Posts: 6,329
Threads: 98
Likes Received: 3,302 in 1,691 posts
Likes Given: 2,148
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
ĐỘC HÀNH
Sư Giác Nguyên
Trên cổ tay mà đeo hai chiếc vòng thì sẽ tạo tiếng khua, cuộc đời mà có hai người trở lên thì sẽ va chạm. Ở đâu có 6 căn mà gặp 6 trần thì va vào nhau. Độc hành ở đây mang ý nghĩa rất sâu sắc, hành trình ít người càng vắng chừng nào thì càng hay chừng đó.
Đời sống này, chúng ta có vô số lý do để sống một mình, tại sao phải sống với thêm một ai đó nữa? Nếu người đó là thầy, là bạn mình, có thể giúp cho mình đi xa hơn, bàn tay họ có thể đẩy lưng mình cho mình đi về phía trước thì tốt, còn nếu đi chung với nhau chỉ làm phiền, nặng lòng thêm nhau thì sự có mặt của nhau chỉ làm khổ nhau thôi.
Tìm tri kỷ tri âm trong cuộc đời này chỉ là ảo mộng phù du, mình không hiểu nổi mình thì làm gì có tri kỷ tri âm. Mẹ mình thương mình biết bao nhiêu, có thể hy sinh, có thể chết cho mình, chính mẹ mình sinh mình ra mà nào có thể hiểu được mình bao nhiêu, vì chính mẹ không hiểu được mẹ thì làm sao hiểu được mình. Rồi bao nhiêu vòng tay của tình nhân, vòng tay kẻ lạ mà chúng ta gặp gỡ trên đường đời này, ai trong số đó thật sự ai là tri âm. Làm gì có! Tốt nhất vẫn là ta về với ta, “tự mình biết riêng mình và ta biết riêng ta”, dành nhiều thời gian để hiểu mình hơn.
Krishnamurti có nói: “Khi anh thấy sự thật thì anh được tự do”.
Sự thật đó không ai mang lại cho mình hết, chỉ tự mình mang lại, làm sao mình có được tự do đó, việc đầu tiên là phải hiểu càng nhiều càng tốt về bản thân mình.
Bao nhiêu khổ lụy trần gian đi ra từ chỗ ngộ nhận, ngộ nhận chính là mình không nhận ra bản chất thực của mình, mình là ai, từ đâu tới, sẽ đi về đâu, mình phải cần phải làm gì, nhiêu đó đã đuối rồi hơi sức đâu mà tìm kiếm tri âm tri kỷ, tìm kiếm bạn đường đồng hành.
Độc hành, chính là bớt đi sự va chạm không cần thiết, bớt đi những ân tình gánh nặng khó nhọc cho tim cho dạ của mình, và tránh được càng nhiều càng tốt sự va chạm không cần thiết giữa sáu căn và 6 trần.
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 807
Threads: 7
Likes Received: 109 in 46 posts
Likes Given: 45
Joined: Jun 2020
Reputation:
40
Anh hai có nghe ai nói là: “Nếu muốn đi nhanh, thì đi một mình. Còn muốn đi xa, thì đi chung.” Hì hì…hì hì.
Posts: 6,329
Threads: 98
Likes Received: 3,302 in 1,691 posts
Likes Given: 2,148
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Tôi vẫn thích phụ nữ ngoài bốn mươi
Bởi họ đã đi qua những thăng trầm dâu bể
Dẫu vết chân chim đang dần hằn sâu như thế
Nhưng đẹp mặn mòi , đằm thắm yêu thương…!
Tôi yêu vẻ đẹp từng dãi nắng dầm sương
Từng phải đi qua bao cung đường chìm nổi
Dùng nụ cười truân chuyên che đi làn tóc rối
Đo năm tháng hao gầy bằng những vết rạn trên da…
Tôi yêu nhiều ánh mắt ấy thiết tha
Luôn đong đầy yêu thương qua năm dài tháng rộng
Yêu cả nụ cười bình tâm che đi bao lần biến động
Giấu nhẹm những ưu phiền trong nhịp sống đầy tính toan…
Tôi vẫn cho rằng ngoài bốn mươi - tuổi đương xoan !
Họ còn đẹp lắm với vô vàn điều sâu lắng
Gạn chắt yêu thương, hy sinh thầm lặng
Dành trọn những ngọt lành cho người thân thương !
Họ như những đóa hoa
vẫn dịu dàng toả hương!
Giữ nét đẹp thanh tao, ngọt ngào diệu vợi
Thong dong đón nhận những điều đã đi - đang tới
Chạm thấu nhân sinh rồi … giờ họ sống an nhiên !
VIẾT CHO PHỤ NỮ NGOÀI BỐN MƯƠI
ĐAL
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,329
Threads: 98
Likes Received: 3,302 in 1,691 posts
Likes Given: 2,148
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
(2022-01-06, 04:29 PM)Hai hòn Wrote: Anh hai có nghe ai nói là: “Nếu muốn đi nhanh, thì đi một mình. Còn muốn đi xa, thì đi chung.” Hì hì…hì hì.
Dạ Kỳ thì nghĩ hơi khác, đi một mình để tìm hiểu chính mình thì nhanh hay chậm đều do mình thôi. Buồn buồn nghỉ chân bắt bướm rồi lại đi tiếp. 😁
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,329
Threads: 98
Likes Received: 3,302 in 1,691 posts
Likes Given: 2,148
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
BẢN LĨNH CON NGƯỜI CAO ĐẾN ĐÂU - HÃY XEM CÁCH HỌ THỂ HIỆN KHI “RƠI XUỐNG ĐÁY”
1. NHỮNG NGƯỜI YẾU ĐUỐI THƯỜNG HAY PHÀN NÀN.
Nếu một người hay kêu ca, phàn nàn thì đường đời ắt hẳn sẽ gặp nhiều khó khăn.Đổ lỗi cho người khác, nhưng không bao giờ nhìn lại bản thân, một người như vậy sớm muộn sẽ dẫn đến thất bại.
Một triết gia Trung Quốc từng nói: "Đừng dễ dàng phàn nàn, bởi vì một khi bạn phàn nàn, bạn đang tự dán nhãn mình là kẻ bất tài". Chỉ những người thủy thủ kém năng lực mới đổ lỗi cho gió biển, và chỉ những người thợ may kém năng lực mới phàn nàn về kích thước của khách hàng.
Một khi một người đã quen với việc kêu ca và đổ lỗi, điều đó có nghĩa là anh ta sẽ không bao giờ có cơ hội để sửa chữa bản thân.
Sau khi Vương Dương Minh thành lập Tâm học, nó đã bị nhiều người vu khống là tà giáo. Các đệ tử của ông rất buồn về điều này và phàn nàn: "Họ không hiểu gì về kiến thức của chúng ta, những lời phán xét kia thật quá đáng". Vương Dương Minh chỉ đáp lại: "Do chúng ta truyền bá được quá ít".
Đến mỗi nơi, Vương Dương Minh lại tổ chức các buổi thuyết giảng trước dân chúng. Ngày qua ngày, cuối cùng quan điểm của ông cũng được chấp nhận và có sức ảnh hưởng gần như sánh ngang với Nho giáo.
Không ai sinh ra đã hưởng toàn bộ sự may mắn, bất kỳ ai cũng mang trong mình một nỗi khổ riêng. Phàn nàn là liều thuốc độc không chỉ kéo bản thân đi xuống mà còn lây nhiễm cho người khác. Một khi phàn nàn trở thành thói quen, bạn không có khả năng quay trở lại.
Chỉ khi biết tìm ra những nguyên nhân từ chính mình, bạn mới có thể vượt qua chướng ngại vật và khiến mỗi ngày trôi qua thật suôn sẻ.
2. KẺ MẠNH BIẾT IM LẶNG.
Nhà văn Lý Tiếu Lai có một người bạn tên là Kim Quang. Trong những năm 1990, ông đi vay ngân hàng với tư cách là một nhà thầu. Vì còn quá non trẻ, số tiền cho vay nhanh chóng bị lừa hết.
Số tiền nợ nhiều đến mức Kim Quang phải chạy vạy từng bữa để trả nợ. Một ngày, tình cờ hai người gặp nhau trên phố và ngồi tâm sự rất lâu. Điều kỳ lạ là Kim Quang không đề cập một lời nào về chuyện riêng của mình, và chỉ nói về những chuyện thú vị trong cuộc sống.
Lý Tiếu Lai lúc đầu thấy khó hiểu, nhưng sau đó đã hiểu ra: Than vãn nói có ích gì? Phàn nàn có giúp số nợ giảm đi? Không ai khác có thể giúp đỡ bản thân ngoài chính mình.
Trong cuộc sống luôn có những điều không vừa ý nhưng chúng đều tốt như những người khác. Đau khổ của bản thân chỉ có thể do chính mình làm ra, suy cho cùng, khó khăn của bản thân cũng phải nhờ chính mình vượt qua.
Osamu Dazai đã nói trong cuốn sách "Sự bất bình đẳng trên thế giới": "Tôi vẫn nghĩ rằng phàn nàn với người khác chỉ là vô ích. Thay vì làm như vậy, tốt hơn là nên tìm cách giải quyết trong im lặng".
Chỉ có kẻ yếu mới rêu rao khắp nơi, còn kẻ mạnh biết cách tự mình gánh vác. Những người để lại tên tuổi với lịch sử khi lập nghiệp đều từng trải qua thời kỳ đen tối. Họ không phàn nàn, không than thở mà nỗ lực để phát triển. Thăng trầm là cuộc đời, khổ nạn là để trưởng thành.
Tất cả những khoảnh khắc đen tối nhất của cuộc đời đều là khúc dạo đầu cho sự thăng tiến.
3. NGƯỜI THỰC SỰ KHÔN NGOAN SẼ TÌM CÁCH THAY ĐỔI.
Có một câu chuyện như vậy: Một thiền sư và lũ trẻ chơi trò chơi để phân định người thắng người thua, ai thua thì mua trái cây cho bên kia.
Tiếp đó thiền sư vẽ có một con gà trống to còn lũ trẻ vẽ một con sâu. Vị thiền sư thấy liền nói: "Con gà to ăn sâu bọ, ta thắng rồi". Những đứa trẻ lém lỉnh đáp lới: "Con sâu của cháu đã trở thành một con bướm và bay đi".
Thiền sư sững sờ, một lúc sau mới cười nói: "Các con thắng rồi, ta mua hoa quả cho các con". Khi không thể đuổi được con gà trống, lũ trẻ chọn cách để con sâu kia biến thành bướm và bay đi. Đây là trò chơi của trẻ con, nhưng lại là bài học cho người lớn để thoát khỏi tình thế khó khăn.
Đối mặt với những con đường không thể vượt qua và những trở ngại trong cuộc sống, đừng cố đâm đầu vào vì chỉ tốn công vô ích. Nước chảy theo dòng, và con người thích ứng theo hoàn cảnh. Dám thay đổi, cuộc sống có thể gặt hái được nhiều thành công.
Thẩm Vạn Tam, "người giàu nhất phía nam sông Dương Tử" thời nhà Minh, từng theo một đoàn xe đi mua trà. Vì không có đủ kinh phí nên nguồn cung của ông thường bị thiếu hụt. Nhìn thấy người khác kiếm được nhiều tiền nhưng mình chẳng được gì, ông quyết định thay đổi chiến lược.
Ông bỏ trà và mua tất cả các giỏ tre ở các thị trấn gần đó. Sau khi đoàn thương nhân mua trà, trà cần được chở đi trong những chiếc giỏ tre, nhưng chỉ Thẩm Vạn Tam mới có những chiếc giỏ tre. Cuối cùng, họ phải mua rổ từ ông với giá cao. Dù không mua được trà nhưng Thẩm Vạn Tam vẫn kiếm được rất nhiều tiền.
Con người không bị giới hạn bởi ngoại cảnh, mà bị đóng khung bởi suy nghĩ trong tâm trí của chính họ. Suy nghĩ tự do, cuộc sống sẽ không bị giới hạn. Không có dòng sông nào có thể chảy ra biển mà không có lỗi rẽ, khi bức tường bị phá bỏ đồng nghĩa với cảnh cửa mới được mở ra.
Trong thời đại ngày nay, chỉ có học cách thay đổi mới là công thức không bao giờ bị đào thải bởi thời đại. Những người khác nhau, cách tư duy khác nhau, kết quả cũng sẽ khác nhau.
Trước những khốn khó của cuộc đời, đừng đổ lỗi cho người khác cũng đừng vội nản lòng. Khi một ngôi sao rơi xuống, bầu trời đầy sao cũng không thể mờ đi.
Lượm
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,329
Threads: 98
Likes Received: 3,302 in 1,691 posts
Likes Given: 2,148
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
STRONG
When they see you as a strong woman, they think that you do not need anything or anyone, you can bear everything and will overcome whatever happens. That you do not mind being listened to, cared for or pampered.
When they see you as a strong woman, they just look for you to help them carry their crosses. They talk to you and they think you do not need to be heard.
A strong woman is not asked if she is tired, suffering or falling, if she has anxiety or fear. The important thing is that she is always there: a lighthouse in the fog or a rock in the middle of the sea.
The strong woman is not forgiven anything. If she loses control, she becomes weak. If she loses her temper, she becomes hysterical.
When the strong woman disappears a minute, it is immediately noticeable, but when she is there, her presence is usual.
But the strength that is needed every day, to be that kind of woman, does not matter to anyone.
Honor, recognize, respect and thank the strong women in your life, because they also need to be pampered, loved and feel that they can rest in you.
Author : Silvy Love
Image credit: Amanda Oleander Art
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,329
Threads: 98
Likes Received: 3,302 in 1,691 posts
Likes Given: 2,148
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
BA ĐIỀU NÊN "TRÁNH" KHI ĐAU KHỔ
– Đừng điều tra “tại ai”. Hãy cám ơn "dụng cụ" Chúa dùng để thánh hóa con.
– Đừng than thở với bất cứ ai. Chúa Thánh Thể, Đức Mẹ là nơi con tâm sự trước hết.
– Khi đã qua, đừng nhắc lại và trách móc, hận thù. Hãy quên đi, không nhắc lại bao giờ và nói “Alleluia !
Đau khổ không những giúp con can đảm, nhẫn nại, nhưng còn có giá trị cứu chuộc rất lớn lao, nếu con hiệp với sự thương khó Chúa Giêsu.
Trên Thiên Đàng, con sẽ tiếc: “Phải chi tôi đã có thêm nhiều dịp mến Chúa và chịu khổ vì Chúa hơn !”
Đức Hồng Y PX. Nguyễn Văn Thuận
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,329
Threads: 98
Likes Received: 3,302 in 1,691 posts
Likes Given: 2,148
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
................NHẪN - 忍 - ♥️........................
Ba cảnh giới của Nhẫn: Tiểu nhẫn, đại nhẫn, và cái nhẫn của người trí tuệ
Chữ “Nhẫn” (忍) gồm chữ “Tâm” (心) nghĩa là tim và chữ “Nhận” (刃) nghĩa là lưỡi dao, thế nên Nhẫn nghĩa là trên tim có một lưỡi dao. Khi lưỡi dao kề vào tim, dùng tâm đối lại, kiên nhẫn là vượt qua. Nhưng để vượt qua thì cần phải có lòng can đảm, có dũng khí và có trí tuệ.
Nhưng nhẫn cũng có cao có thấp, có lớn có nhỏ, nên được gọi là “tiểu nhẫn”, “đại nhẫn”, và một loại nhẫn nữa là “cái nhẫn của người trí tuệ”, thông tỏ nhân tình thế thái, nhìn thấu cõi hồng trần.
✴ Tiểu nhẫn
Người tiểu nhẫn thường cầu yên ổn, giống như trong Âm phù kinh viết: “Yên ổn, không gì bằng nhẫn nhục”. Người ta thường nói: “Nhẫn một lúc sóng yên biển lặng, lùi một bước biển rộng trời cao”. Hay như trong dân gian vẫn nói: “Một điều nhịn là chín điều lành”. Đó đều là cái nhẫn của người tiểu nhẫn.
Sự khoan dung của một người bình thường dường như rất khó đạt đến cảnh giới “Biển lớn dung nạp trăm sông”. Nhưng chí ít thì bạn cũng có thể làm được, đó là dũng cảm chấp nhận: chấp nhận việc tốt cũng như việc không tốt. Chấp nhận ưu điểm của người khác cũng như chấp nhận cả khuyết điểm của họ. Việc tốt hay ưu điểm thì tự nhiên khiến người ta vui mừng. Việc không vui hay khuyết điểm thì nên khoan dung hơn, bỏ qua khuyết điểm cho người khác, đó chính là nhẫn nhịn.
Một người có tấm lòng khoan dung sẽ là người khiêm tốn. Người khiêm tốn thì sẽ biết nhường bước. Nhẫn nhượng nghĩa là nhường, bạn nhường rồi thì sẽ nhẫn được.
Vợ chồng cãi nhau, có một người nhẫn thì gia đình hòa hợp. Hàng xóm láng giềng va chạm, có một nhà nhường nhịn thì xóm láng thuận hòa. Giữa bạn bè với nhau, việc nhỏ, việc vặt vãnh, việc không vui cũng đôi lúc xảy ra, nhưng chỉ cần hai bên nhường nhịn lẫn nhau thì sẽ không chuyển bạn thành thù.
Câu chuyện “Ngõ 6 thước” của đại học sỹ Trương Anh thời Khang Hy nhà Thanh chính là một minh chứng về nhường nhịn. Trương Anh nhận được thư nhà, nói rằng hàng xóm và gia đình đang tranh chấp ranh giới rộng 3m, muốn Trương Anh dùng chức quyền để quan hệ, để thắng kiện. Trương Anh liền cầm bút viết một bài thơ làm thư trả lời như sau:
Viết thư ngàn dặm bởi tường cao,
Nhường ba thước đất hại gì sao?
Vạn Lý Trường Thành nay còn đó,
Thủy Hoàng năm ấy giờ nơi nao?
Người nhà xem thư vô cùng xấu hổ, chủ động nhường ra 3 thước đất. Hàng xóm biết chuyện vô cùng hổ thẹn, cũng nhường ra 3 thước đất, từ đó trở thành giai thoại ‘ngõ 6 thước’.
Trương Anh hiểu đạo lý, hiểu khoan dung và nhường nhịn. Một chữ “Nhường” này đã viết nên tấm gương nhường nhịn cho người đời sau, cũng khiến Trương Anh danh tiếng lưu truyền thiên cổ.
Do đó nói tiểu nhẫn có ở khắp mọi ngóc ngách cuộc sống. Cái nhẫn của tiểu nhẫn giúp thành tựu trạng thái sinh mệnh mà mọi người trong xã hội chung sống hòa thuận, hài hòa.
✴ Đại nhẫn
Hàn Tín là công thành khai quốc của nhà Hán, là đại tướng quân bách chiến bách thắng, dụng binh như Thần. Hàn Tín học võ từ nhỏ, thường đeo thanh bảo kiếm. Một ngày, có tên vô lại chặn Hàn Tín giữa phố xá sầm uất và nói: “Nếu ngươi gan dạ thì hãy chặt đầu ta đi”. Nói rồi hắn vươn cổ ra thách thức Hàn Tín.
Thấy Hàn Tín im lặng, gã vô lại nói tiếp: “Ngươi không dám chặt đầu ta tức ngươi là kẻ hèn nhát, vậy hãy chui qua háng ta”.
Mọi người xung quanh đều biết hắn cố tình tìm cớ làm nhục Hàn Tín, ai cũng tự hỏi không biết Hàn Tín sẽ phản ứng thế nào. Hàn Tín nghĩ: “Mình có thể dễ dàng giết hắn, nhưng giết người đền mạng, sao có thể khinh suất khi sự nghiệp chưa thành?”.
Hàn Tín bèn không nói gì mà chỉ bình thản chui qua háng gã vô lại đó. Mọi người có mặt cười ầm lên, cho rằng Hàn Tín là kẻ hèn nhát.
Giống như Việt Vương Câu Tiễn nếm mật nằm gai, Hàn Tín chịu nhục chui háng được người đời sau gọi là bậc đại nhẫn. Người đại nhẫn có mục tiêu và chí hướng to lớn ở phía trước, nên những xúc phạm, tủi nhục và khổ cực trước mắt xem ra là quá bé nhỏ. Vậy nên họ có thể nhẫn nhịn vượt qua những điều mà người thường không thể nhẫn chịu được.
Trong Luận Ngữ có viết: “Việc nhỏ không nhẫn thì hỏng mưu lớn” cũng có ý nghĩa như vậy. Thế nên, xem người ta nhẫn đến đâu thì biết được chí hướng người ấy lớn đến đó.
Những câu chuyện đại nhẫn như hòn đá thử lòng đối với người sẽ làm nên nghiệp lớn. Đối với họ mà nói, nhẫn chỉ là một biện pháp, một quá trình để đạt được mục tiêu cao cả của mình.
Cái nhẫn của bậc đại nhẫn, đại đa số đều là tác dụng của trí tuệ chứ không phải do tính cách có thể làm được. Cái nhẫn của người đại nhẫn không phải là để cầu được yên ổn, mà là để đạt được thành công, thành tựu đại nghiệp. Trong dân gian cũng lưu truyền câu thơ:
“Có khi nhẫn để xoay vần
Thiên thời, địa lợi, nhân tâm hiệp hòa”
Đó là cái nhẫn của người đại nhẫn, đại trí tuệ, họ biết rõ con đường mình đi, mục tiêu mình cần đạt được và họ dùng tâm đại nhẫn để làm phương tiện xoay chuyển cục diện, đắc nhân tâm, chờ đợi thiên thời địa lợi. Cuối cùng thành công tất yếu sẽ đến khi họ đã hội tụ đủ các điều kiện.
✴ Và cái nhẫn của người trí tuệ
Thế nào là cái nhẫn của người trí tuệ? Có câu chuyện kể rằng…
Hakuin là một thiền sư nổi tiếng tại Nhật Bản, được mọi người rất kính trọng. Một hôm vị thiếu nữ con nhà gia giáo bị phát hiện đang mang thai. Cô vì sợ dân làng xử tội nên đã khai rằng chính thiền sư Hakuin là cha ruột của thai nhi.
Dân làng và cha mẹ cô gái giận dữ kéo đến am của vị thiền sư rồi la hét, chửi rủa… Nhưng thiền sư chỉ mỉm cười thốt lên: “Thế ư?”.
Khi đứa bé chào đời, gia đình cô gái đem đứa bé đặt trước cửa am. Ông lặng lẽ bồng lấy, nâng niu chăm sóc nó như chính con ruột của mình. Hàng ngày ông bồng đứa nhỏ xuống làng xin sữa, chấp nhận bị thiên hạ chửi rủa đàm tiếu đủ điều.
Vài năm sau, cô gái hối hận về hành vi của mình, đã thú nhận rằng cha của đứa bé chính là con của chàng ngư phủ trong làng.
Nghe tin này, dân làng ai ai cũng cảm thấy xấu hổ vì đã nhục mạ một con người đáng kính. Cả làng cùng gia đình cô gái đến trước mặt thiền sư, sụp lạy tỏ lòng sám hối vì đã xúc phạm đến vị cao tăng đức cao vọng trọng. Lúc ấy, thiền sư chỉ mỉm cười nói: “Thế ư?”.
Có thể thấy, để nhẫn được cần phải có tâm thái tốt. Tâm thái đoan chính là quan trọng nhất. Nếu không có lòng khoan dung thì không thể có nhẫn một cách cam tâm tình nguyện. Cho dù có nhẫn được thì trong lòng vẫn uất ức, cũng tự dằn vặt trách móc bản thân, oán Trời trách người, u uất không vui, thậm chí tích tụ lâu ngày thành bệnh.
Do đó trong cuộc sống hàng ngày nếu biết lấy nhẫn làm vui, thì cuộc sống sẽ ung dung tự tại. Kiếp phù sinh bận rộn vùn vụt trôi qua, việc đời phức tạp rắc rối, vui vẻ ít mà phiền não thì nhiều. Thế nên nhẫn được rồi thì bĩ cực thái lai, nhẫn được rồi thì chuyển nguy thành an. Nếu thực sự nhẫn mà không oán hận thì có lẽ sẽ sống một cuộc đời hoàn toàn khác, thăng hoa tâm hồn. Để thực hành được chữ nhẫn đó thì hãy làm theo bài thơ “Chớ tranh cãi”:
Người chửi rủa mình ấy vô minh,
Nếu mình đáp lại càng bất bình
Nghe như không thấy đừng tranh cãi
Một đóa hoa sen giữa lửa sinh.
Khi gặp chuyện tranh chấp, người ta phê phán mình, vu oan mình, thậm chí mắng chửi mình, nếu mình cũng đáp lại tương ứng thì cả hai bên càng sinh ra bất bình, khiến hai bên càng căng thẳng, càng muốn tranh đấu. Khi đó không bên nào chịu nhường bên nào, dễ nảy sinh xung đột, động chân động tay, thậm chí án mạng. Thế nên, người nhẫn nại thì trước tiên phải học được không tranh cãi, nghe mà như không thấy.
Khi đã luyện nhẫn đến mức trong tâm không oán hận, không uất ức, không tủi nhục thì lúc đó cảnh giới tinh thần đã lên khá cao rồi, trong trái tim ngụt ngụt lửa tranh đấu kia đã sinh ra một đóa sen thanh tịnh ngan ngát hương. Khi đó có lẽ cũng chẳng còn ai đến gây sự với mình được nữa. Nghe mà như không thấy, biết mà như không biết, tỉnh mà như mê, đó là cái nhẫn của bậc đại trí nhược ngu:
Có khi nhẫn: tỉnh giả ngu
Hơn hơn, thiệt thiệt đường tu khó lường
Có khi nhẫn để vô thường
Không không, sắc sắc đoạn trường trần ai
Từ cấu tạo chữ Nhẫn là “lưỡi dao trong tâm”, có thể thấy bí quyết của chữ nhẫn chính là ở chữ “Tâm”. Con dao là ngoại vật, ngoại cảnh, như con người ở hoàn cảnh nào cũng có những chuyện không vừa ý, nghịch cảnh xảy đến. Nếu có thể giữ được cái tâm bất động trước nghịch cảnh thì con dao kia dẫu sắc nhọn đến đâu cũng chẳng làm tổn hại được. Nhẫn được rất khó, cũng như con dao ở trong tim, rất khó chịu. Nhưng càng khó chịu tâm càng động, càng náo loạn thì con dao đâm càng đau, càng thương tâm thê thảm hơn. Thế nên giữ được cái tâm bình hòa, tĩnh lặng trước mọi sự vật được mất, trước mọi nhân tình thế thái nóng lạnh chốn nhân gian thì nhẫn cũng không phải là không làm được.
“Xem ra cũng khó đó mà
Chữ Tâm, chữ Nhẫn ngẫm ra cũng gần.”
DKN
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,329
Threads: 98
Likes Received: 3,302 in 1,691 posts
Likes Given: 2,148
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Sống
Ta cứ sống bình đạm theo năm tháng
Mặc ngoài kia nhiều gian trá lọc lừa
Dòng đời mà khi sáng nắng chiều mưa
Biết sao hết chuyện đong đưa trần thế
Ta cứ sống trọn vẹn nhất có thể
Để tâm tư tự tại giữa vô thường
Chuyện ở đời đâu tránh được ghét - thương
Đừng ép mình vừa lòng khắp thiên hạ!
Ai gieo nhân mà chẳng từng gặt quả
Đắng - ngọt gì lại ở người chọn gieo
Thôi thì nhé ... độ lượng hết mọi điều
Ta sẽ gặt nhiều yêu thương chân ái...
Nay Xuân xanh mai quay đầu ngoảnh lại
Thoắt vòng đời thoáng nhẹ tựa làn hơi
Liệu có ai thấu hết cuộc khóc cười
Của một chuỗi trăm năm dòng sinh tử
Nay ngày mới ... mai trở thành ngày cũ
Biết thế rồi ... sống trọn vẹn từng giây...!
ĐAL
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,329
Threads: 98
Likes Received: 3,302 in 1,691 posts
Likes Given: 2,148
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Trên con đường hành trình cuộc đời, ở mỗi cột mốc ta bước qua sẽ có vài người rời đi.
Đường đời quá dài, không ai bước bên nhau mãi. Một đoạn duyên phận, qua khúc quanh này rồi lại rẽ những lối khác nhau. Lần gặp này có khi là lần cuối chúng ta cùng cười nói trò chuyện. Có lẽ xa xưa kia chúng ta từng phải trải qua 500 lần nhìn nhau mới được bước cùng một đoạn duyên ngắn ngủi này.
Từng cột mốc, có người đi trong hòa bình, có người tranh cãi mà rời đi, cũng có người im lặng rơi lệ biến mất. Trái tim từng nổi sóng gió, từng dạt dào xốc khí của tuổi trẻ, qua năm tháng mài mòn, qua dòng thời gian bình đạm trôi mà học cách tĩnh lặng. Cố nhân xưa nếu có gặp lại cũng chỉ là một cái thoáng gật đầu nhẹ và nụ cười xã giao.
Ai trong chúng ta cũng buông bỏ, cũng trưởng thành. Quân tử chi giao đạm như thủy, đến đến đi đi tâm vẫn yên.
Lượm
*** Chiều nay ngồi nhớ cố nhân, vào list nhạc trong Xóm Hét tìm lại bài hát đã hát với sư phụ tôi. ❤️
Sầu Tím Thiệp Hồng - Kỳ & Đạn
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 4,794
Threads: 95
Likes Received: 1 in 1 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
152
(2022-01-08, 07:57 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Trên con đường hành trình cuộc đời, ở mỗi cột mốc ta bước qua sẽ có vài người rời đi.
Đường đời quá dài, không ai bước bên nhau mãi. Một đoạn duyên phận, qua khúc quanh này rồi lại rẽ những lối khác nhau. Lần gặp này có khi là lần cuối chúng ta cùng cười nói trò chuyện. Có lẽ xa xưa kia chúng ta từng phải trải qua 500 lần nhìn nhau mới được bước cùng một đoạn duyên ngắn ngủi này.
Từng cột mốc, có người đi trong hòa bình, có người tranh cãi mà rời đi, cũng có người im lặng rơi lệ biến mất. Trái tim từng nổi sóng gió, từng dạt dào xốc khí của tuổi trẻ, qua năm tháng mài mòn, qua dòng thời gian bình đạm trôi mà học cách tĩnh lặng. Cố nhân xưa nếu có gặp lại cũng chỉ là một cái thoáng gật đầu nhẹ và nụ cười xã giao.
Ai trong chúng ta cũng buông bỏ, cũng trưởng thành. Quân tử chi giao đạm như thủy, đến đến đi đi tâm vẫn yên.
Lượm
*** Chiều nay ngồi nhớ cố nhân, vào list nhạc trong Xóm Hét tìm lại bài hát đã hát với sư phụ tôi. ❤️
Sầu Tím Thiệp Hồng - Kỳ & Đạn
Giọng ai nghe quen quen giọng đây mà người đ.....â.....u rồi?
Khi nào rảnh anh Đạn vô chơi cho vui, nhắt là dịp tết ta này.
bé 3 nhớ chị Mimo, Chị Tofu, Sis Bee và Vee nữa
Posts: 6,329
Threads: 98
Likes Received: 3,302 in 1,691 posts
Likes Given: 2,148
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
TẠI SAO CON NGƯỜI HAY BỊ NÓNG TÍNH?
Thỉnh thoảng hằng ngày, tại sao trong con người chúng ta lại hay bị nóng tính? Đôi khi chỉ cần chạm vào lòng tự ái một chút thôi, là đã giận nhau cả đời rồi.
Nếu bạn gặp Phật, Bồ Tát, ở giữa đời thực, thì nóng tính trong bạn liệu có trỗi dậy?
Các bạn hãy cùng đọc và suy ngẫm nhé!
+/ Nếu trường hợp có người sếp mắng một anh nhân viên, vì đã làm hỏng đồ của công ty, thì liệu anh nhân viên có dám nóng tính với sếp hay không?
+/ Nhưng cũng trường hợp này, mà là người khác, như cấp dưới hoặc bạn bè, con cái… nhắc nhở, thì anh nhân viên sẽ không làm chủ được mình, thậm chí còn mắng lại, bảo thủ cho những việc làm sai trái của mình…
Tại sao cũng là 1 con người, mà lại có 2 thái độ khác nhau như vậy?
Vì anh nhân viên này, biết phân biệt đâu là sếp, vì nếu là sếp thì phải tôn kính, thì mọi việc mới tốt đẹp, do kính nể với sếp nên nóng tính mới không xảy ra…
Đây chỉ là ví dụ nhỏ, để các bạn nhận ra Bất Tử của chính mình. Bởi cái “Biết” đầu tiên nhưng không khởi thêm phân biệt, thì đó chính là “Ông Phật” hay còn gọi là Phật Tánh của chính bạn.
Cái Biết của bạn “Biết” là Sếp, nên đã phải “kìm” “cái Tôi” của mình xuống, tuy có thể bực tức, nhưng không dám nói ra.
Còn với bạn bè gia đình, thì cái "Biết" bắt đầu phân biệt, cãi lại, cho dù người nhà có góp ý đúng cho bạn. Đó chính là cái "Tôi", ngã mạn, cho rằng mình đã giỏi hơn họ, nên mới có Ý coi thường người khác. Nhưng nếu cũng con người này, sống với cái “Biết” luôn tôn trọng, tôn kính người khác, thì nóng tính sẽ không xảy ra rồi vậy.
Vậy nên, nguyên nhân nóng tính, là do bạn luôn coi người khác không bằng mình, nên sẵn có thành kiến, chỉ cần góp ý sơ qua là bạn đã bực, nóng tính với người đối diện rồi.
Trên con đường tu tập, sẽ xuất hiện nhiều những cạm bẫy chông gai, nên soi xét nơi mình, thấy lỗi nơi mình, thì bạn mới là người Trí Tuệ.
Sống Vì Người Khác, không Tìm Cầu Danh Lợi, thì cuộc sống này, sẽ ý nghĩa và tốt đẹp hơn biết nhường nào!
Trích từ: “Nhân Quả”
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,329
Threads: 98
Likes Received: 3,302 in 1,691 posts
Likes Given: 2,148
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Con người ta, khi đã hứng đủ bụi hồng trần nơi phố thị. Lại hay mơ về một nếp nhà bình dị đơn sơ. Tựa lưng vào núi xanh mây bạc. Mà thảnh thơi đi cho đến hết. Những tháng ngày còn lại sau này.
Người đã hiểu đằng sau những ánh đèn xanh đỏ rợp một góc trời. Là một biển huyết lệ trào dâng. Được che chắn lại bằng những niềm vui giả tạm nơi trần thế.
Những xa hoa, những gấm vóc lụa là. Người người chỉ biết mê mải tranh hơn thua. Dẫm đạp lên nhau mà tìm hai chữ tồn tại. Chứ đâu có được phút giây bình lặng. Để nhìn lại mình, nhìn lại cuộc đời. Xem có đáng hay không?
Có bằng một góc nhà mộc mạc. Người với người biết dùng tình thương mà đối đãi. Dùng hiểu biết và trí tuệ mà cùng nhau thoát khỏi cảnh trần ai tử sinh đang trói buộc ngàn đời.
Lặng ngắm mây bay về chốn cũ. Hỏi đám mây đó liệu có nhớ từ ngàn kiếp trước. Mình đã từng đi qua, biết bao vòng luân hồi tử sinh rồi không 😞😞
Vô Thường
*** Tranh Khê Sơn Tuyết của thầy Nhất Tự rinh về Lục Sơn Thanh Khê. 😊
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,329
Threads: 98
Likes Received: 3,302 in 1,691 posts
Likes Given: 2,148
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
10 LẦN TRÓT LỠ
(Bài thơ của Thầy Thích Pháp Hoà)
Lỡ sinh vào chốn bụi hồng,
Thì xin đi trọn một vòng cho xong.
Lỡ con, lỡ vợ, lỡ chồng,
Thì xin sống trọn đẹp lòng đôi bên.
Lỡ mang danh nghiệp vang rền,
Tất nhiên phải chịu mũi tên tỵ hiềm.
Lỡ làm một chiếc que diêm,
Sáng đời một chút lửa tim mặn nồng.
Lỡ đi vào chốn cõi không,
Tôn thờ lý tưởng vững lòng ban sơ.
Lỡ vào chơi một ván cờ,
Cớ sao lại nỡ ơ thờ cuộc chơi.
Lỡ làm thân phận con người,
Thì xin sống trọn một đời phù sinh.
Lỡ tơ vương một chữ tình,
Thì xin yêu trọn những gì đáng yêu.
Lỡ thương lời kinh sớm chiều,
Thì xin muôn thuở ghi điều dạy răn.
Lỡ gởi thân chốn nhọc nhằn,
Áo ca sa thoát nguyện dần thoát ly.
.........
10 LẦN HỐI TIẾC
(Bài thơ của Sư Giác Minh Luật)
Tiếc thay sanh được làm người,
Để cho luống mất, một đời héo hon.
Tiếc thay cái thưở còn son,
Đến nay nhìn lại, nguyên đàn con thơ.
Tiếc thay ngày ấy dại khờ,
Để cho danh lợi, quay đờ người ra.
Tiếc thay cái mộng hôm qua,
Tưởng chừng là chúa, ai dè là “trâu”.
Tiếc thay cái thói đời sầu,
Hơn thua, hờn oán, quên câu nghĩa tình.
Tiếc thay "cái nửa" của mình,
Chẳng như cái thuở, trộm nhìn là yêu.
Tiếc thay lời nói dệt thêu,
Không thương thì chớ, buông điều đắng cay.
Tiếc thay cái kiếp đoạ đày,
Như chim không cánh, như diều đứt dây.
Tiếc trời, tiếc đất an bày,
Cái vòng duyên nợ, biết ngày nào ra.
Tiếc gần, rồi lại tiếc xa
Phải chi ngày ấy, xuất gia cho rồi.
Tranh: Thầy Nhất Tự
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,329
Threads: 98
Likes Received: 3,302 in 1,691 posts
Likes Given: 2,148
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Bàn về chữ 佛 (PHẬT)
Từ Phật là một từ mới trong số 24.000 từ mà ngài Huyền Trang đã tạo ra cho ngôn ngữ Phật Giáo Trung Hoa từ cuối thế kỷ thứ 6. Ngài dịch từ Phạn ngữ Buddhã ra là 佛 陀 (Phật đà), viết tắt là 佛 (Phật). Hơn 1.300 năm sau, vào gần cuối thế kỷ thứ 20, hai nhà ngôn ngữ học Trung Hoa ở Thượng Hải dựa theo phương pháp Tây dịch phiên âm Buddhã ra 勃 陀 Bột đà) mà theo âm ngữ Tây phương thì Bột đà nghe ná ná như Buddhã vì cùng có âm B và Bột đà có vẽ tân tiến hơn là Phật đà.
Thật ra, hai vị học giả Trung Hoa Lô Quán Cao và Hà Tử Bồi mà tác giả Nguyễn Trọng Phu trích thuật ở phần III chắc hẳn không phải là Phật tử cho nên họ đã không thể hiểu nổi ý nghĩa thâm thúy của từ Phật do ngài Huyền Trang sáng tạo dịch ra.
Đối với người Việt chúng ta ngày nay, ngoại trừ lớp cao niên còn quen thuộc với chữ Hán, nhiều người nhất là lớp trẻ đã đọc và viết theo vần La-Tinh không biết chữ Phật viết theo lối chữ Hán như thế nào. Từ Phật (佛) theo cách viết chữ Hán, gồm có hai vế: bên trái là bộ Nhân (亻), bên phải là chữ Phất (弗).
Dùng pháp chiết tự để dẫn giải, bộ Nhân (亻) ở bên trái có nghĩa là NGƯỜI.
Chữ Phất (弗) ở vế thứ hai, có nghĩa là KHÔNG, là CHẲNG ĐƯỢC; theo thuật ngữ Phật giáo đó là TÁNH KHÔNG.
Ghép cả hai vế lại với nhau, Phật (佛) nghĩa là NGƯỜI NGỘ TÁNH KHÔNG.
Diễn giải một cách toàn diện hơn bao gồm cả hai vế, khi nhìn thấy danh từ 佛 (PHẬT), nó nhắc nhở người Phật tử - hay những ai biết chữ Hán - những điều nhận thức rất căn cốt và thâm diệu sau đây:
* Phật là một con người như tất cả mọi người.
* Vì cũng là con người cho nên Phật với chúng ta đều bình đẳng.
* Phật không phải là Tiên, Thánh hay Thần và nhất thiết không phải là một Thượng Đế "Toàn Năng" (Almighty God) như của bất kỳ tôn giáo độc thần nào có quyền ban ơn giáng họa mà người ta gán cho Thượng Đế này.
* Mỗi người và mọi người đều có khả năng thành Phật, chứ Phật chẳng dành riêng cho ai.
* Muốn thành Phật thì phải tu hành và ngộ được Tánh Không, chưa ngộ Tánh Không thì chưa thành Phật.
* Tánh Không phải tu và hành mới đạt được chứ không thể cầu xin hay do ai ban cho.
* Tánh Không là Phật Tánh.
Lượm
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
|