Posts: 1,499
Threads: 83
Likes Received: 854 in 487 posts
Likes Given: 609
Joined: Jul 2021
NHẠC SĨ HOÀI LINH
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoài Linh (1925-1995) – Tác giả của Về Đâu Mái Tóc Người Thương, Sầu Tím Thiệp Hồng, Căn Nhà Màu Tím, Lá Thư Trần Thế…
https://nhacxua.vn/cuoc-doi-va-su-nghiep...a-mau-tim/
Mời các bạn nghe
LÁ THƯ TRẦN THẾ (ST. HOÀI LINH)
Giáng Sinh là mùa gợi cho người ta nhiều cảm xúc và nhiều tư tưởng khác lạ. Những người tuổi trung niên trở lên hẳn chẳng xa lạ với ca khúc “Lá Thư Trần Thế” của Nhạc sĩ Hoài Linh.
Ca khúc “Lá Thư Trần Thế” được viết ở âm thể thứ nhưng không buồn lê thê, mà chỉ thoáng nỗi buồn xa vắng. Ca khúc này được viết ở cấu trúc quen thuộc của thập niên 1960-1970 là A – Á – B – A’’, nhưng vẫn không gây nhàm chán.
Trong ca khúc “Lá Thư Trần Thế”, NS Hoài Linh dùng những từ khiến tôi nghĩ ông là người Công giáo: “Đêm nay Ngôi Hai Trời xuống”, vì người ngoại đạo không hiểu thế nào là Ngôi Hai.
Ca khúc này cũng được NS Hoài Linh “khoác” cho một tình cảm đặc biệt và nền tảng: Tình cảm gia đình. Tình cảm gia đình càng trở nên sâu đậm và da diết hơn khi chiến tranh làm cho vợ chồng và con cái phải xa cách nhau. Chiến tranh luôn mang tính ác liệt, ai đã từng sống trong làn tên, mũi đạn thì mới khả dĩ cảm nhận được tính độc ác của chiến tranh.
Ca khúc “Lá Thư Trần Thế” là một tập hợp những lời cầu nguyện của các thành viên gia đình ngay trong đêm Giáng Sinh. Như vậy, chúng ta cũng có thể coi đây là Lá Thư Giáng Sinh.
Mới đầu là lời cầu nguyện của người chồng và người cha: “Lạy Chúa, con là lính trận ngoài biên, vì xa thành phố xa quá nên quên, đêm nay Ngôi Hai Trời xuống, ánh sao lung linh muôn màu, con tưởng hỏa châu soi tuyến đầu”.
Chiến tranh khiến người ta quên mất thời gian, quên cả đêm Con Thiên Chúa xuống thế làm người, quên mất lễ Giáng Sinh. Chợt nhận thấy bầu trời nhiều sao sáng, người ta mới biết là đêm Giáng Sinh, nhưng những ánh sao sáng kia lại khiến người ta liên tưởng tới những ánh hỏa châu trong những đêm hành quân hoặc trận mạc.
Đêm Giáng Sinh là đêm bình an, đêm giao hòa trời đất, đêm vui mừng chan hòa, thế mà người ta lại cảm thấy lo sợ và sầu não. Buồn thật!
Tiếp theo là lời cầu nguyện của người vợ và người mẹ: “Lạy Chúa, con là thiếu phụ miền quê, chồng con vì nước nên đã ra đi, hai ba năm chưa thỏa chí, hết Thu qua Xuân sang Hè, còn đợi tàn Đông mới tin về”.
Thiếu phụ trẻ ở miền quê vẫn ngày đêm chờ mong tin chồng. Chồng đi mấy năm rồi, hết mùa Thu rồi qua mùa Xuân, lại qua mùa Hè, vẫn bặt vô âm tín. Cũng may là người vợ trẻ được biết tin chồng vào mùa Đông, mùa Giáng Sinh. Có còn hơn không!
Đoạn B là cao trào, cho biết lý do gia đình chia cách: “Đạn xé không trung, đêm từng đêm vẫn nghe, từng lớp trai đi, trong ngày mai vẫn đi”. Tiếp theo là một lời cầu nguyện ngắn gọn mà đầy ý nghĩa: “Đêm nay Người xuống đời, xin đem nguồn vui tới những đôi môi cằn cỗi lâu không cười”.
Lời cầu nguyện đầy tính nhân bản và bác ái Kitô giáo, tức là không chỉ cầu nguyện cho mình mà còn cầu nguyện cho những người đang sống trong cảnh khổ của trần gian, những người đã lâu không biết cười, đến nỗi đôi môi hóa cằn cỗi. Thương làm sao!
Cuối cùng là lời cầu nguyện của người con: “Lạy Chúa, con còn lứa tuổi học sinh, vì cha là lính con thiết tha xin: An vui cho người đầu tuyến, trẻ thơ yên tâm sách đèn, để mẹ hiền con hết ưu phiền”.
Lời cầu nguyện đơn sơ của một thiếu niên xin ơn bình an cho mọi tầng lớp trong một gia đình: Cha, Mẹ, và Con cái. Chắc hẳn Chúa Giêsu Hài Đồng rất vui và ban ơn cho những tấm lòng thành như vậy.
ST. TKBT
Posts: 1,499
Threads: 83
Likes Received: 854 in 487 posts
Likes Given: 609
Joined: Jul 2021
Tưởng nhớ nhạc sĩ nổi tiếng Phú Quang vừa mất, và nhà thơ Phan Vũ.
💖💖💖
Bí mật ca khúc Em ơi! Hà Nội phố của Phú Quang
05/03/2017
Em ơi! Hà Nội phố là một ca khúc hay viết về Hà Nội của nhạc sĩ Phú Quang phổ trên lời thơ Phan Vũ. Đây cũng chính là ca khúc đầu tiên đưa tên tuổi Phú Quang đến với bậc đài danh vọng và sự nổi tiếng sau này.
Trường ca gắn với thời khắc, vận mệnh của Hà Nội
Trường ca Em ơi! Hà Nội phố có nhiều “tam sao thất bản” vì chủ yếu đến với độc giả qua con đường truyền miệng. Tác phẩm này được in một lần duy nhất vào năm 2008 tại Huế nhưng không phổ biến rộng. Nhà thơ Phan Vũ tiết lộ, ông viết bài thơ Em ơi! Hà Nội phố vào năm 1972, trên một căn gác nhỏ phố Hàng Bún, trong những ngày Hà Nội chìm trong mưa bom B52 xối xả. Hồi đó, ông thân với họa sỹ Bùi Xuân Phái nên hay đi theo ông Phái. Ông Phái vẽ phố, còn ông nghĩ về phố. “Cảm xúc, bối cảnh trong thơ đều được lọc từ những gì đẹp nhất của người con gái Hà Nội, góc phố rêu phong, mùa đông Hà Nội”, ông Phan Vũ nói.
Theo nhà thơ tiết lộ, trường ca Em ơi! Hà Nội phố không chỉ có 21 câu như ca khúc của Phú Quang phổ nhạc, mà là khúc trữ tình dài 443 câu, được chia thành 24 đoạn. Gần nửa thế kỉ đã trôi qua, trường ca này lưu lạc nhân gian, đi qua bao nứt đổ của thời gian, qua bao thời khắc gắn với vận mệnh của Hà Nội.
Nhà văn Trương Quý, tác giả của nhiều tản văn viết về Hà Nội khẳng định: “Nếu có thể coi Em ơi! Hà Nội phố là một trang sử ký nho nhỏ về Hà Nội, với những liên tưởng suy ngẫm về tận thời xa xưa của những “đêm kinh kỳ thuở ấy xanh lơ”, những cô hàng Kẻ Chợ mắt lúng liếng, những Trường Thi với chõng với lều, “những giấc mơ lộng lẫy xiêm y” thì điểm kết thúc của bài thơ đầy nỗi buồn về sự suy vong của một không gian vật chất, mà cuộc ném bom dường như là khung cảnh của một tận thế. Cứ sau mỗi đoạn thơ vọng tưởng về quá khứ, về những mộng đẹp là hồi trống điểm sự tàn tạ của vàng son, của phong lưu, hay báo hiệu chia lìa”.
Bài hát đầu tiên giúp Phú Quang nổi tiếng
Nhạc sĩ Phú Quang nhớ lại, những năm 80 của thế kỷ trước: Có một buổi chiều, ông cùng nhạc sĩ Trần Tiến và nhà thơ Phan Vũ gặp nhau.
“Anh Vũ đọc chúng tôi nghe Em ơi! Hà Nội phố, tự nhiên thấy xúc động quá. Tôi nói rằng: “Anh viết cho anh. Nhưng nghe anh đọc, em cứ nghĩ anh viết cho em. Em sẽ có một bài hát về bài thơ này”. Anh hỏi: “Đã có nốt nào chưa?”. Tôi nói: “Chả có nốt nào! Nhưng em linh cảm là em sẽ có một bài hát. Mà em dám chắc với anh là bài hát sẽ hay”, Phú Quang bồi hồi nhớ lại.
Hai ngày sau đó, bài hát Em ơi! Hà Nội phố, thơ Phan Vũ ra đời. Phú Quang nói với Phan Vũ: “Em nghĩ chắc là anh sẽ hài lòng”. Đó là năm 1986, tôi chơi piano và hát cho anh nghe. Phan Vũ yên lặng nghe, xong xuôi bảo Phú Quang: “Phú Quang làm cho thơ anh lấp lánh quá!”.
Theo nhạc sĩ Phú Quang, lúc mới ra đời, ca khúc ngoài những ý kiến yêu thích, cũng có những ý kiến trái chiều. Người ta bảo, viết gì mà như sắp mất Hà Nội thế?
“Đôi lúc, con người ta không biết yêu những điều nhỏ bé. Phải yêu thứ gì lớn lao hơn cơ. Tôi nghĩ rằng, không yêu những điều nhỏ bé, sao yêu những điều lớn lao được? Nếu tôi biết yêu những con đường có bờ tường cũ rêu phong, những con ngõ nhỏ, những chiếc lá rụng, những kỷ niệm, những giọt mưa… thì mới yêu được Tổ quốc, đất nước này chứ. Người ta cứ thích nói những điều to lớn. Nhưng tình yêu bao giờ cũng bắt đầu từ những điều nhỏ bé”, Phú Quang nói.
Lần đầu tiên bài hát được lên sóng phát thanh là năm 1987 với giọng hát của ca sĩ Lệ Thu. Trước đấy, Lệ Thu hát khá nhiều bài hát của tôi trên sân khấu kịch nhưng có một lần, cô ấy nói: “Sao anh chẳng cho em hát bài nào trên đài nhỉ”. Tôi đưa bài hát ấy cho Thu, nó vừa vặn và hợp với giọng hát cô ấy đến độ tưởng như bài hát ấy tôi “đo ni đóng giày” cho Thu. Sau này, có nhiều người hát hay và thành công ca khúc này nhưng khán giả nói không ai hát hay hơn Lệ Thu lần đầu tiên ấy.
Một tuần sau đó, ca khúc này nổi tiếng, được nhiều người biết đến. Cho đến bây giờ, Phú Quang vẫn cho rằng, Lệ Thu là nghệ sĩ hát hay nhất, xúc động nhất ca khúc này. “Tôi có nhiều ca khúc, ca khúc nào cũng yêu, như đứa con của mình vậy. Cũng chả phải xếp nhất, nhì gì cả. Có điều, bài hát Em ơi! Hà Nội phố thuộc vào những bài hát hay nhất của tôi. Bây giờ, gia tài của tôi đồ sộ với 500 ca khúc. Nhưng ca khúc Em ơi! Hà Nội phố là ca khúc nổi tiếng đầu tiên của tôi, là ca khúc đầu tiên mà mọi người biết đến cái tên Phú Quang”, ông chia sẻ.
Theo GT.
Mời các bạn nghe
Posts: 1,499
Threads: 83
Likes Received: 854 in 487 posts
Likes Given: 609
Joined: Jul 2021
Posts: 1,499
Threads: 83
Likes Received: 854 in 487 posts
Likes Given: 609
Joined: Jul 2021
Posts: 1,499
Threads: 83
Likes Received: 854 in 487 posts
Likes Given: 609
Joined: Jul 2021
Mời các bạn nghe
Posts: 1,499
Threads: 83
Likes Received: 854 in 487 posts
Likes Given: 609
Joined: Jul 2021
Libera - Carol of the Bells
Carol of The Bells - 1 Hour!
Posts: 1,499
Threads: 83
Likes Received: 854 in 487 posts
Likes Given: 609
Joined: Jul 2021
"Mùa xuân đang đến và trên khắp nẻo đường đang vang lên những khúc ca mừng xuân rộn ràng náo nức lòng người. Nhiều ca khúc mừng xuân đã trở thành những bản “xuân ca” không thể thiếu mỗi khi năm mới đang dần tới..."
Tuy mới xong Tết Dương Lịch, nhưng Tết Nguyên Đán Nhâm Dần cũng chỉ còn có khoảng 31 ngày nữa thôi
Duke mong mau tới Tết để ăn bánh chưng, mứt, nhận lì xì nên quất luôn nhạc Xuân nè...
Mời cả nhà nghe...
XUẤT XỨ BÀI HÁT XUÂN YÊU THƯƠNG
Câu chuyện về 4 ca khúc nhạc ngoại lời Việt nổi tiếng về mùa xuân: Xuân Yêu Thương, Cánh Bướm Vườn Xuân, Lạc Mất Mùa Xuân, Bức Tranh Xuân
Mùa xuân đang đến và trên khắp nẻo đường đang vang lên những khúc ca mừng xuân rộn ràng náo nức lòng người. Nhiều ca khúc mừng xuân đã trở thành những bản “xuân ca” không thể thiếu mỗi khi năm mới đang dần tới.
Ba câu chuyện về 3 khúc ca xuân nhạc ngoại lời Việt sau đây, chắc hẳn là không phải ai cũng đã từng được biết.
1- Cánh Bướm Vườn Xuân “Cánh Bướm Vườn Xuân” một nhạc phẩm quen thuộc của Pháp, được Huyền Vân đặt lời Việt từ giai điệu của bản “Cerisier rose et Pommier blanc” (tạm dịch: Đào Hồng Táo Trắng). Bản lời Việt được dịch từ trước năm 1975. Nhạc phẩm này được tác giả Louiguy viết nhạc và Jacques Larue đặt lời. Nội dung của bài hát xoay quanh những kỷ niệm ngập tràn hồn nhiên cháy bỏng của một tình yêu đôi lứa, từ thuở niên thiếu chơi trò nhảy cò cò quanh gốc cây Đào hồng Táo trắng, khi cậu con trai vừa mới biết tiếng yêu đầu đời, và cô gái thì vô tư bẽn lẽn một mối tình trong sáng, cho đến khi họ thành đôi thành lứa sống hạnh phúc bên nhau mỗi độ Xuân về. Một câu chuyện có bắt đầu nhưng không có hồi kết, bởi đối với họ hạnh phúc là vô tận. Cerisier rose et Pommier blanc” được Louiguy viết vào khoảng những năm 1950 của thế kỷ trước, theo điệu nhạc “bal-musette” uyển chuyển dập dìu. Người yêu “nhạc Việt Nam hẳn không thể nào quên nhạc phẩm bất hủ “La vie en rose” (tạm dịch: Cuộc sống là màu hồng), luôn gắn liền với tên tuổi của nữ danh ca huyền thoại Pháp Édith Piaf, và không ai khác Louiguy cũng chính là tác giả của “La vie en rose”. Riêng đối với “Cerisier rose et Pommier blanc” thì nó đã được nam ca sĩ André Claveau chọn hát và thể hiện rất thành công, với chất giọng khoan thai, trầm ấm biểu cảm, in đậm trong tâm trí của người yêu nhạc Pháp cho đến tận ngày nay.
2- Xuân Yêu Thương “Xuân đã đến bên em Dáng xuân tuyệt vời Xuân đã đến bên người Xin người hãy cùng em vui xuân…”. Đó là những câu đầu tiên trong ca khúc nhạc xuân sôi động mang tên Xuân Yêu Thương, được đông đảo người yêu nhạc Việt biết đến qua giọng hát Kiều Nga, là ca khúc mà thoạt nghe cứ tưởng 100% là nhạc Việt Nam. Thật bài hát này có xuất xứ từ một bản nhạc Pháp và được Lê Đức Cường viết lời Việt. Ca khúc gốc của “Xuân Yêu Thương” chính là nhạc phẩm “T’as le look coco”, do ca sĩ kiêm nhạc sĩ Laroche Valmont sáng tác và trình bày vào khoảng năm 1984. Phần lời của bài hát được tác giả xen kẽ rất nhiều tiếng “lóng” mà dân chơi Paris rất ưa dùng vào thời điểm ấy. Nội dung có phần hơi châm biếm đả kích thành phần dân thị thành đua đòi ăn chơi, hình thức hào nhoáng bóng bẩy nhưng chẳng có một xu dính túi. Ca khúc “T’as le look coco” đã mang lại cho Laroche Valmont giải Đĩa Vàng của năm (1984), mặc dù nó đã bị không ít các nhà sản xuất băng đĩa thời điểm đó từ chối phát hành. Một điều đáng nghi nhận trong clip video của “T’as le look coco” khi được quảng bá rộng rãi trên các đài truyền hình của Pháp thời điểm giữa những năm 80, là lần đầu tiên người ta thấy Laroche Valmont đưa các nhóm nhảy Break Dance vào biểu diễn chung với mình, và có thể xem như đó là một trong số những yếu tố tiền thân cho phong trào nhảy Hip Hop tại Pháp sau này. Có thể thấy tác phẩm gốc không liên quan gì đến mùa xuân, nhưng khi chuyển sang lời Việt thì trở thành một ca khúc nhạc xuân sôi động nổi tiếng và được yêu thích suốt hơn 30 năm qua cả ở hải ngoại lẫn trong nước.
3-Lạc Mất Mùa Xuân Vào những năm 90 thế kỷ trước, những con tim yêu nhạc Việt Nam lại một lần nữa thổn thức qua một ca khúc đằm thắm mang tựa đề “Lạc Mất Mùa Xuân”, một bản nhạc Pháp trữ tình do nhạc sĩ Lữ Liên đặt lời Việt, qua sự thể hiện của Tuấn Ngọc, Anh Tú. Ca khúc gốc có tên “Le géant de papier” (tạm dịch: Chàng khổng lồ bằng giấy), một sáng tác của nam ca sĩ xứ Toulouse là Jean-Jacques Lafon. “Le géant de papier” cũng là một trong những ca khúc kinh điển của nền âm nhạc lãng mạn Pháp và luôn được xếp trong album những bài nhạc Pháp hay nhất mọi thời đại. Được phát hành vào năm 1985, bản nhạc Le Géant de Papier đã phá kỷ lục số bán ra thời bấy giờ với gần bốn triệu bản chỉ trong vòng chưa đầy sáu tháng. Nhạc sĩ Lữ Liên đã hoàn toàn chinh phục được người yêu nhạc khi ông khoác cho ca khúc gốc của Pháp một bộ trang phục mới, vốn dĩ có nội dung miêu tả về một chàng trai hào hiệp, luôn sẵn lòng hy sinh cho tình yêu cao cả, đặc biệt cho người mình yêu. Bằng một mối tình mãnh liệt, mà vì nàng, anh có thể ra tay diệt trừ quỷ dữ, dời non lấp biển, thế nhưng đứng trước nàng, anh chỉ là một người hiền lành dễ mến, cũng là một anh chàng khổng lồ, nhưng chỉ là bằng giấy hiền lành (Le géant de papier).
Posts: 1,499
Threads: 83
Likes Received: 854 in 487 posts
Likes Given: 609
Joined: Jul 2021
Đã qua bao mùa xuân, vì chiến chinh mà con chưa thể về thăm mẹ, thăm em ...
Nguyện cầu cho non nước sớm thanh bình, để những đứa con xa nhà được về thăm Mẹ Việt Nam yêu dấu ...
Posts: 1,499
Threads: 83
Likes Received: 854 in 487 posts
Likes Given: 609
Joined: Jul 2021
Sau khi đọc được bài "SỐ PHẬN LONG ĐONG CỦA CA KHÚC “ MÙA XUÂN ĐẦU TIÊN” - TUYỆT TÁC SAU CÙNG CỦA NHẠC SĨ VĂN CAO", tôi đã xúc động về hoàn cảnh sáng tác, cũng như ý nghĩa tuyệt vời của ca khúc này nói lên ước vọng của một nền hòa bình chân chính, để mang đến cho Quê Hương thân yêu Việt Nam được thực sự tự do, ấm no, hạnh phúc...Do đó, lần đầu tiên tôi hát lên nỗi lòng của nhạc sĩ Văn Cao chất chứa trong từng ca từ qua nhạc phẩm này. Mời cả nhà nghe...
05/01/2022.
Posts: 1,499
Threads: 83
Likes Received: 854 in 487 posts
Likes Given: 609
Joined: Jul 2021
Mời các bạn nghe ...
Cạn ngày, nhớ tác giả "Câu chuyện đầu năm"
Khi những tờ lịch cuối cùng rơi xuống như thúc hối mọi người rằng thời gian đã qua định khắc mới, những bản nhạc xuân lại ngân nga vang lên, như muốn níu kéo rất nhiều điều trong quá khứ.
Cùng với nhiều bài hát khác, mùa xuân trong các nhạc phẩm của nhạc sĩ Hoài An đặc biệt vẫn là một trong những thứ gợi nhớ về một không khí dân dã miền Nam, đằm thắm và gần gũi một cách khó tả. Và dù đã nghe bao lần, qua bao thế hệ hát lên, các giai điệu này luôn quyến luyến đến mức sẽ có phút giây nào đó, có thể chính bạn là người đang bật hát khẽ theo nó.
Nhạc sĩ Hoài An sinh năm 1929, tên thật là Nguyễn Đắc Tịnh. Cuộc đời của ông để lại vài mươi bài hát, nhưng đặc biệt với các bài nhạc xuân thì luôn thành công và ghi dấu trong tâm tưởng của công chúng ở mọi miền....
(Xem tiếp trong video clip...)
Posts: 1,499
Threads: 83
Likes Received: 854 in 487 posts
Likes Given: 609
Joined: Jul 2021
Mời các bạn nghe thánh ca ...
Posts: 1,499
Threads: 83
Likes Received: 854 in 487 posts
Likes Given: 609
Joined: Jul 2021
Mời các bạn nghe
Posts: 1,499
Threads: 83
Likes Received: 854 in 487 posts
Likes Given: 609
Joined: Jul 2021
Mời các bạn nghe ...
Xuất xứ của ca khúc “Người Tình Mùa Đông” – Ca khúc làm nên tên tuổi Như Quỳnh năm 1994
2019/09/04
“Đường vào tim em ôi băng giá, trời mùa đông mây vẫn hay đi về…”
Vào những ngày này của 27 năm về trước, có một cô gái trẻ khoác chiếc áo đỏ, đội mũ beret nhún bước hát bài “Người Tình Mùa Đông”. Đó là lần đầu tiên cô xuất hiện trên một chương trình ca nhạc ở hải ngoại, cuốn Asia số 6 – Đêm Sài Gòn 5 – chủ đề “Giáng Sinh Đặc Biệt”. Tên của cô là Quỳnh Như, nghệ danh là Như Quỳnh. Tên tuổi của Như Quỳnh vụt sáng ở hải ngoại từ thời điểm đó, và hình tượng cô gái khoác áo đỏ đội mũ beret đó cũng đã trở thành bất tử trong lòng fan hâm mộ. Suýt một chút nữa thì “siêu phẩm” Như Quỳnh – Người Tình Mùa Đông đã không tồn tại, vì khi nhạc sĩ Anh Bằng viết lời Việt cho ca khúc này xong thì trung tâm Asia định đưa ca khúc này cho Ngọc Lan hát. Tuy nhiên sau đó thì cố ca sĩ Ngọc Lan chọn một ca khúc khác, cộng với sự xuất hiện của Như Quỳnh, nên nhạc sĩ Trúc Hồ và cô Thy Vân đưa Người Tình Mùa Đông cho Như Quỳnh hát, và đó trở thành một trong những ca khúc thành công nhất của làng nhạc hải ngoại.
Bài viết này xin chia sẻ thêm về nguồn gốc ca khúc Người Tình Mùa Đông mà Như Quỳnh đã hát lần đầu 26 năm về trước. Nhiều người vẫn nhầm tưởng đây là một ca khúc nhạc Hoa lời Việt, tuy nhiên bản gốc lại là một bài hát tiếng Nhật tênlà “Rouge” (lớp son hồng), một sáng tác của Nakajima Miyuki và được ca sĩ Naomi Chiaki phát hành trong một đĩa đơn vào năm 1977. Nội dung của bài hát gốc này là lời tự sự của cô gái thôn quê lên thành thị theo đuổi cuộc sống mới, rồi sau đó chợt nhận ra đã đánh mất đi con người mình của năm xưa.
Tuy nhiên sau khi ra mắt, single “Rouge” không để lại ấn tượng với thính giả mấy so với các nhạc phẩm trước của Naomi Chiaki. Năm 1979, Nakajima Miyuki thực hiện bản self-cover tromg album “Okaerinasai”. Cũng từ thành công của album, công chúng biết đến ca khúc này nhiều hơn. Năm 1992, bài hát được một trong những ca sĩ nổi tiếng nhất của làng nhạc Hoa Ngữ là Vương Phi cover lại với phiên bản mang tên là “Người phụ nữ dễ bị tổn thương” (容易受伤的女人), nói về tâm trạng yếu đuối, bất an của người phụ nữ sợ bị bỏ rơi, cầu xin người yêu hãy ở lại. Sau đó phiên bản bài hát này của Vương Phi còn được sử dụng trong phim “Đại Thời Đại”. Nhờ bộ phim thành công góp phần giúp bài hát ra đời nhiều phiên bản lời khác với các ngôn ngữ khác nhau như Anh, Việt, Myanmar, Khmer, Thái, … Bản lời Việt “Người Tình Mùa Đông” lần đầu được Như Quỳnh thể hiện lần đầu trong băng video Asia 6 chủ đề “Giáng sinh đặc biệt” năm 1994, do nhạc sĩ Anh Bằng viết lời Việt. Lời bài hát là ký ức của chàng trai về mối tình năm nào với cô nàng ngây thơ nhưng lạnh lùng. Tuy bài này có nhiều bản lời Việt khác nữa, nhưng dấu ấn lớn có lẽ vẫn thuộc về “Người Tình Mùa Đông” của Như Quỳnh.
Để hình dung lại thời điểm mà “Người Tình Mùa Đông Như Quỳnh” trở về Việt Nam qua băng video, hãy đọc lại lời kể sau đây của một người sau đây: Lúc đó tôi cùng 2 người bạn có tiệm cho thuê băng Video nên có được cuốn Video Tape có bài Người Tình Mùa Đông này gần như là đầu tiên. Tôi đem ra ngoài quán bar nổi tiếng nhất Sài Gòn thời đó (chủ quán bar ở ngay bến Bạch Đằng góc Nguyễn Huệ này là Huy Cường – bạn thân của tôi) để mở lên cho mọi người xem. Quý vị có thể tưởng tượng, đó chính là một sự kiện chấn động Sài Gòn thời đó, dân chơi Sài Gòn liên tục yêu cầu mở cuốn băng này cả buổi suốt mấy tháng trời. Quay trở lại các phiên bản của “Người Tình Mùa Đông” ở thị trường âm nhạc quốc tế, sau sự thành công của phiên bản tiếng Hoa mang tên “Người phụ nữ dễ bị tổn thương”, “Rouge” bắt đầu được chú ý đến và được chuyển ngữ sang các ngôn ngữ khác. Riêng ở phiên bản tiếng Anh, đã có ít nhất 3 phiên bản được nhiều người biết ở châu Á. Một trong những phiên bản nổi tiếng nhất là phiên bản pop “That Is Love” của nhóm nhạc Singapore – Tokyo Square. Bài hát được thể hiện bởi giọng nam (do ca sĩ Max Surin thể hiện) với nội dung là lời thủ thỉ tâm tình của chàng trai đang thuyết phục người yêu hãy tin vào tương lai hạnh phúc của hai người. “That Is Love” được xem là rất nổi tiếng ở châu Á và thường được liệt vào danh sách “Những tình khúc sống mãi với thời gian”. Ngoài ra, còn có một phiên bản mang tên “Keep On Loving You”, được cho cũng là của nhóm Tokyo Square và được thể hiện với giọng nữ (do ca sĩ Linda Elizabeth thể hiện). Một phiên bản tiếng Anh khác là “Only love is real” phổ biến trong cộng đồng người Việt hải ngoại do ca sĩ Lâm Nhật Tiến và Vina Uyển Mi song ca.
Theo nhacxua.vn.
Posts: 1,499
Threads: 83
Likes Received: 854 in 487 posts
Likes Given: 609
Joined: Jul 2021
Lần đầu thử thu iKaraoke.
Mời cả nhà nghe Bản Tình Cuối
Quote:Miên man với giai điệu của “Bản Tình Cuối” (Ngô Thụy Miên) – Tình yêu của người nhạc sĩ đa tình nhưng cũng rất chung tình
Ngô Thụy Miên – Một cái tên gắn liền với bao thế hệ yêu nhạc, đó là những bản tình ca lãng mạn lại ᴅu dương, một sự êm đềm trong tâm trí, như một sự vuốt ve nhẹ nhàng cho những trái tim yêu. Một chút mơ màng, lại thêm một chút vương vấn, kết hợp cùng nhau lại tỏa ra một nỗi buồn vời vợi. Nhưng phải côɴԍ nhận một điều rằng, những giây phút ấy đều rất trong sáng và dịu dàng.
“Bản Tình Cuối” của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên như một tác phẩm âm nhạc để tôn vinh tình yêu. Nhạc sĩ đã đưa khán giả đến một mảnh đất đầy ắp niềm yêu thương vĩnh hằng, nếu lỡ một ngày không được cạnh nhau, không còn được hạnh phúc nắm tay nhau đến trọn đời thì tim này vẫn mãi mãi “chừa” một chỗ trống dành cho em. Yêu em đến vô tận, yêu em đến đắm đuối, vượt “qua bao nhiêu năm tháng ơ thờ”.
Đọc thêm: https://thoixua.vn/cam-xuc-am-nhac/mien-...-tinh.html
|