Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Buddhist Writings.
The Harvard Classics. 1909–14
I. The Buddha
The Buddha’s Daily Habits
Translated from the Sumangala-Vilsini (i. 4510),Buddhaghosa’s Commentary on the Digha-Nikya
HABITS are of two kinds,
- the profitable, and
- the unprofitable.
Of these, the unprofitable habits of The Blessed One had been extirpated (=destroyed completely) by his attainment of saintship at the time he sat cross-legged under the Bo-tree.
Profitable habits, however, remained to The Blessed One.
1
These were fivefold:
- his before-breakfast habits;
- his after-breakfast habits;
- his habits of the first watch of the night;
- his habits of the middle watch of the night;
- his habits of the last watch of the night.
2
His before-breakfast habits were as follows:—
3
The Blessed One would rise early in the morning, and when, out of kindness to his body-servant 1 and for the sake of bodily comfort, he had rinsed his mouth and otherwise cared for his person, he would sit retired until it was time to go begging. And when it came time, he would put on his tunic, girdle, and robes, and taking his bowl, he would enter the village or the town for alms. Sometimes he went alone, sometimes surrounded by a congregation of priests; sometimes without anything especial happening, sometimes with the accompaniment of many prodigies.
4
While, namely, the Lord of the World is entering for alms, gentle winds clear the ground before him; the clouds let fall drops of water to lay the dust in his pathway, and then become a canopy over him; other winds bring flowers and scatter them in his path; elevations of ground depress themselves, and depressions elevate themselves; wherever he places his foot, the ground is even and pleasant to walk upon, or lotus-flowers receive his tread. No sooner has he set his right foot within the city-gate than the rays of six different colors which issue from his body race hither and thither over palaces and pagodas, and deck them, as it were, with the yellow sheen of gold, or with the colors of a painting. The elephants, the horses, the birds, and other animals give forth melodious sounds; likewise the tomtoms, lutes, and other musical instruments, and the ornaments worn by the people.
5
By these tokens the people would know, “The Blessed One has now entered for alms;” and in their best tunics and best robes, with perfumes, flowers, and other offerings, they issue forth from their houses into the street. Then, having zealously paid homage to The Blessed One with the perfumes, flowers, and other offerings, and done him obeisance, some would implore him, “Reverend Sir, give us ten priests to feed;” some, “Give us twenty;” and some, “Give us a hundred priests.” And they would take the bowl of The Blessed One, and prepare a seat for him, and zealously show their reverence for him by placing food in the bowl.
6
When he had finished his meal, The Blessed One, with due consideration for the different dispositions of their minds, would so teach them the Doctrine that some would become established in the refuges, some in the five precepts, some would become converted, some would attain to the fruit of either once returning, or of never returning, while some would become established in the highest fruit, that of saintship, and would retire from the world. Having shown this kindness to the multitude, he would rise from his seat, and return to the monastery.
7
On his arrival there, he would take his seat in a pavilion, on the excellent Buddha-mat which had been spread for him, where he would wait for the priests to finish their meal. When the priests had finished their meal, the body-servant would announce the fact to The Blessed One. Then The Blessed One would enter the perfumed chamber.
8
These, then, were his before-breakfast habits.
9
Then The Blessed One, having thus finished his before-breakfast duties, would first sit in the perfumed chamber, on a seat that had been spread for him by his body-servant, and would wash his feet. Then, taking up his stand on the landing of the jeweled staircase which led to the perfumed chamber, he would exhort the congregation of the priests, saying,—
10
“O priests, diligently work out your salvation; for not often occur the appearance of a Buddha in the world and existence among men and the propitious moment and retirement from the world and the opportunity to hear the true Doctrine.”
11
At this point some would ask The Blessed One for exercises in meditation, and The Blessed One would assign them exercises suited to their several characters. Then all would do obeisance to The Blessed One, and go to the places where they were in the habit of spending the night or the day—some to the forest, some to the foot of trees, some to the hills, and so on, some to the heaven of the Four Great Kings, … and some to Vasavatti’s heaven.
12
Then The Blessed One, entering the perfumed chamber, would, if he wished, lie down for a while, mindful and conscious, and on his right side after the manner of a lion. And secondly, his body being now refreshed, he would rise, and gaze over the world. And thirdly, the people of the village or town near which he might be dwelling, who had given him breakfast, would assemble after breakfast at the monastery, again in their best tunics and their best robes, and with perfumes, flowers, and other offerings.
13
Thereupon The Blessed One, when his audience had assembled, would approach in such miraculous manner as was fitting; and taking his seat in the lecture-hall, on the excellent Buddha-mat which had been spread for him, he would teach the Doctrine, as suited the time and occasion. And when he perceived it was time, he would dismiss the audience, and the people would do obeisance to The Blessed One, and depart.
14
These were his after-breakfast habits.
15
When he had thus finished his after-breakfast duties, he would rise from the excellent Buddha-seat, and if he desired to bathe, he would enter the bath-house, and cool his limbs with water made ready by his body-servant. Then the body-servant would fetch the Buddha-seat, and spread it in the perfumed chamber. And The Blessed One, putting on a tunic of double red cloth, and binding on his girdle, and throwing his upper robe over his right shoulder, would go thither and sit down, and for a while remain solitary, and plunged in meditation. After that would come the priests from here and from there to wait on The Blessed One. And some would propound questions, some would ask for exercises in meditation, and some for a sermon; and in granting their desires The Blessed One would complete the first watch of the night.
16
These were his habits of the first watch of the night.
17
And now, when The Blessed One had finished his duties of the first watch of the night, and when the priests had done him obeisance and were departing, the deities throughout the entire system of ten thousand worlds would seize the opportunity to draw near to The Blessed One and ask him any questions that might occur to them, even such as were but four syllables long. And The Blessed One in answering their questions would complete the middle watch of the night.
18
These were his habits of the middle watch of the night.
19
The last watch of the night he would divide into three parts, and
- as his body would be tired from so much sitting since the morning, he would spend one part in pacing up and down to free himself from the discomfort.
- In the second part he would enter the perfumed chamber, and would lie down mindful and conscious, and on his right side after the manner of a lion.
- In the third part he would rise, and taking his seat, he would gaze over the world with the eye of a Buddha, in order to discover any individual who, under some former Buddha, with alms-giving, or keeping the precepts, or other meritorious deeds, might have made the earnest wish.
20
These were his habits of the last watch of the night.
21
Note 1. In order to give him a chance to acquire merit by waiting on a Buddha. [back]
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Trung Bộ Kinh
Majjhima Nikaya
9. Kinh Chánh tri kiến
(Sammàditthi sutta)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).
Lúc bấy giờ, Tôn giả Sariputta (Xá-lợi-phất) gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo".
--"Hiền giả", các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sariputta.
Tôn giả Sariputta nói như sau:
-- "Chư Hiền, chánh tri kiến, chánh tri kiến được gọi là như vậy.
"Chư Hiền, cho đến như thế nào, một Thánh đệ tử có chánh tri kiến:
- có tri kiến chánh trực,
- có lòng tin Pháp tuyệt đối và
- thành tựu diệu pháp này?"
-- Chúng tôi từ xa đến để được hiểu ý nghĩa lời nói ấy từ Tôn giả Sariputta. Thật lành thay, nếu Tôn giả Sariputta giảng cho ý nghĩa lời nói ấy. Sau khi nghe Tôn giả Sariputta, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.
-- Chư Hiền, vậy hãy nghe, hãy khéo tác ý. Ta sẽ giảng.
-- Thưa vâng, Hiền giả! - Các Tỷ-kheo vâng đáp Tôn giả Sariputta.
Tôn giả Sariputta nói như sau:
(Thiện và bất thiện)
-- Chư Hiền, khi Thánh đệ tử tuệ tri được bất thiện và tuệ tri được căn bổn bất thiện, tuệ tri được thiện và tuệ tri được căn bổn thiện, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là bất thiện, thế nào là căn bổn bất thiện, thế nào là thiện, thế nào là căn bổn thiện?
Chư Hiền, (bât thiện)
- sát sanh là bất thiện,
- lấy của không cho là bất thiện,
- tà hạnh trong các dục là bất thiện,
- nói láo là bất thiện,
- nói hai lưỡi là bất thiện,
- ác khẩu là bất thiện,
- nói phù phiếm là bất thiện,
- tham dục là bất thiện,
- sân là bất thiện,
- tà kiến là bất thiện.
Chư Hiền, như vậy gọi là bất thiện.
Và chư Hiền, thế nào là căn bổn bất thiện?
- Tham là căn bổn bất thiện,
- sân là căn bổn bất thiện,
- si là căn bổn bất thiện.
Chư Hiền, như vậy gọi là căn bổn bất thiện.
Và này chư Hiền, thế nào là thiện?
- Từ bỏ sát sanh là thiện,
- từ bỏ lấy của không cho là thiện,
- từ bỏ tà hạnh trong các dục là thiện,
- từ bỏ nói láo là thiện,
- từ bỏ nói hai lưỡi là thiện,
- từ bỏ ác khẩu là thiện,
- từ bỏ nói phù phiếm là thiện,
- không tham dục là thiện,
- không sân là thiện,
- chánh tri kiến là thiện.
Chư Hiền, như vậy gọi là thiện.
Chư Hiền, thế nào là căn bổn thiện?
- Không tham là căn bổn thiện,
- không sân là căn bổn thiện,
- không si là căn bổn thiện.
Chư Hiền, như vậy gọi là căn bổn thiện.
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử
- tuệ tri bất thiện như vậy,
- tuệ tri căn bổn bất thiện như vậy,
- tuệ tri thiện như vậy,
- tuệ tri căn bổn thiện như vậy,
khi ấy, vị ấy
- đoạn trừ tất cả tham tùy miên,
- tẩy sạch sân tùy miên,
- nhổ tận gốc kiến mạn tùy miên "Tôi là",
- đoạn trừ vô minh,
- khiến minh khởi lên,
- diệt tận khổ đau ngay trong hiện tại.
Chư Hiền, như vậy Thánh đệ tử
- có chánh tri kiến,
- có tri kiến chánh trực,
- có lòng tin Pháp tuyệt đối và
- thành tựu diệu pháp này.
(Thức ăn)
-- Lành thay, Hiền giả!
Các Tỷ-kheo ấy, sau khi hoan hỷ, tín thọ lời nói Tôn giả Sariputta và hỏi thêm Tôn giả Sariputta câu hỏi như sau:
- Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác, nhờ pháp môn này vị Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này?
-- Chư Hiền, có thể có.
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử
- tuệ tri thức ăn,
- tuệ tri tập khởi của thức ăn,
- tuệ tri đoạn diệt của thức ăn, và
- tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn,
chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là thức ăn, thế nào là tập khởi của thức ăn, thế nào là đoạn diệt của thức ăn, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn?
Chư Hiền, thế nào là thức ăn, thế nào là tập khởi của thức ăn, thế nào là đoạn diệt của thức ăn, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn? Chư Hiền, có bốn loại thức ăn này, khiến các loài chúng sanh đã sanh được an trú hay các loài hữu tình sẽ sanh được hỗ trợ cho sanh.
Thế nào là bốn?
- Ðoàn thực, loại thô hay loại tế,
- xúc thực là thứ hai,
- tư niệm thực là thứ ba,
- thức thực là thứ tư.
Đọc thêm:
đoàn thực, tức là những thức ăn đi vào miệng của chúng ta.
xúc thực qua 6 căn tiếp xúc với 6 trần .
tư niệm thực là những nỗi ước ao mong muốn bạn muốn thực hiện.
thức thực sự biểu hiện của thực, gồm có y báo và chánh báo. Chánh báo là con người gồm năm uẩn của bản thân họ và y báo thuộc hoàn cảnh chung quanh
https://spiderum.com/bai-dang/4-loai-thu...-chung-xfm
- Từ tập khởi của ái có tập khởi của thức ăn,
- từ đoạn diệt của ái có đoạn diệt của thức ăn.
Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn, tức là:
- Chánh Tri kiến,
- Chánh Tư duy,
- Chánh Ngữ,
- Chánh Nghiệp,
- Chánh Mạng,
- Chánh Tinh tấn,
- Chánh Niệm,
- Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử
- tuệ tri thức ăn như vậy,
- tuệ tri tập khởi của thức ăn như vậy,
- tuệ tri đoạn diệt của thức ăn như vậy,
- tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn như vậy,
khi ấy, vị ấy
- đoạn trừ tất cả tham tùy miên,
- tẩy sạch sân tùy miên,
- nhổ tận gốc kiến mạn tùy miên "Tôi là",
- đoạn trừ vô minh, khiến minh khởi lên,
- diệt tận khổ đau ngay trong hiện tại.
Chư Hiền, như vậy Thánh đệ tử
- có chánh tri kiến,
- có tri kiến chánh trực,
- có lòng tin Pháp tuyệt đối và
- thành tựu diệu pháp này.
(Tứ diệu đế: Khổ Tập Diệt Đạo)
-- Lành thay, Hiền giả!
Các Tỷ-kheo ấy, sau khi hoan hỷ, tín thọ lời nói Tôn giả Sariputta liền hỏi thêm Tôn giả Sariputta câu hỏi như sau:
-- Này Hiền giả, có pháp môn nào khác, nhờ pháp môn này Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này?
-- Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử
- tuệ tri Khổ,
- tuệ tri Tập khởi của khổ,
- tuệ tri Ðoạn diệt của khổ,
- tuệ tri Con Ðường đưa đến đoạn diệt của khổ .
Chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là Khổ, thế nào là Tập khởi của khổ, thế nào là Ðoạn diệt của khổ, thế nào là Con Ðường đưa đến đoạn diệt của khổ?
Thế nào là khổ ?
- Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu bi khổ ưu não là khổ, cầu không được là khổ, tóm lại năm thủ uẩn là khổ. Chư Hiền, như vậy gọi là Khổ.
Chư Hiền, thế nào là Tập khởi của khổ?
- Chính là ái đưa đến tái sanh, cùng khởi hỷ dục và tham hướng đến tái sanh, cùng khởi hỷ dục và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia, tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái. Chư Hiền, như vậy gọi là Tập khởi của khổ.
Chư Hiền, thế nào là Ðoạn diệt của khổ?
- Ðó là sự đoạn diệt, ly tham, không có dư tàn, sự quăng bỏ, sự từ bỏ, sự giải thoát, sự vô chấp khát ái ấy.
Chư Hiền, thế nào là Con Ðường đưa đến đoạn diệt của khổ?
- Chính là Thánh Ðạo Tám Ngành đưa đến khổ diệt, tức là Chánh tri kiến... Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri Khổ như vậy, tuệ tri Tập khởi của khổ như vậy, tuệ tri Ðoạn diệt của khổ như vậy, tuệ tri con Ðường đưa đến đoạn diệt của khổ như vậy, khi ấy vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên, tẩy sạch sân tùy miên,... (như trên)... và thành tựu diệu pháp này.
(Già và chết)
-- Lành thay, Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác, nhờ pháp môn này Thánh đệ tử... (như trên)... thành tựu diệu pháp này?
-- Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử
- tuệ tri già chết,
- tuệ tri tập khởi của già chết,
- tuệ tri đoạn diệt của già chết,
- tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của già chết,
chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến,... (như trên)... và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền,
- thế nào là già chết,
- thế nào là tập khởi của già chết,
- thế nào là đoạn diệt của già chết,
- thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của già chết?
Thế nào là già ?
Thuộc bất kỳ hữu tình giới nào, trong từng mỗi loại hữu tình,
- sự già cả, suy lão, rụng răng, tóc bạc da nhăn, tuổi thọ ngày một hao mòn, bại hoại các căn; chư Hiền, như vậy gọi là già.
Chư Hiền thế nào là chết?
Thuộc bất kỳ hữu tình giới nào, trong từng mỗi loại hữu tình,
- sự mệnh một, từ trần, hủy hoại, hoại diệt, tử biệt, mệnh chung, hủy hoại các uẩn, vất bỏ hình hài; chư Hiền, như vậy gọi là chết.
Già như vậy và chết như vậy, chư Hiền, như vậy gọi là già chết.
Từ sự tập khởi của sanh, có sự tập khởi của già chết, từ sự đoạn diệt của sanh, có sự đoạn diệt của già chết. Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của già chết, tức là: Chánh Tri kiến... (như trên)... Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử
- tuệ tri già chết như vậy,
- tuệ tri tập khởi của già chết như vậy,
- tuệ tri đoạn diệt của già chết như vậy,
- tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của già chết như vậy,
khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên, tẩy sạch sân tùy miên... (như trên)..., và thành tựu diệu pháp này.
(Sanh)
-- Lành thay, Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác...?
-- Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử
- tuệ tri sanh,
- tuệ tri tập khởi của sanh,
- tuệ tri đoạn diệt của sanh,
- tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của sanh,
chư Hiền, khi ấy vị Thánh đệ tử có chánh tri kiến... (như trên)... và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là sanh, thế nào là tập khởi của sanh, thế nào là đoạn diệt của sanh, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của sanh?
Thuộc bất kỳ hữu tình giới nào trong từng mỗi loại hữu tình,
- sự sanh, hiện khởi, xuất hiện, hiện diện, hiện hành các uẩn, tụ đắc các xứ; Chư Hiền, như vậy gọi là sanh.
- Từ sự tập khởi của hữu có sự tập khởi của sanh,
- từ sự đoạn diệt của hữu, có sự đoạn diệt của sanh, và
- Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của sanh, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri được sanh như vậy, tuệ tri được tập khởi của sanh như vậy, tuệ tri được đoạn diệt của sanh như vậy, tuệ tri được con đường đưa đến đoạn diệt của sanh như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên... (như trên)... như vậy... (như trên)... và thành tựu diệu pháp này.
(Hữu)
-- Lành thay, Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có pháp môn nào khác...?
-- Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử
- tuệ tri hữu,
- tuệ tri tập khởi của hữu,
- tuệ tri đoạn diệt của hữu,
- tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của hữu,
chư Hiền, khi ấy vị Thánh đệ tử có chánh tri kiến... (như trên)... và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền,
- thế nào là hữu,
- thế nào là tập khởi của hữu,
- thế nào là đoạn diệt của hữu,
- thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của hữu?
Chư Hiền, có ba hữu này:
- dục hữu,
- sắc hữu,
- vô sắc hữu.
- Từ tập khởi của thủ, có tập khởi của hữu;
- từ đoạn diệt của thủ có đoạn diệt của hữu và
- Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của hữu, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử
- tuệ tri hữu như vậy,
- tuệ tri tập khởi của hữu như vậy,
- tuệ tri đoạn diệt của hữu như vậy,
- tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của hữu như vậy,
khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên... và thành tựu diệu pháp này.
(Thủ)
-- Lành thay, Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác...?
- Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử
- tuệ tri tập khởi của thủ,
- tuệ tri đoạn diệt của thủ,
- tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thủ,
khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến... và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền,
- thế nào là thủ,
- thế nào là tập khởi của thủ,
- thế nào là đoạn diệt của thủ,
- thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của thủ?
Chư Hiền, có bốn thủ này:
- dục thủ,
- kiến thủ,
- giới cấm thủ,
- ngã luận thủ.
- Từ tập khởi của ái, có tập khởi của thủ;
- từ đoạn diệt của ái, có đoạn diệt của thủ; và
- Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của thủ, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử
- tuệ tri thủ như vậy,
- tuệ tri tập khởi của thủ như vậy,
- tuệ tri đoạn diệt của thủ như vậy,
- tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thủ như vậy,
khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên và thành tựu diệu pháp này.
(Ái)
-- Lành thay, Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có pháp môn nào khác...?
-- Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền khi nào Thánh đệ tử tuệ tri ái, tuệ tri tập khởi của ái, tuệ tri đoạn diệt của ái, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của ái, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến... và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là ái, thế nào là tập khởi của ái, thế nào là đoạn diệt của ái, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của ái? Chư Hiền, có sáu loại ái này: sắc ái, thanh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái. Từ tập khởi của thọ, có tập của ái, từ đoạn diệt của thọ, có đoạn diệt của ái, và Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của ái, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri ái như vậy, tuệ tri tập khởi của ái như vậy, tuệ tri đoạn diệt của ái như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của ái như vậy, khi ấy, vị ấy, đoạn trừ tất cả tham tùy miên... và thành tựu diệu pháp.
(Thọ)
-- Lành thay, Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác...?
-- Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri thọ, tuệ tri tập khởi của thọ, tuệ tri đoạn diệt của thọ, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thọ, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến... và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là thọ, thế nào là tập khởi của thọ, thế nào là đoạn diệt của thọ, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của thọ? Chư Hiền, có sáu loại thọ này: thọ do nhãn xúc sanh, thọ do nhĩ xúc sanh, thọ do tỷ xúc sanh, thọ do thiệt xúc sanh, thọ do thân xúc sanh, thọ do ý xúc sanh. Từ tập khởi của xúc, có tập khởi của thọ; từ đoạn diệt của xúc, có đoạn diệt của thọ; và Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của thọ, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri thọ như vậy, tuệ tri tập khởi của thọ như vậy, tuệ tri đoạn diệt của thọ như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thọ như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên... và thành tựu diệu pháp này.
(Xúc)
-- Lành thay, Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác...?
-- Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri xúc, tuệ tri tập khởi của xúc, tuệ tri đoạn diệt của xúc, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của xúc, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến... và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là xúc, thế nào là tập khởi của xúc, thế nào là đoạn diệt của xúc, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của xúc? Chư Hiền, có sau loại xúc này: nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc. Từ tập khởi của sáu nhập, có tập khởi từ xúc; từ đoạn diệt của sáu nhập, có đoạn diệt của xúc, và Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của xúc, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Ðịnh. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri xúc như vậy, tuệ tri tập khởi của xúc như vậy, tuệ tri đoạn diệt của xúc như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của xúc như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên... và thành tựu diệu pháp này.
(Nhập)
-- Lành thay, Hiền giả...câu hỏi như sau: Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác...?
-- Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri sáu nhập, tuệ tri tập khởi của sáu nhập, tuệ tri đoạn diệt của sáu nhập, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của sáu nhập, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến... và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là sáu nhập, thế nào là tập khởi của sáu nhập, thế nào là đoạn diệt của sáu nhập, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của sáu nhập? Chư Hiền, có sáu nhập này: nhãn nhập, nhĩ nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, ý nhập. Từ tập khởi của danh sắc có tập khởi của sáu nhập; từ đoạn diệt của danh sắc có đoạn diệt của sáu nhập; và Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của sáu nhập, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi nào vị Thánh đệ tử tuệ tri sáu nhập như vậy, tuệ tri tập khởi của sáu nhập như vậy, tuệ tri đoạn diệt của sáu nhập như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của sáu nhập như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên... và thành tựu diệu hạnh pháp này.
(Danh sắc)
-- Lành thay, Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác...?
-- Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri danh sắc, tuệ tri tập khởi của danh sắc, tuệ tri đoạn diệt của danh sắc, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của danh sắc, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến... và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là danh sắc, thế nào là tập khởi của danh sắc, thế nào là đoạn diệt của danh sắc, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của danh sắc? Thọ, tưởng, tư, xúc, tác ý, chư Hiền, như vậy gọi là danh; bốn đại và sắc do bốn đại tạo thành, chư Hiền, như vậy gọi là sắc; như vậy đây là danh và đây là sắc, Chư Hiền, như vậy gọi là danh sắc. Từ tập khởi của thức, có tập khởi của danh sắc; từ đoạn diệt của thức, có đoạn diệt của danh sắc; và Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của danh sắc, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri danh sắc như vậy, tuệ tri tập khởi của danh sắc như vậy, tuệ tri đoạn diệt của danh sắc như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của danh sắc như vậy, khi ấy, vị ấy, đoạn trừ tất cả tham tùy miên... và thành tựu diệu pháp này.
(Thức)
-- Lành thay, Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác...?
-- Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri thức, tuệ tri tập khởi của thức, tuệ tri đoạn diệt của thức, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thức, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến... và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là thức, thế nào là tập khởi của thức, thế nào là đoạn diệt của thức, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của thức? Chư Hiền, có sáu loại thức này: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Từ tập khởi của hành, có tập khởi của thức; từ đoạn diệt của hành có đoạn diệt của thức; và Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của thức, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri thức như vậy, tuệ tri tập khởi của thức như vậy, tuệ tri đoạn diệt của thức như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thức như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên... và thành tựu diệu pháp này.
(Hành)
-- Lành thay, Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác...?
-- Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri hành, tuệ tri tập khởi của hành, tuệ tri đoạn diệt của hành, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của hành, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến... và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là hành, thế nào là tập khởi của hành, thế nào là đoạn diệt của hành, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của hành? Chư Hiền, có ba loại hành này: thân hành, ngữ hành, tâm hành. Từ tập khởi của vô minh, có tập khởi của hành; từ đoạn diệt của vô minh, có đoạn diệt của hành; và Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của hành, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri hành như vậy, tuệ tri tập khởi của hành như vậy, tuệ tri đoạn diệt của hành như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của hành như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên... và thành tựu diệu pháp này.
(Vô minh)
-- Lành thay, Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác...?
-- Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri vô minh, tuệ tri tập khởi của vô minh, tuệ tri đoạn diệt của vô minh, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của vô minh, khi ấy, Thánh đệ tử có chánh tri kiến... (như trên)... và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là vô minh, thế nào là tập khởi của vô minh, thế nào là đoạn diệt của vô minh, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của vô minh? Sự không tuệ tri về khổ, không tuệ tri về khổ tập, không tuệ tri về khổ diệt, không tuệ tri về con đường đưa đến khổ diệt, Chư Hiền, như vậy gọi là vô minh. Từ tập khởi của lậu hoặc, có tập khởi của vô minh; từ đoạn diệt của lậu hoặc, có đoạn diệt của vô minh; và Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của vô minh, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri vô minh như vậy, tuệ tri tập khởi của vô minh như vậy, tuệ tri đoạn diệt của vô minh như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của vô minh như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên... và thành tựu diệu pháp này.
(Lậu hoặc)
-- Lành thay, Hiền giả!
Các vị Tỷ-kheo ấy, sau khi hoan hỷ, tín thọ lời nói Tôn giả Sariputta, liền hỏi thêm Tôn giả Sariputta câu hỏi như sau:
-- Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác, nhờ pháp môn này Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này?
-- Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri lậu hoặc, tuệ tri tập khởi của lậu hoặc, tuệ tri đoạn diệt của lậu hoặc, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của lậu hoặc. Chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là lậu hoặc, thế nào là tập khởi của lậu hoặc, thế nào là đoạn diệt của lậu hoặc, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của lậu hoặc? Chư Hiền, có ba lậu hoặc này: dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Từ tập khởi của vô minh có tập khởi của lậu hoặc; từ đoạn diệt của vô minh có đoạn diệt của lậu hoặc và Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của lậu hoặc, tức là: Chánh Tri kiến, Chánh Tư duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh tấn, Chánh Niệm, Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri lậu hoặc như vậy, tuệ tri tập khởi của lậu hoặc như vậy, tuệ tri đoạn diệt của lậu hoặc như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của lậu hoặc như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên, tẩy sạch sân tùy miên, nhổ tận gốc kiến mạn tùy miên "Tôi là", đoạn trừ vô minh, khiến minh khởi lên, diệt tận khổ đau ngay trong hiện tại. Chư Hiền, như vậy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Tôn giả Sariputta thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời giảng của Tôn giả Sariputta.
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Sư Toại Khanh Giảng MN9 - Chánh Tri Kiến (1-2)
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=YNnojGPEY98&abt=Ch%C3%A1nh+tri+ki%E1%BA%BFn
Chánh tri kiến
Quote:Kalama tri ân bạn buithibuukim ghi chép.
07/09/2021 - 10:21 - buithibuukim
TRUNG BỘ KINH
Duyên khởi: Phật ngự tại chùa Kỳ Viên, đối tượng bài Kinh này là chư tăng, tỳ kheo và ngài Xá Lợi Phất thuyết giảng.
Notes: Trong Kinh nói, chư tăng có ba nghĩa:
- Thứ nhứt, Tăng sự tăng: bốn vị tỳ kheo thì gọi là tăng.
- Thứ hai, Pháp tánh tăng: người có Tam học, kể cả cư sĩ nữ, tín nữ cũng là tăng. Tăng Bảo mình lễ bái mỗi tối chú nhật là không phải cái này, mà là tất cả ai có Tam học. Đệ tử Thế Tôn là những bậc trực hạnh như lý hạnh, chân chánh hạnh gì đó là nam nữ tăng tục, chớ không phải cái này. Trong bài Kinh “Hòa hợp chúng tăng già. Thanh tịnh ...” là hoàn toàn nhớ kỹ không có cái này trong bài Kinh đó.
Cho nên ‘tăng’ thứ nhứt là tăng hình thức, là bốn vị tăng.
‘Tăng’ thứ hai là Pháp tánh tăng, tức là ai có thành tựu Tam học thì gọi là tăng
.
- Trường hợp tăng thứ ba là Chỉ định tăng. Thí dụ Phật tử đến chùa nói là ngày mai con cần cúng dường cho má con, thỉnh sư trai tăng hồi hướng cho má con. Mai chùa ai cũng bận hết, còn có ông sư sa di 7 tuổi thôi. Mấy ông mới nói mai người lớn bận hết, còn ông sa di đó là rảnh thôi, cho ổng đi đó đi. Thì làm phước cho ông đó, đảnh lễ ông đó, cúng dường cho ông đó tương đương cúng dường cho chư tăng. Lúc đó chư tăng lấy ổng làm đại diện, đó gọi là Chỉ định tăng.
Vậy tăng sự tăng là bốn vị (tăng làm tăng sự). Pháp tánh tăng: tăng tính theo Pháp tánh, chân đế. Chỉ định tăng là do tăng chế định.
Trong Kinh nói có ông cư sĩ nọ, vào buổi sáng mời tỳ kheo tới nhà trai tăng, ổng quỳ xuống đảnh lễ. Bên Ấn Độ hồi đó chư tăng không mang dép, đi chân không. Muốn vô nhà vô chùa thì phía trước để cái lu nước với cái giẻ lau. Thì chư tăng đến ổng quỳ xuống rửa chân cho chư tăng. Xong vô ăn uống ổng chăm sóc múc từng muỗng.
Hồi đó tăng có hai cách nhận thực phẩm.
- Cách thứ nhứt là nhận một lần rồi ăn hết.
- Cách thứ hai là người ta chỉ múc chút chút, rồi ăn hết múc thêm.
Nhiều thí chủ thích như vậy (cách thứ hai), họ mới enjoy được. Nếu tôi làm phước tôi cũng thích vậy. Tôi múc vừa đủ rồi tôi đứng hầu, thấy vị đó khoái cái đó thì múc cái đó nhiều hơn. Thì ổng tới chăm sóc đầy đủ như vậy, có cả ông sư đó nữa. Ăn xong người ta về chùa. Giấc chiều, ông sư đó trở lại nhà để mượn cái cuốc về làm chuyện chùa. Thì lúc đó ông cư sĩ đang đứng, cái cuốc dưới chân, ổng lấy cái chân hất cái cuốc cho ông sư. Người gần đó hỏi sao hồi sáng cũng ông sư đó tới nhà được cung kính cúng dường mà chiều lại thảy cái cuốc kỳ vậy. Ông thiện nam mới nói hồi sáng tôi thỉnh chư tăng về nhà, ông đó là chư tăng. Nhưng chiều nay ổng đến là cá nhân.
Nhưng trong Kinh nói ông đó là cư sĩ bậc hạ.
- Cư sĩ bậc hạ là không biết gì hết, thấy người ta sao mình bắt chước vậy.
- Cư sĩ bậc trung là có phân biệt trong mắt chung .
- Còn cư sĩ bậc thượng là không phân biệt.
Nhưng cái không phân biệt của thượng của hạ khác nhau.
- Bậc hạ không phân biệt là không biết gì hết.
- Còn bậc thượng biết mà vẫn.
Đức Phật có vô số tỳ kheo, vô số tỳ kheo ni, vô số thiện nam và vô số tín nữ.
Trong tăng có hai vị đệ nhất đó là ngài Xá lợi Phất và Mục Kiền Liên.
Bên ni có hai vị đệ nhất đó là (...) với ngài Khema.
Bên thiện tín nữ có hai bà trong đó một người đêm nào cũng thức dậy sớm tụng Kinh.
Đêm đó ngày 14 Tứ đại thiên vương đi ngang, đứng chắp tay nghe bả tụng Kinh. Bả ngước lên thấy mặt ổng đẹp quá, hỏi ‘Ngài là ai?’.
- ‘Tôi nghe sư tỷ tụng Kinh đêm nào cũng hồi hướng cho tôi, tôi muốn trả ơn. Sáng nay ngài Xá Lợi Phất dẫn 500 vị tỳ kheo đi ngang làng này từ sáng sớm để về thành phố khác, mà không ai biết chuyện đó. Tôi tặng sư tỷ món quà’.
Bả giàu lắm, bả nghe bả cảm ơn rất là nhiều.
Trước khi đi mất ổng nói: ‘Khi gặp các ngài nhớ nói bữa cơm này do phần của tôi’. Bả nói ‘Ta hứa’.
Mờ sáng ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên cùng 500 vị La hán băng ngang làng đó. Bả ra quỳ ở đầu đường thỉnh chư vị dùng điểm tâm. Ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên vô ngồi, bả quỳ xuống. Ngài Xá Lợi Phất hỏi sao biết chúng tôi đi ngang đây.
Bả kể xong ngài Xá Lợi Phất nói: “Ta chưa gặp tín nữ nào như cô”.
Bả nói: ‘Thưa ngài, cái đó chưa lạ. Cái này mới lạ, trước mặt tứ chúng Thế Tôn nói con là đã diệt trừ năm hạ phần kiết sử, là bậc Bất Lai sau kiếp này không trở lại cõi Dục giới nữa’.
Ngài Xá Lợi Phất nói: ‘Ta chưa từng thấy tín nữ nào được cùng lúc hai cái như vậy’. Tức là được Tứ đại thiên vương tiếp xúc và được cả.
Bả nói: “Thưa Ngài trước mặt tứ chúng Thế Tôn xác nhận rằng con đã chứng được Tứ thiền. Thưa Ngài, vẫn còn cái đặc biệt nữa. Tăng chúng đến nhà con từ Đức Thế Tôn cho đến vị tỳ kheo từ chứng Lục thông Tam minh cho đến Đệ nhất Thinh Văn như ngài, Đệ nhị như ngài Mục Kiền Liên, 80 vị đại đệ tử, các vị La hán bình thường; các vị chứng lục thông tam minh vô danh, những vị tỳ kheo chỉ đắc Sơ thiền, Nhị thiền; những vị tỳ kheo chỉ thuộc lòng ba Tạng, hai Tạng, một Tạng; những vị tỳ kheo Giới Luật trong sạch và những vị tỳ kheo phá Giới con đều đối xử như nhau không phân biệt. Đối với con đó là cái biển tăng chúng. Thì nước trong biển trong bờ, nước biển ở ngoài khơi, chỗ sâu hay chỗ cạn đối với con nó đều là nước biển”.
Mình người phàm mình có phân biệt. Nước ít kêu là vũng. Thật ra cái bờ biển đó mai chiều sóng đánh lên cũng kéo nước ở vũng đó ra. Cho nên dầu ông ác giới mà có Tam quy thì một lúc nào đó vô số kiếp luân hồi ổng thành vị Phật tương lai mình không biết được.
Nếu mình ngược dòng thời gian cách đây một trăm ngàn a tăng kỳ về trước, Đức Phật Thích Ca khi mình gặp lúc đó mình không muốn nhìn. Nên nhớ Ngài đáng thực sự đáng để mình đảnh lễ là cách đây có 20 a tăng kỳ trăm ngàn đại kiếp trở lại thôi. Mà cách đây ba bốn chục a tăng kỳ về trước, ba bốn chục ngàn lần như vậy chưa chắc bằng mình bây giờ. Nếu lúc đó mình gặp Ngài mình không coi Ngài ra gì. Cho nên nói cách chắp tay là một búp sen cúng dường Phật tương lai, điều đó rất là tốt. Dĩ nhiên trong cuộc sống không phải lúc nào mình cũng đủ chánh niệm, đủ từ tâm, tôn kính để đối xử với mọi người như vậy. Nhưng lúc nào mình cũng phải nhớ điều đó rất là tốt, là đối với Phật tương lai.
Tôi nhớ đêm qua đọc câu rất hay: “Hãy tha thứ cho kẻ thù nhưng đừng quên tên của họ”. Tức là mình tôn trọng tất cả chúng sanh. Kể cả người hại mình, cũng hãy tha thứ cho họ, nhưng đừng quên tên của họ, nghĩa là sao? Để mai này khi họ có mặt ở đâu tôi cũng đề phòng, mình biết trong đám đông này có họ.
Mình coi tất cả chúng sanh là Phật nhưng mình cũng phải có sự cẩn trọng. Bởi Phật có những vị gần thành, có vị lâu thành. Ông gần thành đưa tâm Phật đối xử với mình, còn ông lâu thành, cả ngàn ngàn kiếp nữa mới thành, thì ổng đưa phiền não ra trước, đưa tam độc ra đối xử với mình.
Mình sống trong đời sống cũng vậy. Trong miệng mình có đủ ngôn ngữ, ngọt có đắng có. Trong người mình có nhiều thứ nhưng thường mình xài với người ta mình nói thì nói cho nó nặng. Trong con mắt mình cũng có hai cái, nhìn người ta bằng ánh mắt dễ thương và ánh mắt dễ ghét. Mà thường thì chọn cái dễ ghét đối xử với người ta. Một người không phải là Bồ tát họ có đủ hai cái đó, nhưng họ ít dùng cái tốt. Họ thích dùng cái đắng. Tôi nghĩ rằng nếu mình biết cái sức tu của mình kém thì tốt hơn là đi ở xa, chớ mà bắt mình đi thử thách mình chết đó, chịu không nổi đâu, phải tránh dù tham dù sân dù si.
Trong Kinh nói muốn tu tập Thất Giác Chi, muốn tu tập Ngũ căn Ngũ quyền thì cũng lựa người nào mạnh cái đó để mình tu. Chớ cái sức mình chưa chịu nổi mà sống ‘cư trần bất nhiễm trần’, sống giữa chợ đời hoen ố này mà vẫn giữ lòng, khó lắm! Trong đời sống thường nhật rất nhiều thứ mà cái chánh niệm mình không cho phép. Có cái kẹt là mình có thể chánh niệm nhưng nếu mình không có phản ứng như vậy thì tình trạng sẽ tệ hại hơn. Kẹt như vậy. Thí dụ cô một mực đi nói xấu tôi hoài, tôi không lên tiếng là không được. Nếu hôm nay tôi không ở Houston nữa tôi đi về rừng thì tôi phải im lặng. Nó kẹt là tôi tiếp tục ở đây, cho nên tôi phải chận cô, tôi nói “Cô ơi, đủ rồi, không nên nữa”. Bồ tát Ngài dạy con rắn đừng cắn người. Nhưng khi con rắn hiền quá nó để bà lão tưởng là sợi dây bả cột củi, thì buổi chiều nó lết về nó đi không nổi. Bồ tát nói “Con à, ta không cho con cắn người. Mà it nhứt con là con rắn, con phải khè cho nó biết con là con rắn!”. Khổ quá!
Cho nên tôi nghĩ tu là trung đạo đừng có over cái gì cả.
Nội dung Kinh:
Ngài Xá Lợi Phất trong cùng lúc nêu rõ tất cả những vấn đề giáo lý quan trọng nhất và đề nghị một hướng đi căn bản nhất: trách nhiệm nhận thức đối với những gì cần phải nhận thức (uẩn, xứ, giới, đế), tu tập những gì cần phải tu tập (37 Bồ đề phần) bằng phương thức đã nêu rõ ở Bốn Đế trong Kinh Chuyển Pháp Luân: Tất cả những gì thuộc về Khổ Đế đều cần phải được hiểu rõ, tất cả những gì thuộc về Tập đế đều cần phải được đoạn diệt. Tất cả những gì thuộc về Diệt Đế đều cần phải được chứng ngộ. Tất cả những gì thuộc về Đạo đế cần phải được tu tập.
(còn tiếp)
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(tt và hết) Sư Toại Khanh Giảng MN9 - Chánh Tri Kiến (2-2)
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=YNnojGPEY98&abt=Ch%C3%A1nh+tri+ki%E1%BA%BFn
Notes:
Tứ Niệm Xứ là mình đối diện với Uẩn, Xứ, Giới, Đế, lúc nào mình thấy trong cái đó cái gì nổi bật mình niệm cái đó.
Thí dụ tôi đi tôi biết tôi đi. Đi trong 6 ngoại xứ nó thuộc về ‘xúc’.
Tôi đang ngồi yên theo dõi tâm tôi, tôi đang theo dõi là ‘ý thức’. Lúc đó có một tiếng động đi ngang tôi biết là ‘nghe’. Nghe chỉ có nghĩa là nghe thôi. Tức có hai cách tôi nhận biết.
- Một là tôi nhận ngoại xứ, tôi biết ‘ờ đây chỉ là tiếng động thôi’.
- Cách thứ hai tôi tu về nội xứ nghĩa là ‘nghe’.
Có nghe kịp không? Chỗ này tôi cố gắng nói thật chậm.
Tu nội xứ là mình biết rằng sáu căn của mình nó đang làm cái gì (nghe chỉ là nghe thôi).
Còn tu ngoại xứ có nghĩa là mình chỉ biết nó là tiếng động, chớ không phân tích tiếng động.
Giới cũng vậy.
Giới có 18 giới (6 căn 6 cảnh và 6 thức), thì có thể mình phân biệt, thí dụ mình nếm vị đắng mình có thể niệm ‘đắng’.
Cho nên cái gì thuộc về Khổ Đế cái đó cần phải được hiểu rõ.
Còn ‘Cái gì thuộc về Tập Đế cần phải được đoạn trừ’ là sao?
Tập Đế đây mình phải hiểu ngầm, mặc dù các Chi pháp nó là Tập đế là tâm tham, sở hữu tham. Nhưng mình phải hiểu ngầm Tập đế nó là phiền não. Bởi vì tham chi phối tất cả phiền não. Cho nên khi tu theo Tập đế là tất cả cái gì ‘thuộc về’, nghĩa là nó có dính líu có mắc míu, có quan hệ, có ràng rịt, có đan xen, có hòa quyện, có mix ít nhiều với Tập đế, nghĩa là tất cả cái gì thuộc về phiền não cần phải được đoạn diệt. Đó là cách tu về phiền não (thiện hoặc ác mà nó đang xảy ra).
Trong bốn niệm xứ,
- Thân niệm xứ là mình biết rõ tất cả những gì xảy ra thuộc về thân: hơi thở, oai nghi, thể trược hoặc là tử thi.
- Thọ là nhận rõ tất cả các cảm thọ, những feeling tốt xấu của mình.
- Tâm Quán là tất cả những gì mà nó thuộc về cái siêu thiện ý của mình: ác, xấu, thiện, lành mình biết rõ. Tâm Dục giới, tâm Sắc giới, tâm Vô sắc giới, tâm phàm tâm thánh mình biết rõ.
- Pháp là cái gì nó thuộc về 5 uẩn, 5 triền cái, Thất Giác Chi, Tứ Diệu Đế mình biết. Mình biết ờ cái này thuộc về khổ đế, cái này thuộc về Tập đế, biết.
Trong bài Kinh Chánh Tri Kiến này ngài Xá Lợi Phất đề nghị mình một chuyện. Tu là sao? Tu chính là biết làm kịp thời, đúng chỗ, đúng lúc đối với từng tình huống xảy ra.
- Khi nào mình thấy Khổ đế nổi bật thì mình nhận rõ nó.
- Còn khi mình nhận rõ Tập đế đang nổi bật thì mình đoạn trừ ngay Tập đế.
- Khi nào mình thấy Diệt đế đang nổi bật, chứng ngộ được. Cái chứng ngộ này xếp hàng thứ ba vì theo trình tự nhân quả thôi: khổ -tập- diệt- đạo, chớ thực ra cái Diệt Đế nói để hiểu vậy thôi.
- Nhưng cái quan trọng là đối với một người có tu tập Đạo Đế rồi thì lúc bấy giờ mới nói chuyện Diệt Đế được.
Các vị nghe kịp không? Cho nên mình nói theo trình tự thì nói khổ- tập- diệt- đạo nhưng thực ra muốn đề cập đến Diệt đế là phải Đạo đế.
Tức là ngài Xá Lợi Phất đề nghị mình,
- khi mình đi đứng thì mình có thể ghi nhận nội xứ, ngoại xứ của hành động đi.
- Nhưng mình cũng có thể không đề cập, không nhớ đến nó mà mình lại nhớ chuyện khác đó là ‘tôi đang đi bằng tâm gì’, hoặc ‘tôi đang đi bằng cảm thọ gì’, ‘tôi đang đi bằng pháp nào trong Pháp quán niệm xứ’.
Tức là ngài nói rằng cái gì xảy đến cho mình, mình đều có thể tu được.
Tôi đang ngồi tôi không có chuyện gì suy nghĩ hết thì tôi chánh niệm là tôi đang ngồi, tôi biết rằng ‘tôi đang ngồi’, biết rằng cái mông tôi, cái địa đại đang tiếp xúc với địa đại của cái ghế.
Nói chớ không bao giờ cái tâm cái thọ mình không làm việc.
Nó không có phiền não gì hết thì mình biết rằng mình đang chánh niệm.
Chỉ biết mình đang chánh niệm thôi, tôi đang thở ra bằng tâm gì, tôi đang thở vào bằng tâm gì. Lúc đó chính là lúc mình đang nhận rõ Khổ Đế.
Nhớ nghe,
- không có phiền não thì mình đang nhận rõ Khổ đế.
- Nhưng nếu có một bóng dáng phiền não nó tới thì lúc đó mình đang làm việc đối với Tập đế.
- Và cái sự yên tĩnh đó chính là Diệt đế. Hiểu một cách nôm na như vậy thôi.
- Và con đường dẫn đến sự yên tĩnh đó là Bát Chánh Đạo.
Cho nên nếu ngồi im sẽ thấy rất nhiều chuyện để làm. Ngồi im, cái tâm mình nó đủ thứ chuyện để làm.
Thí dụ ‘Sư ơi con không có giận ai hết’. - Được, biết thở, thở đi coi có phải có việc không. Hoặc ‘thở ra bằng tâm gì?’. Đó là việc đó. Rồi mình ngồi lâu có mỏi không? –Có, mỏi chớ.
Đó, có chuyện để làm chớ tại sao không có.
Ngài Xá Lợi Phất nói đối với thiện pháp ta giống như một tiểu thư, một công tử con nhà giàu có một tủ quần áo nhiều loại áo, nhiều loại quần. Ta buổi sáng muốn mặc áo gì, buổi trưa muốn mặc áo gì, buổi chiều mặc áo gì ta mặc cũng được.
Trong Thất Giác Chi ở nội tâm của ta, buổi sáng ta muốn an trú vào Trạch pháp Giác Chi, Hỷ Giác Chi, Cần Giác Chi, Tĩnh Giác Chi, Xả Giác Chi, muốn cái nào ta đều có thể an trú. Đặc biệt là chánh niệm Ngài không lúc nào thiếu. Còn lúc nào Ngài muốn enjoy thì Ngài an trú vào Hỷ Giác Chi. Lúc nào Ngài muốn tinh tấn thì Ngài an trú vào Cần Giác Chi.
Mà con đường nào dẫn đến Hỷ Giác Chi, dẫn đến Cần Giác Chi, tôi đã có dạy rồi:
- Nguyên nhân nào dẫn đến Hỷ Giác Chi? Suy nghĩ nhiều về Tam Bảo, suy nghĩ nhiều về ân đức của Đức Phật. Như khi mình nói về những mẫu chuyện liên hệ đến Đức Phật mình rất hoan hỷ.
- Rồi mình nghĩ đến những tấm gương khi mình muốn tu tập về Cần Giác Chi, cũng nghĩ tới ơn Đức Phật mà nghĩ đến khía cạnh khác, nghĩ về sự tinh tấn của Đức Phật.
Trong Kinh nói rằng ngài Mục Kiền Liên, ngài Xá Lợi Phất đắc A la hán, đắc Lục thông tam minh, đệ nhất đệ nhị Thinh Văn mười mấy năm trời không có nằm. Vì hai lý do:
- một là thói quen tinh tấn đời trước.
- Thứ hai muốn để gương cho hậu tấn.
Ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên 12 năm không nằm, ngài Pakuna 80 năm không nằm, ngài Rahula 15 năm không nằm.
Trong Kinh nói Đức Phật trừ ra mưa lớn chứ còn mưa lâm râm hoặc ngày trời khô không đêm nào đức Thế Tôn không ra ngồi thiền ngoài trời.
Kinh nói rõ Ngài ngồi ngoài trời với lá y che trên đầu. Không đêm nào thế Tôn không đi kinh hành, vì hai lý do:
- Một là vì thói quen của Ngài trong nhiều kiếp.
- Thứ hai là vì lòng thương tưởng cho hậu tấn. Hậu tấn có dễ duôi cũng nhớ là Thế Tôn mà còn phải vậy thì cỡ mình là cái gì?
A la hán vẫn còn phải học thuộc lòng Tam tạng, do thói quen đời trước mà cũng vì muốn để gương cho hậu tấn. Bởi một vị A la hán thông hiểu Phật pháp cái hướng hoằng dương vẫn hiệu quả hơn vị không giỏi Phật pháp. Cho nên mình muốn tinh tấn, muốn hoan hỷ thì lấy gương của đời trước mà sống.
Đừng nói ngay cả gương Thánh tăng Thánh nhân, gương danh nhân thôi là mình ngồi suy tư mình thấy.
Ông Dante là một nhà văn, kịch tác gia, nhà tư tưởng của Ý, 70 tuổi còn đi học tiếng Đức. Con ổng là một vị giáo sư dạy tiếng Đức, hỏi bố học tiếng Đức làm gì. Ổng nói ‘Ta học để đọc báo, đọc tài liệu’.
Lúc bấy giờ cả thế giới coi ổng là bác học rồi. Ông con mới cười nói ‘Bố bác học mà còn đi học’.
Ổng nói ‘Bác học không có nghĩa là hết học’.
Những hình ảnh đó là cái nhân cần thiết cho Tinh tấn Giác Chi, Hỷ Giác Chi. Còn Xả Giác Chi là trường hợp như ngày nào mình mệt quá mình suy nghĩ trước sau gì cũng chết, tất cả đều dắt nhau ra mồ hết, đó là lúc mình relax, sống bằng Xả giác Chi. Còn khi nào mình cần có một sức mạnh tâm linh để mình vươn tới cho một định hướng tương lai thì mình sống bằng Hỷ Giác Chi, tức là tìm niềm vui để mình enjoy, thì những lúc đó Đức Phật nói mình khéo tu tập Thất Giác Chi. Ngài nói khi nào cái tâm mình nó chùng xuống, nó yếu đuối, bịnh hoạn, thiếu máu tật nguyền thì hãy tu tập Trạch Giác Chi, Hỷ Giác Chi và Cần Giác Chi. Khi nào cái tâm mình nó quá chừng, mình muốn nó yên, muốn calm down thì mình tu tập Tịnh Giác Chi, Định Giác Chi và Xả Giác Chi.
(Hết)
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Trung Bộ Kinh
Majjhima Nikaya
10. Kinh Niệm xứ
(Satipatthàna sutta)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở xứ Kuru (Câu-lâu), Kammassadhamma (kiềm-ma sắt đàm) là đô thị của xứ Kuru. Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
-- Này các Tỷ-kheo.
Các Tỷ-kheo vâng đáp Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn.
Thế Tôn thuyết như sau:
-- Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ.
Thế nào là bốn? Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.
(Quán thân)
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân? Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt. Tỉnh giác, vị ấy thở vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra. Thở vô dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở vô dài"; hay thở ra dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở ra dài"; hay thở vô ngắn, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở vô ngắn"; hay thở ra ngắn, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở ra ngắn". "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập; "An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. Này các Tỷ-kheo, như người thợ quay hay học trò người thợ quay thiện xảo khi quay dài, tuệ tri: "Tôi quay dài" hay khi quay ngắn, tuệ tri: "Tôi quay ngắn". Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thở vô dài, tuệ tri: "Tôi thở vô dài"; hay thở ra dài, tuệ tri: "Tôi thở ra dài"; hay thở vô ngắn, tuệ tri: "Tôi thở vô ngắn"; hay thở ra ngắn, tuệ tri: "Tôi thở ra ngắn". "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập; "An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.
Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi, tuệ tri: "Tôi đi", hay đứng, tuệ tri: "Tôi đứng", hay ngồi, tuệ tri: "Tôi ngồi", hay nằm, tuệ tri: "Tôi nằm". Thân thể được sử dụng như thế nào, vị ấy tuệ tri thân như thế ấy.
Vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay vị ấy sống quán thân trên ngoại thân; hay vị ấy sống quán thân trên nội thân, ngoại thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay vị ấy sống quán tánh diệt tận trên thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo, khi bước tới bước lui, biết rõ việc mình đang làm; khi ngó tới ngó lui, biết rõ việc mình đang làm; khi co tay, khi duỗi tay, biết rõ việc mình đang làm; khi mang áo Sanghati (Tăng già lê), mang bát, mang y, biết rõ việc mình đang làm; khi ăn, uống, nhai, nếm, biết rõ việc mình đang làm; khi đại tiện, tiểu tiện, biết rõ việc mình đang làm; khi đi, đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, im lặng, biết rõ việc mình đang làm.
Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát thân này, dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này: "Ðây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tủy, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu". Này các Tỷ-kheo, cũng như một bao đồ, hai đầu trống đựng đầy các loại hột như gạo, lúa, đậu xanh, đậu lớn, mè, gạo đã xay rồi. Một người có mắt, đổ các hột ấy ra và quán sát: "Ðây là hột gạo, đây là hột lúa, đây là đậu xanh, đây là đậu lớn, đây là mè, đây là hột lúa đã xay rồi". Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo quán sát thân này dưới từ bàn chân trở lên trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này: "Ðây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu".
Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân, hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát thân này về các vị trí các giới và sự sắp đặt các giới: "Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại". Này các Tỷ-kheo, như một người đồ tể thiện xảo, hay đệ tử của một người đổ tể giết một con bò, ngồi cắt chia từng thân phần tại ngã tư đường. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát thân này về vị trí các giới và về sự sắp đặt các giới: "Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại".
Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa một ngày, hai ngày, ba ngày, thi thể ấy trương phồng lên, xanh đen lại, nát thối ra. Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy".
Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, bị các loài quạ ăn, hay bị các loài diều hâu ăn, hay bị các chim kên ăn, hay bị các loài chó ăn, hay bị các loài giả can ăn, hay bị các loài côn trùng ăn. Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản chất là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy".
Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.
Này các Tỷ-kheo, lại nữa, Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, với các bộ xương còn liên kết với nhau, còn dính thịt và máu, còn được các đường gân cột lại... với các bộ xương còn liên kết với nhau, không còn dính thịt nhưng còn dính máu, còn được các đường gân cột lại... với các bộ xương không còn dính thịt, dính máu, còn được các đường gân cột lại, chỉ còn có xương không dính lại với nhau, rải rác chỗ này chỗ kia. Ở đây là xương tay, ở đây là xương chân, ở đây là xương ống, ở đây là xương bắp vế, ở đây là xương mông, ở đây là xương sống, ở đây là xương đầu. Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy".
Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay vị ấy sống quán tánh diệt tận trên thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì ở trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.
Lại nữa này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, chỉ còn toàn xương trắng màu vỏ ốc... chỉ còn một đống xương lâu hơn ba năm... chỉ còn là xương thối trở thành bột. Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy".
Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.
(Quán thọ)
Này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo sống quán thọ trên các thọ? Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo khi cảm giác lạc thọ, tuệ tri: "Tôi cảm giác lạc thọ"; khi cảm giác khổ thọ, tuệ tri: "Tôi cảm giác khổ thọ"; khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ, tuệ tri: "Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ". Hay khi cảm giác lạc thọ thuộc vật chất, tuệ tri: "Tôi cảm giác lạc thọ thuộc vật chất"; hay khi cảm giác lạc thọ không thuộc vật chất, tuệ tri: "Tôi cảm giác lạc thọ không thuộc vật chất". Hay khi cảm giác khổ thọ thuộc vật chất, tuệ tri: "Tôi cảm giác khổ thọ thuộc vật chất"; hay khi cảm giác khổ thọ không thuộc vật chất, tuệ tri: "Tôi cảm giác khổ thọ không thuộc vật chất". Hay khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ thuộc vật chất, tuệ tri: "Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ thuộc vật chất"; hay khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ không thuộc vật chất, tuệ tri: "Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ không thuộc vật chất".
Như vậy, vị ấy sống quán thọ trên các nội thọ; hay sống quán thọ trên các ngoại thọ; hay sống quán thọ trên các nội thọ, ngoại thọ. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các thọ, hay sống quán tánh diệt tận trên các thọ; hay sống quán tánh sanh diệt trên các thọ. "Có thọ đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy Tỷ-kheo sống quán thọ trên các thọ.
(Quán tâm)
Này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo sống quán tâm trên tâm? Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo, với tâm có tham, tuệ tri: "Tâm có tham"; hay với tâm không tham, tuệ tri: "Tâm không tham". Hay với tâm có sân, tuệ tri: "Tâm có sân"; hay với tâm không sân, tuệ tri: "Tâm không sân". Hay với tâm có si, tuệ tri: "Tâm có si"; hay với tâm không si, tuệ tri: "Tâm không si". Hay với tâm thâu nhiếp, tuệ tri: "Tâm được thâu nhiếp". Hay với tâm tán loạn, tuệ tri: "Tâm bị tán loạn". Hay với tâm quảng đại, tuệ tri: "Tâm được quảng đại"; hay với tâm không quảng đại, tuệ tri: "Tâm không được quảng đại". Hay với tâm hữu hạn, tuệ tri: "Tâm hữu hạn". Hay với tâm vô thượng, tuệ tri: "Tâm vô thượng". Hay với tâm có định, tuệ tri: "Tâm có định"; hay với tâm không định, tuệ tri: "Tâm không định". Hay với tâm giải thoát, tuệ tri: "Tâm có giải thoát"; hay với tâm không giải thoát, tuệ tri: "Tâm không giải thoát".
Như vậy vị ấy sống quán tâm trên nội tâm; hay sống quán tâm trên ngoại tâm; hay sống quán tâm trên nội tâm, ngoại tâm. Hay sống quán tánh sanh khởi trên tâm; hay sống quán tánh diệt tận trên tâm; hay sống quán tánh sanh diệt trên tâm. "Có tâm đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán tâm trên tâm.
(Quán pháp)
Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp? Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm triền cái. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm triền cái? Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo nội tâm có ái dục, tuệ tri: "Nội tâm tôi có ái dục"; hay nội tâm không có ái dục, tuệ tri: "Nội tâm tôi không có ái dục". Và với ái dục chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với ái dục đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với ái dục đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.
Hay nội tâm có sân hận, tuệ tri: "Nội tâm tôi có sân hận"; hay nội tâm không có sân hận, tuệ tri: "Nội tâm tôi không có sân hận". Và với sân hận chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với sân hận đã sanh, nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với sân hận đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy. Hay nội tâm có hôn trầm thụy miên, tuệ tri: "Nội tâm tôi có hôn trầm thụy miên"; hay nội tâm không có hôn trầm thụy miên, tuệ tri: "Nội tâm tôi không có hôn trầm thụy miên". Và với hôn trầm thụy miên chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với hôn trầm thụy miên đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với hôn trầm thụy miên đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy. Hay nội tâm có trạo hối, tuệ tri: "Nội tâm tôi có trạo hối"; hay nội tâm không có trạo hối, tuệ tri: "Nội tâm tôi không có trạo hối". Và với trạo hối chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với trạo hối đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với trạo hối đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy. Hay nội tâm có nghi, tuệ tri: "Nội tâm tôi có nghi"; hay nội tâm không có nghi, tuệ tri: "Nội tâm tôi không có nghi". Và với nghi chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với nghi đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với nghi đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.
Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm triền cái.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm thủ uẩn. Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm thủ uẩn? Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo suy tư: "Ðây là sắc, đây là sắc tập, đây là sắc diệt. Ðây là thọ, đây là thọ tập, đây là thọ diệt. Ðây là tưởng, đây là tưởng tập; đây là tưởng diệt. Ðây là hành, đây là hành tập, đây là hành diệt. Ðây là thức, đây là thức tập, đây là thức diệt". Như vậy, vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm thủ uẩn.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với sáu nội ngoại xứ. Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với sáu nội ngoại xứ? Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo tuệ tri con mắt và tuệ tri các sắc, do duyên hai pháp này, kiết sử sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.
Tỷ-kheo tuệ tri tai và tuệ tri các tiếng... tuệ tri mũi và tuệ tri các hương... tuệ tri lưỡi... và tuệ tri các vị... tuệ tri thân và tuệ tri các xúc, tuệ tri ý và tuệ tri các pháp; do duyên hai pháp này, kiết sử sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.
Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với sáu nội ngoại xứ.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bảy Giác chi. Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bảy Giác chi? Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo nội tâm có niệm giác chi, tuệ tri: "Nội tâm tôi có niệm giác chi"; hay nội tâm không có niệm giác chi, tuệ tri: "Nội tâm tôi không có ý niệm giác chi". Và với niệm giác chi chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy, và với niệm giác chi đã sanh, nay được tu tập viên thành, vị ấy tuệ tri như vậy.
Hay Tỷ-kheo nội tâm có trạch pháp giác chi... (như trên)... hay nội tâm có tinh tấn giác chi... (như trên)... hay nội tâm có hỷ giác chi... (như trên)... hay nội tâm có khinh an giác chi... (như trên)... hay nội tâm có định giác chi... (như trên)... hay nội tâm có xả giác chi, tuệ tri: "Nội tâm tôi có xả giác chi"; hay nội tâm không có xả giác chi, tuệ tri: "Nội tâm tôi không có xả giác chi". Và với xả giác chi chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy, và với xả giác chi đã sanh nay được tu tập viên thành, vị ấy tuệ tri như vậy.
Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bảy Giác chi.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị ấy sống quán pháp trên các pháp đối với Bốn Thánh đế. Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bốn Thánh đế? Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo như thật tuệ tri: "Ðây là Khổ"; như thật tuệ tri: "Ðây là Khổ tập"; như thật tuệ tri: "Ðây là Khổ diệt"; như thật tuệ tri: "Ðây là Con đường đưa đến Khổ diệt".
Như vậy, vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bốn Thánh đế.
(Kết luận)
Này các Tỷ-kheo, vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này như vậy trong bảy năm, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn.
Này các Tỷ-kheo, không cần gì đến bảy năm, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này như vậy trong sáu năm, trong năm năm, trong bốn năm, trong ba năm, trong hai năm, trong một năm, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn.
Này các Tỷ-kheo, không cần gì đến một năm, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong bảy tháng, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn. Này các Tỷ-kheo, không cần gì bảy tháng, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong sáu tháng, trong năm tháng, trong bốn tháng, trong ba tháng, trong hai tháng, trong một tháng, trong nửa tháng, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn.
Này các Tỷ-kheo, không cần gì nửa tháng, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong bảy ngày, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hai là nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn. Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu Chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn.
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Sư Toại Khanh Giảng MN10 - Kinh Niệm Xứ
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=YNnojGPEY98&abt=Ch%C3%A1nh+tri+ki%E1%BA%BFn
BÀI KINH 10. KINH NIỆM XỨ (Satipatthàna sutta)
Bài này mình học nhanh vì Kinh Niệm Xứ mình đã học trong lớp A Tỳ Đàm rồi.
Duyên khởi: Phật ngự tại xứ Kuru và thuyết giảng Kinh này cho đại chúng tỳ kheo.
Chỗ này tôi muốn hướng dẫn lớp chút xíu, chuyện ngoài lề nhưng mai mốt tôi khỏi phải nhắc lại nữa.
--ooOoo--
Theo thế giới quan, vũ trụ quan Phật Giáo thì trong 31 cõi thì
- cõi người kể là một,
- 6 Dục thiên,
- 16 cõi Sắc giới,
- 4 cõi Vô sắc.
Cõi người kể là một nhưng thực ra có tới 4 châu.
Trái đất mình là Nam Thiện Bộ Châu (Jambudipa), nằm ở hướng nam núi Tu Di.
Núi Tu Di nằm chính giữa. Mình không thấy được núi Tu Di vì nguyên cái system này nó rất lớn. Trên đỉnh núi Tu Di là cõi Đao Lợi, phần giữa là cõi Tứ Thiên Vương, đáy nó là cõi A Tu La (Thiên).
- Hướng nam của núi Tu Di là Nam Thiện Bộ Châu (Jambudipa) - là trái đất.
- Hướng bắc Tu Di là Uttarakuru - Bắc Cưu Lưu Châu (còn gọi Câu Lưu Châu).
- Hướng đông là Đông Thắng Thân Châu (Pubbavideha), đọc Thân Châu chớ không phải Thần Châu. (‘Pubba’: ‘hướng đông’; ‘videha’: thân , body.)
- Hướng tây Tu Di là Tây Ngưu Hóa Châu (Aparagoyana). (Apara: hướng tây ; ‘ngưu’: con bò ; ‘hóa’: chiếc xe = ‘yana’. Goyana: xe bò)
Cách phân hướng của người Ấn Độ thời xưa cũng giống như mình, tức là phía trước: mặt trời, là hướng đông , nên pubba có hai nghĩa, là (1) hướng đông , (2) phía trước; Còn phía sau (mặt trời lặn= hướng tây, nên chữ apara có hai nghĩa: (1): hướng tây; (2): phía sau.
Thời Sơ Kiếp, cứ một lần nó cháy là 1.000 tỷ thế giới nó cháy. Mà một thế giới là 31 cõi. Mà 1.000 tỷ tức là 1.000 tỷ cái 31 đó cháy.
Các giai đoạn thành - trụ - hoại - không của trái đất:
- Thành là từ lúc trái đất hình thành cho đến lúc sắp sửa nó mất.
- Trụ là lúc trái đất có núi non sông ngòi đến lúc nó sắp hoại.
- Hoại là từ lúc nó nhen nhen mặt trời thứ hai trở cho đến lúc không còn gì hết.
- Không là lúc nó tối thui.
Thì lúc cháy như vậy tất cả những cái này đều mất luôn. Sau đó do nghiệp chiêu cảm có một trận mưa trút xuống, tụ nước hoài đến lúc nào đó khối nước sệt lại trở thành một cõi. Bảy lần tiêu hoại bằng lửa thì có bảy lần tiêu hoại bằng nước. Rồi bảy lần tiêu hoại bằng nước có một lần tiêu hoại bằng gió. Nếu tiêu hoại bằng lửa thì lên tới cõi Sơ thiền thôi. Bằng nước thì lên tới cõi Nhị thiền. Bằng gió lên tới cõi Tam thiền. Dầu tiêu hoại bằng cách nào đi nữa thì sau giai đoạn ‘không’ mênh mông không có gì hết, thì đều có điểm giống nhau là có trận mưa mới bắt đầu hình thành cái thế giới. Mưa xuống mưa suốt rút thành một khối thành cõi Tavatingsa có nghĩa số 33, tôi dịch là cõi Tiên Sơ, là cõi đầu tiên. Tức là khi nước rút đến một chỗ lộ ra phần gọi là cõi Đao Lợi. Rút xuống mức nữa thành cõi Tứ Đại Thiên Vương. Rút tới đâu hình thành ra tới đó. Rút đến lưng chừng núi Tu Di thì xuất hiện bốn Châu.
Chúng sanh thời Sơ Kiếp ở Bốn Châu nhân loại có tuổi thọ bằng nhau là một a tăng kỳ tuổi (10 x 140 năm). Dần dần tâm tánh loài người ở bốn Châu trở nên thoái đọa, nên tuổi thọ giảm dần. Mức tối thiểu của Nam Thiện Bộ Châu là 10 tuổi. Mức tối thiểu của Tây Ngưu Hóa Châu là 500 tuổi. Đông Thắng Thân Châu là 700. Bắc Cưu Lưu Châu là 1.000. Kinh nói lúc tuổi thọ ở Nam Thiện Bộ Châu xuống tới 10 thì thân tướng mình cũng nhỏ, cây cà cây ớt phải bắc thang.
Nguồn gốc người xứ Kuru
Trong một kiếp quá khứ Bồ tát Thích Ca là một Chuyển Luân Vương từng đi sang Bắc Cưu Lưu Châu bằng Kim Bảo luân của Ngài, tốc độ nhanh hơn cả tốc độ ánh sáng, Ngài muốn tới đâu là Ngài tới đó. Khi Ngài cầm Kim Bảo Luân Ngài suy tư thôi. Suy tư là ngoài chỗ dân cư này, ngoài trái đất này ra còn nơi nào nữa hay không, nếu có ta hãy có mặt ở đó, là lập tức Ngài có mặt ở đó.
Lúc đó liên lạc giữa Ngài với chư Thiên rất là tốt. Kinh nói khi Ngài làm Chuyển Luân Vương, đức trời Đế Thích nói với chư thiên là ở cõi người có một ông vua thương dân như con vậy, chư thiên muốn gặp vị vua đó là trời Đế Thích cho thiên tử đánh xe xuống rước Ngài lên. Trong lúc Ngài đi tùm lum như vậy thì Ngài có ghé đủ ba Châu kia hết.
Lúc đó dân Bắc Cưu Lưu Châu mơ ước được về Nam Thiệm Châu vì nghe nói ở đó có chư Phật ra đời, đất ở đó mưa thuận gió hòa, không hầm hố chông gai nhiều như bây giờ, không có độc trùng mãnh thú nhiều như bây giờ. Độc trùng như con rít, nhện độc, bồ cạp, kiến lửa ... ‘Không hầm hố chông gai’ là không có tự nhiên đi cái lọt xuống dưới chết, mà nơi nào cũng cỏ xanh hoa trái hiền lành vì phước chúng sanh nhiều.
Khi đám người Bắc Cưu Lưu Châu qua Nam Thiện Bộ Châu sống quen dần, đến khi Bồ tát chết rồi, đám đó cũng chết nhưng con cháu họ quen dần, đến đời đức Phật Thích Ca dân đó lập nên xứ là Kuru. Tuy họ nhiều đời nhiều kiếp đã thành dân ở đây rồi nhưng trong Kinh nói trong họ cũng còn cái gen, cái DNA của họ cứng lắm. Họ rất khỏe mạnh và chân thật, rất thông minh. Nói chung họ hội đủ những tánh căn bản hiền, chân thật, thông minh. Khi Đức Phật qua xứ đó Ngài cũng muốn coi xứ Kuru qua mấy nghìn năm họ có còn được như vậy không. Theo Kinh mô tả, thời đó gạo lúa phì nhiêu, sông ngòi nước nôi đầy đủ, sung sướng lắm. Nên Ngài chọn bài Kinh Tứ Niệm Xứ này dạy dân ở đó đầu tiên.
Khi Đức Phật còn sống thì khoảng 90% dân Kuru ở đó họ tu Tứ Niệm Xứ cả. Gặp nhau họ không hỏi ‘khỏe không’ mà hỏi ‘có tu tứ niệm Xứ không’. Người kia trả lời ‘có tu’ thì biết là họ khỏe.
Có tu Tứ Niệm Xứ tức là cả vật chất và tinh thần đều good, kể cả anh có gần chết anh vẫn good, họ nghĩ đến tận cùng như vậy!
Đó là toàn bộ những gì liên quan đến chữ ‘Kuru’. Sau này nếu có đi Ấn Độ cũng nên đến xứ đó. Ngài Panno Kim Triệu có tổ chức rất nhiều lần, đem bà con qua bên đó viếng, cũng có dạy thiền bên đó. Hiện giờ cũng có vài cơ sở bên đó để khách thập phương qua có chỗ sinh hoạt.
--ooOoo--
Nội dung Kinh:
* Thân quán niệm xứ gồm 7 pháp niệm thân: oai nghi, hơi thở, thể trược, tử thi, ...
* Thọ Quán niệm xứ gồm có 9, nhưng tựu chung vẫn là chánh niệm tỉnh giác trước 5 thọ của thân - tâm.
Tức là mình đi, đứng, nằm, ngồi, thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng trong cảm giác gì thì mình đều biết rõ mình đang trong cảm giác đó. Tại vì cơ tánh chúng sanh khác nhau.
Có người hỏi tu thiền niệm xứ là sao thầy? Là con làm gì con biết nấy. Nhưng nó tùy cơ duyên. Có đứa mình nói ‘Thân con như thế nào con biết nó như vậy’. Rồi nó đi, đứng, ăn nó biết, tiểu tiện biết tiểu tiện, đại tiện biết vậy mà nó đắc. Nhưng có một số nói vậy họ không chịu. Hỏi ‘Con tu thiền làm sao thầy’. Phải nói: ‘Cái feeling con trong mọi lúc như thế nào con thấy nó như vậy. Cái chuyện con đi đứng nằm ngồi nó không thành vấn đề. Mà cái quan trọng là con đang trải qua cái feeling nào. Buồn biết là đang buồn. Vui biết đang vui. Dễ chịu, khó chịu biết dễ chịu, khó chịu’.
Cho nên cả hai người đều bước vào bàn ăn. Một anh thì ảnh niệm: ‘Múc nè, đụng môi, chạm nè, nhai nè, nuốt ...’ Mà anh kia ảnh không niệm vậy. Ảnh niệm: ‘Thích, ngon nè, vui nè, vui, vui... cái này khó chịu (ảnh đang niệm thọ). Còn niệm tâm: tham, tham, cắn miếng ớt niệm sân.... Anh niệm pháp thì: ‘Múc - tham dục..., miếng nữa – tham dục nữa, nuốt – sân độc’. Hoặc anh này ảnh múc: ‘khổ đế’, hoặc ‘tập đế’... bỏ vô miệng nhai: ‘khổ đế...’. Tôi thì tôi niệm ‘khổ đế’ hết. Chỉ khi nào tâm tham rõ nét, tôi mới niệm ‘tập đế’ thôi. Tất cả cái gì cũng đều Khổ đế cả. Nên tùy người niệm thôi. Hoặc niệm Giác Chi, lúc mình múc mình biết mình múc thì niệm Giác Chi.
Trí mình càng bén thì mình niệm đủ. Mà trí càng lụt thì mình niệm ít hơn.
Phải nói là tôi rất enjoy pháp Tứ Niệm Xứ, nó đặc biệt lắm. Lối sống nó đặc biệt, với điều kiện mình phải giải quyết được bốn chuyện:
- mình không bị ràng rịt gì với .
- Thứ hai là không bị vấn đề gia đình hoặc nguời thân.
- Thứ ba là vấn đề tài chánh mình phải ổn định, và
- cơ thể phải khỏe mạnh.
* Niệm tâm gồm 16 đề tài Tâm quán nhưng tựu chung chỉ có ba đề tài là Tâm Dục giới, Tâm Đáo đại và Tâm Siêu thế.
* Pháp Quán niệm Xứ là tu về 5 thể tài, Bốn Đế, 5 triền, Thất Giác Chi, 5 Uẩn.
Notes: Hành giả Tứ Niệm Xứ gồm ba hạng: thượng trung hạ.
- Hạng bậc Thượng, thời gian là 20/24. Nghĩa là trừ lúc ngủ thì sự phóng tâm nằm ngoài khả năng kềm chế của mình lực bất tòng tâm, trừ hao ra hết là 4 tiếng. Tức là lúc đi đứng, nằm ngồi, nói nghe, ăn, tiểu đại tiện, trừ ra lúc trình Pháp. hông đi nghe Pháp tụng Kinh. Không quét dọn gì, chỉ tập trung toàn ý lắng nghe.
- Hạng thứ hai, bậc Trung, là 12/24: tức là còn sinh hoạt này nọ. Còn tụng Kinh, còn dạy học, thuyết Pháp.
- Hạng thứ ba bậc hạ là 6/24: ngày bỏ ra sáng hai tiếng chiều hai tiếng, khuya hai tiếng, vậy là tu dữ lắm rồi. Tu mà còn sắp giờ là bậc hạ.
Thực sự tu phải là bậc Thượng mới tới nơi tới chốn.
(Hết)
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Các cõi giới
BUDDHIST COSMOLOGY - VŨ TRỤ QUAN PHẬT GIÁO
A. Vô sắc giới (Formless World, Arūpa Loka)
31. Phi tưởng, phi phi tưởng thiên (Devas of Sphere of Neither-perception nor non-perception; Nevasaññā-nasaññā-yatanūpagā devā)
30. Vô sở hữu thiên (Devas of Sphere of No-thingness; Ākiñcañña-yatanūpagā devā)
29. Thức vô biên thiên (Devas of Sphere of Infinite Concsiousness; Viññānañca-yatanūpagā devā)
28. Không vô biên thiên (Devas of Sphere of Infinite Space; Ākāsānañca-yatanūpā devā)
B. Sắc giới (World of Form, Rūpa Loka)
B4. Tứ thiền
27. Vô song thiên (Peerless devas; Akanitthā devā)
26. Thiện kiến thiên (Clear-sighted devas; Sudassī devā)
25. Thiện hiện thiên (Beautiful or Clearly Visible devas; Sudassā devā)
24. Vô phiền thiên (Untroubled devas; Atappā devā)
23. Vô đọa thiên (Devas not Falling Away; Avihā devā)
22. Vô tưởng thiên (Unconscious beings; Asaññā sattā)
21. Quảng quả thiên (Very Fruitful devas; Vehapphalā devā)
B3. Tam thiền
20. Biến tịnh thiên (Devas of Refulgent Glory; Subhakinnā devā)
19. Vô lượng tịnh thiên (Devas of Unbounded Glory; Appamānasubhā devā)
18. Thiểu tịnh thiên (Devas of Limited Glory; Parittasubhā devā)
B2. Nhị thiền
17. Quang minh thiên (Devas of Streaming Radiance; Ābhassarā devā)
16. Vô lượng quang thiên (Devas of Unbounded Radiance; Appamānabhā devā)
15. Thiểu quang thiên (Devas of Limited Radiance; Parittabhā devā)
B1. Sơ thiền
14. Ðại phạm thiên (Great Brahmas; Mahā Brahmā)
13. Phạm phụ thiên (Ministers of Brahmas; Brahma-Purohitā devā)
12. Phạm chúng thiên (Retinue of Brahma; Brahma-Parisajjā devā)
C. Dục giới (World of Sense-Desires, Kama Loka)
11. Tha hóa tự tại thiên (Devas Wielding Power over Others' Creations; Paranimmita-vasavattī devā)
10. Hóa lạc thiên (Devas Delighting in Creation; Nimmānaratī devā)
09. Ðâu-suất thiên (Contented devas; Tusitā devā)
08. Dạ-ma thiên (Yama devas; Yāmā devā)
------------
07. Ðao-lợi thiên (The Thirty-Three Gods; Tāvatimsa devā)
06. Tứ thiên vương thiên (Devas of the Four Great Kings; Catumahārājikā devā)
05. Loài người (Human beings; Manussā)04. Loài a-tu-la (Titans; Asurā)
03. Loài ngạ quỷ (Hungry ghosts; Petā)
02. Loài thú vật (Animals; Tiracchānā)
------------
01. Loài đọa địa ngục (Hells; Nirayā)
[url=https://postimages.org/]
Mặt đất: Hình đĩa tròn, vành ngoài là 1 vòng đai rặng núi sắt, chứa đại dương. Ở chính giữa là núi Tu-di (Sineru, Meru). Có 4 đại lục (châu) ở 4 hướng:
- Đông: Phất-vu-đãi (Pubbavideha), Đông thắng thần châu. Hình bán nguyệt.
- Tây: Câu-đa-ni (Godaniya), Tây ngưu xa châu. Hình tròn.
- Nam: Diêm-phù-đề (Jampudipa), còn gọi là Nam thiện bộ châu, nơi chúng ta trú ngụ. Hình tam giác ngược, giống như hình bán đảo Ấn Độ.
- Bắc: Uất-đan-viết (Uttarakuru), Bắc câu lưu châu. Hình vuông.
Đĩa mặt đất này có 4 lớp: trên cùng là lớp đất xốp mà chúng ta đang ở. Bên dưới là 1 lớp đất cứng, cứng như vàng. Kế đến là 1 lớp chất lỏng, gọi là lớp nước. Dưới cùng là 1 lớp không khí có những cơn gió vận chuyển. Toàn bộ đĩa mặt đất nầy lơ lững trong chân không.
Núi Tu-di: Trên đỉnh núi là cõi trời Đao-lợi (Tavatimsa) -- hay Tam thập tam (33). Thiên chủ là Đế-thích (Sakka).
Ở triền núi Tu-di là cõi trời Tứ đại thiên vương (Catummaharajika), kể cả các loài Cưu-bàn-trà (Kumbhanda) hay La-sát (Rakkhasa), Càn-thác-bà (Gandhabba), Rồng hay Rắn thần (Naga), Dạ-xoa (Yakkha), Kim xí điểu (Garuda, Đại bàng), Nhân điểu (Kinnara).
Có sách liệt kê La-sát, Càn-thác-bà, Rồng và Dạ-xoa là "á thần, á thiên" - chư thiên loại thấp, trong cõi Tứ đại thiên vương, do 4 thiên vương cai quản:
1) Thiên vương Dhatarattha cai quản loài Càn-thác-bà,
2) Thiên vương Virulhaka cai quản loài La-sát,
3) Thiên vương Virupakkha cai quản loài Rồng,
4) Thiên vương Kuvera cai quản loài Dạ-xoa.
Ở chân núi, các hang hố sâu, là nơi của loài A-tu-la (asura). Có sách phân biệt 2 loại: Atula thiên và Atula quỷ.
Mặt trăng – trú xứ của thiên tử Candima, và mặt trời – trú xứ của thiên tử Suriya -- quay quanh núi Tu-di, được xem như thuộc về cõi trời Tứ đại thiên vương.
Loài người, thú vật, ngạ quỷ ở lẫn lộn, chung với nhau. Ngoài ra, cũng có các địa cư thiên (địa tiên) và các chúng sinh khác thuộc quyền cai quản của Tứ đại thiên vương.
Toàn thể hệ thống mặt đất nêu trên gọi là 1 Thế giới.
Một ngàn thế giới như thế tạo thành 1 Tiểu thiên thế giới. Một ngàn tiểu thiên thế giới như thế tạo thành 1 Trung thiên thế giới. Một ngàn trung thiên thế giới như thế tạo thành 1 Đại thiên thế giới.
*
Bên dưới mặt đất là địa ngục: ngục nóng (hỏa ngục) và ngục lạnh (hàn ngục).
Bên trên mặt đất là các tầng trời, từ cõi 08 đến cõi 31:
a) 08-11: Dục giới
b) 12-27: Sắc giới
c) 28-31: Vô sắc giới
Tịnh cư thiên (Pure abodes, Sudavasa): 5 cõi trời cao nhất của cõi Vô sắc, số 23-27, là trú xứ của các vị Bất lai (A-na-hàm, Anagami).
Brahmā: Phạm thiên
Vài vị Phạm thiên thường gặp trong kinh điển:
Sahampati: thường thân cận với Đức Phật, thỉnh cầu Ngài hoằng pháp sau khi Ngài thành đạo, và cũng hiện diện khi Ngài nhập diệt. Trong Tương ưng bộ có ghi các lời đối thoại của Phạm thiên Sahampati.
Baka: kinh Bakabrahma sutta (SN VI.04), và Brahmanimantanika sutta (MN 49)
Brahmayu: Brahmayu sutta (MN 91)
Sanankumāra: kinh Xa-ni-sa - Janavasabha sutta (DN.18)
Mahābrahmā – Đại phạm thiên: kinh Phạm Võng - Brahmajāla sutta (DN.1)
Xem thêm Chương VI, Tương ưng Phạm thiên, Tương ưng bộ (Saṃyutta Nikāya).
*
Tham khảo:
1) Vi diệu pháp Toát yếu, http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-vd...dpty00.htm
2) Thắng pháp tập yếu luận, http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-vd...dpmc00.htm
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Trung Bộ Kinh
Majjhima Nikaya
11. Tiểu kinh Sư tử hống
(Cùlasìhanàda sutta)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), trong vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo." --"Bạch Thế Tôn," những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
Thế Tôn thuyết như sau:
-- Này các Tỷ-kheo, chỉ ở đây là có Sa-môn thứ nhất; ở đây là có Sa-môn thứ hai; ở đây là có Sa-môn thứ ba; ở đây là có Sa-môn thứ tư; các ngoại đạo khác không có Sa-môn. Này các Tỷ-kheo, các Ông hãy chân chánh rống tiếng rống sư tử như vậy.
Này các Tỷ-kheo, sự tình này xảy ra khi ở đây những Du sĩ ngoại đạo có thể nói: "Chư Tôn giả có tin tưởng gì, có sức lực gì mà chư Tôn giả tuyên bố: 'Chỉ ở đây là có Sa-môn thứ nhất; ở đây là có Sa-môn thứ hai; ở đây là có Sa-môn thứ ba; ở đây là có Sa-môn thứ tư; các ngoại đạo khác không có Sa-môn'".
Này các Tỷ-kheo, nếu được các Du sĩ ngoại đạo nói như vậy, cần phải trả lời họ như sau: "Chư Hiền, vì chúng tôi tự chánh kiến bốn pháp, được Thế Tôn tuyên bố cho chúng tôi biết, bậc đã thấy, đã biết, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác nên chúng tôi nói: 'Chỉ ở đây là có Sa-môn thứ nhất, ở đây là có Sa-môn thứ hai; Sa-môn thứ ba; Sa-môn thứ tư'.
Thế nào là bốn? Chư Hiền, chúng tôi
- có lòng tin bậc Ðạo Sư,
- có lòng tin Pháp,
- có sự thành tựu viên mãn các Giới luật, và
- những pháp hữu của chúng tôi, những người cư sĩ và những người xuất gia, được chúng tôi thương, chúng tôi mến.
Chư Hiền, vì chúng tôi tự chánh kiến bốn pháp, được Thế Tôn tuyên bố cho chúng tôi biết, bậc đã thấy, đã biết, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác nên chúng tôi nói: 'Chỉ ở đây là Sa-môn... Sa-môn thứ tư'".
Này các Tỷ-kheo, sự tình này xảy ra, khi ở đây, những Du sĩ ngoại đạo có thể nói: "Chư Hiền, chúng tôi cũng có lòng tin bậc Ðạo Sư, vị ấy là Ðạo Sư của chúng tôi. Chúng tôi có lòng tin Pháp, Pháp ấy là Pháp của chúng tôi, chúng tôi thành tựu viên mãn các Giới luật, những Giới luật ấy là Giới luật của chúng tôi. Và những pháp hữu của chúng tôi, những người cư sĩ và cả những người xuất gia, được chúng tôi thương, được chúng tôi mến. Chư Hiền, như vậy có sự sai biệt gì, có sự đặc thù gì, có sự khác biệt gì giữa quý vị và chúng tôi?".
Chư Tỷ-kheo, nếu được các Du sĩ ngoại đạo nói như vậy, cần phải trả lời họ như sau: "Chư Hiền, cứu cánh là một hay cứu cánh là đa diện?"
Nếu trả lời đứng đắn, các Du sĩ ngoại đạo phải trả lời: "Chư Hiền, cứu cánh là một, cứu cánh không phải đa diện".
--"Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người có tham, hay cho người không tham?"
Nếu trả lời đứng đắn, các Du sĩ ngoại đạo phải trả lời: "Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người không tham, không phải cho người có tham".
--"Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người có sân, hay cho người không sân?"
Nếu trả lời đứng đắn, các Du sĩ ngoại đạo phải trả lời: "Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người không sân, không phải cho người có sân".
--"Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người có si hay cho người không si? Nếu trả lời đứng đắn... phải trả lời: "Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người không si, không phải cho người có si".
--"Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người có ái, hay cho người không ái?"
Nếu trả lời đứng đắn... phải trả lời: "Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người không ái, không phải cho người có ái".
--"Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người có chấp thủ, hay cho người không chấp thủ?"
Nếu trả lời đứng đắn... phải trả lời: "Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người không chấp thủ, không phải cho người chấp thủ".
--"Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người có trí, hay cho người không có trí?"
Nếu trả lời đứng đắn... phải trả lời: "Cứu cánh ấy cho người có trí, không phải cho người không có trí".
--"Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người thuận ứng, nghịch ứng hay cho người không thuận ứng, không nghịch ứng?"
Nếu trả lời đứng đắn... phải trả lời: "Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người không thuận ứng, không nghịch ứng, không phải cho người thuận ứng, nghịch ứng".
--"Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người ưa hý luận, thích hý luận hay cho người không ưa hý luận, không thích hý luận?"
Nếu trả lời đứng đắn, các Du sĩ ngoại đạo cần phải trả lời: "Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người không ưa hý luận, không thích hý luận, không phải cho người ưa hý luận, thích hý luận".
--ooOoo--
Giải Thoát khi tuệ tri sự tập khởi và sự đoạn diệt của Hữu Kiến và Phi Hữu Kiến:
Chư Tỷ-kheo, có hai loại tri kiến này: hữu kiến và phi hữu kiến.
Chư Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào
- chấp trước hữu kiến,
- thân thiết hữu kiến,
- cố chấp hữu kiến;
những vị ấy bị chướng ngại đối với phi hữu kiến.
Chư Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào
- chấp trước phi hữu kiến,
- thân thiết phi hữu kiến,
- cố chấp phi hữu kiến;
những vị ấy bị chướng ngại bởi hữu kiến.
Chư Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không như thật tuệ tri
- sự tập khởi và
- sự đoạn diệt
của hai loại kiến này, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của chúng, những vị này là những vị có tham, có sân, có si, có ái, có chấp thủ, không có trí, có thuận ứng, có nghịch ứng, có ưa hý luận, có thích hý luận; những vị ấy không giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.
Ta nói những vị ấy không giải thoát khỏi đau khổ.
Chư Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào như thật tuệ tri sự tập khởi và sự đoạn diệt của hai loại kiến này, vị ngọt, sự nguy hiểm, và sự xuất ly của chúng; những vị này là những vị không tham, không sân, không si, không ái, không chấp thủ, có trí, không có thuận ứng, không có nghịch ứng, không ưa hý luận, không thích hý luận; những vị ấy giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói những vị ấy giải thoát khỏi đau khổ.
Bốn Chấp Thủ
Chư Tỷ-kheo, có bốn chấp thủ. Thế nào là bốn?
- Dục thủ,
- kiến thủ,
- giới cấm thủ,
- ngã luận thủ.
Chư Tỷ-kheo,
có những Sa-môn, Bà-la-môn tuy tự xưng liễu tri tất cả thủ, nhưng không chân chánh hiển thị sự liễu tri tất cả thủ;
- họ hiển thị sự liễu tri về dục thủ,
- nhưng không hiển thị sự liễu tri về kiến thủ, về giới cấm thủ, về ngã luận thủ.
Vì sao vậy?
- Những Hiền giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy không như thật tuệ tri ba sự.
- Do vậy, những Hiền giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy tuy tự xưng liễu tri tất cả thủ, nhưng không chân chánh hiển thị sự liễu tri tất cả thủ. Họ hiển thị sự liễu tri về dục thủ, nhưng không hiển thị sự liễu tri về kiến thủ, về giới cấm thủ, về ngã luận thủ.
Chư Tỷ-kheo,
có những Sa-môn hay Bà-la-môn tuy tự xưng liễu tri tất cả thủ, nhưng không chân chánh hiển thị sự liễu tri tất cả thủ.
- Họ hiển thị sự liễu tri về dục thủ, sự liễu tri về kiến thủ
- nhưng không hiển thị sự liễu tri về giới cấm thủ, sự liễu tri về ngã luận thủ.
Vì sao vậy?
- Những Hiền giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy không như thật tuệ tri hai sự.
- Do vậy, những Hiền giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy tuy tự xưng liễu tri tất cả thủ, nhưng không chơn chánh hiển thị sự liễu tri tất cả thủ. Họ hiển thị sự liễu tri về dục thủ, sự liễu tri về kiến thủ; nhưng không hiển thị sự liễu tri về giới cấm thủ, sự liễu tri về ngã luận thủ.
Chư Tỷ-kheo,
có những Sa-môn, Bà-la-môn tuy tự xưng liễu tri tất cả thủ, nhưng không chơn chánh hiển thị sự liễu tri tất cả thủ.
- Họ hiển thị sự liễu tri về dục thủ, sự liễu tri về kiến thủ, sự liễu tri về giới cấm thủ,
- nhưng không hiển thị sự liễu tri về ngã luận thủ.
Vì sao vậy?
- Những Hiền giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy không như thật tuệ tri một sự.
- Do vậy, những Hiền giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy tuy tự xưng liễu tri tất cả thủ, nhưng không chân chánh hiển thị sự liễu tri tất cả thủ. Họ hiển thị sự liễu tri về dục thủ, sự liễu tri về kiến thủ, sự liễu tri về giới cấm thủ, nhưng không hiển thị sự liễu tri về ngã luận thủ.
Chư Tỷ-kheo, trong Pháp và Luật như vậy,
- nếu có tịnh tín đối với Ðạo Sư, tịnh tín ấy được xem là không hoàn toàn;
- nếu có tịnh tín đối với Pháp, tịnh tín ấy được xem là không hoàn toàn;
- nếu có thành tựu viên mãn các Giới Luật, sự thành tựu ấy được xem là không hoàn toàn;
- nếu có sự thương mến đối với những pháp hữu, sự thương mến ấy được xem là không hoàn toàn.
Vì sao vậy?
Chư Tỷ-kheo, sự tình là như vậy, trong một Pháp và Luật không khéo thuyết giảng, không khéo hiển thị, không có hướng thượng, không dẫn đến tịch tịnh, không được bậc Chánh Ðẳng Giác hiển thị.
Cần liễu tri tất cả bốn thủ mới hoàn toàn giải thoát:
Và Như Tỷ-kheo, bậc Như Lai, A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tự xưng liễu tri tất cả thủ, chân chánh hiển thị sự liễu tri tất cả thủ. Như Lai hiển thị sự liễu tri về dục thủ, sự liễu tri về kiến thủ, sự liễu tri về giới cấm thủ, sự liễu tri về ngã luận thủ.
Chư Tỷ-kheo, trong Pháp và Luật như vậy,
- nếu có tịnh tín đối với bậc Ðạo Sư, tịnh tín ấy được xem là hoàn toàn;
- nếu có tịnh tín đối với Pháp, tịnh tín ấy được xem là hoàn toàn;
- nếu có thành tựu viên mãn các Giới Luật, sự thành tựu ấy được xem là hoàn toàn;
- nếu có sự thương mến đối với các pháp hữu, sự thương mến ấy được xem là hoàn toàn.
Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, sự tình là như vậy, trong một Pháp và Luật khéo thuyết giảng, khéo hiển thị, có hướng thượng, dẫn đến tịch tịnh, được bậc Chánh Ðẳng Giác hiển thị.
Chư Tỷ-kheo, bốn loại chấp thủ này, lấy gì làm duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm chủng, lấy gì làm nhân?
Bốn loại chấp thủ này
lấy ái làm duyên,
lấy ái làm tập khởi,
lấy ái làm chủng,
lấy ái làm nhân.
Chư Tỷ-kheo, ái này lấy gì làm duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm chủng, lấy gì làm nhân? Chư Tỷ-kheo, ái này
lấy thọ làm duyên,
lấy thọ làm tập khởi,
lấy thọ làm chủng,
lấy thọ làm nhân.
Chư Tỷ-kheo, thọ này lấy gì làm duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm chủng, lấy gì làm nhân ? Chư Tỷ-kheo, thọ này
lấy xúc làm duyên,
lấy xúc làm tập khởi,
lấy xúc làm chủng,
lấy xúc làm nhân.
Chư Tỷ-kheo, xúc này lấy gì làm duyên... lấy gì làm nhân? Chư Tỷ-kheo, xúc này
lấy sáu nhập làm duyên... lấy sáu nhập làm nhân.
Chư Tỷ-kheo, sáu nhập này lấy gì làm duyên... lấy gì làm nhân? Chư Tỷ-kheo, sáu nhập này
lấy danh sắc làm duyên... lấy danh sắc làm nhân.
Chư Tỷ-kheo, danh sắc này lấy gì làm duyên... lấy gì làm nhân? Chư Tỷ-kheo, danh sắc này
lấy thức làm duyên... lấy thức làm nhân.
Chư Tỷ-kheo, thức này lấy gì làm duyên... lấy gì làm nhân? Chư Tỷ-kheo, thức này lấy hành làm duyên... lấy hành làm nhân.
Chư Tỷ-kheo, hành này lấy gì làm duyên... lấy gì làm nhân? Chư Tỷ-kheo, hành này
lấy vô minh làm duyên... lấy vô minh làm nhân.
Tự thân chứng Niết-bàn
Và Chư Tỷ-kheo, khi một Tỷ-kheo đã đoạn trừ vô minh, đã làm minh sanh khởi, vị ấy do vô minh được đoạn trừ, do minh sanh khởi, nên không chấp thủ dục thủ, không chấp thủ kiến thủ, không chấp thủ giới cấm thủ, không chấp thủ ngã luận thủ. Nhờ không chấp thủ nên không tháo động, nhờ không tháo động, nên tự thân chứng được Niết-bàn; vị ấy tuệ tri: "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn.
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Sư Toại Khanh Giảng MN11 - Tiểu Kinh Sư Tử Hống
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=YNnojGPEY98&abt=Ch%C3%A1nh+tri+ki%E1%BA%BFn
BÀI KINH 11. TIỂU KINH SƯ TỬ HỐNG (Cùlasìhanàda sutta)
‘Hống’ là tiếng rống. Chữ ‘nada’ tiếng Pali từ chữ ‘nadati’ là ‘gầm, rống’.
Người Ấn Độ xưa thường nói đến mấy con thú lớn tượng trưng cho một số đức tánh, một số sự kiện đặc biệt trong thế giới loài người.
Như ngài Xá Lợi Phất nói ‘Trong tất cả các Pháp thì không có Pháp nào qua Pháp không phóng dật (tức là chuyên cần), giống như trong các dấu chân thú không có dấu chân nào lớn hơn dấu chân voi’.
Rồi Ngài nói trong thế giới loài hai chân kể cả chư thiên và loài người thì Đức Phật là bậc tối thắng.
Khi Đức Phật tuyên bố gì Ngài nói đó là tiếng rống, tiếng gầm của loài sư tử. Phải nói rằng chỉ có người thành tựu cái gì mới dám tuyên bố, xác nhận vậy.
Có hai bài Kinh nói lên sự tuyên bố mạnh dạn của Ngài, thì mình học bài thứ nhất là Tiểu Kinh sư Tử Hống.
Duyên khởi:
Phật ngự tại Kỳ Viên và thuyết Kinh này cho đại chúng tỳ kheo. Đức Phật xác nhận rằng chỉ có trong giáo pháp Ngài mới có sự hiện diện bốn tầng thánh nhân. Và Ngài cũng xác định rằng cái gọi là thánh nhân trong Giáo pháp Ngài ít nhất phải hội đủ ba tiêu chuẩn căn bản:
- giới luật thuần tịnh (pure),
- điềm tịnh tính bất động và
- chánh tri kiến như thật.
Ngài nói vị Tu đà hườn so với phàm nhân không có khác gì ngoài ba cái:
- thứ nhứt là bất cứ giờ nào Tu đà hườn đã nhận rồi là không bị hổng.
- Thừ hai là niềm tin của vị Tu đà hườn đối với Tam Bảo không bị hổng.
- Thứ ba là trí tuệ của vị Tu đà hườn đối với Bốn Đế không bị hổng.
Còn mình nếu lâu ngày không có nghe Pháp thì niềm tin mình bị chai đi.
Chính tôi là ông sư có Phật Pháp chút ít, vậy mà có lúc năm ba tháng trời tôi không trao đổi với ai, nhiều khi sống ở chỗ không có người để tôi nói chuyện, có nhiều khi tối nằm ngó lá y mà xấu hổ!
Cho nên phàm phu cái giới hạnh của mình nó dễ có vấn đề. Bởi cái giới hạnh, cái niềm tin mình luôn đòi hỏi phải có điều kiện.
Trong môi trường nào đó, hoàn cảnh, điều kiện nào đó tôi mới được như vậy. Tri kiến của phàm phu mình, nhiều khi các vị học với tôi thấy có lý, nhưng thời gian lâu quá không gặp tôi, lâu quá không tiếp xúc với chư tăng, các vị về nghe thầy Thanh Từ giảng hoặc nghe thầy Nhất Hạnh có những cái không giống giáo lý Nam Tông.
Ban đầu nghe hơi kỳ kỳ, nhưng rồi trong cái kỳ đó thấm hồi nào không hay.
Tôi biết có những Phật tử rất là ngoan Đạo nhưng khi lấy chồng, ông chồng rỉ rả một câu hai câu cuối cùng họ không đi chùa nữa.
Bên Khổng giáo có câu “Tánh tương cận, tập tương viễn”: bản tánh căn bản là một phần con người của mình, nhưng điều kiện chung quanh mình tiếp xúc là điều kiện thứ hai để nó hoàn chỉnh nhân cách, cái personality của mình. Tây phương có câu: “Habit is second nature”: thói quen là một bản tánh thứ hai.
Chánh tri kiến ở đây là một cái nhìn vượt khỏi hữu vô, thường đoạn bằng tri kiến thấy rõ 12 duyên khởi. Có lẽ đây là một trong những chỗ rất hiếm hoi trong Tam Tạng mà ta được Đức Phật xác nhận rõ nguyên ủy của dòng Duyên khởi chính là Tứ Lậu. Vạn pháp sanh diệt trên một chuỗi nhân duyên như vậy nên nếu nói CÓ chính là nói đến sự hiện hữu của một chuỗi nhân quả, còn nếu nói KHÔNG tức là sự phủ nhận bất cứ một ngã tính nào như chúng sanh phàm phu vẫn thường nghĩ. Như vậy hai khái niệm ‘có – không’ này rõ ràng đã vượt khỏi phạm trù hữu- vô, thường - đoạn kia rồi.
Notes: tức là người Phật tử mình hỏi có ‘cái tôi’ không, có linh hồn không? Mình nói ‘có’ cũng không được, nói ‘không’ cũng không được. Mà mình phải trình bày hệ thống duyên khởi đó, nói ‘có’ là có chuỗi nhân quả vậy đó. Còn nếu nói ‘không’ là không có ‘cái tôi’. Hai cách nói ‘có’ và ‘không’ đó chỉ có trong Phật giáo Nam Tông .
Bên Bắc Tông vẫn còn hướng tới A lại da thức, vướng cái chơn tâm, Phật tánh, Niết bàn diệu tâm, chơn không diệu hữu nói ‘không’ nhưng cái đó thường hằng tịch tịnh gì đó.
Trong Kinh Nam Tông có chỗ Đức Phật nói rất là rõ mà mình đọc không khéo mình giận. Giống như con chó cột vô cái trụ, nó có cào, cấu, sủa, cắn cũng không ra khỏi chỗ đó. Thì phàm phu mình khi học giáo lý rồi, nếu mình học không khéo sẽ mắc vô cái đó. Phải nói phần lớn mình không đành lòng phủi tay mọi thứ, trọn cái công phu tu tập biết bao nhiêu kiếp rồi cuối cùng mất tiêu! Mà thật ra mình không thể giống như con nít được. Như mình đến xin ở nhờ 7 ngày. Người ta chỉ cái nhà kho dơ bụi tùm lum, mình dọn dẹp sạch sẽ rồi ở. Xong 7 ngày thấy sạch sẽ rồi lại không muốn đi, không muốn giao lại nhà kho đó là không được. Người lớn không nói vậy. Mình dọn là cho 7 ngày đó mình ở được an lạc thôi.
Trong Kinh có kể câu chuyện là có một anh nông dân đó thương vợ lắm. Vợ nói em muốn có khi nào lễ lộc gì đó mình đi chơi với nhau em có áo mới, thích ăn bánh này nọ thì anh chồng hứa. Ảnh đi gánh nước mướn dành dụm được một đồng vàng, đem chôn giấu ở một chỗ vắng, thỉnh thoảng tới thăm chừng rất thỏa mãn. Một bữa trưa nắng chang chang ảnh gánh nước đi ngoài đường mặt vui vẻ như vậy, ông vua nhìn thấy ngạc nhiên: "Ta ở chỗ mát, thú vui đầy đủ dư dả mà còn thấy chán, sao anh chàng này vui vẻ quá vậy." Mới sai người kêu anh này vô hỏi. Ảnh sợ bị chém đầu phải kể thiệt với vua vậy vậy. Vua nghe thấy thương quá cho trăm đồng vàng. Vua hỏi thêm ‘Ngươi còn muốn gì nữa không?’. Ảnh nói không muốn gì nữa. Vua hỏi ta cho ngươi làm quan lớn trong triều ngươi vui không? Ảnh nói vui. Vua lại hỏi ta chia hai đất nước này cho ngươi một nửa ngươi vui không? –Dạ vui. Vậy ngươi nói thiệt đi, đất nước này một bên biển cả, một bên núi rừng, ngươi thích phần nào? Ảnh suy nghĩ nói lấy bên phía núi rừng. Vua hỏi tại sao. Ảnh gãi gãi: ‘Bên đó có đồng tiền vàng hạ thần chôn ở đó’!
Có chuyện Khổng Tử một buổi đi điền dã trông thấy một cô gái đang cắt cỏ mà đứng khóc. Khổng Tử hỏi tại sao khóc con nói ta nghe. Cô gái nói con làm mất cái kẹp tóc. Hỏi kẹp tóc bằng gì. Nói dạ bằng cỏ thi. Khổng Tử nói cô biết cô đang đứng ở đâu không, trước mặt cô là đồng cỏ thi, trên tay cô là bó cỏ thi, thì cô làm cái khác, sao phải khóc. Nói: “Dạ cái kẹp đó con dùng lâu ngày rồi nên có cái tình”!
Mình tưởng nó là cái tình nhưng thực ra nó là cái ‘chấp’ của mình.
Mình tu thiền là để thấy nó. Chớ không phải tu là để đắc để thấy cái gì ghê gớm ở đâu.
Đắc Đạo quả thật ra chỉ là thấy mình rõ hơn chớ không phải đắc là thấy cõi này kia ở ngoài.
Kinh kể giai thoại, giác trưa trong khu rừng có ba ông tỳ kheo ngồi thì có một ông thọ thần bay ngang. Ông thọ thần trên tay bồng một cô thọ thần khác và trên tay cô này cầm bó hoa súng màu xanh đỏ. Một vị mới hỏi ‘Trưa nay có một cơn gió lạnh thổi ngang chỗ tụi mình ngồi, huynh đệ có thấy gì hôn”.
- Ông đầu tiên nói không thấy gì.
- Ông thứ hai nói thấy ông thọ thần.
- Ông thứ ba nói Danh Sắc đó.
Trong Kinh nói
- ông thứ nhứt là không có Chỉ mà không có Quán.
- Ông thứ hai có Chỉ mà không có Quán.
- Ông thứ ba có Chỉ có Quán nữa, tức là ổng không thấy làm sao ổng nói danh sắc.
Còn mình nghe kể thì mình thích cái ông thấy hơn: Tu là phải thấy, chính vì thấy nên cái nào cũng có con mắt hết. Mình khoái cái thấy khoái cái nghe nên có hết.
Còn người ta nhàm chán lục thức lục căn nên người ta không có lục ái.
Mà tại sao mình có mình khổ? Tại vì ác dễ làm hơn thiện.
Ai làm nên thế giới? Vì thích lục trần nên có lục ái. Vì lục ái nên tiếp tục có lục trần, đó là lý do tại sao mình có mặt.
Rồi hỏi tại sao đời khổ nhiều, tại vì ác làm dễ hơn thiện.
Nội dung Kinh:
Cách nhìn như vậy mới đúng là Chánh tri kiến của một bậc thánh. Và chỉ có trong giáo pháp này từ bậc Đạo sư đến người đệ tử mới có khả năng nhìn ngắm thế giới như vậy./.
(Hết)
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Các Tiến Trình Tâm Cận Tử
Con người luôn luôn bận rộn với những ý nghĩ tốt và xấu cũng như với những dự định làm điều thiện và ác thế này thế kia. Trong khi mãi còn bận toan tính như vậy, thì tử thần tới vỗ vai và thế là họ phải bỏ lại đằng sau mọi của cải, sở hữu, và những người thân yêu để ra đi khỏi cõi đời này vĩnh viễn.
Bởi thế chúng ta phải hiểu rõ tầm quan trọng của thời gian liền trước cái chết (thời cận tử) và làm thế nào để đương đầu với cái chết sắp đến một cách bình tĩnh và lợi ích nhất.
Bốn Nguyên Nhân Của Sự Chết
Cái chết xảy ra do bốn nguyên nhân, là
(1) thọ mạng đã mãn,
(2) nghiệp lực chấm dứt,
(3) sự kết hợp của hai nguyên nhân trên, và
(4) cái chết phi thời do một nghiệp lực (là đoạn nghiệp – upacchedakakamma) – làm gián đoạn.
Một tỷ dụ thích hợp cho bốn nguyên nhân của sự chết này là sự tắt của một ngọn đèn dầu. Ngọn đèn có thể tắt do bốn nguyên nhân là
(1) dầu cạn,
(2) tim lụn,
(3) sự kết hợp của cả hai: dầu cạn và tim lụn, và
(4) nguyên nhân bên ngoài như một cơn gió thình lình thổi tắt hay người nào đó cố ý thổi tắt.
1 . Thọ mạng đã mãn
Mỗi cõi sống có một thọ mạng khác nhau.
Trong cõi nhân loại này, thọ mạng thay đổi tuỳ theo kiếp tăng hay kiếp giảm (kappa). Nếu thế gian ở trong thời kỳ kiếp đang tăng dần, thọ mạng con người cũng tăng theo cho đến vô lượng, trong khi ở chu kỳ thế gian đang giảm, thọ mạng của con người cũng giảm dần xuống tới mức chỉ còn mười năm (tuổi).
Khi Đức Phật Gotama xuất hiện trên thế gian này tuổi thọ tối đa được nói là một trăm tuổi. Ngày nay mức đó chỉ vào khoảng bảy mươi lăm. Những người với nghiệp bình thường không thể vượt quá mức tối đa này; chỉ những người sinh ra với năng lực của thiện nghiệp đặc biệt mới có thể sống vượt qua mức bảy mươi lăm.
Tuổi thọ của họ có thể quy cho thiện nghiệp quá khứ và các loại thuốc bổ như thuốc trường sinh bất lão – rasāyana, chẳng hạn.
Trong thời kỳ Đức Phật Gotama (Cồđàm), Tôn Giả Maha Cadiếp (Mahākassapa), Tôn Giả Anan (Anandā) và Bà Visakha, thí chủ của ngôi Chùa Đông Phương Tự, đã sống đến 120 tuổi; Tôn Giả Bakula sống đến 160 tuổi. Các vị này đã tạo những thiện nghiệp cực kỳ cao thượng trong những kiếp quá khứ. Người bình thường, không có những thiện nghiệp đặc biệt như vậy, sẽ không sống hơn thọ mạng 75 tuổi của họ.
Cái chết ở độ tuổi này được gọi là “thọ mạng bình thường đã mãn”, cũng như dầu hết làm tắt ngọn đèn mặc dù tim (bấc đèn) vẫn còn vậy.
2 . Chết do nghiệp lực chấm dứt
Nghiệp lực đưa đến đời sống của một người sẽ hỗ trợ cho cuộc sống từ giai đoạn thụ thai trở đi cho đến ngày năng lực (nghiệp ấy) chấm dứt. Cũng có những nghiệp thuộc loại khác tăng cường thêm cho nghiệp hỗ trợ sự sống chính và khi những nghiệp lực này cạn kiệt, người ta sẽ chết mặc dù thọ mạng của họ vẫn chưa mãn.
Vì thế nếu nghiệp lực chấm dứt ở tuổi 50, người đó sẽ chết ở tuổi đó mặc dù thọ mạng của họ là 75. Điều này cũng tương tự như ngọn đèn tắt do tim lụn cho dù dầu trong đèn vẫn còn.
3 . Cái chết do cả hai yếu tố trên
Một số chúng sinh chết do thọ mạng và nghiệp lực cạn kiệt, cũng giống như ngọn đèn tắt do cả dầu lẫn tim đều cạn đồng thời. Do đó, có những người sống đến 75 tuổi nếu như họ có sự hỗ trợ của nghiệp lực cho đến tuổi đó.
Ba loại chết kể trên gọi là chết đúng thời (kāla-maṇa).
4 . Chết phi thời
Upacchedaka có nghĩa là chết phi thời hay cái chết không bình thường. Một số chúng sinh đúng ra vẫn tiếp tục sống vì thọ mạng và nghiệp lực của họ cho phép được sống như vậy. Song nếu những ác nghiệp họ đã làm trong quá khứ bất ngờ trổ quả, thời những ác báo của nghiệp khiến cho họ phải chết một cái chết phi thời. Cái chết này cũng tựa như sự tắt của ngọn đèn do một ngọn gió thổi qua dù tim và dầu vẫn còn, hoặc do một người nào đó cố tình thổi tắt. Một cái chết như vậy thường được gọi là chết do đoạn nghiệp – upacchedaka-kamma, tức là sự gián đoạn do quả của ác nghiệp cực mạnh xen vào.
Tôn Giả Mục Kiền Liên (Mahā Moggallāna), trong một tiền kiếp đã phạm tội giết mẹ. Ác nghiệp này của Ngài đã có cơ hội trổ quả trong kiếp chót làm Mahā Moggallāna; bởi thế ngài phải chịu sự tấn công của năm trăm tên cướp trước khi đúng thời ngài nhập vô dư Niết-bàn (parinibbāna).
Vua Tầnbàsala (Bimbisara), một trong những kiếp trước đã đi giày vào trong chánh điện. Do nghiệp xấu này, ngài phải chết đau đớn do những vết thương chính con ngài rạch trên lòng bàn chân trong kiếp hiện tại.
Hoàng hậu Samagoati (Sāmāvatī) và các tỳ nữ của bà, trong một kiếp quá khứ đã châm lửa vào một đống cỏ khô, vô tình trong đó có một vị Phật Độc Giác đang nhập định (Diệt thọ tưởng định) (samapatti). Khi cỏ cháy hết, họ mới khám phá ra rằng mình đã thiêu sống một vị Phật Độc Giác. Để che đậy hành vi tội lỗi ấy (vì họ nghĩ lầm rằng họ đã đốt cháy đức Phật Độc Giác, mà thực ra ngài không thể bị lửa cháy hoặc bị tổn hại gì lúc đang nhập định), họ đã chất thêm củi vào vị Phật Độc giác và châm lửa đốt rồi bỏ đi, nghĩ rằng “Bây giờ thì ngài sẽ cháy ra tro.” Sau khi xuất thiền vào cuối ngày thứ bảy, Đức Phật Độc Giác đứng dậy và ra đi, không bị tổn hại gì cả. Ác nghiệp đó đã tìm được cơ hội để cho quả và vì thế họ phải chết một cái chết phi thời do bị thiêu sống cho đến chết.
Đây là những trường hợp trong đó một nghiệp bất thiện mạnh mẽ đã gây ra cái chết phi thời.
Một số cực ác nghiệp có thể tạo ra quả báo tức thời.
- Ác ma Dūsī (Māra) ném đá vào đầu vị thánh đệ tử của đức Phật Kassapa.
- Dạ xoa Nanda đánh một búa vào cái đầu mới cạo của Tôn Giả Xá lợi Phất.
- Đức Bồ tát Khantivādī khi làm đạo sĩ đã bị giết theo lệnh của đức vua Kalābu.
Tất cả những người này – Dūsī, Nanda, và vua Kalābu – do cực ác nghiệp họ làm, đã bị đất nuốt chửng (đất rút) trong kiếp hiện tại của họ. Như vậy, chính những hành vi tàn ác sẽ tạo ra những ác quả tức thời.
Cũng tương tự, những người xúc phạm hay xỉ nhục
- các bậc cha mẹ,
- người lớn tuổi và
- giới đức,
chắc chắn phải gánh chịu những ác quả của bất thiện nghiệp họ đã làm và chết những cái chết phi thời gọi là akālamaraṇa (phi thời tử) trước khi thọ mạng của họ chấm dứt.
Phương Pháp Tránh Những Trường HợpChết Phi Thời
Dòng tương tục danh – sắc, hay tâm và thân, của mỗi chúng sinh được đi kèm bởi những nghiệp lực xấu của quá khứ. Những nghiệp lực xấu này tự nó không thể cho quả đủ nghiêm trọng để giết chết người đó.
Nhưng khi người làm điều sai trái ấy
- không có sự hiểu biết về cách tự phòng hộ bản thân,
- không lưu tâm đến sức khoẻ và sự sống hàng ngày của mình,
những nghiệp lực ấy sẽ tìm được cơ hội đem đến sự nguy hại hay cái chết cho họ.
Nếu trong quá khứ, một người đã từng bỏ đói, hành hạ, đánh đập, thiêu cháy, nhận chìm hoặc tra tấn người khác, thời do những ác nghiệp ấy họ sẽ gặp phải số phận tương tự. Những ai đã từng hành hạ người khác trong quá khứ phải gánh chịu những chứng bệnh mãn tính như hen suyễn, phong cùi, v.v… và phải sống cho đến hết thọ mạng bất hạnh và khốn khổ của mình, sau đó mới chết do những chứng bệnh ấy.
Dễ duôi trong những thói quen của cuộc sống sẽ mời gọi những ác nghiệp quá khứ đến cho quả.
Các bậc hiền trí ngày xưa đã để lại nhiều câu châm ngôn đáng ghi nhớ: “Cuộc sống được bảo đảm nhờ biết nhìn xa thấy trước và có trí tuệ. Tai hoạ xảy ra chỉ do một phút thiếu suy nghĩ; lắm khi chỉ vì một miếng ăn tồi tàn mà làm hại cả đời người. Kẻ ngu đi vào hang hùm chắc chắn là phải chuốc lấy hoạ, không phải nhờ vào vận may mà có thể tránh được.
Chớ tin nghiệp tốt của mình mà nhảy vào lửa, nghiệp ấy sẽ không cứu bạn khỏi bị cháy đâu!”
Những gì mà các bậc hiền trí ngày xưa muốn nói ở đây là:
“Mỗi người ai cũng có một kho chứa những nghiệp lực bất thiện trong quá khứ; nếu những nghiệp ác này không quá mạnh, chúng không thể có được cơ hội để tự trở thành quả.
Chúng chỉ có cơ hội cho quả khi người ta
- dễ duôi (sống cẩu thả),
- không chú tâm chánh niệm và
- bất cẩn trong lối sống của họ.
Do đó, nếu một người
- sống cẩu thả và
- xem thường sức khoẻ của mình,
- không biết lo xa và
- dự phòng trước để chăm sóc bản thân mình,
thì ngay cả những ác nghiệp nhỏ cũng sẽ có cơ hội để cho quả và cái chết cũng sẽ rất gần đối với một người như vậy (ngay cả trước khi thọ mạng và nghiệp lực của họ chấm dứt)”
Đây là lời khuyên của các bậc hiền trí cho các thế hệ sau.
Tóm lại, trong số bốn loại chết kể trên, loại sau cùng (chết phi thời) ngày nay rất phổ biến vì hầu hết mọi người đều sống một cách liều lĩnh, khinh suất. Cẩu thả trong lối sống là nguyên nhân chính của những cái chết phi thời. Những ai muốn sống cho đến hết thọ mạng của mình cần phải giữ gìn cuộc sống với chánh niệm và trí tuệ.
Tầm Quan Trọng Của Phút Giây Cuối Cùng
Khi một người sắp chết do bất kỳ nhân nào trong bốn nhân đã nói, điều quan trọng là họ phải có được những tốc hành tâm thiện (javana-cittas) khoảng nửa giờ trước khi chết.
- Nếu những thiện tư duy này thắng thế cho đến hơi thở cuối cùng, người ấy chắc chắn sẽ tái sinh trong những cõi an vui.
- Nếu họ có những tốc hành tâm bất thiện trước lúc chết, chắc chắn họ sẽ phải tái sinh vào bốn ác đạo.
Do đó, vòng cuối cùng đối với con ngựa đua quan trọng thế nào, thì những sát-na cuối cùng đối với một người muốn có một tái sinh tốt cũng quan trọng như vậy. Một người có được những tư duy tốt hay xấu trước lúc lâm chung tuỳ thuộc vào loại đối tượng hiện khởi đến tâm họ.
Ba Loại Đối Tượng
Ngay trước lúc chết, người ta sẽ thấy một trong ba đối tượng, đó là,
- kamma (nghiệp),
- kamma nimitta (nghiệp tướng) và
- gati-nimitta (thú tướng).
Ở đây:
- Nghiệp có nghĩa là những việc làm tốt hoặc xấu (nói khác hơn, những tư hay chủ ý – cetanā – thiện hoặc ác) họ đã làm trong quá khứ.
- Nghiệp tướng – Kamma nimitta là những vật dụng hay công cụ họ đã dùng trong việc thực hiện những việc làm thiện hay ác ấy.
- Thú tướng – gati nimitta là viễn ảnh về cảnh giới hay nơi họ sẽ tái sinh vào đó.
Nghiệp Xuất Hiện Như Đối Tượng Như Thế Nào
Khi các nghiệp quá khứ hay hành động mà người ta đã thực hiện chỉ một vài giây trước, hoặc chỉ nửa giờ hay một giờ trước, hoặc có khi những nghiệp đã thực hiện nhiều kiếp trước, hoặc nhiều đại kiếp trước, có cơ hội cho quả tái sinh trong kiếp sống kế, chúng sẽ xuất hiện ngay đến tâm của người sắp chết.
Liên quan đến sự xuất hiện của nghiệp, cần nói rõ ở đây là, nếu nghiệp ấy là nghiệp bố thí hoặc giữ giới, nó sẽ xuất hiện
- bằng cách nhớ lại hoặc
- bằng cách tự hiện khởi ngay lúc đó giống như trong một giấc mơ vậy.
Vì thế có hai cách xuất hiện của thiện nghiệp.
Còn đối với các nghiệp bất thiện, nếu nghiệp ấy là sát sinh, thì sự xuất hiện của nghiệp là được
- nhớ lại hay
- do nó tự hiện khởi như thể việc sát sinh ấy đang được làm ngay lúc đó.
Như vậy cũng có hai cách xuất hiện của bất thiện nghiệp. Đối với các nghiệp thiện và bất thiện khác sự xuất hiện cũng cần được hiểu theo cách như vậy.
Nghiệp Tướng Xuất Hiện Như Thế Nào
Ai từng sát sinh sẽ thấy những vũ khí họ đã sử dụng: gươm, dao, lưới (cá), mũi tên, gậy gộc, v.v… như cảnh cận tử. Một người đồ tể được bảo là sẽ thấy những hình ảnh có tính cách tiên tri của một đống xương bò.
Ai từng làm những việc vô đạo đức như trộm cắp, tà dâm v.v…, sẽ thấy những cảnh tượng tương xứng với ác nghiệp của họ.
Ai từng làm những việc thiện như xây Chùa, tạo Tháp sẽ thấy những cảnh Chùa Chiền, Bảo tháp ngay trước lúc chết. Hoặc họ có thể thấy những vật mà họ đã bố thí, cúng dường kết hợp với thiện sự xây Chùa tạo Tháp của họ, như Y, Bát, hương hoa, đèn nến v.v…
Đối với những người đã từng giữ giới hoặc hành thiền sẽ thấy những hình ảnh như xâu chuỗi, áo quần sạch sẽ, thiền đường, những cánh rừng nơi hành giả thường tới hành thiền v.v…
Những ai từng làm việc phục vụ, cung kính khác cũng sẽ thấy những hình ảnh tương xứng.
Thú Tướng Xuất Hiện Như Thế Nào
Vào thời cận tử, những dấu hiệu như điềm báo trước sẽ xuất hiện để cho biết đời sống kế tiếp của một người.
Nếu một người sẽ tái sinh Thiên giới, những Thiên nữ, Thiên cung, và Thiên viên v.v… sẽ xuất hiện trước mắt (tâm) người ấy.
Nếu một người sẽ tái sinh trong cõi nhân loại, màu đỏ của thành vách thai bào của người mẹ tương lai sẽ xuất hiện với họ.
Nếu địa ngục là số phận của họ, thời họ sẽ thấy những con chó đen (hắc khuyển), lửa địa ngục, hay những người cai quản địa ngục.
Người sắp trở thành ngạ quỷ (petas) sẽ thấy những khu rừng lớn, núi non, sông nước, bờ biển nơi họ sẽ cư trú.
Sự Biểu Lộ Trên Gương Mặt
Sự biểu lộ trên gương mặt của người sắp chết sẽ chỉ ra cho thấy lần sanh kế của họ.
Nếu gương mặt họ trong sáng và hân hoan, chắc chắn họ sẽ tái sinh trong những cảnh giới cao (như Chư Thiên v.v…).
Một gương mặt u ám, buồn rầu hay nghiêm khắc cho thấy sự tái sinh của họ sẽ là các cảnh giới thấp.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp họ sẽ mỉm cười trong trạng thái mê mẩn đối với các dục lạc quá khứ. Những nụ cười ấy không thể xem như dấu hiệu tốt.
Sự Biểu Hiện Qua Lời Thì Thào
Đôi khi người sắp chết thì thào hay nói khe khẽ những lời gì đó không rõ rệt một cách vô ý thức.
Xưa có một ông già, Cha của Trưởng lão Sona, bậc Alahán, từng là thợ săn lúc còn trai trẻ, về già ông xuất gia làm Tỳ Khưu trong Chùa của chính con ông. Khi sắp chết, trong cảnh cận tử, ông thấy những con chó đen cứ rượt đuổi theo ông. Ông kêu lên liên tục “Này con ơi! Hãy đuổi lũ chó đi cho cha.”
Ngài Sona biết rằng cha mình đang thấy những điềm xấu và chắc chắn sẽ sinh vào địa ngục. Nhờ các vị sư trong chùa tìm kiếm những bông hoa tức thời đem ra rải chúng trên nền Tháp (thờ Xá Lợi), ngài khiêng cha cùng với giường đến bên Tháp và nói với ông, “Này Sư Phụ, hãy hoan hỷ lên. Con đã cúng dường hoa nhân danh Sư Phụ đó.”
Người cha hồi tỉnh và trong lúc đang cúng dường hoa với sự chú tâm vào Đức Phật thì bất tỉnh trở lại. Trong cảnh cận tử bây giờ ông thấy các Thiên nữ (nàng tiên trên trời) và vì thế ông thì thào, “Này con, hãy mời họ ngồi; các kế mẫu của con đang đến kìa.” Lúc đó người con nghĩ, “Bây giờ những dấu hiệu của cảnh giới Chư Thiên đã xuất hiện.”
Vị sư già chết và được sinh lên Thiên giới.
Các Loại Thú Tướng (Gati-nimitta)
Có một số người lúc sắp chết chợt thấy những cảnh thực về lần tái sinh kế của họ. Vào thời Đức Phật Gotama (tức Đức Phật Thích Ca của chúng ta), Revati vợ của một người đàn ông giàu có tên Nandiya, là người đàn bà rất kiêu căng tự phụ. Bà không có đức tin nơi Đức Phật và thường hay phỉ báng các vị Tỳ Khưu; ngược lại chồng bà là một thiện nam rất mộ đạo. Sau khi chết ông trở thành một vị Chư Thiên. Khi Revati sắp chết, hai giám ngục từ địa ngục tới lôi bà lên thiên giới và chỉ cho bà thấy cuộc sống huy hoàng mà Nandiya (chồng bà) đang hưởng thụ. Rồi chúng lại kéo bà xuống địa ngục để trừng phạt bà về thái độ độc ác trên nhân thế.
Cũng trong thời Đức Phật, một thiện nam đáng kính tên Dhammika (Thăm-mí-ká) quy y nơi Tam bảo. Ông hướng dẫn một nhóm thiện tín sống cuộc đời đạo đức. Khi giờ chết đến gần, ông lắng nghe bài kinh các vị Tỳ Khưu tụng bên giường bệnh của ông, và thấy sáu cỗ Thiên xa (xe từ cõi trời xuống) đang chờ ở trên đầu để đưa ông về Thiên giới (devaloka). Ông cũng thấy và nghe các vị Chư Thiên tranh nhau xem ai sẽ là người đưa ông lên Thiên Xa của họ. Chẳng bao lâu ông chết và được Thiên Xa của cõi Trời Tusita (Đẩu Suất) chở lên Thiên giới, nơi đây ông trở thành một vị Chư Thiên (deva).
Đối với những người bị đất nuốt chửng (đất nứt) do những ác nghiệp nghiêm trọng (ngũ nghịch đại tội), họ sẽ cảm thọ trực tiếp cái nóng của lửa địa ngục Atỳ (Avicī) ngay trong hiện tại.
Như vậy, bây giờ chúng ta đã thấy thú tướng (gati-nimitta) xuất hiện theo những cách khác nhau.
Trong thời đại của chúng ta cũng vậy, có số người lúc lâm chung nghe được tiếng nhạc (trời) và ngửi được mùi hương thơm ngào ngạt, có khi những người đứng kế bên cũng nghe và ngửi thấy nữa.
Những gati-nimitta này cùng với nghiệp (kamma) và nghiệp tướng (kamma nimitta) thường xuất hiện như những ảo ảnh do sức mạnh của nghiệp quá khứ tìm được cơ hội cho quả.
Giúp Cho Cảnh Tốt Xuất Hiện
Khi một người bị bệnh đang dần dần chết một cái chết tự nhiên, các vị thầy tổ, bạn bè và thân quyến của họ có thể giúp cho những đối tượng tốt xuất hiện trong thị lực của người sắp lâm chung ấy.
Khi biết chắc rằng người bệnh không thể hồi phục được,
- họ sẽ dọn dẹp phòng và khu vực quanh đó cho thật sạch sẽ và cúng dường hương hoa lên Đức Phật (bàn thờ Phật).
- Ban đêm, toàn bộ căn phòng phải được thắp sáng. Họ sẽ khuyên người sắp chết hình dung đến cảnh hương hoa, đèn nến đã được cúng dường đến Đức Phật nhân danh họ và yêu cầu người ấy hoan hỷ với thiện sự này.
- Họ cũng sẽ đọc những bài kinh Paritta (kinh Bảo-hộ) lúc mà tâm người bệnh vẫn có thể nghĩ đến những đối tượng thiêng liêng.
- Người thân không nên cảm thấy thất vọng và người săn sóc họ cũng không nên để lộ vẻ u sầu.
- Việc đọc kinh và cúng dường hương hoa không chỉ làm vào giây phút cuối cùng trước khi người ấy chết, mà phải được thực hiện trước đó nhiều ngày.
Chỉ như vậy người sắp chết mới được thấm nhuần trong những ý nghĩ về thiện nghiệp cúng dường Đức Phật và giáo pháp, ngửi được mùi hương ngào ngạt của những bông hoa, nghe được những âm thanh của pháp bảo, hay những lời dạy của Đức Phật trong vài ngày.
Như vậy, khi giây phút lìa đời đến gần, vào lúc người bệnh đang nhìn thấy ánh sáng và hoa quả cúng dường trước Đức Phật, ngửi mùi hương trầm ngào ngạt, nghe những lời pháp bảo, thì tử tâm sẽ phát sinh trước khi những đối tượng này biến mất. Vì lẽ đó những tư duy thiện của giây phút cuối cùng này thuộc về thiện nghiệp, người chết chắc chắn sẽ tái sinh vào những cảnh giới tốt. Bởi thế các vị thầy tổ, bạn bè và thân quyến phải có trách nhiệm giúp cho những đối tượng thiện xuất hiện đến tâm người sắp chết trong lúc họ vẫn còn khả năng hướng tâm mình vào những đối tượng này.
Hãy nhớ việc Trưởng lão Sona đã giúp cho những dấu hiệu xấu của cha mình biến mất và làm cho những tướng tốt xuất hiện đến tâm ông như thế nào, để giúp cho người sắp chết có được những lợi ích đúng như vậy.
Tâm Tái Sinh Xuất Hiện Như Thế Nào
Liền sau tử tâm (thuộc kiếp trước) chấm dứt, tâm tái sinh khởi lên trong kiếp sống mới. Hai tâm này liên quan lẫn nhau. Giữa tử tâm và tâm tái sinh không có khoảng cách (gián đoạn) nào cả. Một người vừa lìa đời ở cõi nhân loại ngay lập tức sẽ tái sinh trong một cảnh giới nào đó, có thể là địa ngục hay thiên giới. Ngay sau khi chết, tâm tái sinh xuất hiện và đưa đến sự hình thành của một chúng sinh mới, một kiếp sống mới.
Hai Tà Kiến: Thường Kiến và Đoạn Kiến
Chúng ta phải rất thận trọng, bởi nếu không chúng ta sẽ quan niệm về sự chết và tái sinh trong ánh sáng của hai tà kiến là thường kiến (sassata-diṭṭhi) và đoạn kiến (uccheda-diṭṭhi). Tin rằng có một linh hồn cư trú trong thể xác, và chính linh hồn này chuyển di sang một thân mới để trở thành một chúng sinh khác là thường kiến (sassata: cho rằng linh hồn là vĩnh hằng + diṭṭhi: tà kiến). Tin rằng mọi danh (nāma) và sắc (rūpa) của kiếp trước (kể cả những gì họ nghĩ là linh hồn) không hề có sự tiếp tục trong kiếp sống mới, khi một người chết mọi chuyện trong kiếp trước kể như chấm dứt (đi đến sự huỷ diệt hoàn toàn), và có lẽ một chúng sinh mới có thể do thượng đế tạo ra, là đoạn kiến (uccheda: cuối cùng của một đời người tất cả danh và sắc trong kiếp đó hoàn toàn huỷ diệt; không có sự liên tục nào cả + diṭṭhi: tà kiến).
Chánh Kiến Đối với người phải tái sinh trong một kiếp sống mới, ba yếu tố:
- vô minh (avijjā),
- tham ái (taṅhā), và
- nghiệp (kamma)
được xem là quan trọng nhất.
Khi cái chết tới gần,
- vô minh che đậy những khuyết điểm của các uẩn danh và sắc trong kiếp sống kế.
- Tham ái lúc này khao khát đối với kiếp sống ấy. Mặc dù những dấu hiệu (tướng trạng) xấu xa và đáng sợ của kiếp sống kế xuất hiện, tham ái nghĩ rằng nó sẽ được một cuộc sống không có những điều xấu xa, đáng sợ ấy. Như vậy, do không thấy khuyết điểm (của các uẩn) vì vô minh đã che đậy nó, tham ái có khuynh hướng hướng đến và chấp thủ cuộc sống mới.
- Trong kiếp sống mới đó, do sức mạnh của nghiệp, danh và sắc vốn gọi là tái sinh sẽ được thiết lập đầu tiên.
Như vậy, vì danh và sắc, vào sát na tục sinh trong một kiếp sống mới, phát sinh như kết quả của vô minh, tham ái và nghiệp trong kiếp sống trước, đoạn kiến cho rằng “những người mới sinh (do sự sáng tạo của Thượng đế, v.v…) không có sự liên quan nào với kiếp sống trước”, là không đúng; và thường kiến cho rằng “linh hồn từ kiếp trước đầu thai vào kiếp sống mới” cũng không đúng nốt. Nói gì đến danh và sắc trong kiếp sống trước đầu thai vào kiếp sống mới, ngay cả trong một đời người, danh và sắc sanh ở một nơi, cũng đã không di chuyển sang một nơi khác rồi, vì chúng diệt liền sau khi sanh vậy. Cho nên những gì được gọi là “linh hồn thường hằng” về cơ bản là phi hữu (non-existent: phi hữu, không có hay không tồn tại).
Bởi thế, chúng ta phải rất cẩn thận không nên để bị dẫn dắt đi lầm đường bởi hai tà kiến này.
Chúng ta phải hiểu rằng trong một kiếp sống mới, sự thụ thai, sự hình thành của danh và sắc, là kết quả của vô minh, tham ái, và nghiệp của kiếp trước. Đây là chánh kiến duy nhất.
- Khi chúng ta hét lớn trong vùng phụ cận của một ngọn núi, chúng ta sẽ nghe thấy một tiếng vang. Tiếng vang này không phải là âm thanh ban đầu do chúng ta tạo ra, song nó cũng không độc lập với âm thanh đầu tiên ấy.
- Khi một cây đèn được mồi từ ngọn lửa của cây đèn thứ nhất, ngọn lửa mới không phải là ngọn lửa của cây đèn thứ nhất; song nó cũng không độc lập với ngọn lửa của cây đèn ấy.
- Cũng vậy, kiếp sống mới không phải là sự đầu thai của kiếp sống cũ; song nó cũng không độc lập với kiếp sống cũ. Hãy nhớ rằng nếu nghiệp quá khứ là bất thiện, kiếp sống hiện tại cũng sẽ là bất thiện như vậy. Có thể nói, những kinh nghiệm tốt và xấu trong kiếp hiện tại được giải thích bởi hai yếu tố: những hành động (nghiệp) đã làm trong quá khứ, và sự hiểu biết hay kiến thức và nỗ lực chuyên cần trong kiếp hiện tại.
Kết luận
Khi chúng ta nói “một người chết” không có nghĩa rằng đối với người đó thế là hết không còn gì nữa; việc quan trọng là người ấy có được tái sinh trong một kiếp sống tốt đẹp hay không, vì chính để được tái sinh trong một kiếp sống mới mà người ta chết vậy. Và để sửa soạn cho mình có được một tâm trạng tốt ngay trước cái chết – điều chỉ có được khi người ta chết ít đau đớn, ốm đau nhẹ nhàng đến mức có thể, và nhất là phải có những người bạn lành biết làm cách nào để trợ giúp chúng ta vào lúc lâm chung – điều tốt hơn và lợi ích hơn cả vẫn là chúng ta biết chuẩn bị trước cho kiếp sống tương lai, thay vì chờ đến giây phút cuối cùng.
Chúng ta phải có một cuộc sống đạo đức, và chuẩn bị cho ngày chết của mình sao cho có được một tái sinh tốt đẹp trong vòng luân hồi này cho đến khi chứng đắc Niết-bàn.
Theo: Chánh kiến và Nghiệp
Tác Giả: Ngài Ledi Sayadaw và nhiều Tác Giả khác
Chuyền ngữ sang tiếng Việt: Tỳ kheo Pháp Thông
Tu Niem Xu.
nguồn: thienvienphuocson.net
---------------------------------------------
Cám ơn sis Xí Xọn .
http://vietbestforum.com/showthread.php?tid=21862&pid=392223#pid392223
Post #8
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Trung Bộ Kinh
Majjhima Nikaya
12. Ðại kinh Sư tử hống
(Mahàsìhanàda sutta)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú tại Vesali (Tỳ-xá-ly), ở phía ngoài thành, trong một khu rừng phía Tây.
Lúc bấy giờ, Sunakkhatta thuộc bộ lạc Licchavi, vừa mới từ bỏ Pháp và Luật này, nói lời nói như sau trong Hội chúng ở Vesali: "Sa-môn Gotama không có pháp thượng nhân, không có tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh; Sa-môn Gotama thuyết pháp, pháp ấy tự mình tạo ra, do suy luận tác thành, tùy thuận trắc nghiệm, và thuyết cho một mục tiêu đặc biệt, có khả năng hướng thượng, có thể dẫn người thực hành diệt tận khổ đau".
Lúc ấy Tôn giả Sariputta (Xá-lợi-phất) vào buổi sáng, đắp y, cầm bát, vào thành Vesali để khất thực. Tôn giả Sariputta nghe Sunakkhatta thuộc bộ lạc Licchavi nói như sau trong hội chúng ở Vesali: "Sa-môn Gotama không có pháp thượng nhân, không có tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh; Sa-môn Gotama thuyết pháp, pháp ấy tự mình tạo ra, do suy luận tác thành, tùy thuận trắc nghiệm và thuyết pháp cho một mục tiêu đặc biệt, có khả năng hướng thượng, có thể dẫn người thực hành diệt tận khổ đau".
Rồi Tôn giả Sariputta khất thực xong, sau khi ăn và đi khất thực trở về đến chỗ ở Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Sariputta bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, Sunakkhatta thuộc bộ lạc Licchavi, vừa mới từ bỏ Pháp và Luật này, nói lời nói như sau trong hội chúng Vesali: "Sa-môn Gotama không có pháp thượng nhân, không có tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh; Sa-môn Gotama thuyết pháp, pháp ấy tự mình tạo ra, do suy luận tác thành, tùy thuận trắc nghiệm và thuyết pháp cho một mục tiêu đặc biệt, có khả năng hướng thượng, có thể dẫn người thực hành diệt tận khổ đau".
-- Này Sariputta, Sunakkhatta phẫn nộ và ngu si, do phẫn nộ nên nói lên lời ấy. Này Sariputta, Ông ta nghĩ: "Ta sẽ nói xấu". Thế mà kẻ ngu Sunakkhatta lại nói lời tán thán Như Lai. Này Sariputta, ai nói như sau là tán thán Như Lai: "Pháp ấy được thuyết giảng cho một mục tiêu đặc biệt, có khả năng hướng dẫn người thực hành diệt tận khổ đau".
Này Sariputta, đối với Sunakkhatta ngu si kia, sẽ không có tùy pháp nào về Ta như sau: "Ðây là Như Lai, A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn".
Này Sariputta, đối với Sunakkhatta ngu si kia, sẽ không có tùy pháp nào về Ta như sau: "Ðây là Thế Tôn, vị đã chứng được các loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân, hiện hình, biến hình, đi ngang qua vách, qua thành, qua núi, như đi ngang hư không, độn thổ trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước, đi trên nước không chìm như trên đất liền, ngồi kiết-già đi trên hư không như con chim; với bàn tay, chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy, có thể tự thân bay đến cõi Phạm Thiên". Này Sariputta, đối với Sunakkhatta ngu si kia sẽ không có tùy pháp này về Ta như sau: "Ðây là Thế Tôn với thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân có thể nghe hai loại tiếng chư Thiên và loài Người, xa và gần".
Này Sariputta, đối với Sunakkhatta ngu si kia sẽ không có tùy pháp nào về Ta như sau: "Ðây là Thế Tôn, sau khi đi sâu vào tâm chúng sanh, tâm loài Người với tâm của mình, vị ấy biết được như sau: "Tâm có tham biết là tâm có tham. Hay tâm không tham biết là tâm không tham... tâm chuyên chú... tâm tán loạn... đại hành tâm... không phải đại hành tâm... tâm chưa vô thượng... tâm vô thượng... Tâm Thiền định... Tâm không Thiền định... tâm giải thoát... tâm không giải thoát biết là tâm không giải thoát". Vị ấy biết như vậy.
(Mười lực của Như Lai)
Này Sariputta, Như Lai có đầy đủ mười Như Lai lực, chính nhờ thành tựu mười lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu Vương, rống tiếng rống con sư tử trong các Hội chúng và chuyển Phạm luân. Thế nào là mười?
(1) Ở đây, này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri xứ là xứ, phi xứ là phi xứ (Tri thị xứ phi xứ lực). Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri xứ là xứ, phi xứ là phi xứ. Như vậy là Như Lai lực của Như Lai. Chính nhờ Như Lai lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu Vương, rống lên tiếng rống con sư tử trong các hội chúng, và chuyển Phạm luân.
(2) Lại nữa, này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri quả báo tùy thuộc sở do, tùy theo sở nhân của các hành nghiệp quá khứ, vị lai, hiện tại (Tri tam thế nghiệp báo lực.) Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri... (như trên)... và chuyển Phạm luân.
(3) Lại nữa, này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri con đường đưa đến tất cả cảnh giới (Tri nhứt thiết đạo trí lực). Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri... (như trên)... và chuyển Phạm luân.
(4) Lại nữa, này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri thế giới với mọi cảnh giới, nhiều chủng loại, nhiều sai biệt (Tri thế gian chủng chủng tánh lực). Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri... (như trên)... và chuyển Phạm luân.
(5) Lại nữa, này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri chí hướng sai biệt của các loại hữu tình (Tri tha chúng sanh chưởng chưởng dục lực). Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri ... chuyển Phạm luân.
(6) Lại nữa, này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri những căn thượng hạ của các loài hữu tình, loài Người (Tri tha chúng sanh chư căn thượng hạ lực). Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri... (như trên)... và chuyển Phạm luân.
(7) Lại nữa, này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri sự tạp nhiễm, sự thanh tịnh, sự xuất khởi của các Thiền, chứng về Thiền, về giải thoát, về định (Tri chư Thiền tam muội lực). Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri... (như trên)... và chuyển Phạm luân.
(8) Lại nữa, này Sariputta, Như Lai nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều thành hoại kiếp. Ngài nhớ rằng: "Tại chỗ kia, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, Ta được sanh ra chỗ nọ. Tại chỗ ấy, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, Ta được sanh ra ở đây". Như vậy, Như Lai nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết. Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri... (như trên)... và chuyển Phạm luân.
(9) Lại nữa, này Sariputta, Như Lai với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Như Lai tuệ tri rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. Các chúng sanh này làm những ác hạnh về thân, về lời và về ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Các chúng sanh này làm những thiện hạnh về thân, về lời và về ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, cõi Trời, trên đời này. Như vậy, Như Lai với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh. Như Lai tuệ tri rằng, chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ. Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri... (như trên)... và chuyển Phạm luân.
(10) Lại nữa, này Sariputta, Như Lai nhờ đoạn trừ các lậu hoặc tự mình chứng tri, chứng ngộ, thành tựu và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Này Sariputta, Như Lai nhờ đoạn trừ các lậu hoặc, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Chính nhờ Như Lai lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu Vương, rống tiếng rống con sư tử trong các Hội chúng và chuyển Phạm luân.
Này Sariputta, Như Lai có đầy đủ mười Như Lai lực. Chính nhờ thành tựu mười lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu Vương, rống tiếng rống sư tử trong các Hội chúng và chuyển Phạm luân.
Này Sariputta, nếu ai biết Ta như vậy, thấy Ta như vậy mà còn nói: "Sa-môn Gotama không có pháp Thượng nhân, không có tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh. Sa-môn Gotama thuyết pháp, pháp ấy tự mình tạo ra, do suy luận tác thành, tùy thuận trắc nghiệm, thuyết pháp cho một mục tiêu đặc biệt, có khả năng hướng thượng, có thể hướng dẫn người thực hành diệt tận khổ đau". Này Sariputta, nếu người ấy không từ bỏ lời nói ấy; không từ bỏ tâm ấy, không đoạn trừ tà kiến ấy; người ấy sẽ bị rơi vào địa ngục như một gánh nặng bị quăng bỏ một bên.
Này Sariputta, như Tỷ-kheo thành tựu giới hạnh, thành tựu Thiền định, thành tựu trí tuệ có thể chứng được chánh trí ngay trong hiện tại. Này Sariputta, Ta nói như vậy là sự thành tựu như vậy. Nếu người ấy không từ bỏ lời nói ấy không từ bỏ tâm ấy, không đoạn trừ tà kiến ấy; người ấy sẽ bị rơi vào địa ngục như một gánh nặng bị quăng bỏ một bên.
(Bốn pháp vô sở úy)
Này Sariputta, có bốn pháp vô sở úy chính nhờ thành tựu bốn pháp này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu Vương, rống tiếng rống con sử tử trong các hội chúng và chuyển Phạm luân. Thế nào là bốn?
Này Sariputta, Ta thấy không có lý do gì, một Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên, Ma vương, Phạm thiên hay một ai ở đời có thể chỉ trích Ta đúng pháp rằng: "Các pháp này chưa được chứng ngộ hoàn toàn, mà quý vị tự xưng đã chứng ngộ hoàn toàn". Này Sariputta, vì Ta thấy không có lý do gì như vậy, nên Ta sống đạt được an ổn, đạt được không sợ hãi, đạt được vô úy.
Này Sariputta, Ta thấy không có lý do gì... có thể chỉ trích Ta đúng pháp rằng: "Các lậu hoặc này chưa được đoạn trừ mà quý vị tự xưng đã đoạn trừ". Này Sariputta, vì Ta không thấy... đạt được vô úy.
Này Sariputta, Ta thấy không có lý do gì... có thể chỉ trích Ta đúng pháp rằng: "Những pháp này được gọi là các chướng ngại pháp khi được thực hành thời không có gì gọi là chướng ngại pháp cả". Này Sariputta, vì Ta không thấy... đạt được vô úy.
Này Sariputta, Ta thấy không có lý do gì một Sa-môn Bà-la-môn, chư Thiên, Ma vương, Phạm thiên hay một ai ở đời có thể chỉ trích Ta đúng pháp rằng: "Pháp do quý vị thuyết giảng không đưa đến mục tiêu đặc biệt, không có khả năng hướng thượng, không có thể dẫn người thực hành đến diệt tận khổ đau". Này Sariputta, vì Ta thấy không có lý do gì như vậy, nên Ta sống đạt được an ổn, đạt được không sợ hãi, đạt được vô úy.
Này Sariputta, có bốn pháp vô sở úy, chính nhờ thành tựu bốn pháp này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu Vương, rống tiếng rống con sử tử trong các hội chúng và chuyển Phạm luân.
Này Sariputta, nếu ai biết Ta như vậy... người ấy sẽ bị rơi vào địa ngục như một gánh nặng bị quăng bỏ một bên.
(Tám hội chúng)
Này Sariputta, có tám Hội chúng này:
- Hội chúng Sát-đế-lị,
- Hội chúng Bà-la-môn,
- Hội chúng Gia chủ,
- Hội chúng Sa-môn,
- Hội chúng Tứ thiên vương,
- Hội chúng Tam thập tam thiên,
- Hội chúng Màra,
- Hội chúng Phạm thiên.
Này Sariputta, có tám Hội chúng này.
Này Sariputta, Như Lai thành tựu bốn pháp vô sở úy như vậy, đến gần và vào tám Hội chúng này.
Này Sariputta, Ta nhớ lại Ta đã đến hàng trăm Hội chúng Sát-đế-lị. Tuy vậy, trước khi Ta ngồi xuống tại chỗ ấy, trước khi Ta nói chuyện và trước khi Ta đàm luận; này Sariputta, ta thấy không có lý do gì để nghĩ rằng: "Chắc chắn sự sợ hãi và run sợ sẽ đến ám ảnh Ta".
Này Sariputta, vì Ta thấy không có lý do gì như vậy, nên Ta sống đạt được an ổn, đạt được không sợ hãi, đạt được vô úy.
Này Sariputta, Ta nhớ lại, Ta đã đến hàng trăm Hội chúng Bà-la-môn... (như trên)... Hội chúng Gia chủ... Hội chúng Sa-môn... Hội chúng Tứ thiên vương... Hội chúng Tam thập tam thiên... Hội chúng Màra... Hội chúng Phạm thiên. Tuy vậy, trước khi Ta ngồi xuống tại chỗ ấy, trước khi Ta nói chuyện và trước khi Ta đàm luận, này Sariputta, Ta thấy không có một lý do gì để nghĩ rằng: "Chắc chắn sự sợ hãi và run sợ sẽ đến ám ảnh Ta".
Này Sariputta, vì Ta thấy không có lý do gì như vậy, nên Ta sống đạt được an ổn, đạt được không sợ hãi, đạt được vô úy.
Này Sariputta, nếu ai biết Ta như vậy... người ấy sẽ bị rơi vào địa ngục, như một gánh nặng bị quăng bỏ một bên.
(Bốn loại sanh)
Này Sariputta, có bốn loại sanh. Thế nào là bốn? Noãn sanh, thai sanh, thấp sanh, hóa sanh.
- Này Sariputta, thế nào là noãn sanh? Này Sariputta, những loại chúng sanh nào phá vỏ trứng, mà sanh, này Sariputta như vậy gọi là noãn sanh.
- Và này Sariputta, thế nào là thai sanh? Này Sariputta, những loại chúng sanh nào phá màn da mỏng che chỗ kín mà sanh, này Sariputta, như vậy gọi là thai sanh.
- Và này Sariputta, thế nào là thấp sanh? Này Sariputta, những loại chúng sanh nào sanh ra từ cá thúi, từ xác chết thúi, từ cháo cơm thúi, hay trong hồ nước dơ hay trong ao nước nhớp. Này Sariputta, như vậy gọi là thấp sanh.
- Và này Sariputta, thế nào là hóa sanh? Chư Thiên, các chúng sanh ở địa ngục, một số thuộc loài người và một số thuộc đọa xứ. Này Sariputta, như vậy gọi là hóa sanh.
Này Sariputta có bốn loại sanh như vậy.
Này Sariputta, nếu ai biết Ta như vậy... người ấy sẽ bị rơi vào địa ngục, như một gánh nặng bị quăng bỏ một bên.
(Năm sanh thú và Niết bàn)
Này Sariputta, có năm loại sanh thú này. Thế nào là năm?
- Ðịa ngục,
- bàng sanh,
- ngạ quỷ,
- loài Người,
- chư Thiên.
(1) Này Sariputta, Ta tuệ tri địa ngục, con đường đưa đến địa ngục và hành lộ đưa đến địa ngục. Tùy theo hạnh nghiệp, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, sự việc này ta cũng tuệ tri.
(2) Và này Sariputta, Ta tuệ tri bàng sanh, con đường đưa đến bàng sanh và hành lộ đưa đến bàng sanh. Tùy theo hạnh nghiệp, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào bàng sanh, sự việc này Ta cũng tuệ tri.
(3) Và này Sariputta, Ta tuệ tri ngạ quỷ, con đường đưa đến ngạ quỷ và hành lộ đưa đến ngạ quỷ. Tùy theo hành nghiệp, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào ngạ quỷ, sự việc này Ta cũng tuệ tri.
(4) Và này Sariputta, Ta cũng tuệ tri loài Người, con đường đưa đến thế giới loài Người và hành lộ đưa đến thế giới loài Người. Tùy theo hành nghiệp, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào loài Người, sự việc này Ta cũng tuệ tri.
(5) Và này Sariputta, Ta cũng tuệ tri chư Thiên, con đường đưa đến Thiên giới và hành lộ đưa đến Thiên giới. Tùy theo hành nghiệp, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào thiện thú, Thiên giới, thế giới này, sự việc này Ta cũng tuệ tri.
Và này Sariputta, Ta cũng tuệ tri Niết-bàn, con đường đưa đến Niết-bàn và hành lộ đưa đến Niết-bàn. Tùy theo hành nghiệp, do đoạn trừ các lậu hoặc, sau khi tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát, sự việc này, Ta cũng tuệ tri.
(1) Này Sariputta, ở đây, với tâm của Ta, Ta tuệ tri tâm của một số người. Do hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy, bước vào đạo lộ như vậy, sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục như vậy. Sau một thời gian, với thiên nhãn thanh tịnh, siêu nhân, Ta thấy người ấy, sau khi thân hoại mạng chung sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, phải cảm thọ những cảm giác cực khổ, thống khổ, khốc liệt.
Này Sariputta, cũng như có một hố than sâu hơn thân người, đầy vun than hồng, không có lửa ngọn, không có khói, và một người đi đến, bị nóng bức áp đảo, bị nóng bức hành hạ, mệt mỏi khô cổ, đắng họng, khát nước, và đi thẳng đến hố than ấy chỉ bằng một con đường. Một người có mắt thấy người ấy, có thể nói: "Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy, bước vào đạo lộ như vậy, sẽ đi đến hố than kia". Sau một thời gian, người ấy sẽ thấy người kia rơi vào hố than ấy và phải cảm thọ những cảm giác cực khổ, thống khổ, khốc liệt.
Này Sariputta, cũng vậy, ở đây với tâm của Ta, Ta tuệ tri tâm của một số người: "Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy, bước vào đạo lộ như vậy, sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục như vậy". Sau một thời gian, với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, Ta thấy người ấy sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, phải cảm thọ những cảm giác cực khổ, thống khổ, khốc liệt.
(2) Này Sariputta, ở đây với tâm của Ta, Ta
: "Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy, bước vào đạo lộ như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh vào bàng sanh". Sau một thời gian, với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, Ta thấy kẻ ấy sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào bàng sanh, phải cảm thọ những cảm giác cực khổ, thống khổ, khốc liệt.
Này Sariputta, cũng như có một hố phân, sâu hơn thân người, đầy những phẩn uế, và một người đi đến, bị nóng bức áp đảo, bị nóng bức hành hạ, mệt mỏi, khô cổ, đắng họng, khát nước và đi thẳng đến hố phân ấy chỉ bằng một con đường. Một người có mắt thấy người ấy có thể nói: "Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy và bước vào đạo lộ như vậy, sẽ đi đến hố phân ấy". Sau một thời gian, người ấy sẽ thấy người kia rơi vào hố phân ấy và phải cảm thọ những cảm giác cực khổ, thống khổ, khốc liệt. Này Sariputta, cũng vậy, ở đây với tâm của Ta... (như trên)... thống khổ, khốc liệt.
(3) Này Sariputta, ở đây với tâm của Ta, Ta tuệ tri tâm của một số người "Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy... sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh vào ngạ quỷ, phải cảm thọ những cảm giác cực khổ, thống khổ, khốc liệt".
Này Sariputta, cũng như có một cây sống trên miếng đất không bằng phẳng, với lá thưa thớt, với bóng che từng đám lưa thưa. Và một người đi đến bị nóng bức áp đảo, bị nóng bức hành hạ, mệt mỏi, khô cổ, đắng họng, khát nước và đi thẳng đến cây ấy chỉ bằng một con đường. Một người có mắt thấy người ấy có thể nói: "Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy và bước vào đạo lộ như vậy, sẽ đi đến cây ấy". Sau một thời gian, người ấy sẽ thấy người kia ngồi hay nằm dưới bóng cây ấy và phải cảm thọ những cảm giác cực khổ, thống khổ, khốc liệt.
Này Sariputta, cũng vậy ở đây với tâm của Ta... (như trên)... thống khổ, khốc liệt.
(4) Này Sariputta, ở đây với tâm của Ta, Ta biết tâm của một số người: "Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy... sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh vào loài người". Sau một thời gian... Ta thấy người ấy sanh vào loài người, và cảm thọ được nhiều cảm giác lạc thọ.
Này Sariputta, cũng như có một cây sống trên miếng đất bằng phẳng với lá sum sê, với bóng cây rậm rạp. Và một người đi đến, bị nóng bức áp đảo, bị nóng bức hành hạ, mệt mỏi, khô cổ, đắng họng, khát nước và đi thẳng đến cây ấy chỉ bằng một con đường. Một người có mắt thấy người ấy có thể nói: "Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ của người này như vậy và bước vào đạo lộ như vậy, sẽ đi đến cây ấy". Sau một thời gian, người ấy sẽ thấy người kia, ngồi hay nằm dưới bóng cây ấy và cảm thọ được nhiều cảm giác lạc thọ.
Này Sariputta, cũng vậy, ở đây, với tâm của Ta... được nhiều cảm giác lạc thọ
.
(5) Này Sariputta, ở đây với tâm của Ta, Ta tuệ tri tâm của một số người: "Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy... sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này". Sau một thời gian... Ta thấy người ấy sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này và cảm thọ những cảm giác cực lạc.
Này Sariputta, giống như một ngôi lầu, có gác nhọn, có tô vôi cả trong lẫn ngoài, được che gió, có then chốt đóng lại và có các cửa sổ khép kín. Tại đây có một sàng tọa, trải nệm lông dài, trải nệm màu trắng, trải nệm bông có thêu hoa, trải nệm bằng da sơn dương gọi là kadali, có nệm với khuôn màu treo phía trên, có gối dài màu đỏ cả hai đầu. Và một người đi đến, bị nóng bức áp đảo, bị nóng bức hành hạ, mệt mỏi, khô cổ, đắng họng, khát nước và đi thẳng đến ngôi lầu ấy. Một người có mắt thấy người ấy có thể nói: "Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy, và bước vào đạo lộ như vậy, sẽ đi đến ngôi lầu ấy". Sau một thời gian, người ấy sẽ thấy người kia ngồi hay nằm trong ngôi lầu ấy, trong gác nhọn ấy, trên sàng tọa ấy và cảm thọ được nhiều cảm thọ cực lạc.
Này Sariputta, cũng vậy, ở đây với tâm của Ta... được nhiều cảm giác lạc thọ.
(6) Này Sariputta, ở đây với tâm của Ta, Ta tuệ tri tâm của một số người: "Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy, bước vào đạo lộ như vậy, sẽ đoạn trừ các lậu hoặc, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát như vậy". Sau một thời gian, Ta thấy vị ấy đoạn trừ các lậu hoặc, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát, cảm thọ những cảm giác cực lạc.
Này Sariputta, giống như một hồ sen có nước trong, có nước ngọt, có nước mát, có nước trong sáng, có bờ hồ khéo sắp đặt, đẹp đẽ, và không xa hồ ấy có khu rừng rậm rạp. Một người đi đến, bị nóng bức áp đảo, bị nóng bức hành hạ, mệt mỏi, khô cổ, đắng họng, khát nước và đi thẳng đến hồ sen ấy. Một người có mắt thấy người ấy có thể nói: "Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy, và bước vào đạo lộ như vậy, sẽ đi đến hồ sen ấy". Sau một thời gian, người ấy sẽ thấy người kia, sau khi tẩm mình vào hồ sen ấy, sau khi tắm rửa, uống nước và làm cho dịu bớt mọi ưu tư, mệt mỏi, phiền não, sau khi ra khỏi hồ liền qua ngồi hay nằm trong rừng cây rậm rạp ấy và cảm thọ những cảm giác cực lạc. Cũng vậy, này Sariputta, ở đây với tâm của Ta, Ta tuệ tri tâm của một số người: "Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy, bước vào đạo lộ như vậy, sẽ đoạn trừ các lậu hoặc, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát như vậy". Sau một thời gian, Ta thấy vị ấy đoạn trừ các lậu hoặc, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát, cảm thọ những cảm giác cực lạc.
Này Sariputta, năm loại này là năm sanh thú.
Này Sariputta, có ai biết Ta như vậy, thấy Ta như vậy, và nói: "Sa-môn Gotama không có pháp Thượng nhân, không có tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh. Sa-môn Gotama thuyết pháp, pháp ấy tự mình tạo ra, do suy luận tác thành, tùy thuộc trắc nghiệm".
Này Sariputta, nếu người ấy không từ bỏ lời nói ấy, không từ bỏ tâm ấy, không đoạn trừ tà kiến ấy, thì người ấy sẽ bị rơi vào địa ngục như một gánh nặng bị quăng bỏ một bên.
Này Sariputta, Tỷ-kheo thành tựu giới hạnh, thành tựu thiền định, thành tựu trí tuệ, có thể chứng được chánh trí ngay trong hiện tại.
Này Sariputta, Ta nói như vậy là sự thành tựu như vậy. Nếu người ấy không từ bỏ lời nói ấy, không từ bỏ tâm ấy, không đoạn trừ tà kiến ấy, thì người ấy sẽ bị rơi vào địa ngục như một gánh nặng bị quăng bỏ một bên.
(Khổ hạnh của Bồ-tát)
Này Sariputta, Ta thắng tri phạm hạnh, đầy đủ bốn hạnh:
- về khổ hạnh, Ta khổ hạnh đệ nhất;
- về bần uế, Ta bần uế đệ nhất;
- về yểm ly, Ta yểm ly đệ nhất;
- về độc cư, Ta độc cư đệ nhất.
Này Sariputta, ở đây, khổ hạnh của Ta như sau:
Ta sống lõa thể, phóng túng, không theo khuôn phép, liếm tay cho sạch, đi khất thực không chịu bước tới, không nhận đồ ăn mang đến, không nhận đồ ăn đặc biệt nấu cho mình, không nhận mời đi ăn, không nhận đồ ăn từ nơi nồi chảo, không nhận đồ ăn tại ngưỡng cửa, không nhận đồ ăn đặt giữa những cây gậy, không nhận đồ ăn đặt giữa những cối giã gạo, không nhận đồ ăn từ hai người đang ăn, không nhận đồ ăn từ người đàn bà có thai, không nhận đồ ăn từ người đàn bà đang cho con bú, không nhận đồ ăn từ người đàn bà đang giao cấu, không nhận đồ ăn đi quyên, không nhận đồ ăn tại chỗ có chó đứng, không nhận đồ ăn tại chỗ có ruồi bu, không ăn cá, ăn thịt, không uống rượu nấu, rượu men.
Ta chỉ nhận đồ ăn tại một nhà, chỉ nhận ăn một miếng, hay chỉ nhận ăn tại hai nhà, chỉ nhận ăn hai miếng, hay chỉ nhận ăn tại bảy nhà, chỉ nhận ăn bảy miếng. Ta nuôi sống chỉ với một chén, nuôi sống chỉ với hai chén, nuôi sống chỉ với bảy chén. Ta chỉ ăn một ngày một bữa, hai ngày một bữa, bảy ngày một bữa. Như vậy Ta sống theo hạnh tiết chế ăn uống cho đến nửa tháng mới ăn một lần. Ta chỉ ăn cỏ lúa để sống, lúa tắc, gạo lức, ăn hột cải nivara, ăn da vụn, ăn trấu, uống nước bột gạo, ăn bột vừng, ăn cỏ, ăn phân bò, ăn trái cây, ăn rễ cây trong rừng, ăn trái cây rụng để sống.
Ta mặc vải gai thô, mặc vải gai thô lẫn với các vải khác, mặc vải tẩm liệm rồi quăng đi, mặc áo phấn tảo y, mặc vỏ cây tititaka làm áo, mặc da con sơn dương đen, mặc áo bện từng mảnh da con sơn dương đen, mặc áo bằng cỏ cát tường, mặc áo vỏ cây, mặc áo bằng tấm gỗ nhỏ, mặc áo bằng tóc bện lại thành mền, mặc áo bằng đuôi ngựa bện lại, mặc áo bằng lông cú.
Ta sống nhổ râu tóc, Ta theo tập tục sống nhổ râu tóc . Ta theo hạnh thường đứng không dùng chỗ ngồi, Ta là người ngồi chõ hỏ, sống tinh tấn theo hạnh ngồi chõ hỏ. Ta dùng gai làm giường, thường ngủ nằm trên giường gai, sống dùng ván gỗ làm giường, sống nằm trên đất trần, thường nằm ngủ một bên hông, sống để bụi và nhớp che dính thân mình, sống và ngủ ngoài trời, theo hạnh bạ đâu nằm đấy, sống ăn các uế vật, sống không uống nước lạnh, theo hạnh không uống nước lạnh, sống một đêm tắm ba lần, theo hạnh xuống nước tắm. Như vậy Ta sống theo hạnh hành hạ, dày vò thân thể theo nhiều cách. Này Sariputta, như vậy là khổ hạnh của Ta.
Này Sariputta, ở đây hạnh bần uế của Ta như sau: Trên thân Ta, bụi bặm chất đầy trải nhiều năm tháng, đóng thành tấm, thành miếng. Như gốc cây tinduka bụi bặm chất đầy trải nhiều năm tháng, đóng thành tấm, thành miếng; cũng vậy, này Sariputta, trên thân Ta bụi bặm chất đầy trải nhiều năm tháng, đóng thành tấm, thành miếng.
Này Sariputta, Ta không nghĩ rằng: "Với tay của Ta, Ta hãy phủi sạch bụi bặm này đi, hay những người khác với tay của họ hãy phủi sạch bụi bặm này đi cho Ta". Này Sariputta, Ta không có nghĩ như vậy. Này Sariputta, như vậy là sự bần uế của Ta.
Này Sariputta, như thế này là sự yểm ly của Ta. Này Sariputta, tỉnh giác, Ta đi tới; tỉnh giác Ta đi lui, Ta an trú lòng từ cho đến trong một giọt nước với tâm tư: "Mong rằng Ta không làm hại một chúng sanh nhỏ nào trong những ác đạo của họ!" Này Sariputta, như vậy là sự yểm ly của Ta.
Này Sariputta, như thế này là sự độc cư của Ta. Này Sariputta, Ta đi sâu vào một khu rừng và an trú tại chỗ ấy. Khi Ta thấy người chăn bò, người mục súc, người cắt cỏ, người đốn củi hay người thợ rừng, Ta liền chạy từ rừng này qua rừng khác, từ lùm cây này qua lùm cây khác, từ thung lũng này qua thung lũng khác, từ đồi cao này qua đồi cao khác. Vì sao vậy? Ta nghĩ rằng: "Mong họ đừng thấy Ta, và mong Ta đừng thấy họ!"
Này Sariputta, giống như một con thú rừng thấy người liền chạy từ rừng này qua rừng khác, từ lùm cây này qua lùm cây khác, từ thung lũng này qua thung lũng khác, từ đồi cao này qua đồi cao khác. Cũng vậy, này Sariputta, khi Ta thấy người chăn bò, người mục súc, người cắt cỏ, người đốn củi, hay người tiều phu, Ta liền chạy từ rừng này qua rừng khác, từ lùm cây này qua lùm cây khác, từ thung lũng này qua thung lũng khác, từ đồi cao này qua đồi cao khác. Vì sao vậy? Ta nghĩ rằng: "Mong họ đừng thấy Ta, và mong Ta đừng thấy họ!" Này Sariputta, như vậy là hạnh độc cư của Ta.
Này Sariputta, rồi Ta bò bốn chân đến các chuồng bò, khi các con bò cái đã bỏ đi, khi các người chăn bò không có mặt, rồi Ta ăn phân các con bò con, các con bò còn trẻ, các con bò còn bú. Khi nước tiểu và phân của Ta còn tồn tại, Ta tự nuôi sống với các loại ấy. Này Sariputta, như vậy là hạnh đại bất tịnh thực của Ta.
Này Sariputta, Ta đi sâu vào một khu rừng rậm rạp kinh hoàng và an trú tại chỗ ấy. Này Sariputta, tại khu rừng rậm rạp kinh hoàng này, những ai còn tham ái đi vào khu rừng rậm rạp ấy, thời lông tóc người ấy dựng ngược.
Này Sariputta, rồi Ta trong những đêm đông lạnh lẽo, giữa những ngày mồng tám, khi có tuyết rơi, trong những đêm như vậy, Ta sống giữa trời, và ban ngày sống trong khu rừng rậm rạp. Ta sống trong những ngày cuối tháng hè, ban ngày thì sống giữa trời, còn ban đêm trong khu rừng rậm rạp. Rồi này Sariputta, những bài kệ kỳ diệu từ trước chưa từng được nghe sau đây được khởi lên:
Quote:Nay bị thiêu đốt, bị buốt lạnh,
Cô độc sống trong rừng kinh hoàng,
Trần truồng, Ta ngồi không lửa ấm,
Ẩn sĩ, trong lý tưởng đăm chiêu.
Này Sariputta, Ta nằm ngủ trong bãi tha ma, dựa trên một bộ xương.
Này Sariputta, những đứa mục đồng đến gần Ta, khạc nhổ trên Ta, tiểu tiện trên Ta, rắc bụi trên Ta và lấy que đâm vào lỗ tai.
Này Sariputta, và Ta biết Ta không khởi ác tâm đối với chúng.
Này Sariputta, như vậy là hạnh trú xả của Ta.
"Sự thanh tịnh đạt được nhờ món ăn"
Này Sariputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những thuyết như sau, có những kiến giải như sau: "Sự thanh tịnh đạt được nhờ món ăn". Họ nói: "Chúng ta sống nhờ trái táo", và họ ăn trái táo, họ ăn bột táo, họ uống nước trái táo dưới nhiều hình thức.
Này Sariputta, Ta tự xưng Ta sống chỉ ăn một trái táo.
Này Sariputta, có thể các Người nghĩ như sau: "Trái táo thời ấy to lớn". Này Sariputta, chớ có hiểu như vậy. Vì trái táo thời ấy giống với trái táo hiện tại.
Này Sariputta, trong khi Ta sống chỉ ăn một trái táo, thân thể của Ta trở thành hết sức ốm yếu. Vì Ta ăn quá ít, tay chân Ta trở thành như những cọng cỏ hay những đốt cây leo khô héo. Vì Ta ăn quá ít, bàn trôn của Ta trở thành như móng chân con lạc đà. Vì Ta ăn quá ít, các xương sống phô bày của Ta giống như một chuỗi banh. Vì Ta ăn quá ít, các xương sườn gầy mòn của Ta giống như rui cột nhà sàn hư nát. Vì ta ăn quá ít, nên con ngươi của Ta long lanh nằm sâu thẳm trong lỗ con mắt, giống như ánh nước long lanh nằm sâu thẳm trong một giếng nước thâm sâu. Vì Ta ăn quá ít, da đầu Ta trở thành nhăn nheo khô cằn như trái bí trắng và đắng bị cắt trước khi chín, bị cơn gió nóng làm cho nhăn nheo khô cằn.
Này Sariputta, nếu Ta nghĩ: "Ta hãy sờ da bụng", chính xương sống bị Ta nắm lấy. Nếu Ta nghĩ: "Ta hãy sờ xương sống", thì chính da bụng bị Ta nắm lấy. Vì Ta ăn quá ít, nên này Sariputta, da bụng của Ta bám chặt xương sống.
Này Sariputta, nếu Ta nghĩ: "Ta đi đại tiện hay đi tiểu tiện", thì Ta ngã quỵ, úp mặt xuống đất, vì Ta ăn quá ít.
Này Sariputta, nếu Ta muốn thoa dịu thân Ta, lấy tay xoa bóp chân tay, thì này Sariputta, trong khi Ta lấy tay xoa bóp chân tay, các lông tóc hư mục rụng khỏi thân Ta, vì Ta ăn quá ít.
Này Sariputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những chủ thuyết như sau, có những kiến giải như sau: "Sự thanh tịnh đạt được nhờ món ăn". Họ nói: "Chúng ta sống nhờ đậu xanh... (như trên)... chúng ta sống nhờ vừng mè... (như trên)... chúng ta sống nhờ hột gạo", và họ ăn hột gạo, họ ăn hột gạo nghiền thành bột, họ uống nước gạo, và họ ăn hột gạo dưới nhiều hình thức.
Này Sariputta, Ta tự xưng Ta sống chỉ ăn một hột gạo. Này Sariputta, có thể các Người nghĩ như sau: "Hột gạo thời ấy to lớn".
Này Sariputta, chớ có hiểu như vậy. Vì hột gạo thời ấy giống với hột gạo hiện tại.
Này Sariputta, trong khi Ta chỉ sống ăn một hột gạo, thân thể của Ta trở thành hết sức ốm yếu. Vì Ta ăn quá ít, tay chân Ta trở thành như những cọng cỏ hay những đốt cây leo khô héo. Vì Ta ăn quá ít, bàn trôn của Ta trở thành như móng chân con lạc đà. Vì Ta ăn quá ít, xương sống phô bày của Ta giống như một chuỗi banh. Vì Ta ăn quá ít các xương sườn gầy mòn của Ta giống như rui cột của một nhà sàn hư nát. Vì Ta ăn quá ít, con ngươi long lanh của Ta nằm sâu thẳm trong lỗ con mắt, giống như ánh nước long lanh nằm sâu thẳm trong một giếng nước thâm sâu. Vì Ta ăn quá ít, da đầu Ta trở thành nhăn nheo, khô cằn như trái bí trắng và đắng bị cắt trước khi chín, bị cơn gió nóng làm cho nhăn nheo, khô cằn.
Này Sariputta, nếu Ta nghĩ: "Ta hãy sờ da bụng", thì chính xương sống bị Ta nắm lấy. Nếu Ta nghĩ: "Ta hãy rờ xương sống", thì chính da bụng bị Ta nắm lấy. Vì Ta ăn quá ít, nên này Sariputta, da bụng của Ta bám chặt xương sống.
Này Sariputta, nếu Ta nghĩ: "Ta đi đại tiện hay đi tiểu tiện", thì Ta ngã quỵ, úp mặt xuống đất, vì Ta ăn quá ít. Này Sariputta, nếu Ta muốn xoa dịu thân Ta, lấy tay xoa bóp chân tay, thời này Sariputta, trong khi Ta lấy tay xoa bóp chân tay, các lông tóc hư mục rụng khỏi thân Ta, vì Ta ăn quá ít.
Này Sariputta, dầu Ta có theo cử chỉ như vậy, theo hành lộ như vậy, theo khổ hạnh như vậy, Ta cũng không chứng được các pháp thượng nhân, không có tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh. Vì sao vậy? Vì với những phương tiện ấy, không chứng được pháp thượng nhân với Thánh trí tuệ. Chính Thánh trí tuệ này chứng được thuộc về bậc Thánh, có khả năng hướng thượng, có thể dẫn người thực hành diệt tận khổ đau.
"Sự thanh tịnh chứng đạt được nhờ luân hồi"
Này Sariputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những chủ thuyết như sau, có những kiến giải như sau: "Sự thanh tịnh chứng đạt được nhờ luân hồi".
Này Sariputta, thật không dễ gì tìm được sự luân hồi mà xưa kia Ta không trải qua trong một thời gian khá dài, trừ phi với các vị Tịnh cư thiên (Suddhavasa).
Này Sariputta, nếu Ta luân hồi tại Tịnh cư thiên thì Ta đã không trở lại đời này nữa.
"Sự thanh tịnh chứng đạt được nhờ sanh khởi"
Này Sariputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những chủ thuyết như sau, có những kiến giải như sau: "Sự thanh tịnh chứng đạt được nhờ sanh khởi".
Này Sariputta, thật không dễ gì tìm được sự sanh khởi mà xưa kia Ta không trải qua trong một thời gian khá dài, trừ phi với các vị Tịnh cư thiên.
Này Sariputta, nếu Ta sanh khởi tại Tịnh cư thiên, thì Ta đã không trở lại đời này nữa.
"Sự thanh tịnh chứng đạt được nhờ an trú"
Này Sariputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những chủ thuyết như sau, có những kiến giải như sau: "Sự thanh tịnh chứng đạt được nhờ an trú".
Này Sariputta, thật không dễ gì tìm được sự an trú mà xưa kia Ta không trải qua trong một thời gian khá dài, trừ phi với các vị Tịnh cư thiên.
Này Sariputta, nếu Ta an trú tại Tịnh cư thiên, thì Ta đã không trở lại đời này nữa.
"Sự thanh tịnh chứng đạt được nhờ tế tự"
Này Sariputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những chủ thuyết như sau, có những kiến giải như sau: "Sự thanh tịnh chứng đạt được nhờ tế tự".
Này Sariputta, thật không dễ gì tìm được sự tế tự mà xưa kia Ta không làm trong một thời gian khá dài, khi Ta là vị vua Sát-đế-lị có làm lễ quán đảnh, hay làm vị Bà-la-môn giàu có.
"Sự thanh tịnh chứng đạt được nhờ thờ lửa"
Này Sariputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những chủ thuyết như sau, có những kiến giải như sau: "Sự thanh tịnh chứng đạt được nhờ thờ lửa".
Này Sariputta, thật không dễ gì tìm được sự thờ lửa mà xưa kia Ta không làm trong một thời gian khá dài, khi Ta là vị vua Sát-đế-lị có làm lễ quán đảnh, hay làm vị Bà-la-môn giàu có.
Này Sariputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những chủ thuyết như sau, có những kiến giải như sau: "Khi một thiếu niên còn trẻ tuổi, tóc đen nhánh, huyết khí sung mãn, trong tuổi thanh xuân, người ấy thành tựu trí tuệ biện tài tối thượng. Nhưng khi người ấy già cả, niên cao, lạp lớn, đã đến tuổi trưởng thượng, đã đi đến đoạn cuối cuộc đời, khi đã tám mươi, chín mươi hay một trăm tuổi, khi ấy trí tuệ biện tài tối thượng ấy bị đoạn trừ".
Này Sariputta, chớ có quan niệm như vậy.
--ooOoo--
Này Sariputta, nay Ta đã già, niên cao, lạp lớn, đã đến tuổi trưởng thượng, đã đi dến đoạn cuối cuộc đời, tuổi Ta nay đã đến tám mươi.
Này Sariputta, ở đây Ta có bốn vị đệ tử, tuổi thọ đến một trăm, đã sống một trăm tuổi, thành tựu chánh niệm đệ nhất, thành tựu chuyên tâm đệ nhất, thành tựu tinh cần đệ nhất và đầy đủ trí tuệ biện tài tối thượng.
Này Sariputta, ví như một người bắn cung thiện xảo, có huấn luyện, khéo tay, thuần thục, với một mũi tên nhẹ, có thể dễ dàng bắn ngang qua bóng một cây ta-la. Cũng vậy, những vị này với chánh niệm đệ nhất như vậy, được thành tựu trí tuệ biện tài tối thượng như vậy, nếu những vị này hỏi Ta nhiều lần một câu hỏi về Bốn Niệm xứ, và nếu Ta, được hỏi nhiều lần như vậy, phải giải thích cho họ hiểu và nếu họ được Ta giải thích như vậy, có thể hiểu như đã giải thích, và nếu họ không hỏi Ta về những vấn đề phụ thuộc và các vấn đề khác, trừ khi ăn, uống, nhai, nếm, trừ khi đi đại tiện, tiểu tiện, trừ khi ngủ để lấy lại sức.
Này Sariputta, dầu vậy, sự thuyết pháp của Như Lai cũng chưa hoàn tất, sự giải thích cú pháp của Như Lai cũng chưa hoàn tất, sự trả lời các câu hỏi của Như Lai cũng chưa hoàn tất, khi mà bốn đệ tử của Ta, tuổi thọ đến một trăm tuổi, đã sống một trăm tuổi, đã từ trần sau một trăm tuổi.
Này Sariputta, nếu Ông có gánh Ta trên giường đi chỗ này chỗ kia, thật sự trí tuệ biện tài của Như Lai không có gì thay đổi.
Này Sariputta, những ai nói một cách chân chánh sẽ nói như sau: "Một vị hữu tình không bị si chi phối, đã sanh ra ở đời vì lợi ích, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người". Vị ấy sẽ nói về Ta một cách chân chánh như sau: "Một vị hữu tình không bị si chi phối, đã sanh ra ở đời vì lợi ích, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người".
--ooOoo--
Lúc bấy giờ Tôn giả Nagasamala đứng sau lưng Thế Tôn và quạt cho Ngài! Tôn giả Nagasamala bạch Thế Tôn:
-- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Sau khi nghe pháp môn này, lông tóc con dựng ngược. Bạch Thế Tôn, pháp môn này tên gọi là gì?
-- Này Nagasamala, do vậy pháp môn này gọi là "Pháp môn Lông tóc dựng ngược". Ông hãy như vậy thọ trì.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Nagasamala hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn.
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Sư Toại Khanh Giảng MN 12 - Đại Kinh Sư Tử Hống (1-3)
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=urvWVuSlw_M&abt=%C4%90%E1%BA%A1i+kinh+s%C6%B0+t%E1%BB%AD+h%E1%BB%91ng
Kalama tri ân bạn buithibuukim ghi chép.12/09/2021 - 12:54 - buithibuukim
TRUNG BỘ KINH
BÀI KINH 12. ĐẠI KINH SƯ TỬ HỐNG (Mahàsìhanàda sutta)
Duyên khởi: Phật ngự tại Licchavi và thuyết giảng Kinh này cho ngài Xá Lợi Phất.
Notes:
Licchavi này từ gốc là Nicchavi ; ‘Ni’ : ‘không’ ; chavi từ căn ‘chava’ : ‘da’ ; chavi: người có da ; còn Nicchavi : người không có da. Trong lịch sử ngôn ngữ có sự biến âm chữ ‘l, n, và r’. Ở Ấn Độ thời vua A Dục, chữ ‘r’ và ‘l’ bị trộn lẫn nhau. Nên chữ ‘raja’ là vua, có chỗ để là ‘laja’. Hôm nay qua Ấn Độ đọc mấy tấm bia thấy có chữ ‘laja’ phải hiểu đó là ‘raja’. Nguyên thủy người Ba Tư không đọc chữ ‘s’ được mà đọc là ‘h’, ‘Hindu’. Sau này người Pháp qua bỏ chữ ‘h’ câm này, họ đọc thành Indu, rồi Indus.
Tại sao gọi dân xứ Licchavi? Ngày xưa có một ông đạo sĩ tu trong rừng, thường tắm ở một hồ sen. Một bữa ổng thấy dưới hồ có một bông sen rất lớn, lâu rất lâu không nở bông mà lại cứ lớn dần. Đến một bữa nó nở ra bên trong có một cục thịt đỏ hỏn. Thấy lạ ổng mang về để đó. Từ từ cục thịt như bọc điều nứt ra hai đứa bé. Ổng đem về nuôi dưỡng hai đứa bé rất dễ thương. Một bữa nọ có ông vua đi săn thấy tình cảnh vậy đem hai đứa nhỏ về nuôi. Hai đứa này không có da nên gọi là ‘nichavi’, tính tình nó kỳ quái, hay chơi hung hăng lấn lướt các trẻ khác nên bị người lớn tách ra không cho chơi chung nữa. Dần dần hai đứa bé lớn lên xây dựng thành một xứ hùng mạnh tên là Vajji. ‘Vajji’ có nghĩa là bị từ bỏ. Lúc Đức Phật sắp Niết bàn, vua A Xà Thế đến hỏi ý kiến Phật là ổng có nên chinh phạt xứ Vajji hay không. Phật không trả lời nên hay không nên mà hỏi ngài A Nan “Có phải xứ Vajji có hệ thống chính trị quân sự văn hóa rất vững vàng?”. Ngài A Nan nói ‘Dạ phải, con nghe dân Licchavi tôn trọng người phụ nữ, tôn trọng người già, người tu, thương mến trẻ con súc vật, bảo vệ môi trường rất tốt’. Đức Phật nói nếu một dân tộc vậy khó đánh lắm.
Thì dân Vajji tên gốc nghĩa là ‘người bị đuổi’. Xứ này là thiên hạ đệ nhất thời trang Ấn Độ lúc đó. Buổi chiều Đức Phật ngài ngồi thuyết Pháp, mấy vương tôn công tử dòng Vajji này tới hầu Phật, Phật nói với chư tăng: “ Vị nào ở đây mà chưa từng thấy chư thiên ở cõi Đao Lợi thì hãy nhìn cách ăn mặc của các vị công tử này”.
Nội dung Kinh:
* Trước hết Đức Phật xác nhận sở dĩ Ngài có thể xuất hiện ở tất cả hội chúng nhân thiên mà không hề khiếp sợ bởi vì Ngài thành tựu được thập lực, 10 sức mạnh tinh thần của một vị toàn giác.
- Ngài biết rõ cái gì là possible và cái gì là impossible, tức cái gì hợp lý cái gì vô lý.
Như hỏi Ngài có thể làm người chết sống lại không, cho gia đình đó đỡ đau khổ? Ngài làm được nhưng cái đó là đồ giả. Thí dụ thấy ổng chết rõ ràng nhưng Ngài dùng thần thông làm cho gia đình thấy ổng sinh hoạt, cư xử như người bình thường, bằng chứng là Ngài có thể làm một vị hóa Phật. Nhưng đó là điều không cần thiết, bởi cái nghiệp ông đó bà đó đã tận, cái nghiệp nó biến chuyển khiến họ ra đi. Nếu bây giờ Ngài duy trì cái đó thì bên này hụt.
Như cái răng mình nó rụng là do cái chân răng không còn work nữa, mà mình dùng năng lực giữ cái chân đó lại mà cái chân răng kia thì mình chưa giải quyết?
Nên trong Kinh khuyên mình sống chánh niệm là để bớt gây tội lỗi. Vì khi mình làm gì đều ít nhiều ảnh hưởng đến thế giới hết, mình đảo lộn trật tự của nó.
Tại sao Phật không dùng thần thông trong mọi lúc. Bởi trong một số trường hợp Ngài dùng như vậy Ngài đã đảo lộn trật tự của thế giới. Khi cái nghiệp kiếp trước Ngài rủa sả sa môn thì bây giờ Ngài dùng thần thông cho người ta đừng chửi nữa, cũng có thể được, nhưng nó lại ảnh hưởng đến chuyện khác. Những chuyện đó nằm ngoài khả năng thấy hiểu của mình nên mình không hiểu.
Rồi mình thấy ngài Mục Kiền Liên, ngài Xá Lợi Phất gặp dòng sông thì lội qua chớ không dùng thần thông. Khi ngài lội như vậy có những chư thiên, những loài người nhìn thấy họ khởi lòng tin. Mà cái phước của họ là đáng được nhìn thấy cảnh đó. Nếu ngài dùng thần thông họ sẽ không nhìn thấy cảnh đó, như vậy cái phước của họ sẽ bị giữ lại. Nhìn thấy Thánh nhân là một cái phước chớ không phải chuyện dễ nhe. Cho nên vạn pháp có nhân duyên của nó mà trí phàm phu mình thấy không hết. Dùng thần thông sẽ làm rối loạn trật tự.
- Ngài biết rõ tính chất bất khả tư nghì của Nghiệp.
- Ngài biết rõ con đường dẫn đến tất cả sanh thú.
- Ngài biết rõ sự sai biệt giữa các chủng loại chúng sanh và cảnh giới.
- Ngài biết rõ khuynh hướng của chúng sinh. (Tri tha chúng sanh chuẩn chuẩn dục).
- Ngài biết rõ trình độ cao thấp (Tri tha chúng sanh chư căn thượng hạ liệt).
- Ngài biết rõ toàn bộ quá trình tu chứng, xuất nhập các pháp thượng nhân. Đắc đạo quả, ngài biết; đắc thiền nhập thiền, ngài biết một cách tận cùng.
- Ngài có Túc mạng minh (trí nhớ đời trước) không giới hạn.
- Ngài có sanh tử minh (nguyên nhân sanh làm con nào) không giới hạn.
- Ngài có Lậu tận minh không giới hạn cũng đã được chứng đạo.
* Lý do kế khiến Đức Phật được tự tại giữa nhân thiên là pháp Vô sở úy:
- Điều gì cần chứng ngộ Ngài cũng đã chứng ngộ. Không điều gì Ngài chưa chứng ngộ.
- Điều gì cần đoạn trừ Ngài cũng đã đoạn trừ.
- Điều gì Ngài dạy phải từ bỏ thì chắc chắn đó là điều cần phải từ bỏ.
- Giáo Pháp của Ngài có hiệu năng dẫn người hướng thượng.
* Đức Phật xác định Ngài hoàn toàn hiểu rõ lục đạo ngũ thú (bốn ác thú và thiện thú).
- Ngài kể lại công phu khổ hạnh của Ngài lúc còn Bồ tát đã được thực hiện bằng một nghị lực không ai sánh bằng.
- Ngài xác định rằng tuổi tác và bịnh hoạn hoàn toàn không thể ảnh hưởng đến tâm lực và trí lực của Ngài.
Notes:
Như hôm trước tôi nói mỗi người có một cách tu. Như có người đang giận, họ biết họ đang giận, nó đến với họ như thế nào thì họ biết như thế đó.
Còn một cách tu nữa là cứ nhớ lấy bài Kinh này thôi,
- chỗ nào ta tu Bốn vô lượng tâm: từ bi hỷ xả thì chỗ đó là chỗ đứng của Phạm thiên.
- Chỗ nào ta tu về Tam tướng thấy được ý nghĩa sự vô thường, khổ, vô ngã của các thọ thì chỗ đứng, chỗ ngồi đó là của bậc Thánh.
- Chỗ nào ta ngồi ta có lòng hướng tới bố thí, trì giới thì chỗ đó là chỗ ngồi của chư Thiên, của loài người.
Khi mình nghĩ như vậy, chỉ cần mình ngồi mình nghĩ hiện giờ ta đang ngồi chỗ của ai đây, thì lúc đó là đang tu tập Tâm quán niệm xứ. Thí dụ tôi đang ngồi vầy, tôi muốn biến cái ghế thành chỗ của thánh nhân thì lúc đó tôi thấy cái tâm của tôi nó đang buồn vui. Hoặc tôi muốn biến chỗ đó thành chỗ của Phạm thiên thì tôi chỉ nghĩ về vô lượng chúng sanh bằng lòng từ bi.
Còn tu Pháp quán niệm xứ tức là chúng ta biết rõ cái đang diễn ra hiện giờ trong tâm mình nó là Khổ hay là Tập hay là Đạo. Hoặc là mình biết rõ cái đang khởi ra trong lòng mình bây giờ nó là triền nào trong năm triền: tham dục, sân độc, hoài nghi, trạo cử, phóng dật mình biết rõ. Hoặc là mình ngồi mình biết rõ là trong lòng mình từ sáng tới giờ, hoặc từ trưa đến giờ, hoặc nãy giờ hoặc là ngay bây giờ mình có Giác Chi hay không. Chớ như tôi hồi sáng giờ nếu tôi nhớ không lầm thì có ba lúc có Thất giác chi. Một lúc khi sáng mới ngủ dậy đầu tiên tôi nhìn thấy Đức Phật, tượng Phật đầu tôi nằm, đó là Hỷ giác chi. Lúc trưa này bị kẹt cái gì trong răng nó đau, lúc lấy ra nó có Định giác chi, tập trung chỗ nó đau đó. Còn chiều này có một chuyện làm tôi bị sốc. Lúc đó tôi nghĩ ôi cái gì cũng là phù vân: Xả giác chi. Một ngày 24 giờ mình lượm được chút đỉnh vậy mình mừng.
Chớ Ngài Xá Lợi Phất nói sáng tới chiều, ngày cũng như đêm Ngài muốn có giác chi nào trong lòng là lập tức Ngài có giác chi đó liền.
Mình chắc chắn không bằng Ngài nhưng thật ra phải nói rằng với kiến thức Phật Pháp học đây các vị có thể làm được điều đó. Mình hoan hỷ với Phật, Pháp, với Tăng, với điều đã học người ta làm được. ,
Mình không nhớ một chuyện mỗi một cái búng tay thế này, thiện hoặc ác nó đủ tạo ra cho mình rất nhiều cái test. Mỗi một khởi móng tâm, vọng tâm, vọng niệm như vậy thì ngay khoảnh khắc đó đủ để tạo ra bốn ác thú trong lòng mình. Cho nên mình biết mình có giác chi, có Bát chánh Đạo, mình biết mình đang tu về nội xứ về ngoại xứ mình biết. Đó là tôi ôn kỳ rồi mình học Kinh Tứ Niệm Xứ.
Bài Kinh thứ hai ôn tiếp là Tiểu Kinh Sư Từ Hống (post #608 bên trên). Đức Phật Ngài dạy rằng chỉ có ở trong giáo Pháp Ngài thì chư tăng mới có khả năng nhìn ngắm các pháp thông qua định lý Duyên khởi. Và chỉ có cách nhìn ngắm các pháp thông qua nguyên lý Duyên khởi mới giúp mình tránh được tà kiến.
Thí dụ nghe giảng tà kiến có hai loại là thường và đoạn kiến, nhiều người hỏi tôi ‘Con vô chùa nghe Sư nói con mới nghĩ tới chuyện đó. Chớ nhỏ lớn mẹ đẻ ra con có bao giờ nghĩ chuyện đó đâu. Điều đó chứng tỏ con không có tà kiến’. Các vị nghe kịp không? Họ nghe mình định nghĩa ‘thường kiến’ là nghĩ rằng có một linh hồn trường tồn bất biến đi từ cõi này qua cõi khác. Cổ nói nhỏ lớn học rồi lấy chồng đẻ con có bao giờ nghĩ tới chuyện đó đâu, vậy là con đâu có thường kiến? Còn nói đoạn kiến là không tin có kiếp trước kiếp sau, thiên đường địa ngục, luân hồi quả báo, thì con tin chớ, con không tin làm sao con đi chùa? Vậy rốt cuộc con không có tà kiến gì hết!
Thật ra không phải. Tại sao tôi chửi vô mặt cô mà cô giận? Tại vì cô nghĩ tôi là ông Giác Nguyên ‘Ông đó, ông chửi tui”. Lúc cô nghĩ vậy là đang nghĩ đến cái ngã. Vì cô nghĩ ‘tôi bị chửi, tôi bị đánh’, có ‘cái tôi’ trong đó.
Bởi vậy trong Pháp Cú Kinh câu thứ năm thứ sáu Ngài nói càng có tuổi thì càng thấm: “Nó mắng tôi chửi tôi, đánh tôi, hại tôi. Ai mang niềm hận ấy. Thù hận sẽ không nguôi”.
Ngài Xá Lợi Phất có lần đi bát, đang đi chậm rãi thì có một người dộng vô lưng Ngài cái ‘bum’. Ngài đứng yên, quay lại thấy ông Bà la môn: “Chuyện gì vậy?”. Ổng nói ‘Ngài là bậc A la hán không biết giận, đánh ngài thử vậy thôi’. Ngài đi tiếp.
Một lần nữa, đêm rằm Ngài ngồi thiền trong hang núi còn ngài Mục Kiền Liên ngồi bên kia. Có hai con Dạ xoa bay ngang. Trong Kinh nói tóc Ngài mới cạo bóng lưỡng. Hai con đó một con thiện một con ác. Con ác nói mấy ông này mà tu hành cái gì. Con quỷ thứ hai nói biết ai đây không, ngài Xá Lợi Phất đó, vì Ngài có tiếng trong Tam giới trong chư thiên, ai mà chẳng biết Ngài, chỉ có loài người là không biết Ngài thôi. Con kia nói ‘Thiệt giả giờ đập một chùy là biết liền’. Rồi nó nhắm ngay đầu Ngài dộng cái chùy xuống, lúc đó Ngài đang nhập định.
Trong Kinh nói cái đập đó đủ để làm tét một ngọn núi, nhưng Ngài đang nhập Định nên trớt quớt đi. Lúc đó ngài Mục Kiền Liên lập tức có mặt. Thì lúc nó vừa đập xong nó la lên với con kia là ‘Tao nóng quá, nóng quá. Tao bị lửa đốt’. Mà thiệt lúc đó nó trả nghiệp, lửa đốt và nó chết sa xuống địa ngục A tỳ.
Ngài Mục Kiền Liên xuất hiện nói “Sư huynh có đau không?” Ngài Xá lợi Phất hỏi: ‘Chuyện gì mà đau?’.
– Có con Dạ xoa mới vừa đánh sư huynh đó.
Ngài mới lấy tay Ngài rờ nói cảm thấy ê, ê. Nhưng đó là cái nghiệp của Ngài, nghiệp gì mình không biết. Chớ các vị tưởng tượng như mình bị đập vậy ngài Mục Kiền Liên có mặt cũng muộn rồi.
Phải nói rằng A la hán thì vị nào cũng tu hạnh nhẫn hạnh xả giống nhau thôi, nhưng ngài Xá Lợi Phất được xem là vị đệ nhất vì nhu hòa. Ngoài trí tuệ ra Ngài còn là đệ nhất nhu hòa. Ngài mát lắm. Cách dạy dỗ học trò Ngài cũng mát lắm. Mà mấy ông mát hay gặp họa hoài. Có một lần một vị tỳ kheo đến gặp Ngài, ổng mới tu, Ngài chưa biết tên, gọi ổng là ‘ a.na..na...’ vậy đó, thì ổng giận nói Ngài coi thường ổng, vô méc Phật, nói là "Ngài Xá Lợi Phất nhục mạ con." Đức Phật Ngài biết, nói ngài A Nan mời Xá Lợi Phất vô đây. Thì có vị tỳ kheo ngồi đó. Đức Phật hỏi “Có phải Xá Lợi Phất nhục mạ vị tân tỳ kheo này không?”. Ngài Xá Lợi Phất nói: “Thế Tôn, thân này của con, con còn coi không ra gì, con còn tâm trí đâu mà coi thường người khác”. Vì khi mình coi thường ai thì trước hết mình phải coi trọng mình. Đằng này: “Thân con con còn coi không ra gì. Con luôn tâm niệm lòng con luôn như đất, ai tưới nước hoa lên cũng vậy, ai đổ rác tiểu tiện lên thì cũng vậy thôi”. Ngài nói xong quay ra vị tỳ kheo đó nói: “Tuy tôi không có ý gì với sư, nhưng nếu tiếng gọi của tôi hồi sáng làm sư buồn thì tôi xin lỗi sư”. Lúc đó Đức Phật ngài nói: “Hãy xin lỗi ngài Xá Lợi Phất đi”. Nếu không xin lỗi cái đầu ngươi bể 7 mảnh bây giờ, vì cái đức Ngài lớn lắm. Vị tỳ kheo liền quỳ xuống đảnh lễ “Bạch Ngài, con đã xúc phạm Ngài”, lấy tay ổng tự đánh vô người và nói như vậy.
Cái đức độ của Ngài lớn lắm. Kinh nói trong tam thiên đại thiên thế giới không có một chúng sinh nào mà có được một phần mười sáu trí tuệ của ngài Xá Lợi Phất. Ngài giản dị lắm. Đi tu mấy chục năm không về nhà, lúc sắp mất Ngài về thăm mẹ. Mẹ ngài là Bà la môn, Về đến đầu làng ngài gặp đứa tớ gái, nói con về nói với Bà là sư cậu về. Bả mừng quá nói nếu thiệt sư cậu về thì từ đây về sau con không làm nô lệ cho bà nữa. Bả dọn dẹp, để cho ngài Xá Lợi Phất ở trong căn phòng ngày xưa bả sanh Ngài ra. Đầu đêm đó Tứ đại thiên vương xuống hầu Ngài, giữa khuya thì Đế Thích, khuya nữa thì Phạm thiên xuống. Sáng lại bà mẹ hỏi sao khuya phòng con sáng dữ vậy. Ngài kể từ từ nói đầu hôm Tứ đại thiên vương, rồi Đế Thích và Phạm thiên. Bà mẹ nói cả đời mẹ thờ Phạm thiên mà Phạm thiên không cho mẹ gặp mặt. Còn con theo ông Cồ Đàm, chẳng những con không thờ Phạm thiên mà Phạm thiên còn đến hầu con. Ngài mới nói: ‘Nhưng con đâu thấm gì, Sư phụ con kìa’. Bả nghe xong bả đắc Tu đà hườn. Ngài biết ngài đã trả nợ bú mớm mấy trăm ngàn kiếp ơn mẹ. Ngài biết xong rồi ngài hỏi em út là ngài Chunda canh mấy rồi? Nói canh ba. Vậy đã đến giờ ta đi rồi, và Ngài lấy lá y che mặt lại và đi luôn.
Trong bài Tiểu Kinh Sư Tử Hống, Đức Phật nói rằng chỉ trong giáo pháp của Ngài mới có suy nghĩ rằng nhìn các pháp thông qua hệ thống Duyên khởi. Nhờ vậy mình mới không bị mắc vào thường kiến và đoạn kiến.
Có một tu sĩ đến hỏi Phật: “Bạch Thế Tôn, con người chết rồi còn hay hết?” Nếu Ngài nói còn thì ổng tưởng rằng còn một linh hồn, mắc vào thường kiến. Còn nếu nói hết thì ổng mắc vào đoạn kiến. Nên Ngài không nói. Ổng hỏi ba lần vậy rồi bỏ đi. Lúc đó ngài A Nan hỏi Đức Phật, tại sao ổng hỏi mấy lần mà Ngài không nói a hay b. Đức Phật mới nói: "Cái duyên của ông này chưa tới, nếu ta trả lời cái nào ổng cũng bị kẹt hết, mà ta không muốn như vậy. Cái gì phải đến rồi cũng sẽ đến thôi." Ngài A Nan không hiểu. Thời gian sau ổng đó trở lại: “Bạch thế Tôn, hôm trước con hỏi Thế Tôn mà không biết lý do nào Ngài không trả lời con”. Đức Phật nói "Nhắc lại câu hỏi đi."
-- Con muốn biết rằng với một người như vị A la hán chẳng hạn sau khi chết rồi còn hay mất.
Đức Phật ngài nói: "Cái gọi là chúng sanh có 5 thành phần: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Năm cái đó theo ngươi là thường hay vô thường? Ổng nói vô thường, bằng chứng là cái thân mình cũng thay đổi, cái feeling mình thay đổi, tư tưởng mình thay đổi."
Phật mới hỏi: “Cái gì vô thường thì nó khổ hay vui?”.
– Dạ khổ, tại vì mình không muốn mà nó vẫn xảy ra.
Ngài hỏi như vậy có nên nói nó là của mình không?
– Dạ không, bởi nếu nó là của con thì con điều khiển nó được.
Ngài nói “Đó chính là câu trả lời của ta cho câu hỏi của ngươi đó”.
Ổng nghe ổng hiểu.
Nghĩa là đối với một người còn luân hồi thì
- sau khi họ chết nói còn cũng đúng, bởi vì cái tâm tái tục chính là tác phẩm của kiếp trước chớ nó không phải là cái tâm của kiếp trước.
- Còn nói nó không là bởi nó không còn dấu vết gì của kiếp trước. Cái tâm trước nó mất thì mất luôn không để lại một mảnh vụn nào hết.
Tâm sau tâm trước nó khác. Mình không tu mình nghĩ như trong lòng mình có cái hồn cái vía. Khi mình ngủ chiêm bao xuất cái vía đi chỗ này chỗ kia. Khi mình thức thì cái vía giúp mình sống, ăn. Nhưng trong Vi Diệu Pháp không nhìn nhận chuyện đó.
Vi Diệu Pháp nói không có một cái tâm mà có nhiều tâm. Khi tôi mở mắt nhìn cái chai thì lúc đó trong cái gọi là sư Giác Nguyên chỉ có một tâm thôi, đó là tâm nhãn thức. Mà lúc tâm nhãn thức xuất hiện thì xuất hiện theo lộ ngũ, mà lộ ngũ mất rồi thì xuất hiện thêm bốn lộ ủy nữa xuất hiện để tôi biết đây là cái chai. Bởi nếu mình không học Vi Pháp mình chỉ nghĩ rằng nhìn cái chai biết là cái chai là chỉ có một tâm, không phải. Trong Vi diệu Pháp nói khi anh nhìn cái chai, con mắt anh thấy cái chai, anh chưa kịp biết đó là cái chai. Con mắt anh chỉ có trách nhiệm nhìn thấy thôi mà chưa biết cái này là cái gì. Lúc đó, cái tâm của mình, cái lộ ý môn xuất hiện nó cho mình biết đây là cái chai có nhãn màu đỏ, còn cho biết đây là cái chai hình tròn. Cho nên mình nhìn người nào đó mình biết rằng đó là nam hay nữ, người đó quen hay không quen, nếu đó là người quen thì mình thích hay không thích. Thì lúc đó mình trải qua rất nhiều lộ tâm.
(còn tiếp)
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(tt) Sư Toại Khanh Giảng MN 12 - Đại Kinh Sư Tử Hống (2-3)
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=urvWVuSlw_M&abt=%C4%90%E1%BA%A1i+kinh+s%C6%B0+t%E1%BB%AD+h%E1%BB%91ng
Cho nên Đức Phật nói rằng ta không thấy gì mà nó vô thường thay đổi nhanh cho bằng cái tâm con người.
Nói về chân đế thì sự vô thường trong mỗi sát na mình không có thấy, nhưng nói về sự vô thường trong từng lộ tâm mình thấy dễ hơn.
Cũng món đồ đó, con người đó mà cách đây chừng hai bữa, hai tháng, hai năm chẳng có gì hết. Nhưng bây giờ cũng con người đó mà mình ghét. Ghét không muốn nhìn mặt. Hoặc cũng con người đó giờ tự nhiên mình thích. Cách đây hai năm tôi ra đường tôi nhìn xe không có suy nghĩ gì hết, thấy xe nào như xe nấy. Giờ qua Mỹ tôi để ý cái Lexus nó đắt tiền, tôi biết BMW đắt tiền, Mercedes đắt tiền. Tôi thấy chiếc Honda mà Honda Civic, Corona thấy sao trong bụng chê, dầu nghèo mà mình sao hỏng quan tâm.
Tại sao?
Vì cái tâm mình nó như vậy. Ai gặp tôi ở VN ba năm trước giờ thấy lại cũng còn bóng dáng cũ, còn cái tâm nó vô hình chớ nếu nó không vô hình thì nhìn không ra. Cho nên nếu mà mình tin vào cái linh hồn thì là sự si mê rất lớn là vậy. Bởi cái tâm mình nó vô thường dễ sợ lắm.
Đức Phật ngài nói rằng chỉ có cái nhìn qua lăng kính 12 Duyên khởi mới nhìn thấy thế giới này nó sinh hoạt như thế nào. Chính vì biết nhìn thế giới thông qua lăng kính Duyên khởi mà mình không có chấp thường hay chấp đoạn. Không chấp một linh hồn thường còn bất biến, mà mình cũng không nghĩ rằng chết là hết.
Bởi vì sao?
Vận Hành của 12 Nhân Duyên:
Vì vô minh đời trước duyên cho ba hành. Hành duyên cho thức tái tục. Thức duyên cho danh sắc tái tục. Danh sắc duyên cho lục nhập. Lục nhập duyên cho xúc. Hễ có mắt tai mũi lưỡi thì có các cảnh trần. Mà hễ có xúc duyên cho thọ dầu thọ khổ hay thọ lạc, chỉ cần mình còn phiền não thì nó còn duyên cho ái. Vì sao? Nếu căn tôi đụng tới ngoại trần thì là xúc. Nhưng khi nó sướng nó khởi tâm tham đã đành rồi (thọ duyên ái), nhưng mà khi nó đau quá nó cũng duyên cho ái. Là sao? Lúc tôi nghĩ tới cái gì đó có thể xoa dịu được. Thí dụ tôi chạm tay vô nước sôi, lúc đó là khổ thọ, nhưng cũng ngay lúc đó tâm ái xuất hiện liền (mình muốn cho nó hết). Thế là mình thổi cái chỗ phỏng liền. Lúc mình đi tìm cái thổi là tìm cái ái, lúc đau khổ cũng dẫn tới tâm ái nữa. Lúc mình nhớ ai quá là sao? Nhớ là tâm sân, nhưng có tâm ái là mong rằng gặp được. Còn giờ mình đau quá, mình muốn hết đau. Mà muốn hết đau thì mình nghĩ đến cảm giác êm ái. Nó gắn liền nhưng vì mình không tu Tứ Niệm Xứ không học Vi Diệu Pháp nên mình không thấy được chuyện đó.
Hồi đó tôi học Duyên khởi, hồi sớm, mười mấy tuổi thôi. Học ‘xúc duyên thọ’, xúc có lúc duyên cho thọ này khổ lạc ưu hỷ xả. Nhưng khổ thọ duyên cho ái thì vô lý, vì thọ chỉ có thọ lạc, thọ hỷ thôi. Còn nếu có ráng lắm là thêm thọ xả thì nó duyên cho ái, chớ ‘khổ’ với ‘ưu’ thì làm sao duyên cho ái được? Ấm ức lắm! Tới chừng mình hơn xíu tuổi mình thấy, cứ mỗi lần mình khổ thì cái phản ứng tâm lý tất nhiên của mình là mình nghĩ đến cái gì tham ái.
Trong Kinh nói phàm phu mình giống như con bò khát nước. Càng khát nó càng đi tìm nước uống mà nó uống nhằm nước muối.
Mình thỏa mãn dục trần bằng cách mình đi uống nước muối.
Thí dụ như tôi thích cái đó quá, tôi về tôi ngủ mà cứ nhớ hoài, thế là tôi tìm mọi cách để tôi có nó. Mà khi có nó rồi một là nó đày mình, mình tưởng mình làm chủ nó mà thật ra nó làm chủ mình.
Có cô Phật tử nói với tôi, mua chiếc xe mới về mỗi lần đi shopping mall ra là đi nhễu một vòng coi có ai cọ quẹt trầy xước gì không mới nổ máy, mà má mình thì cả ngày đi làm về mình còn không coi má có bị gì hông.
Cho nên mình học phật Pháp để khi đụng chuyện mình biết mình xài. Các vị biết hồi hôm này nửa đêm tự nhiên tôi giật mình thức dậy, tôi nghĩ tới một chuyện mà tôi muốn gọi phone cho bất cứ ai .
Tôi nghĩ tới cái chết! Tôi đang ngủ vầy nè, giật mình thức dậy tự nhiên tôi nhìn tôi sao giống xác chết quá đi. Có nhiều lúc tôi nghĩ không biết do cái duyên để mình tu, không biết do chư thiên nhắc mình hay do thần kinh mình có vấn đề mà đại khái như vậy. Giật mình hãi hùng nghĩ cái này trước sau cũng đem đi đốt, thấy khiếp lắm!
Cho nên giận ai mà nhớ cái đó cũng bỏ bớt.
Cái chết đối với phàm phu mình, mình thấy cực kỳ dễ duôi. Mình còn trẻ thì nói còn lâu lắm mình mới già. Tới trung niên rồi nghĩ ít nhứt cũng còn được 15 năm. Đến quá tuổi trung niên rồi nghĩ cũng còn hơn 5 năm. Rồi đến tuổi 60 nghĩ ít nhứt cũng còn một hai năm. Đến 70 rồi vẫn nghĩ mình còn khỏe mà, lúc đó không dám tính con số nữa, mà nghĩ còn ... Trời đất ơi tôi thấy nhiều người năm mấy sáu mấy mà còn toan tính chuyện tương lai!!!
Cho nên trong bài Kinh Tiểu Sư Tử Hống (post #609 cùng trang), Ngài xác nhận rằng cái nhìn tự tại đối với cuộc đời này chỉ có trong Giáo Pháp của Ngài.
Ta có học về Duyên Khởi ta mới thấy lý do tại sao trong Kinh Hạnh Phúc có câu là “Khi xúc chạm việc đời tâm không động không sầu. Tự tại và vô nhiễm. Là phúc lành cao thượng”. Rất là đặc biệt! Cái bài đó mình đọc kỹ Đức Phật ngài nói những vấn đề từ thấp lên cao.
Mới vô Ngài khuyên mình chọn bạn mà chơi, chọn chỗ mà ở, rồi dạy mình cách cư xử với vợ với chồng với cha, mẹ, con cái.
Rồi từ từ cuối cùng Ngài mới đem hai đoạn cuối: “Khi xúc chạm việc đời, tâm không động không sầu. Tự tại và vô nhiễm ...”, rất là khó! Đến một mức nào đó dầu mình có gặp chư tăng thường hay không thường; có đi nghe Pháp thường hay không nghe Pháp nhưng Phật Pháp đối với mình nó đã là một phần tư tưởng, thì lúc đó mình mới là Phật tử.
Tôi nói hoài mình chỉ là Phật tử khi mình thắp nhang chư Phật mà mình nhớ là Phật tử thôi. Khi mình buồn vui mình không nhớ đến Chánh Pháp. Hoặc mình có cái bậy vô cùng là mình cứ tưởng tu là phải vô chùa. Hoặc có nhiều người vui lắm nghĩ hành thiền là để về già mới hành thiền.
Đó là những suy nghĩ cực kỳ tầm bậy.
Thật ra tuổi trẻ là tuổi tu thiền tốt nhứt. Đó là lúc tâm sinh lý của mình đều ở trạng thái very, very ok. Có nạp là nạp lúc đó, chớ còn yếu rồi . Các vị đây toàn dân sung sướng chắc không biết cái lúc sốt mà không có thuốc uống thì mới biết.
Có lúc tôi ở cái chùa xa, ba ngày bốn ngày không có thuốc uống. Tôi chỉ uống bằng cỏ mực đâm uống. Mà nó không chịu hạ, mà sốt cách nhật. Đang nằm mê man vầy mấy sư bạn tới rờ rờ hỏi đỡ hôn, rồi pha cho ly nước đường. Uống xong nước đường thấy khỏe, đi ra thì chóng mặt, yếu quá. Có điều hết sốt phấn khích quá. Đi, đi mà cái đầu nặng hơn cái chưn, mà mấy ngày nay đâu có đi vòng vòng, mình nhớ. Đang đi tự nhiên buồn ngủ. Tui nhớ kinh nghiệm vậy đó, đang đi tự nhiên buồn ngủ, thôi đi về phòng. Trước khi nó sốt là nó bắt đầu bằng cái buồn ngủ, nó làm cho mình lừ lừ, lừ lừ, mà lúc đó là nó lên đó, cặp thủy vô là nó lên liền, 40, 41 độ. Bác sĩ nói baby chịu sốt cao hơn mình, chớ mình sốt quá mình chết đó. Trời ơi nó mê man. Các vị biết lúc đó cái tâm mình thấy Phật nó yếu xìu hà, không có thấy gì hết!
Truyện Chí Phèo Thị Nở của Nam Cao đó, nhiều lúc tưởng mình là Chí Phèo, có được bát cháo hành, không phải đơn giản!
Sa môn ngộ lắm, có lúc được người ta hầu như đế vương, cho ăn còn quỳ lạy, có lúc còn thua thằng ăn mày!
Chúng ta học bài Đại Kinh Sư Tử Hống (post #611 cùng trang).
Trong Kinh, Đức phật nói với ngài Xá Lợi Phất rằng sở dĩ Ngài được xem là bậc Thiên nhân sư, thầy của chư thiên nhân loại là bởi vì Ngài thành tựu những pháp mà chỉ có chư Phật mới có.
Bốn Pháp vô sở úy
Thí dụ Ngài có bốn Pháp vô sở úy.
- Cái gì cần được chứng đạt thì Ngài đã chứng đạt.
- Cái gì Ngài nói rằng chướng ngại thì cái đó dứt khoát là chướng ngại.
- Phiền não nào cần được đoạn trừ thì Ngài đã đoạn trừ.
- Giáo Pháp của Ngài có khả năng dẫn tới hướng thượng.
‘Hướng thượng’ nghĩa là
- người tu lèo èo, lạch ạch thì cũng được sanh lên nhân thiên.
- Khá hơn, chứng đạt các tầng thiền,
- khá hơn nữa chứng đạt Đạo quả Niết bàn.
Đó là hướng thượng trong Giáo Pháp Đức Phật. Còn ngoài thế gian, dầu cho họ có trăm mưu ngàn kế, họ chỉ xây dựng được thế giới hiện tại thôi.
Đức Phật nói rằng con người sanh ra phải có hai con mắt. Cũng vậy một người hiền trí, một đệ tử Phật cũng có hai con mắt, mắt đời mắt Đạo.
- Mắt Đời là có khả năng tạo dựng một kiếp sống hiện tại ok.
- Mắt Đạo là có khả năng tạo dựng cho mình trong tương lai một kiếp sống ok.
Có một chuyện tôi muốn kể, là bà Visakha làm dâu bên nhà chồng, buổi sáng có một vị tỳ kheo đi ngang nhà. Ông già chồng không thích tỳ kheo nên bà mới nói với vị ấy: “Bạch Ngài, cha chồng con đang ăn đồ ăn cũ”. Vị tỳ kheo nghe vậy hiểu nhưng ông cha chồng giận vì mình triệu phú mà con dâu nói mình ăn đồ ăn cũ. Ổng hỏi sao con nói như vậy? Thì bà Visakha nói “Hồi xưa cha có bố thí, đời này cha được giàu có ăn mâm vàng đũa ngọc. Nhưng hết kiếp này thì con không bảo đảm tại cha không có làm phước. Còn ăn đồ mới có nghĩa là người ta có làm phước, có hưởng thụ. Còn đồ cũ là kiếp trước có tạo mà kiếp này không tạo thêm”. Câu chuyện dài lắm, đại khái tôi kể khúc đó thôi.
Trong đời sống mình có hai con mắt, mắt đời và mắt đạo. Nếu mình có thành công xã hội cách mấy cũng phải biết rằng thành công đó chỉ nuôi mình vài chục năm thôi, sau đó mình bắt đầu kiếp sống mới.
Nếu mình biết chuyện này nữa mới hãi hùng.
Tức là kiếp trước đây mình có như thế nào bây giờ mình mới được hưởng như vậy. Hiện nay cả tỷ người đang không có cơm ăn mà mình ở Mỹ mình ăn không hết. Nhiều chỗ người ta không có áo mặc không có đồ dùng, còn mình thì over. Sướng quá sướng mà mình hỏng biết. Nếu mình không khéo thì đó là ăn đồ cũ.
Đức Phật Ngài thấy cái đó nên Ngài nói rằng Ngài có Bốn Pháp vô sở úy.
Thập lực
Thứ hai, Ngài có Thập lực, là sao? Là
- Ngài thấy rõ chuyện gì trên đời này là có thể và không có thể.
- Ngài thấy căn cơ chúng sanh cao thấp khác nhau.
Chúng sanh có khuynh hướng thích cái gì, nghiêng nặng về cái gì Ngài biết. Cho nên Ngài giống một vị tối thượng lương y là Ngài có thể nhìn bịnh chúng sanh mà hốt thuốc. Chư phàm tăng hôm nay không có khả năng đọc hiểu lòng người như Đức Phật. Nên tụi tui bây giờ thuyết pháp giống như thợ săn bắn dở. Bắn đạn chài bùm túa ra trúng con nào hay con đó. Khi thuyết pháp đám đông cả mấy trăm người hoặc mấy chục người hoặc năm ba người, nhiều khi nói chuyện xong xuống không tìm được một người nào mà họ enjoy cái gì nữa, chớ đừng nói là họ ghi nhận. Lâu lâu thuyết Pháp có một vài người họ xuống, hoặc gọi phone họ nói ‘Hồi nãy Sư nói con thấm ghê, nó giúp con được chuyện rắc rối, con đang suy nghĩ , nghĩ không ra’. Lâu lâu mới được một người như vậy.
Cách đây mấy hôm có hai vợ chồng giận tôi vì chút hiểu lầm, nói là tôi có thể ngọt. Vì lúc lên chánh điện tôi có nói 2/3 nỗi khổ trên đời này là do mình hiểu lầm mình không chịu giải quyết. Để cái hiểu lầm lớn dần lâu ngày thành hận oán. Tôi chỉ nói vậy rồi tôi nói qua chuyện khác. Nhưng mấy câu nói tình cờ giúp hai vợ chồng thấm. Họ xuống họ nói con cũng hy vọng con hiểu lầm, Sư. Mà thiệt nhờ vậy con mới biết con hiểu lầm.
Bởi bữa hổm tôi nói câu thế này: “There is no - but - only”, Ở đời không có lầm lỗi mà chỉ có ngu xuẩn (sự u mê) thôi.
Quote:https://english.stackexchange.com/questi...ly-correct
Q: There is no money needed, but only time.
(when I am trying to express that money isn't required for a particular thing, only time is required?)
A: No, preference:
1/ There is no money needed (or required), only time. OR:
No money is needed/required, only time.
[/url]2/ There is no leadership: only effective management
[url=https://books.google.com/books?id=rhIpAwAAQBAJ&pg=PA119&lpg=PA119&dq=there+is+no+but+only&source=bl&ots=aeGi51C3gV&sig=ACfU3U1qFnJ4q--yzUxmsQ3k-pgz0lBp6w&hl=en&sa=X&ved=2ahUKEwizqf695YH0AhW9nWoFHbgoCgAQ6AF6BAgZEAM]
Rồi Ngài nói thêm một chuyện là Ngài có thể hiểu Lục đạo Ngũ thú. Thực tình mình lo ăn uống, chuyện vợ chồng nhà cửa tiền bạc mình không để ý.
Chớ một lúc nào đó bình tâm mình ngồi nghĩ:
"Không có Phật Pháp bây giờ mình ra sao? Nhà có chuyện buồn mình không biết suy nghĩ ra sao. Rồi đêm ngó bầu trời mình là cái gì trong trời đất này, rồi mình chết rồi đi về đâu?"
Tôi có đọc rất nhiều giai thoại giống nhau. Những vị đại đức Phật giáo người da trắng như Đức, Mỹ họ có suy nghĩ giống nhau.
Như vị sư người Đức ngài (...) ngài nói đang học ở trường tự nhiên ngài nghĩ dòm từ mẫu giáo dòm ngược sinh viên rồi ngài nghĩ: "Ủa học vậy ra trường rồi làm luật sư bác sĩ rồi chết à?" Ổng nghĩ vậy ổng hoảng ổng đi tu. Người ta là loại người ‘chỉ cần đánh một roi là chạy’ là vậy đó, thấy nó vô nghĩa!
Các vị có khi nào vứt đồ vô cái lỗ không? Cái gì càng nhỏ càng gọn dễ hơn, thì cái lòng mình muốn sa đọa dễ lắm. (Làm ác dễ hơn làm thiện). Mình sống mà không có tâm từ, bi, hỷ, xả, vị tha bác ái không có vươn ra mình giống như cục bi thảy vô đâu lỗ nào cũng lọt hết. Còn nếu mình có lòng bi mẫn, có nghĩ đến chúng sanh khác, tạm gọi cái tôi của mình lúc đó lớn ra, giống như con diều gió thổi nó có thể bay được. Còn mình không tu, tâm mình như viên sỏi thảy đâu rớt đó, nó không có hy vọng chắp cánh.
Trưa này có một đám tang, sư trụ trì kêu tôi giảng. Tôi có nhắc lại định nghĩa chữ hồi hướng thôi. Tôi muốn noí rằng mình muốn nhận được phước hồi hướng của người ta thì lúc còn sống phải có cái lòng mình ok, sẵn sàng. Quan trọng lắm. Giống như mưa thì không phân biệt, đất, cỏ thấm nhưng chỗ miếng plastic thì không thấm nước mưa được. Miếng plastic không thấm vì nó đã không sẵn sàng.
Hồi mình còn sống, lòng mình không sẵn sàng thì khó lắm.
Tôi nói này các vị hoan hỷ.
Tính theo giờ ở Mỹ bây giờ có rất nhiều chùa đang làm khóa lễ đại chúng, kể cả Bắc Tông. Họ đang làm lễ, đang cầu nguyện “Nhất thiết giới chúng sanh...” trong đó có mình rồi, mà vì cái lòng mình không sẵn sàng. Đêm hôm đang ngủ mà cảm thấy lòng cô độc lẻ loi thì nhớ là bên VN đang trai tăng, người ta đang tụng Kinh ở bển “Chúng sanh ba giới bốn loài ...” trong đó có mình rồi. Cái lòng mình bất cứ lúc nào chỉ cần biết đang có người hồi hướng đến nhất thiết chúng sanh là trong đó có mình rồi. Cho nên lúc nào, tôi nói là every time trong ngày, lúc nào mình muốn có phước cũng được hết. Mình biết hiện giờ là đang có rất, rất là nhiều người đang hồi hướng cho mình, 24/24 chớ tôi không nói là 12 hay 18/24 trên trái đất hình bầu dục này. Tôi dám nói như vậy. Đó là chưa nói những người tu tại gia. Họ đi làm về tối họ cũng tụng, cũng hồi hướng cho mình. Có đó mà lòng mình không có nhận.
Cho nên bất cứ lúc nào mình muốn là có thêm phước, free, phước free đó. Phước free là sao? Tức là mình nghĩ bây giờ người ta đang hồi hướng cho mình là tự nhiên mình vui. Mà rất nhiều người chớ không phải một hai người. Trong đó có những vị hòa thượng ngồi thiền rồi họ xả cho mình mà mình không nhận vì sao? Vì lòng mình là một miếng plastic mưa xuống không rớt vô được.
Lúc sống mình tập mở lòng ra thì lúc chết mình mới mở lòng ra được.
Đại Kinh Sư Tử Hống:
Đức Phật ngài nói rằng Ngài có Bốn Pháp Vô sở úy nên được gọi là thầy của cả chư thiên nhân loại.
Ngài có 10 Thập lực, sức mạnh của vị Chánh Đẳng Giác nên Ngài được gọi là Tứ sanh từ phụ.
Tu Khổ Hạnh
Ngài kể ngay cả chuyện tầm phào nhứt trong đời Ngài là lúc tu khổ hạnh thì cái khả năng khổ hạnh của Ngài cũng không ai bằng được. Ngài nói những đêm khuya trong rừng già một mình Ngài thôi không cha không mẹ không vợ không con không người hầu cận, lạnh lẽo không áo không quần Ngài bò đi như một con thú, và cả ngày đó Ngài chỉ ăn một miếng cơm một hột đậu thôi. Giữa rừng hoang như vậy, đối diện với bóng tối mịt mù. Giữa rừng như vậy bịnh hoạn cũng không ai chăm sóc. Thiệt tình lõa lồ tứ niên như vậy mà sáu năm trời không cảm không trúng gió cũng lạ. Chớ mình bây giờ mặc áo phong phanh như vậy bịnh chết, nhảy mũi tùm lum hết trơn. Còn Ngài suốt mấy năm trời. Có khi Ngài còn giữ hạnh ‘uế thực’, tức là ăn phân bò, rồi đi cầu ra rồi lấy cái đó ăn trở lại. Nhiều cái hạnh Ngài nói bấy giờ con mắt của ta ở xa nhìn như hai cái giếng nước. Nó hun hút, có cái đốm sáng sáng ở dưới thôi. Hoặc là rờ bụng ta thì đụng cái xương sống. Cái mông của ta lúc thịt nó mất còn lại cái miếng xương khu như con lạc đà. Ngài nói lúc đó Ngài như trái mướp khô, nó tóp vô.
Vì sao?
Vì Ngài thương chúng sanh! Cách đây 4 a tăng kỳ và 100.000 đại kiếp về trước Ngài biết Ngài có khả năng giác ngộ. Nhưng Ngài nghĩ rằng một người như ta có thể lội qua sông sanh tử. Nhưng như vậy là không nên, là uổng phí. Ta phải đóng một chiếc tàu để cùng nhiều người khác đi trên chiếc tàu đó. Thế là dưới chân Phật Nhiên Đăng, Ngài lập nguyện trở thành Chánh Đẳng Chánh Giác. Trong chừng đó thời gian, máu mà Ngài đổ ra để hành ba la mật nó nhiều như biển. Nước mắt Ngài đổ ra để hành ba la mật cũng nhiều như biển. Xương mà Ngài đổ ra trong lúc hành ba la mật như núi. Thịt mà Ngài lóc ra cho chúng sanh để hành ba la mật nhiều như đất trên địa cầu.
Cho nên với lòng đại bi như vậy khi Ngài sanh ra đời . Ngài giống như con voi mà bước xuống chiếc thuyền nhỏ, chiếc thuyền chịu không nổi phải lúc lắc. Sự ra đời của Đức Bổn Sư làm cả thế giới phải thay đổi.
Có một chuyện mà các vị có thể nghi ngờ là tôi là tu sĩ Phật giáo thì tôi tán dương Đức Phật, chớ Đức Phật có đúng là Ngài vĩ đại như vậy hay không ?
Tôi xin thưa, các vị có đọc chút đỉnh (chút đỉnh thôi chớ tôi không nói rằng nhiều) thì các vị thấy trong thế giới này có một ông giáo chủ nào đóng góp vào văn minh của nhân loại lớn bằng Phật Thích Ca không? Cái thời văn minh rực sáng hoàng kim của Trung Quốc vào đời nhà Lương, nhà Tùy là của Phật giáo. Phật giáo để lại biết bao nhiêu công trình văn hóa ở Tân Cương, rồi vùng Mãn Châu. Sau đó xuống Trung Quốc tỉnh nào cũng có những chùa, những tượng rất là lớn.
Phật giáo đã đi vào lòng rất nhiều dân tộc để người biết yêu thương nhau. Những gót chân hoằng dương của đệ tử Đức Phật không để lại máu nước mắt.
Sự vĩ đại của Ngài đã xoa dịu biết bao nhiêu người. Sự vĩ đại đó không phải là hào quang cá nhân. Sự vĩ đại đó là dấu ấn rất là lớn. Tôi xin nói với các vị rằng nếu Ngài không vĩ đại thì làm sao những lời nói của Ngài khiến cho người ta ghi chép và bán mạng cho những lời dạy đó.
Các vị có đọc sử về cuộc thỉnh Kinh của Đường Tăng Tam Tạng thấy dễ sợ. Băng qua sa mạc, qua núi, trộm cướp, bịnh hoạn lung tung mà ngài vẫn đi vì ngài nghĩ rằng Phật giáo Trung Quốc đóng góp rất lớn cho văn học Trung quốc. Mà thời gian lúc ngài rời đi thì Phật giáoTrung Quốc lúc đó đang có vấn đề. Ngài muốn đem chơn Kinh, Chánh Pháp về để xây dựng lại nền Phật gíao. Hôm nay đọc sử chúng ta mới thấy rằng vào thời điểm nào mà Phật giáo cực thịnh ở quốc gia nào thì thời điểm đó, văn minh của quốc gia đó ở một thời điểm cực thịnh.
Thí dụ Việt Nam có Đinh, Lê, Lý, Trần. Thời Lý thời Trần văn Chương VN, tư tưởng, quân sự, chính trị VN thời đó cực mạnh. Những di sản văn hóa đáng kể quý giá nổi bật của Trung Quốc đều tạo ra trong thời kỳ Phật giáo cực thịnh. Bên Ấn Độ cũng vậy, Phật giáo bây giờ điêu tàn nhưng những thời kỳ như vua A Dục, vua Canisacka, thời kỳ văn minh Mauriya những di tích văn hóa cho đến hôm nay, cả ở Afganistan nếu mà Taliban không phá thì các công trình đó của nhân loại chịu ơn đức Phật rất là nhiều.
Còn mình thì như người sưởi nắng dưới ánh mặt trời không bao giờ nghĩ đến cái ơn mặt trời. Nhưng có một chuyện phải nhìn nhận là nếu không có đạo Phật thì bộ mặt thế giới hôm nay sẽ khác đi. Nếu không có Đạo Phật thì thế giới hôm nay còn như thế nào nữa. Non một tỷ người trên thế giới đã lấy đạo Phật làm phương châm sống. Sự vĩ đại của Đức Phật là như vậy.
Thánh Gandhi không phải là Đức Phật nhưng hôm nay người Ấn Độ khi nói đến ổng kêu ổng là Papachi, tiếng Hindu có nghĩa là vị cha già. Anh em huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt nhưng mỗi lần nhớ đến hình ảnh Gandhi anh em không nỡ tương tàn nhau nữa. Giống như trong gia đình mà anh em có giận hờn nhau mà nhớ bóng dáng bà mẹ ngồi dưới đèn khuya canh cửa cho thằng Tư thằng Tám bây giờ nó về chưa, hình ảnh đó làm chạnh lòng thương nhau hơn.
Đối với Đức Phật cũng vậy. Trong thế giới bạo loạn này hình ảnh Đức Phật rất đẹp, mình tưởng đến Ngài mình thấy ấm lòng. Một Bá tước người Đức nói ‘Mỗi khi tôi cần tìm một sự thanh thản tôi nhìn lên chân dung Đức Phật là tôi thấy trên đời này không khuôn mặt nào dễ thương hơn khuôn mặt của Ngài’. Một vị giáo sư người Anh nói rằng ‘Càng thương mến Phật tôi càng hiểu Phật. Càng hiểu Phật tôi càng thương mến Phật’.
(còn tiếp)
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(tt và hết) Sư Toại Khanh Giảng MN 12 - Đại Kinh Sư Tử Hống (3-3)
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=urvWVuSlw_M&abt=%C4%90%E1%BA%A1i+kinh+s%C6%B0+t%E1%BB%AD+h%E1%BB%91ng
Bài MN 12 - Đại Kinh Sư Tử Hống không phải Ngài nói để cho mình nể phục Ngài. Nghe sơ qua tôi giảng các vị tưởng tự Ngài khen Ngài. Không phải. Tất cả những gì Ngài tự nhận về phía Ngài là Ngài nói bằng tâm từ bi của Ngài thôi.
Chớ các vị tưởng tượng mê danh mê lợi gì nữa. Làm vua đó, bỏ vợ đẹp con ngoan đó mà sống đời tha phương cầu thực. Cuối cùng, các vị tưởng tượng hình ảnh thấy thương. Trong đám đông đi bên cạnh Đức Phật, lúc nào cũng túc trực năm, sáu ông vua đi tu. Rahula là ông vua chớ còn gì nữa? Ngài A Nan Đa là vua, nhiều người quên ngài A Nan ngoài đời là vua. Ngài Nan Đà em ngài ngoài đời cũng là vua. Bản thân Ngài cũng là vua. Rồi mấy trăm thanh niên trong đó toàn là công tử danh gia thế tộc. Rồi sao? Một y một bát, đưa nhau về miền quê xa hẻo lánh. Đêm đó có một ông vua trong số các vua nhắm mắt xuôi tay ra đi. Ông vua này trước khi ra đi nói với mấy ông vua ở lại:
“Những gì mà bậc Đạo sư cần phải làm cho đệ tử bằng tình thương ta đã làm cho các ngươi rồi. Đây là những ngôi nhà vắng, những gốc cây, những đống rơm. Hãy ngồi thiền định, chớ để hối tiếc về sau”.
Ông vua đó chết, để lại mấy ông vua ông quan ở lại cũng đầu trọc, ôm bình bát mới ngồi lại với nhau : ‘Ngày xưa lúc Thế Tôn còn sống Thế Tôn đã dạy vầy vầy. Anh em mình truyền nhau để giúp ích cho chúng sanh”. Hết thế hệ này đến thế hệ khác truyền đăng tục diệm để duy trì ngọn đuốc đó, để cháy suốt 2.548 năm trên trái đất này. Hình ảnh rất là đẹp!
Rồi còn hình ảnh nào bi hùng cho bằng hai ông già, ngài A Nan 80 tuổi, Đức Phật cũng 80 tuổi, hai ông già dìu nhau đi trên đoạn đường làng. Đi ngang đường đó, ông già kia nói với ông già này “Ta khát nước kiếm cho ta miếng nước”. Ông già nọ cầm cái bình đi lủm ca lủm củm kiếm nước cho ông già này uống. Hai ông này là hai ông vua, ‘ác’ như vậy! Bây giờ hai người không có tóc. Nó đẹp quá đi! Rồi giữa khu rừng khuya như vậy mấy trăm tu sĩ với nhau ngồi đó. Ngồi trong im lặng để ngó người kia trên tử sàn, trên giường chết ra đi. Trong lòng mỗi người đều tự nhủ rằng mai này sẽ tiếp tục lên đường.
Một hình ảnh đẹp nữa, là một ông sa môn trẻ tuổi rất là đẹp là Sĩ Đạt Ta năm 35 tuổi họp trước mặt mình 60 vị tu sĩ khác và nói thế này: “Hôm nay ta và các ngươi những gì đã làm cần làm rồi, những gì cần chứng đạt chúng ta đã chứng đạt. Trước mắt của mỗi người là con đường hoằng dương. Hãy ra đi, mỗi người một nẻo để đem lại lợi ích cho chúng sanh”. Đó chính là lời tuyên gọi đầu tiên của Đức Phật cho 60 vị A la hán. Từ đó 61 vị kể luôn Ngài, mỗi người đi một hướng để hoằng dương Chánh Pháp. Lời hiệu triệu đó được phát đi từ một góc rừng hoang vắng của Ần Độ 2.548 năm về trước. Đẹp quá đi chứ!
https://www.budsas.org/uni/u-dp&pp/dp&pp07.htm
Trang sử đẹp quá mà trách nhiệm hôm nay là tu học mà mình chẳng tu học. Lỗi mình lớn quá! Mình kế thừa một dòng dõi rất cao sang: “Ánh Đạo vàng từ đó cao sang”.
Ở trong bài “Trường ca Kalinga” ông Trúc Thiên ổng viết rất là tuyệt. Ổng tả:
“Kalinga ngày nào một bãi trường sa!
và giáo và gươm, và hịch truyền loa rúc
và ngựa và người, và chiến xa chen chúc
dưới gầm trời sát khí nghẹn mây đen
và A Dục Vương lẫm liệt giữa rừng tên
trên bạch tượng nghiêng mình xoay ngọn kiếm
xua hết máu xương vào vòng hỗn chiến”.
Nhưng khi Phật giáo cảm hóa được vua A Dục rồi thì sao?
“Kalinga ngày nào Máu Lửa hóa Sen Toà!
Kalinga, lau đi dòng nước mắt
hỏi làm chi ai còn ai mất
bạo chúa giờ đâu?
đây chỉ có Chuyển Luân Vương”
Mũ trận giáp trụ giờ ổng bỏ hết, chắp tay lại một lời tha thiết:
« Con nguyền sám hối qui y
« gươm giáo đó sẽ là chuông là tượng
« thân tâm này sẽ là bát là y
« con thành kính dưng lên niềm tin tưởng
« trên khung đời tạc lại nét từ bi
“Ai ngàn xưa mở núi
ai ngàn sau hành hương
thấy chăng trong nhịp hoằng dương
bóng Người Hộ Pháp lồng khuôn Phật đà ?”
Đây là những trang sử Phật giáo rất dễ thương. Mình có một bậc Đạo sư xứng đáng như vậy và mình có những người sư huynh xứng đáng như vậy. Đó là vua A Dục, và những vị đệ tử Đức Phật hết đời này qua đời khác kế thừa hoằng dương. Hôm nay mình nói rằng tôi ăn cơm của chồng tôi vợ tôi ba má tôi, những đồng tiền bát gạo do tôi làm lụng, nhưng mình có biết rằng toàn bộ đời sống tâm linh của mình là được nuôi dưỡng từ ánh sáng của vua A Dục. Nếu ngày xưa vua A Dục không cử 9 phái đoàn đi hoằng dương thì hôm nay người Phật tử VN không biết Đạo Phật. Đạo Phật từ Ấn Độ tắt rụi . Khá lắm đi qua tới Tích Lan, hết! Nhưng chính vì vua A Dục từ một bạo chúa chuyển qua là một vị minh quân và ổng đem Đạo Phật ổng truyền qua và đem những giọt nước mát cam lồ của Đạo Phật luân chảy.
Chúng ta phải nói rằng bài Kinh Sư Tử Hống này Đức Phật ngài muốn nói bậc Đạo sư như vậy thì có những người đệ tử như thế nào. Chớ không phải Ngài nói để Ngài khoe Ngài. Và những đệ tử như thế nào thì là lợi ích của họ chớ không phải lợi ích của Ngài.
Ngài nói rằng: “Những gì mà bậc Đạo sư cần phải làm cho đệ tử bằng lòng bi mẫn thì ta đã làm cho các ngươi”. Ngài đã nói một câu rất độc đáo:
“Này A Nan Đa, đối với các đệ tử ta không phải là vị thầy có bàn tay nắm giữ lại. Những gì ta cần phải dạy cho các ngươi, phải nói cho các ngươi, phải làm cho các ngươi ta đã làm hết rồi, đã nói hết rồi. Đây là những cội cây, những ngôi nhà vắng, hãy thiền định chớ có để hối tiếc về sau”.
https://www.budsas.org/uni/u-dp&pp/dp&pp14.htm
Một buổi chiều Ngài đi ngang cánh rừng simsapa. Trong Kinh nói lá simsapa nó nhỏ như là me, mà lá nó rụng đầy trên rừng như vậy. Thế Tôn ngồi xuống bên rừng, Ngài hốt một nắm lá khô Ngài giơ lên hỏi chư tăng “Số lá này trong tay ta và số lá trong rừng cái nào nhiều hơn”. Chư tăng nói số lá trong tay Thế Tôn chỉ một chút thôi, trong rừng nhiều hơn. Ngài nói:
“Những gì ta giác ngộ, ta hiểu biết, ta chứng đạt dưới gốc Bồ đề nó nhiều như lá trong rừng này. Mà những gì ta nói cho các con trong mấy chục năm nay nó như số lá trong tay. Vì sao? Vì những điều ta nói có lợi ích đến Niết bàn, đến giải thoát sanh tử ta nói. Còn những gì ta biết mà thấy nó không có lợi cho giải thoát ta không nói”.
May mà Ngài không có dạy bói toán, không khích lệ phong thủy, mà giờ ông sư nào cũng biết coi chỉ tay! Chớ tôi nói hoài, mình sống thời gian là 70 tuổi, trừ thời gian baby 15 tuổi thì còn bao nhiêu. Rồi trừ thời gian mình ngủ ra còn bao nhiêu. Trừ thời gian mình làm như con chó con bò ở sở ra thì mình còn bao nhiêu để sống đây? Hai chục, ba chục năm đau khổ! Cho nên phải nói rằng mình biết Đạo Phật, Đạo Phật cho mình nhiều cái suy tư để đời sống mình giá trị hơn.
Ngài Nalanda có một câu rất tuyệt vời: “Đời sống rất phù du và thân người là quý giá. Ta phải biết tận dụng cái hữu hạn này để đạt đến cái vô hạn”. Vì giá trị của đời sống không chỉ đơn giản là ăn, ngủ, bài tiết và sinh hoạt nam nữ.
Ông (...) một nhà triết học, nhà tư tưởng người Đức có câu nói rất hay: “Cho đến bây giờ tôi không biết vì sao tôi có mặt trên đời này, để làm gì, cho cái gì, cho ai. Nhưng tôi biết chắc là tôi sinh ra đời không phải để enjoy”. Có hiểu không?
Còn ông Louis Pasteur ổng nói thế này: “Một người sống mà không nghĩ đến người khác thì coi như đã chết nhiều lần trước khi chết”. Bởi vì sống như cái gốc cây vậy. Cái gốc cây còn đem về đóng bàn đóng ghế, còn người đó làm cái gì?
Một câu danh ngôn khác: “Sống nhiều không phải là sống lâu. Sống lâu chưa hẳn đã sống nhiều. Sống lâu là mình sống đến 90 tuổi. Còn sống nhiều là mình không có làm gì, không có trải qua cái gì hết, không có experience về chuyện gì trong cuộc đời này hết, thì cái đó là sống lâu mà không phải sống nhiều. Còn sống nhiều chưa hẳn là sống lâu, có nhiều ông sống có ba mấy bốn mươi tuổi mà công trình của ổng để lại rất là lớn.
Trong lịch sử Phật giáo Nam Tông thế giới có một vị là ngài Nanamoli. Ngài đi tu năm 40 tuổi và chết năm 51 tuổi. Có 11 năm thôi nhưng công trình, di sản về Phật Pháp ngài để lại cho thế giới hôm nay người ta nói rằng đó là hiện tượng của thế kỷ. Nghĩa là cả thế kỷ nhiều lắm một vài vị như vậy thôi.Tôi nghĩ 10 năm là học Phật Pháp không đủ thời giờ, làm sao mà quá chừng quá đất như vậy. Các vị biết bộ Thanh Tịnh Đạo ngài dịch từ tiếng Pali sang tiếng Anh, rồi từ bản đó sư cô Trí Hải dịch ra tiếng Việt cho mình đọc. Và hôm nay 99% trên thế giới này biết đến Thanh Tịnh Đạo là đọc từ bản của ngài Nanamoli.
Đâu ai biết chuyện đó, chư tăng biết bao nhiêu trên thế gới này mà sao trách nhiệm đó đổ lên vai ông sư mắt xanh mũi lõ của Tây phương. Ở đời có nhiều chuyện nó kỳ mà mình không nói được./.
(Hết)
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Trung Bộ Kinh
Majjhima Nikaya
118. Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
(Anàpànasati sutta)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Ðông Viên (Pubbarama), giảng đường Lộc Mẫu (Migaramatupasade), cùng với rất nhiều Thượng tọa có thời danh, có danh xưng như Tôn giả Sariputta (Xá-lợi-phất), Tôn giả Mahamoggallana (Ðại Mục-kiền-liên), Tôn giả Mahakaccayana (Ðại Ca-chiên-diên), Tôn giả Mahakotthita (Ðại Câu-hy-la), Tôn giả Mahakappina (Ðại Kiếp-tân-na), Tôn giả Mahacunda (Ðại Thuần-đà), Tôn giả Anuruddha (A-na-luật), Tôn giả Revata (Ly-bà-đa) và Tôn giả Ananda (A-nan), cùng với nhiều bậc Thượng tọa đệ tử khác có thời danh, có danh xưng.
Lúc bấy giờ, các Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy các tân Tỷ-kheo. Một số Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy mười tân Tỷ-kheo. Một số Thượng Tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy hai mươi tân Tỷ-kheo. Một số Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy ba mươi tân Tỷ-kheo. Một số Thượng Tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy bốn mươi tân Tỷ-kheo. Và các tân Tỷ-kheo được các Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy ý thức rõ ràng những quả vị cao diệu, tiệm thứ, thù thắng đã chứng đạt.
Lúc bấy giờ Thế Tôn, vào ngày Bố-tát, ngày rằm, vào đêm trăng tròn sau ngày Tự tứ, đang ngồi giữa trời với chúng Tỷ-kheo đoanh vây. Thế Tôn nhìn quanh chúng Tỷ-kheo đang yên lặng, hết sức yên lặng, rồi bảo các Tỷ-kheo:
-- Ta được thỏa mãn, này các Tỷ-kheo, với đạo lộ này. Tâm ta được thỏa mãn, này các Tỷ-kheo, với đạo lộ này. Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy tinh tấn hơn nữa, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Ta sẽ ở đây, tại Savatthi cho đến tháng tư, lễ Komudi.
Những Tỷ-kheo địa phương được nghe: "Thế Tôn sẽ ở đây, tại Savatthi, cho đến tháng tư, lễ Komudi". Các Tỷ-kheo địa phương tụ họp tại Savatthi để yết kiến Thế Tôn.
Và các Thượng tọa Tỷ-kheo lại càng khuyến giáo, giảng dạy các tân Tỷ-kheo nhiều hơn nữa. Một số Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy mười tân Tỷ-kheo. Một số Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy hai mươi tân Tỷ-kheo, Một số Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy ba mươi tân Tỷ-kheo. Một số Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy bốn mươi tân Tỷ-kheo. Và những tân Tỷ-kheo được các Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy ý thức rõ ràng những quả vị cao diệu, tiệm thứ, thù thắng đã chứng đạt.
Lúc bấy giờ Thế Tôn vào ngày Bố-tát, ngày rằm, vào đêm trăng tròn, ngày lễ Komudi vào tháng tư, Thế Tôn đang ngồi ngoài trời, chung quanh có chúng Tỷ-kheo đoanh vây. Rồi Thế Tôn sau khi nhìn xung quanh chúng Tỷ-kheo đang yên lặng, hết sức yên lặng liền bảo các Tỷ-kheo:
-- Hội chúng này, này các Tỷ-kheo, không có lời thừa thãi. Hội chúng này, này các Tỷ-kheo, không có lời dư thừa, đã được an trú trong lõi cây thanh tịnh. Chúng Tỷ-kheo như thế này, này các Tỷ-kheo, hội chúng như thế này, này các Tỷ-kheo, là một hội chúng đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chấp tay, là phước điền vô thượng ở đời. Chúng Tỷ-kheo như thế này, này các Tỷ-kheo, hội chúng như thế này, này các Tỷ-kheo, là một hội chúng bố thí ít, được phước báo nhiều; bố thí nhiều, càng được phước báo nhiều hơn nữa. Chúng Tỷ-kheo như thế này, này các Tỷ-kheo, hội chúng như thế này, này các Tỷ-kheo, là một hội chúng khó thấy ở đời. Chúng Tỷ-kheo như thế này, này các Tỷ-kheo, hội chúng như thế này, này các Tỷ-kheo, là một hội chúng xứng đáng đi nhiều do tuần (yojana) với một bao lương thực trên vai để đến yết kiến. Chúng Tỷ-kheo này là như vậy, này các Tỷ-kheo; hội chúng này là như vậy, này các Tỷ-kheo.
Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo là những A-la-hán, các lậu hoặc đã đoạn trừ, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, mục đích đã thành đạt, hữu kiết sử đã được đoạn tận, được giải thoát nhờ chánh trí. Này các Tỷ-kheo, có những bậc Tỷ-kheo như vậy trong chúng Tỷ-kheo này.
Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, từ ở đấy được nhập Niết-bàn, không còn phải trở lại đời này nữa. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này.
Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, này có những Tỷ-kheo đã đoạn trừ ba kiết sử, đã làm cho muội lược tham, sân, si, là bậc Nhất lai, sau khi sanh vào đời này một lần nữa, sẽ đoạn tận khổ đau. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này.
Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo, có những Tỷ-kheo đã đoạn trừ ba kiết sử, là bậc Dự lưu, không còn đọa vào ác đạo, chắc chắn sẽ được giác ngộ. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này.
Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo là những vị sống chuyên tâm, chú tâm, tu tập bốn niệm xứ. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo là những vị sống chuyên tâm, chú tâm, tu tập bốn chánh cần. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong hội chúng này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập bốn như ý túc. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập năm căn. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập năm lực. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập bảy giác chi. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này có những Tỷ-kheo sống chuyên tâm, chú tâm tu tập Thánh đạo tám ngành. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này.
Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập từ tâm. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập bi tâm. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập hỷ tâm. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập xả tâm. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập bất tịnh. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này có những Tỷ-kheo sống chuyên tâm, chú tâm tu tập vô thường tưởng. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo sống chuyên tâm, chú tâm tu tập nhập tức xuất tức niệm.
(Quán niệm hơi thở)
Nhập tức xuất tức niệm, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến quả lớn, công đức lớn.
- Nhập tức xuất tức niệm, được tu tập, làm cho sung mãn, khiến cho bốn niệm xứ được viên mãn.
- Bốn niệm xứ được tu tập, làm cho sung mãn, khiến cho bảy giác chi được viên mãn.
- Bảy giác chi được tu tập, làm cho sung mãn,
khiến cho minh giải thoát (vijjavimutti) được viên mãn.
Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là tu tập nhập tức xuất tức niệm? Như thế nào là làm cho sung mãn? Như thế nào là quả lớn, công đức lớn?
--ooOoo--
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết-già, lưng thẳng và trú niệm trước mặt. Chánh niệm, vị ấy thở vô; chánh niệm, vị ấy thở ra.
Thở vô dài, vị ấy biết: "Tôi thở vô dài". Hay thở ra dài, vị ấy biết: "Tôi thở ra dài". Hay thở vô ngắn, vị ấy biết: "Tôi thở vô ngắn". Hay thở ra ngắn, vị ấy biết: "Tôi thở ra ngắn". "Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.
"Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.
"Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.
"Quán vô thường, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán vô thường, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Quán ly tham, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập "Quán ly tham, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở ra, vị ấy tập. "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.
Nhập tức xuất tức niệm, này các Tỷ-kheo, tu tập như vậy, làm cho sung mãn như vậy, được quả lớn, được công đức lớn.
(Làm viên mãn bốn niệm xứ)
Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, là nhập tức xuất tức niệm được tu tập? Như thế nào là làm cho sung mãn, khiến bốn niệm xứ được viên mãn?
Khi nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thở vô dài, vị ấy biết: "Tôi thở vô dài". Hay khi thở ra dài, vị ấy biết "Tôi thở ra dài". Hay thở vô ngắn, vị ấy biết: "Tôi thở vô ngắn". Hay khi thở ra ngắn, vị ấy biết: "Tôi thở ra ngắn".
"Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập.
"An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.
Thân
Trong khi tùy quán thân trên thân, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, đối với các thân, Ta nói đây là một, tức là thở vô thở ra. Do vậy, này các Tỷ-kheo, trong khi tùy quán thân trên thân, vị Tỷ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.
Thọ
Khi nào, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo nghĩ: "Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh tâm hành tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "An tịnh tâm hành tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. Trong khi tùy quán thọ trên các thọ, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, đối với các cảm thọ, Ta nói đây là một, tức là thở vô thở ra. Do vậy này các Tỷ-kheo, trong khi tùy quán thọ trên các cảm thọ, Tỷ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.
Tâm
Khi nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nghĩ: "Cảm giác tâm, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác tâm, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vô", vị ấy tu tập. "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm Thiền định, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm Thiền định, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. Trong khi tùy quán tâm trên tâm, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, sự tu tập nhập tức xuất tức niệm không thể đến với kẻ thất niệm, không có tỉnh giác. Do vậy, này các Tỷ-kheo, trong khi tùy quán tâm trên tâm, Tỷ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.
Pháp
Khi nào này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nghĩ: "Quán vô thường, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán vô thường, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Quán ly tham.... quán đoạn diệt... quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. Trong khi tùy quán trên các pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo an trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Vị ấy, do đoạn trừ tham ưu, sau khi thấy với trí tuệ, khéo nhìn sự vật với niệm xả ly. Do vậy, này các Tỷ-kheo, trong khi tùy quán pháp trên các pháp, Tỷ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.
Nhập tức xuất tức niệm, này các Tỷ-kheo, được tu tập như vậy, được làm cho sung mãn như vậy, khiến cho bốn niệm xứ được viên mãn.
(Làm viên mãn bảy giác chi)
Và bốn niệm xứ, này các Tỷ-kheo, được tu tập như thế nào, được làm sung mãn như thế nào, khiến cho bảy giác chi được viên mãn?
Niệm Giác Chi
Này các Tỷ-kheo, trong khi tùy quán thân trên thân, Tỷ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời, trong khi ấy, niệm không hôn mê của vị ấy được an trú. Trong khi niệm không hôn mê của vị ấy cũng được an trú, này các Tỷ-kheo, trong khi ấy niệm giác chi được bắt đầu khởi lên với Tỷ-kheo. Trong khi ấy, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi. Trong khi ấy, niệm giác chi được Tỷ-kheo tu tập đi đến viên mãn.
Trạch Pháp Giác Chi
Vị ấy an trú với chánh niệm như vậy, suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy với trí tuệ. Này các Tỷ-kheo, trong khi trú với chánh niệm như vậy, Tỷ-kheo với trí tuệ suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy, trong khi ấy trạch pháp giác chi được bắt đầu khởi lên với Tỷ-kheo. Trong khi ấy, Tỷ-kheo tu tập trạch pháp giác chi. Trong khi ấy, trạch pháp giác chi được Tỷ-kheo tu tập đi đến viên mãn.
Tinh Tấn Giác Chi
Trong khi Tỷ-kheo với trí tuệ suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy, sự tinh tấn không thụ động bắt đầu khởi lên với vị Tỷ-kheo. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo với trí tuệ suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy, trong khi ấy sự tinh tấn không thụ động bắt đầu khởi lên với Tỷ-kheo ấy. Trong khi ấy tinh tấn giác chi được bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Trong khi ấy, Tỷ-kheo tu tập tinh tấn giác chi. Trong khi ấy, tinh tấn giác chi được Tỷ-kheo tu tập đi đến viên mãn.
Hỷ Giác Chi
Hỷ không liên hệ đến vật chất được khởi lên nơi vị tinh tấn tinh cần. Này các Tỷ-kheo, trong khi hỷ không liên hệ đến vật chất khởi lên nơi Tỷ-kheo tinh tấn tinh cần, trong khi ấy, hỷ giác chi bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Trong khi ấy, hỷ giác chi được vị Tỷ-kheo tu tập. Trong khi ấy hỷ giác chi được Tỷ-kheo tu tập đi đến viên mãn.
Khinh An Giác Chi
Thân của vị ấy được tâm hoan hỷ trở thành khinh an, tâm cũng được khinh an. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo với ý hoan hỷ được thân khinh an, được tâm cũng khinh an, trong khi ấy, khinh an giác chi bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Trong khi ấy, khinh an giác chi được Tỷ-kheo tu tập. Trong khi ấy, khinh an giác chi được Tỷ-kheo làm cho đi đến sung mãn.
Định Giác Chi
Một vị có thân khinh an, an lạc, tâm vị ấy được định tĩnh. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo có thân khinh an, an lạc, tâm vị ấy được định tĩnh, trong khi ấy, định giác chi bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Trong khi ấy, định giác chi được Tỷ-kheo tu tập. Trong khi ấy định giác chi được Tỷ-kheo làm cho đi đến sung mãn.
Xả Giác Chi
Vị ấy với tâm định tĩnh như vậy, khéo nhìn sự vật với ý niệm xả ly. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo với tâm định tĩnh như vậy, khéo nhìn sự vật với ý niệm xả ly, trong khi ấy, xả giác chi bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Trong khi ấy, xả giác chi được Tỷ-kheo tu tập. Trong khi ấy xả giác chi, được Tỷ-kheo làm cho đến sung mãn.
Này các Tỷ-kheo, trong khi quán thọ trên các cảm thọ...
Này các Tỷ-kheo, trong khi quán tâm trên tâm...
Này các Tỷ-kheo, trong khi quán pháp trên các pháp, Tỷ-kheo an trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời, trong khi ấy niệm của vị ấy được an trú, không có hôn mê. Này các Tỷ-kheo, trong khi niệm của Tỷ-kheo được an trú, không có hôn mê, niệm giác chi, trong khi ấy, được bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Niệm giác chi trong khi ấy được Tỷ-kheo tu tập. Niệm giác chi trong khi ấy, được Tỷ-kheo làm cho đi đến sung mãn. Vị ấy an trú với chánh niệm như vậy, suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy với trí tuệ. Này các Tỷ-kheo, trong khi an trú với chánh niệm như vậy, vị ấy suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy với trí tuệ. Trạch pháp giác chi trong khi ấy được bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Trạch pháp giác chi trong khi ấy được Tỷ-kheo tu tập. Trạch pháp giác chi trong khi ấy đi đến sung mãn, tinh tấn không thụ động bắt đầu khởi lên nơi vị ấy. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy với trí tuệ, và tinh tấn không thụ động bắt đầu khởi lên nơi vị ấy, tinh tấn giác chi trong khi ấy bắt đầu khởi lên nơi vị Tỷ-kheo. Tinh tấn giác chi được Tỷ-kheo tu tập. Tinh tấn giác chi được Tỷ-kheo làm cho đi đến sung mãn. Ðối với vị ấy, tinh cần tinh tấn, hỷ không liên hệ đến vật chất khởi lên. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo tinh cần tinh tấn và hỷ không liên hệ đến vật chất khởi lên, hỷ giác chi trong khi ấy bắt đầu được khởi lên nơi Tỷ-kheo. Hỷ giác chi trong khi ấy được Tỷ-kheo tu tập. Hỷ giác chi trong khi ấy được Tỷ-kheo làm cho đi đến sung mãn. Thân của vị ấy được tâm hoan hỷ trở thành khinh an, tâm cũng được khinh an. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo với ý hoan hỷ được thân khinh an, được tâm cũng khinh an, trong khi ấy khinh an giác chi bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Trong khi ấy, khinh an giác chi được Tỷ-kheo tu tập. Trong khi ấy, khinh an giác chi được Tỷ-kheo làm cho đi đến sung mãn. Một vị có tâm khinh an, an lạc, tâm vị ấy được định tĩnh. Này các Tỷ-kheo, trong khi vị ấy có thân khinh an, an lạc, tâm vị ấy được định tĩnh, trong khi ấy định giác chi bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Trong khi ấy, định giác chi được Tỷ-kheo tu tập. Trong khi ấy định giác chi được Tỷ-kheo làm cho đi đến sung mãn. Vị ấy với tâm định tĩnh như vậy khéo nhìn sự vật với ý niệm xả ly. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo với tâm định tĩnh như vậy, khéo nhìn sự vật với ý niệm xả ly, trong khi ấy xả giác chi bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Trong khi ấy, xả giác chi được Tỷ-kheo tu tập. Trong khi ấy xả giác chi được Tỷ-kheo làm cho đi đến sung mãn.
Này các Tỷ-kheo, bốn niệm xứ được tu tập như vậy, được làm cho sung mãn như vậy khiến cho bảy giác chi được sung mãn.
(Minh giải thoát được viên mãn)
Và này các Tỷ-kheo, bảy giác chi được tu tập như thế nào, được làm cho sung mãn như thế nào, khiến cho minh giải thoát được viên mãn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi,
- liên hệ đến viễn ly,
- liên hệ đến ly tham,
- liên hệ đến diệt,
hướng đến xả ly;
tu tập trạch pháp giác chi...
tu tập tinh tấn giác chi...
tu tập hỷ giác chi...
tu tập khinh an giác chi...
tu tập định giác chi...
tu tập xả giác chi,
- liên hệ đến viễn ly,
- liên hệ đến ly tham,
- liên hệ đến diệt, \
hướng đến xả ly.
Này các Tỷ-kheo, bảy giác chi được tu tập như vậy, được làm cho sung mãn như vậy, khiến cho minh giải thoát được viên mãn.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
|