2021-06-20, 12:55 AM
Một chút riêng tư...
Sài Gòn chính thức bước vào những ngày vắng lặng vì dịch bệnh, chẳng ai buồn ra đường bởi chẳng có chỗ nào vui để đi, ngay cả các quán cà phê cũng đóng cửa nốt, mua mang đi còn thua xa việc pha uống ở nhà, dân cà phê ghiền là ghiền cái chỗ ngồi, cái không khí tấp nập chung quanh chứ ít ai để ý đến cái hương vị của cà phê ngon dở thế nào...
Sẽ rất là ngược đời khi trong lúc người ta đang nói về một ngày thật đặc biệt diễn ra ở khắp nơi, Ngày của Cha, khi mình tự hỏi mình, tại sao không có Ngày của Con?. Chúng ta có đầy đủ Ngày của Cha, Ngày của Mẹ, ngày mà mọi người hướng những ánh mắt trìu mên, yêu thương của mình về những bậc sinh thành ra mình, nhưng chẳng ai để ý đến lòng yêu thương, sự chở che của những người làm Cha, làm Mẹ dành cho con cái của họ. Tuyệt nhiên không có Son's Day, Daughter's Day... Có thể sự lơ là, vô trách nhiệm của nhiều người làm con làm cái đối với Cha Mẹ mình mà người ta phải đặt ra một ngày như vậy để nhắc nhở chăng?. Có phải sự thương yêu bảo bọc của Cha Mẹ là điều đương nhiên phải có?. Có phải những người làm Cha làm Mẹ không cần có điều gì để nhớ, để viết, để bày tỏ với con của mình?. Hay họ không có những sai lầm cần phải giải thích với con của mình?. Tôi không kết luận cái nào đúng cái nào sai, đơn thuần chỉ là một thắc mắc có tính cá nhân, vậy thôi.
Đôi khi sự khiếm khuyết hạnh phúc của những người làm Cha, làm Mẹ khiến họ mãi loay hoay trong cái vòng tròn bao quanh những ngôn từ sáo rỗng giữa trách nhiệm, bổn phận, kể cả cách hành động riêng của mình, không phân biệt được đâu là sự yêu thương, đâu là sự nghiêm khắc, đâu là sự tôn trọng, đâu là sự không vâng lời, luôn ẩn hiện trong cách hành xử với nhau. Người đàn ông dù ở tuổi nào đi nữa vẫn dễ dàng khóc khi đối diện Mẹ của mình nhưng lại hà tiện từng giọt nước mắt nhỏ nhoi khi đối diện với con trai của mình. Người đàn ông dẫu có thương yêu Cha của mình đến đâu đi nữa vẫn không dám bộc lộ tình cảm ấy một cách lộ liễu, vì ngại, vì thẹn, vì... Họ phải giấu nhẹm những giọt nước mắt ấy, dành để trào ra trong một góc khuất không cho ai thấy nào đó. Họ chỉ dám sẽ sàng mở của về nhà trong đêm khuya, rón rén đắp lên mình người Cha chiếc mền trong đêm vắng khi thấy người mỏi mệt gục ngủ trên chiếc sofa trong phòng khách mà đâu biết ông vẫn còn thức, không trở mình thức dậy vì muốn hưởng thụ cái hạnh phúc thầm lặng ấy một mình, mãi mãi...
Nếu việc phải thương yêu con cái của mình là điều được mặc định trong văn hóa của con người dù là Âu hay Á thì việc nhắc nhở con cái phải nhớ đến công lao ấy qua việc đặt ra những ngày này là điều nên có và sẽ công bằng hơn nếu như có thêm Ngày của Con, để những người làm Cha làm Mẹ có được một ngày để viết ra, trãi lòng ra với con của mình về những suy nghĩ hoặc hành dộng sai lầm một cách chân thật nhất, bởi dường như chúng ta đã có đủ 365 ngày để tự hào về những công lao to lớn của mình dành cho các con rồi thì phải?.
Buồn buồn viết bậy cho vui, xem xong rồi xé, cảm ơn.
Sài Gòn chính thức bước vào những ngày vắng lặng vì dịch bệnh, chẳng ai buồn ra đường bởi chẳng có chỗ nào vui để đi, ngay cả các quán cà phê cũng đóng cửa nốt, mua mang đi còn thua xa việc pha uống ở nhà, dân cà phê ghiền là ghiền cái chỗ ngồi, cái không khí tấp nập chung quanh chứ ít ai để ý đến cái hương vị của cà phê ngon dở thế nào...
Sẽ rất là ngược đời khi trong lúc người ta đang nói về một ngày thật đặc biệt diễn ra ở khắp nơi, Ngày của Cha, khi mình tự hỏi mình, tại sao không có Ngày của Con?. Chúng ta có đầy đủ Ngày của Cha, Ngày của Mẹ, ngày mà mọi người hướng những ánh mắt trìu mên, yêu thương của mình về những bậc sinh thành ra mình, nhưng chẳng ai để ý đến lòng yêu thương, sự chở che của những người làm Cha, làm Mẹ dành cho con cái của họ. Tuyệt nhiên không có Son's Day, Daughter's Day... Có thể sự lơ là, vô trách nhiệm của nhiều người làm con làm cái đối với Cha Mẹ mình mà người ta phải đặt ra một ngày như vậy để nhắc nhở chăng?. Có phải sự thương yêu bảo bọc của Cha Mẹ là điều đương nhiên phải có?. Có phải những người làm Cha làm Mẹ không cần có điều gì để nhớ, để viết, để bày tỏ với con của mình?. Hay họ không có những sai lầm cần phải giải thích với con của mình?. Tôi không kết luận cái nào đúng cái nào sai, đơn thuần chỉ là một thắc mắc có tính cá nhân, vậy thôi.
Đôi khi sự khiếm khuyết hạnh phúc của những người làm Cha, làm Mẹ khiến họ mãi loay hoay trong cái vòng tròn bao quanh những ngôn từ sáo rỗng giữa trách nhiệm, bổn phận, kể cả cách hành động riêng của mình, không phân biệt được đâu là sự yêu thương, đâu là sự nghiêm khắc, đâu là sự tôn trọng, đâu là sự không vâng lời, luôn ẩn hiện trong cách hành xử với nhau. Người đàn ông dù ở tuổi nào đi nữa vẫn dễ dàng khóc khi đối diện Mẹ của mình nhưng lại hà tiện từng giọt nước mắt nhỏ nhoi khi đối diện với con trai của mình. Người đàn ông dẫu có thương yêu Cha của mình đến đâu đi nữa vẫn không dám bộc lộ tình cảm ấy một cách lộ liễu, vì ngại, vì thẹn, vì... Họ phải giấu nhẹm những giọt nước mắt ấy, dành để trào ra trong một góc khuất không cho ai thấy nào đó. Họ chỉ dám sẽ sàng mở của về nhà trong đêm khuya, rón rén đắp lên mình người Cha chiếc mền trong đêm vắng khi thấy người mỏi mệt gục ngủ trên chiếc sofa trong phòng khách mà đâu biết ông vẫn còn thức, không trở mình thức dậy vì muốn hưởng thụ cái hạnh phúc thầm lặng ấy một mình, mãi mãi...
Nếu việc phải thương yêu con cái của mình là điều được mặc định trong văn hóa của con người dù là Âu hay Á thì việc nhắc nhở con cái phải nhớ đến công lao ấy qua việc đặt ra những ngày này là điều nên có và sẽ công bằng hơn nếu như có thêm Ngày của Con, để những người làm Cha làm Mẹ có được một ngày để viết ra, trãi lòng ra với con của mình về những suy nghĩ hoặc hành dộng sai lầm một cách chân thật nhất, bởi dường như chúng ta đã có đủ 365 ngày để tự hào về những công lao to lớn của mình dành cho các con rồi thì phải?.
Buồn buồn viết bậy cho vui, xem xong rồi xé, cảm ơn.
Em đi, nửa gối hoa tàn mộng,
Thương nhớ bay cùng mây viễn phương.