2021-03-26, 12:46 PM
(tt và hết) Sư Toại Khanh giảng Thiện Ác (4-4)
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=n4EhDY6Fgio&abt=Thi%E1%BB%87n+%C3%81c#Top
05/07/2020 - 01:12 - hongha7711
Nô lệ có hai trường hợp,
Cái nô lệ thứ hai mới đáng sợ là nô lệ tâm thức. Tự mình khi mình sanh ra là mình đã chấp nhận một số cái vòng Kim Cô trên đầu mình.
Tôi gặp các cuộc hôn nhân mà tôi ngán đó là họ được nhồi nhét là phải như vậy không được nhúc nhích. Đối với tôi đó là một thứ nô lệ. Nhiều lắm, rất là nhiều. Chúng ta có những mối quan hệ trong xã hội mà chúng ta không có khả năng cắt đứt đó là vì lý do này, vì lý do kia. Có những việc mình biết nó bậy nhưng mình không dám bác bỏ vì lý do này, lý do kia. Có những món ăn mình biết nó độc nhưng mình không dám bỏ vì lý do này, lý do kia. Giống như có nhiều người họ ăn mỳ gói rất là thường. Nó độc lắm quý vị biết không? Nói họ cái họ nói "Đi làm mà, cái đó cho nó tiện!". Nghe thì cũng có lý "Đi làm mà, cái đó cho nó tiện!", nhưng mình phải hiểu ngầm rằng cái hiểu biết về độc hại cua rngười này nó không có nhiều lắm. Chứ nếu họ biết ăn vậy họ bị bệnh, họ bị giảm thọ, họ không dám mà vì cái biết của họ bị hạn chế cho nên họ ăn. Chứ đúng ra các vị không lẽ không có thời gian để đi tắm. Có thời gian đi tắm không? Có chứ. Trong thời gian đi tắm, người ta bắt cái nồi nước luộc Spaghetti, luộc xong để vô tủ lạnh. Rồi bửa khác, trong lúc đi tắm làm cái nồi sốt cà. Nói chung mình chuẩn bị được mà, thà mình ăn đồ hâm còn đỡ hơn là ăn mỳ gói. Tôi bày ra cho. Còn bánh mì, mình ăn bánh mì nướng được mà, cắt khoanh mình bỏ vô tủ đá, mình nghèo mà mình mua bánh mì rẻ tiền, bánh mì mềm cũ xì đó, mình cắt khoanh bỏ vô tủ đá đem ra nướng vẫn giòn như thường. Có nhiều cách để mình làm, chứ mắc cái giống gì cứ đời đời kiếp kiếp cứ đè mì gói ra làm tới. Ai khuyên mình, mình nói "Không, cái số tôi nó nghèo vậy đó nên phải ăn mấy cái đồ nghèo". Sai.
Cho nên, ở đây tôi quay lại là tinh thần của đạo Phật là phải có trí. Mình niệm "Vô Lượng Phật" hay hơn là "A Di Đà Phật". Thứ hai, niệm "Vô Lượng Quang" để thấy rằng cái trí tuệ cần thiết là cái trí tuệ không biên giới, cái học hỏi phải là không biên giới, và nhận thức không thể bị đóng khung, không thể bị nhốt tù, đó là "Vô Lượng Quang". Còn "Vô Lượng Thọ" là sao? "Vô Lượng Thọ" là cái gì là chân lý thì muôn đời không cũ kỹ. Con đảnh lễ "Vô Lượng Thọ" là con đảnh lễ cái sự thật ở đời, con đảnh lễ Chánh Pháp. Chánh Pháp là những giá trị biên viễn, hằng hữu, vĩnh cửu, thiên thu. Còn cái gì bị biến đổi qua thời gian thì cái đó chỉ có giá trị nhất thời, giai đoạn thôi. Chư Phật muôn đời ra đời chỉ tuyên dương chân lý. Có thể tùy căn cơ, tùy hoàn cảnh của mỗi thời đại, của mỗi đối tượng mà chư Phật có cách nói hơi khác nhau một tí. Nhưng trên tinh thần, trên lý lẽ là muôn đời giống nhau. Bởi vì đó là cái lẽ thật mà, đó là chân lý. Tôi giảng cái này tôi biết có nhiều người trên thế giới đang nghe. Tôi biết nhiều người họ giận tôi, họ nói tôi bài xích. Không có phải. Tôi đề nghị họ một cái đẹp hơn mà họ không chịu.
Tôi nhắc lại ba đặc điểm của một vị Bồ Tát muốn thành Phật Tổ.
Bửa hổm tôi đọc một cái bài báo mà tôi xót hơn là mắc cười. Một con voi to đùng, mà nó bị người ta xiềng bằng một sợi dây xích nhỏ xíu. Nó đá một cái là năm sợi cũng đứt, nhưng mà vì nó có cảm giác là nó đã bị xiềng. Chỉ khi nào nó điên nó mới bung ra thôi, chứ còn thông thường khi nó chưa bị điên thì suốt đời nó tự giam nó với dây xiềng đó. Và chưa hết, cái thằng nài voi nó nhỏ xíu à, như con ếch vậy đó, nó cầm cái cây chọt chọt mà con voi sợ muốn chết. Thực ra cái cây đó không thể giết chết con voi được, và dây xiềng đó không nghĩa lý gì hết. Chính vì con voi nó không đủ trí khôn nên cả đời nó bị hai đó giam hãm nó.
Mình cũng vậy. Mình vì tình cảm, vì cảm tình riêng tư, vì cảm xúc buồn vui, vì nhận thức, kiến thức, vì cái lối suy nghĩ nào đó mà nó giam mình không biết. Đau nhất là cái này: Mẹ sanh mình ra không có tù, lớn lên để cho tôn giáo, chính trị, văn hóa, kiến thứ bỏ tù. Đau quá! Tôi gọi đó là những tù nhân tự nguyện. Đau quá!
Mà Phật kêu mình giải thoát. Giải thoát có hai:
Có nhớ bài kinh Kalama không?
Thí dụ như mình bị tiểu đường mà mẹ kêu "Đừng uống thuốc gì hết. Lấy lá mơ đăm uống mỗi ngày". Mà cái đó nó rất là kì. Trong khi mình biết rằng mẹ mình sanh ra mình, ơn là ơn trời biển, sao mẹ hại con được nên con tin mẹ. Sai! Tùy chuyện. Tôi tin mẹ tôi lắm nhưng có nhiều chuyện tôi không dám giao hẳn cho mẹ của tôi. Vì mẹ tôi không có phải là chuyên gia. Dầu mẹ tôi là chuyên gia tôi cũng phải nhớ là bên cạnh chuyên gia này có một trăm chuyên gia khác. Mẹ không phải là chuyên gia duy nhất. Cho dâu fmẹ là chuyên gia mẹ cũng không phải là chuyên gia duy nhất trên đời vì nếu mẹ là chuyên gia duy nhất trên đời thì bữa nay mẹ là Giáo Hoàng rồi.
Cho nên, học Đạo là mình nhớ cái đầu không phải chỉ để đội nón, mà đa phần cứ dùng nó để đội nón thôi. Và nên nhớ, loài động vật cao cấp không sống theo lối mòn. Tôi chứng minh, các vị biết con ốc sên không? Nó đi theo một cái đường. rồi con chó nó đi dọc đường nó hay giở chân lên, tại sao vậy? Để nó làm dấu.
Nhưng con người mình có cần không?
-Hết-
Mục Lục các Bài Giảng
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=n4EhDY6Fgio&abt=Thi%E1%BB%87n+%C3%81c#Top
05/07/2020 - 01:12 - hongha7711
Nô lệ có hai trường hợp,
- một là nô lệ hành chánh,
- hai là nô lệ tâm thức.
Cái nô lệ thứ hai mới đáng sợ là nô lệ tâm thức. Tự mình khi mình sanh ra là mình đã chấp nhận một số cái vòng Kim Cô trên đầu mình.
Tôi gặp các cuộc hôn nhân mà tôi ngán đó là họ được nhồi nhét là phải như vậy không được nhúc nhích. Đối với tôi đó là một thứ nô lệ. Nhiều lắm, rất là nhiều. Chúng ta có những mối quan hệ trong xã hội mà chúng ta không có khả năng cắt đứt đó là vì lý do này, vì lý do kia. Có những việc mình biết nó bậy nhưng mình không dám bác bỏ vì lý do này, lý do kia. Có những món ăn mình biết nó độc nhưng mình không dám bỏ vì lý do này, lý do kia. Giống như có nhiều người họ ăn mỳ gói rất là thường. Nó độc lắm quý vị biết không? Nói họ cái họ nói "Đi làm mà, cái đó cho nó tiện!". Nghe thì cũng có lý "Đi làm mà, cái đó cho nó tiện!", nhưng mình phải hiểu ngầm rằng cái hiểu biết về độc hại cua rngười này nó không có nhiều lắm. Chứ nếu họ biết ăn vậy họ bị bệnh, họ bị giảm thọ, họ không dám mà vì cái biết của họ bị hạn chế cho nên họ ăn. Chứ đúng ra các vị không lẽ không có thời gian để đi tắm. Có thời gian đi tắm không? Có chứ. Trong thời gian đi tắm, người ta bắt cái nồi nước luộc Spaghetti, luộc xong để vô tủ lạnh. Rồi bửa khác, trong lúc đi tắm làm cái nồi sốt cà. Nói chung mình chuẩn bị được mà, thà mình ăn đồ hâm còn đỡ hơn là ăn mỳ gói. Tôi bày ra cho. Còn bánh mì, mình ăn bánh mì nướng được mà, cắt khoanh mình bỏ vô tủ đá, mình nghèo mà mình mua bánh mì rẻ tiền, bánh mì mềm cũ xì đó, mình cắt khoanh bỏ vô tủ đá đem ra nướng vẫn giòn như thường. Có nhiều cách để mình làm, chứ mắc cái giống gì cứ đời đời kiếp kiếp cứ đè mì gói ra làm tới. Ai khuyên mình, mình nói "Không, cái số tôi nó nghèo vậy đó nên phải ăn mấy cái đồ nghèo". Sai.
Cho nên, ở đây tôi quay lại là tinh thần của đạo Phật là phải có trí. Mình niệm "Vô Lượng Phật" hay hơn là "A Di Đà Phật". Thứ hai, niệm "Vô Lượng Quang" để thấy rằng cái trí tuệ cần thiết là cái trí tuệ không biên giới, cái học hỏi phải là không biên giới, và nhận thức không thể bị đóng khung, không thể bị nhốt tù, đó là "Vô Lượng Quang". Còn "Vô Lượng Thọ" là sao? "Vô Lượng Thọ" là cái gì là chân lý thì muôn đời không cũ kỹ. Con đảnh lễ "Vô Lượng Thọ" là con đảnh lễ cái sự thật ở đời, con đảnh lễ Chánh Pháp. Chánh Pháp là những giá trị biên viễn, hằng hữu, vĩnh cửu, thiên thu. Còn cái gì bị biến đổi qua thời gian thì cái đó chỉ có giá trị nhất thời, giai đoạn thôi. Chư Phật muôn đời ra đời chỉ tuyên dương chân lý. Có thể tùy căn cơ, tùy hoàn cảnh của mỗi thời đại, của mỗi đối tượng mà chư Phật có cách nói hơi khác nhau một tí. Nhưng trên tinh thần, trên lý lẽ là muôn đời giống nhau. Bởi vì đó là cái lẽ thật mà, đó là chân lý. Tôi giảng cái này tôi biết có nhiều người trên thế giới đang nghe. Tôi biết nhiều người họ giận tôi, họ nói tôi bài xích. Không có phải. Tôi đề nghị họ một cái đẹp hơn mà họ không chịu.
Tôi nhắc lại ba đặc điểm của một vị Bồ Tát muốn thành Phật Tổ.
- Một là, luôn hướng tới cái tốt hơn.
- Hai là, khả năng buông bỏ rất là tốt.
- Ba là, không có tự giam nhốt trong cái nhà ngục nào hết.
Bửa hổm tôi đọc một cái bài báo mà tôi xót hơn là mắc cười. Một con voi to đùng, mà nó bị người ta xiềng bằng một sợi dây xích nhỏ xíu. Nó đá một cái là năm sợi cũng đứt, nhưng mà vì nó có cảm giác là nó đã bị xiềng. Chỉ khi nào nó điên nó mới bung ra thôi, chứ còn thông thường khi nó chưa bị điên thì suốt đời nó tự giam nó với dây xiềng đó. Và chưa hết, cái thằng nài voi nó nhỏ xíu à, như con ếch vậy đó, nó cầm cái cây chọt chọt mà con voi sợ muốn chết. Thực ra cái cây đó không thể giết chết con voi được, và dây xiềng đó không nghĩa lý gì hết. Chính vì con voi nó không đủ trí khôn nên cả đời nó bị hai đó giam hãm nó.
Mình cũng vậy. Mình vì tình cảm, vì cảm tình riêng tư, vì cảm xúc buồn vui, vì nhận thức, kiến thức, vì cái lối suy nghĩ nào đó mà nó giam mình không biết. Đau nhất là cái này: Mẹ sanh mình ra không có tù, lớn lên để cho tôn giáo, chính trị, văn hóa, kiến thứ bỏ tù. Đau quá! Tôi gọi đó là những tù nhân tự nguyện. Đau quá!
Mà Phật kêu mình giải thoát. Giải thoát có hai:
- Một là chấm dứt phiền não sanh tử.
- Trước đó trên con đường giải thoát con phải biết giải thoát lai rai, giải thoát từ từ từng cái nhà ngục mà nó giam con. Con phải có những giải pháp nhỏ thì con mới có giải pháp lớn.
Có nhớ bài kinh Kalama không?
- "Đừng vội tin cái điều gì chỉ vì nó là truyền thuyết, truyền kì, truyền tụng, truyền thừa, truyền khẩu.
- Đừng vội tin cái điều gì chỉ vì Sư phụ của mình tuyên thuyết, chỉ vì đó là một người khả kính, một người tiếng tăm".
Thí dụ như mình bị tiểu đường mà mẹ kêu "Đừng uống thuốc gì hết. Lấy lá mơ đăm uống mỗi ngày". Mà cái đó nó rất là kì. Trong khi mình biết rằng mẹ mình sanh ra mình, ơn là ơn trời biển, sao mẹ hại con được nên con tin mẹ. Sai! Tùy chuyện. Tôi tin mẹ tôi lắm nhưng có nhiều chuyện tôi không dám giao hẳn cho mẹ của tôi. Vì mẹ tôi không có phải là chuyên gia. Dầu mẹ tôi là chuyên gia tôi cũng phải nhớ là bên cạnh chuyên gia này có một trăm chuyên gia khác. Mẹ không phải là chuyên gia duy nhất. Cho dâu fmẹ là chuyên gia mẹ cũng không phải là chuyên gia duy nhất trên đời vì nếu mẹ là chuyên gia duy nhất trên đời thì bữa nay mẹ là Giáo Hoàng rồi.
Cho nên, học Đạo là mình nhớ cái đầu không phải chỉ để đội nón, mà đa phần cứ dùng nó để đội nón thôi. Và nên nhớ, loài động vật cao cấp không sống theo lối mòn. Tôi chứng minh, các vị biết con ốc sên không? Nó đi theo một cái đường. rồi con chó nó đi dọc đường nó hay giở chân lên, tại sao vậy? Để nó làm dấu.
Nhưng con người mình có cần không?
- Thứ nhất, mình đâu có đủ nước làm dấu đúng không?
- Thứ hai, mình có cái đầu mình không cần làm dấu.
-Hết-
Mục Lục các Bài Giảng
⏱️
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh