Các Ẩn Số Chính Trị Trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim-Dung
#61
3) Trong thực tế, giắc mơ của Kim Dung về sự thống nhứt người Trung Hoa sẽ có thể trở thành sự thật hay không? Hiện nay, chúng ta chưa có thể trả lời câu hỏi này một cách dứt khoát.

Các nhà lãnh đạo Trung Cộng đã có nhiều thay đổi trong chiều hướng cởi mớ khoan dung hơn. Họ đã chịu để cho người dân Trung Hoa tích cực hoạt động sản xuất được hưởng lợi nhiều hơn. Họ cũng đã khôi phục danh dự và quyền lợi các nhà trí thức đã bị bạc đãi và hiếp bức trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa. Họ lại bỏ chủ trương mạt sát tất cả những người không theo đúng đường lối của họ mà tỏ ra công bằng và khách quan hơn trong sự phê phán các nhơn vật lịch sử.

Một trong những trường hợp đáng lưu ý là trường hợp ông Trần Độc Tú. Ông này là một trong những người đầu tiên truyền bá chủ nghĩa Marx ở Trung Quốc và là một trong các sáng lập viên của Đảng Trung Cộng. Ông đã được bầu làm Tổng Thư Ký Trung Ương Thư Ký Xứ của Đảng này trong Đại Hội đầu tiên triệu tập năm 1921 và đã đóng vai tuồng lãnh đạo cho đến năm 1927 là năm ông bị Mao Trạch Động thay thế. Đến năm 1929, ông bị trục xuất khỏi Đảng Trung Cộng và bị kết án là phản bội. Nhưng hiện nay, các nhà lãnh đạo Trung Cộng đã công khai nhìn nhận rằng mặc dầu đã có những sai lầm, ông Trần Độc Tú đã có công trong việc nêu cao ngọn cờ dân chủ và khoa học ở Trung Quốc vào đầu thế kỷ thứ 20.

Về phần ông Tưởng Giới Thạch, người đã chống lại Trung Cộng mãnh liệt từ năm 1927, mặc dầu có lúc đã cùng với Trung Cộng đứng chung trong mặt trận kháng Nhựt, thì Trung Cộng đã xem như là một kẻ thù và một người có tội lớn (tội với nhơn dân Trung Hoa. Nhưng hiện nay, các nhà lãnh đạo Trung Cộng cũng đã công khai nhìn nhận rằng ông Tưởng Giới Thạch đã có công trong việc kháng Nhựt để bảo vệ nền độc lập của Trung Quốc.

Tuy nhiên, đồng thời với những sự thay đổi trên đây, các nhà lãnh đạo Trung Cộng xác nhận rằng họ vẫn trung thành với bốn nguyên tắc: noi theo tư tưởng của Marx, Lenin và Mao Trạch Đông, duy trì chế độ xã hội chủ nghĩa, theo chánh sách nhơn dân chuyên chánh, và tôn trọng sự lãnh đạo của Đảng. Một số những nhà lãnh tụ và cán bộ của Đảng Trung Cộng đã dựa vào các nguyên tắc trên đây để chống chọi hay ít nhứt cũng để chỉ trích các sự thay đổi được đem ra áp dụng.

Những người quan sát chánh trường Trung Cộng có thể tự hỏi: trong tương lai, Trung Cộng sẽ trở về với chủ trương giáo điều cứng rắn trước đây và bãi bỏ các thay đổi đương có, hay sẽ duy trì các thay đổi này hoặc sẽ thay đổi nhiều hơn nữa trong chiều hướng cởi mở, khoan dung? Việc người Trung Hoa có thực hiện được sự hòa giải hòa hợp với nhau hay không tùy thuộc cách Trung Cộng trả lời cho câu hỏi trên đây. Sự hòa giải hòa hợp giữa hai phe Quốc-Cộng thể hiện bằng sự sáp nhập Đài Loan vào lãnh thổ Trung Hoa Nhơn Dân Cộng Hòa Quốc chỉ có thể có khi Trung Cộng nếu không thay đổi nhiều hơn nữa trong chiều hướng cởi mở khoan dung thì ít nhứt cũng duy trì các thay đổi đã có hiện nay.

Dầu thế nào thì việc hòa giải hòa hợp giữa hai phe Quốc-Cộng Trung Hoa cũng không thể thực hiện ngay trong lúc này, vì ông Tưởng Kinh Quốc và các nhà lãnh đạo Trung Hoa Quốc Dân Đảng hiện nay còn thuộc về một thế hệ không chấp nhận sự hòa giải hòa hợp với người cộng sản. Nếu ta lấy các nhơn vật trong các bộ truyện võ hiệp của Kim Dung để thí dụ thì ta có thể nói rằng họ không phải thuộc thế hệ của Lịnh Hồ Xung mà thuộc thế hệ trước đó. Đối với những người sẽ kế vị các nhà lãnh đạo Trung Hoa Quốc Dân Đảng hiện tại để lãnh đạo đảo Đài Loan thì dầu có muốn hòa giải hòa hợp với Trung Cộng, họ cũng còn phải quan sát kỹ diễn tiến của chế độ Trung Cộng trong các thập niên sẽ tới.

Chánh sách của Trung Cộng đối với Hongkong trong tương lai sẽ là một yếu tố có tầm quan trọng quyết định cho người Trung Hoa ở Đài Loan. Như chúng tôi đã trình bày trên đây, theo hiệp ước đã ký giữa nước Anh với Trung Hoa Nhơn Dân Cộng Hòa Quốc thì đến năm 1997, Hongkong sẽ được sáp nhập vào lãnh thổ Trung Hoa, nhưng Chánh Phủ Trung Cộng đã cam kết là người dân Hongkong sẽ tiếp tục được hưởng một số quyền tự do, và chế độ kinh tế theo lối tư bản cũng như nếp sanh hoạt của người Hongkong sẽ được duy trì ít nhứt là 50 năm sau 1997. Việc duy trì chế độ kinh tế và nếp sanh hoạt của người Hongkong là điều cần thiết để cho đất Hongkong vẫn phồn thạnh và làm lợi cho Trung Quốc. Như vậy, Trung Cộng có nhiều lý do để giữ lời cam kết của mình. Nếu các nhà lãnh đạo Trung Cộng trong tương lai chống đỡ được áp lực của các phần tử trung thành với chủ nghĩa giáo điều, và để cho người Hongkong được huởng các quyền tự do căn bản, đồng thời duy trì được lề lối tổ chức kinh tế và nếp sanh hoạt hiện nay của họ, thì người Đài Loan sẽ có thể chấp nhận sự hòa giải hòa hợp với Trung Cộng một cách dễ dàng hơn. Nhưng điều này chỉ sẽ có thể xảy ra trong tương lai, sau năm 1997, nếu nó có xảy ra.

Dân tộc Trung Hoa vốn là một dân tộc đã chứng tỏ được tinh thần khoan dung của mình trong quá khứ với việc tìm cách dung hợp các lý tưởng chánh trị khác nhau. Khi mới thống nhứt Trung Quốc hồi thé kỷ thứ ba tr. C.N., nhà Tần đã áp dụng một chánh sách khắc nghiệt và chỉ tôn thờ học thuyết của Pháp Gia. Nhưng chính vì đó mà chỉ một thời gian ngắn, triều đại này đã sụp đổ. Nhà Hán kế tiếp theo đó đã dung hợp tư tưởng của Pháp Gia với tư tưởng các học phái khác, đặc biệt là tư tưởng Nho Gia vốn chống chọi lại tư tưởng Pháp Gia. Ta có thể so sánh thời kỳ ông Mao Trạch Đông cầm quyền với thời kỳ nhà Tần ngự trị, và xem các cải bién của các nhà lãnh đạo hiện tại như là các cải biến đã thực hiện vào đầu đời nhà Hán. Nếu nó duy trì được thì các nhà lãnh đạo Trung Cộng hiện nay sẽ chứng tỏ được là họ đã rút được những bài học hữu ích trong chính lịch sử dân tộc họ, thay vì nhắm mắt đi theo một chủ nghĩa ngoại lai. Và như vậy thì những người có cảm tình với Kim Dung chỉ còn ước mong rằng ông sẽ còn sống đến sau năm 1997, cho đến ngày ông thấy giấc mơ của ông được thực hiện. Dầu sao thì việc các nhà lãnh đạo của hai phe Quốc-Cộng Trung Hoa hiện nay đều đã cho phép nhơn dân dưới quyền họ được đọc các tác phẩm của ông cũng cho phép ông có nhiều hy vọng về vấn đề này.

b. Mơ ước của Kim Dung về sự hòa bình trong nhơn loại


Ngoài mơ ước thấy người quốc gia và người cộng sản Trung Hoa hòa giải hòa hạp với nhau, Kim Dung còn mong mỏi được thấy sự hòa giải hòa hợp giữa các dân tộc trên thế giới. Có lẽ ông là một trong những người đã đặt rất nhiều kỳ vọng nơi tiến trình giảm bớt căng thẳng giữa các đại cường trong thập niên 1970. Lập trường của ông đã biểu lộ qua việc ông mô tả cái chết của Bắc Cái, biểu tượng cho Liên Sô và Tây Độc, biểu tượng cho các nước Tây Phương trong bộ THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP. Hai nhơn vật này có lập trường và tâm tánh xung khắc nhau và đã chống chọi nhau từ lúc còn trẻ. Mỗi người đều cố rèn luyện thêm tuyệt nghệ của mình để hơn đối thủ. Nhưng đến lúc đã già, họ lại tỏ ra có sự tôn trọng và phần nào mến phục lẫn nhau, vì nhận chân rằng mình không hơn được đối thủ. Tuy vẫn còn tranh đấu với nhau, họ đã không còn sự thù hằn nhau, và cuối cùng, đã ôm nhau và cười mà cùng chết với nhau. Với hình ảnh này, Kim Dung đã có ý bảo rằng hai Khối Cộng sản và Tây Phương không bên nào có thể thắng được đối phương và hay nhứt là nên chấp nhận sự sống chung hòa bình với nhau.

Về sự hòa giải hòa hợp giữa các dận tộc nói chung thì thông điệp của Kim Dung đã được gói ghém trong hai bộ THIÊN LONG BÁT BỘ và LỤC MẠCH THẦN KIẾM. Chúng ta đã nhận thấy trong đó việc nhóm người Đại Lý do Đoàn Dự lãnh đạo hợp tác với người Hán và người Nữ Chân để ủng hộ Tiêu Phong, một người Khiết Đan có mối thâm tình với người Hán, trong công việc ngăn cản nhà vua nước Đại Liêu thuộc tộc Khiết Đan muốn gây cuộc chiến tranh xâm lược với nước Đại Tống của người Hán. Họ đã thành công. Nhưng muốn đạt mục đích, Tiêu Phong đã phải uy hiếp nhà vua của nước mình và đã phải tự sát để đền tội. Cái chết bi tráng của nhơn vật khả kính và khả ái này cho thấy rằng Kim Dung ý thức là việc xây dựng hòa bình giữa các dân tộc rất khó khăn và sẽ không phải sẽ có thể đạt được gần đây. Nó đòi hỏi một cuộc tranh đấu kiên nhẫn và nhiều sự hy sinh của những người nuôi lý tưởng phục vụ hòa bình.

còn tiếp...
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
#62
(2022-08-13, 09:31 AM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Kỳ có bộ sách này bằng pdf, nàng thích Kỳ sẽ gửi nàng đọc.  Có nhiều sách Kỳ kg có hardcopy của bản gốc nên quyển nào Kỳ thật thích thì đành tự in từ bản digital ra để dành.  Có vài bộ là đánh máy lại từ sách rất là cũ của mấy tiền bối.   😅

 Trời ơi chịu khó quá nha nàng, đánh máy lại từ sách cũ bao nhiêu là công lao.  Tận tụy bảo tồn, duy trì văn hoá là đây.

Yes please, Kỳ gởi bộ sách này bằng pdf cho Jay đọc ké với.  Jay tìm mua (sách cũ, mới cũng đuọc) cả tuần nay rồi nhưng chưa có may mắn.  Jay tập paperless office cả 20+ năm nay.  In bộ sách này sẽ là ngoại lệ.

Jay đọc phần đông Tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung.  Thật là ngạc nhiên mình không biết nhân vật Tiêu Phong/Kiều Phong.  Thì ra hồi đó không biết sao mà Jay không thấy hứng thú đọc tập truyện Thiên Long Bát Bộ.  Giờ đọc chuyện tóm tắt từ bộ sách của giáo sư Nguyễn Ngọc Huy do Kỳ đăng lại thì thấy lôi quấn quá chứ.  Cám ơn Kỳ.
Reply
#63
(2022-08-16, 09:44 PM)JayM Wrote:  Trời ơi chịu khó quá nha nàng, đánh máy lại từ sách cũ bao nhiêu là công lao.  Tận tụy bảo tồn, duy trì văn hoá là đây.

Yes please, Kỳ gởi bộ sách này bằng pdf cho Jay đọc ké với.  Jay tìm mua (sách cũ, mới cũng đuọc) cả tuần nay rồi nhưng chưa có may mắn.  Jay tập paperless office cả 20+ năm nay.  In bộ sách này sẽ là ngoại lệ.

Jay đọc phần đông Tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung.  Thật là ngạc nhiên mình không biết nhân vật Tiêu Phong/Kiều Phong.  Thì ra hồi đó không biết sao mà Jay không thấy hứng thú đọc tập truyện Thiên Long Bát Bộ.  Giờ đọc chuyện tóm tắt từ bộ sách của giáo sư Nguyễn Ngọc Huy do Kỳ đăng lại thì thấy lôi quấn quá chứ.  Cám ơn Kỳ.

Kỳ gửi nàng rồi á, kg mở file được thì cho Kỳ biết nhe.  Enjoy reading!   Heavy-black-heart4
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
#64
c. Tinh thần đại hùng, đại lực và đại từ bi của Phật Giáo đối với sự hòa giải hòa hợp hoàn toàn bên trong các dân tộc và sự hòa giải hòa hợp giữa các dân tộc đưa đến một nền hòa bình vững chắc cho loài người.

Ý kiến của Kim Dung xét qua các cốt chuyện của ông là sự hòa giải hòa hợp hoàn toàn bên trong các dân tộc và sự hòa giải hòa hợp giữa các dân tộc đưa đến môt nền hòa bình vững chắc cho loài người, chỉ có thể thực hiện được khi những người hoạt động chánh trị trên thế giới đều thật sự yêu thương người khác, và có đủ sức chế ngự các dục vọng của mình, để không bị lòng tham quyền lực danh vọng lôi cuốn vào con đường độc đoán và tàn ác. Cái đức tánh cần thiết trên đây đã được nhiều triết gia, nhiều học phái đạo đức nêu ra. Nhưng tự cổ chí kim và từ đông sang tây, không trường phái nào có những nhận định và chủ trương thích ứng bằng Phật Giáo về vấn đề này. Đó là vì Phật Giáo có những nguyên tắc căn bản đặc biệt khác với nguyên tắc của các giáo phái khác.

1) Giáo lý nhà Phật không kêu gọi con người phải nhắm mắt tin tưởng theo mình và tuyệt đối tuân hành mạng lịnh các giáo sĩ của môn phái mình để được cứu rổi hay được hưởng phước lành. Trái lại, nó dạy con người phải dựa vào mình trước nhứt và phải cố gắng để tự giải thoát lấy mình. Ngay đến pháp môn Tịnh Độ dạy người tu hành bằng cách niệm Phật cũng không phải là một lối giải thoát hoàn toàn nhờ tha lực, vì việc niệm Phật hàm ý là người tu theo pháp môn Tịnh Độ tự nguyện làm lành lánh dữ và giữ các giới cấm tối thiểu của người Phật tử. Sự tu hành theo Phật Giáo thuộc mọi tông phái đều đòi hỏi con người phải có sự đại hùng đại lực, tức là một sức mạnh tinh thần vững chắc và dồi dào.

Về mặt suy luận, tinh thần đại hùng đại lực mà Phật Giáo đòi hỏi nơi con người đưa đến sự tự do tư tưởng. Người theo Phật Giáo chơn chánh không để cho mình bi cột buộc vào bất cứ tín điều hay định kiến nào mà phải tự mình suy nghĩ để tìm chan lý. Trong bộ kinh Anguttara Nikaya tức là Tăng Nhứt Tập, có chép việc Đức Phật dạy ngưdi Kalama không nên nhắm mắt tin theo dư luận, truyền thống, kinh sách hay một bực đạo hạnh cao siêu mà mình nhận làm thầy, mà chỉ nên tin theo cái phải hay cái quấy mà chính tâm trí mình đã nhận thức được. Trong lịch sử nhơn loại, Đức Phật là vị Giáo Tổ duy nhất nhiều lần căn dặn các đệ tử mình không nên tin ngay tất cả những điều Ngài nói mà phải xét kỹ lại những lời nói của Ngài, chừng nào nhận thấy chắc chắn nó có giá trị thì mới tin theo.

2) Chẳng những tự mình theo đúng nguyên tắc tự do tư tưởng, người theo Phật Giáo chơn chánh còn tôn trọng sự tự do tư tưởng của người khác. Đức Phật đã dạy đệ tử phải đối xử với các giáo lý và giáo phái khác một cách khoan dung. Có lần người cầm đầu một môn phái khác sai đệ tử là Upali đến gặp Đức Phật để đấu lý về thuyết luân hồi. Sau khi thảo luận với Ngài, ông Upali thấy Ngài có lý hơn nên xin làm đệ tử của Ngài. Nhưng Đức Phật đã bảo: “Ông phải suy nghĩ cho thật chính đính về lời nói của tôi chớ không nên vội vã”. Khi thấy ông Upali thiết tha nài nĩ, Đức Phật yêu cầu ông đừng bỏ thầy cũ mà trái lại, phải cung kính phụ giúp người thầy này như trước. Câu chuyện này cho thấy rằng Phật Giáo dạy người phải mở rộng tâm hồn trí não để thông cảm với mọi giáo lý khác, vì chơn lý vốn hiện ra muôn mặt và mỗi học thuyết đều có chỗ sở đắc của nó. Người theo Phật Giáo chơn chánh phải phá trừ kiến chấp, tránh sự cuồng tín hẹp hòi.

3) Nhưng sự khoan dung của Phật Giáo không phải đưa đến sự tiêu cực thụ động trước những hành động tàn bạo của kẻ sai quấy. Tinh thần đại hùng đại lực của Phật Giáo chẳng những được dùng trong việc tự chiến thắng lấy mình để tìm chơn lý và theo chánh đạo, mà còn phải được dùng trong việc chế ngự các lực lượng ác hại. Tuy nhiên, trong sự đối phó với những kẻ sai quấy, tinh thần đại hùng đại lực của người theo Phật Giáo cần phải được hòa hợp với tinh thần đại từ bi. Người theo Phật Giáo chơn chánh dầu phải đứng vào thế đối kháng với một kẻ địch hung bạo, vẫn không nuôi lòng thù hận khinh ghét kẻ địch ấy, mà trái lại, có sự xót thương đối với một con người vì mê muội mà đi vào con đường lầm lạc. Thái độ của người theo Phật Giáo chơn chánh đối với kẻ địch chống lại mình cũng giống như thái độ của xã hội dân chủ tự do hiện nay đối với những kẻ phạm tội ác trong lúc điên cuồng. Tuy xã hội này vẫn phải chế tài hành động tội ác của người điên cuồng, nhưng sự chế tài của nó trong trường hợp này không hàm ý báo oán hay trừng phạt mà hàm ý xót thương và nâng đỡ kẻ phạm tội ác.

Vậy, mục đích chánh yếu của người theo Phật Giáo chơn chánh đối với một kẻ địch hung bạo không phải là quyết tâm trừ diệt kẻ địch ấy mà là cố gắng cảm hóa giác ngộ họ để lôi họ về con đường phải, dầu có phải buộc lòng sát hại họ vì công lợi thì cũng không nuôi lòng thù hận đối với họ. Theo giáo lý Phật Giáo, người phạm tội ác đến ngập đầu mà có lòng ăn năn sám hối một cách chơn thành thì phải được tha thứ, và người theo Phật Giáo cần phải cố gắng đưa những kẻ làm ác đến sự ăn năn sám hối chơn thành đó.

Kim Dung đã nêu rõ vấn đề này khi nói đến việc Pháp Đăng Đại Sư, nguyên là Đoàn Nam Đế , đã kiên nhẫn hết mực để lôi Từ Ân Đại Sư, nguyên là Bang Chủ Thiết Chưởng Bang, về con đường phải. Như chúng tôi đã trình bày trong Mục I, Chuơng I của sách này, Bang Chủ Thiết Chưởng Bang vốn được Kim Dung dùng để tượng trưng cho Quốc Xã Đức. Việc ông thành thật ăn năn và cuối cùng đã được bà Lưu Anh Cô tha thứ về tội đã sát hại đứa con nhỏ của bà biểu lộ quan niệm của Kim Dung về việc cải hóa những người theo chủ trương hung bạo. Ngoài Bang Chủ Thiết Chưởng Bang, trong các bộ truyện võ hiệp của Kim Dung, còn nhiều cao thủ võ lâm khác đã hối cải và qui y Phật Pháp, từ bỏ giấc mộng tranh bá đồ vương, chấm dứt lòng thù hận đối với kẻ địch đã tàn hại mình hay thân thuộc mình và ăn năn sám hối về những hành động tàn ác của mình như Mộ Dung Bác, Tiêu Viễn Sơn, Tạ Tốn.

còn tiếp...
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
#65
4) Trong tinh thần Phật Giáo, lòng đại từ bi hết sức cần thiết để cân lại sự đại hùng đại lực. Có đại hùng đạ lực mà thiếu đại từ bi thì con người dễ đi đến chỗ dùng sức mạnh của mình để hiếp đáp kẻ khác và do đó mà gây ra nhiều nghiệp chướng. Điều này đã được Kim Dung nói rõ qua lời dạy của vị sư già mặc áo xám trong chùa Thiếu Lâm. Theo vị sư này, chỉ có người có một sở học cao siêu về Phật Giáo và có đức từ bi hưng thạnh thì mới có thể luyện được nhiều môn võ công thượng thặng. Nếu Phật học không đủ mà tham lam luyện nhiều võ cộng thượng thặng thì bị bại hoại thân thể hay bị nội thương.

Người cầm quyền lãnh đạo một dân tộc vốn có nhiều sức mạnh trong tay. Nếu họ dùng sức mạnh đó để mưu đồ mỡ rộng thế lực hay lấn át dân tộc khác thì chẳng khác nào cố sự đại hùng đại lực mà thiếu đại từ bi. Hành động xâm lăng của họ chẳng những có hại cho dân tộc khác mà cuối cùng cũng làm cho chính dân tộc họ cũng bị nhiều hậu quả không tốt. Ngay cả trong trường hợp người lãnh đạo một dân tộc có lý tưởng mà họ cho là cao đẹp nhưng lại dùng sức mạnh mình có trong tay để cưỡng bách dân tộc mình hay dân tộc khác làm theo ý mình đạt cái được cho là lý tưởng cao đẹp đó, họ cũng chỉ gây ra sự khổ sở cho nhơn dân.

Những người cầm quyền chánh trị như trên đây, dầu có những động cơ ích kỷ hay muốn thực hiện một lý tưởng cao đẹp, cũng đều khó có thể hòa thuận với nhau. Chỉ có thái độ cởi mở khoan dung và chánh sách đặt nền tảng trên sự xót thương và cải hóa những kẻ làm ác như Phật Giáo chủ trương mới có thể đưa các nhà lãnh đạo các dân tộc đến sự hòa giải hòa hợp với nhau và xây dựng nền hòa binh chung cho nhơn loại. Bởi đó, khi Tiêu Phong cùng quần hào đương đầu với người Đại Liêu đuổi đánh mình bên ngoài cửa ải Nhạn Môn, họ đã bảo với nhau rằng: Bao giờ các vị đế vương khắp thiên hạ đều tin ở Phật pháp, lấy từ bi làm hoài bão thì mới hết thảm họa chiến tranh.

5) Nhưng ước vọng trên đây dĩ nhiên là khó có thể đạt được. Đó không phải là vì Phật Giáo chưa phổ biến ở khắp cả các nước mà cũng sẽ không thể nào phổ biến ở khắp cả các nước trên thế giới. Thật sự thì theo Phật Giáo, cả chúng sanh đều có Phật tánh và một người dầu chưa nghe đến giáo lý của Đức Phật, chưa hề qui y Đức Phật, chưa tự xem mình là Phật tử mà có tâm tánh và hành động như lời Đức Phật đã dạy thì cũng đã là người theo Phật Pháp rồi. Vậy, cái khó trong việc đạt ước vọng hòa bình cho cả thế giới không phải phát xuất từ chỗ Phật Giáo chưa phổ biến khắp nơi. Nó phát xuất từ chỗ chính người đã qui y Đức Phật, đã thông hiểu giáo lý của Ngài mà vẫn chưa có được tâm tánh và hành động như lời Ngài dạy.

Kim Dung đã biểu lộ sự thật trên đây trong các bộ truyện võ hiệp của ông bằng cách mô tả nhiều nhơn vật trong giới tăng ni. Trong số này, có những cao thủ võ lâm đã hành động trái lời Phật dạy. Các vị Đại Luân Minh Vương, Kim Luân Pháp Vương đã là những vị cao tăng miền Tây Vực, nhưng đã mưu đồ bành trướng thế lực của mình hay của dân tộc mình. Các tăng ni Trung Hoa cũng có nhiều người còn nặng nghiệp tham, sân và si. Thành Khôn đã qui y với pháp danh Viên Chân đã lợi dụng thế lực chùa Thiếu Lâm mà đoạt chức Minh Chủ Võ Lâm và phục vụ người Mông Cổ. Đến một vị cao tăng làm đến Phương Trượng chùa Thiếu Lâm và có đức hạnh đến mức được giới võ lâm Trung Hoa tôn làm Thủ Lãnh Đại Ca là Huyền Từ Đại Sư mà cũng đã lén tư tình với một phụ nữ và đã che giấu chuyện này suốt mấy mươi năm. Phần Diệt Tuyệt Sư Thái thì rất ngay thẳng và nhiệt tình yêu nước, lại rất dũng cảm. Nhưng bà thiếu hẳn đức từ bi nên đã tỏ ra thù hằn những người có liên hệ đến Minh Giáo đến mức chủ trương giết họ cho tận tuyệt. Đã vậy, bà lại còn nuôi giấc mộng làm cho phái Nga Mi của bà trở thành môn phái số một ở Trung Hoa. Do đó, bà đã dạy đệ tử là Châu Chỉ Nhược dùng đến những thủ đoạn bất chánh và tàn độc để đạt mục đích. Đến những người đã đạt một địa vị tôn quí trong hàng giáo phẩm Phật Giáo, lại có nhiều đức tốt và đáng được tôn trọng như Huyền Từ Đại Sư hay Diệt Tuyệt Sư Thái mà còn như vậy thì các nhà lãnh đạo chánh trị các dân tộc mà ít học về Phật pháp hay không biết đến Phật pháp làm sao có thể đủ đức tánh để lãnh đạo chánh trị theo đúng Phật pháp và đưa nhơn loại đến một nền hòa bình vĩnh cửu và ổn định được?

Vậy, giấc mơ của Kim Dung sẽ rất khó thực hiện. Nhưng đó là một giấc mơ đẹp và nếu những người hoạt động chánh trị chấp nhận giấc mơ đó, lại nuôi ý chí thực hiện nó với tinh thần đại hùng đại lực thì ít ra họ cũng đã đi được vài bước trên con đường ngàn dặm đưa đến một nhơn loại an lạc hòa bình. Mặt khác, người cầm quyền chánh trị một nước, dầu theo chủ nghĩa nào mà chịu bỏ thái độ giáo điều và áp dụng một chánh sách cởi mở, khoan dung đối với người khác và đoàn thể khác thì cũng đáng được khen là đã có đóng góp vào việc xây dựng hòa bình chẳng những cho dân tộc mình mà còn cho toàn thể nhơn loại.

còn tiếp...
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
#66
(2022-08-17, 12:08 AM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Kỳ gửi nàng rồi á, kg mở file được thì cho Kỳ biết nhe.  Enjoy reading!   Heavy-black-heart4

Saved... Cám ơn Kỳ rất nhiều.   Tulip4 Cuối tuần này sẽ được hửong thú nằm võng đu đưa và nghiền ngẫm sách hay trên tay.  Heavy-black-heart4
Reply
#67
(2022-08-17, 12:20 AM)JayM Wrote: Saved... Cám ơn Kỳ rất nhiều.   Tulip4 Cuối tuần này sẽ được hửong thú nằm võng đu đưa và nghiền ngẫm sách hay trên tay.  Heavy-black-heart4

You’re welcome.   Heavy-black-heart4  Hope you’ll enjoy it.  

Cảnh nàng nằm trên võng đọc sách làm Kỳ nhớ lúc còn bé, ngày nào cũng trên võng ôm quyển Sherlock Holmes.  Kỳ với bà nội Kỳ, hai bà cháu đọc chung một quyển, khi Kỳ ngủ thì bà đọc, đoạn nào Kỳ đọc xong thì lại ra thủ thỉ với bà điều mới “khám phá” được trong sách.  Hai bà cháu cứ vậy mà nghiền ngẫm hết mấy bộ Sherlock Holmes.  Lol

Ở bên này thì anh nhà Kỳ làm cái xích đu ngoài vườn để vừa ngắm hoa vừa đọc sách, project kế tiếp của chàng là dựng cho Kỳ cái green house trồng rau. Lol
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
#68
KẾT LUẬN

Mặc dầu truyện võ hiệp bị một số khá đông học giả cho là loại văn chương bình dân, Kim Dung quả thật là một đại văn hào có một sở học uyên bác và một óc tưởng tượng rất dồi dào. Nếu biết suy nghĩ khi đọc tác phẩm ông, ta có thể học trong đó nhiều điều hữu ích.

Khi cố tìm ra các ẩn sổ chánh trị trong các bộ truyện võ hiệp của Kim Dung, chúng tôi chỉ muốn nêu ra một khía cạnh đặc biệt của các tác phẩm này. Thật sự thì chúng tôi nghĩ rằng mình chưa tìm ra hết các ẩn số được Kim Dung gói ghém trong đó, vì chúng tôi không được biết trong chi tiết lịch sử cận đại của Trung Quốc và thân thế cùng tiểu sử các nhơn vật chánh trị Trung Quốc quan trọng trong thời kỳ này. Bởi đó, có thể có những nhơn vật được Kim Dung dùng để biểu tượng cho những chánh khách Trung Quốc mà chúng tôi không thấy rõ. Cũng có thể chúng tôi lầm lạc và gán cho Kim Dung một dụng ý mà ông không có về một nhơn vật hay một sự kiện, vì có sự ngẫu nhiên trùng hợp trong cách Kim Dung mô tả nhơn vật hay sự kiện đó với những nhơn vật và sự kiện có thật. Ngoài ra, ta không thể loại bỏ giả thuyét là sự trùng hợp giữa các nhơn vật và sự kiện trong tác phẩm của ông với một số nhơn vật và sự kiện chánh trị có thật phát xuất tứ nơi tiềm thức của tác giả chớ không phải từ sự cố ý. Nhưng ngay trong trường hợp này, Kim Dung cũng không phải là thật sự vô tâm, vì ông có nhiều ưu tư, nhiều chủ kiến ăn sâu trong tiềm thức thì tác phẩm ông viết ra mới biểu lộ các ưu tư và chủ kiến đó cho chúng ta thấy.

Dầu thế nào thì chúng tôi cũng nghĩ rằng các nhận định của chúng tôi về các ẩn số chánh trị trong bộ các bộ truyện võ hiệp của Kim Dung cũng đúng trong nét chánh. Tác phẩm của Kim Dung như con rồng thiêng bay lộn trên không. Nhìn từ dưới đất lên, chúng tôi có thể lầm lộn thấy một đợt mây quanh mình rồng thành cái vảy, cái vi hay trái châu trong miệng rồng, nhưng điều chắc chắn là chúng tôi đã không phải thêm bốn chơn cho con rắn để bảo nó là con rồng. Chúng tôi mong mỏi rằng quí vị độc giả của sách này sẽ góp thêm ý kiến về các vấn đề được nêu ra ở đây để chúng ta có thể có những tri thức sâu rộng và rõ ràng hơn.

Hết
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply