2022-01-03, 05:45 PM
Đảng Cộng Sản China cũng đang chiếu tướng mấy em ... "Phan An, Tống Ngọc" của thời đại.
Đảng Cộng sản cầm quyền Trung Quốc “chăm lo” mọi thứ cho người dân. Đảng quan tâm “sâu sắc” mọi phương diện, kể cả ngoại hình của giới trẻ…
Trung Quốc đang đấu tranh chống lại thứ mà các hãng tin nhà nước gọi là “cuộc khủng hoảng nam tính”, với cảnh báo rằng giới trẻ ngày nay, đặc biệt nam thanh niên và hình ảnh ẻo lả của họ, đang làm băng hoại “một thế hệ”. Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc phán rằng rằng nam thanh niên cần phải thể hiện “sự dẻo dai và sức mạnh” chứ không phải nhìn như những tên “gà mái” chỉ biết chăm chút cho ngoại hình với dáng vẻ yếu đuối bệnh hoạn. Các cơ quan đoàn thể của Đảng Cộng sản Trung Quốc đang thực hiện một chiến dịch mạnh mẽ và quyết liệt. Những tháng gần đây, chính quyền nâng tầm chiến dịch lên thành một cuộc chiến văn hóa toàn diện.
Trong một chỉ thị nghiêm khắc của Đoàn Thanh niên Cộng sản, Tháng Chín 2021, các cơ quan quản lý truyền hình bắt đầu cấm “những nam thanh niên ẻo lả và những người có gu thẩm mỹ bất thường” xuất hiện trên sóng truyền hình. Tiếp đó, cuối Tháng Mười Một, các nhà quản lý văn hóa bắt đầu kiểm tra hồ sơ trực tuyến của những người nổi tiếng, hoạt động quảng cáo của họ và cả những nhóm người hâm mộ; dọa “đóng cửa” tài khoản trực tuyến nếu họ không điều chỉnh lại hình ảnh trước mắt công chúng. “Cuộc chiến văn hóa” bắt đầu tấn công vào những ngôi sao đình đám như Tát Từ Khôn (Cai Xukun), một trong những nam ca sĩ vang danh nhất Trung Quốc. Anh này lâu nay nổi tiếng là “ái mỹ nam nhân” – con trai nhưng thích làm đẹp như nữ, với ngoại hình “đẹp gái” giống mấy anh diễn viên-ca sĩ Hàn Quốc.
Ca sĩ Tát Từ Khôn (Cai Xukun’s Weibo)
Đây không phải là vấn đề xã hội – Đảng Cộng sản nhấn mạnh. Đây thuộc về cái mà Đảng hướng thanh niên đi trên con đường “trẻ hóa quốc gia” và nó là kế hoạch của Tập Chủ tịch, nhằm đưa Trung Quốc lấy lại vị thế như một cường quốc. Áp lực thực hiện cuộc chiến văn hóa ngày càng tăng trước thềm Đại hội Đảng Cộng sản năm 2022.
Tháng Năm 2020, Si Zefu, một đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, đưa ra “Đề xuất ngăn chặn hiện tượng nữ tính hóa trong phái nam”. Một trong những kiến nghị của Si là tuyển “nhiều hơn nữa” thành phần nam giới làm giáo viên thể dục để tạo “ảnh hưởng nam tính” trong trường học. Ông Si cho biết sự phổ biến của giáo viên nữ ở các trường mẫu giáo và tiểu học; cũng như sự phổ biến của “trai đẹp” trong văn hóa đại chúng đã khiến các nam sinh trở nên “yếu đuối, kém cỏi và rụt rè”. Ông cũng than thở rằng các cậu bé không còn muốn trở thành “anh hùng bộ đội” và như thế là quá nguy hiểm cho tương lai quốc gia.
Những người như ca sĩ Tát Từ Khôn (Cai Xukun) được gọi là “tiểu tiên nhục” (小鲜肉; “ít thịt tươi”). Báo chí phương Tây dịch là “little fresh meat”. Đó là những nam thanh niên “mắt phượng mày liễu”, thân hình ốm nhách, da trắng bì bạch, yểu điệu thướt tha; chẳng có tí gân cốt khí phách nam nhi trượng phu gì cả… Đây là hình mẫu của thế hệ nam thanh niên được quảng bá trên các bộ phim truyền hình cũng như trong những chương trình quảng cáo sản phẩm thương mại. Sự trỗi dậy của họ là một trong những xu hướng văn hóa lớn nhất trong thập niên qua. Hình ảnh của họ – trái ngược với dáng vẻ gia trưởng và khắc kỷ theo truyền thống đàn ông Trung Quốc – đang ngày càng thay đổi diện mạo nam tính ở Trung Quốc.
Tân Hoa Xã đã nhiều lần mắng nhiếc “tiểu tiên nhục”. Họ gọi thành phần này là bọn “bệnh hoạn”. Trong một xã luận vào Tháng Chín năm ngoái, Tân Hoa Xã nói rằng sự phổ biến của hiện tượng này đang làm xói mòn trật tự xã hội, rằng Trung Quốc không cần “bọn bán nam bán nữ” mà là những “chiến binh sói”, những đấng nam nhi sẵn sàng liều mình hy sinh đền nợ nước…
Sức mạnh văn hóa của những ngôi sao “tiểu tiên nhục” là điều không thể bàn cãi, đặc biệt ở những thành phố giàu như Bắc Kinh và Thượng Hải. Trong thực tế, chính giới nữ là những người mê “tiểu tiên nhục”. Được giáo dục tốt và độc lập về tài chính, họ đang vượt qua các chuẩn mực giới tính bằng cách quay lưng lại với hôn nhân và quyền làm mẹ; gián tiếp chống lại sự thúc đẩy của Đảng trong việc thúc đẩy hôn nhân và sinh con để bù đắp tác động của dân số già. Phong thái nhẹ nhàng và ôn hòa của “tiểu tiên nhục” mang đến sự tương phản so với thái độ gia trưởng thường thấy ở đàn ông Trung Quốc đã làm các cô gái hiện đại ngày nay rất dễ chịu và có cảm giác dễ gần hơn.
Một số ý kiến cho rằng cuộc thập tự chinh chống “bọn biến thái” có thể là một cách để Đảng điều chỉnh dư luận bớt quan tâm trước thực tế rằng họ không mang lại lợi ích cho người dân và không giải quyết các vấn đề kinh tế và xã hội nghiêm trọng, chẳng hạn tình trạng thất nghiệp, tạo công ăn việc làm mới, và giá nhà ở đô thị tăng ào ạt. Trong một xã hội mà việc thảo luận về chính trị hầu như không thể và các phương tiện truyền thông truyền thống bị kiểm soát chặt chẽ, văn hóa đại chúng là lĩnh vực hiếm hoi mà chủ nghĩa cá nhân có thể phát triển mạnh mẽ. Do đó, hiện tượng “tiểu tiên nhục” không chỉ là thời trang và thẩm mỹ; nó cung cấp một lối thoát cho đàn ông và phụ nữ Trung Quốc vào thời điểm kinh tế bất ổn và sự chuyển dịch quyền lực giữa giới nam và nữ. Chống lại hiện tượng này có thể dẫn đến những phản ứng tiêu cực khó lường hơn.
Nguồn: SaiGon Nhỏ
Đảng Cộng sản cầm quyền Trung Quốc “chăm lo” mọi thứ cho người dân. Đảng quan tâm “sâu sắc” mọi phương diện, kể cả ngoại hình của giới trẻ…
Trung Quốc đang đấu tranh chống lại thứ mà các hãng tin nhà nước gọi là “cuộc khủng hoảng nam tính”, với cảnh báo rằng giới trẻ ngày nay, đặc biệt nam thanh niên và hình ảnh ẻo lả của họ, đang làm băng hoại “một thế hệ”. Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc phán rằng rằng nam thanh niên cần phải thể hiện “sự dẻo dai và sức mạnh” chứ không phải nhìn như những tên “gà mái” chỉ biết chăm chút cho ngoại hình với dáng vẻ yếu đuối bệnh hoạn. Các cơ quan đoàn thể của Đảng Cộng sản Trung Quốc đang thực hiện một chiến dịch mạnh mẽ và quyết liệt. Những tháng gần đây, chính quyền nâng tầm chiến dịch lên thành một cuộc chiến văn hóa toàn diện.
Trong một chỉ thị nghiêm khắc của Đoàn Thanh niên Cộng sản, Tháng Chín 2021, các cơ quan quản lý truyền hình bắt đầu cấm “những nam thanh niên ẻo lả và những người có gu thẩm mỹ bất thường” xuất hiện trên sóng truyền hình. Tiếp đó, cuối Tháng Mười Một, các nhà quản lý văn hóa bắt đầu kiểm tra hồ sơ trực tuyến của những người nổi tiếng, hoạt động quảng cáo của họ và cả những nhóm người hâm mộ; dọa “đóng cửa” tài khoản trực tuyến nếu họ không điều chỉnh lại hình ảnh trước mắt công chúng. “Cuộc chiến văn hóa” bắt đầu tấn công vào những ngôi sao đình đám như Tát Từ Khôn (Cai Xukun), một trong những nam ca sĩ vang danh nhất Trung Quốc. Anh này lâu nay nổi tiếng là “ái mỹ nam nhân” – con trai nhưng thích làm đẹp như nữ, với ngoại hình “đẹp gái” giống mấy anh diễn viên-ca sĩ Hàn Quốc.
Ca sĩ Tát Từ Khôn (Cai Xukun’s Weibo)
Đây không phải là vấn đề xã hội – Đảng Cộng sản nhấn mạnh. Đây thuộc về cái mà Đảng hướng thanh niên đi trên con đường “trẻ hóa quốc gia” và nó là kế hoạch của Tập Chủ tịch, nhằm đưa Trung Quốc lấy lại vị thế như một cường quốc. Áp lực thực hiện cuộc chiến văn hóa ngày càng tăng trước thềm Đại hội Đảng Cộng sản năm 2022.
Tháng Năm 2020, Si Zefu, một đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, đưa ra “Đề xuất ngăn chặn hiện tượng nữ tính hóa trong phái nam”. Một trong những kiến nghị của Si là tuyển “nhiều hơn nữa” thành phần nam giới làm giáo viên thể dục để tạo “ảnh hưởng nam tính” trong trường học. Ông Si cho biết sự phổ biến của giáo viên nữ ở các trường mẫu giáo và tiểu học; cũng như sự phổ biến của “trai đẹp” trong văn hóa đại chúng đã khiến các nam sinh trở nên “yếu đuối, kém cỏi và rụt rè”. Ông cũng than thở rằng các cậu bé không còn muốn trở thành “anh hùng bộ đội” và như thế là quá nguy hiểm cho tương lai quốc gia.
Những người như ca sĩ Tát Từ Khôn (Cai Xukun) được gọi là “tiểu tiên nhục” (小鲜肉; “ít thịt tươi”). Báo chí phương Tây dịch là “little fresh meat”. Đó là những nam thanh niên “mắt phượng mày liễu”, thân hình ốm nhách, da trắng bì bạch, yểu điệu thướt tha; chẳng có tí gân cốt khí phách nam nhi trượng phu gì cả… Đây là hình mẫu của thế hệ nam thanh niên được quảng bá trên các bộ phim truyền hình cũng như trong những chương trình quảng cáo sản phẩm thương mại. Sự trỗi dậy của họ là một trong những xu hướng văn hóa lớn nhất trong thập niên qua. Hình ảnh của họ – trái ngược với dáng vẻ gia trưởng và khắc kỷ theo truyền thống đàn ông Trung Quốc – đang ngày càng thay đổi diện mạo nam tính ở Trung Quốc.
Tân Hoa Xã đã nhiều lần mắng nhiếc “tiểu tiên nhục”. Họ gọi thành phần này là bọn “bệnh hoạn”. Trong một xã luận vào Tháng Chín năm ngoái, Tân Hoa Xã nói rằng sự phổ biến của hiện tượng này đang làm xói mòn trật tự xã hội, rằng Trung Quốc không cần “bọn bán nam bán nữ” mà là những “chiến binh sói”, những đấng nam nhi sẵn sàng liều mình hy sinh đền nợ nước…
Sức mạnh văn hóa của những ngôi sao “tiểu tiên nhục” là điều không thể bàn cãi, đặc biệt ở những thành phố giàu như Bắc Kinh và Thượng Hải. Trong thực tế, chính giới nữ là những người mê “tiểu tiên nhục”. Được giáo dục tốt và độc lập về tài chính, họ đang vượt qua các chuẩn mực giới tính bằng cách quay lưng lại với hôn nhân và quyền làm mẹ; gián tiếp chống lại sự thúc đẩy của Đảng trong việc thúc đẩy hôn nhân và sinh con để bù đắp tác động của dân số già. Phong thái nhẹ nhàng và ôn hòa của “tiểu tiên nhục” mang đến sự tương phản so với thái độ gia trưởng thường thấy ở đàn ông Trung Quốc đã làm các cô gái hiện đại ngày nay rất dễ chịu và có cảm giác dễ gần hơn.
Một số ý kiến cho rằng cuộc thập tự chinh chống “bọn biến thái” có thể là một cách để Đảng điều chỉnh dư luận bớt quan tâm trước thực tế rằng họ không mang lại lợi ích cho người dân và không giải quyết các vấn đề kinh tế và xã hội nghiêm trọng, chẳng hạn tình trạng thất nghiệp, tạo công ăn việc làm mới, và giá nhà ở đô thị tăng ào ạt. Trong một xã hội mà việc thảo luận về chính trị hầu như không thể và các phương tiện truyền thông truyền thống bị kiểm soát chặt chẽ, văn hóa đại chúng là lĩnh vực hiếm hoi mà chủ nghĩa cá nhân có thể phát triển mạnh mẽ. Do đó, hiện tượng “tiểu tiên nhục” không chỉ là thời trang và thẩm mỹ; nó cung cấp một lối thoát cho đàn ông và phụ nữ Trung Quốc vào thời điểm kinh tế bất ổn và sự chuyển dịch quyền lực giữa giới nam và nữ. Chống lại hiện tượng này có thể dẫn đến những phản ứng tiêu cực khó lường hơn.
Nguồn: SaiGon Nhỏ