2019-05-14, 10:14 AM
Khoa Học và Thẩm Quyền của Thánh Kinh
Chuyển Ngữ: Phạm Ái Thy
Nguyên Tác: Tiến sĩ Georgia Purdom
Tại sao con dân Chúa tin rằng Thánh Kinh không thể phục vụ như là nền tảng cho sinh học, địa chất học, và thiên văn học? Tiến sĩ Georgia Purdom, Mục Vụ Những Giải Đáp Trong Sáng Thế Ký (Answers in Genesis) – Hoa Kỳ, xem xét về vấn đề này.
Trong vai trò vừa là một nhà khoa học vừa là một con cái Chúa, tôi đã kết luận được rằng, Thánh Kinh phục vụ như là một nền tảng cần thiết để hiểu biết khoa học trong quá khứ và hiện tại. Trong khi tôi mong chờ sự phản đối khái niệm này từ các nhà vô thần, thì tôi tìm thấy rằng, ngay cả nhiều con dân Chúa cũng phản đối. Tại sao lại như vậy? Tại sao con dân Chúa tin rằng Thánh Kinh không phục vụ như là một nền tảng cho sinh học, địa chất học, và thiên văn học?
Trong cuốn sách vừa mới xuất bản của chúng tôi “Already Gone” (Đã Qua Rồi), cuộc nghiên cứu cho thấy rằng, nhiều người ở độ tuổi 20 đã rời khỏi nhà thờ vì họ nghi vấn về tính xác thực của Thánh Kinh, đặc biệt là việc liên quan đến tuổi của trái đất. Khi là trẻ con, họ thường được dạy những truyện tích Thánh Kinh trong nhà thờ. Họ được cho thấy một chiếc tàu lớn có hình dáng như một bồn tắm đầy tràn những thú vật với màu sắc nhưng không có sự đề cập đến những vật hóa thạch, các địa tầng, và các loài động vật.
Các nhà xuất bản tài liệu học tập, các giáo viên Trường Chúa Nhật, và các bậc phụ huynh đã không thể liên kết giữa Thánh Kinh và thế giới thực. Vì vậy, các em nhỏ này đã học được rằng, bạn đến trường để học về lịch sử và khoa học, còn bạn đến nhà thờ để học những “truyện tích” đạo đức và những lẽ thật thuộc linh.
Đức Chúa Jesus Christ có nói trong Giăng 3:12, “Nếu Ta nói với các người những việc thuộc về đất và các ngươi chẳng tin, thì làm sao các ngươi sẽ tin nếu Ta nói với các người những việc thuộc về trời?” Những thứ thuộc về đất có thể được phân loại vào trong các lãnh vực như sau: sinh học, địa chất học, và thiên văn học – và nền tảng của chúng thì ở trong sách Sáng Thế Ký. Sinh học và thiên văn học bắt đầu trong Sáng Thế Ký chương 1 với sự sáng tạo các loài thực vật vào ngày thứ ba, còn mặt trời, mặt trăng, và các ngôi sao vào ngày thứ tư; các loài thú vật và loài người đã được sáng tạo sau đó. Ngoài ra, môn địa chất học phải được hiểu trong ánh sáng của câu chuyện về thảm họa Đại Hồng Thủy toàn cầu trong Sáng Thế Ký chương 7.
Lời của Chúa Jesus trong Giăng 3 giúp chúng ta hiểu rằng, Thánh Kinh là nền tảng cho sự hiểu biết của chúng ta về thế giới thực, đáng tin và là thẩm quyền tối cao, bất kể là nói về vấn đề gì (từ sinh học cho đến sự cứu rỗi)!
Đáng buồn thay, nhiều trẻ con đang được dạy trong các trường học và một số nhà thờ rằng, đừng tin vào Lời của Đức Chúa Trời trong sách Sáng Thế Ký. Điều đó làm chúng nghi ngờ về tính xác thực của toàn bộ Thánh Kinh và khi là những thanh niên, phần lớn họ quyết định rằng Cơ-đốc Giáo là không thích hợp và họ rời bỏ nhà thờ.
Chúng ta sẽ làm gì trước tình trạng này?
Chúng ta cần được trang bị để dạy cho giới trẻ (và cả những người lớn) thấy và vẽ ra những sự kết nối giữa Thánh Kinh và thế giới xung quanh chúng ta. Điều đó có nghĩa là giáo dục chính chúng ta những điều cơ bản về sinh học, địa chất học, và thiên văn học như đã được thiết lập trong Thánh Kinh. Việc này không nhất thiết là một nhiệm vụ khó khăn. Chúng ta có thể chắc chắn rằng, mọi nổ lực của chúng ta sẽ được Đức Chúa Trời khen thưởng và ban phước trọng hậu (Châm ngôn 22:6).
Sự học để trả lời các câu hỏi về khoa học cho con cái của các bạn hoặc những người xung quanh có thể dễ dàng hơn các bạn nghĩ. Ví dụ, tôi thường được hỏi về sự giống nhau giữa DNA [1] của loài người và loài tinh tinh. Các sự giống nhau thường được dùng trong nhiều sách dạy khoa học và các bài giảng trong lớp, để ủng hộ cho ý tưởng về sự cùng chung tổ tiên. Nhưng một sự sai lầm trong lý luận (còn được gọi là “khẳng định hậu thức”) [2] thường bị phạm phải với các loại tranh cãi này. (Đừng để những từ ngữ đó chi phối các bạn, hãy theo tiếp tôi ở đây).
Cuộc tranh cãi thường được bắt đầu theo cách này:
Nếu loài người và loài tinh tinh chung một tổ tiên, thì chúng ta hãy quan sát sự tương tự của DNA.
Sự tương đồng của DNA giữa loài người và loài tinh tinh đã được quan sát thấy.
Vì vậy, loài người và loài tinh tinh có cùng chung một tổ tiên.
Nhưng DNA có thể tương đồng do nhiều nguyên nhân khác hơn là chung một tổ tiên. Chính vì vậy, sự kết luận không nhất thiết phải theo sau sự quan sát. Hãy suy nghĩ đúng đắn và có thể nhìn ra khi những người khác không suy nghĩ đúng đắn sẽ giúp bạn trả lời được rất nhiều câu hỏi liên quan đến khoa học.
Mục Vụ Những Giải Đáp Trong Sáng Thế Ký đã ấn hành vô số tài liệu để giải đáp cho đủ loại những câu hỏi ở mức độ ai cũng có thể hiểu được, từ DNA của loài tinh tinh đến cột địa chất, đến thuyết Big Bang (Vụ Nổ Lớn) [3].
Phao-lô khuyên chúng ta trong II Cô-rinh-tô 10:5 hãy “đánh đổ các lý luận” và “bắt hết các ý tưởng làm tôi vâng phục Đấng Christ”. Hãy trang bị và sẵn sàng để đưa ra các câu trả lời (I Phi-e-rơ 3:15) kết nối Thánh Kinh với khoa học và thế giới chung quanh chúng ta, để cho thế hệ kế tiếp sẽ bảo vệ Lời của Đức Chúa Trời như là thẩm quyền tối cao.
Chuyển Ngữ: Phạm Ái Thy
Nguyên Tác: Tiến sĩ Georgia Purdom
Tại sao con dân Chúa tin rằng Thánh Kinh không thể phục vụ như là nền tảng cho sinh học, địa chất học, và thiên văn học? Tiến sĩ Georgia Purdom, Mục Vụ Những Giải Đáp Trong Sáng Thế Ký (Answers in Genesis) – Hoa Kỳ, xem xét về vấn đề này.
Trong vai trò vừa là một nhà khoa học vừa là một con cái Chúa, tôi đã kết luận được rằng, Thánh Kinh phục vụ như là một nền tảng cần thiết để hiểu biết khoa học trong quá khứ và hiện tại. Trong khi tôi mong chờ sự phản đối khái niệm này từ các nhà vô thần, thì tôi tìm thấy rằng, ngay cả nhiều con dân Chúa cũng phản đối. Tại sao lại như vậy? Tại sao con dân Chúa tin rằng Thánh Kinh không phục vụ như là một nền tảng cho sinh học, địa chất học, và thiên văn học?
Trong cuốn sách vừa mới xuất bản của chúng tôi “Already Gone” (Đã Qua Rồi), cuộc nghiên cứu cho thấy rằng, nhiều người ở độ tuổi 20 đã rời khỏi nhà thờ vì họ nghi vấn về tính xác thực của Thánh Kinh, đặc biệt là việc liên quan đến tuổi của trái đất. Khi là trẻ con, họ thường được dạy những truyện tích Thánh Kinh trong nhà thờ. Họ được cho thấy một chiếc tàu lớn có hình dáng như một bồn tắm đầy tràn những thú vật với màu sắc nhưng không có sự đề cập đến những vật hóa thạch, các địa tầng, và các loài động vật.
Các nhà xuất bản tài liệu học tập, các giáo viên Trường Chúa Nhật, và các bậc phụ huynh đã không thể liên kết giữa Thánh Kinh và thế giới thực. Vì vậy, các em nhỏ này đã học được rằng, bạn đến trường để học về lịch sử và khoa học, còn bạn đến nhà thờ để học những “truyện tích” đạo đức và những lẽ thật thuộc linh.
Đức Chúa Jesus Christ có nói trong Giăng 3:12, “Nếu Ta nói với các người những việc thuộc về đất và các ngươi chẳng tin, thì làm sao các ngươi sẽ tin nếu Ta nói với các người những việc thuộc về trời?” Những thứ thuộc về đất có thể được phân loại vào trong các lãnh vực như sau: sinh học, địa chất học, và thiên văn học – và nền tảng của chúng thì ở trong sách Sáng Thế Ký. Sinh học và thiên văn học bắt đầu trong Sáng Thế Ký chương 1 với sự sáng tạo các loài thực vật vào ngày thứ ba, còn mặt trời, mặt trăng, và các ngôi sao vào ngày thứ tư; các loài thú vật và loài người đã được sáng tạo sau đó. Ngoài ra, môn địa chất học phải được hiểu trong ánh sáng của câu chuyện về thảm họa Đại Hồng Thủy toàn cầu trong Sáng Thế Ký chương 7.
Lời của Chúa Jesus trong Giăng 3 giúp chúng ta hiểu rằng, Thánh Kinh là nền tảng cho sự hiểu biết của chúng ta về thế giới thực, đáng tin và là thẩm quyền tối cao, bất kể là nói về vấn đề gì (từ sinh học cho đến sự cứu rỗi)!
Đáng buồn thay, nhiều trẻ con đang được dạy trong các trường học và một số nhà thờ rằng, đừng tin vào Lời của Đức Chúa Trời trong sách Sáng Thế Ký. Điều đó làm chúng nghi ngờ về tính xác thực của toàn bộ Thánh Kinh và khi là những thanh niên, phần lớn họ quyết định rằng Cơ-đốc Giáo là không thích hợp và họ rời bỏ nhà thờ.
Chúng ta sẽ làm gì trước tình trạng này?
Chúng ta cần được trang bị để dạy cho giới trẻ (và cả những người lớn) thấy và vẽ ra những sự kết nối giữa Thánh Kinh và thế giới xung quanh chúng ta. Điều đó có nghĩa là giáo dục chính chúng ta những điều cơ bản về sinh học, địa chất học, và thiên văn học như đã được thiết lập trong Thánh Kinh. Việc này không nhất thiết là một nhiệm vụ khó khăn. Chúng ta có thể chắc chắn rằng, mọi nổ lực của chúng ta sẽ được Đức Chúa Trời khen thưởng và ban phước trọng hậu (Châm ngôn 22:6).
Sự học để trả lời các câu hỏi về khoa học cho con cái của các bạn hoặc những người xung quanh có thể dễ dàng hơn các bạn nghĩ. Ví dụ, tôi thường được hỏi về sự giống nhau giữa DNA [1] của loài người và loài tinh tinh. Các sự giống nhau thường được dùng trong nhiều sách dạy khoa học và các bài giảng trong lớp, để ủng hộ cho ý tưởng về sự cùng chung tổ tiên. Nhưng một sự sai lầm trong lý luận (còn được gọi là “khẳng định hậu thức”) [2] thường bị phạm phải với các loại tranh cãi này. (Đừng để những từ ngữ đó chi phối các bạn, hãy theo tiếp tôi ở đây).
Cuộc tranh cãi thường được bắt đầu theo cách này:
Nếu loài người và loài tinh tinh chung một tổ tiên, thì chúng ta hãy quan sát sự tương tự của DNA.
Sự tương đồng của DNA giữa loài người và loài tinh tinh đã được quan sát thấy.
Vì vậy, loài người và loài tinh tinh có cùng chung một tổ tiên.
Nhưng DNA có thể tương đồng do nhiều nguyên nhân khác hơn là chung một tổ tiên. Chính vì vậy, sự kết luận không nhất thiết phải theo sau sự quan sát. Hãy suy nghĩ đúng đắn và có thể nhìn ra khi những người khác không suy nghĩ đúng đắn sẽ giúp bạn trả lời được rất nhiều câu hỏi liên quan đến khoa học.
Mục Vụ Những Giải Đáp Trong Sáng Thế Ký đã ấn hành vô số tài liệu để giải đáp cho đủ loại những câu hỏi ở mức độ ai cũng có thể hiểu được, từ DNA của loài tinh tinh đến cột địa chất, đến thuyết Big Bang (Vụ Nổ Lớn) [3].
Phao-lô khuyên chúng ta trong II Cô-rinh-tô 10:5 hãy “đánh đổ các lý luận” và “bắt hết các ý tưởng làm tôi vâng phục Đấng Christ”. Hãy trang bị và sẵn sàng để đưa ra các câu trả lời (I Phi-e-rơ 3:15) kết nối Thánh Kinh với khoa học và thế giới chung quanh chúng ta, để cho thế hệ kế tiếp sẽ bảo vệ Lời của Đức Chúa Trời như là thẩm quyền tối cao.