Thấy gì ở chùa to Phật lớn?
#2
XIN ĐỪNG CHẤP CÓ CÙNG KHÔNG


[Image: meditation-smiley-emoticon.gif]


[Image: image1-5.jpeg?resize=860%2C860&ssl=1]






Hỏi: Trong Thiền Tông có một vài công án nói đến việc chặt rắn, chém mèo để độ người kiến tánh. Việc này nên hiểu như thế nào?


Đáp: Chặt rắn chém mèo là nghiệp sát sinh, đọa vào ác đạo, không thể nói là độ người được. Đức Phật dạy Giới Luật còn thì Phật Pháp còn, Giới Luật mất thì Phật Pháp mất. Nhiều thứ nhân danh Phật Giáo nhưng khi bỏ giới luật thì không còn là Phật Giáo nữa. Đức Phật và các bậc Thánh cũng dùng thân giáo và thuyết pháp độ sinh nhưng giới luật luôn trong sạch, không hề ô nhiễm, không sát hại một sinh linh nào.



”Còn sát hại sinh linh,
Ðâu được gọi Hiền thánh.
Không hại mọi hữu tình,
Mới được gọi Hiền Thánh.”


(Pháp Cú 270)

Các công án Thiền Tông thì cũng có thật và giả, trắng và đen lẫn lộn. Trong Thiền Tông chân chính không chấp nhận việc phạm giới luật. Thiền Tông thường đả phá cái KHÔNG mà người tu dễ bị mắc vào mà tạo tội bằng câu: “Thà chấp có như núi Tu di còn hơn chấp không như hạt cải”. Thà chấp có tội, có phước mà giúp con người trở nên có giới đức và trí tuệ, Còn chấp không như không có tội, không có phước thì không gì không dám làm, trong khi nhân quả là có thật không phân biệt ai là ai. Việc chấp Không nguy hiểm đến mức người ta có thể đánh đồng thơm cũng như thối, đen cũng như trắng, cởi áo cũng như mặc áo, luân hồi cũng như giải thoát….Trong kinh Tàm và Quý, Đức Phật nói rằng con người không có Tàm (hổ thẹn) và Quý (ghê sợ tội lỗi) thì thế giới loài người sẽ hỗn loạn không khác gì súc sinh chó mèo lợn gà. Trong kinh Lăng Già (bản kinh không có trong tam tạng kinh điển Nguyên Thủy) đề cao pháp Quả chứ không phải pháp Nhân mà một số người đang hiểu lầm là một pháp tu:


Thảy thảy không có Niết-bàn (a)
Không có Phật Niết-bàn (b)
Không có Niết-bàn của Phật ©
Xa rời giác, sở giác (chủ thể, đối tượng) (d)
Dù hữu, dù vô hữu (e)
Hai thứ ấy đều xa rời (g)


Các câu (a),(b), ©, phủ định sự hiện hữu của pháp vô vi Niết bàn và người giác ngộ chứng Niết bàn. Câu (d) phủ định chủ thể và đối tượng, tức là không có ta, không có người


Câu (e) và (g) đều lìa bỏ không và có (không có Niết bàn, không có người giác ngộ, không người không ta, không có và không không).


Người giác ngộ khi đến chỗ này thì hoàn toàn thấy đây là sự thật. Giống như người kinh doanh lâu năm khi trở thành tỷ phú thì thấy việc tiêu tiền tỷ rất bình thường. Còn người đang tu hành mà chưa có Quả, tức là đang tu trên các pháp Nhân thì giống như người đang khởi nghiệp, thiếu thốn đủ đường, chẳng thể tiêu tiền giống như tỷ phú được. Nếu vay mượn ngân hàng mà tiêu tièn tỷ thì kết quả gì đang đợi người đó ở phía trước đã rõ. Trong các kinh Bắc Tông, rất nhiều bài kinh mô tả pháp Quả như khúc khải hoàn của người đã giác ngộ làm cho người sơ cơ rất lấy làm hoan hỷ. Cảm giác chỉ hắt hơi một cái là đạt tới vô ngã, thoát khỏi năng và sở, thoát khỏi ta và người, không dính mắc điều gì, trong khi hơi thở vẫn còn đang ra vào, các cảm thọ đang có mặt, các phản ứng theo tâm tham muốn và ghét bỏ vẫn như một tập khí mà không nhận ra. Tham mà vẫn không biết mình tham, sân mà không biết mình sân, si mà không biết mình si. Đức Phật dạy thiền Tứ Niệm Xứ dể nhận ra các tâm tham, sân, si khi nó có mặt, Vì nó sinh ở đâu thì sẽ diệt ở đó. Đó là con đường trung đạo của chư Phật mà không ai có thể sáng tạo hơn được.


Có mội vị sư đến gặp ngài Ajahn Chah thỉnh cầu học thiền nhưng xin được giữ tiền bạc. Ngài Ajahn Chah không đồng ý vì vị này sẽ phạm giới luật không được giữ tiền bạc của một vị tỳ kheo. Vì tỳ kheo này nói với Ngài là sao lại chấp thế. Tiền bạc cũng chỉ là khái niệm. Ngài Ajahn Chah nói rằng nếu vị ấy ăn muối mà không thấy mặn thì Ngài sẽ đồng ý cho vị ấy giữ tiền bạc. Nếu vị ấy đồng ý, Ngài sẽ mang đến một bao muối để vị ấy ăn.


Thiền sư Từ Đạo Hạnh cũng có bài kệ nổi tiếng về pháp duyên khởi, để chỉ ra dù là pháp Nhân hay pháp Quả thì cũng không xa lìa được thân và tâm, được tạo bởi pháp duyên sinh này, một khi đầu còn đội trời, chân còn đạp đất thì chẳng nên sa vào chấp có chấp không làm gì.

Có thì có tự mảy may.
Không thì đến cả đất trời đều không.
Xin đừng chấp có cùng không
Có không cũng chỉ là trăng đáy hồ


1/ “Có thì có tự mảy may”: Trong một khoảnh khắc, một búng móng tay, bất cứ cái gì hiện hữu cũng đều là có cả. Một hơi thở vào, một hơi thở ra đều là có chứ chẳng phải là không.

2/ “Không thì đến cả đất trời đều không”: Khi nào đầu còn đội trời, chân còn đạp đất thì đừng nói chuyện không ở đây. Nếu nói không thì phải thấy đất cũng không có để đạp lên, trời trên đầu cũng không có nốt thì hãy nói là không.


3/ “Xin đừng chấp có cùng không”: Vì thế đừng nên chấp có và chấp không.


4/ “Có không cũng chỉ là trăng đáy hồ”: Mặt trăng hiện ra nơi đáy hồ bảo có chẳng đúng vì muốn vớt cũng chẳng được. Bảo không cũng chẳng đúng vì tại sao thấy nó ở đáy hồ. Các pháp hữu vi tạo bởi do duyên sinh duyên diệt. Khi chạm tay vào mặt nước vớt trăng thì duyên sinh mặt trăng đáy hồ bị tan ra, diệt mất nên không có mặt trăng đáy hồ nữa. Khi mặt hồ yên tĩnh, mặt trăng đủ duyên lại hiện ra đáy hồ.

(Thấy Biết)
tuniemxu.org


[Image: meditation-smiley-emoticon.gif]
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
[-] The following 1 user Likes Xí Xọn's post:
  • TTTT
Reply


Messages In This Thread
RE: Làm thế nào để có chánh niệm và chánh niệm liên tục trong sinh hoạt hàng ngày? - by Xí Xọn - 2022-02-21, 11:17 PM
Hai vị Thiền Sư - by Xí Xọn - 2024-06-11, 09:43 PM
RE: Chim Sẻ và Chiếc Lá - by Xí Xọn - 2024-06-25, 06:10 PM