Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp"
Nếp sống an toàn nhứt là CHÁNH NIỆM


Phật dạy: Nếp sống an toàn nhứt chỉ là CHÁNH NIỆM. 

(Xem: Trường Bộ - Kinh Chuyển Luân Thánh VươngƯu Đàm Bà La – Sư Tử Hống.)

Bài Kinh Chuyển Luân Thánh Vương Đức Phật ngài dạy: “Này các tỳ kheo, giống như con chim cút nó ẩn thân bằng cách chun xuống dưới mấy luống cày, nhờ vậy mấy loài chim lớn không ăn thịt nó, hoặc như con rùa giấu mình trong cái mai mới được an toàn. Giống như vậy thì vị tỳ kheo không nên lai vãng trong ma giới (cảnh giới của phiền não) bằng cách an trú trong Bốn Niệm Xứ”.

  1. Chỗ an toàn nhứt của phàm phu mình chính là sống trong chánh niệm. Bởi vì chỉ có chánh niệm, anh mới có cơ hội anh ‘sờ’ được các công đức anh muốn, mặc dù TU KHÔNG PHẢI CẦU CÔNG ĐỨC MÀ LÀ CẦU BỎ PHIỀN NÃO. 
  2. Phải nói muốn có từ tâm, muốn có trí tuệ, có thiền định, tàm úy, có đức tin, bố thí, trì giới, phục vụ, cảm thông, tha thứ v.v… thì anh PHẢI CÓ ĐỜI SỐNG CHÁNH NIỆM. 
  3. Bởi vì khi thất niệm rồi thì sụp hố anh không biết. Sống thất niệm giống như một người đi tìm vàng, tìm trầm, đi buôn qua sa mạc, trên biển mà thiếu cẩn trọng vậy. Chỉ cần thiếu cẩn trọng có thể bị chết trên biển trong rừng, trên sa mạc, núi cao…
Chánh niệm quan trọng như vậy đó.


CHÁNH NIỆM

Chúng ta đến với Đạo có hai tâm thái:

  1. Tâm thái tu hành kiểu lượm ve chai, cầu phước báo, cầu trí tuệ, cầu công đức, cầu hạnh lành, mong được cái này đắc cái kia.
  2. Kiểu tu an toàn là kiểu của người đi đổ rác: thấy cái gì rác là đổ, cứ như vậy. 
Nếu ai hỏi tôi thì tôi đề nghị thế này: ĐỪNG MONG THÀNH THÁNH, NẾU CÓ PHẢI MONG THÌ CHỈ MONG ĐỪNG LÀ PHÀM NỮA. 

Bởi khi chúng ta có lòng mong thành thánh thì nguy hiểm vô cùng. Thường khi chưa kịp thanh thánh thì đã TƯỞNG mình là thánh. Cái này nó bậy vô cùng! Rồi bố thí ba mớ đã cho mình là Visakha, Cấp Cô Độc. Giữ giới ba mớ tưởng mình là ngài Upali. Đầu đà hai ba đêm tưởng mình là Ca Diếp. Học ba bốn bài giáo lý tưởng mình là ngài A Nan. Suy nghĩ được ba mớ tưởng mình là ngài Xá Lợi Phất,… Thật ra tất cả những HIỂM NẠN đó đi ra từ đâu? – Từ cái chỗ anh tu bằng tâm trạng NGƯỜI LƯỢM VE CHAI. Anh tu để anh huơ. 

Còn anh tu kiểu người đi đổ rác thì an toàn lắm: cứ thấy rác là đổ. Cứ thấy rác là đổ!


1/ Người giữ chánh niệm cứ thấy nó vui thì biết ĐÂY LÀ THAM. 

Làm ơn, lầm cũng được. Dầu nó không phải tham mà mình ghi nhận nó tham cũng không sao, vì nó không có hại. Chỉ cần biết nó vui nó thích thì ‘đây là tham’. Thấy nó mát, lâng lâng biết ‘đây là thọ lạc’. Thấy vui thấy thích biết nó ‘tham’ cho tôi. Tôi bảo đảm 99% là đúng. Trong room này có người học A Tỳ Đàm thế nào cũng đòi cãi với tôi, các vị nói là có tâm tham thọ hỷ cũng có tâm thiện thọ hỷ thì đổ cái gì? – Tôi kêu ‘đổ’ đây là ghi nhận ‘tâm tham’ cho tôi. Không có nguy hiểm gì hết, cứ đi hỏi các vị cao tăng coi ổng nói vậy có đúng không. Thà hiểu lầm tâm Thiện thọ hỷ là tâm tham, hiểu lầm vậy còn không nguy hiểm bằng tưởng tâm Tham thọ hỷ là tâm Thiện thọ hỷ là chết! Nhớ cái này.

2/ Thứ hai là cỡ mình thiện nó hiếm như sao ban ngày. Cho nên cứ thấy khoái khoái, thấy vui vui cứ đẩy hết là ‘bất thiện’ cho tôi. Cứ ghi nhận đây là tâm bất thiện. Còn không thì ‘đây là tâm thọ hỷ, Hỷ đây là Hỷ vô thường’. Cứ nhớ như vậy nó an toàn hơn.


Thích hay Ghét?

Tất cả những gì mình thích hay ghét đều làm mình khổ hết. 

  1. Thích thì nó là gánh nặng kiểu thích. 
  2. Mình ghét bỏ mình trốn chạy nó thì nó lại là gánh nặng kiểu khác. 
Mình càng mong nó sẽ thấy nó lâu đến mau đi. Còn càng có ý trốn chạy nó thì tự nhiên nó sẽ mau đến mà lâu đi.

Tôi ví dụ chuyện nhỏ thôi:
  1. Hành giả tu Tứ Niệm xứ ngồi xếp bằng lại nó đau quá, ngứa quá, nóng nực, khó chịu, tê mỏi quá, mà mình có ý mong cho nó hết là nó sẽ nằm lỳ ở đó không chịu đi. 
  2. Mình mong có cơn gió mát, mong tiếng chuông giờ xả thiền thì sẽ thấy nó dài đằng đẵng nó không chịu tới.


Lạy Phật Ba Lạy Trước Tượng Phật

Học thuộc lòng:

  1. (Lạy thứ nhất) Thế Tôn không thể giúp cho con thoát chết, nhưng Thế Tôn có thể giúp cho con không sợ chết, coi cái chết không ra gì.
  2. (Lạy thứ hai) Thế Tôn không thể cho con những gì con muốn, nhưng Thế Tôn có thể giúp cho con không muốn cái gì.
  3. (Lạy thứ ba) Thế Tôn không thể đưa mọi người đi đến vô lượng vũ trụ tham quan, nhưng Thế Tôn có thể dạy mọi người thấy rằng đi đâu cũng vậy thôi. 

https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=xPin2l63wxs&abt=Kinh+Ba-Lê
Reply
Tập Khí


Tập khí là thuật ngữ của Phật giáo, có nghĩa là những kinh nghiệm, thói quen mà do con người tích lũy được. 
https://phatgiao.org.vn/tap-khi-la-gi-d17007.html



Nguyên Nhân Nào Đã Tạo Ra Thế Giới Này?

  1. Thay vì đi tìm khởi nguyên thế giới theo nghĩa của thế gian, 
  2. Mình đi tìm nguyên nhân nào đã tạo ra thế giới này. 
Thế giới này là gì? 
– Thế giới này chỉ gồm 4 thứ: thiện ác buồn vui.



Bốn chữ: thiện – ác – buồn – vui


Toàn bộ thế giới, vô lượng vũ trụ này chỉ gói gọn trong đau khổ và hạnh phúc, trong thiện và trong ác mà thôi. Bốn chữ: thiện – ác – buồn – vui.

- Thiện cách mấy cũng cho ra cái vui vô thường.
- Ác cách mấy cũng cho ra cái buồn, khổ vô thường.

Thiện là gì? 
- Thiện nghiệp là sáu căn biết sáu trần bằng tâm lành (tâm thiện).
- Ác nghiệp là 6 căn biết 6 trần bằng tâm bất thiện.

- Hạnh phúc (do thiện nghiệp) là 6 căn biết 6 trần như ý.
- Đau khổ là 6 căn biết 6 trần bất toại.

Thiện – > (tạo ra) hạnh phúc
Ác – > (tạo ra) đau khổ


6 căn biết 6 trần

Thiện nghiệp là 6 căn biết 6 trần bằng tâm thiện . Bây giờ, anh biết 6 căn của anh biết 6 trần bằng tâm thiện, mai này anh có 6 căn biết 6 trần như ý.
Ác nghiệp là khi 6 căn của anh biết 6 trần bằng tâm bất thiện, mai này 6 căn 6 trần của anh bất toại.

Hỏi: 6 căn biết 6 trần là sao? 

Đáp:
Khi các vị làm động tác bố thí có phải các căn (6 căn) đang làm việc không? 
Khi trì giới có phải 6 căn đang làm việc không? 
Khi các vị đánh lộn cũng có phải 6 căn đang làm việc không? 
Các vị ăn phở, đánh ghen, đốt nhà, cướp của, quét chùa, đúc tượng, in Kinh … Có phải là 6 căn đang làm việc không? 

Việc thiện ác gì cũng do 6 căn làm việc.

Nhớ cái này, đọc như con nít, rất quan trọng:

“Toàn bộ vũ trụ chỉ là thiện ác buồn vui. Thiện là gì? – Thiện là 6 căn biết 6 trần bằng tâm lành. Ác là gì? – Ác là 6 căn biết 6 trần bằng tâm ác. Hạnh phúc là 6 căn biết 6 trần như ý. Đau khổ là 6 căn biết 6 trần bất toại. Nó như ý cỡ nào thì nó cũng vô thường. Nó bất toại cỡ nào thì nó cũng vô thường."


“Khi anh không có hành trang thích hợp, khi anh không có khả năng hàm dưỡng tu tập hành trì thì dầu có gặp Chánh Đẳng Chánh Giác đi nữa thì cái lợi lạc mà anh có được: một là không có, hai là cực kỳ hạn chế và làm phiền các ngài mà thôi”.

https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=xPin2l63wxs&abt=Kinh+Ba-Lê
Reply
3 Phước Lớn 
 
  1. Phước Vật là sự chia sẻ vật chất của mình cho người khác, không gì hơn được cúng dường Tứ Phương Tăng vào ngày 1 và ngày 16 vì chư tăng hoàn toàn trong sạch vì đã sám hối vào ngày 30 và ngày 15.
  2. Phước Đức không có gì qua được Bốn Phạm Trú (còn được gọi là Bốn Vô Lượng Tâm (Từ, Bi, Hỷ, Xả)) .
  3. Phước Trí gồm có hai: pháp học và pháp hành. 
  • Pháp học không gì hơn A tỳ Đàm
  • Pháp hành không gì hơn Tứ Niệm Xứ.
--ooOoo--

Trong đạo mình chỉ cần có ba thứ : Phước vật, phước đức và phước trí.

-Phước vật : Là khả năng buông bỏ vật chất .

-Phước đức : Là không sát sanh, không làm cho ai đau, không làm cho ai sợ, là khả năng quan tâm đến người khác để mình hành xử cho phải phép, không làm tổn thương cho ai.

-Phước trí : Không thích bị ngăn che trong nhận thức, có nghĩa là đời nó ra sao thì thấy nó như vậy, không sợ sự thật mà phải yêu sự thật. Đây là Danh, đây là Sắc, chứ không có thằng Tèo thằng Tý, ông A bà B và đồng thời cũng thấy rằng Danh và Sắc nầy do duyên mà có, có rồi phải mất. Đây là sự thật mà mình phải thấy.

Thành Phật là gì ? Thành Phật là xé toạc cái màng vô minh đã che mình mấy chục tỷ a tăng kỳ đại kiếp.  

Sư Toại Khanh

Khi làm phước nhớ nguyện: 


“Nếu con không đủ duyên lành chứng Đạo bậc Thánh đời này thì 
  1. mong cho đời sau đời đời sanh ra tu thiền Chỉ dễ dàng. 
  2. Có Phật ra đời thì con xin gặp gỡ. 
  3. Nếu không được gặp Phật thì con xin có đủ điều kiện có cơ hội gặp gỡ minh sư thiện hữu, 
  4. đồng thời sanh ra làm người tam nhân đắc chứng thiền định thần thông dễ dàng.”

Đây là một lời nguyện rất quan trọng. 



Người Tam Nhân

Mình phải biết một điều là cấu trúc sinh học của những vị tam nhân đắc thiền phải khác người bình thường. Nghĩa là vào những giây phút ngặt nghèo nhứt, quyết liệt nhứt, khốc liệt nhứt thì sức khỏe của họ cũng đủ để hoàn tất chuyện tu hành

Những chỗ này phải coi Kinh kỹ mới thấy, chớ đọc lơ mơ thì không thấy. 

Đó là lý do tại sao người ta đắc A La Hán khi tịch rồi để lại xá lợi. Bởi vì công đức nhiều đời của họ đã khiến họ có cấu trúc sinh học hơi đặc biệt hơn người bình thường. 

Thí dụ họ có thần kinh thép, khi họ chịu tu rồi, thân xác (chớ không phải cơ bắp nghe) họ nhờ phước bố thí, phước từ tâm, phước ba la mật của họ hỗ trợ họ có sức khỏe tối thiểu để họ hoàn tất Đạo nghiệp vào những giây phút ngặt nghèo nhứt. Như trong miệng cọp mà người ta vẫn đắc Đạo được. Trong khi mình thì hoảng loạn. 

Các vị biết khoa học nhìn nhận mỗi người sinh ra nhóm máu nào không cần biết nhưng có nhóm máu nóng, máu lạnh. Họ thuộc nhóm máu nào thì là người thiếu kiên nhẫn, thuộc nhóm máu nào thì là người dễ lãnh đạm, hờ hững, thuộc nhóm nào thì là người giàu nhiệt huyết, hứng khởi… những cái đó theo trong Kinh mình là do tiền nghiệp tác động cơ cấu sinh học của mình. Thì có ba la mật để hỗ trợ tâm sinh lý trong giây phút đắc thiền đắc đạo. Chớ không phải tu ba la mật chỉ hỗ trợ về mặt tinh thần mà còn cả vật chất

Nên vị A La Hán kiếp chót dầu họ nghèo cách mấy mà trong giây phút quyết liệt nhứt họ vẫn có đủ sức khỏe để vượt qua phút đó.

https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=ba741pCVn9s&abt=Kinh+%C6%AFu-%C4%90%C3%A0m-B%C3%A0-La+S%C6%B0+T%E1%BB%AD+H%E1%BB%91ng
Reply
Ba Đặc Tính của Giáo Pháp

1/ ‘Akalico’ có nghĩa ở đời này nhân và quả có thể cần đến một ngày hai ngày, một đời hai đời, nhưng khoảng cách nhân quả giữa Đạo với Thánh quả thì chỉ một sát na trước và một sát na sau.

'Akalicó có 2 nghĩa: 
  1. Một là thời gian nhân quả giữa Đạo và Quả không xen kẽ. Đây là một chuyện mà trên đời này không có trường hợp nào khít rịt nhau như vậy. 
  2. Thứ hai, Giáo Pháp của Ngài có giá trị ngàn đời, không vì thời gian mà giá trị lời dạy phai phôi, nên cũng gọi là akalico.
2/ ‘Ehipassiko’ cũng gọi là thách thức thử nghiệm. Nghĩa là ai nghi ngờ Chánh Pháp thì hãy tìm hiểu và hành trì. Có những tôn giáo, giáo lý họ e ngại sự phân tích, sự rạch ròi, sự chia chẻ. 

Đối với giáo pháp chư Phật: 
  1. một là anh không hiểu
  2. còn hai là anh hiểu lầm
  3. chớ nếu anh hiểu đúng thì chánh pháp chỉ đem lại niềm tin và trí tuệ thôi. 
Nên chánh Pháp của Đức Phật gọi là thách thức thử nghiệm.

3/ 'Sanditthiko' nghĩa là tự mình thấy: tức là không có cha, mẹ, vợ, chồng, con cái, thầy trò, bè, bạn, thân nhân, láng giềng thân quen cỡ nào cũng không có chuyện người này đắc dùm người kia, mà phải tự mình thân chứng thể nghiệm.

Đạo này phải là đạo của người có trí, đến để mà thấy chớ không phải đến để mà tin


Hành trì là sao? 

– Là anh không tiếp tục thích trong 3 khổ nữa. 

  1. Đủ duyên, anh thành thánh, 
  2. Thiếu duyên thì anh cũng được an lạc hiện tiền, hiện tại lạc trú. 
Nó phải rõ ràng. 


Nét Mặt Đức Thế Tôn Không Thay Đổi

Thế Tôn trước sau như một, nét mặt không bao giờ thay đổi vì tâm buông bỏ tuyệt đối.

Ngài ở một mình cũng nét mặt đó. 
Có một bà lão ăn mày quỳ đảnh lễ Ngài cũng nét mặt đó. 
Một bà hoàng hậu, một ông tướng quân, một đại gia, một hoàng đế, cả một triều đình quỳ lạy dưới chân Ngài cũng nét mặt đó. 
Tám ngàn vị tỳ kheo quỳ lạy dưới chân Ngài cũng nét mặt đó. 
Hàng triệu Phạm thiên, chư thiên lạy Ngài cũng nét mặt đó. 
Cả một hội chúng hàng tỷ thiên chúng về lễ Phật thì gương mặt Ngài cũng như vậy đó, không hề thay đổi. 

Ngài luôn luôn nhận sự kính lễ và cúng dường của chư thiên và nhân loại bằng một trạng thái tâm buông bỏ tuyệt đối


Đặc Tính của Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác

  1. Không giả dối.
  2. Bất cứ điều tốt lành nào Ngài nói ra cũng đều hoàn toàn làm được. 
  3. Không có bất cứ điều gì tốt trên thế gian này mà đệ tử có thể sánh bằng, chớ đừng nói hơn Ngài.
  4. Không có chỗ nào không biết. Chính từ chỗ không có gì Ngài không biết cho nên không còn nghi hoặc. Do vậy lời Ngài tuyệt đối thuận ứng với Chánh Pháp muôn đời.
  5. Mỗi Buddha Zone không bao giờ có hai vị Phật Chánh Đẳng Chánh Giác cùng xuất hiện.

Đặc Tính của Một Vị Bồ Tát

Bồ tát có hạnh rất đặc biệt, là toàn bộ hành trình tu tập của Bồ tát trong vô lượng kiếp nói chung và trong kiếp chót nói riêng là: 
  1. Chuyện gì hay Ngài luôn học hỏi, và
  2. Bồ tát luôn luôn ĐẠI KỴ là thỏa mãn quá sớm với điều mình có.
Tại sao Phạm thiên xuống gặp con người này (Bồ tát)? 
– Vì con người này là người luôn mở lòng ra đón nhận gió mới. 

Còn mình thì sao? 
– Luôn luôn cho rằng những điều mình biết là võ lâm vô địch, chí tôn vô thượng! 

Hiếu học nhưng phải luôn ở trong tình trạng sẵn sàng biết nghi ngờ con đường dưới chân mình. Nói vậy không phải tôi kêu các vị đa nghi, không phải. Nhưng phải biết luôn đặt vấn đề. Có khả năng đặt vấn đề khi gặp sự cố sự kiện, chớ không phải lúc nào cũng khư khư. Khư khư là không được!

Cho nên: 
  1. Thứ nhứt là phải tạo phước. 
  2. Thứ hai, cái lòng phải luôn mở ra, không cố chấp, không chìm sâu trong ngộ nhận. 
Với 2 điều kiện này, chúng ta rất dễ dàng nhận được sự giúp đỡ, sự tiếp sức của người khác, cho dầu đó là của chư thiên, Phạm thiên hay một cá nhân loài người nào đó.


Lục Đại Chân Kinh

Trường Bộ Kinh 20, Kinh Đại Hội liệt kê 6 bài Kinh Đức Phật thuyết:

  1. Với hạng chư thiên dục tánh thì Ngài thuyết Kinh Samma (Kinh Chánh Xuất Gia). 
  2. Hạng nộ tánh thuyết Kinh Kalahavivadasuttam. 
  3. Hạng độn tánh Kinh Mahabyuhasutta. 
  4. Hạng đãng tánh giảng Kinh Kulabyuhasutta. 
  5. Hạng mộ tánh Ngài giảng Kinh Tuvatta. 
  6. Hạng ngộ tánh thì Kinh Purabhedasuttam. 

https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=bhhreUUtIa0&abt=Đại+Điển+Tôn+-+Đại+Hội
Reply
(2022-03-30, 11:35 PM)LeThanhPhong Wrote: Đạo này phải là đạo của người có trí, đến để mà thấy chớ không phải đến để mà tin


vậy ở Việt Nam , nhiều người có trí 

10_point Winking-thumbs-up-smiley-emoticon Ok-sign-smiley-emoticon banana-skipping-rope-smiley-emoticon
Reply
Bất cứ ai học Phật Pháp đều mở mang Trí Tuệ, không dành riêng cho quốc gia hay chủng tộc nào.

"Tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta." 
Đức Phật, đấng Thiên Nhân Sư, vị Thầy của Trời và Loài Người, từng dạy như vậy.
Reply
(2022-03-31, 12:26 AM)tuyetvan Wrote: vậy ở Việt Nam , nhiều người có trí 

10_point Winking-thumbs-up-smiley-emoticon Ok-sign-smiley-emoticon banana-skipping-rope-smiley-emoticon

Tôi không có thì giờ để DẠY Tuyết Vân.

Xin mời Tuyết Vân ra khỏi thread này lần thứ nhất.
Reply
Vài Điều Căn Bản của Phật Giáo

1/ Không có một Creator, một ông Trời nào tạo dựng nên con người hay vũ trụ.

2/ Chúng ta phải tự cứu. Không ai cứu rỗi được ai.

3/ Đức Phật là vị Thầy của Trời và Người.

Thiên Nhân Sư là một trong 10 danh hiệu của Đức Phật.

4/ Đạo Phật là con đường của Từ Bi và Trí Tuệ.
Reply
Năm Điều Khó Được

“Này chư Tỳ khưu, các con hãy nên cố gắng hoàn thành mọi phận sự Tứ thánh đế bằng pháp không dể duôi, tiến hành Tứ niệm xứ.

Bởi vì có 5 điều khó được là:

  1. Ðức Phật xuất hiện trên thế gian là một điều khó. 
  2. Ðược sanh làm người là một điều khó.
  3. Có đức tin hoàn toàn trong sạch nơi Tam bảo là một điều khó.
  4. Ðược xuất gia trở thành Tỳ khưu là một điều khó.
  5. Ðược lắng nghe chánh pháp là một điều khó.
Năm điều khó được này, Ðức Phật hằng ngày thường thuyết giảng nhắc nhở, khuyên dạy chư Tỳ khưu”.

[Image: Su-H-Ph-p.jpg]

https://nentangphatgiao.com/ebook-quyen-...u-ho-phap/
Reply
Chánh Tín
Niềm tin chánh tín, tức là đức tin đi với trí tuệ
  1. Tin bằng chánh tín
  2. Hiểu bằng chánh kiếnchánh trí

Tam Bảo
BẢO có nghĩa:

  1. vô cùng lợi ích, và
  2. vô cùng quý hiếm.

Phật Bảo: 

  1. đấng Pháp Vương, 
  2. tự mình giác ngộ, 
  3. bản thân Ngài là của báu, 
  4. đã thành tựu tất cả thiện pháp,
  5. có thể giúp cho người khác được như mình.

Pháp Bảo:

  1. lời dạy của đấng Pháp Vương đó
  2. những chân lý, những sự thật mà không phải do các Ngài sáng chế ra 
  3. các Ngài chỉ là người khơi dậy, khai mở cho mình thấy. 

Tăng Bảo:

  1. Chư vị Thánh Tăng
  2. những điển hình, những gương sống cụ thể của Pháp Bảo.
  3. những người hành trì theo đấng Pháp Vương đó
  4. là MÔ HÌNH CỦA PHÁP BẢO
  5. chỉ có trong thời có giáo pháp của Đức Phật

Ba La Mật
  1. những việc thiện được thực hiện
  2. với lý tưởng cầu giải thoát khỏi sinh tử luân hồi
  3. nếu có ba la mật nhiều thì khi gặp được Tam Bảo sẽ nhận được nhiều lợi lạc hơn người kém ba la mật hoặc ba la mật yếu

Tu Tuệ, Tu Tâm, Tu Phước

Chúng ta cần cả ba: tu tuệ, tu tâm, và tu phước .
  1. tu tuệ: tu thiền quán, 
  2. tu tâm: tu thiền chỉ,
  3. tu phước: làm các việc bố thí, trì giới, cúng dường, phục vụ, cung kính… 

Căn Bản của Đạo Phật

Có hai:
  1. Việc nên làm: tạo điều kiện, nhân duyên hỗ trợ khiến cho thiện pháp được tăng trưởng, ác pháp bị suy giảm .
  2. Việc không nên làm: tạo điều kiện, nhân duyên hỗ trợ khiến cho ác pháp tăng trưởng mà thiện pháp bị sụt giảm .

Vui và Thiện Pháp

A/ Vui Liên Hệ đến Thiện Pháp đem lại:
  1. vị ngọt trước mắt 
  2. vị ngọt sau lưng 
  3. vị ngọt mãi mãi về sau
B/ Vui Không Liên Hệ đến Thiện Pháp đem lại: 
  1. vị ngọt trước mắt 
  2. vị đắng sau lưng 
  3. vị đắng mãi mãi về sau

https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=wSiMYDfRvFY&abt=Kinh+%C3%90%E1%BA%BF-Th%C3%ADch+S%E1%BB%9F+V%E1%BA%A5n+1
Reply
Tứ Diệu Đế


[Image: Tu-Dieu-De.png]


[Image: phap-hoc.png]


[Image: Vi-dieu-Phap.jpg]


[Image: Gia-va-Kho.jpg]


[Image: kham-nhan.jpg]


[Image: ngu-can.jpg]


[Image: Thap-thien.jpg]
https://www.facebook.com/kalama.home/pos...727028518/

[Image: biet-vs-khong-biet.jpg]


https://www.facebook.com/kalama.home/pos...727028518/
Reply
Vị tỳ kheo ngồi ngủ gật

Đức Phật dạy: “Này các tỳ kheo, khi ta nhìn thấy một vị tỳ kheo ngồi ngủ gật ở trong rừng ta vẫn hoan hỷ hơn là ta nhìn thấy một tỳ kheo ở trong phố. 

"Vì sao? 

"Vì ta nhìn vị tỳ kheo ở trong làng mạc phố xá ta nghĩ không biết lát nữa đây vị này sẽ gặp những rắc rối phiền phức gì. Ai sẽ làm phiền vị này. Vị này sẽ bị phiền phức bởi những trần cảnh nào. 

"Nhưng ngược lại, khi ta nhìn thấy một vị tỳ kheo ở trong rừng sâu dầu ngồi ngủ gục, ta vẫn nghĩ rằng vị này sau khi tỉnh dậy thì sẽ tiếp tục tinh tấn”.


Ngọn lửa cái đèn vừa chao qua một cái. 

Các vị tưởng tượng ngọn đèn không tắt (dipasikha). Ngọn lửa chỉ chao qua một cái thì quý vị đâu thể gọi là ngọn đèn tắt được, vì rõ ràng vẫn còn thấy ngọn lửa. Nhưng thực ra ngọn lửa hồi nãy thấy thì đã mất rồi nó được nuôi dưỡng bằng hóa chất mới đốt lượng hydro mới tạo ra ánh lửa mới. 

Nhưng vì nó quá nhanh nên mình không thấy.


Nên Tránh và Nên Có

Ngài dạy rằng các cảm thọ gồm thọ Khổ, thọ Ưu, thọ Xả cũng đều phải được phân hai: cái nào nên có và cái nào nên không.

Toàn bộ giáo lý Thế Tôn Ngài có giảng bao nhiêu pháp môn đi nữa gom gọn lại cũng chỉ có hai: NÊN TRÁNH VÀ NÊN CÓ.

Nên Tránh: Những buồn, vui liên quan đến năm dục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc).

Nên Có: Những buồn, vui liên quan đến những thử thách trên đường tu tập. 


Tứ Niệm Xứ

Đề mục sắc pháp (rupakammt) gồm oai nghi (tư thế sinh hoạt: đi đứng nằm ngồi khóc cười tắm rửa, ăn uống nhai nuốt, gãi, cào, co duỗi v.v…), hơi thở ra vào, tử thi, thể trược.

Đề mục danh pháp (arupakammt). Arupa ở đây không phải là vô sắc mà là phi sắc. Phi sắc tức là danh. Trong tiếng Anh ‘no’ là không có, ‘not’ là không phải, hoặc là ‘đừng’. Thí dụ ‘thiền vô sắc’ là của người chán sắc pháp, họ dùng đề mục tinh thần để đắc chứng thiền vô sắc, sanh về cõi không có sắc pháp, không có vật chất. ‘Arupa’ ở đây không phải ‘vô sắc’ như vậy mà nó là ‘phi sắc’, nghĩa là nó ‘không phải sắc pháp’ chớ không phải ‘không có sắc pháp’. 

Mai mốt đọc Kinh thấy chữ ‘arupakammt’ thì bà con nhớ hiểu đây là ‘danh pháp’, chớ không phải đề mục ‘vô sắc’ trong trường hợp này thôi.



https://giacnguyen.com/videotext.php?vid=Je-2UksxRO0&abt=Kinh+%C3%90%E1%BA%BF-Th%C3%ADch+S%E1%BB%9F+V%E1%BA%A5n+2

https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=Je-2UksxRO0&abt=Kinh+%C3%90%E1%BA%BF-Th%C3%ADch+S%E1%BB%9F+V%E1%BA%A5n+2
Reply
Giữ Giới Trong Sạch

1/ Chú ý đến Thân Hành và Khẩu Hành: ‘Muốn giữ giới trong sạch thì phải chú ý tới thân hành (kayasamacara: hoạt động của thân) và khẩu hành (vacisamacara: hoạt động của khẩu).

2/ Chú ý đến Lý Tưởng Sống (pariyesana): Trong Kinh Thánh Cằu (Trung Bộ 26), Đức Phật dạy: “Này các tỳ kheo, có những người sống trong cuộc đời sanh tử này mà từng giây phút hiện hữu họ lại liên tục và tiếp tục đầu tư vào sanh già đau chết. Bên cạnh đó có những người sống trong cõi đời sanh tử này, từng phút từng giây họ lại hướng đến sự giải thoát.”

Đối với chúng tôi đó là một bài Kinh đặc biệt quan trọng. 
Vì sao? 
– Từ sáng dậy rồi đi làm tới chiều về, trong một ngày như vậy thì giây phút nào tâm tư quý vị hướng đến đời sống tâm linh, và được bao lâu và như thế nào?

Đức Phật xác nhận rằng miệng mình nói sợ sanh tử, nhưng phải nói phần lớn thời gian trong ngày, phần lớn tâm tư tình cảm tiền bạc công sức của mình trong một ngày, một tuần, một tháng, một năm thì đều là hướng đến sự đầu tư sanh tử. 

Cho nên lý tưởng sống của người cầu đạo giải thoát phải nhớ rằng: "Trách nhiệm không phải là gánh nặng và gánh nặng không phải là trách nhiệm". Có nghĩa là trách nhiệm là chuyện phải làm với cha mẹ, vợ chồng, con cáichớ không phải là gánh nặng đè lên vai mình

Vì khi mình để nó trở thành gánh nặng thì mình không còn thì giờ tu tập. 

Có một hình ảnh ẩn dụ tôi mong bà con nhớ dùm. Đó là luôn luôn đọc câu thần chú này:

“Tôi đắp mền để ấm chớ không phải trùm mền cho nó ngộp”.


Tự Do

  1. Phàm phu nghĩ: "Tự do là muốn làm gì thì làm." 
  2. Thánh nhân định nghĩa: "Tự do là không bị cái ‘muốn’ điều khiển." 
1/ Vị tỳ kheo đó phải luôn xét coi những hoạt động nào của thân, hoạt động nào của miệng nên và không nên: 

  1. Những gì hại mình hại người đời này đời sau, đó gọi là không nên. 
  2. Còn hoạt động nào của thân của miệng mà đem lại lợi ích cho mình cho người, làm cho mình vui, cho người khác vui, vui cho đời này đời sau thì cái đó mới gọi là nên.

Cho nên chuyện giữ giới đầu tiên là phải ghi nhận thân hành nào nên và không nên, khẩu hành nào nên và không nên.


2/ Tiếp theo, vị tỳ kheo phải quan tâm đến lý tưởng sống hiện tại của mình (pariyesana). Trong thân sanh tử này, ta đang trang nghiêm giới hạnh để làm gì:
  1. trang nghiêm giới hạnh để hướng đến các quả vị Ác ma thiên tử, Đế Thích, Phạm thiên, Chuyển Luân Vương 
  2. hay ta trang nghiêm thân khẩu để hướng đến cứu cánh giải thoát. 
Vị tỳ kheo xác định rõ cứu cánh của mình thì giới hạnh đó được xem là giới học Vô lậu. Còn không thì giới học Hữu lậu (còn hướng tới sanh tử).


https://giacnguyen.com/videotext.php?vid=Je-2UksxRO0&abt=Kinh+%C3%90%E1%BA%BF-Th%C3%ADch+S%E1%BB%9F+V%E1%BA%A5n+2

https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=Je-2UksxRO0&abt=Kinh+%C3%90%E1%BA%BF-Th%C3%ADch+S%E1%BB%9F+V%E1%BA%A5n+2
Reply
Tu Để Thành Thánh

Chúng ta đến với Đạo có hai tâm thái:

- Tâm thái tu hành kiểu lượm ve chai, cầu phước báo, cầu trí tuệ, cầu công đức, cầu hạnh lành, mong được cái này đắc cái kia.

- Kiểu tu an toàn là kiểu của người đi đổ rác: thấy cái gì rác là đổ, cứ như vậy. Nếu ai hỏi tôi thì tôi đề nghị thế này: ĐỪNG MONG THÀNH THÁNH, NẾU CÓ PHẢI MONG THÌ CHỈ MONG ĐỪNG LÀ PHÀM NỮA

Bởi khi chúng ta có lòng mong thành thánh thì nguy hiểm vô cùng. Thường khi chưa kịp thanh thánh thì đã TƯỞNG mình là thánh. Cái này nó bậy vô cùng! 


  1. Bố thí ba mớ đã cho mình là Visakha, Cấp Cô Độc. 
  2. Giữ giới ba mớ tưởng mình là ngài Upali. 
  3. Đầu đà hai ba đêm tưởng mình là Ca Diếp. 
  4. Học ba bốn bài giáo lý tưởng mình là ngài A Nan. 
  5. Suy nghĩ được ba mớ tưởng mình là ngài Xá Lợi Phất,… 

Thật ra tất cả những HIỂM NẠN đó đi ra từ đâu? 
– Từ cái chỗ anh tu bằng tâm trạng NGƯỜI LƯỢM VE CHAI. Anh tu để anh huơ. 

Còn anh tu kiểu người đi đổ rác thì an toàn lắm: cứ thấy rác là đổ. Cứ thấy rác là đổ!


https://giacnguyen.com/videotext.php?vid=xPin2l63wxs&abt=Kinh+Ba-L%C3%AA

https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=xPin2l63wxs&abt=Kinh+Ba-L%C3%AA
Reply
Sư Brahm Giảng Trong Cái Thấy Chỉ Là Cái Thấy

http://vietbestforum.com/showthread.php?tid=15534&pid=425045#pid425045

Post # 881, p. 59

1/ Jhana có nghĩa là Samma Samadhi, Chánh Định (một trong 8 chi của Bát Chánh Đạo)

2/ Để có Jhana - Chánh Định, chúng ta cần:
  1. niềm tin vào Tam Bảo, 
  2. giữ giới luật, và 
  3. thực hành dāna. 
3/ Bát Chánh Đạo là con đường duy nhất dẫn đến Nibbāna (tận diệt phiền não). Không có con đường tắt nào cả.
Reply