2019-04-22, 02:11 AM
(2019-04-19, 10:08 PM)duoctue Wrote: Hello quexua,
Câu hỏi in đậm ở trên là câu mà người sáng suốt và có lòng khiêm nhường mới có thể đặt ra được. Thường ai cũng sợ mình sai, ngay cả khi người khác trình bày rõ ràng với chứng cớ và lý luận vững chắc, cho nên biết nhận mình sai, hay đặt dấu hỏi với dòng tư tưởng của mình cũng đòi hỏi can đảm. Chúa Giê Su nói: "Kẻ nào muốn theo ta hãy từ bỏ mình, vác thập giá:" Điều đó bao gồm biết khiêm tốn và can đảm đối diện với sự thật nói chung và sự thật không hay ho về bản thân minh (con người và những thứ liên quan).
Biết tự đặt ra câu hỏi :"Nếu tôi sai thì sao ? What if I am wrong ? " là khá hơn nhiều người khác rồi, nhưng khá hơn 1 bậc là áp dụng câu đó vào ngay tôn giáo : "Nếu đức tin của tôi sai thì sao ? Nếu niềm tin của tôi chỉ đúng 1 phần thì sao ?" Hỏi như vậy càng cần can đảm hơn nữa. Theo tôi nghĩ, 1 tôn giáo chỉ nói đúng phần nào chân lý, cho nên 1 người khao khát chân thành đi tìm chân lý thì khg nên bị đóng khung trong 1 tôn giáo, hoặc nếu chọn theo một tôn giáo thì cũng nên có đầu óc cởi mở, phóng khoáng.
Nhưng nhiều khi, ý kiến của người ta khác mình thì không có nghĩa là mình sai, họ đúng hoặc ta đúng, họ sai, mà nhiều khi, cả ta và họ cùng đúng, hoặc sai. Trước đây tôi có đọc một chuyện ngụ ngôn, đại khái: Một vị thầy kêu các học trò viết bài rồi nộp cho ông chấm. Có 2 học trò nộp bài đều được ông thầy khen hay. Một học trò thưa :"Bài của chúng con khác nhau như nước với lửa, nếu bài của con được thầy khen hay thì không thể khen bài của bạn con được và ngược lại." Ý cậu ta chê ông thầy mâu thuẫn hay ba phải. Ông thầy đáp :"Mỗi đứa con đều hay, đúng là vì đều đúng trong cách nhìn của mình, cũng như mỗi cây tuy khác nhau, nở ra hoa khác nhau nhưng đều có vẻ đẹp riêng, đâu thể nói hoa cây này đẹp, còn hoa cây kia xấu được."
Nói chung các tôn giáo tín đồ và cả tu sĩ) hay có tư tưởng như cậu học trò kia vậy: một loại tư tưởng trắng hoặc đen, loại trừ hỗ tương. Thí dụ, bên PG bác bỏ Thượng Đế là khg có, thế nhưng Phật đã tránh né đề cập việc này (nói chung những vấn đề siêu hình vô ích cho việc giải thoát) chứ khg có nói là khg có Chúa.
Riêng về Chúa, Phật thì nói ra điều này chắc các bạn tín đồ 2 tôn giáo ấy sẽ khg vui, nhưng tôi chủ trương như Thông Thiên học (sự thật vượt ra ngoài các tôn giáo), cá nhân tôi khg tin Chúa, Phật hay bất cứ 1 vị đắc đạo nào nắm hết chân lý. Tôi lấy 1 thí dụ nổi tiếng bên PG, đó là câu "Tâm dẫn đầu các pháp". Thế nhưng ngày nay ngành tâm lý đã chứng minh rằng chiều ngược lại cũng đúng, đó là hành động cũng ảnh hưởng, tác động tới tâm (tính tình, cảm xúc, suy nghĩ).
Hello Đuốc Tuệ,
Thật ra có lẻ không ai có hứng thú trong việc khám phá ra rằng mình đã ... suy nghĩ sai lầm! Tệ hơn nữa là sai lầm trong cái cốt lỏi quan trọng nhất .. đó là sự sai lầm trong quan điểm, niềm tin, hay điều mà mình trân trọng, hoài bảo, phải không bạn? Nhưng đối với một người đặt Đạo học, sự Cứu Độ, hay sự Giác Ngộ làm một cái đích, một địa điểm sé ghé đến hoặc chọn làm gia cư sau này, thì thà rằng biết mình sai lầm, con hơn là sống trong sự lầm lạc vọng tưởng mà nghĩ rằng mình đã đi đúng đường. Còn gì tệ hơn khi mình tưởng rằng mình đang bay qua hawaii trong khi thực sự mình đang bay qua Congo? Giả dụ như vậy thôi, chứ không có ý nói rằng Công Gộ thật sự là chổ tệ. Biết đâu Congo cũng là địa điểm du lich lý thú không biết chừng. Nói tóm lại, đối với người học đạo, thì biết mình sai lầm là điều đáng mừng, vì mình còn có cơ hội sữa đổi. Hơn là tưởng là mình đã đạt được sôm sình, trong khi thật ra mình chỉ điên đảo mộng tưởng.
Câu chuyện bạn kể về vị thầy khen hai học trò viết bài trái ngược nhau, cũng là quan điểm của qx khi học về Chúa và Phật, hai đạo lý thoạt nhìn thấy trái ngược nhau, nhưng cà hai đều hay. Một bên thì chủ truơng thoát ly đời, một bên chủ trương xây dựng đời. Nhưng cả hai đều hay về mặt đạo lý. Thật ra khi mình nhìn sâu vào chổ tột cùng, thì sẽ thấy bên nào cũng có lý, và có nhiều điểm trùng hơn là khác biệt.
Khi bạn ĐT nói rằng "cá nhân tôi khg tin Chúa, Phật hay bất cứ 1 vị đắc đạo nào nắm hết chân lý." Thì điều này khá lý thú và đã tạo ra một sự mâu thuẩn hay xung đột trong lý thuyết về Tâm và Vật. Nếu Chúa và Phật không nắm hết được Chân Lý, thì điều đó có nghĩa là Chúa và Phật đã đứng ngoài Chân Lý. Chân Lý trờ thành một vật thể cá biệt, khác với Chúa Phật, có thể gọi là Vũ Trụ chẳng hạn.
Nếu Chúa Phật không nắm hết được Chân Lý về Vũ Trụ, thì có nghĩa là Chân Lý hay Vũ Trụ (Vật) có trước Chúa Phật, và tạo ra Chúa Phật, mà Chúa Phật là tượng trưng cho Tâm, Duy Tâm, hay Consciousness, Ý, là điều mà theo đạo học, phải có trước vật, hay đúng hơn, ở ngoài vật. Vì Vật, thuộc vào cõi Nhị Nguyên, trong khi Ý, Thức, nằm trong cả hai cõi Nhị Nguyên và Nhất Nguyên (cõi Vô Thường và Thưởng) ... Do đó có sự xung đột. Qx chỉ dựa trên lý mà nói thôi chứ thật ra điều này không quan trọng vì nó không liên hệ nhiều đến việc tu tập của chúng ta .. Hay nói cho đúng ra là qx chưa có ý kiến. Tâm có trước vật hay vật có trước Tâm ... Hmmm :thinking-face4: