Thấy gì ở chùa to Phật lớn?
#3
Chánh niệm là không lựa chọn


Để có thể thực hành thiền Tứ Niệm Xứ thành tựu, chúng ta cần nhận biết rõ giữa chánh niệm và tỉnh giác trong thiền Tứ Niệm Xứ và cũng là trong toàn bộ cuộc đời của một hành giả Tứ Niệm Xứ.

A-CHÁNH NIỆM (Sammāsati) theo tự nhiên gồm 3 giai đoạn: Quan sát thông thường thì gọi là Niệm. Khi thấy các đặc tính chân đế nổi bật nơi đối tượng thì đó là Chánh Niệm ban đầu. Khi tam tướng (vô thường, khổ, vô ngã) của các đặc tính chân đế rõ ràng gọi Chánh Niệm thuần thục.


Ví dụ như hơi thở. Ban đầu hành giả quan sát các sự thật của hơi thở vào ra trong thân như: 1-Vào ra, 2-Dài ngắn, 3-Cảm giác toàn thân, 4-An tịnh toàn thân. Các giai đoạn này gọi chung là Niệm. Trong kinh Đại Niệm Xứ bản Pali viết rõ là satimā (Niệm), không phải là sammāsati (Chánh Niệm). Còn khi hành giả bắt đầu thấy các đặc tính của hơi thở vào ra mang tính chất sắc pháp chân đế của tứ đại như cứng mềm, nóng lạnh, nặng nhẹ của hơi thở là hành giả bước vào Chánh Niệm. Và khi thấy rõ tam tướng của sắc pháp là vô thường, khổ, vô ngã là Chánh Niệm về hơi thở đã thuần thục.


Quan sát thân, thọ, tâm, pháp trong tiến trình đầy đủ như vậy thì được gọi là Chánh Niệm.

Với một hành giả thuần thục thì đi qua giai đoạn Niệm rất nhanh mà thấy biết Chánh Niệm gần như ngay lập tức ngay cả trong đời sống hàng ngày qua sáu cửa giác quan.

Tiếp tục quan sát liên tục về các đặc tính chân đế của thân, thọ, tâm, pháp trong Tứ Niệm Xứ, hành giả sẽ thấy các đặc tính này luôn thay đổi (vô thường), luôn có áp lực để thay đổi (khổ) và không theo ý muốn của ai (vô ngã). Khi Chánh Niệm thuần thục, hành giả trở nên rõ ràng về tam tướng của sắc pháp hay danh pháp. Nếu có đủ ba la mật, tương ứng với tam tướng, ba cánh cửa giải thoát (Niết Bàn) tự động mở ra là Vô tướng giải thoát (Animittavimokkha) do thành tựu quán vô thường (anicca). Vô nguyện giải thoát (Appaṇihitavimokkha) do thành tựu quán khổ (dukkha). Chân Không giải thoát (Suññatavimokkha) do thành tựu quán vô ngã (anattā). Tùy theo ba la mật trong qua khứ mà hành giả sẽ đi vào một trong ba cửa để chứng ngộ Niết Bàn. Khi chứng ngộ thì hành giả sẽ chứng ngộ cả ba một lúc nhưng hiện rõ thì chỉ một cửa tùy theo ba la mật của hành giả.


Như vậy khi thấy biết Chánh Niệm, hành giả không lựa chọn về những tính chất tốt hay xấu của đề mục. Vì nếu còn có sự lựa chọn tốt hay xấu của đề mục nghĩa là hành giả đang thấy đề mục ở mức tục đế, chưa phải chân đế. Nghĩa là hành giả vẫn còn phiền não vì sự lựa chọn giữa tốt và xấu, giữa thiện và bất thiện. Sự vận hành của sắc pháp chân đế luôn là pháp vô ký. Nghĩa là không thiện không bất thiện. Các tâm quan sát pháp chân đế cũng luôn là pháp vô ký khi hành giả có Chánh Niệm. Nghĩa là tâm không tạo nghiệp thiện hay bất thiện khi hành giả có Chánh Niệm. Hành i[Image: vipassana-is-no-choice.jpg?resize=566%2C425&ssl=1]





Đạo lớn chẳng gì khó
Cốt đừng lựa chọn thôi
Quý hồ không yêu ghét
Lòng tự nhiên sáng ngời.
(Sư Tăng Xán)




B-TỈNH GIÁC (Sampajañña) là tâm sở trí tuệ có chức năng điều hướng trong khi hành giả có Chánh Niệm vì hai tâm sở này luôn đồng sinh, chung cảnh, chung đối tượng với nhau. Có thể nói tỉnh giác giống như chiếc dây căng làm đường thẳng cho người thợ nề xây hàng gạch không bị lệch hàng. Còn việc đặt gạch thẳng theo dây là chánh niệm. Bốn chức năng tỉnh giác của tâm sở trí tuệ trong thiền là: 1-Lợi ích tỉnh giác, 2-Thuận lợi tỉnh giác, 3-Giới vức tỉnh giác, 4-Chánh kiến tỉnh giác.


1-Lợi ích tỉnh giác (Satthakasampajañña) là suy xét trước khi làm. Ví dụ trước khi chuyển đổi oai nghi cần dùng loại tỉnh giác này. Nếu nghĩ rằng chuyển đổi tư thế của thân như đi, đứng, nằm, ngồi, co tay, duỗi tay để thoải mái thì không có tỉnh giác, mà là để chữa khổ trong sắc pháp thì có tỉnh giác. Và sự chuyển đổi oai nghi này gọi là oai nghi mang lại lợi ích tỉnh giác thay vì mang lại tham muốn hay ghét bỏ (tham, sân, si).


2-Thuận lợi tỉnh giác (Sappāyasampajañña) là suy xét xem việc làm ấy có thuận lợi hay không sau đã có Lợi Ích Tỉnh Giác (suy xét trước khi làm). Ví dụ khi chuyển oai nghi để chữa khổ, hành giả đi thiền hành nhưng ngoài trời mưa to nên không đi nữa. Đây gọi là thuận lợi tỉnh giác.


3-Giới vức tỉnh giác (Gocarasampajañña) còn gọi là hành xứ tỉnh giác. Việc này đòi hỏi hành giả cần nắm vững pháp học. Biết rõ đề mục khi nào là thiền chỉ, khi nào là thiền quán để không lạc ra ngoài giới vức tỉnh giác, tức là hành thiền chỉ lại tưởng thiền quán, hành thiền quán lại tưởng là thiền chỉ. Ví dụ với đề mục hơi thở. Khi thấy rõ 4 giai đoạn của hơi thở như vào ra, dài ngắn, cảm giác toàn thân, an tịnh toàn thân thì là thiền Quán (Vipassanā). Thấy điểm xúc chạm duy nhất của hơi thở với đầu mũi và quang tướng của hơi thở là thiền Định vắng lặng (Samatha). Khi đó nếu thấy các quang tướng dao động mà tưởng là sắc pháp chân đế của hơi thở là bị nhầm giới vức của thiền tuệ. Nghĩa là hành giả không có giới vức tỉnh giác.


4-Chánh kiến tỉnh giác (Asammohasampajañña) Sau khi biết rõ hành xứ tỉnh giác, hành giả cần có sự thực hành đề biết khi nào đề mục đi từ tục đế vào chân đế. Ví dụ khi niệm đề mục hơi thở nói chung thì hành giả đang ở trong tục đế. Nhưng khi thấy đặc tính của chân đế của sắc pháp như cứng mềm, nóng lạnh, nặng nhẹ hay tam tướng của đề mục tức là đã ở trong chân đế. Đây gọi là chánh kiến tỉnh giác.


Cốt lõi và nền tảng của thiền Tứ Niệm Xứ là hành giả cần hiểu biết rõ chức năng của các tâm Chánh Niệm và Tỉnh Giác như vậy để thực hành đúng thì mới có thể chễ ngự được tham ưu ở đời. Một khi thực hành đúng, chắc chắn hành giả sẽ chế ngự tham ưu và có niềm tin sâu sắc vào pháp Hành và lời kết luận của Đức Phật ở cuối bài kinh Đại Niệm Xứ:


“Này các Tỷ kheo, vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này như vậy trong bảy năm, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại; hai là nếu còn hữu dư y, chứng quả Bất hoàn. Này các Tỷ kheo, không cần gì đến bảy năm, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này như vậy trong sáu năm… trong năm năm… trong bốn năm… trong ba năm… trong hai năm… trong một năm, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại; hai là nếu còn hữu dư y, chứng quả Bất hoàn.” (HT Minh Châu dịch)

Thấy Biết
www.tuniemxu.org
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
[-] The following 1 user Likes Xí Xọn's post:
  • TTTT
Reply


Messages In This Thread
RE: XIN ĐỪNG CHẤP CÓ CÙNG KHÔNG - by Xí Xọn - 2022-04-04, 06:10 PM
Hai vị Thiền Sư - by Xí Xọn - 2024-06-11, 09:43 PM
RE: Chim Sẻ và Chiếc Lá - by Xí Xọn - 2024-06-25, 06:10 PM