1N1NV
#61
(2023-12-11, 09:22 AM)Dan. Wrote: Không biết người ta là ai mà làm như thân lắm vậy, thấy "hai trẻ" cứ ríu ra ríu rít, câu cậu tớ tớ, Bảy này Bảy nọ làm mình tưởng "hai đứa" tâm đầu ý hợp, không thâm giao tri kỷ chắc cũng có thời gian cùng uổng-trờ tắm mưa chung, nào ngờ... Thiệt là tào lao đó mà.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

@Cô Lan: Tính tui hay nói đùa, thích làm ra giận dữ với ai coi hùng hổ vậy thôi chứ thiệt ra thì hổng giận ai hay nghĩ gì xấu gì đâu. Riêng cái vụ cô coi tui là đại bàng thì tui không dám nhận, bàng bạc gì cỡ tui, kền kền diều hâu thì có thể...  Grinning-face-with-smiling-eyes4

Tình Thù Tuyệt Tận?. Tin được hông ta?. Thù Tuyệt Tận thì có thể, còn Tình Tuyệt Tận thì tui chưa tin, đâu, cô thử lè lưỡi đụng tới cái lỗ mũi rồi chụp hình đăng lên đây tui mới tin.  Biggrin

Mấy bữa nay tui tháp tùng ông anh cả đi thăm bà con lung tung xèng, gặp toàn là người già hơn mình 1, 2 con giáp nên kiến thức về mấy người già tui đầy một bụng, đang tính viết một cái luận án Tiếng sỹ tâm lý về người già, có dịp sẽ kể nghe cho vui. Ước mong mình về già, lúc răng long tóc bạc đừng có "đổ đốn" như họ là mừng lắm rồi.

Becuoi

P/s: Thread này coi như bỏ rồi mà, ai bỏ mình lụm, mình thuộc dân hà tiện mà, cứ thấy nhà nào bỏ hoang là mình vào quậy cho dui, ai dui cứ dui chứ ông kia bị treo trên cột thì bùn thúi ruột lun...  Rollin

Anh Đạn viết bài về người già đi .  Chắc chắn có nhiều người đón chờ đọc, trong đó có LTP . 

Cheer
[-] The following 1 user Likes LeThanhPhong's post:
  • TTTT
Reply
#62
(2023-12-11, 09:22 AM)Dan. Wrote: Không biết người ta là ai mà làm như thân lắm vậy, thấy "hai trẻ" cứ ríu ra ríu rít, câu cậu tớ tớ, Bảy này Bảy nọ làm mình tưởng "hai đứa" tâm đầu ý hợp, không thâm giao tri kỷ chắc cũng có thời gian cùng uổng-trờ tắm mưa chung, nào ngờ... Thiệt là tào lao đó mà.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

@Cô Lan: Tính tui hay nói đùa, thích làm ra giận dữ với ai coi hùng hổ vậy thôi chứ thiệt ra thì hổng giận ai hay nghĩ gì xấu gì đâu. Riêng cái vụ cô coi tui là đại bàng thì tui không dám nhận, bàng bạc gì cỡ tui, kền kền diều hâu thì có thể...  Grinning-face-with-smiling-eyes4

Tình Thù Tuyệt Tận?. Tin được hông ta?. Thù Tuyệt Tận thì có thể, còn Tình Tuyệt Tận thì tui chưa tin, đâu, cô thử lè lưỡi đụng tới cái lỗ mũi rồi chụp hình đăng lên đây tui mới tin.  Biggrin

Mấy bữa nay tui tháp tùng ông anh cả đi thăm bà con lung tung xèng, gặp toàn là người già hơn mình 1, 2 con giáp nên kiến thức về mấy người già tui đầy một bụng, đang tính viết một cái luận án Tiếng sỹ tâm lý về người già, có dịp sẽ kể nghe cho vui. Ước mong mình về già, lúc răng long tóc bạc đừng có "đổ đốn" như họ là mừng lắm rồi.

Becuoi

P/s: Thread này coi như bỏ rồi mà, ai bỏ mình lụm, mình thuộc dân hà tiện mà, cứ thấy nhà nào bỏ hoang là mình vào quậy cho dui, ai dui cứ dui chứ ông kia bị treo trên cột thì bùn thúi ruột lun...  Rollin

Ông đã đặt tên tui là bà Tám mà, tui còn tưởng ngoại Bảy là ông muốn thử lòng tui á chớ. Ai dzè trớt quớt....  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c
Lặng nhìn mây trắng dần tan
Võ vàng nguyệt khuyết khảy đàn trầm u
Cao sơn quyện áng sương mù

Tứ bề lưu thủy, thuyền du cõi nào?
[-] The following 2 users Like TiểuHồLy's post:
  • Chân Nguyệt, TTTT
Reply
#63
TTTT Thông tin trinh thám, thất thường tình tui, tham tiền thì thôi,  than trách trời tây, tên tuổi tươi tốt, ...tiếc tiền thu thuế
Be Vegan, make peace.
[-] The following 1 user Likes Chân Nguyệt's post:
  • TTTT
Reply
#64
(2023-12-11, 10:01 AM)TiểuHồLy Wrote: Ông đã đặt tên tui là bà Tám mà, tui còn tưởng ngoại Bảy là ông muốn thử lòng tui á chớ. Ai dzè trớt quớt....  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Si nghĩ nát óc cũng không hiểu ý bà muốn nói gì luôn. Phải bà tưởng nick 72 Nờ-U-Nu aka ngoại Bảy aka Hăng-Rết kia là tui hả?. Tui đâu có đủ chình-độ để viết về ma wỹ như ổng đâu mà nghĩ vậy chời?. Tại tui thấy bà với ổng cứ cậu cậu tớ tớ riết nên tui tưởng bà thân với ổng, biết ổng nên lúc làm điếu văn tế sống ổng tui mới ghi vào cho có vậy thôi hà. Mà thôi, cho ổng yên trên cột đi cho nhẹ lòng ổng, lôi lôi kéo kéo ổng riết ổng tụng kinh lộn lời, nguy hỉm... Có khi thiên hạ nghĩ sâu xa, bảo tui đi ghen bà với ổng thì tui xách wuần chạy hổng kịp ah.   Rollin

(2023-12-11, 09:32 AM)LeThanhPhong Wrote: Anh Đạn viết bài về người già đi .  Chắc chắn có nhiều người đón chờ đọc, trong đó có LTP . 

Cheer

Mới có ý tưởng vậy thôi anh, chưa sắp xếp ý tứ kịp nên hẹn anh từ từ vậy. Có thể biên soạn lại và gởi tặng anh một bài đã cũ, rất cũ, nói về chuyện tình yêu của mấy người già, lấy ý tưởng từ một câu chuyện có thật ngoài đời, thêm mắm dặm muối vào chút đĩnh. Sẽ gởi lên sau nha.

Cheer
Love is now or never...
[-] The following 4 users Like Dan.'s post:
  • Chân Nguyệt, LeThanhPhong, TiểuHồLy, TTTT
Reply
#65
(2023-12-11, 10:27 AM)Dan. Wrote: Si nghĩ nát óc cũng không hiểu ý bà muốn nói gì luôn. Phải bà tưởng nick 72 Nờ-U-Nu aka ngoại Bảy aka Hăng-Rết kia là tui hả?. Tui đâu có đủ chình-độ để viết về ma wỹ như ổng đâu mà nghĩ vậy chời?. Tại tui thấy bà với ổng cứ cậu cậu tớ tớ riết nên tui tưởng bà thân với ổng, biết ổng nên lúc làm điếu văn tế sống ổng tui mới ghi vào cho có vậy thôi hà. Mà thôi, cho ổng yên trên cột đi cho nhẹ lòng ổng, lôi lôi kéo kéo ổng riết ổng tụng kinh lộn lời, nguy hỉm... Có khi thiên hạ nghĩ sâu xa, bảo tui đi ghen bà với ổng thì tui xách wuần chạy hổng kịp ah.   Rollin


Mới có ý tưởng vậy thôi anh, chưa sắp xếp ý tứ kịp nên hẹn anh từ từ vậy. Có thể biên soạn lại và gởi tặng anh một bài đã cũ, rất cũ, nói về chuyện tình yêu của mấy người già, lấy ý tưởng từ một câu chuyện có thật ngoài đời, thêm mắm dặm muối vào chút đĩnh. Sẽ gởi lên sau nha.

Cheer

Ông mộc mạc đơn thuần, bụng dạ có sao nói vậy, tính tình dễ thương, nên tui cũng thích 8888 với ông. Ông đừng lo si nghĩ nát óc chi với câu nói đùa của tui nghen? Có tui ghen với ông chớ ông đâu biết ghen với ai, vả lại tui tào lao thiên địa với nữ/nam gì tui cũng thân mật ngọt ngào hết chơn áh. Ông rảnh và có nhã hứng thì viết truyện hay kể chuyện chị Bốn, Tản Mạn Tuổi Xế Chiều...gì gì....đó, cho tui và các bạn đọc hén? Đừng để mai một tài năng văn chương sẵn có hỉ? 


Tulip4 Heavy-black-heart4
Lặng nhìn mây trắng dần tan
Võ vàng nguyệt khuyết khảy đàn trầm u
Cao sơn quyện áng sương mù

Tứ bề lưu thủy, thuyền du cõi nào?
[-] The following 1 user Likes TiểuHồLy's post:
  • Dan.
Reply
#66
(2023-12-11, 01:26 PM)TiểuHồLy Wrote: Ông mộc mạc đơn thuần, bụng dạ có sao nói vậy, tính tình dễ thương, nên tui cũng thích 8888 với ông. Ông đừng lo si nghĩ nát óc chi với câu nói đùa của tui nghen? Có tui ghen với ông chớ ông đâu biết ghen với ai, vả lại tui tào lao thiên địa với nữ/nam gì tui cũng thân mật ngọt ngào hết chơn áh. Ông rảnh và có nhã hứng thì viết truyện hay kể chuyện chị Bốn, Tản Mạn Tuổi Xế Chiều...gì gì....đó, cho tui và các bạn đọc hén? Đừng để mai một tài năng văn chương sẵn có hỉ? 


Tulip4 Heavy-black-heart4

Người khác vì lịch sự nên khen tui, tui vui, còn bà khen tui hổng hiểu sao ốc ác của tui nó nổi cục, nổi cục khắp người y như bị đậu mùa lun.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Thiệt ra thì VietBest này tuy đất rộng nhưng người thưa, theo viện thống kê Gúp-la đót còm thì mật độ dân số vào khoảng 1 người trên 100 cây số vuông nên coi vậy nếu có xảy ra bất cứ chiện gì thì ai ai cũng biết, cũng thấy, có điều ít ai muốn nói ra hoặc họ lo làm chiện riêng tư khác, duy chỉ có tui mắc cái tật hay tháy máy, tò mò, để ý nên hễ có dịp là mang ra kể cho vui, một là để tìm hiểu, hai là muốn gom góp đề tài để viết cái luận án Tiếng-sỹ tâm lý học về người già mà tui đã thai nghén bao lâu nay, phen này nếu tui rinh được cái bằng Em-đi Em-đứng Em-nằm trờ về thế nào cũng làm tiệc lớn đãi bà cùng bà con VietBest một chầu linh đình lun nghen.  Rollin

Dạo này thấy mọi người có vẽ băn khoăn về mấy cái chiện HỢP TAN rồi đâm ra bùn bã, thú thiệt tui cũng hay nằm một mình nghĩ về cái thân phận của mình ở đây. Trông người rồi ngẫm đến ta, Thơ thơ thẩn thẩn đi ra ngoài đường, Ra ngoài lòng bỗng chán chường, Thôi ta đứng lại nhường đường họ đi... (thơ con cóc). Cái vòng lẫn quẫn HỢP TAN ấy nó tái diễn hoài mà. Như tui nhớ hồi trước tui cũng đông bạn bè, anh em, sau này cũng thui thủi một mình, tả hữu lình bình không có ai, mới đầu cũng thấy ngạc nhiên, bùn bùn, nhưng rồi cứ nghĩ một cách đơn giản rằng chắc họ thấy mình có cái gì đó sai sai, không đúng ý họ, họ né mình và mong mình cũng né họ ra, thôi thì cũng xin chấp nhận mà không than thở chuyện HỢP TAN làm gì cho nó nặng lòng đôi bên... Thế mới biết, có những cái thật sự đáng tiếc nhưng cũng có những cái không nên tiếc tốt hơn.

Bài cuối trước khi qua trang mới để đăng cái câu chuyện về người già. Hy vọng đại ka 72 Nờ-U-Nu sống khôn thác thiêng phù hộ cho tui hanh thông trong sự nghiệp lấy bằng Tiếng-sỹ, thông cảm cho tui lượm mót cái thread này làm nơi tán dóc cho vui, ở trên đó có lạnh lẽo vì gió thổi tư bề hy vọng cũng có chút gì đó ấm áp vậy. Chừng nào ông đầu thai quay về thấy nhà ông lên mấy chục tầng, có khi còn cảm ơn tui chưa hết ah.

Becuoi
Love is now or never...
[-] The following 3 users Like Dan.'s post:
  • LeThanhPhong, TiểuHồLy, TTTT
Reply
#67
Ha ha ha ...   Happy-smiley-emoticon

Anh Đạn viết khôi hài quá xá luôn .  Thơ anh viết cũng hay lắm đó chứ  Clap .

Cheer
[-] The following 3 users Like LeThanhPhong's post:
  • Dan., TiểuHồLy, TTTT
Reply
#68
(2023-12-12, 07:38 AM)Dan. Wrote: Người khác vì lịch sự nên khen tui, tui vui, còn bà khen tui hổng hiểu sao ốc ác của tui nó nổi cục, nổi cục khắp người y như bị đậu mùa lun.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Thiệt ra thì VietBest này tuy đất rộng nhưng người thưa, theo viện thống kê Gúp-la đót còm thì mật độ dân số vào khoảng 1 người trên 100 cây số vuông nên coi vậy nếu có xảy ra bất cứ chiện gì thì ai ai cũng biết, cũng thấy, có điều ít ai muốn nói ra hoặc họ lo làm chiện riêng tư khác, duy chỉ có tui mắc cái tật hay tháy máy, tò mò, để ý nên hễ có dịp là mang ra kể cho vui, một là để tìm hiểu, hai là muốn gom góp đề tài để viết cái luận án Tiếng-sỹ tâm lý học về người già mà tui đã thai nghén bao lâu nay, phen này nếu tui rinh được cái bằng Em-đi Em-đứng Em-nằm trờ về thế nào cũng làm tiệc lớn đãi bà cùng bà con VietBest một chầu linh đình lun nghen.  Rollin

Dạo này thấy mọi người có vẽ băn khoăn về mấy cái chiện HỢP TAN rồi đâm ra bùn bã, thú thiệt tui cũng hay nằm một mình nghĩ về cái thân phận của mình ở đây. Trông người rồi ngẫm đến ta, Thơ thơ thẩn thẩn đi ra ngoài đường, Ra ngoài lòng bỗng chán chường, Thôi ta đứng lại nhường đường họ đi... (thơ con cóc). Cái vòng lẫn quẫn HỢP TAN ấy nó tái diễn hoài mà. Như tui nhớ hồi trước tui cũng đông bạn bè, anh em, sau này cũng thui thủi một mình, tả hữu lình bình không có ai, mới đầu cũng thấy ngạc nhiên, bùn bùn, nhưng rồi cứ nghĩ một cách đơn giản rằng chắc họ thấy mình có cái gì đó sai sai, không đúng ý họ, họ né mình và mong mình cũng né họ ra, thôi thì cũng xin chấp nhận mà không than thở chuyện HỢP TAN làm gì cho nó nặng lòng đôi bên... Thế mới biết, có những cái thật sự đáng tiếc nhưng cũng có những cái không nên tiếc tốt hơn.

Bài cuối trước khi qua trang mới để đăng cái câu chuyện về người già. Hy vọng đại ka 72 Nờ-U-Nu sống khôn thác thiêng phù hộ cho tui hanh thông trong sự nghiệp lấy bằng Tiếng-sỹ, thông cảm cho tui lượm mót cái thread này làm nơi tán dóc cho vui, ở trên đó có lạnh lẽo vì gió thổi tư bề hy vọng cũng có chút gì đó ấm áp vậy. Chừng nào ông đầu thai quay về thấy nhà ông lên mấy chục tầng, có khi còn cảm ơn tui chưa hết ah.

Becuoi

hihihihii...Ông cũng ngộ quá hén! Tui khen thiệt tình mà. Người ta có tật giật mình, rứa răng ông cũng rung rinh rứa kà?  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Ừa! Tui cũng đồng ý với ông, có điều tui hơi bị khác với ông xíu. Ai mần gì mần cũng phải có trả có vay, mần tốt thì hưởng trái ngọt, còn mần xấu thì ngậm trái đắng, rứa thôi. Chứ tui hổng thích ý kiến ý cò chi ráo trọi, ai cũng nhớn hết roài, tự mình mần sao thấy được thì mần. Smiling-face-with-halo4 

Ừa, tui với bà con ViệtBest chờ ngày ông "Vinh quy bái tổ" hén! Nhưng nhớ sơm sớm nghen ông? Chớ cái chuyện HỢP TAN coi mòi đã tới mùa thu hoạch rồi đa! Tui thì tui go with the flow, nhưng ngẫm nghĩ lại cũng thấy thương bà con 8888 ở đây, lia thia quen chậu mà. Nếu có duyên thì tui sẽ mở một diễn đàn cho bà con tha hồ mà 8888, nhưng tui bận công việc thường ngày, vả lại tui hổng rành mấy cái dụ diễn đàn diễn đét này, ở nhà toàn là Hai mần cho tui không hà. Hổng lẽ giờ muốn chơi cũng làm phiền tới ảnh, coai sao đặng? Tui có trang thơ riêng, hổng biết tui convert nó qua diễn đàn được hông ta? Đâu ý ông ra sao, góp cho tui chút coai, Đàn Đạn? 

Cậu ấy đang vũ giá vân đằng ngao du tứ hải rồi, ông đừng có lo, cứ tự nhiên qzuậy nát cái nhà tranh vách lá của cậu ấy đi. Có gì tui phụ cho hén? banana-skipping-rope-smiley-emoticon banana-skipping-rope-smiley-emoticon 

Đàn Đạn và bà con dzui dzẻ nghen! Tui [Image: chay.gif]....................[Image: chay.gif]........................ đi lụm lúa cái hả. 


Tulip4
Lặng nhìn mây trắng dần tan
Võ vàng nguyệt khuyết khảy đàn trầm u
Cao sơn quyện áng sương mù

Tứ bề lưu thủy, thuyền du cõi nào?
[-] The following 1 user Likes TiểuHồLy's post:
  • Dan.
Reply
#69
Bài này viết cũng khá lâu, lấy ý tưởng từ một câu chuyện có thật mà trong đó bản thân tôi cũng có đóng góp vào rất nhiều. Chuyện xảy ra dĩ nhiên là ở VN, từ những năm cuối thập niên 1990, nói về tình  yêu của tuổi già, những mâu thuẫn, xung đột trong một gia đình. Tên nhân vật không thay đổi nhiều nhưng gọi bằng thứ theo kiểu miền Nam. Cô Vân này là tên một người em của thằng bạn thân, rất thân nhưng không phải ở trong này. Chuyện trùng tên xem ra không lạ, vậy thôi.

KHI NGƯỜI TA GIÀ.

Buổi chiều đang dở việc trong Sở làm bỗng nhận được điện thoại của chú Bảy gọi đến nhà gấp, tôi vội vã lên đường đến nhà chú. Mới có hơn một tháng không gặp mà trông chú Bảy tiều tuỵ đi nhiều, không còn cái dáng vẽ khoẻ mạnh, đẹp lão của một ông già 70 tuổi mà tôi thường gặp trước đây. Di chứng của bệnh tắc túi mật làm da chú vàng hơn xưa rất nhiều và trãi qua một ca mổ thông túi mật làm chú gần như quỵ hẳn.

Chú Bảy là ba của thằng bạn thân học cùng nhau thời Trung Học từ những năm 72. Bạn bè chơi với nhau ngần ấy năm giờ vẫn còn thân kể cũng hiếm. Sau những bỡ ngỡ trong năm đầu gặp gỡ từ muôn phương đổ về, chúng tôi dần dần hình thành những nhóm bạn học nhỏ để những lúc rảnh rỗi thường đến nhà rũ nhau đi chơi, học bài chung hay chọc ghẹo nhau. Và biết thêm cha mẹ, anh em của nhau. Cha mẹ thương con, thương cả những người bạn của con mình. Chú thím Bảy ngày ấy thường để dành cho chúng tôi những củ khoai lang luộc, những chén chè, những cái bánh, cái kẹo… ăn thêm cho vui sau những cuộc chơi đùa mệt nhọc. Thằng bạn tôi là anh lớn nhất trong nhà có cả thảy 5 anh em. Sau nó là hai cô em gái mà một trong hai cô này, cô em, tên Vân, là người tôi thường để ý. Chú Bảy thấp người, cao ngang cổ thím, nên anh em nó cũng di truyền tố chất này, duy có cô Vân là giống mẹ, cao ráo nhất trong nhà.

Đã có một thời trai trẻ, tôi đâm ra yêu cô Vân này. Nghĩ cũng ngộ nghĩnh cho ba cái tình cảm lăng nhăng thời học trò, nó bàng bạc như mây mùa thu, nó mơn man như gió mùa xuân và không mang cái ẩm ướt của mùa đông giá lạnh. Gọi là yêu cũng quá, cái tình cảm vu vơ ấy chỉ thể hiện qua vài hành động chứng tỏ mình anh hùng khi chỉ vẽ bài vở cho nàng, kể dăm ba câu chuyện sai sự thật chỉ để khoái trá nhìn cặp mắt xoe tròn, vờ như thán phục của cô nàng rồi rước vào thân nhiều rắc rối khi nàng nhờ ta làm buâng quơ cái gì đó, hoặc tự đón nhận những niềm kiêu hãnh ngầm khi trao tặng cho người ta quyển vở mới, ép chặt ở trong là chiếc là thuộc bài dẹp lép do mình cố công dùng chồng sách dày đè lên, đôi khi nôn nóng còn ngồi lên cho nó mau… xẹp!. Mà các nàng nghĩ cũng ngộ luôn, khi đã nắm thóp được mình rồi thế nào cũng nghĩ cách nhờ hắn làm cái gì đó, kêu hắn làm cái gì đó rồi thế nào cũng biểu hắn làm cái gì đó. Cái trình tự nhờ, kêu rồi biểu nó biến thiên theo mức độ tình cảm trao nhau, có lẽ mức độ cuối cùng là tiếng tằng hắng mà mấy bác trong Hội Sợ Vợ thường nghe!.

Rút kinh nghiệm này tôi vẫn thường khuyên mấy anh con trai trong nhóm sau này đừng dại dột cho họ thấy được, đọc được tình cảm của mình vì như thế chú mày sẽ bị bắt bài, kiểu như cho họ thấy cái tẩy của mình thì họ sẽ tha hồ bày vẽ ra lắm trò nhõng nha, nhõng nhẽo bực mình lắm!. Khuyên thì khuyên thế thôi chứ mong gì mấy cậu nghe lời?. Nhiều cậu khi yêu người ta cứ lơ tơ mơ, chẳng cần phải là người thông minh lắm, chỉ cần nhìn thấy cái mặt "ngô ngố" của cu cậu là biết ngay hắn đã thấm đòn tình rồi. Khi ấy có mà cản hắn bày ra những trò loãng moạn gì chỉ có trời biết!. Thôi kệ, nói cho vui vậy thôi nhưng lòng thầm mong cho hắn đừng nghe lời mình, khi yêu ai cứ bày tỏ đại đi, không nói ra lấy ai mà biết, các cô bây giờ coi vậy cũng thực tế lắm, nhiều lựa chọn lắm, một bông hồng đẹp nhiều người muốn hái, 1000 người yêu em trong đó có ta, còn 100 tên yêu em cũng có ta nốt, nhưng chắc gì còn 5 thằng yêu em có ta trong đó?. Suy cho cùng, yêu chẳng có gì là xấu, xấu hay đẹp đơn thuần do mình yêu theo kiểu nào mà thôi.

Hồi ấy gia đình chú không khá giả gì. Thím buôn bán ngoài chợ, chú chạy cyclo máy. Hằng ngày chú chở thím và hàng hoá ra chợ, chở các con đi học trên chiếc cyclo máy này. Cái xe dường như to hơn chú nhiều, tiếng máy Gobel của Đức nổ nghe phành phạch, phun khói mịt mù khi départ luôn làm cho bọn trẻ con chúng tôi thích thú. Những buổi đi học sớm, tôi thường thả bộ từ ngã tư Xóm Gà tà tà qua đường Ngô Tùng Châu, đi ngang qua trường Tân Khoa trước khi băng qua đường vào nhà chú ở đường Phan Tây Hồ, sau lưng trường Đạt Đức của ông Phan Thuyết, chỉ để được ngồi lên chiếc xe cyclo máy này đi học cùng nó. Bao giờ cách trường học chừng non 100 thước là chúng tôi xuống. Thoạt đầu mình cũng thắc mắc, sao chú không chạy đến ngang cổng trường mà bỏ chúng tôi xuống ở đây, sau này mới dần dần ngộ ra. Ý thằng bạn tôi nó muốn thế. Ở đời đôi khi có những điều khó nói ra, muốn hiểu, muốn biết ta phải tự đặt mình vào vị trí của người khác rồi mới thấy được, mới hiểu được những uẩn khúc trong đó. Muốn thiên hạ hiểu mình, trước hết mình phải hiểu thiên hạ đã. Làm cho mọi người hiểu mình thực ra còn dễ hơn mình đi hiểu người khác là vậy.

Đôi khi nghĩ lại tôi vẫn thường tự hào ít ra mình cũng hưởng được một nền giáo dục căn bản của những năm trước 75. Người ta có thể mua cho mình những bằng cấp, việc trang bị những kiến thức của nhân loại chẳng có gì khó nếu ta có cái chí, có ý thích. Nhưng cái giáo dục nhân cách, làm cho ta trở thành một con người tốt ở xã hội, cái quan niệm tôn sư trọng đạo, cái cách học như thế nào để trở thành "người" hơn là tuỳ thuộc vào cái cách giáo dục từng thời kỳ. Như tôi bây giờ, khi nghĩ về những vị Giáo sư đã từng dạy dổ tôi ngày xưa với tất cả lòng kính trọng. Tôi may mắn được học trường công, không phải đóng một đồng xu cắc bạc nào, chỉ biết ăn và học, những người Thầy của chúng tôi ngày ấy cũng chỉ biết ăn rồi dạy dỗ chúng tôi nên người, không vướng bận vào những nợ đời hay những toan tính đời thường nên cứ thế mà dạy, cứ thế mà học. Bạn bè trong lớp có đứa con nhà giàu, có đứa con nhà nghèo, dĩ nhiên, nếu để ý ta vẫn thấy trong bộ đồng phục ngày xưa, có chiếc áo trắng được may bằng vải kate, có chiếc áo được mua ngoài chợ, may bằng mẫu vải tám hơi ố màu một chút, nhưng liệu bao nhiêu đó có đủ thời gian để chúng tôi quan tâm phân biệt nhau không?. Câu trả lời là không. Chúng tôi có đứa lội bộ 5, 3 cây số đi học, có đứa được cha mẹ mua cho chiếc xe đạp đầm là cưng lắm rồi, thằng nào oách lắm có được chiếc mobylette hay chiếc vélo solex là cả bọn xúm vào đòi chạy thử, ngã chõng gọng lên mà cười, mà vui. Thằng có xe luôn đến nhà chở thằng không có xe, quá lắm thì trao đổi, tao có xe, mày có sức, chở đi "con", hì..hì…

Chúng tôi học trước hết vì lòng tự trọng, không muốn thua kém bạn bè, chẳng cần ai phải thúc đít bắt học như bây giờ, chẳng có cái áp lực nào ngoài việc làm vui lòng cha mẹ, ngoài cái mong muốn ganh đua cùng bạn bè, ngoài cái mong muốn có được con chữ vào đầu. Ba tôi ngày xưa luôn dành sự quyết định tương lai cho con mình định đoạt, ông chỉ vẽ đường ra cho chúng tôi bước tới thôi. Những câu nói như: "Con nên nhớ, sau này nếu vạn nhất con có đi đạp cyclo kiếm sống, thì một anh phu cyclo có học vẫn khoẻ thân hơn một anh cyclo không học hành tử tế!". Đời lính đã đưa ông đi mọi miền đất nước, mỗi tháng chỉ về thăm nhà có 5 ngày, những khi ấy, trình cho ông xem cái học bạ ghi thành tích học hành của mình, tôi thường vui như mở hội khi thấy ông xoa đầu khen ngợi thằng út cưng của ông học hành tiến bộ. Và châm ngôn của ông, không cho con mình thiếu cái gì so với bạn bè, nhưng cũng không cho con mình hơn bạn bè cái gì , chỉ kỳ vọng, phen này con thi tú tài chỉ cần điểm Bình là Cậu cho con du học ngay… Thế mà…

Nay nhân dịp này viết tiếp chút:

Ngày ấy chúng tôi không được dạy dỗ để căm thù ai, không được dạy phải tôn sùng thần tuợng nào, không cần phải biết vị cha già kính yêu của dân tộc là người nào!. Thầy Trần Vân, giáo sư dạy môn Công dân Giáo dục và những thầy khác chỉ chăm chút dạy chúng tôi phải biết kính trọng người già, thương yêu Cha Mẹ mình, đi ngoài đường gặp một đám tang phải biết dừng lại ngã mũ chào người đã khuất dù không biết họ là ai, giúp người già qua đường, biết tự trọng khi không nhặt của rơi của người khác, biết nhục nhã khi ăn cắp, ăn trộm của nguời khác... Nền Giáo dục ấy không thay đổi, dẫu rằng ngoài kia bom đạn đầy trời, dẫu rằng ngôi trường chúng tôi đang theo học là một ngôi trường Công lập, hơn 90% học trò là con em của những người lính trận.…

Những người Thầy, Cô ngày ấy dư ăn dư mặc, ngoài việc dạy dỗ chúng tôi chỉ lo viết sách giáo khoa, nên chúng tôi luôn nhìn bằng cặp mắt kính trọng lẫn sợ sệt khi làm sai, không thuộc bài. Cô Đính dạy Pháp văn, Cô Thiệp dạy Hóa học có xe hơi chạy vào trường, bọn học trò thường săm soi, rờ mó nhưng không ai thắc mắc tiền ở đâu các Cô mua. Thấy Hiếu, nhỏ người, da ngăm đen, thường được học trò gọi sau lưng là thầy Hiếu đen, mỗi sáng thứ hai sau lễ chào cờ, vẫn cầm cây roi làm bằng sợi dây điện, kêu mấy anh học trò ngỗ nghịch nằm trên cái băng ghế, tùy tội trạng mà quất cật lực vào mông, anh thì một roi, anh thì hai ba roi, vẫn không bị phụ huynh nào kéo đến gây gỗ, làm phiền. Bởi họ tin tưởng Thầy, tin tưởng vào cách giáo dục ấy. Bởi họ hiểu các Thầy Cô dạy bằng cái Tâm của người Thầy muốn cho học trò mình nên người, họ đánh không phải vì sự bực tức cá nhân, không vì sự thù hằn có toan tính, không vì theo lệnh của ai.

Một nền giáo dục dựa trên sự Tin tưởng, Tôn trọng, Yêu thương, Nhân văn và Trách nhiệm. Tiếc thay, nền Giáo dục ấy không đem lại chiến thắng được.

(Còn tiếp).
Love is now or never...
[-] The following 5 users Like Dan.'s post:
  • LýMạcSầu, LeThanhPhong, Thuctinh, TiểuHồLy, TTTT
Reply
#70
................

Những năm 96, 97 chú Bảy nghĩ hẳn nghề chạy cyclo máy. Caí loại xe ấy giờ người ta cho ra ngoại thành, chở rau củ cho những nông dân ngoài ấy vào nội thành bán hàng đêm. Chú quay về nhà nghĩ ngơi, ngày ngày đi tập thể dục, đi du lịch… Chi phí của hai vợ chồng do mấy người con giờ đã trưởng thành, có công ăn việc làm ở bên này, ở bên kia gởi về chu cấp, nghĩa là không thiếu thứ gì. Thằng bạn tôi sau một thời gian cống hiến, giờ đã là Kỹ sư, phụ trách một công việc sửa chữa máy móc Y khoa cho một Bệnh viện. Đây là thời gian tôi thấy chú Bảy sung sướng nhất, cũng bỏ công gầy dựng gia đình bấy lâu nay. Thằng bạn hằng tháng vẫn nhờ tôi đem tiền trợ cấp về cho chú, đấy là những dịp chú cháu tôi ngồi uống café, tôi nghe chú kể chuyện ngày xưa. Tuy mặc quần short, mang giày das, cưỡi chiếc moto to đùng, nhưng chú Bảy vẫn vui và có vẻ bằng lòng với cuộc sống của mình và không khoe khoang, hợm hĩnh như nhiều tay nhà giàu mới nổi sau này.

Nhưng cuộc đời nếu chỉ toàn những bình lặng và êm ái thì đâu có gì đáng nói. Và người gây ra phiền toái, theo tôi là do thím Bảy. Vào những năm 97, 98, rộ lên phong trào chơi hụi, đánh đề. Nạn nhân là những người đàn bà như thím Bảy. Thoạt đầu chỉ là chơi thử thời vận, riết rồi nóng mũi, đánh to dần và lậm lúc nào không hay. Hụi hè thì ham bỏ cao, bỏ thấp, ham lời to, lời nhỏ, mới đầu chỉ có vài chân hụi phòng khi hữu sự, sau bị cái đồng tiền làm loá mắt, nhảy ra làm cái, làm chủ hụi, con hụi hốt hụi dông mất, è cổ ra mà đền cho nhà con . Thoạt đầu lén lút chồng con, bàn tính đánh con gì , số mấy, chừng lậm rồi chẳng nễ nang ai, cứ thế mà công khai.

Thời gian này chú Bảy tôi buồn lắm, hết lời khuyên bảo mà thím một mực không nghe, riết rồi ông buông tay nhìn thím đi dần vào con đường cụt ngủn. Đã có những lần cãi nhau nảy lửa giữa hai người, đã đi vào con đường ly thân, cùng ký tên vào tờ giấy ly dị, cũng may nhờ các con ngăn cản chưa đến mức phải nộp cho ba Tòa áo đỏ xử. Tài sản cắp gói ra đi, cuối cùng cũng cuốn thím Bảy tôi từ VN qua tỵ nạn bên Úc nhờ 3 người con bảo lãnh, để lại một món nợ khổng lồ cho chú Bảy và các con gánh vác, trả dần dần. Sáu năm trời một thân, một mình ky cóp trả nợ cho vợ, chú già hẳn đi. Rồi thì cũng gần xong một câu chuyện không vui, nhưng cuộc đời vốn ác nghiệt, chẳng bao giờ chấm dứt cái nỗi khổ của kiếp người khi tình cờ trao cho chú Bảy một hình bóng người đàn bà khác. Oái oăm thế đấy.

Thím Ba vốn gốc Quảng Ngãi, có con lập nghiệp trong này, ở trọ nhà chú Bảy, nên thỉnh thoảng khi vào thăm con, cám cảnh cho thân già của chú Bảy mà thường nấu dùm chén cơm, lo giùm thang thuốc. Vốn mất chồng từ lâu, cái cuộc sống đơn côi chiếc bóng chắc cũng gây cho thím Ba nhiều ngậm ngùi, nên khi thấy có người cùng cảnh ngộ, thế là nảy sinh tình cảm. Hai người già lại cách nhau hơn 10 năm tuổi. Tôi có cái hân hạnh được tiếp xúc với thím Ba ngay từ đầu trong những khi qua thăm chú, vì thế cũng mang tiếng dính líu vào cuộc, dù chuyện xảy ra giữa hai người tôi hoàn toàn mù tịt. Chỉ biết thỉnh thoảng chú Bảy đáp xe đò về Quảng Ngãi thăm thím Ba, khi vào ông vui hẳn lên, luôn miệng khoe cùng tôi thím Ba mày chăm sóc tao chu đáo lắm, người gì mà rộng lượng, không chấp nhất ba cái chuyện linh tinh, thế này thế nọ, thậm chí còn gởi quà cáp vào cho mấy đứa con chú, dĩ nhiên có phần thằng bạn của tôi trong đó.

Mà tên này cũng lạ, trong những ngày như thế hắn luôn miệng khoe cùng tôi, nào là yên tâm khi thấy có người thay mẹ nó lo cho ba mình, thay vợ chồng nó lo cho ổng trong lúc tuổi già. Tất nhiên chuyện xảy ra lâu ngày thím Bảy ở bên Úc cũng biết, nhưng chắc do cái thế đứng của mình khi ấy là người trốn nợ nên thím không có thời gian và điều kiện về VN thường xuyên nhằm làm rõ trắng đen (lời của Thím), cho ra chuyện (?).

Và mọi chuyện chỉ kịp bùng phát khi thím Bảy về ở hẳn ở VN vào cuối năm 2004, không ở chung nhà với chú Bảy mà ở nhà người con gái thứ ba cách nhà chú chừng 10 thước. Sau khi tìm hiểu mọi chuyện, người mà thím Bảy lôi ra hỏi tội trước tiên lại là tôi. Mặc dầu cứ một hai khằng định mình không dính líu vào việc này, rằng thì là chỉ biết thím Ba qua chú Bảy, nhưng xem chừng thím chả tin tưởng vào tôi mấy. Có lần thím cứ một hai bắt tôi phải chở thím tìm nhà thím Ba. Thú thiệt lần ấy tôi đánh lô tô trong bụng, ép lòng chở thím đi tìm nhà. May mắn là khi ấy thím Ba đã về QN. Đứng xa xa chỉ nhà, tôi chỉ chực bỏ chạy nếu chẳng may có cãi lộn xảy ra giữa hai người. Không tìm được thím Ba, thím Bảy dò la nơi mấy bà hàng xóm nhiều chuyện, một mực khẳng định chủ quyền của mình trên thân thể chú Bảy với bàn dân thiên hạ, bắn tiếng rằng thím Ba hãy liệu hồn!.

Việc kế tiếp là thím Bảy cấm vận và quản lý chú Bảy chặt chẽ hơn. Mọi chi thu trong nhà thím quản lý tất, hàng ngày cơm canh đem ra nhà trên cung phụng chú Bảy ba bữa chu toàn, chú Bảy đi đâu cũng được mấy thằng cháu theo phe thím bám theo sát nút, nhìn cái bill điện thoại có số gọi về QN là thím Bảy cho cắt đường line điện thoại cái cụp!. Lần này thím Bảy được sự hậu thuẩn tuyệt đối của các con, từ thằng bạn tôi giờ đã quay ngoắt 180 độ khi hắn hùng hồn tuyên bố cùng chú, nếu Ba muốn theo bà Ba kia thì xin đi luôn, đừng quay về nhà nữa, đến cô Vân "của tôi" cũng hùng hồn không kém khi phát biểu, phen này về VN sẽ kiếm tôi hỏi cho ra cái tội "nối giáo cho giặc!".

Em Vân yêu vấu ! Hẳn em có lý do để hùng hồn như vậy. Ngày xưa khi lỡ dại "yêu" em, anh đã sẵn sàng vì em mà làm nhiều điều khờ dại, thậm chí nếu một hôm em buồn tình, em chỉ mấy cái ngôi sao trên trời rồi biểu anh leo lên hái về cho em chơi, chắc anh cũng không ngại gian nan mà lang thang ngoài mấy cái chợ trời, kiếm mua mấy ngôi sao thủy tinh mang về và dối gạt rằng mấy ngôi sao ấy anh vừa mới hái trên trời về sau khi phải chiến đấu cật lực cùng mấy con quái thú hung dữ, miệng phun lửa phèo phèo khiến râu tóc anh trụi lũi, chỉ mong mang đến cho em niềm vui toe toét là anh mừng run lên rồi... Ngày nay dù chúng ta mỗi người mỗi ngã, gạo nếp đã nấu thành cơm thành cháo rồi, dù cơm khê hay cháo khét cũng mang tiếng là cơm là cháo, dù ván em đã đóng thành thuyền dài, to thật là to, ván của anh đóng được cái xuồng ba lá mà giờ xem ra đã mục nát, em vẫn có quyền nhân danh cái tình "yêu" ngày xưa mà chì chiết anh, móc rỉa tim anh đến rớm máu (hổng biết còn máu để rướm không nữa, chờ chút, kiểm tra xong báo cáo ngay cho em...), mà trách anh sao không ngăn cản ba em đem lòng yêu người khác, phụ bạc mẹ em (cảm động cực kỳ luôn!)... Rằng thì là... tá lả... hihi... anh vẫn thủy chung với cái tình cảm vốn có của riêng mình mà bảo lưu cái niềm thông cảm của anh dành cho ba em. Chắc em cũng từng biết đã nhiều lần anh gân cổ lên mà cự cãi với thằng anh của em, mày chỉ biết coi trọng cái danh giá cho riêng mày mà không cho ổng bả ly dị nhau cho rồi, hoặc giả tìm cách cho bà già mày nguôi ngoai khủng bố ba mày như vậy, vì ai cũng thừa hiểu những lấn áp, những bó buộc mà má mày đang làm không xuất phát từ tình cảm chân thành của bà dành cho ông, đơn thuần chỉ là sự ganh ghét, tức tối khi thấy cái gì của mình bị người khác cuỗm đi mất, nói thế cho lịch sự chứ bảo rằng đồ thừa, đồ bỏ lăn lóc ngoài đường, được người ta lượm về chùi rửa sạch sẽ, tân trang lại cho mới keng rồi đâm ra tiếc nuối, đâm ra bực mình, xách dao phay đi đòi lại cũng không ngoa chút nào!... Bao nhiêu lần ổng tâm sự cùng anh, con cái nuôi cho nó ăn học thành người, giờ quay ra phán một câu xanh rờn, ba đi thì đi luôn đi, đừng xách gói về nhà này nữa....

Thế nhé, về đây để đôi ta tranh luận cho ra lẽ, em "yêu" ngày xưa của anh...  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c


(Còn tiếp).
Love is now or never...
[-] The following 6 users Like Dan.'s post:
  • LýMạcSầu, LeThanhPhong, SugarBabe, Thuctinh, TiểuHồLy, TTTT
Reply
#71
Anh Đạn viết hay lắm .  Phần giáo dục rất hay, rất đúng .  

Thời nhỏ, LTP có nghe về vụ chơi hụi .  Khi hụi bị con hụi hốt rồi chạy mất, đó có phải là việc làm sai trái của người chủ hụi đâu mà bắt đền, phải bồi thường mình ?  Có sức chơi cho thoả lòng tham, phải có sức chịu mới phải .

Tương tự, người ta nghèo mới phải làm công cho mình, lỡ đánh vỡ cái chén, là bị trừ lương .  Tội nghiêp các em nhỏ, phải đi ở mươn, bị gia đình chủ nhà đánh đập, ra vào phải lễ phép gọi chủ nhà là Ông Bà, con cái chủ nhà (dù nhỏ xíu) là Cô là Cậu .  Đây là một hình thức nô lệ tại xã hội VN .

Cám ơn anh Đạn nhiều .

Cheer
[-] The following 2 users Like LeThanhPhong's post:
  • Dan., TTTT
Reply
#72
Đọc mỏi cả mắt!
Reply
#73
(2023-12-13, 09:11 AM)LeThanhPhong Wrote: Anh Đạn viết hay lắm .  Phần giáo dục rất hay, rất đúng .  

Thời nhỏ, LTP có nghe về vụ chơi hụi .  Khi hụi bị con hụi hốt rồi chạy mất, đó có phải là việc làm sai trái của người chủ hụi đâu mà bắt đền, phải bồi thường mình ?  Có sức chơi cho thoả lòng tham, phải có sức chịu mới phải .

Tương tự, người ta nghèo mới phải làm công cho mình, lỡ đánh vỡ cái chén, là bị trừ lương .  Tội nghiêp các em nhỏ, phải đi ở mươn, bị gia đình chủ nhà đánh đập, ra vào phải lễ phép gọi chủ nhà là Ông Bà, con cái chủ nhà (dù nhỏ xíu) là Cô là Cậu .  Đây là một hình thức nô lệ tại xã hội VN .

Cám ơn anh Đạn nhiều .

Cheer

Xin phép giải thích ngắn gọn với anh Phong về trách nhiệm của người làm chủ hụi như sau:

Người làm chủ hụi là người có đủ uy tín để gom những con hụi lại với nhau và thành lập ra một hoặc nhiều dây hụi, có cả hụi ngày, hụi tuần hoặc hụi tháng, Số tiền cho mỗi dây hụi thì tùy vào quyết định của người chủ hụi cũng như mức độ uy tín của con hụi là do người làm chủ hụi quyết định. Luật giao ngầm với nhau ngay từ đầu rằng buổi khui hụi đầu tiên các con hụi phải đóng hết hoặc tùy theo lá thăm ghi số tiền bỏ thăm của chủ hụi mà đóng, thí dụ như hụi tháng là 10 đồng/tháng, chủ hụi bỏ xã giao 1 hay 2 đồng cho có lệ thì con hụi phải đóng 8 hay 9 đồng cho chủ hụi, gọi là tiền đầu thảo. Tháng sau mới đến phiên các con hụi bỏ thăm với nhau, ai bỏ nhiều hơn thì được hốt hụi tháng đó, những người còn lại sẽ trừ đi số tiền ghi trên lá thăm thắng mà đóng, gọi là tiền lời. Ai không cần tiền thì cứ đóng hoài, đợi tới chót sẽ hốt được hụi chót, tức là được 80 đồng, vẫn còn lời. Con hụi không cần quan tâm đến người cùng chơi mà chỉ dựa vào uy tín của người chủ hụi, thế nên người chủ hụi phải là người có máu mặt, cam kết sẽ chung đủ nếu có người chơi hốt hụi rồi dông luôn giữa chừng. Trong trường hợp này dù không có gì sai trái nhưng người chủ hụi buộc phải có trách nhiệm là chuyện đương nhiên, có ăn thì có chịu.

Suy cho cùng, chơi hụi tuy không được chính quyền công nhận nhưng dù sao thì từ xưa đến nay đó cũng là một hình thức tương trợ nhau rất tốt, với điều kiện ai cũng tuân thủ luật chơi để đôi bên cùng có lợi. Xã hội mà, người tốt người xấu lẫn lộn, ai biết đâu mà lần. Tui thấy cái tốt tuy nhiều nhưng ít ai nhớ đến, còn cái xấu tuy ít mà coi bộ ai cũng nhớ dai như đĩa, lại thích mang ra kể cho nhau nghe hoài thôi. Hôm trước tui có kể chuyện một chi nhánh đạo Cao Đài ở Sơn Đốc, Bến Tre có hình thức chơi hụi này, nhưng không có chủ hụi, không có tiền đầu thảo, không có bỏ thăm, thí dụ 10 người bỏ vào mỗi người 10 đồng thành 100 đồng, vị chức sắc cao nhất sẽ căn cứ vào nhu cầu của những người muốn lấy trước mà quyết định giao cho ai, chỉ vậy thôi.

Những ví dụ của anh về chuyện chủ tớ hay Cô Cậu gì đó theo tui chắc chỉ xảy ra vào thời phong kiến chứ thời buổi bây giờ, tuy chưa bằng các nước Âu Mỹ là có luật lệ rõ ràng nhưng chuyện chủ tớ hiện nay ở VN cũng tiến bộ nhiều rồi, chuyện bức hiếp cá nhân như anh kể cũng bớt đi mức độ hà khắc rất nhiều vì người làm thuê ở VN tuy chưa được luật pháp bảo vệ triệt để như bên anh nhưng người ta cũng tự ý thức được rất nhiều nên chuyện hiếp đáp cũng ít đi. Với lại nói đi thì cũng nên nói lại, có chuyện hà khắc có xảy ra nhưng vẫn thấy có những người chủ rất tốt bụng, cưu mang không chỉ người làm thuê mà còn giúp đỡ cả gia đình họ nữa mà. 

Cheer
Love is now or never...
[-] The following 2 users Like Dan.'s post:
  • LeThanhPhong, TiểuHồLy
Reply
#74
(2023-12-13, 10:58 AM)Saolấplánh Wrote: Đọc mỏi cả mắt!

Thì đừng đọc, đâu có ai dí dao vào cổ để bắt cậu đọc đâu mà than mỏi mắt.
Love is now or never...
Reply
#75
(2023-12-13, 10:58 AM)Saolấplánh Wrote: Đọc mỏi cả mắt!

Ly đọc từng khúc một sẽ không bị mỏi mắt SLL. Ly thấy video này tập thể dục cho mắt nè SLL, Ly bắt chước theo cũng tốt lắm.  Shy

https://www.facebook.com/watch/?v=1987250247971440
Lặng nhìn mây trắng dần tan
Võ vàng nguyệt khuyết khảy đàn trầm u
Cao sơn quyện áng sương mù

Tứ bề lưu thủy, thuyền du cõi nào?
Reply