Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Chánh Định (tâm vắng lặng để giải thoát) trong Phật giáo phát sinh với giữ Giới miên mật và để có Trí Tuệ (nhận ra Tam Tướng là Khổ, Vô Thường và Vô Ngã), không phải là Định (tâm vắng lặng) của bác sĩ khi mổ xẻ bệnh nhân, của người làm xiếc đi trên dây, hay của người thợ săn rình con mồi.
"Chánh" trong Bát Chánh Đạo có nghĩa là hướng về buông bỏ, có mục đích giải thoát. Vì thế, hành vi của bác sĩ mổ bệnh nhân, của người làm xiếc, và của người thợ săn không phải là Chánh Định.
--ooOoo--
SỰ HIỂU NHẦM ĐỊNH (SAMATHA) LÀ ĐỊNH TRONG GIỚI-ĐỊNH-TUỆ
25/12/2017 thayvabiet
https://tuniemxu.org/su-hieu-nham-dinh-samatha-la-dinh-trong-gioi-dinh-tue/amp/#referrer=https://www.google.com&csi=0
Hiện tại, có một số người đang hiểu nhầm như vậy. Đức Phật dạy Giới – Định – Tuệ thì Định này là Định trong Tuệ và Tuệ trong Định. Điều này chỉ có được khi thực hành thiền Tứ Niệm Xứ. Vì thế Đức Phật mới nói đây là con đường duy nhất, không có con đường thứ hai.
Do hiểu nhầm Định trong Giới -Định-Tuệ là Định trong thiền Vắng Lặng (Samatha). Đặc biệt hiểu nhầm theo cách mà tác phẩm Thanh Tịnh Đạo trình bày nên có một số pháp môn, hành giả nhất định đi theo Giới – Định (Samatha) – Tuệ như cách Thanh Tịnh Đạo trình bày. Thực ra khi Đức Phật nói Giới – Định – Tuệ chính là : Giới – Định (sinh Tuệ) – Tuệ. Chúng ta lưu ý rằng tất cả các Định (samatha) không sinh trí Tuệ (Tuệ thấy vô thường, khổ, vô ngã).
Vì nếu (Định) sinh trí Tuệ thì
- Đức Phật không phải rời bỏ hai vị thầy đầu tiên ở tầng thiền Định cao nhất.
- Nếu phải qua thiền Vắng Lặng hay Định (Samatha) mới có trí Tuệ sinh khởi thì hẳn có gì đó đã sai khi ngài A Nan chuyển từ tư thế ngồi sang nằm liền đắc đạo quả A La Hán mà không qua tầng thièn Vắng Lặng nào.
- Thêm nữa, Đức Phật hẳn sẽ không cần phải ra đời để dạy thiền Tứ Niệm Xứ vì các ngoại đạo ngày xưa chỉ việc tu Định (samatha) đến bậc thiền cao nhất là sinh trí Tuệ là tự nhiên giải thoát khỏi vòng luân hồi.
Trong Thanh Tịnh Đạo, ngài Buddhagosa chỉ trình bày rõ ràng thế nào là Giới, Định (samatha) và Tuệ. Nhưng do hiểu nhầm Giới-Định (samatha)-Tuệ trong Thanh Tịnh Đạo thành một pháp môn tu tập nên mới bị nhầm lẫn về Định (samatha) trở thành Định trong Giới-Định (sinh Tuệ) -Tuệ. Trong khi thực chất Định (samatha) không sinh trí Tuệ vì các đề mục của nó là khái niệm Tục đế.
Ngay trong Tứ Niệm Xứ, Đức Phật đã dạy khi hành giả “có định” phải biết “tôi đang có định” để xuất ra khỏi định, vì khi biết “tôi đang có định” tức là tâm hành giả phải rời khỏi đề mục mới nhận ra điều này để thấy sự sinh diệt của tâm. Tức là trí Tuệ sinh lên để thấy pháp thực tính chân đế.
Sự thật thực hành thiền Tứ Niệm Xứ để thấy sát na định đâu có dễ. Hành giả có thể dễ dàng nhập Định (samatha) trong 2 giờ với tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm do an trú vào đề mục không thay đổi (khái niệm cố định). Nhưng để ngồi 2 giờ với các đề mục sinh diệt liên tục trong Tứ Niệm Xứ thì không dễ chút nào, vì không có chỗ nào để hành giả an trú khi đề mục bị sinh diệt liên tục. Thực hành lâu ngày, chính sự sinh diệt trở thành sự an trú của hành giả Tứ Niệm Xứ. Đây chính là Tuệ thấy vô thường, khổ, vô ngã nhờ thực hành Tứ Niệm Xứ (còn gọi là thiền Tuệ hay định trong sự sinh diệt còn gọi tắt là định trong sát na sinh diệt hay sat na định).
Định là sự chú tâm trên đề mục.
Khi chú tâm trên đề mục chân đế (Tứ Niệm Xứ) thì mới thấy sự sinh diệt của thân tâm, gọi là Vipassana tức là thấy thực tính của danh sắc (ngũ uẩn) là vô thường, khổ, vô ngã. Lúc này Định này mới trở thành Chánh Định trong Bát Chánh Đạo.
Cụ thể là Ba Bảy Phẩm Trợ đạo chỉ có được bắt đầu từ Tứ Niệm Xứ.
Tất cả các Định khác không bắt đầu bằng Tứ Niệm Xứ đều trở thành Tà định vì không đưa đến trí Tuệ giải thoát.
- Giáo pháp Giới -Định-Tuệ lấy 37 phẩm trợ đạo làm cốt lõi,
- 37 phẩm trợ đạo lấy Tứ Niệm Xứ làm Nhân, Tứ Niệm Xứ làm duyên.
Ví dụ tham khảo:
TẠI SAO TU TẬP 20 NĂM MÀ KHÔNG THẤY ĐẠO. PHÂN BIỆT NIỆM VÀ CHÁNH NIỆM.
Niệm là ghi nhận, quan sát đơn thuần. Niệm trở thành Chánh Niệm khi quan sát các đề mục chân đế trong Tứ Niệm Xứ. Khi Niệm không phát triển thành Chánh Niệm thì trở thành Tà Niệm. Gọi là Tà Niệm vì không sinh Chánh Định (vì chỉ Chánh Niệm mới sinh ra Chánh Định trong Bát Chánh Đạo).
Với các đề mục Tục Đế (40 đề mục) trong thiền Vắng Lặng (samatha) đã nhốt chúng sinh trong vòng luân hồi nên Định này sẽ trở thành Tà Định nếu hành giả không thoát ra khỏi Định này để quan sát sự sinh diệt của tâm và cảnh khi xuất định.
Khi Niệm không phát triển thành Chánh Niệm thì
- tham, sân, si đồng sinh với Niệm ấy nên tâm sẽ đồng hoá việc làm hay cảnh ấy là “ta” và “của ta”.
- Tức là người đó không thể thấy biết mình đang tham, đang sân, hay đang si.
Khi bước đi trên dây, người nghệ sĩ đi với tâm mong muốn đi hết chặng đường trên dây (tâm tham), và cùng với tâm sợ hãi bị rơi xuống đất khi đang đi (tâm sân). Tâm sở chánh niệm không bao giờ đồng sinh với tâm tham và sân. Nghĩa là ở đâu tâm tham và sân có mặt thì ở đó không thể có mặt của tâm chánh niệm và trí tuệ.
Đó là lý do người nghệ sĩ xiếc đi trên dây 20 năm vẫn y nguyên tham, sân, si vì người đó không phát triển được Niệm thành Chánh Niệm.
Người tu tập mà không biết phân biệt Tục Đế và Chân Đế trong Tứ Niệm Xứ thì không thể có Chánh Niệm và cũng sẽ có cùng kết quả đi trên dây như vậy.
- Chỉ có các đề mục trong thiền Tứ Niệm Xứ mới có khả năng sinh ra Chánh Niệm (quan sát đề mục trên thân tâm thay đổi liên tục để thấy vô thường, khổ, vô ngã).
- Đó là lý do Đức Phật nói thực hành Tứ Niệm Xứ là cách duy nhất để nhận ra và thoát khỏi tham, sân, si.
(Hết)
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
2021-03-23, 04:20 PM
ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA VIỆC THỰC HÀNH TỨ NIỆM XỨ GIÁN TIẾP (ĐI QUA THIỀN CHỈ SAMATHA) VÀ THIỀN QUÁN VIPASSANA TRỰC TIẾP
https://tuniemxu.org/uu-va-nhuoc-diem-cua-viec-thuc-hanh-tu-niem-xu-gian-tiep-di-qua-thien-chi-samatha-va-thien-quan-vipassana-truc-tiep/
1-Hỏi: Có nhất định phải qua định của thiền chỉ samatha rồi mới có thể thực hành thiền Tứ Niệm Xứ satipatthana hay thiền Quán vipassana không ?
Đáp: Có 2 phương pháp thực hành thiền Tứ Niệm Xứ là gián tiếp và trực tiếp.
- Gián tiếp là đi qua thiền Chỉ samatha rồi xuất ra khỏi thiền Chỉ và đi vào thiền Quán vipassana.
- Trực tiếp là đi thẳng vào thiền Quán vipassana.
Trong Tứ Niệm Xứ có đề mục hơi thở, 32 thể trược, 9 giai đoạn tử thi là đề mục thiền Chỉ. Các đề mục 32 thể trược, 9 giai đoạn tử thi này là những đề mục thiền Chỉ đặc biệt chỉ được dạy bởi 1 vị Phật, vì đề mục này giúp hành giả xả ly rốt ráo với đề mục chứ không bị dính mắc vào đề mục như các đề mục ánh sáng, màu sắc, các kasina, nimita hơi thở…của thiền Chỉ.
Các đề mục còn lại trong Tứ Niệm Xứ là niệm thân, thọ, tâm, pháp là đề mục thiền Quán.
Hơi thở là đề mục chung cho cả Chỉ và Quán.
Cho nên thực hành Tứ Niệm Xứ có 2 cách là Chỉ Quán song tu là cách gián tiếp và trực tiếp là thiền Quán.
2-Hỏi: Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp gián tiếp (đi qua thiền Chỉ) và phương pháp thiền Quán trực tiếp ?
Đáp: Ưu điểm của cách gián tiếp đi qua thiền Chỉ là hành giả tâm được thoải mái và hỷ lạc khi bước sang quan sát đề mục sinh diệt của thiền Quán.
Nhưng nhược điểm là khi thọ khổ nơi thân sinh lên do trạng thái hỷ lạc trong Định mất đi thì khó kham nhẫn, dễ bị sân để có thể tiếp tục quan sát thọ khổ như nó đang là.
Một số quan niệm rằng hành giả nhập định trong thiền Chỉ và quan sát sự tan rã của 28 sắc pháp để bước sang thiền Quán có nhiều điểm rất không ổn như sau:
a-Thứ nhất: 28 sắc pháp là pháp học Vi Diệu Pháp, không phải là pháp hành thiền và không được dạy trong Tứ Niệm Xứ.
Chỉ có 4 sắc hiện rõ là đất, nước, gió, lửa được dạy trong quán Tứ đại của Tứ Niệm Xứ. Hoặc là quán sắc uẩn và sáu nội ngoại xứ sinh khởi ở 6 cửa giác quan của quán Pháp trong Tứ Niệm Xứ.
b-Thứ hai:
- Trong thiền Chỉ thì tâm Định (tâm sở Nhất hành) dẫn đầu.
- Trong thiền Quán thì tâm sở Niệm dẫn đầu.
Cho nên khi nào tâm chưa rời khỏi định thì tâm sở Nhất hành dẫn đầu sẽ che khuất tâm sở Niệm không thể thấy pháp sinh diệt. Tâm sở Nhất hành phát triển trong định được mô tả là một tâm cứng ngắc, đóng băng ngũ căn của hành giả.
c-Thứ ba: Nếu xuất ra khỏi định để vào trạng thái cận định, để quan sát sự tan rã 28 sắc pháp trong tợ tướng nimita của đề mục thì sẽ bị mâu thuẫn vì nimita của đề mục thiền Chỉ là chế định, tục đế nên không phải là 28 sắc pháp chân đế.
Nếu lấy đề mục này mà quan
sát 28 sắc pháp tan rã ở trong nimita đề mục này là
- nhầm chỗ và cũng là
- do tưởng sinh lên nơi ý môn
chứ không phải thấy biết sự thật của tan ra của đề mục thiền Quán.
d-Thứ tư: Nếu ở cận định của thiền Chỉ, khi hành giả chọn đề mục hơi thở để quan sát sự tan rã 28 sắc pháp để vào thiền Quán của hơi thở là sai pháp hành của Tứ Niệm Xứ. Vì 24 săc pháp còn lại không hiện rõ trong hơi thở ví dụ như sắc nam tính, sắc nữ tính, sắc vật thực, sắc biểu tri,…Đó là lý do Đức Phật chỉ dạy quán bốn tứ đại (đất, nước, gió, lửa) trong Tứ Niệm Xứ bằng cái biết của thân thức (thức tri) và tuệ tri khi thấy biết sự thay đổi của chúng qua xúc chạm nơi thân.
*Nhược điểm cần nói đến của phương pháp gián tiếp qua thiền Chỉ là hành giả không thể cứ nhập định rồi mới Quán niệm khi ăn, uống, đi lại, sinh hoạt hàng ngày…Nên phương pháp gián tiếp sẽ cứng nhắc và thiếu thực tế.
Trong khi thiền Quán luôn là thực tại, là giây phút đang là luôn xuất hiện ở sáu cửa giác quan để hành giả tuỳ Quán. Nhờ đó sự chế ngự tham ưu mới xảy ra nơi tâm của hành giả.
Chúng ta thường quên mất mục đích tối hậu của đạo Phật cũng như thiền Tứ Niệm Xứ là chế ngự và diệt tham ưu tức là diệt Tập Đế trong Tứ Diệu Đế.
Không một phương pháp trung gian nào có thể giúp hành giả sống chánh niệm ỏ đời ngoài Tứ Niệm Xứ trực tiếp, tức là Quán trực tiếp.
Ngay cả khi chúng ta biết cơn sân của mình khi nó vừa khởi lên thì đã là Chánh niệm rồi.
Tuy nhiên hành giả cần tu tập Quán niệm theo thứ lớp thân, thọ, tâm, pháp trong Tứ Niệm Xứ thì mới bước sang tuỳ quán.
*Điểm nữa chúng ta cần lưu ý Chú Giải Thanh Tịnh Đạo chia làm 3 phần Giới (sila), Định (samatha) và Tuệ (pana). Trong phần Định không nhắc đến loại định thứ (3) và (4), trong khi trình bày loại định (1) và (2) trong 4 loại Định của Kinh Bốn Định.
https://suttacentral.net/an4.41/vi/minh_chau
Aṅguttara Nikāya
V. Phẩm Rohitassa
4.41. Ðịnh
—Này các Tỷ-kheo, có bốn định tu tập này. Thế nào là bốn?
- Có định tu tập, này các Tỷ-kheo, do tu tập, do làm cho sung mãn, đưa đến hiện tại lạc trú.
- Có định tu tập, này các Tỷ-kheo, do tu tập, do làm cho sung mãn, đưa đến chứng được tri kiến.
- Có định tu tập, này các Tỷ-kheo, do tu tập, do làm cho sung mãn, đưa đến chánh niệm tỉnh giác.
- Có định tu tập, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến đoạn tận các lậu hoặc.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là định tu tập, do tu tập, do làm cho sung mãn, đưa đến hiện tại lạc trú?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly các pháp bất thiện… chứng đạt và an trú sơ thiền … thiền thứ hai … thiền thứ ba … thiền thứ tư.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là định tu tập, do tu tập, do làm cho sung mãn, đưa đến hiện tại lạc trú.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là định tu tập, do tu tập, do làm cho sung mãn, đưa đến chứng được tri kiến?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tác ý tưởng ánh sáng, an trú tưởng ban ngày, ngày như thế nào thời đêm như vậy, đêm như thế nào thời ngày như vậy. Như vậy, với tâm rộng mở, không có bị bao phủ, tu tập tâm đến chỗ sáng chói.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là định tu tập, do tu tập, do làm cho sung mãn, đưa đến chứng được tri kiến.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là định tu tập, do tu tập, do làm cho sung mãn, đưa đến chánh niệm tỉnh giác?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, với vị Tỷ-kheo,
- thọ khởi lên được rõ biết, thọ an trú được rõ biết, thọ chấm dứt được rõ biết;
- tưởng khởi lên được rõ biết, tưởng an trú được rõ biết, tưởng chấm dứt được rõ biết;
- tầm khởi lên được rõ biết, tầm an trú được rõ biết, tầm chấm dứt được rõ biết.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là định tu tập, do tu tập, do làm cho sung mãn, đưa đến chánh niệm tỉnh giác.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là định tu tập, do tu tập, do tàm cho sung mãn, đưa đến đoạn tận các lậu hoặc?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú tùy quán sanh diệt trong năm thủ uẩn:
- “Ðây là sắc, đây là sắc tập khởi, đây là sắc chấm dứt;
- đây là thọ, đây là thọ tập khởi, đây là thọ chấm dứt;
- đây là tưởng, đây là tưởng tập khởi, đây là tưởng chấm dứt;
- đây là các hành, đây là các hành tập khởi, đây là các hành chấm dứt;
- đây là thức, đây là thức tập khởi, đây là thức chấm dứt.
Này các Tỷ-kheo, đây là định tu tập, do tu tập, do làm cho sung mãn, đưa đến đoạn tận các lậu hoặc.
Này các Tỷ-kheo, có bốn định tu tập này. Và cũng về vấn đề này, Ta có nói đến trong phẩm về mục đích, trong kinh gọi là “Các câu hỏi của Punnaka”.
Quote:Do tư sát, ở đời,
Các sự vật thắng, liệt,
Không vật gì ở đời,
Làm vị ấy dao động.
An tịnh, không mờ mịt,
Không phiền não, không tham,
Ta nói vị ấy vượt,
Qua khỏi sanh và già.
Cho nên, một số phương pháp ngộ nhận các loại định (1) và (2) là nền tảng tâm định samatha không thể thiếu khi tu tập Giới, Định, Tuệ. Trong khi Định trong Giới, Định, Tuệ gồm 3 chi phần trong Bát Chánh Đạo là chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Định (3) và (4) được trình bày trong kinh Bốn Loại Định chính là tâm Định này. Loại định (3) và (4) gần như bị che khuất và không được nhắc đến để giảng giải về pháp hành Tứ Niệm Xứ. Đây chính là Định đưa đến giải thoát trong thiền Quán hay Tứ Niệm Xứ trực tiếp mà không cần phải đi qua loại định (1) và (2) trong thiền Chỉ samatha như một số ý kiến đang hiểu lầm.
88l3-Hỏi: Cách thức của tâm sở Nhất hành (định) hoạt động trong thiền Chỉ và thiền Quán như thế nào?
Đáp: Chú tâm là chức năng của tâm sở Nhất hành (định) là 1 trong 7 tâm sở biến hành tức là loại tâm có trong tất cả các loại tâm dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế.
- Chú tâm vào đề mục cố định (khái niệm tục đế) thì ra thiền Chỉ samatha.
- Chú tâm vào đề mục sinh diệt liên tục trong Tứ Niệm Xứ thì ra thiền Quán vípassana.
Ở tâm dục giới khi thoả mãn ngũ dục cũng cần sự chú tâm nhưng tâm sở Nhất hành rất yếu do bị các tâm tham dục giới chi phối.
Chỉ khi ở tâm sắc giới thì tâm sở Nhất hành mới nổi trội và dẫn đầu khi ngũ dục (tâm dục giới) đóng lại. Các đề mục cố định của thiền Chỉ samatha đảm bảo làm duyên vững chắc cho tâm sở Nhất hành dẫn đầu. Đây chính là loại định (1) và (2) trong kinh Bốn Loại Định.
Khi ở tâm Dục Giới,
- nếu hành giả chú tâm vào các đề mục cố định sẽ làm duyên cho tâm sở Nhất hành dần đầu để đi vào thiền Chỉ samatha.
- Khi chú tâm vào đề mục thay đổi thì làm duyên cho tâm sở Chánh Niệm dẫn đầu trong thiền Quán vipassana.
Ví dụ như người ngắm bắn vào mục cố định ví như thiền Định. Còn người ngắm bắn vào mục tiêu di động ví như thiền Tuệ. Cả hai đều cần sự chú tâm. Nhưng chú tâm của người ngắm bắn mục tiêu cố định thì nhàn hơn vì các duyên làm tâm sở Nhất hành (chú tâm) hoàn hảo. Còn người ngắm bắn vào mục tiêu thay đổi sẽ cần một tâm sở mới nổi trội theo duyên sinh của nó là tâm sở Niệm để quan sát ghi nhận sự thay đổi này.
Cho nên chỉ có đề mục thay đổi “liên tục” trong Tứ Niệm Xứ mới là đề mục thiền Quán để tâm sở Niệm dẫn đầu quan sát và ghi nhận vững chắc trong thiền Quán, và trở thành Chánh niệm khi thấy rõ tam tướng của đề mục.
- Sự chú tâm trong thiền Quán chính là loại Định (3) và (4) để hỗ trợ tâm sở Niệm dẫn đầu.
- Còn sự nỗ lực duy tri sự chú tâm hay niệm liên tục là chức năng của tâm sở Tinh Tấn.
(Thấy Biết)
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 692 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
bạn LTP học tới đâu rồi ?
học hết trang tuniemxu.org chưa ?
có gì hay thì chia xẻ nha
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(2021-03-24, 08:32 AM)abc Wrote: bạn LTP học tới đâu rồi ?
học hết trang tuniemxu.org chưa ?
có gì hay thì chia xẻ nha
Đang học trang tuniemxu.org, đó bác.
Trang hay quá vì các bài giải thích theo Vi Diệu Pháp. Các bài giảng rất rõ ràng, xúc tích.
Google không có câu trả lời, nên hỏi bác: Tùy quán là gì vậy, bác?
Cảm ơn bác nhiều.
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Có thể quan sát sắc chân đế trong các đề mục thiền định vắng lặng (samatha) được không?
(Câu trả lời là "Không. Vì không thể dùng tục đế để thấy được chân đế .")
----------------------------------------------
26/04/2020 thayvabiet
https://tuniemxu.org/co-the-quan-sat-sac-chan-de-trong-cac-de-muc-thien-dinh-vang-lang-samatha-duoc-khong/
Câu hỏi 1: Tôi có thể quan sát sắc chân đế trong đề mục thiền định vắng lặng (samatha) được không ?
Đáp: 36 đề mục thiền Sắc giới và 4 đề mục thiền Vô sắc giới là đề mục chế định trong thiền Định vắng lặng (Samatha). Cho nên không thể khảo sát được các tính chất của sắc pháp chân đế vì chúng không có đặc tính chân đế là vô thường, khổ, vô ngã.
Ví dụ trong Chú giải Thanh Tịnh Đạo mô tả cách quán kasina đất như sau:
Quote:“Cách làm biến xứ đất này có thể gắn cố định tại một chỗ hoặc dùng để mang theo bên mình đều được. Biến xứ cố định thì nên nắn một cục đất có hình dáng một đóa hoa sen, đường kính khoảng một gang tay, đặt tại một chỗ thuận tiện khi ngồi thiền, tránh các màu xanh, vàng, đỏ hoặc trắng….
Sau đó, vị nầy nên mở 2 con mắt một cách vừa phải, quán tưởng và tiếp tục khai triển, nhưng mắt không rời đối tượng, như thể đang nhìn gương mặt mình trên một tấm gương soi.” (trích Thanh Tịnh Đạo Toát Yếu)
“Màu sắc không nên xem kỹ. Ðặc tính không nên lưu ý. “Màu bình minh của kasina không nên nghĩ tới, mặc dù không thể chối cãi rằng nó được nhận biết nhờ nhãn thức. Bởi thế, mà thay vì nói “không nên nhìn” luận chủ nói “không nên nghĩ” bằng cách hồi tưởng. Cũng thể, đặc tính cứng của địa đại, mặc dù vẫn có ở đấy, mà không nên lưu ý, vì sự quán tưởng phải làm qua nhãn môn.
Và sau khi nói ” trong khi không bỏ quên màu sắc” luận chủ bảo “đưa màu sắc xuống địa vị đặc tính; chứng tỏ rằng sự chú ý không phải để ở màu sắc hay đất mà cả 2 đều được nâng lên ngang nhau bởi một nền tảng vật lý là cái đĩa, chú tâm ở danh xem như tâm pháp trổi nhứt và lặp đi lặp lại: “đất, đất”, hay bất cứ một danh từ nào chỉ đất, theo Pàli ngữ như mahì, medinì…”. Ðúng hơn, trong khi vẫn không bỏ qua màu sắc, sự chú ý nên đặt trên khái niệm danh từ. Cần chú tâm đến kasina khi thì với mắt mở, khi thì với mắt nhắm, cho đến khi sơ tướng hiện ra.” (trích Thanh Tịnh Đạo Luận)
1-Đề mục kasina đất được quan sát bằng tâm nhãn thức bình thường (hành giả nhìn bằng mắt thường) là lộ trình ngũ môn hướng tâm ở cảnh Dục giới.
Cho đến lúc hình ảnh quang tướng in sâu vào trong tâm khi hành giả nhắm mắt thì nhãn thức đóng lại, lộ trình tâm lộ ngũ môn cùng đóng lại khi tâm lộ ý môn đủ mạnh kèm với quang tướng của để mục đất hiện ra tõ ràng nơi tâm hành giả. Lúc này hành giả bước vào cảnh thiền định (cận định hay an chỉ định) với lộ trình tâm Sắc giới. Quang tướng đất này không có tính chất sắc pháp chân đế của đất trong tứ đại là tính cứng mềm hay nóng lạnh của lửa, nặng nhẹ của gió, mà chỉ là hình ảnh của màu đất (kasina) hiện nơi tâm của hành giả. Hình ảnh này gọi là hình ảnh chế định, không có trong 28 sắc pháp chân đế nên hành giả không thể khảo sát được các đặc tính vô thường, khổ, vô ngã của sắc chân đế. Vì thế hành giả cần cẩn trọng khi thấy sự hội tụ và tan rã của các hình ảnh quang tướng này vì chúng không phải là thực tại chân đế tối hậu của 28 sắc pháp chân đế.
2-Tương tự, với hành giả lấy đề mục thiền là hơi thở thiền định. Khi thấy quang tướng nimita của hơi thở tan rã thì đó cũng không phải là đặc tính của 28 sắc pháp chân đế vì quang tướng nimita là chế định không có thực tánh chân đế.
3-Một lý thuyết chế định nữa là khái niệm hạt kalapa được xây dựng bao gồm của 8 sắc pháp cơ bản gộp lại không thể phân tách là đất, nước, lửa, gió, hình tướng, mùi, vị, dưỡng chất, và cho rằng khi thấy quang tướng tan rã chính là thấy các hạt kalapa tan rã. Quang tướng là chế định nên không thể khảo sát chân đế qua chế định. Nghĩa là không thể khảo sát vô thường, khổ, vô ngã (chân đế) qua cái không có vô thường, khổ, vô ngã (khái niệm, chế định).
Nếu chỉ nhìn trong tâm Sắc giới thấy các “hạt kalapa” này tan rã trong quang tướng mà chứng ngộ thì tất cả các nhà khoa học đã chứng ngộ khi nhìn thấy các vi hạt, các nguyên tử, hạt nhân nguyên tử chuyển động và phân tán qua kính hiển vi cực đại mà không cần thực hành thiền Tứ Niệm Xứ.
4-Điều đặc biệt quan trọng chúng ta cần biết là khái niệm hạt kalapa và nimita hơi thở không được Đức Phật dạy trong kinh điển. Đó là điều chúng ta cần lưu ý khi tìm hiểu, thực hành thiền Tứ Niệm Xứ. Khi hành giả thấy quang tướng nimita hơi thở thì nên biết mình đã đi ra ngoài giới vức tỉnh giác của thiền Tứ Niệm Xứ nghĩa là đi vào thiền định và các sắc mà hành giả thấy trong thiền định không phải là sắc chân đế.
5-Những lợi ích luyện tâm và hiện tại lạc trú của thiền định vắng lặng là không thể chối bỏ và luôn được Đức Phật khuyến tấn. Trong Tứ Niệm Xứ, Đức Phật cũng dạy hành giả thiền định chuyển qua quán Tâm (danh chân đế) khi ở trong thiền định để đi vào thiền tuệ hay đi vào Chánh định. Nghĩa là hành giả cần chánh niệm tỉnh giác thấy sự sinh diệt của các chi thiền là các tâm tầm, tứ, hỷ, lạc, xả. Các tâm này chính là danh chân đế nên có tính chất vô thường, khổ, vô ngã.
Đức Phật không dạy quan sát cảnh sinh diệt của sắc pháp trong các đề mục thiền định vì các cảnh này không hiển lộ các đặc tính của 28 sắc pháp chân đế.
Câu hỏi 2: Các đề mục thiền định vắng lặng (samatha) nào được nói trong kinh Đại Niệm Xứ và ý nghĩa của chúng ?
Đáp: Các đề mục 32 thể trược, 9 giai đoạn tử thi và hơi thở là đề mục thiền định vắng lặng samatha.
Hơi thở vào ra là đề mục kép. Nghĩa là
- khi hành giả thấy bốn giai đoạn hơi thở là vào ra, dài ngắn, cảm giác toàn thân, an tịnh toàn thân thì vào thiền tuệ.
- Khi thấy điểm xúc chạm hơi thở với thân là duy nhất là bưỡc vào thiền định.
Đây gọi là giới vức tỉnh giác của hành giả. Tức là biết rõ đề mục nào là thiền định và đề mục nào là thiền tuệ để không bị nhầm lẫn.
Với 32 thể trược và 9 giai đoạn tử thi trong sách Thanh Tịnh Đạo có dạy rất chi tiết với lợi ích luyện tâm vắng lặng như mọi đề mục thiền định khác. Nhưng các đề mục này còn có tác dụng giúp hành giả không còn tham đắm vào thân xác khi được quan sát chú tâm cao độ. Nghĩa là phát triển Chánh tư duy mạnh mẽ nơi hành giả (Chánh tư duy là ly dục, vô sân và vô hại). Đây là những đề mục thiền định có tính xả ly đề mục rất cao thay vì dính mắc vào chính đề mục như các đề mục thiền định khác.
Khác với các loại đề mục thiền định khác, các đề mục thiền định trong kinh Đại Niệm Xứ chỉ được dạy khi Đức Phật ra đời.
Tiếp theo khi bước vào Chánh Định ở quán Pháp trong thiền Tứ Niệm Xứ, hành giả sẽ lấy các đề mục này để nhập Chánh Định hoàn tất Bát Chánh Đạo cũng là thành tựu Tứ Niệm Xứ sau khi quan sát sự sinh diệt của tâm ở cảnh Sắc giới chính là các danh chân đế. Nhờ quan sát (chánh niệm tỉnh giác) các tâm sinh diệt ở cảnh Sắc giới mà các Bà la môn và các tỳ kheo thời Đức Phật không còn chấp thủ mong muốn có tuổi thọ giống như Đại Phạm Thiên nữa. Mọi sự hiện hữu đều bị sinh diệt liên tục dù đó là chư thiên Dục giới, Sắc giới hay Vô sắc giới. Sự khao khát (tham ái) hiện hữu ở hành giả không còn nữa, các lậu hoặc nơi hành giả dần dần được diệt trừ.
(Thấy Biết)
————–
Pháp chế định khái niệm (tục đế)
https://budsas.net/uni/u-vdp-gg/vdpgg-02.htm
Pháp thực tại tối hậu (chân đế)
https://budsas.net/uni/u-vdp-gg/vdpgg-03.htm
28 Sắc pháp chân đế
https://budsas.net/uni/u-vdp-gg/vdpgg-20a.htm
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
AN.194.TCK7-TĂNG CHI KINH-VÔ THƯỜNG TÙY QUÁN-TK TOẠI KHANH
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 692 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
(2021-03-24, 10:00 AM)LeThanhPhong Wrote: Đang học trang tuniemxu.org, đó bác.
Trang hay quá vì các bài giải thích theo Vi Diệu Pháp. Các bài giảng rất rõ ràng, xúc tích.
Google không có câu trả lời, nên hỏi bác: Tùy quán là gì vậy, bác?
Cảm ơn bác nhiều.
Bạn LTP,
theo tui hiểu tuỳ quán là quán linh hoạt tuỳ theo đối tượng , linh hoạt chứ không gò bó
thí dụ khi thực tập quán thân trên thân , thì để ý và tập trung vào đề mục đã chọn như phồng xẹp của ngài Sayadaw, điểm đụng của ngài Kim Triệu .. khi đó phép quán ko được linh hoạt , tuỳ tiện , gặp gì quán nấy
còn khi đã thuần thục rồi thì mới tuỳ theo ... mà quán
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(2021-03-24, 02:18 PM)abc Wrote: Bạn LTP,
theo tui hiểu tuỳ quán là quán linh hoạt tuỳ theo đối tượng , linh hoạt chứ không gò bó
thí dụ khi thực tập quán thân trên thân , thì để ý và tập trung vào đề mục đã chọn như phồng xẹp của ngài Sayadaw, điểm đụng của ngài Kim Triệu .. khi đó phép quán ko được linh hoạt , tuỳ tiện , gặp gì quán nấy
còn khi đã thuần thục rồi thì mới tuỳ theo ... mà quán
Như vậy, đó là theo phương pháp của Ngài U Tejaniya bên Miến dạy, ta không cần phải thuần túy chuyên về thân (Mahasi), thọ (Goenka), hay tâm, hoặc pháp mà thôi, vì giây phút này nhận biết hơi thở, giây kia nhận biết con muỗi vo về bên tai, gíây phút tiếp nhận ra ý nghĩ lang thang đến tân Việt Nam, vân vân, phải không bác?
Trang tuniemxu.com có nhắc đến cuốn "Pháp Ở Mọi Nơi" của Ngài U Tejaniya đã được Sư Tâm Pháp phiên dịch.
LTP tìm thấy trang Phật giáo của VietBest chúng ta được đăng tải cuốn "Đừng Xem Thường Phiền Não" của Ngài U Tejanyia:
http://vietbestforum.com/showthread.php?tid=13637
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 692 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
(2021-03-24, 02:36 PM)LeThanhPhong Wrote: Như vậy, đó là theo phương pháp của Ngài U Tejaniya bên Miến dạy, ta không cần phải thuần túy chuyên về thân (Mahasi), thọ (Goenka), hay tâm, hoặc pháp mà thôi, vì giây phút này nhận biết hơi thở, giây kia nhận biết con muỗi vo về bên tai, gíây phút tiếp nhận ra ý nghĩ lang thang đến tân Việt Nam, vân vân, phải không bác?
Trang tuniemxu.com có nhắc đến cuốn "Pháp Ở Mọi Nơi" của Ngài U Tejaniya đã được Sư Tâm Pháp phiên dịch.
LTP tìm thấy trang Phật giáo của VietBest chúng ta được đăng tải cuốn "Đừng Xem Thường Phiền Não" của Ngài U Tejanyia:
http://vietbestforum.com/showthread.php?tid=13637
Ngài U Tejaniya thì bài pháp "chỉ mỗi chánh niệm thôi thì chưa đủ" , theo tui thì bài này nói rõ cái sở trường của Sư
còn về tuỳ quán thì .. mới ban đầu thì tâp quán một xứ , sau này khi tập đuợc thói quen quán mọi lúc mọi nơi mọi xứ ... thì mới có thể tuỳ quán
btw, có bài này cũng hay , của cư sĩ , bs Phạm Doãn , bạn LTP có đọc chưa ?
https://bsphamdoan.wordpress.com/2014/10...niem-sati/
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Kinh Pháp Cú 389-390
389. One should not a brahmin beat
nor for that should He react.
Shame! Who would a Brahmin beat,
more shame for any should they react.
389. Chớ có đập Phạm chí!
Phạm chí chớ đập lại!
Xấu thay đập Phạm chí
Ðập trả lại xấu hơn!
(Thích Minh Châu dịch)
7. Không nên đánh đập một vị Bà-La-Môn,
mà Bà-La-Môn cũng không nên trút (nư giận) vào người đánh mình.
Xấu hổ thay, người đánh đập một vị Bà-La-Môn!
Càng xấu hổ hơn, người để (cơn giận) bộc lộ. 389
(Phạm Kim Khánh dịch)
390. For brahmin no small benefit
when mind's aloof from what is dear.
As much he turns away from harm
so much indeed does dukkha die.
390. Ðối với Bà-la-môn,
Ðây [3] không lợi ích nhỏ.
Khi ý không ái luyến,
Tâm hại được chận đứng,
Chỉ khi ấy khổ diệt.
(Thích Minh Châu dịch)
8. Ðối với Bà-La-Môn, tánh (không trả thù) ấy là một lợi ích không nhỏ.
Khi tâm không còn được những vật thân yêu nuôi dưỡng,
bao giờ lòng muốn hại người chấm dứt,
chừng ấy, và chỉ chừng ấy,
phiền não mới được chế ngự. 390
(Phạm Kim Khánh dịch)
--ooOoo--
Thiền sư Hakuin (Bạch Ẩn): "Thế à!"
Thiền sư Hakuin (Bạch Ẩn) được mọi người quí kính vì sự lương thiện và đạo đức của ông . Bỗng một ngày kia có một người con gái trẻ đẹp, nhà gần thiền viện của ông có thai. Không ai biết cha đứa bé này là ai.
Trong thời đó mang thai mà không biết ai là tác giả là một nỗi nhục lớn cho gia đình. Do vậy cha mẹ cô vô cùng xấu hổ và quyết tra khảo để biết lai lịch của tình nhân. Lúc đầu cô có giữ im lặng nhưng sau đó do bị đánh đập, cô đã tiết lộ cha đứa bé chính là thiền sư Bạch Ẩn.
Và nội dung câu chuyện như thế này:
" Có một cô gái con nhà danh giá gần thiền viện bị chửa hoang, nên gia đình cô xem đây là việc xấu hổ, cha cô tra khảo, đánh đập rất bạo. Ban đầu cô định quyết tâm không khai nhưng sau đó cô thiết nghĩ nông cạn rằng khai đại thiền sư Hakuin ở chùa gần nhà là khỏe nhất. Vì thiền sư vốn nổi tiếng, đông đệ tử, ai cũng kính trọng, hơn nữa thiền sư vốn từ bi nên không chối, không kiện ngược hay làm khổ cô. Thế là cô khai đứa con ấy là con của thiền sư.
Gia đình cô tức giận nhưng kiên nhẫn chờ đứa con được sinh ra, buộc cô gái phải mang tới trả cho thiền sư.
Khi gia đình cô mang đưa bé tới, thả vào tay thiền sư và bảo: “Đấy, con của ông đấy, ông giữ mà nuôi lấy, đồ đạo đức giả”.
Hakuin: “Thế à!”
Thông tin được loan ra và dân chúng dị nghị, nghi ngờ, xầm xì, khinh thường. Họ cho rằng ông ấy mà tu hành gì, đồ đạo đức giả… rồi đệ tử cũng dần dần bỏ ra đi gần hết.
Không có sữa cho đứa bé, đệ tử xa lánh, nên đích thân thiền sư phải bồng đứa bé ngày ngày đi xin sữa, bị người đời chê bai, dè bỉu.
Một thời gian, cô gái thấy điều ấy thật nhẫn tâm và tội lỗi nên quyết tâm nói ra sự thật. Cô khai đứa bé đó là con của cô và chàng bán cá tanh hôi ở chợ.
Cha mẹ cô nghe xong liền hoảng hốt, cảm thấy tội lỗi vô cùng, nên tức tốc dẫn con gái tới chùa dập đầu sám hối với thiền sư và xin cháu về.
Thiền sư nghe xong, bảo: “Thế à!”.
Sự tình câu chuyện lại được loan ra và dân chúng cũng như đệ tử cảm phục đức nhẫn nhục và tâm lượng thản nhiên tốt đẹp của thiền sư nên lần lượt kéo về và danh tiếng lại hơn xưa gấp nhiều lần ."
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Sư Toại Khanh giảng Kinh Pháp Cú số 389 - 390
Quote:kalama xin tri ân bạn mai.pttm1010 ghi chép.
26/08/2020 - 03:19 - mai.pttm1010 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]
Post #415 ở trên:
7. Không nên đánh đập một vị Bà-La-Môn,
mà Bà-La-Môn cũng không nên trút (nư giận) vào người đánh mình.
Xấu hổ thay, người đánh đập một vị Bà-La-Môn!
Càng xấu hổ hơn, người để (cơn giận) bộc lộ. 389
8. Ðối với Bà-La-Môn, tánh (không trả thù) ấy là một lợi ích không nhỏ.
Khi tâm không còn được những vật thân yêu nuôi dưỡng,
bao giờ lòng muốn hại người chấm dứt,
chừng ấy, và chỉ chừng ấy,
phiền não mới được chế ngự. 390
(Phạm Kim Khánh dịch)
Kính bạch chư đại đức Tăng, kính thưa toàn thể đại chúng trong zoom.
Sáng nay chúng ta cùng đàm thảo về 2 câu kệ Pháp Cú số 389 và 390. Qua cái duyên sự vừa rồi, chúng ta cũng có thể có người trong zoom cũng liên tưởng đến một câu chuyện thiền học của Nhật Bản. Rằng bên Nhật Bổn ngày xưa cũng có một vị tăng sống trong một ngôi làng quê. Một hôm kia trong lúc đi khất thực ngoài làng có một tin xấu, đồn đại không tốt về vị này. Rằng là vị tăng này có qua lại mờ ám với một thiếu nữ trong làng, để cho cô này có mang. Khi nghe được tin này vị tăng trước sau vẫn giữ một thái độ bình tĩnh, bình thản, không có phản ứng nào hết. Sau đó vài tháng thì người ta, tức là gồm dân làng, gia đình của cô gái và cả cô gái đó nữa, đem một đứa bé còn đỏ hỏn , đem đến đặt trước thảo am của vị tăng này, với những lời nhiếc mắng rất nặng nề, khỏi nói chắc quý vị cũng tưởng tượng ra được rồi. Họ xài đủ thứ từ nghữ hết để mà họ chửi bới, nguyền rủa vị tăng này, tu hành thế này thế khác . Xong xuôi rồi họ nói rằng con ông đem trả cho ông rồi ông làm sao ông làm. Con gái tôi nó còn có danh giá, còn có thân có phận của nó nữa, còn phải đi lấy chồng. Bây giờ ông nuôi đứa bé này đi. Thì vị tăng cũng im lặng, vị tăng chỉ trả lời: "Thế à?" Rồi mỗi ngày vị tăng đi bát như vậy . Bên cạnh chuyện người ta cho đồ ăn thức uống, vị đó thỉnh thoảng cũng xuống làng xin sữa để nuôi đứa bé. Được một thời gian ngắn như vậy. Nói về cô gái kia sau một thời gian cô nhìn thấy hình ảnh lặng lẽ của vị tăng thì cô cảm thấy cô bị sốc, hối hận. Cô thưa thiệt với gia đình, với làng nước rằng là thực ra vị tăng không phải là cha đứa bé. Mà cha đứa bé là anh bán cá ngoài chợ. Trong một lần vui đùa cô đã thất thân với anh ấy và có con, chứ vị tăng không ảnh hưởng gì hết. Rồi cả nhà nghe như vậy thì họ tá hỏa. Họ kéo nhau đến quỳ trước thảo am rồi xin lỗi và xin đứa bé về nuôi để vị này trọn vẹn thời gian tu học. Vị này lúc bấy giờ cũng trả lời bằng một câu thôi: "Thế à?"
Câu chuyện này vẫn chưa hết, chúng ta có xem ở cổ học Trung Hoa bên Trung Quốc á chúng ta cũng có thấy một câu chuyện. Là có một ông, tôi nhớ không nhầm là ông Dương Sĩ Liên, ông là một bậc hiền giả Trung Quốc. Có một lần đó ông đang đi trên đường thì có một người đi đến nói ông là ông ăn cắp đôi giày của ông đó. "Đôi giày ông đang mang là đôi giày của tôi.". Thì ông Dương Sĩ Liên ổng nghe như vậy thì ông nói rằng là: "Vậy sao? Nếu là giày của ông thì ông lấy đi." Rồi ông tháo đôi giày ra ông đưa. Một hai hôm sau thì ông kia ông trở lại, mới nói xin lỗi ông tôi nhìn lộn. Cái đôi giày của tôi tôi đã tìm được rồi. Đôi này mới đúng là đôi giày của ông nè. Thì ông Dương Sĩ Liên ông cười ông nói: "Ồ, vậy sao?" Rồi ông mang giày xỏ lại.
Thì dĩ nhiên một bên là câu chuyện Nhật, một bên là câu chuyên Tàu. Nhưng sở dĩ chúng tôi đưa vào trong buổi giảng cho hai bài kệ này với cái ý là: Dù ở không gian thời gian nào, nhưng những tâm hồn lớn luôn luôn có một nét đặc trưng giống nhau . Đó chính là sự bao dung và sự độ lượng. Chúng ta còn nhớ bên Phật giáo Bắc tông có một câu định nghĩa về cái nét mặt Phật Di Lặc á, tại sao Phật Di Lặc mặt lúc nào cũng cười, bụng lúc nào cũng to thì người ta mới nói là:
“Đại đỗ năng dung, dung thế gian nan dung chi sự.
Từ nhan thường tiếu, tiếu thiên hạ khả tiếu chi nhân.”
(LTP: Câu đối)
"Đại phúc năng dung, dung thế gian nan dung chi sự.": Cái bụng của ngài á, lúc nào cái bụng bự là để dành chứa những chuyện đời mà khó chứa được.
"Từ nhan thường tiếu, tiếu thiên hạ khả tiếu chi nhân.” nghĩa là: Mặt cười là để dành cười những chuyện đáng cười trên cuộc đời này.
Và chưa hết người Tàu còn định nghĩa về cây trúc rất là hay. Cây trúc được dùng làm biểu tượng để chỉ bậc quân tử là vì sao? Vì cây trúc có hội đủ được hai đức tánh là TIẾT TRỰC TÂM HƯ. Tiết trực là cái gióng nó thẳng, tâm hư là cái ruột nó bọng, nó không có chứa gì hết. Đó chính là đặc tính căn bản của một bậc hiền trí.
Dù định nghĩa theo văn hóa Tàu hay văn hóa Nhật hay là theo cái tinh thần của đạo Phật thì một trong những đức tính căn bản của một bậc hiền trí là như vậy. Và chúng ta cũng biết rằng một trong thập vương pháp tức là mười pháp đặc biệt của một vị đại đế, trong đó có pháp KHAM NHẪN. Và trong bảy pháp để tác thành ngôi vị Đế thích thiên vương trong Phật giáo, cũng có pháp kham nhẫn.
26/08/2020 - 10:02 - mai.pttm1010 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]
Không có giận, không có giận ai hết . Bởi vì mình muốn đứng đầu thiên hạ mình phải có tấm lòng của bậc cha mẹ. Bởi vì mình còn nhớ bên Tàu, họ nói vua quan, quan lại là gì ? Quan lại là phụ mẫu chi dân, là cha mẹ của thiên hạ . Mình làm quan, mình cai trị thiên hạ. Mình muốn đứng đầu thiên hạ, mình muốn cai trị thiên hạ. Ít nhất mình phải có tấm lòng bao dung của một bậc cha mẹ thì mình mới gọi là phụ mẫu chi dân được. Đó là định nghĩa theo đời.
Định nghĩa theo đạo thì chữ... ở đây, có những người họ cũng quen với cái chữ Phạm chí. Đây mình có thể hiểu là đối với bậc phạm hạnh, chớ hành hung phạm chí, tức là chớ hành hung bậc phạm hạnh. Đó là một vấn đền Đức Phật dạy. Đó là câu đầu tiên. Còn câu thứ 2 ngài dạy rằng: Riêng đối với bậc Phạm hạnh, khi bị người ta tấn công cũng không có tấn công lại. Chính vì không tấn công lại cho nên mới được gọi là bậc phạm hạnh, tiết trực tâm hư.
"Đại phúc năng dung, dung thế gian nan dung chi sự." là như vậy. Bụng của Phật Di Lặc bự là để dành chứa những chuyện đời khó chứa là như vậy. Còn cái bụng nó nhỏ nó hẹp thì mình chỉ chứa những gì mình thích thôi, cái gì mình không thích thì mình ói ra, mửa ra rồi mình bị kiết lị... Các ngài luôn an lạc bởi vì các ngài có một bộ phận tiêu hóa rất tốt, có một bộ phận hô hấp rất là tốt. Các ngài luôn luôn hít thở những luồng thanh khí và luôn luôn tiêu thụ thức ăn thức uống rất thích hợp với cơ thể của mình. Và đối với những thứ độc dược độc tố thì các ngài cũng có cách đào thải ra. Đó là điểm khác biệt giữa bậc phạm chí, phạm hạnh với những người không phải phạm chí, phạm hạnh.
...
Thì ở đây chúng ta cũng thấy rõ, có lẽ... bởi vì chúng tôi không có thời gian theo dõi mấy buổi giảng đầu của cái phẩm này nên không rõ chư tăng đã định nghĩa ra sao nhưng mà các vị giảng sư cũng đã định nghĩa tương đối rộng rãi, sâu và rộng cái chữ PHẠM CHÍ ở trong phẩm này rồi. Ở đây bậc phạm chí phạm hạnh là chỉ cho các vị thánh A-la-hán. Bởi vì chúng ta cũng biết rằng trước khi Đức Phật ra đời, cái tiêu chuẩn định nghĩa Bà La Môn phải là người có đức hạnh, chứ không phải là người xuất thân từ dòng dõi Bà La Môn như đa phần người Ấn Độ đương thời vẫn hiểu. Chúng ta biết rằng khi nói ra cái điều này thì có một số người trong zoom sẽ rất là ngạc nhiên. Ngạc nhiên là tại sao? Có chỗ nói rằng Đức Phật đã tháo bỏ cái khái niệm về giai cấp, vốn đã có cội rễ sâu trong xã hội Ấn Độ đương thời. Mà tại sao hôm nay lại nói rằng cái định nghĩa về Bà La Môn cũng đã có lúc rất giống trong tinh thần đạo Phật rồi. Vì sao? Vì chính là thời đó có một vị thanh niên tên là ... đến gặp Đức Phật, và Đức Phật đã hỏi ông về xuất thân của ông. Thì ông trả lời rằng ông là Bà La Môn chánh truyền bảy đời phụ hệ. Phụ hệ là từ đời công tằng, từ đời cha đời ông nội, ông cố ông sơ, công tằng cố tổ của ông đều là người Bà La Môn hết. Ông là người học rộng, ông là người thông suốt kinh Vệ Đà, ông là người có tài sản, ông là người thế này thế khác. v.v. Ông là người đẹp trai nữa. Thì Đức Phật hỏi rằng ông ... nghĩ sao? Nếu một người chỉ có xuất thân từ dòng dõi Bà La Môn, ngoài ra không có những thứ khác thì người đó có được gọi là Bà La Môn hay không? Thì ông nói: "Dạ không?" Đức Phật lại hỏi nếu người đó chỉ có đẹp trai, chỉ có tài sản thôi thì có được gọi là người Bà La Môn hay không? Ông ... nói: "Dạ cũng không." Đức Phật lại hỏi nếu người đó chỉ thông suốt Vệ Đà, nhưng có một nếp sống không ra gì hết, không có theo tinh thần của các bậc tri hiền đã được nhắc đến trong giáo lý Vệ Đà, người đó có xứng đáng được gọi là một Bà La Môn hay không? Thì ông ... thưa: "Dạ cũng không." Đức Phật nói nếu bỏ hết những tiêu chuẩn đó lại, chỉ còn lại một tiêu chuẩn là vị Bà La Môn đó có giới hạnh thanh tịnh, có một đời sống, nhân cách, thì vị đó có xứng đáng được gọi là Bà La Môn hay không? Thi ông ... mới nói: "Dạ, nếu bỏ hết còn lại bấy nhiêu đó thì cũng có thể gọi là Bà La Môn."
[Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]
Thì qua bài kinh đó mình thấy rõ ràng rằng chữ Bà La Môn trước thời Đức Phật cũng đã được định nghĩa một cách rất là nghiêm túc rồi. Đối với một người có một tâm hồn như vậy, một nhân cách đạo đức như vậy, mà lại tấn công một người như vậy thì xin lỗi nói theo từ ngoài đời là hèn quá. Bởi vì ở ngoài đời, thành phần không ra gì cũng vẫn cứ nói với nhau là: "Có ngon thì đi kiếm những đứa mạnh tay mạnh chân, chứ đừng tấn công người già cả yếu đuối." Cái khái niệm văn hóa này đã có ở trong văn hóa Việt Nam rồi, chứ không phải đợi đến trong kinh Phật mới có. Nếu mình có ngon thì mình hãy tấn công những người có khả năng tấn công mình. Chứ còn đối với những người họ không sẵn lòng tấn công mình, họ đối với mình không bằng một tâm hồn hiềm hận, xung đột, mâu thuẫn mà mình lại đi tấn công họ, thì hèn quá, dở lắm. Đó là ngay trong nhân cách làm người mình đã không ra người rồi thì nói chi trong tinh thần Chánh Pháp ?
Đối với các bậc phạm chí phạm hạnh cái chuyện mình tấn công họ ít nhất phản ảnh ra điều:
- Điều thứ nhất, khi anh ghét người thiện có nghĩa anh là người ác.
- Khi anh tấn công một người mà họ không sẵn lòng tấn công lại anh, đó là hèn.
Trên đời còn gì tệ hơn một người vừa hèn vừa ác. Đó là một phần nội dung mặt nổi của bài kệ này.
...
27/08/2020 - 03:32 - mai.pttm1010 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]
Trước hết là anh đừng làm người ác, khi mà anh ghét người thiện. Việc thứ hai là anh đừng có hèn, sống quá hèn yếu khi anh tấn công một người mà họ không sẵn lòng tấn công anh. Và Đức Phật còn nói là: Xấu thay đấng phạm chí nhưng trả đũa uế hơn.
- Câu thứ nhất là đối với bậc hiền thì mình không nên tấn công đã đành rồi.
- Đối với bậc phạm chí sở dĩ được gọi là phạm chí, được gọi là bậc phạm hạnh bởi vì đây là những người TIẾT TRỰC TÂM HƯ, lòng bao dung độ lượng đối với đời.
- Điều thứ ba: tấn công môt người như vậy là không tốt đẹp.
Người tu hành phạm hạnh nếu có bị tấn công mà có phản ứng, xem ra cũng không nên.
Chúng ta cũng nhớ ngài Vô Não đó, trước khi đi tu, ngài cũng là một tay sát thủ liên hoàn. Ngài giết người rất là nhiều. Trong kinh có nói ngài vì cái tham vọng cá nhân mà ngài giết đến 999 người. Nói theo mình bây giờ là chưa hề có một serial killer - sát thủ liên hoàn ở nào Mỹ mà có số lượng nạn nhân nhiều như ông Angulimala, tức là ông Vô Não. Chưa từng có! Ở đất Mỹ này chưa có. Lâu lâu xuất hiện một hai tay bắn tẻ bảy tám người "chơi cho vui vậy thôi". Chứ còn giết người mà lên đến con số non một ngàn như vậy thì ngay cả ở đất mỹ, cái xử sở của tội ác cũng chưa có tay nào mà có "nội lực thâm hậu" như vậy. Nhưng sau khi đi xuất gia rồi thì ngài Vô Não trở nên rất là hiền lành, ngài hiền lắm. Mỗi ngày, ngài vẫn ôm bát đi vào làng, vào phố khất thực. Rồi có những người ngày xưa họ quá sợ ngài, hoặc là quá ghét ngài hoặc là vì thân nhân của họ là nạn nhân của ngài, giờ họ gặp ngài đi ôm bát như vậy, họ nhớ lại cái hạnh xưa, nghĩ là bây giờ ngài đã tu hành rồi, ngài không có làm gì họ được, họ lấy đất lấy đá họ ném, họ lấy cây lấy gậy họ tấn công họ hành hung ngài. Họ đánh ngài bể đầu chảy máu, vỡ bình bát, rách y áo tơi tả te tua hết. Thì ngài cũng lặng lẽ ngài đi về. Lúc đó đức Phật gặp ngài Angulimala đi về trong tình trạng đáng thương như vậy, thì đức Phật có nói như thế này: "Này Bà La Môn, hãy kham nhẫn. So với những gì mà ngươi đã làm với thiên hạ trước đây, thì những gì ngươi đang phải gánh chịu bây giờ chỉ là một phần rất nhỏ mà thôi."
Mà chúng ta cũng biết là tại sao ở trong thiên hạ này có bao nhiêu người, người khác không tấn công mà người ta lại tấn công mình. Thì nó cũng có nhân có duyên gì đây.
- Một là nếu không phải là tiền oan túc trái đời trước, thì chắc
- trong hiện tại mình cũng có một cái lấn cấn, có một cái trục trặc, có một cái vấn đề gì đó mà người ta mới tấn công mình.
Cho nên đối với một người tu học, một người hành phạm hạnh, nếu không phải là một vị thánh nhân A la hán đi nữa, cái điều tối thiểu thì cũng nói ra thì có vẻ thánh thiện quá nhưng trong tinh thần Phật học thì phải nói như vậy thôi.
Khi bị tấn công mình phải nghĩ ít nhất hai điều.
- Điều thứ nhất, có lẽ đây là một ác nghiệp xưa của mình.
- Hai, nếu mình có trình độ hơn một chút, thì mình hãy nghĩ rằng hãy xót thương cho những người này, họ đang tạo nghiệp mới.
Bởi vì chúng ta cũng biết rằng nghiệp báo là một trong bốn điều gọi là: Bất khả tư nghiệp. Tức là nhiều khi nhân một mà kết quả nó lên đến một triệu. Đó là lí do tại sao đối với một người tu hành, nhất là một vị đã chứng quả A La Hán, được xem là một bậc đáng cúng dường, có thể định nghĩa một vị A La Hán là Sát Tặc. "Sát Tặc" nghĩa là giết chết kẻ thù. Và chữ A La Hán được dịch là một vị đáng cúng dường là vì sao? Cứ mỗi lần có một người chấm dứt phiền não, mỗi lần có một người chấm dứt luân hồi, chỉ riêng chuyện viên tịch Niết Bàn của một cá nhân thôi. Ở đây chúng tôi không nói đến con số 2 số 3, số 5 số 10, số một triệu số 1 tỉ. Chỉ một cá nhân thôi, chỉ một cá nhân mà dàn xếp được nội tâm của mình, để trở thành A La Hán thì vị này đem lại vô số lợi ích cho chúng sinh. Mặc dù có thể là vị này sau khi chứng quả A La Hán xong, thì đi vào rừng sâu núi thẳm ở trong đó một mình cho tới ngày viên tịch niết bàn, không có hoằng pháp độ sanh gì hết. Chỉ cần sự ra đi của vị này, chỉ cần sự vắng mặt vĩnh viễn của vị này ở trong cuộc đời này cũng là một sự đóng góp cho chúng sanh. Là vì sao? Chúng ta cũng biết rằng mỗi một người mà còn tiếp tục luân hồi trên đời này là chúng sanh lại có thêm một mối lo nữa.
Ngày nào chúng ta còn luân hồi trên đời này, ngày đó chúng sanh còn thêm một mối lo.
Hôm nay chúng tôi chửi quý vị, mai kia có người chửi lại chúng tôi. Đó là cái nhân quả tuần hoàn. Cái người mà chửi lại chúng tôi thì người đó họ mang nghiệp. Tiếp tục họ bị một người khác chửi lại họ. Kiếp này mình chửi ông A, mình với ông A hai người đều là phàm phu, mình chửi rủa lẫn nhau. Nhưng mà đời sau sinh ra, một kiếp nào đó ông A trở thành thánh nhân. Mình cứ theo cái nghiệp oan trái cũ. Mình gặp ông ấy mình tiếp tục chửi rủa. Lúc bấy giờ mình chửi rủa nhầm bậc thánh nhân thì lúc đó cái quả còn lớn hơn gấp bội. Như các vị thấy ông Bà La Môn ở trong phần duyên sự kỳ nãy đó, ông ấy chỉ đánh ngài Xá Lợi Phất có một chút thôi, mà thiên hạ đã có một phản ứng rất lớn. Sau đó nếu ông ấy không phải là một vị Tu Đà Hoàn, với cái tội mà ông ấy đánh một vị đệ nhất Thanh Văn như vậy thì cái nghiệp nặng của ổng không biết kể vào đâu cho hết.
Cái chuyện này chúng ta cũng có thể tìm thấy trong sớ giải của Pháp Cú, có thể tìm thấy trong sớ giải của Trường Bộ Kinh, cũng có nhắc đến câu chuyện này. Câu chuyện là ngài Xá Lợi Phất bị đánh như vậy, và ngài Xá Lợi Phất cũng như bao nhiêu vị A La Hán khác, thôi, lúc nào ngài cũng sống bằng tâm hồn của một vị Phạm Thiên, tức là nhìn chúng sanh bằng tâm từ bi hỉ xả.
Ngài (Xá Lợi Phất) rất nổi tiếng,
- ngoài cái thắng hạnh là đệ nhất trí tuệ,
- ngài còn nổi tiếng là một vị thánh tăng có nếp sống rất từ ái, rất từ bi.
Ngài rất nổi tiếng với các pháp thoại như hạnh tu như đất, hạnh tu như nước, hạnh tu như lửa, hạnh tu như gió. Ví dụ như có một lần, đông đảo chư tăng về thăm Phật, thì có một vị tân thọ tỳ kheo ngài Xá Lợi Phất không biết tên. Cho nên khi gọi, ngài chỉ gọi: "Sư ơi, sư gì đó ơi, cho tôi hỏi cái này một chút." Rồi mai có chuyện gì đó, ngài lại tiếp tục hỏi: "Sư ơi, sư gì đó ơi, ngài cho tôi hỏi một chút." Thì trước đây cái vị tỳ kheo này nghe danh ngài Xá Lợi Phất, nghĩ trong bụng rằng mình đã gặp được một bậc Thánh Tăng cao đồ, thế nào rồi mình cũng có dịp để trò chuyện tiếp xúc với ngài. Nghe nói ngài rất là dễ thương, rất là khả kính, rất là dễ mến. Mà bây giờ ngài không thèm biết đến cái tên của mình. Mà ngài cứ kêu sư gì đó ơi, hình như ngài coi rẻ mình. Vị này để chuyện đó trong bụng không nói ra. Các vị cũng biết, chén mà để trong rá trong rổ lâu ngày cũng có lúc nó khô chứ. Một hai ngày sau trong một lúc tình cờ, ngài Xá Lợi Phất đắp y, thì cái vạt y của ngài đã quét trúng vị tỳ kheo này. Vị tỳ kheo này lấy đó làm điều, lấy đó làm cái cớ vào bạch với đức Phật. Rằng ngài Xá Lị Phất nghĩ rằng mình lớn, cho nên trong lúc hành xử không có để ý trước sau gì hết. Coi con là tân thọ tỳ kheo nên có cách cư xử hạ nhục con như vậy. Đắp y, quấn y một bên mà không thèm nhìn xem có trúng ai hay không. Đức Phật đã cho chư tăng mời ngài Xá Lợi Phất vào, và Đức Phật hỏi có chuyện đó hay không. Và ngài Xá Lợi Phất ngài đã nói thế này: "Thế tôn, trong nội tâm con, chưa hề có một giây khắc nào mà con nghĩ đến chuyện con tấn công hay làm nhục người khác. Bởi vì con luôn luôn sống bằng tâm trạng của mặt đất. Tức là mặt đất dù có đổ đồ thơm hay đồ dơ xuống thì mặt đất cũng không vì chuyện đó mà buồn hay vui. Đối với cái thân này, con coi nó là tứ đại, là tóc là lông là móng là da, nó là một túi bệnh tật, là một túi uế trượt. Bản thân con coi thân con còn không ra gì thì làm gì có chuyện con mạ lị hay sỉ nhục người khác."
Tuy nhiên trước mặt Thế Tôn, ngài Xá Lợi Phất quay sang vị tỳ kheo kia. Ngài nói rằng "Thưa hiền giả, dù sao đi nữa dầu trong thâm tâm tôi không có ác ý với hiền giả, cũng mong hiền giả hãy bỏ qua sự sơ suất của tôi khi nãy." Cái đó là trong chính kinh.
Còn trong chú giải thì nói thêm thế này: Lúc ấy đức Phật đã nói với vị tỳ kheo kia: "Này tỳ kheo, ngươi hãy chấp nhận lời xin lỗi của Xá Lợi Phất và hãy sám hối Xá Lợi Phất. Nếu không đầu của người sẽ bị bể thành bảy tấm, vì cái oai lực và đức độ của ngài Xá Lợi Phất. Đó là cái hiểu lầm như vậy thôi."
Cả hai bài kệ chúng tôi vừa trình bày, bài kệ thứ nhất. Bài kệ thứ hai đối với bậc phạm chí, xung đột chẳng lợi gì, không vui trong niềm hận, mọi phiền khổ chấm dứt. Ở đây chúng tôi, có đọc bản Pali, thì chúng tôi cũng thấy rằng có lẽ không rõ là do trình độ của chúng tôi có vấn đề hay do một nguồn tham khảo nào đó, mà các dịch giả của viện Thường Chiếu rồi cả một bản dịch tiếng Anh chúng tôi có ở đây cả hai bản chúng tôi đều thấy rất khó hiểu. Kể cả bản dịch tiếng Việt của Tuệ Minh Thường Chiếu.
Trong khi ở bản Pali chúng tôi dò theo sớ thì thấy như thế này: tức là ở cái câu 390... đối với bậc Phạm Chí, không có gì tốt hơn là thái độ im lặng tha thứ như vậy.
Bởi vì sao, tại sao lại gọi là tốt hơn? Bởi vì người còn sống trong dòng thương ghét, bị ám ảnh trong vòng thương ghét, chính cái thương ghét đó bản thân nó cũng đã là một cái khổ rồi. Chính vì lẽ này cho nên đừng có sống bằng lòng hiềm hận đối với bất cứ ai, đặc biệt đối với các bậc Phạm Chí. Ở đây không phải Đức Thế Tôn chỉ đơn giản kêu gọi đừng tấn công các đệ tử của Như Lai, đừng tấn công người tu hành, Sa Môn đệ tử của Như Lai. Ngài nói chung .
Đại ý là cũng một trái banh đó thôi nhưng mình ném vào trong lưới, sức dội nó ít hơn, thậm chí không có. Nhưng nếu một trái banh mà mình ném vào trong một bức tường cứng thì sức dội của nó lớn hơn. Trong kinh nói đối với một vị tu hành phạm hạnh, tấn công các vị đó là không nên, bởi vì sao? Bởi vì như chúng ta biết trong các trọng nghiệp thì giết cha, giết mẹ, giất bậc A La Hán rồi thất huyết Phật thân, tức là làm cho Phật chảy máu, chia rẽ tăng nó có ngiệp lớn.
Bởi vì các đối tượng này họ luôn luôn đối với mình bằng lòng từ bi, cho dù đó là một vị A La Hán xa lạ đi nữa. Nhưng các ngài luôn luôn nhìn chúng sanh bằng tất cả lòng từ bi mà các ngài có được. Cho dù trước khi đi xuất gia, trước khi trở thành A La Hán, các ngài có bao nhiêu người con đi nữa, thì khi đi xuất gia rồi thì tình thương của các ngài đối với tất cả chúng sinh khác đều không hề sai biệt. Không hề có chút sai biệt nào giữa những người con của ngài và những chúng sanh khác.
Như chúng ta cũng biết rằng có một chuyện rất là dài . Tôi chỉ tóm tắt .
Có một vị A La Hán trước khi đi xuất gia, đã có một lần trải qua một sự cố đột ngột thay đổi giới tính. Trước hết vị này là một thanh niên, trong một buổi sáng đi chơi ngoài phố gặp một vị A La Hán tên là ngài Katchayana. Ngài Katchayana đẹp trai lắm, ngài rất là đẹp trai. Ngài đẹp từ mắt, từ môi, từ mũi từ lỗ tai, bàn tay, màu da, ngài rất là đẹp. Cậu thanh niên này nhìn thấy mới nghĩ trong bụng là: "Cái ông này ông ấy là đàn ông mà lại là thầy tu, chứ ông ấy mà là đàn bà mình cưới ông ấy về chẳng là hạnh phúc lắm." Khi mà ông ấy suy nghĩ như vậy rồi thì ông ấy bị, nói theo ngôn ngữ của mình bây giờ, là bị thay đổi giới tính, lập tức trở thành người nữ. Bởi vì cái vị thánh mà ông ấy đang suy nghĩ tầm bậy chính là ngài Katchayana. Vị này là một trong những vị cao đồ của đức Phật. Thì sau khi ông này ông biết mình thay đổi giới tính rồi, ông ấy không còn mặt mũi nào trở về nhà nữa, ông bỏ đi qua xứ khác. Lúc bấy giờ ông đã trở thành một thiếu nữ. Cũng có nhan sắc. Và khi ông thay đổi giới tính rồi thì ông thay đổi luôn cả về tâm lí, ông lấy chồng - cô ấy lấy chồng. Khi mà cô này còn là đàn ông, cô có hai người con trai, khi cô lấy chồng cô cũng có hai người con trai. Và sau nhiều năm nhiều tháng, một ngày kia cô tình cờ gặp lại một người bạn cũ ở thành phố xưa, thành phố bản quán của cô. Cô hỏi thăm tin tức về người nhà thì mới biết mọi chuyện, cô mới nói thật cô chính là cậu công tử ngày xưa: "Do một cái suy nghĩ bậy bạ nên tôi đã bị phong trần đến như vậy đó. Bị lưu lạc đến đây làm thân phụ nữ có con, có chồng khổ quá." Người bạn thân nghe như vậy mới khuyên hãy trở về sám hối với ngài Katchayana. Sau khi sám hối xong thì cô đó trở thành nam lại. Cô ngán cảnh luân hồi sinh tử cô mới đi xuất gia. Đi xuất gia xong chư tăng huynh đệ biết chuyện riêng của đời tu của vị này, nên những vị phàm tăng hay chọc ghẹo. Hỏi là "Trong bốn đứa con, hai đứa là do chính ông sinh ra, hai đứa do vợ ông sinh ra, trong hai cặp đó ông thương cặp nào hơn?" Thì ông mới nói rằng: "Dĩ nhiên con của mình dứt ruột đẻ ra thì mình thương hơn." Nhưng sau một thời gian vị này chứng quả A La Hán, thì chư tăng mới hỏi là trong bốn đứa đó ngài thương ai hơn? Ngài mới trả lời rằng: "Đối với tôi tất cả chúng sinh giống nhau, không có đứa nào là đứa nào hết, không có phân biệt." Đối với chư tăng thời đó mà nói như vậy là tự nhận mình là một vị A La Hán. Cho nên mới vào thưa với đức Phật, nói rằng tỳ kheo Soraya đã tự nhận mình là vị A La Hán. Đức Phật ngài xác nhận là đúng vậy, Soraya bây giờ đã là một vị A La Hán.
Thì khi chúng tôi đi một ý hơi xa như vậy, chúng tôi muốn xác định ở đây một điều: Câu thứ nhất đức Phật dạy rằng chớ hành hung phạm chí. Đối với những người tu hành phạm hạnh nói riêng, đối với những người không có lòng tấn công nói chung, thì tuyệt đối mình không nên đụng chạm tới họ.
- Bởi vì ít nhất khi mình chống đối với người thiện, bản thân mình đã là người ác.
- Và mình chống đối, mình hành hung một người không có ác ý đối với mình, lúc bấy giờ mình đã là người hèn.
Vì vậy nên đừng là một người ác và cũng đừng là một người hèn.
Còn đối riêng với người tu hành, người ta đánh mình là xấu đã đành. Nhưng nếu mình trả đũa lại thì lúc bấy giờ tự mình cũng hạ mình xuống bằng họ. Mình được gọi là Phạm Chí bởi vì mình có nếp sống không giống người ta, mình có tấm lòng độ lượng bao dung, mình có tiết trực tâm hư. Bây giờ mình không còn giữ lại được cái đó của mình nữa thì hóa ra mình từ bằng tới thua họ, chứ mình không có hơn họ.
Câu thứ hai, đối với bậc phạm chí, thì cái thái độ tốt nhất chính là im lặng, tha thứ, bao dung, độ lượng. Bởi vì sao? Bởi vì ngày nào mà mình còn sống, sống với cái thương, cái hiềm hận, cái xung đột, thì ngay trong chính cái hiềm hận cái xung đột đó bản thân nó đã là một nỗi khổ cho đương sự rồi.
Như trong Trường bộ kinh, bài kinh Phúng Tụng (số 33) ngài Xá Lợi Phất ngài cũng có dạy cho chư tăng:
"Này chư hiền giả, khi nào chư hiền giả thấy trong nội tâm mình có sinh khởi một tâm hiềm hận đối với một cá nhân nào, một tập thể nào thì chư hiền giả hãy suy tư như sau: 'Ở đây cái lòng hiềm hận này có lợi ích gì cho ta hay không?' Nếu xét thấy rằng cái sự hiềm hận này, cái lòng tức tối này mà nó không có lợi cho ta, không có lợi có người thì các hành giả hãy từ bỏ nó."
Bởi vì nó không có lợi. Cái lòng hiềm hận đối với bất cứ ai còn không nên có thì hà huống gì đối với một người tu hành. Cho nên bất cứ một phút giây nào đó, theo chỗ uyên minh thủ đắc được ý nghĩa của bài kệ này là:
- đừng bao giờ nổi giận cũng
- đừng bao giờ tấn công ai hết .
bởi vì sao? Vì nếu mình nổi giận mình tấn công nhầm một người tốt, thì lúc bấy giờ mình đã trở thành một người xấu. Còn nếu mình có tấn công, có phản ứng đối với một người xấu, thì lúc bấy giờ mình cũng đã là một người xấu. Như vậy trong mọi trường hợp đều bất lợi.
Và một điều nữa . Người Việt Nam mình có một câu là "Ngậm máu phun người, dơ miệng mình", có nghĩa là trước khi mình phun máu vào người ta thì cái miệng mình đã ngậm máu rồi. Lúc đó người ta chỉ trúng ở áo quần, ở đầu tóc, ở vẻ ngoài thôi, còn riêng mình cái máu mình ngậm nó đã dính trong miệng mình rồi. Trước khi mình ra tay ra chân, trước khi mình dùng đến ngôn ngữ để tấn công đối phương thì trước hết mình đã sống trong bùn nhơ của tâm tưởng rồi. Cho nên trước khi đương sự bị tấn công thì mình đã tự mình tấn công mình, tự mình làm khổ mình, tự mình làm hại mình. Theo như cái hiểu của uyên minh thì hai bài kệ này cần phải được hiểu như vậy.
Và thời gian còn lại xin được để cho các câu thảo luận.
Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
HOÀN THÀNH - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]
Mục lục các bài giảng
(Hết)
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Sư Toại Khanh giảng Thiện Ác (1-4)
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=n4EhDY6Fgio&abt=Thi%E1%BB%87n+%C3%81c#Top
25/06/2020 - 04:35 - hongha7711
Trong tài liệu tiếng Anh, Pali nói rất rõ từ kì kết tập đầu tiên, ba tháng sau khi Phật Niết Bàn đã có kết tập A Tỳ Đàm rồi.
Tôi nói và tôi chịu trách nhiệm: Nó xui một chỗ là người Việt Nam thích nghe, chứ không thích đọc.
Các vị nhà ở gần tôi đến nghe tôi nói . Các vị mến tôi, quý tôi và các vị tin một mình tôi, tôi ban cho cái gì là các vị quỳ xuống cung kính mà húp cho bằng sạch cái lời tôi nói mà các vị không có tra cứu. Cái đó không phải là thái độ khoa học. Âu Mỹ không có như vậy. Ví dụ Sư cô Aggañāṇī người Đức, bả là một người thiếu phụ người Đức. Bả đi du lịch bên Miến Điện, bả quý ngài Nandamala . Gặp người Việt Nam là tiêu rồi . Người Việt Nam mà quý Ngài chỉ có hả họng nhận nước bọt của Ngài thôi. Tôi cố ý tôi nói nặng lời như vậy. Nhưng bả thì không, bả quý Ngài, bả học với Ngài, những gì Ngài nói chỉ toàn là gợi ý thôi. Chính bả về bả học tiếng Pali, tiếng Miến Điện. Chính bả nghiên cứu kinh điển. Chính bả là người đã lập ra một nhóm nghiên cứu A Tỳ Đàm ở Đức . Bả có hẳn một trang web mà bản thân tôi vẫn ngày ngày đi vào trang web đó lấy bài ra đọc . Đó là trang Abhidhamma.com, Abhidhamma.org, bốn thứ tiếng Anh, Đức, Miến, Pali. Còn mình thì không, tất cả những người Phật tử mà tôi tiếp xúc . Tất cả những người Phật tử mà nói kiểu đó đem truy ra đều không có đọc sách gì ngoài sách tiếng Việt.
Còn những người đọc được ngoại ngữ không bao giờ hỏi tôi cái câu mà nó dở ẹc như vậy: "Sư ơi, tạng A Tỳ Đàm có phải của Phật không?". Tất cả người hỏi tôi câu đó đều là những người,
- một là không biết ngoại ngữ,
- hai là không đủ ngoại ngữ để đọc,
- thứ ba là lười, cứ đi kiếm sách tiếng Việt mà đọc.
Tôi biết tôi nói cái này chạm đến nhiều vị trong và ngoài nước . Cho đến hôm nay nhiều vị sư Việt Nam khoái cất chùa chứ chưa hề nghĩ đến cái chuyện dạy giáo lý cho Phật tử cho tới nơ . Cứ gặp là đè nó xuống cứ bố thí, cúng dường hoài. Tôi phải xài chữ đè, đè nó xuống rồi cứ bố thí, cúng dường, niệm Phật, cứ nhiêu đó làm hoài mà để cho những thắc mắc mà tôi cho là những thắc mắc quan trọng cứ tồn đọng trong đầu Phật tử bao nhiêu thế hệ.
Cái Phật giáo Nam Tông truyền vào Việt Nam từ năm 1932 đến bây giờ, những cái này mà đến năm 2020 quý vị vẫn biết thì tôi cho rằng đó là cái phước phận của mình nó mỏng quá. Trong khi nếu quý vị biết đọc ngoại ngữ thì nó êm đềm lắm.
Hỏi: trong khi Sư giảng Sư nói "cái phần chú giải nói như thế này", vậy chú giải đó là của ai?
Trả lời: Kinh điển có ít nhất là năm đời.
- Đời một là chánh tạng do đức Phật và các vị Thánh cùng thời với Ngài.
- Đời hai là chánh sớ là chú giải đời một.
- Đời ba là chú giải đời hai.
Các vị sẽ thắc mắc là tại sao có chuyện đó? Là vì
- đối với trình độ thằng Tèo nó thấy trong bài kinh chỉ cần có ba điểm cần giải thích thôi, thế là nó chỉ giải thích có ba cái đó thôi. Nhưng
- đến thằng Tí, cái trình độ nó khác thằng Tèo, nó thấy ngoài ba điểm này còn những điểm khác cần nói thêm tại chúng sanh càng lúc càng ngu mà. Thứ hai, vì thằng Tèo nó giỏi nên giải thích của nó rất là đại khái, đời sau họ mới thấy rằng không phải ai cũng có thể hiểu cái đại khái đó nên họ tiếp tục họ giải thích cái đại khái đó.
- Đến đời thứ ba họ mới thấy rằng giải thích của đời hai vẫn còn mơ hồ nên họ giải thích tiếp. Nói thẳng luôn những người có ác cảm với Nam Tông họ mới lôi mấy cái này ra họ nói đây là của đời sau.
Nhưng mà họ quên một chuyện rất là quan trọng là
- của ai không quan trọng mà
- quan trọng là họ nói cái gì,
dầu chú giải đời mấy đi nữa nó có chống lại đời một và đời hai hay không.
Có người thắc mắc tiếp "ai có thẩm quyền giải thích Tam Tạng?".
Chính là các vị Thánh thời Đức Phật, ngài Xá Lợi Phất, ngài Mục Kiền Liên, ngài A Nan, ngài Ca Diếp. Chú giải đời một là do ngài Xá Lợi Phất, ngài Mục Kiền Liên, ngài Anan, ngài Ca Diếp chú thích. Tại sao họ kiết tập không có? Tại sao có những bài pháp ngài Xá Lợi Phất thuyết được ngài Anan kể lại trong kỳ kiết tập nhưng mà phần chú thích của ngài Xá Lợi Phất thì lại không? Tại sao có những bài kinh mà ngài Xá Lợi Phất thuyết mà đức Phật có lên tiếng xác nhận, ai cũng biết hết, còn có những bài kinh mà ngài Xá Lợi Phất thuyết nhưng không có đức Phật, rất nhiều bài giảng của ngài Xá Lợi Phất thuyết ngài Anan biết nhưng không có nhắc lại. Tại sao?
Nó có lý do rất là quan trọng .
- A-La-Hán thời đó nhiều quá, ngài Xá Lợi Phất là đệ nhất trí tuệ nhưng người nói đúng như ngài Xá Lợi Phất nhiều lắm. Nếu bây giờ gom hết những lời của ngài Xá Lợi Phất thì phải gom hết lời của ngài Mục Kiền Liên, gom hết lời của bao nhiêu vị địa cao đồ khác, như vậy kiết tập bao lâu mới đủ. Cho nên ở đây người ta chỉ ưu tiên cho lời Phật thôi và phần của các vị đệ tử chỉ là phần nhỏ thôi .
- Còn cái phần chú thích của bài kinh những vị nào học Tam Tạng phải học thêm. Và các Ngài làm cái chuyện đó có ẩn ý . Khi ưu tiên lời Phật như vậy thì đời sau không dám tự tiện thêm vào nữa. Tôi thờ ngài Xá Lợi Phất tôi thêm ngài Xá Lợi Phất vô . Cô mê ngài Anan, cô thêm ngài Anan vô, hai vị này thì OK. Nhưng khi tôi và cô chết rồi, cái đám đệ tử sau nó thờ các vị khác tệ hơn, vậy suốt hai lăm thế kỷ quý vị nghĩ coi kinh Phật còn cái gì nữa.
Cho nên người ta phải ưu tiên cho lời Phật hoặc là vẫn truyền thừa nhưng mà xếp vào cấp hai câp ba chứ không phải cấp 1 được.
- Một là ưu tiên lời Phật,
- hai là nếu thế hệ trước thông thoáng quá thì thế hệ sau nó loạn.
Nhờ sự kỹ lưỡng đó mà hôm nay ta còn bộ Tam Tạng Pali tương đối là tinh tuyền vậy mà ta còn nghi ngờ không phải lời Phật. Còn nếu thêm thoải mái là chết.
...
Bây giờ tôi ôn lại cái hôm qua nha. Hôm qua tôi nói về những cái khái niệm quan trọng trong cuộc sống và trong cuộc tu của mình. Nhưng mà đa phần, 99% Phật tử mình thờ ơ.
Hôm qua tôi bàn về chữ hạnh phúc và đau khổ trong đạo Phật. Tôi ôn lại chút xíu thôi.
- Đau khổ là chấp nhận, chịu đựng cái mình không thích và
- hạnh phúc là thưởng thức, hưởng thụ cái mình muốn
nhưng mà cái mình muốn, mình thích ở đâu ra ? Đó là do
- tiền nghiệp,
- khuynh hướng tâm lí,
- môi trường sống
nó đã tác động làm cho mình thích cái này, ghét cái kia.
Chính vì có thích, có ghét nên mới có đau khổ và hạnh phúc. Tại sao? Vì
- có được cái thích là hạnh phúc và chịu đựng cái ghét là đau khổ. Chỉ vậy thôi.
- Chuyện thứ hai, tất cả đau khổ trên đời này đều chỉ có hai nguồn: một là do có cái gì đó, hai là do không có cái gì đó.
- Hạnh phúc cũng vậy, tất cả những hạnh phúc trên đời này, dầu là hạnh phúc của nam nữ hay là của con nít, người già nó đều chỉ có hai nguồn thôi. Đó là do có cái gì đó và do thiếu cái gì đó.
Đó là hạnh phúc định nghĩa theo khía cạnh tổng quát.
Còn nói theo khía cạnh tu chứng thì có hai thứ hạnh phúc.
- Hạnh phúc thứ nhất là do có cái gì đó,
- hạnh phúc thứ hai là do buông được cái gì đó.
Bởi vì rõ ràng nói rằng hạnh phúc có hai nguồn do có cái gì đó và do không có cái gì đó, mà cái hạnh phúc còn lệ thuộc cái có, cái không là có vấn đề.
Cho nên muốn hạnh phúc rốt ráo thì cái hạnh phúc đó phải nằm ngoài cái thích và ghét. Hạnh phúc của thế gian nó phải lệ thuộc cái có và cái không.
Đức Phật Ngài ra đời Ngài nói mệt quá mệt quá, vô số kiếp tụi con luân hồi, trốn khổ tìm vui, mà niềm vui và khổ của các con toàn là điều kiện không à, mệt quá, mệt quá, bây giờ cái cách mà Như Lai bày ở đây là hạnh phúc thật sự là không còn thích không còn ghét nữa.
Cho nên cái ngày chưa biết Đạo thì mình trốn khổ tìm vui.
Biết Đạo ba mớ thì làm lành lánh dữ.
- Chưa biết Đạo thấy hạnh phúc là lớn chuyện, đau khổ là lớn chuyện.
- Biết ba mớ thấy thiện là lớn chuyện, ác là lớn chuyện.
- Biết thêm một bước nữa thì thấy thiện ác buồn vui chỉ là cái để mình nhìn thôi.
Cứ tiếp tục làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ, cứ tiếp tục đi làm, cứ tiếp tục đi học nhưng mà luôn luôn nhớ rằng hạnh phúc nó là như vậy đó, đau khổ nó là như vậy đó, tôi chưa có xúi quý vị cạo đầu đi tu, chưa xúi và cũng không bao giờ xúi dại như vậy . Chỉ mong rằng quý vị luôn luôn nhớ hạnh phúc nó được định nghĩa như vậy đó.
Định nghĩa ở thế gian hạnh phúc là do mình có cái gì hoặc không có cái gì . Hạnh phúc và đau khổ nó đến từ cái thích và cái ghét, có được cái thích và không tránh được cái ghét thì đều là hạnh phúc và đau khổ.
Khi đức Phật ra đời Ngài nói hạnh phúc thật sự là không còn thích và không còn ghét nữa.
Và tôi đã chứng minh rồi, có nhiều lúc trong đời mình
- sở hữu một món là hạnh phúc nhưng mà mình
- liệng được nó cũng là một thứ hạnh phúc.
Tôi đã nói hoài, nhiều khi
- mình mua một món đồ về thấy hạnh phúc mà
- mình kiếm được cái chỗ đem trả mình hạnh phúc hơn .
--ooOoo--
- Và có rất nhiều thứ trong đời này không có trả lại được chẳng hạn như hôn nhân, bao giờ hôn nhân nó cũng No refund hết, No exchange, không đổi và không trả được. Và nên nhớ
- mọi thứ trên đời này đều là for sale nhưng không phải tất cả đều on sale. Và đồ On sale là đồ xài không được lắm, tiền nào của nấy.
Trong đời tu nếu ham tu tắt, tu dễ, tu sướng . Hễ nó càng tắt, càng dễ thì cái quý vị đạt được có ba xu à.
Muốn thành Phật là đổ mồ hôi, xót con mắt, máu lệ tính bằng biển chứ không phải tính bằng lít. Có người hỏi "Tu khó vậy Sư?" Tôi không biết hành Ba-la-mật, bố thí thân xác, tình cảm, tôi chỉ biết một chuyện thôi .
- Nội mà gồng cho người khác chửi mà mình không giận, mà
- phải gồng nhiều kiếp mới đắc được.
Chứ đừng có nghĩ đi chùa, bố thí, nguyện kiếp sau con đắc quả, giải thoát luân hồi, đâu phải đơn giản vậy. Ba-la-mật mà, trong Ba-la-mật có kham nhẫn, hành xả (hành xả ở đây không phải gia vị nấu ăn mà là dửng dưng trước vinh nhục, khen chê của đời, khó lắm quý vị).
--ooOoo--
Ở đây tôi nói luôn một chuyện . Nhiều người tưởng mình không ham danh lợi, sai.
Ham danh nó có hai trường hợp,
- thô và
- tế.
Và ham lợi nó cũng có hai trường hợp,
- thô và
- tế.
Ham danh thô và tế là sao?
- Ham danh thô là thích nổi tiếng, thích quyền lực, thích chức vụ, thích được người ta biết tới, đi đâu cũng được người ta cúi đầu ngưỡng mộ, ganh tị, suýt xoa, xì xào.
- Ham danh tế là mình biết rõ tiếng tăm chỉ là phù du, chức vụ chỉ là sương khói, biết rất là rõ, mình không có ham chức vụ, không ham nổi tiếng nhưng nghe ai đó chê là mình bị sốc.
Tôi không có thích nổi tiếng, tôi không có thích chức vụ, tôi không thích kèn, trống, đưa đón dù lọng, cờ, quạt, tôi không có ham nhưng mà tôi nghe ai đó chê tôi, tôi chịu không có nổi. Cái đó là ham danh tế.
Chưa hết, cái này còn độc nữa nè . Tôi không ham danh nhưng mà tôi muốn người khác biết là tôi không ham danh.
Tôi rất muốn người khác biết là Sư Toại Khanh không có ham danh. Tôi tu quá mà, tôi muốn người ta biết là tôi tu. Tôi muốn người ta biết là tôi ở trên núi, tôi ít khi nào gặp Phật tử, tôi không thích ồn, tôi thích ngồi thiền.
Trong Kinh nói rất rõ, người tu hành có nhiều hạng.
- Hạng thứ nhất là thích thú, chìm đắm trong danh lợi.
- Hạng thứ hai, không có tham đắm trong danh lợi nhưng muốn người khác biết là mình không có thích danh lợi. Và cái
- hạng thứ ba, không thích danh lợi và cũng không muốn người ta biết rằng mình không thích danh lợi.
Hạng thứ hai tôi có gặp, tức là không giữ tiền và muốn người ta biết mình không giữ tiền. Người ta tới người ta đưa tiền, "Không, không! Sư không có giữ tiền cô!". Thực ra nó có nhiều cách lắm, tôi biết nhiều vị không giữ tiền, đưa họ họ vẫn nhận rồi sau đó họ kín đáo họ nhét vô cái thùng phước điền của chùa và lúc họ nhét họ không muốn ai thấy hết . Nó đẹp biết bao nhiêu.
Còn đằng này, tiền đâu phải là trái lựu đạn đâu mà sợ dữ vậy "Thôi, thôi! Thầy không có nhận cô. Thầy chỉ thuyết pháp bằng lòng từ bi thôi. Tiền con biết luật cấm mà con!" Chi vậy ? Đối với tôi cái đó không có đẹp, cái đó là gian.
Nên cái ham danh ham lợi nó có tế và có thô, nhiều khi mình không biết. Có dạng ham lợi mà thô là ngay cả của phi nghĩa họ vẫn lấy, hoặc là khá hơn chút không phải của phi nghĩa mà cái gì hợp pháp hợp đạo, mình cũng muốn, hoặc là có một trường hợp nữa cái nhỏ mình không thích mà cái lớn mình thích. Không thích lễ lạc, không thích nhận bao thư, trong đó có hai ba chục đồng bạc à . Nhưng mà có một bà đại gia nào đó tới cúng hai chục ngàn thì hoan hỉ, hoặc là bả không cúng bao thư mà hỏi số tài khoản cúng vào đó trăm mấy, chuyện đó hoan hỉ.
Trong trường hợp đó, ham lợi đó là không có thích thô mà thích tế.
Có nhiều vị họ cần tiền không phải để hưởng thụ, mà họ cần tiền để thực hiện một cái tâm nguyện gì đó. Nếu nói trên giấy trắng mực đen thì vị đó lành quá, họ cần tiền không phải sống sung sướng tiện nghi mà họ cần tiền để thực hiện một tâm nguyện gì đó nhưng mà chỉ có họ và trời mới biết . Khi mà tiền rót vô họ có vui hay không, cái vui đó là lành hay là bất thiện .
29/06/2020 - 08:41 - hongha7711
Các vị phải bình tĩnh chỗ này, cái này nó khó lắm. Ví dụ, tôi có một ước mơ là làm mấy cái làng nghề bên Miến Điện. Trong đó tôi mua đất xây những dãy nhà tiện nghi vừa đủ để cho người Miến Điện sống, tàn tật, mù, câm, đui, điếc, chỉ có tâm thần là tôi không dám nhận thôi, bởi vì nó buồn nó đốt nhà, là chết luôn. Đứa nào thêu được thì thêu, đứa nào vẽ được thì vẽ, làm thợ mộc, làm thợ may. Chứ kêu tôi móc tiền nuôi đám tàn tật, cô nhi thì tôi không có muốn. Tôi không có muốn cho cá mà tôi muốn dạy họ câu. Và tôi muốn mỗi sáng Bát Quan Trai trong chùa phát loa ra chỗ đó, trong chùa truyền giới và thuyết pháp, đui mù câm điếc vẫn làm việc, lời Pháp lời Kinh vẫn vang vọng trong cái làng đó, chiều có những lối đi rất là sạch đẹp, đường sáng trưng vậy đó. Đèn thì mở cho mấy người điếc, Pháp thì mở cho mấy người đui. Đại khái là tôi muốn làm cái làng nghề như vậy, tiền ở trong đó tôi trích ra một phần để làm cầu đường. Tôi mê lắm. Ở đâu tôi có tiền, tôi cũng mong một người nào đó không cần đưa tiền cho tôi . Họ nghe lời này của tôi rồi tự họ đi làm.
Khi tôi biết có người họ làm như vậy tôi thích lắm. Và chỉ có trời mới biết cái thích đó là tâm thiện hay tâm háo danh, vì khi họ làm cái đó, tôi cũng được tiếng vậy.
Cho nên, chính mình tu là mình phải có khả năng đọc được lòng mình. Chứ còn có nhiều cái trên danh nghĩa, trên từ ngữ nó đẹp vô cùng, nó đẹp lắm.
Tôi nói luôn nha, kể cả những người không có biển thủ, không có tham làm, không có tư túi, không có tơ hào, mà khi họ nhận tiền để làm cái việc công, nó có nhiều cách để họ tham lắm quý vị. Thí dụ, họ không có tư túi tức là họ không có lấy của công nhét vô túi nhưng mà thế này, hồi trước lúc quỹ từ thiện còn ít thì họ đi xe đò, bây giờ họ thuê xe máy lạnh, hồi trước họ bay bằng Economy bây giờ họ bay bằng Premium, sau đó tiền nhiều quá có thể chuyển qua Business, rồi tiền nhiều quá thì First class. Họ không có lấy ra xài riêng bởi vì chuyến bay đó là chuyến bay cần thiết mà . Nhưng mà nó nâng cấp từ từ upgrade upgrade.
Hồi đầu cần lắm mới đi, còn giờ thấy hơi cần cần đã đi rồi. Hồi đầu nó qua ở motel, bây giờ qua ở hotel... Tôi nói lại là chuyến bay đó cần thiết, cái chuyện ở khách sạn là cần thiết nhưng mà hồi đó chuyến bay nó không cần phải mắc như vậy . Nhưng mà giờ xài mắc hơn chút, khách sạn không cần ở tốt như vậy nhưng giờ họ ở tốt hơn một chút. Đó là những cái mà chỉ có họ biết thôi.
Hỏi: "Như vậy có phạm giới không Sư?".
Trả lời: Họ có quyền xài cái đó. Đó là chuyến bay cần thiết.
Tôi nói rõ đó là cô chứ không phải ai. Vì thật ra cô đã kêu gọi cho hai chục cái giếng bên Miến Điện . Hai chục cái giếng đó chỉ được thực hiện khi thấy bóng dáng cô qua . Cô là người giao tiền mà. Thay vì cô bay bằng chuyến bay Economy, giờ cô bay bằng Premium nhưng mà nó có lý do là vì "Tôi lớn tuổi. Tôi ngồi hai mấy tiếng đồng hồ tôi ngồi không có nổi. Tôi ngồi Premium tôi đâu có tội". Thực ra cái đó quần chúng vẫn thông cảm. Tôi nghĩ tôi thông cảm chứ! Chứ cô bị liệt thì ai sẽ thay thế cô đây. Cô biết rất nhiều người sẵn sàng cho tiền nhưng kêu bay không ai chịu bay hết. Cô biết cái chuyện ở đây vào ngày cuối tuần đã khó rồi, chứ đừng có nói bay cả mười ngày sang xứ Châu Á . Rất là khó nên họ phải trông cậy vào cô. Cái chuyện cô bay đâu có phạm giới đâu cô.
Hôm qua tôi đã định nghĩa về hai chữ Hạnh phúc và Đau khổ. Khi anh hiểu hai chữ Hạnh phúc và Đau khổ thì đời sống anh nó khá hơn và anh tu tập nó tốt hơn. Bằng chứng là hôm qua tôi đã chỉ quý vị cách đối phó với những cơn đau, quý vị còn nhớ không?
Sáng nay tôi bàn qua hai chuyện khác mà bà con nghĩ rằng bà con biết rất nhiều. Nhưng tôi e là quý vị chưa có hiểu đủ để xài. Hôm qua là chữ buồn vui, sướng khổ .
--ooOoo--
Sau đây tôi bàn đến hai chữ Thiện và Ác. Nếu có người hỏi từng người ở đây định nghĩa về chữ Thiện Ác quý vị định nghĩa được không? Định nghĩa sao mà mình có thể xài được trong đời sống, chứ còn mình định nghĩa cho vui, cho trà dâng tửu hậu, cái đó thì dễ . Còn định nghĩa để xài được, lấy ra áp dụng được trong đời sống thì cái đó mới quan trọng.
Hôm qua tôi đã nói về chữ Sướng, Khổ, Buồn, Vui. Bữa nay tôi nói đến hai chữ Thiện, Ác.
Cái tiếng chuông này, người đánh đánh bằng tâm thiện hay tâm bất thiện? Chỉ có người đó mới biết thôi. Trong khi trên hình thức, nghe nói chuông mỏ là thấy nó tu rồi, mà tu là thiện rồi đúng không? Nhưng mà thực tế nó không phải như vậy. Chưa chắc!
Ác là gì? Ác có hai, là
- cái phải trừ bỏ và
- cái phải vượt qua.
Ác phải trừ bỏ là cái gì?
- Tham lam, sân hận, ganh tị, bủn xỉn, thù oán, nhỏ mọn, toan tính, đó là những cái ác cần phải trừ bỏ.
- Thứ hai, giậm chân trong cái thiện đó là một cái ác cần phải vượt qua. Nó ăn chay có ba bửa mà coi người ta như rác vậy đó. Có cái hạng này không? Có.
Nên ác có hai, một là cái cần trừ bỏ, hai là cái cần vượt qua. Ác nào cần phải vượt qua? Dạ, cái giậm chân trong cái thiện là ác rồi.
30/06/2020 - 12:37 - hongha7711
Nó học ba mớ nó dòm thằng nào cũng dốt hết trơn. Nó ngồi thiền một ngày được có hai tiếng mà nó dòm xung quanh toàn là cái lũ phàm phu không à . Có mình nó là thánh à . Mà trong khi đó nó ngồi hai tiếng trong đó nó ngủ hết phân nửa rồi nhưng mà nó vẫn thấy đứa khác là phàm.
Kì đó tôi đi với một nhóm bên Châu Âu, đi qua Miến Điện ngang trường thiền. Lúc đó hết giờ ngồi thiền chung với đại chúng rồi . Người ta đi về hết rồi . Còn sót lại một bà ở trong mùng ngồi. Mà tôi không dám tả sao mai mốt giống bả. Bả khum đến mức tôi tưởng tượng giống cái mái che luôn. Mấy bà đi chung thấy suýt xoa: "Người ta đi hết mà còn ngồi thêm nữa, ngồi bonus, extra nữa". Còn bà nữa nói: "Ngồi vậy mỏi chết luôn, chắc bà này vô định rồi không biết mỏi nữa". Mỗi người nói một câu đến bà thứ tư tôi chịu hết nổi rồi, tôi mới nói: "Lại vén mùng xem coi bả đang ngủ hay bả đang định".
Nó có nhiều lý do để bả tiếp tục ngồi . Tại sao không chịu nghĩ là nãy bả vô quá trễ, giờ đi hết, bả còn sót lại, tại sao mình không nghĩ vụ đó? Không phải là tôi không thích khen người khác mà tôi không thích người khác khen một cách vội vã. Thấy bả là người duy nhất còn sót lại trên thiền đường nó có nhiều lý do lắm. Thứ nhất, có thể hồi nãy bả là người vô trễ quá. Thứ hai, có chắc là giờ bả đang ngủ hay bả đang thiền ?
Hoặc là hôm qua tôi về chùa, có cô cổ ngồi ngoài hành lang mà cổ gục cái đầu xuống. Cách ngồi của cổ có ba lý do để mình hiểu.
- Một là bả đang thiền,
- hai là bả đang buồn ngủ,
- ba là bả đang bệnh.
Mà thôi, thấy mặt bả cũng dễ thương mắc công mình sáp lại, mình hỏi thăm lại hiểu lầm nữa. Lát nữa tôi ở trong nhà bếp, bả vô bả hỏi thăm nãy chai thuốc của bả để đây có ai lấy không? À thì ra nãy giờ nàng ngồi là do nàng bệnh. Nếu nãy tôi ẩu là tôi đã khen bả nhập định tại sân chùa.
Cho nên, mình thấy người ta ngồi thiền chưa chắc họ đang thiền, họ ngồi chưa chắc họ đang ngồi.
Cái ác ở đây có hai,
- một là cái cần trừ bỏ,
- hai là cái cần phải vượt qua.
Bây giờ tôi quay lại giáo lý duyên khởi.
- Do không biết vạn sự ở đời là khổ nên người ta thích tùm lum.
- Và vì thích tùm lum nên cái gì người ta thích cũng là thích trong khổ.
Có loài thích ăn phân, có loài thích ăn thịt sống, có loài thích ăn đồ nấu nướng chiên xào.
- Chính vì không biết mọi thứ là khổ nên người ta thích cái này cái kia.
- Và do thích cái này cái kia người ta tạo các nghiệp thiện ác.
Thay vì mình phải hiểu rằng
- dầu có về trời thì vẫn quẩn quanh trong cái khổ,
- khổ trực tiếp hay là khổ gián tiếp,
- khổ tế hay là khổ thô.
Lẽ ra phải hiểu như vậy, nhưng đằng này kẻ thì thích cái này kẻ thích cái kia, là vì sao? Vì họ không biết rằng mọi thứ là khổ. Chính vì người ta không biết mọi thứ là khổ nên người ta thích thú trong khổ và tiếp tục đầu tư khổ.
Do vô minh trong bốn đế
người ta tạo các nghiệp thiện ác,
và trong nghiệp thiện ác đó, từ chuyên môn trong Phật học gọi là hành.
- Vô minh duyên hành.
- Hành ở đây gồm có phi phúc hành, phúc hành và bất động hành.
- Có một cách kể khác đó là thân hành, khẩu hành và ý hành, nhưng kể như vậy nó không có rõ nghĩa thiện ác.
Ở đây Đức Phật ngài kể ba cái hành này cho nó rõ nghĩa thiện ác.
Phi phúc hành là gì?
Là bất cứ nghiệp thân, nghiệp khẩu, nghiệp ý nào mà nó được tác động bởi tham, sân, si thì cái đó được gọi là phi phúc hành.
Phi phúc hành nó dắt mình đi về cõi nào?
Nó dắt mình đi đọa.
Thứ hai, phúc hành là các việc thiện ở cõi dục và cõi sắc giới.
Thiện ở cõi dục là gì?
Là bố thí, giữ giới, phục vụ, nghe pháp, hồi hướng, trau dồi kiến thức giáo lý... gọi là thiện dục giới.
Thiện ở sắc giới là gì? Là tu tập các tầng thiền bằng những đề mục vật chất như đất, nước, lửa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng, hư không, ánh sáng, bất tịnh, thủy trượt, hơi thở, cái đó được gọi là thiện sắc giới.
Phi phúc hành được gọi gọn là ác hành, ác hành dẫn mình đi sa đọa.
Phúc hành là các nghiệp thiện nó dắt mình đi quẩn quanh trong các cõi nhân thiên.
Mà các vị biết rồi, quẩn quanh trong các cõi nhân thiên là 99,9% là để hưởng thụ và tiếp tục tạo nhân sanh tử đúng không?
Bất động hành là cái gì?
Bất động hành chính là các tầng thiền vô sắc.
Trong các tầng thiền vô sắc, tầng cao nhất là phi tưởng phi phi tưởng xứ, tầng này sống được 84.000 đại kiếp, nó sống xong thì nó quay trở lại cõi dục, mọi thứ trở lại bất trắc, bất toàn như cũ.
30/06/2020 - 01:49 - hongha7711
(còn tiếp)
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(tt) Sư Toại Khanh giảng Thiện Ác (2-4)
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=n4EhDY6Fgio&abt=Thi%E1%BB%87n+%C3%81c#Top
30/06/2020 - 01:49 - hongha7711
Tôi quay trở lại, cái ác có hai: cần trừ bỏ đó là phi phúc hành. Do vô minh trong bốn đế nên ta mới làm ác, bị sa đọa, chuyện đó là chuyện đương nhiên, dễ hiểu rồi.
Nhưng chuyện thứ hai mới ghê, trong cái đám vô minh trong bốn đế nó chia làm hai nhóm.
- Nhóm một, vì nó ngu quá nên nó trốn khổ tìm vui bằng cách là chuyện ác ở đâu cũng làm hết.
- Còn cái nhóm thứ hai thì nó khôn hơn, nó trốn khổ tìm vui bằng cách nó làm điều lành không à. Mà nó làm điều lành để làm gì? Để nó hưởng. Như vậy nó khôn hơn cái đám nọ nhưng mà nó khôn hơn một tí thôi.
Có hai nhóm, một nhóm tối nào cũng đi nhậu hết, nhậu xong rồi lái xe về . Một là tự gây tai nạn, hai là bị cảnh sát còng. Nhóm hai thông minh hơn, tối nào cũng đi nhậu hết nhưng mà đi Uber hoặc nhờ người nhà tới rước. Nhóm thứ hai thông minh hơn nhóm một đúng không? Nhưng mà mình có nên bắt chước nhóm hai không? Không, vì nó có hại. Nên nói nó khôn hơn là khôn hơn cái đám nhậu cho đã rồi tự lái về thì đúng là khôn hơn thiệt, nhưng so với người không uống rượu thì nó tệ dữ lắm, tối nào cũng làm hai chai hết.
Như vậy cái ác có hai,
một là những thứ cần phải trừ bỏ,
hai là những thứ cần phải vượt qua.
Trong kinh nói, đời có ba cái khổ.
- Khổ thứ nhất là mình phải sống với những gì mình ghét.
- Thứ hai, khổ là vì mình phải xa những gì mình thích.
- Và cái thứ ba, chỉ cần có mặt trên đời này thì đó là khổ rồi.
Nếu nói như vậy thì cái khổ mà theo Phật pháp nói rốt ráo, gồm có hai đó là
- khổ cảm giác và
- khổ bản chất.
Khổ cảm giác là nó còn dây dưa với cảm xúc, cảm giác, cảm thọ khó chịu, dễ chịu, cái khổ đó là khổ thô.
Còn khổ bản chất là sao, là sự bất toàn thì nó là khổ rồi. Thí dụ như con gái ban đêm ban hôm có mặt ở khu Mỹ đen, chưa bị gì hết, đó đã là cái khổ rồi. Nhiều khi gió mát trăng thanh, có thằng bồ gọi nói chuyện sung sướng, nhưng người biết chuyện họ nhìn vô họ có biết đứa con gái đó đang trong tình trạng nguy hiểm không? Lúc đó chưa xảy ra chuyện gì, chưa, nhưng mình có đồng ý rằng tình trạng của đứa con gái đó không nên tái diễn nữa đúng không? Đúng.
Ở đây cũng vậy, cái khổ liên hệ đến cảm xúc ai cũng thấy, nhưng cái khổ thứ hai là cái khổ bản chất thì cái khổ này bậc thượng trí mới thấy được.
Hễ còn có hiện hữu thì còn có cơ hội bị hai cái khổ kia là gần cái ghét và xa cái thích.
Và cái thứ ba, chỉ riêng sự có mặt đã là khổ rồi. Là vì sao?
- Vì thứ nhất, nó là nền cho hai cái khổ trước.
- Thứ hai, nó vô nghĩa, vô vị, vô ích và vô duyên. Bốn cái 'vô'.
Có mặt để làm cái gì? Tôi nói hoài bà con còn nhớ không? Bây giờ các vị có phép lạ, các vị sống năm chục ngàn tỉ năm không chết, được cặp tay với người mình thương, bay khắp vũ trụ, gió mát trăng thanh, đã quá, ghé vô các hành tinh tha hồ hốt hột xoàn về xây tổ ấm. Cái lâu đài của quý vị cao năm ngàn cây số toàn là hột xoàn không. Đẻ ra một bầy con đông như Âu Cơ. Hạnh phúc quá. Rồi tiếp tục sống thêm năm chục ngàn triệu tỉ năm như vậy để làm gì? Cứ ra vô thay tã cho đám con, ăn cơm với chồng, ăn cơm với vợ, ra vô nhìn cười cười y như mấy thằng tâm thần vậy . Suốt mấy chục ngàn tỉ năm. Đối với người hạ căn hạ trí họ thích cái đó. Nhưng với bậc thượng thừa họ sẽ tự hỏi: "Cái này nó dẫn về đâu?"
30/06/2020 - 10:26 - hongha7711
Tôi từng ở trong những ngôi nhà Phật tử mấy triệu.
Tôi từng ở trong những ngôi nhà Phật tử bên Cali đi ra đi vô không cẩn thận, lỗ mũi quẹt tường, chậc ních à.
Ở trong hai ngôi nhà tôi thấy một điểm giống nhau là nếu gia chủ không có đời sống tâm linh thì hai cái nơi đó đều là hai cái nhà ngục vì tôi thấy nó quá vô vị.
Trong khi tôi về cái am của tôi ở Florida, sách vở của tôi trùng trùng, một là tôi đọc online, hai là tôi đọc sách in thoải mái.
Còn ở chỗ đó tôi thấy cái sự vô vị của nó, đi ra đi vô gặp mặt nhau cười cười, mình muốn ăn gì họ nấu cho mình ăn cái đó, lâu lâu họ gặp mặt mình họ hỏi Đạo thì không nói gì . Còn gặp cái kiểu mà khi không có mình thì hai vợ chồng hai đứa con họ gặp nhau họ nói cái gì nữa.
Có nhiều cuộc hôn nhân mà tôi biết nó rã không phải là vì ai có lỗi hết mà chỉ vì sự vô nghĩa của nó, chán. Sống với nhau lâu ngày chúng ta không có gì để cho nhau, để nói với nhau, cứ lặp đi, lặp lại, lặp đi, lặp lại, tune again những cái điệp khúc rất là tẻ nhạt. Cuối cùng có một ngày nó mắc vào những cuộc tình công sở.
Tại sao người ta thích ngoại tình?
Không phải người ta tệ đâu mà vì nó lạ. Bởi vậy nhiều khi vợ mình là dĩa cơm nguội nhưng là cơm tấm với cha hàng xóm . Lý do là nó cứ chán, cứ có nhiêu đó hoài.
Ở đây tôi không muốn đụng chạm đến hôn nhân gia đình, nhưng mà tôi muốn nói đến bậc thượng trí họ nhìn cuộc đời này có ba cái đáng chán.
- Cái thứ nhất, có mặt ở đời là phải chấp nhận mất mát, lìa xa những thứ mình thích.
- Thứ hai, có mặt ở đời là sớm muộn gì cũng phải chấp nhận những thứ mình ghét.
- Cái thứ ba, chỉ cần có mặt trên đời này là mình có cơ hội để chịu hai cái khổ trước. Và đồng thời bản thân sự có mặt đã là vô nghĩa, vô vị, tẻ nhạt.
Và trong kinh nói rõ, chỉ có bậc thượng trí mới thấy rõ cái khổ thứ ba đó. Còn chúng ta thì chỉ cần không xa cái mình thích và không gần cái mình ghét là đã thấy hạnh phúc rồi.
Còn quý vị hỏi tôi là: "Tại sao bậc thượng trí họ chán sự hiện hữu?",
Là bởi vì đã nói 'thượng trí' là họ có niệm và có tuệ, chánh niệm và trí tuệ.
Khi các vị sống với chánh niệm và trí tuệ thì sẽ thấy từng cái giây phút mà quý vị nói là hạnh phúc nó chớp nhoáng, chớp tắt, chớp tắt, chớp tắt. Khi họ thấy mọi thứ là chớp tắt, họ chán.
Còn mình cứ nghe giảng đời là bể khổ nhưng không được nghe tới nơi tới chốn. "Khơi khơi tôi đang hạnh phúc quá, tôi đang sống trong mối tình đầu với một con nhỏ trang lứa với tôi đẹp lộng lẫy luôn, rồi bây giờ bắt tôi thấy đời là đau khổ, tôi thấy sao nổi! Tôi đang tuổi trẻ sung sức mà! Tôi mới tậu được một chiếc xe rất là vừa ý, quý vị biết không ? Tụi tôi đang có kế hoạch honeymoon ở Hawaii mà . Bây giờ, ông Sư ổng bắt tôi phải nhận đời là khổ, tôi không thấy nổi!".
Tuy nhiên, đối với một hành giả Tứ Niệm Xứ thì lại khác. Khi mình sống chậm lại, chữ 'chậm' ở đây không phải là tốc độ, 'chậm' là không để cho sáu căn nó bôn ba theo sáu trần mà mình sống với những gì nó đang diễn ra trước mắt. Nên nhớ!
Hành giả Tứ Niệm Xứ
- không đi tìm sáu trần, mà
- ngồi yên quan sát những cái trần mà mình không tránh được.
Không tránh được ở đây nó gồm có hai.
- Một, là trần cần thiết.
- Hai, tự nó đủ duyên là nó có mặt.
Trần cần thiết là gì?
- Tới giờ mình có cần ăn không? Bữa ăn đó có là trần không?
- Qúy vị có cần đi tắm không? Cái chuyện nước nó dội vô mình có phải là sáu trần không?
01/07/2020 - 12:44 - hongha7711
Cái trần không tránh được ở đây gồm có hai,
- một là cái trần cần thiết,
- hai là mình không tránh được nghĩa là nó đủ duyên.
Như khi mình bước ra đường lái xe mà cấm không cho nhìn chiếc xe khác quý vị có dám lái không, mà quý vị có muốn nhìn thấy chiếc xe khác không? Cái muốn này do thích hay do cần? Bây giờ hiểu chưa.
Cho nên hành giả Tứ Niệm Xứ không có đi tìm sáu trần để thưởng thức mà chỉ quan sát sáu trần khi không tránh được. Không tránh được ở đây gồm có hai, một là trần cần thiết, hai là khi nó đủ duyên mình phải chịu thôi. Thí dụ như mình đang ngồi, hàng xóm nó làm rớt mấy cái thùng kêu cái 'đùng', thì hỏi mình tránh ngã nào? Mà cái đó không phải là cái cần thiết đúng không nhưng nó lại lọt vô trường hợp thứ hai, nó đủ duyên thì mình chịu chết thôi. Thế giới này là thế giới của duyên mà!
Cho nên, hành giả Tứ Niệm Xứ sống miên mật với chánh niệm và trí tuệ (LTP: Vì thế chỉ có chánh niệm thôi thì không đủ - U Tejaniya).
- Chánh niệm là gì là biết rõ 'How' và
- trí tuệ là biết rõ 'what'.
- 'How' là biết rõ cái activities của mình, biết mình đang đi, đang đứng, đang nằm, đang ngồi.
- Biết cái 'what' là sao ? Biết cái này là thiện, cái này là ác, cái này là đất, nước, lửa, gió. (LTP: Nghĩa là có sử dụng trí tuệ - U Tejaniya)
Tôi cầm cái ly lên, vừa cầm lên biết cái cứng, cái mềm là đất, nóng lạnh là lửa. Nhưng có hai trường hợp, như tôi tu Tâm thì khi tôi cầm tôi biết là tôi muốn cầm, tôi tu Thân Tứ Niệm Xứ thì khi tôi cầm lên tôi biết đây là cứng mềm là đất, nóng lạnh là lửa.
Tùy tôi tu đề mục nào thôi, miễn là khi tôi cầm cái ly tôi không để cho phiền não có mặt. Còn cái chuyện tôi lưu ý đến khía cạnh nào là tùy đề mục tôi chọn.
Có hai cái lưu ý,
- một là mình lưu ý cái mình cần nhìn,
- hai là lưu ý cái mình không cần nhìn.
Trong kinh Đức Phật nói khi mình cưa gỗ mình không cần nhìn hai cái đầu lưỡi cưa, đầu này đi đến đâu, đầu kia đi đến đâu, chỉ cần nhìn chỗ lưỡi cưa nó ăn vô khúc cây thôi để mình bảo đảm rằng lưỡi cưa nó đang đi đúng đường mực. Còn cái phần đầu nó đi đến đâu kệ nó, phần đuôi nó lùi đến đâu kệ nó, mà mình chỉ ngó ngay lưỡi cưa nó đang nằm chỗ nào mình nhìn chỗ đó thôi. Hành giả Tứ Niệm Xứ quan sát sáu căn là quan sát như vậy đó.
Nghe người ta la hét là mình chỉ ghi nhận người ta đang la, bực mình mình chỉ biết đang bực mình, tức là mình chỉ quan sát chỗ lưỡi cưa nó cứa vào khúc gỗ thôi, chứ không có quan sát ra ngoài vì nó không có cần thiết.
Các vị không có tu các vị nghe thấy nó kì "Ủa sao Pháp môn gì nghe nó lạ dữ vậy?". Nhưng mà cứ làm thử, nó an lạc vô cùng, bởi vì (tôi đã nói cái này không biết bao nhiêu lần) thế giới này nó chỉ tồn tại trong giây phút hiện tại thôi.
- Cái nó đã xảy ra cách đây một giây bây giờ nó không còn nữa và
- cái sẽ xảy ra tiếp đây một giây là cái chưa có.
Thế giới nó đang tồn tại trong từng giây phút hiện tại.
Mình tu Tứ Niệm Xứ, Tuệ Quán, Minh Sát, Vipassana là mình đang sống hết mình với những gì đang xảy ra ngay bây giờ.
Mà tại sao phải sống hết mình với những cái xảy ra bây giờ? Bởi vì cái quá khứ nó qua rồi nhớ lại chỉ vô ích thôi. Cái quá khứ nó chỉ có giá trị khi nào nó là một bài học, nó là một cái ấn tượng cần thiết. Thí dụ như vị A-La-Hán ngài không có phóng dật, thất niệm nhưng mà thí dụ như ngày hôm qua có người thỉnh Ngài hôm nay đến nhà ăn cơm. Vậy buổi sáng hôm nay Ngài có nên nhớ lại lời hứa của ngày hôm qua không? "Dạ có!" Tại sao vậy? Hôm qua bà Loan bả mời, ngài A-La-Hán không cần phải nhớ chuyện cũ nên đi theo lại nhà bà Nga này, chiều bà Loan bên kia tới, đốt chùa! Hiểu không?
Cho nên, A-La-Hán vẫn phải biết chuyện cũ nhưng người ta biết một cách cần thiết.
Còn mình là như vậy nè, mình toàn là nhớ cái không cần thiết không à! Mình tới trước nhà này đậu xe, cái lát mình đi ra mình thấy có chiếc xe khác nó đậu xéo làm mình ra không được, cái mình dòm kỹ biển số "Xe này của con nhỏ mới hôm qua mình gây lộn nè! Đậu vậy là đậu để kiếm chuyện nè!". Tức là mình phăng ra những cái chuyện mà lẽ ra có chắc người ta có ý đó không mà mình moi ra cho bằng được.
Cái hồi nó ghét nhau nó moi ra những cái li chi li chi. Đi vô nhà bếp ngồi ăn chung, nó ngồi kế bên mình mà nó để cái chén hơi mạnh là mình nghĩ nó để ngay mặt của mình, cái đó có không? Khủng khiếp. ...
Cho nên chữ 'Ác" ở đây thấy nó lớn chuyện khiếp lắm. 'Ác' gồm có hai, là cái xấu cần phải trừ bỏ và sự giậm chân trong cái thiện đã là cái ác rồi.
Và ở trong ba cái hành, cái Phi Phúc Hành là cái cần phải bỏ nhưng mà mình còn kẹt trong hai cái sau. Rồi quý vị hỏi tôi một câu nữa "Ủa tôi thấy trong Phúc Hành là mấy cái thiện không à mà giờ mình phải vượt qua là sao?".
Vượt qua là vầy, là
- vẫn tiếp tục hành thiện nhưng
- không cầu quả nhân thiên.
Giờ tôi ôn lại mấy bài cũ xì. Trước giờ mình chưa biết Đạo là mình chỉ trốn khổ, tìm vui. Bây giờ biết Đạo rồi chỉ có làm lành lánh dữ, nhưng mà để làm gì? Để trốn khổ tìm vui. Hồi trước mình trốn khổ tìm vui bất chấp thiện ác, còn bây giờ mình trốn khổ tìm vui bằng cách làm lành lánh dữ. Nghe nó sang hơn nhóm một đúng không? Bởi vì nhóm một nó nhậu rồi nó lái xe về, còn nhóm hai nó nhậu xong nó kêu Uber về, nó sang hơn chứ. Nhưng hai nhóm này nó giống nhau ở chỗ đứa nào về cũng quắt cần câu . Đêm nào nó cũng xỉn và cuối cùng đứa nào cùng bị bệnh gan hết.
Chính vì cái chỗ này Đức Phật nói "Không, dầu cho tự lái hay người khác chở đều không nên nhậu!".
Nhưng mà nó khổ thế này, nhậu thì mình bỏ hẳn được, nhưng công đức sao bỏ đây?
Vậy cho nên mình phải chuyển cái lý tưởng hành động. Không phải những người nào mê tiền đều xấu.
Có người họ cắm đầu vô tiền chỉ vì họ mê tiền, họ mê cảm giác le lưỡi đếm tiền, họ mê cảm giác gục mặt vô statement mỗi tháng xem coi nó vô bao nhiêu ra bao nhiêu.
Nhưng có nhiều người họ cần tiền để họ làm cái việc hữu ích cho xã hội. Nó khác nhau.
- Cho nên, cái hạng thứ nhất là trốn khổ tìm vui bất chấp thiện ác.
- Hạng thứ hai trốn khổ tìm vui bằng cách làm lành lánh dữ, làm lành lánh dữ để chi, để trốn khổ tìm vui.
- Hạng thứ ba, tiếp tục làm lành lánh dữ nhưng không phải trốn khổ tìm vui mà để dứt điểm thiện ác, buồn vui.
Như vậy 'Ác' có hai là cái mình cần phải trừ bỏ nó và cái thứ hai là những cái cần phải vượt qua. Cái cần phải vượt qua là sự giậm chân trong cái thiện. Có đứa nó không chịu đi học, nó sợ tới trường. Có đứa nó thích tới trường, trường tan nó không muốn về vì nó tiếp tục muốn ở trong đó, nó đá banh trong đó. Hồi xưa ba má thấy nó lêu lỏng không thích tới trường, nan nỉ nó tới, bây giờ nó thích tới trường. Đúng, bây giờ nó không rời sân trường vì nó ở lại nó đá banh. Sau này nó khá hơn chút, nó không đá banh nữa, tan giờ học nó lên thư viện nó ở hoài, phát hiện ra nó đang cặp bồ ở trỏng. Cuối cùng phải chọn cách tốt nhất là nó ở lại trường để nó học, còn không nó phải về nhà để tiếp tục học hoặc nó giúp việc nhà cho má. Cái đó mới tốt, chứ còn một là nó lêu lỏng không đến trường cũng là chuyện không nên, nó ở lại trường nó đá banh cũng không nên, nó ở lại thư viện để tiếp tục trai gái cũng không nên.
Thì ở đây cũng vậy, chưa là Thánh thì mình phải tiếp tục luân hồi, chưa là Thánh thì mình phải tiếp tục làm thiện lánh ác, nhưng mà làm thiện lánh ác với tinh thần của một người cầu giải thoát.
Người không biết Đạo nhiều người ta làm lành lánh dữ để trốn khổ tìm vui. Còn mình làm lành lánh dữ để không còn thiện ác, buồn vui, mặc dù mình đang làm lành lánh dữ mà mục đích là để mai này không còn cái chuyện thiện ác nữa. Tôi cố ý tôi nói hoài, tôi nói đến chừng nào quý vị có thể chán, có thể nhàm "Tại sao ổng cứ nhắc tới nhắc lui!", bởi vì khi các vị đã thấm được cái này rồi thì nó vững trăng.
Cứ nhớ:
- ác cần phải tránh,
- thiện cần phải làm, nhưng quan trọng là anh hành thiện tránh ác bằng lý tưởng gì.
Tránh ác hành thiện là một cái chuyện đẹp nhưng mà bằng lý tưởng gì lại là chuyện khác. Giống như đứa bé nó tan trường mà nó ở lại trường, phải coi nó ở lại trường làm cái gì, có biết bao nhiêu chuyện tình xảy ra ở thư viện trường. Cái Starbucks là cái chỗ người ta dừng lại giải khát, chỗ người ta bàn bạc công việc, chỗ sinh viên vào đó làm bài mà cũng là bao nhiêu cuộc tình nảy nở từ Starbucks. Cho nên thấy tôi vào trong đó đừng nghĩ tôi hẹn với ai, tôi chỉ uống nước thôi.
01/07/2020 - 02:12 - hongha7711
Cái ác nó gồm có hai thì cái thiện nó cũng gồm có hai.
- Cái thiện thứ nhất là những điều lành ta cần phải trau dồi bởi nhờ nó ta bỏ được cái ác. Đó là trí tuệ, từ bi, kham nhẫn, chánh niệm, thiền định.
- Cái thiện thứ hai là sự lìa bỏ các thiện ác, gọi là chí thiện.
Các vị hỏi tôi ở kinh nào? Từ A Tỳ Đàm đến Tương Ưng Bộ Kinh, Đức Phật đều nhìn nhận như vậy. "Này các tỳ kheo, giống như phân người, dầu nó là một đống hay chỉ là miếng phân nhỏ dính ở đầu tăm xỉa răng thì nó đều đáng gớm giống nhau". Hiều không? Có muốn thử không? Dít miếng bỏ vô trong miệng coi, nó gớm như nhau. Nhiều khi nói tôi nói mất vệ sinh nhưng nói vậy bà con mới thấm. Chứ bà con nói "Sư nói con không đồng ý, một kí khác một gram". Cái đó tùy chuyện, tùy cái, chứ phân người thấy một kí với một gram nó giống nhau, nếu không tin chiều nay mình thử dít miếng bỏ vô tô phở coi ăn nổi không, cái này đâu tới một kí có mấy gram à. Chứ lúc nào cũng đem mấy con số ra nó trật lất à.
Giống như cái bà đó bả hỏi "Anh nói thiệt với tôi anh đi với con nhỏ đó mấy lần rồi, ít nhất là phải cả chục?" - "Không, có hai đêm à!". Các vị nghĩ bao nhiêu đó đủ để ly dị chưa?
Có ông ổng đang hấp hối, ổng nói với bà vợ: "Anh đi lúc này anh không có đành . Em đẹp quá đi, nhiều thằng nó theo đuổi em. Mà trước khi anh chết anh muốn biết một chuyện thôi, là em đã phản bội anh bao nhiêu lần rồi? Anh biết bao nhiêu lần anh đi liền! Anh đi nhắm mắt xuôi tay thanh thản!". Bả sụt sùi: "Thôi tới nước non này giấu làm chi! Mỗi lần em ngủ với một thằng em có giữ lại một hạt đậu để lưu niệm" - "Giờ nó đâu rồi?" - "Em nấu chè hết rồi!". Nó nhiều đến mức đủ cho bả nấu chè. Thí dụ như vậy. Theo tôi thì không cần đủ để nấu chè, chỉ cần năm hột là tôi đã nhảy lầu rồi, tại cái tánh tôi ghen dữ lắm. Nói quý vị ngạc nhiên "Tại sao ổng không có vợ mà ổng ghen dữ?". Là bởi vì, trong chùa có một bữa đang chờ làm lễ. Có nguyên một đám mấy ông thiện nam vô chùa nói chuyện, ổng bàn ông này sợ vợ, ông kia sợ vợ. Cuối cùng, hòa thượng mới ra "Tôi mới là sợ vợ nhất! Tôi tu từ hồi nhỏ đến bây giờ, tôi sợ đến mức bây giờ tôi không có dám . Thấy sợ luôn".
Thiện nó có hai.
- Một là những hạnh lành mà mình cần phải trau dồi, cần phải có được, cần phải sở hữu.
- Còn thiện thứ hai là khả năng lìa bỏ thiện ác, cái này được gọi là chí thiện.
Trong vô số kiếp luân hồi mình chỉ biết được một cái thiện thôi. Đó là những hạnh lành, những công đức, những phước báu, chứ mình không biết được cái thiện thứ hai, tức là lìa bỏ các thiện ác, đó mới gọi là chí thiện.
Vì sao? Là vì
- ở cái thiện một, ta còn có cơ hội quay lại với cái ác. Còn
- ở cái thiện thứ hai, ta hoàn toàn không còn cơ hội quay lại nữa.
Có người thắc mắc "Sư nói trong kinh nào vậy Sư?". Dạ ở trong A Tỳ Đàm nói thế này, hồi nãy Đức Phật ngài nói trong tạng kinh "Dầu một miếng phân người nhỏ xíu trên đầu tăm xỉa răng nó cũng đáng gớm như một đống phân vậy.
02/07/2020 - 01:54 - hongha7711
Ta nói rằng chỉ còn một chút xíu hiện hữu trên đời này dầu vi tế cấp mấy thì ta cũng nói rằng nó đáng gớm, đáng sợ như một miếng phân vậy. Đó là A Tỳ Đàm nói. Còn bên Tạng A Tỳ Đàm nói thế này "Chỉ còn mình còn thích trong cái thiện là mình còn cơ hội quay lại cõi nhân thiên". Mà khi mình còn quay lại nhân thiên mình còn cơ hội ác nữa không? Còn chứ. Như vậy cái thiện này là cái thiện đóng kịch thôi phải không? Thiện này là thiện diễn thôi, chỉ giai đoạn thôi.
Cũng giống như hai cái đám nhậu hồi nãy, đám thứ nhất nó nhậu rồi nó tự lái xe về, một là tự gây tai nạn, hai là cảnh sát bắt nó. Còn nhóm thứ hai nó khôn hơn, lần nào nó đi nhậu cũng kêu Uber về. Nhưng mà suy cho cùng tôi thấy hai cái hạng này không có hạng nào xài được hết. Như nãy tôi kể chuyện ngoại tình nhiều người nghe tưởng tôi nói chuyện tào lao. Đã là ngoại tình đối với tôi một thúng đậu hay một chén đậu, các vị nghĩ coi ... Tôi hỏi cỡ cô cô chịu được mấy hột? Có hiểu chữ hột không? Chứ tôi là hai hột tôi đuối rồi, thật ra đối với tôi một hột mười năm tôi không quên được, bả nói với tôi bả mới một hột là mười năm tôi không quên được mà giờ bả quất cho tôi một chén chắc tôi chết luôn! Mà giờ bả đem bả nấu chè thì hỏi làm sao mà chịu nỗi! Tôi nhìn mặt quý vị, nhất là nữ, sau buổi học này ra đường gặp đậu là đã thấy ghét rồi.
Cho nên, bây giờ mới hiểu vì sao Phật dạy một đống phân hay là một miếng phân đều đáng gớm. Bây giờ hiểu chưa?
Chỉ cần mình còn là phàm một kiếp thôi, mình còn sanh lên cõi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, sống hết cái kiếp đó rồi thì trời biết. Ví dụ trong bộ (Tỳ Bà Sa) nói cái này mới khiếp: Ông A Tư Đà coi tướng Thái Tử. Ổng bây giờ ổng đang ở trên Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, sống 84.000 đại kiếp, ổng xuống ổng sanh, trãi qua một kiếp độn, kiếp nhân thiên xong rồi ổng sanh qua làm con chồn để ổng trả một cái nghiệp cũ. Mà đã vô tới kiếp chồn thì cơ hội quay lại biền biệt quý vị biết không? Qúy vị có hiểu chữ 'biền biệt' không?
02/07/2020 - 09:07 - hongha7711
(còn tiếp)
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(tt) Sư Toại Khanh giảng Thiện Ác (3-4)
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=n4EhDY6Fgio&abt=Thi%E1%BB%87n+%C3%81c#Top
02/07/2020 - 09:07 - hongha7711
Quý vị biết mấy con racoons không? Cơ hội nó quay lại rất khó. Tại vì bằng chứng là các vị cũng biết Đạo nè, biết nhân lễ nghĩa trí tín nè, mà chết rồi quay lại đã khó . Còn đằng này con racoons mà quay lại là rất khó. Trong kinh Hiền Ngu có nói rõ khi đã đọa rồi khó lên lắm vì ở đó chỉ có mạnh hiếp yếu, lớn hiếp nhỏ, ở đó chỉ có ăn ngủ, chỉ có biết nóng lạnh, đói khát, đau đớn và dễ chịu thôi, không biết gì hết, còn loài nào khá hơn thì nó biết đực cái trống mái, còn loài nào thấp thì nó không có. Các vị biết chuyện đó không? Có những loài nó không có khái niệm đực cái, tự nó luôn. Ghê như vậy đó. Mỗi lần tôi đi biển tôi gặp mấy con oysters (ý Sư muốn nói đến barnacles ?) tôi sợ lắm, đã chung vô trong đó kiếp nào ra hả trời. Mấy con oysters mà nó dính trong đá, cái đó mà Phật ra đời, ba ngàn vị mà ngồi cùng một lúc thì cũng không cứu nổi. Vấn đề tại nó không có lỗ tai, mà nếu nó nghe được nó có hiểu gì không, mà mấy con đó làm gì nó nghe được.
Hỏi: Nghiệp gì mà bị như vậy hả Sư?
Trả lời: Dạ tất cả ác nghiệp đều có khả năng dẫn tới cảnh giới đó hết. Tham nhiều, sân nhiều, si nhiều. Bây giờ tôi hỏi cô từng câu. Tham nhiều có đủ để cô bị đọa không? Sân? Còn si nó đi theo hai ông đó đúng không? Thì nếu nó đủ để cô sa đọa, cô đọa lâu quá thì khả năng cô rớt vô mấy cái loài đó rất là dễ, very dễ. Không cần nghiệp gì, cái gì mà nặng ví dụ như là mắng cha, chửi mẹ, phỉ báng Hiền Thánh, chà đạp Tam Bảo, lật lọng lừa đảo, gian trá, sát sanh, trộm cắp, tất cả những nghiệp đó mà nó nặng là nó đưa mình đi đọa đó. Mà nếu vì cô vì cái nghiệp đó mà bị đọa thì khả năng cô làm con oysters rất là dễ.
Nói chung là bất cứ nghiệp ác nào cũng đưa mình xuống dưới thấp đúng không? Tùy mình có phước nhiều thì ít bữa mình trồi trở lên, còn nếu cái thiện mình ít quá thì mình cứ rớt hoài, rớt hoài, rớt hoài. Rồi bắt đầu mình vô trong đó mình làm thêm, đã nợ còn chồng nợ, do nghiệp nghèo mới thiếu nợ, do nợ mà nợ mẹ nó đẻ nợ con. Rồi cuối cùng mới mượn của bà Nga trả cho bà Loan, mượn của bà Loan trả bà Cúc, cuối cùng một đống nợ luôn.
Có anh chàng đó khất nợ nhiều quá, người ta đến người ta ngồi đầy ngoài sân, thì ảnh thấy có bà già ngồi đòi mệt quá. Ảnh hỏi "Nhà bác ở đâu?" - "Cuối xóm này nè, hỏng nhớ hả?" - "Nhớ, giờ bà nhắc mới nhớ. Mai bà tới sớm đi" - "Trả hả!" - "Không, tới sớm có chỗ ngồi!". Nợ nhiều quá nên cái ảnh có thể làm được là sắp xếp cho ai đến trước có chỗ ngồi. Khổ ghê. Tức là trong nợ có nợ, trong án có án. Nó cứ thiếu hoài, nợ cũ chưa xong nó quất cho một đống nợ mới, nó trả mỏi mòn luôn.
Cho nên người tu là người trốn nợ đó. Mình thấy như Đức Phật, ngài Xá Lợi Phất, ngài A Nan khi viên tịch, mình tiếc: "Trời ơi, các vị đi, các vị để cho mình cái phước mình xài đã luôn". Nhưng nếu mà có cái đó thì mình nhớ mình phải trả luôn mấy cái mà các vị đó chưa kịp trả.
Như ngài Mục Kiền Liên, cái chuyện Ngài bị bằm thật ra chưa có hết, tại chẳng qua Ngài đi mất rồi, chứ nếu Ngài ở lại Ngài còn bị thêm một mớ nữa. Nhào vô ôm phước ngài Mục Kiền Liên tôi cũng ham nhưng cái vụ bị bằm, em không có khoái lắm! Em mới vừa trúng số, nó vô nó bằm em, thôi, miễn lễ đi! Cho em xin!
Như có cái bà thầy bói bên Cali, bả bói giỏi lắm, bả bói cho người ta mà bả bói cho bả không được. Cuối cùng bả bị ăn cướp vô nó giết, mà máu từ dưới đất trây lên cầu thang đầy nhà. Cảnh sát họ nghi có lẽ là khảo của, khảo của là "để ở đâu, để ở đâu?". Theo tôi đoán một phần là bả tiếc của, bả biết là nói ra tụi nó cũng giết cho nên thôi giờ thà chết mà không khai. Khi mà bả chết mấy ngày rồi hàng xóm thấy cái cửa của bả im im, khép hờ, người ta mới kêu cảnh sát. Cảnh sát vô thấy hai mẹ con chết. Họ mới phát hiện ra nhà bả có hai ba cái máy hút bụi trong đó có một cái chứa một trăm ngàn tiền cash, giấu ở đó thì trời biết.
Như có câu chuyện, hai vợ chồng đang ngủ, bà vợ bả nghe rục rịch rục rịch "Anh, hình như có ăn trộm" - "Không sao đâu em, em sợ cái gì?" - "Sợ nó trộm tiền" - "Anh ở với em mấy chục năm anh không biết em giấu ở đâu làm sao ăn trộm nó biết".
Đàn bà giấu hay lắm. Nên đi đâu tôi trân trọng mấy cái máy hút bụi lắm, không dám coi thường. Tôi thích mua đồ cũ vì tôi hy vọng tôi lượm được hai cái về... Tôi nói cái gì mà tôi đi xa quá vậy!
Cho nên, sáng nay ta phải học về hai chữ Thiện Ác vì cái hiểu của ta nó thiếu vô cùng. Tôi không cần điều tra tôi nhìn cái mặt của quý vị tôi đã thấy thiếu rồi.
Cái Ác gồm có hai,
- một là những điều bất thiện mà ta cần trừ bỏ,
- hai là sự giậm chân trong điều thiện.
Vậy Ác có hai, là cái cần phải trừ bỏ và cái cần phải vượt qua.
Còn cái Thiện cũng có hai,
- một là những hạnh lành mà ta cần phải trau dồi,
- hai là khả năng vượt bỏ thiện ác.
Vì sao có cái thiện thứ hai? Là bởi vì
- nếu chỉ có cái thiện thứ nhất chúng ta hoàn toàn có khả năng quay lại với cái ác. Đó là chưa kể một chuyện rất quan trọng.
- Cái nhân tố, cái động lực để thúc đẩy cho cái thiện thứ nhất là vô minh.
Do không hiểu bốn đế, do không hiểu mọi hiện hữu đều là khổ, không hiểu rằng đầu thai ở đâu đều là khổ nên người ta chia thành hai nhóm (sống trong vô minh):
- Nhóm một, miễn là được vui được sướng, ác nào cũng làm.
- Nhóm hai, khá hơn, không làm ác, chỉ hành thiện, để tiếp tục được hưởng an lạc trong các cõi nhân thiên, mà họ không nhớ được bài học căn bản ở đâu cũng là khổ.
Vì sao khổ? Có ba:
- thứ nhất là vì xa cái mình thích là khổ,
- gần cái mình ghét cũng là khổ, và
- bản thân sự có mặt cũng là khổ.
Vì sao (bản thân sự có mặt cũng là khổ)?
- Một, nó là điều kiện cho hai cái khổ kia,
- thứ hai nó vô nghĩa, bản thân sự vô nghĩa đó là khổ.
Nói gọn lại, khổ có
- khổ cảm giác và
- khổ bản chất.
(Các vị đừng có sợ là nghe tôi ôn tới ôn lui, đến một ngày khi tôi đi rồi các vị nghe giảng sẽ nhớ, chỉ cần thấy tôi nhép miệng là biết tôi nói cái gì, cái tôi cần là cái đó).
Từ nay về sau, hành thiện thì cứ hành thiện nhưng tự hỏi mình thuộc nhóm nào.
Thiện có hai thứ là
- cái cần phải trau dồi, và
- khả năng có thể vượt qua thiện ác đó là cái chí thiện.
03/07/2020 - 03:03 - hongha7711
Đặc điểm của một vị Chánh Đẳng Giác gồm có ba điều:
- Luôn luôn hướng tới cái tốt hơn
- Khả năng buông bỏ rất giỏi
- Bồ Tát không bao giờ tự giam nhốt mình trong bất cứ cái nhà ngục nào về kiến thức, về đức hạnh, về tình cảm
1/ Luôn luôn hướng tới cái tốt hơn:
Cái thứ nhất là luôn hướng tới cái tốt hơn. Cái điều này Thinh Văn không chắc là có. Thinh Văn chỉ cầu giải thoát thôi chứ không có nghĩ ngợi nhiều. Nhưng vị Bồ Tát Chánh Đẳng Giác tu trở thành Phật Tổ thì chuyện đầu tiên là luôn hướng đến cái điều tốt hơn.
2/ Khả năng buông bỏ rất giỏi:
Thứ hai, khả năng buông bỏ rất giỏi, bởi vì không có khả năng thứ hai thì làm sao có cái thứ nhất ? Anh luôn muốn hướng tới cái tốt hơn mà anh không có khả năng buông bỏ, anh muốn có đồ mới mà đồ cũ anh không có liệng được thì nhà anh thành cái kho. Rất là khoái đi shopping mà không dám garage sale, không dám đem đi cho chùa, không dám đem đi cho chỗ từ thiện. Có nhiều nhà tôi bước vô, nội dép cũ không tôi đứng tôi khóc ròng quý vị biết không. Bửa hổm có hai anh chàng ảnh hỏi nhau "Khi anh buồn anh làm gì để xả stress?" - "Tôi buồn tôi đi chùa để xả stress" - "Xả bằng cách nào?" - "Tôi trộn mấy đôi dép lại, tôi coi tụi nó stress cỡ nào". Ở đây dân Mỹ nghe không hiểu, dân Việt Nam hiểu, dép cứ trộn lại rồi ảnh đứng coi thiên hạ stress cỡ nào. Có cái hình trên Face, anh chàng ảnh đứng trong sân chùa ảnh đi kiếm đôi dép của ảnh, ảnh ghi ở trên là "Đi chùa dự trù hơn một tiếng. Thời gian kiếm dép hơn hai tiếng".
Muốn thành Phật là phải có khả năng hướng đến cái tốt hơn. Vì sao vậy? Vì không có khả năng hướng đến cái tốt hơn sẽ rất dễ thỏa mãn với cái trước mặt. Mà người nào thỏa mãn với cái trước mặt thì họ đi đâu được. Cho nên chuyện đầu tiên phải hướng đến cái tốt hơn.
Thứ hai, khả năng buông nỏ phải rất giỏi. Thích shopping thì phải dọn phòng, dọn tủ, dọn closet.
3/ Bồ Tát không bao giờ tự giam nhốt mình trong bất cứ cái nhà ngục nào về kiến thức, về đức hạnh, về tình cảm:
Cái thứ ba, Bồ Tát không bao giờ tự giam nhốt mình trong bất cứ cái nhà ngục nào về kiến thức, về đức hạnh, về tình cảm. Kiến thức là sao? Ngài không bao giờ giam mình trong một cái ngăn kéo, hộc tủ "Học vậy đủ rồi!". Không giam nhốt mình trong tình cảm là sao? Đa số đàn ông là chỉ biết vợ con, còn Ngài thương tất cả chúng sinh. Có người ngoài gia đình ra họ không biết thương ai. Còn có người bắt đầu biết thương dân tộc, thương đất nước. Có rất nhiều người đàn ông râu ria xồm xoàm mà chỉ biết có vợ thôi, không có biết xã hội, cộng đồng, đất nước, dân tộc. Lâu lắm mới có một người biết nghĩ đến nhân loại, biết nghĩ đến người khác.
Một Bồ Tát không có giam mình trong những tình cảm, trong thành tựu, không có giam mình trong sự nghiệp, trong nhận thức. Bồ Tát không có tự tạo một nhà ngục nào hết. Cho nên, chính vì Bồ Tát là "sans frontières", là không biên giới, đến khi Bồ Tát thành Phật thì sao ta, cái gì cũng biết, phước lành nào Ngài cũng có vì Ngài tu kiểu vô biên giới. Cho nên, lúc Ngài thành Phật cái gì Ngài có cũng không biên giới. Có hiểu không?
Còn nhớ năm hạng chúng sanh trong đời không?
- Một, chỉ biết mình thôi.
- Hai, là biết quan tâm tới người nào tốt với mình.
- Ba, là biết quan tâm tới người không ân oán với mình.
- Thứ tư, thương được bạn của kẻ thù.
- Thứ năm, là thương được kẻ thù.
Bồ Tát không có giam mình trong một cái nhà ngục nào hết, Ngài thương sạch. Tôi nói đi nói lại người hạng thứ tư, nhiều người ở đây họ nghe không có hiểu. Thương được bạn của kẻ thù không phải là chuyện dễ có biết không? Mình bị cái đó nhiều lắm. Các vị với tôi có hiềm khích, các vị ghét tôi tôi đồng ý, nhưng thường mình hay ghét luôn mấy người chung quanh lắm. Ví dụ, hỏi tôi "ghét người Tàu không?", tôi nói rõ tôi không thích cái chính sách chính trị của Trung Quốc. Tôi không thích những người Tàu mà ích kỷ, những người Tàu mà sống lâu trong cái chế độ đó bây giờ họ không biết tự ái, họ không biết lịch sự, họ không có lòng vị tha. Tôi không thích những người Tàu đó. Nhưng mà những người Tàu có ý thức tôi vẫn quý. Và tới bây giờ tôi vẫn thương phong cảnh Tàu, tôi vẫn thích một số sản phẩm mỹ thuật của Tàu, tôi vẫn thích văn hóa cổ đại của Tàu. Tôi không có chống Tàu một cách triệt để, một cách cực đoan, mù quáng, cuồng tín. Còn đằng này tôi biết có những người họ nghe Tàu là họ ghét rồi, cái đó thì hơi quá. Có nhiều người quen với tôi họ nói thấy China là họ ghét. Tôi mới nói "Đừng có nói ẩu nha. 90% đồ ông dùng là của Tàu không, chẳng hạn như iPhone". Mỹ nó qua Tàu gia công, cái chữ "made in China", cái chữ làm tại đâu nó có nhiều lý do lắm, gia công cũng là làm tại Tàu. Cho nên mình thì cực đoan nên mình ghét, còn Bồ Tát thì không có cực đoan. Cái gì đúng thì thôi.
Cho nên ba cái đặc điểm của Bồ Tát có một là luôn hướng đến cái tốt hơn, hai là khả năng buông bỏ rất tốt, ba là không giam nhốt mình trong cái nhà ngục nào từ nhận thức cho đến tình cảm, cho đến sự nghiệp không có giam nhốt. Còn phàm phu mình thì khả năng giam nhốt rất là lớn. Học Đạo rồi hỏi biết không, gật gật gãy cổ luôn, rồi tới hồi về lại tiếp tục giam mình trong đó.
Tôi biết một cái chuyện nó hơi vô duyên, mà tôi lỡ nhớ thì tôi nói chứ không nói thì không biết nói cái gì. Hiện giờ tôi có biết một người mà tôi tiếc lắm, không chồng, không con, người Việt Nam, sở hữu chắc cũng vài chục triệu đô la, mà không biết làm gì lại cắm đầu nuôi mấy đứa cháu họ xa mà họ chỉ biết ăn chơi không. Tôi tiếc hùi hụi. Cái nhà ngục của bả, bả chỉ biết có nhiêu đó thôi, bả chỉ biết tình thân thôi, tiếc lắm, mấy chục triệu đô la, cắm đầu nuôi cho một đống cháu mà khóc ướt gối từng đêm khi thấy tụi nó hư. Nó không hư cũng uổng, gặp tôi tôi cũng hư nữa. Sướng quá, tại biết "bà này bả chết một phát là mình ăn hết". Tôi thấy tôi cũng muốn hư nữa mà, ước gì làm cháu bả hư đã luôn. Như vậy thì tự mình giam nhốt mình.
Có một chuyện xảy ra, tôi dấu địa danh nhưng ai cũng biết ông đó. Ổng trúng được mấy chục triệu đô la Mỹ. Có người đến phỏng vấn ổng hỏi ổng sẽ làm gì với số tiền đó. Ổng nói từ nhỏ đến lớn thứ nhất ổng không có ngờ ổng có số tiền lớn vậy. Thứ hai, ổng chưa từng nghĩ đến chuyện ổng có số tiền ổng sẽ làm gì. Ổng là người Cao Đài, cuối cùng thì ổng về Việt Nam ổng cất thất. Có nghĩa là cái đầu của họ nó hẹp lắm, thiếu gì chuyện để làm quý vị, bệnh viện, nhà thương, giếng nước, cầu đường, trường học, trường dạy nghề. Tôi mê cái trường dạy nghề lắm vì tôi không muốn người ta đi ăn xin. Tôi không muốn người ta ngửa tay nhận tiền trợ cấp, tiền xã hội, tiền từ thiện, tôi không có muốn. Tôi còn nghĩ đến chuyện là tại sao mình không học mô hình của một số nhà tù là tù nhân được học nghề rồi họ làm, cái tiền họ làm ra được họ giữ lại luôn. Một là nếu họ là tù chung thân họ có thể lấy cái tiền đó chuyển ra cho gia đình hoặc là họ mua một số tiện nghi cho họ ngay trong nhà tù chung thân. Hai là nếu họ có ngày ra thì khi họ đi ra họ có vốn. Thông minh quá! Thứ ba nữa là chính phủ không có nuôi miễn phí. Thông minh quá mà, mà tại sao không có xài! Tôi thích cái đó lắm! Tôi không có muốn cho cá ăn, tôi muốn dạy người ta câu. Nhiều lắm là tôi tặng họ cái cần câu thôi, đó là nhiều lắm á nha . Tôi chỉ dạy cách họ câu, đi kiếm cần, kiếm nhợ, kiếm lưỡi câu thôi, chỉ họ biết chỗ nào có cá, nhấp, dựt, kéo, lê, hớt. Chứ còn mỗi ngày gửi cho nó một con, thứ nhất cá đâu mà cho, cho cả tỷ đứa tôi không có. Thứ hai, cho nó thì chỉ xúi cho nó hư thôi, nó ăn rồi nó nằm hả họng chờ sung rụng là chết.
Có biết bao nhiêu chuyện để làm quý vị. Có nhiều người họ nói nghe nó hay mà nó dở ẹc à!
- Có nhiều người nói "Mệt lắm. Giúp người khổ nhiều lắm, giúp biết nhiêu cho đủ", họ không làm.
- Có người họ nói "Nghiệp! Nghiệp họ phải chịu chứ cứu sao nổi. Nếu mà cứu được mấy người đó vậy là Phật đã cứu rồi", cũng khỏi làm.
- Cái hạng thứ ba, "Bây giờ con biết Phật pháp rồi, con lo thiền đó, cho nên mấy cái phước đó là phước luân hồi con không có làm!".
Đối với tôi nó cũng là cực đoan. Các vị có biết những vị pháp sư Tam Tạng, thiền sư Miến Điện, họ lúc dạy Tam Tạng thì họ dạy . Lúc dạy thiền thì họ dạy, nhưng họ vẫn dùng cái uy tín của họ để họ làm những nhà thương, xây cầu đường, quý vị có biết không? Đâu có ai kêu các vị đó vác xi măng, vác đá đâu, cứ ngồi dạy nó nhưng khi cần thiết các vị đó vẫn có một hai câu nói gửi gắm cho đời, để cho trong thiên hạ biển người bao la có những cái tên nó nhào vô nó làm. Chỉ mượn cái tiếng không mà cũng không được, tối ngày chỉ "Không, chỉ có thiền thôi!". Mà con đường mỗi ngày mình lái xe là mấy người từ thiện họ làm chứ người nào, cũng con đường của người ta mình đi được mà kêu thì hỏng dám kêu là sao? Cho nên, bên Miến Điện các vị cao tăng thiền là cứ thiền, Tam Tạng là cứ Tam Tạng, nhưng về xã hội người ta vẫn làm.
03/07/2020 - 08:32 - hongha7711
Và Đức Phật ngài là bậc Chí Tôn Chí Thánh, Vô Thượng Điều Ngự, Thiên Nhân Sư, ngài là Tứ Sanh Chi Từ Phụ, nhưng mà Ngài vẫn dạy người ta đường giải thoát cho người xuất gia, vẫn dạy cái gia đạo cho người ở ngoài đời. Đức Phật không ngừng xây dựng thế giới, chứ đâu phải Ngài chỉ dạy người ta Niết Bàn, bởi vì có cái đầu nghe tới Niết Bàn nó không có hiểu, nhưng ít ra dạy nó sống làm người đàng hoàng cũng đỡ khổ cho chúng sinh.
Trên đời tôi sợ nhất là cực đoan, sợ nhất là đóng khung cái đầu của mình. Một là tu sĩ mà quá mê chuyện hành chánh xã hội là không nên. Đầu trọc lóc mà nách hai đứa cô nhi, cái đó tôi chống. Kinh điển không chịu học mà chỉ ăn rồi biết con nít thôi, cái đó tôi chống. Nhưng mà tôi cũng chống những vị khư khư cho rằng tu là đóng cửa, bịt mắt, không nhìn chuyện đời, tôi cũng chống. Mà mình tùy vào cái điều kiện mình có, tùy vào giới phẩm, vị thế, địa vị của mình, mình vẫn đóng góp cho đời theo cách có thể, tốt nhất như có thể. Tôi chống những vị nhập thế quá cỡ "thợ mộc". Tôi cũng chống luôn những vị xuất thế hơi vội. Có hiểu chữ "hơi vội" không? Cuộc đời chung quanh nó khổ, mình phải là Quán Thế Âm chứ. Thay vì mình đi thờ lạy Quán Thế Âm, mình phải là Quán Thế Âm lắng nghe cuộc đời chứ. Mình giúp ích được bao nhiêu mình giúp. Thay vì thờ Quán Âm, đeo tượng Quán Âm, niệm Quán Âm, tôi năn nỉ quý vị ngay bây giờ hãy làm Quán Âm đi, lắng nghe ở đâu khổ mình biết, mình giúp . Đó là tu hạnh Quán Âm đó.
Mà cái đó xui thay! Phật tử Việt Nam không được nghe cái đó . Cứ toàn là kêu đúc tượng không à . Đeo tượng, đúc tượng, rồi thờ hình tượng, niệm Hồng danh trong khi cái hạnh Quán Âm thì không được học. Sẵn đây tôi nói luôn, theo Phật giáo Nam Tông: Không có một Quán Âm mà có vô số Quán Âm. Bất cứ vị nào muốn thành Phật đều phải có khả năng lắng nghe tiếng réo gọi của cuộc đời thì mới thành Phật được, vì thành Phật không phải cho một mình Ngài mà cho vô lượng chúng sinh. Mà từ chỗ tinh thần Quán Âm bị hiểu sai thành là có một cá thể tên là Quán Âm. Chết chưa!
Giống như con bồ câu là biểu tượng cho hòa bình, mình cứ đè con bồ câu ra mình thờ, có nên không? Mấy con chim khác dẹp hết, chỉ treo hình bồ câu thôi, chỉ nuôi bồ câu thôi. Sai! Con bồ câu nó mang ý nghĩa tượng trưng, đó là symbol, hoa hồng cũng là symbol, hình trái tim cũng là symbol, mình không thể lấy mấy cái symbol này mình treo nó lên coi như là toàn bộ vũ trụ, là sai, đó chỉ là symbol. Cái chữ A Di Đà rất là hay, hay vô cùng, ý nghĩa nó hay đến một tỷ lận, người không học Đạo chỉ hiểu được một trên một tỷ thôi, quý vị nghĩ có đau không?
Nguyên thủy chữ A Di Đà là Amita, có nghĩa là countless, Namo Amita Buddhanam, là con xin kính lễ vô lượng chư Phật. Thay vì niệm "Nam Mô A Di Đà Phật" thì mình niệm là "Nam Mô Vô Lượng Phật" có phải hay không? "Amita" là vô lượng.
05/07/2020 - 01:30 - hongha7711
Mà không dám dịch vì giờ dịch ra người ta hiểu, hiểu thì nó không còn linh nữa, không còn hấp dẫn nữa, thế là đành phải để nguyên mà niệm "Nam Mô A Di Đà", để nguyên chữ âm đó thôi. Chứ cái chữ đó dịch là "Nam Mô Vô Lượng Phật" . Từ đó người ta mới phăng thêm "Nam Mô Vô Lượng Thọ", "Nam Mô Vô Lượng Quang", tùm lum. Khi mà mình cố ý nói "Vô Lượng Thọ", "Vô Lượng Quang" là mình cố tình thu nhỏ vấn đề, lẽ ra là "Vô Lượng Chư Phật" thì hay quá. Còn đằng này mình gom lại "Vô Lượng Quang", "Vô Lượng Thọ" có nghĩa là chỉ còn một vị thôi. Mà thật ra cái "Vô Lượng Quang", "Vô Lượng Thọ" cái nghĩa rất là hay mà lại bị hiểu sai. "Vô Lượng Thọ" họ nói là sống đời đời không chết. "Vô Lượng Quang" là hào quang không có biên giới, không có ngăn ngại, không bờ mé, không giới hạn. Thật ra, trước hết "Namo Amita Buddhanam" là con xin kính lễ vô lượng chư Phật. Quá hay!
Mà đã nói vô lượng là sao? Là ba đời mười phương gồm những vị
- đã ra đời,
- đang ra đời và
- sẽ ra đời,
con lạy sạch.
Và đặc biệt con lạy các vị
- đã ra đời để con học cái hạnh lành. Còn con lạy những vị
- chưa ra đời để chi? Để con có lòng tôn kính tất cả chúng sinh, để con đè cái tôi của con xuống.
Hay quá! Nghe kịp không? Cho nên "Nam Mô Vô Lượng Phật" là vậy.
Cái thứ hai, "Vô Lượng Quang" là sao? Là chư Phật có trí tuệ không giới hạn. Nhưng không phải mình nói như vậy mình xưng tán chư Phật không là chưa có đủ. Khi mình niệm "Nam Mô Vô Lượng Quang" có ý nghĩa thế này: Trí tuệ thực sự là trí tuệ không bị đóng khung mới gọi là "Vô Lượng Quang". Khi mình niệm "Nam Mô Vô Lượng Quang" có nghĩa là con xin đảnh lễ cái trí tuệ không bị đóng khung, trí tuệ không có bị lệch, không bị biên kiến. Biết biên kiến không? Cái kiểu hiểu biết extreme, một chiều. Ví như tôi là Hồi giáo, tôi thông minh bằng trời, thì tôi cũng nghĩ cái gì đó không ra ngoài kinh Koran. Tôi là Bắc Tông, tôi cũng nghiên cứu kinh điển mà tôi sợ nghiên cứu kinh Nam Tông vì nghe nói cái đó là Tiểu Thừa, học cái đó nó mất đi cái hạt giống Bồ Đề, hạt giống Phật Đạo. Mà trong khi mình không chịu bỏ công mình coi Nam Tông họ nói cái gì. Chưa gì hết, nhét người ta vô cái đống Tiểu Thừa, không dám đọc kinh của người ta, mình mắc vào cạm bẫy của Bà La Môn giáo mình không hay. Cái đó gọi là đóng khung. "Vô Lượng Quang" là gì? Khi mình niệm "Nam Mô Vô Lượng Quang" có nghĩa là con xin tu theo cái hạnh phát triển trí tuệ không biên giới, trí tuệ (...), có nghĩa là cái gì phải thì thôi chứ không tự đóng khung. Phải suy nghĩ theo cái lề lối này nè, tức là tôi phải lấy ông nội tôi, bà ngoại tôi là chuẩn là sai. Bởi vì cái hay, cái đẹp, cái đúng trên thế giới này nó nhiều lắm, chư đâu thể lấy ông nội, ông ngoại tôi làm chuẩn được.
05/07/2020 - 01:12 - hongha7711
(còn tiếp)
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(tt và hết) Sư Toại Khanh giảng Thiện Ác (4-4)
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=n4EhDY6Fgio&abt=Thi%E1%BB%87n+%C3%81c#Top
05/07/2020 - 01:12 - hongha7711
Nô lệ có hai trường hợp,
- một là nô lệ hành chánh,
- hai là nô lệ tâm thức.
Nô lệ hành chánh là cái kiểu làm công cho người ta, người ta tha hồ hành hạ. Ngày xưa người ta còn dùng tiền mua mình về gọi là nô lệ hành chánh.
Cái nô lệ thứ hai mới đáng sợ là nô lệ tâm thức. Tự mình khi mình sanh ra là mình đã chấp nhận một số cái vòng Kim Cô trên đầu mình.
Tôi gặp các cuộc hôn nhân mà tôi ngán đó là họ được nhồi nhét là phải như vậy không được nhúc nhích. Đối với tôi đó là một thứ nô lệ. Nhiều lắm, rất là nhiều. Chúng ta có những mối quan hệ trong xã hội mà chúng ta không có khả năng cắt đứt đó là vì lý do này, vì lý do kia. Có những việc mình biết nó bậy nhưng mình không dám bác bỏ vì lý do này, lý do kia. Có những món ăn mình biết nó độc nhưng mình không dám bỏ vì lý do này, lý do kia. Giống như có nhiều người họ ăn mỳ gói rất là thường. Nó độc lắm quý vị biết không? Nói họ cái họ nói "Đi làm mà, cái đó cho nó tiện!". Nghe thì cũng có lý "Đi làm mà, cái đó cho nó tiện!", nhưng mình phải hiểu ngầm rằng cái hiểu biết về độc hại cua rngười này nó không có nhiều lắm. Chứ nếu họ biết ăn vậy họ bị bệnh, họ bị giảm thọ, họ không dám mà vì cái biết của họ bị hạn chế cho nên họ ăn. Chứ đúng ra các vị không lẽ không có thời gian để đi tắm. Có thời gian đi tắm không? Có chứ. Trong thời gian đi tắm, người ta bắt cái nồi nước luộc Spaghetti, luộc xong để vô tủ lạnh. Rồi bửa khác, trong lúc đi tắm làm cái nồi sốt cà. Nói chung mình chuẩn bị được mà, thà mình ăn đồ hâm còn đỡ hơn là ăn mỳ gói. Tôi bày ra cho. Còn bánh mì, mình ăn bánh mì nướng được mà, cắt khoanh mình bỏ vô tủ đá, mình nghèo mà mình mua bánh mì rẻ tiền, bánh mì mềm cũ xì đó, mình cắt khoanh bỏ vô tủ đá đem ra nướng vẫn giòn như thường. Có nhiều cách để mình làm, chứ mắc cái giống gì cứ đời đời kiếp kiếp cứ đè mì gói ra làm tới. Ai khuyên mình, mình nói "Không, cái số tôi nó nghèo vậy đó nên phải ăn mấy cái đồ nghèo". Sai.
Cho nên, ở đây tôi quay lại là tinh thần của đạo Phật là phải có trí. Mình niệm "Vô Lượng Phật" hay hơn là "A Di Đà Phật". Thứ hai, niệm "Vô Lượng Quang" để thấy rằng cái trí tuệ cần thiết là cái trí tuệ không biên giới, cái học hỏi phải là không biên giới, và nhận thức không thể bị đóng khung, không thể bị nhốt tù, đó là "Vô Lượng Quang". Còn "Vô Lượng Thọ" là sao? "Vô Lượng Thọ" là cái gì là chân lý thì muôn đời không cũ kỹ. Con đảnh lễ "Vô Lượng Thọ" là con đảnh lễ cái sự thật ở đời, con đảnh lễ Chánh Pháp. Chánh Pháp là những giá trị biên viễn, hằng hữu, vĩnh cửu, thiên thu. Còn cái gì bị biến đổi qua thời gian thì cái đó chỉ có giá trị nhất thời, giai đoạn thôi. Chư Phật muôn đời ra đời chỉ tuyên dương chân lý. Có thể tùy căn cơ, tùy hoàn cảnh của mỗi thời đại, của mỗi đối tượng mà chư Phật có cách nói hơi khác nhau một tí. Nhưng trên tinh thần, trên lý lẽ là muôn đời giống nhau. Bởi vì đó là cái lẽ thật mà, đó là chân lý. Tôi giảng cái này tôi biết có nhiều người trên thế giới đang nghe. Tôi biết nhiều người họ giận tôi, họ nói tôi bài xích. Không có phải. Tôi đề nghị họ một cái đẹp hơn mà họ không chịu.
Tôi nhắc lại ba đặc điểm của một vị Bồ Tát muốn thành Phật Tổ.
- Một là, luôn hướng tới cái tốt hơn.
- Hai là, khả năng buông bỏ rất là tốt.
- Ba là, không có tự giam nhốt trong cái nhà ngục nào hết.
Trong lúc mình nói đến nhà ngục tôi mới đem cái vụ Quán Âm hay Di Đà ra để giúp họ mà họ giận mình, thích ở tù thì thôi. Khổ vậy đó!
Bửa hổm tôi đọc một cái bài báo mà tôi xót hơn là mắc cười. Một con voi to đùng, mà nó bị người ta xiềng bằng một sợi dây xích nhỏ xíu. Nó đá một cái là năm sợi cũng đứt, nhưng mà vì nó có cảm giác là nó đã bị xiềng. Chỉ khi nào nó điên nó mới bung ra thôi, chứ còn thông thường khi nó chưa bị điên thì suốt đời nó tự giam nó với dây xiềng đó. Và chưa hết, cái thằng nài voi nó nhỏ xíu à, như con ếch vậy đó, nó cầm cái cây chọt chọt mà con voi sợ muốn chết. Thực ra cái cây đó không thể giết chết con voi được, và dây xiềng đó không nghĩa lý gì hết. Chính vì con voi nó không đủ trí khôn nên cả đời nó bị hai đó giam hãm nó.
Mình cũng vậy. Mình vì tình cảm, vì cảm tình riêng tư, vì cảm xúc buồn vui, vì nhận thức, kiến thức, vì cái lối suy nghĩ nào đó mà nó giam mình không biết. Đau nhất là cái này: Mẹ sanh mình ra không có tù, lớn lên để cho tôn giáo, chính trị, văn hóa, kiến thứ bỏ tù. Đau quá! Tôi gọi đó là những tù nhân tự nguyện. Đau quá!
Mà Phật kêu mình giải thoát. Giải thoát có hai:
- Một là chấm dứt phiền não sanh tử.
- Trước đó trên con đường giải thoát con phải biết giải thoát lai rai, giải thoát từ từ từng cái nhà ngục mà nó giam con. Con phải có những giải pháp nhỏ thì con mới có giải pháp lớn.
Còn đằng này không dám, cứ suy nghĩ sợ sai cái lề, cái lề phải hoặc lề trái mà mình đang đi. Mà chưa kể cái người này còn xui nữa, khi họ nghe giảng hoặc khi họ đọc đến đoạn đó họ thích lắm, nhưng mà về hỏi Sư phụ, Sư phụ "quạt" cho một tiếng là "Thôi con hiểu rồi. Con sai, thầy xin lỗi con đi". Rồi xong. Mà cứ như vậy. Nghe cho đã xong, nghe thấy cũng có lý, về hỏi Sư phụ, Sư phụ quạt cho một cái là xong. Tức là để Sư phụ trên đầu, thờ một cách cuồng tín, mù quáng. Không có thầy nào để mình thờ, nên nhớ!, chỉ có Đức Phật. Mà tại sao Đức Phật ngài vĩ đại vì ngài không có chủ trương bỏ tù ai. Đức Phật ngài không có chủ trương "Phải nhắm mắt tin Như Lai".
Có nhớ bài kinh Kalama không?
- "Đừng vội tin cái điều gì chỉ vì nó là truyền thuyết, truyền kì, truyền tụng, truyền thừa, truyền khẩu.
- Đừng vội tin cái điều gì chỉ vì Sư phụ của mình tuyên thuyết, chỉ vì đó là một người khả kính, một người tiếng tăm".
Sai. Cái đó nó không có mắc mớ gì chân lý hết. Cái người nổi tiếng họ vẫn nói bậy được. Mẹ đẻ mình ra, mẹ thương mình nhất đời nhưng không phải bất cứ điều gì mẹ nói mình cũng nhắm mắt mình tin. Cái đó đúng không? Tôi không có kêu các vị bất hiếu nha. Tôi nhấn mạnh: Tôi không hề kêu quý vị bất hiếu! Nhưng tôi chỉ nhắc một chuyện không phải điều gì mẹ nói cũng đúng.
Thí dụ như mình bị tiểu đường mà mẹ kêu "Đừng uống thuốc gì hết. Lấy lá mơ đăm uống mỗi ngày". Mà cái đó nó rất là kì. Trong khi mình biết rằng mẹ mình sanh ra mình, ơn là ơn trời biển, sao mẹ hại con được nên con tin mẹ. Sai! Tùy chuyện. Tôi tin mẹ tôi lắm nhưng có nhiều chuyện tôi không dám giao hẳn cho mẹ của tôi. Vì mẹ tôi không có phải là chuyên gia. Dầu mẹ tôi là chuyên gia tôi cũng phải nhớ là bên cạnh chuyên gia này có một trăm chuyên gia khác. Mẹ không phải là chuyên gia duy nhất. Cho dâu fmẹ là chuyên gia mẹ cũng không phải là chuyên gia duy nhất trên đời vì nếu mẹ là chuyên gia duy nhất trên đời thì bữa nay mẹ là Giáo Hoàng rồi.
Cho nên, học Đạo là mình nhớ cái đầu không phải chỉ để đội nón, mà đa phần cứ dùng nó để đội nón thôi. Và nên nhớ, loài động vật cao cấp không sống theo lối mòn. Tôi chứng minh, các vị biết con ốc sên không? Nó đi theo một cái đường. rồi con chó nó đi dọc đường nó hay giở chân lên, tại sao vậy? Để nó làm dấu.
Nhưng con người mình có cần không?
- Thứ nhất, mình đâu có đủ nước làm dấu đúng không?
- Thứ hai, mình có cái đầu mình không cần làm dấu.
Cho nên đứa nào đi theo lối mòn là đứa đó là động vật chưa được cao lắm đúng không?! Chỉ có "Trâu quen ngõ. Chó quen đường" thôi. Con người phải biết xài cái đầu mà đa phần khoái đội nón. Tôi nói rất là nặng nên bây giờ tôi phải đi về đây.
-Hết-
Mục Lục các Bài Giảng
|