Người về qua cõi phù vân ... Nghiêng vai trút gánh phong trần bỏ đi...

Bà giáo già nuôi trẻ mồ côi
#46
(2023-11-16, 06:06 PM)Chân Nguyệt Wrote: .........

Bên đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo ở miền Tây Nam bộ..nhờ phong trào cho bạc hà núi miền phí để trị bệnh ung thư,  mình mới có cơ hội quen biết đạo Cao Đài thì tinh thần giúp đỡ lẩn nhau vẩn còn .. .khăm phục thiệt


Mạnh thường quân giờ củng hoan mang gì gân 10 năm nay không biết bao nhiêu chuyện xảy ra riếc rồi không biết tin ai .chỉ sợ là giúp lầm người thì mình củng bị mang nghiệp ..làm người khó thật.

 Chơi hụi không ăn đầu thảo thì đời ông bà có thiệt ...lâu lâu nhôn nhao lên vì bỏ trốn làm gia đình phải trả nợ .ái chà khổ càng khổ thêm..

Việc tự nguyện giúp người rồi người nhớ ơn mình, có thể giúp lại mình hay giúp lại cho người khác cũng thường thấy trong xã hội mà chị. Như tui nè, cứ tâm niệm giống vậy, ráng sống mà tu nhơn tích đức mong sau này lấy được một tỉu thư cao sang wuyền wúy iểu địu thục nữ, kíp này không lấy được thì hy vọng kíp sau, kíp sau hổng được thì hy vọng vào kíp sau nữa, chờ woài thế nào cũng dính mà.  Rollin

Chị nói đúng, con sâu nó làm rầu nồi canh cá lóc canh chua kèm dưa hành giá hẹ, thế nên chuyện những mạnh thường quân họ ngại giúp xem ra cũng đúng thôi. Chuyện cho bạc hà núi miễn phí thì tui chưa biết, nhưng vụ chơi hụi không ăn đầu thảo hay không ăn lời thì tui chứng kiến rồi, ở Sơn Đốc Bến Tre, nơi có một giáo khu (gọi vậy không biết đúng hông nữa) của đạo Cao Đài. Nguyên cái xóm đạo ấy sống rất hòa thuận với nhau, chuyện tối ngủ không cần khóa cửa là có thật, trộm mà vào là khỏi có đường ra luôn. Còn chuyện ngoài xã hội thì con hụi hốt xong bỏ trốn hay bà chủ hụi ôm tiền hụi trốn thì xảy ra hà rầm, tuy nhiên vẫn có nơi chơi đàng hoàng, chơi nhỏ lẽ thì còn có uy tín chơi hoài, nhưng hễ phát triễn lớn lên, gom được số tiền quá lớn thì con người dễ nãy ra lòng tham, kiểu tiền không mua được tui nếu ... nó ít!.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Chị coi bộ cũng rành vụ chơi hụi quá hén?. 

(2023-11-16, 08:24 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Dạ kg có gì sư phụ.  Chỉ là nói sơ sơ mấy cái luật chung thôi chứ vào chi tiết thì tràn giang đại hải vì mỗi tiểu bang mỗi khác, rồi mỗi quận cũng khác nữa.  Bên này trẻ em là ưu tiên 1. Nợ gì có thể khấu trừ hay khai phá sản chứ nợ child support là miễn.  

Xứ của sư phụ ở thì còn gì nói nữa, “đông lào” mà.  Những mái ấm có tên tuổi trong sổ nên bị làm khó dễ.   Vừa rồi vụ sửa xe đạp cũ cho mấy bé đi học mà còn bị tụi nó hành hạ đủ thứ “vi phạm pháp luật”, lên mạng đọc mà nổi cáu.  Kg muốn nổi điên cũng phát sùng thiệt luôn á sư phụ.  May mấy nhà safe house của tụi Kỳ thay đổi location hoài vả lại kg nhận $ của ai nên kg bị nắm tóc thôi. 

PS.  Dạ cãi như hai người đó có tương lai thành lập đoàn luật sư.  Hahaha… Lol Mấy người tụi Kỳ ghẹo họ là mai mốt có thẩm phán in-house xử kiện lúc hai vợ chồng choảng nhau.  LOL-4

Trước kia tui có nghe cái vụ phân chia này, thằng bạn bảo, ở bên tau thứ nhất là con nít, thứ hai là phụ nữ, thứ ba là con dog, thứ tư mới tới đàn ông. Nghe xong tui cũng lấy làm ngạc nhiên lắm, chơi gì mà kỳ cục vậy ta, sao lại có có vụ phân chia "giai cấp" vậy ta. Sau này mới hiểu, chẳng  ai chính thức phân chia như vậy hết, nhưng pháp luật họ xử rất nặng tay với việc hà hiếp con nít, đánh đập phụ nữ hay đối xử không tốt với vật nuôi. Một trong những cái kênh mà tui thích coi nhất trên YouTube là Hope For Paws, một tổ chức chuyên cứu chó, mèo... Còn chuyện bà hơn ông là bình thường, có thằng còn kể ra đường thấy đàn ông uýnh đập phụ nữ vì bất cứ lý do gì thì anh đàn ông ấy cũng bị no đòn bởi những người khác, hay bà làm về mà mệt trong người, ông mà đòi hỏi linh tinh thế nào cũng có 911 đến nhà ngay. Tệ hơn, khi ly dị ông phải có trách nhiệm chu cấp $ cho bà nuôi con, cuối tháng lương vừa vào thẻ là tự động bị ngắt hơn phân nữa, bay về thẻ bà. Có bà vừa nuôi con nhưng vẫn lén lút có tình nhân riêng, khiến nhiều ông tuy biết, tức lộn ruột mà cũng không làm được gì, kể cũng đau hén. Có thằng còn kể nhiều ông tức quá nghĩ làm để khỏi chu cấp không biết có thật không ta?. 

Sao lại gọi xứ tui là Đông Lào?. Nằm ở phía đông của nước Lào hay có ý gì khác?. Hay Đông Lào là đâu lòng hả?. Riêng tui thì từ nay tui cứ gọi xứ tui là xứ Chiều Nay, theo cái gợi ý của một ông ca sỹ nổi tiếng, trước cũng rất thích nghe nhưng giờ thì chán lắm rồi, vào phòng trà nghe ổng hát với mức "phụ thu" cao ngất ngưỡng chợt nghĩ đến hai chữ Chiều Nay là thấy xót của liền, mua vé số Sông Bé sáng mua chiều xé coi bộ thích hơn, có ích hơn.  Biggrin

Bùn bùn vào nói dóc chuyện đời bên ni bên nớ nghe chơi cho dzui nhà dzui cửa nghen chị Nguyệt. Thông cảm.  Tulip4

1393397501
Love is now or never...
Reply
#47
(2023-11-16, 11:16 PM)Dan. Wrote: Việc tự nguyện giúp người rồi người nhớ ơn mình, có thể giúp lại mình hay giúp lại cho người khác cũng thường thấy trong xã hội mà chị. Như tui nè, cứ tâm niệm giống vậy, ráng sống mà tu nhơn tích đức mong sau này lấy được một tỉu thư cao sang wuyền wúy iểu địu thục nữ, kíp này không lấy được thì hy vọng kíp sau, kíp sau hổng được thì hy vọng vào kíp sau nữa, chờ woài thế nào cũng dính mà.  Rollin

Chị nói đúng, con sâu nó làm rầu nồi canh cá lóc canh chua kèm dưa hành giá hẹ, thế nên chuyện những mạnh thường quân họ ngại giúp xem ra cũng đúng thôi. Chuyện cho bạc hà núi miễn phí thì tui chưa biết, nhưng vụ chơi hụi không ăn đầu thảo hay không ăn lời thì tui chứng kiến rồi, ở Sơn Đốc Bến Tre, nơi có một giáo khu (gọi vậy không biết đúng hông nữa) của đạo Cao Đài. Nguyên cái xóm đạo ấy sống rất hòa thuận với nhau, chuyện tối ngủ không cần khóa cửa là có thật, trộm mà vào là khỏi có đường ra luôn. Còn chuyện ngoài xã hội thì con hụi hốt xong bỏ trốn hay bà chủ hụi ôm tiền hụi trốn thì xảy ra hà rầm, tuy nhiên vẫn có nơi chơi đàng hoàng, chơi nhỏ lẽ thì còn có uy tín chơi hoài, nhưng hễ phát triễn lớn lên, gom được số tiền quá lớn thì con người dễ nãy ra lòng tham, kiểu tiền không mua được tui nếu ... nó ít!.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Chị coi bộ cũng rành vụ chơi hụi quá hén?. 


Trước kia tui có nghe cái vụ phân chia này, thằng bạn bảo, ở bên tau thứ nhất là con nít, thứ hai là phụ nữ, thứ ba là con dog, thứ tư mới tới đàn ông. Nghe xong tui cũng lấy làm ngạc nhiên lắm, chơi gì mà kỳ cục vậy ta, sao lại có có vụ phân chia "giai cấp" vậy ta. Sau này mới hiểu, chẳng  ai chính thức phân chia như vậy hết, nhưng pháp luật họ xử rất nặng tay với việc hà hiếp con nít, đánh đập phụ nữ hay đối xử không tốt với vật nuôi. Một trong những cái kênh mà tui thích coi nhất trên YouTube là Hope For Paws, một tổ chức chuyên cứu chó, mèo... Còn chuyện bà hơn ông là bình thường, có thằng còn kể ra đường thấy đàn ông uýnh đập phụ nữ vì bất cứ lý do gì thì anh đàn ông ấy cũng bị no đòn bởi những người khác, hay bà làm về mà mệt trong người, ông mà đòi hỏi linh tinh thế nào cũng có 911 đến nhà ngay. Tệ hơn, khi ly dị ông phải có trách nhiệm chu cấp $ cho bà nuôi con, cuối tháng lương vừa vào thẻ là tự động bị ngắt hơn phân nữa, bay về thẻ bà. Có bà vừa nuôi con nhưng vẫn lén lút có tình nhân riêng, khiến nhiều ông tuy biết, tức lộn ruột mà cũng không làm được gì, kể cũng đau hén. Có thằng còn kể nhiều ông tức quá nghĩ làm để khỏi chu cấp không biết có thật không ta?. 

Sao lại gọi xứ tui là Đông Lào?. Nằm ở phía đông của nước Lào hay có ý gì khác?. Hay Đông Lào là đâu lòng hả?. Riêng tui thì từ nay tui cứ gọi xứ tui là xứ Chiều Nay, theo cái gợi ý của một ông ca sỹ nổi tiếng, trước cũng rất thích nghe nhưng giờ thì chán lắm rồi, vào phòng trà nghe ổng hát với mức "phụ thu" cao ngất ngưỡng chợt nghĩ đến hai chữ Chiều Nay là thấy xót của liền, mua vé số Sông Bé sáng mua chiều xé coi bộ thích hơn, có ích hơn.  Biggrin

Bùn bùn vào nói dóc chuyện đời bên ni bên nớ nghe chơi cho dzui nhà dzui cửa nghen chị Nguyệt. Thông cảm.  Tulip4

1393397501


Cứ tự nhiên tán dốc đi ông Đạn ơi, 

Nghe người ta nói như vầy mổi kiếp chỉ được 1 bà thui, ai ham ăn nhiều quá thì mấy kiếp sau nhịn á nha ..... 

Khi còn nhỏ thấy ông bà lăng xăng, đứng ngồi hỏng yên, bàn cải cho đả củng chưa biết ra sao trước mấy ngày ... Cuối cùng củng nhường cho người ta. Khi ai hốt hụi bỏ làng ra đi thì thôi cà làng đều biết.... Mệt thiệt mấy chuyện nây, chuyện người lớn phức tạp quá .
Be Vegan, make peace.
[-] The following 1 user Likes Chân Nguyệt's post:
  • Dan.
Reply
#48
(2023-11-17, 04:52 PM)Chân Nguyệt Wrote:
Lương Sơn Bá khổ nhất màn ảnh 55 tuổi vẫn không già đi, bán mạng đóng phim vì bị vợ lừa mất 40 tỷ
THÀNH VŨ 1 giờ trước



Nghe đọc bài
2:50

1x


Nữ miền Bắc


Chàng Lương Sơn Bá này có cuộc đời khắc khổ, trải qua nhiều nỗi đau.

Không nổi tiếng bùng nổ như một số phiên bản khác nhưng Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài năm 1999 cũng được khán giả vô cùng yêu thích. Bộ phim đặt bệ phóng góp phần đưa tên tuổi mỹ nhân Giả Tịnh Văn phát triển vượt bậc, thế nhưng chắc chắn khán giả không thể nào quên được anh chàng Lương Sơn Bá điển trai, hiền lành của phim.
[Image: photo-1-17002322361561605082142.jpg]


Ngay từ trước khi vào làng giải trí, Triệu Kình đã không có cuộc sống suôn sẻ, ấm no. Cha của Triệu Kình sống đơn thân, "gà trống nuôi con" và thực chất không dành quá nhiều sự quan tâm cho anh. Tuy nhiên, anh vẫn luôn coi trọng cha và tự hứa sẽ nỗ lực để thay đổi cuộc sống khi trưởng thành.
[Image: 20200116042940614-1700233226221959634852.jpg]

Nhờ ngoại hình điển trai, cao to lúc trưởng thành, Triệu Kình bắt đầu tham gia diễn xuất. Năm 1992, anh tỏa sáng khi góp mặt trong Đèn Lồng Đỏ Treo Cao, khẳng định được năng lực của mình. Tuy nhiên phải tận hơn nửa thập kỷ sau, tên tuổi của nam diễn viên mới bắt đầu bùng nổ khi anh đóng Lương Sơn Bá trong Tân Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài, với bạn diễn là Giả Tịnh Văn.
[Image: photo-1-17002320319801515710965.jpg]




Về sau, Triệu Kình tiếp tục tham gia nhiều dự án cổ trang như Thủy Hử, Khất Cái Lang Quân, Phi Long Tại Thiên, Kim Chi Ngọc Diệp, Tân Thục Sơn Kiếm Hiệp, Thần Cơ Diệu Toán Lưu Bá Ôn... cũng gọi là có tiếng tăm trên màn ảnh. Mặc dù vậy, anh vẫn thiếu vận may để có thể vươn lên làm sao hạng A.
[Image: photo-1-17002321788071050485552.jpg]

Trong thời điểm sự nghiệp của Triệu Kình đang phát triển, một biến cố lớn khiến cuộc sống anh gặp ảnh hưởng. Cha của Triệu Kình qua đời đã giáng đòn lớn lên tâm lý của anh, buộc anh ngừng diễn một thời gian. Nam diễn viên còn có giai đoạn điều trị tâm lý vì cú sốc này. Phải đến khi gặp gỡ người vợ "định mệnh" Lâm Hân Đề thì anh mới thật sự nguôi ngoai.
Lâm Hân Đề là một người mẹ đơn thân, đặc biệt đã trải qua 5 đời chồng và có 6 đứa con. Dù đối phương "quá lứa lỡ thì" nhưng Triệu Kình vẫn không màng, đến với cô bằng tình cảm chân thành. Cả hai kết hôn và cùng nhau xây đắp gia đình, Triệu Kình cũng trở lại màn ảnh và cật lực đóng phim, bất kể vai lớn nhỏ để kiếm tiền nuôi gia đình.
[Image: photo-1-17002329504032046627939.jpg]
Triệu Kình và vợ cũ

Thế nhưng ông trời tiếp tục phụ lòng Triệu Kình, khi anh đã bị Lâm Hân Đề lừa 1 vố đau đớn. Lợi dụng thói quen thích làm từ thiện của chồng, Lâm Hân Đề bỏ túi riêng 50 triệu Đài tệ (xấp xỉ 40 tỷ đồng) cùng 3 khu bất động sản rồi bỏ trốn biệt tăm. Khi Triệu Kình biết chuyện thì đã muộn, tiền và người đều đã mất. Ở lại với anh khi ấy chỉ còn lại 6 đứa con không ruột thịt. Nhiều người thân, bạn bè khuyên anh nên cho chúng vào viện mồ côi, nhưng Triệu Kình quyết định sẽ tiếp tục nuôi chúng như con mình, vì bọn trẻ không có lỗi.
[Image: -17002334386102096521501.jpg]


[Image: photo1700226263-17002330687661135591618.jpeg]

[Image: photo-1-17002331107541402805156.jpeg]
Triệu Kình ở tuổi ngoài 50
Cho đến tận hiện tại, Triệu Kình và 6 người con vẫn sống cùng nhau vô cùng đầm ấm, vui vẻ. Các con cũng hiểu cho tấm lòng người cha, cố gắng học tập và phát triển sự nghiệp khi trưởng thành. Ở tuổi ngoài 50, Triệu Kình vẫn độc thân do "vết sẹo" hôn nhân quá đắng chát, song anh luôn giữ tinh thần vui vẻ, dành thời gian làm việc và tập thể thao. Nhờ vậy, Triệu Kình trông vẫn rất phong độ, không có dấu hiệu già đi quá nhiều dù đã ở tuổi trung niên và trải qua nhiều thăng trầm.


Phục ông nầy luôn  Tulip4
Be Vegan, make peace.
Reply
#49
(2023-11-16, 11:16 PM)Dan. Wrote: Trước kia tui có nghe cái vụ phân chia này, thằng bạn bảo, ở bên tau thứ nhất là con nít, thứ hai là phụ nữ, thứ ba là con dog, thứ tư mới tới đàn ông. Nghe xong tui cũng lấy làm ngạc nhiên lắm, chơi gì mà kỳ cục vậy ta, sao lại có có vụ phân chia "giai cấp" vậy ta. Sau này mới hiểu, chẳng  ai chính thức phân chia như vậy hết, nhưng pháp luật họ xử rất nặng tay với việc hà hiếp con nít, đánh đập phụ nữ hay đối xử không tốt với vật nuôi. Một trong những cái kênh mà tui thích coi nhất trên YouTube là Hope For Paws, một tổ chức chuyên cứu chó, mèo... Còn chuyện bà hơn ông là bình thường, có thằng còn kể ra đường thấy đàn ông uýnh đập phụ nữ vì bất cứ lý do gì thì anh đàn ông ấy cũng bị no đòn bởi những người khác, hay bà làm về mà mệt trong người, ông mà đòi hỏi linh tinh thế nào cũng có 911 đến nhà ngay. Tệ hơn, khi ly dị ông phải có trách nhiệm chu cấp $ cho bà nuôi con, cuối tháng lương vừa vào thẻ là tự động bị ngắt hơn phân nữa, bay về thẻ bà. Có bà vừa nuôi con nhưng vẫn lén lút có tình nhân riêng, khiến nhiều ông tuy biết, tức lộn ruột mà cũng không làm được gì, kể cũng đau hén. Có thằng còn kể nhiều ông tức quá nghĩ làm để khỏi chu cấp không biết có thật không ta?. 

Sao lại gọi xứ tui là Đông Lào?. Nằm ở phía đông của nước Lào hay có ý gì khác?. Hay Đông Lào là đâu lòng hả?. Riêng tui thì từ nay tui cứ gọi xứ tui là xứ Chiều Nay, theo cái gợi ý của một ông ca sỹ nổi tiếng, trước cũng rất thích nghe nhưng giờ thì chán lắm rồi, vào phòng trà nghe ổng hát với mức "phụ thu" cao ngất ngưỡng chợt nghĩ đến hai chữ Chiều Nay là thấy xót của liền, mua vé số Sông Bé sáng mua chiều xé coi bộ thích hơn, có ích hơn.  Biggrin

Bùn bùn vào nói dóc chuyện đời bên ni bên nớ nghe chơi cho dzui nhà dzui cửa nghen chị Nguyệt. Thông cảm.  Tulip4

1393397501

Vào nhà chị CN mà quên chào hỏi chị chủ nhà cứ thế mà tự nhiên tán dóc, thiệt là bậy hết sức.  Dạ em chào chị CN cho chúng em mượn chỗ tán dóc.   Biggrin Tulip4

@sư phụ.  Dạ khi hai người đã ly dị, divorced thì họ có quyền tìm hiểu người khác mà đâu có gì phải lén lút đâu sư phụ và phần chu cấp người phối ngẫu cho đến khi họ lập gia đình, re-married tuỳ theo luật của tiểu bang á, phần lớn sẽ do thoả thuận của hai bên.  Nhưng child support thì bắt buộc và phần lớn cũng theo thỏa thuận của hai bên.  Tòa chỉ ra quyết định của tòa nếu hai bên kg đạt được thỏa thuận thôi.  Khi hai người get married thì đứa con của người vợ/chồng trở thành con của họ, và nếu cuộc hôn nhân này kg kéo dài thì người chồng/vợ mới vẫn phải chu cấp child support cho đứa con đó dù họ kg phải bố/mẹ biologically.   Đây là điều tuyệt vời trong luật pháp Mỹ bảo vệ đứa nhỏ á sư phụ, bắt buộc người lớn phải chịu trách nhiệm với hôn nhân của mình.  Khi quyết định đến với nhau trong giao ước hôn nhân thì kg có con anh con em mà là con của chúng ta.   Wink

Nếu hai người kg đạt được thỏa thuận và phải nhờ đến phán quyết của tòa thì luật pháp bên này thường chỉ favor đứa nhỏ cho bà mẹ nếu đứa nhỏ còn bé trong thời kỳ còn ăn sữa, cần sự chăm sóc của người mẹ nhiều hơn thì mới cho nguời mẹ đặc quyền nuôi con.  Còn nếu đứa nhỏ lớn hơn một chút thì toà sẽ xem ai có khả năng cho đứa nhỏ cuộc sống đầy đủ, yên bình hơn quyền nuôi con.  Người nào lập gia đình trước, trong nhà có đầy đủ thành viên vai cha/mẹ thì sẽ được điểm trong mắt toà hơn là người single mom/dad.  Vì một gia đình stable, có cha mẹ sẽ tốt hơn cho bé và sự trưởng thành của bé, trừ khi người chồng/vợ mới có vấn đề như vướng tội hình sự, abuse, drug user v.v có thể gây tổn hại hay ảnh hưởng kg tốt đến đứa bé thì toà sẽ favor cho người kia.  

Thật ra vấn đề ly dị mà có tranh chấp con cái rất phức tạp, tùy theo hoàn cảnh, sự trưởng thành và sự chín chắn của hai người làm cha mẹ để thỏa thuận với nhau, tùy theo bên nào cao cơ hơn và nếu phải nhờ luật sư thì luật sư của ai cao tay hơn khi lập thỏa thuận cũng như các bước tiến hành khi tranh chấp.  Có nhiều người ra luật sư yêu cầu luật sư phải giành này giành kia cho mình vì tức vì oán người kia và muốn trả thù, nhưng họ kg hiểu là luật pháp kg giành quyền ưu tiên cho sự "trả thù" mà là tìm ra giải pháp tốt nhất cho đứa nhỏ.  Giải thích với mấy người cha mẹ này mệt lắm luôn, luật sư đâu phải thánh gõ cái đũa là muốn gì cũng được.    Lol  Tòa sẽ kêu hai bên ra thỏa thuận, kg đạt được thỏa thuận với nhau thì sẽ có mediator giúp đến khi nào đạt được thỏa thuận, còn mediator vẫn bó tay và bắt buộc phải ra tòa thì phần lớn tòa sẽ phán joint custody trừ khi một bên build được cái strong case chứng minh người kia là unfit parent.  Đứa nhỏ khi đã có trí khôn cỡ 8-9 tuổi và có phản ứng trong việc tranh chấp thì tòa sẽ cho một luật sư riêng cho đứa nhỏ để bảo vệ best interest của đứa nhỏ.  Những gì đứa nhỏ nói riêng với luật sư của bé cả cha mẹ đều kg được quyền biết.   Shy

PS:  Dạ theo Kỳ biết thì chữ Đông Lào do ban tuyên láo đặt ra để nói VN là ở xứ sở xinh đẹp ở phía đông nước Lào nhưng còn dân mạng như mình xài đông lào thì là mỉa mai mé mé là "đau lòng" thôi sư phụ.   LOL-4
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 1 user Likes Lục Tuyết Kỳ's post:
  • Dan.
Reply
#50
(2023-11-18, 01:23 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Vào nhà chị CN mà quên chào hỏi chị chủ nhà cứ thế mà tự nhiên tán dóc, thiệt là bậy hết sức.  Dạ em chào chị CN cho chúng em mượn chỗ tán dóc.   Biggrin Tulip4

@sư phụ.  Dạ khi hai người đã ly dị, divorced thì họ có quyền tìm hiểu người khác mà đâu có gì phải lén lút đâu sư phụ và phần chu cấp người phối ngẫu cho đến khi họ lập gia đình, re-married tuỳ theo luật của tiểu bang á, phần lớn sẽ do thoả thuận của hai bên.  Nhưng child support thì bắt buộc và phần lớn cũng theo thỏa thuận của hai bên.  Tòa chỉ ra quyết định của tòa nếu hai bên kg đạt được thỏa thuận thôi.  Khi hai người get married thì đứa con của người vợ/chồng trở thành con của họ, và nếu cuộc hôn nhân này kg kéo dài thì người chồng/vợ mới vẫn phải chu cấp child support cho đứa con đó dù họ kg phải bố/mẹ biologically.   Đây là điều tuyệt vời trong luật pháp Mỹ bảo vệ đứa nhỏ á sư phụ, bắt buộc người lớn phải chịu trách nhiệm với hôn nhân của mình.  Khi quyết định đến với nhau trong giao ước hôn nhân thì kg có con anh con em mà là con của chúng ta.   Wink

Nếu hai người kg đạt được thỏa thuận và phải nhờ đến phán quyết của tòa thì luật pháp bên này thường chỉ favor đứa nhỏ cho bà mẹ nếu đứa nhỏ còn bé trong thời kỳ còn ăn sữa, cần sự chăm sóc của người mẹ nhiều hơn thì mới cho nguời mẹ đặc quyền nuôi con.  Còn nếu đứa nhỏ lớn hơn một chút thì toà sẽ xem ai có khả năng cho đứa nhỏ cuộc sống đầy đủ, yên bình hơn quyền nuôi con.  Người phối ngẫu nào lập gia đình trước, trong nhà có đầy đủ thành viên vai cha/mẹ thì sẽ được điểm trong mắt toà hơn là người single mom/dad.  Vì một gia đình stable, có cha mẹ sẽ tốt hơn cho bé và sự trưởng thành của bé, trừ khi người chồng/vợ mới có vấn đề như vướng tội hình sự, abuse, drug user v.v có thể gây tổn hại hay ảnh hưởng kg tốt đến đứa bé thì toà sẽ favor cho người kia.  

Thật ra vấn đề ly dị mà có tranh chấp con cái rất phức tạp, tùy theo hoàn cảnh, sự trưởng thành và sự chín chắn của hai người làm cha mẹ để thỏa thuận với nhau, tùy theo bên nào cao cơ hơn và nếu phải nhờ luật sư thì luật sư của ai cao tay hơn khi lập thỏa thuận cũng như các bước tiến hành khi tranh chấp.  Có nhiều người ra luật sư yêu cầu luật sư phải giành này giành kia cho mình vì tức vì oán người kia và muốn trả thù, nhưng họ kg hiểu là luật pháp kg giành quyền ưu tiên cho sự "trả thù" mà là tìm ra giải pháp tốt nhất cho đứa nhỏ.  Giải thích với mấy người cha mẹ này mệt lắm luôn, luật sư đâu phải thánh gõ cái đũa là muốn gì cũng được.    Lol  Tòa sẽ kêu hai bên ra thỏa thuận, kg đạt được thỏa thuận với nhau thì sẽ có mediator giúp đến khi nào đạt được thỏa thuận, còn mediator vẫn bó tay và bắt buộc phải ra tòa thì phần lớn tòa sẽ phán joint custody trừ khi một bên build được cái strong case chứng minh người kia là unfit parent.  Đứa nhỏ khi đã có trí khôn cỡ 8-9 tuổi và có phản ứng trong việc tranh chấp thì tòa sẽ cho một luật sư riêng cho đứa nhỏ để bảo vệ best interest của đứa nhỏ.  Những gì đứa nhỏ nói riêng với luật sư của bé cả cha mẹ đều kg được quyền biết.   Shy

Sis LTK, mọi người cứ tự nhiên chia sẻ, tán dốc ..khi nghi ngơi mình đọc ké ,..hình như sis làm  ngành luật hở ?  Cuộc sống đầy áp lực hỉ  Suytu câng hiểu biết nhiều trách nhiệm càng nhiều., đi đâu củng thấy chuyện ngứa mắt 
..
Be Vegan, make peace.
Reply
#51
(2023-11-18, 01:30 PM)Chân Nguyệt Wrote: Sis LTK, mọi người cứ tự nhiên chia sẻ, tán dốc ..khi nghi ngơi mình đọc ké ,..hình như sis làm  ngành luật hở ?  Cuộc sống đầy áp lực hỉ  Suytu câng hiểu biết nhiều trách nhiệm càng nhiều., đi đâu củng thấy chuyện ngứa mắt 
..

Dạ ngành luật nhưng em làm việc bên hành pháp chị.   Shy
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
#52
@ bạn Kỳ: Cảm ơn vì đã giải thích cặn kẽ.  Tulip4

Thiệt ra thì viêc bỏ làm để khỏi chu cấp cho đứa con hiện đang dược tòa giao cho người mẹ nuôi chắc cũng chỉ là một trường hợp hiếm hoi, rất ít khi xảy ra, chắc cũng chỉ lả trong những chuyện cười thôi. Nghe bảo nếu chứng minh được việc người nuôi con có "ăn và nằm" với người khác thì người không được quyền nuôi con có thể ngưng chu cấp, không biết có đúng không. Chứ việc đã ly hôn rồi thì cả hai được toàn quyền tìm hiểu và đi đến hôn nhân với người khác mà. Đôi khi họ cư xứ với nhau rất văn minh, chồng cũ và chồng mới đôi khi có thể là bạn, rất khác với cách cư xử ở nước Đông Lào này, ly hôn lâu rồi mà khi người cũ có bạn mới còn kéo tới uýnh ghen um xùm, làm trò cười cho thiên hạ.   Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Riêng việc tòa ra phán quyết ai mới là người có quyền được nuôi con sau khi ly hôn cũng là một chuyện rắc rối, bởi đôi khi cả hai đều muốn nuôi con, giải quyết riêng với nhau không được phải kéo nhau ra tòa nhờ giải quyết, thí dụ như trường hợp của Brad Pitt và Angelina Jolie là một ví dụ điển hình. 

Đúng là con người ăn ở với nhau thiệt là rắc rối, ở đâu cũng có chuyện cười ra nước mắt. Trước đây ở VB này cũng có chuyện anh và chị đã ly hôn, anh quậy quá nên bị tòa cấm không cho đến gần chị trong phạm vi 100 mét gì đó, tức quá không biết làm gì, lâu lâu rình chị đi vắng nhà lẻn vào xì bánh xe, cắt ống xăng hoài luôn.  Rollin
Love is now or never...
[-] The following 1 user Likes Dan.'s post:
  • Lục Tuyết Kỳ
Reply
#53
(2023-11-18, 05:32 PM)Dan. Wrote: @ bạn Kỳ: Cảm ơn vì đã giải thích cặn kẽ.  Tulip4

Thiệt ra thì viêc bỏ làm để khỏi chu cấp cho đứa con hiện đang dược tòa giao cho người mẹ nuôi chắc cũng chỉ là một trường hợp hiếm hoi, rất ít khi xảy ra, chắc cũng chỉ lả trong những chuyện cười thôi. Nghe bảo nếu chứng minh được việc người nuôi con có "ăn và nằm" với người khác thì người không được quyền nuôi con có thể ngưng chu cấp, không biết có đúng không. Chứ việc đã ly hôn rồi thì cả hai được toàn quyền tìm hiểu và đi đến hôn nhân với người khác mà. Đôi khi họ cư xứ với nhau rất văn minh, chồng cũ và chồng mới đôi khi có thể là bạn, rất khác với cách cư xử ở nước Đông Lào này, ly hôn lâu rồi mà khi người cũ có bạn mới còn kéo tới uýnh ghen um xùm, làm trò cười cho thiên hạ.   Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Riêng việc tòa ra phán quyết ai mới là người có quyền được nuôi con sau khi ly hôn cũng là một chuyện rắc rối, bởi đôi khi cả hai đều muốn nuôi con, giải quyết riêng với nhau không được phải kéo nhau ra tòa nhờ giải quyết, thí dụ như trường hợp của Brad Pitt và Angelina Jolie là một ví dụ điển hình. 

Đúng là con người ăn ở với nhau thiệt là rắc rối, ở đâu cũng có chuyện cười ra nước mắt. Trước đây ở VB này cũng có chuyện anh và chị đã ly hôn, anh quậy quá nên bị tòa cấm không cho đến gần chị trong phạm vi 100 mét gì đó, tức quá không biết làm gì, lâu lâu rình chị đi vắng nhà lẻn vào xì bánh xe, cắt ống xăng hoài luôn.  Rollin

Dạ lâu lâu quởn tán dóc với sư phụ cho vui hỉ.   Tulip4

Dạ chuyện bỏ làm để khỏi chu cấp child support kg những có mà còn nhiều nữa.  Những ôn thần như vậy tụi Kỳ gọi là "scum bag" đó sư phụ.  Thiếu $ child support sẽ bị tòa garnish tiền lương nên thà kg đi làm để khỏi chu cấp, có làm thì lấy $ cash để chính phủ kg biết.  Còn chuyện thứ nhì thì trừ khi người vợ/chồng đó chưa chính thức ly hôn mà bị bắt gặp với người khác tức là ngoại tình thì đã phạm vào infidelity, tội bất trung trong hôn nhân do đó có thể mất quyền nuôi con nếu người phối ngẫu kia có bằng chứng và dùng lý do đó để giành quyền nuôi con.  Còn một lý do khác nhưng kg xảy ra nhiều là đã ly hôn mà người cha/mẹ đang giữ con có những hành vi thiếu đạo đức trước mặt con trẻ, đặt trẻ vào tình trạng unsafe, unhealthy thì cũng có thể bị tước đoạt quyền nuôi con mà chỉ có thể thăm dưới sự giám sát của người cha/mẹ kia.  Nhắc tới chuyện này thì sẵn kể sư phụ nghe chuyện tương tự...

Có anh kia ly dị rồi, hai vợ chồng đang tranh chấp quyền giữ con, thằng bé hơn 1 tuổi.  Ai giữ con nhiều thời gian hơn thì người kia phải trả $ nhiều hơn.  Hai người vẫn còn liên lạc qua lại nên ổng vẫn thường sang nhà bà vợ cũ đón con hay chở con về này kia, tạm thời hai bên thỏa thuận trong ôn hòa chờ ra hearing.  Tới hôm ra hearing, bên luật sư của ổng tố bà vợ ngược đãi thằng bé có video thu lại, ổng cài hidden cam trong nhà bả, lý do của ổng với tòa là vì safety của thằng bé.  Trong mấy tấm hình screenshot từ video thì thấy cô này lên livestream bán hàng, thằng bé ở trần mặc tã đang bò chơi sau lưng cổ.  Trong hearing cổ thua và bị tòa phán tội child expose through digital media.  Bị mất custody nuôi thằng bé mà còn phải bồi thường cho ông chồng cũ.  Đương nhiên là còn nhiều tình tiết khác trong cái case này vì mất hết gần cả năm mới xong, nhưng ngắn gọn là vậy.  Bà vợ cũ ban đầu tưởng nắm cán được ổng vì bắt gặp ổng đi ăn với cô bồ, mà thật ra cô đó là phụ tá của luật sư đang take care case của ổng chứ có phải bồ đâu.    LOL-4 

Có những cặp đối xử với nhau văn minh vì họ hiểu biết và biết cái gì nên làm cái gì kg, nhất là họ đặt đứa con là quan trọng nhất.   Có trường hợp tuy rất ít vì kg nhiều người biết nhưng vẫn được đó là người vợ/chồng cũ thuyết phục người kia ký tờ giấy từ bỏ quyền cha mẹ, họ kg cần child support, người kia sẽ kg còn quyền hạn trong cuộc đời của đứa bé như người xa lạ.  Nếu người kia đồng ý thì cũng xong, kg cần ra tòa.  Tóm lại 1001 câu chuyện về ly dị sư phụ ơi, vì mỗi người mỗi hoàn cảnh mà, ngay cả điều mình kg tưởng tượng nổi cũng có thể xảy ra.  Familly law là chuyên môn mà Kỳ né tối đa khi có thể.   Lol

PS. Chuyện VB đệ tử mù tịt, sư phụ kg nói cũng kg biết là có nữa.    Lol
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 1 user Likes Lục Tuyết Kỳ's post:
  • Dan.
Reply
#54





..
Be Vegan, make peace.
Reply
#55
Anh Đạn có đi căm trại ở núi nỳ chưa ?

https://m.youtube.com/
Đẹp quá
Be Vegan, make peace.
Reply
#56
[Image: saigonnho_logo_460.png]
[/url]


[color=var( --e-global-color-primary )]‘Một miếng khi đói bằng một gói khi no’
[/color] [size=undefined]
Saigon Nhỏ trên

[Image: 1.IMG_1163-1280x960.jpg]
[color=var( --e-global-color-secondary )]Tấm bảng hiệu “Tô mì 0 đồng” với lời mời gọi ân cần sáng rực trước vỉa hè của nhà thờ Mạc Ty Nho vào tối Thứ Hai đến Thứ Sáu – Ảnh: Minh Anh


[color=var( --e-global-color-text )]Với một người có đầy đủ mọi thứ, một tô mì chay với vài cọng nấm, vài hạt đậu phộng và ít nước dùng nấu từ gói gia vị mì gói thì chả ai màng tới, thế nhưng với những người chạy xe ôm, bán vé số hay đang thất nghiệp, hoặc già cả không làm gì ra tiền… thì “một miếng khi đói bằng một gói khi no” là thật.
[Image: 1.IMG_1175-640x853.jpg][color=var(--e-global-color-secondary)]Tô mì Quảng miễn phí tối Thứ Sáu 24 Tháng Mười Một tại nhà thờ Mạc Ty Nho – Ảnh: Minh Anh[/color]
Sài Gòn có rất nhiều điểm phục vụ bữa ăn miễn phí hoặc bán rẻ đồ ăn cho người nghèo với giá 2,000 đồng ($0.082). Nhưng hầu hết những nơi này chỉ mở buổi sáng hoặc buổi trưa, còn bữa tối thì hầu như không thấy.
Chính vì thế, hơn một tháng nay, chương trình “Tô mì 0 đồng” mở lúc 20 giờ – 21:30 từ Thứ Hai đến Thứ Sáu trước sân nhà thờ Mạc Ty Nho (tên tiếng Việt của Thánh Martino thành Tours – một vị giám mục của Pháp) – đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1 (Sài Gòn) đã được dân nhà nghèo truyền miệng nhanh như đường đi của ánh sáng.


[Image: 1.IMG_1168-640x480.jpg][color=var(--e-global-color-secondary)]Một vị khách quen của quán mì 0 đồng mời người thanh niên đi xe ôm dừng xe lấy nước vào gửi xe và ăn mì – Ảnh: Minh Anh[/color]
Đó là một tối Thứ Sáu của Tháng Mười Một, tôi đến địa điểm đó vào lúc 18:30 và chứng kiến sự chuẩn bị của nhà xứ Mạc Ty Nho. Một ông bảo vệ nhà thờ độ chừng hơn 60 đã đưa một rổ đựng ly nhựa để gần bình nước ngoài lề đường, dựng một tấm bảng “Xin gửi xe bên trường”, bưng bàn ghế ra ngoài vỉa hè.
Bên trong nhà xứ, mọi người đẩy cái xe mì ra sát cửa, trên xe có rất nhiều tô nhựa. Cái xe mì đó đồng thời cũng là xe bán bánh mì kẹp chả lụa vào buổi sáng cho học sinh – sinh viên với giá 2,000 đồng ($0.082).
[Image: 1.IMG_1166-640x480.jpg][color=var(--e-global-color-secondary)]Chiếc xe buổi sáng bán bánh mì kẹp chả giá 2,000 đồng, buổi tối là xe mì miễn phí – Ảnh: Minh Anh[/color]
Không biết tự bao giờ, nhà thờ có hai bình nước để trên vỉa hè, sát lòng đường, mời gọi những ai đi đường khát nước có thể lấy miễn phí: Một bình nước lọc và một bình nước trà đá, có ống đựng sẵn những ly nhựa uống một lần.
Đứng một lát trên vỉa hè, tôi gặp rất nhiều người chạy xe ôm công nghệ tấp vào, họ uống tại chỗ một phần rồi còn rót thêm vào chiếc bình họ mang theo, đỡ được tiền mua nước, ít nhất cũng 6,000 đồng/chai – 10,000 đồng ly trà đá.
Cái bình nước ấy vào buổi tối (Thứ Hai – Thứ Sáu) còn phục vụ những người nghèo sau khi ăn xong phần mì miễn phí. Hầu như ai ăn xong mì cũng ghé vào lấy một ly nước uống, vậy là họ đã có một bữa tối  ấm bụng.


[Image: 1.IMG_1216-640x853.jpg][color=var(--e-global-color-secondary)]Nhờ có bình nước miễn phí, dân chạy cả ngày ngoài đường như xe ôm công nghệ đỡ tốn tiền mua nước uống – Ảnh: Minh Anh[/color]
Từ lúc 19 giờ đã thấy đông người ngồi trên những chiếc bàn trống không dựng trên vỉa hè của một trường học, sát với sân nhà thờ. Họ đi bộ, hoặc đi xe đạp, đi xe gắn máy. Xe của họ được gửi trong sân trường miễn phí, vì nhà xứ Mạc Ty Nho đã trả thù lao cho người giữ xe.
Trên mỗi chiếc bàn có một hộp muỗng đũa,  chai tương ớt, hũ sa-tế và một hộp tăm.
[Image: 1.IMG_1180-640x853.jpg][color=var(--e-global-color-secondary)]Bên ngoài vỉa hè, nhiều người đã ngồi chờ đợi đến giờ được vào nhận mì – Ảnh: Minh Anh[/color]
Người đến sớm nhất ngoài tôi còn có một ông 50 tuổi, mặt mũi sáng láng, mặc đồ tươm tất, nói mình đi bộ từ nhà thờ Phú Nhuận (đường Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận) đến đây (khoảng cách hơn ba cây số). Hỏi sao ông không đi xe? Ông bảo không có xe, cũng không biết đi xe vì hay bị đau đầu.
Hỏi ông làm gì? Ông bảo bệnh nhiều lắm, không làm gì được, hiện sống cùng bà chị hơn 60 tuổi, cả hai chị em đều sống độc thân, buôn bán lặt vặt sống qua ngày.
Ông nói với tôi: “Hơn một tháng nay, tối nào tôi cũng ăn ở đây”. “Ngon không?” – tôi hỏi. Ông bảo: “Tôi dễ ăn lắm, ăn gì cũng được. Có ăn mà không tốn tiền là tốt rồi”.
[Image: 1.IMG_1183-640x480.jpg][color=var(--e-global-color-secondary)]Bên trong, những giáo dân tình nguyện phục vụ đang tất bật chia mì và đồ ăn ra tô – Ảnh: Minh Anh[/color]
Rồi ông tâm sự, buổi trưa ông thường đến quán Huynh Đệ của linh mục Sang trên đường Trần Huy Liệu, quận Phú Nhuận. “Cha Sang tử tế, cho ăn ngon mà chỉ có 2,000 đồng”, ông nhận xét.
Ông cũng cho rằng việc cha xứ Mạc Ty Nho bày bàn ăn trên vỉa hè là đúng, vì ăn trong sân nhà thờ như trước, đồ ăn dư thừa bị đổ sẽ vấy bẩn sân nhà thờ.
Bên trong, sân nhà thờ nhộn nhịp những người đến phục vụ – họ là những giáo dân của xứ, hầu hết là các bà các cô. Họ chia mì luộc sẵn vào tô, thêm rau, thêm nấm xào, thêm đậu phộng, rau thơm và ít bánh tráng bẻ vụn. Hôm nay cha xứ Mạc Ty Nho mời mọi người ăn mì Quảng chay. Trong bộ thường phục, vị linh mục bước ra chỉ huy mọi việc.
[/color][/size][/color]
Be Vegan, make peace.
Reply
#57
[Image: 1.IMG_1182-640x853.jpg][color=var(--e-global-color-secondary)]Giáo dân tình nguyện phục vụ chia nhau mỗi người một việc rất nhịp nhàng – Ảnh: Minh Anh[/color]
Sau khi các bà các cô chia mì xong, vị linh mục đề nghị mọi người xếp hàng trật tự, cho phép năm người vào cùng một lúc. Từng tô mì được múc nước dùng và trao tận tay từng người. Người lớn tô lớn, trẻ em tô nhỏ.


Tôi cũng xếp hàng để nhận một tô mì từ tay một giáo dân. Đứng trước tôi là một cô gái trẻ, đầu cạo trọc, mặc đầm, sau lưng là cái ba lô nhỏ xinh. Tôi bưng tô mì đi theo cô gái này ra ngoài kiếm chỗ ngồi.
[Image: 1.IMG_1193-640x853.jpg][color=var(--e-global-color-secondary)]Hàng người xếp hàng vào chờ nhận mì – Ảnh: Minh Anh[/color]
Trên chiếc bàn tròn tôi ngồi có hai nam trẻ, độ chừng trên 30 và một ông già trên 70 tuổi, và cô gái đầu cạo trọc. Khi thấy tôi chụp hình tô mì, cô gái né ra, tôi cười bảo: “Tôi chụp tô mì thôi”.
Cô ấy gần 40 tuổi, sống lang thang ngoài đường cả sáu tháng nay vì mất hết giấy tờ, không ai thuê mướn làm việc. Tôi hỏi nhà cô trước kia ở đâu? Cô bảo ở Gò Vấp, nhưng là nhà cha mẹ. Sau khi ông bà mất, anh chị em bán căn nhà của cha mẹ, chia nhau mỗi người được vài trăm triệu đồng.
Cô và chồng và ba đứa con dắt nhau đi thuê phòng. Công việc tạm bợ, nay có mai không, họ tiêu xài hết tiền của cha mẹ để lại, rồi chồng cô dắt ba đứa con bỏ đi, cô bị mất giấy tờ, lang thang sống ngoài quận 1.
[Image: 1.IMG_1196-640x480.jpg][color=var(--e-global-color-secondary)]Quán mì 0 đồng trên vỉa hè ở quận 1, Sài Gòn, không chỉ giúp người nghèo no bụng mà còn giúp họ đủ sức để tiếp tục hy vọng – Ảnh: Minh Anh[/color]
“Tối em ngủ đâu?” – “Trạm xe buýt” – “Rồi tắm ở đâu?” – “Tắm 10,000 đồng/lần, có tiền mới tắm”, cô trả lời, khuôn mặt đen nhẻm bình thản.
“Sao em không đi làm lại giấy tờ?” – “Không có tiền”, cô trả lời gọn lỏn và tâm sự sáng cô đến nhà thờ Mạc Ty Nho mua bánh mì 2,000 đồng để ăn, trưa nhịn đói, tối lại đến nhà thờ ăn mì miễn phí.
Một cuộc đời vô định, khi chưa đến 40, thật cám cảnh.
[Image: 1.IMG_1215-640x480.jpg][color=var(--e-global-color-secondary)]Hơn 21 giờ vẫn còn người tấp vào quán mì để có thể ấm bụng ngủ ngon – Ảnh: Minh Anh[/color]
Bên cạnh cô gái là một chàng trai hơn 30 tuổi, làm nghề giúp việc nhà cùng với người mẹ. Chàng trai có khuôn mặt gãy, giọng nói lắp bắp, bảo hai mẹ con ở nhờ nhà một giáo dân đạo Công giáo ở Bình Thạnh, ban ngày giúp việc cho họ. Hỏi sao không đưa mẹ đi ăn, chàng trai bảo “Con đi xe đạp, không chở được mẹ, mẹ con thích ở nhà hơn”.
Đối diện với cô gái là một chàng trai khác cũng trên 30, làm nghề bảo vệ. Anh chàng quê Bà Rịa, ở trọ trong hẻm gần nhà thờ, nói: “Cứ tối Thứ Sáu là cha cho mọi người ăn chay, chứ ngày thường mì của cha có thịt”.


[Image: 1.IMG_1190-640x480.jpg][color=var(--e-global-color-secondary)]Nét nhân văn của quán mì 0 đồng là ai ăn chưa no có thể xếp hàng vào lấy tô thứ hai – Ảnh: Minh Anh[/color]
Cả hai chàng trai và cô gái, mỗi người đều ăn hết sạch hai tô mì. Họ bảo cha cho phép mọi người ăn thêm nếu chưa no, chỉ cần ăn xong, bưng tô vào chỗ rửa chén để vào chậu, là có thể ra lấy tô khác.
Một ông trên 60 tuổi, vẻ ngoài tươm tất, bảo nhà trong hẻm phía sau nhà thờ, không phải dân Công giáo. Ông nói: “Cha không phân biệt có đạo hay không có đạo, ai đến ăn cũng được. Hôm nào cha nấu mì gói thì tôi ăn một tô vì ngán, còn như hôm nay mì Quảng chay mà ngon, tôi ăn hai tô. Trong tuần sẽ có một ngày cha nấu mì tươi với nước lèo có xương có thịt ngon lắm, ngày đó có người ăn ba tô”.
[Image: 1.IMG_1199-640x480.jpg][color=var(--e-global-color-secondary)]Có cả trẻ em trong quán mì 0 đồng – Ảnh: Minh Anh[/color]
Hết lớp người này đứng lên thì đến lớp người khác tấp vào quán mì 0 đồng, trong ánh đèn rực sáng của đèn đường. Tôi nhìn thấy đồng phục của vài hãng xe công nghệ, đồng phục của người thu dọn rác, còn lại là người già, người trung niên, kể cả trẻ em – con cháu của ai đó dẫn đến.
Gần 21 giờ, những chiếc bàn dành cho người ăn mì 0 đồng chỉ còn ít người ngồi, nhưng vẫn có những người mới đi bán vé số hay chạy xe ôm… chạy ngang ghé vào, vì nhà xứ vẫn còn đủ mì phục vụ.
[Image: 1.IMG_1210-640x853.jpg][color=var(--e-global-color-secondary)]Một bạn trẻ làm nghề thu dọn rác đã đủ sức tiếp tục công việc của mình giữa đêm nhờ tô mì 0 đồng – Ảnh: Minh Anh[/color]
Ông bảo vệ nhà thờ nói với tôi: Buổi sáng cha bán hơn 100 ổ bánh mì, còn buổi tối phục vụ hơn 200 người. Ngoài những người nghèo, còn có cả những người hảo tâm, đến ăn rồi để lại vài thùng mì. Ông bảo nhỏ với tôi: “Mì gói giờ cha có nhiều lắm, cha đang cần hủ tiếu, miến, phở… để thay đổi cho họ đỡ ngán”.
“Cho người đói ăn, cho người khát uống” là lời dạy của Chúa Jesus, và vị linh mục nhà thờ Mạc Ty Nho đang thực hành lời dạy của Chúa. Tuy nhiên, khi mở ra quán mì 0 đồng, ông đã tạo cơ hội kết nối những tấm lòng nhân ái, sẵn sàng bỏ công, bỏ của, phục vụ cho người nghèo, sống đúng tinh thần của đạo Công giáo.
[Image: 1.IMG_1211-640x853.jpg][color=var(--e-global-color-secondary)]Chủ nhân của chiếc xe đạp này dựng tạm chiếc xe bên trạm xe buýt để vào thưởng thức tô mì 0 đồng – Ảnh: Minh Anh[/color]
Từ nghĩa cử của vị linh mục nhà thờ Mạc Ty Nho, tôi tin rằng nếu nhà thờ nào ở Sài Gòn cũng mở quán ăn 0 đồng vào buổi tối thì người nghèo sẽ đến tụ tập chờ đợi.
“Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, khi tôi nhìn vẻ hân hoan của những người nghèo vào buổi tối Thứ Sáu ở nhà thờ Mạc Ty Nho, tôi hiểu rằng bữa ăn miễn phí ấy không chỉ giúp họ no bụng mà còn giúp họ có đủ sức để tiếp tục hy vọng vào ngày mai.
Miễn là vẫn sống, thì con người vẫn có niềm hy vọng

https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/mot-mieng-khi-doi-bang-mot-goi-khi-no/#google_vignette
Be Vegan, make peace.
Reply
#58
Chị Chân Nguyệt ơi, cái thread chị trả lời cho Cỏ, mới lúc nãy Cỏ thấy giờ ở nơi đâu rồi

Cỏ chúc chị luôn vui vẻ, khoẻ mạnh để chăm sóc gia đình và săn sóc các bác, các cụ nhe chị Tulip4

Chị Chân Nguyệt giữ gìn sức khoẻ nhe Hug Heavy-black-heart4
...
No matter what mood you're in,
what kind of day you had,
or where you are,
Smile!
[Image: avatar-10.webp]
[-] The following 1 user Likes Dewdrop's post:
  • Chân Nguyệt
Reply
#59
https://m.youtube.com/shorts/mBjNsUwdeu4

..sau tai nạn xe bị suy thận
Be Vegan, make peace.
Reply
#60
Bà nuôi 100 người con






.Chủ nhật, 07/01/2024


[img=572x0]https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/3/7/cover-web-1769.jpg[/img]
[Image: title-1-1771.jpg]
Dậy sớm vậy má? 
Câu chào của cô bảo mẫu mái ấm Thiện Duyên (huyện Củ Chi, TP.HCM) khiến bà Trần Thị Cẩm Giang (86 tuổi) giật mình. Thấy ngoài cửa sổ trời còn tối mịt, bà nhìn lên chiếc đồng hồ treo tường. 
Phát hiện chiếc kim ngắn mới chớm chỉ vào số 4, bà biết mình dậy sớm hơn thường ngày. Tuy vậy, bà mặc kệ. Xắn tay áo, bà bật bếp đun nước, chuẩn bị pha sữa, nấu cháo cho 80 đứa con nuôi mắc bệnh bại não.
Suốt 35 năm qua, từ khi quyết định thành lập mái ấm, nhận nuôi dưỡng, chăm sóc những đứa trẻ có cảnh đời bất hạnh, sáng nào bà cũng làm công việc này. Khi bà xong việc, hành lang mái ấm mới đón những tia nắng sớm đầu tiên.
[img=572x0]https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/3/7/mai-am-5-1772.jpg[/img]Dù đã 86 tuổi, mỗi sáng, má Mười đều thức dậy từ sớm để pha sữa, nấu cháo cho 80 đứa con nuôi bại não trong mái ấm do mình thành lập.
Cùng lúc này, những cô bảo mẫu được thuê cũng bắt đầu công việc chăm sóc 125 con người đang sinh sống, nương nhờ tại mái ấm. Không gian tĩnh lặng lập tức được thay thế bằng tiếng cười, nói, la hét, đập phá... của những đứa trẻ bất hạnh.
Trên mỗi giường, các em nằm, ngồi với đủ tư thế, miệng cười ngây ngô, vô cảm. Tuy vậy, mỗi khi thấy bà Giang đến hỏi thăm, các em đều cười, cố với tay về phía bà như một cách đáp lại tình cảm của người đã cưu mang mình.
Trong khi đó, những người có thể nói chuyện, hiểu được phần nào lời hỏi thăm của bà đều gọi bà bằng cái tên thân thương là má Mười. “Sở dĩ các con gọi tôi là má Mười vì tôi nuôi, chăm sóc và yêu thương các con như con ruột của mình”, bà nói.
[img=572x0]https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/3/7/mai-am-thien-duyen-1773.jpg[/img]Mái ấm Thiện Duyên, nơi má Mười cưu mang 125 người có phận đời bất hạnh.
[img=500x0]https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/3/7/mai-am-6-1774.jpg[/img]
Má Mười đến với công việc nuôi, chăm sóc trẻ tật nguyền, mồ côi một cách đầy tình cờ. Năm 1988, má Mười về Củ Chi thăm lại chiến trường cũ. Tại đây, má đau đớn khi biết những người từng nuôi giấu mình trong năm tháng chiến tranh đều đã qua đời.
Họ bỏ lại những đứa con tật nguyền không ai chăm sóc. Thương những đứa trẻ bất hạnh, má quyết định nhận các em về nuôi, chăm như con ruột.
Má Mười kể: “Lúc đó, tôi nghĩ mình phải có trách nhiệm nuôi các bé. Bởi, lúc chiến tranh, cha mẹ các con đã chở che, nuôi giấu mình. Tôi gom các bé lại, đưa về chăm sóc trong căn nhà tình thương được dựng tạm trên phần đất của gia đình. 
Lúc đó, tôi chỉ mới nhận nuôi 5 bé thôi. Các bé đều bị ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam nên tật nguyền, yếu ớt lắm”.

[img=572x0]https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/3/7/mai-am-7-1775.jpg[/img]Má Mười trong những ngày đầu nuôi trẻ mồ côi, tật nguyền. (Ảnh nhân vật cung cấp).
Bỗng chốc có thêm 5 đứa con nuôi tật nguyền, má Mười vốn đã khó khăn lại càng thêm chật vật. Thời bao cấp, mỗi tháng má chỉ được lãnh chục cân gạo. Lương tháng của má cũng vẻn vẹn “mấy trăm ngàn”.
Tuy vậy, má vẫn cố gắng chắt chiu từng đồng nuôi 5 đứa trẻ tật nguyền. Má nghĩ “mình đã khổ, chúng còn khổ hơn” nên “khổ mấy cũng nuôi cho bằng được”. Mỗi ngày, má nấu một nồi cơm chung rồi cho các con ăn trước. 
Sau đó, má vét lại chút cơm thừa, cơm cháy dưới đáy nồi để ăn tạm cho qua bữa. Những ngày đó, mái ấm chỉ là mái lá xiêu vẹo, trống trước hở sau. Mỗi khi mưa gió, mái lá lung lay, nước tràn vào nhà. 
Má một mình tát nước, che mưa cho đàn con không cùng huyết thống. Những tháng nắng gắt, trời nóng như đổ lửa, má ngồi quạt, lau mồ hôi cho từng đứa trẻ ngô nghê, chỉ biết khóc cười, la hét, đập phá mỗi khi khó chịu.
[Image: titphu2-512.jpg]
Thấy má chăm các bé như ruột thịt, người ta bắt đầu đem con đến bỏ trước mái ấm. Đa số các bé bị bỏ rơi đều tật nguyền, bị ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam. Số còn lại, cha mẹ các bé không có điều kiện nuôi hoặc trót mang thai ngoài ý muốn.
Không để các bé tổn thương thêm lần nữa, má Mười ẵm vào mái ấm, nhận làm con nuôi. Các bé đều được má làm giấy khai sinh lấy theo họ Trần của má. Với các bé gái, má đều đặt tên là Duyên. Bé trai, má lấy chữ Thiện làm tên lót cho các con.
Sau đó, thông tin má Mười nuôi trẻ mồ côi, tật nguyền lan xa. Nhiều gia đình có con em bị tật nguyền bẩm sinh, gia cảnh nghèo khổ bắt đầu tìm đến gửi con, nhờ mái ấm “nuôi giúp”. Từ 5 đứa con nuôi, má Mười trở thành má của hơn 100 đứa trẻ.
[img=500x0]https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/3/7/trich-dan-1-1778.jpg[/img]
“Đàn con tăng nhanh”, má Mười chật vật hơn gấp bội. Má tất tả sáng bán hủ tiếu, vé số, bánh tráng chiều làm tương chao, muối ớt… bán lấy tiền nuôi con. 
Nhưng, dù đã dùng hết những đồng tiền cuối cùng, má vẫn không thể chu toàn bữa cơm, chiếc áo cho bầy con nuôi. Cuối cùng, má quyết định bán căn nhà mặt phố ở quận Tân Bình, TP.HCM để có tiền trang trải. 
Má bỏ thành thị, về Củ Chi xây mái ấm Thiện Duyên làm nơi cưu mang, nuôi dưỡng trẻ mồ côi, tật nguyền. Sau này, má Mười cũng nhận chăm sóc, đưa người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn về mái ấm sinh sống.

Mái ấm được chia thành những khu vực riêng như: Trẻ bình thường, trẻ mắc bệnh nhẹ, trẻ bị bại não, trẻ bị động kinh, trẻ sơ sinh và phòng chăm sóc đặc biệt. Ngoài ra, mái ấm dành một không gian riêng làm nơi chăm sóc người già bệnh tật, neo đơn.
Hiện, mái ấm đang nuôi, chăm sóc 125 trẻ mồ côi, khuyết tật. Trong số này có đến 80 em bại não, 40 em lành lặn, đang học các cấp học khác nhau. 
Má Mười nói: “Ở đây có bé chưa đầy 1 tuổi, có người đã sống được nửa đời trong mái ấm. Có rách áo mới thương người áo rách nên suốt hơn 30 năm qua, dù gặp rất nhiều khó khăn, tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc sẽ không chăm lo cho các con.
Tôi xem mọi người trong mái ấm như người nhà, xem các con như ruột thịt. Thế nên dù khó khăn bao nhiêu, tôi cũng không bao giờ bỏ các con”.
[Image: mai-am-1-1779.jpg]
[Image: titphu3-513.jpg]
Dù tuổi đã cao, má Mười vẫn minh mẫn, nhớ như in hoàn cảnh của từng đứa con trong mái ấm. Ngoài 5 trường hợp là con của những người từng nuôi giấu mình lúc tham gia kháng chiến, má nhớ nhất hoàn cảnh của cô gái mang tên Bánh Trung Thu.
Năm đó, má Mười đi bán bánh trung thu để có tiền chăm lo cho các con ở mái ấm. Trên đường bán bánh, má bắt gặp hình ảnh cô bé khoảng 9 tuổi chân tay teo tóp, nằm bất động ở một góc đường.
Má đến bên cạnh và biết bé gái tật nguyền bị cha mẹ bỏ rơi. Má quyết định bế đứa trẻ về mái ấm nuôi và đặt tên cho bé là Bánh Trung Thu. Trung Thu bệnh tật nên không thể tự sinh hoạt, chăm sóc bản thân. Có lúc, cô tưởng chừng không thể vượt qua cái chết.
[Image: trich-dan-3-1782.jpg]
Ấy vậy mà nhờ tình yêu thương, chăm sóc của má Mười, Trung Thu vượt qua tất cả. Đến nay, Trung Thu đã bước qua tuổi 30. Dù vẫn không thể tự chăm sóc cho mình và không hiểu được những gì má Mười nói, Trung Thu luôn cười mỗi khi thấy má đến bên giường của mình.
Những lúc như vậy, má Mười thường rưng rưng nước mắt. Má hạnh phúc vì biết các con cảm nhận được tình yêu thương của mình. Má tâm sự: “Tôi biết, các con không hiểu những điều tôi nói. Nhưng tôi tin các con cảm nhận được tình cảm của tôi dành cho mình. Đó là niềm an ủi, niềm hạnh phúc lớn nhất của tôi”, má chia sẻ.
[img=572x0]https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/3/7/trich-dan-4-1783.jpg[/img]
Không chỉ cưu mang, má Mười còn dựng vợ gả chồng cho những đứa con nuôi đã trưởng thành. Đối với những người già neo đơn, bệnh tật, sau khi mất, má Mười lo hậu sự chu đáo cho họ.
Má tự hào cho biết mình đã xây dựng gia đình cho 8 người con nuôi. Thậm chí, má còn cho đất, xây nhà cho những người con này. Để đáp đền công ơn của má, sau khi có cuộc sống riêng, những người này đều thường xuyên về mái ấm, đỡ đần má trong việc chăm sóc các em. 
Tuy vậy, má Mười vẫn chưa lúc nào nguôi ngoai nỗi lo không ai chăm sóc cho mái ấm khi mình nhắm mắt xuôi tay. Suốt 35 năm qua, má chưa bao giờ có mong cầu gì cho bản thân ngoài việc các con trong mái ấm được bù đắp phần nào nỗi bất hạnh. 
[img=572x0]https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/3/7/mai-am-2-1785.jpg[/img]Đến bây giờ, điều má Mười khắc khoải nhất là có ai đó đủ tâm đức đứng ra chăm lo cho mái ấm sau khi má nhắm mắt xuôi tay.
Má luôn khắc khoải nỗi niềm tìm được người đủ tâm đức để tiếp tục công việc còn dở dang của mình tại mái ấm. Má tâm sự: “Bây giờ, điều tôi lo lắng nhất là sau khi mình nhắm mắt xuôi tay, các con có còn no ấm, được chăm sóc như bây giờ hay không? 
Tôi luôn mong đến ngày mình mất, đừng ai đem bông đến viếng. Thay vào đó, ai có lòng thì hãy đem vài ba bao gạo đến cho tụi nhỏ có bữa ăn là tôi vui rồi. Tôi cũng mong có người đủ tâm đức, tình yêu thương đứng ra thay tôi chăm nom cho mái ấm”.
Nội dung: Hà Nguyễn
Thiết kế: Hồng Anh

[/url]



MÁI ẤM THIỆN DUYÊN

[url=https://sfccharity.com/#facebook]FacebookMessenger
Mái ấm Thiện Duyên được xây dựng lên từ tấm lòng yêu thương vô bờ của má Mười, cũng là nơi đang nuôi dưỡng và cưu mang những mảnh đời bất hạnh, trẻ mồ côi, khuyết tật và người già neo đơn, không nơi nương tựa. Người đã dày công xây dựng Mái ấm Thiện Duyên là bà Trần Thị Cẩm Giang (SN 1938), tên gọi thân mật má Mười. Vốn là đứa con của vùng đất thép Củ Chi, ngay từ năm 14 tuổi má đã sớm theo cách mạng. Sau giải phóng, má được bầu làm chủ tịch UBND phường 23, quận Tân Bình (giờ là phường 10, quận Tân Bình) trong 2 nhiệm kỳ.
Hiện mái ấm được chia thành các khu vực riêng biệt phù hợp với từng nhóm như: Trẻ bại não, trẻ mắc bệnh nhẹ, trẻ bình thường, người già… Những đứa trẻ đến với mái ấm mà chưa có tên sẽ theo họ Trần của má, lấy tên đệm là Thiện (đối với con trai) hoặc Duyên (con gái).
Tại đây, việc chăm sóc các em bị bại não không đơn giản, đòi hỏi phải có tấm lòng từ bi rất lớn mới vượt qua được những trở ngại. Đối với các em cô nhi, mỗi người đều có những hoàn cảnh riêng: Em thì được nhặt ở gò mả, em bị bỏ rơi ngoài cổng của mái ấm, có em lại bị chính cha mẹ ruột ruồng bỏ vì biết con mình bị bệnh…
Thông tin liên lạc:
Địa chỉ: 67 Đường Nguyễn Thị Nê, Phú Hoà Đông, Củ Chi
Số điện thoại: 093 845 22 46 hoặc (028)37974522

[Image: matd-500x334.jpg] [Image: 337226695_587422006745240_42362815235561...00x375.jpg] [Image: 336882738_612070836974463_69340533068843...75x500.jpg] [Image: 336802011_180234547668483_40210551140825...75x500.jpg] [Image: 336795297_1890337574670654_6909228321299...75x500.jpg]
FacebookMessenger


Đánh Giá
Bình luận 
Reply