2021-04-11, 07:41 PM
Vai trò của cử tri
Trong lịch sử, quyền bầu cử từng bị giới hạn chỉ dành cho một tầng lớp nào đó như giới quý tộc, công dân tự do, những người có thu nhập cao, nam giới. Hiện nay, ở các quốc gia có nền dân chủ công dân nam và nữ đến tuổi đi bầu đều có quyền bầu cử. Tuy nhiên nhà nước dân chủ không phải là thể chế ổn định chỉ đơn thuần nhờ kiến tạo được một hiến pháp dân chủ. Nền dân chủ cần có một cử tri đoàn thận trọng và quan tâm để lựa chọn, và sau đó kiểm soát bằng sức mạnh của công luận đối với chính trị gia mà họ chọn để lãnh đạo quốc gia. Trong xã hội dân chủ, các nghiệp đoàn, các quan chức và người dân phải có quan điểm của mình.[26] Theo Lý Quang Diệu, sự vận hành của hệ thống dân chủ về cơ bản là những vấn đề quan trọng được đặt ra trước nhân dân qua các cuộc bầu cử. Bất kỳ ai được lựa chọn để đại diện cho nhân dân đều được kỳ vọng thực hiện những nhiệm vụ mà người dân trao cho họ.[27] Tuy nhiên đám đông không phải lúc nào cũng sáng suốt, đủ trưởng thành về mặt chính trị để bầu ra những lãnh đạo tốt. Đôi khi người dân cảm thấy chán nản với những cải tiến đều đặn nên họ bỏ phiếu cho một sự thay đổi chỉ để thay đổi. Chế độ dân chủ chỉ có tác dụng tích cực nếu mỗi người dân lựa chọn một cách có lý trí từ nhiều lựa chọn mà họ nhận được trong cuộc bầu cử. Họ phải hài hòa những hy vọng và mong muốn của mình với những gì các đảng phái đưa ra. Hệ thống dân chủ sụp đổ nếu người dân có lựa chọn phi lý. Nền dân chủ cũng thất bại nếu không một đảng nào đưa ra được một sự lựa chọn duy lý.[28] Nền dân chủ cũng có thể tạo ra những luật kém chất lượng được thiết kế bởi những kẻ mị dân để làm hài lòng những cử tri thiếu thông tin và để thỏa mãn cảm xúc của dân chúng. Chính đám đông thiếu hiểu biết và hành động theo cảm xúc thay vì lý trí sẽ quyết định kết quả của cuộc bầu cử.[1] Chính vì thế một số quốc gia chưa có nền dân chủ theo mô hình phương Tây vẫn dè dặt trong việc mở rộng các quyền tự do chính trị như thành lập đảng phái, tự do ứng cử và bầu cử vì e ngại công dân nước họ chưa đủ trưởng thành về mặt chính trị để ra các quyết định chính trị có lý trí thông qua bầu cử.
Trong lịch sử, quyền bầu cử từng bị giới hạn chỉ dành cho một tầng lớp nào đó như giới quý tộc, công dân tự do, những người có thu nhập cao, nam giới. Hiện nay, ở các quốc gia có nền dân chủ công dân nam và nữ đến tuổi đi bầu đều có quyền bầu cử. Tuy nhiên nhà nước dân chủ không phải là thể chế ổn định chỉ đơn thuần nhờ kiến tạo được một hiến pháp dân chủ. Nền dân chủ cần có một cử tri đoàn thận trọng và quan tâm để lựa chọn, và sau đó kiểm soát bằng sức mạnh của công luận đối với chính trị gia mà họ chọn để lãnh đạo quốc gia. Trong xã hội dân chủ, các nghiệp đoàn, các quan chức và người dân phải có quan điểm của mình.[26] Theo Lý Quang Diệu, sự vận hành của hệ thống dân chủ về cơ bản là những vấn đề quan trọng được đặt ra trước nhân dân qua các cuộc bầu cử. Bất kỳ ai được lựa chọn để đại diện cho nhân dân đều được kỳ vọng thực hiện những nhiệm vụ mà người dân trao cho họ.[27] Tuy nhiên đám đông không phải lúc nào cũng sáng suốt, đủ trưởng thành về mặt chính trị để bầu ra những lãnh đạo tốt. Đôi khi người dân cảm thấy chán nản với những cải tiến đều đặn nên họ bỏ phiếu cho một sự thay đổi chỉ để thay đổi. Chế độ dân chủ chỉ có tác dụng tích cực nếu mỗi người dân lựa chọn một cách có lý trí từ nhiều lựa chọn mà họ nhận được trong cuộc bầu cử. Họ phải hài hòa những hy vọng và mong muốn của mình với những gì các đảng phái đưa ra. Hệ thống dân chủ sụp đổ nếu người dân có lựa chọn phi lý. Nền dân chủ cũng thất bại nếu không một đảng nào đưa ra được một sự lựa chọn duy lý.[28] Nền dân chủ cũng có thể tạo ra những luật kém chất lượng được thiết kế bởi những kẻ mị dân để làm hài lòng những cử tri thiếu thông tin và để thỏa mãn cảm xúc của dân chúng. Chính đám đông thiếu hiểu biết và hành động theo cảm xúc thay vì lý trí sẽ quyết định kết quả của cuộc bầu cử.[1] Chính vì thế một số quốc gia chưa có nền dân chủ theo mô hình phương Tây vẫn dè dặt trong việc mở rộng các quyền tự do chính trị như thành lập đảng phái, tự do ứng cử và bầu cử vì e ngại công dân nước họ chưa đủ trưởng thành về mặt chính trị để ra các quyết định chính trị có lý trí thông qua bầu cử.
Thiên hạ đệ nhất ghét đàn ông !