2020-05-17, 05:05 AM
BÀI 26: GIÁO SỸ GIẢ [/url]
Sống đạo đức thánh thiện là một đòi buộc của luật chứ không chỉ đơn giản là một lời khuyên. Đổi lại, giáo dân có bổn phận phải kính trọng, vâng phục và trợ giúp hàng giáo sỹ.
kẻ chăn thuê
[1] L BACUEZ, Priestly Vocation and Tonsure (Classic Reprint). (Place of publication not identified: FORGOTTEN Books, 2015), 1–2.
[2] Jean Eudes and William Leo Murphy, The Priest: His Dignity and Obligations (Fitzwilliam, NH: Loretto, 2008), 217.
[3] Donald Attwater, A CATHOLIC DICTIONARY, 3rd Edition edition (The Macmillan Company, 1958), 101.
[4] Attwater, 24.
Posted 3 days ago by Joseph Paul Pham Duc Hau
Bài 15 đã chứng minh Nghi Thức Truyền Chức của Giáo Phái Vatican II (GPV2) là hoàn toàn vô hiệu. Những ai được truyền chức theo Nghi Thức đó, đều chỉ là những Gm và Lm giả mà thôi. Bản chất giả của chức Gm và Lm nơi GPV2 không chỉ khởi phát ở thời điểm quyết định là lúc truyền chức, mà còn được thể hiện trong toàn bộ quá trình đào tạo trước đó.
Do vậy, bài này sẽ nói thêm về những thiếu sót nghiêm trọng trong qúa trình đào tạo Lm của GPV2. Đúng hơn phải nói đó là chủ ý của GPV2 để sản xuất ra các Lm theo ý của họ và hoàn toàn khác với GH Công Giáo. Muốn hiểu rõ hơn về bản chất giả của hàng giáo sỹ GPV2, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu xem giáo sỹ là ai và việc đào tạo các giáo sỹ như thế nào trong GH. Rồi từ đó, ta sẽ đối chiếu với quy trình đào tạo nơi GPV2, để thấy được tại sao các giáo sỹ được sinh ra bởi GPV2 chỉ là hạng giáo sỹ giả không hơn không kém.
Do vậy, bài này sẽ nói thêm về những thiếu sót nghiêm trọng trong qúa trình đào tạo Lm của GPV2. Đúng hơn phải nói đó là chủ ý của GPV2 để sản xuất ra các Lm theo ý của họ và hoàn toàn khác với GH Công Giáo. Muốn hiểu rõ hơn về bản chất giả của hàng giáo sỹ GPV2, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu xem giáo sỹ là ai và việc đào tạo các giáo sỹ như thế nào trong GH. Rồi từ đó, ta sẽ đối chiếu với quy trình đào tạo nơi GPV2, để thấy được tại sao các giáo sỹ được sinh ra bởi GPV2 chỉ là hạng giáo sỹ giả không hơn không kém.
GIÁO SỸ VÀ VIỆC ĐÀO TẠO GIÁO SỸ TRONG GH.
1. Giáo sỹ là ai?
Danh từ giáo sỹ (cleric) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp (κλερος), có nghĩa là phần (portion) hoặc của thừa kế (inheritance). Trong Cựu Ước, toàn bộ chi tộc Levi, hình ảnh tiên trưng hàng giáo sỹ GHCG, được chính Thiên Chúa tuyển chọn để tiếp tục công việc của Mosê, đặc biệt là để chăm lo việc thờ phượng Chúa trong dân Israel. Vì thế, toàn chi tộc Lêvi không được nhận một phần đất nào làm cơ nghiệp. Trái lại, họ được toàn dân giúp đỡ bằng thuế thập phân, dâng hoa quả đầu mùa, và hưởng của lễ dâng trong đền thờ. Thiên Chúa phán với Aaron: trong xứ của chúng, ngươi sẽ không có phần cơ nghiệp, ngươi sẽ không có phần ở giữa chúng, chính Ta là phần của ngươi, là cơ nghiệp của ngươi ở giữa con cái Israel (Ds 18,20).
Thánh Jerome đã sử dụng câu Kinh Thánh trên để giải thích ý nghĩa của từ giáo sỹ: Họ được gọi là các giáo sỹ vì họ là phần của Chúa và Chúa là phần của họ. Các giáo sỹ là phần của Chúa vì Chúa đã chọn họ vào bậc giáo sỹ. Chúa là phần của họ vì họ đã đón nhận lời mời gọi của Chúa và đã hiến dâng chính họ để phục vụ Chúa. Chính vì lý do đó, họ từ bỏ thế gian cũng như việc theo đuổi các nghề trần tục. Và cũng như các con cái Levi thuở xưa, các giáo sỹ cũng được giúp đỡ bởi các tín hữu, dân tuyển chọn của Giao Ước Mới, tức GH.
Vì vậy, luật của GH rất rõ ràng trong những quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của giáo sỹ. Bổn phận hàng đầu của giáo sỹ theo Giáo Luật quy định (c.124) đó là: họ phải sống thánh thiện hơn giáo dân và phải nêu gương sáng cho đoàn chiên bằng một đời sống ngay chính và nhân đức.
Sống đạo đức thánh thiện là một đòi buộc của luật chứ không chỉ đơn giản là một lời khuyên. Đổi lại, giáo dân có bổn phận phải kính trọng, vâng phục và trợ giúp hàng giáo sỹ.
2. Việc đào tạo giáo sỹ trong GH.
Vì giáo sỹ là người thuộc về Chúa, được Chúa chọn để chăm lo việc phụng thờ Chúa và lãnh đạo dân, nên mô hình đào tạo giáo sỹ của GH được phỏng theo cuộc đời Chúa Giêsu và phương pháp mà Ngài đã huấn luyện và đào tạo các tông đồ. Mô hình đào tạo giáo sỹ trong truyền thống của GH, ngay từ thưở ban đầu cho đến trước Vatican II, được thực hiện theo mô hình và thứ tự các bước như sau:
Tonsura: Cắt tóc (tonsure)
Ostiaritate: Chức giữ cửa (the order of Porter).
Lectorate: Chức đọc sách (the order of Lector).
Exorcistate: Chức trừ quỷ (the order of Exorcism).
Acolytate: Chức giúp lễ (the order of Acolyte).
Subdiaconate: Chức phụ phó tế (the order of Subdeacon).
Diaconate: Chức phó tế (the order of Deacon).
Presbyteratus: Chức linh mục (the order of Priesthood).
Để trở thành linh mục Công Giáo, bắt buộc phải được đào tạo và truyền chức theo đúng thứ tự như trên. Nếu truyền và lãnh nhận các chức “nhảy cóc”, không theo đúng thứ tự, kẻ nhận chức sẽ tức khắc bị treo, cấm thi hành chức vụ, cho đến khi lãnh đủ các chức đã bỏ sót. Giờ ta cùng tìm hiểu vắn tắt ý nghĩa các chức theo thứ tự trên.
Tiến trình đạo tạo Lm được chính thức bắt đầu bằng:
Tonsura: Đây gọi là nghi thức cắt tóc, tiếng Anh là tonsure. Nghi thức này theo thông lệ, diễn ra khi kết thúc chương trình triết học ở chủng viện và do giám mục chủ sự. Nghi thức gồm hai phần chính: cắt tóc và trao áo Surplis, cùng những lời nguyện đi kèm.
Cắt tóc: giám mục sẽ cắt một nhúm tóc trên đỉnh đầu của ứng viên ở năm chỗ khác nhau, tạo thành hình thánh giá, cùng với cử chỉ cắt tóc, giám mục sẽ đọc những lời trong câu Tv 15,5 và ứng viên lặp lại đọc theo: Chúa là phần của sản nghiệp con, là chén của con: chính ngài sẽ khôi phục sản nghiệp cho con. (Dominus pars haereditatis meae, et calicis mei, tu es, qui restitues haereditatem meam mihi ).
Trao áo Surplis: sau nghi thức cắt tóc, giám mục sẽ trao áo Surplis cho ứng viên kèm theo lời đọc: Xin Chúa mặc cho con con người mới, con người được tạo dựng theo hình ảnh Chúa trong công chính và thánh thiện. (Induat te Dominus novum hominem, qui secundum Deum creatus est, in justitia, et sanctitate veritatis).
Ý nghĩa: Nghi thức cắt tóc tuy không phải là một chức vụ nhưng nó là nghi thức quan trọng không thể thiếu trong tiến trình đào tạo giáo sỹ và linh mục. Nghi thức này được áp dụng ngay từ thời các tông đồ và do chính Thánh Phê-rô thiết lập[url=applewebdata://75F0AEC9-9819-43AB-B393-9691B1E899EC/#_ftn1][1]. Đó là điều được Thánh Gregory thành Tour, Thánh Isidore thành Seville, Đấng đáng kính Bede, và nhiều tác giả trong GH, chứng thực. Nghi thức cắt tóc là cửa dẫn vào bậc giáo sỹ. Qua nghi thức này, ứng viên được GH chính thức được tách khỏi bậc giáo dân để được tháp nhập vào hàng giáo sỹ, cho dù chưa thật sự là giáo sỹ theo đúng nghĩa chặt của danh từ. Đi kèm với nghi thức này là hàng loạt những bài suy niệm quý giá của GH và các thánh để lại, giúp ứng viên sống tinh thần của bậc giáo sỹ và linh mục đúng như Chúa và GH mong muốn.
Sau nghi thức công khai “xuống tóc đi tu” như trên, ứng viên buộc phải sống tinh thần đạo đức thánh thiện như Chúa và GH đòi hỏi ở bậc giáo sỹ. Trong tiến trình đào tạo tiến tới chức linh mục, ứng viên sẽ tuần tự được lãnh 4 chức nhỏ (minor orders) và ba chức lớn (major orders).
Bốn Chức Nhỏ gồm: Giữ Cửa - Đọc Sách-Trừ Quỷ- và Giúp Lễ. Bốn chức nhỏ này do Chúa Giêsu thiết lập và đã thi hành trong cuộc đời tại thế của Ngài:
- Chức Giữ Cửa được Chúa Giêsu thi hành khi ngài xua đuổi những kẻ buôn bán và đổi tiền ra khỏi Đền Thờ (Mt 21,12-13)
- Chức Đọc Sách được Chúa Giêsu thi hành khi Ngài vào Hội Đường trong ngày Sabath và đọc sách Thánh (Lc 4,16).
- Chức Trừ Quỷ được Chúa Giêsu thi hành nhiều lần, khi Ngài trừ quỷ cho những kẻ bị quỷ ám (Mt 8,16; 12,28-29; Lc 11,20-21; …), và Chúa đã trao quyền trừ quỷ cho các tông đồ khi sai các ông đi rao giảng(Mt 10,1; Mc 3,15; Lc 9,1).
- Chức Giúp Lễ được Chúa Giêsu thi hành khi Ngài mạc khải và khẳng định Ngài là “ánh sáng trần gian” (Ga 8,12)
Vì thế, Thánh Gioan Eudes và nhiều thần học gia, đã coi 4 chức nhỏ này cũng thuộc về bí tích truyền chức[2]. Tuy nhiên, đến nay GH mới chỉ công nhận ba chức GM-LM và PT là thuộc về Bí Tích Truyền Chức. Mặc dầu vậy, tầm quan trọng của bốn chức nhỏ này là miễn bàn cãi và buộc phải có trong tiến trình đạo tạo linh mục. Bởi thế, CĐ Trento đã truyền dạy rằng: bất cứ ai cho rằng bốn chức này không quan trong thì bị vạ tuyệt thông (Denzinger, 841, 962, đọc thêm bài 15).
Sau bốn Chức Nhỏ, đến ba Chức Lớn theo thứ tự: Phụ Phó Tế-Phó Tế-và Linh Mục.
- Chức Phụ Phó Tế: Với chức này, ứng viên chính thức bị bó buộc phái sống độc thân khiết tịnh và đọc kinh thần vụ theo quy định của Giáo Luật.
- Sau Phụ Phó Tế, lần lượt đến các chức Phó Tế và Linh Mục.
Trên vừa trình bày là quá trình đào tạo LM của GH Công Giáo. Giờ ta cùng tìm hiểu quy trình đào đạo Lm của GPV2.
VIỆC ĐÀO TẠO GIÁO SỸ NƠI GPV2.
Khi GPV2 ra đời, để phá huỷ chức LM Công Giáo, họ đã bãi bỏ mô hình, cách thức đào tạo, và truyền chức của GH để cho ra những cái mới của riêng họ. Trong tiến trình đào tạo đến chức LM của GPV2 chỉ còn bốn chức: Đọc Sách, Giúp Lễ, Phó Tế, và LM. Còn lại, Nghi Thức Cắt Tóc, Chức Đọc Sách, Trừ Quỷ, và Phụ Phó Tế đã bị loại bỏ.
Tiến trình đạo tạo đến chức LM của GPV2 không còn được bắt đầu với nghi thức “xuống tóc đi tu”, và các chức nhỏ đã bị bãi bỏ và được lãnh nhận “nhảy cóc”, không đúng theo thứ tự các chức. Không có “xuống tóc đi tu”, chưa lãnh nhận chức Giữ Cửa đã lãnh nhận chức Đọc Sách, chưa nhận chức Trừ Quỷ đã lãnh chức Giúp Lễ, bỏ qua chức Phụ Phó Tế để nhảy lên chức Phó Tế, GH tuyệt đối cấm việc truyền chức nhảy cóc như trên và người lãnh các chức đó sẽ bị treo, cấm thi hành chức vụ cho đến khi lãnh nhận đủ các chức đã bị bỏ sót (c. 977 & 2374).
Hậu quả, chức LM trong GPV2 trở nên vô hiệu và trống rỗng, một chức LM giả không hơn không kém. Việc GH đã ra vạ tuyệt thông bất cứ ai phủ nhận sự cần thiết của các Chức Nhỏ, và luật phổ quát của GH (c. 977) buộc phải truyền chức đúng thứ tự và cấm việc truyền chức nhảy cóc, phán quyết ấy của GH là không thể sai lầm và sẽ không bao giờ có chuyện GH thay đổi theo cách tự phản lại mình như thế. Cho nên, mô hình đào tạo và cách thức truyền chức sai lạc của GPV2 không thể đến từ GH, nó đến từ kẻ thù của GH, những kẻ muốn phá huỷ chức LM Công Giáo.
Như vậy ta thấy, bản chất giả của chức LM nơi GPV2 không chỉ được thể hiện ở bước quyết định lúc Truyền Chức LM, nhưng nó được thể hiện trong cả tiến trình dài và lỗi hệ thống trước đó, như vừa phân tích trên. Tất cả những sửa đổi bóp méo trong tiến trình đào tạo và truyền chức LM của GPV2 chỉ có một mục đích duy nhất: PHÁ HUỶ CHỨC LINH MỤC CÔNG GIÁO. Một vài chức nhỏ còn được giữ lại chỉ để nhằm che mắt lừa mị, khiến người ta tin là họ vẫn còn tiếp nối với truyền thống của GH Công Giáo.
Vì chỉ là những Lm giả, nên hàng giáo sỹ GPV2 mang nặng tư tưởng bài bác và thù ghét giáo sỹ (Anticlericalism).
Nơi GPV2 ta thấy, họ ác cảm và thù ghét tất cả những gì là đặc thù của giáo sỹ. Họ coi não trạng giáo sỹ, chủ nghĩa giáo sỹ trị, hay Chủ Nghĩa Giáo Sỹ, là nguồn gốc của mọi sai lầm, tệ nạn và suy đồi trong giáo phái của họ. Chủ Nghĩa Giáo Sỹ là căn nguyên của mọi sai lạc và suy đồi trong GPV2. Đó là kết luận mà các giáo sỹ chóp bu trong GPV2 đã đúc kết sau quá trình biện phân dưới sự hướng dẫn của “thần khí”!
Chủ Nghĩa Giáo Sỹ có phải là căn nguyên của sự sai lạc và suy đồi như kết luận trên của GPV2? Để trả lời, ta cùng đi tìm hiểu xem Chủ Nghĩa Giáo Sỹ thật sự là gì và thái độ Bài Giáo Sỹ đến từ đâu. Rồi từ đó, ta có tiêu chuẩn để đánh giá và đưa ra câu trả lời.
Chủ Nghĩa Giáo Sỹ (CNGS) là gì?
Chủ Nghĩa Giáo Sỹ (clericalism) được thần học Công Giáo định nghĩa là, một sự thể hiện sai lạc về giáo sỹ; một nỗ lực mở rộng quyền hành và ảnh hưởng ra ngoài phạm vi chính đáng của giáo sỹ. Đối với các kẻ thù của GH, thì ngay cả những hoạt động và quyền bính hợp pháp của giáo sỹ cũng bị quy kết cho cái gọi là “chủ nghĩa giáo sỹ” với nghĩa thù nghịch.[3]
kẻ chăn thuê
Từ định nghĩa trên ta thấy, CNGS là sự một diễn tả sai lạc về giáo sỹ. Định nghĩa này quả là một sự miêu tả chân thực dung mạo hàng giáo sỹ GPV2. Giáo sỹ của GPV2 là những người được “miễn trừ” khỏi cần “xuống tóc đi tu”, khỏi phải mặc tu phục cho rườm rà xa cách vì “chiếc áo không làm nên thầy tu”; được giải thoát khỏi bổn phận phải sống thánh thiện hơn bậc giáo dân vì họ đã “khiếm tốn” hạ mình xuống cũng ngang hàng như giáo dân mà thôi, chứ “không dám” coi mình cao hơn giáo dân! Vì thế, họ được thong dong, tự do hơn để khoe khoang những chuyên môn sở trường, cùng ảnh hưởng của họ ra ngoài lãnh vực chính đáng của giáo sỹ. Cho nên, thay vì toả hương thánh thiện trên giáo dân bằng gương sáng một đời sống hy sinh, cầu nguyện, và bác ái…giáo sỹ GPV2 thích dấn thân trở nên các “anh hùng” đấu tranh chính trị bênh vực người nghèo; nên các nghệ sỹ hát hò, diễn kịch, khiêu vũ nhảy đầm; nên những bậc thầy tư vấn hạnh phúc gia đình; nên những chuyên gia chữa bệnh, xoa bóp, bấm huyệt; nên những cao thủ trong những cuộc nhậu; nên cẩm nang sống về kinh nghiệm xâm nhập các nhà thổ; nên bậc thầy dạy kỹ năng làm tình…vân vân và vân vân. Tất cả những đặc điểm này một lần nữa cho ta thấy sự thật về hàng giáo sỹ GPV2: Đó chỉ là một hàng giáo sỹ giả, vì được đào tạo và truyền chức sai lạc nên tất yếu phải thi thố quyền hành và ảnh hưởng của họ ra trong các lãnh vực ở ngoài phạm vi chính đáng của giáo sỹ như vừa liệt kê.
Mặc dầu vậy, việc thi thố vai trò của giáo sỹ nơi GPV2 như nói ở trên vẫn là chưa đủ. Họ vẫn còn bị coi là quá xa cách với dân chúng. Vì vậy, họ được khuyến khích phải để cho mình được “ngấm mùi chiên” hơn nữa, chứ như hiện tại vẫn còn “sạch sẽ bóng bẩy” lắm!
Mở ngoặc ngoài lề chút về đàn chiên nơi GPV2. Vì được chăn dắt bởi những mục tử giả như thế, đoàn chiên nơi GPV2 sẽ nên như thế nào? Đoàn chiên sẽ được “nâng cấp”, được “mục tử hoá”, được “giáo sỹ hoá”, để thi hành những công việc của giáo sỹ. Thật vậy, nơi GPV2, hàng ngũ giáo dân đã được “bơm” và “lên tinh thần” bằng lý tưởng lớn lao kiểu như: Giáo hội không phải của hàng giáo sỹ mà là của giáo dân. Giống như trong các xã hội Cộng Sản, người dân được “bơm” lý tưởng “nhà nước là của dân”!
Bây giờ là thời đại của giáo dân. Giáo dân phải vùng lên với nhiều sáng kiến và chủ động để xây dựng một GH của dân. Với lý tưởng ấy, các đoàn thể như “trăm hoa đua nở”, được ra đời để làm những việc đặc thù của giáo sỹ như đọc kinh thần vụ, giảng dạy giáo lý, hướng dẫn tĩnh tâm, rao giảng kỹ năng sống đạo….họ làm thay, làm đỡ cho giáo sỹ nhiều việc, để giáo sỹ của họ có thêm thời gian hoà mình vào dòng đời cho “thấm đượm thêm mùi chiên”!
Vì được chăm sóc như vậy, nên “đàn chiên” nơi GPV2 có cách đánh hơi và nhận biết mục tử rất khác lạ. Mục tử nào mà chỉ biết mặc áo chùng thâm, chuyên chăm cầu nguyện, và giảng giải chuyện đạo đức, thì họ không thích cho lắm. Đó là hạng mục tử kiêu kỳ, xa cách, và không thực tế. Mục tử "đích thực" bây giờ phải có tửu lượng thâm hậu, bốc phét ngất trời, và trên bục giảng phải biết làm cho chiên cười “quặn bụng, rơi răng”!
Nói tóm, hàng giáo sỹ GPV2 chỉ là một hàng giáo sỹ giả từ trong ra ngoài. Bề trong, vì họ được đào tạo sai lạc, không đúng như GH. Bề ngoài, đó là tất cả những biểu hiện phản giáo sỹ như vừa phân tích ở trên.
Bài Giáo Sỹ là gì?
Não trạng hay tư tưởng Bài Giáo Sỹ (anticlericalism) là thái độ chống đối Giáo Hội Công Giáo, và đặc biệt là chống đối những hoạt động hợp pháp của hàng giáo sỹ. Thái độ Bài Giáo Sỹ là đặc điểm nổi bật của trào lưu tục hoá. Trào lưu tục hoá phát triển theo thời gian, đạt đến cực điểm và bùng nổ ra nơi Cuộc Cách Mạng Pháp (1789). Tư tưởng tục hoá và bài giáo sỹ được Tam Điểm và các nhóm Tin Lành gieo vãi, chăm bón vun trồng cho lớn và lan rộng toàn thế giới như hiện nay. Những thế lực này dùng phương tiện là những luật lệ dân sự để trù dập việc giảng dạy và thực hành đức tin Công Giáo chân thật trong hệ thống các trường học, dẹp bỏ những dấu hiệu đặc trưng Công Giáo ở nơi công cộng, và tục hoá những hoạt động từ thiện và nhân đạo của GH.[4] Trong khi đó, bất cứ niềm tin và thực hành tôn giáo nào khác, miễn là không phải Công Giáo, cũng đều được khuyến khích cho học sinh tìm hiểu!
Định nghĩa Bài Giáo Sỹ trên có liên hệ gì với hàng giáo sỹ GPV2? Có đấy! Vì mang trong mình bản chất giáo sỹ giả do bị đào tạo và truyền chức sai lạc, nên từ trong tiềm thức, họ chán ghét và không thích làm những việc đặc thù của giáo sỹ thật như GH truyền dạy đó là: phải sống thánh thiện hơn giáo dân, phải chuyên cần kinh nguyện, phải giảng dạy cho giáo dân đạo lý Công Giáo, và phải dốc toàn tâm lực chăm lo việc phụng thờ Chúa. Vì họ sợ và chán ghét những bổn phận thánh thiện của giáo sỹ thật, cho nên họ lao mình hăm hở thi thố những chuyên môn và tài năng bất xứng với giáo sỹ như vừa nói trong định nghĩa “Chủ Nghĩa Giáo Sỹ” ở trên.
Kẻ mang não trạng thù ghét Giáo Sỹ, những người được Chúa chọn, rất cần được thức tỉnh bản thân bằng bài học từ việc Chúa trừng phạt nhãn tiền những kẻ dám ngông cuồng oán giận, chống báng Mose và Aaron, hình ảnh tiên trưng của hàng giáo sỹ trong Giáo Hội, dân của Giao Ước Mới.
Sách Dân Số (chương 16) thuật lại việc nhân vật có tên là Core (Corac), mặc dù có họ hàng gần với Mose, đã dám ngông cuồng nổi loạn chống lại Mose và Aaron, kết án họ độc tài và tự cho mình quyền ở trên dân và lãnh đạo dân. Core lớn tiếng thách thức Mose và Aaron, dù chẳng tốt lành gì hơn ông ta và mọi người, vậy mà cũng đưa mình lên hàng lãnh đạo dân! Core và những kẻ hùa theo ông ta cũng đòi cho mình quyền và địa vị như Aaron. Mose rất đau buồn và hẹn ngày hôm sau, trước mặt toàn dân, sẽ mở mắt cho Core và những kẻ nổi loạn biết ai là người được Chúa chọn. Ngày hôm sau, dù Mose đã khẩn nài Thiên Chúa tha thứ, nhưng vì tội của Core thực ra không phải là chống Môse và Aaron mà là chống Thiên Chúa, cho nên Thiên Chúa đã trừng phạt nhãn tiền Core cùng với các kẻ hùa theo nổi loạn muốn đòi cho mình quyền như Môse và Thượng Tế Aaron, bằng cách cho đất nứt ra nuốt chửng tất cả 250 người xuống âm phủ. Đó là cái kết kinh hoàng cho tất cả những kẻ dám ngông cuồng bài bác và chống đối những người mà Thiên Chúa đã chọn.
Sang thời Tân Ước, Chúa không còn trừng phạt nhãn tiền như vậy nữa. Điều đó không có nghĩa là Chúa bỏ qua hoặc làm ngơ tội bài bác và chống đối các giáo sỹ, những người mà Chúa đã chọn làm phần riêng của Ngài. Họ sẽ phải trả lẽ ở đời sau!
KẾT LUẬN:
Như đã lên tiếng trong tuyên ngôn cá nhân: GPV2 chứa đựng bên trong và biểu hiện ra bên ngoài tất cả những dấu hiệu của một giáo hội giả, một hiền thê giả của Đức Kitô để lừa dối mọi người, thì nay cũng có thể nói tương tự: hàng giáo sỹ của GPV2 cưu mang bên trong (cách thức đào tạo và truyền chức) và biểu hiện ra bề ngoài (lời giảng, lối sống và hành động) tất cả những sai lạc và suy đồi một hàng giáo sỹ giả.
Nhờ biện phân dưới sự hướng dẫn của “thần khí”, họ đi đến chỗ nghiệm ra rằng, tất cả những sai lạc, những tệ ấu dâm, đồng tính luyến ái, tham nhũng tiền bạc, dối trá, đấu đã lẫn nhau và tranh dành địa vị, quyền lực, đều là sản phẩm của Chủ Nghĩa Giáo Sỹ!
Một lần nữa, chiến thuật quỷ quyệt, đổi trắng thay đen, bóp méo và đánh tráo khái niệm, lại được các chóp bu của GPV2 sử dụng để che đậy bản chất giáo sỹ giả của họ, nhằm lừa mị người ta tin vào thiện chí và cái vỏ nguỵ khiêm tốn của họ, giống như họ đã giả đò lên án lạc giáo nhưng thực chất là nhằm mỉa mai, bài bác đức tin Công Giáo (coi bài 19, ý “thứ hai, vấn đề chống lạc giáo”).
Nếu GPV2 hiểu CNGS là một sự thể hiện sai lạc về giáo sỹ; một nỗ lực mở rộng quyền hành và ảnh hưởng ra ngoài phạm vi chính đáng của giáo sỹ như cách GH định nghĩa ở trên, thì họ phải dốc sức chỉnh đốn hàng giáo sỹ của họ, vì đã bị ngấm quá nhiều mùi “xú” của thế gian, vì đã thể hiện sai lạc và thi thố ảnh hưởng của mình ra ngoài phạm vi chính đáng của giáo sỹ. Nhưng không, họ vẫn phê bình các giáo sỹ của họ vẫn còn giữ mình “sạch sẽ” lắm, còn xa cách “chiên” lắm. Hãy để mình ngấm thêm nữa cho thật đậm đặc mùi chiên. Trái lại, tất cả những biểu hiện đặc thù của giáo sỹ như việc chăm chỉ giữ cốt cách giáo sỹ bằng một đời sống kỷ luật, chuyên chăm cầu nguyện và mặc tu phục thường ngày…đều sẽ bị họ mỉa mai và quy kết cho đó là những biểu hiện của CNGS! Cách suy nghĩ ấy của giới chóp bu GPV2 đích thị là lối suy nghĩ thù nghịch với GH, với hình ảnh các giáo sỹ đích thực, những người được Chúa chọn và là cơ nghiệp của Chúa. Vì, như định nghĩa ở trên đã nói, đối với các kẻ thù của GH, thì ngay cả những hoạt động và quyền bính hợp pháp của giáo sỹ cũng bị quy kết cho cái gọi là “chủ nghĩa giáo sỹ” với nghĩa thù nghịch.
Nhìn vào hàng giáo sỹ của GPV2 hiện tại, từ trung tâm đầu não Vatican cho đến các địa phương, với tất cả những sai lạc đức tin và suy đồi đạo đức không tả hết bằng lời, một hàng giáo sỹ như thế mà được coi là phần và cơ nghiệp của Chúa, thì quả đúng Chúa đã thất bại hoàn toàn!
Vì thế, kết luận đúng đắn phải là: những “ung nhọt bệnh tật” trong GPV2 là hậu quả của căn bệnh GIÁO SỸ GIẢ, những giáo sỹ được đào tạo và truyền chức theo cách thức hoàn toàn đối nghịch với Giáo Hội.
NGUỒN
[1] L BACUEZ, Priestly Vocation and Tonsure (Classic Reprint). (Place of publication not identified: FORGOTTEN Books, 2015), 1–2.
[2] Jean Eudes and William Leo Murphy, The Priest: His Dignity and Obligations (Fitzwilliam, NH: Loretto, 2008), 217.
[3] Donald Attwater, A CATHOLIC DICTIONARY, 3rd Edition edition (The Macmillan Company, 1958), 101.
[4] Attwater, 24.
Posted 3 days ago by Joseph Paul Pham Duc Hau