Lời khuyên của Đức Phật vào đề chuyên Văn lớp 10 năm học 2019
#1
Lightbulb 
Lời khuyên của Đức Phật được đưa vào đề Văn chuyên lớp 10 Đại học Sư phạm TP HCM


Đề yêu cầu thí sinh liên hệ với hành trình lĩnh hội tri thức từ những lời khuyên "chớ vội tin" của Đức Phật.

Chiều 6/6, hơn 1.000 thí sinh kết thúc buổi thi các môn chuyên vào lớp 10 trường Trung học Thực hành (Đại học Sư phạm TP HCM). Đề thi Văn được thí sinh đánh giá là sâu sắc nhưng khó để đạt điểm cao.

Nhiều thí sinh tỏ ra thích thú với câu 1 khi trích dẫn lời khuyên của Đức Phật trong tác phẩm Đường đến cuộc cách mạng tâm thức (dẫn theo Dzogchon Ponlop). Đề yêu cầu thí sinh rút ra bài học về hành trình lãnh hội tri thức từ Lời Khuyên trên.


[Image: de-van-8551-1559820052.jpg]


Nguyễn Thúy Anh (thí sinh quận 3) cho rằng, từ khóa của câu hỏi này là "chớ vội tin" hay nói cách khác là phải luôn nghi ngờ trước bất cứ điều gì mới mẻ mà ta lĩnh hội được. Đó mới là con đường khám phá tri thức.

"Cái hay của đề là thay vì đưa ra một nhận định thì đưa ra một lời khuyên với nhiều ý tứ để thí sinh lựa chọn viết và thể hiện quan điểm. Cách ra đề như vậy tránh khuôn mẫu, giáo điều", Thúy Anh nói.

Tương tự, Trần Quỳnh Như cho rằng câu 1 tuy là dạng đề nghị luận xã hội nhưng lại giàu màu sắc văn chương. Trong khi đó, câu 2 là một nhận định sâu sắc và súc tích về thơ. Để hiểu thấu đáo và bình luận trọn vẹn bằng những trải nghiệm văn học là điều không dễ dàng.



Mạnh Tùng
(VN Express)
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#2
Heavy-black-heart4 Heavy-black-heart4

Đề thi hay  anh Anatta [Image: winking-thumbs-up-smiley-emoticon.gif]
nhưng sẽ khó chấm điễm.....theo anh thì nghĩ sao về hai đề thi naỳ?



đề thi câu #1: em thâý hơi khó ah

không phaĩ hâù như nhiêù chuyện mình học theo ngươì xưa hay sao ? Những câu noi' truyền miệng thì thế hệ naỳ qua thế hệ khác ....không biết em có bị lạc đề không nưã...nêú em thi bài naỳ chắc  ăn con Zero quá    [Image: rolling.gif]



đề thi câu #2 --sao khó quá

Reply
#3
Đe^` này cho lớp 10 thì quá khó ....
______________________
Cám ơn hoa đã vì ta nở,
Thế giơi vui từng nổi lẻ loi,
(Thơ Tô Thuỳ Yên)
Reply
#4
(2019-06-10, 11:58 AM)SugarBabe Wrote: Heavy-black-heart4 Heavy-black-heart4

Đề thi hay  anh Anatta [Image: winking-thumbs-up-smiley-emoticon.gif]
nhưng sẽ khó chấm điễm.....theo anh thì nghĩ sao về hai đề thi naỳ?



đề thi câu #1: em thâý hơi khó ah

không phaĩ hâù như nhiêù chuyện mình học theo ngươì xưa hay sao ? Những câu noi' truyền miệng thì thế hệ naỳ qua thế hệ khác ....không biết em có bị lạc đề không nưã...nêú em thi bài naỳ chắc  ăn con Zero quá    [Image: rolling.gif]



đề thi câu #2 --sao khó quá


SugarBabe và ChangHiu nhận xét đề thì khó thì không sai, vì đây là đề thi tuyển sinh dành cho học sinh cấp 3 (10, 11, 12) chuyên về Văn. Với những học sinh yêu thích chọn Văn thì họ đã đọc và thực hành viết rất nhiều. Đối với họ viết thì không khó, nhưng khó là làm sao viết cho mạch lạc, dẫn chứng hợp lý và thuyết phục.

@SB: câu 2 thì anh cũng không biết viết thế nào. Câu hỏi đó dành cho các học sinh mà họ đã có đọc qua bài thơ đó cũng như các bài thơ văn khác (nên có nhiều thông tin để dẫn chứng hỗ trợ cho bài viết thi) trong trường lớp rồi. Phải có đọc bài thơ đó của tác giả và hiểu họ nói gì thì mới viết bài phân tích chứng minh được. Hơn nữa, học sinh, họ cũng đã từng học tập cách viết phân tích và nghị luận các bài văn hay thơ ở sách giáo khoa trong lớp. Nên có thể không quá khó cho họ viết, nhưng viết cho hay, thuyết phục được thầy cô chấm bài là điều khó.

SB, sở dĩ anh mang bài này (Lời khuyên của Đức Phật) về đăng là nhận thấy tư tưởng bộ giáo dục VN hiện tại đã cởi mở lắm mới cho phép ra đề thi này. Mục đích khuyến khích học sinh có tinh thần tra hỏi, so sánh, phân tích và mới đi đến kết luận hay quyết định tính đúng hoặc sai của vấn đề. Đó là hướng học sinh đến tự tập cho mình một tình thần hoài nghi lành mạnh, hoài nghi để tìm ra sự thật của vấn đề. Khuyên các em đừng mù quáng tin tưởng theo khuôn mẫu giáo điều, học thuyết, bậc trưởng thượng (lãnh tụ, thầy) khiến tinh thần trở nên nô lệ, và bị tê liệt đi. Ở một xã hội chủ nghĩa như VN thì hầu như uốn nắn đầu óc trẻ em học sinh (cả dân chúng) tin tưởng tuyệt đối theo học thuyết cộng sản Max-Lê Nin, tôn vinh và thần thánh hoá các lãnh tụ xem họ như là toàn hảo .v.v.. thì đề thi Lời Khuyên Chớ Vội Tin của Đức Phật là hạt giống khai mở sự tự do tâm trí của các học sinh, khích lệ các em vun dưỡng tinh thần phán đoán độc lập tra xét của chính mình với những vấn đề có tính cách truyền thống, lý thuyết, giáo điều khuôn khổ .v.v... thì đây là điều thật sự đáng vui  mừng biết bao cho thế hệ trẻ trong nước.

Như SB đã đọc câu hỏi 1 thì cũng nhận thấy, nếu một vấn đề, hay lời nói của bậc thầy, bậc trưởng thượng mà sau khi mình (học sinh) học hỏi và thực hành rồi thấy nó đem lại lợi lạc cho mình và cho người, mà không phương hại ai thì có thể tin tưởng và áp dụng. Hồi năm vừa qua anh có đăng bài Tinh Thần Tự Tri Lành Mạnh nói về bài kinh Kalama (Chớ Vội Tin) của Đức Phật ở trong VB này, SB có thể đọc tìm hiểu thêm nếu muốn.

Link: Tinh Thần Tự tri Lành mạnh

Cheer
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#5
(2019-06-10, 05:27 PM)anatta Wrote: SugarBabe và ChangHiu nhận xét đề thì khó thì không sai, vì đây là đề thi tuyển sinh dành cho học sinh cấp 3 (10, 11, 12) chuyên về Văn. Với những học sinh yêu thích chọn Văn thì họ đã đọc và thực hành viết rất nhiều. Đối với họ viết thì không khó, nhưng khó là làm sao viết cho mạch lạc, dẫn chứng hợp lý và thuyết phục.

@SB: câu 2 thì anh cũng không biết viết thế nào. Câu hỏi đó dành cho các học sinh mà họ đã có đọc qua bài thơ đó cũng như các bài thơ văn khác (nên có nhiều thông tin để dẫn chứng hỗ trợ cho bài viết thi) trong trường lớp rồi. Phải có đọc bài thơ đó của tác giả và hiểu họ nói gì thì mới viết bài phân tích chứng minh được. Hơn nữa, học sinh, họ cũng đã từng học tập cách viết phân tích và nghị luận các bài văn hay thơ ở sách giáo khoa trong lớp. Nên có thể không quá khó cho họ viết, nhưng viết cho hay, thuyết phục được thầy cô chấm bài là điều khó.

SB, sở dĩ anh mang bài này (Lời khuyên của Đức Phật) về đăng là nhận thấy tư tưởng bộ giáo dục VN hiện tại đã cởi mở lắm mới cho phép ra đề thi này. Mục đích khuyến khích học sinh có tinh thần tra hỏi, so sánh, phân tích và mới đi đến kết luận hay quyết định tính đúng hoặc sai của vấn đề. Đó là hướng học sinh đến tự tập cho mình một tình thần hoài nghi lành mạnh, hoài nghi để tìm ra sự thật của vấn đề. Khuyên các em đừng mù quáng tin tưởng theo khuôn mẫu giáo điều, học thuyết, bậc trưởng thượng (lãnh tụ, thầy) khiến tinh thần trở nên nô lệ, và bị tê liệt đi. Ở một xã hội chủ nghĩa như VN thì hầu như uốn nắn đầu óc trẻ em học sinh (cả dân chúng) tin tưởng tuyệt đối theo học thuyết cộng sản Max-Lê Nin, tôn vinh và thần thánh hoá các lãnh tụ xem họ như là toàn hảo .v.v.. thì đề thi Lời Khuyên Chớ Vội Tin của Đức Phật là hạt giống khai mở sự tự do tâm trí của các học sinh, khích lệ các em vun dưỡng tinh thần phán đoán độc lập tra xét của chính mình với những vấn đề có tính cách truyền thống, lý thuyết, giáo điều khuôn khổ .v.v... thì đây là điều thật sự đáng vui  mừng biết bao cho thế hệ trẻ trong nước.

Như SB đã đọc câu hỏi 1 thì cũng nhận thấy, nếu một vấn đề, hay lời nói của bậc thầy, bậc trưởng thượng mà sau khi mình (học sinh) học hỏi và thực hành rồi thấy nó đem lại lợi lạc cho mình và cho người, mà không phương hại ai thì có thể tin tưởng và áp dụng. Hồi năm vừa qua anh có đăng bài Tinh Thần Tự Tri Lành Mạnh nói về bài kinh Kalama (Chớ Vội Tin) của Đức Phật ở trong VB này, SB có thể đọc tìm hiểu thêm nếu muốn.

Link: Tinh Thần Tự tri Lành mạnh

Cheer


Clap
Ok anh

Reply
#6
(2019-06-10, 11:58 AM)SugarBabe Wrote: Heavy-black-heart4 Heavy-black-heart4

Đề thi hay  anh Anatta [Image: winking-thumbs-up-smiley-emoticon.gif]
nhưng sẽ khó chấm điễm.....theo anh thì nghĩ sao về hai đề thi naỳ?



đề thi câu #1: em thâý hơi khó ah

không phaĩ hâù như nhiêù chuyện mình học theo ngươì xưa hay sao ? Những câu noi' truyền miệng thì thế hệ naỳ qua thế hệ khác ....không biết em có bị lạc đề không nưã...nêú em thi bài naỳ chắc  ăn con Zero quá    [Image: rolling.gif]



đề thi câu #2 --sao khó quá

XX thích câu 1 á sis. XX mà viết thì sẽ tràng giang đại hải.  Rollin

Còn câu 2 hả? Học sinh giỏi, có tư tưởng thênh thang thì... chắc cũng hổng khó lắm đâu á sis. [Image: butterfly-heart-smiley-emoticon.gif] Thời đại này, XX thấy toàn thần đồng hông á. Có nhiều người trẻ tuổi 
mà giỏi kinh khủng luôn.  Clap [Image: butterfly-heart-smiley-emoticon.gif]
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#7
vài điều về câu số hai trong đề thi này

"Thơ là cái lặng lẽ của con hổ .Ngay con hổ cũng có lúc giật mình vì một tiếng lá rụng. "
(Trích Ngón thứ sáu của bàn tay, Thanh Thảo , Nhà xuất bản Đà Nẵng , 1995 , trang 5)
Bằng những trải nghiệm trong quá trình đọc văn và học văn , em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ về nhận định trên

1- "Bằng những trải nghiệm" - đọc sách và học làm văn thì trải nghiệm gì ở đây

2- "đọc văn" là đọc cái gì ? - đọc chữ hay đọc sách (đọc chữ trong sách) chứ làm sao đọc văn ?

3- em hãy viết bài văn ... không viết bài văn không lẽ vẽ voi hay sao ?

thay vì hỏi "em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ về nhận định trên" hỏi rằng " em hãy  trình bày suy nghĩ của mình về nhận định trên" nghe có suông hơn không ?

đó là về câu hỏi

còn về nội dung thì "cực kỳ" lãng xẹt .. xin viết vào post sau
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Reply
#8
"Thơ là cái lặng lẽ của con hổ .Ngay con hổ cũng có lúc giật mình vì một tiếng lá rụng. "
(Trích Ngón thứ sáu của bàn tay, Thanh Thảo , Nhà xuất bản Đà Nẵng , 1995 , trang 5)
Bằng những trải nghiệm trong quá trình đọc văn và học văn , em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ về nhận định trên

về cái nhận định "Thơ là cái lặng lẽ của con hổ .Ngay con hổ cũng có lúc giật mình vì một tiếng lá rụng. "

nguồn gốc từ bài viết về thơ Văn Cao sau in thành sách , bài viết có đoạn: 

"Bởi vì trong một Văn Cao có quá nhiều Văn Cao: Văn Cao nhạc, Văn Cao hoạ, Văn Cao hiệp sĩ, Văn Cao quốc ca, Văn Cao rượu đế... Một Văn Cao đa tài, đa nguyên, đa nạn... Một Văn Cao lặng lẽ như chén rượu mỗi sớm, lặng lẽ như những dòng chữ lít nhít trong sổ tay, lặng lẽ như Thơ. Với Văn Cao, thơ là cái lặng lẽ của con hổ:
“Có lúc
ban ngày nghe lá rụng sao hoảng hốt”
Ngay con hổ cũng có lúc giật mình vì một tiếng lá rụng. Thơ đi giữa can trường và hoảng hốt, đi giữa cái liều và nỗi sợ. Thơ là “nước mắt không thể chảy ra ngoài được”. Thơ là con dao găm “tôi ném vào khoảng trống”, nhưng người bị thương lại chính là tôi. Thơ là mạng nhện “cuốn lấy tôi, không cách gì gỡ được”. Và nhà thơ chính là kẻ cắp, hắn ăn cắp cái hư vô mà người ta lại tưởng hắn xoáy ví tiền, hắn lần mò tới cái tuyệt đối thì người ta ngỡ hắn đục tường khoét vách, bèn hò bắt:
“tôi chạy bạt mạng gần hết đời
tới chỗ chỉ còn gục xuống”

tác giả bài viết dùng từ "hơi quá tay" ,không trách được vì đó là trào lưu , đọc ở đâu cũng thấy toàn từ ngữ đao to búa lớn , ghép nối loạn xì ngầu , nghe càng "kêu" càng thích , càng dị hợm càng được "bốc" lên chín tầng mây ....
đó là về từ , còn ngữ thì sao ? "nhận định" trên phát xuất từ bài thơ "Có Lúc"  dưới đây, theo thiển ý chỉ đơn giản nói lên những bất trắc của kiếp người và phản ứng của tác giả Văn Cao .... rồi thì Thanh Thảo "nhận định" như trên đã trích

về những thầy cô giáo và những người biên soạn đề thi thì sao ? 
- dù rằng có  nguồn gốc "nhận định" , họ lại không trích dẫn rõ ràng theo nguyên bản mà gán ghép vô tôi vạ và từ đó dẫn dắt các em (14 tuổi) hiểu theo cách riêng của họ "Thơ là cái lặng lẽ của con hổ .Ngay con hổ cũng có lúc giật mình vì một tiếng lá rụng. " . Thanh Thảo trong một lúc cao hứng đã bảo Thơ (của Văn Cao) là cái lặng lẽ của con hổ ... đọc thơ Văn Cao có bài có vẽ lặng lẽ , nhưng nhiều bài thì không

- bài luận của Thanh Thảo xuất bản 23 năm về trước , các em học trò lớp 9 có đọc không mà biết xuất xứ , bối cảnh ra đời của "nhận định" mà luận với bàn ?

- câu 1 là câu hỏi mở thì lại chỉ có 4 điểm , còn câu hỏi "trời ơi" này thì 6 điểm ? đa số thí sinh sẽ có điểm thấp câu 2 ,  điểm trung bình sẽ xuống thấp , em nào có đề bài câu 2 trước khi thi thì ready vào lớp chuyên văn trường sư phạm và sau này ra làm thầy những thế hệ sau nữa và ....


Có Lúc
Tác giả: Văn Cao 

Có lúc
một mình một dao giữa rừng đêm không sợ hổ
có lúc
ban ngày nghe lá rụng sao hoảng hốt
có lúc
nước mắt không thể chảy ra ngoài được
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Reply
#9
Tui thấy cả 2 đề đều không hay:

1/ Đề 1: Không nên chọn đề có nghiêng về một tôn giáo nào đó vì không phải tất cả học sinh là đạo Phật
2/ Đề 2: Ý trừu tượng, không thiết thực với học sinh tuổi các em.

Hôm trước tui còn thấy trên net bên VN ra đề bình luận bài hát "Lac Trôi" của một ca sĩ trẻ là Sơn Tùng MTV; thật là tào lao !
Hồi đó mình học trung học thì chỉ bình thơ Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Tản Đà, ...; vậy mà hay vì để học sinh đì từ căn bản, mực thước trước đã .
______________________
Cám ơn hoa đã vì ta nở,
Thế giơi vui từng nổi lẻ loi,
(Thơ Tô Thuỳ Yên)
Reply