2019-02-03, 03:31 PM
2. Tình yêu nhân từ:
Từ ngữ “nhân từ” có nghĩa là cư xử tốt với mọi người; không phải là làm ra vẻ cư xử tốt mà là hành động tốt thật sự phát xuất từ đáy lòng. Nhân từ hay cư xử tốt có nghĩa là luôn luôn làm ơn cho người khác, đặt quyền lợi của người khác trước quyền lợi của mình một cách tự nguyện, vô điều kiện. Đức Chúa Trời luôn luôn nhân từ. Các Thi Thiên luôn nhắc đến điệp khúc: “Sự nhân từ Ngài còn đến đời đời!” Đức Chúa Trời nhân từ vì Ngài: “khiến mặt trời mọc lên soi kẻ dữ cùng kẻ lành, làm mưa cho kẻ công bình cùng kẻ độc ác” (Ma-thi-ơ 5:45); Ngài “lấy nhân từ đối đãi kẻ bạc và kẻ dữ” (Lu-ca 6:35). Kẻ bạc là kẻ vô ơn, kẻ dữ là kẻ làm ra những điều nghịch lại điều răn và luật pháp của Đức Chúa Trời. Trong Ma-thi-ơ 5:45 Chúa cũng dạy chúng ta nhân từ một cách trọn vẹn như Cha của chúng ta ở trên trời. Nhân từ không có nghĩa là không thi hành kỷ luật mà là khi cần thiết thì thi hành kỷ luật với lòng đau thương để bảo vệ sự công chính. Sự Kiện Đức Chúa Trời hy sinh Con Một của Ngài để thế gian được thoát khỏi sức mạnh và hậu quả của tội lỗi là hành động nhân từ vô bờ bến của Ngài đối với thế gian nhưng cùng lúc Ngài thi hành hình phạt tội lỗi cách nặng nề trên Con Một của Ngài. Sự kiện Đức Chúa Jesus Christ từ bỏ địa vị Thiên Chúa của mình để gánh thay hình phạt của tội lỗi và chết thay cho loài người là hành động nhân từ vô bờ bến của Ngài nhưng một ngày kia Ngài sẽ phán xét những ai không tin nhận ơn cứu rỗi của Ngài. Sự kiện Đức Thánh Linh cáo trách thế gian về tội lỗi để đưa mọi người đến sự ăn năn tội là hành động nhân từ vô bờ bến của Ngài nhưng những ai chống nghịch Ngài thì sẽ bị hư mất đời đời.
Tình yêu nhân từ có nghĩa là luôn luôn làm ơn cho người khác, đặt quyền lợi của người khác trước quyền lợi của mình một cách tự nguyện, vô điều kiện. Lòng nhân từ bao gồm sự ân cần quở trách, sửa phạt những kẻ có lỗi để cải hóa họ.
Nhẫn nại và nhân từ có liên quan mật thiết với nhau. Lòng nhẫn nại và nhân từ còn đến mãi mãi nhưng sự thể hiện cho mỗi đối tượng thì có giới hạn, tùy theo thái độ đáp ứng của đối tượng. Khi sự nhẫn nại kết thúc thì sự nhân từ cũng kết thúc. Dù Đức Chúa Trời nhẫn nại và nhân từ nhưng Ngài cũng từng hủy diệt cả thế gian, ngoại trừ gia đình Nô-ê tám người, bằng cơn lụt lớn toàn cầu khi loài người đã phạm tội đến mức không còn có thể ăn năn. Dầu vậy, Ngài cũng đã dành cho họ 120 năm để ăn năn. Một ngày không còn bao lâu nữa, Đức Chúa Jesus Christ sẽ phán xét và tận diệt mọi kẻ ác trong thế gian. Khi đó, Ngài sẽ dành ra bảy năm để ban cơ hội cho những ai có lòng ăn năn được đến với sự cứu rỗi của Ngài. Trong ba năm rưỡi sau cùng của bảy năm đó, Tin Lành sẽ được thiên sứ bay giữa trời rao truyền cho muôn dân, muôn nước trên đất (Khải Huyền 14:6). Thánh Kinh tiên tri trước là sẽ có vô số người ăn năn tội và tin nhận Tin Lành trong giai đoạn đó, dù họ phải trá giá bằng chính mạng sống của họ trước sự bắt bớ của chính quyền toàn cầu do Anti-Christ (kẻ chống nghịch Đức Chúa Jesus Christ) thống lãnh. Nhẫn nại và nhân từ không bao giờ có nghĩa là bao che và bỏ qua tội lỗi mà chỉ có nghĩa là cư xử tốt với những kẻ có tội, tạo cơ hội và chờ đợi một thời gian nhất định cho họ cải hối.
Từ ngữ “nhân từ” có nghĩa là cư xử tốt với mọi người; không phải là làm ra vẻ cư xử tốt mà là hành động tốt thật sự phát xuất từ đáy lòng. Nhân từ hay cư xử tốt có nghĩa là luôn luôn làm ơn cho người khác, đặt quyền lợi của người khác trước quyền lợi của mình một cách tự nguyện, vô điều kiện. Đức Chúa Trời luôn luôn nhân từ. Các Thi Thiên luôn nhắc đến điệp khúc: “Sự nhân từ Ngài còn đến đời đời!” Đức Chúa Trời nhân từ vì Ngài: “khiến mặt trời mọc lên soi kẻ dữ cùng kẻ lành, làm mưa cho kẻ công bình cùng kẻ độc ác” (Ma-thi-ơ 5:45); Ngài “lấy nhân từ đối đãi kẻ bạc và kẻ dữ” (Lu-ca 6:35). Kẻ bạc là kẻ vô ơn, kẻ dữ là kẻ làm ra những điều nghịch lại điều răn và luật pháp của Đức Chúa Trời. Trong Ma-thi-ơ 5:45 Chúa cũng dạy chúng ta nhân từ một cách trọn vẹn như Cha của chúng ta ở trên trời. Nhân từ không có nghĩa là không thi hành kỷ luật mà là khi cần thiết thì thi hành kỷ luật với lòng đau thương để bảo vệ sự công chính. Sự Kiện Đức Chúa Trời hy sinh Con Một của Ngài để thế gian được thoát khỏi sức mạnh và hậu quả của tội lỗi là hành động nhân từ vô bờ bến của Ngài đối với thế gian nhưng cùng lúc Ngài thi hành hình phạt tội lỗi cách nặng nề trên Con Một của Ngài. Sự kiện Đức Chúa Jesus Christ từ bỏ địa vị Thiên Chúa của mình để gánh thay hình phạt của tội lỗi và chết thay cho loài người là hành động nhân từ vô bờ bến của Ngài nhưng một ngày kia Ngài sẽ phán xét những ai không tin nhận ơn cứu rỗi của Ngài. Sự kiện Đức Thánh Linh cáo trách thế gian về tội lỗi để đưa mọi người đến sự ăn năn tội là hành động nhân từ vô bờ bến của Ngài nhưng những ai chống nghịch Ngài thì sẽ bị hư mất đời đời.
Tình yêu nhân từ có nghĩa là luôn luôn làm ơn cho người khác, đặt quyền lợi của người khác trước quyền lợi của mình một cách tự nguyện, vô điều kiện. Lòng nhân từ bao gồm sự ân cần quở trách, sửa phạt những kẻ có lỗi để cải hóa họ.
Nhẫn nại và nhân từ có liên quan mật thiết với nhau. Lòng nhẫn nại và nhân từ còn đến mãi mãi nhưng sự thể hiện cho mỗi đối tượng thì có giới hạn, tùy theo thái độ đáp ứng của đối tượng. Khi sự nhẫn nại kết thúc thì sự nhân từ cũng kết thúc. Dù Đức Chúa Trời nhẫn nại và nhân từ nhưng Ngài cũng từng hủy diệt cả thế gian, ngoại trừ gia đình Nô-ê tám người, bằng cơn lụt lớn toàn cầu khi loài người đã phạm tội đến mức không còn có thể ăn năn. Dầu vậy, Ngài cũng đã dành cho họ 120 năm để ăn năn. Một ngày không còn bao lâu nữa, Đức Chúa Jesus Christ sẽ phán xét và tận diệt mọi kẻ ác trong thế gian. Khi đó, Ngài sẽ dành ra bảy năm để ban cơ hội cho những ai có lòng ăn năn được đến với sự cứu rỗi của Ngài. Trong ba năm rưỡi sau cùng của bảy năm đó, Tin Lành sẽ được thiên sứ bay giữa trời rao truyền cho muôn dân, muôn nước trên đất (Khải Huyền 14:6). Thánh Kinh tiên tri trước là sẽ có vô số người ăn năn tội và tin nhận Tin Lành trong giai đoạn đó, dù họ phải trá giá bằng chính mạng sống của họ trước sự bắt bớ của chính quyền toàn cầu do Anti-Christ (kẻ chống nghịch Đức Chúa Jesus Christ) thống lãnh. Nhẫn nại và nhân từ không bao giờ có nghĩa là bao che và bỏ qua tội lỗi mà chỉ có nghĩa là cư xử tốt với những kẻ có tội, tạo cơ hội và chờ đợi một thời gian nhất định cho họ cải hối.