2022-02-22, 11:57 AM
Duke Karaoke
|
2022-02-22, 12:21 PM
Bất quá tam, sẵn đang có trớn, wất luôn bài này nè cả nhà
Qua Cơn Mê Ước mong ngày đó sớm về Qua cơn bão lửa ta thề bên nhau Quê Hương quên những niềm đau Chung tay dựng lại tươi màu Việt Nam 🙏💖🙏 Quote:Bài hát Qua Cơn Mê của 2 tác giả Trần Trịnh, Nhật Ngân sáng tác năm 1971. Hai tác giả Trần Trịnh và Nhật Ngân sáng tác bài này, cùng với bài Một Mai Giã Từ Vũ Khí, để thể hiện nỗi mong mỏi chiến tranh nhanh kết thúc và người lính được trở về, nhân sự kiện sắp ký hiệp định Paris để kết thúc chiến tranh VN. Đây là 1 trong những bài hát có nhiều ca sĩ hát nhất cả trước và sau năm 1975. *có 1 tiếng pháo mừng trong bài, đừng giật mình nhé mọi người
2022-02-23, 11:37 AM
TÌNH (VĂN PHỤNG) Tình là một truyện muôn màu Tình là mình thành vui thật mau Tình là một bài thơ sầu Tình là mình thành nhớ thương nhau Tình đẹp tựa mùa thu vàng Tình mình nhiều mộng ước mênh mang Tình là một chuyện huy hoàng Tình là mình thành nhớ hoang mang .... Mời các bạn nghe hát: https://www.ikara.co/recording/tinh-4803587973971968 Nhà thơ Du Tử Lê đã viết về mối tình của nhạc sĩ Văn Phụng và nữ ca sĩ Châu Hà: “Một trong những bí nhiệm đời sống một con người là tình yêu. Tình yêu có thể dẫn tới hôn nhân hay không, theo tôi, lại là một bí nhiệm khác của Thượng đế. Nó nằm ngoài ta như những cõi giới mà chúng ta không hiểu được. Cuộc tình giữa Văn Phụng - Châu Hà với tôi là điển hình, như một thí dụ cụ thể. Trước năm 1954, ở Hà Nội, tình yêu đã sớm đến với họ khi nhạc sĩ Văn Phụng và ca sĩ Châu Hà còn rất trẻ. Những người biết chuyện cho rằng đó kết hợp không thể đẹp hơn của một đôi trai tài và gái sắc. Với Châu Hà, ngoài nhan sắc, còn là tiếng hát uy lực nhất để rao giảng những ca khúc viết về tuổi trẻ, tình yêu, quê hương và đất nước của một Văn Phụng nhạc sĩ…” Nữ ca sĩ Châu Hà đã kể về buổi đầu gặp gỡ nhạc sĩ Văn Phụng và hai người đã bị tiếng sét ái tình ra sao: “Ngày xưa đó ở Hải Phòng, ba của anh Phụng mướn nhà của ba tôi. Một hôm, anh Phụng đến thăm ông cụ. Lúc đó, tôi ngồi ở trên lầu vừa hong tóc vừa dạo đàn. Anh ấy nghe thấy tiếng đàn piano ở trên lầu, mới tò mò bước lên cầu thang, và đứng ở ngưỡng cửa. Tôi đang dạo đàn thì trông thấy bóng người đứng ở ngưỡng cửa, tôi quay ra thì ra là một chàng trai không quen biết. Anh ấy cúi đầu chào và tự giới thiệu “Tôi là Văn Phụng, tôi đến thăm thầy tôi ở dưới nhà mà tôi nghe thấy tiếng đàn ở trên này, tôi đánh bạo lên đây để làm quen. Thì ra cô đang đánh đàn”. Anh ấy nhìn tôi kỹ hơn, khi thấy tóc tôi dài chấm đất thì anh ấy buột miệng nói: “Suối tóc”! Rồi anh ấy quay lại hỏi tôi là "cô đang dạo bài gì đó mà sao nghe hay thế?". Tôi trả lời là của Eddy Duchin thì anh mới bảo: “Xin phép cô cho tôi dạo thử một tí được không?” Tôi bảo: “Vâng, mời anh ngồi”. Anh ấy đàn thì tôi mới biết rằng tôi vừa mới múa rìu qua mắt thợ. Anh ấy đàn hay quá! Mặc dù lần đầu chơi bản nhạc này mà anh ấy đàn như mưa như gió, rất là hay! Thành ra đó là một kỷ niệm rất đẹp trong đời chúng tôi. Năm đó là năm 1952.” Hai người đã yêu nhau khi mới gặp mặt nhau, nhưng gia đình không chấp nhận cho hai người đến với nhau, Châu Hà bị cha mẹ ép buộc lấy chồng rồi Văn Phụng cũng lấy vợ theo ý nguyện của cha mẹ. Mối tình chớm nở đẹp như “một truyện muôn màu” và khiến cho hai người “hạnh phúc thật mau” đã nhanh chóng trở thành “một bài thơ sầu” và trong tâm hồn hai người chỉ còn lại “một niềm nhớ thương nhau”. Khi vào miền Nam lập nghiệp, Văn Phụng đã thành lập một ban tam ca nam rồi trở thành nhạc trưởng của Đài phát thanh quân đội và phụ trách chương trình ca nhạc của Đài phát thanh Sài gòn, còn Châu Hà trở thành một nữ ca sĩ nổi tiếng và tuy không được ở bên nhau, hai người vẫn “yêu nhau trong tiếng ca, tiếng đàn” hay nhớ đến nhau khi nhìn thấy “muôn tia nắng” hay “ánh trăng mơ màng”, khi “sương thu rơi” hay khi “mưa đông rơi”. Ở hai khung trời cách biệt, hai người cảm nhận tình yêu là “một chuyện chia lìa” khiến cho đôi lòng “thổn thức đêm khuya” để rồi đôi lúc tự trách mình “yêu chi cho thương nhớ”, “yêu chi cho thương đau”, “yêu chi cho mãi âu sầu”. Bản nhạc “Tình” được Văn Phụng sáng tác trong khoảng thời gian hai người gặp lại nhau tại Sài gòn khi cùng tham gia hoạt động âm nhạc đã thể hiện mối tình u buồn nhưng trong sáng của hai người vì hoàn cảnh mà không thể đến được với nhau. Thế nhưng mối tình của chính Châu Hà và Văn Phụng lại có một kết thúc có hậu: năm 1963, hai người đã có thể đến với nhau và ở bên nhau cho đến khi Văn Phụng tạ thế vào năm 1999. Huỳnh Duy Lộc
2022-02-23, 12:02 PM
TRÁI TIM MÙA ĐÔNG (TRÚC HỒ)
Mời các bạn nghe hát: https://www.ikara.co/recording/trai-tim-...0648462336 Trúc Hồ tên thật là Trương Anh Hùng, sinh năm 1964 tại Sài gòn, cha là nhạc sĩ Trúc Giang, một hạ sĩ quan trong ban Quân nhạc của Phủ Tổng thống do Đại tá Trần Văn Tín chỉ huy. Cha anh mở lớp dạy nhạc tại nhà nên mới lên 4 tuổi, anh đã biết chơi trống, lên 6 tuổi đã biết đàn keyboard và theo người lớn đi trình diễn trong những đám cưới. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Trúc Hồ chỉ mới 11 tuổi, chưa có ý niệm gì về sự thay đổi thể chế chính trị mà chỉ bắt đầu nhìn thấy cuộc sống của gia đình có nhiều đổi thay và có nhiều khó khăn hơn thời kỳ cha anh còn ở trong quân ngũ. Năm 1981, anh vượt biên bằng đường bộ qua ngã Cambodia rồi định cư tại thành phố San Francisco (California). Anh học piano cổ điển và khoa Sáng tác tại Trường Goldenwest và Long Beach, viết ca khúc đầu tay “Dòng sông kỷ niệm” (1981) rồi sáng tác gần 100 ca khúc cho các chương trình ca nhạc của Trung tâm Asia của nhạc sĩ Anh Bằng. Các nhạc phẩm của Trúc Hồ chưa được phép lưu hành tại Việt Nam, nhưng một số ca khúc của anh rất quen thuộc với thính giả trong nước như “Em đã quên một dòng sông” (ghi tên tác giả là Hải Triều), “Cơn mưa hạ” (được ghi là nhạc Hoa)... Nhá báo Trường Kỳ đã nhận định về dòng nhạc Trúc Hồ: “Cũng như đại đa số những nhạc sĩ sáng tác thuộc thế hệ sau ở hải ngoại, dòng nhạc của Trúc Hồ, do ảnh hưởng của sự hấp thụ từ một nền giáo dục âm nhạc Âu Mỹ, nên từ âm giai đến tiết điệu đã phần nào thoát khỏi những khuôn sáo cũ để mang một sắc thái mới mẻ hơn, phù hợp với sự thưởng thức của lớp khán giả trẻ tuổi, nhất là lớp trẻ trưởng thành tại hải ngoại. Về lời ca cũng vậy, sự diễn tả một cách trừu tượng, bóng bẩy đã nhường chỗ cho những lời ca giản dị, chân thành xuất phát từ tâm hồn, tuy nhiên không phải thế mà mất đi tính chất đặc thù của nền văn hóa Việt Nam. Là một người rất thích học hỏi về văn chương Việt Nam nên ngay từ khi sang Mỹ, khi mới được 17 tuổi, anh đã vùi đầu vào những sách báo về thơ văn Việt Nam mà khi ở trong nước đã không có cơ hội theo dõi. Cũng nhờ yêu thích thơ văn nên cách sử dụng ngôn từ của Trúc Hồ không hề gặp phải một trở ngại nào, trái lại còn hòa hợp được với những tư tưởng mới mẻ của nền văn hóa mới tại Hoa Kỳ để nói lên được những cảm nghĩ của mình một cách thẳng thắn, bằng những lời ca giản dị nhưng không thiếu phần bóng bẩy được thể hiện qua những nhạc phẩm của anh như ‘Dòng sông kỷ niệm’, ‘Nhịp điệu tình yêu’, ‘Và hôm nay’, ‘Tìm em trên phố lạ’, ‘Trái tim mùa đông’, ‘Một lần nữa thôi’, ‘Trái tim về đâu’, ‘Sẽ hơn bao giờ hết’, ‘Hơi thở tình yêu’. Ngoài việc sáng tác, Trúc Hồ còn là một nhạc sĩ soạn hòa âm, khởi đầu từ thời kỳ anh còn cộng tác với ban nhạc Anh Tài vào năm 1986. Ngoài ra, anh đã từng soạn nhạc cho cuốn phim ‘Cơn mưa hạ’ cũng do Trung tâm Asia sản xuất. Riêng về phần sáng tác, nhạc của Trúc Hồ đã tỏ ra rất thích hợp với lời ca do nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng soạn, do đó hai người đã hợp soạn nhiều nhạc phẩm đặc sắc như ‘Bên em đang có ta’, ‘Một ngày Việt Nam’, ‘Những bước chân Việt Nam’, ‘Việt Nam về trong nỗi nhớ’, ‘Hẹn nhau năm 2000’… Nhạc phẩm đầu tiên của Trúc Hồ ra đời vào năm 1981 mang tựa đề ‘Dòng sông kỷ niệm’ trước khi anh rời Việt Nam để nhớ về mối tình đầu với một thiếu nữ học cùng bậc trung học với anh, hiện đã lập gia đình. Sang đến Mỹ, Trúc Hồ mới hoàn tất phần soạn lời cho nhạc phẩm này mà một thời gian sau, từ khi được đưa lên video và CD đã được khán thính giả đón nhận ngay. Tuy nhiên cũng có trường hợp đến từ tâm sự hay những câu chuyện của những người chung quanh hoặc đến từ những ý tưởng qua sách vở, báo chí. Nhạc phẩm gây nhiều tiếng vang sau đó mang tựa đề ‘Trái tim mùa đông’ sáng tác vào năm 1989 cũng đã được đón nhận một cách nồng nhiệt sau khi Trúc Hồ về hợp tác với Trung tâm Asia trong vai trò giám đốc âm nhạc”. (Trúc Hồ với dòng nhạc và dòng sông) “Trái tim mùa đông” là lời của một người đàn ông đã gặp người phụ nữ mình yêu quá muộn màng, trái tim đã cằn cỗi, không còn tình cảm nồng nàn sau nhiều năm bươn chải với đời, giống như một trái tim khô héo giữa mùa đông lạnh giá. Hai người không nói với nhau được một lời nào, nhưng ánh mắt và nụ cười đã bộc lộ tình cảm thắm thiết dành cho nhau. Dù vậy, anh là người đến sau nên tình duyên đã lỡ làng, gần gũi với người anh yêu chưa được bao lâu đã phải xa nhau như cơn mưa đến và đi thật vội vàng. (Huynh Duy Loc)
2022-02-23, 01:33 PM
Góc phố rêu xanh (Remix) - ST: Nhật Trung
Mời các bạn nghe: https://www.ikara.co/recording/goc-pho-r...DymWsbBB4Y
2022-02-23, 01:39 PM
BIỆT KINH KỲ - ST: Minh Kỳ
Mời các bạn nghe: https://www.ikara.co/recording/biet-kinh...pkf_nHjpHQ Nhạc khúc hào hùng viết tặng những chàng trai xếp bút nghiên theo nghiệp cung đao của Minh Kỳ trong “Biệt kinh kỳ” by Mẫn Nhi Nhạc khúc hào hùng viết tặng những chàng trai xếp bút nghiên theo nghiệp cung đao của Minh Kỳ trong “Biệt kinh kỳ” Minh Kỳ là một trong ba nhạc sĩ иổi tiếng của nhóm Lê Minh Bằng, tên tuổi ông được biết đến nhiều qua ca khúc иổi tiếng Xuân đã về. Minh Kỳ tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Mỹ, gốc Huế nhưng sinh tại Nha Trang, Khánh Hòa. Theo gia phả hoàng tộc triều Nguyễn, Minh Kỳ là cháu 6 đời của Vua Minh Mạng. Năm 1957, ông vào định cư tại Sài Gòn. Ông cùng với Anh Bằng, Lê Dinh lập nên nhóm Lê Minh Bằng vào năm 19659. Ông từng giữ chức vụ Đại úy cảnh ѕáт Việt Nam Cộng Hòa. Nền âm nhạc nước nhà vắng bóng một nhạc sĩ tài hoa đêm ngày 31 tháng 8 năm 1975, ông thiệt мạиɢ vì lựu đạи иổ khi đang ngồi ăи cơm cùng bạn тù trong sân. “Riêng tặng những chàng trai xếp bút nghiên theo nghiệp đao cung” là lời nhắn của Minh Kỳ dành cho những chàng trai trẻ chuẩn bị gác bút nghiên lên đường hành quân trong nhạc khúc “Biệt kinh kỳ”. Nhan đề bài hát là một từ Hán Việt, mang ý nghĩa từ biệt kinh đô. Và cả nhạc khúc là áng thơ tái hiện lại những chuẩn bị cũng như tâm trạng chia ly của những người lính mà vốn là những chàng học trò, nay xếp bút nghiên theo nghiệp binh đao ra cнιếɴ trường bảo vệ Tổ quốc. Bạn ơi ! quan hà xιɴ cạn chén ly bôi Ngày mai tôi đã đã đi xa rồi Thành đô lưu luyến chắn bước chân tôi trước giờ chia phôi mấy ai không bùi ngùi kỷ niệm buồn vui mãi ghi trong lòng tôi. Rồi đây mai ngày ai hỏi đến tên tôi Bạn ơi ! hãy nói “khoác cнιếɴ y” rồi Người thư sinh ấy đã xếp bút nghiên giã từ trường yêu với bao nhiêu bạn hiền có về là khi nước non vui bình yên. Biệt kinh kỳ là một bài hát được tác giả trau chuốt từng câu từ, lời từ được chắt lọc và sử dụng hết sức côɴԍ phu. Ngay từ câu đầu tiên mở đầu bài hát, ta có thể cảm nhận được nỗi niềm thân thương mà tác giả muốn gửi gắm qua tiếng gọi “Bạn ơi!”. Tiếng gọi bạn đầy thân thương như gọi một người thân quen và luôn bên ta, người nghe như cảm được tiếng gọi ấy, như cнíɴн mình là “bạn lính” mà tác giả gọi. “Quan hà xιɴ cạn chén ly bôi”, câu hát sử dụng từ Hán việt mang một chất thơ trong từng cung nhạc. Quan hà được hiểu là người khách qua sông, nay xιɴ khách dừng lại cạn cùng tôi “chén ly bôi”, cạn chén rượu chia xa. Vì ngày mai đây, “ta đã, đã đi xa rồi”, câu hát ngập ngừng mang theo cả sự bùi ngùi và luyến tiếc của chàng thư sinh trước buổi chia ly chuẩn bị khoác lên mình tấm áo lính mang nghiệp binh đao. “Thành đô lưu luyến chắn bước chân tôi/ trước giờ chia phôi mấy ai không bùi ngùi”, tại buổi chia ly mượn chén rượu thay lời tiễn đưa nhau, phía chia ly cách xa mấy ai không bùi ngùi nhớ thương và luyến tiếc chốn thành cô nơi ta khôn lớn. Hết hôm nay thôi, qua ngày mai mọi kỷ niệm buồn vui về chốn thành đô này, tôi xιɴ khắc ghi mãi trong tim mình. Bạn ơi, nếu ngày mai có ai hỏi tin tôi, xιɴ hãy nói tôi đã “khoác cнιếɴ y”, nay tôi đã xếp bút nghiên và giã từ trường yêu, giã từ bao bạn hiền từng gắn bó mà lên đường cнιếɴ chinh vì một ngày mai “nước non vui bình yên” tôi lại về. Theo Thời Xưa . VN
2022-02-24, 09:51 AM
CĂN NHÀ NGOẠI Ô
Mời các bạn nghe: https://www.ikara.co/recording/can-nha-n...2773683200 Nhạc sĩ Anh Bằng sáng tác ca khúc Căn Nhà Ngoại Ô năm 1966, lúc ông đã 40 tuổi và yên bề gia thất. Bài Căn Nhà Ngoại Ô cũng giống như nhiều bài hát khác của Anh Bằng, không phải là câu chuyện có thật của đời ông. Đó có thể chỉ là câu chuyện mà tác giả tưởng tượng thành, nhưng lại là hoàn cảnh có thực của cả một thế hệ tuổi trẻ năm xưa: Gặp nhau, yêu nhau, rồi lại xa nhau vì hoàn cảnh đất nước. Khác với các câu chuyện thường thấy về một người con gái hậu phương thương nhớ chờ chồng (hoặc người yêu) nơi tiền phương, chuyện tình trong Căn Nhà Ngoại Ô là câu chuyện của hai người cùng là quân nhân. Bài hát Căn Nhà Ngoại Ô có thể xem là một trong những bài nhạc vàng hiếm hoi có nhắc đến người nữ quân nhân (bên cạnh bài Người Nữ Đồng Đội của nhạc sĩ Song Ngọc). Tôi ở ngoại ô, một căn nhà xinh có hoa thơm trái hiền Gần kề lối xóm, có cô bạn thân sớm hôm lo sách đèn Hai đứa chưa ước hẹn lấy một câu, chưa nghĩ đến mai sau Nhưng đêm thức giấc ngỡ ngàng Nghe lòng thương nhớ biết rằng mình yêu… Ngoại ô là vùng ở ngoài rìa thành phố, nơi yên tĩnh không ồn ào náo nhiệt như trong nội ô. “Một căn nhà xinh có hoa thơm trái hiền” gợi nên một căn nhà lý tưởng có cây cối hoa trái hiền hòa ở nơi không xa quá đô thành, là mơ ước của những ai không thích cuộc sống xô bồ tấp nập nơi chốn phồn hoa. Lời đầu của bản nhạc kể về một nơi chốn bình yên như vậy, và chuyện tình học trò với chàng trai và cô bạn lối xóm cũng êm đềm thơ mộng không kém. “Chưa ước hẹn lấy một câu, chưa nghĩ đến mai sau” là những thứ “chưa” rất thường tình của các chuyện tình học trò thời xưa. Có nhiều lứa đôi mến nhau mà chỉ thầm để ý đến nhau thôi, chứ không ai dám nói lên lời yêu của lòng mình vì họ còn trong lứa tuổi học trò, chỉ chuyên tâm đến chuyện học hành. Những chuyện tình không dám ngỏ, cứ khép kín hoài chỉ riêng mình biết, mơ mơ hồ hồ trong tâm tưởng một thứ “gần như là tình yêu”. Nề nếp gia phong lễ giáo là bức tường rêu bấy lâu đã ngăn cản chuyện yêu đương thời mới lớn, nhưng nay làm sao ngăn được đôi tim thanh xuân vừa chớm biết thổn thức. Những đêm thâu thức giấc trong ngỡ ngàng, cả hai người cùng thấy dậy lên trong mình những cảm giác yêu thương vừa mới mẻ, vừa lạ lùng, mới biết rằng mình đã yêu người hàng xóm. Theo nhacxua.vn
2022-04-05, 10:28 AM
Chào cả nhà,
Mời nghe Thánh Ca Mùa Chay 2022 Hãy Trở Về https://www.ikara.co/recording/hay-tro-v...5344186368
2022-04-05, 10:30 AM
2022-04-06, 07:27 PM
2022-04-06, 08:18 PM
Mời cả nhà nghe thánh ca
Tự Tình ST: Sr. M. Tigon https://www.ikara.co/recording/tu-tinh-n...2737319936
2022-04-25, 09:25 AM
TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30 THÁNG 4
Bao lời muốn nói nhưng cũng nghẹn Yêu thương trao gởi Sài Gòn nghen, Một thời ấm êm ghi nhớ mãi Tình này xin giữ trọn đời heng! Mời cả nhà nghe ca khúc Nghìn Trùng Xa Cách ST: Phạm Duy https://www.ikara.co/recording/nghin-trung-xa-cach-nam-6349079298048000 [url=https://www.ikara.co/recording/nghin-trung-xa-cach-nam-4890003477233664?fbclid=IwAR2NLTORsvtdY2rrseTpQZer-_YW-nxyzCAXCOXZaWNxntz79ELf5c_YDjI][/url]
2022-04-25, 12:54 PM
Mời cả nhà nghe ca khúc
Bài Hương Ca Vô Tận ST: Trầm Tử Thiêng https://www.ikara.co/recording/bai-huong...1400776704 ‘Bài Hương Ca Vô Tận,’ nhạc tình mùa chinh chiến của Trầm Tử Thiêng Vann Phan/Người Việt SANTA ANA, California (NV) – “Hát nữa đi Hương, hát điệu nhạc buồn điệu nhạc quê hương/ Hát nữa đi Hương, hát lại bài ca tiễn anh lên đường…” Bìa nhạc phẩm “Bài Hương Ca Vô Tận” của nhà phát hành Minh Phát năm 1967. (Hình: Tài liệu) Hương ơi! Trong giây phút biệt ly, xin em chớ để tâm hồn nặng câu lưu luyến mà hãy hát lại bài ca tiễn anh lên đường làm nhiệm vụ người trai thời ly loạn, cho dù đây cũng là điệu nhạc buồn muôn thuở của quê hương mình trải qua bao cuộc xung đột triền miên, từ thời thực dân xâm lược cho đến thời nội chiến từng ngày. Nền hòa bình mà cả hai miền Nam, Bắc đã tốn biết bao xương máu mới giành được từ tay thực dân, đế quốc nay lại đang có nguy cơ tiêu tan chỉ sau ba, bốn năm tồn tại, vì tham vọng của bên này cứ muốn giành lấy độc quyền cai trị đất nước chứ không muốn để cho bên kia cùng tồn tại trong hòa bình, thực hiện quyền tự quyết định lấy tương lai chính trị và kinh tế của người dân sinh sống trên cả hai miền đất nước. Và nếu không có sự đồng thuận nào về tương lai của dân tộc thì không ai biết chắc được cuộc chiến huynh đệ tương tàn này sẽ kéo dài cho tới bao giờ, trong khi cái chuyện miền Nam và miền Bắc có cơ hội được thống nhất một nhà để vợ chồng khỏi chia lìa, anh em không xa cách và mẹ con được sum vầy phải nói là một điều may mắn quá hiếm hoi. Vậy thì, xin em cứ tiếp tục hát lên những bài tình ca quê hương muôn thuở, đừng bận lòng làm chi vì những khắc khoải đợi chờ cái ngày vui đoàn viên ấy: “Ngày đao binh chưa biết còn bao lâu/ Cuộc phân ly may lắm thì qua mau/ Hát nữa đi Hương, hát để đợi chờ…” Mặc dù đất nước mình đang lâm cảnh chinh chiến đau thương, khiến cho quê hương xơ xác, điêu tàn đến thế, nhưng “Hương ơi! Sao tiếng hát em nghe vẫn dạt dào, nghe vẫn ngọt ngào…” làm cho lòng người càng thêm nao nao xúc động. Những khúc hát mà em ca, cho dù về những cuộc tình nồng thắm, hay ngay cả những đoạn tính buồn dang dở, những tan tác, điêu linh, bãi bể nương dâu mà người dân lành phải hứng chịu trong khói lửa chiến tranh cũng đều khơi dậy những rung động dạt dào như thuở nào trong lòng người dân miền Nam hiền hòa: “Dù em ca những lời yêu đương, hay chuyện tình gãy gánh giữa đường/ Dù em ca nỗi buồn quê hương, hay mưa giăng thác đổ đêm trường…” Nhìn em ca thấy cả một trời hoa mộng, đôi môi em mấp máy dịu dàng và làn tóc mềm mại bồng bềnh như chơi vơi trên bờ vai em rung động nhẹ nhàng, vậy thì cứ hát mãi nghe em, để cho má em thêm tươi hồng và để cho người em giữ mãi nét thanh xuân: “Hát chuyển vai em tóc xõa bồng mềm, dịu ngọt môi em/ Hát mãi nghe Hương cho hồng làn da kẻo đời chóng già…” Không còn nghi ngờ gì nữa, giọng hát ngọt ngào và dạt dào tình cảm của em chính là món quà vô giá mà em thừa hưởng được từ mẹ hiền qua những bài hát ru con, những câu ca dao mà mẹ hát cho em nghe ngày em còn nằm trong nôi, và giờ thì em hãy hát cho cha nghe để người thấy ấm áp tuổi già: “Ngày xa xưa em vẫn nằm trong nôi, mẹ ru em câu hát dài buông lơi/ Hát để yêu cha ấm lại ngày già…” Rồi giọng hát đó của em bỗng chuyển thành não nuột với những ca khúc kể lể những đau thương của người dân vì cuộc chiến tranh phá hoại của Cộng Sản tại Miền Nam Tự Do mặc dù hòa bình đã đạt được ở hai bên bờ sông Bến Hải chia đôi đất nước, với những đoạn cầu đường mà người dân đi lại bị phá hủy, những chiếc xe đò chở người bị phục kích giữa đường và đoàn xe lửa Xuyên Việt vừa được chính quyền Quốc Gia tái lập thỉnh thoảng lại bị giật mìn làm hư hại, tất cả chỉ là nhằm phục vụ cho sách lược phá hoại nền kinh tế thời bình của miền Nam Việt Nam. Thật không thể nào tưởng tượng nổi cái tàn khốc của chiến tranh khi cả một khu rừng đầy hoa thơm, cỏ lạ trên quê hương mến yêu bỗng một sớm, một chiều trở thành bãi chiến trường loang máu người đồng chủng: “Hát nữa đi Hương, câu nhạc thành nguồn gợi chuyện đau thương/ Hát kể quê hương núi rừng đầy hoa bỗng thành chiến trường…” Chiến tranh ngày càng lan rộng, khiến cho hoạt động sản xuất nông nghiệp tại nhiều nơi bị đình trệ, và tại một số thôn làng chỉ thấy còn những cánh đồng trơ trọi, trên đó lúa dường như quá hoảng sợ đến độ không dám đơm bông, mặc dù các nông dân cần cù vẫn ngày ngày cày sâu, cuốc bẫm để có được hạt gạo nuôi sống con người. Trong khi “Đồng tan hoang nên lúa ngại đơm bông” thì những chàng trai thế hệ phải đành lòng xa làng xóm thân yêu, vui vẻ lên đường nhập ngũ để bảo vệ non sông, tạo nên cảnh vợ trông chồng, mẹ chờ con trên quê hương nay không còn ánh trăng thanh bình nữa: “Thuyền ham vui nên nước còn trông mong…” Như thế đó, hỏi sao giọng hát em không nghe não nuột canh trường: “Khiến cả đêm thâu tiếng em rầu rầu?” “Bài Hương Ca Vô Tận” là một trong những bài hát đầu tay do nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng sáng tác hồi cuối thập niên 1950 trên quê hương miền Nam Việt Nam và đã được nữ danh ca Thái Thanh trình bày, lần đầu tiên, tại Sài Gòn hồi năm 1959. Đặc biệt, nhóm từ ngữ “Bài Hương Ca” ở đây không hẳn có nghĩa là “ca khúc mà một người con gái tên Hương hát lên” do bởi chữ Hương được viết hoa như một danh từ riêng. Theo một số tác giả nghiên cứu về dòng nhạc Trầm Tử Thiêng, “hương ca” ở đây có nghĩa là “ca khúc viết về quê hương,” nhưng vì tác giả đã tình tứ hóa và lãng mạn hóa hai chữ “hương ca” bằng cách viết hoa chữ “Hương” để mọi người nghĩ rằng đây là ca khúc do một nàng ca sĩ tên Hương hiền dịu trình bày. Và đây không phải là một bài hương ca bình thường mà là một bài “hương ca vô tận.” Quê hương của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng (tên thật là Nguyễn Văn Lợi) ở mãi tận xứ Quảng Nam. Người nhạc sĩ tài hoa này xuất thân là một nhà giáo ở Sài Gòn, và khi nhập ngũ thì phục vụ trong ngành Chiến Tranh Chính Trị, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Trầm Tử Thiêng sáng tác rất mạnh, cả khi ở trong nước lẫn khi sống lưu vong tại Hoa Kỳ. Ngoài “Bài Hương Ca Vô Tận,” các nhạc phẩm nổi tiếng của Trầm Tử Thiêng còn gồm có “Kinh Khổ,” “Đưa Em Vào Hạ,” “Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy,” “Hòa Bình Ơi! Việt Nam Ơi!”, “Trộm Nhìn Nhau,” “Đêm Nhớ Về Sài Gòn,” “Có Tin Vui Giữa Giờ Tuyệt Vọng,” “Mười Năm Yêu Em,” “Cám Ơn Anh” (với Trúc Hồ), “Bên Em Đang Có Ta” (với Trúc Hồ), “Một Ngày Việt Nam” (với Trúc Hồ)… Theo tác giả Đông Kha trong “‘Bài Hương Ca Vô Tận’ của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng – Những lời buồn bất tận của một thuở phân ly” trên trang mạng nhacvangbolero.com, ngày 29 Tháng Bảy, 2020, thì bản nhạc của Trầm Tử Thiêng còn có một phiên khúc cuối mà ít người hát, như sau đây: “Hát nữa đi Hương, câu nhạc bình thường một giờ đau thương/ Hát nữa nghe Hương cho rộn lòng ai ở ngoài chiến trường/ Chờ em ca cho ấm nguời ra đi, mình yêu thương trong tuổi đời si mê/ Hát nữa đi Hương đón nhau ngày về”…
2022-04-25, 02:43 PM
Hát bài này xong, nghe lại khóc quá trời!
Mời cả nhà nghe để thấm thía nỗi đau của Huế và của Quê Hương Việt Nam triền miên khói lửa chiến tranh ... Cơn Mê Chiều Sáng tác: Nguyễn Minh Khôi Quote:Tôi là người trong đêm https://www.ikara.co/recording/con-me-ch...5707513856 |
« Next Oldest | Next Newest »
|