2023-08-03, 10:10 PM
(2023-08-03, 08:25 PM)RungHoang Wrote: Post này tôi xin ý kiến 1 chút. Theo tôi nghĩ thì thầy Thich Ca không biết chữ giống như thầy Huệ Năng vậy. Còn thầy Khổng Tử và thầy Vương Dương Minh là 2 người học cao. Tuy vậy, đại khái 2 bên chưa chắc ai hơn ai. Nói thầy Thích Ca không biết chữ nghe đúng nhưng cũng không đúng cho lắm, vì vào cái thời đó hình như là nước Thiên Trúc chưa có chữ viết, các bài kinh đều bắt các đệ tử học thuộc lòng "Như thị ngã văn" trong các lần tập kết kinh văn chứ họ chưa có chữ để viết thành sách.
ý này cũng hay đó ông RH
lại có dịp ngâm cứu thêm
Tiếng Phạn
Ngôn ngữ lâu đời nhất trên thế giới là tiếng Phạn hay còn được gọi là Devbhasha. Nhiều ngôn ngữ Châu Âu dường như được lấy cảm hứng từ tiếng Phạn và tất cả các trường đại học và cơ sở giáo dục trên toàn thế giới đều coi tiếng Phạn là ngôn ngữ cổ xưa nhất.
Tiếng Phạn, ngôn ngữ cổ xưa nhất thế giới. Ảnh: Wiki
Người ta tin rằng tất cả ngôn ngữ trên thế giới đều có phần nào đó nguồn gốc từ tiếng Phạn. Được sử dụng từ 5.000 năm trước Công nguyên, tiếng Phạn vẫn là ngôn ngữ chính thức của Ấn Độ. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, tiếng Phạn đã trở thành một ngôn ngữ thờ cúng và nghi lễ thay vì ngôn ngữ được sử dụng hàng ngày.
...................
Đức Thích Ca (624 TCN) là con độc nhất của vua Tịnh Phạn, phải biết chữ để còn đọc báo cáo của các quan trong triều khi lên làm vua chứ. Đệ tử của các đạo sư ngày xa xưa chỉ dùng kiểu truyền khẩu cho tiện vì làm sao có giấy bút như ngày nay để ghi chép lại. Nơi nào lập quốc có quan lại trong triều thì phải có chữ viết rồi.
Khổng Tử: 551 TCN
Vương Dương Minh: 1472 sau Công nguyên
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.