2023-10-01, 10:28 PM
Những nguyên nhân làm cho trí tuệ sanh lên
Có những nguyên nhân để là Ñāṇa-sampayutta, tức là có những nguyên nhân làm cho trí tuệ sanh lên. Đối với một vài người, tâm hợp trí sanh lên thường xuyên hơn so với những người khác. Tại sao điều này lại xảy ra?
- iNguyên nhân đầu tiên là do trong quá khứ, nghiệp (Kamma) dẫn đến việc sở hữu trí tuệ (Ñāṇa) đã được thực hiện. Điều này có nghĩa là, đôi lúc khi thực hiện một việc đáng kính trọng, các bạn ước nguyện rằng, “Nguyện cho tôi sẽ là một người khôn ngoan, nguyện cho tôi sẽ có trí tuệ trong tương lai.” Nếu các bạn làm một việc đáng kính trọng với một khát vọng như vậy, thì trong những kiếp sống tương lai, tâm thiện (Kusala) của các bạn sẽ hầu như luôn luôn được đi kèm theo với trí tuệ. Và nếu các bạn giúp truyền bá những lời chỉ dạy hay các bạn đóng góp tịnh tài để truyền bá Giáo pháp cũng như các bạn giảng dạy Giáo pháp, đó cũng là nghiệp (Kamma) dẫn đến việc sở hữu trí tuệ trong tương lai. Do nghiệp (Kamma) như vậy trong quá khứ, các bạn có thể thường xuyên có những tâm (Citta) hợp trí.
- Nguyên nhân tiếp theo là tái sanh vào sắc giới (Rūpāvacara), tức là tái sanh làm những Phạm thiên (Brahma). Thế giới đó không có sân hận. Kinh sách ghi nhận rằng các Phạm thiên (Brahma) không có sự tức giận hay sân hận. Sự giận dữ là một trạng thái tinh thần làm yếu đi sự hiểu biết. Nếu các bạn muốn trở thành một người khôn ngoan, nếu các bạn muốn có sự hiểu biết, các bạn phải điều khiển sự giận dữ của mình. Đừng giận dữ thường xuyên lắm. Nếu các bạn giận dữ quá thường xuyên, thì sự hiểu biết của các bạn sẽ trở nên yếu kém. Cho nên các bạn sẽ không hiểu biết nhiều. Ở thế giới Phạm thiên (Brahmaloka), không có sân hận và tức giận. Những điều kiện cũng tốt hơn nhiều trong những tầng trời đó so với cõi nhân loại. Cho nên, các Phạm thiên (Brahma) có xu hướng có tâm đi kèm theo với trí tuệ nhiều hơn những chúng sanh khác.
3. Nguyên nhân thứ ba là sự trưởng thành của các căn quyền thuộc về tinh thần. Có năm loại căn quyền: tín, tấn, niệm, định và tuệ. Khi những căn quyền này trở nên trưởng thành, các bạn có khuynh hướng có tâm đi kèm với trí tuệ. Khi nào các căn quyền này trở nên trưởng thành? Chúng ta hãy nhìn vào mười thập niên trong cuộc đời của một con người. Ở đây, chúng ta giả sử rằng con người sống đến 100 tuổi. Một người có thể không sống lâu đến như vậy, nhưng 100 tuổi là tuổi thọ vào thời của Đức Phật và tôi nghĩ điều đó vẫn đúng hiện tại. Như vậy, cuộc đời của con người được chi ra làm mười giai đoạn hay mười thập niên. Giai đoạn đầu được gọi là thập niên dịu mềm. Các bạn chỉ là trẻ con từ lúc mới sinh cho đến mười tuổi cho nên các bạn còn yếu. Giai đoạn thứ hai là thập niên của sự năng động của cơ thể, và nó chứa đựng những hạnh phúc và niềm vui. Giai đoạn thứ ba là thập niên của sắc đẹp. Sắc đẹp của các bạn nở rộ từ 20 cho đến 30 tuổi. Đây là giai đoạn mà mọi người trở nên xinh đẹp. Giai đoạn thứ tư là thập niên của sức mạnh. Từ 30 cho đến 40 tuổi, mọi người trở nên mạnh hơn. Từ 40 cho đến 50 là thập niên của sự khôn ngoan. Đây là thời điểm mà tuệ quyền của các bạn trưởng thành. Bất kỳ suy nghĩ cái gì, các bạn đều có những đáp án tốt và các bạn có kiến thức thâm sâu. Cho nên 40 đến 50 là thập niên của trí tuệ. Các bạn đã đến mốc này chưa? Nếu chưa thì tốt bởi vì các bạn có hy vọng là “Tôi sẽ trở nên trưởng thành hơn và sẽ có nhiều sự hiểu biết hơn khi tôi đến 40-50 tuổi.” Giai đoạn thứ sáu thì giảm thiểu. Điều này không tốt chút nào. Từ 50 đến 60, các bạn sẽ có sự giảm thiểu về sức khỏe thân xác cũng như trí óc. Các bạn có xu hướng quên nhiều và trở nên yếu đi. Thập niên thứ bảy thì còng lưng. Các bạn trở thành một người già. Giai đoạn thứ tám không những còng mà còn gập nữa. Giai đoạn thứ chín thì Momūha, tức là thập niên già yếu. Trong giai đoạn này, các bạn chẳng nhớ gì nhiều đâu. Các bạn không biết các bạn đang làm gì nữa, giống như là bị lẩm cẩm. Giai đoạn thứ mười thì các bạn nằm trên giường chờ chết. Đây là mười thập niên của một con người. Nguyên nhân thứ ba – tức là sự trưởng thành của các căn quyền thuộc về tinh thần – đề cập đến thập niên thứ năm, tức là thập niên của trí tuệ. Từ 40 đến 50 tuổi là thời điểm tốt nhất không chỉ để học hỏi mà còn để giảng dạy, để viết một cuốn sách và vân vân.
4. Nguyên nhân thứ tư là xa cách những phiền não nhờ vào thiền địn
Nếu các bạn muốn là người hiểu biết nhiều, là người thông minh, thì đừng để phiền não có trong tâm trí của các bạn. Tránh xa chúng bằng sự hành thiền. Các bạn có thể tiêu diệt phiền não bằng sự hành thiền. Nếu các bạn không thể hủy diệt chúng một cách trọn vẹn bằng sự hành thiền, các bạn vẫn có thể làm cho chúng không khởi lên trong tâm trí của các bạn. Điều này rất quan trọng. Nếu các bạn muốn có nhiều tâm (Citta) đi kèm theo bởi trí tuệ, các bạn phải thực hành thiền định. Nếu các bạn thực hành cả thiền quán (Vipassanā) và thiền chỉ, thì những phiền não sẽ không sanh khởi lên trong các bạn trong một thời gian.
5. Nguyên nhân cuối cùng là tái sanh với ba nhân thiện. Chúng ta vừa mới học tám tâm quả (Vi tâm quả (Vipāka Citta) này có chức năng làm tâm tục sinh cho nhân loại và chư Thiên. Tục sinh với ba nhân thiện nghĩa là tâm tục sinh của các bạn là tâm quả dục giới tịnh hảo (Kāmāvacara Sobhana Vipāka Citta) thứ nhất, thứ nhì, thứ năm hay thứ sáu; các bạn tái sinh với ba nhân thiện.
Nếu các bạn tái sinh bằng một trong bốn tâm quả (Vipāka Citta) này, các bạn có khuynh hướng có nhiều tâm đi kèm theo với trí tuệ. Nhưng đây là kết quả của nghiệp (Kamma), các bạn chẳng thể làm gì được. Đây là những nguyên nhân làm cho một tâm được đi kèm theo hay không được đi kèm theo bởi trí tuệ.
Nguồn: Cẩm Nang Nghiên Cứu Thắng Pháp, Tập Một
Tác giả: Venerable Sayādaw U Sīlānanda
Người dịch: Pháp Triều
tuniemxu.org