là cứu cánh duy nhất. 
  2. Nhờ Thiện Nghiệp, vào một ngày nào đó, tâm khá hơn, có khả năng nhận ra sự vô lý của hoàn cảnh cũ.
  3. Nếu tu tập Thiện Nghiệp cho wuả trong hiện tại,  cuộc sống sẽ khá hơn. Bằng không, sẽ khổ cho tới lúc chết nhưng yên trí với đời sống đâu vì đã tích lũy rất nhiều Thiện Nghiệp.
Có 4 trường hợp:

  1. Từ tối đi vào tối
  2. Từ tối đi vào sáng 
  3. Từ sáng đi vào tối
  4. Từ sáng đi vào sáng 

------------

Kiếp này xuất gia đi tu được là do nhân duyên đã từng xuất gia của nhiều kiếp liên tục.

Hãy tránh lối suy nghĩ này vì 
  1. không có bài Kinh nào dạy như vậy.
  2. tránh đổ thừa cho lý do nào đó vì sẽ không bao giờ tu được.
Tương tự như "bố thí". Đời này tôi bố thí không được, để đời sau tôi bố thí.

Không dám bỏ cái mình đang có để đi tu thì đừng có đổ thừa.

----------

Bỏn xẻn có nghĩa là không muốn cho, không phải là mình không muốn bỏ.
Reply
Heart 
❤❤❤

[Image: hinh-anh-chuc-mung-nam-moi-dep-nhat-3-051340312.jpg]
Reply
(2023-01-16, 08:24 PM)Mi. Wrote:
❤❤❤

[Image: hinh-anh-chuc-mung-nam-moi-dep-nhat-3-051340312.jpg]

Hình đẹp quá. Cám ơn Mị nhiều lắm.

Thân chúc Mị và gia quyến một năm mới tràn đầy hạnh phúc, sức khỏe dồi dào, muốn gì được nấy.

Tulip4 Musical-note_1f3b5  Birthday-cake_1f382
Reply
Tại sao không cảnh báo các vị sư tà kiến?




Không nêu đích danh vị sư tà kiến, nhưng cần lên tiếng chỉnh sửa tà kiến của vị sư đó:

1/ để tránh tiếng thị phi phê bình là "ganh tị", "sân si", "nhiều chuyện", vân vân ...
2/ xét việc, không xét người.

Quan trọng: Cần vun bồi trí tuệ để có khả năng tránh các vị thầy tà kiến trong các kiếp sống tương lai.
Reply
Hiểu về bố thí | Lớp Phật Pháp Căn Bản | Sư Hạnh Tuệ




Bố thí là 
  1. hạnh đầu tiên được Đức Thế Tôn nhắc đến trong Tuần Tự Pháp.
  2. nhân đầu tiên trong 10 nhân tu phước.
  3. đứng đầu trong 10 ba la mật.
Đó là vì chúng sanh phước (nhân cho quả như ý) rất ít mà tội (nhân cho quả không vừa ý) rất nhiều. Vì vậy, chúng ta cần vun bồi rất nhiều công đức trên con đường giải thoát. Một trong số công đức không thể thiếu bố thí. Đó là vì bố thí là cái nền (foundation) để xây dựng các thiện pháp khác.

Bố thí cho quả nhiều nếu người bố thí có Giới trong sạch. Vì thế, trước khi bố thí, hãy xin giới.
Reply
Tương Ưng Bộ - Samyutta Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Tập I - Thiên Có Kệ

[01] Chương I
Tương Ưng Chư Thiên
-ooOoo-

I. Phẩm Cây Lau
II. Phẩm Vườn Hoan Hỷ

V. Tiếng Ðộng Rừng Sâu (hay Thân tịch tịnh) (S.i,7) (Tạp 50.II, An trú, Ðại 2,360b) (Biệt Tạp 16.26, Ðại 2,490b)

Nay là thời giữa trưa,
Loài chim nghỉ yên lặng,
Vang động tiếng rừng sâu,
Ta run, ta khiếp sợ.

(Thế Tôn):

Nay là thời giữa trưa,
Loài chim nghỉ yên lặng,
Vang động tiếng rừng sâu,
Ta vui, Ta thích thú.

VI. Ngủ Gục, Biếng Nhác (Tạp 22.23, Ðại 2,160a) (S.i,7) (Biệt Tạp 9.15, Ðại 2,437c)

Ngủ gục, nhác, ngáp dài,
Không vui, ăn quá độ,
Ở đây, đối chúng sanh,
Thánh đạo không hiển lộ.
Ngủ gục, nhác, ngáp dài,
Không vui, ăn quá độ,
Với tinh tấn, đoạn chúng,
Thánh đạo được thanh tịnh.

VII. Khó Làm (hay Con rùa) (Tạp 22.25, Ðại 2,169b) (S.i,7) (Biệt Tạp 9,14, Ðại 2,437b)

Khó làm, khó kham nhẫn,
Thiếu trí, hành Sa-môn,
Chỗ kẻ ngu thối đọa,
Chỗ ấy đầy chướng ngại.
Bao ngày hành Sa-môn
Nếu tâm không chế ngự,
Mỗi bước, phải sa đọa,
Nô lệ cho suy tư,
Như rùa rút chân cẳng,
Trong mai rùa của mình.
Vị Tỷ-kheo cũng vậy,
Thâu nhiếp mọi suy tư,
Không tham dính vật gì,
Không làm hại người nào,
Hoàn toàn thật tịch tịnh,
Không chỉ trích một ai.

VIII. Tàm Quý (S.i,7)

Người được tàm chế ngự,
Tìm được ai ở đời?
Ai biết ngăn chỉ trích,
Như ngựa hiền bóng roi.
Người được tàm chế ngự,
Sống thường thường chánh niệm,
Vị ấy đạt kết quả,
Khổ đau được đoạn tận,
Bước những bước thăng bằng,
Trên đường không thăng bằng

(See posts #910 và #911, p 61)

Sẽ có một ngày mình sẽ đối diện bốn bức tường chung quanh, ngó đèn khuya trên vách. Làm gì thì làm, chúng ta đã đến cuộc đời này cô đơn và cũng sẽ ra đi cô đơn . Sợ nhất là cuối đời không được ra đi thanh thản mà phải đau vài năm nằm liệt giường thì mọi sự còn nặng nề biết bao nhiêu nữa.

Phải học sống cô đơn, thưa quí vị. Làm gì thì làm, chồng vợ con cái họ chia sẻ với chúng ta một mức nào đi nữa thì cũng chỉ là người đứng bên thềm, đứng ngoài hiên trước cuộc đời mình thôi. Một người có khả năng sống an lạc với riêng mình là người mạnh nhất. Người dũng cảm nhất không phải là người đánh được con sư tử, mà người hùng mạnh nhất trên đời chính là người có thể sống an lạc với riêng mình.


Trân quý thời gian:

Người Mỹ có câu thế này: “Nếu bạn bỏ tiền ra mua những món không cần thiết thì bạn đã mất tiền dành cho những vật cần thiết”. Nếu chúng ta mất nhiều thời gian cho những chuyện không cần thiết thì chúng ta đã mất thời gian cho những chuyện cần thiết. 



Con rùa:

Những người tu hành đàng hoàng luôn luôn thúc liễm các căn giống như con rùa luôn luôn tự vệ bằng cách co các chi vào bên trong cái mai của nó. 

Kapāla ở đây có hai nghĩa: 

1. Cái đầu, 
2. Cái mai của con rùa. 

Vị tu hành thu thúc các căn như con rùa rúc vào mai và trở thành như hòn đá khó bị tấn công. Đừng nghĩ là vị ấy giống rùa là chết nhát, co rút, thụ động chạy trốn, chối bỏ thực tại, mà là có chánh niệm, có trí tuệ để tựa nương, an trụ khi cần thiết, không bị dính mắc. 

Anissito: không bị dính mắc. “taṇhādiṭṭhinissayehi anissito” là không bị dính mắc trong tham ái và tà kiến. 

Một vị tỳ kheo sống đúng như con rùa như vậy là 
  1. có khả năng tự xử mình, 
  2. tự thúc liễm trong tâm ý của mình 
  3. đồng thời sống không dính mắc trong tham ái tà kiến và 
  4. aññamaheṭhayāno: sống không làm hại ai.
Reply
Bug 
Tương Ưng Bộ - Samyutta Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Tập I - Thiên Có Kệ 
[01] Chương I
Tương Ưng Chư Thiên

-ooOoo-

II. Phẩm Vườn Hoan Hỷ

IX. Am Tranh (S.i.8)

Ngài không có am tranh,
Ngài không có tổ ấm,
Ngài không có dây giăng,
Ngài thoát khỏi hệ phược.


(Thế Tôn):

Ta không có am tranh,
Ta không có tổ ấm,
Ta không có dây giăng,
Ta thoát khỏi hệ phược.


(Vị Thiên):

Con nói am là gì?
Nói tổ ấm là gì?
Nói dây giăng là gì?
Nói hệ phược là gì?


(Thế Tôn):

Ông nói am là mẹ,
Nói tổ ấm là vợ,
Nói dây giăng là con,
Nói hệ phược là ái.


(Vị Thiên):

Lành thay, Ngài không am!
Lành thay, không tổ ấm!
Lành thay, không dây giăng!
Lành thay, Ngài thoát phược!

X. Samiddhi (Tạp 38.17, Ðại 2,281c) (S.i,8) (Biệt Tạp I.17) Ðại 2,379a)

1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Vương Xá tại Tapodàràma (Tịnh xá Suối nước nóng).
2) Tôn giả Samiddhi, khi đêm đã gần tàn, thức dậy và đi đến suối nước nóng để tắm rửa tay chân. Sau khi tắm rửa tay chân, ra khỏi suối nước nóng, Tôn giả đứng, đắp một tấm y để phơi tay chân cho khô.
3) Rồi một vị Thiên, khi đêm đã gần tàn, với dung sắc thù thắng, chói sáng toàn vùng suối nước nóng, đi đến Tôn giả Samiddhi, sau khi đến, đứng giữa hư không, nói lên bài kệ với Tôn giả Samiddhi:

Không hưởng, Ông khất thực,
Nay khất thực, không hưởng,
Hãy hưởng rồi khất thực,
Chớ uổng phí thời gian.


(Samiddhi):

Thời Ông, ta không biết.
Thời ta, ẩn không hiện.
Không hưởng, ta khất thực,
Không uổng thời gian ta.


4) Rồi vị Thiên ấy đứng xuống đất và thưa với Tôn giả Samiddhi:
-- Này Tỷ-kheo, Ông còn trẻ tuổi mà đã xuất gia, niên thiếu, tóc còn đen nhánh trong tuổi thanh xuân. Trong thời trẻ thơ của tuổi đời, Ông không thọ hưởng các ái dục. Này Tỷ-kheo, hãy thọ hưởng các ái dục của người đời. Chớ có bỏ hiện tại mà chạy theo những gì bị thời gian chi phối.
5) -- Này Hiền giả, ta không bỏ hiện tại và chạy theo những gì bị thời gian chi phối. Và này Hiền giả, chính ta bỏ những gì bị thời gian chi phối để chạy theo hiện tại. Này Hiền giả, Thế Tôn đã nói, các dục bị thời gian chi phối, nhiều khổ đau, nhiều phiền não (Upàyàsà); nguy hiểm ở đấy càng nhiều hơn. Còn pháp này thuộc về hiện tại, không bị thời gian chi phối, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, chỉ người trí mới tự mình giác hiểu.
6) -- Và này Tỷ-kheo, như thế nào mà Thế Tôn đã nói các dục bị thời gian chi phối, nhiều khổ đau, nhiều phiền não, nguy hiểm ở đấy càng nhiều hơn? Như thế nào thuộc về hiện tại là pháp này, không bị thời gian chi phối, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, chỉ người trí mới tự mình giác hiểu?
7) -- Này Hiền giả, tôi là người mới xuất gia, mới đến đây không bao lâu. Tôi không thể giải thích rộng rãi cho Ông pháp và luật này. Nhưng Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác nay ở Ràjagaha (Vương Xá) tại tịnh xá Tapoda (Suối nước nóng). Hãy đi đến Thế Tôn và hỏi ý nghĩa này. Thế Tôn trả lời cho Ông như thế nào, hãy như vậy thọ trì.
8) -- Này Tỷ-kheo, không dễ gì cho chúng tôi được đến gặp bậc Thế Tôn ấy, một bậc được chư Thiên khác, có đại uy lực đoanh vây. Này Tỷ-Kheo, nếu Ngài đi đến bậc Thế Tôn ấy và hỏi ý nghĩa này, chúng tôi có thể đến để nghe pháp.
9) -- Thưa vâng, Hiền giả.
Tôn giả Samiddhi vâng đáp vị Thiên ấy, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Samiddhi bạch Thế Tôn:
10) -- Ở đây, bạch Thế Tôn, sau khi đêm đã gần tàn, con thức dậy và đi đến suối nước nóng để tắm rửa tay chân. Sau khi tắm rửa tay chân, ra khỏi suối nước nóng, con đứng đắp một tấm y để phơi tay chân cho khô. Bạch Thế Tôn, rồi một vị Thiên, sau khi đêm vừa mãn, với dung sắc thù thắng, chói sáng toàn vùng nước nóng, đi đến con, sau khi đến, đứng giữa hư không và nói lên bài kệ này:

"Không hưởng, Ông khất thực,
Nay khất thực, không hưởng,
Hãy hưởng rồi khất thực,
Chớ uổng phí thời gian."


11) Khi nghe nói vậy, bạch Thế Tôn, con trả lời với vị Thiên ấy bằng bài kệ:

"Thời Ông, ta không biết,
Thời ta, ẩn không hiện,
Không hưởng, ta khất thực,
Không uổng thời gian ta."


12) Bạch Thế Tôn, rồi vị Thiên ấy đứng xuống đất và thưa với con:
"-- Này Tỷ-kheo, Ông còn trẻ tuổi mà đã xuất gia, niên thiếu, tóc đen nhánh, trong tuổi thanh xuân. Trong thời trẻ thơ của tuổi đời, Ông không thọ hưởng các dục. Này Tỷ-kheo, hãy thọ hưởng các dục lạc của người đời. Chớ có bỏ hiện tại để chạy theo những gì bị thời gian chi phối."
13) Khi được nói vậy, bạch Thế Tôn, con nói với vị Thiên ấy:
"-- Này Hiền giả, ta không bỏ hiện tại để chạy theo những gì bị thời gian chi phối. Và này Hiền giả, chính ta bỏ những gì bị thời gian chi phối để chạy theo hiện tại. Những gì thuộc thời gian, này Hiền giả, là các dục, được nói đến là nhiều khổ đau, nhiều phiền não (upàyàsa), nguy hiểm ở đấy lại nhiều hơn. Còn pháp này thuộc hiện tại, không bị thời gian chi phối, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, chỉ người trí mới tự mình giác hiểu."
14) Khi được nói vậy, bạch Thế Tôn, vị Thiên ấy nói với con:
"-- Và này Tỷ-kheo, như thế nào mà Thế Tôn đã nói các dục bị thời gian chi phối, nhiều khổ đau, nhiều phiền não, nguy hiểm ở đây càng nhiều hơn? Như thế nào thuộc về hiện tại là pháp này không bị thời gian chi phối, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, chỉ người trí mới tự mình giác hiểu?"
15) Khi được nói vậy, bạch Thế Tôn, con nói với vị Thiên ấy:
"-- Này Hiền giả, tôi là người mới xuất gia, mới đến đây không bao lâu. Tôi không thể giải thích rộng rãi cho Ông về pháp và luật này. Nhưng Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác nay ở Ràjagaha (Vương Xá), tại tịnh xá Tapoda (Suối nước nóng). Hãy đi đến Thế Tôn và hỏi ý nghĩa này. Thế Tôn trả lời cho Ông như thế nào, hãy như vậy thọ trì."
16) Khi được nói vậy, bạch Thế Tôn, vị Thiên ấy nói với con:
" -- Này Tỷ-kheo, không dễ gì cho chúng tôi được đến gặp bậc Thế Tôn ấy, một bậc được các chư Thiên khác có đại uy lực đoanh vây. Này Tỷ-kheo, nếu Ngài đi đến bậc Thế Tôn và hỏi ý nghĩa ấy, chúng tôi cũng sẽ đến và nghe pháp."
-- Bạch Thế Tôn, nếu vị Thiên ấy nói sự thật, thời vị ấy ở đây, không xa bao nhiêu.
17) Khi được nói vậy, vị Thiên ấy nói với Tôn giả Samiddhi như sau:
-- Hãy hỏi đi, Tỷ-kheo! Hãy hỏi đi, Tỷ-kheo! Tôi đã đến rồi.
18) Rồi Thế Tôn nói lên bài kệ với vị Thiên ấy:

Chúng sanh được hiểu biết,
Những điều được nói lên,
Và chấp trước thái độ,
Trên những điều được nói.
Nếu họ không liễu tri
Những điều được nói lên,
Họ đi đến trói buộc.
Do thần chết chi phối,
Nếu họ liễu tri được
Những điều được nói lên,
Họ không có tưởng tri,
Những điều được nói ra.
Ðối với vị như vậy,
Lỗi lầm nhất định không.
Nếu các Ông có biết,
Hãy nói lên Dạ-xoa.


19) -- Bạch Thế Tôn, con không có hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi những điều Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt. Lành thay, nếu Thế Tôn nói lên cho con để con có thể hiểu một cách rộng rãi những điều Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt.

20) (Thế Tôn):


Bằng, thắng hay thua Ta,
Nghĩ vậy đấu tranh khởi;
Cả ba không dao động,
Bằng, thắng không khởi lên.
Nếu như Ông có biết,
Hãy nói lên, Dạ-xoa.


21) -- Bạch Thế Tôn, con không có hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi những điều Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt. Lành thay, nếu Thế Tôn nói lên cho con để con có thể hiểu một cách rộng rãi những điều Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt.

22) (Thế Tôn):


Hãy từ bỏ tính toán,
Không chạy theo hư tưởng,
Từ bỏ mọi tham ái,
Ðối danh sắc ở đời,
Vị ấy đoạn triền phược,
Không lo âu, không ái.
Chư Thiên và loài Người,
Ðời này hay đời sau,
Ở cảnh giới chư Thiên,
Hay tại mọi trú xứ,
Tìm cầu nhưng không gặp,
Vết tích của vị ấy.
Nếu Ông biết người ấy
Hãy nói lên, Dạ-xoa.


23) -- Bạch Thế Tôn, lời nói vắn tắt của Thế Tôn, con hiểu ý nghĩa rộng rãi như sau:

Khắp thế giới chớ làm,
Ðiều ác thân, miệng, ý,
Từ bỏ mọi ái dục,
Chánh niệm, tâm tỉnh giác,
Không khổ hạnh ép xác,
Vô bổ, không lợi ích.


Bài giảng ngày 1-6-2014 gồm 2 bài kinh: 

Phần 1: Am Tranh
Phần 2: Samiddhi

(See posts #912 và #913, p 61)
Reply
Vấn đáp Phật pháp ngày 26/02/2022 | sư Hạnh Tuệ - sư Chánh Tâm




https://www.youtube.com/live/biJZbOk8wP4?feature=share

Cần hiểu tại sao mình giữ giới, vì nếu không, sẽ rơi vào "giới cấm thủ". (21:48).
--------------------
2 trong 8 đặc tính của sắc pháp:
  1. Có nhân tham sân si hoặc vô tham vô sân vô si.
  2. Do 4 duyên tạo: nghiệp, tâm (tham, sân), thời tiết (nóng lạnh mưa), hoặc ăn uống.
--------------------
Đường Xưa Mây Trắng (tác giả Thích Nhất Hạnh, chương 30 kể tiền thân Đức Phật là cây bông sứ) là một tác phẩm văn học, không phải là quyển kinh hay là một cuốn sách để nghiên cứu. 

Cây cỏ thực vật chỉ có sắc pháp, không có danh pháp. Không một chúng sinh nào tái sinh làm cây cối. Cây cối không có tâm thức, nên không được gọi là loài hữu tình. 

Bồ Tát đã được thọ ký không bao giờ tái sinh nhỏ hơn con chim cút. Vì thế, Ngài không thể tái sinh là cây bông sứ.

Tăng Chi ghì lại lời dạy của Đức Phật: Này các Tỳ Kheo, có 2 loại người: 
  1. loại người phỉ báng Như Lai và 
  2. loại người không phí báng Như Lai.
Loại người phỉ báng Như Lai
  1. Như Lai có nói lại bảo rằng Như Lai không có nói.
  2. Như Lai có làm lại bảo rằng Như Lai không có làm.
  3. Như Lai không có nói lại bảo rằng Như Lai có nói.
  4. Như Lai không có làm lại bảo rằng Như Lai có làm 
Đôi khi vì quá kính ngưỡng Đức Phật, mình nói quá, và từ đó, rất dễ dẫn đến chuyện phỉ báng Ngài. Vì thế, chúng ta phải cẩn thận, không nên nói quá sự thật.
--------------------
Tâm Từ hay tâm Săn?

Muốn đời sống được yên ổn, muốn tiến trên đường đạo, không nên nhìn lỗi người. Lý do: Người khác phạm lỗi hay không phạm lỗi, dính dáng gì tới mình? Quan trọng là mình có trong sạch hay không.

Cho dù bản thân trong sạch, khi nhìn lỗi người, coi chừng đó là một cái lỗi.

Khi tự hào mình giữ giới, đó là "giới cấm thủ"; kể từ đó, con đường tu của mình dừng lại cho đến khi thấy được lỗi của mình.

Sư không cổ súy phá giới, nhưng khi tự cho mình đứng ở vị thế trên để phán xét người khác, chúng ta cần tự xem xét lại mình có tâm Từ hay là đang dùng tâm Săn? Tâm Từ và tâm Săn khác nhau nhiều lắm.

1. Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo.
2. Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng, không rời hình.
(Kính Pháp Cú)

Khi nhìn một vị sư với tâm bất mãn (tâm Săn), cho dù mình nói, hành động hay suy tư bất cứ điều gì, chúng ta sai ngay từ chỗ đó. Người ta đúng hay sai là chuyện của người ta, nhưng khi mình bất mãn, mình sai trước. Rồi từ đó, mình đi từ cái sai này sang cái sai khác.

Trong Tăng Chỉ Kinh, Đức Phật dạy:
  1. Nói đúng thời điểm
  2. Nói đúng sự thật có lợi ích
  3. Nói bằng tâm Từ 
  4. Và có sự suy tư 
Cũng trong Tăng Chi, có những nơi không thích hợp để đưa Giới Luật ra nói, vì lời nói của mình không giúp được gì mà còn khiến người ta nổi sân lên vì người ta nghĩ tôi không phạm giới này, và anh đang công kích tôi.

Để tránh trường hợp như trên, chúng ta tìm điểm hay của người này để khen. Vì dụ: họ đang ưu tư về Chánh Pháp. Sau đó, phải đúng thời điểm, hãy nhắc nhẹ nhàng.
--------------------
Một vị trưởng lão khuyên. nhủ Sư Hạnh Tuệ:
Đừng chà đạp lên niềm tin của thí chủ. Họ cúng dường mình là để:

  1. Mình có phương tiện tu tập
  2. Hướng đến con đường lý dục hoặc đang đi trên con đường thực hành dẫn đến sự ly dục
Nếu mình dùng những cái đó để hướng thụ dục lạc, có nghĩa là mình đang chà đạp lên niềm tin của thí chủ. Một vị tăng có tàm quý nghĩa là biết hổ thẹn và có liêm sỉ nên suy nghĩ như vậy mà mình chùng bước lại.
--------------------
Bài học của các vị trưởng lão:
  1. Bớt hưởng thụ lại.
  2. Đừng làm mất niềm tin của thí chủ.
Những vị thiểu trí sẽ biện hộ: "Tôi có phước nên tôi được hưởng". Xin hỏi: Nơi nào trong Kinh, Đức Phật dạy chư Tăng hưởng phước? Hay là Ngài luôn luôn dạy "tri túc, thiểu dục"?
-------------------
Luôn luôn nói theo Kinh, không nói theo suy nghĩ của mình.

3 nhân phát triển trí tuệ, tăng trưởng tâm linh:
  1. Học hỏi giáo lý
  2. Thường suy tư về giáo lý
  3. Thường xuyên học hỏi các bậc thiện tri thức.
Khi tu tập, chúng ta lo các nội xử bên trong, không phải lo giải quyết  bên ngoài. Nên nhớ càng lo 6 căn bên trong, tâm linh mình càng tăng trưởng. Sáu căn càng quan sát (phan duyên) thì tâm linh càng suy sụp.

(Phan duyên có nghĩa là tâm bám dính vào 1 đối tượng nào đó (cảnh sở duyên). Chúng sinh khởi các vọng tưởng, tâm vọng vin theo các pháp. Vọng tưởng đã có chỗ vin theo thì thiện ác đã rõ; thiện ác đã rõ thì yêu ghét nổi lên. Do đó mà trong thì kết thành các phiền não, ngoài thì sinh muôn tật bệnh. Đây đều do tác dụng của tâm phan duyên mà ra.)

Đưa tâm mình vào vị trí của một chúng sanh nào đó là khi chúng ta học Bốn Vô Lượng Tâm (Từ Bi Hỷ, Xả) để có sự thông cảm với các chúng sanh khác, nhưng không dính dáng đến việc phát triển tâm linh.
--------------------
Trước khi phán xét, phải hiểu người ta. Chưa hiểu mà đã phán xét là ác độc. 

--------------------
Đôi khi đó phước cũ hoặc do điều kiện nào đó, phiền não vắng mặt. Khi phiền não vắng, niệm định và trí tốt. Xong rồi thôi.  Chúng ta không nên trông chờ nó đến. Quan trọng là phải nỗ lực thực hành Tứ Niệm Xử, con đường đi đến giải thoát. Rồi từ đó mới chạm được cánh cửa của thánh nhân. Hãy nhớ: "Tất cả các pháp do duyên mà có, và cũng do duyên mà mất." Mình cứ tiếp tục thực hành thôi.

Với hành giả Tứ Niệm Xử, chỉ quan sát những gì xảy ra rồi bỏ. Chúng chỉ là những giòng tâm thức đến rồi đi. Đừng coi nặng chúng. Nếu không bỏ, quý vị sẽ trông chờ nó xảy ra một lần nữa. Kể từ đó, không tiến thêm được.  Ngay cả các tầng thiền còn phải bỏ. Tất cả mọi trạng thái / kinh nghiệm phải bỏ lại mà đi cho đến khi nào Tham-Sân-Tà Kiến mất hoàn toàn. Và từ giờ cho đến khi kết thúc các cuộc sinh tử luân hồi, chúng không xuất hiện một lần nữa, lúc đó mới tính.

Cho dù bây giờ quý vị không có Tham không có Sân, nhưng sau đó 1 năm 2 năm 5 năm 10 năm, quý vị có lại, cũng coi như vứt đi . Huống gì được có một thời gian ngắn mà tưởng mình là ông Thánh là chết nha .  Toàn bộ phải bỏ lại hết .  Cho dù chứng Tứ Thiền cũng phải bỏ .
--------------------
Cuốn "Chú giải Người và Cõi", dịch giả Tỳ Khưu Thiện Phúc, giải thích các thể loại chúng sanh (Ngạ Quỷ, Diêm Vương, v.v.) và các cảnh giới .

https://www.budsas.org/uni/u-nguoicoi/nc00.htm
--------------------
Phật Giáo Nguyên Thuỷ KHÔNG CÓ KHÁI NIỆM CHAY MẶN . Ăn chay là chuyện sau này nên không bám vào chuyện ăn uống . Quan trọng là mình phải suy tư quán tưởng đó là gì . Ăn là để có sức khoẻ để thực hành Phạm Hạnh, thực hành lời dạy của Đức Thế Tôn, không phải để hưởng dục, để chơi đùa, để có sắc đẹp .  Mình phải có sự quán tưởng như vậy, không phải là ăn chay ăn mặn

Hãy tu cho đàng hoàng đi, rồi độ gia đình sau .

Không ai biết rõ mình hơn cha mẹ mình .  Khi mình về thăm nhà, cha mẹ thấy mình thay đổi tốt hơn, họ sẽ đánh giá pháp môn mình theo cao .  Khi đó mình mới có cơ hội giúp cha mẹ mình .
--------------------
Hồi Hướng:
Xin chia đều phần phước này đến tất cả chúng sanh . Mong cho tất cả chúng sanh được thọ hưởng một cách tuỳ ý . Sau khi đã thọ hưởng rồi được thoát khỏi những điều thống khổ, được kết quả làm người quả trời cùng quả Niết Bàn .

(THẬP NGUYỆN: Trích KINH NHẬT TỤNG CỦA CƯ SĨ, TỲ KHEO TĂNG-ÐỊNH HỢP SOẠN, HỆ PHÁI NAM TÔNG - THERAVĀDA)

https://www.budsas.org/uni/u-nhat-tung/tomtat.htm

Nguyện cầu Tam - Bảo từ hằng độ,
Nguyện thoát ba tai: nước, lửa, binh,
Nguyện thảy chúng sanh khỏi oan kết,
Nguyện cho nhân loại sớm tu hành
Nguyện gìn tam học Giới - Ðịnh - Tuệ
Nguyện đoạn Tham - Sân - Si độc sanh
Nguyện giải căn nhân Sanh Tử khổ
Nguyện diệt tâm tham háo lợi danh
Nguyện tu tinh tấn không giải đãi
Nguyện sao đạo quả sớm viên thành.


Namo Buddhaya
Namo Dhammaya
Namo Sanghaya
Reply
CHÚ GIẢI NGƯỜI VÀ CÕI
PARAMATTHAJOTIKA
MAHĀ ABHIDHAMMAMATTHA
SAṆGAHAṬĪKĀ
Chương IV & V

Dịch giả:
BHIKKHU KUSALAPUÑÑO
Tỳ khưu Thiện Phúc

PL. 2543 - DL. 1990
Reply
Vấn đáp Phật pháp ngày 13/02/2023 | sư Hạnh Tuệ




https://www.youtube.com/live/scyUxUWPSEQ?feature=share

Định nghĩa "Chánh Niệm":
Trong đời sống hàng của Phật tử, để có Chánh Niệm thuộc Bát Chánh Đạo, vị ấy phải thực hành Tứ Niệm Xứ qua Thân Thọ Tâm Pháp dưới cái nhìn thấu đáo của Tam Tướng là Vô Thường, Khổ, và Vô Ngã.
Reply
Vấn đáp: Xuất gia theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy - sư Hạnh Tuệ




https://youtu.be/jDNw1feIFCs
Reply
Sư Giác Nguyên - Lời dặn dò cho bậc mới xuất gia




Lúc đầu, mới nghe Phật Pháp mình thấy hay. Về sau, nghe Phật Pháp thấy mình cần.  Ví dụ tương tự, cho dù món ăn đó ngon, nhưng có thì ăn, không có thì thôi.  Nhưng nếu món ăn đó cần thì khác, mình phải kiếm cho ra để ăn cho bằng được.

1/ Khi tập thể dục, cơ thể thay đổi, anh trở thành con người khác. Nhờ thế, anh có thể làm được những gì trước đây anh không thể làm được.

Tương tự, nhờ giữ Giới, anh trở thành một con người khác, nên anh có Định. Nhờ Định, anh trở thành con người khác nữa, và anh có Tuệ.  Nhờ có Tuệ, anh trở thành một con người không còn là phàm nữa, anh trở thành một vị Thánh.

2/ Không phạm Giới chưa chắc là giữ Giới. Chỉ vì không có điều kiện để phạm Giới, không phải là giữ Giới. Ví dụ: Vị sư không đi đánh bài, không đi nhảy đầm hay câu cá. Nhiều người tưởng lầm là y áo trang nghiêm không phạm Giới là giữ Giới.

Giữ Giới là đấu tranh từng phút với con người của mình.

3/ Phải hiểu từng Giới mà mình giữ. Không phải vì trong Kinh ghi là phải giữ nên ta giữ.  Rất có thể giữ Giới trở thành "Giới cấm thủ". Giới cấm thủ có nghĩa là anh nhắm mắt tuân theo một con đường nằm ngoài Bát Chánh Đạo, không đúng với Đạo Đế và không hướng đến Diệt Đế; như vậy anh giữ Giới như người chăn bò: sáng lùa 18 còn bò đi ăn cỏ, tối lùa về 18 con là xong. Mình giữ đủ 227 Giới, không phạm Giới nào hết, mình hay quá, nhưng mình giữ Giới kiểu của người chăn bò.

Ta phải giữ Giới của người nuôi con, không phải là của người chăn bò. Khi nuôi con, tôi muốn nó giỏi hơn, đẹp hơn, thông minh hơn, nó ngoan hơn. Giữ Giới kiểu nuôi con là giữ để mình tốt hơn.

4/ Nếu thực hành ba điều sau
  1. Giữ Giới
  2. Học Giáo lý
  3. Tu Thiền 
đúng thì một là xuất gia luôn, không có ra; hai là nếu có ra sẽ là một cư sĩ cực tốt. Đó là tu đúng. Còn nếu khi anh hoàn tục, anh trớt qướt là anh tu sai.  Đó là vì anh tu không có nội dung, chỉ có hình thức thôi.

Xuất gia không phải là để cầu công đức, trái lại là để trở thành tốt hơn, an lạc hơn, không phải để kiếp sau hưởng phước. Có 2 cách để được an lạc:
  1. Có những cái cần có, và 
  2. Bỏ đi những cái cần bỏ 
Tôi không coi thường học vấn, nhưng tôi cần biết mình học để làm gì. Nếu học để có phương tiện đào xới kinh điển để có thể tu học tốt hơn, thì cái học đó nên có. Thêm nữa, hãy học để anh quên hết những gì anh học, nhưng anh có cái để xài, cái đó chính là học đúng. Mai này trên con đường tu chứng, mình sẽ gặp lại, thấy lại những điều mình đã học trước đây (mà mình đã quên), nhưng những điều đó được gặp lại dưới hình thức khác. Ví dụ: Con đường trên bàn đồ và con đường ở ngoài giống hay khác? Chúng giống nhưng khác. Nếu hoàn toàn khác, mình vứt bản đồ đó đi, chứ giữ làm gì? Nhưng nếu nói nó giống là sai. Vì sao? Vì con đường trên bản đồ không có cây cỏ, hàng quán, ông đi qua bà đi lại.

Cho nên, học Giáo lý cứ học, cái gì cần thì quan tâm. Rồi tự động nó quên, không cần phải cố gắng quên. Sẽ có một ngày, tự động nó nhớ. Nhiều người tu Tứ Niệm Xứ thường hiểu lầm như sau: Nghe nói tu Tứ Niệm Xứ là quán chiếu, đây là danh, đây là sắc; không phải. Chỉ sống chánh niệm, không quán cái gì hết. Sẽ có ngày khi sống chánh niệm đủ mạnh, mình sẽ biết đây là danh đây là sắc, đây là tham sân si ái mạn kiến nghi. Lúc đó, cái nhận thức đó mới đúng là của mình.

Định nghĩa "Chánh Niệm":

Trong đời sống hàng ngày của Phật tử, để có Chánh Niệm thuộc Bát Chánh Đạo, vị ấy phải thực hành Tứ Niệm Xứ qua Thân Thọ Tâm Pháp dưới cái nhìn thấu đáo của Tam Tướng là Vô Thường, Khổ, và Vô Ngã.


Cứ học Giới, nghiêm trì Giới, và luôn tâm niệm như sau:
  1. Không phạm Giới chưa chắc là giữ Giới.
  2. Giữ Giới theo kiểu người chăn bò hay giữ Giới kiểu nuôi con?
Giới Sa di đơn giản. Có 10 Giới chánh và 95 Giới phụ. 

10 Giới chánh của Sa đi là:

1. Không sát sinh.
2. Không trộm cướp.
3. Không tà dâm: không quan hệ tình dục với tất cả đối tượng mà xã hội lên án và đang được sự giám hộ của người khác.
4. Không vọng ngữ.
5. Không uống rượu.
6. Không đeo tràng hoa thơm, không dùng dầu thơm xoa thân.
7. Không ca múa và biểu diễn các bộ môn nghệ thuật, không cố ý đến xem nghe.
8. Không ngồi nằm giường lớn cao rộng.
9. Không ăn phi thời.
10. Không cần giữ sanh tượng vàng bạc vật báu.

Không phỉ báng Phật, không phỉ báng Pháp, không phỉ báng Tăng.

Phỉ báng có nghĩa là nói những điều mình hiểu nhưng sai với Phật Pháp và có nội dung báng bổ Phật. Nếu vô tình thì thôi, nhưng khi có người giải thích, mình nghe, mình lại không chịu, thì không được.

Nghĩa của phỉ báng:
  1. Mắng chửi.
  2. Phật không nói như vậy, nhưng mình lại nói Phật có nói.
  3. Có lòng khinh rẻ, buông lời có ý bất kính. Ví dụ: Mình chỉ tin Nhị Bảo, không tin Tam Bảo.
Tà kiến: nói sai với kinh Phật. Có người nói, nhưng mình không nghe.

Tỳ khưu ni không thể nào phục hồi được vì điều kiện để phục hồi Tỳ khưu ni không còn nữa. Muốn làm giấm phải có con cái giấm. Trong Kinh nói rõ, chỉ có 2 trường hợp có Tỳ khưu ni.
  1. Đức Phật truyền cho bà Gotami.
  2. Phải có giới đàn. Và giới đàn đó phải có mồi lửa là Tỳ khưu ni, mà Tỳ khưu ni mất rồi, thì lấy đâu ra mà mồi?
 
(Sư cô Liễu Pháp đã nói gì về đề tài này? Xem post # 974, p 65, thread "LTP Học Phật Pháp")

10 Giới của Sa di không đáng cho tu nữ phải quỳ lạy.
Reply
Sư Cô Liễu Pháp và Ngài Ajahn Brahm tán đồng về việc tái lập Ni Đoàn, trong khi hai sư , Sư Giác Nguyên và Sư Hạnh Tuệ, phản đối.

Bà Hema Goonatilake đã chứng minh Ni Đoàn Bắc Tông được thành lập từ Giáo Phái Nguyên Thủy xa xưa, và chưa bao giờ bị gián đoạn. 

-------------------

Sư Cô Liễu Pháp - Làm rõ vấn đề Tỳ kheo ni trong Phật giáo Nguyên thủy


Reply
Vấn đáp Phật pháp ngày 17/02/2023 | sư Hạnh Tuệ




https://www.youtube.com/live/QxYyEHyXg4E?feature=share


Tâm Hối Hận (Trạo Hối):

Sư Hạnh Tuệ giảng:
Theo Tăng Chi, 4 quả báo khi làm việc ác:
  1. Bị tiếng đời chê trách
  2. Lương tâm cắn rứt 
  3. Pháp luật trừng trị 
  4. Chịu quả báo cho đời sau kiếp khác
Vấn đề là sợ trả giá, không phải là sẵn sàng trả giá cho hành vi bất thiện đã làm. Họ trốn tránh truy nã bao nhiêu năm trong lúc luôn luôn bị hành vi bất thiện đó ám ảnh. Mấy chục năm sau, họ có thể bị bắt.  Trong khi đó, nếu không trốn tránh, thời gian chịu án có thể đã xong lâu rồi, họ đã trở thành người mới, đã hòa nhập vào cuộc sống.

Lời khuyên: Không trốn tránh, chấp nhận hậu quả là nó qua:
  1. Trả xong cái nghiệp bất thiện cho nhẹ lòng
  2. Can đảm đối mặt và chấp nhận hậu quả với nghiệp bất thiện đã làm
  3. Nếu phải đi Địa Ngục cũng chấp nhận.
  4. Nỗ lực tạo nhiều thiện pháp vì thiện pháp sẽ nâng đỡ mình.
  5. Thiện pháp lớn nhất là tu tập giải thoát, vì khi chấm dứt sinh tử luân hồi là chấm dứt quả của mọi nghiệp ác hay thiện.
Tâm hối hận còn được gọi là trạo hối là một trong 5 triền cái (ngăn cản) sự tiến bộ trong pháp hành.

Sư Tuệ Tường giảng:
Để loại trừ tâm hối hận, cần hành Tứ Niệm Xứ. Ngài U Silananda trong cuốn Đại Niệm Xứ dạy nguyên nhân của tâm hối hận là do làm việc xấu và không làm việc tốt.

Thiền sinh cần suy tư sáng suốt về sự thanh tịnh an lạc của tâm (nhận rõ tâm dao động rất tai hại vì là một trong 5 chướng ngại) sẽ loại bỏ được bất an và hối hận nhờ biết điều gì nên làm và điều gì nên tránh.

Chú Giải dạy 6 cách (cần học và hành mới có hiệu quả) để loại trừ bất an hối hận:
  1. Đạt khả năng hiểu biết lời dạy thâm sâu của Đức Phật. Thiền sinh phải học hỏi để có kiến thức thâm sâu về Phật Pháp.
  2. Tìm hiểu điều gì nên làm và được phép làm, điều gì không nên làm và không được phép làm.  Nhờ vậy, thiền sinh biết rõ điều nên làm và điều nên tránh và sẽ không bị hối hận hay ân hận dày vò.
  3. Hiểu rõ Giới Luật là bổn phận của hàng tứ chúng. Khi hiểu rõ ràng và trọn vẹn. Giới Luật, thiền sinh sẽ không bị bất an hối hận quấy rối.
  4. Thân cận với người có nhiều kinh nghiệm (18:42). 
  5. Có bạn lành.
  6. Nói lời thích hợp. Nói sự lợi ích của sự thanh tịnh trang nghiêm.
Tốt nhất là nên tham gia khóa thiền, vì đơn thuần tư duy không thể áp dụng rốt ráo được. Tâm không được tu tập nhiều nên rất yếu, tư duy chỉ là bước đầu thôi. Tư duy có thể lướt qua, nhưng khi đối diện cận tử nghiệp, dòng tư tưởng bất thiện hối hận xuất hiện, lúc đó sẽ sa xuống 4 đường ác đạo.

Khi tham gia khóa thiền, hành thiền có thể đạt được các chi thiền, ví dụ như Tâm Tứ Hỷ Lạc Định chẳng hạn, chi thiền Lạc đối trị và diệt trừ bất an dao động. Muốn được như vậy là phải thực hành. Sư không đề cập đến trường hợp diệt trừ hẳn bất an dao động khi đạt đến bậc Thánh.  Phàm phu chúng ta thực hành để trấn áp những trạng thái bất thiện đó nhờ tập đi tập lại:
  1. Ngay trong hiện tại nó không quấy rối hay chi phối mình,
  2. Khi cận tử nghiệp đến, nó không đến thăm mình.
Sư Hạnh Tuệ thường xuyên nhắc chúng ta cần liên tục không gíán đoạn vun bồi 3 loại phước: phước vật, phước đức, và phước trí. Ba loại phước này sẽ là nhân là duyên kích hoạt cho quả rất lớn ngay trong kiếp này và trong giây phút cận tử để mình tránh khỏi các tâm bất thiện.

Tóm lại, chúng ta cần làm:
  1. Thực hành Tứ Niệm Xứ Vipassana
  2. Liên tục vun bồi ba phước: phước vật, phước đức và phước trí.







(Còn tiếp)
Reply