Kinh Thánh Tân Ước - Đạo / Giáo và ĐSTL
Nếu ai có một niềm tin vững chắc vào những gì mình tin, thì ai nói gì cũng không quan trọng, cái quan trọng là phải giữ lòng cho ...... theo như lời của kinh này.


Kinh Ban Mai

Lạy Chúa, trong thinh lặng sáng sớm hôm nay, con đến xin Chúa sự bình an, đức khôn ngoan và sức mạnh. Hôm nay, con muốn nhìn đời với đôi mắt yêu thương. Biết nhẫn nại, thông cảm, hiền hòa và minh mẫn. Xuyên qua các hình dáng bên ngoài, con muốn nhìn các con cái Chúa như Chúa thấy họ. Như thế, con chỉ nhìn thấy điều tốt nơi mỗi người.

Xin Chúa giúp con tránh nghe những lời vu cáo. Xin giữ miệng lưỡi con đừng nói những lời ác ý. Xin cho tâm trí con thấm nhuần các tư tưởng tốt lành. Xin cho con biết hòa nhã, vui vẻ để những ai đến với con đều cảm thấy sự hiện diện của Chúa.


Lạy Chúa, xin mặc cho con sự tốt đẹp dịu hiền của Chúa, hầu con biểu lộ Chúa suốt cả ngày hôm nay với mọi người. Amen.



......................


đố Sao biết kinh này từ đâu mà ra ?

các con cái Chúa: toàn thể nhân loại, đương nhiên là có cả người HG và PG (theo quan điểm của Kitô giáo, còn Do Thái giáo thì chỉ có họ là con cái của Thiên Chúa còn những người khác là được sinh ra trong tội lỗi)
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Theo em hiểu kt lý do Ngài chọn dân Do Thái (nước nhỏ nhất) làm con cái. 

Thì anh nên suy ngẫm về dụ ngôn hạt cải.
(2024-02-07, 06:45 PM)Saolấplánh Wrote: Theo em hiểu kt lý do Ngài chọn dân Do Thái (nước nhỏ nhất) làm con cái. 

Thì anh nên suy ngẫm về dụ ngôn hạt cải.


Dụ ngôn về hạt cải là một trong những dụ ngôn ngắn của Chúa Giê-su. Nó xuất hiện trong các sách Phúc Âm Mát-thêu (13: 31–32), Mác-cô (4: 30–32) và Lu-ca (13: 18–19). Trong các sách Phúc Âm Mát-thêu và Lu-ca, ngay sau dụ ngôn này là Dụ ngôn về men, có cùng chủ đề với dụ ngôn này về Nước Thiên đàng lớn lên từ lúc ban đầu. Nó cũng xuất hiện trong Phúc Âm phi kinh điển của Tôma (ở câu 20).


Trong sách Phúc Âm Mát-thêu, câu chuyện được ghi như sau:
Quote:Nước Trời cũng giống như chuyện hạt cải người nọ lấy gieo trong ruộng mình. Tuy nó là loại nhỏ nhất trong tất cả các hạt giống, nhưng khi lớn lên, thì lại là thứ lớn nhất; nó trở thành cây, đến nỗi chim trời tới làm tổ trên cành được. (Mát-thêu 13: 31–32)


Trong sách Phúc Âm Mác-cô:
Quote:Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại hạt nhỏ nhất trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng. (Mác-cô 4: 30–32)


Trong sách Phúc Âm Lu-ca:
Quote:Nước Thiên Chúa giống như chuyện một hạt cải người nọ lấy gieo trong vườn mình. Nó lớn lên và trở thành cây, chim trời làm tổ trên cành được. (Lu-ca 13:19)
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Nước Thiên Chúa Ở Đâu?



Basileia tou theou (Hy Lạp) hay Regnum Dei (Latin) có nghĩa là “Nước Thiên Chúa”, và đây là một chủ đề nhất quán. Cụm từ “Nước Thiên Chúa” được Chúa Giêsu nhắc đến ít nhất 50 lần trong các Tin Mừng, và gần 100 lần trong toàn bộ Tân Ước. Đây phải là một ý tưởng quan trọng mới được đề cập thường xuyên đến vậy.

Khi Chúa Giêsu phán rằng “Nước Thiên Chúa đã đến gần” trong Maccô 1,15, Ngài không nói về một vương quốc trên mặt đất, một lãnh thổ hay một nơi chốn mà chúng ta đã biết. Thay vì bị giới hạn ở một vị trí địa lý, Nước Thiên Chúa là bất cứ nơi nào Triều Đại của Thiên Chúa hiện hữu. Bất cứ nơi nào những người nam nữ chấp nhận quyền thống trị của Thiên Chúa, nghĩa là, cho phép Đức Kitô ngự trị trong trái tim họ và để chính mình được ý Chúa cai trị thay vì ý riêng, thì Nước Thiên Chúa hiện diện.


Nước Thiên Chúa có thể được loại suy với đế quốc Rôma nếu chúng ta mô tả đế chế này không theo phương diện địa lý nhưng theo luật lệ, văn hoá Rôma, những con đường Rôma, tiếng Rôma (Latinh), tiền tệ Rôma, v.v…, trên khắp Đế quốc. Ranh giới lãnh thổ là những phác họa nhân tạo. Tương tự như vậy, Nước Thiên Chúa không chỉ giới hạn ở thiên đàng, nhưng là bất cứ nơi đâu và ở mọi nơi Vương Quyền Thiên Chúa được đón nhận. Hoả ngục là nơi mà tất cả những người ở đó đều không chấp nhận quyền thống trị của Thiên Chúa.


Nước Thiên Chúa ở trong con tim, tâm trí, và linh hồn chúng ta. Vào thời Chúa Giêsu rảo bước trên mặt đất này cách đây hai ngàn năm, người ta đang trông đợi một Đấng Cứu Thế trần tục hay chính trị, người sẽ khôi phục sức mạnh vương đế của Giêrusalem và Vương Quốc Israel, tương tự như thời Vua Đavít và Vua Solomon. Đức Kitô đã không đến để thành lập một vương quốc trần gian mà là một vương quốc thuộc linh.


Cụm từ “Nước Cha trị đến” trong Kinh Lạy Cha nói đến hai cuộc giáng lâm của Đức Kitô. Về mặt lịch sử, Chúa Giêsu đã đến hai ngàn năm trước và thiết lập vương quốc của Ngài trong lòng tất cả những ai chịu phép rửa. Về mặt cánh chung học, (một từ thần học ưa thích có nghĩa là “tận thế” hay “thế mạt”), đó sẽ là cuộc giáng lâm lần hai của Chúa Kitô. Lúc ấy, ác thần và những ai chọn triều đại của nó sẽ bị quăng vào địa ngục, không bao giờ thoát ra được nữa. Người công chính, những ai đã chọn vương quyền của Thiên Chúa sẽ ở với Ngài mãi mãi. 


Kinh Lạy Cha nhắc nhở chúng ta thế giới sẽ kết thúc, đó là Ngày Phán Xét và Ngày Tính Sổ. Những kẻ cai trị thế giới này sẽ xem thấy ai mới là người thực sự nắm giữ quyền thống trị.

Chuyển ngữ: Nhóm Majorica, Học viện Dòng Tên

Nguồn: Rev. John Trigilio JR., Ph.D., and Rev. Kenneth D. Brighenti, Ph.D.,
The Catholicism Answer Book- The 300 Most Frequently Asked Question,
(Naperville, Illinois: Sourcebooks, Inc., 2007), 239-240.
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Nước Thiên Chúa ở đâu, lúc nào, là vấn đề được nhiều người đặt ra. Chúa Giêsu cho biết như sau:


Về nơi chốn
“Người Pharisêu hỏi Đức Giêsu khi nào triều đại Thiên Chúa đến. Ngài trả lời: Triều đại Thiên Chúa không đến như một điều người ta có thể quan sát được, nói được ở đây hay ở kia, vì triều đại Thiên Chúa ở giữa các ông” (Lc 17,20-21).
Ở giữa, tức là tại thế này, là cuộc sống hiện tại, ở trong tâm con người. Nói khác đi, đó là bình an, công chính trong Thánh Thần. “Thánh Thần đang ngự trong anh em là Thánh Thần chính Thiên Chúa đã ban cho anh em” (1 Cr 6,19).

Về thời gian
Chúa Giêsu nói: Nước Thiên Chúa đang ở giữa các ông. “Đang ở giữa” thì đâu phải là quá khứ, cũng chẳng phải tương lai, mà là hiện tại, lúc này và ở đây, chính giây phút mà Chúa Giêsu hiện diện. Như vậy, ngay từ đời này, sự sống đời đời đã đang được bắt đầu.

Những quan niệm không đúng

- Nếu quan niệm rằng nước Thiên Chúa là thiên đàng mai sau, là nơi sung sướng, sau khi chết mới vào thì ta sẽ dễ coi trần thế này là nơi tối tăm đầy khổ ải, là thung lũng nước mắt, là nơi để ta lập công phúc. Hậu quả, sẽ coi thế giới này, mọi sự, mọi người chỉ là phương tiện, là bàn đạp, là dụng cụ để ta lập công.
Ví dụ như ta bố thí cho người khác chẳng hạn. Bố thí nhưng không phải bác ái, không phải vì yêu thương người, cũng chẳng phải vì yêu Chúa, mà chỉ là yêu mình, mà chỉ để bản thân có thêm nhiều công trạng báo cáo với Chúa sau khi chết.

Không phải cứ làm nhiều việc yêu thương thì ta trở thành người biết yêu thương, mà đầu tiên phải có lòng yêu thương, phải có lòng trắc ẩn và thể hiện ra bằng hành động để chứng minh cho tình yêu của mình. Thánh Phaolô Tông Đồ diễn tả như sau:

“Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có tình yêu, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng.
Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có tình yêu, thì tôi cũng chẳng là gì.
Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có tình yêu, thì cũng chẳng ích gì cho tôi” (1 Cr 13,1-3).

- Nếu quan niệm rằng nước Thiên Chúa là mai hậu, là, đời sau, có thể ta sẽ sống bừa bãi, vô độ, bê tha, sống sao cũng được, miễn là khi gần chết gặp linh mục, xưng tội, lãnh bí tích là được.
Có một chàng thanh niên ỷ mình có được chiếc thang thần có thể bắc tới trời, nên ngày đêm ăn chơi trác táng, thế rồi khi chết, anh trèo thang lên trời, người gác cửa nói: xuống mau, ai cho nhà ngươi lên đây, ngươi xem đời ngươi coi, toàn là việc xấu xa.
Ta thử nghĩ xem, một cây từ nhỏ đến lớn đã nghiêng về hướng Đông, thì làm sao tự nhiên đứng thẳng rồi nghiêng về phía Tây được. Con người một khi cứ mãi chiều theo xác thịt, thì cũng sẽ bị hư mất, sẽ dẫn tới chỗ diệt vong mà thôi.

C&P

Nguồn: TGP Sài Gòn
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Tối nay có nhiều lửa đi gym

Lol
[-] The following 1 user Likes Saolấplánh's post:
  • Tuy duyen
Áp lực quá xin nghỉ giải lao  


[Image: IMG-6804.jpg]
[-] The following 1 user Likes Saolấplánh's post:
  • Tuy duyen
(2024-02-07, 09:25 PM)Saolấplánh Wrote: Áp lực quá xin nghỉ giải lao  


Sức khoẻ cho thân thì phải tập luyện thể hình hay vận động cơ thể bằng cách chơi một môn thể thao nào đó hay đi bộ kéo dây 1 giờ/ngày, 7 ngày/tuần.

Sức khoẻ cho tâm trí thì phải giảm stress, còn muốn khoẻ cho tâm hồn thì phải vào phòng ..... tìm hiểu tôn giáo  Grinning-face-with-smiling-eyes4 (giỡn)

Jesus: hãy tìm thì sẽ gặp (hãy xin thì sẽ được, hãy gõ thì sẽ mở cho)

mấy tháng nay cánh tay bị đau thấu trời xanh, nghỉ chỗ làm, nghỉ chơi badminton nên có lên cân dù là "ăn giống mèo"  Biggrin

tuần này bớt nhiều nên có đi chơi lại cho nóng máy với mấy cụ gần đất xa trời, ai cũng trên 70, người già nhất là bà cụ người Hoa, 86 tuổi, chỉ đứng một chỗ khua nên khi đánh chung với bà thì Td phải bao sân chết luôn  Lol

chỗ thường chơi thì chưa thể quay lại vì ........ toàn những cao thủ.


[Image: 426318624_1762548514265371_8482495255784...e=65C97489]
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Chúa Jesus chỉ dạy đạo cho người Do Thái, sau khi Chúa đi về ........ Trời ......

rồi thì tông đồ cả là thánh Phêro cùng một vài tông đồ nữa, tiếp tục nối tiếp công việc của Chúa bằng cách, nói lại những trải nghiệm trong những ngày sống với Chúa cho những người Do Thái muốn tìm hiểu hay đã là người của Chúa.

Còn dân ngoại (không phải là người Do Thái) lúc bấy giờ, muốn biết về Chúa Jesus và những lời dạy của Chúa thì sao?

à, đã có thánh Phaolô, được gọi là tông đồ dân ngoại, chịu trách nhiệm dạy dỗ, hướng dẫn trong việc tạo dựng nên những Hội thánh mới và phát triển ngày càng lớn mạnh.

là người Việt Nam, không phải là người Do Thái, vậy người Kito hữu có tin theo lời dạy của thánh Phaolô không vậy?

Đương nhiên là có rồi, cho nên những lá thơ của St. Paul được đưa vào bộ kinh thánh Tân Ước là vậy.

...............

Người Kito hữu gốc Do Thái muốn người Kito hữu nam thuộc dân ngoại cắt bì, St Paul nói no  Grinning-face-with-smiling-eyes4

(cắt da quy đầu)
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Ủa mà dân ngoại (Gentiles) mắc cớ gì phải theo Ngài vậy anh?

Anh cứ tha hồ vô lý. Lol
Chúa dạy: ai đến với Ta là được vào bàn tiệc ngay lập tức.



(Đi ăn tiệc chỉ có vui sướng chứ không có mặt mâm mặt buồn)
[-] The following 1 user Likes Saolấplánh's post:
  • TiểuHồLy
Trước giờ cứ chạy theo những thứ tào lao. 

Bây giờ chỉ xin thần khí 🔥 

[Image: IMG-7016.jpg]
[-] The following 1 user Likes Saolấplánh's post:
  • TiểuHồLy
(2024-02-08, 07:27 AM)Saolấplánh Wrote: Chúa dạy: ai đến với Ta là được vào bàn tiệc ngay lập tức.



(Đi ăn tiệc chỉ có vui sướng chứ không có mặt mâm mặt buồn)

Hello chú TD và anh SLL,


Thường thì THL ít khi tham khảo hay tìm hiểu về triết lý/kinh điển của các đạo giáo vì ngôn ngữ cao siêu, không hiểu rõ ý nghĩa sẽ vô tình đi lệch hướng, nhưng thấy anh SLL nói câu trên, THL hơi có thắc mắc tí tẹo, nhờ chú TD hay anh SLL giải thích giùm nếu có nhã ý há? Nếu là một người đã từng làm những điều với dã tâm, như những kẻ khủng bố giết người hoặc những người chỉ mua vui lấy lợi trên sự phiền muộn khổ não của chúng sinh chẳng hạn, thì khi đến với Chúa có được "vào bàn tiệc ngay lập tức" hay không?


Tulip4
Lặng nhìn mây trắng dần tan
Võ vàng nguyệt khuyết khảy đàn trầm u
Cao sơn quyện áng sương mù

Tứ bề lưu thủy, thuyền du cõi nào?
[-] The following 1 user Likes TiểuHồLy's post:
  • Tuy duyen
THL nhiều chuyện,

Chỉ hy vọng Ngài sẽ đến sớm hay muộn.

Ngài phải đến trước rồi mình mới nhìn nhận được.
[-] The following 1 user Likes Saolấplánh's post:
  • TiểuHồLy
(2024-02-08, 12:06 PM)Saolấplánh Wrote: THL nhiều chuyện,

Chỉ hy vọng Ngài sẽ đến sớm hay muộn.

Ngài phải đến trước rồi mình mới nhìn nhận được.

Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c
THL lấy giải nhì sẽ không ai dám dành giải nhất hén anh SLL?

THL chưa hiểu mô! Ý anh SLL là Ngài sẽ tái sinh hả?
Lặng nhìn mây trắng dần tan
Võ vàng nguyệt khuyết khảy đàn trầm u
Cao sơn quyện áng sương mù

Tứ bề lưu thủy, thuyền du cõi nào?