GÓP NHẶT HOA THƠM.
NHỮNG SỰ THẬT GHÊ RỢN TRONG ĐỊA NGỤC MÀ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT.
(Chuyện Tâm Linh có thật tại Việt Nam).

Tôi tên Nguyễn Trần Tuyết Trinh, hiện ở đường Kha Vạn Cân - Thủ Đức - TP. Hồ Chí Minh.
Tôi có một chị bạn đồng nghiệp, làm chung công ty với nhau ở khu công nghệ cao, quận 9, TP HCM. Chị tên đầy đủ là: Hứa Ngọc Thủy, sinh năm 1960, năm đó tôi 21 tuổi, chị cũng 50 tuổi rồi, đáng lí gọi bằng cô, nhưng trông chị còn rất trẻ, với làm chung công ty nên gọi chị em cho thân mật. Chị có dáng người nhỏ, làn da trắng. Gương mặt chị đầy vẻ phúc hậu với một nốt ruồi son điểm trên trán.
Chị quy y theo Phật từ hồi mới 10 tuổi và ăn chay từ năm 20 tuổi, rất am hiểu Phật Pháp, pháp danh Diệu Kì, quê chị ở An Giang, ngay chợ Châu Đốc, nơi có sông Châu Đốc chảy ngang qua.
Chị kể, do cha mẹ bị tai nạn qua đời, nên từ năm 9 tuổi chị đã là trẻ mồ côi, phải tự lập mọi thứ. Năm 10 tuổi do thiếu thốn, nên chị có vào chùa xin cơm ăn, cũng từ nhân duyên đó, chị biết đến Phật Pháp.
Được một thời gian chị gặp sư trụ trì, bạch với thầy là mình muốn xuống tóc, nhưng thầy không cho, thầy nói chị có căn tu nhưng bụi trần chưa hết, nên xuất gia không được.
Vì chị có căn tu từ nhiều kiếp, nên được thầy chiếu cố đặc biệt, không cần đợi nhiều người mà làm lễ Quy y cho riêng mình chị.


Một hôm khi qua phòng trọ chị chơi, chị nấu một bữa đồ chay rất ngon đãi tôi. Được một lúc bỗng chị hỏi tôi:
- Em tin có cõi âm không?
Tôi đáp:
- Em tin, nhưng em chưa được chứng kiến
- Vậy em tin lời chị nói không?
- Tin chứ chị, vì chị mà em biết nhiều về Phật Pháp, biết đọc thần chú và cảm nhận sự mát rượi trong tâm hồn khi đọc chú ạ!
- Vậy em nè, chị sẽ kể cho em nghe chuyện về địa ngục, em có muốn nghe không?
Tôi cười cười, chị này khéo biết nói đùa, chuyện địa ngục sao chị biết mà kể được? Chị lại tiếp:
- Chị sẽ kể cho bất cứ ai muốn nghe và đây hoàn toàn sự thật, em có căn nên em càng cần nghe.
Và chị bắt đầu kể, giọng chị thong thả:
- Em biết không, hồi đó năm 18 tuổi, chị bị tai nạn xe xém chết, nhưng may chỉ bị chấn thương nặng ở tay và chân, chị chỉ bị va đập mạnh vào xe, bất tỉnh 7 ngày liền.
Tôi mới hỏi:
- Vậy ai chăm lo chị trong bệnh viện?


- Là sư cô và thầy trụ trì, vì chị bị tai nạn gần nơi chị ở mà. Trong thời gian đó chị lạc vào một khoảng không màu tối, le lói chút ánh sáng chị thấy cha mẹ chị, rồi chị thấy Bồ Tát Địa Tạng nữa. Bình thường chị hay tụng kinh Địa Tạng, hết sức tôn kính Ngài, nay được gặp, chị mừng quá, nên khi ấy chị đã lạy ngài không biết bao nhiều cái, rồi chạy lại ôm cha mẹ mình. Chị hỏi Ngài đây là nơi nào, Ngài đáp đây là Địa Ngục, khiến chị vô cùng hoảng sợ.
Địa Tạng Vương mới nói với chị:


- Con có nhiều phước đức gieo từ ba đời nên ta cứu con khỏi vòng địa ngục, thoát cảnh chết yểu, ta cứu con để làm lợi lạc nhân thế, đây là cầu biệt ly - Ngài chỉ về một cây cầu - con hãy từ giã cha mẹ để cha mẹ con đi đầu thai, còn con hãy về lại nơi đã đến, đừng quay lại, sau lưng con là địa ngục.
Chị liền quỳ xuống và lạy Địa Tạng Bồ Tát, ngàn lần cảm kích ơn đức của ngài...
 Ngài nói tiếp:
- Trước con có một đời tu, nhưng con đã sát hại một sinh mạng còn non để cứu người khác, nên con phải chịu quả báo chết yểu. Cũng may, do con đã tạo công đức hồi hướng cho sinh linh đó siêu thoát, và đời này con tu học theo Phật tinh tấn không hoài nghi, nên thoát được nạn, ta hiện cho con biết.
- Dạ thưa Địa Tạng Vương Bồ Tát, xin ngài đại từ đại bi cứu chúng sanh muôn loài, và cho con thấy cảnh địa ngục như thế nào, để con lòng thêm định tâm ạ. Nam Mô A Di Đà Phật!
- Do con trồng thiện căn lớn từ kiếp trước nên ta sẽ dẫn con đi, trông thấy sự tình kinh sợ, con hãy ngậm viên này vào miệng và kiết ấn hai tay lại nhau.
Chị liền làm theo lời Địa Tạng Bồ Tát, hai cánh cổng sắt to lớn vô cùng mở ra, ở trên cửa có hình đầu chó miệng há to, trừng mắt dữ tợn.


Cổng vừa hé ra, lập tức ập đến tiếng ai oán, rên la của rất - rất nhiều người người gộp lại, cộng hưởng thành một tràng âm thanh khiếp đảm. Mặt đất nơi đây phủ một màn khói lan tỏa âm u, phía trên là một màn ánh sáng đỏ đỏ, xanh xanh chiếu khắp rộng mênh mông, trông rất ma quái. Từng lớp, từng lớp người nối nhau đi trùng trùng điệp điệp, đông đảo vô cùng , theo sau họ là quỷ sai nhiều vô kể đứng hai bên , chị và Ngài Địa Tạng đang bay trên hư không trên những người đó.
Chị hỏi Địa Tạng Bồ Tát, mà là hỏi bằng tâm thức chứ không phải bằng lời nói:


- Dạ thưa Bồ Tát cho con hỏi, những hàng người này là như thế nào?
- Những người đi vào là người đến gặp Phán quan, những người đi ra là người đi tới cảnh giới khác.
- Dạ xin Bồ Tát cho con hỏi ngu muội, là sao không ai lễ bái Người mà chỉ chăm chăm lo đi thôi ạ?
- Họ do vô minh nên không thấy ta, cũng như không thấy con, vì con đã được ta cho ngậm viên trấn hình rồi.
Chị ngang qua một cung điện như cung vua, nhưng trông u ám chứ không sáng sủa gì, rồi chị cùng Bồ Tát bay xuyên qua một bức vách đá, giống như nhũ thạch, đập ngay vào mắt chị là một màn hỗn chiến, thịt máu vương vãi khắp nơi, cảnh tượng hãi hùng: người với người hùng hổ lao vào đâm chém nhau không thương tiếc.


Đây đó cũng có những con thú như trâu bò, dùng sừng lao vào đâm túi bụi. Chị tập trung nhìn một người bên dưới, thấy anh ta bị chém tới chết, thân xác bấy nhầy, chết rồi hoàn hồn sống lại, lại bị chém tiếp, không biết được màn chém giết này sẽ lập đi lập lại bao nhiêu lần.
Thịt máu văng tung tóe, tiếng la hét đau đớn cùng cực, tiếng đao kiếm xoang xoảng, gộp lại thành một cảnh tượng kinh tâm khiếp đảm, bất cứ ai chứng kiến rồi đều phải bủn rủn, run sợ.
Chị hỏi Bồ Tát vì sao mấy người này lại đâm chém nhau như vậy, Bồ Tát nói rằng, đó là ngọn lửa sân si đốt cháy tâm thức của họ, họ không muốn thoát Ngài cũng không cứu được. Những người này là toàn kẻ buôn bán thịt cá, hoặc câu cá, giăng lưới, bắt các loài sinh vật, hoặc đâm thuê chém mướn…
Họ tự làm thì tự chịu, chứ cũng không thể cứu được, vì họ bị một màn vô minh che lấp. Tiếp theo, chị và Bồ Tát xuyên qua một nơi như miệng núi lửa bằng nham thạch nóng bỏng, chị cảm thấy sức nóng như thiêu như đốt dù chị đã ở rất cao, đây là ngục thứ hai.


Ngàn ngàn, vạn vạn người, dù không ai thúc ép, tự nhiên lao mình nhảy xuống biển lửa, rồi họ còn bị ngàn mũi tên xuyên qua, tiếng la hét, gào khóc kinh hồn như muốn xé tan cả màng nhĩ, lẫn linh hồn của người nghe thấy. Thực sự ngôn từ có cố gắng thế nào cũng sẽ không thể mô tả được những âm thanh, những quang cảnh kinh khủng của địa ngục. Đây chỉ là thuật lại một phần triệu tỉ những gì chị chứng kiến được. Lúc đó chị mới hỏi Bồ Tát:


- Bạch Bồ Tát, vì sao những người đó bị lửa thiêu, chết đi sống lại, và còn bị ngàn mũi tên bắn xuống xuyên người? Vì sao Bồ Tát không cứu?
Địa Tạng Bồ Tát trả lời:
- Những người này do tâm tham lam, bỏn xẻn, kẻ thì rút tiền của dân nghèo, kẻ thì yểm tà, mê hoặc lòng người để vơ vét tiền bá tánh, do bị vô minh ngăn che, không thấy Bồ Tát Địa Tạng trước mắt, muốn cứu cũng chẳng được, nếu như họ biết niệm Phật thì đỡ đau đớn rồi.


Qua hai ngục đó rồi, chị cùng ngài Địa Tạng Vương xuyên qua thêm một vách ngăn giống như thạch ngũ màu trắng, đường vân trên đó có những hình thù rất ghê rợn.
Rồi chị thấy những chông sắt, rồi cột sắt trùng trùng điệp điệp, tất cả đã nung nóng đỏ, chỉ có nóng hơn chứ không bao giờ nguội.
Người người lớp lớp phải ngồi lên những chông sắt đó, chúng dài khoảng hơn 10cm, tất nhiên là đâu có ngồi yên được, bao nhiêu mũi chông sắc nhọn, cắm vào da thịt, đau đớn khôn siết, các tội hồn cứ trườn lên trượt xuống, xương thịt lòi cả ra ngoài, máu tuôn như mưa.


Đã thế từ đâu nước phân, nước dãi của các loài động vật tuôn ra, họ vừa tắm máu, vừa tắm phân dãi, chịu trận suốt không ngơi nghỉ.
Xong đâu chỉ có thế, từ trên trời sấm sét đánh xuống đùng đoàng, thiêu đốt tội hồn. Đây đó lại xuất hiện những tảng đá tròn, to, nóng phừng phực lăn qua người, trăm ngàn thứ đau đớn đổ dồn lại. Mức độ khủng khiếp ở đây, chị dám khẳng định không có nhà văn tài ba, lão luyện nào diễn tả bằng lời mà tả nổi cảnh chị chứng kiến.
Những kẻ nào tội nhẹ trong ngục này, thì ôm cột đồng lúc nóng như nham thạch, lúc lạnh như băng giá. Chị chưa kịp hỏi Địa Tạng Bồ Tát ngài đã nói:
- Ngục này dành cho những kẻ bất hiếu, trời không dung đất không tha, tội đã tạo khác nhau nên mới có những hình phạt nặng nhẹ khác nhau.


Trên đây chỉ là phần nhỏ của địa ngục này mà chị có thể thấy, chứ toàn bộ ngục thì rộng ghê hồn, em hãy tưởng tượng ngục nhỏ nhất cũng bằng hàng ngàn cây số đó.
Tôi nói:
- Vậy chắc ngục nhỏ thì bằng nước Việt Nam mình phải không chị?


- Em nói đúng đó, mỗi ngục đều rất rộng, vô số chúng sanh trong đó, dầy đặc nhung nhúc. Ngục tiếp theo chị đến, dù kinh dị không bằng 3 ngục chị vừa kể, nhưng lại ghê tởm, ớn đến tận óc, từng cơn nổi da gà, ngục này chứa những hầm cơm dư thừa nhung nhúc dòi ngoe ngẩy, rồi cả bọ chét, kiến… đủ thứ côn trùng kinh tởm. Những người chịu phạt phải ở trong hầm đó, phải ăn nuốt những đồ ăn dư thừa, đã đổ bỏ phí phạm khi sống.


Còn có những hầm phân của các loài động vật, các tội hồn phải ở trong hầm “thưởng thức” hết những phân tiểu hôi thối nồng nặc ấy, đặc biệt là mỗi người một hầm, mỗi hầm chỉ to cỡ tòa nhà 5 tầng thôi, phân vơi đi lại tự động dâng đầy lên, mà khi nào “hưởng” hết một hầm đó thì mới đầu thai.


Và chị còn một loại hầm đặc biệt nữa, hầm đó chứa toàn xác chết, hôi thối tởm lợm, các tội hồn phải nuốt sống nuốt tươi những thứ thịt ấy, vì khi còn sống sát hại sinh vật, mổ heo mổ bò, bán thịt chó .v.v… Chứng kiến tận mắt cái hầm đó rồi, chị sợ phát khiếp nên chị mới phát tâm ăn chay tới nay, có tiền là phóng sanh, cầu sám hối tội cũ.
Tội nghiệp những chúng sanh trong đó, nếu họ chịu thành tâm niệm Phật, là Bồ Tát cứu được rồi, nhưng mê muội không niệm được thì Bồ Tát chịu. Bồ Tát từ bi, luôn thương xót những kẻ lầm đường lạc lối phịu hình phạt, đương nhiên là muốn cứu vớt họ, nhưng mà họ không phát tâm niệm Phật được thì Địa Tạng Bồ Tát cũng chịu thua.
Chị được Ngài dẫn qua một ngục khác. Ngục này thì chị thấy rất đặc biệt, vì có đầy vàng bạc, châu báu kim cương, tiền bạc chất như núi, lấp lánh rất đẹp, nhưng em biết không, họ phải ăn nuốt những thứ đó.


Các tội hồn bị những vàng bạc bao vây, từng tảng từng tảng rơi xuống như mưa đá, trúng người nào thì bể đầu nát óc, máu chảy như mưa, người thì bị đè, kẻ thì bị vàng bạc phóng xuyên người, hoặc rơi vào tai miệng tắc nghẽn ở đó, hoặc vàng bạc lọt vào bụng thì nở phình to ra hơn bụng của mấy bà bầu, vừa nặng vừa đau, Địa Tạng Bồ Tát nói:
- Đó là hình phạt cho những người tham lam tiền bạc, ích kỉ bỏn xẻn, mua bán gian lận kiếm lời, những kẻ quan chức tham ô của dân.v.v…


Ở một chỗ khác, chị thấy có những chiếc xe không người lái cán nát bét những tội hồn, phọt cả óc, lòi cả xương ra, người này phải nhặt những mảnh xương thịt của người kia để tiến hành lắp ghép, hoàn xác sống lại, cứ như thế luân phiên nhau.


Ghê rợn nhất là cái màn ghép tay chân, tim phổi lại, không ghép thì tự người đó đau đớn kinh khủng. Cứ như thế trong một ngày mà từng người cứ diễn đi diễn lại thảm cảnh bị xe đâm nát bét, văng ra thành từng mảnh xương thịt, rồi lại chắp nối lại, cả ngàn lần chết đi sống lại, đây chính là quả báo của những tài xế cố ý đâm chết người, hoặc gây tai nạn rồi bỏ trốn.


Ở một chỗ khác, có cỗ máy rất to lớn, nghiền nát người ra từng mảnh nhỏ, thịt tuôn ra đến đâu, ruồi bọ bu đen đến đấy, rồi lại bị xay tiếp cho đến khi nát như bột. Xong rồi thì hoàn hồn lại, bắt đầu xay lại từ đầu. Tội hồn cứ như thế bị hành hình đến khi nghiệp hết, mới chuyển sang những ngục khác chịu hình phạt của những tội khác, đây cũng là địa ngục cuối mà chị đến.


Những địa ngục mà chị chứng kiến cũng chỉ là một góc nhỏ trong hàng ngàn cửa ngục ở đây mà thôi. Đâu đâu cũng là tột đỉnh đau đớn, quỷ khóc sói gào thảm thiết, đâu đâu cũng là xương tan thịt nát, chết đi sống lại đến vô cùng. Thật là buồn, loài người khi còn sống, sao cứ tạo ác để thọ nhận đau đớn như thế? Sung sướng trong kiếp người thì đáng bao nhiêu khi so với những đau đớn tột cùng, nối nhau bất tận này?
Sau đó, chị được Địa Tạng Bồ Tát dẫn lên dương thế, đến chỗ thân xác bất động của chị.


Bồ Tát nói chị hãy nuốt viên ngọc Bồ Tát từng đưa cho chị lúc trước, mà nãy giờ vẫn ngậm khi chị tham quan cảnh địa ngục.
Chị nuốt xuống từ từ, và thấy Bồ Tát niệm câu gì đó, hồn liền nhập lại vào thân xác, chị bật tỉnh, nhìn hướng Bồ Tát đang đứng thì không thấy Bồ Tát nữa, nhưng chị vẫn nghe âm thanh Ngài nói văng vẳng trong tâm:


- Con hãy tu học Phật tinh tấn hơn nữa, rồi con sẽ thấy những cảnh khác, và hãy làm lợi lạc cho chúng sanh khi họ cầu học Phật Pháp.
Chị bật ngồi lên, giống như người đã lành hẳn, quỳ sụp xuống lạy Bồ Tát, lạy không biết mệt , vừa lạy vừa khóc như mưa, rồi khi đó mọi người ùa đến bên chị…
Đã lâu rồi tôi bị mất liên lạc với chị, thật đáng tiếc. Hi vọng nếu hữu duyên chị đọc được bài viết này, chị em mình lại có cơ duyên được tương phùng...

(Nguyễn Trần Tuyết Trinh tự thuật - face book: Bạch Tuệ Ngọc)
[Image: modify_inline.gif]
Reply


Reply
TRÌ CHÚ LĂNG NGHIÊM CỨU ĐỘ TAM ĐỒ ÁC ĐẠO

Chú Lăng Nghiêm bao hàm tất cả các Pháp trong đó, nên dĩ nhiên dựa vào Chú Lăng Nghiêm có thể cứu độ các chúng sanh ở cõi thấp.
Bình thường bạn niệm Chú Lăng Nghiêm cho thuần thục, đến khi cần bạn chỉ cần niệm "Tất đát đa, bát đát la" và hồi hướng cho bất kỳ chúng sanh nào đều được.
Trôi lăn sanh tử nhiều đời nhiều kiếp, chúng ta và những người xung quanh, cho đến các con vật, thậm chí ngay đối với cỏ cây đất đá đều có mối quan hệ họ hàng thân thích.
Học Chú Lăng Nghiêm thì mình có thể hồi hướng cùng khắp, đó cũng là báo đáp ân đức của Thầy Tổ, báo đáp ân đức cho cha mẹ, cho người ơn của mình nhiều đời nhiều kiếp đến nay.
Nhận ơn giáo huấn, nuôi dưỡng của thầy, của cha của mẹ, mình làm sao mà báo đáp cho đặng?

Báo đáp chính là mình tu tập, mình niệm Chú Lăng Nghiêm, mình mang đến chánh khí cho trời đất này.
Sức lực của Chú Lăng Nghiêm cực kỳ mạnh mẽ, thậm chí mạnh đến nỗi có khả năng "cưỡng ép" được người khác.
Như đối với các Pháp siêu độ, người ta muốn siêu mình mới độ được họ. Còn đối với Pháp Lăng Nghiêm này, nếu không muốn siêu thì cũng có thể độ được.
Bạn chưa muốn siêu thoát vì nặng nghiệp với gia đình, với kẻ thù của bạn hay bao nhiêu ân nợ chưa tròn đầy? Một vong linh, oán linh, hồn quỷ chấp trước như vậy thật sự rất khó siêu độ. Nhưng nếu ta niệm Chú Lăng Nghiêm mà vì họ hồi hướng, họ không muốn đi cũng sẽ phải đi.

Bây giờ không chịu đi thì Thiên binh Thần tướng đến, Kim Cang Mật Tích đến, cho đến Bồ-tát và Phật đều phóng quang đưa đi. Không chịu đi cũng phải đi, đây là sự cưỡng ép. Đưa đi đâu vậy? Đưa đi đến một cảnh giới cao hơn để họ học giáo lý, học xong được chút đỉnh, tâm khai trí ngộ rồi thì liền được đưa lên cảnh giới cao hơn nữa.
Nên nếu bạn cảm thấy các Pháp siêu độ khác bạn đã làm hết rồi mà vong linh chưa được siêu độ thì hãy dùng đến Chú Lăng Nghiên, chắc chắn là sẽ thành công.
Chúng ta muốn độ hóa, nhưng dùng cưỡng ép như vậy liệu có nặng tay quá hay không? Và như vậy thì có trái với từ bi.
Từ bi có trăm ngàn muôn lối.
Ví như thấy có người nghèo khổ, đói khát, ốm đau họ đã khổ thân rồi cộng thêm oán nặng hận sâu thì tâm càng thêm khổ.
Có người vì từ bi đến khuyên răn họ, nhưng khuyên hoài họ cũng không nghe. Họ vẫn cứ tự mình khổ mình. Người kia dẫu có đến bao lần cũng không giúp được gì, thậm chí người đến giúp đỡ còn bị đuổi đánh.


Nay có lực lượng binh đoàn trăm ngàn người đến, vì một người mà áp giải đi. Đưa đi đâu? Đưa họ vô một ngôi biệt thự, tắm cho họ, cho họ ăn, đọc sách cho họ nghe, chăm sóc họ, lắng nghe họ, lại còn có thêm gia sư kèm cặp riêng giảng giải cho họ nữa. Lâu dần tâm họ lắng dịu, họ chịu buông bỏ oán thù, phá mê khai ngộ. Lực lượng binh đoàn này ngay lập tức chuyển họ đi đến nơi khác tốt hơn và giúp họ sung sướng hơn, hạnh phúc hơn.
Người mà chịu khổ thân và tâm là oán linh đầy hận thù không chịu siêu thoát. Người đến khuyên giải, dịu dàng là các Pháp từ bi nhu hòa. Còn binh đoàn lực lượng đến áp giải đi là lực lượng của Chú Lăng Nghiêm.

Tại sao phải dùng biện pháp mạnh? Vì để càng lâu họ càng khổ, lâu ngày hồn siêu phách tán không thể cứu độ. Oán hận tràn đầy như vậy là làm khổ bản thân họ và người khác, âm dương đều rối rắm vô cùng.
Nay trì Chú Lăng Nghiêm, vì họ mà hồi hướng thì họ được cứu độ

Từ bi là như vậy, thậm chí, để có thể áp giải đi, muốn giúp đỡ họ thì những Kim Cang Mật Tích, Hộ Pháp Thần Vương còn phải từ bi hơn bình thường gấp trăm ngàn lần.
Mỗi ngày hãy nghĩ đến ông bà, cha mẹ, anh chị em cho đến oan gia trái chủ nhiều đời nhiều kiếp chưa siêu thoát mà niệm Chú Lăng Nghiêm.
Đi ra ngoài đường gặp các con vật trong cảnh ngàn cân treo sợi tóc, thớt dao gần kề cắt da xẻ thịt thì hãy vì chúng mà niệm Chú mà hồi hướng.
Chúng sanh từ địa ngục, ngạ quỷ cho đến súc sanh đều có thể nương vào uy lực của Chú Lăng Nghiêm mà được giải thoát, được cứu độ.
Mỗi ngày bạn niệm Chú Lăng Nghiêm, nơi có mặt bạn chính là nơi có ích cho chúng sanh.
Trích "Lam sơn trang"

[Image: modify_inline.gif]
Reply
Pháp Thiện và Pháp Bất Thiện đan xen nhau ( Sư cô Tâm Tâm)

https://www.facebook.com/onlynowandhere/...8894912236
Reply
🍁 THƯƠNG NGƯỜI ĂN THỊT

🍀 Tôi thương người chưa ăn được thuần chay
Vì không biết có vay có trả
Tôi thương người lấy thân mình quý giá
Để mỗi ngày chứa đựng xác tanh hôi,
🍀 Tôi thương người lỡ ngàn năm cơ hội
Không được về nơi Cực Lạc an vui
Tôi thương người chỉ biết kiếp này thôi
Chưa kịp vui đã ra người thiên cổ,
🍀 Dưới đất lạnh chờ đến ngày cúng giỗ
Năm một lần hồn đói rách tả tơi
Có nuối tiếc thì cũng đã muộn rồi
Biết bao giờ được làm người trở lại,
🍀 Tôi thương người đêm giật mình sợ hãi
Bò lợn gà trong bụng khóc oán than
Nên tâm người luôn lo lắng bất an
Không có được một đêm tròn giấc ngủ,
🍂 Ăn thuần chay là tránh xa nghiệp dữ
Là làm theo lời Phật dạy từ bi
Hết trăm năm rời trần thế ra đi
Về thiên quốc muôn đời nơi Cực Lạc .

                          ( Xin thường niệm )
                      A DI ĐÀ PHẬT 🙏🙏🙏
            [ Giữ tâm thiện - Thế giới hòa bình ]
Reply
HÀNH NGHỀ “LÀM GÁI” BỊ ĐỌA ĐỊA NGỤC NHƯ THẾ NÀO ?
(Những mẩu chuyện về thiền sư An Lạc Hạnh - Tĩnh Như)


Như một quy luật của cuộc sống, khi kinh tế xã hội phát triển nhanh vượt bậc, thì các giá trị tâm linh lại giảm sút nghiêm trọng. Con người thời đại ngày nay càng ngày càng sa đọa, càng ngày càng tạo ác, chẳng ác nào là không dám làm. Mà theo luật nhân quả, tạo ác thì phải lãnh nghiệp ác, đó là lẽ tất nhiên.
Tịnh xá Liên Hoa (Tân Uyên, Bình Dương) hôm đó lại có khách viếng thăm, đều là những người đang gặp vấn đề tâm linh tới xin thiền sư An Lạc Hạnh cứu giúp. Nhắc đến sư ông, ai ai cũng đều vô cùng kính trọng, bởi sự từ bi và đức hạnh cùng những năng lực đặc biệt, nên tiếng lành đồn xa, nhiều người lặn lội từ khắp mọi nơi đều tới tìm sư ông giải cứu.
Ngồi từ trong nhà khách nhìn ra ngoài sân, cái nắng đã dịu hơn khi về chiều, có hai người phụ nữ tất tả đi vào xin được trình bày về hoàn cảnh của mình. Người phụ nữ trẻ khoác ngoài một chiếc áo chống nắng màu xanh tím than, điểm vài họa tiết màu vàng, khuôn mặt đen đúa khắc khổ có lẽ vì sương gió nhiều, tóc buộc túm đằng sau rất gọn.
Cô nhẹ nhàng khúm núm chọn một chiếc ghế trong dãy ghế gỗ dài, ngay gần với sư ông để tiện bề thưa hỏi. Người phụ nữ còn lại là một ni sư, dáng vẻ nhỏ nhắn, khuôn mặt có vẻ an nhiên, điềm đạm.
Cô Thanh Bình kể lại sự việc
Sau hỏi ra mới biết, bà vốn là mẹ chồng của cô gái trẻ kia, trước gọi là bà Cóc, là Phật tử chùa Hoằng Pháp tại thành phố Hồ Chí Minh, mới xuất gia gần một năm tại thiền viện Thường Chiếu, xã Phước Thái, huyện Long Thành, Đồng Nai. Chính bà là người dẫn dắt cho người con dâu tới tìm sư ông nhờ giúp đỡ.
Thường những người tới đây chẳng mấy ai tươi cười, ai ai cũng đầy vẻ u sầu, ảo não, bế tắc. Cũng đúng thôi, không thế thì thường người ta chẳng tới tìm sư ông làm gì. Chúng sinh thời nay đa số chỉ khi đau khổ quá không chịu nổi mới tìm tới cửa chùa xin giải cứu. Đúng là nước ngập chân rồi mới chịu nhảy đó mà. Thật đáng buồn thay!


Nhìn dáng vẻ khúm núm, ngại ngần của hai mẹ con, sư ông cất giọng nhẹ nhàng, từ bi hỏi về hoàn cảnh cụ thể ra sao. Đã lâu sư ông không còn chữa bệnh cho người nữa, nay lại có hai vị này tới hỏi, sư ông cũng vẫn tiếp để xem có thuộc diện xem xét cứu giúp hay không. Chứ nay già yếu rồi, cỗ máy thân thể này theo quy luật vô thường cũng phải đến lúc khô dầu chẳng chạy được trơn chu nữa.
Gia đình bà Cóc sinh sống tại đường Nguyễn Hữu Hào, phường 6, quận 4, thành phố Hồ Chí Minh. Con dâu của bà là Nguyễn Thị Thanh Bình, cũng có chút duyên lành Phật Pháp nên đã quy y tại tịnh xá Linh Quang, đường Nguyễn Khoái, quận 4, lấy pháp danh Diệu Chung. Vốn dĩ hôm nay hai mẹ con tìm tới đây là vì cả năm trời nay cô Bình bị chứng mất ngủ, tới đêm hay ngồi nói chuyện một mình rất kỳ quái.
Người nhà tưởng cô bị bệnh thần kinh hoang tưởng nên đưa tới bệnh viện Nhiệt Đới thành phố Hồ Chí Minh để thăm khám, các bác sỹ ở đây kết luận cô bị trầm cảm và điều trị kê thuốc cho cô đã được một thời gian.


Tuy vẫn theo điều trị của bác sỹ, nhưng bản thân cô Bình khăng khăng cho rằng mình không bị trầm cảm, và vì cô hay có cảm giác tự nhiên rùng mình, nên ngờ ngợ đoán ra mình đã bị vong mượn xác. Chẳng thể để tình trạng này diễn ra lâu hơn, hai mẹ con ngay lập tức tất tưởi chạy xuống Bình Dương tìm đến tịnh xá Liên Hoa ngay khi vừa xuất viện trở về.
Dường như hiểu ra vấn đề, để không mất nhiều thời gian, sư ông không hỏi thêm gì nữa, lập tức nói chuyện với vong với chất giọng ấm áp, từ bi quen thuộc: “Nếu vong hồn nào chết khổ muốn cứu vớt thì cứ mượn khẩu về đi, tôi cứu cho, chứ người trần xin tôi không cứu.”
Khi sư ông vừa dứt lời, trong giây lát, lập tức sắc mặt cô Bình thay đổi, khuôn mặt bỗng trở nên nhăn nhó, miệng bỗng nhiên méo xệch sang một bên, ú ớ vài từ không thành tiếng. Quả nhiên có một vong linh đã gá vào xác cô Bình lên nói chuyện với sư ông.


Tưởng là oan gia trái chủ nào gây khó khăn oán hận gì cô Bình, thì ra chả phải ai xa lạ, vong linh khai mình tên là Huỳnh Thị Phụng, chết ngày mùng 2 tháng 10 năm Kỷ Mão, chính là mẹ đẻ của cô Bình đây. Vong linh nhập vào xác cô nhiều lần suốt thời gian qua chỉ mong được cứu giúp vì quá khổ sở.
Bà Phụng có nhiều con, nhưng chỉ có cô Bình là người con hiếu thảo nhất, nên bà chỉ hy vọng dựa vào cô con gái này có thể giúp mình. Sau khi nghe vong linh bà Phụng thưa bạch như vậy, sư ông đưa mắt nhìn sang bà Cóc ( tức bà thông gia của bà Phụng) để chứng thực xem mẹ đẻ của cô Bình có đúng tên như vậy hay không. Bà Cóc dạ dạ gật gật cái đầu tỏ ý đồng tình.


Vong linh bà Phụng tiếp tục nói với vẻ đầy hối hận và đau đớn, hồi tưởng lại về quá khứ một thời của mình. Bà kể cách đây mấy chục năm về trước, bố mẹ chồng của bà ( tức ông bà nội của cô Bình) có xây cất một ngôi chùa tư trên phần đất đai của gia đình, lấy tên là chùa Quốc Ân Tự. Sau đó cha mẹ chồng bà lần lượt qua đời, cả người chồng cũng ra đi, để lại ngôi chùa cho bà cùng bảy đứa con thơ dại nheo nhóc. Bầu trời như sụp đổ trước mắt người phụ nữ chân yếu tay mềm này. Cuộc sống quá đỗi khó khăn đè lên đôi vai người mẹ, nhìn những đứa con nhỏ nhắn đang chờ từng bữa cơm, bà Phụng không thể yên lòng.
Không biết làm gì để sống và nuôi bảy đứa con, bỗng bà Phụng nảy ra ý tưởng đem ngôi chùa tư nhà chồng để lại này, thành chỗ cho thuê phòng để các đôi nam nữ vào làm chỗ hành nghề mại dâm. Mỗi một lần cho họ vào mướn chỗ là bà thu về 20-30 nghìn đồng, thời đó từng ấy là cũng nhiều chứ chẳng ít ỏi gì.
Mỗi ngày cũng tầm 5-10 người thuê, vậy là mỗi ngày bà cũng có đồng ra đồng vào cho các con có miếng ăn ấm bụng. Ai ngờ đâu, kể từ đây, cuộc đời bà và các con của bà bắt đầu trở nên vô cùng thảm thương. Đây vốn đã không phải công việc thiện lành gì, lại được thực hiện ngay trong khuôn viên của chùa Quốc Ân Tự, một nơi thờ Phật trang nghiêm, những điều này đã làm cho bà Phụng phải gánh chịu hậu quả nặng nề khủng khiếp do chính mình tạo ra.
Chùa Quốc Ân Tự do là chùa tư, không trực thuộc giáo hội Phật giáo, nên sau này đã bị giải tỏa để xây dựng các công trình khác. Nhà cũng không còn, người cũng đã rời đi, nhưng có phải như thế là chấm dứt tất cả hay không? Không!
Bà Phụng rời đi chẳng mang theo được thứ gì, chỉ trừ nghiệp lực thì luôn đeo bám bà như bóng với hình không thể hô biến là biến đi được. Có lẽ bà khi xưa cũng u mê, vô minh chẳng hiểu hết được mình đang tạo ác nghiệp như thế nào, chỉ nghĩ rằng đó là việc kiếm kế sinh nhai lo cho con cái, nhưng ai ngờ đâu những việc đó lại gây ra hậu quả nặng nề tai hại. Đôi mắt đầy sợ hãi, vong linh bà Phụng tiếp tục kể.
Đúng là nhân quả nhãn tiền, vì đã tiếp tay cho trai gái hành nghề mại dâm, nên về sau, bà Phụng mắc bệnh ung thư tử cung phải tiến hành xạ trị nhiều lần, chịu những cơn đau quằn quại hành hạ ngày đêm không dứt. Đã khó khăn, giờ lại thêm bệnh tật, thật là nhà đã nghèo nay còn mắc cái eo, khổ hết chỗ nói. Tưởng rằng chỉ có thế? Nhưng thật không đơn giản, vì tội của bà không hề nhẹ, để cho người ta làm chuyện bậy bạ ngay trong khuôn viên nhà chùa là tội tày đình, tội này nặng vô cùng, làm ô uế cửa chùa, nơi đáng nhẽ cần sự thanh tịnh, tôn nghiêm.


Cứ định kì bà Phụng lại lên bệnh viện Ung Bướu, hôm đó cũng tới ngày xạ trị tiếp theo, và cũng chính hôm đó, bà đột ngột bị tai biến đứt mạch máu não, miệng thì méo xệch sang một bên, mắt vẫn còn mở trừng trừng, bà ra đi ngay lúc đó, hưởng thọ 55 tuổi, chẳng kịp trăn trối điều gì.
Mọi chuyện tưởng chừng chấm dứt khi một con người đã ra đi khỏi cõi trần thế này, nhưng không, bà xuống âm phủ còn phải gánh tiếp quả báo của mình. Bà kể, khi bà mới xuống đó, thấy bao trùm không gian là một màu đen kịt, thấp thoáng phập phùng những ánh sáng đỏ đỏ lập lòe lúc ẩn lúc hiện, làm cho bất kì ai cũng phải rùng mình khiếp sợ dựng tóc gáy. Rồi bà được dẫn ra trước điện, Diêm Vương vạch rõ tội trạng của bà không mảy may sai lệch, thiếu sót, để cho bà Phụng biết rõ những tội lỗi của mình, rồi phán đem bà vào địa ngục, chịu hình phạt bị giam nhốt đánh đập, không được ăn uống.
Khổ sở vô cùng, bà Phụng rên xiết nấc lên từng tiếng xin sư ông cứu giúp cho, bà hối hận lắm rồi. Khi bà Phụng chết, tuy người nhà có thỉnh thầy về tụng kinh, cúng trai tăng, đầy đủ hết cả, nhưng từng ấy cũng chưa đủ để bù đắp cho những ác nghiệp của bà. Những việc đó đúng là việc rất tốt mà con cháu có thể làm để giúp vong hồn được bồi đắp thêm phước báo, sớm siêu thoát, nhưng cái chính vẫn ở tội phước của người mất. Chứ nếu đơn giản thì đã chẳng ai phải xuống địa ngục mà lên trời hết cả.
Thương tình vong linh bà Phụng thành khẩn nhận lỗi, lại biết sám hối ăn năn, nên sư ông khuyên bà Phụng trước hết lạy 108 lạy sám hối ngay lập tức,  nhưng sau đó mỗi ngày bà phải lạy 1000 lạy nữa để sám hối tội lỗi của mình. Vong linh bà Phụng không mảy may đắn đo, liền thực hiện ngay, bởi đó là chiếc phao cứu sinh duy nhất bà có thể nắm lấy lúc này, không thì chỉ có xuống địa ngục tiếp tục bị tra tấn cho tan xương nát thịt chưa biết bao giờ mới có ngày ra.
Sư ông nhấn mạnh rằng chỉ những vong linh thực sự biết sám hối ăn năn thì sư mới dùng phước đức tu hành của mình chú nguyện cho thoát khổ được, để cho họ có cơ hội quay đầu tu thiện, nương nơi Tam Bảo quyết chí tu hành. Ngay cả với người trần gian cũng vậy, hãy thường xuyên sám hối những tội lỗi của mình, sám hối với các oan gia trái chủ của mình, bởi vì chúng sinh trôi lăn trong luân hồi sinh tử từ vô thủy kiếp đến nay, tội gì mà đã chả từng tạo, oan gia trái chủ nhiều không đếm hết, vì vậy việc sám hối là rất cần thiết phải làm.


Vong linh bà Phụng lúc này hướng lên Tam Bảo, chắp tay thành khẩn, nguyện theo sư ông hướng dẫn: “Con có tội lỗi, giờ con xin hứa từ nay về sau phát tâm tu hành theo Phật, không dám làm quấy nữa, xin cầu ơn trên chứng minh, con tu hành được bao nhiêu cũng sẽ hồi hướng cho các chúng sinh đều được giác ngộ theo Phật tu hành được siêu thoát. Nam Mô Năng Cứu Thoát Bồ Tát Ma Ha Tát.”
Sư ông sau đó cũng dốc sức chú nguyện thêm cho các vong linh mau được thoát khổ địa ngục. Tất nhiên chẳng phải ai cũng có năng lực để giúp bà Phụng được hiệu quả nhanh như vậy, đó là nhờ vào công đức tu hành cao thâm từ nhiều kiếp trước tới nay của sư ông. Còn với người  thường, muốn cứu thân nhân thoát khỏi địa ngục, thì cần kiên trì tụng kinh trì chú, làm nhiều việc phước thiện lớn lao hồi hướng cho thân nhân mới thoát được. Hơn nữa tuy bà Phụng làm việc sai quấy, nhưng cũng do phúc phần nào đó bà đã từng tạo trong các kiếp sống trước, mà nay mới có được nhân duyên tốt lành với thiền sư An Lạc Hạnh.
Bà Phụng khi còn sống làm việc thất đức, chắc cũng chẳng ngờ rằng vì mình mà cuộc đời ba cô con gái cũng trở nên tan nát và chua chát. Vì từ nhỏ đã sống trong hoàn cảnh gia đình như vậy, nên cả ba cô con gái đều học làm gái mại dâm để kiếm tiền. Sau còn hút chích xì ke, ma túy nhiễm HIV mà chết thảm hại. Nhà chỉ có cô Bình là vượt được hoàn cảnh, không dính vào con đường tội lỗi, thì giờ đang ngồi đây để giúp mẹ và các chị em thoát khổ.
Cứu thoát được cho mẹ đẻ khỏi cảnh khổ nơi âm ty, cô Bình không kìm được lòng, van xin sư ông rủ lòng thương xót cứu cho ba chị em gái của mình cũng đang khổ lắm. Sở dĩ cô Bình biết điều này vì trong đám giỗ của chị gái mình tên Nguyễn Ngọc Minh, gia đình có cúng trai tăng cho chị, thì vong hồn cô Minh nhập lên xin được cứu giúp cho bản thân và cả hai cô em gái là Hồng và Loan.


Một lần nữa, cô Bình lại chắp tay chờ vong linh chị gái mình lên nương gá mượn xác. Một lát sau, cô Bình lại rùng mình, bất thình lình cười cười như ngây như dại, rồi lại chợt bật khóc, khuôn mặt nhăn nhó. Ai cũng biết cô Minh đã lên rồi, mượn khẩu em gái, cô Minh bộc bạch về cuộc đời của mình.
Bố mất để lại bảy anh chị em nheo nhóc, chẳng biết bám víu vào đâu, thương các em khó khăn, khổ sở quá, lại thấy ngày ngày người ta làm gái cũng có đồng ra đồng vào. Vậy là đến năm 16 tuổi, Minh theo người ta hành nghề mại dâm lấy tiền phụ giúp gia đình. Chẳng những thế, Minh còn làm người thứ ba, cướp chồng, phá hoại hạnh phúc của người ta, khiến cho gia đình họ nhà tan cửa nát.
Chính vì tội này mà nay vong hồn của Minh phải đọa địa ngục chịu cực hình ôm cột đồng nóng chảy. Cột đồng lớn tới mức cô chẳng thể ôm hết nổi, sức nóng đau rát đến kinh hồn khiếp đảm, vừa ôm còn vừa bị quất từ đằng sau tới tấp vô cùng đau đớn, chẳng thể dùng ngôn từ mà tả cho hết được.
Tất cả mọi phước nghiệp của chúng sinh đều được ghi lại và được luật nhân quả căn ke từng ly từng tí, chẳng mảy may sai sót dù chỉ bẳng sợi lông. Cô Minh vì muốn giúp đỡ gia đình đang hoàn cảnh khó khăn mà hy sinh chấp nhận để cho thân thể của mình trở nên ô uế. Xuất phát từ tấm lòng đó nên tội cũng đã được giảm nhẹ hơn, nếu không thì sau khi hết hình phạt ôm cột đồng nóng đỏ, còn phải đến các địa ngục khác chịu những hình phạt tra tấn khủng khiếp khác.


Luật nhân quả rất linh hoạt, tạo nghiệp thì phải chịu quả báo, nhưng vì mục đích làm để giúp gia đình người thân, nên nghiệp giảm nhẹ, được thỉnh thoảng cho lên dương gian báo người thân tìm cách cứu, và đến hôm nay, lại được người thân tìm cách cứu thoát cho, chứ không phải ai cũng được cứu. Tiếp đến, vong hồn hai cô con gái khác của bà Phụng là Hồng và Loan cũng được cứu thoát tương tự.
Quá nhiều hậu quả, và cái nào cũng hết sức bi thảm. Nếu như bà Phụng biết được cái kết cục như thế này, có lẽ cách đây 20 năm về trước, bà sẽ chẳng dám cho người ta mướn phòng như thế. Thật xót xa biết mấy cho gia đình bà và những đứa con.
Sư ông thở dài, cất lên những lời thấm thía răn dạy người đời: “Bà con thấy chưa, cuộc sống dù có khó khăn vất vả mấy thì cũng chịu khó cố gắng chọn cái nghề lương thiện, đừng vì khổ quá mà chọn lấy cái nghề bất thiện này, rồi cuối cùng có khổ không cơ chứ”.
Sau khi được sư ông chỉ hướng dẫn cho sám hối, phát nguyện chừa bỏ không dám phạm những tội lỗi, và dốc sức chú nguyện cứu giúp, cả vong hồn bà Phụng và ba người con gái đều được thoát địa ngục, lên trần gian ngụ tại tịnh xá Liên Hoa, nguyện từ nay tu thiện, nương tựa Tam Bảo tu hành. Sư ông cũng không quên dặn họ từ nay không theo cô Bình nữa, để cô còn khỏe mạnh mà lo làm ăn.


Thiền sư An Lạc Hạnh như người cha già nhắn nhủ những đứa con ngu si, ngây dại của mình, sự từ bi của ông làm ai nấy đều cảm động. Cô Bình tỉnh lại, lúc này bỗng nhiên thấy lòng khoan khoái, thanh thản, nhẹ nhàng, như vừa làm tròn được bổn phận của đứa con báo hiếu cho mẹ và giúp các chị em của mình thoát ra khỏi màn đêm tăm tối.
Báo hiếu đâu phải chỉ là lo cho cha mẹ chốn ở, cơm ăn, áo mặc, là hàng ngày đem đến cho cha mẹ những niềm vui thế gian thường tình. Đó chỉ là những thứ vô thường, không bền chắc. Người con có hiếu nhất chính là có thể giúp cha mẹ mình kết duyên lành với Phật Pháp, giúp cha mẹ tìm thấy con đường ánh sáng dẫn lối thoát ra khỏi màn vô minh tăm tối của luân hồi sinh tử, đó mới là chân thật báo hiếu.
*Hiện nay thiền sư An Lạc Hạnh không còn nhận chữa những bệnh tâm linh, bởi thiền sư tuổi đã cao, sức đã yếu một phần, phần nhiều còn vì sư ông không muốn can thiệp vào nghiệp quả của con người thời kì này nữa.


(Tĩnh Như – thuật lại từ sự việc có thật tại tịnh xá Liên Hoa, Bình Dương)
________________































[Image: modify_inline.gif]
Reply
CHÚ LĂNG NGHIÊM QUÝ HƠN KIM CƯƠNG
Những câu nói lưu danh thiên cổ của ngài Tuyên Hóa
(Ni Sư Hạnh Đoan lược dịch).

1.Lời giảng chú Lăng Nghiêm này phát xuất từ trong lòng tôi, có thể nói giống như máu của tôi, mồ hôi của tôi. Tôi đã dùng chân tâm của  mình để giảng, hy vọng có thể khiến cho những người chưa tin sẽ tin, người đã tin rồi thì càng thêm tinh tấn, mong tất cả cùng nhau phát tâm trì tụng bài chú Lăng Nghiêm linh thiêng này để cứu giúp cho thế giới không đến ngày tận thế.

2. Người có đức hạnh mới có thể gặp được pháp này, người không có đức hạnh thì cho dù được gặp thì cũng không thể hiểu! Chú Lăng Nghiêm là vua đứng đầu tất cả các định lực.

3.Chúng ta tu thì phải dùng tâm ngay thẳng: Thân khẩu ý đều phải thanh tịnh: Miệng không nói lời gian dối, không thêu dệt, không nói lời trăng hoa, không đâm thọc (hai lưỡi),  không nói lời độc ác. Thân: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm.

Về ý thì: Niệm tham sân si phải quét sạch:  Nếu tâm quý vị không phóng túng, không có tạp niệm,ý mà được thanh tịnh.

Trong từng giây từng phút, chúng ta không được quên mất giáo pháp này, nếu chúng ta có thể thành tâm chuyên nhất tu trì thì sẽ khiến cho Phật Pháp được hưng thịnh.Đây là diệu pháp mà cả trăm ngàn muôn kiếp khó gặp được, nên quý vị chớ để vuột mất cơ hội hiếm có này.

4. Hễ người nào trì niệm thì người đó có cảm ứng, người nào trì tụng thì được Bồ Tát Kim Cang Tạng hộ trì!

Chú Lăng Nghiêm là bài chú dài nhất, cũng gọi là “linh văn”, bởi vì vương chú này quá linh thiêng, vi diệu vô biên. Thế nên quý vị tu trỉ thần chú này  cần phải chánh tâm thành ý, tu thân… xa rời tất cả vật dục, nếu quý vị có thể làm được vậy thì việc trì chú này sẽ có được cảm ứng rất lớn, quý vị cũng cần phải dẹp bỏ cái tính cống cao ngã mạn.

 Những  lợi ích do thọ trì Chú Lăng Nghiêm, không thể kể hết được; nếu thực sự muốn trì tụng Chú Lăng Nghiêm, thì quý vị phải xem việc tụng Chú này quan trọng cần thiết như chuyện ăn, mặc  ngủ, của mình và cũng đừng khởi vọng tưởng nghĩ mình sẽ có được cảm ứng hoặc linh nghiệm gì.

Bởi vừa khởi nghĩ như thế, thì là khởi vọng tưởng, sẽ chẳng thành tựu được, nghĩ vậy cũng giống như một đứa bé mới  sinh ra, chưa biết ngồi mà đã muốn chạy vậy!

Chú Lăng Nghiêm là bài văn linh thiêng, mỗi câu đều có uy lực riêng, quý vị đừng nghĩ: “Tại sao tôi trì Chú Lăng Nghiêm không thấy có hiệu nghiệm gì hết?”
Giống như Quý vị ăn cơm cho khỏi đói là được rồi, nếu quý vị muốn ăn một bữa mà mong no vĩnh viễn thì là chuyện không tưởng!

Trì Chú Lăng Nghiêm cũng vậy, quý vị chịu khó ngày ngày tụng, thì sẽ không uổng công đâu, lâu dần ắt có hiệu dụng.
Quý vị tụng Chú Lăng Nghiêm thường có Bồ Tát Kim Cang Tạng đi theo, luôn ở bên cạnh để hộ trì cho,  đó là sự thật.
 
Nhưng lúc tụng chú, quý vị chớ có khởi vọng tưởng lung tung, khiến Bồ Tát Kim Cang Tạng nhìn thấy sẽ cho rằng: “Người này không có chí khí, chẳng có tiền đồ, chỉ làm lãng phí thời gian của ta mà thôi!” Bồ Tát hộ pháp có thể sẽ giận, sẽ nổi nóng, cho nên quý vị phải cẩn trọng.

5.TRÌ CHÚ LĂNG NGHIÊM QUAN TRỌNG NHẤT LÀ PHẢI NGHIÊM TRÌ GIỚI LUẬT, NẾU QUÝ VỊ KHÔNG GIỮ GIỚI, THÌ DÙ CÓ TỤNG THẾ NÀO CŨNG KHÔNG  LINH NGHIỆM. Nếu quý vị giữ Giới nghiêm minh, không tật đố chướng ngại, không tham sân si, thì khi tụng trì Chú Lăng Nghiêm sẽ đạt được đại cảm ứng, lợi ích lớn.

6.Phải biết trì Chú Lăng Nghiêm quý vị thu được lợi lớn còn  hơn là kinh doanh vàng bạc
Vì một biến Chú Lăng Nghiêm Quý vị tụng mang lại giá trị bằng cả mấy vạn vạn ounce vàng ,nhưng quý vị không được dùng tâm tham để trì tụng.

7.Thường xuyên tụng Chú Lăng Nghiêm có thể giải trừ được khí độc trong trời đất. Quý vị chỉ cần trì tụng, trong vô hình đối với trời, đất, và tất cả mọi thứ đều có được sự trợ giúp và cảm ứng.

8.Bất luận tu pháp môn nào, bước đầu tiên là phải chú trọng đến đức hạnh; nếu đức hạnh không đủ  sẽ phát sanh ma chướng. Nếu quý vị không sửa đổi tật tính xấu, không đoạn trừ phiền não, thì sẽ không đạt được sự lợi ích của pháp tu. Tu hành tâm dõng mãnh dễ phát, nhưng tâm lâu dài bền bĩ khó giữ, do vậy quý vị cần kiên nhẫn trì bền không thối chuyển.

Có người muốn tu nhưng do tâm ích kỷ nặng, ngã kiến sâu dày, không bỏ được “cái ta,” nên dễ  rơi vào ma chướng.
Đã  tu thì không nên nóng vội, mong sớm khai ngộ, sớm thành, nôn có sở đắc nhanh, hoặc có tính hiếu kỳ, ưa khoe khoang việc kỳ lạ, khao khát đắc thần thông, ham có được cảnh giới khác người, do vậy mà dễ lạc ma. Nếu quý vị không khởi vọng tưởng nào khác, thì dù có muốn rước ma vào cũng chẳng có con ma nào để rước, vì quý vị không vọng tưởng, không có tà tri tà kiến.
Người bị vướng vào ma chướng là do tà tri tà kiến. Nếu quý vị  tâm chí công vô tư, không nôn nhanh, không ham vượt trội hơn người, chỉ chuyên nhất dụng công, thì không ma nào hiện.

9.TRÊN ĐỜI NÀY NẾU CÓ MỘT NGƯỜI BIẾT NIỆM CHÚ LĂNG NGHIÊM, THÌ THẾ GIỚI NÀY SẼ KHÔNG BỊ HỦY DIỆT, GIÁO PHÁP CŨNG KHÔNG BỊ DIỆT VONG. CHO ĐẾN LÚC THẾ GIỚI KHÔNG CÒN CÓ AI BIẾT NIỆM CHÚ LĂNG NGHIÊM NỮA, BẤY GIỜ PHẬT PHÁP ĐÀNH PHẢI BỊ DIỆT VONG!

Hiện tại đã có một số thiên ma ngoại đạo, ngông cuồng nói rằng Kinh Lăng Nghiêm và Chú Lăng Nghiêm đều là giả, là ngụy tạo. Họ chính là con cái cháu chắt của loài ma do các thiên ma ngoại đạo phái đến để truyền bá tà thuyết ngông cuồng, mục đích là khiến cho người ta không còn tin vào Kinh Lăng Nghiêm và Chú Lăng Nghiêm nữa. Đợi đến lúc mọi người không còn tin tưởng Chú Lăng Nghiêm, thì sẽ không có ai niệm Chú, lúc đó thế giới này sẽ nhanh chóng bị hủy diệt! Nếu muốn thế giới không bị diệt vong, quý vị hãy mau tụng Chú Lăng Nghiêm, đọc Kinh Lăng Nghiêm.

9.NẾU QUÝ VỊ CÓ THỂ NGÀY NGÀY NIỆM CHÚ LĂNG NGHIÊM, THÌ SỰ NGUY HIỂM CỦA BOM NGUYÊN TỬ, BOM KHINH KHÍ CŨNG SẼ KHÔNG THỂ XẢY ĐẾN CHO QUÝ VỊ.
Tâm Thành Ắt Linh-“Thành” chính là không có tâm hoài nghi!

Quý vị tụng kinh, trì chú, tu tất cả các pháp cần phải thành tâm, trai giới tắm gội, giữ thân tâm thanh tịnh, trừ diệt tất cả vọng tưởng. Nếu quý vị không thành tâm, thì chú dù linh nghiệm đến đâu cũng sẽ không còn linh nữa. Cho nên nói: “Tâm thành tắc linh,” “Thành” Chính là không có tâm hoài nghi.
Quý vị phải thực sự tin rằng thần chú này có năng lực không thể nghĩ bàn, không có gì mà chẳng thành tựu được. Nếu quý vị quả thực có niềm tin chí thành không nghi, thì tu sẽ đạt thành tựu.

10. BỞI DO CÓ NGƯỜI TU  THỜI GIAN RẤT LÂU MÀ KHÔNG CÓ ĐƯỢC CẢM ỨNG GÌ, ĐIỀU NÀY KHÔNG PHẢI TẠI PHẬT PHÁP HAY KINH VÀ CHÚ KHÔNG LINH, MÀ DO QUÝ VỊ KHÔNG THÀNH TÂM, chỉ trì tụng qua loa, làm đại khái cho xong mà thôi! Cho nên tu học Chú Lăng Nghiêm cần phải tâm thành hành trì chân thật.
Trong Chú Lăng Nghiêm có rất nhiều tên của loài quỷ, thần và chư thiên long bát bộ. Hễ quý vị vừa tụng đến tên của quỷ thần vương nào trong chú, thì tất cả quyến thuộc của loài quỷ đó đều phải ngoan ngoãn, y giáo phụng hành, không dám bất tuân quy củ. CHO NÊN NGƯỜI XUẤT GIA NẾU NGÀY NGÀY CHỊU TRÌ TỤNG CHÚ LĂNG NGHIÊM, CHÍNH LÀ GIÚP CHO THẾ GIỚI NÀY TRÁNH KHỎI TẤT CẢ TAI BAY VẠ GIÓ, KHIẾN CHO THẾ GIỚI ĐƯỢC BÌNH AN. Người xuất gia sáng sớm thì tụng công phu sáng, chiều thì tụng thời khóa chiều, vô hình trung làm cho tất cả mọi người đều được bình an vui vẻ.

11. HỄ CHÚNG TA TỤNG CHÚ LĂNG NGHIÊM, TỨC LÀ GÓP PHẦN  LÀM CHO KHÔNG KHÍ Ô NHIỄM CỦA THẾ GIỚI ĐƯỢC TRỞ NÊN TRONG SẠCH. CHÚNG TA VỪA TỤNG CHÚ LĂNG NGHIÊM THÌ LẬP TỨC KHIẾN CHO ÔN DỊCH, BỆNH TRUYỀN NHIỄM TRONG HƯ KHÔNG CŨNG ĐỀU BỊ TIÊU DIỆT.
Trong hư không vốn sẵn có khí độc, nhưng nếu quý vị niệm Chú Lăng Nghiêm thì lập tức khiến cho độc tố được giải trừ, đó là lợi ích rất lớn đấy!
VÌ THẾ, QUÝ VỊ KHÔNG NÊN XEM THƯỜNG CHÚ LĂNG NGHIÊM! NẾU QUÝ VỊ CÓ THỂ TỤNG HẾT CẢ BÀI CHÚ THÌ TỐT NHẤT RỒI, NHƯNG NẾU QUÝ VỊ KHÔNG THỂ TRÌ HẾT ĐƯỢC TRỌN BÀI, CHỈ NIỆM ĐƯỢC MỘT ĐOẠN NÀO ĐÓ, THÌ CŨNG CÓ NĂNG LỰC RẤT LỚN, vì thế quý vị đã gặp vàng thì chớ lầm cho là đồng thau, nếu các vị đã nghiên cứu Phật học thì không thể không trì tụng Chú Lăng Nghiêm!
Hãy Phát Đại BI Tâm Vì Toàn Thế Giới Mà  Tụng Chú Lăng Nghiêm.

 Mỗi một câu trong Chú Lăng Nghiêm đều có vô lượng ý nghĩa, mỗi một nghĩa có vô lượng công năng. Người muốn học Chú, trì Chú Lăng Nghiêm thì nên phát tâm rộng lớn: Nguyện trì cho toàn thế giới, xin đem tất cả công đức ấy hồi hướng cho toàn thế giới. Như vậy thì công đức thành tựu rất lớn, vì không có lòng ích kỷ, không phải cầu cho mình.

12.Phải biết là Quý vị trì niệm Chú Lăng Nghiêm này thì bảy đời về sau trong tương lai, quý vị đều được giàu sang giống như ông vua dầu hỏa của Mỹ vậy. Nhưng nếu có người nghe vậy liền phát biểu:  Tôi phải nhanh chóng học Chú Lăng Nghiêm, để bảy đời được giàu sang.”
Nếu ước mơ của quý vị quá tầm thường nhỏ bé như vậy, thì không cần học Chú Lăng Nghiêm làm chi  nữa! Bởi dù có giàu sang, có là tỷ phú bảy đời thì bất quá cũng chỉ là thời gian trong nháy mắt, vẫn còn lưu chuyển trong lục đạo luân hồi!

13.Thế thì niệm Chú Lăng Nghiêm để cầu gì? Chỉ mong được làm Phật, đạt đến Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, Tam Miệu Tam Bồ Đề. Không nên cầu các cảnh giới nhỏ hay đích nhắm tầm thường.

14.Thực tế người học Chú Lăng Nghiêm chính là hóa thân của Phật, là hóa Phật trên đảnh của Phật, cho nên sự kỳ diệu của Chú Lăng Nghiêm không thể nghĩ bàn, NẾU CÓ NGƯỜI CÓ THỂ TRÌ CHÚ LĂNG NGHIÊM THÌ TRONG PHẠM VI BỐN MƯƠI DO TUẦN THÌ NƠI NGƯỜI ẤY Ở, KHÔNG CÓ TAI NẠN NÀO XẢY RA CẢ, TẤT CẢ ĐỀU ĐƯỢC HÓA NGUY THÀNH AN!

Hạnh Đoan – Post 15/4/2019 -15:40
[Image: modify_inline.gif]
Reply
ĐÁNG SỢ CẢNH GIỚI  SAU LIỀU THUỐC NGỦ TỰ TỬ
( Fb: Bùi Thanh Hiền trải lòng )

Nam mô Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Bản thân mình cũng đã từng ngu si uống thuốc ngủ để tự tử. May mắn là mình được cứu sống nên ngồi đây viết lên những dòng này. Mong các bạn khi đọc xong sẽ suy nghĩ, việc gì cũng có cách giải quyết của nó, dù mau hay chậm thì cũng từ từ sẽ qua. Nhưng nếu bạn tự sát thì nỗi khổ ấy chất chồng lên thôi.

Trước kia vì bị người mà mình yêu thích mình hy sinh cho rất nhiều nói lời phũ phàng, rồi lại cũng vì người đó mà mình mắc nợ vay nặng lãi. Buồn và nãn lại lo sợ nên mình mua thuốc ngủ uống để cho người ấy hối hận. Khi đó mình được phát hiện và đưa đi súc ruột. Vì thuốc đã ngấm, hôn sâu, cả tuần mới tỉnh, lúc đang hôn mê mình thấy đi vào chốn ngạ quỷ, toàn những con người ko có quần áo, đầu nhỏ bụng to, tóc tai xù xì rất gớm. Đầy dẫy nhiều vô số. Khi đó mình nhìn lại mình sao cũng y như họ, mình khiếp đảm chạy đi và bị hai con quỷ khác đầu có sừng chụp hai tay mình lại, trong đầu mình vẫn còn suy nghĩ “Bồ Tát ơi cứu con” vì đó là thói quen từ nhỏ đã đi chùa. Vừa giẫy vừa kêu gọi bồ tát cứu, và vẫn chửi những con quỷ gớm giếc kia buông tao ra. Thế là cảm giác bị lôi quăng vô lại rất rõ rồi bất tỉnh. Đến khi tỉnh lại thì nhìn xung quanh thấy nhiều người nằm trên giường bên cạnh có người thân chăm sóc, khi nghe tiếng nói xì xào và nhìn thấy người thân của mình ngồi bên giường kèm theo tiếng xe cộ bóp kèn inh ỏi dưới kia thì mới biết mình vẫn còn sống.
Cảm giác lúc đó dù rất mệt nhưng vui mừng lắm rồi lại thiếp đi. Đến lúc tỉnh lại là bác sĩ đang khám, thấy vừa tỉnh lại là bác sĩ hỏi “tỉnh rồi à, chưa chết đang ở bệnh viện” và kèm theo 1 trận chửi của bác sĩ đến nỗi quê với mọi người xung quanh.

Và sau đó xuất viện về, người mà mình đã tự tử vì người đó đứng trước gia đình mình từ chối chịu trách nhiệm và yêu cầu gia đình mình giữ mình đừng làm phiền người đó.
Mẹ mình đứng ra trả nợ hết cho mình, cho mình vốn liếng làm lại từ đầu. Các bạn có biết ko, người buồn lo đau khổ nhất là mẹ, người bên cạnh chăm sóc an ủi mình là mẹ. Mẹ bảo “ nếu mình chết thì mẹ cũng sẽ chết theo mình”. Thế nhưng mình lại vì người khác mà chết. Cũng may mình còn sống để nhìn cái con người kia đang khốn khổ như thế nào, mình còn sống để ko đau khổ cùng cực vì tội tự tử, cái đau đớn nhất là nhìn người nuôi nấng mình mấy chục năm chưa được vui vẻ ngày nào vì con mà phải đau khổ vì mất con. Cái đau khổ, khốn khổ nhất là chứng kiến mình vì người ta mà chết nhưng người ta chỉ lợi dụng mình xong thì vứt như rác.
Bây giờ mình vẫn sống, đã có gia đình và cho mẹ thằng cháu ngoại. Mẹ vui và hạnh phúc vì còn được “thấy con” như lời mẹ nói và còn có cháu ngoại dù gian nan, vất vả , cực khổ. Giờ nhìn lại mình thấy mình may mắn và tự hỏi “ngày đó sao mày ngu thế”. Lần tự tử đó chính là nỗi đau, nỗi ám ảnh nhất cuộc đời mình.
Tội tự sát dù rất nặng bạn ạ. Dù không chết nhưng cuộc sống rất khổ sở, do ngu si mình tự sát, không chết nhưng may mắn, cơ hội điều mất đi. Mình phải trả giá rất nhiều vì phút ngu si đó. Được thân người đã rất khó, lại được cuộc sống đầy đủ sung sướng thì đã có căn tu, gieo thiện duyên rất lớn. Vậy mà mình lại muốn hủy hoại nó, giờ sống chật vật khổ sở thì mới tiếc mới quý ngày trước.

Mình giờ đã hiểu, đang sám hối và ăn chay trường. Hằng ngày tinh tấn tụng Kinh Địa Tạng và Kinh Pháp Hoa, sám hối tội căn. Vì hằng ngày tụng kinh nên mình hiểu mình đã có căn tu và duyên lành với Phật Pháp rất lớn nên mới được như ngày hôm nay. Từ ngày dứt bỏ ăn mặn, chuyên tâm tụng kinh niệm Phật, cuộc sống mình từng ngày thay đổi.
Mình muốn chia sẻ với các bạn vì mình mong rằng các bạn hãy trân quý sự sống bản thân. Nếu bạn hủy hoại nó bạn sẽ khó có lại được và nỗi thống khổ bị đày địa ngục rất lớn lại không bằng nỗi thống khổ mà hằng ngày bạn chứng kiến cha mẹ bạn đau khổ vì con ngu si bằng linh hồn và linh hồn bạn chứng kiến cảnh người mà bạn đã vì họ mà đánh mất thân người lại sống vui sướng nhởn nhơ như chưa bao giờ biết đến bạn thì nỗi uất hận đó ko thể nào bày tỏ hết được. Như mình còn đang sống sờ sờ mà nhìn họ vô tình đến như vậy mà mình còn phẫn uất đây huống gì chứng kiến cảnh ấy bằng linh hồn.
Vì vậy mình muốn chia sẻ câu chuyện của mình để mong mọi người đừng giống như mình hay tệ hơn mình nữa là phải chết.
THÂN NGƯỜI KHÓ ĐƯỢC, PHẬT PHÁP KHÓ NGHE, XIN HÃY TRÂN QUÝ !
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT __()__

[Image: modify_inline.gif]
Reply
Thiền Sư Kim Triệu Khippapañño - Có bấy nhiêu đó thôi .

Các thiền sinh thường chỉ chú trọng ngồi thiền và kinh hành mà ít quan tâm về phần niệm chi tiết đối với các sinh hoạt khác trong khóa thiền.  Niệm chi tiết là ghi nhận các hoạt động của thân, tâm liên hệ đến những động tác nhỏ nhặt khác ngoài bốn tư thế chánh là đi, đứng, ngồi, nằm trong ngày thiền.     
Chẳng hạn, hết giờ ngồi thiền, trước khi chuẩn bị đứng dậy để đi kinh hành, ta phải ghi nhận ý muốn đứng dậy.  Nếu có chánh niệm, ta sẽ thấy ngay khi ý muốn vừa sanh khởi, thân đang ở tư thế ngồi dần dần chuyển động từ thấp lên cao theo chiều thẳng đứng.  Nếu ghi nhận được rõ ràng từng động tác của toàn thân, ta kinh nghiệm được trạng thái chuyển từ nặng khi ngồi thành nhẹ dần khi thân từ từ đứng lên. Đó là ta thấy được yếu tố Gió, Lửa đang có mặt.  Kế đến, từ tư thế đứng chuyển đổi sang đi, ta cũng phải ghi nhận ý muốn bước đi trước khi chân bước đi.  Từ sự ghi nhận chi tiết không gián đoạn này, ta kinh nghiệm được một điều là hễ tâm muốn (ý muốn) làm gì thì thân sẽ làm theo.
Trong một ngày có biết bao nhiêu là hoạt động nhỏ nhặt như cử động co tay, duỗi chân, xoay mình hay chớp mắt… diễn ra nơi thân, tâm và ta phải nỗ lực ghi nhận, theo dõi tất cả. Khi sự ghi nhận được liên tục, chánh niệm trở nên vững vàng, thuần thục giúp ta có thể ghi nhận ý muốn làm trước khi hành động xảy ra.  Nhờ vậy, ta hiểu được tương quan nhân quả giữa thân và tâm.     
Trong tất cả sinh hoạt của thân thì sự xúc chạm hay “đụng” ở khắp toàn thân là nhiều và rõ ràng nhất.  Trạng thái này đưa tới tâm thích hay không thích mà ta cần phải ghi nhận kịp thời.  Nếu ta niệm chi tiết một cách liên tục, không kẽ hở thì phiền não tham, sân, si không có cơ hội sanh khởi nơi tâm.  Nhờ đó, tâm được bảo vệ, trở nên trong sạch, an lạc và sự thiền tập sẽ càng ngày càng tiến bộ.
Thiền sư Kim Triệu Khippapañño
Reply


Reply
THÍCH CHƠN HIẾU :Tâm đặt nơi nào (bài pháp quan trọng)https://www.youtube.com/watch?v=iUp3vW2cjXo

Reply
THÍCH CHƠN HIẾU: Mười điều Tổ 12 dạy : Phật lực, Tín nguyện.



Reply


Reply


Reply
[Image: 289298361_158917930030738_84670509788231...e=62B9A9E2]
Reply