LTP Học Phật Pháp
Vấn đáp: Cần chuẩn bị gì trước khi xuất gia - Sư Hạnh Tuệ


Reply
Ý nghĩa và điều kiện xuất gia

https://thuvienhoasen.org/a23513/y-nghia...n-xuat-gia

Một trong những điều kiện được xuất gia: tuổi từ 18-50 vì:
  1. Cần có sức khỏe mới tu được.
  2. Chùa không phải là viện dưỡng lão.
Reply
1898. Người chứng đắc thì không còn cảm xúc?




Khi bị ghẻ, gãi rất đã ngứa; nhưng không phải vì vậy, chúng ta không chữa bệnh ghẻ. Khi khỏi ghẻ, đêm nằm ngủ rất an lạc vì không bị ghẻ ngứa nữa.

Tương tự như vậy, chúng ta hưởng an lạc khi không còn tham sân si.
Reply
Saddhammasaṅgaha
Diệu Pháp Yếu Lược

Tác giả nguyên tác Pāḷi: Dhammakitti Mahāsāmi

Bản dịch tiếng Việt: Bhikkhu Indacanda (Trương đình Dũng)


Reply
Bát Chánh Đạo - Sư Toại Khanh




Từ Việt Nam rất khó đến Thụy Sĩ, nhưng khi đã  đến Thụy Sĩ rồi, đi thăm viếng các quốc gia bên Âu châu tương đối dễ.

Tương tự, từ phàm phu chuyển sang bậc Thánh Tu đà hoàn rất khó, vì rất khó buông bỏ được Thân Kiến. Một khi Thân Kiến đã được buông bỏ,  hành giả sẽ chứng đạt được các tầng Thánh cao hơn dễ dàng hơn.
----------
A tỳ đàm 

Có 3 phiên bản A tỳ đàm:
  1. Đức Phật giảng cho chư thiên suốt 90 ngày. Phiên bản này rất dồ sộ.
  2. Sau đó, Ngài giảng lại sơ lược cho ngài Xá Lợi Phất nghe trong giờ thọ trai những gì Ngài đã giảng cho chư thiên .
  3. Ngài Xá Lợi Phất triển khai lại cho vừa với não trạng của các vị tỳ kheo đệ tử của ngài.
Đức Phật xác nhận phiên bản 3:
  1. Nếu không, chư vị Thánh Tăng nào dám đem vào kỳ Kết Tập Kinh Điển 1?
  2. Khi Đức Phật còn tại thế, các vị thuộc lòng Tam Tạng đều phải thuộc lòng  Tạng A tỳ đàm.
Tạng A tỳ đàm được dạy vào hạ thứ 7, Đức Thế Tôn trụ thế 45 năm. Như vậy, suốt (45 - 7) 38 năm, chư vị Tỳ Kheo nào thuộc lòng Tam Tạng là phải thuộc lòng Tạng A tỳ đàm suốt 38 năm đó.
----------
Tứ Đế

1/ Khổ Đế: Mọi hiện hữu là Khổ. Có hai loại là Khổ bản chất và Khổ cảm giác. Nói chung, toàn bộ 6 căn và 6 trần là Khổ.
2/ Tập Đế: Thích cái gì cũng là thích trong Khổ. Mê bằng cấp, chức vị, tình cảm nam nữ, mê gia đình mẹ con, ăn sung mặc sướng, âm nhạc, hội họa, mê du hành trong các tình tú, thiên thể, chèo xuồng, léo núi, đi bộ, v.v. đều là thích trong Khổ.  

Thích trần cảnh nào thì sẽ quay lại vì tham ái sẽ sở hữu giác quan liên hệ để đón nhận trần cảnh đó. Ví dụ: Mê ăn sẽ quay lại có thần kính vị giác, có miệng có lưỡi để ăn, nhưng ăn cái gì là chuyện khác.
3/ Diệt Đế: Ngày nào không còn cái thích nữa thì cái đó mới là cứu cánh thoát Khổ. Sự Thật Thứ Ba là sự vắng mặt của cái thích.
4/ Đạo Đế: Muốn đạt được Sự Thật Thứ Ba, phải hành trì vì niệm chú không đem lại kết quả.
----------
Đạo Đế - Bát Chánh Đạo

1/ Chánh Kiến: Trí tuệ hiểu Bốn Đế. Có hai là Trí Nhân Quả và Trí Tam Tướng.
1a/ Trí Nhân Quả: Tâm lành cho quả lành, tâm ác cho quả ác. Ác có Thân ác nghiệp, Khẩu ác nghiệp, Ý ác nghiệp, Thiện (trí tuệ, từ bi) có Thân thiện nghiệp, Khẩu thiện nghiệp, Ý thiện nghiệp.
1b/ Trí Tam Tướng: Mọi thứ đó duyên mà có. Có trong hình thức lắp ráp., Không có gì là một. Có trong 3 khía cạnh sau đây:
  1. Không có gì ở đời tự nhiên mà có, hay đó một đấng nào đó tạo ra.
  2. Có trong hình thức lắp ráp. Ví dụ: Con người gồm vô số tâm sinh lý.
  3. Có rồi, chắc chắn phải mất đi.
Đây là nội dung của Tứ Đế đã được nhắc ở trên, thấy rằng:

  1. Khổ: mọi thứ đều là khổ
  2. Tập: thích cái gì cũng là thích trong khổ
  3. Diệt: muốn hết khổ thì đừng thích nữa
  4. Đạo: nhận thức được 3 điều trên chính là con đường thoát khổ 

Hiểu về Tứ Đế có nhiều cấp độ: 
  1. người mới bắt đầu học Phật Pháp, 
  2. người học nhiều Giáo Lý, 
  3. hành giả Tứ Niệm Xứ, 
  4. vị Thánh.

90% Phật tử đi chùa không có nhu cầu giải thoát. Họ đi chùa để tìm sự trấn an, an ủi thôi. Khi tiền, tình, vui tìm lại được là chùa phai lạt dần.

2/ Chánh Tư Duy: có 3:
2a/ Ly dục tư duy: đó hiểu biết mà nhàm chán, không thích hưởng thụ. Hiểu sai: lý dục là không hưởng thụ, sai vì khi tôi ngủ là tôi ly dục à? 
Tương tự, giữ giới không coy nghĩa lấy không phạm giới, mà lấy cố ý không phạm khi bị thử thách vậy cám dỗ.

Ly dục tư duy có 2 nghĩa:
a/ trong bài Kinh này nghĩa là rời xa ngũ dục
b/ nhàm chán Tam Giới, không muốn tái sinh (xuất ly)

2b/ Vô sân tư duy: không giận hay căm ghét cái gì ở đời dù là người hay vật.

2c/ Bất hại tư duy: không có lòng nhiễu hại và gây bất lợi cho ai, kể cả người và vật. Mặc dù cái chánh lát chúng sanh chứ không phải là vật voy trị, nhưng nếu Vô Hại Tư Duy (vô hại là tâm sở Bi), người này không có sở thích đập phá, giết hại, đánh đập, hành hung, bạo lực, bạo hành. Đập phá là do giận ai đó, không ai thuê mà phải giận người giận đời. 

Khi mình nằm ngủ, mình không làm gì, mình đang có Vô Hại Tư Duy là sai.

Khi kể từng phần của Bát Chánh Đạo là Chánh Kiến,  Chánh Tư Duy, ... có 8 Chánh riêng biệt là sai, vì chỉ riêng Chánh Tuy Duy đã bao gồm tất cả 7 Chánh còn lại. Ví dụ: Khi tu tập Tứ Niệm Xứ, Chánh Niệm là biết rõ mình đang làm gì, đang đi, đang ngồi biết rõ, Tham Sân Si xuất hiện biết rốt, buồn vui sướng khổ biết rõ, Chánh Tư Duy là lý dục, vô sân và bất hại, Chánh Định là khả năng tập trung tư tưởng, ngay khi tiêu tiểu, tắm rửa, giặt giũ, sinh hoạt là mình đang có Chánh Định. Vì thế, trong một lúc, mình có đủ 8 trong Bát Chánh Đạo. Chánh Kiến (trí tuệ) là một trong 8 Chánh Đạo. Khi Chánh Kiến có mặt là 7 Chánh kia cũng có mặt, thì trí tuệ đó mới gọi là Chánh Kiến. Định cũng vậy. Một tên cướp giật dfồ, một cô gái ăn sương, con cò đứng yên chờ mồi cũng có Định, nhưng không thể gọi là Chánh Định vì nó cần 7 Chánh còn lại thì mới đúng là Chánh Định, mới được ghép với tư tưởng GIẢI THOÁT. 

48:30
3/ Chánh Ngữ: không nên hiểu là không nói lời bậy bạ. Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng là 3 trạng thái tâm lý mà nhờ đó ta không làm bậy, nói bậy, và không kiếm sống bằng các phương cách tầm bậy.  Nếu định nghĩa "không làm bậy là Chánh Nghiệp, không nói bậy là Chánh Ngữ" thì nó quá cạn và quá bậy. Các vị quất 1 lít rượu đế rồi nằm yên: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối là thấy khỏe không? Rồi Chánh Nghiệp vì không làm gì bậy, Chánh Mạng vì không kiếm sống tầm bậy, có đúng không?

4/ Chánh Niệm: khả năng tỉnh thức ghi nhận hiện tại những gì đang diễn ra mà lúc từ Tứ Niệm Xứ bằng tư tưởng giải thoát. Còn người không biết đạo,  còn chửi Phật, đốt chùa, họ vẫn có Niệm như thường vì Niệm lát một thành tố tâm lý thôi, nhưng cái Niệm đó không phải là Chánh Niệm.

Niệm không phải là cái gì ghê gớm. Niệm là tỉnh thức trước hiện tại. "Tỉnh thức" là một cách dịch gượng gạo để nói đến cái Niệm trong tâm hành giả.

Niệm (trạng thái Tâm lý học trong Phật giaot) là cái biết với từng khoảnh khắc. Ví dụ: Tôi đang cạy ổ khóa để ăn cắp đồ. Trong lúc tập trung, tôi vừa có Niệm vừa có Định với mục đích tâm bất thiện (vô nhà để ăn cắp). Tuy vậy, khi đang giải quyết cái ổ khóa, tôi phải dùng tâm thiện. Thiện ở đây không phải là công đức, mà chỉ là "khéo" thôi. Có 2 trường hợp cho tâm thiện:

1/ khi làm việc lành: cho phước báu.
2/ khi làm việc khó mà cần phải khéo: cho thói quen khéo léo cho kiếp sau.

Mục đích của mình là khoét vách đào tường nên không thuộc vết Chánh Niệm.  

Chánh Niệm là khả năng tỉnh thức ghi nhận hiện tại của người cầu đạo giải thoát trong lúc tu tập Tứ Niệm Xứ.

5/ Chánh Định: có 3:
  1. Sát na định: khả năng tập trung tư tưởng trong một khoảnh khắc.
  2. Cận định: định trong giai đoạn trước khi đắc thiền.
  3. Định: tính từ Sơ Thiền trở lên.
Chánh Định trong Bát Chánh Đạo phải là từ Sơ Thiền trở lên. Không học A tỳ đàm thì không biết điều này. Các hành giả chưa từng từ Samatha, chỉ từ TNX thôi, nếu đủ duyên chứng đạo, đầu tiên là chứng Từ Đà Hườn, tâm đó phải gắn liền với Sơ Thiền vì cái Định phải là Định của Sơ Thiền. Có thế, nó mới đủ mạnh để cắt đứt phiền não, thấy rõ Niết Bàn. Nhưng sau khoảnh khắc đắc đạo đó rồi thì người đó trở lại con người cũ là người không có thiền, tuy trong giây phút đắc ý đó, Chánh Định xuất hiện (Sơ Thiền). Nếu đã từng chứng Sơ Thiền trước đó rồi thì vẫn tiếp tục là người có Sơ Thiền.

Sơ Thiền cắt Thân Kiến Hoài Nghi.

Chánh Định phải đi với tư tưởng giải thoát.

6/ Chánh Tinh Tấn: là Thận Trừ Tu Bảo. 

Thận là sự nỗ lực ngăn trừ những cái ác chưa có. Trừ có nghĩa là đối phó với những cái ác đang có. 

Tu cần có nghĩa là tu tập những thiện pháp chưa có. 
Bảo cần: bảo trì những thiện pháp đã có. 
Thận trừ: thận có nghĩa là ngừa cái bậy, cái tham sân si. 
Trừ cần: đối phó với cái đang có.

Chúng ta vừa học xong Bát Chánh Đạo.

NHẮC LẠI NHỮNG ĐIỀU CĂN BẢN SAU ĐÂY:

Bát Chánh Đạo là những thành tố tâm lý phải có để người đắc đạo có đủ 8 thành tố tâm lý để làm 2 việc:

Một là thấy rõ Niết Bàn và cắt đứt phiền não: cắt đứt có nghĩa lấy từ nay về sau không còn quay lui lại với cái ngộ nhận của phàm phu nữa. Mình nói mình hiểu đạo, nhưng mà chưa. Mình phải đủ ba la mật, rồi cộng với sự hướng dẫn của minh sư thiện hữu, đúng tầm đúng mức, rồi tâm tư mình lúc ở giai đoạn tiền đắc đạo phải có đủ 8 thành tố này. Hội đủ những điều kiện đó, nó mới bùm một phát, nó hiểu rõ thì ra thân tâm này buồn vui sướng khổ thiện ác này là một khối tổng hợp, không có gì là MỘT. Tất cả đồ duyên mà coy, có rồi mất đi. Ta từ vô lượng kiếp là như vậy.

Nếu ta không viên tịch Niết Bàn, còn tiếp tục như vậy, thì ta vẫn tiếp tục có mặt trong các cấu trúc như vậy, vận hành như vậy. Mọi thứ đó duyên mà có, có trong hình thức lắp ráp; rồi cũng đó duyên mà mất đi. Còn có duyên mới thì có hình hài mới. Cứ như vậy hoài.
Reply
1891. Tại sao Sư tin kinh tạng Nam Truyền là đúng?




8:04-11:35

1/ Một trong những lý do mà Sư tin vào Kinh Tạng Nam Truyền là vì Kinh Tạng Nam Truyền giải thích một cách đầy đủ và chính xác tất cả những gì xảy ra trong đời sống này.

2/ Đối với các nhà ngôn ngữ học, khảo cổ học, Kính Tạng Nam Truyền được công nhận là Kinh Tạng cổ xưa nhất, xuất hiện sớm nhất kể từ thời Đức Phật.

3/ Đức Phật hoằng pháp 45 năm, được chia làm 3 thời kỳ: sơ thời (15 năm đầu), trung thời (15 năm giữa), và hậu thời (15 năm cuối). Các nhà ngôn ngữ học có thể nhận ra bài Kinh nào xuất hiện trong thời kỳ sơ thời, trung thời hay hậu thời.
Reply
08. Những Chu Kỳ Thế Giới Khi Những Đức Phật Xuất Hiện

https://thuvienhoasen.org/a14097/08-nhun...-xuat-hien
Reply
9. Giê-Su (Jesus Christ) Có Phải Là Một Vị Bồ-Tát không?
 
https://thuvienhoasen.org/a14097/08-nhun...-xuat-hien


Đây là vấn đề hoàn toàn riêng của một người bên giới theo Phật Giáo, vì có một số giả định hay quan điểm cho rằng Chúa Giê-su như một vị Bồ-tát (Bodhisatta), họ đưa ra những lý lẽ như sau:
 
1. Ngài Giê-su đã giảng dạy giáo lý của Ngài về sự nhẫn nhục, sự bất bạo động và lòng bác ái, mà những điều này hình như trái lại với quan điểm của Đức Chúa Trời theo như Kinh Cựu Ước (Old Testament).
 
2. Một Bồ-tát không nhất thiết phải là một Phật tử hay một người theo Phật giáo trong kiếp sống trước trước khi người ấy thành Phật ở kiếp cuối cùng.
 
3. Sự Hy Sinh sinh mạng của bản thân mình để cứu rỗi cho tất cả những người khác là một bằng chứng chắc chắn là một Bồ-tát (theo định nghĩa về phẩm chất của một vị Bồ-tát như đã nói trên –ND).
 
Để đạt được mục tiêu rốt ráo là quả vị Phật, một Bồ-tát phải thực hành viên mãn Mười Điều Hoàn Thiện (Ba-la-mật) bằng chính nỗ lực và khả năng của bản thân mình, không dựa vào bất kỳ sự giúp đỡ nào bên ngoài. Vì nếu không phải vậy, họ sẽ không đủ phẩm chất được gọi là Hoàn Thiện!.
 
Trong kiếp sống cuối cùng của mình, một vị Bồ-tát phải nỗ lực hết sức mình để tâm cầu, chứng đạt bằng được sự Giác ngộ. Người ấy phải hạ quyết tâm và thề nguyện rằng:
tĩnh tâm và hạnh phúc.

 
Lý thuyết chung của Thiên Chúa Giáo là mọi người phải thờ phụng Chúa Trời và số phận của mọi người phụ thuộc vào ân huệ của Chúa. Điều đó không giống như giáo lý Phật giáo chủ yếu dạy rằng con người cần thực hành Bát Chánh Đạo như là con đường dẫn đến sự chứng ngộ Niết-bàn hạnh phúc và Giác Ngộ, chấm dứt đau khổ. Và mục tiêu tối thượng này cần phải được thực hiện, tu tập bằng tất cả nỗ lực của mỗi cá nhân, chứ không phải bằng những lời cầu nguyện!.
Reply
Sư Toại Khanh giảng “Tuy” (như “Tuy gần mà xa”, “Tuy xa mà gần”, v. v.)





28:37

Ở trên mặt phẳng của vũ trụ, con ruồi và Hitler ngang nhau bởi vì mỗi cá nhân đều là đơn vị pháp giới giống nhau. Cái nào cũng năm uẩn hết, nhưng do bản tánh hung ác cộng với công đức của một kiếp nào đó (mà có Hitler).

Do công đức, bây giờ, sinh ra là người có quyền lực; nhưng do bản tánh hung ác, bây giờ, sinh ra là một bạo chúa.

Rõ ràng lắm. Trong Kinh nói rất rõ ràng.

Mình tập tạ thì mình có cơ bắp, nhưng do chế độ ăn uống mình bị sỏi thận. Hai cái đó khác nhau . Mình đừng nói tại sao tôi tập tạ mà tôi bị sỏi thận. Anh tập tạ nên anh có cơ bắp. Đúng. Anh có thể hình. Đúng. Nhưng mà cái chế độ ăn uống của anh, hoặc là cái cấu trúc sinh học của cơ thể anh sao đó mà cuối cùng nó đọng cái vôi trong người anh, nó làm thành sỏi thận sạn mật.


32:43

Khiêm tốn nhưng có trách nhiệm chính là người Phật tử. 

Biết mình là hạt bụi thôi. Đó là khiêm tốn, nhưng biết rõ ràng những tư duy, những câu nói, những hành động lớn bé của mình, ngay cả những cái lườm nguýt của mình, những cái cười mỉa của mình, một hai câu nói nhẹ nhẹ một hai chữ của mình, coi chừng nó để lại cái di hoạ cực lớn cho người khác.

Ghê lắm, quý vị.
Reply
Sống Chánh Niệm phần 1 - Sư Toại Khanh Giác Nguyên thuyết giảng Houston 2020




1/ Đừng coi thường những suy nghĩ thoáng qua trong đầu vì:
  1. Nó sẽ trở thành ấn tượng tâm lý.
  2. Từ ấn tượng tâm lý, nó dễ dàng thể hiện thành ngôn từ và hành động.
  3. Khi ngôn từ và hành động được lặp lại.nhiều lần sẽ thành thói quen.
  4. Mỗi thói quen lâu ngày sẽ quyết định số phận của mình.
Kinh dạy nên hạn chế những cái thích ở đời, vì từ thích đi đến ghét.

Trình độ dẫn đến thái độ.
Thái độ dẫn đến buồn vui hay hạnh phúc.

Thái độ do mình ghi nhận thế giới ra sao. Mỹ nói: "The world is what you see", thế giới này chỉ là những gì anh cảm nhận thôi. Đời sống này được gói gọn trong 2 chữ What và How. Anh sống với cái gì và anh sống ra sao (How) với cái anh có (What) mới quan trọng. 

Trách nhiệm sanh tử của người xuất gia và cư sĩ giống nhau. Trách nhiệm sanh tử là gì? Là nhận thức về bản thân, về thế giới, và đường hướng hoạt động mỗi ngày. Không thể nói: Tôi là cư sĩ nên tôi có quyền dốt Giáo Lý, Phật Giáo không có khái niệm "mục vụ", chăn chiên của Thiên Chúa Giáo. 26 thế kỷ trước, Đức Phật đã dạy: Cái đầu không tóc chưa phải là Sa môn, một cái tăng già lê chưa đủ là một Sa môn.

Đạo Phật dạy rất rõ: Giá trị mỗi cá nhân không nằm trên màu áo.

2/ Không có tình thân quyến nào, tình bạn nào mà tốt hơn thiện nghiệp của mình.
Reply
Sống Chánh Niệm phần 2 - Sư Toại Khanh Giác Nguyên thuyết giảng Houston 2020


Reply
1. Thế Nào Là Người Phật Tử Đúng Nghĩa? | Giáo Lý Căn Bản - Sư Giác Nguyên (Sư Toại Khanh)



Reply
Buông và Nắm

https://www.toaikhanh.com/read.php?doc=202209011124&lan=vn

Từ cái Vô minh trong bốn đế nó dẫn đến sáu khuynh hướng: dục, nộ, độn, đãng, mộ, ngộ tánh. Rồi từ sáu khuynh hướng nó dẫn đến cách sống ác và cách tu thiện.

Sống ác là sao? Cùng là hai người bất thiện không biết tu hành gì hết, nhưng một kẻ là luôn luôn sống trong cái sự bất mãn (sân, si, bực bội, phiền phức); còn một kẻ thì luôn sống trong cái sự đam mê, theo đuổi, kiếm tìm và tích lũy. Sống ác chỉ có hai loại đó thôi: một là luôn bất mãn, chống đối, không vừa lòng, sống ở đâu là mâu thuẩn manh động đó là một kiểu. Và sống ác kiểu thứ hai là thích tùm lum. Thích thu gom, thích tích luỹ, thích sở hữu thì cái đó cũng gọi là sống ác.

Qua tới sống thiện thì nó cũng gồm có hai hướng: thiện vào và thiện ra.
Thiện vào là cũng làm lành, cũng tại nhiều công đức nhưng mà mong cầu quả nhân thiên. Làm lành lánh dữ nhưng mà cầu quả nhân thiên, mong cho đời sau sống lâu đừng có yểu mệnh, cầu được khỏe mạnh đừng có bệnh, nhan sắc đừng có xấu, thông minh đừng có khờ, có tiếng tăm đừng vô danh. Sống thiện mà cầu cái đó thì gọi là hành thiện để đi vào. Còn cái hạng thứ hai là hành thiện để đi ra, có nghĩa là làm thiện hành thiện nhưng không phải để cầu quả tái sanh, để cầu quả nhân thiên, làm thiện không phải để cầu thứ công đức rẻ tiền.

Sẵn tui nói luôn, người ta nuôi bò không phải để lấy phân mà người ta nuôi bò để lấy thịt, da và sữa. Nhưng mà trong thời gian nuôi bò để lấy thịt da và sữa thì người ta có phân. Thì đối với một người hiểu đạo họ coi cái công đức nó chỉ là phân, mà cái chánh là mỗi lần họ làm công đức là họ tu tâm. Họ bố thí không phải để họ cầu giàu, mà họ bố thí để họ mài mòn cái lòng bủn xỉn, bố thí để lìa bỏ cái tâm sở hữu tham chấp, bố thí để mài mòn cái quan điểm "tôi" và "của tôi", bố thí để lìa bỏ thói quen cầm nắm và ôm giữ.

Đức Phật ngài dạy (1) có người bố thí để mà cầu công đức; (2) có người bố thí vì cái thói quen; (3) có người bố thí vì cái hoàn cảnh trước mắt: mình không cho thì coi nó kỳ; chỉ có hạng thứ tư (4) là bố thí để dạy cái tâm, để mài mòn phiền não. Bởi vì nhiều đời nhiều kiếp ta chỉ có thói quen là nhận vào và thu gom. Cho nên có nhiều cái đạo lý rất hay, rất sâu liên quan đến cái chuyện bố thí mà mình không có biết.

Sáng nay tui có nói rồi. Khi ta có ý nắm giữ thì cái ta có được chỉ trong bàn tay, khi ta có ý ôm giữ thì cái ta có được chỉ trong vòng tay. Và khi ta có lòng ôm và nắm thì đời sau sanh ra không có gì để nắm và ôm. Khi ta không có lòng nắm và ôm thì kiếp sau sanh ra tha hồ ôm và nắm.

Rồi một chuyện nữa, làm công đức bằng tâm vô lượng thì mới có quả vô lượng. Vô lượng có nghĩa là không có bị ràng buộc bởi cái ý cầu danh cầu lợi. Bố thí vì cái đối tượng kia, bố thí vì người nhận chứ không phải bố thí vì mình. Bố thí kiểu đó gọi là bố thí bằng tâm vô lượng. Còn bố thí mà muốn cho ra mà nhắm đến lợi ít cho riêng mình thì đời này hay kiếp khác thì cái đó chưa gọi là vô lượng. Bởi các vị có nghe chữ vô lượng tâm. Vô lượng tâm có nghĩa là tâm từ đối với vô lượng chúng sanh không phân biệt giới trí, không phân biệt ngôn ngữ, màu da, chủng tộc, tôn giáo, huyết thống, nhân chủng... cái đó mới gọi là vô lượng. Bi vô lượng là bất nhẫn khi thấy cảnh chúng sanh sống trong quả xấu nhân xấu. Từ vô lượng là mong cho chúng sanh được nhân lành quả lành. Hỷ là vui khi thấy các chúng sanh sống trong nhân lành quả lành. Xả vô lượng tâm là giữ tâm bình thảng khi nghĩ về nghiệp riêng của mỗi người. Vô lượng là nhắm đến đối tượng không giới hạn. Khi ta làm công đức bằng tâm vô lượng thì công đức mới vô lượng. Khi ta không có lòng mong lợi ích nhỏ thì ta sẽ có lợi ích lớn.

Còn khi mà cứ lắt nhắt đó thì sao? Quí vị có nghe cái máu tiểu thương không? Tức là cái máu buôn bán nhỏ. Việt Nam mà nội cái ngành du lịch người ta dự kiến là khoảng ba ngàn năm nữa mình mới bằng mấy người xứ ngoài bởi vì cái máu tiểu thương. Người ta không mua là nắm áo kéo bắt mua - mà bán toàn đồ giả đồ độc không. Chưa hết. Cầm lên coi mà không mua nó chửi cho mà tắt bếp. Miễn sao nó bán được món quà đó, những cái món đồ tào lao, như trái ổi hay con khô mực nhỏ xíu, mà nó chèo kéo bán cho bằng được... Mà khi ta làm ăn với cái máu tiểu thương như vậy thì đời đời khó mà ngóc đầu lên lắm. Cho nên ở nước chậm tiến nó không có khái niệm thương hiệu. Ở Âu Mỹ là người a sẵn sàng chịu thua lỗ miễn là giữ uy tín, giữ cái thương hiệu. Bởi vì họ làm kinh tế bằng cái đầu của đại gia, dù hiện tại họ rất là nghèo, vốn liếng không bao nhiêu. Còn mình dầu là đại gia mà cái đầu vẫn tiểu thương, thì nó rẻ tiền lắm.

Tôi nói không phải để tui bài xích nhưng tôi đưa vô trong đạo cho bà con thấy. Đời hay đạo thì khi anh làm bằng cái mục đích rẻ tiền, tủn mủn, lắt nhắt thì cái hoạt động đó không lớn lên được. Tin tôi đi. Có những cái chùa dựng lên với mục đích ngồi đếm tiền lẻ đợi bà con đến cúng dường, theo tôi cái đó là lượm bạc cắc. Đó là những cái chùa theo quan niệm tiểu thương. Trong kinh Ước Nguyện - Trung Bộ, Phật dạy thế này: Nếu mình có muốn thành Phật giải thoát, muốn được danh, được lợi, được quyền lực, tiếng tăm, được nhan sắc... chuyện đầu tiên là phải sống đúng theo Bát Chánh Đạo trước. Cho nên nếu mà muốn dựng chùa thì cái chuyện đầu tiên cái chùa đó phải dạy pháp học và pháp hành. Pháp học là phải có học viện để đào tạo tăng ni, còn không nữa là phải có lớp dạy giáo lý cho Phật tử để mở mang cái đầu của họ. Khi mà họ có giáo lý rồi, đốt họ ta tro họ cũng là Phật tử. Còn cái thứ mà dựng chùa kiểu đầu tiểu thương là cất cái chùa có hai cái thùng to đùng để ngoài sân, năm ba tượng lộ thiên để người ta tới người ta cúng. Nhìn thì thấy cũng có lý đó nhưng mà những đại gia mà có cái đầu họ nhìn mấy cái đó họ thấy rẻ tiền lắm. Tui đang nói mấy cái chùa với mục đích kiếm tiền chứ không phải chùa thứ thiệt. Họ bước vô, họ thấy mình có học, có hành, có hoạt động văn hoá tôn giáo ngon lành thì tự nhiên họ mới phát cái tâm. Đằng này họ vô họ không thấy hoạt động gì hết thì... Có hiểu không? Cái đó gọi là máu tiểu thương.

Chuyện tu hành cũng vậy, chuyện đầu tiên là nếu anh bố thí, trì giới, nghe pháp, phục vụ, tu hành các cái thứ hạnh lành công đức mà với mục đích rẻ tiền là cầu danh, cầu lợi thì cái quả rất là nhỏ. Thay vào đó tu tập bằng nội tâm cởi mở không biên giới thì công đức sẽ là vô lượng. Tôi nói rất nhiều lần tu hành theo kiểu thả chim và thả diều. Ai tu mà nhớ rằng việc làm xong lòng không bận tới nữa - đó là tu kiểu thả chim. Tu kiểu thả diều là nói thả nhưng mà còn sợi dây kéo tới kéo lui. Con diều bay cũng không bay cao bởi vì độ cao của con diều còn tuỳ thuộc vào độ dài của sợi dây. Hiểu không? Có người làm phước cầu quả gần, có người làm phước cầu quả xa. Cầu quả nào đi nữa vẫn còn nằm trong cái sự chấp thủ. Nói vậy không có nghĩa là ta không tin nghiệp báo. Ta tin chứ. Ta biết là bố thí sẽ được cái gì cái gì, trì giới sẽ được cái gì cái gì. Chúng ta biết nhưng mà đừng bận tâm trong cái đó. Giống như người ta nuôi bò nuôi gia súc không phải nuôi để lấy phân, mà nuôi để lấy da lấy thịt và lấy sữa, còn cái phân không cần nghĩ nó cũng có.

Trên đời chỉ có con Tỳ hưu của Tàu có ăn là không có ra thôi. Và trong mạng có người họ ghét mấy ông Sư quá họ kêu là mấy con Tỳ Hưu. Mấy ông Sư có thói quen rất là đáng tiếc như là tiền lệ. Hễ gặp Phật tử chỉ nghĩ mình sẽ nhận. Mà nếu vị Sư có suy nghĩ như vậy thì cả đời sẽ nghĩ mình là đối tượng nhận mà lại quên chuyện mình phải cho.

Tôi từng kể câu chuyện âm phủ bà con còn nhớ không? Hai đứa bị đoạ xuống âm phủ, Diêm vương mới nói: "Có hai sự lựa chọn cho kiếp tới: hoặc suốt đời là người nhận hoặc suốt đời là người cho. Hai đứa lựa cái nào?" Đứa thứ nhất nói con muốn làm người nhận, thằng thứ hai nói con muốn làm người cho. Diêm vương nói: Đứa nào muốn làm người nhận thì cho nó lên làm ăn mày, suốt đời chỉ nhận thôi. Còn đứa kia muốn cho thì cho nó làm nhà giàu." Cái câu chuyện đó sâu lắm, hiểu không? Chưa hết cái này mới lạnh sương sống nè, chuẩn bị lấy mền quấn đi. Phật nói trong tâm chúng sanh, không cần chết rồi mới đọa, không cần chết rồi mới siêu. Phật nói ngay trong đời sống thường nhật mình sống bằng cái tâm của loài nào thì mình đã vào ngay cảnh giới của cái loài đó trước rồi, hiểu không? Nghe cái này mới teo nè: Cả đời mà cứ chầu chực, canh me, chờ đợi được cái này cái kia của người khác đó là sống kiểu Ngạ quỉ. Cả đời sẵn sàng sân si, gây gổ, gây hấn, xung đột người này người kia làm cho ai cũng thấy ghét hết là sống như loài A Tu La. Cả đời sống lầm lũi, sống chui rút, khuất lấp thì đó là súc sanh. Cả đời sống buông xả, yêu thương vị tha, đó là Chư thiên. Cả đời sống thanh tịnh, không hưởng thụ, dốc lòng muốn bỏ bớt hết là cõi Phạm thiên.

Cho nên có chuyện một con Ngạ quỉ nó ở gần cốc của một vị Tỳ kheo đắc thiền. Tại sao nó bị thành cái loài này là bởi vì nó sống vắt chày ra nước, keo kiệt. Nó chết rồi nó mới làm loài Ngạ quỉ, nó đi vòng vòng, vòng vòng. Ngạ quỉ thì nó nhiều loại lắm, nhưng cái loại phổ biến nhất đó là quỉ đói. Khát nước ngàn năm nhưng khi nhìn vào nước thì nước không còn là nước. Có đứa nó rờ vô nước là nước hóa thành than, có đứa nó rờ vô nước thành lửa, có đứa nó vừa chạm tay vô là nước thành máu, có đứa nó rờ vô là nước đắng nghét mà sềnh sệt, miễn sao nó không uống được. Còn có đứa cái đầu nó chờ vờ mà cái cổ nó bằng cọng chỉ vậy đó, theo quí vị nó phải uống bao lâu mới hết khát? Thì cái con Ngạ quỉ này nó đói quanh năm vậy đó, lâu lắm. Tình cờ hôm đó ổng phát hiện, vì ổng đang ngồi thiền ổng thấy nó đứng kế bên ổng. Ổng nói muốn giúp gì? Nó nói con khát nước quá hà. Vị này nói sông đó suối đó sao không uống. Nó nói con chạm vô thì nó không còn là nước nữa. Vị này mới nói ngươi biết lý do tại sao không? Ngạ quỉ trả lời "Con không biết tại sao con sanh vào cái loài gì mà khổ dữ vậy." Thì vị này vị nói vắn tắt thôi

“Buông ra, buông hết, được hết. Cái gì cũng muốn nắm sẽ không được gì hết”

Câu này là mình phải học thuộc lòng đó. Từ tài sản cho đến tình cảm. Buông hết sẽ được hết. Còn cái gì cũng muốn nắm sẽ không được gì hết. Đúng ra mình đọc những câu này nó còn hay hơn mấy câu nam mô, đọc mấy câu mà nó chớt quớt.

Thì con ngạ quỉ nó nghe như vậy được một thời gian, cái lòng nó từ từ nó lại ngấm, nó ngấm bằng cách nào? Thí dụ hồi trước nó suốt ngày nó đi kiếm nước nó uống, ngủ không được nó cũng ráng nó đi kiếm đặng nó dòm. Còn bây giờ nó biết nó phải làm lành. Mà Ngạ quỉ thì đâu có biết làm lành nên nó làm lành bằng cách nào? Nó đi khiến. Ví dụ như nó biết cái cây cầu đó bước lên sẽ té, té xuống mương nguy hiểm thì nó giúp cho người ta té trên bờ trước để đừng bị té xuống mương. Nó làm cho người ta vấp để biết cây cầu này bị gãy. Hoặc là nó thấy người đói, người khát thì nó dục, nó khiến, nó hướng dẫn người ta đến cái chỗ nào đó có nước, có đồ ăn. Nó giúp nhiều cách lắm. Nếu nó biết mình đang khát nước thì nó sẽ khua động tàu lá hoặc tạo ra âm thanh để cho mình chú ý để nó giúp mình. Rồi đến một ngày kia khi mà cái nghiệp nó nhẹ rồi, nó có phước rồi thì vị Tỳ kheo đó mới nói với nó như thế này "Làm ngạ quỉ khổ thiệt, nhưng so với con người thì ngạ quỉ nó còn khá hơn nhiều lắm, con biết không?". Nó mới hỏi hơn chỗ nào. Vị Tỳ kheo nói: "Ngạ quỉ như con chỉ có khát nước thôi, còn loài người nó khát đủ thứ hết." Nó nghe như vậy xong nó siêu liền.

Có nghĩa là không đợi tới chết mới đoạ mà lúc mang thân người là đã đang đoạ rồi. Chỉ là chưa chính thức thôi. Chỉ cần tắt thở là đi đến cảnh giới đó ngay. Con người nó khát tình, khát tiền, khát danh, khát lợi, khát quyền lực... khát đủ thứ. Ngay cả khi biết đạo rồi cũng khát đủ thứ, hành thiền thì mong được cái này cái kia. Khát đủ thứ.

Trong khi, tôi nhắc lại một lần nữa. Đúng. Giải thoát là mục đích để chúng ta hướng tới, nhưng sẽ bậy vô cùng là ngồi thiền mà cứ mong đắc. Và tôi nói không biết là bao nhiêu lần. Có hai cách tu: Tu để được cái gì, đắc cái gì và cái thứ hai là tu để bỏ cái này, bỏ cái kia. Thì cái kiểu tu để bỏ nó an toàn hơn. Vì chỉ khi tu với niệm ý là để bỏ thì con người rất là dễ thương; cái tay lúc nào cũng xoè ra hết. Còn tu mà để được thì tay lúc nào cũng nắm hết. Mà quí vị biết con khỉ khi mà nó muốn chuyền từ nhánh này sang nhánh khác việc đầu tiên là nó làm gì? Nó phải buông cái nhánh cũ nó mới qua được cái nhánh khác.

(Sư Toại Khanh)

Trích bài giảng Vô minh - Hành trình giải thoát
Kalama xin tri ân bạn Nguyentonga2501 ghi chép
____

[Image: tyhuu.jpg]

* Tỳ Hưu là một linh vật theo thuyết phong thủy của Trung Hoa. Đầu như Kỳ Lân, có một sừng, thân của gấu, có cánh trên lưng. Tỳ Hưu một sừng là giống cực kỳ hung dữ, chuyên cắn hút tinh huyết của các loài yêu quái, ma quỷ nên còn gọi là con Tịch Tà. Loại Tỳ Hưu hai sừng là loài chuyên hút vàng bạc, châu báu trong trời đất nên được cho là con vật giữ tài lộc hay còn gọi là Thiên Lộc. Tỳ Hưu có đặc điểm miệng to, ngực to, mông to nhưng không có hậu môn (chỉ để hút vào mà không làm mất đi cái gì). Nếu thỉnh một cặp Tỳ Hưu thì con cái là Tỳ, con đực là Hưu.
Reply
Buông Bỏ

https://www.toaikhanh.com/read.php?doc=201909080022&lan=vn

Đi chợ, đi shopping về là mình có hai cái vui: Cái vui thứ nhất là mình mua được nhiều cái mình thích; cái vui thứ hai là sau khi mình leo một đoạn dốc, tay cầm, vai vác nặng nề, về đến nhà liệng hết mọi thứ xuống đất nó khỏe dữ lắm, nó đã lắm. Thì như vậy, mình thấy rằng cái chuyện mua được cái mình thích nó cũng là cái sướng, mà liệng bỏ cái mình thích cũng là cái sướng. Trong đời người đàn ông, có hai ngày trọng đại đó là cái ngày lấy vợ và cái ngày xa vợ vĩnh viễn. Cái ngày xa vợ vĩnh viễn là cái ngày vợ chết hoặc là ngày mình ly dị; nó hạnh phúc lạ lắm bởi từ đây về sau mình không cần phải trách nhiệm, bổn phận, mình có thể đi sớm về khuya thoải mái; không có ai mà chận đầu đón ngõ hỏi han, sách mé, hỏi đon hỏi ren, mệt lắm.

Như vậy tôi đã nói rất là nhiều lần đó là hạnh phúc trên đời nó có hai nguồn: do có cái gì đó và do không có cái gì đó. Và đau khổ nó cũng có hai nguồn: do có cái gì đó và do không có cái gì đó mà mình mới đau khổ. Cho nên cái hạnh phúc ở kẻ phàm phu là họ nghĩ đến chuyện sở hữu cái gì đó, được sống sở hữu, được sống hưởng thụ là hạnh phúc, nhưng mà họ quên mất một chuyện trên đời không có hạt cơm miễn phí. Hỏng có! Cái gì ở đời cũng phải có cái giá để trả, người tu hành và các bậc hiền thánh chính vì thấy rõ chỗ này, thấy rằng mọi thứ đều có cái giá phải trả.

Để có được một bữa cơm tối bên vợ chồng con cái, các vị phải trả một cái giá đắt lắm, các vị có biết không? Đắt lắm. Tôi ở Mỹ tôi biết có những cái nhà bạc triệu, một là pay off trả hết thì hai vợ chồng cũng đâu có ở nhà; nói gì cái nhà down payment mỗi tháng trả bao nhiêu, bao nhiêu đó. Mua cái nhà cho bự, cho bằng chị, bằng em; rồi tưởng sao, sáng hai vợ chồng đi biền biệt tới tối mịt mới về, riết quên mất cái nhà nó màu gì, không nhớ. Cái giá để trả cho việc sở hữu một căn nhà nó mệt như vậy đó quí vị. Đi đâu mà muốn được thiên hạ cúi đầu biết tên tuổi, báo chí truyền thanh, truyền hình mà nó biết tới mình, để có cái đó nó mệt lắm quí vị biết, mệt lắm. Và sau cùng để có được tấm thân này, chúng ta phải làm bao nhiêu chuyện để có thể duy trì nó, để kéo dài cái tuổi thọ cho nó, là mệt lắm. Ai từng đi bệnh viện, bác sĩ, từng mổ xẻ, từng uống thuốc, từng chích thuốc, từng trị liệu một cái gì đó mới biết.

Nói chung là có mặt trên đời này là khổ, còn gồng gánh phiền não, còn thích cái này ghét cái kia là còn khổ. Cho nên ở đây một trong những đặc điểm của người tu hành là: Thấy buông hết là an lạc. Nó khác ở ngoài đời. Ngoài đời là tay cầm, tay xách, nách mang cái gì đó mới thấy đã. Tay xách, nách mang, vai vác, đầu đội. Ngoài đời nó bốn cái: Tay thì xách, nách thì mang, vai thì vác, đầu thì đội; nó mới sướng.

Nhưng mà người học đạo, hiểu đạo thì biết rằng trên đời không có gì miễn phí. Để có được một cái mà đời gọi là niềm vui gì ấy, chúng ta phải trả một cái giá không rẻ, không hề rẻ, không hề nhẹ. Cho nên cái đặc điểm của người tu là tìm vui trong sự buông bỏ, tìm vui trong sự giã từ, tìm vui trong sự chia tay, tìm vui trong những bến bờ xa lạ, tìm vui trên những bến giang đầu, trên những bến đò, trên những đầu cầu, chớ không phải như phàm phu.

[Image: seeker.jpg]

Phàm phu tìm vui trên những mái hiên hẹn hò, tìm vui trong những mái ấm gia đình, trên những bữa ăn tối, nó khổ như vậy. Còn người xuất gia là tìm vui trên những bến bờ viễn xứ, trong những lần chia tay, trong những lần buông bỏ cả vật chất lẫn tinh thần, nó khác nhau nhiều lắm quí vị.

Cho nên ở đây, một trong những đặc điểm của người tu hành, đặc điểm mà cũng là điều kiện để mà tu hành giải thoát là trong đó có thích buông bỏ.

Trích bài giảng ngày 11.06.2019 KTC.6.78 Lạc Hỷ
Kalama xin tri ân bạn elteetee ghi chép


(Sư Toại Khanh)

Khổ Đau và Chánh Niệm | | Ngạ Quỷ Vườn Xoài
Nguồn Chú Giải | | Uttari ca patāreti
English
Reply
Sư Toại Khanh giảng Bi Trí Dūng

https://www.toaikhanh.com/read.php?doc=202006211425&lan=vn

Bi Trí Dũng

Quote:"Thiên đường hữu lộ, vô nhân vấn,
Địa ngục vô môn, hữu khách tầm"
Tức là đường về trời có đó mà không ai hỏi nhưng đường xuống địa ngục không ai dạy mà lúc nào cũng đứng đầy. 

Mình phải thấy được mọi thứ do duyên mà có, có rồi phải mất. Điều này rất quan trọng. Hôm nay bà con đến gặp tôi, bà con nghe buổi đầu, bà con thấy Đạo Phật là như vậy. Nhưng mà mai này bà con về sau một hai tháng tu thiền ngồi nghiệm thì sẽ thấy giáo lý duyên khởi nó quan trọng cỡ nào. Học giáo lý duyên khởi để thấy rằng: Trong từng phút ta đang âm thầm kiến tạo một chốn về cho mình mai này. Trong từng phút trôi qua, ta đang sống với vô minh, tham ái và tà kiến. Trong từng phút trôi qua, ta đang sống với trí tuệ và chánh niệm. Trong từng phút trôi qua ta đang mở rộng đường hoặc về trời hoặc xuống địa ngục. Mặc dù theo trong kinh thì đường về cõi trời kinh sách dạy đầy ra đó mà ít người hỏi thăm, còn đường xuống địa ngục không ai dạy mà đứa nào cũng rành hết trơn. 

Có học giáo lý duyên khởi mới thấy được nhiều chuyện rất quan trọng. Chuyện thứ nhứt: Thế giới này chỉ là đồ lắp ráp không thôi. Một đời người nó được ráp bằng bốn thứ thiện ác buồn vui. Cái thiện đời này là nhân vui cho đời sau. Ác đời này là nhân khổ cho đời sau. Vui đời này là quả của cái lành của đời trước. Khổ, buồn đời này là quả của cái xấu của đời trước. Phải thấy được bốn cái đó, nhớ đi nhớ lại bao nhiêu đó. Lên lầu xuống lầu, đi vô nhà tắm, đánh răng, mở lò rửa chén, làm gì cũng nhớ bao nhiêu đó. Nhớ là cái gì khó chịu bây giờ là quả xấu đời trước. Cái gì dễ chịu bây giờ đều là quả lành đời trước. Ta tham sân si bây giờ là nhân khổ đời sau. Từ bi hỷ xả ngày này chánh niệm trí tuệ ngày này là nhân vui đời sau. Nếu đủ duyên thì ta chứng thánh giải thoát. Nếu không đủ duyên thì trên đường luân hồi nó cũng được dễ chịu. 

Thật ra, xét cho kỳ cùng thì các quả lành của bố thí trì giới nó chỉ cho ta những cái căn phòng máy lạnh trên con đường luân hồi vạn lý mà thôi. Trước sau cũng phải đi trên con đường đó, nhưng ai có điều kiện có cái phòng máy lạnh nhìn ra trời xanh mây trắng nắng vàng cũng dễ chịu hơn. 

Trưa nay nắng chang chang mà hồi nãy chạy cái xe muốn chết luôn. Chạy tới đây thì máy lạnh nó mới chịu làm việc mà mấy người lại đẩy tui ra chỗ nắng ngồi. Chỗ mát thì tụi nó ngồi nói chuyện líu lo mà tôi ngồi chỗ nóng trào máu. Tôi nói trong bụng: Cũng là đi xe mà ai ngồi chỗ mát thì nó dễ chịu, mà ngồi chỗ nắng cũng quãng đường đó ôi thôi nó là một cái đọa đày. Sẵn đây tôi nói luôn biết đâu trước mặt tôi có những người tàng long ngọa hổ, có những người Bồ Tát dấu mình. Mà nói vậy thôi chớ không có đâu. Ngộ người ta chửi cũng cười nữa. 

Đường về Phật quả rất xa xôi đầy bất trắc nhưng mà do cái lòng đại bi nghĩ đến chúng sinh nên Bồ Tát không sợ xa. Và do đại trí Bồ Tát thấy mọi thứ chỉ là ảo. Do thương chúng sanh và do thấy mọi thứ ảo nên Bồ Tát không sợ khó. Đó là nói trên lý. Còn nói trên tình thì sao? Thời gian tu hành ba la mật, tu hành các hạnh lành càng nhiều thì đường luân hồi của Bồ Tát nó trơn tru hơn. Đẻ ra ngồi trên đầu người ta không. Giàu hơn. Khỏe hơn. Đẹp trai hơn. Dễ tu lắm. Vì không có mặc cảm. Còn cái tướng xấu hoắc, đi giảng thấy người ta ngáp cũng tủi nữa. Có lúc tui buồn ngủ quá trời mà thấy thầy Pháp Hòa là tui khỏe luôn. Cho nên trong kinh nói: Bồ Tát do Đại Bi, Đại Trí mà không ngại dấn thân đã đành rồi, nhưng mà đó là nói về lý. Còn nói về sự, thì càng về sau con đường Bồ Tát đi nó càng trơn tru. 

Mà cái thứ càng phú quý càng sanh lễ nghĩa lắm. Ví dụ như khi các vị bảnh quá người ta chửi quý vị, quý vị dễ nhịn lắm. Tin tôi đi. Cứ thử bữa nay quý vị mới vừa trúng độc đắc thử coi. Con quý vị ba đứa, đứa tốt nghiệp Yale, đứa tốt nghiệp Havard, đứa Stanford; tụi nó mới báo tin mời mình đi ăn mừng bằng tốt nghiệp của nó. Còn ông chồng mình ổng mới đi cafe mua vé số - trúng mấy cái "mega" mấy trăm triệu. Thế là tự nhiên mình đi ngoài chợ có ai đó, có bà nào đó mà nói gì mình mình dễ tha thứ lắm. Vì bữa nay “lòng bà đang sướng”. Hiểu không? Còn cái thứ mà tiền bạc khó khăn, mất job, bịnh hoạn, ông chồng già cả nhăn nheo, con cái hư đốn lúc, đó nó dễ buồn, rồi tủi thân dữ lắm. Trong khi Bồ Tát càng về sau thì càng trơn tru, hanh thông.

[Image: buddha-stone.jpg]

Và trong kinh nói, càng về sau thì Bồ Tát bồ đề tâm càng dũng mãnh. Do đó bao nhiêu chuyện khó Bồ Tát dồn hết cho khúc sau. Chuyện khó làm nhất là Bồ Tát dồn cho khúc sau. Ví dụ như, mới bảy tuổi mà tự nhiên trong đầu có những suy nghĩ cực kỳ khó tin. Thứ nhứt, thấy rằng mọi thứ ở đời không có gì tin được hết vì thấy người già người bịnh. Thứ hai, bảy tuổi mà nhìn đâu cũng thấy ai cũng đáng để mà thương hết; thấy trên đời không có người để mình ghét. Thấy trên đời chỉ có người đáng thương và dễ thương thôi. Bảy tuổi mà thấy vậy. Thứ ba, bảy tuổi mà dám tuyên bố: “Ai xin gì tôi cũng cho, kể cả cái mạng này.” Bảy tuổi thôi. Đó là Bồ Tát Thích Ca. Mà tại sao ngài lại ghê gớm như vậy? Là vì lúc đó gần rồi. Lúc đó là coi như nhéo không biết đau mà cù không biết nhột. Đó là:
“đao thương bất nhập
bách độc bất xâm”.


Trích bài giảng Giáo lý Duyên Khởi
Kalama xin tri ân bạn vuihtv ghi chép
Reply