2021-04-17, 10:12 AM
2021-04-17, 10:12 AM
♫ ♪ ♬
Đối với nguời Việt đang sống lưu vong trên khắp thế giới , Sài Gòn vẫn mãi là thủ đô của Việt Nam không bao giờ phai nhạt cho dù thời gian đi qua đã lâu . Rất nhiều các thành viên Việt Best hay gia đình của các thành viên đã có những kỷ niệm vui buồn về Sài Gòn , của thời trẻ đi học , của những quán ăn bên lề , của những hàng me bay trong gió . Sài Gòn vẫn còn đó , tuy thay đổi theo thời gian nhưng trong tâm tư của chúng ta , công viên Tao Đàn , chợ hoa Nguyễn Huệ, con đuờng Catina, nhà thờ Đức Bà vẫn mãi là nét đẹp của một thuở nào đó . Thủ đô Sài Gòn , khắc sâu vào trong tim của nguời lưu lạc và giấc mơ hồi hương luôn ngự trị trong mơ uớc của chúng ta . Vì sao ? Vì những kỷ niệm về Sài Gòn ... sống mãi trong tôi bóng hôm nay sẽ không phai. Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi! Sài Gòn ơi!
Để khai mạc chương trình Hoài Niệm Việt Nam , thân mời các bạn cùng chúng tôi tìm lại hình ảnh thân yêu của SàiGòn , mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông qua tác phẩm " Sài Gòn Đẹp Lắm " của nhạc sĩ Y Vân với tiếng hát nhẹ nhàng của Rosie.
Trên đầu đề của ca khúc Chiều Mưa Biên Giới, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, với bút danh Vì Dân, đã ghi mấy dòng như sau:
Trích bài viết của Đông Kha (nhacxua.vn).
Chương trình Hoài Niệm Việt Nam sẽ mang đến cho các bạn , tác phẫm Chiều Mưa Biên Giới,
với tiếng hát trầm ấm của anh Đạn .
Từ nguời em gái hậu phương :
“ Đêm qua nằm ngủ mà mơ
Sáng nay em viết lá thư tâm tình
Vài hàng thành thật gửi anh
Anh đi quân dịch, duyên lành em trao …”
Khi người anh tiền tuyến nhận được :
" Buồn buồn nhận được lá thư
Bỗng lòng tươi tỉnh, rồi mơ duyên lành !
Thư hồng lại bỏ bì xanh
Mở ra đã thấy : – Gửi anh vài hàng … "
Thưa các bạn, tác phẩm Bức Tâm Thư đã đuợc cố nhạc sĩ Lam Phương sáng tác hơn 60 năm qua. Lời thư của người em gái gửi trọn cho người chiến binh đi bảo vệ hòa bình trên quê hương đất nước. Hẹn ngày về “... Xóm làng hát câu thanh bình – Về nơi cũ tìm vui duyên lành ". Người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa trong nhạc có thể là một anh tân binh quân dịch, tuy bước chân vào lính nhưng lòng vừa nặng nợ núi sông mà cũng vừa nặng tình với người yêu bé nhỏ nơi quê nhạc. Dòng nhạc của cố nhạc sĩ Lam Phương thường hay nói về những hy sinh, khổ đau nơi sa trường cùng với tình yêu đôi lứa của những người lính phải xa nhà, xa người yêu, xa bạn bè vì cuộc chiến.
Cho dù năm tháng cứ trôi qua với bao mùa lá me bay, người lính chiến miệt mài nơi phương xa, vẫn một lòng chung thủy với người tình bé nhỏ, với biết bao niềm nhung nhớ khi vơi, khi đầy. Đáp lại, người em gái lúc nào cũng nhớ đến chàng trai lính đang chiến đấu cùng sương gió nơi sa trường, với lòng hy vọng một ngày mai sum vầy hạnh phúc bên nhau.
Tiếp theo Chương Trình Hoài Niệm Việt Nam, thân mời các bạn thưởng thức tiếng hát vui tuơi của Tàu Hũ với tác phẩm " Bức Tâm Thư "
Ngày xưa, trường Luật Khoa trên đường Duy Tân , nơi những cuộc tình chớm nở bên cạnh những xe nước dừa ngọt lịm môi . Đoạn đường Duy Tân có những hàng cây cao hay hàng me rợp bóng mát của trường Luật với những yêu thương, những hẹn hò, những giây phút hồn nhiên nhưng rất thần tiên khi bên nhau, để cùng nhau uống nước dừa bên vệ đường và uống môi em ngọt ở một góc vắng thư viện nào đó. Ôi, khung trời kỷ niệm xưa của những cuộc tình Luật khoa .
Nhưng người trai thời loạn, đôi khi đã phải buớc vào cuộc sống mới , một cuộc sống xa gia đình, xa sách vở để làm quen với súng đạn, với nhịp bước quân hành, với bạn bè tuy xa lạ nhưng sẽ sống chết bên nhau trong tình huynh đệ chi binh . Giã từ phố thị nơi có những người bạn học nữ quen nhau từ lúc còn thơ ấu cho đến khi trưởng thành , hay những người đẹp trên sân trường luật khoa , những thanh niên thời loạn ly phải bỏ tất cả những tương lai lại phía sau để tập làm quen cuộc sống mới , một cuộc sống với mồ hôi ,máu xương để bảo vệ hai chữ Tự Do .
Thân mời các bạn đón nghe Mảnh Tình Cuối kể lại câu chuyện " Nguời Tình Luật Khoa ",
thơ của Như Hoa Lê và Quang Sinh, nhạc của Nguyễn Tất Vịnh.
Nỗi nhớ của nhà thơ cũng như là nỗi nhớ của chúng ta về Sài Gòn . Cho dù chúng ta đang ở Cali, Paris, hay Úc Châu , xa quê huơng vời vợi , nhưng trái tim chúng ta vẫn huớng về Sài Gòn . Những xa hoa của xứ nguời vẫn không làm cho chúng ta quên đuợc hình ảnh dịu dàng của quê huơng Việt Nam . Đời sống chạy nhanh trôi mau để khi chúng ta ngừng tay và tuởng nhớ về một quê huơng xa , thì những câu thơ của Du Tử Lê , gợi lại một nỗi nhớ không bao giờ nguôi trong ta .
Lưu Ly Phố sẽ đưa các bạn trở về thủ đô Sài Gòn với tác phẫm " Lời Tình Cuối Cho Sài Gòn "
của nhạc sĩ Ngô Thuỵ Miên .
[color=#262626][font=Verdana]
Đối với nguời Việt đang sống lưu vong trên khắp thế giới , Sài Gòn vẫn mãi là thủ đô của Việt Nam không bao giờ phai nhạt cho dù thời gian đi qua đã lâu . Rất nhiều các thành viên Việt Best hay gia đình của các thành viên đã có những kỷ niệm vui buồn về Sài Gòn , của thời trẻ đi học , của những quán ăn bên lề , của những hàng me bay trong gió . Sài Gòn vẫn còn đó , tuy thay đổi theo thời gian nhưng trong tâm tư của chúng ta , công viên Tao Đàn , chợ hoa Nguyễn Huệ, con đuờng Catina, nhà thờ Đức Bà vẫn mãi là nét đẹp của một thuở nào đó . Thủ đô Sài Gòn , khắc sâu vào trong tim của nguời lưu lạc và giấc mơ hồi hương luôn ngự trị trong mơ uớc của chúng ta . Vì sao ? Vì những kỷ niệm về Sài Gòn ... sống mãi trong tôi bóng hôm nay sẽ không phai. Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi! Sài Gòn ơi!
Để khai mạc chương trình Hoài Niệm Việt Nam , thân mời các bạn cùng chúng tôi tìm lại hình ảnh thân yêu của SàiGòn , mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông qua tác phẩm " Sài Gòn Đẹp Lắm " của nhạc sĩ Y Vân với tiếng hát nhẹ nhàng của Rosie.
Trên đầu đề của ca khúc Chiều Mưa Biên Giới, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, với bút danh Vì Dân, đã ghi mấy dòng như sau:
“Kính tặng các chiến sĩ một nắng hai sương, lao mình nơi tiền tuyến. Kỷ niệm Đồng Tháp Mười (biên giới Việt-Cambod-1956)”.
Nhắc đến nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, đầu tiên người ta thường nhắc đến Chiều Mưa Biên Giới. Đây là 1 trong những ca khúc đầu tiên trong sự nghiệp của ông, được sáng tác khi ông đang thực hiện những cuộc hành quân biên giới. Khi đó Nguyễn Văn Đông mới ngoài 20 tuổi, đã là một sĩ quan phục vụ ở vùng Đồng Tháp Mười, giáp biên giới Cao Miên.
Năm 2006, trong một buổi trò chuyện trên đài VOA, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông kể về hoàn cảnh sáng bài bài này như sau:
“Lần đó tôi dẫn đầu một nhóm biệt kích bí mật đi điều nghiên (điều trɑ – nghiên ᴄứu) chiến trường dọᴄ theᴏ biên giới Miên – việt và Đồng Tháp Mười. Trên đường về, ɑnh em chúng tôi lâm vàᴏ ᴄảnh trời chiều gió lộng, mưɑ ɡàᴏ như vuốt mặt. Giữɑ ᴄánh đồng hᴏɑng vắng tiêu sơ, lối vàᴏtiền đồn thì xɑ xôi, thᴏáng ẩn hiện những nóᴄ tháp ᴄɑnh mờ nhạt ở ᴄuối chân trời.
Và từng chập gió buốt kéᴏ về như muối sát vàᴏ thịt dɑ. Từ trᴏng ᴄảnh ấy, tận đáy lòng mình đã nghe nẩy lên những ᴄung bậᴄ rung ᴄảm, những trường ᴄɑnh đầu tiên buồn bã chᴏ bài Chiều Mưɑ Biên Giới ɑnh đi về đâu…”
Những ca khúc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông thường chứa đựng một nỗi buồn man mác, ẩn sâu trong đó là tâm tình của một thế hệ người Việt thời ly loạn. Với những ca khúc được sáng tác trong thập niên 1950, là thời gian đầu của sự nghiệp nhà binh, cũng như sự nghiệp âm nhạc, Nguyễn Văn Đông đã mô tả đời lính một cách chân thật. Đó là hoàn cảnh băng mình vào nơi sương gió, với những vất vả, đơn độc và chất đầy nhung nhớ của người lính. Giữa nơi rừng chiều âm u và rét mướt, cơ hồ như là đang lạc lõng bơ vơ, rồi thả hồn trôi theo đám mây chiều hoang gửi lòng thương nhớ về nơi hậu phương. Chiều mưa biên giới anh đi về đâu? một câu khỏi như là lời trần tình không chờ lời đáp.
Trích bài viết của Đông Kha (nhacxua.vn).
Chương trình Hoài Niệm Việt Nam sẽ mang đến cho các bạn , tác phẫm Chiều Mưa Biên Giới,
với tiếng hát trầm ấm của anh Đạn .
Từ nguời em gái hậu phương :
“ Đêm qua nằm ngủ mà mơ
Sáng nay em viết lá thư tâm tình
Vài hàng thành thật gửi anh
Anh đi quân dịch, duyên lành em trao …”
Khi người anh tiền tuyến nhận được :
" Buồn buồn nhận được lá thư
Bỗng lòng tươi tỉnh, rồi mơ duyên lành !
Thư hồng lại bỏ bì xanh
Mở ra đã thấy : – Gửi anh vài hàng … "
Thưa các bạn, tác phẩm Bức Tâm Thư đã đuợc cố nhạc sĩ Lam Phương sáng tác hơn 60 năm qua. Lời thư của người em gái gửi trọn cho người chiến binh đi bảo vệ hòa bình trên quê hương đất nước. Hẹn ngày về “... Xóm làng hát câu thanh bình – Về nơi cũ tìm vui duyên lành ". Người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa trong nhạc có thể là một anh tân binh quân dịch, tuy bước chân vào lính nhưng lòng vừa nặng nợ núi sông mà cũng vừa nặng tình với người yêu bé nhỏ nơi quê nhạc. Dòng nhạc của cố nhạc sĩ Lam Phương thường hay nói về những hy sinh, khổ đau nơi sa trường cùng với tình yêu đôi lứa của những người lính phải xa nhà, xa người yêu, xa bạn bè vì cuộc chiến.
Cho dù năm tháng cứ trôi qua với bao mùa lá me bay, người lính chiến miệt mài nơi phương xa, vẫn một lòng chung thủy với người tình bé nhỏ, với biết bao niềm nhung nhớ khi vơi, khi đầy. Đáp lại, người em gái lúc nào cũng nhớ đến chàng trai lính đang chiến đấu cùng sương gió nơi sa trường, với lòng hy vọng một ngày mai sum vầy hạnh phúc bên nhau.
Tiếp theo Chương Trình Hoài Niệm Việt Nam, thân mời các bạn thưởng thức tiếng hát vui tuơi của Tàu Hũ với tác phẩm " Bức Tâm Thư "
Ngày xưa, trường Luật Khoa trên đường Duy Tân , nơi những cuộc tình chớm nở bên cạnh những xe nước dừa ngọt lịm môi . Đoạn đường Duy Tân có những hàng cây cao hay hàng me rợp bóng mát của trường Luật với những yêu thương, những hẹn hò, những giây phút hồn nhiên nhưng rất thần tiên khi bên nhau, để cùng nhau uống nước dừa bên vệ đường và uống môi em ngọt ở một góc vắng thư viện nào đó. Ôi, khung trời kỷ niệm xưa của những cuộc tình Luật khoa .
Nhưng người trai thời loạn, đôi khi đã phải buớc vào cuộc sống mới , một cuộc sống xa gia đình, xa sách vở để làm quen với súng đạn, với nhịp bước quân hành, với bạn bè tuy xa lạ nhưng sẽ sống chết bên nhau trong tình huynh đệ chi binh . Giã từ phố thị nơi có những người bạn học nữ quen nhau từ lúc còn thơ ấu cho đến khi trưởng thành , hay những người đẹp trên sân trường luật khoa , những thanh niên thời loạn ly phải bỏ tất cả những tương lai lại phía sau để tập làm quen cuộc sống mới , một cuộc sống với mồ hôi ,máu xương để bảo vệ hai chữ Tự Do .
Thân mời các bạn đón nghe Mảnh Tình Cuối kể lại câu chuyện " Nguời Tình Luật Khoa ",
thơ của Như Hoa Lê và Quang Sinh, nhạc của Nguyễn Tất Vịnh.
Nhà thơ Du Tử Lê đã viết :
Đêm về theo bánh xe qua
Nhớ em xa lộ nhớ nhà Hàng Xanh
Nhớ em kim chỉ khứu tình
Trưa ngoan lớp học chiều lành khóm tre
Nhớ mưa buồn khắp Thị Nghè
Nắng Trương Minh Giảng trưa hè Tự Do
Nỗi nhớ của nhà thơ cũng như là nỗi nhớ của chúng ta về Sài Gòn . Cho dù chúng ta đang ở Cali, Paris, hay Úc Châu , xa quê huơng vời vợi , nhưng trái tim chúng ta vẫn huớng về Sài Gòn . Những xa hoa của xứ nguời vẫn không làm cho chúng ta quên đuợc hình ảnh dịu dàng của quê huơng Việt Nam . Đời sống chạy nhanh trôi mau để khi chúng ta ngừng tay và tuởng nhớ về một quê huơng xa , thì những câu thơ của Du Tử Lê , gợi lại một nỗi nhớ không bao giờ nguôi trong ta .
Lưu Ly Phố sẽ đưa các bạn trở về thủ đô Sài Gòn với tác phẫm " Lời Tình Cuối Cho Sài Gòn "
của nhạc sĩ Ngô Thuỵ Miên .
[color=#262626][font=Verdana]
2021-04-17, 10:13 AM
♫ ♪ ♬
Từ giữa thập niên 60, chiến tranh Việt Nam bắt đầu sôi động và bùng nổ. Hàng ngàn thư sinh phải từ giã mái trường, phố thị, và xếp bút nghiên theo tiếng gọi. Người lính miền Nam lúc âý được âm nhạc diễn tả nói tới như là những chàng tuổi trẻ hiền lành, lãng mạn, đi hành quân như vui thú với rừng núi sông hồ, mà hành trang lúc nào cũng kèm theo cuộc tình đang chờ ở hậu phuơng. Người lính thuở ấy, dù nay đây mai đó, nhưng rất đỗi chung tình và biết chấp nhận những chia lìa mất mát.
Cũng từ thời gian đó, xuất hiện những bản nhạc của Trần Thiện Thanh. Những bài hát viết về lính, về tình yêu của lính. Những người lính lãng mạn hào hoa, và những cuộc tình đẹp, dễ thương. Không phải bài hát nào về lính cũng nhuộm màu bi quan, chúng ta còn có nhiều bài nhạc với nhịp điệu vui tươi và ngôn từ trẻ trung như bài Tình Thư Của Lính do Trần Thiện Thanh sáng tác.
Thân mời các bạn cùng chúng tôi thưởng thức tiếng hát quen thuộc của diễn đàn thân thương này, đó là tiếng hát ngọt ngào của anh OneSunday.
Khi yêu, hồn như hoa buổi sáng hương buổi chiều, dù xa cách nhưng ý nghĩ lúc nào cũng kề cận bên người yêu. Cho dù chiến tranh đang chia cách tình yêu, nhưng tình yêu đâu có chia phôi. Yêu nhau thì muốn bên nhau. Tuy nhiên, những điều tưởng như là rất giản dị và bình thường đó lại là niềm mơ ước của nhiều người sống trong những mùa chinh ᴄhιến năm xưa, là bởi vì người lính phải đóng quân nơi biên cương hay tiền đồn xa xôi không thể về nghỉ phép. Ngày qua ngày, ở phuơng xa, nguời lính mang ước mong nước non mình hết ngày chinh chiến điêu linh.
Chiến tranh kéo dài, sông núi cách ngăn, đường xa trở ngại, nhưng tình yêu vẫn mãi bền vững trong giấc mơ một ngày chúng mình nên vợ chồng, là ngày cả nguời anh nơi tiền tuyến và em gái ở hậu phương ước mơ.
Anh BK9Nuc cùng cô bạn sẽ đến với chương trình với bài tình ca Anh Tiền Tuyến, Em Hậu Phương .
Từ giữa thập niên 60, chiến tranh Việt Nam bắt đầu sôi động và bùng nổ. Hàng ngàn thư sinh phải từ giã mái trường, phố thị, và xếp bút nghiên theo tiếng gọi. Người lính miền Nam lúc âý được âm nhạc diễn tả nói tới như là những chàng tuổi trẻ hiền lành, lãng mạn, đi hành quân như vui thú với rừng núi sông hồ, mà hành trang lúc nào cũng kèm theo cuộc tình đang chờ ở hậu phuơng. Người lính thuở ấy, dù nay đây mai đó, nhưng rất đỗi chung tình và biết chấp nhận những chia lìa mất mát.
Cũng từ thời gian đó, xuất hiện những bản nhạc của Trần Thiện Thanh. Những bài hát viết về lính, về tình yêu của lính. Những người lính lãng mạn hào hoa, và những cuộc tình đẹp, dễ thương. Không phải bài hát nào về lính cũng nhuộm màu bi quan, chúng ta còn có nhiều bài nhạc với nhịp điệu vui tươi và ngôn từ trẻ trung như bài Tình Thư Của Lính do Trần Thiện Thanh sáng tác.
Thân mời các bạn cùng chúng tôi thưởng thức tiếng hát quen thuộc của diễn đàn thân thương này, đó là tiếng hát ngọt ngào của anh OneSunday.
Khi yêu, hồn như hoa buổi sáng hương buổi chiều, dù xa cách nhưng ý nghĩ lúc nào cũng kề cận bên người yêu. Cho dù chiến tranh đang chia cách tình yêu, nhưng tình yêu đâu có chia phôi. Yêu nhau thì muốn bên nhau. Tuy nhiên, những điều tưởng như là rất giản dị và bình thường đó lại là niềm mơ ước của nhiều người sống trong những mùa chinh ᴄhιến năm xưa, là bởi vì người lính phải đóng quân nơi biên cương hay tiền đồn xa xôi không thể về nghỉ phép. Ngày qua ngày, ở phuơng xa, nguời lính mang ước mong nước non mình hết ngày chinh chiến điêu linh.
Chiến tranh kéo dài, sông núi cách ngăn, đường xa trở ngại, nhưng tình yêu vẫn mãi bền vững trong giấc mơ một ngày chúng mình nên vợ chồng, là ngày cả nguời anh nơi tiền tuyến và em gái ở hậu phương ước mơ.
Anh BK9Nuc cùng cô bạn sẽ đến với chương trình với bài tình ca Anh Tiền Tuyến, Em Hậu Phương .
Em yêu dấu,
Hiện giờ đã hơn nửa đêm rồi đó em . Anh ngồi đếm sao trong một đêm trăng khuyết nơi vùng phuơng xa này ... những cánh sao trời thật nhỏ nhưng thật sáng ... đang lấp lánh như ánh mắt em ở xa tít mù xa . Không định thức đêm mà lại phải thức đêm ... anh ngồi thẫn thờ suy nghĩ vẩn vơ. Anh chợt nhớ đến mấy câu thơ :
" Những đêm ngồi đếm sao rơi
Ðem vào trong mộng cả trời ngát hương
Có đôi mắt dậy ngàn thương
Xoay tròn từng cánh sao vương nỗi niềm ... "
Không biết sao đêm nay anh nhớ em chi lạ. Nhớ thật là nhớ ... anh nhớ đến giọng nói và tiếng hát của em . Nhớ đến độ bần thần cả người. Anh tìm cái CD mà anh gom những bài hát của em . Hơn 36 tiếng đồng hồ , anh làm việc không nghỉ , bây giờ muốn ngủ mà ngủ không được . Rồi thêm cái nhức đầu kinh khủng , nằm xuống cũng đau đầu , nên ngủ không được . Cái tính lì lợm làm anh trở nên lì hơn. Vì cứ chỉ vài phút là anh lại vội ngước mắt lên nhìn bầu trời như tìm như kiếm một cái gì. Và mắt anh đã sáng lên khi anh đã tìm thấy cái mình muốn tìm -- ngôi sao Venus ... ngôi sao sáng nhất trong bầu trời trên cao kia ...
Ðó ... đó là ngôi sao anh đã chọn cho em đó ... Một ngôi sao sáng nhất trên bầu trời và chính là ngôi sao đang rọi sáng đời anh... Ngôi sao Venus như em , được không em ..... ?
Nhớ em da diết,
Anh Khoa
" Những đêm ngồi đếm sao rơi
Ðem vào trong mộng cả trời ngát hương
Có đôi mắt dậy ngàn thương
Xoay tròn từng cánh sao vương nỗi niềm ... "
Không biết sao đêm nay anh nhớ em chi lạ. Nhớ thật là nhớ ... anh nhớ đến giọng nói và tiếng hát của em . Nhớ đến độ bần thần cả người. Anh tìm cái CD mà anh gom những bài hát của em . Hơn 36 tiếng đồng hồ , anh làm việc không nghỉ , bây giờ muốn ngủ mà ngủ không được . Rồi thêm cái nhức đầu kinh khủng , nằm xuống cũng đau đầu , nên ngủ không được . Cái tính lì lợm làm anh trở nên lì hơn. Vì cứ chỉ vài phút là anh lại vội ngước mắt lên nhìn bầu trời như tìm như kiếm một cái gì. Và mắt anh đã sáng lên khi anh đã tìm thấy cái mình muốn tìm -- ngôi sao Venus ... ngôi sao sáng nhất trong bầu trời trên cao kia ...
Ðó ... đó là ngôi sao anh đã chọn cho em đó ... Một ngôi sao sáng nhất trên bầu trời và chính là ngôi sao đang rọi sáng đời anh... Ngôi sao Venus như em , được không em ..... ?
Nhớ em da diết,
Anh Khoa
2021-04-17, 10:13 AM
♫ ♪ ♬
2021-04-17, 10:14 AM
♫ ♪ ♬
2021-04-17, 10:14 AM
♫ ♪ ♬
2021-04-17, 10:15 AM
♫ ♪ ♬
2021-04-17, 10:16 AM
♫ ♪ ♬
2021-04-17, 10:16 AM
♫ ♪ ♬
2021-04-17, 10:17 AM
♫ ♪ ♬
2021-04-17, 12:11 PM
C/T đuợc nhiều bạn vừa ghi tên cộng tác , như anh BK9Nuc ( mấy nguời kia nói khoan announce , chờ tìm bài hát ) . Sẽ update participants list soon .
2021-04-18, 12:33 AM
Chương Trình năm nay có vẻ hay ... Cannot wait chờ rạp mở cửa ... Mấy giọng hát nghe phê quá ...
2021-04-18, 11:29 AM
(2021-04-18, 12:33 AM)quexua Wrote: [ -> ]Chương Trình năm nay có vẻ hay ... Cannot wait chờ rạp mở cửa ... Mấy giọng hát nghe phê quá ...
Ngoài những giọng hát tình cảm trong các chuơng trình vừa qua, chương trình lần này có thêm những ca sĩ mới ( thành viên khác của VB ) để tăng thêm sự thú vị cho chương trình .
BTC rất hảnh diện các bạn có tinh thần cộng tác để cùng nhau, Việt Best có một C/T hoài niệm quê huơng năm nay .
2021-04-18, 04:06 PM
Đang viết intro cho nhạc của C/T , chợt thấy hình ảnh xưa , một góc đường mà mình đã đi qua nhiều lần :
Nhà thơ Nguyên Sa đã viết : " Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát , Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông " . Bây giờ , ít ai mang áo dài , áo lụa Hà Đông , không biết nắng SàiGòn còn mát như thuở nào ?
Nhà thơ Nguyên Sa đã viết : " Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát , Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông " . Bây giờ , ít ai mang áo dài , áo lụa Hà Đông , không biết nắng SàiGòn còn mát như thuở nào ?
2021-04-19, 09:02 AM