2021-04-18, 01:59 PM
Đảng phái chính trị ở Mỹ
Hiến pháp Mỹ không nói gì đến các đảng phái chính trị nhưng cùng với thời gian, trên thực tế ở Mỹ đã phát triển một hệ thống hai đảng, đó là đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa.
Bên cạnh hai đảng này còn có các đảng khác, trong đó có cả Đảng Cộng sản và đảng Xã hội…
Các đảng thiểu số đôi khi cũng giành được các chức vụ trong chính quyền cấp dưới, nhưng các đảng này không có vai trò lớn trong nền chính trị quốc gia.
Đã từ lâu, các đảng thứ ba này chỉ giữ vai trò mờ nhạt trong các cuộc tranh cử tổng thống Mỹ, và thỉnh thoảng vẫn xuất hiện nhưng hầu như không bao giờ có cơ hội thực sự để làm chủ Nhà Trắng.
Họ cũng hiếm khi cạnh tranh được một ghế tại Quốc hội, nơi mà kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu như không có quá 2 trong tổng số 535 nghị sỹ không phải đảng viên Cộng hòa hoặc Dân chủ.
Trong số những trường hợp ngoại lệ đó hiện có Thượng nghị sỹ Bernie Sanders đến từ bang Vermont, người được bầu vào Quốc hội Mỹ với tư cách ứng viên độc lập và đã tham gia giành quyền đề cử của đảng Dân chủ.
Theo quy định, một người không nhất thiết phải là thành viên của một đảng phái chính trị để tham gia tranh cử ở bất kỳ cấp chính quyền nào. Khi đăng ký bầu cử, người dân có thể chỉ đơn giản tuyên bố mình là thành viên của một trong hai đảng chính.
Điều này được coi như một nguyên tắc, cho phép họ bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử chọn ứng cử viên tổng thống của đảng.
Theo tờ Washington Post, kể từ năm 1852 đến nay, cuộc đua vào Nhà Trắng luôn chứng kiến một ứng cử viên của đảng Cộng hòa hoặc đảng Dân chủ cán đích ở vị trí thứ nhất hoặc thứ hai.
Chỉ có một ngoại lệ duy nhất đó là vào năm 1912, ông Theodore Roosevelt, một cựu tổng thống được yêu mến của đảng Cộng hòa, đã tranh cử với tư cách ứng viên của “đảng thứ ba”. Và ông đã về đích thứ hai, sau khi thất bại trước ông Woodrow Wilson.
Cho dù đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ luôn ở vị thế đối lập, nhưng trên thực tế hai đảng này lại có chung nguồn gốc.
Ban đầu, đảng Cộng hòa và Dân chủ đều bắt nguồn từ một đảng duy nhất, đó là đảng Dân chủ-Cộng hòa (Democratic-Republican Party), thành lập năm 1792 bởi James Madison và Thomas Jefferson. Đảng Dân chủ-Cộng hòa khi đó ra đời nhằm đối trọng với đảng Liên bang (Federalist Party), vốn lớn mạnh nhất ở Mỹ thời bấy giờ.
Đảng Dân chủ-Cộng hòa ủng hộ quyền của các tiểu bang và việc diễn giải Hiến pháp theo đúng nghĩa đen. Họ ưu tiên hỗ trợ tài chính và pháp lý cho nền nông nghiệp dựa trên hộ gia đình.
Trong khi đó, Đảng Liên bang, gồm những quý tộc giàu có, chủ yếu đề cao sức mạnh của chính quyền liên bang.
Nhờ hoạt động phản đối mạnh mẽ chế độ quân chủ có thể hình thành ở Mỹ như là Anh, đảng Dân chủ-Cộng hòa đã nhận được sự ủng hộ ngày một tăng của giới công nhân và nông dân.
Và dấu mốc quan trọng nhất là Thomas Jefferson của đảng Dân chủ-Cộng hòa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 1801.
Sau Chiến tranh Mỹ-Anh vào 1812, đảng Liên bang mất dần sự ủng hộ và tan rã.
Điều này khiến đảng Dân chủ-Cộng hòa không còn đối thủ, dẫn đến tổ chức ngày càng lỏng lẻo, chia bè kéo cánh ở giai đoạn 1815-1832.
Năm 1828, đảng Dân chủ-Cộng hòa tách thành đảng Dân chủ hiện đại và một đảng chính trị khác là đảng Whig.
Hiến pháp Mỹ không nói gì đến các đảng phái chính trị nhưng cùng với thời gian, trên thực tế ở Mỹ đã phát triển một hệ thống hai đảng, đó là đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa.
Bên cạnh hai đảng này còn có các đảng khác, trong đó có cả Đảng Cộng sản và đảng Xã hội…
Các đảng thiểu số đôi khi cũng giành được các chức vụ trong chính quyền cấp dưới, nhưng các đảng này không có vai trò lớn trong nền chính trị quốc gia.
Đã từ lâu, các đảng thứ ba này chỉ giữ vai trò mờ nhạt trong các cuộc tranh cử tổng thống Mỹ, và thỉnh thoảng vẫn xuất hiện nhưng hầu như không bao giờ có cơ hội thực sự để làm chủ Nhà Trắng.
Họ cũng hiếm khi cạnh tranh được một ghế tại Quốc hội, nơi mà kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu như không có quá 2 trong tổng số 535 nghị sỹ không phải đảng viên Cộng hòa hoặc Dân chủ.
Trong số những trường hợp ngoại lệ đó hiện có Thượng nghị sỹ Bernie Sanders đến từ bang Vermont, người được bầu vào Quốc hội Mỹ với tư cách ứng viên độc lập và đã tham gia giành quyền đề cử của đảng Dân chủ.
Theo quy định, một người không nhất thiết phải là thành viên của một đảng phái chính trị để tham gia tranh cử ở bất kỳ cấp chính quyền nào. Khi đăng ký bầu cử, người dân có thể chỉ đơn giản tuyên bố mình là thành viên của một trong hai đảng chính.
Điều này được coi như một nguyên tắc, cho phép họ bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử chọn ứng cử viên tổng thống của đảng.
Theo tờ Washington Post, kể từ năm 1852 đến nay, cuộc đua vào Nhà Trắng luôn chứng kiến một ứng cử viên của đảng Cộng hòa hoặc đảng Dân chủ cán đích ở vị trí thứ nhất hoặc thứ hai.
Chỉ có một ngoại lệ duy nhất đó là vào năm 1912, ông Theodore Roosevelt, một cựu tổng thống được yêu mến của đảng Cộng hòa, đã tranh cử với tư cách ứng viên của “đảng thứ ba”. Và ông đã về đích thứ hai, sau khi thất bại trước ông Woodrow Wilson.
Cho dù đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ luôn ở vị thế đối lập, nhưng trên thực tế hai đảng này lại có chung nguồn gốc.
Ban đầu, đảng Cộng hòa và Dân chủ đều bắt nguồn từ một đảng duy nhất, đó là đảng Dân chủ-Cộng hòa (Democratic-Republican Party), thành lập năm 1792 bởi James Madison và Thomas Jefferson. Đảng Dân chủ-Cộng hòa khi đó ra đời nhằm đối trọng với đảng Liên bang (Federalist Party), vốn lớn mạnh nhất ở Mỹ thời bấy giờ.
Đảng Dân chủ-Cộng hòa ủng hộ quyền của các tiểu bang và việc diễn giải Hiến pháp theo đúng nghĩa đen. Họ ưu tiên hỗ trợ tài chính và pháp lý cho nền nông nghiệp dựa trên hộ gia đình.
Trong khi đó, Đảng Liên bang, gồm những quý tộc giàu có, chủ yếu đề cao sức mạnh của chính quyền liên bang.
Nhờ hoạt động phản đối mạnh mẽ chế độ quân chủ có thể hình thành ở Mỹ như là Anh, đảng Dân chủ-Cộng hòa đã nhận được sự ủng hộ ngày một tăng của giới công nhân và nông dân.
Và dấu mốc quan trọng nhất là Thomas Jefferson của đảng Dân chủ-Cộng hòa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 1801.
Sau Chiến tranh Mỹ-Anh vào 1812, đảng Liên bang mất dần sự ủng hộ và tan rã.
Điều này khiến đảng Dân chủ-Cộng hòa không còn đối thủ, dẫn đến tổ chức ngày càng lỏng lẻo, chia bè kéo cánh ở giai đoạn 1815-1832.
Năm 1828, đảng Dân chủ-Cộng hòa tách thành đảng Dân chủ hiện đại và một đảng chính trị khác là đảng Whig.
Thiên hạ đệ nhất ghét đàn ông !