2020-04-03, 03:19 PM
(2020-03-27, 06:06 PM)RungHoang Wrote: "Nhân chi sơ" lớp cao giảng như thế nào ? Mong bạn chia sẻ
trước hết , nói về cao thấp , tui ko nói nhân chi sơ có lớp thấp hay cao , chỉ có bài giảng của sư Giới Đức về dukkha là lớp thấp (theo Phật học) và những gì bạn LTP trích sư Giác Nguyên giảng là lớp cao (theo Phật học)
còn nhân chi sơ thì không có lớp cao thấp ... mà nếu muốn thì phải gọi là lớp chuyên đề khác nhau
ví dụ như khi nói về kinh tế thì cũng có nhiều lớp khác nhau .. khi nói với mấy ông đại gia khuynh đảo kinh tế thế giới thì phải nói thương trường như chiến trường , người ta có thể đánh đổi tài sản công danh sự nghiệp và thậm chí cả tính mạng , đùng tất cả manh khoé , thủ đoạn để đạt được mục đích... khi nói kinh tế với những người sáng tạo thì kinh tế đối với họ chỉ là phương tiện quảng bá những sáng tạo của họ .. khi nói kinh tế với tiểu thương thì tích thiểu thành đai , lấy công làm lời ... khi nói kinh tế với mấy người tu hành thì tiền bac vật chất chỉ là phương tiện nuôi thân .... cũng là kinh tế mà mỗi lớp hoc hiểu theo một cách khác nhau
nhân chi sơ , tánh bổn thiên là câu đầu trong bài tam tự kinh nổi tiếng , và là sách vỡ lòng cho con nít thời xưa
人之初,性本善;
性相近,習相遠。
苟不教,性乃遷;
教之道,貴以專。
Nhân chi sơ, tính bổn thiện;
Tính tương cận, tập tương viễn.
Cẩu bất giáo, tính nãi thiên;
Giáo chi đạo, quý dĩ chuyên.
Người ta lúc đầu vốn có cái tính tốt lành
Tính ấy gần giống nhau nhưng do thói tục mà khác nhau
Nếu không dạy thì cái tính ấy thay đổi.
trở lại chuyên nhân chi sơ , khi có tranh cãi nhân chi sơ tánh bổn thiện hay ác thì tui có đọc và đứng ngoài vòng thị phi , chỉ post một thread riêng về đề tài này , mươn lời sư Viên Minh để thay lời muốn nói , rằng tuỳ theo góc nhìn , tuỳ theo mình nói đến khía cạnh nào của vấn đề . trong post đó , sư VM phân tích ai nói theo tục đế , ai nói theo chân đế , sư nhìn sự vật hiểu câu nói theo cách riêng của sư . cách phân biệt góc nhìn của sư giống với cái nhìn của tui , tuỳ góc độ mà nhìn nó khác nhau . Tuy nhiên tui không nhìn giống sư . tui hiểu ý Khổng Tử và theo tui , chỉ nói một câu mà không hiểu theo toàn cảnh bài kinh-văn-thơ thì hiểu sai ý của tác giả .
http://vietbestforum.com/showthread.php?...hi+s%C6%A1
tuy nhiên , thay vì phân tích theo toàn bài, tui lạm bàn chỉ một câu , và đặt nó trong hoàn cảnh riêng rẽ
nhân chi sơ, tánh bản thiện
nhân là gì ? đại đa số nói nhân là người . bé tèo , cu tèo , anh tèo , ông tèo , cụ tèo .... đều là một người, và để phân biệt với cu tí thì gọi là cu tèo .
Nhưng có thật anh tèo đang thất tình bổng thấy một bóng hồng vừa khuất sau giàn bông giấy là anh tèo mấy giây trước hay khác . một anh thất tình, một anh lâng lâng vì tiếng sét ai tình của bóng hồng qua ngõ ? nếu nhìn nhân là người của từng sát na thì tánh có thiện hay không còn tuỳ
giờ trở về nhân là ám chỉ một người xuyên suốt một kiếp sống , đời sống này ... như vậy nhân chi sơ là muốn nói con người lúc vừa mới sinh ra , hay rõ ràng và cu thể hơn là vừa lọt lòng mẹ .... vậy một đứa bé khi vừa lọt lòng mẹ tánh của nó thiện hay bất thiện ? ( mở ngoặc ... xin dùng bất thiện thay vì ác ... có một khoảng cách giữa hai chữ này ... nếu có dịp bàn sau) khi vừa lọt lòng trẻ sơ sinh nó thiện hay bất thiên , nói thiện cũng đúng mà bất thiện cũng không sai .. thiện là vì nó có làm gì ác đâu mà không thiện , cha mẹ mong đợi 9 tháng 10 ngày đẻ ra mẹ tròn con vuông mừng quá trời , vậy là thiện đứt đuôi con nòng nọc rồi còn gì .... giờ nói về bất thiện .... mới vừa lọt lòng đứa nào không khóc ? tai sao nó khóc ? nó khóc vì trong bụng me ấm áp dinh dưỡng đầy đủ ... đã quá ... lọt ra ngoài lạnh quá , chói quá , không có gì bao bọc , khó chịu quá ... mà hỏng biết nói ... sao giờ ....khóc cho mọi người biết ... cái khóc có đầy đủ tham sân và si làm nền ... cho dù chỉ là do bản năng
vậy khóc theo bản năng có gì là bất thiện ? theo lẽ thường , thì không, nhưng một cách rốt ráo anh có khó chịu anh mới khóc ... khó chịu là bất thiện , tuỳ theo góc nhìn , tuỳ theo "lớp" mà anh gật đầu hay lắc đầu
giờ nói sơ về bản năng là thiện hay bất thiện .. khi anh chỉ phản ứng mà không qua suy nghĩ phân tích thì gọi là hành đông theo bản năng ... bản năng manh nhất là bản năng sinh tồn ... là ý chí muốn sống ... mà có chử muốn là nghe có mùi tham trong đây ... mà tham là bất thiên , một cách rốt ráo
trở về nhân chi sơ .. bỏ qua thời khắc mới lọt lòng .. nhân chi sơ ám chỉ con người lúc mới sinh ra, lúc còn bé ... ai cũng nói .. trẻ thơ như tờ giấy trắng , các em bé là thiên thần , các em "tánh bổn thiện" ... nói vậy đúng .... mà nói tánh thiện và không thiện lẫn lộn cũng không sai , vì sao .. mỗi hành động xảy ra đều có nguyên nhân , em bé khóc vì khát sữa là một ví dụ , hành động đó (khóc) là bât thiện , khi nhìn qua thì ai cũng nói con nít khóc mà bất thiện gì , nó khóc vì nó đói , nó khó chịu ... nếu nó biết đói chỉ là đói , không cần khó chịu , không cần khóc thì khi đó ... khác . Ai cũng thương con , lo lắng cho nó , và làm hết sức để các bé không thấy khó chịu ... và vì rằng cái thương mạnh quá nên nó khóc nheo nhẻo mình cũng nói là nó tánh bổn thiện .... đi xa chút nữa ... con người là tâp hợp của ngũ uẩn ... nhưng khi còn bé cái tưởng uẩn nó mờ nhạt nên con người (các bé) đa số thời gian phản ứng theo bản năng .... ví dụ (con mắt thấy mặt trời chói gọi là sắc uẩn , cảm thấy khó chịu gọi là thọ uẩn , hiểu tại sao ánh nắng làm khó chịu là tưởng uẩn ... cái này mấy bé không có kinh nghiêm... cái tưởng uẩn hoàn thiện và phong phú qua quá trình sống , học tập và lao đông theo gương ..., vì cái tưởng nghèo nàn nên dẫn đến cái hành trong đa số trường hợp là theo bản năng , và khi đó cái thức uẩn ghi chép lại để lần sau ---Cẩu bất giáo, tính nãi thiên; Giáo chi đạo, quý dĩ chuyên.) vậy hành theo bản năng có gì là bất thiện .... cái này thì phải có "lớp" khác , nếu theo lớp này thì nếu phải nói cho ra lời thì nhân chi sơ tánh bổn đa số là bất thiện .... mà thôi ... tuỳ lớp , tuỳ góc độ mà cái nhìn khác nhau