Posts: 7,720
Threads: 407
Likes Received: 1,126 in 890 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Công dụng làm thuốc của cây lục thảo và lục thảo thưa
Tuyết Nhi 11 Thángtrước 0
Nhờ có kiểu lá đẹp, ít sâu bệnh, dễ chăm sóc mà cây lục thảo thường được trồng làm cảnh (trong chậu trước nhà, trên bàn làm việc hoặc treo lên hiên).
Ít ai biết rằng, cây lục thảo cũng có công dụng làm thuốc và rễ của nó là vị thuốc điều trị ho, mất tiếng rất hay.
Nhà bạn có trồng cây lục thảo không? Nếu chưa thì hãy trồng thử một chậu trên bàn làm việc nhé! Màu lá tươi mát của nó sẽ giúp bạn thư giãn tinh thần, giảm áp lực và làm việc hiệu quả hơn đấy!
Vài nét về cây lục thảo (lan bò lan)
Mục lục hiện
Cây lục thảo có tên khoa học là Chlorophytum comosum (1). Trong dân gian, cây còn được gọi là lan bò lan, cỏ điếu lan, cỏ mẫu tử, lục thảo trổ…
[img=0x0]https://caythuoc.org/wp-content/uploads/2021/06/luc-thao.jpg[/img]Lục thảo (lan bò lan)
Đặc điểm:
- Thân cây thuộc dạng thân hành.
- Lá hình dải dài, có màu xanh lục nhạt và có các đường sọc trắng chạy dài (xen lẫn với màu xanh).
- Hoa có màu trắng và mọc thành chùm trên một cán hoa dài (nên cụm hoa hay thòng xuống) và trên ngọn cán hoa còn có cả cây con (bởi loài này sinh sản theo kiểu truyền thể).
- Rễ dạng sợi nạc màu trắng.
[size=undefined] [size=undefined]
Các giống loại:
Theo trang wikipedia thì cây lục thảo có 2 giống thường thấy là Chlorophytum comosum ‘Vittatum’ (sọc giữa màu trắng, hai bên mép lá sọc xanh) và Chlorophytum comosum ‘Variegatum’ (sọc giữa màu xanh, hai bên mép sọc trắng). Riêng loại thứ 2 dễ bị nhầm với cỏ lan chi Chlorophytum bichetii (vì cây lan chi cũng có màu xanh bóng ở giữa và 2 dải màu trắng dọc hai bên mép lá) (1).
Công dụng làm thuốc của cây lục thảo
Toàn cây lục thảo đều có thể dùng làm thuốc bằng cách phơi khô rồi để dùng dần. Theo y học cổ truyền, lục thảo có vị ngọt đắng, tính bình và có các công dụng như:
[/size][/size]
- Làm tan đàm, giảm ho, điều trị khan tiếng, ho nhiều đờm.
- Điều trị nôn ra máu.
- Hoạt huyết, tiếp cốt.
- Giải độc, tiêu thũng.
- Điều trị sốt cao ở trẻ nhỏ.
[size=undefined] [size=undefined]
Cách dùng: sắc lấy nước uống từ 15 – 30 g toàn cây mỗi ngày.[/size][/size]
- Riêng với trường hợp ho, tắt tiếng, bạn có thể dùng rễ cây lục thảo (dùng tươi, khoảng 35 g), nấu cùng 30 g đường kính rồi chắt lấy nước uống.
- Với trường hợp đòn ngã tổn thương, bạn có thể lấy toàn cây lục thảo tươi (khoảng 15 g), nấu lấy nước uống. Sau đó, bạn lấy một ít lá tươi, hâm nóng với rượu rồi giã nát, đắp lên vết thương (chỗ bầm tím sưng đau).
[size=undefined] [size=undefined]
Dùng ngoài da: Lấy toàn cây tươi, rửa sạch, giã nát rồi thoa đắp lên vùng da bị nhọt hoặc viêm mủ (2).
Phân biệt cây lục thảo với lục thảo thưa
Cây lục thảo hay bị nhầm với cây lục thảo thưa (có tên khoa học là Chlorophytum laxum) (3).
[img=0x0]https://caythuoc.org/wp-content/uploads/2021/06/luc-thao-thua.jpg[/img]Lục thảo thưa
Phân biệt:[/size][/size]
- Lá cây lục thảo thưa rộng không quá 1 cm (trong khi lá cây lục thảo lớn hơn, bề rộng khoảng 2 cm).
- Hoa cây lục thảo thưa có màu tím nhạt hoặc xanh lam, quả có 3 cạnh và không có cây con trên nhánh hoa (trong khi hoa cây lục thảo có màu trắng và có các cây con trên cán hoa).
[size=undefined] [size=undefined]
Công dụng
Toàn cây lục thảo thưa có vị đắng nhẹ, tính mát và được dùng làm thuốc thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, tiêu thũng (sắc lấy nước uống từ 15 – 30 g mỗi ngày) (2).
Lưu ý: Cây lục thảo thưa cũng khác với cây lan chi (Chlorophytum bichetii) (4).
Nguồn tham khảo
[/size]
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
GỌI: 0978.784411
Đặt thuốc
[/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,720
Threads: 407
Likes Received: 1,126 in 890 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Cây hoa phấn điều trị viêm tiết niệu, tiểu đục và độc tính cần lưu ý
Tuyết Nhi 2 Nămtrước 0
Có những loài cây khi nghe tên người ta cứ thấy ngờ ngợ mặc dù đã gặp nó rất nhiều lần, chẳng hạn như… hoa phấn. Nếu chỉ nghe “hoa phấn”, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ rằng loài hoa này có màu trắng như phấn nhưng thực tế lại không phải. Hoa của nó thường có màu hồng phấn – màu phấn má hồng của các chị em phụ nữ.
Chính vì vậy, trước đây, khi chưa được tiếp xúc với các món đồ chơi trang điểm, trẻ con miền quê rất thích hái hoa phấn giã nát rồi lấy nước thoa lên da như đánh má hồng (hoa phấn cùng với trái mồng tơi ép lấy nước làm son đã trở thành “bộ đôi huyền thoại”!). Không chỉ thế, quả của cây hoa phấn còn có chất phấn mịn và trắng bên trong, vì vậy, lớp phấn này cũng được thoa lên da.
Vài nét về cây hoa phấn
Mục lục hiện
Hoa phấn là loài cây cảnh khá phổ biến ở nước ta và thường có hoa màu hồng phấn. Trên thực tế, ở một số giống hoa phấn, hoa của nó trên cùng một cây còn có thể có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, trắng, vàng, hỗn hợp… Hoa phấn có tràng hoa dài, cánh mỏng và thơm nhẹ (thơm nhiều hơn vào ban đêm).
[img=0x0]https://caythuoc.org/wp-content/uploads/2020/03/cay-hoa-phan.jpg[/img]Cây hoa phấn với nhiều màu hoa khác nhau
Hoa phấn có tên khoa học là Mirabilis jalapa, thuộc họ Hoa giấy: Nyctaginaceae (1). Ngoài tên gọi này, cây còn được gọi là bông phấn, yên chi, sâm ớt… Ở Trung Quốc, cây được gọi là Tử mạt lỵ (紫茉莉, nghĩa là hoa nhài tím).
Nhìn chung, cây hoa phấn dễ trồng, ít sâu bệnh và tán cây không cao nên rất dễ chăm sóc. Nếu trồng theo hàng có lên luống, mỗi cây sẽ mọc xòe thành các bụi nhỏ và mỗi bụi lại nở rất nhiều hoa, nhìn rất đẹp mắt. Quả cây hoa phấn có hình tròn và khi chín thì vỏ quả chuyển sang màu đen (1). Thông thường, sau khi trồng từ 4 – 5 tháng, cây sẽ cho rễ củ mập (vỏ ngoài màu đen nhưng bên trong thì trắng).
Công dụng làm thuốc của rễ cây hoa phấn
Sau khi thu hoạch, rễ cây được thái lát rồi phơi khô. Lúc này, ở các miếng rễ sẽ nổi lên những đường tròn đồng tâm và có mùi nhẹ gây buồn nôn (nếu nếm thử thì hơi gây ngứa cổ). Khi dùng làm thuốc, người ta đem các lát rễ tẩm nước gừng rồi sao vàng (2).
Theo Đông y, rễ hoa phấn có vị lạt hoặc hơi ngọt nhạt và có các tác dụng sau:
- Thanh nhiệt, lợi tiểu.
- Khử thấp, tiêu viêm.
- Hoạt huyết, tán ứ, giải độc.
- Điều trị băng huyết.
- Điều trị đau vú, ung nhọt.
- Điều trị viêm amidan.
- Điều trị chứng tiểu ra dưỡng trấp.
[size=undefined][size=undefined]
Cách dùng: Lấy rễ cây tẩm nước gừng, sao lên rồi sắc uống từ 8 – 16 g mỗi ngày (3). Nếu không dùng thuốc sắc thì có thể tán bột uống (mỗi ngày từ 6 – 16 g bột) (3) (4).
Ngoài ra, rễ hoa phấn còn được dùng trong các trường hợp như nhọt vú, tiểu ra máu, tiểu đục, tiểu buốt, viêm tuyến tiền liệt, bạch đới, tiểu đường và viêm đường tiết niệu (lấy 20 g rễ đã thái lát, phơi khô hoặc 40 g rễ tươi, xắt mỏng rồi nấu nước uống) (3).
[img=0x0]https://caythuoc.org/wp-content/uploads/2020/03/toan-cay-hoa-phan.jpg[/img]Toàn cây tươi
Bài thuốc kết hợp: Trong trường hợp phát ban, có thể dùng 12 g rễ hoa phấn sắc chung với 30 g huyền sâm, 8 g thăng ma, 8 g phục thần, 10 g xuyên quy, 4 g hoàng liên, 4 g cam thảo Bắc và 4 g kinh giới, mỗi ngày uống 1 thang (3).[/size][/size]
[size=undefined][size=undefined]
Công dụng của hoa và lá hoa phấn
Hoa: Hoa của cây hoa phấn ít được dùng. Tuy nhiên, trong trường hợp ho ra máu, có thể lấy 120 g hoa, chiết dịch rồi hòa với mật ong và uống trong ngày (4).
Lá: Ở Malaisia, lá cây hoa phấn được dùng điều trị bỏng và sưng tấy (ép lấy nước rồi thoa lên) (3). Ở Campuchia, lá cây hoa phấn còn được dùng với tác dụng hạ sốt (chà nát rồi thoa lên thái dương) hoặc để tẩy xổ và giải độc thức ăn (nấu nước uống cùng với rễ, liều lượng 1 – 2 g mỗi ngày với người trưởng thành). Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ dùng một lượng rất nhỏ từ 1 – 2 g, nếu dùng cho trẻ em thì phải bớt liều và phải có sự theo dõi của thầy thuốc (2).
Ngoài ra, lá và cây hoa phấn còn được dùng tươi, nghiền nát hoặc nấu lấy nước để đắp, rửa các vết bầm dập do tổn thương, ngứa do nổi mề đay, viêm mủ, đinh nhọt, mụn lở, áp xe, eczema và viêm vú mới phát (3) (4).
Lưu ý[/size][/size]
- Đối tượng cần tránh: Rễ cây hoa phấn có tính hoạt huyết nên phụ nữ mang thai không được dùng (3).
- Độc tính: Rễ cây hoa phấn hơi có độc, vì vậy, cần chú ý về liều lượng và tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng (4).
[size=undefined][size=undefined]
Tham khảo: Đuôi chuột (cây mạch lạc) điều trị hở van tim, tiểu đường, viêm tiết niệu
Nguồn tham khảo
[/size]
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn[/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,720
Threads: 407
Likes Received: 1,126 in 890 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Dây tai chuột điều trị nước tiểu vàng, bệnh lậu và phù thũng
Tuyết Nhi 11 Thángtrước 0
Dây hạt bí còn được gọi là dây tai chuột vì lá của nó có hình dáng nhỏ nhắn như cái tai chuột vậy (và cũng giống hạt bí rợ). Mặc dù ở nước ta, loài cây này ít phổ biến nhưng công dụng làm thuốc của nó thì lại không thể phủ nhận (kể cả làm thuốc uống và dùng ngoài da).
Ở các nước khác, dây tai chuột vừa được trồng làm cảnh, vừa được trồng làm thuốc.
Vậy, công dụng cụ thể của loại cây này như thế nào và cách dùng ra sao, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhé!
Về dây tai chuột
Mục lục hiện
Dây tai chuột có tên khoa học là Dischidia chinensis, thuộc họ Thiên lý (ở Trung Quốc được gọi là nhãn thụ liên 眼树莲) (1) (2).
Ở nước ta, dây này ít mọc dưới đất mà thường leo bám trên các thân cây, cành cây. Đặc biệt, lá cây nhỏ nhắn, mọc từng cặp đối nhau và có màu xanh nhạt. Hoa của cây màu trắng và toàn cây đều có nhựa màu trắng.
[img=0x0]https://caythuoc.org/wp-content/uploads/2021/06/cay-tai-chuot.jpg[/img]Dây tươi
Dùng toàn dây làm thuốc bằng cách rửa sạch, cắt ngắn, nếu dùng tươi thì sao vàng rồi mới sắc uống còn nếu dùng khô thì phơi khô, sắc uống (3).
Công dụng làm thuốc của dây tai chuột
Theo y học cổ truyền, dây tai chuột có vị hơi chua, tính mát, được dùng làm thuốc với nhiều công dụng như:
- Lợi tiểu, tiêu viêm.
- Điều trị khí hư ở phụ nữ.
- Điều trị sang dương thũng độc.
- Điều trị chứng nước tiểu vàng.
- Điều trị bệnh lậu.
- Giúp lợi sữa.
- Điều trị phế táo khái huyết.
[size=undefined][size=undefined]
Cách dùng: lấy từ 20 – 30 g toàn dây, nấu lấy nước uống trong ngày.
Dùng ngoài da: Dây tai chuột còn được dùng làm thuốc ngoài da để sát trùng, điều trị sưng tấy và chín mé móng tay (bằng cách giã nát, đắp lên). Với chứng thối tai, dân gian lấy toàn dây tươi và lá tươi, rửa sạch, giã nát cùng với lá hà thủ ô trắng (lá tươi) rồi vắt lấy nước, nhỏ vào lỗ tai (3).
[img=0x0]https://caythuoc.org/wp-content/uploads/2021/06/hoa-tai-chuot-e1622594184866.jpg[/img]Cây tươi
Về hoạt tính chống oxy hóa của dây tai chuột
Kết quả nghiên cứu các chiết xuất khác nhau từ cây tai chuột cho thấy trong cây này có chứa nguồn chống oxy hóa tự nhiên lành mạnh, có thể thông qua quá trình chiết xuất để ứng dụng trong y học và thực phẩm (4).
Các bài thuốc kết hợp
Dây tai chuột còn được dùng trong nhiều bài thuốc kết hợp như:
1. Điều trị phù thũng[/size][/size]
- Chuẩn bị: 1 nắm lá tai chuột, 1 nắm bông mã đề, 1 nắm rễ cây cỏ xước và 1 nắm thài lài tía.
- Thực hiện: tất cả đem sao qua rồi nấu lấy nước uống (3).
[size=undefined][size=undefined]
2. Điều trị thận nhiệt, viêm đường tiết niệu, tiểu buốt, nước tiểu đục, nước tiểu đỏ, nước tiểu vàng và chứng bạch đới ở phụ nữ[/size][/size]
- Chuẩn bị: toàn dây tai chuột (4 g), rễ tranh (30 g) và lá bạc thau (30 g).
- Thực hiện: nấu lấy nước uống trong ngày (3).
[size=undefined][size=undefined]
Phân biệt[/size][/size]
- Dây tai chuột khác với cây mạch lạc đuôi chuột thường dùng hỗ trợ điều trị tiểu đường.
- Dây tai chuột được nói đến trong bài này khác với tai chuột Esquirol (tên khoa học: Dischidia esquirolii) và cũng khác với tai chuột nam (tên khoa học: Dischidia australis) (3).
[size=undefined][size=undefined]
Ngày nay, các cây thuốc nam không còn được ứng dụng nhiều như trước vì quá trình sắc nấu khá vất vả và có nhiều loại thuốc Tây khác thay thế tiện lợi hơn. Tuy nhiên, tìm hiểu về y học cổ truyền không chỉ là để ứng dụng mà còn để biết về quá khứ, về các di sản văn hóa – y học của ông cha; để hiểu rằng mỗi loài cây đều có giá trị riêng và chỉ cần biết cách ứng dụng, chúng ta sẽ có được một kho tài nguyên vô cùng quý giá!
Nguồn tham khảo
[/size]
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. [/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,720
Threads: 407
Likes Received: 1,126 in 890 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Phổ tai là gì? Các món ăn điều trị bệnh từ phổ tai
Tuyết Nhi 2 Nămtrước 0
Phổ tai là gì ? Trong các cây kem cocktail, nước hạt é và sâm bổ lượng; bạn thường thấy những cọng dài dài hình vuông và có màu xanh nâu, ăn vào lạt lạt mặn mặn và có mùi rong biển, đó chính là phổ tai.
Với những người dân miền biển thì “phổ tai” không xa lạ gì. Nói cho đúng hơn, phổ tai không chỉ là thức uống giải khát tuyệt vời mà còn là nguyên liệu nấu ăn giúp phòng trị bệnh.
Vậy, phổ tai là gì? Phổ tai dùng để làm gì và có công dụng cụ thể như thế nào? Hơn nữa, khi dùng phổ tai, cần lưu ý gì để món ăn, thức uống ngon hơn và những người nào nên dùng phổ tai?
Vài nét về “phổ tai”
Mục lục hiện
Phổ tai (hay rong dải) là một loại rong biển (seaweed) khá quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày. Khi còn tươi, nó có màu xanh lá cây rất đậm. Khi phơi khô, nó chuyển sang màu nâu đất và khi cho nó vào nước ngâm thì nó lại nở ra và có màu xanh nâu. Nhìn chung, đây là một loại hải sản bình dân, ai cũng mua được và rất dễ dùng.
[img=0x0]https://caythuoc.org/wp-content/uploads/2020/04/pho-tai.jpg[/img]Phổ tai tươi và khô
Điều đặc biệt ở phổ tai là độ dai, giòn, mềm và mát. Hơn nữa, phổ tai có mùi hương rong biển đặc trưng và không tanh như nhiều loại rong biển khác. Bạn có thể dùng phổ tai thái sợi mỏng để làm thành nước phổ tai hạt é, làm cocktail trái cây hay nấu chè đậu xanh phổ tai đều được. Những buổi trưa nắng nóng, pha một ly phổ tai hạt é thì vừa giải khát lại vừa giải nhiệt, thanh mát cơ thể!
[img=0x0]https://caythuoc.org/wp-content/uploads/2020/04/che-lanh-pho-tai.jpg[/img]Chè lạnh với phổ tai
Công dụng của phổ tai
Phổ tai là loại thức ăn giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là chất Sắt và Can xi (1). Theo tư liệu y học, phổ tai là nguyên liệu vừa thanh nhiệt, lợi tiểu lại vừa có tác dụng cầm máu (nhờ chứa chất algin – chất này có thể cầm máu, làm ngưng chảy máu động mạch). Ngoài ra, chất laminine có trong phổ tai còn giúp hạ huyết áp (2).
Cách dùng phổ tai đơn giản nhất là ngâm cho nở ra, rửa sạch nhiều lần với nước rồi cắt ngắn và pha với nước đá để uống (cho thêm đường). Tuy nhiên, nếu chỉ dùng một mình phổ tai thì thức uống sẽ kém hấp dẫn, vì vậy, người ta thường pha phổ tai chung với hạt é, mủ gòn và sâm bổ lượng.
Phổ tai xào nấm mèo
Trong các món ăn từ phổ tai thì có thể kể đến món phổ tai xào nấm mèo (rất thơm ngon và bổ dưỡng). Món ăn này không chỉ giúp lợi tiểu, tiêu thũng mà còn góp phần làm giảm lượng mỡ xấu trong cơ thể (cholesterol) (2).
Đặc biệt, hai nguyên liệu chính của món ăn này đều có giá trị thực dưỡng và phòng bệnh cao. Với nấm mèo (hay còn gọi là mộc nhĩ đen) thì ngoài tác dụng làm giảm cholesterol và bồi bổ cho người thiếu Sắt, nó còn giúp cầm máu, mát máu, hòa huyết dưỡng vinh, nhuận tràng và điều trị tả lỵ. Ngoài ra, trong nấm mèo còn có chất keo nhày – chất này khi đi vào cơ thể sẽ giúp làm sạch thành ruột (2).
[img=0x0]https://caythuoc.org/wp-content/uploads/2019/12/nam-meo-kho.jpg[/img]Nấm mèo khô (mộc nhĩ đen)
Những người nên dùng món ăn này bao gồm:
- Người bị táo bón.
- Người bị máu nhiễm mỡ.
- Người bị tăng huyết áp.
- Người bị bệnh mạch vành (do huyết áp cao và mỡ máu cao) (2).
[size=undefined][size=undefined]
Lưu ý: Những người bị tiêu chảy không nên dùng vì phổ tai có tính hàn (2). Khi ngâm phổ tai và nấm mèo, bạn nên ngâm bằng nước thông thường cho chúng nở hoàn toàn (không nên ngâm trong nước ấm nóng) và với phổ tai thì nên rửa lại nhiều lần cho hết nhớt (thời gian ngâm phổ tai thường từ 2 tiếng).
Cách nấu: Trước tiên, các bạn lấy nấm mèo ngâm cho nở hoàn toàn rồi gọt bỏ chân nấm và các vụn gỗ, xắt nhỏ nấm ra. Với phổ tai, các bạn cũng nên ngâm cho nở hoàn toàn và rửa nhiều lần nước, sau đó cắt ngắn lại (cho dễ ăn vì sợi phổ tai khi mua về thường rất dài). Kế đến, các bạn đổ dầu vào chảo, đập tép tỏi và xắt hành bỏ vào, phi cho thơm, sau đó cho phổ tai, nấm mèo vào. Các bạn lưu ý, với món này chúng ta nên xào đều tay và khi thấy nấm đã chín thì mới cho thêm muối, đường, bột ngọt, nước tương và dầu mè vào, sau đó trộn cho đều rồi tắt bếp (2).
Phổ tai chiên
Phổ tai chiên giòn là cách chế biến còn mới lạ với nhiều người. Tuy nhiên, nó đã được xem là món ăn có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng và hạ huyết áp (2). Vì vậy, những người bị cao huyết áp, mỡ máu cao và xơ vữa động mạch nên bổ sung thêm món ăn này vào khẩu phần.
[img=0x0]https://caythuoc.org/wp-content/uploads/2020/04/pho-tai-kho.jpg[/img]Phổ tai khô
Với món này, bạn cần mua loại phổ tai khô thái lát (không phải loại thái sợi như chúng ta hay mua để làm nước uống). Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Sau khi mua về, các bạn đem phổ tai ngâm cho nở ra hết thì rửa nhiều lần cho sạch rồi cắt thành các miếng nhỏ hơn (vuông vuông), sau đó cho vào tô và trộn đều với bột mì (một lượng vừa đủ) (2).
Bước 2: Cho phổ tai vào chảo và xào cho chín rồi gắp ra. Cái chảo ấy (vẫn còn chút dầu), chúng ta cho muối, đường, nước tương, giấm, rượu và tỏi băm nhuyễn vào rồi đổ thêm nước, khuấy đều và khi thấy nước sôi lên thì đổ bột năn vào cho nó sệt lại (để làm nước chan) (2).
Bước 3: Rưới đều nước chan lên phổ tai rồi trộn đều lại, sau đó rưới tiếp dầu mè lên và ăn (2).
Lưu ý: Những người đang mắc các bệnh về da không nên ăn (2).
Tham khảo: Nấm tuyết (mộc nhĩ trắng) có tác dụng gì và cách dùng
Nguồn tham khảo
[/size]
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn![/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,720
Threads: 407
Likes Received: 1,126 in 890 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Thiên danh tinh điều trị thối gan bàn chân, nôn ra máu và viêm họng
Tuyết Nhi 1 Nămtrước 0
Theo kinh nghiệm dân gian Trung Quốc thì lá non của cây thiên danh tinh (天名精) đem giã nát có thể điều trị được chứng thối gan bàn chân rất hay (1).
Vậy, thiên danh tinh (thiên minh tinh) là cây gì? Ở nước ta có cây này không và ngoài lá thì còn bộ phận nào của cây cũng được dùng làm thuốc, chúng có công dụng gì?
Vài nét về cây thiên danh tinh
Mục lục hiện
Cây thiên danh tinh hay còn gọi là thiên minh tinh, có tên khoa học là Carpesium abrotanoides, thuộc họ Cúc (2).
Đây là loài thân cỏ cứng, mọc đứng và phân nhiều nhánh, mặt trên và mặt dưới của lá đều có lông. Hoa có dạng hình đầu và có màu vàng, gần như không có cuống hoa. Quả của cây thuộc dạng quả bế, có lằn rạch dọc và có mỏ.
[img=0x0]https://caythuoc.org/wp-content/uploads/2020/11/cay-thien-danh-tinh.jpg[/img]Cây tươi
Ở nước ta, cây này hay mọc ở những địa hình cao, nơi có những bãi cỏ ẩm ướt như ven suối và phổ biến ở các tỉnh phía bắc như Hà Giang, Lào Cai, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu…
Bộ phận dùng làm thuốc: toàn cây hoặc quả (nếu dùng toàn cây hoặc dùng gốc và thân lá thì gọi là thiên danh tinh, nếu chỉ dùng quả thì gọi là hạc sắt) (1).
Công dụng của toàn cây thiên danh tinh
Toàn cây cây đều được dùng làm thuốc và theo y học cổ truyền thì thiên danh tinh có vị ngọt, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng (1).
[img=0x0]https://caythuoc.org/wp-content/uploads/2020/11/thien-danh-tinh-phoi-kho-e1605490190273.jpg[/img]Cây khô (dược liệu khô)
Có thể kể đến các bài thuốc thông dụng có dùng thiên danh tinh như:
1. Điều trị sưng đau cổ họng
- Chuẩn bị: cành, lá tươi (lượng vừa đủ).
- Thực hiện: rửa sạch, giã nát cành lá, vắt lấy nước rồi hòa với một ít giấm và nhỏ vào cổ họng (hoặc ngậm) (1).
[size=undefined][size=undefined]
2. Điều trị viêm họng cấp tính[/size][/size]
- Chuẩn bị: thiên danh tinh, lượng vừa đủ cho nhiều lần dùng.
- Thực hiện: nghiền nhỏ rồi trộn với mật ong và nặn thành viên như viên đạn, mỗi lần ngậm thì lấy một hoặc hai viên, ngậm và nuốt dần (3).
[size=undefined][size=undefined]
3. Điều trị nôn ra máu[/size][/size]
- Chuẩn bị: thiên danh tinh (gốc và thân lá đã phơi khô), liều lượng tùy theo số lần dùng.
- Thực hiện: cho vào máy xay nát (hoặc dùng cối nghiền nhỏ), mỗi lần uống thì lấy 3 – 6g thuốc, hòa với nước mà uống (ngày uống hai lần) (3).
[size=undefined][size=undefined]
4. Điều trị hóc xương[/size][/size]
- Chuẩn bị: thiên danh tinh (một nắm, bỏ gốc), cỏ roi ngựa (một nắm, bỏ gốc), bạch mai nhục (thịt của quả mơ trắng đã được sơ chế, 1 quả) và phèn trắng (3 g).
- Thực hiện: lấy các vị trên giã nhỏ ra rồi nặn thành hình tròn như viên đạn, sau đó lấy một miếng vải bông gói lại, để vào miệng ngậm và nuốt nước bọt từ từ, như vậy thì xương bị hóc trong cổ họng sẽ mềm dần và trôi ra (3).
[size=undefined][size=undefined]
Công dụng làm thuốc của quả thiên danh tinh (hạc sắt)
Với quả, ta thu hái xong thì phơi trong bóng râm cho khô dần.
[img=0x0]https://caythuoc.org/wp-content/uploads/2020/11/qua-thien-danh-tinh.jpg[/img]Quả của cây này
Trong y học cổ truyền, hạc sắt (quả thiên danh tinh) thường được dùng để tẩy giun sán (như giun đũa, giun kim, sán dây).
Cách dùng: nấu lấy nước uống từ 3 – 10 g mỗi ngày.
Ngoài ra, để tăng hiệu quả tẩy giun, dân gian cũng dùng một bài thuốc khác có thành phần hạc sắt như: hạc sắt (10 g), sử quân tử (10 g), hạt cau (10 g), tất cả cho vào ấm nấu lấy nước uống trong ngày (bài này chuyên dùng cho giun đũa và giun kim) (1).
Thông tin thêm
Thiên danh tinh là vị thuốc cổ truyền có từ lâu đời và được ghi chép trong nhiều sách y học. Tuy nhiên, ngày nay, người ta ít ứng dụng các công dụng từ thân và cành lá của nó mà thường dùng quả hơn (với tên gọi là hạc sắt như đã đề cập). Trong Tân tu bản thảo có nói về công dụng của hạc sắt như sau: “chủ trị giun đũa, giun kim“.
Mặt khác, trong y học hiện đại, kết quả nghiên cứu lâm sàng cũng cho thấy vị thuốc hạc sắt có thể tiêu diệt sán xơ mít (một loại ký sinh trùng đường ruột) (3).
Nguồn tham khảo
[/size]
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn[/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,720
Threads: 407
Likes Received: 1,126 in 890 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Công dụng của giá đậu xanh và giá đậu nành có gì khác nhau?
Tuyết Nhi 12 Thángtrước 0
Có đứa trẻ nào mà không hay bám mẹ? Mẹ hái rau thì đi hái chung, mẹ làm cá thì ngồi xem, mẹ vào bếp thì cũng lẽo đẽo đứng kế bên, xem có món gì sắp ra và “ăn vụng”.
Lúc còn nhỏ, tôi thích nhất là đi theo mẹ đi xúc tro trấu để ươm giá và làm bầu đất trồng cây. Cứ mỗi buổi chiều, mẹ tôi lại bê mấy cái thúng tre đặt bên hong hè, đổ tro vào rồi rải những hạt đậu xanh (đã ngâm nước) vào, lấp tro lại và phủ lá chuối lên.
Sau hai, ba đêm; hạt đậu mọc mầm. Mẹ tôi lại bê từng thúng xuống sông, nhúng vài cái, tro trấu nhanh chóng rút trôi hết, chỉ còn lại những cọng giá trắng muốt.
Niềm vui nhỏ bé từ những ngày ấu thơ bên mẹ như một viên kẹo, dẫu không còn được ăn nữa nhưng dư vị của nó thì vẫn ngọt ngào!.
Ngày nay, tro trấu khó tìm nên người ta trồng giá bằng nhiều cách khác: trồng trong hộp giấy, hộp nhựa, lá chuối… hoặc máy làm giá. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp vì lợi nhuận mà dùng thuốc kích thích làm ra những cọng giá mập ú nhưng lại kém chất lượng và gây hại cho sức khỏe người dùng.
Không biết, có bao giờ bạn thắc mắc giá đậu xanh có tác dụng gì không? Và nếu được làm từ đậu nành thì mầm giá của nó có công dụng gì khác?
Giá đậu xanh, nguồn vitamin C bất ngờ
Mục lục hiện
Có một sự thật khá thú vị là đậu xanh thường không chứa vitamin C nhưng giá đậu xanh thì lại chứa nhiều vitamin C (ngoài ra còn chứa chất đạm, tiền vitamin A, vitamin B1, B2, C, E và axit nicotinic…) (1).
[img=0x0]https://caythuoc.org/wp-content/uploads/2021/05/gia-dau-xanh-1.jpg[/img]Giá đậu xanh
Vì vậy, ăn giá đậu xanh mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như:
- Giúp nhuận da, phòng ngừa sạm da.
- Giúp da đàn hồi tốt hơn.
- Giúp giảm các nốt tàn nhang và đồi mồi.
- Cung cấp nước giúp thanh nhiệt.
- Ít đường, ít chất béo và nhiều chất xơ nên giúp giảm cân.
[size=undefined][size=undefined]
Lưu ý: Mặc dù giá đậu xanh là loại thực phẩm lành tính và có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng cũng có một số vấn đề cần lưu ý khi dùng, đó là:[/size][/size]
- Giá đậu xanh chứa nhiều chất xơ nên hơi khó tiêu hóa.
- Giá đậu xanh có tính hơi hàn nên những người tỳ vị hư hàn không nên dùng nhiều và cũng không nên ăn vào ban đêm.
- Những người đang bị ho và mụn đầu đinh cũng không nên ăn (1).
[size=undefined][size=undefined]
Giá đậu nành cải thiện mô tóc và giúp tóc đen bóng
Hạt đậu nành vốn dĩ đã nhiều dưỡng chất và sau quá trình nảy mầm, giá đậu nành lại càng có nhiều ưu điểm hơn nữa:[/size][/size]
- Các khoáng chất như Fe, Ca, Zn, P, … được giải phóng.
- Hàm lượng tiền vitamin A, vitamin B2, B11 và axit nicotinic đều tăng lên.
- Chứa nhiều chất đạm, vitamin C và vitamin E (1).
[size=undefined][size=undefined]
[img=0x0]https://caythuoc.org/wp-content/uploads/2021/05/gia-dau-nanh.jpg[/img]Giá đậu nành
Vì vậy, giá đậu nành mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và sắc đẹp như: giúp da đàn hồi, phòng ngừa sạm da, giảm nám da và hỗ trợ người muốn giảm cân.
Các công dụng kể trên của giá đậu nành cũng tương tự như giá đậu xanh. Tuy nhiên, giá đậu nành còn có hai công dụng đặc biệt khác nữa, đó là:[/size][/size]
- Giúp cải thiện các mô tóc và giúp tóc đen bóng.
- Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh do thiếu vitamin B2.
[size=undefined][size=undefined]
Lưu ý:
Tương tự như giá đậu xanh, giá đậu nành cũng hơi khó tiêu hóa và không hợp với những người tỳ vị hư hàn.
Ngoài ra, có một số lưu ý khác khi dùng giá đậu nành như:[/size][/size]
- Nên xào chín giá đậu nành và cho thêm chút giấm để giảm sự hao hụt vitamin B2.
- Nếu bạn tự làm hoặc mua giá thì nên dùng loại mới nhô ra (vì những cọng mầm quá dài sẽ bị giảm hàm lượng vitamin B2) (1).
[size=undefined][size=undefined]
Món ăn ngon từ giá đậu xanh và giá đậu xanh
Y học cổ truyền có một món ăn giúp giảm nám và ngăn ngừa nếp nhăn từ hai loại giá trên.
Cách làm đơn giản như sau: lấy 100 g giá đậu xanh và 350 g giá đậu nành, rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào xào (đã phi tỏi cho thơm), thêm gia vị cho vừa ăn và ăn mỗi ngày một lần như món ăn thông thường (1).
Thông tin thêm
Ngày nay, để làm giá với quy mô lớn, nhiều người đã bất chấp đạo đức nghề nghiệp mà dùng nhiều loại hóa chất nhằm đạt lợi nhuận cao, chẳng hạn như:[/size][/size]
- Ngâm chất kích thích tăng trưởng.
- Ngâm chất giúp giá kéo dài thời gian tươi (thường là Benzylaminopurine).
- Ngâm chất tẩy trắng (chẳng hạn như Soda ASH Light).
[size=undefined][size=undefined]
Trong đó, đáng sợ nhất là chất tẩy trắng Soda ASH Light vì nếu dùng lâu dài thì sẽ dẫn đến ngộ độc và gây ra các bệnh mãn tính, bệnh gan, bệnh thận, thậm chí là ung thư.
Vì vậy, khi chọn giá, bạn nên ưu tiên chọn những loại có các đặc điểm của giá sạch, an toàn như: rễ nhiều, dài, thân ốm, dài ngắn khác nhau, có khi hơi cong… (2).[/size][/size]
Quyên Nhi
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,720
Threads: 407
Likes Received: 1,126 in 890 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Cách dùng rau diếp cá, bồ kết và tỏi điều trị viêm âm đạo
Tuyết Nhi 8 Thángtrước 0
Dân gian hay có lời rủa “cây độc không trái, gái độc không con”. Thế nhưng, câu nói trên cũng vô tình làm tổn thương những người phụ nữ không có con do bị bệnh, chẳng hạn như viêm âm đạo lâu ngày (khiến cho hiếm muộn hoặc dễ sảy thai).
Thật ra, không phải phụ nữ nào bị viêm âm đạo cũng sẽ không có con vì trên thực tế, với trường hợp nhẹ, được điều trị sớm thì các chị em vẫn có thể mang thai và sinh nở bình thường.
Vì sao phụ nữ hay bị viêm nhiễm âm đạo?
Mục lục hiện
Không chỉ phụ nữ trưởng thành mà cả các em gái mới lớn đều có nguy cơ bị viêm nhiễm âm đạo do những nguyên nhân sau:
- Vệ sinh vùng kín không đúng cách (nên chùi từ trước ra sau, không nên kéo ngược từ sau ra trước).
- Dị ứng xà phòng, lạm dụng hoặc dùng dung dịch vệ sinh sai cách.
- Nhiễm trùng âm đạo trong độ tuổi sinh đẻ.
- Do bị bệnh lậu.
- Do mặc đồ lót với chất liệu gây ẩm, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.
- Giảm nội tiết tố estrogen và một số nguyên nhân khác (1) (2).
[size=undefined][size=undefined]
Những triệu chứng thường gặp của bệnh này là: ngứa âm đạo; lở loét ở âm đạo, dịch tiết âm đạo nhiều bất thường, có màu lạ hoặc mùi lạ, chảy máu âm đạo nhẹ, đau khi giao hợp và đau khi đi tiểu (2).
Bài thuốc dân gian điều trị viêm nhiễm âm đạo
Dùng rau diếp cá để điều trị viêm nhiễm âm đạo là kinh nghiệm được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Ở quê, các chị em phụ nữ hay ngại đi khám phụ khoa, vì vậy, với các bệnh dạng này thì thường là truyền cho nhau nghe để tự điều trị tại nhà.
Mặt khác, theo y học cổ truyền, rau diếp cá cũng được biết đến là vị thuốc giúp thanh nhiệt giải độc, kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt. Theo nghiên cứu trong y học hiện đại thì decanoyl-acetaldehyd có trong rau diếp cá còn có tác dụng kháng sinh (3).
[img=0x0]https://caythuoc.org/wp-content/uploads/2017/04/Cay-diep-ca.jpg[/img]Rau diếp cá
Ngoài ra, theo tạp chí Journal of Ethnopharmacology thì từ lâu, rau diếp cá cũng đã được sử dụng trong y học cổ truyền phương Đông để điều trị các bệnh viêm. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trong rau diếp cá có hoạt chất giúp chống viêm rất tốt. (4).
Tuy nhiên, để tăng hiệu quả điều trị thì chúng ta cần kết hợp rau diếp cá với một số loại thảo dược khác như bồ kết và tỏi (với bồ kết, bạn có thể mua online, mua ở các tiệm thuốc Bắc hoặc tại vườn, lưu ý chọn những quả còn nguyên, không bị mọt, bạn nhé!).
[img=0x0]https://caythuoc.org/wp-content/uploads/2016/12/Qua-bo-ket-2.jpg[/img]Quả bồ kết
[img=0x0]https://caythuoc.org/wp-content/uploads/2019/05/Cu-toi-tuoi.jpg[/img]Củ tỏi
Cách thực hiện bài thuốc như sau:[/size][/size]
- Chuẩn bị: 20 gram rau diếp cá tươi, 10 gram quả bồ kết và 1 củ tỏi đập do giập giập (nếu các tép tỏi nhỏ thì bạn dùng 1 củ, nếu các tép tỏi to thì bạn dùng 3 – 4 tép là được nhé!).
- Thực hiện: Rửa sạch tất cả nguyên liệu trên, sau đó để vào nồi và đun cùng 5 chén nước trong khoảng 30 phút rồi đem xuống. Sau đó, bạn đợi cho nước bớt nóng, chỉ còn ấm thì mang đi xông (chú ý tập trung xông thuốc vào vùng đang bị viêm). Sau khi xông xong, nước nguội hẳn thì dùng nước đó rửa vùng kín, sau đó rửa lại lần nữa với nước sạch rồi lau khô.
[size=undefined][size=undefined]
Số lần dùng: Mỗi ngày xông 1 lần, thời gian xông từ 15 đến 20 phút (nếu có thời gian thì xông 2 lần cũng được). Thông thường, sau 1 tuần bạn sẽ thấy hiệu quả.
Lưu ý khi dùng[/size][/size]
- Nên chọn cành lá rau diếp cá già (để có nhiều chất thuốc hơn).
- Chú ý về độ ấm nóng của nước trước khi xông và cẩn thận trong khi xông (để tránh bỏng và tổn thương vùng kín).
- Sau 1 tuần thực hiện, nếu thấy bệnh vẫn chưa thuyên giảm thì bạn nên đến bệnh viện để khám phụ khoa và được điều trị kịp thời (tránh những hậu quả làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản). Được biết, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm âm đạo, trong đó có những nguyên nhân không do vi khuẩn gây ra (2).
Kim Lụa
[size=undefined][size=undefined]
Nguồn tham khảo
[/size]
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn[/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,720
Threads: 407
Likes Received: 1,126 in 890 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
2 loại hoa cúc được phụ nữ Nhật ưa chuộng trong làm đẹp
Tuyết Nhi 4 Thángtrước 0
Trên thế giới, các từ khóa như “thực vật”, “tự nhiên”, “thảo dược”… ngày càng được tìm kiếm nhiều hơn. Trong lĩnh vực làm đẹp, giới thiệu sản phẩm chăm sóc da, người ta cũng dùng chúng nhiều hơn.
Điều này cho thấy, xu thế làm đẹp bằng sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên đang trở thành xu thế nổi trội của thế kỷ XXI, khi việc lạm dụng mỹ phẩm hóa chất đã làm cho làn da bị hao tổn nặng nề và nhiều người bắt đầu hứng thú, tin tưởng hơn đối với các loại cây cỏ làm đẹp – “chậm mà chắc”.
Tại Nhật Bản, nhiều thảo mộc giúp chống oxy hóa, se khít lỗ chân lông đã được giới thiệu, trong đó có thể kể đến các loại sau đây:
Hoa cúc kim tiền – cho làn da khỏe mạnh, phục hồi
Mục lục hiện
Hoa cúc kim tiền (Calendula officinalis) ít được giới thiệu ở Việt Nam nhưng ở Nhật Bản thì lại nổi tiếng với nhiều công dụng làm đẹp như:
- Kháng khuẩn, giúp giảm ngứa da.
- Cải thiện tình trạng da thô ráp, trầy xước.
- Giúp phục hồi các tế bào da.
- Giúp mau liền sẹo.
- Giúp mát máu.
[size=undefined][size=undefined]
[img=0x0]https://caythuoc.org/wp-content/uploads/2021/04/tra-hoa-cuc-kim-tien.jpg[/img]Trà hoa cúc kim tiền
Đặc biệt, sau khi uống trà này, với phần xác trà để nguội, bạn có thể dùng để đắp lên vùng da thô ráp trên da mặt (giúp da thư giãn, phục hồi tốt hơn).
Có một lưu ý khi mua hoa này để làm trà uống, đó là hãy chọn những bông hoa còn nguyên vẹn, có màu vàng đậm (không bị phai màu nhé!) (1). Ngoài ra, bạn cũng chỉ cần uống 2 lần mỗi tuần với liều vừa đủ là được, không nên lạm dụng nhé!
Kiêng kị: Phụ nữ mang thai, người huyết áp thấp không được dùng.
Xem thêm liều dùng và những lưu ý khi dùng hoa cúc kim tiền tại đây: Trà hoa cúc kim tiền (hoa xu xi) có tác dụng gì?
Hoa cúc La Mã – cho da mềm mại, trắng khỏe
Hoa cúc La Mã (Matricaria chamomilla) được mệnh danh là “y sư của các loài thực vật” vì khả năng làm dịu của nó.
[img=0x0]https://caythuoc.org/wp-content/uploads/2021/02/cuc-la-ma-1.jpg[/img]Cúc la mã
Ở Nhật Bản, hoa này được nhiều chị em ưa chuộng vì nó giúp làm dịu da mẫn cảm, giúp giảm ngứa và giảm thô ráp. Phải chăng, phụ nữ Nhật Bản luôn tập trung dưỡng da, bảo vệ da (hơn là điều trị theo hướng tác động), chính vì thế mà da của họ luôn trắng đẹp, mịn màng?
Cách dùng như sau: sau khi uống trà, với phần xác trà, bạn để ra ngoài cho bớt nóng, đợi chỉ còn âm ấm thì chườm lên da, thay phiên chườm khắp da để giúp da trắng hơn, mềm mịn hơn (1).
Kiêng kị: Phụ nữ mang thai không được uống. Ngoài ra, người đang say rượu, sắp phẫu thuật… và đang uống các loại thuốc khác cũng không nên dùng. Nếu bạn cảm thấy bản thân không khỏe, không biết có uống được trà hoa cúc La Mã không thì tốt nhất bạn không nên uống mà chỉ nên ngâm hoa trong nước nóng rồi vớt ra để ấm và làm mặt nạ dưỡng da thôi nhé!
Xem thêm những thông tin cần biết về hoa cúc La Mã tại đây: Cúc la mã điều trị biếng ăn, đau thấp khớp và Gout
Hoa hồng – thảo dược giúp se khít lỗ chân lông
Hoa hồng luôn là thảo dược hàng đầu trong dưỡng da làm đẹp vì tính chất dịu nhẹ của nó. Trên thực tế, không phải ai cũng có làn da khỏe mạnh, dễ hấp thu. Vì vậy, với những người có làn da mỏng, thô ráp, mẫn cảm, dễ ngứa, dễ dị ứng… hay cả da nhờn thì chiết xuất hoa hồng đều là lựa chọn phù hợp.
[img=0x0]https://caythuoc.org/wp-content/uploads/2021/06/tinh-dau-hoa-hong.jpg[/img]Tinh dầu hoa hồng
Điều quan trọng hơn, hoa hồng giúp làm sạch và thu nhỏ lỗ chân lông.
Mặt khác, hoa hồng còn có nhiều loại với hương thơm ngọt ngào, quyến rũ. Vì vậy, nó không chỉ mang lại hiệu ứng thẩm mỹ về mặt thể chất mà còn giúp thư giãn tinh thần (tinh thần thoải mái thì da cũng ít nếp nhăn và tươi sáng hơn). Bạn đã ngửi qua mùi hương của hoa hồng cổ lần nào chưa? Thơm quyến rũ phải không nào!
Thông tin thêm: Hoa hồng còn được dùng làm son dưỡng môi, dưỡng tóc nữa đấy! Hương thơm của nó thoang thoảng, nhẹ nhàng, ấm áp (1). Ngày nay, có rất nhiều sản phẩm chăm sóc da từ hoa hồng và bạn có thể thoải mái lựa chọn như: toner, tinh dầu, kem dưỡng, dầu gội…
Kiêng kị: Phụ nữ mang thai không được dùng.[/size][/size]
Dương cam cúc điều trị mất ngủ, bồn chồn do rối loạn thần kinh
Tuyết Nhi 1 Nămtrước 0
Thông thường, khi nói về tinh dầu, chúng ta hay nghĩ đến màu vàng nhạt là màu phổ biến nhất. Tuy nhiên, trên thực tế, có những cây cho cả tinh dầu màu trắng, màu xanh.
Chẳng hạn, chúng ta có thể kể đến tinh dầu dương cam cúc với màu xanh lam hơi thẫm và sở dĩ có được màu này là do tinh dầu của nó có chứa chất chamazulen (1).
Vậy, dương cam cúc là vị thuốc gì, có công dụng gì?
Vài nét về dương cam cúc
Mục lục hiện
Cây dương cam cúc có tên khoa học là Matricaria chamomilla, thuộc họ Cúc. Thân cây thường cao không quá 50 cm, phân nhánh nhiều và phát triển tốt nhất khi được trồng trên đất vôi.
[img=0x0]https://caythuoc.org/wp-content/uploads/2021/01/duong-cam-cuc.jpg[/img]Hoa nở rộ
Để nhận dạng dương cam cúc so với các loại cúc khác, bạn có thể dựa vào:
- Hoa: cánh hoa dương cam cúc có dạng hình lưỡi, nhỏ và có màu trắng, xếp đều nhau thành một vòng ở ngoài, bên trong là những ống hoa nhỏ có màu vàng. Hoa có hương thơm đặc trưng.
- Lá: Lá kép hai lần và có dạng lông chim, phiến lá nhỏ (1) (2).
[size=undefined][size=undefined]
Công dụng làm thuốc của dương cam cúc
Ta có thể lấy cây, hoa và tinh dầu dương cam cúc để làm thuốc (nhưng thường dùng hoa). Tuy nhiên, nếu dùng hoa thì cần lưu ý hái hoa khi còn ở dạng nụ, sau đó phơi âm can cho khô dần (nếu sấy thì chỉ sấy ở nhiệt độ thấp cho khô từ từ, như vậy thì hoa mới giữ được hương thơm và hình dáng đẹp).
[img=0x0]https://caythuoc.org/wp-content/uploads/2021/01/vi-thuoc-duong-cam-cuc.jpg[/img]Vị thuốc dương cam cúc
Theo y học cổ truyền, dương cam cúc có mùi thơm, tính hàn, không có độc và có các công dụng chính là:
[/size][/size]
- Điều trị cảm mạo, giúp hạ sốt.
- Bồi bổ cơ thể (bổ nhẹ).
- Làm tan đờm.
- Điều trị khó tiêu, đầy hơi.
- Kích thích gây trung tiện.
- Giúp diệt giun sán.
- Điều trị phong thấp.
- Giúp chống co thắt, chống viêm.
- Giúp lợi tiểu.
- Giúp an thần.
- Giúp giảm cảm giác bồn chồn.
- Điều trị mất ngủ nhẹ do rối loạn thần kinh.
[size=undefined][size=undefined]
Cách dùng: mỗi ngày, lấy từ 2 – 8 g nụ hoa khô (có khi dùng đến 12 g), nấu lấy nước và chia thành 3 lần uống trong ngày. Với trẻ nhỏ thì chỉ dùng 2 g nụ hoa mỗi ngày và chia thành 3 lần uống (trẻ nhỏ dưới 3 tuổi không được dùng) (1) (2).
Lưu ý khi dùng[/size][/size]
- Nếu hãm hoặc nấu thuốc quá đặc thì uống vào sẽ bị buồn nôn.
- Những người cơ địa nhạy cảm, dị ứng với mùi và hoạt chất của các loài hoa cúc thì không nên dùng (đã có báo cáo về tình trạng dị ứng và sốc phản vệ với loài cây này) (1) (2).
[size=undefined][size=undefined]
Các nghiên cứu về dương cam cúc[/size][/size]
- Hoạt tính chống oxy hóa: Theo tạp chí Journal of Medicinal Plants Research, chiết xuất metanol và tinh dầu từ dương cam cúc có tác dụng kháng khuẩn và chống oxy hóa đáng kể (3).
- Hoạt tính chống tăng đường huyết: Theo tạp chí Journal of Natural Medicines, kết quả thí nghiệm trên chuột mắc bệnh tiểu đường cho thấy: chiết xuất ethanolic từ thân, lá và hoa của cây này đều có tác dụng chống đái tháo thường qua cơ chế chống oxy hóa và chống tăng đường huyết sau ăn (4).
- Hoạt tính giảm đau: Theo tạp chí Complementary Therapies in Clinical Practice, dầu dương cam cúc thoa ngoài da có tác dụng giảm đau đáng kể ở bệnh nhân đau khớp gối (viêm thoái hóa khớp gối) (5).
- Hoạt tính giảm lo âu: Theo tạp chí Phytomedicine, kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy uống chiết xuất dương cam cúc với liều phù hợp có thể giúp giảm lo âu ở những người bị rối loạn lo âu lan tỏa (tương đương với thuốc tiêu chuẩn) (6).
[size=undefined][size=undefined]
Tham khảo: 3 loài hoa cúc khai xuân, công dụng và cách dùng làm thuốc
Nguồn tham khảo
[/size]
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn![/size]
[size=undefined]Hoa cúc Kim Tiền dể trồng , vào mùa xuân ấm áp là đả thấy hoa nở rộ lai rai khắp nơi phô phường, nhửng gốc kẻ nhỏ là nhờ một tay của gió thổi đưa hạt giống đi khắp nơi ...hàng xớm trồng vài năm sau vườn mình củng nhú lên vài bui.[/size]
Hoa cúc La Mã, dương cam cúc là cỏ dại mọc hoang khắp nơi , có nơi thành một cánh đồng trắng xóa..đẹp lắm, tùy nơi tùy gốc kẻ đất có đầy đủ phân cây thấp nhỏ cao từ 20 cm tới 1.5 m .
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,720
Threads: 407
Likes Received: 1,126 in 890 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Ké đầu ngựa điều trị bướu cổ, sỏi thận, viêm tiết niệu (dau)
Caythuoc.Org 7 Nămtrước 140
Ké đầu ngựa là vị thuốc được dùng nhiều trong y học cổ truyền nước ta. Hiện nay ké đầu ngựa khá hiếm, chỉ còn một số nới có vị thuốc này.
- Tên khác: Thương nhĩ tử
- Tên khoa học: Xanthium strumarium
- Ké đầu ngựa: Là cây thuốc nam mọc nhiều ở các vùng đồi núi của nước ta.
- Đây là một loại cây thuốc nam quý, từ xa xưa đã được ông cha ta ứng dụng vào để điều trị nhiều bệnh.
[size=undefined][size=undefined]
Bộ phận dùng làm thuốc:
Mục lục hiện
Dân gian thường chỉ dùng quả ké để làm thuốc. Quả của cây này có nhiều gai, nên do đó có tên là ké đầu ngựa.
[img=0x0]https://caythuoc.org/wp-content/uploads/2014/11/cay-ke-dau-ngua-500x375.jpg[/img]
Cây ké đầu ngựa
Tác dụng của ké đầu ngựa :[/size][/size]
- Quả ké có vị ngọt nhạt, có tác dụng tiêu độc, sát trùng, tán phong, trừ thấp.
- Đặc biệt, điều trị phong hàn, đau đầu
- Hỗ trợ điều trị chứng tay chân đau, co rút, phong tê thấp
- Dùng cho người mắc chứng phong mề đay, lở ngứa, tràng nhạt, mụn nhọt.
- Còn dùng điều trị đau răng đau, họng
- Tác dụng tốt cho bệnh nhân mắc bướu cổ
- Điều trị bệnh ngoài da như: Nấm tóc, hắc lào.
[size=undefined][size=undefined]
Đối tượng sử dụng[/size][/size]
- Bệnh nhân viêm khớp, thấp khớp, phong tê thấp
- Bệnh nhân bướu cổ
- Bệnh nhân Sỏi thận, viêm nhiễm đường tiết niệu, phù thũng
- Bệnh nhân mụn nhọn, lở ngứa
- Người bị đau răng, họng
- Người bị nấm tóc, hắc lào, bệnh ngoài da
[size=undefined][size=undefined]
Cách dùng ké đầu ngựa làm thuốc điều trị bệnh[/size][/size]
- Điều trị bướu cổ: Cây xạ đen 40g, ké đầu ngựa 15g sắc với 1 lít nước uống trong ngày.
- Quả ké với bệnh thấp khớp, viêm khớp: Ké đầu ngựa 12g, rễ Cỏ xước 40g, Hi thiềm 28g, Thổ phục linh 20g, Cỏ nhọ nồi 16g, Ngải cứu 12g. Tất cả sao vàng, sắc, nấu uống thường xuyên trong ngày.
- Điều trị mụn nhọt, điều trị lở:
[size=undefined][size=undefined]
+ Bài 1: Quả ké 10g, Kim ngân hoa 20g, làm dạng chè thuốc, đóng 30g/ gói, mỗi ngày uống 1 gói, hãm nước sôi uống cả ngày.
+ Bài 2: Ké đầu ngựa 10g, Bồ công anh 15g, Sài đất 10g, Kim ngân hoa 5g, Cam thảo đất 2g. Tất cả bào chế thành dạng chè thuốc, trọng lượng của 1 gói là 42g, mỗi ngày dùng 1 gói, cho hãm nước sôi uống trong ngày.[/size][/size]
- Điều trị đau răng: Sắc nước quả Ké đầu ngựa ngậm nhiều lần rồi nhổ ra. điều trị viêm mũi dị ứng, tăng tiết dịch: Quả Ké đầu ngựa sao vàng, tán bột, 4 – 7g/ ngày.
- Đối với bệnh sỏi thận, phù thũng, bí tiểu: Thương nhĩ tử thiêu tồn tính, Đinh lịch, các vị bằng nhau, tán nhỏ, pha với nước uống trong ngày, mỗi lần 8g, uống 2 lần/ngày.
- Điều trị viêm đường tiết niệu:
- Cây bòng bong 20g
- Cây mã đề 20g
- Ké đầu ngựa 15g
- Hoa kim ngân 15g
Đun với 1,5 lít nước, đun cạn còn 800ml chia 3 lần uống trong ngày. Bệnh nhân dùng liên tục cách trên trong thời gian 1 tuần là có kết quả.
Đối với bệnh bướu cổ: Quả Ké đầu ngựa sao vàng, sắc, đun sôi trong 15 – 20 phút, uống 4 – 5g trong ngày. Ngoài ra, Ké đầu ngựa còn có tác dụng làm giảm cường độ co bóp của tim, giảm thân nhiệt và lợi tiểu
[size=undefined][size=undefined]
Lưu ý khi dùng ké đầu ngựa :[/size][/size]
- Bệnh nhân bị nhức đầu do huyết hư không nên dùng.
- Không dùng loại quả ké đã mọc mầm, bởi vì sẽ gây độc cho người dùng.
[size=undefined][size=undefined]
[img=0x0]https://caythuoc.org/wp-content/uploads/2014/11/qua-ke-dau-ngua.jpg[/img]
Quả ké đầu ngựa
Mua ké đầu ngựa ở đâu ? Địa chỉ nào bán ké đầu ngựa ?[/size][/size]
- Quả ké mọc nhiều ở các vùng đồi núi Hòa Bình. Hiện nay cơ sở Caythuoc.org đang thu hái và cung cấp quả ké khô.
- Giá bán: 200.000đ/1Kg
- Khách hàng có nhu cầu hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau:
- Nhận chuyển hàng toàn quốc: Nếu khách ở xa, chúng tôi sẽ chuyển tận nơi qua Bưu điện
[size=undefined]
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn[/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,720
Threads: 407
Likes Received: 1,126 in 890 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Phân biệt dầu nền và tinh dầu, cách dùng và cách bảo quản đúng
Tuyết Nhi 2 Nămtrước 0
Mình có một lọ tinh dầu đàn hương nguyên chất, sau khi dùng một thời gian thì mình phát hiện màu mực của những chữ in trên nhãn hiệu bên ngoài đều bị bay màu hết. Bạn có biết tại sao không và bạn có biết cách phân biệt dầu nền và tinh dầu?
Ngược lại, với dầu dừa hay các loại dầu thực vật khác như dầu hướng dương, dầu ô liu thì khả năng làm bay màu mực của nhãn hiệu lại rất kém (ngoại trừ trường hợp để thấm trực tiếp).
Bạn biết đấy, trên thực tế, dầu nền và tinh dầu khác nhau rất nhiều nhưng đa phần đều bị gọi nhầm. Nói đến dầu nền thì ta có thể kể đến dầu dừa, dầu argan, dầu ô liu, dầu jojoba, dầu hướng dương, dầu hạnh nhân… còn nói đến tinh dầu thì ta có thể kể đến tinh dầu chanh sả, tinh dầu oải hương, tinh dầu bạc hà, tinh dầu đàn hương, tinh dầu xá xị, tinh dầu khuynh diệp…
Bạn có phân biệt được tinh dầu và dầu nền không? Thật ra, lúc trước mình cũng nhầm lẫn giữa hai loại này. Vậy, hai nhóm này khác nhau như thế nào?
1. Độ bay hơi
Mục lục hiện
Tinh dầu và dầu nền đều là chất lỏng nhưng tinh dầu có thể bay hơi còn dầu nền thì không bay hơi (1). Ví dụ, với tinh dầu chanh sả, bạn chỉ cần kề nhẹ mũi là đã ngửi được mùi hương và khi bạn thoa một ít lên tay thì lát sau chúng sẽ bay hơi hết.
Ngược lại, nếu bạn dùng dầu bơ để thoa lên da thì sau một khoảng thời gian, da bạn vẫn nhờn vì chất béo trong dầu bơ không bốc hơi được.
[img=0x0]https://caythuoc.org/wp-content/uploads/2019/11/Tinh-dau-la-bac-ha.jpg[/img]Tinh dầu bạc hà
2. Phương thức bảo quản
Trong bảo quản, tinh dầu cần được bảo quản bằng chai lọ thủy tinh tối màu (vì nếu bảo quản bằng chai lọ nhựa, nắp nhựa… hoặc để ánh sáng trực tiếp chiếu vào… thì tinh dầu sẽ bị biến chất hoặc phản ứng với nhựa gây phân hủy).
Ngược lại, dầu nền có thể đựng trong chai nhựa hay chai thủy tinh đều được (như dầu mè, dầu đậu nành, dầu lạc… mà chúng ta hay mua đều được đựng trong chai nhựa) (1) (2).
3. Mức độ phản ứng
Tinh dầu nguyên chất thường có nồng độ rất cao và có thể gây bỏng rát da nếu dùng nguyên chất trực tiếp (1). Ví dụ như tinh dầu đàn hương, nếu thoa trực tiếp lên mặt thì sẽ nóng bừng da mặt, có thể gây lột da đối với da non. Không chỉ thế, hơi của tinh dầu đàn hương rất mạnh và còn có thể làm phai màu mực của bao bì dù bạn đã đóng kín nắp. Vì vậy, đa phần tinh dầu đều không thể thoa, ăn hay uống nguyên chất mà cần được pha loãng theo cách thức nhất định.
Ngược lại, dầu nền nhẹ dịu và an toàn nên có thể dùng nguyên chất trực tiếp. Nhìn chung, một số loại dầu nền có thể dùng để ăn (như dầu dừa, dầu hướng dương…) còn một số thì không dùng để ăn (như dầu jojoba)).
4. Mùi thơm và chất béo
Tinh dầu thường không có chất béo nhưng có mùi thơm và thường được chiết từ lá, rễ, thân, hoa, vỏ cây… (như tinh dầu hoa bưởi, tinh dầu hoa mộc tê được chiết xuất từ hoa; tinh dầu khuynh diệp được chiết xuất từ lá…).
Ngược lại, dầu nền có nhiều chất béo và thường được chiết xuất từ nhân hạt, có thể có hoặc không có hương thơm (nếu có thì hương thơm thường cũng không hấp dẫn như tinh dầu (ví dụ như dầu dừa được làm từ cơm dừa, dầu hướng dương được chiết từ nhân hạt hướng dương…) (1) (2).
Tham khảo: Tinh dầu đàn hương giúp kích thích tình dục mạnh mẽ
[img=0x0]https://caythuoc.org/wp-content/uploads/2016/10/Tinh-dau-dua.jpg[/img]Dầu dừa
5. Khả năng ôi thiu
Tinh dầu không bị ôi thiu theo thời gian (do các thành phần hương thơm không bị oxy hóa) còn dầu nền thì bị ôi thiu, thay đổi mùi (do chất béo trong dầu nền bị oxi hóa – trường hợp này dễ thấy nhất với dầu dừa, sau một thời gian để trong keo hay thoa lên tóc thì nó sẽ đổi mùi và bắt đầu ôi thiu) (1) (2).
6. Công dụng chủ đạo dầu nền và tinh dầu
Tinh dầu thường được dùng trong liệu pháp mùi hương để nâng cao tinh thần, giúp giảm mệt mỏi và dễ ngủ. Ngoài ra, tùy cách thức sử dụng (pha loãng ra) và những đặc tính riêng mà tinh dầu còn được dùng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nhau (như bệnh về da, giúp giảm đau, điều trị mụn…).
Ngược lại, dầu nền giàu dinh dưỡng nên chủ yếu dùng trong nấu ăn, dưỡng da và tóc (như dầu dừa, dầu argan giúp dưỡng tóc rất tốt) hoặc dùng để pha với tinh dầu (giúp tinh dầu loãng hơn) (1) (2).
Tham khảo: Tinh dầu hương diệp (mai khôi thiên trúc qùy) có tác dụng gì?
Nguồn tham khảo
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,720
Threads: 407
Likes Received: 1,126 in 890 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Ráng bay cây thuốc điều trị thận hư, viêm tiết niệu và phong thấp
Caythuoc.Org 2 Nămtrước 0
Cây ráng bay còn được gọi là cốt toái bổ lá to, cây chồn đèn, cây đuôi công… Là một loại cây thân thảo mọc hoang rất phổ biến ở các khu rừng trên đất nước ta, hầu như đâu đâu cũng thấy loài cây này.
Tác dụng nổi bật của loại thảo dược này khiến caythuoc.org muốn giới thiệu ngay với quý vị đó là hiệu quả điều trị bệnh suy thận, bệnh phong thấp và chứng đau nhức xương khớp, dưới đây là những thông tin chi tiết về loài cây thảo dược này.
Tên khoa học
Mục lục hiện
Drynaria quercifolia (L), thuộc họ dương sỉ (1)
Mô tả
Thân: Ráng bay là dạng cây thân thảo, sống phụ sinh cùng với các loại cây gỗ khác. Ở ngoài tự nhiên cây có thể sống trên hốc các loại cây gỗ lớn hoặc bán trên các vách đá, thân cây mọc sát phía dưới, gốc cây có nhiều lông.
Lá: Lá có thể vươn dài tới 1 m, lá cây có công dụng quan trọng, là bộ phận hứng lấy chất mùn, lá cây hay hoa quả của các loại cây cao lớn để tập chung chất dinh dưỡng vào gốc cây. Lá cây sẻ nhiều khía, cánh lá dài nhìn tương tự như cọng lông của chim công nên mới có tên gọi là cây đuôi công hay đuôi phượng.
Rễ: Phủ lông rất dày ở dưới gốc.
Bộ phận dùng
Theo dân gian bộ phận được sử dụng làm thuốc của cây ráng bay đó là gốc (hay thân rễ), là phần còn lại sau khi cắt bỏ lá và rễ con. Người dân chế biến là thuốc bằng cách, đem phần gốc cây về cạo sạch hết lông, rửa sạch và thái mỏng phơi khô.
[img=0x0]https://caythuoc.org/wp-content/uploads/2019/12/CU-rang-bay.jpg[/img]Hình ảnh củ ráng bay
Tính vị
Theo sách “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập 2, ráng bay có vị hơi đắng, tính ôn.
Công dụng của cây ráng bay
Các tài liệu y học cổ truyền có tiếng như (Hai cuốn sách: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, và cuốn Từ điển bách khoa dược học) đều ghi nhận ráng bay là vị thuốc có những công dụng rất hay, đặc biệt nhất là công dụng điều trị bệnh suy thận hay còn gọi là bệnh thận hư. Ngoài ra cây còn có một số tác dụng chính như sau:
- Điều trị suy thận (thận hư)
- Điều trị viêm tiết niệu
- Điều trị phong thấp, đau nhức xương khớp
- Giảm đau, tan máu bầm do trấn thương, bong gân
- Điều trị chứng ù tai, tai điếc
- Đau nhức răng
- Chứng bệnh giảm bạch cầu
[size=undefined][size=undefined]
Tham khảo: 4 cây thuốc nam điều trị bệnh suy thận, thận hư diệu kỳ ở Bình Định
Cách dùng cây ráng bay làm thuốc
Điều trị thận hư, bổ thận, viêm tiết niệu: Dùng gốc ráng bay sắc uống, liều lượng 15g khô sắc với khoảng 500ml nước, sắc cạn còn khoảng 200ml nước chia làm 2 lần uống trong ngày, uống sau bữa ăn 15 phút.
Dùng ráng bay ngâm rượu điều trị đau nhức xương khớp, bổ thận: Ráng bay khô 1kg, rượu gạo loại 40 độ 4 lít đếm 5 lít. Ngâm trong thời gian khoảng 1 tháng là dùng được.
Dùng kết hợp với các vị thuốc khác: Ngoài các dùng độc vị trên các bạn cũng có thể dùng kết hợp với các vị thuốc như: rễ có xước, thổ phục linh, rễ nhàu, thiên nhiên kiện. Dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu, cách dùng kết hợp có tác dụng mạnh gân xương, điều trị phong thấp, giảm đau thắt lưng và bổ thận.
Điều trị giảm bạch cầu: Ráng bay, đương quy, thục địa (mỗi vị 15g), củ cốt khí khô 8g. Sắc với khoảng 1 lít nước, đun cạn lấy 300ml nước uống trong ngày, uống liên tục 1 tháng.[/size][/size]
[size=undefined][size=undefined]
Nghiên cứu khoa học về cây ráng bay
Hoạt động chống viêm và giảm đau của cây ráng bay Drynaria quercifolia (L.): Nhóm nghiên cứu tại Viện nghiên cứu và vườn bách thảo nhiệt đới, Palode, Ấn Độ đã sử dụng chiết xuất etanolic của thân rễ của Drynaria quercifolia trên cơ thể chuột để đánh giá tác dụng của nó. Kết quả cho thấy chiết xuất trên làm giảm đáng kể các cơn đau ở chuột. Nhóm nghiên cứu đi tới kết luận Drynaria quercifolia có tác dụng chống viêm và giảm đau rất mạnh (2).
Hiệu quả điều trị viêm đường tiết niệu của cây ráng bay Drynaria quercifolia (L.) đã được kiểm chứng về mặt khoa học: Nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học NM Christian, Marthandam, Ấn Độ đã tiến hành nghiên cứu kháng khuẩn được thực hiện trên các vi khuẩn nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) phân lập trên lâm sàng bằng phương pháp khuếch tán đĩa đệm. Kết quả trong số 6 chiết xuất được thử nghiệm thì có 2 loại chiết xuất là acetone và ethanol có hiệu quả kháng vi khuẩn đường tiết niệu. Các nhà nghiên cứu kết luận: việc sử dụng Drynaria quercifolia trong điều trị nhiễm trùng tiết niệu đã được kiểm chứng về mặt khoa học (3).
Chống chỉ định[/size][/size]
- Phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ cần thận trọng khi sử dụng vị thuốc này.
- Tham khảo và hỏi ý kiến bác sỹ trước khi dùng, không nên tự ý sử dụng khi chưa hiểu biết hết về vị thuốc này.
[size=undefined][size=undefined]
Nguồn tham khảo
[/size]
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. [/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,720
Threads: 407
Likes Received: 1,126 in 890 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Cỏ may loại cây dại và những công dụng làm thuốc hay
Tuyết Nhi 3 Nămtrước 0
- Tên khác: cây bông cỏ, thảo tử hoa, trúc tiết thảo, châm thảo, thúy hồ điệp, thúy nga mi, đát trúc hoa, trúc thái, nhả khoác, co nhả khua… (3) (4).
- Tên khoa học: Chrysopogon aciculatus, thuộc họ Lúa: Poaceae (3).
- Bộ phận dùng: Thân, rễ và hạt.
- Tính vị: vị ngọt và hơi đắng, tính mát.
- Công dụng chính: Lợi tiểu, giải độc mát gan, điều trị vàng da, khí hư, viêm đường hô hấp.
[size=undefined][size=undefined]
Với nhiều nông dân, cỏ may chỉ là một loài cỏ dại và chẳng có gì đáng quý. Người ta bảo nhau:
“Cỏ may mọc ở sân rồng[/url]
Tuy rằng bóng bảy nhưng dòng cỏ may.” ([url=https://cadao.me/the/co-may/]1).
Thế nhưng, đối với tuổi đương xuân thì cỏ may lại gợi biết bao câu chuyện. Hoa cỏ may đơn sơ mà lãng mạn, mọc đầy đồng, đầy hai lối đi rồi cũng bám đầy trên áo. Và cô gái nào đã từng yêu, từng chờ đợi chắc hẳn sẽ thấy lòng mình ở đâu đó trong những vần thơ:
“Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
Áo em sơ ý cỏ găm đầy
Lời yêu mỏng mảnh như màu khói
Ai biết lòng anh có đổi thay?” (2).
Hoa cỏ may đơn sơ đến như vậy nhưng ở một góc nhìn khác, loại cây này không chỉ là một loài cỏ – một loài hoa mà còn được dùng làm thuốc.
Vài nét về cây cỏ may
Mục lục hiện
Đi ven theo các con đường, bờ đê, ruộng lúa…, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những cây cỏ may quen thuộc. Chúng mọc lơ thơ hoặc mọc lan thành từng đám lớn, ngả nghiêng trong gió. Cây có tên khoa học là Chrysopogon aciculatus, thuộc họ Lúa: Poaceae (3).
Đây là loại cỏ bò lan và sống lâu năm, có phần thân mọc thẳng, phân đốt và thường cao khoảng 20 – 50 cm. Lá cỏ may hẹp, thuôn nhọn và mọc so le. Đặc biệt, cụm hoa cỏ may có màu nâu tím hoặc tím than và quả của nó khi chín thường bám vào các vật thể khác để phát tán.
Cái tên cỏ may có lẽ cũng vì hoa và quả của nó hay “may”, “mắc” vào quần áo của người qua đường. Ngoài ra, cây còn được gọi là cây bông cỏ, thảo tử hoa, trúc tiết thảo, châm thảo, thúy hồ điệp, thúy nga mi, đát trúc hoa, trúc thái, nhả khoác, co nhả khua… (3) (4).
[img=0x0]https://caythuoc.org/wp-content/uploads/2019/09/su-tich-hoa-co-may.jpg[/img]Hình ảnh cây cỏ may
Cây cỏ may có tác dụng gì?
Cỏ may thì có thể điều trị bệnh gì? Có lẽ đây cũng là thắc mắc chung của nhiều người bởi hầu như ai cũng nghĩ rằng, cỏ may chỉ là một loài cỏ dại và nhiều người còn phải phun thuốc để tiêu diệt nó. Thế nhưng, qua những đúc kết từ các bài thuốc dân gian, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận được những đặc điểm của vị thuốc này là:[/size][/size]
- Vị ngọt, hơi đắng, tính mát.
- Giúp thanh nhiệt, tiêu độc, lợi thấp (4).
[size=undefined][size=undefined]
Trong đó, các công dụng làm thuốc cụ thể của cây cỏ may là:[/size][/size]
- Điều trị bệnh về gan khiến da vàng, mắt vàng: Nhân dân các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đã dùng cỏ may làm thuốc để điều trị bệnh gan (với các biểu hiện da vàng, mắt vàng) bằng cách sau: lấy khoảng 300 g cỏ may (cả cây, cả rễ) rửa sạch, chặt thành các đoạn ngắn rồi sao vàng, sau đó sắc với nửa lít nước, đến khi còn 250 ml nước thì chia thành nhiều lần uống trong ngày. Với bài thuốc này, uống liên lục trong 4 – 5 ngày sẽ bắt đầu thấy hiệu quả (3).
- Điều trị khí hư: Để điều trị khí hư (huyết trắng bệnh lý), có thể dùng 40 g rễ cỏ may (đã rửa sạch, phơi khô và băm nhỏ), sắc trong 200 ml nước và sắc đặc đến khi còn khoảng 50 ml nước thì uống. Lưu ý, thuốc này uống vào lúc đói (4).
- Điều trị viêm đường hô hấp trên: Viêm đường hô hấp trên là một tổ hợp những bệnh như viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm thanh quản… Thông thường, các bệnh này có thể kéo theo một số biểu hiện như sổ mũi, ho, sốt, cảm mạo hoặc khó thở… Để điều trị các bệnh này, có thể dùng bài thuốc kết hợp ba vị thuốc sau: cỏ may, cỏ lá tre (đạm trúc diệp) (mỗi loại 15 g) và cây bình rượu (hồ lô trà) (9 g). Cách dùng: sắc lấy nước và chia thành 3 lần uống trong ngày (đặc biệt, bài thuốc này còn giúp người bệnh tiểu tiện thuận lợi hơn) (4).
- Điều trị giun đũa: Theo công trình Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, hạt cỏ may còn được dùng để điều trị giun đũa. Cách làm thuốc: lấy từ 18 – 20 g hạt cỏ may, sao vàng rồi sắc trong nửa lít nước, sau đó lọc bỏ bã rồi cô đặc thuốc cho đến khi còn khoảng 150 ml nước thì uống hết trong 1 lần (lưu ý uống sau bữa ăn) (5).
[size=undefined][size=undefined]
Ngoài ra, ở một số nước, nước sắc từ rễ cây cỏ may còn được dùng để điều trị tiêu chảy (4).
[img=0x0]https://caythuoc.org/wp-content/uploads/2019/09/Tinker.vn-4887430274_53986070be_z.jpg[/img]Hoa cỏ may
Những công dụng khác của cây cỏ may
Ở Trung Quốc, cỏ may được gọi là “trúc tiết thảo” (竹节草: cỏ đốt tre) vì thân cỏ có phân đốt. Cây được biết đến qua các tác dụng chính sau đây:[/size][/size]
- Công trình y học Sinh thảo dược tính bị yếu (thời nhà Thanh) có ghi về công dụng của cỏ may là: giúp giải độc, lợi tiểu tiện và điều trị bạch trọc (bệnh lậu).
- Công trình Lĩnh Nam thái dược lục còn ghi rằng rễ cỏ may được giã nát để đắp lên vết lở loét.
[size=undefined][size=undefined]
Liều dùng: Khi dùng trong thì sắc lấy nước uống từ 10 – 20 g dược liệu khô (hoặc 30 – 60 g dược liệu tươi). Khi dùng ngoài da, liều lượng thuốc tùy theo bệnh trạng, có thể giã nát rồi đắp hoặc nghiền vụn rồi rắc lên (theo baike.baidu.com) (6).
Lưu ý
Ngoài tác hại xâm lấn đất nông nghiệp và bị xem như một loài cỏ dại thì cây cỏ may vẫn chưa được báo cáo cụ thể về độc tính đối với người và động vật. Mặt khác, những tác dụng phụ của dược liệu này còn đang chờ nghiên cứu thêm. Vì vậy, trong mọi trường hợp có ý định dùng cỏ may làm thuốc, bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ để có hướng dẫn phù hợp nhất.
Nguồn tham khảo
[/size]
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. [/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,720
Threads: 407
Likes Received: 1,126 in 890 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Cải đất núi điều trị tiểu tiện khó, sưng đau cổ họng và vàng da
Tuyết Nhi 3 Thángtrước 0
Nói về các loại cải mọc hoang có dược tính cao thì có thể kể đến cây cải trời và cây cải đất núi.
Cây cải trời thì đã quá quen thuộc và với nhiều người thì nó còn là món rau nấu canh rất ngon. Còn với cây cải đất núi, thân lá trơn nhẵn thì ta ít gặp hơn.
Vậy, nó có tác dụng gì và có thể dùng điều trị bệnh không? Hãy cùng mình tìm hiểu nhé!
Vài nét về cây cải đất núi
Mục lục hiện
Cây cải đất núi có tên khoa học là Rorippa dubia. Ở Trung Quốc, nó được gọi là vô biện cự thái (无瓣蔊菜), có nơi gọi là trinh du thái (幹油菜) và thường mọc nhiều ở các tỉnh An Huy, Chiết Giang, Phúc Kiến, Hồ Bắc, Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Thiểm Tây, Tứ Xuyên, Vân Nam… Ở nước ta, cây này mọc rải rác nhiều nơi nhưng thường tập trung ở Hà Nội.
[img=0x0]https://caythuoc.org/wp-content/uploads/2022/01/qua-cai-dat-nui-e1642677171731.jpg[/img]Cải đất núi
Nhận dạng:
- Toàn cây không có lông, các lá gần gốc có xẻ thùy, các lá ở trên không xẻ thùy và mép lá có dạng răng cưa.
- Hoa của cây mọc thành chụm, có màu vàng nhạt, tương đối nhỏ và có 4 cánh hoa.
- Quả cải đất núi có 2 dãy hạt bên trong, hạt có màu nâu (1) (2) (3).
[size=undefined] [size=undefined]
Công dụng làm thuốc của cây cải đất núi
Theo nhà nghiên cứu Võ Văn Chi (trong công trình Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1) thì toàn cây cải đất núi đều có thể dùng làm thuốc (cũng có khi dùng riêng hạt).
Cụ thể, nó có vị ngọt nhẹ, tính mát và có các công dụng sau:
[/size][/size]
- Thanh nhiệt, giải độc, điều trị cảm mạo phát sốt.
- Giúp lợi tiểu, điều trị tiểu tiện khó khăn.
- Hoạt huyết, thông lạc.
- Điều trị sưng đau cổ họng.
- Điều trị ho do phổi nóng.
- Điều trị viêm khí quản mạn tính.
- Điều trị phong thấp khiến cho đau nhức xương khớp (cấp tính).
- Điều trị vàng da do viêm gan.
[size=undefined] [size=undefined]
Cách dùng: mỗi ngày, lấy từ 12 – 20 g toàn cây cải đất núi, rửa sạch, xắt nhỏ ra rồi nấu lấy nước uống (1).
Ở Trung Quốc, cây thuốc này còn được dùng với các công dụng như:
[/size][/size]
- Làm mạnh dạ dày.
- Giúp giảm đờm suyễn.
- Tán phong nhiệt và giúp tiêu sưng.
- Thúc đẩy tuần hoàn máu, thông kinh lạc.
- Điều trị thủy thũng.
- Điều trị bế kinh, đòn ngã tổn thương.
[size=undefined] [size=undefined]
Liều dùng: dạng thuốc sắc, 15 – 30 g toàn cây (nếu dùng khô), 30 – 60 g toàn cây (nếu dùng tươi).
Dùng ngoài da: lá cây cải đất núi có tính mát và có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Vì vậy, nó cũng được dùng ngoài da để điều trị mụn nhọt, nhọt độc, lở sơn, bỏng lửa và lở loét (rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước, thoa lên vùng da bị bệnh thường xuyên) (1) (2) (3).
[img=0x0]https://caythuoc.org/wp-content/uploads/2022/01/cai-dat-nui.jpg[/img]Cải đất núi
Lưu ý khi dùng[/size][/size]
- Phụ nữ mang thai không được dùng.
- Khi dùng cây thuốc này, cần tránh dùng cây hoàng kinh Vitex negundo (tức cây ngũ trảo) vì chúng kỵ nhau, nếu dùng chung sẽ khiến chân tay tê dại (2) (3).
[size=undefined] [size=undefined]
Thông tin thêm[/size][/size]
- Theo Bản thảo thập di thì thuốc có vị cay, tính ấm.
- Theo Quý Dương dân gian dược thảo thì thuốc có vị cay, tính mát (2) (3).
- Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về dược tính của cây cải đất núi vẫn còn ít. Trong khi đó, trong mối tương quan về dược tính của loài này so với các loài khác thì có thể thấy, cây cải đất núi có giá trị y học không thể phủ nhận (đặc biệt là trong điều trị các bệnh như vừa kể trên). Vì vậy, hy vọng trong tương lai, cây thuốc này sẽ được chú ý nhiều hơn.
[size=undefined] [size=undefined]
Nguồn tham khảo
[/size]
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
GỌI: 0978.784411
Đặt thuốc
[/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,720
Threads: 407
Likes Received: 1,126 in 890 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Úc lý nhân nhuận tràng, giúp thông đại tiện và tiểu tiện
Tuyết Nhi 1 Nămtrước 0
Trong Đông y có vị thuốc “úc lý nhân” (郁李仁) là nhân hạt của một số loài mận, có hương thơm và chữ “úc” (郁) chính là để chỉ mùi hương ấy (“lý” 李 là mận) (1) (2).
Loại mận này là cây thuốc cổ truyền của người Trung Quốc nhưng ở Việt Nam cũng có trồng. Khi nói đến úc lý nhân là nói đến vị thuốc chuyên làm trơn ruột và điều trị các bệnh về hệ bài tiết. Vậy, vị thuốc này có những công dụng nào cần chú ý?
Vài nét về úc lý nhân
Mục lục hiện
Cây úc lý (hay uất lý) có tên khoa học là Prunus japonica, thuộc họ Hoa hồng (3).
[img=0x0]https://caythuoc.org/wp-content/uploads/2020/12/qua-uc-ly-nhan-e1607312352725.jpg[/img]Quả úc lý (Prunus japonica)
Trong Đông y, úc lý nhân có thể được lấy từ nhân hạt của loài cây trên hoặc nhân hạt của loài Prunus humilis, loài Prunus tomentosa… (6).
Các tên khác: Trong Y tâm phương – một trong bốn kiệt tác y học của Trung Quốc thì úc lý nhân được gọi là “lý tử” (4). Trong Dược tài học, nó được gọi là “lý nhân nhục”. Trong Toàn quốc Trung thảo dược hối biên, nó được gọi là “tiểu lý nhân” (2).
Công dụng chủ yếu của úc lý nhân
Úc lý nhân có hương thơm, vị ngọt và chua, tính bình và là vị thuốc lành tính, không có độc. Khi dùng, thuốc này thông vào kinh Tỳ và Đại tiểu trường (1).
Các công trình y học có ghi chép về công dụng của vị thuốc như sau:
- Theo sách của Yên Quyền (thời nhà Đường) thì vị thuốc này giải quyết được tình trạng “khí kết trong ruột“.
- Theo sách của Lý Đông Nguyên (thời nhà Nguyên) thì vị thuốc này cải thiện được chứng “đại tràng khí trệ, táo kết không thông“.
- Theo sách của Mậu Hy Ung (thời nhà Minh) thì vị thuốc này chuyên điều trị các chứng như “bụng báng nước, chân tay phù thũng” (1).
[size=undefined][size=undefined]
[img=0x0]https://caythuoc.org/wp-content/uploads/2020/12/uc-ly-nhan-1-e1607312450601.jpg[/img]Vị thuốc úc lý nhân
Trong công trình Thuốc Bắc thường dùng, vị thuốc này cũng được ghi chép với các công dụng chủ đạo sau:
[/size][/size]
- Phá huyết.
- Giúp nhuận táo, làm thông đại tiện.
- Điều trị chứng đại tiện táo kết.
- Giúp lợi tiểu, tiêu thũng.
- Điều trị các chứng báng nước, mặt và tay chân phù thũng.
[size=undefined][size=undefined]
Liều lượng: mỗi ngày dùng từ 4 – 12 g úc lý nhân (1).
Lưu ý: Những người âm hư và tân dịch thiếu thì không nên dùng thuốc này (1). Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai và những người cơ thể đang bị mất nước cũng không nên dùng.
Ngoài ra, trong quá trình dùng thuốc, nếu thấy bệnh vừa khỏi thì ngưng, không nên uống lâu ngày để tránh hao tổn sức khỏe (6).
Các bài thuốc thường dùng
1. Điều trị chứng bí kết, đại tiện và tiểu tiện không thông (ở trẻ nhỏ)[/size][/size]
- Chuẩn bị: úc lý nhân (4 g, bỏ vỏ), đại hoàng (4 g, tẩm rượu, sao lên) và hoạt thạch (40 g, thường ở dạng bột).
- Thực hiện: nghiền nhỏ các vị thuốc trên rồi trộn với nước cơm và vo thành dạng viên nhỏ cho dễ uống (chia thành nhiều ngày).
- Ghi chú: Với trẻ nhỏ 3 tuổi thì uống ba ngày, uống với nước, liều lượng theo chỉ định của thầy thuốc với từng độ tuổi (1).
[size=undefined][size=undefined]
2. Điều trị khí huyết ứ trệ khiến cho trướng bụng, phù tay chân (ở phụ nữ)[/size][/size]
- Chuẩn bị: úc lý nhân (40 g, bỏ vỏ), mộc hương (20 g), sinh địa hoàng (28 g), duyên hồ sách (20 g), khiên ngưu tử (40 g), quất hồng bì (20 g), quế (20 g) và hạt cau khô (tức tân lang, 28 g).
- Thực hiện: lấy các vị thuốc trên nghiền nát thành bột và để dùng dần, mỗi lần uống thì lấy 8 g bột ấy hòa với rượu ấm mà uống (5).
[size=undefined][size=undefined]
Về tác dụng kháng khuẩn của cây úc lý Prunus japonica
Theo tạp chí Advances in Traditional Medicine, chiết xuất MeOH từ nhân hạt cây úc lý Prunus japonica (có chứa axit linoleic) đã cho thấy tính chất kháng khuẩn đáng kể (chống lại sự phát triển của Propionibacterium acnes – vi khuẩn gây mụn trứng cá) (7).
Nguồn tham khảo
[/size]
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn[/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,720
Threads: 407
Likes Received: 1,126 in 890 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Lan trúc điều trị đau thấp khớp, phù thũng và vàng da do viêm gan
Tuyết Nhi 1 Nămtrước 0
Họ nhà Lan có rất nhiều loài được dùng làm thuốc như lan bạch cập, lan thạch hộc,lan trúc, lan cuốn chiếu (bàn long sâm)… Trong đó, lan trúc là loài có hoa trắng hồng tim tím rất đẹp.
Nếu bạn muốn trồng một loài lan vừa đẹp lại vừa có thể dùng làm thuốc thì lan trúc sẽ là một gợi ý cho bạn đấy. Hơn nữa, thân lá và cả hoa của cây đều mảnh khảnh, thanh nhã nên rất thích hợp với phụ nữ.
Vài nét về lan trúc
Mục lục hiện
Cây có tên khoa học là Arundina graminifolia (ở Trung Quốc gọi là trúc diệp lan 竹叶兰) (1).
Gọi là lan trúc vì thân lá của nó giống như cây trúc. Tuy nhiên, loài lan này chỉ cao khoảng 80 cm trở lại và là loài sống địa sinh (sống bằng đất, không sống trên cây gỗ mục, than đá hay đá như nhiều loại lan khác).
[img=0x0]https://caythuoc.org/wp-content/uploads/2021/04/mot-bui-lan-truc.jpg[/img]Một bụi lan trúc
Hoa lan trúc không nhiều nhưng mọc cao, có màu trắng pha hồng tím, cánh hoa có nhiều gân và cánh môi có đốm vàng. Ở nước ta, loài lan này được tìm thấy tại Lâm Đồng, Dak Lak, Huế, Quảng Ninh, Sơn La… và nhiều tỉnh miền núi khác (ngoài ra, ở Trung Quốc, Ấn Độ, Butan và nhiều nước Đông Nam Á cũng có loại lan này) (2).
Công dụng làm thuốc của cây lan trúc
Theo y học cổ truyền, lan trúc có vị đắng, tính bình và được biết đến với nhiều công dụng như:
- Thanh nhiệt, điều trị vàng da do viêm gan.
- Giúp giảm đau và tiêu viêm.
- Làm tan ứ đọng (dùng khi bị đòn ngã tổn thương, tụ máu bầm).
- Khư phong thấp (điều trị đau thấp khớp).
- Giúp lợi niệu, điều trị phù thũng và các bệnh về đường tiết niệu.
- Giúp giải độc, sơ cứu khi bị rắn cắn (uống và đắp).
[size=undefined][size=undefined]
Cách dùng: mỗi ngày sắc uống từ 10 – 15 g toàn cây hoặc thân rễ.
Riêng với trường hợp sơ cứu khi bị rắn cắn, bên cạnh việc sắc lấy nước uống với liều lượng như vừa nêu trên thì ta cũng cần giã nát cây tươi rồi đắp lên vết rắn cắn, sau đó đưa nạn nhân đến trạm y tế để chẩn đoán thêm (2).
[img=0x0]https://caythuoc.org/wp-content/uploads/2021/04/hoa-lan-truc.jpg[/img]Hoa lan trúc
Với trường hợp viêm mủ da hoặc bị mụn nhọt ngoài da, bạn cũng có thể giã nát cây tươi rồi đắp lên (2).
Các nghiên cứu về cây lan trúc
Trên thế giới, cây lan trúc được nghiên cứu và biết đến với các hoạt tính như:[/size][/size]
- Hoạt tính chống ung thư: Theo tạp chí The American Chemical Society and American Society of Pharmacognosy, kết quả nghiên cứu cho thấy trong cây lan trúc có nhiều hoạt chất có thể chống lại năm dòng tế bào ung thư ở người (3).
- Hoạt tính kháng khuẩn và chống tan máu: Theo tạp chí Natural Product Research, nhiều hoạt chất có trong cây lan trúc đều có tác dụng kháng khuẩn (chống lại các vi khuẩn phổ biến như Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis and Escherichia coli), ngoài ra còn giúp chống tan máu (4).
[size=undefined][size=undefined]
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về dược tính của loại lan này vẫn còn khá khiêm tốn. Tuy nhiên, nó có ý nghĩa bổ sung tư liệu cho việc sử dụng trong y học cổ truyền.
Thông tin thêm
Cây lan trúc có rất nhiều tên gọi. Ở Đài Loan, người ta gọi nó là “vi thảo lan” (苇草兰, nghĩa là lan sậy) vì kích thước của cây cao lớn hơn các loại lan thông thường, nhìn từ xa trông như một bụi lau sậy vậy.
Mặt khác, hoa của cây có các cánh xòe đặc biệt, màu sắc hấp dẫn, nhìn từ xa trông như những con chim đang bay lượn giữa thảo nguyên hoang dã, vì vậy, có nơi người ta còn gọi nó là “điểu tể lan” (鸟仔兰) (1).
Ở Trung Quốc, thân rễ và toàn cây của loài lan trúc cũng được dùng làm thuốc với các công dụng tương tự như ở Việt Nam. Tuy nhiên, ngày nay, các loài lan nói chung đa phần chỉ được biết đến với vai trò làm cảnh (công dụng làm thuốc chỉ được biết đến trong giới nghiên cứu và thực hành y học).
Nguồn tham khảo
[/size]
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn[/size]
Be Vegan, make peace.
|