LTP Học Phật Pháp
bạn LTP,

bài trên hay quá , rõ ràng mạch lạc

tui thích cái khúc phân tích tâm tham có dính dục và tâm tham không dính dục ... ít khi đi xa đến vậy , biết đang tham (all the times, most of the times, right when it happen, ...) là đã khó lắm rồi

đọc tới đoạn Sư nói đi ngang quán bánh canh , tui bật cuời vì khi đó tự động có câu hỏi ... sao không là tiệm phở mà là quán bánh canh ... và ngay đó là câu trả lời ... "môi trường sống"
Reply
(2022-11-14, 09:49 AM)abc Wrote: bạn LTP,

bài trên hay quá , rõ ràng mạch lạc

tui thích cái khúc phân tích tâm tham có dính dục và tâm tham không dính dục ... ít khi đi xa đến vậy , biết đang tham (all the times, most of the times, right when it happen, ...) là đã khó lắm rồi

đọc tới đoạn Sư nói đi ngang quán bánh canh , tui bật cuời vì khi đó tự động có câu hỏi ... sao không là tiệm phở mà là quán bánh canh ... và ngay đó là câu trả lời ... "môi trường sống"

Huynh abc,

Khi hành thiền, dựa theo lời giảng của Sư, LTP nhận biết tâm Tham không dính Dục (thoải mái, thích thú khi quán hơi thở) và tâm Tham có Dục (quạt mát khi nóng nực) quả thật khác nhau .  Một bên bình an, nhẹ nhàng, còn bên kia có sự dính mắc .

Có lẽ Sư thích bánh canh hơn phở .  Hi hi hi .
Reply
🐁CHUỘT NHÀ🐭CHUỘT PHỐ

>> Ai cũng cần cơm gạo áo tiền,... Nhưng coi chừng chúng ta lại chết ngay trên những thứ mà mình cần.

………
  Một ngày kia con chuột nhà nó gặp con chuột phố ngoài đường ốm tong ốm teo. Nó hỏi: “bộ mày không có gì ăn hay sao?”

  Con chuột phố kể: “Mày biết mỗi đêm tao đi ra phố, chuột phố nó đông như quân Nguyên, một thùng rác lúc nhúc làm sao mà giành nổi.“

  Chuột nhà thấy thương quá, nó kêu chuột phố về chia cho hủ mứt. Ông chủ nhà là người độc thân đi làm, ở nhà không có người, và nó dặn con chuột phố có ăn thì phải nhớ ăn làm sao mà hết đói rồi chui ra, chứ đừng ăn no quá không chui ra được.
  Chuột nhà đã dặn rồi mà con chuột phố đói quá, nó khoét lỗ hủ mứt ăn, bụng nó to phình chui ra không được.
  Chuyện đó tôi đã đọc từ rất lâu, nó lại là nội dung liên quan tới Phật Pháp. Có nghĩa là, chúng ta đi vào đời cơm ăn áo mặc, nếu không đi xuất gia thì chúng ta cũng cần mái ấm gia đình, trai lớn lấy vợ, gái lớn lấy chồng, chúng ta có con cũng cần có cái xe, cái nhà. Nhưng phải luôn luôn nhớ tâm niệm này:

 “Tôi sẽ không bao giờ làm con chuột đã khoét lỗ hủ mứt mà lại ăn no tới mức không thể chui ra.” 

  Có danh lợi, chìm sâu trong cơm gạo áo tiền nhưng nhớ đừng quên đường về chùa, mỗi đêm lạy Phật khấn câu này:

 “Con có đi về chợ đời phố xá nhân gian, con có hư đốn lêu lỏng cách mấy cũng mong sao đường về với Phật, về với chùa, về với thiền viện, bao giờ đối với con cũng thiệt là ngắn, thiệt là gần và đầy ánh sáng, không đến nổi mỏi chân. Mong cho tất cả những trở ngại đối với con đều là chân cứng đá mềm.”

  Nhiều Phật tử tôi gặp, có người quá khổ, thì tôi nhớ tới con chuột phố lúc nó chưa có mứt ăn, có người đại gia giàu có đeo vòng vàng đầy tay. Tôi nhìn họ tôi nghĩ: “Chết rồi! Con chuột này nó đâu có ra khỏi hũ mứt được!!”

  Cho nên bà con nào lạ thì tôi không dám giỡn, nhưng bà con nào mà thân mỗi lần gặp, tôi hỏi: “Lúc này chui cái lỗ còn ra được không?“ quí vị mà trả lời: “Con mập quá Sư ơi!“ thì thôi rồi! 
  Mình đi tu cũng vậy, bắt đầu có chùa, có đạo tràng, đệ tử, có tiếng tăm, có danh phận thì bắt đầu chui ra hũ mứt không lọt. Cái đó có thiệt!

  Tất cả chúng ta đều là những con chuột hè phố, thuở nào chúng ta ốm tong teo, bây giờ có cái này cái kia là chính chúng ta chết ngay ở trong thành tựu của mình, chết ngay trên con đường sống của mình. Cái đó rất mỉa mai. 
  Chết ngay trên con đường sống có nghĩa là sao?
  Ai cũng cần cơm gạo áo tiền, cần gia đình, cần tình cảm, cần tình yêu, vật chất, cần một chút gì đó vui vẻ trong tim trong óc. Nhưng coi chừng chúng ta lại chết ngay trên những thứ mà mình cần.

Trích bài giảng sư Toại Khanh

http://vietbestforum.com/showthread.php?...#pid456267

Post # 1312, p 88
Reply
One-minute Meditations




For those who want to be more present in their life, here is one technique you can try.
  1. Set your alarm clock for every single hour, and meditate for one minute.
  2. Bring your mind from the outside world back to your body and in this present moment.
If you can do that, you will become more present.
Reply
Cần biết và phân biệt khi nào sống với chân đế, khi nào sống với tục đế .

Tulip4

-------------------------------------

TUNIEMXU.ORG: Chỉ Một Con Đường Là Tứ Niệm Xứ (Satipatthàna)
Ví dụ về hành xứ tỉnh giác hay giới vức tỉnh giác

thayvabiet Th12 5

Hỏi: Trong kinh Tứ Niệm Xứ dạy khi đại tiện, tiểu tiện cũng cần tuệ tri, biết rõ. Nghĩa là việc tu tập trong toilet vẫn là cần thiết. Vậy tại sao việc giảng pháp lại cần ở giảng đường sạch đẹp, thanh tịnh và tránh nơi nhơ uế?

Đáp: 
  1. Khi tu tập Tứ Niệm Xứ thì đối tượng là danh sắc chứ không có ai cả. 
  2. Còn tại giảng đường thì có người nghe, người giảng và ngôn ngữ chế định được sử dụng. 
Khi có pháp chế định là có đối tượng cao thượng và hạ liệt, có pháp cao và pháp thấp, có người, có ta. Ví dụ khi ở nhà chúng ta không thể coi cha mẹ là tứ đại "cha mẹ" sinh ra tứ đại "con cái", hay "cục đất" này sinh ra "cục đất" kia. Khi đảnh lễ, cúng dường cũng không thể quán "cục đất thiền sinh" đảnh lễ, cúng dường cho "cục đất thiền sư", vv... 

Nếu quán tưởng như vậy tâm sẽ không hoan hỷ khi thực hiện các pháp thiện như bố thí, trì giới, phục vụ, vv... 

Ngài Mahasi khuyên dạy thiền sinh không nên lẫn lộn giữa pháp chân đế và tục đế khi thực hành. 

Đây thuộc về loại tỉnh giác thứ ba trong 4 loại tỉnh giác (post # 952là giới vức hay hành xứ tỉnh giác. Tỉnh giác này giúp thiền sinh biết rõ đối tượng quan sát là chân đế hay tục đế để ứng xử thích hợp. 

  1. Nếu thiền sinh muốn thực hành Tứ Niệm Xứ, vị đó nên ở nhà để quán tưởng danh sắc thay vì đi bố thí, cúng dường, nghe pháp,vv... Vì việc thực hành Tứ Niệm Xứ cũng tạo duyên sinh phước Tuệ. 
  2. Còn khi đi bố thí, cúng dường, nghe pháp thì nên tác ý đến 14 đối tượng chế định, tục đế như Đức Phật Toàn Giác, Đức Phật Độc Giác, A La Hán, A Na Hàm, Tư Đà Hàm, Tu Đà Hoàn, vv... để bố thí, cúng dường từ cao đến thấp như Đức Phật đã dạy để sinh tâm hoan hỷ thì các phước thiện mới thành tựu.

Cho nên việc giảng pháp thường được diễn ra ở giảng đường sạch đẹp, thanh tịnh, tránh nơi nhơ uế để người nghe sinh tâm hoan hỷ và bày tỏ sự kính trọng pháp. Cũng thế khi ở nhà, nếu có thể lựa chọn giữa cởi trần nghe pháp và mặc áo nghe pháp thì mặc áo vẫn giúp bạn sinh tâm hoan hỷ, kính trọng pháp và có nhiều phước thiện hơn.


Còn khi bạn chú tâm hành thiền quán thì mọi hoạt động qua sáu giác quan cần có chánh niệm, nghĩa là chú tâm quan sát sự đụng chạm nơi thân dù là mặc áo hay cởi áo, nghe pháp chỉ là nghe âm thanh sinh diệt nơi căn tai mà không cần hiểu nghĩa của ngôn từ chế định trong việc nghe nữa. Nghĩa là không có "áo", "người mặc áo", "người cởi trần", hay "người" nghe gì cả.


(Tuniemxu.org)
Reply
Không nên nhắm mắt tin theo ai, cho dù người đó là một vị sư Phật Giáo Nam Tông nổi tiếng .

-----------------------------

Hỏi: Gần đây có vị trụ trì ngôi chùa Phật Giáo Nguyên Thủy có tiếng ở Việt Nam nói rằng ngài Phật Âm (Buddhagosa) và tác phẩm Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) là của Bà La Môn, là ngoại đạo. Điều này là đúng hay sai?

Đáp: Thay vì dựa vào câu nói và sự có tiếng của một vị trụ trì để kết luận đúng sai thì chúng ta nên đọc trực tiếp vào tác phẩm Thanh Tịnh Đạo bản dịch của ni sư Trí Hải,, tác phẩm Thanh Tịnh Đạo Luận Toản Yếu của sư Thích Phước Sơn. Nếu có khả năng Anh ngữ thì xem bản dịch The Path of Purification của ngài trưởng lão Nanamoli, và bản Pali gốc Visuddhimagga do đại hội tập kết kinh điển lần thứ 6 tại Myanmar xếp vào các bộ Chú giải quan trọng của Phật giáo Theravada. Phật tử các nước Phật giáo Nguyên thủy luôn coi bộ Thanh Tịnh Đạo như quyển cẩm nang cho người tu tập Giới, Định, Tuệ.

Khi đọc xong tác phẩm, thậm chí chỉ cần đọc đến 1/3 tác phẩm thì chắc bạn sẽ không còn quan tâm đến việc ai nói đúng hay sai về tác phẩm này nữa. 

Việc này giống như việc người mù được chữa sáng mắt thì tự thấy ánh sáng mà không cần phải người khác mô tả về ánh sáng lúc còn bị mù. Và nếu ai nói ánh sáng chỉ là là các màu xanh, đỏ, tím vàng thì người đó cũng không còn muốn tranh luận điều đó đúng sai nữa. 

Để làm ví dụ, chúng ta cùng trích đoạn nhỏ ngay phần đầu tác phẩm Thanh Tịnh Đạo để thấy được trí tuệ thâm sâu của ngài Phật Âm (Buddhagosa) trong luận giải từ câu kệ của Đức Phật:


“Người trú giới có trí.
Tu tập tâm và tuệ.
Nhiệt tâm và thận trọng.
Tỷ kheo ấy thoát triền. (S., i, 13)

Do duyên gì bài kệ trên đây được nói? Khi đức Thế tôn ở Xá vệ, một vị trời đi đến hoặc, vị ấy đã đặt câu hỏi này:

Nội triền và ngoại triền.
Chúng sinh bị triền phược.
Con hỏi Gotama:
Ai thoát khỏi triền này? (S. i, 13) 

Ðây là ý nghĩa tóm tắt. Triền là lưới tham. Vì đó là một trói buộc theo nghĩa đan mắc vào nhau, như những cành cây chằng chịt như mạng lưới trong các khu rừng tre v.v.... Tham cứ tiếp tục khởi qua lại giữa những đối tượng của tâm, từ sắc pháp đến tâm pháp và trái lại. 

Tham được gọi là nội triềnngoại triền, vì nó khởi lên dưới hình thức khát ái đối với vật dụng của mình và đối với vật dụng của người, đối với tự ngã của mình và tự ngã của một người khác, đối với nội xứ và ngoại xứ. 

Vì tham khởi theo cách ấy, nên chúng sinh bị triền phược. Như những cây tre bị vướng mắc bởi bụi tre, thế gian này cũng vậy, nói cách khác, tất cả chúng sinh này đều bị vướng mắc vì mạng lưới chằng chịt của dục vọng. 

Con hỏi Gotama: Và bởi vì thế gian bị trói buộc như thế, cho nên con muốn hỏi điều này. 

Vị trời xưng hô với đức Thế tôn bằng tộc tánh của Ngài là Gotama. 

Ai thoát khỏi triền này: Ai có thể giải toả, tháo gỡ trói buộc này, cái mớ bòng bong làm cho chúng sinh trong tam giới đều bị quấn quít như thế? 

Ðiều vị trời ấy hỏi là: ai có khả năng tháo gỡ triền phược? 

(Hết phần trích dẫn).

Phần giải thích các câu kệ trên còn dài, bạn nên tiếp tục đọc trực tiếp từ tác phẩm vĩ đại và trí tuệ này nhé.
Reply
4 Loại Tỉnh Giác - Ht Viên Minh Giảng | Phật Pháp Vấn Đáp




4 loại tỉnh giác:
1/ Lợi ích tỉnh giác: vì lợi ích, mình mới tỉnh giác .  
Ví dụ:
  1. Đang lơ mơ nằm ngủ, nghe loáng thoág đi ăn cơm, lập tức tỉnh táo ngay .
  2. Đau khổ vì Tham Sân Si .  Vì thấy lợi ích khi bớt Tham Sân Si, nên tỉnh giác bỏ bớt Tham Sân Si .
2/ Thích hợp tỉnh giác: vì đối tượng hoặc hoàn cảnh thích hợp, mình mới tỉnh giác .
Ví dụ:
  1. Đối tượng: Thích niệm thân (hoặc thọ, v.v.)
  2. Hoàn cảnh: Vào trường thiền mới tỉnh giác được .
Cần nhắc đến tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác .
3/ Tuỳ xứ tỉnh giác: ở chỗ nào, hoàn cảnh nào mình cũng chánh niệm tỉnh giác, không chọn lựa .  Khi có trình độ tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác mạnh, hành giả sẽ ở giai đoạn thứ 3 này .

Khi đối tượng thân / thọ / tâm mạnh thì niệm thân / thọ / tâm, không chọn lựa đối tượng nhất định .
4/ Bất muội tỉnh giác: luôn luôn sáng suốt định tâm, luôn luôn tinh tấn, chánh niệm, tinh giác một cách tự nhiên, không còn mê mờ (bất muội, bất si).

-------------------------

Như vậy, đối tượng càng lúc càng mở rộng .  

Lúc đầu, đối tượng thu hẹp trong cái mình thích (lợi ích tỉnh giác), tiếp theo là đối tượng thích hợp nên rộng hơn một chút (thích hợp tỉnh giác), tiếp theo là tuỳ xứ sao cũng được (tuỳ xứ tỉnh giác), cuối cùng là không cần đối tượng (bất muội tỉnh giác).

Bất muội tỉnh giác là cứ sáng suốt định tĩnh trong lành thôi, cần gì làm thì mình làm chuyện đó . Cho nên, Thầy mới nói: Tuỳ Duyên Thuận Pháp (chuyện gì ở đâu thì mình làm đó).  Thông thường, người ta nói để có chánh niệm tỉnh giác, ta cần đối tượng, nhưng thực ra, chúng ta có thể có chánh niệm tỉnh giác, nhưng không cần có đối tượng .  Còn đối tượng nó tự đến .  Khi nó đến thì mình thấy .  Việc gì cần làm thì mình làm .  Nếu cần nói thì mình nói .

Nếu không lắng nghe Thầy nói, tự nhiên sẽ nghe tiếng mưa rơi .  Đó là vì trong Pháp, đối tượng đến một cái là nó mất . Vấn đề là chúng ta liên kết nó lại nên không thưởng thức được tiếng mưa rơi. Khi tâm hoàn toàn định tĩnh sẽ thấy giọt mưa này xuống là hết, giọt khác xuống là hết .

"Mùa màng phong phú mà không có ai gặt ."

Cuốn sách mới Thầy đang viết là Tuỳ Duyên Thuận Pháp .
Reply
Có địa ngục không?
Cập nhật: 28/03/2015

https://www.chuahoangphap.com.vn/tin-tuc...hong-2099/

Hỏi: Tôi đã được nghe quý Tăng Ni giảng pháp và đọc qua các kinh sách Phật đều nói về cảnh giới Địa ngục.
 
[Image: bizmac__full_29382.jpg]
 

Gần đây có một vị thầy tốt nghiệp tiến sĩ Phật học ở Ấn Độ phát biểu trên đài truyền hình An Viên là: “Đạo Phật gốc, kinh Nguyên thủy nhất, không có nói đến Địa ngục. Về sau chư Tổ mượn cảnh giới Địa ngục của Bà-la-môn đưa vào kinh sách Phật”.(1) Là người Phật tử chúng tôi rất hoang mang không biết tin vào đâu? Kinh sách Phật nói có Địa ngục, sao vị thầy đó lại nói không có Địa ngục?

Đáp: Người Phật tử tại gia hay xuất gia từ xưa đến nay đều biết đến cảnh giới Địa ngục qua các kinh điển Phật giáo Nguyên thủy và kinh điển  Phật giáo Đại thừa. Vị thầy mà quý vị vừa nêu có nói đến đạo Phật gốc, hay kinh Nguyên thủy nhất nào thì tôi không rõ. Tôi chỉ biết hiện nay Phật giáo Nguyên thủy trên thế giới đang phổ biến 5 bộ kinh, gọi là 5 bộ Nikaya gồm: Trường bộ, Trung bộ, Tăng chi bộ, Tương ưng bộ và Tiểu bộ. Trong 5 bộ này tôi được đọc sơ qua 3 bộ: Trung bộ, Tăng chi bộ và Tiểu bộ. Trong 3 bộ này đều có nói đến Địa ngục. Cụ thể trong Trung bộ có bài kinh Thiên sứ số 130 nói rất rõ về cảnh giới Địa ngục. Tôi xin lược trích để quý vị tham khảo:


Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Xá-vệ, tại Kỳ Viên, nơi tinh xá ông Cấp Cô Độc. Ở đấy Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo.” “Thưa vâng, bạch Thế Tôn”. Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

- Ví như, này các Tỷ-kheo, có hai nhà có cửa; ở đây, một người có mắt đứng chính giữa có thể thấy những người đi vào nhà, đi ra khỏi nhà, đi qua, đi lại. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Ta với thiên nhãn thanh tịnh, siêu nhân, thấy các chúng hữu tình chết đi sanh lại, hạ liệt, cao sang, đẹp trai, xấu hình, thiện thú, ác thú, tùy theo hạnh nghiệp của họ, (và Ta nghĩ): “Các bậc hữu tình này do thành tựu thân thiện hành, khẩu thiện hành, ý thiện hành, không công kích các bậc Thánh, có chánh kiến, thọ trì nghiệp phù hợp chánh kiến, các vị ấy sau khi thân hoại mạng chung được sanh vào thiện thú, Thiên giới, ở đời này. Hay các vị hữu tình này, do thành tựu thân thiện hành, khẩu thiện hành, ý thiện hành, không công kích các bậc Thánh, có chánh kiến, thọ trì nghiệp phù hợp với chánh kiến, các vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh ra giữa loài Người. Còn các hữu tình, do thành tựu thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành, công kích các bậc Thánh, có tà kiến, thọ trì nghiệp phù hợp với tà kiến, các vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi Ngạ quỷ. Hay các hữu tình này, do thành tựu thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành, công kích các bậc Thánh, có tà kiến, thọ trì nghiệp phù hợp với tà kiến, các vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào các loại Bàng sanh. Hay các hữu tình này, do thành tựu thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành, công kích các bậc Thánh, có tà kiến, thọ trì nghiệp phù hợp với tà kiến, các vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, Địa ngục".

Này các Tỷ-kheo, các người coi giữ Ðịa ngục, sau khi bắt giữ người ấy với nhiều cánh tay, dẫn người ấy đến trước vua Yama và thưa:

- Tâu Ðại vương, người này không có từ tâm, không xứng là Sa-môn, không xứng là Bà-la-môn, không kính trọng các vị lớn tuổi trong gia đình. Ðại vương hãy trừng phạt nó !

Lúc đó, vua Yama chất vấn người tội và sau đó những tội nhân bị hành hình...

Rồi đức Phật kể tiếp các cảnh giới Địa ngục như:

- Đại phấn nị Địa ngục: Ở Địa ngục này, tội nhân bị cắt da, thịt, gân, xương…

- Đại châm thọ lâm Địa ngục: Ở Địa ngục này, tội nhân bị leo lên cây gai nhọn cháy đỏ rực.

- Đại kiếm diệp lâm Địa ngục: Ở Địa ngục này, tội nhân bị các lá cây lay động cắt đứt tay, chân, tai, mũi…

- Đại khôi hà Địa ngục: Ở Địa ngục này, tội nhân bị trôi thuận, ngược theo dòng nước.

……

Sau khi kể rõ hình phạt nơi các Địa ngục trên, đức Phật nói thêm:

Này các Tỷ-kheo, điều Ta đang nói không phải Ta nghe từ một Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác; nhưng điều Ta đang nói chỉ được Ta biết mà thôi, chỉ được Ta thấy mà thôi, chỉ được Ta hiểu mà thôi.

Câu kết của đức Phật trong bài kinh này thật là hay. Tôi có cảm tưởng như đức Phật đã biết trước đời sau có người sẽ nói Địa ngục không phải Phật thuyết mà do Bà-la-môn nói, nên Ngài đã khẳng định: “Những lời Ta nói về Địa ngục không phải nghe từ Sa-môn hay Bà-la-môn nói, mà chính Ta được thấy, được hiểu và được biết”. Thật kỳ diệu thay! Con xin thành kính đảnh lễ bậc Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn.

Gần đây, người Phật tử Việt Nam rất hoang mang không biết tin vào lời giảng của vị thầy nào. Cũng là Tăng Ni đạo Phật, người nói kinh này đúng, người nói sai. Người nói Địa ngục có, người nói không. Người nói pháp môn này đúng, người nói sai. Người nói kinh Đại thừa do Phật thuyết, người nói không phải…. Vậy ai đúng, ai sai? Theo tôi nghĩ, Phật giáo Việt Nam hiện nay có rất nhiều Tăng Ni tốt nghiệp tiến sĩ Phật học. Chúng ta có nên tổ chức đại hội kết tập lại kinh điển Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Đại thừa? Dựa vào tư tưởng cốt lõi của đức Phật, chọn lọc ra những lời dạy nào đúng chánh pháp thì giữ lại, những lời dạy nào sai chánh pháp thì bỏ đi. Chúng ta mạnh dạn làm một cuộc cách mạng giáo điển này. Để từ đây về sau, Tăng, Ni, Phật tử căn cứ vào những bộ kinh đó mà học tu. Những giáo lý nào không đúng, pháp môn nào không đúng, kinh sách nào không đúng chánh pháp chúng ta cương quyết xóa bỏ để không rơi vào tình trạng như ngày nay rồng rắn lẫn lộn, chánh tà khó phân. Như vậy mới định hướng được đường lối tu học đúng chánh pháp của Phật giáo Việt Nam. Mong lắm thay!

Minh Tâm

Quý vị nên đọc trọn vẹn bài kinh Thiên Sứ tại đường link sau: (2)
(1) https://www.youtube.com/watch?v=R1xuaWUFudA> 
(2) http://vnbet.vn/kinh-trung-bo-2/130-kinh-thien-su-178.html
Reply
Trung Bộ Kinh
Majjhima Nikaya

130. Kinh Thiên sứ
(Devadùta sutta)


https://budsas.net/uni/u-kinh-trungbo/trung130.htm


Như vầy tôi nghe.

Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà viên), tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).

Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". -- "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

-- Ví như, này các Tỷ-kheo, có hai nhà có cửa; ở đây, một người có mắt đứng chính giữa có thể thấy những người đi vào nhà, đi ra khỏi nhà, đi qua, đi lại. 

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Ta với thiên nhãn thanh tịnh, siêu nhân, thấy các chúng hữu tình chết đi sanh lại, hạ liệt, cao sang, đẹp trai, xấu hình, thiện thú, ác thú, tùy theo hạnh nghiệp của họ, và Ta nghĩ: "Các bậc hữu tình này do thành tựu thân thiện hành, khẩu thiện hành, ý thiện hành, không công kích các bậc Thánh, có chánh kiến, thọ trì nghiệp phù hợp chánh kiến, các vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào thiện thú, Thiên giới, ở đời này. Hay các vị hữu tình này, do thành tựu thân thiện hành, khẩu thiện hành, ý thiện hành, không công kích các bậc Thánh, có chánh kiến, thọ trì nghiệp phù hợp với chánh kiến, các vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh ra giữa loài Người

"Còn các hữu tình, do thành tựu thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành, công kích các bậc Thánh, có tà kiến, thọ trì nghiệp phù hợp với tà kiến, các vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi ngạ quỷ (pettivisaya). Hay các hữu tình này, do thành tựu thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành, công kích các bậc Thánh, có tà kiến, thọ trì nghiệp phù hợp tà kiến, các hữu tình ấy sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào các loại bàng sanh. Hay các hữu tình này, do thành tựu thân ác hành... Sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, Ðịa ngục".

Này các Tỷ-kheo, các người coi giữ Ðịa ngục, sau khi bắt giữ người ấy với nhiều cánh tay, dẫn người ấy đến trước vua Yama và thưa:

"-- Tâu Ðại vương, người này không có từ tâm, không xứng là Sa-môn, không xứng là Bà-la-môn, không kính trọng các vị lớn tuổi trong gia đình. Ðại vương hãy trừng phạt nó ! "

--ooOoo--

Sinh

Này các Tỷ-kheo, vua Yama, chất vấn người ấy, cật vấn, thẩm vấn người ấy về Thiên sứ thứ nhất: "Này người kia, Ngươi có thấy Thiên sứ thứ nhất đã hiện ra giữa loài Người không?" Người ấy nói: "Thưa Ngài, không thấy". 

Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy: "Này Người kia, Ngươi có thấy giữa loài Người có đứa con nít nhỏ, yếu ớt, nằm ngửa, nằm rơi vào giữa phân và nước tiểu của nó hay không?" Người ấy đáp: "Thưa Ngài, có thấy". 

Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy: "Này người kia, tuy Ngươi là người có ý thức và lớn tuổi, nhưng Ngươi không có nghĩ: "Ta bị sanh chi phối, ta không thoát khỏi sanh; ta hãy làm điều thiện về thân, khẩu và ý". Người ấy đáp: "Thưa Ngài, tôi không có thể làm, vì tôi phóng dật". 

Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy: "Này người kia, nếu vì phóng dật nên Ngươi không làm điều thiện về thân, khẩu, ý; chắc chắn chúng sẽ làm cho Ngươi, này Người kia, tùy theo sự phóng dật ấy của Ngươi. Vì rằng đây là một ác nghiệp của Ngươi, không phải do mẹ làm, không phải do cha làm, không phải do anh làm, không phải do chị làm, không phải do bạn và thân hữu làm, không phải do bà con huyết thống làm, không phải do Sa-môn, Bà-la-môn làm, không phải do chư Thiên làm. Ác nghiệp ấy chính do Ngươi làm, chính Người phải cảm thọ quả báo việc làm ấy".


Già

Này các Tỷ-kheo, sau khi chất vấn, cật vấn và thẩm vấn người kia về Thiên sứ thứ nhất, vua Yama mới chất vấn, cật vấn, thẩm vấn về Thiên sứ thứ hai: "Này người kia, Ngươi có thấy giữa loài Người, Thiên sứ thứ hai hiện ra không?" Người ấy đáp: "Thưa Ngài, không thấy". 

Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người kia: "Này Người kia, Ngươi có thấy người đàn bà hay người đàn ông tám mươi tuổi, hay chín mươi tuổi, hay một trăm tuổi, già yếu, cong như nóc nhà, lưng còm, chống gậy, vừa đi vừa run, bệnh hoạn, tuổi trẻ đã qua mất, răng rụng, tóc sói, da nhăn, run rẩy, với tay chân bạc màu?" Người ấy đáp: "Thưa Ngài, có thấy".

Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy: "Này Người kia, tuy Ngươi là người có ý thức và lớn tuổi, nhưng Ngươi không có nghĩ: "Ta bị già chi phối, ta không thoát khỏi già; ta hãy làm điều thiện về thân, khẩu và ý". Người ấy đáp: "Thưa Ngài, tôi không có thể làm, vì tôi phóng dật, thưa Ngài". 

Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy: "Này Người kia, nếu vì phóng dật nên Ngươi không làm điều thiện về thân, khẩu, ý; chắc chắn chúng sẽ làm cho Ngươi, này Người kia, tùy theo sự phóng dật của Ngươi. Vì rằng đây là một ác nghiệp của Ngươi, không phải do mẹ làm, không phải do cha làm, không phải do anh làm, không phải do chị làm, không phải do bạn và thân hữu làm, không phải do bà con huyết thống làm, không phải do Sa-môn, Bà-la-môn làm, không phải do chư Thiên làm. Ác nghiệp ấy chính do Ngươi làm, chính Ngươi phải cảm thọ quả báo sự làm ấy".


Bệnh

Này các Tỷ-kheo, sau khi chất vấn, cật vấn, thẩm vấn người kia về Thiên sứ thứ hai, vua Yama mới chất vấn, cật vấn, thẩm vấn về Thiên sứ thứ ba: "Này Người kia, Ngươi có thấy giữa loài Người, Thiên sứ thứ ba hiện ra không?" Người ấy đáp: "Thưa Ngài không thấy". 

Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người kia: "Này Người kia, Người có thấy người đàn bà hay người đàn ông bị bệnh hoạn, khổ não, bị bệnh trầm trọng nằm rơi vào trong nước tiểu và phân của mình, cần người khác nâng dậy, cần người khác dìu nằm xuống?" Người ấy đáp: "Thưa Ngài, có thấy".

Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với nó: "Này Người kia, tuy Ngươi là người có ý thức và lớn tuổi, nhưng Ngươi không có nghĩ: "Ta bị bệnh chi phối, ta không thoát khỏi bệnh; ta hãy làm điều thiện về thân, khẩu và ý". Người ấy đáp: "Thưa Ngài, tôi không có thể làm, vì tôi phóng dật, thưa Ngài". 

Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy: "Này Người kia, nếu vì phóng dật nên Ngươi không làm điều thiện, về thân, khẩu, ý; chắc chắn chúng sẽ làm cho Ngươi, này Người kia, tùy theo sự phóng dật của Ngươi. Vì rằng đây là một ác nghiệp của Ngươi, không phải do mẹ làm, không phải do cha làm, không phải do anh làm, không phải do chị làm, không phải do bạn bè thân hữu làm, không phải do bà con huyết thống làm, không phải do Sa-môn, Bà-la-môn làm, không phải do chư Thiên làm. Ác nghiệp ấy chính do Ngươi làm, chính Ngươi phải cảm thọ quả báo việc làm ấy".


Hình Phạt các Tội Phạm Thế gian 

Này các Tỷ-kheo, sau khi chất vấn, cật vấn thẩm vấn người kia về Thiên sứ thứ ba, vua Yama mới chất vấn, cật vấn, thẩm vấn về Thiên sứ thứ tư: "Này người kia, Ngươi có thấy giữa loài Người, Thiên sứ thứ tư hiện ra không?" Người ấy đáp: "Thưa Ngài, không thấy". 

Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người kia: "Này người kia, Ngươi có thấy giữa loài Người, các vua chúa sau khi bắt được tên trộm cướp có phạm tội, liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy... họ lấy gươm chặt đầu?". Người ấy nói: "Thưa Ngài, có thấy".

Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy: "Này Người kia, tuy Ngươi là người có ý thức và lớn tuổi, nhưng Ngươi không có nghĩ: "Thật sự những ai làm các ác nghiệp, họ phải chịu những hình phạt sai khác, ngay trong hiện tại như vậy, huống nữa là về đời sau! Ta hãy làm điều thiện về thân, khẩu, ý". Người ấy đáp: "Thưa Ngài, tôi không có thể làm, vì tôi phóng dật, thưa Ngài". 

Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với nó: "Này Người kia, nếu vì phóng dật nên Ngươi không làm điều thiện về thân, khẩu, ý; chắc chắn chúng sẽ làm cho Ngươi, này người kia, tùy theo sự phóng dật của Ngươi. Vì rằng đây là một ác nghiệp của Ngươi, không phải do mẹ làm, không phải do cha làm, không phải do anh làm, không phải do chị làm, không phải do bạn bè thân hữu làm, không phải do bà con huyết thống làm, không phải do Sa-môn, Bà-la-môn làm, không phải do chư Thiên làm. Ác nghiệp ấy chính do Ngươi làm, chính Ngươi phải cảm thọ quả báo việc làm ấy".


Chết

Này các Tỷ-kheo, sau khi chất vấn, cật vấn, thẩm vấn người kia về Thiên sứ thứ tư, vua Yama mới chất vấn, cật vấn, thẩm vấn về Thiên sứ thứ năm: "Này Người kia, Ngươi có thấy giữa loài Người, Thiên sứ thứ năm hiện ra không? "Người ấy đáp: "Thưa Ngài, không thấy". 

Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy: "Này Người kia, Ngươi có thấy giữa loài Người, người đàn bà hay người đàn ông chết đã được một ngày, hai ngày hay ba ngày, sưng phồng lên, xanh xám lại, rữa nát ra?" Người ấy nói: "Thưa Ngài, có thấy".

Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy: "Này Người kia, tuy Ngươi là người có ý thức và lớn tuổi, nhưng Ngươi không có nghĩ: "Ta bị chết chi phối, ta không thoát khỏi chết; ta hãy làm điều thiện về thân, khẩu và ý". Người ấy đáp: "Thưa Ngài, tôi không có thể làm, vì tôi phóng dật, thưa Ngài". 

Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy: "Này Người kia, nếu vì phóng dật nên Ngươi không làm điều thiện về thân, khẩu ý; chắc chắn chúng sẽ làm cho Ngươi, này Người kia, tùy theo sự phóng dật của Ngươi. Vì rằng đây là một ác nghiệp của Ngươi, không phải do mẹ làm, không phải do cha làm, không phải do anh làm, không phải do chị làm, không phải do bạn bè thân hữu làm, không phải do bà con huyết thống làm, không phải do Sa-môn, Bà-la-môn làm, không phải do chư Thiên làm. Ác nghiệp ấy chính là Ngươi làm, chính Ngươi phải cảm thọ quả báo việc làm ấy".


Thọ Nhận Hình Phạt tại Địa Ngục

Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi chất vấn, cật vấn, thẩm vấn, người ấy về Thiên sứ thứ năm, vua Yama giữ im lặng.


Các Hình Phạt tại Đại Địa Ngục

Rồi này các Tỷ-kheo, các người coi giữ Ðịa ngục bắt người ấy chịu hình phạt gọi là năm cọc (Pancavidhabandhanam), họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào một bàn tay, họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào bàn tay thứ hai, họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào bàn chân, họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào bàn chân thứ hai, họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào giữa ngực, Người ấy ở đây thọ lãnh các cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt.  Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Này các Tỷ-kheo, các người coi giữ Ðịa ngục bắt người ấy nằm xuống và lấy búa chặt người ấy. Người ấy ở đây thọ lãnh các cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Này các Tỷ-kheo, các người coi giữ Ðịa ngục dựng ngược người ấy chân phía trên, đầu phía dưới và lấy búa chặt người ấy. Người ấy ở đây cảm thọ.. chưa tiêu trừ.

Này các Tỷ-kheo, các người coi giữ Ðịa ngục cột người ấy vào một chiếc xe, kéo người ấy chạy tới chạy lui trên đất được đốt cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực. Người ấy ở đây cảm thọ... chưa được tiêu trừ.

Rồi này các Tỷ-kheo, các người coi giữ Ðịa ngục đẩy người ấy lên, kéo người ấy xuống một sườn núi đầy than hừng, cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực. Người ấy ở đây cảm thọ... chưa được tiêu trừ.

Rồi này các Tỷ-kheo, các người coi giữ Ðịa ngục dựng ngược người ấy chân phía trên, đầu phía dưới và quăng người ấy vào một vạc dầu bằng đồng nung đỏ, cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực. Người ấy ở đây bị nấu với bọt nước sôi sùng sục, khi thì trôi nổi lên trên, khi thì chìm xuống đáy, khi thì trôi dạt ngang. Người ấy ở đây thọ lãnh các cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.


Lửa ở Đại Địa Ngục

Rồi này các Tỷ-kheo, những người coi giữ Ðịa ngục quăng người ấy vào Ðại địa ngục. Này các Tỷ-kheo, Ðại địa ngục ấy có bốn góc, bốn cửa, chia thành phần bằng nhau, xung quanh có tường sắt, mái sắt lợp lên trên. Nền Ðịa ngục bằng sắt nung đỏ, chảy đỏ rực, đứng thẳng, luôn có mặt, rộng một trăm do tuần.

Này các Tỷ-kheo, từ tường phía Ðông của Ðại địa ngục ấy, những ngọn lửa bừng cháy lên được thổi tạt đến tường phía Tây. Những ngọn lửa bừng cháy lên từ tường phía Tây được thổi tạt đến tường phía Ðông. Những ngọn lửa bừng cháy lên từ tường phía Bắc được thổi tạt đến tường phía Nam. Những ngọn lửa bừng cháy lên từ tường phía Nam được thổi tạt đến tường phía Bắc. Những ngọn lửa bừng cháy lên từ phía Dưới, được thổi tạt lên phía Trên. Những ngọn lửa bừng cháy lên từ phía Trên, được thổi tạt xuống phía Dưới. Người ấy ở đây cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Này các Tỷ-kheo, rồi có một thời rất lâu dài, khi cửa phía Ðông của Ðại địa ngục được mở ra. Người ấy chạy vào đấy rất nhanh và mau lẹ. Khi người ấy chạy rất nhanh và mau lẹ, da ngoài bị cháy, da trong bị cháy, thịt bị cháy, dây gân bị cháy, xương bị khói xông đen. Sự trốn thoát của người ấy là như vậy. Này các Tỷ-kheo, dù cho người ấy có cố gắng rất nhiều, cửa vẫn đóng chống lại người ấy. Tại đây người ấy cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Rồi này các Tỷ-kheo, có một thời rất lâu dài, khi cửa phía Tây được mở ra... cửa phía Bắc được mở ra... cửa phía Nam được mở ra. Người ấy liền chạy vào đấy rất nhanh và mau lẹ. Khi người ấy chạy rất nhanh và mau lẹ, da ngoài bị cháy, da trong bị cháy, thịt bị cháy, dây gân bị cháy, xương bị khói xông đen. Sự trốn thoát của người ấy là như vậy. Này các Tỷ-kheo, dầu cho người ấy có cố gắng rất nhiều, cửa vẫn đóng chống lại người ấy. Tại đây người ấy cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi các ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Rồi này các Tỷ-kheo, có một thời rất lâu dài, khi cửa phía Ðông được mở ra, người ấy liền chạy vào đấy rất nhanh và mau lẹ... sự trốn thoát của người ấy là như vậy. Người ấy đi ra khỏi cửa Ðịa ngục ấy.


Kim Nhọn ở Ðại Phấn nị Ðịa ngục


Nhưng này các Tỷ-kheo, cận sát Ðại địa ngục là Ðại Phấn nị Ðịa ngục (Guthaniraya). Người ấy rơi vào Ðịa ngục này. Này các Tỷ-kheo, tại Phấn nị Ðịa ngục ấy, các chúng sanh với miệng như mũi kim cắt đứt da ngoài; sau khi cắt đứt da ngoài, chúng cắt đứt da trong; sau khi cắt dứt da trong, chúng cắt đứt thịt; sau khi cắt đứt thịt, chúng cắt đứt dây gân; sau khi cắt đứt dây gân, chúng cắt đứt xương; sau khi cắt đứt xương, chúng cắt đứt xương tủy. Ở đây, người ấy cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.


Cảm Giác Thống Khổ tại Ðại địa ngục Nhiệt khôi

Nhưng này các Tỷ-kheo, cận sát Ðại địa ngục Phấn nị ấy là Ðại địa ngục Nhiệt khôi (Than hừng - Kukkulaniraya). Người ấy rơi vào ở đấy. Ở đấy, người ấy cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.


Gai Nhọn tại Ðại Châm thọ lâm

Nhưng này các Tỷ-kheo, cận sát Ðại địa ngục Nhiệt khôi là Ðại Châm thọ lâm (Sambalivanam) cao một do tuần, với những gai nhọn dài mười sáu ngón tay, cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực. Họ bắt người ấy leo lên, leo xuống. Ở đấy, người ấy cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.


Lá Sắc tại Ðại Kiếm diệp lâm

Nhưng này các Tỷ-kheo, cận sát Đại Châm thọ lâm là Ðại Kiếm diệp lâm (Rừng lá gươm - Asipattavanta). Người ấy vào trong ấy. Ở đấy, các lá cây, do gió lay động, cắt đứt tay của người ấy, cắt đứt chân, cắt đứt tay chân, cắt đứt tai, cắt đứt mũi, cắt đứt tai mũi. Ở đây, người ấy cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mạng chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.


Nước Cuốn tại Ðại Khôi Hà

Nhưng này các Tỷ-kheo, cận sát Đại Kiếm diệp lâm là Ðại Khôi Hà (Sông vôi - Kharodakanadi). Người ấy rơi vào trong ấy. Tại đấy, người ấy bị trôi thuận theo dòng nước, người ấy bị trôi ngược lại dòng nước, người ấy trôi thuận theo, ngược lại dòng nước. Tại đấy, người ấy cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung, cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.


Ăn Cục Đồng Nung Đỏ

Rồi này các Tỷ-kheo, những người coi giữ Ðịa ngục, câu người ấy lên với móc câu, đặt người ấy trên đất và nói với người ấy: "Này Người kia, Ngươi muốn gì?" Người ấy nói: "Thưa các Ngài, tôi đói bụng". Rồi này các Tỷ-kheo, các người coi giữ Ðịa ngục lấy cọc sắt nung đỏ cạy miệng người ấy và nhét vào miệng người ấy những cục đồng nung đỏ, cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực. Môi người ấy bị cháy, miệng bị cháy, cổ họng bị cháy, ngực bị cháy. Và kéo theo một ruột lớn, ruột nhỏ, các cục đồng ấy rơi ra ngoài từ phía dưới. Ở đấy, người ấy cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mạng chung, cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.


Uống Nước Đồng Nấu Sôi

Rồi này các Tỷ-kheo, các người coi giữ Ðịa ngục nói với người ấy: "Này Người kia, Ngươi muốn gì?" Người ấy nói: "Thưa các Ngài, tôi khát nước". Rồi này các Tỷ-kheo, các người coi giữ Ðịa ngục lấy cọc sắt nung đỏ cạy miệng người ấy ra, và đổ vào miệng người ấy nước đồng nấu sôi, cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực. Môi ngươi ấy bị cháy, miệng bị cháy, cổ họng bị cháy, ngực bị cháy. Và kéo theo ruột lớn, ruột nhỏ, nước đồng sôi ấy chảy ra ngoài từ phía dưới. Người ấy ở đấy cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mạng chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.


Rồi này các Tỷ-kheo, các người coi giữ Ðịa ngục lại quăng người ấy vào Ðại địa ngục.


Vua Yama Mong Được Học Chánh Pháp

Một thời xưa lắm, này các Tỷ-kheo, vua Yama suy nghĩ như sau: "Những ai làm ác nghiệp ở đời, phải thọ lãnh những hình phạt sai khác như vậy. Mong rằng ta được làm người, và Như lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện ở đời, và ta có thể hầu hạ Thế Tôn, và Thế Tôn thuyết pháp cho ta, và ta có thể thông hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng".


Này các Tỷ-kheo, điều Ta đang nói không phải Ta nghe từ một Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác; nhưng điều Ta đang nói chỉ được Ta biết mà thôi, chỉ được Ta thấy mà thôi, chỉ được Ta hiểu mà thôi.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Sau khi Thiện thệ nói như vậy, bậc Ðạo Sư lại nói thêm như sau:

Dầu Thiên sứ báo động,
Thanh niên vẫn phóng dật,
Họ ưu buồn lâu dài,
Sanh làm người hạ liệt.

Ở đây bậc Chân nhân,
Ðược Thiên sứ báo động,
Không bao giờ phóng dật,
Trong diệu pháp bậc Thánh.

Thấy sợ trong chấp thủ,
Trong hiện hữu sanh tử.
Ðược giải thoát chấp thủ,
Sanh tử được đoạn trừ,
Ðược yên ổn an lạc,
Ngay hiện tại tịch tịnh,
Mọi oán hận sợ hãi,
Các vị ấy vượt qua,
Mọi đau đớn sầu khổ,
Họ đều được siêu thoát.

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Reply
NHƯ LÝ TÁC Ý (YONISO MANASIKĀRA) 
(Tài liệu thảo luận về Phật Học của nhóm Pali chuyên đề)



A/ Thế nào là tác ý?
Tác ý là tạo nên đối tượng nơi tâm, làm phát sinh đối tượng nơi tâm (Visayaṃ manasi kāro manasikāro)
Như Lý Tác Ý có nghĩa là tác ý đúng cách, tác ýđường( Yoniso manasikāro nāma upāyamanasikāro pathamanasikāro)-( Dī-aṭṭha-2-236)

B/ Tác ý đúng cách, tác ý đường là như thế nào?
1. Ngũ uẩn này là Vô thường (Anicca) tác ý là Vô thường.
2. Ngũ uẩn này là Khổ (Dukkha) tác ý là Khổ.
3. Ngũ uẩn này là Vô ngã (Anatta) tác ý là Vô ngã .
4. Ngũ uẩn này là Bất tịnh (Asubha) tác ý là Bất tịnh.

Chư Thiện hữu nào chuyên về Pháp Hành, muốn đi sâu vào làm thế nào để có Như Lý Tác Ý, làm thế nào phát sinh tuệ Minh Sát trên 3 đặc tướng Vô Thường, Khổ, Vô ngã thì nên tham khảo thêm tài liệu Nibbānagāminipaṭipadā của ngài trưởng lão Pa-auk Sayadaw (Viện chủ hệ thống các trường thiền Pa-auk, hiện đang ở Myanmar) hoặc gặp trực tiếp các vị thiền sư có kinh nghiệm để được chỉ dẫn trực tiếp.

C/ Có 3 loại tác ý
1. Tác ý dẫn đến cảnh
Tác ý này làm nhiệm vụ chính là làm phát sinh đối tượng nơi tâm. Tác ý ở đây chính là Tác ý tâm sở(manasikāra cetasika). Nó nằm trong 52 loại tâm sở.
2. Tác ý dẫn đến Lộ trình tâm
Làm cho phát sinh lộ trình nên gọi là Tác ý dẫn đến lộ trình tâm (Vīthiṃ paṭipādayatīti vīthipaṭipādakamanasikāra):
Tác ý ở đây chính là Ngũ môn hướng tâm (Pañcadvāravajjanacitta). Nó làm phát sinh Nhãn Thức Tâm (Cakkhuviññāṇacitta)…Tiếp nhận tâm (Sampaṭicchanacitta)…v.v…và toàn bộ tiến trình tâm.
3. Tác ý dẫn đến Tác Hành tâm
Tác ý ở đây chính là Ý Môn hướng tâm (Manodvāravajjanacitta) = Xác định tâm(Voṭṭhabbana)
Vấn đề ở đây là tác ý này nếu thuận theo Pháp (Yoniso) thì Tạo ra Thiện nghiệp, còn không thuận theo Pháp (Ayoniso) thì tạo ra Bất thiện nghiệp.
Khi có Như Lý Tác Ý, các bậc Thánh hữu học và phàm phu thì Tác Hành tâm này sẽ là: Thiện dục giới tương ưng với Tuệ (Mahākusala-ñāṇasampayutta), Còn bậc Thánh Arahat sẽ là Tâm hành dục giới tương ưng với Tuệ (Mahākiriyā-ñāṇasampayutta).
Chính 2 Ngũ môn và Ý môn Hướng Tâm (Āvajjana) này- tức tác ý: tạo ra tâm không giống với tâm trước đó (Purimamanato visadisamanaṃ karotītipi manasikāro)

D/ Nhân cần thiết để có Như Lý Tác Ý:
1. Bản thân khéo hành trì (Attasammāpaṇidhi)
2. Lắng nghe Chánh Pháp (Saddhammassavana)
3. Thân cận Thiện Trí Thức (Sappurisūpanissaya)
4. Ở trú xứ thích hợp (Paṭirūpesavāsa)
5. Trước đây từng tạo Thiện nghiệp (Pubbe katapuññatā)


E/ Tầm quan trọng của Như Lý Tác Ý với người hành Pháp Phật :
Này các tỳ kheo, người có như lý tác ý các thiện pháp chưa sanh sẽ sanh, các bất thiện đã sanh sẽ diệt.
Này các tỳ kheo, người có như lý tác ý các Pháp Giác Chi chưa sanh sẽ sanh, các Pháp Giác Chi đã sanh sẽ đưa đến Pháp Hành (Bhavanā) được tròn đủ.

F/ Người có Như Lý Tác Ý thì được 9 quả báu:
1.Vui mừng (pāmojja)
2.Hỷ (pīti)
3.Vắng lặng (passaddhi)
4.Lạc (sukha)
5.An Tịnh (passaddhi)
6.Biết như thật (yathābhūtaṃ pajānāti)
(Theo Paṭisam-83)
7.Chán ngán (về luân hồi) (Nibbinda)
8.Ly dục (Virāga)=Thánh Đạo
9.Giải thoát (Vimutti)=Thánh Quả. 

(Theo Paṭisam-Aṭṭha-274)

https://thuvienhoasen.org/a26002/nhu-ly-tac-y
Reply
Vấn đáp Phật pháp ngày 29/01/2022 | sư Hạnh Tuệ



Muốn biết sau khi mệnh chung, vị sư đó (hay chúng ta) tái sanh vào cảnh giới nào, hãy xét vị đó:

  1. Giới: có giữ giới luật nghiêm túc không?
  2. Chánh Kiến: có Chánh Kiến không?
  3. Chánh Niệm: có nỗ lực thực hành giáo pháp trong giây phút cận tử không? (Nghĩa là có chánh niệm, tỉnh giác, thực hành đúng Giáo Pháp của Đức Thế Tôn.)
Nếu hội đủ cả 3 điều trên, vị đó sẽ đi lên. Nếu hội đủ điều 1 và 2 (hoặc 1 hoặc 2, hay không được điều nào) vị đó sẽ tái sanh theo Nghiệp.

Tu sĩ hơn cư sĩ là có nhiều thì giờ cũng như cơ hội tu tập về Giới, Chánh Kiến, và Chánh Niệm.
Reply
Lời Đức Phật Dạy
KHÓ ĐƯỢC Ở ĐỜI

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi. Rồi gia chủ Anàthapindika đi đến đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với gia chủ Anàthapindika:

Có bốn pháp này, này Gia chủ, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khó được ở đời. Thế nào là bốn ? (Quả)

  1. Mong rằng tài sản khởi lên cho ta đúng pháp;
  2. mong rằng tiếng tốt được đồn về ta, cùng với bà con;
  3. mong rằng ta được sống lâu, thọ mạng kéo dài;
  4. mong rằng khi thân hoại mạng chung, ta được sanh lên cõi thiện, cõi trời và cõi đời này.
Đây là bốn pháp khả lạc, khả hỷ, khả ý khó được ở đời.

Này gia chủ, đối với bốn pháp khả lạc, khả hỷ, khả ý, khó được ở đời này, có bốn pháp đưa đến chứng được những pháp ấy. Thế nào là bốn ? Đó là: (Nhân)

  1. đầy đủ lòng tin,
  2. đầy đủ giới,
  3. đầy đủ bố thí và
  4. đầy đủ trí tuệ.
(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 4, phẩm Nghiệp công đức, phần Bốn nghiệp công đức [lược], VNCPHVN ấn hành 1996, tr.676)

http://vietbestforum.com/showthread.php?tid=33&pid=458869#pid458869

Post #144, p 10

Cám ơn huynh Nonegister.
Reply
Một số Phật tử Việt Nam luôn miệng nói: "Tổ dạy thế này . Tổ dạy thế kia ."  Tại sao họ không chịu nói: "Phật dạy thế này .  Phật dạy thế kia." ?

Như vậy, các vị đó theo đạo Phật hay theo đạo Tổ ?  Các vị nên nhớ rằng nếu không có Phật thì chẳng hề có Tổ .

LTP
-------------------------------

Thờ Phật hay Thờ Thầy ?

Tôi kỵ nhất một chuyện là đi học đạo thờ thầy như thờ ông cố nội là ngu xuẩn, dốt nát. Các vị biết không ?

Thân người khó được, chánh pháp khó gặp mà không gì ngu xuẩn, trâu bò, súc vật cho bằng cắm đầu thờ ông thầy mà kinh điển mình làm lơ. Ông thầy giảng trật trúng gì là hên xui. Có phải ngu xuẩn, có phải trâu bò không ? Cho nên, đi đâu thì đi cũng phải quay về kinh điển. Còn thầy nói không cần học, thầy cười mỉa, thầy cười châm biếm, thầy nói mình tu giữ tâm rỗng rang…. Tôi lạy các bố, làm ơn cho Phật tử học giáo lý đi, rồi trên nền đó, có duyên họ tu được, không có duyên thì họ ráng họ chịu. Đại kỵ nhất là thờ thầy trên đầu, coi thầy hơn Phật. Thời này là thời người ta coi Tổ lớn hơn Phật, người ta coi Lệ hơn Luật.

Mà lẽ ra : Phật phải trên tổ, tổ phải dưới Phật chứ, Luật phải trên lệ chứ không thể nào mà luật dưới lệ hết. Nhớ nha. Phật phải trên tổ. Luật phải trên lệ. Nguyên tắc nó có giá trị của nguyên tắc, kinh nghiệm có giá trị của kinh nghiệm không thể lấy cái này áp chế xóa nhòa phủ nhận cái kia được. 

Nhớ nha.

https://giaolykalama.com/nt/read.php?tx=...0ch%C3%A9p
Reply
Không Biết Không Có Tội?

"Không có chủ ý làm ác" khác với "Không biết mình làm ác"

1/ Không có chủ ý
làm ác: Kinh Pháp Cú kể lại vị Trưởng Lão vì mù nên, sau một trận mưa, đã vô tình dẫm chết nhiều côn trùng. Đức Phật dạy vị Trưởng Lão không phạm giới sát sinh.

2/Không biết mình làm ác: người đó có chủ ý, nhưng không ý thức đó là điều ác. 

Ví dụ 1: Người có chủ ý phỉ báng người khác, nhưng không biết đó là điều ác; có nghĩa là người đó có chủ ý, từ đó mới phát ra lời nói.

Ví dụ 2: Vị tỳ kheo có chủ ý bảo vệ Chánh Pháp nên đã hội họp chư vị tăng lại để tránh xa các vị ác tăng muốn phá hoại Chánh Pháp. Vị này không phạm tội "chia rẽ Tăng đoàn", không bị đọa xuống Địa Ngục; trái lại, vị ấy được sanh Thiên.

Tóm lại, quan trọng là chủ ý ban đầu là Thiện hay Bất Thiện.

Với ý Thiện để chữa lành bệnh, vị  bác sĩ phải mổ xẻ khiến bệnh nhân chảy máu, thậm chí có thể khiến bệnh nhân chết sẽ không có tội; trái lại, vì muốn chiếm đoạt tài sản, và khiến nạn nhân chảy máu hoặc chết, kẻ cướp phải chịu hình phạt.

Đọc thêm: Sách "Chú Giải Người và Cõi" tỳ kheo Thiện Phúc dịch, để hiểu rõ Tam Giới vận hành ra sao:

https://www.budsas.org/uni/u-nguoicoi/nc00.htm

Vấn đáp Phật pháp ngày 30/12/2022 | sư Hạnh Tuệ


Reply
Vấn đáp Phật pháp ngày 25/07/2022 | sư Hạnh Tuệ




Tiểu thừa và Nguyên Thủy là một hay khác ?


Reply