2021-04-28, 12:26 PM
INTRO: Intro video: 1954-1975 Trong vòng một trăm năm qua, hiếm có dân tộc nào phải chịu cảnh ly hương nhiều như người Việt. Trong tâm thức người Việt nói chung, quê hương là Mẹ, là nhà, là cội nguồn gốc gác không bao giờ có thể cắt rời. Ly hương là một nỗi đau vừa thầm kín, vừa hiển hiện của những người con xa xứ. Nhiều nhạc sĩ tài hoa đã đem tâm tư đó vào âm nhạc, viết nên một loạt các ca khúc thương về cố xứ và dễ dàng nhận được sự đồng cảm của hầu khắp khán giả yêu nhạc. “Thăng Long ơi!” là tiếng gọi quê hương xứ sở của người đi vẫn không nguôi nhớ về nơi đã nuôi mình lớn lên từ khi mới ra đời. Dù tha phương về phương trời khác, dù gặp muôn vàn đắng cay chua xót trên đường đời nhiều gió cuốn hoa trôi, thì “Hồ Gươm xưa vẫn chưa phai mờ”. Người nghe nhạc cảm nhận được nỗi nhớ quê theo từng nốt nhạc trầm thương tiếc, nói lên được tình son sắt của người xa quê có đi đâu cũng hoài nhớ thương về.(Trương Đình Tuấn)
Với tôi – và rất nhiều bạn bè tôi nữa – quá khứ đó là quê nhà. Và vì chúng tôi không thể vất bỏ quá khứ , cho nên quê nhà vẫn là một phần không thể tách rời của cuộc sống lưu vong. Vả lại, dù là những kẻ thất phu, nhưng chỉ trong phút giây nào thôi tấm lòng không còn nặng với quê hương đất nước, thì giây phút ấy, kẻ thất phu tội nghiệp đã tự đặt mình ở bên lề cuộc sống của những người mang cùng một dòng máu. Và anh ta sẽ là kẻ vong thân. Mặt khác, chúng tôi cũng còn cuộc sống hiện tại trước mắt nơi quê người để cụ thể hóa một sự sinh tồn. Nói cách khác, chúng tôi phải đặt hai chân thật vững chắc trên mảnh đất quê người, trước khi để cho tấm lòng mình hòa vào dòng chảy đất nước. Tôi gọi đó là những hệ lụy của một đời lưu vong. Chúng ta lưu vong, xa lìa quê hương vì trên đất nước của mình, chúng ta không được quyền nặng lòng với quê hương. Cuộc ra đi này – bắt buộc hay tự nguyện – là cuộc ra đi của những kẻ thất phu còn muốn được một chút gì hữu trách trước vận nước hưng vong.Chính vì lẽ đó, kẻ thất phu sống đời lưu vong với muôn vàn những hệ lụy, nhưng không bao giờ là kẻ vong thân. Vì khi ra đi, anh ta đã theo mang bên mình một hoài vọng về tình cố hương.(T.Vấn)
Nhạc Kịch “Lưu Vong” qua 3 tác phẩm: Nỗi Lòng Người Đi, Chuyến Đò Vĩ Tuyến và 1954-1975, thân mời các bạn thưởng thức.
Lưu Vong
Soạn Giả: Lục Tuyết Kỳ
Graphic: Quexua
Hợp diễn: Autumn Breeze, Vô_Danh, Áo Tím, Lục Tuyết Kỳ
Với tôi – và rất nhiều bạn bè tôi nữa – quá khứ đó là quê nhà. Và vì chúng tôi không thể vất bỏ quá khứ , cho nên quê nhà vẫn là một phần không thể tách rời của cuộc sống lưu vong. Vả lại, dù là những kẻ thất phu, nhưng chỉ trong phút giây nào thôi tấm lòng không còn nặng với quê hương đất nước, thì giây phút ấy, kẻ thất phu tội nghiệp đã tự đặt mình ở bên lề cuộc sống của những người mang cùng một dòng máu. Và anh ta sẽ là kẻ vong thân. Mặt khác, chúng tôi cũng còn cuộc sống hiện tại trước mắt nơi quê người để cụ thể hóa một sự sinh tồn. Nói cách khác, chúng tôi phải đặt hai chân thật vững chắc trên mảnh đất quê người, trước khi để cho tấm lòng mình hòa vào dòng chảy đất nước. Tôi gọi đó là những hệ lụy của một đời lưu vong. Chúng ta lưu vong, xa lìa quê hương vì trên đất nước của mình, chúng ta không được quyền nặng lòng với quê hương. Cuộc ra đi này – bắt buộc hay tự nguyện – là cuộc ra đi của những kẻ thất phu còn muốn được một chút gì hữu trách trước vận nước hưng vong.Chính vì lẽ đó, kẻ thất phu sống đời lưu vong với muôn vàn những hệ lụy, nhưng không bao giờ là kẻ vong thân. Vì khi ra đi, anh ta đã theo mang bên mình một hoài vọng về tình cố hương.(T.Vấn)
Nhạc Kịch “Lưu Vong” qua 3 tác phẩm: Nỗi Lòng Người Đi, Chuyến Đò Vĩ Tuyến và 1954-1975, thân mời các bạn thưởng thức.
Lưu Vong
Soạn Giả: Lục Tuyết Kỳ
Graphic: Quexua
Hợp diễn: Autumn Breeze, Vô_Danh, Áo Tím, Lục Tuyết Kỳ