2022-08-16, 04:12 PM
3) Trong thực tế, giắc mơ của Kim Dung về sự thống nhứt người Trung Hoa sẽ có thể trở thành sự thật hay không? Hiện nay, chúng ta chưa có thể trả lời câu hỏi này một cách dứt khoát.
Các nhà lãnh đạo Trung Cộng đã có nhiều thay đổi trong chiều hướng cởi mớ khoan dung hơn. Họ đã chịu để cho người dân Trung Hoa tích cực hoạt động sản xuất được hưởng lợi nhiều hơn. Họ cũng đã khôi phục danh dự và quyền lợi các nhà trí thức đã bị bạc đãi và hiếp bức trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa. Họ lại bỏ chủ trương mạt sát tất cả những người không theo đúng đường lối của họ mà tỏ ra công bằng và khách quan hơn trong sự phê phán các nhơn vật lịch sử.
Một trong những trường hợp đáng lưu ý là trường hợp ông Trần Độc Tú. Ông này là một trong những người đầu tiên truyền bá chủ nghĩa Marx ở Trung Quốc và là một trong các sáng lập viên của Đảng Trung Cộng. Ông đã được bầu làm Tổng Thư Ký Trung Ương Thư Ký Xứ của Đảng này trong Đại Hội đầu tiên triệu tập năm 1921 và đã đóng vai tuồng lãnh đạo cho đến năm 1927 là năm ông bị Mao Trạch Động thay thế. Đến năm 1929, ông bị trục xuất khỏi Đảng Trung Cộng và bị kết án là phản bội. Nhưng hiện nay, các nhà lãnh đạo Trung Cộng đã công khai nhìn nhận rằng mặc dầu đã có những sai lầm, ông Trần Độc Tú đã có công trong việc nêu cao ngọn cờ dân chủ và khoa học ở Trung Quốc vào đầu thế kỷ thứ 20.
Về phần ông Tưởng Giới Thạch, người đã chống lại Trung Cộng mãnh liệt từ năm 1927, mặc dầu có lúc đã cùng với Trung Cộng đứng chung trong mặt trận kháng Nhựt, thì Trung Cộng đã xem như là một kẻ thù và một người có tội lớn (tội với nhơn dân Trung Hoa. Nhưng hiện nay, các nhà lãnh đạo Trung Cộng cũng đã công khai nhìn nhận rằng ông Tưởng Giới Thạch đã có công trong việc kháng Nhựt để bảo vệ nền độc lập của Trung Quốc.
Tuy nhiên, đồng thời với những sự thay đổi trên đây, các nhà lãnh đạo Trung Cộng xác nhận rằng họ vẫn trung thành với bốn nguyên tắc: noi theo tư tưởng của Marx, Lenin và Mao Trạch Đông, duy trì chế độ xã hội chủ nghĩa, theo chánh sách nhơn dân chuyên chánh, và tôn trọng sự lãnh đạo của Đảng. Một số những nhà lãnh tụ và cán bộ của Đảng Trung Cộng đã dựa vào các nguyên tắc trên đây để chống chọi hay ít nhứt cũng để chỉ trích các sự thay đổi được đem ra áp dụng.
Những người quan sát chánh trường Trung Cộng có thể tự hỏi: trong tương lai, Trung Cộng sẽ trở về với chủ trương giáo điều cứng rắn trước đây và bãi bỏ các thay đổi đương có, hay sẽ duy trì các thay đổi này hoặc sẽ thay đổi nhiều hơn nữa trong chiều hướng cởi mở, khoan dung? Việc người Trung Hoa có thực hiện được sự hòa giải hòa hợp với nhau hay không tùy thuộc cách Trung Cộng trả lời cho câu hỏi trên đây. Sự hòa giải hòa hợp giữa hai phe Quốc-Cộng thể hiện bằng sự sáp nhập Đài Loan vào lãnh thổ Trung Hoa Nhơn Dân Cộng Hòa Quốc chỉ có thể có khi Trung Cộng nếu không thay đổi nhiều hơn nữa trong chiều hướng cởi mở khoan dung thì ít nhứt cũng duy trì các thay đổi đã có hiện nay.
Dầu thế nào thì việc hòa giải hòa hợp giữa hai phe Quốc-Cộng Trung Hoa cũng không thể thực hiện ngay trong lúc này, vì ông Tưởng Kinh Quốc và các nhà lãnh đạo Trung Hoa Quốc Dân Đảng hiện nay còn thuộc về một thế hệ không chấp nhận sự hòa giải hòa hợp với người cộng sản. Nếu ta lấy các nhơn vật trong các bộ truyện võ hiệp của Kim Dung để thí dụ thì ta có thể nói rằng họ không phải thuộc thế hệ của Lịnh Hồ Xung mà thuộc thế hệ trước đó. Đối với những người sẽ kế vị các nhà lãnh đạo Trung Hoa Quốc Dân Đảng hiện tại để lãnh đạo đảo Đài Loan thì dầu có muốn hòa giải hòa hợp với Trung Cộng, họ cũng còn phải quan sát kỹ diễn tiến của chế độ Trung Cộng trong các thập niên sẽ tới.
Chánh sách của Trung Cộng đối với Hongkong trong tương lai sẽ là một yếu tố có tầm quan trọng quyết định cho người Trung Hoa ở Đài Loan. Như chúng tôi đã trình bày trên đây, theo hiệp ước đã ký giữa nước Anh với Trung Hoa Nhơn Dân Cộng Hòa Quốc thì đến năm 1997, Hongkong sẽ được sáp nhập vào lãnh thổ Trung Hoa, nhưng Chánh Phủ Trung Cộng đã cam kết là người dân Hongkong sẽ tiếp tục được hưởng một số quyền tự do, và chế độ kinh tế theo lối tư bản cũng như nếp sanh hoạt của người Hongkong sẽ được duy trì ít nhứt là 50 năm sau 1997. Việc duy trì chế độ kinh tế và nếp sanh hoạt của người Hongkong là điều cần thiết để cho đất Hongkong vẫn phồn thạnh và làm lợi cho Trung Quốc. Như vậy, Trung Cộng có nhiều lý do để giữ lời cam kết của mình. Nếu các nhà lãnh đạo Trung Cộng trong tương lai chống đỡ được áp lực của các phần tử trung thành với chủ nghĩa giáo điều, và để cho người Hongkong được huởng các quyền tự do căn bản, đồng thời duy trì được lề lối tổ chức kinh tế và nếp sanh hoạt hiện nay của họ, thì người Đài Loan sẽ có thể chấp nhận sự hòa giải hòa hợp với Trung Cộng một cách dễ dàng hơn. Nhưng điều này chỉ sẽ có thể xảy ra trong tương lai, sau năm 1997, nếu nó có xảy ra.
Dân tộc Trung Hoa vốn là một dân tộc đã chứng tỏ được tinh thần khoan dung của mình trong quá khứ với việc tìm cách dung hợp các lý tưởng chánh trị khác nhau. Khi mới thống nhứt Trung Quốc hồi thé kỷ thứ ba tr. C.N., nhà Tần đã áp dụng một chánh sách khắc nghiệt và chỉ tôn thờ học thuyết của Pháp Gia. Nhưng chính vì đó mà chỉ một thời gian ngắn, triều đại này đã sụp đổ. Nhà Hán kế tiếp theo đó đã dung hợp tư tưởng của Pháp Gia với tư tưởng các học phái khác, đặc biệt là tư tưởng Nho Gia vốn chống chọi lại tư tưởng Pháp Gia. Ta có thể so sánh thời kỳ ông Mao Trạch Đông cầm quyền với thời kỳ nhà Tần ngự trị, và xem các cải bién của các nhà lãnh đạo hiện tại như là các cải biến đã thực hiện vào đầu đời nhà Hán. Nếu nó duy trì được thì các nhà lãnh đạo Trung Cộng hiện nay sẽ chứng tỏ được là họ đã rút được những bài học hữu ích trong chính lịch sử dân tộc họ, thay vì nhắm mắt đi theo một chủ nghĩa ngoại lai. Và như vậy thì những người có cảm tình với Kim Dung chỉ còn ước mong rằng ông sẽ còn sống đến sau năm 1997, cho đến ngày ông thấy giấc mơ của ông được thực hiện. Dầu sao thì việc các nhà lãnh đạo của hai phe Quốc-Cộng Trung Hoa hiện nay đều đã cho phép nhơn dân dưới quyền họ được đọc các tác phẩm của ông cũng cho phép ông có nhiều hy vọng về vấn đề này.
b. Mơ ước của Kim Dung về sự hòa bình trong nhơn loại
Ngoài mơ ước thấy người quốc gia và người cộng sản Trung Hoa hòa giải hòa hạp với nhau, Kim Dung còn mong mỏi được thấy sự hòa giải hòa hợp giữa các dân tộc trên thế giới. Có lẽ ông là một trong những người đã đặt rất nhiều kỳ vọng nơi tiến trình giảm bớt căng thẳng giữa các đại cường trong thập niên 1970. Lập trường của ông đã biểu lộ qua việc ông mô tả cái chết của Bắc Cái, biểu tượng cho Liên Sô và Tây Độc, biểu tượng cho các nước Tây Phương trong bộ THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP. Hai nhơn vật này có lập trường và tâm tánh xung khắc nhau và đã chống chọi nhau từ lúc còn trẻ. Mỗi người đều cố rèn luyện thêm tuyệt nghệ của mình để hơn đối thủ. Nhưng đến lúc đã già, họ lại tỏ ra có sự tôn trọng và phần nào mến phục lẫn nhau, vì nhận chân rằng mình không hơn được đối thủ. Tuy vẫn còn tranh đấu với nhau, họ đã không còn sự thù hằn nhau, và cuối cùng, đã ôm nhau và cười mà cùng chết với nhau. Với hình ảnh này, Kim Dung đã có ý bảo rằng hai Khối Cộng sản và Tây Phương không bên nào có thể thắng được đối phương và hay nhứt là nên chấp nhận sự sống chung hòa bình với nhau.
Về sự hòa giải hòa hợp giữa các dận tộc nói chung thì thông điệp của Kim Dung đã được gói ghém trong hai bộ THIÊN LONG BÁT BỘ và LỤC MẠCH THẦN KIẾM. Chúng ta đã nhận thấy trong đó việc nhóm người Đại Lý do Đoàn Dự lãnh đạo hợp tác với người Hán và người Nữ Chân để ủng hộ Tiêu Phong, một người Khiết Đan có mối thâm tình với người Hán, trong công việc ngăn cản nhà vua nước Đại Liêu thuộc tộc Khiết Đan muốn gây cuộc chiến tranh xâm lược với nước Đại Tống của người Hán. Họ đã thành công. Nhưng muốn đạt mục đích, Tiêu Phong đã phải uy hiếp nhà vua của nước mình và đã phải tự sát để đền tội. Cái chết bi tráng của nhơn vật khả kính và khả ái này cho thấy rằng Kim Dung ý thức là việc xây dựng hòa bình giữa các dân tộc rất khó khăn và sẽ không phải sẽ có thể đạt được gần đây. Nó đòi hỏi một cuộc tranh đấu kiên nhẫn và nhiều sự hy sinh của những người nuôi lý tưởng phục vụ hòa bình.
còn tiếp...
Các nhà lãnh đạo Trung Cộng đã có nhiều thay đổi trong chiều hướng cởi mớ khoan dung hơn. Họ đã chịu để cho người dân Trung Hoa tích cực hoạt động sản xuất được hưởng lợi nhiều hơn. Họ cũng đã khôi phục danh dự và quyền lợi các nhà trí thức đã bị bạc đãi và hiếp bức trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa. Họ lại bỏ chủ trương mạt sát tất cả những người không theo đúng đường lối của họ mà tỏ ra công bằng và khách quan hơn trong sự phê phán các nhơn vật lịch sử.
Một trong những trường hợp đáng lưu ý là trường hợp ông Trần Độc Tú. Ông này là một trong những người đầu tiên truyền bá chủ nghĩa Marx ở Trung Quốc và là một trong các sáng lập viên của Đảng Trung Cộng. Ông đã được bầu làm Tổng Thư Ký Trung Ương Thư Ký Xứ của Đảng này trong Đại Hội đầu tiên triệu tập năm 1921 và đã đóng vai tuồng lãnh đạo cho đến năm 1927 là năm ông bị Mao Trạch Động thay thế. Đến năm 1929, ông bị trục xuất khỏi Đảng Trung Cộng và bị kết án là phản bội. Nhưng hiện nay, các nhà lãnh đạo Trung Cộng đã công khai nhìn nhận rằng mặc dầu đã có những sai lầm, ông Trần Độc Tú đã có công trong việc nêu cao ngọn cờ dân chủ và khoa học ở Trung Quốc vào đầu thế kỷ thứ 20.
Về phần ông Tưởng Giới Thạch, người đã chống lại Trung Cộng mãnh liệt từ năm 1927, mặc dầu có lúc đã cùng với Trung Cộng đứng chung trong mặt trận kháng Nhựt, thì Trung Cộng đã xem như là một kẻ thù và một người có tội lớn (tội với nhơn dân Trung Hoa. Nhưng hiện nay, các nhà lãnh đạo Trung Cộng cũng đã công khai nhìn nhận rằng ông Tưởng Giới Thạch đã có công trong việc kháng Nhựt để bảo vệ nền độc lập của Trung Quốc.
Tuy nhiên, đồng thời với những sự thay đổi trên đây, các nhà lãnh đạo Trung Cộng xác nhận rằng họ vẫn trung thành với bốn nguyên tắc: noi theo tư tưởng của Marx, Lenin và Mao Trạch Đông, duy trì chế độ xã hội chủ nghĩa, theo chánh sách nhơn dân chuyên chánh, và tôn trọng sự lãnh đạo của Đảng. Một số những nhà lãnh tụ và cán bộ của Đảng Trung Cộng đã dựa vào các nguyên tắc trên đây để chống chọi hay ít nhứt cũng để chỉ trích các sự thay đổi được đem ra áp dụng.
Những người quan sát chánh trường Trung Cộng có thể tự hỏi: trong tương lai, Trung Cộng sẽ trở về với chủ trương giáo điều cứng rắn trước đây và bãi bỏ các thay đổi đương có, hay sẽ duy trì các thay đổi này hoặc sẽ thay đổi nhiều hơn nữa trong chiều hướng cởi mở, khoan dung? Việc người Trung Hoa có thực hiện được sự hòa giải hòa hợp với nhau hay không tùy thuộc cách Trung Cộng trả lời cho câu hỏi trên đây. Sự hòa giải hòa hợp giữa hai phe Quốc-Cộng thể hiện bằng sự sáp nhập Đài Loan vào lãnh thổ Trung Hoa Nhơn Dân Cộng Hòa Quốc chỉ có thể có khi Trung Cộng nếu không thay đổi nhiều hơn nữa trong chiều hướng cởi mở khoan dung thì ít nhứt cũng duy trì các thay đổi đã có hiện nay.
Dầu thế nào thì việc hòa giải hòa hợp giữa hai phe Quốc-Cộng Trung Hoa cũng không thể thực hiện ngay trong lúc này, vì ông Tưởng Kinh Quốc và các nhà lãnh đạo Trung Hoa Quốc Dân Đảng hiện nay còn thuộc về một thế hệ không chấp nhận sự hòa giải hòa hợp với người cộng sản. Nếu ta lấy các nhơn vật trong các bộ truyện võ hiệp của Kim Dung để thí dụ thì ta có thể nói rằng họ không phải thuộc thế hệ của Lịnh Hồ Xung mà thuộc thế hệ trước đó. Đối với những người sẽ kế vị các nhà lãnh đạo Trung Hoa Quốc Dân Đảng hiện tại để lãnh đạo đảo Đài Loan thì dầu có muốn hòa giải hòa hợp với Trung Cộng, họ cũng còn phải quan sát kỹ diễn tiến của chế độ Trung Cộng trong các thập niên sẽ tới.
Chánh sách của Trung Cộng đối với Hongkong trong tương lai sẽ là một yếu tố có tầm quan trọng quyết định cho người Trung Hoa ở Đài Loan. Như chúng tôi đã trình bày trên đây, theo hiệp ước đã ký giữa nước Anh với Trung Hoa Nhơn Dân Cộng Hòa Quốc thì đến năm 1997, Hongkong sẽ được sáp nhập vào lãnh thổ Trung Hoa, nhưng Chánh Phủ Trung Cộng đã cam kết là người dân Hongkong sẽ tiếp tục được hưởng một số quyền tự do, và chế độ kinh tế theo lối tư bản cũng như nếp sanh hoạt của người Hongkong sẽ được duy trì ít nhứt là 50 năm sau 1997. Việc duy trì chế độ kinh tế và nếp sanh hoạt của người Hongkong là điều cần thiết để cho đất Hongkong vẫn phồn thạnh và làm lợi cho Trung Quốc. Như vậy, Trung Cộng có nhiều lý do để giữ lời cam kết của mình. Nếu các nhà lãnh đạo Trung Cộng trong tương lai chống đỡ được áp lực của các phần tử trung thành với chủ nghĩa giáo điều, và để cho người Hongkong được huởng các quyền tự do căn bản, đồng thời duy trì được lề lối tổ chức kinh tế và nếp sanh hoạt hiện nay của họ, thì người Đài Loan sẽ có thể chấp nhận sự hòa giải hòa hợp với Trung Cộng một cách dễ dàng hơn. Nhưng điều này chỉ sẽ có thể xảy ra trong tương lai, sau năm 1997, nếu nó có xảy ra.
Dân tộc Trung Hoa vốn là một dân tộc đã chứng tỏ được tinh thần khoan dung của mình trong quá khứ với việc tìm cách dung hợp các lý tưởng chánh trị khác nhau. Khi mới thống nhứt Trung Quốc hồi thé kỷ thứ ba tr. C.N., nhà Tần đã áp dụng một chánh sách khắc nghiệt và chỉ tôn thờ học thuyết của Pháp Gia. Nhưng chính vì đó mà chỉ một thời gian ngắn, triều đại này đã sụp đổ. Nhà Hán kế tiếp theo đó đã dung hợp tư tưởng của Pháp Gia với tư tưởng các học phái khác, đặc biệt là tư tưởng Nho Gia vốn chống chọi lại tư tưởng Pháp Gia. Ta có thể so sánh thời kỳ ông Mao Trạch Đông cầm quyền với thời kỳ nhà Tần ngự trị, và xem các cải bién của các nhà lãnh đạo hiện tại như là các cải biến đã thực hiện vào đầu đời nhà Hán. Nếu nó duy trì được thì các nhà lãnh đạo Trung Cộng hiện nay sẽ chứng tỏ được là họ đã rút được những bài học hữu ích trong chính lịch sử dân tộc họ, thay vì nhắm mắt đi theo một chủ nghĩa ngoại lai. Và như vậy thì những người có cảm tình với Kim Dung chỉ còn ước mong rằng ông sẽ còn sống đến sau năm 1997, cho đến ngày ông thấy giấc mơ của ông được thực hiện. Dầu sao thì việc các nhà lãnh đạo của hai phe Quốc-Cộng Trung Hoa hiện nay đều đã cho phép nhơn dân dưới quyền họ được đọc các tác phẩm của ông cũng cho phép ông có nhiều hy vọng về vấn đề này.
b. Mơ ước của Kim Dung về sự hòa bình trong nhơn loại
Ngoài mơ ước thấy người quốc gia và người cộng sản Trung Hoa hòa giải hòa hạp với nhau, Kim Dung còn mong mỏi được thấy sự hòa giải hòa hợp giữa các dân tộc trên thế giới. Có lẽ ông là một trong những người đã đặt rất nhiều kỳ vọng nơi tiến trình giảm bớt căng thẳng giữa các đại cường trong thập niên 1970. Lập trường của ông đã biểu lộ qua việc ông mô tả cái chết của Bắc Cái, biểu tượng cho Liên Sô và Tây Độc, biểu tượng cho các nước Tây Phương trong bộ THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP. Hai nhơn vật này có lập trường và tâm tánh xung khắc nhau và đã chống chọi nhau từ lúc còn trẻ. Mỗi người đều cố rèn luyện thêm tuyệt nghệ của mình để hơn đối thủ. Nhưng đến lúc đã già, họ lại tỏ ra có sự tôn trọng và phần nào mến phục lẫn nhau, vì nhận chân rằng mình không hơn được đối thủ. Tuy vẫn còn tranh đấu với nhau, họ đã không còn sự thù hằn nhau, và cuối cùng, đã ôm nhau và cười mà cùng chết với nhau. Với hình ảnh này, Kim Dung đã có ý bảo rằng hai Khối Cộng sản và Tây Phương không bên nào có thể thắng được đối phương và hay nhứt là nên chấp nhận sự sống chung hòa bình với nhau.
Về sự hòa giải hòa hợp giữa các dận tộc nói chung thì thông điệp của Kim Dung đã được gói ghém trong hai bộ THIÊN LONG BÁT BỘ và LỤC MẠCH THẦN KIẾM. Chúng ta đã nhận thấy trong đó việc nhóm người Đại Lý do Đoàn Dự lãnh đạo hợp tác với người Hán và người Nữ Chân để ủng hộ Tiêu Phong, một người Khiết Đan có mối thâm tình với người Hán, trong công việc ngăn cản nhà vua nước Đại Liêu thuộc tộc Khiết Đan muốn gây cuộc chiến tranh xâm lược với nước Đại Tống của người Hán. Họ đã thành công. Nhưng muốn đạt mục đích, Tiêu Phong đã phải uy hiếp nhà vua của nước mình và đã phải tự sát để đền tội. Cái chết bi tráng của nhơn vật khả kính và khả ái này cho thấy rằng Kim Dung ý thức là việc xây dựng hòa bình giữa các dân tộc rất khó khăn và sẽ không phải sẽ có thể đạt được gần đây. Nó đòi hỏi một cuộc tranh đấu kiên nhẫn và nhiều sự hy sinh của những người nuôi lý tưởng phục vụ hòa bình.
còn tiếp...
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.