2020-02-25, 04:52 PM
Cám ơn Bee đã đề cập đến chuyện linh hồn. Thế con người ta có linh hồn hay không có linh hồn? Mình sẽ đào sâu về chuyện này trong một dịp nào đó.
Trở lại câu chuyện ông triết gia 97 tuổi kia thừa nhận rằng ông đã thất bại trong việc trả lời câu hỏi ý nghĩa của cuộc sống dưới cái nhìn hay quan điểm vô thần.
Thế bạn đã tìm ra câu trả lời cụ thể, ý nghĩa của cuộc sống là gì chưa? Như ông triết gia kia đã nói, đây không phải là một câu hỏi lý thuyết, và không phải là một câu trả lời lý thuyết, ở tuổi 97, một câu trả lời lý thuyết là điều vô nghĩa.
Cuộc sống con người trên thế gian, đôi khi nhìn lại thấy rất ngắn ngủi. Tất cả những việc chúng ta làm, có lúc chúng ta tưởng rất là có ý nghĩa, thí dụ như răn đe người khác đi sai đường, chống phá những tà giáo, chống phá những bọn ngu xuẩn đi sai đường lối chính trị. Nhưng rốt cuộc những việc chúng ta làm đó, sẽ được kết quả gì? Ai thật sự là đúng, hay ai thật sự sai? Mình có thay đổi được người ta không? Mình đúng hay họ đúng? Nếu có người nói rằng tui quả quyết tui đúng và tui quả quyết họ sai ... thì đây là những người rất simple minded, hay nói thẳng ra là họ chỉ biết một chiều và độc đoán quá không?
Ở đời không bao giờ đơn giản như thế. Mình có thể nhìn thấy sự sai lầm và độc đoán một chiều ở người khác. Mình thấy rõ lắm khi cho rằng người khác sai lầm, nhưng mình không thể thấy được sự sai làm ở mình mà người ta nhìn thấy.
Cho nên cái nhìn triết lý và cái nhìn đạo học (giác ngộ) là để nhận ra những điều này. Chúng ta học Chúa, học Phật, là để học những điều này.
Ông Triết gia kia dù nhận rằng ông đã thất bại, nhưng ít ra ông cũng đã nhận được rằng ông thất bại. Chứng tỏ rằng ông cũng có trình độ, hơn là những người nghĩ rằng họ không hề thất bại ...
Nhất là ở tuổi 97, ông phải sống với dementia, alzheimer, hay parkinson, sự lú lẫn lão hoá, mà đầu óc ông vẫn còn minh mẫn hơn nhiều người ở tuổi 40, 50.
Trở lại câu chuyện ông triết gia 97 tuổi kia thừa nhận rằng ông đã thất bại trong việc trả lời câu hỏi ý nghĩa của cuộc sống dưới cái nhìn hay quan điểm vô thần.
Thế bạn đã tìm ra câu trả lời cụ thể, ý nghĩa của cuộc sống là gì chưa? Như ông triết gia kia đã nói, đây không phải là một câu hỏi lý thuyết, và không phải là một câu trả lời lý thuyết, ở tuổi 97, một câu trả lời lý thuyết là điều vô nghĩa.
Cuộc sống con người trên thế gian, đôi khi nhìn lại thấy rất ngắn ngủi. Tất cả những việc chúng ta làm, có lúc chúng ta tưởng rất là có ý nghĩa, thí dụ như răn đe người khác đi sai đường, chống phá những tà giáo, chống phá những bọn ngu xuẩn đi sai đường lối chính trị. Nhưng rốt cuộc những việc chúng ta làm đó, sẽ được kết quả gì? Ai thật sự là đúng, hay ai thật sự sai? Mình có thay đổi được người ta không? Mình đúng hay họ đúng? Nếu có người nói rằng tui quả quyết tui đúng và tui quả quyết họ sai ... thì đây là những người rất simple minded, hay nói thẳng ra là họ chỉ biết một chiều và độc đoán quá không?
Ở đời không bao giờ đơn giản như thế. Mình có thể nhìn thấy sự sai lầm và độc đoán một chiều ở người khác. Mình thấy rõ lắm khi cho rằng người khác sai lầm, nhưng mình không thể thấy được sự sai làm ở mình mà người ta nhìn thấy.
Cho nên cái nhìn triết lý và cái nhìn đạo học (giác ngộ) là để nhận ra những điều này. Chúng ta học Chúa, học Phật, là để học những điều này.
Ông Triết gia kia dù nhận rằng ông đã thất bại, nhưng ít ra ông cũng đã nhận được rằng ông thất bại. Chứng tỏ rằng ông cũng có trình độ, hơn là những người nghĩ rằng họ không hề thất bại ...

Nhất là ở tuổi 97, ông phải sống với dementia, alzheimer, hay parkinson, sự lú lẫn lão hoá, mà đầu óc ông vẫn còn minh mẫn hơn nhiều người ở tuổi 40, 50.
