Thấy gì ở chùa to Phật lớn? - Printable Version +- VietBest (https://vietbestforum.com) +-- Forum: Tôn Giáo (https://vietbestforum.com/forum-18.html) +--- Forum: Phật Giáo (https://vietbestforum.com/forum-19.html) +--- Thread: Thấy gì ở chùa to Phật lớn? (/thread-21896.html) Pages:
1
2
|
Thấy gì ở chùa to Phật lớn? - Xí Xọn - 2021-05-19 Làm thế nào để có chánh niệm và chánh niệm liên tục trong sinh hoạt hàng ngày?
Hỏi: Khi tôi ngồi thiền, tâm cứ phóng đi đâu mất. Lúc giật mình thì đã bị kéo đi xa rồi. Tôi phải làm gì?
Đáp: Khi cho tâm đề mục là hơi thở và quan sát hơi thở, hơi thở được gọi là đề mục CHÍNH. Trong quá trình quan sát, tâm liên tục phóng ra ngoài đề mục chính. Nếu BIẾT tâm đang phóng ra ngoài đề mục chính thì chính sự quan sát tâm phóng ra này gọi là quan sát là đề mục PHỤ (sự phóng tâm).
Việc hành thiền Tứ Niệm Xứ (thiền Tuệ) không phải trói tâm vào đề mục CHÍNH như thiền Định mà là quan sát bất cứ cái gì xảy ra (cái ĐANG LÀ) khi tâm quan sát đề mục CHÍNH. Cái xảy ra bao gồm phóng tâm, buồn ngủ, khó chịu (sân), ham muốn (tham), nghi ngờ việc thực hành (hoài nghi),….Những cảnh này gọi là đề mục phụ. Như vậy việc hành thiền Tứ Niệm Xứ sẽ có vô số đề mục phụ sinh lên. Nếu biết rõ các đề mục phụ bất kể khi nào nó sinh lên hay mất đi thì cũng là Chánh Niệm. Sự quan sát LIÊN TỤC các đề mục CHÍNH và PHỤ trong Tứ Niệm Xứ như vậy được gọi là Chánh Niệm Liên Tục. Thực hành Chánh Niệm chính là thực hành thiền Tứ Niệm Xứ.
Còn khi ta đặt ra mục tiêu khi thiền không được phóng tâm thì tâm đang ghét (sân) với sự phóng tâm, và ham muốn (tham) với sự không phóng tâm. Nếu như vậy dù ta hành thiền bao nhiêu lâu nữa thì tham và sân vẫn y nguyên. Đó là lý do Đức Phật nói chỉ có Chánh Niệm hay thiền Tứ Niệm Xứ là con đường duy nhất để thoát khỏi tham ưu ở đời. Cho nên Tứ Niệm Xứ không phụ thuộc vào 1 oai nghi mà bất kể oai nghi nào nhưng khi bắt đầu thì chọn tư thế ngồi ổn định thân để tâm dễ quan sát. Đừng nói ngồi thiền là không quan trọng, cái đơn giản nhất trong các oai nghi là ngồi mà bạn không làm được thì không hy vọng có chánh niệm ở các oai nghi khác hay trong sinh hoạt hàng ngày. Tiếp theo là lấy đề mục vật chất thô (sắc pháp như hơi thở) để tâm dễ quan sát. Sau đó các đề mục phụ sẽ xuất hiện như đã nói ở trên. Sau khi không ngồi thiền nữa thì hành giả vẫn có khả năng duy trì Chánh Niệm trong sinh hoạt nhờ quan sát tốt các đề mục phụ trong khi ngồi thiền như phóng tâm, tham, sân,….Lúc này các đề mục phụ trong khi ngồi thiền lại trở thành đề mục CHÍNH vì nó nổi bật trong tâm của hành giả. Con đường thoát khỏi phiền não (tham, sân, si) hiển lộ. Hành giả sẽ có niềm tin sâu sắc vào pháp hành. Hành giả dành nhiều thời gian cho sự quan sát trong Chánh Niệm nhiều hơn là suy tư, hay tìm kiếm sự ham muốn, chạy trốn sự ghét bỏ. Hành giả trở nên an trú và sống tự tại trong mọi hoàn cảnh dù thích hay không thích. Thực tại trở nên rõ ràng hơn trong tâm hành giả. Sự Chánh Niệm trở nên tự nhiên hơn. Chánh Niệm không còn là ngôn ngữ tục đế mà là một thực tại trong mọi sinh hoạt hàng ngày của hành giả.
(Thấy Biết)
tuniemxu.org
RE: Làm thế nào để có chánh niệm và chánh niệm liên tục trong sinh hoạt hàng ngày? - Xí Xọn - 2022-02-21 XIN ĐỪNG CHẤP CÓ CÙNG KHÔNG
Hỏi: Trong Thiền Tông có một vài công án nói đến việc chặt rắn, chém mèo để độ người kiến tánh. Việc này nên hiểu như thế nào?
Đáp: Chặt rắn chém mèo là nghiệp sát sinh, đọa vào ác đạo, không thể nói là độ người được. Đức Phật dạy Giới Luật còn thì Phật Pháp còn, Giới Luật mất thì Phật Pháp mất. Nhiều thứ nhân danh Phật Giáo nhưng khi bỏ giới luật thì không còn là Phật Giáo nữa. Đức Phật và các bậc Thánh cũng dùng thân giáo và thuyết pháp độ sinh nhưng giới luật luôn trong sạch, không hề ô nhiễm, không sát hại một sinh linh nào.
”Còn sát hại sinh linh,
Ðâu được gọi Hiền thánh.
Không hại mọi hữu tình,
Mới được gọi Hiền Thánh.”
(Pháp Cú 270)
Các công án Thiền Tông thì cũng có thật và giả, trắng và đen lẫn lộn. Trong Thiền Tông chân chính không chấp nhận việc phạm giới luật. Thiền Tông thường đả phá cái KHÔNG mà người tu dễ bị mắc vào mà tạo tội bằng câu: “Thà chấp có như núi Tu di còn hơn chấp không như hạt cải”. Thà chấp có tội, có phước mà giúp con người trở nên có giới đức và trí tuệ, Còn chấp không như không có tội, không có phước thì không gì không dám làm, trong khi nhân quả là có thật không phân biệt ai là ai. Việc chấp Không nguy hiểm đến mức người ta có thể đánh đồng thơm cũng như thối, đen cũng như trắng, cởi áo cũng như mặc áo, luân hồi cũng như giải thoát….Trong kinh Tàm và Quý, Đức Phật nói rằng con người không có Tàm (hổ thẹn) và Quý (ghê sợ tội lỗi) thì thế giới loài người sẽ hỗn loạn không khác gì súc sinh chó mèo lợn gà. Trong kinh Lăng Già (bản kinh không có trong tam tạng kinh điển Nguyên Thủy) đề cao pháp Quả chứ không phải pháp Nhân mà một số người đang hiểu lầm là một pháp tu:
Thảy thảy không có Niết-bàn (a)
Không có Phật Niết-bàn (b)
Không có Niết-bàn của Phật ©
Xa rời giác, sở giác (chủ thể, đối tượng) (d)
Dù hữu, dù vô hữu (e)
Hai thứ ấy đều xa rời (g)
Các câu (a),(b), ©, phủ định sự hiện hữu của pháp vô vi Niết bàn và người giác ngộ chứng Niết bàn. Câu (d) phủ định chủ thể và đối tượng, tức là không có ta, không có người
Câu (e) và (g) đều lìa bỏ không và có (không có Niết bàn, không có người giác ngộ, không người không ta, không có và không không).
Người giác ngộ khi đến chỗ này thì hoàn toàn thấy đây là sự thật. Giống như người kinh doanh lâu năm khi trở thành tỷ phú thì thấy việc tiêu tiền tỷ rất bình thường. Còn người đang tu hành mà chưa có Quả, tức là đang tu trên các pháp Nhân thì giống như người đang khởi nghiệp, thiếu thốn đủ đường, chẳng thể tiêu tiền giống như tỷ phú được. Nếu vay mượn ngân hàng mà tiêu tièn tỷ thì kết quả gì đang đợi người đó ở phía trước đã rõ. Trong các kinh Bắc Tông, rất nhiều bài kinh mô tả pháp Quả như khúc khải hoàn của người đã giác ngộ làm cho người sơ cơ rất lấy làm hoan hỷ. Cảm giác chỉ hắt hơi một cái là đạt tới vô ngã, thoát khỏi năng và sở, thoát khỏi ta và người, không dính mắc điều gì, trong khi hơi thở vẫn còn đang ra vào, các cảm thọ đang có mặt, các phản ứng theo tâm tham muốn và ghét bỏ vẫn như một tập khí mà không nhận ra. Tham mà vẫn không biết mình tham, sân mà không biết mình sân, si mà không biết mình si. Đức Phật dạy thiền Tứ Niệm Xứ dể nhận ra các tâm tham, sân, si khi nó có mặt, Vì nó sinh ở đâu thì sẽ diệt ở đó. Đó là con đường trung đạo của chư Phật mà không ai có thể sáng tạo hơn được.
Có mội vị sư đến gặp ngài Ajahn Chah thỉnh cầu học thiền nhưng xin được giữ tiền bạc. Ngài Ajahn Chah không đồng ý vì vị này sẽ phạm giới luật không được giữ tiền bạc của một vị tỳ kheo. Vì tỳ kheo này nói với Ngài là sao lại chấp thế. Tiền bạc cũng chỉ là khái niệm. Ngài Ajahn Chah nói rằng nếu vị ấy ăn muối mà không thấy mặn thì Ngài sẽ đồng ý cho vị ấy giữ tiền bạc. Nếu vị ấy đồng ý, Ngài sẽ mang đến một bao muối để vị ấy ăn.
Thiền sư Từ Đạo Hạnh cũng có bài kệ nổi tiếng về pháp duyên khởi, để chỉ ra dù là pháp Nhân hay pháp Quả thì cũng không xa lìa được thân và tâm, được tạo bởi pháp duyên sinh này, một khi đầu còn đội trời, chân còn đạp đất thì chẳng nên sa vào chấp có chấp không làm gì.
Có thì có tự mảy may.
Không thì đến cả đất trời đều không.
Xin đừng chấp có cùng không
Có không cũng chỉ là trăng đáy hồ
1/ “Có thì có tự mảy may”: Trong một khoảnh khắc, một búng móng tay, bất cứ cái gì hiện hữu cũng đều là có cả. Một hơi thở vào, một hơi thở ra đều là có chứ chẳng phải là không.
2/ “Không thì đến cả đất trời đều không”: Khi nào đầu còn đội trời, chân còn đạp đất thì đừng nói chuyện không ở đây. Nếu nói không thì phải thấy đất cũng không có để đạp lên, trời trên đầu cũng không có nốt thì hãy nói là không.
3/ “Xin đừng chấp có cùng không”: Vì thế đừng nên chấp có và chấp không.
4/ “Có không cũng chỉ là trăng đáy hồ”: Mặt trăng hiện ra nơi đáy hồ bảo có chẳng đúng vì muốn vớt cũng chẳng được. Bảo không cũng chẳng đúng vì tại sao thấy nó ở đáy hồ. Các pháp hữu vi tạo bởi do duyên sinh duyên diệt. Khi chạm tay vào mặt nước vớt trăng thì duyên sinh mặt trăng đáy hồ bị tan ra, diệt mất nên không có mặt trăng đáy hồ nữa. Khi mặt hồ yên tĩnh, mặt trăng đủ duyên lại hiện ra đáy hồ.
(Thấy Biết)
tuniemxu.org
RE: XIN ĐỪNG CHẤP CÓ CÙNG KHÔNG - Xí Xọn - 2022-04-04 Chánh niệm là không lựa chọn
Để có thể thực hành thiền Tứ Niệm Xứ thành tựu, chúng ta cần nhận biết rõ giữa chánh niệm và tỉnh giác trong thiền Tứ Niệm Xứ và cũng là trong toàn bộ cuộc đời của một hành giả Tứ Niệm Xứ.
A-CHÁNH NIỆM (Sammāsati) theo tự nhiên gồm 3 giai đoạn: Quan sát thông thường thì gọi là Niệm. Khi thấy các đặc tính chân đế nổi bật nơi đối tượng thì đó là Chánh Niệm ban đầu. Khi tam tướng (vô thường, khổ, vô ngã) của các đặc tính chân đế rõ ràng gọi Chánh Niệm thuần thục. Ví dụ như hơi thở. Ban đầu hành giả quan sát các sự thật của hơi thở vào ra trong thân như: 1-Vào ra, 2-Dài ngắn, 3-Cảm giác toàn thân, 4-An tịnh toàn thân. Các giai đoạn này gọi chung là Niệm. Trong kinh Đại Niệm Xứ bản Pali viết rõ là satimā (Niệm), không phải là sammāsati (Chánh Niệm). Còn khi hành giả bắt đầu thấy các đặc tính của hơi thở vào ra mang tính chất sắc pháp chân đế của tứ đại như cứng mềm, nóng lạnh, nặng nhẹ của hơi thở là hành giả bước vào Chánh Niệm. Và khi thấy rõ tam tướng của sắc pháp là vô thường, khổ, vô ngã là Chánh Niệm về hơi thở đã thuần thục. Quan sát thân, thọ, tâm, pháp trong tiến trình đầy đủ như vậy thì được gọi là Chánh Niệm. Với một hành giả thuần thục thì đi qua giai đoạn Niệm rất nhanh mà thấy biết Chánh Niệm gần như ngay lập tức ngay cả trong đời sống hàng ngày qua sáu cửa giác quan. Tiếp tục quan sát liên tục về các đặc tính chân đế của thân, thọ, tâm, pháp trong Tứ Niệm Xứ, hành giả sẽ thấy các đặc tính này luôn thay đổi (vô thường), luôn có áp lực để thay đổi (khổ) và không theo ý muốn của ai (vô ngã). Khi Chánh Niệm thuần thục, hành giả trở nên rõ ràng về tam tướng của sắc pháp hay danh pháp. Nếu có đủ ba la mật, tương ứng với tam tướng, ba cánh cửa giải thoát (Niết Bàn) tự động mở ra là Vô tướng giải thoát (Animittavimokkha) do thành tựu quán vô thường (anicca). Vô nguyện giải thoát (Appaṇihitavimokkha) do thành tựu quán khổ (dukkha). Chân Không giải thoát (Suññatavimokkha) do thành tựu quán vô ngã (anattā). Tùy theo ba la mật trong qua khứ mà hành giả sẽ đi vào một trong ba cửa để chứng ngộ Niết Bàn. Khi chứng ngộ thì hành giả sẽ chứng ngộ cả ba một lúc nhưng hiện rõ thì chỉ một cửa tùy theo ba la mật của hành giả. Như vậy khi thấy biết Chánh Niệm, hành giả không lựa chọn về những tính chất tốt hay xấu của đề mục. Vì nếu còn có sự lựa chọn tốt hay xấu của đề mục nghĩa là hành giả đang thấy đề mục ở mức tục đế, chưa phải chân đế. Nghĩa là hành giả vẫn còn phiền não vì sự lựa chọn giữa tốt và xấu, giữa thiện và bất thiện. Sự vận hành của sắc pháp chân đế luôn là pháp vô ký. Nghĩa là không thiện không bất thiện. Các tâm quan sát pháp chân đế cũng luôn là pháp vô ký khi hành giả có Chánh Niệm. Nghĩa là tâm không tạo nghiệp thiện hay bất thiện khi hành giả có Chánh Niệm. Hành i
Đạo lớn chẳng gì khó Cốt đừng lựa chọn thôi Quý hồ không yêu ghét Lòng tự nhiên sáng ngời. (Sư Tăng Xán) B-TỈNH GIÁC (Sampajañña) là tâm sở trí tuệ có chức năng điều hướng trong khi hành giả có Chánh Niệm vì hai tâm sở này luôn đồng sinh, chung cảnh, chung đối tượng với nhau. Có thể nói tỉnh giác giống như chiếc dây căng làm đường thẳng cho người thợ nề xây hàng gạch không bị lệch hàng. Còn việc đặt gạch thẳng theo dây là chánh niệm. Bốn chức năng tỉnh giác của tâm sở trí tuệ trong thiền là: 1-Lợi ích tỉnh giác, 2-Thuận lợi tỉnh giác, 3-Giới vức tỉnh giác, 4-Chánh kiến tỉnh giác. 1-Lợi ích tỉnh giác (Satthakasampajañña) là suy xét trước khi làm. Ví dụ trước khi chuyển đổi oai nghi cần dùng loại tỉnh giác này. Nếu nghĩ rằng chuyển đổi tư thế của thân như đi, đứng, nằm, ngồi, co tay, duỗi tay để thoải mái thì không có tỉnh giác, mà là để chữa khổ trong sắc pháp thì có tỉnh giác. Và sự chuyển đổi oai nghi này gọi là oai nghi mang lại lợi ích tỉnh giác thay vì mang lại tham muốn hay ghét bỏ (tham, sân, si). 2-Thuận lợi tỉnh giác (Sappāyasampajañña) là suy xét xem việc làm ấy có thuận lợi hay không sau đã có Lợi Ích Tỉnh Giác (suy xét trước khi làm). Ví dụ khi chuyển oai nghi để chữa khổ, hành giả đi thiền hành nhưng ngoài trời mưa to nên không đi nữa. Đây gọi là thuận lợi tỉnh giác. 3-Giới vức tỉnh giác (Gocarasampajañña) còn gọi là hành xứ tỉnh giác. Việc này đòi hỏi hành giả cần nắm vững pháp học. Biết rõ đề mục khi nào là thiền chỉ, khi nào là thiền quán để không lạc ra ngoài giới vức tỉnh giác, tức là hành thiền chỉ lại tưởng thiền quán, hành thiền quán lại tưởng là thiền chỉ. Ví dụ với đề mục hơi thở. Khi thấy rõ 4 giai đoạn của hơi thở như vào ra, dài ngắn, cảm giác toàn thân, an tịnh toàn thân thì là thiền Quán (Vipassanā). Thấy điểm xúc chạm duy nhất của hơi thở với đầu mũi và quang tướng của hơi thở là thiền Định vắng lặng (Samatha). Khi đó nếu thấy các quang tướng dao động mà tưởng là sắc pháp chân đế của hơi thở là bị nhầm giới vức của thiền tuệ. Nghĩa là hành giả không có giới vức tỉnh giác. 4-Chánh kiến tỉnh giác (Asammohasampajañña) Sau khi biết rõ hành xứ tỉnh giác, hành giả cần có sự thực hành đề biết khi nào đề mục đi từ tục đế vào chân đế. Ví dụ khi niệm đề mục hơi thở nói chung thì hành giả đang ở trong tục đế. Nhưng khi thấy đặc tính của chân đế của sắc pháp như cứng mềm, nóng lạnh, nặng nhẹ hay tam tướng của đề mục tức là đã ở trong chân đế. Đây gọi là chánh kiến tỉnh giác. Cốt lõi và nền tảng của thiền Tứ Niệm Xứ là hành giả cần hiểu biết rõ chức năng của các tâm Chánh Niệm và Tỉnh Giác như vậy để thực hành đúng thì mới có thể chễ ngự được tham ưu ở đời. Một khi thực hành đúng, chắc chắn hành giả sẽ chế ngự tham ưu và có niềm tin sâu sắc vào pháp Hành và lời kết luận của Đức Phật ở cuối bài kinh Đại Niệm Xứ: “Này các Tỷ kheo, vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này như vậy trong bảy năm, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại; hai là nếu còn hữu dư y, chứng quả Bất hoàn. Này các Tỷ kheo, không cần gì đến bảy năm, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này như vậy trong sáu năm… trong năm năm… trong bốn năm… trong ba năm… trong hai năm… trong một năm, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại; hai là nếu còn hữu dư y, chứng quả Bất hoàn.” (HT Minh Châu dịch) Thấy Biết www.tuniemxu.org RE: Chánh niệm là không lựa chọn - LeThanhPhong - 2022-04-05 Cảm ơn sis Xì Xọn. Link http://www.tuniemxu.com có rất nhiều bài hay. RE: Chánh niệm là không lựa chọn - abc - 2022-04-06 (2022-04-05, 05:04 AM)LeThanhPhong Wrote: Cảm ơn sis Xì Xọn. tác giả thấy và biết trong trang đó không biết là ai RE: Chánh niệm là không lựa chọn - LeThanhPhong - 2022-04-06 (2022-04-06, 03:42 PM)abc Wrote: tác giả thấy và biết trong trang đó không biết là ai Không biết nữa. Vị này rất có tâm đạo: hết lòng chia sẻ tài liệu, nhưng không muốn phô trương cái TA. RE: Chánh niệm là không lựa chọn - Xí Xọn - 2023-03-29 Bức Tượng Sáp Và Con Bọ Chét
Có một vị sư tu hành tên là Thạch Minh. Ông là một người có tâm hồn thanh tịnh và sáng suốt. Trải qua nhiều năm tu hành, ông đã trở thành một người nổi tiếng với những bài giảng đầy sức sống và sự giản đơn.
Một ngày kia, một đệ tử của Thạch Minh tên là Tâm Nguyên đến xin được làm một bức tượng sáp của vị sư để tưởng nhớ sau này. Ban đầu, Thạch Minh không đồng ý vì ông cho rằng việc tưởng nhớ ông bằng làm một bức tượng là lãng phí và không cần thiết. Nhưng sau khi cân nhắc kỹ, sư Thạch Minh đồng ý và cho phép Tâm Nguyên đúc tượng sáp của ông. Tâm Nguyên đã nhờ đến một một nghệ nhân đúc tượng tài năng để hoàn thành bức tượng sáp của sư Thạch Minh. Bức tượng được đúc rất tinh xảo, chi tiết đến từng nếp nhăn trên khuôn mặt của sư Thạch Minh. Sư Thạch Minh rất hài lòng về bức tượng và thỉnh thoảng lại đến chỗ bưc tượng để ngắm bức tượng của chính mình. Nhưng khi Thạch Minh qua đời và được hỏa táng, một điều kỳ lạ đã xảy ra. Bức tượng sáp của ông một thời gian sau đã bắt đầu phát ra một mùi hôi như thể có một sinh vật sống ở bên trong. Vào một đêm, Tâm Nguyên nằm mơ sư phụ mình đang sống trong bức tượng. Hôm sau Tâm Nguyên cùng vài đệ tử của sư Thạch Minh đi đến chỗ để bức tượng sáp của sư Thạch Minh. Họ đã nhìn thấy một con bọ chét đang ký sinh trên bức tượng. Nhớ lại câu truyện trong kinh điển kể lại rằng có một vị sư qua đời, do quá luyến tiếc chiếc áo cà sa chưa mặc mà tái sinh làm con rận nằm trong chiếc áo. Họ cùng nhận ra rằng có thể vị sư đã tham đắm vào bức tượng và không thể rời xa nó sau khi qua đời. Thay vì đạt được giải thoát, có thể sư Thạch Minh đã bị tái sinh làm một con bọ chét và ký sinh trên bức tượng sáp của chính mình. Điều này đã làm cho các đệ tử của Thạch Minh rơi vào cảnh bàng hoàng và xót xa. Họ đã chứng kiến sự tham đắm không chỉ có thể gây ra hậu quả đối với cuộc sống hiện tại, mà còn có thể ảnh hưởng đến các kiếp sống sau này của chúng ta. Các vị đệ tử đã học được bài học quý giá về việc không tham đắm vào những thứ tạm bợ, mà hãy tập trung vào việc phát triển tâm hồn và tích lũy những phẩm chất tốt đẹp để có một cuộc sống đích thực và đạt được giải thoát sau khi qua đời. Từ đó, các đệ tử của sư Thạch Minh đã quyết định nỗ lực trong việc tu hành và tập trung vào việc rèn luyện tâm hồn. Họ đã thực hành thiền định, thiền tuệ và giảng dạy cho những người khác về tầm quan trọng của việc giải thoát và đạt được tình thương và sự hiểu biết về cuộc sống. Vì thế mà chùa của họ trở thành nơi tôn nghiêm và trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều người khác. (ChatGPT viết) RE: Bức Tượng Sáp Và Con Bọ Chét - TTTT - 2023-03-30 Đọc xong mấy bài trong thread này thấy nhẹ nhàng và tâm mình cũng sáng ra hơn.🙏🏻 Cảm ơn sis Xí Xọn. RE: Chánh niệm là không lựa chọn - LeThanhPhong - 2023-03-30 (2023-03-29, 10:45 PM)Xí Xọn Wrote: Ít lâu nay, LTP nhận thấy Website được ChatGPT (robot) viết. Tuniemxu.org không còn ai có khả năng viết bài đến nỗi phải đăng bài của robot? RE: Chánh niệm là không lựa chọn - TTTT - 2023-03-30 (2023-03-30, 03:40 PM)LeThanhPhong Wrote: Ít lâu nay, LTP nhận thấy Website được ChatGPT (robot) viết. Lan thấy bài viết đó cũng hay mà anh LTP. Người thường, cở như Lan làm sao viết được một bài hay như vậy được. Dù là người máy, robot hay ChatGPT mà viết hay như vậy cũng đáng để đọc lắm mà. Đọc bài đó thì Lan thấm được một chử BUÔNG Ráng mà buông những gì mà khi nhắm mắt xuôi tay rồi mình sẽ không mang theo được để cho nhẹ lòng chứ đừng tham luyến như ông Thánh Tăng Thạch Minh đó!🌝 PS: Cũng nhờ sis XX đem vô post lên đây chia sẻ với mọi người Lan mới đọc được bài hay như vậy, nếu không thì Lan không có cơ duyên đọc được đâu. Thanks sis XX thật nhiều mới đúng đó.😁 RE: Chánh niệm là không lựa chọn - Dan. - 2023-03-30 (2023-03-29, 10:45 PM)Xí Xọn Wrote: Lần đầu mới đọc đươc một bài giảng được viết bằng một thứ ngôn ngữ hiện đại do một cái máy thực hiện, có dự báo là sẽ dần dần chiếm lĩnh toàn bộ thị trường tri thức của nhân loại chỉ trong chưa đến thập kỷ nữa, đó là lúc nhân loại sẽ dừng lại tất cả mọi hoạt động, từ sản xuất, kinh doanh, y tế, giáo dục... vân vân và vân vân... Khi ấy con người sẽ chẳng cần lo gì nhiều, cứ ăn rồi lại nằm, buổi sáng vươn vai thức dậy trong một cái hotel to đùng tuốt trên sao Hỏa, đánh reng xong còn kịp ghé qua quán cà phê Cung Hằng ở mặt trăng, chiêu một ngụm cà phê sữa nóng sánh đặc mà vẫn còn kịp thò tay xoa lưng em Hằng trước khi cùng mấy tên bạn đi đào vàng ở Mộc Tinh, mang về vo thành cục nho nhỏ dùng để bắn chim cú mèo ở Diêm Vương Tinh... Cơ mà đọc xong cái bài này bỗng dưng tôi có chút thắc mắc bạo, ấy là dựa vào những gì thầy sinh vật của tui dạy ngày xưa, liệu một con bọ chét nhỏ bé, thứ sinh vật ấy có thể mang những loại ký sinh trùng nguy hiểm như dịch hạch, phong đòn gánh, sốt bại liệt truyền thái y từ người này sang người kia thì có, chứ thật tình chưa nghe một con bọ chét bé tẻo tèo teo lại có thể gây ra một mùi hôi thúi đến khó ngửi như nó làm được. Liệu có sự nhầm lẫn nào ở đây chăng?. Tôi đồ rằng có, máy mà, đâu phải lúc nào nó cũng chính xác được, người ta có thể tin nó về mặt cơ khí chính xác thì có, còn về mặt suy niệm, suy nghĩ, suy tư, suy diễn, tức là đủ các thể loại suy ra thì e rằng nó, cái máy, có thể có sai sót, bởi việc gây ra một mùi hôi thúi trong bức tượng kia thì theo suy nghĩ của tui, vốn dĩ bởi một con chuột, chuột gì cũng vậy, nghe có vẽ đúng hơn thì phải. Cất công tìm hiểu mới biết, quả thật thủ phạm không ai khác chính là con chuột, một giống chuột gọi là chuột chù, có cái mỏ nhọn nhọn, có cặp mắt hi sắc hí, lại đeo kính cận, ấy la do hậu quả của việc học tập, đọc sách, nghiên kíu quá nhiều nên cận thị từ nhỏ, lớn lên sinh ra lão thị, viễn thị, số đi-ốp của mắt tỷ lệ thuận với độ tuổi, càng ngày tăng càng cao. Nghe đến đây hẳn nhiều người có ác cảm với con chuột chù ấy, bởi nó là thủ phạm trực tiếp gây ra mùi hôi cho bức tượng sáp, hoặc văn vẽ hơn, kinh kệ hơn, chúng ta có thể suy diễn ra sự luyến tiếc cái TÔI của ngài Thạch Minh, cái ái ngã của ngài ấy nó lớn quá, khi sinh tiền chỉ biết suốt ngày nhìn vào bức tượng khắc về mình rồi tự thấy mình quá đẹp chai đến mức chai mặt, tự ái mộ mình còn hơn người khác ái mộ mình, bởi vậy khi mất đi vẫn còn vương vấn mà hóa thành con chuột chù rồi ăn đầm ở dề trong tượng sáp, không chịu đi đầu thai. Do ngày trước ngài học hành quá giỏi, có một lúc đến hơn chục cái bằng Cử nhân, Tiến sỹ triết học đông tây kim cổ, lại tinh thông các loại kinh Phật, cái ngài THẤY tức là KHÔNG ai THẤY, cái ngài BIẾT tức là KHÔNG ai BIẾT, cái người khác KHÔNG THẤY thì ngài THẤY, cái người phàm KHÔNG THẤY thì ngài lại THẤY, VÔ NGÃ thì phải VỖ, VÔ mà không NGÃ thì cũng chỉ là VÔ, cấm có VỖ được, VÔ không NGÃ mà thành VỖ tui cùi sút móng luôn... Túm trở lại, cái mà ngài nghĩ là hay là giỏi thực chất chưa phải là cái thơm cái thảo đối với người khác, có khi nó ngược lại, y như con chuột chú đang lưu trú trong bức tượng sáp kia, cứ nghĩ những gì minh thốt ra luôn là cái HAY cái ĐẸP, càng tự biến mình thành cái gì đó KHÓ HIỂU hơn thiên hạ thì càng nghĩ mình giỏi, điều ấy có khi lại khiến thiên hạ nghĩ ngược lại, nhẹ nhàng thì đấy là người NGỘ CHỮ, nặng nề hơn thì là KHÙNG.... haizzzz.... Nhân nói về chuyện vài mươi năm sau, xin mời nghe Thùy Duơng hát bài Những Gì Còn Lại, nhạc Nguyên Chương. Kèm lời bài hát, Đừng sống, đừng thương bởi con Tim của những người xa lạ, Đừng nói cười trong trí nhớ không quen thuộc, không là của mình... Xin lỗi cô Mod XiXon, còn vài ngày nữa là xa thành phố rồi, về miền quê sống thử một thời gian coi sao nên có hơi rảnh, vào chọc phá chút chút cho vui, những gì viết ra trong lúc tình cờ cao hứng, có mạo phạm gì cho tôi xin lỗi vậy. RE: Bức Tượng Sáp Và Con Bọ Chét - LeThanhPhong - 2023-03-30 LTP rất thích được đọc bài viết nhẹ nhàng dí dỏm của huynh Đạn. Gần đây, LTP được đọc vài câu ChatGPT trả lời (không nằm trong tuniemxu.org) và nhận thấy những câu trả lời này hoàn toàn dựa vào câu hỏi rồi phóng đại ra. Vì thế, các câu trả lời đó không có gì đáng để người đọc chú ý. Có lẽ trong tương lai, ChatGPT sẽ khá hơn. RE: Chánh niệm là không lựa chọn - LeThanhPhong - 2023-03-30 (2023-03-30, 05:02 PM)TTTT Wrote: Lan thấy bài viết đó cũng hay mà anh LTP. Người thường, cở như Lan làm sao viết được một bài hay như vậy được. Dù là người máy, robot hay ChatGPT mà viết hay như vậy cũng đáng để đọc lắm mà. LTP được đọc vài câu trả lời thông thường và vài bài "thuyết giảng" của ChatGPT trong tuniemxu.com được gửi qua email rồi. LTP không thấy hay chút nào. Trong tương lai, có thể ChatGPT khá hơn, nhưng bây giờ thì chưa. LTP rất mừng là Lan thấy hay. RE: Bức Tượng Sáp Và Con Bọ Chét - Dan. - 2023-03-30 (2023-03-30, 06:54 PM)LeThanhPhong Wrote: LTP rất thích được đọc bài viết nhẹ nhàng dí dỏm của huynh Đạn. Cảm ơn bạn LTPhong quá khen. Tính tui hay cà rỡn, cà rỡn nên nhân lúc rảnh rỗi thì hay nói xàm cho vui vậy mà. Sống đến ngần tuổi này rồi vốn dĩ đã không coi trọng những cái tiểu tiết hay quan trọng hóa bất cứ vấn đề gì nên thích vui vậy thôi. Ai cảm nhận được thì thích, ai không thông cảm được thì không thích hay ghét thì thôi cũng tùy vậy. AI hay Trí tuệ nhân tạo suy cho cùng thì cũng do con người tạo ra thôi mà, có điều nó được tạo ra nhanh quá, mau quá, nhiều người chưa đón nhận kịp như tui có phần hơi ngỡ ngàng. Và vì còn nhiều bỡ ngỡ nên chắc chưa thích, hy vọng tương lại sẽ thích, thích chỉ là một chuyện còn học được gì từ nó hay không thì còn tùy vào trình độ, tùy vào tuổi tác, tùy vào sự ham thích. Như tui bây giờ, vẫn thích những gì xưa cũ, y như một người hay hoài cổ, còn thích thủ cựu nên chưa mở lòng ra nghinh tân cho được. Cũng có khi vì mình đang ở một cái nơi mà sự mất mát những gì xưa cũ ngày càng lớn, mất tự do quá thì nghinh tân sao được mà nghinh. Chat GPT thật ra do tập hợp được nhiều dữ liệu, phân tích được rồi đưa ra nhận xét khá chính xác nên khiến ta khá ngạc nhiên, tỷ như một ông thầy bói hay thầy tướng, chỉ đựa vào một số nét trên khuôn mặt, trên tướng người có khi đưa ra một lời phán khiến mình giựt mình, huống chi ở đây ChatGPT dựa vào cả tỷ dữ liệu nhân tướng học gộp vào, nói không đúng mới là chuyện lạ ah. RE: Chánh niệm là không lựa chọn - TTTT - 2023-03-30 (2023-03-30, 07:03 PM)LeThanhPhong Wrote: LTP được đọc vài câu trả lời thông thường và vài bài "thuyết giảng" của ChatGPT trong tuniemxu.com được gửi qua email rồi. LTP không thấy hay chút nào. Có những câu trả lời rất là....miễn cưởng không hay tí nào do ChatPGT Lan đã đọc được đâu đó nhưng với bài viết này thì Lan lại thấy hay vì Lan hiểu ý trong bài viết muốn nói gì (theo ý nghĩ đơn giản của Lan) nên Lan mới nói hay đó anh. |