2018-01-15, 12:29 AM
(2018-01-14, 11:22 PM)anatta Wrote: 1/. Trước hết nói về giới luật. Tôi thấy 5 giới căn bản của nhà Phật từ xưa đến nay vẫn đúng và giúp cho tâm tham dục, sân hận, si mê của con người. Đó là điều thứ nhất. Áp dụng những điều đó, thì sẽ giúp ích cho tâm mình bớt hung hăng, bớt tham dục, bớt u mê. Dục vọng của người xưa đâu khác người thời nay! Tôi thắc mắc là tại sao SD lại cho rằng những giới luật giúp ích cho tâm mình nếu minh tu tập, thì lại là bám chặt, xem nhẹ nó? Nên nhớ rằng, chúng ta là phàm tục, không phải là thánh nhân nên chưa thể và không thể xem nhẹ. Như tôi đã nói, Lão Trang thì có khả năng xem nhẹ, có thể phá, vì các ngài đã trải qua. Chính Trang đã nói về cách xử thế của ông, và dạy các đệ tử phải lấy Đạo Đức làm nền tảng nữa.
2/. Hãy xem lại về Lão. Tôi không cho rằng Lão Tử bảo phải trực chỉ vào tim mà không thông qua đạo đức, tức là các giới luật để làm căn bản. Lão nói gì? Ta có 3 của báu hằng ôm ấp: đó là Từ, Kiệm, và Không-dám-đứng-trước-thiên-hạ. Nói gọn, Từ là thương mọi người không phân biệt sang hèn, ưu liệt. Kiệm là đời sống tiết độ, không xa xỉ, mực thước. Của báu thứ ba là Khiêm cung. Và muốn đạt được Đạo, thì ông bảo phải vượt khỏi trên Nhân Nghĩa, thiện ác, chứ không phải sống theo nhân nghĩa lễ trí tín như Khổng chu trương là sai lầm. Nên phân biệt điểm rõ điểm này: lòng chúng ta chưa biết rõ, chưa phân được thiện ác (hoặc nhân nghĩa) thì lấy cái gì mà vượt lên ???
3/. Nói về Trang Tử. Toàn bộ học thuyết của ông là nói về Tiêu Diêu Du, là Tự Do tuyệt đối (và Bình đẳng). Nhưng muốn đạt đến nó thì ông có nói về phương pháp Dụng Tâm Nhược Kính = xử dụng Tâm mình như tấm gương trong. Tôi mượn lời bác Cần chú giải về phương pháp này như sau, và cũng có thể nói như SD là trực chỉ tâm.
Sử dụng con Tâm mình như mặt gương, là thu nhận tất cả, chứ không có sự lựa chọn, nghĩa là không chọn riêng những gì mình ưa thích và loại bỏ một cách triệt để những gì mình không ưa thích hay ghét bỏ. Phải có một thứ tình như tình mẫu tử không bao giờ ghét những đứa con hư. Đó là lòng đại từ bi, năng hỉ xả của bậc Bồ tát (...) Nhưng rồi cũng không ôm ấp lưu giữ gì cả nơi lòng. Phải để cho con Tâm như mặt nước hồ thu trong vắt : những đàn cò trắng bay qua đều được hiện rõ trên mặt hồ… Nhưng khi đàn cò bay mất, mặt hồ cũng không còn lưu giữ hình ảnh cũ của cái gọi là quá khứ kia, dù nó có tốt đẹp đến bực nào. Bởi vậy, Trang Tử mới bảo : “ứng nhi bất tàng”. Bởi không chứa giữ mà tâm hồn mới luôn luôn trong sáng như mặt gương không vẩn đục.
(...) Được thế, lâu ngày ta sẽ mất lần cái gọi là bản ngã chứa đầy quá khứ (thành kiến) để thể nhập vào tâm hồn kẻ khác, mới có thể “dĩ bách tánh tâm vi tâm”, lần hồi đi đến tâm trạng của kẻ đã huyền đồng cùng Vũ trụ Vạn vật, cảm thấy rõ ràng “ngô TÂM tiện thị VŨ TRỤ, VŨ TRỤ tiện thị ngô TÂM”.
Điều gì mình thích thì hay ôm giữ, và cái gì mình ghét thì lại khó quên. Rồi còn những thành kiến, phong tục, tập quán ăn sâu trong tâm mình, nhưng gì mình đã được giáo dục nhà trường bảo phải làm thế này. phải sống như thế kia .v.v... Cho nên, để quan sát tâm mà được khách quan, thì không phải là dễ dàng nữa nếu thiếu giới luật hỗ trợ. Đó cũng là lý do mà nhà Phật dạy tam vô lậu học: Giới, Định, Tuệ.
Về lời nói của Thiên Vân thì tôi lờ mờ, vì chưa hiểu được tư tưởng của ông là gì? Có dịp SD lòng chỉ điểm về ông.
Chào Anatta,
Các giới điều đúng . SD không dám thách đố với các thánh hiền . Hẳn nhiên họ cũng đứng từ gốc độ cải thiện tâm tính con người mà có giới luật . SD cũng không đả phá giới luật, mà chỉ muốn nói lên rằng bản thân SD sẻ không giữ giới 1 cách cực đoan , có những giới quan trọng thì chắc chắn chết cũng không dám phá, những giới nhẹ thì còn tùy hoàn cảnh -- Vẩn còn hoàn cảnh , còn những quan hệ chung quanh có cường độ ảnh hưởng mạnh hơn .
SD trích "Thiên vận" là vì nghỉ rằng Thiên Vận bảo mọi chuyện nên xem nhẹ 1 chút . Đừng coi giới luật hay tín điều nặng quá mà nó như gong cùm bị mang trong người . Hẳn nhiên, với những người nghiêm giới chắc cũng cảm thấy quen .
Tất nhiên, đối với 1 người giữ giới luật nghiêm ngặt thì tốt hơn là không giử . Bản thân tôi cũng giữ 1 số giới luật như không trộm, không cướp, không vô lễ vơi cha mẹ ...

"Chỉ có chân tình mới đổi lại được chân tình"