Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Sư Toại Khanh Giảng MN118 - Kinh An Ban Thủ Ý (1-4)
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=1KCeoNCm6yc&abt=Kinh+An+Ban+Th%E1%BB%A7+%C3%9D
MN 118 - Kinh An Ban Thủ Ý
Quote:Kalama tri ân bạn- loantrinhtp ghi chép.
24/09/2021 - 12:26 - loantrinhtp
Hôm nay chúng ta học bài kinh Trung Bộ số 118 có cái tựa đề là "Kinh Nhập tức Xuất tức Niệm". "Tức" là hơi thở .
Ví dụ ở đây quý vị hay học về Đông Y hay là học về Tướng Số, có một cái từ gọi là "qui tức" tức là cái kiểu thở của con rùa .
"Nhập tức" là thở vào, "xuất tức" là thở ra,
Trong tiếng Pali cái
- āna đó là hơi thở ra,
- pāna là hơi thở vào,
là vì sao?
Là bởi vì nó có cái dễ nhớ vầy: Cái chữ pāna đó nó từ cái động từ căn là pī, pī có nghĩa là "uống". Ví dụ như chữ vātabāna nó có nghĩa là "cái cửa sổ", chữ vāta là gió, vātabāna nghĩa là chỗ "uống gió" của căn nhà, cho nên cái chữ vātabāna có nghĩa là "cửa sổ".
Tui làm một cái đường hơi lòng vòng để bà con có cái nhìn nó tương đối, nó đã đời, nó bao la về cái tựa này hé.
Cho nên āna là hơi thở ra còn pāna là hơi thở vào, vậy cho dễ nhớ, pāna là "uống", một lần mình thở vào giống như một lần mình hớp một luồng thanh khí, dưỡng khí vào trong người của mình, nhe. Cho nên chữ ānapāna nghĩa là hơi thở ra vào, còn cái chữ sati là "niệm".
Sẵn đây cũng nhắc cho bà con biết một chuyện nó hơi lạc đề mà không nói thì uổng, Trung Hoa là một đất nước mà chúng ta - Việt Nam có một mối quan hệ rất mật thiết từ lâu đời, từ văn hóa tới ngôn ngữ, chính trị, trong đó kể cả thơ ca, kiến trúc, hội họa, thư pháp... rất nhiêu thứ. Có một điều là Trung Quốc có 4 nhà đại dịch giả mà những bản dịch kinh điển của họ cho đện hôm nay vẫn được sử dụng tại Trung Quốc đã đành mà đến cả Việt Nam, tui xin kể ra .
Thí dụ như ngài An Thế Cao, ngài Cưu Ma La Thập, hai vị này không phải người Trung Quốc nhưng mà 2 vị này có cái công dịch kinh điển từ Chánh tạng qua tiếng Hán, nói đến Đại tạng kinh Trung Quốc mà không kể đến 2 vị này là không được. An Thái Cao rồi Cưu Ma La Thập, rồi Huyền Trang, rồi ngài Nghĩa Tịnh, đó là nhưng vị đại dịch giả, mà tại sao tui lại nhắc đến các vị này ở đây? là bởi vì chúng ta thấy rằng là bên kinh điển Bắc Tông, có một cái từ để gọi cái kinh Quán niệm hơi thở này nè .
Bên kinh Nam Tông thì dịch sát ānapāna sati dịch là kinh "Quán niệm hơi thở" nhưng mà kinh bên Hán tạng đó thì những bản dịch xưa thì là "An ban thủ ý". "An" tức là âm từ chữ āna còn chữ pāna họ hiểu là chữ "ban", thành ra là "An ban thủ ý". "Thủ ý" ở đây là tiếng dịch xưa, bây giờ mình dịch là "niệm", nhưng mà đời trước á, trước đời ngài Huyền Trang họ dịch là "thủ ý", tức là "niệm thủ ý", thủ có nghĩa là nghiêm không có cho nó bung sung, nhe. An ban, "an" tức là āna, "ban" tức là pāna, còn "thủ ý" tương đương với chữ "niệm".
Tại sao tui nhắc đến 4 ngài dịch giả đó ở đây ?
Là bởi vì qua mỗi cái thế hệ phiên dịch đó các ngài có những chữ dịch khác nhau.
Tôi ví dụ như cái chữ vedanā, ở đây vedanā dịch là chi hé? "Thọ", vedanā là "thọ" mà nó từ cái ngữ căn là vit, vit có nghĩa là "biết" cho nên từ đó mới có chữ Loka, Loka nghĩa là gì ta? Lokavidū là "Thế gian giải", ya, nó từ ngữ căn vit, vit là biết, cho nên vedanā nó cũng từ căn vit là biết, cho nên nó mới có cái từ "cảm giác" và "cảm thọ", có nghe chữ đó không "cảm giác" "cảm thọ", đấy, "cảm giác" và "cảm thọ".
Thì có một thời, một thời trong Hán tạng có những bản dịch
- trước ngài Huyền Trang họ không dịch vedanā là "thọ" mà họ dịch là "giác" và
- trước thời ngài Huyền Trang chữ sati không dịch là "niệm" mà dịch là "thủ ý",
nhớ nhe.
Rồi trước thời ngài Huyền Trang người ta có cái khuynh hướng là không dịch mà "âm", ví dụ như ānapāna dịch là hơi thở ra vào không dịch mà họ để nguyên chữ "an ban", chỉ âm thôi, giống như New-york họ để là Nữu Ước, ví dụ như vậy. Mặc dù chữ New-york chữ gốc của nó là "New" là "mới", mà "York" là một cái địa danh bên Anh, vì khi người Anh họ qua bên Mỹ đó họ gặp cái vùng đất này họ nhớ lại kỷ niệm cũ họ rất muốn đem cái tên York đó từ bên Anh qua họ xài nhưng mà bên New-york cũng York hay sao nên họ thêm chữ "New", giống như bên Cali bà con mình nhớ Việt Nam quá mình đặt tên cái gì ta? cái gì Sài Gòn? Little Sài Gòn, người Nhật về Cali họ cũng làm một cái khu thương mại của Nhật họ đặt là Little Tokyo, tức là Tokyo nhỏ, nhe, đây cũng vậy, chữ New-york họ chỉ âm là Nữu Ước thay vì họ dịch họ chỉ âm. Ở đây cũng vậy, có một thời chữ vedanā không dịch là "thọ" mà dịch là "giác", cho nên từ đó nó mới ra cái chữ "cảm giác" hoặc "cảm thọ", và cái chữ sati cũng vậy, có một thời nó được dịch là "thủ ý", rồi có một lúc bây giờ chúng ta dịch là "niệm", rồi chữ "an ban" có một thời người ta chỉ âm nó thôi không có dịch .
Tại sao vậy, sao không dịch?
Bởi vì theo cái ý của một số dịch giả lừng danh họ nói rằng nếu mà dịch ra đó nó mất đi cái tính thiêng, tôi ví dụ như các vị biết chữ axit . Chữ axit: bên tiếng Hán và tiếng Nhật họ dịch là cường toan, cường là mạnh, toan là chua nghe nó hổng có đã, bởi vì mình người Việt Nam hoặc người Lào mà nói cường toan họ không hiểu, mà nói axit thì 7 tỷ người ai cũng hiểu hết, cho nên các vị có ý kiến các vị nói thôi thì các từ nó đặc biệt quá mình âm đi đặng ai nghe cũng đoán ra.
Cho nên những từ đặc biệt là gì? Ví dụ
- chữ Panna "trí tuệ" họ âm là "bát nhã",
- Níp-bàn Nibbāna họ âm là Nê-hoàn hoặc là Niết bàn, đấy, nhiều lắm, hoặc là
- chữ arāña là rừng thì cứ dịch là rừng, không, họ dịch là "lan nhã",
- còn ārāma là hoa viên, họ dịch là già lam.
Nói già lam tui mới nhớ bên Mỹ có một thời người ta viết chữ Việt mà chưa có bàn phím đánh tiếng Việt đó, họ để là Hòa thượng Thích Trí Thủ chùa Già Lam, thì bên Mỹ nó đọc là Hòa thượng Thích Trí Thủ chưa già lắm :D (8:50)
25/09/2021 - 05:58 - loantrinhtp
Còn có cái bà đó bả thấy nguyên hàng chữ phụ nữ Việt Nam đảm đang trung hậu, chữ đảm đang không bỏ dấu bả hổng biết đọc kiểu nào đây, chữ đảm đang không bỏ dấu mình có bao nhiêu cách đọc, có mấy? có hai ok :).
Bây giờ mình trở lại bài chánh kinh, tôi có đem cái này theo bởi vì sao ?
Vì tôi làm theo lời của nhà thơ Chế Lan Viên không có tài hoa phải xem liệu. Hôm nay chúng ta học bài kinh Trung Bộ số 118, bài kinh này nè nó có điểm đặc biệt thế này .
Duyên sự của bài kinh này:
Theo ở trong Chú Giải đó nói là cái duyên sự của bài kinh này nó được bắt đầu vào một buổi chiều mà đông đảo chư tôn túc trưởng lão hàng đầu, đệ tử hàng đầu, cao đồ hàng đầu của Đức Phật đã vân tập về hầu Phật, thì ở trong đó người của huynh trưởng là ngài Xá Lợi Phất, rồi bên cạnh đó có ngài Mục Kiền Liên, Anan, Ca Diếp rồi Câu Hy La, Ca Chiên Diên..v..v..
Đức Thế Tôn nhìn thấy có thể nói là bao nhiêu tinh hoa của Tam Giới đều tụ hội đầy đủ vào buổi chiều hôm đó tại cái pháp hội đó . Cho nên nếu các vị đọc kỹ trong kinh này các vị sẽ nhận ra một cái điểm rất là độc đáo, tức là lúc đó nhằm cái ngày Tự Tứ sau cái ngày mùa An Cư .
Ngài quan sát hội chúng tỳ kheo Ngài thấy là các vị này đang rất cần cái lời khuyến tấn, khuyên tấn, một cái hướng dẫn để các vị tu tập tốt hơn, Ngài đang quan sát cái nhóm tỳ kheo phàm tăng đó, mà Ngài nhận thấy rằng các vị này vào số tỳ kheo đó, đang ngồi trước mặt Ngài lúc đó rất là thích hợp với pháp môn niêm hơi thở .
Ngài tìm cách nào để Ngài tán thán, nhấn mạnh, Ngài nêu bật được cái vị trí, cái ý nghĩa quan trọng của pháp môn này, Ngài lựa cái cách rất là đặc biệt và rất là độc đáo .
Ngài nói thế này:
"Này các tỳ kheo, hôm nay trong cái hội chúng trước mặt Như Lai có những vị A la hán, có những vị A na hàm, có những vị Tư đà hàm, có những vị Tu đà quờn .
Trong số đó, này các tỳ kheo, có những vị thuần duyên, chuyên nghiệp tu tập
- về Thất giác chi,
- về Bát chánh đạo,
- về Tứ như ý túc,
- về Ngũ căn,
- về Ngũ lực
và trong số các vị ngồi trước mặt Như Lai có những vị tinh chuyên
- về pháp môn Quán niệm hơi thở".
Có nghĩa là trước hết Ngài cho thấy cái hội chúng tinh hoa và tiếp theo đó Ngài nói đến, Ngài nhắc đến cái thành tựu, những sở chứng xuất sắc của cái hội chúng trước mặt và Ngài đúc kết lại Ngài nói nói bên cạnh đó trong hội chúng này có những vị đang tu tập cần chuyên, miên mật cái pháp môn "Quan niệm hơi thở".
Tại sao, tại sao Đức Phật ngài lại nhấn mạnh như vậy ?
Vì trong chú giải nói Chư Phật ba đời đều chứng ngộ Phật quả bằng đề mục hơi thở .
Chứng ngộ bằng cách nào?
Trước hết dùng đề mục hơi thở,
- trước hết dùng định để mà tập trung vào hơi thở đến tầng cao nhất đó là Phi tưởng phi phi tưởng xứ,
- rồi dùng cái định tâm đó đó để quán ngược lại các cái tầng thiền mà mình đã chứng
- để thấy rằng từ cái đời sống nội tâm thấp kém của 4 cái cõi đọa cho đến các cái tầng Dục thiên, cho đến các cái tầng Phạm thiên thảy đều nằm gọn ở trong cái dòng chảy Duyên khởi .
Ai có mặt ở đời cũng là sống bằng một cái lý tưởng duy nhất mà thôi, tôi nói có nhanh lắm không? Ai sống ở đời từ con ruồi, con dòi con kiến lên đến Phạm thiên phi phi tưởng, lên đến Phạm thiên phi tưởng phi phi tưởng thì cũng đều sống bằng lý tưởng duy nhất đó là "trốn khổ tìm vui".
25/09/2021 - 09:33 - loantrinhtp
Có một điều tùy vào trình độ, tùy vào cái phước duyên, tùy vào cái môi trường, tùy vào cái tâm thái, tùy vào cái túc duyên tiền nghiệp của mỗi người mà chúng ta mỗi cá nhân có một cái kiểu trốn khổ tìm vui khác nhau.
- Kẻ thì trốn khổ tìm vui bằng cách là sát sanh, trộm cắp, câu cá, săn bắn, nhậu nhẹt, bài bạc, trai gái bla bla bla (trốn khổ tìm vui bằng cách làm ác).
- Có kẻ trốn khổ tìm vui bằng cách lìa bỏ 5 dục đi vào rừng sâu núi thẳm tu tập các cái tầng thiền sắc giới và vô sắc giới (trốn khổ tìm vui bằng cách làm thiện).
Nhưng mà cuối cùng rồi thì sao, Tam Giới như hỏa trần, Tam Giới như là cái ngôi nhà lửa, nhà đang cháy một anh thì chun xuống sàn, một anh chun vô nhà tắm, có một anh leo cha nó lên cái nóc .
Các vị tưởng tượng nhà đang cháy lên nóc có an toàn không? Nó chết chậm hơn cái thằng chun xuống sàn chút . Nó chết chậm hơn chút mà lúc đem đi liệm xác tương đối nó hơi lành lành chút.
Tui về Thái đó tui tới cái viện bảo tàng nó kêu Criminal Museum (Viện Bảo Tàng Tội Ac). Trong đó tui thấy một cái lu nhỏ xíu, cái lu nhỏ xíu tui không biết nó là cái gì mà nó ghê gớm vậy, tui đọc kỹ cái hàng chữ trên đó nó ghi là đây là cái lu được phát hiện trong một cái ngôi nhà cháy trong đó có một đứa bé 4 tuổi vì nóng quá nó đã chun vô một cái lu nước và nước trong đó bị sôi cho nên nó chết trong đó, khi mà đội cứu hộ cứu hỏa đến thì đứa bé đó nó chín rồi, người ta đem nó ra và người ta đem cái hủ đó về viện bảo tàng người ta để, để như là một lời cảnh tỉnh bà con cẩn thận củi lửa vào mùa khô mùa hạn, nhe. Cho nên trong ngôi nhà đang cháy chun vô cái lu nước cũng không thoát được.
Cho nên Chư Phật ba đời sau khi đắc được các tầng thiền mới dùng cái khả năng định tâm đó, dùng cái trí tuệ của người đắc thiền mới quán chiếu lại, tiếng Pali nó kêu là (Paṭiccasamuppāda - 12 Duyên khởi).
Các Ngài thấy rằng
- trước khi mình đắc thiền mình là một cái người sống trong 5 dục,
- đắc thiền sắc giới rồi thì vẫn tiếp tục chìm sâu trong dòng Duyên khởi theo cái kiểu bậc trung,
- đắc thiền vô săc giới thì cũng chìm sâu trong cái dòng Duyên khởi mà bậc thượng .
Tức là lúc đầu nhà cháy chun xuống sàn sau đó leo lên đầu tủ áo và cuối cùng thượng lên nóc, ở đâu cũng là nhà cháy hết á .
Quán chiếu chỗ đó Ngài đắc chứng Vô thượng Bồ đề Chánh đẳng Chánh giác, cho nên cái đề mục hơi thở nó quan trọng như vậy.
Thứ hai, cái đề mục hơi thở là một đề mục rất là độc đáo so với tất cả các đề mục khác là vì sao?
Là bởi vì, các vị có còn biết có còn nhớ trong kinh có cái câu này
"Tôn chỉ của Đạo Phật là Tam học:
- Giới năng sinh Định,
- Định năng sinh Tuệ,
- Tuệ dẫn đến giải thoát",
- Giới là gì? Giới là cái sự thanh lọc, ổn định, kiểm soát thân nghiệp và khẩu nghiệp, có đúng vậy không? Giới là gì, là ổn định, kiểm soát thân nghiệp và khẩu nghiệp.
- Định học là gì? Định học tức là sau khi mình có cái thân nghiệp và khẩu nghiệp ổn định .
Xin lỗi "ổn định" là sao?
- Là trước đây mình muốn làm gì mình làm, muốn nói gì thì mình nói, muốn ăn cái gì thì mình ăn, mình muốn đi đâu mình đi,
- bây giờ tất cả các hoạt động của thân khẩu đều nằm trong tầm kiểm soát.
- Trước đây mình làm cái gì mình thích, mình nói cái gì mình thích, mình ăn cái gì mình thích, còn
- bây giờ mình chỉ nói, ăn và làm cái gì cần thôi (16:41)
26/09/2021 - 05:59 - loantrinhtp
Có phân biệt được cái thích và cái cần không? Mấy người mà thích đi shopping nhớ được cái câu thần chú này là đỡ tốn tiền lắm; chỉ mua cái cần, bớt mua cái thích . Và cái này mới lạnh xương sống nè, cái mà làm cho quý vị khổ đó thường là thích nhiều hơn cái cần, đúng không ? Ya, cái nhu cầu vật chất thực sự á, cái mà thật sự cần thiết nó không bao nhiêu so với cái thích, nhiều kinh dị lắm nhe.
Cho nên cái Giới học ổn định nó giúp mình biết chắt lọc ra cái gì cần và cái gì thích ở trong Tam nghiệp, đó là Giới học.
Định học là gì? Khi một người có một cái đời sống thân khẩu mà nó ổn định có kiểm soát ấy thì cái khả năng tập trung tư tưởng của họ dứt khoát tốt hơn nhiều .
Vì sao vậy?
Vì đây chính là kinh nghiệm của các thiền viện bên Miến Điện và Thái, có rất nhiều hành giả đang tu tập ngon lành, bỗng dưng có một ngày xếp chân vào ngồi tâm vọng động, phóng tán không có tập trung được .
Tôi nói có nhanh lắm không?
Có những hành giả đang tu hành rất là ngon lành tự nhiên có một ngày bắt chân vô ngồi không được là vì sao ?
Là vì khi lên trình pháp với thiền sư, hỏi vì sao mấy ngày nay con tu tập rất là ngon lành mà bữa nay con lại cứ vô ngồi thiền chỉ thì không có đinh được, thiền quán thì không có niệm được thì chết con rồi .
Vị thiên sư hỏi, hay hỏi những câu như vầy nè:
- Nhớ lại đi trong mấy ngày nay có làm gì ai phiền mà chưa xin lỗi không,
- mấy ngày nay có làm cái gì phạm 5 giới, 8 giới mà chưa có xin giới lại không,
- mấy ngày nay có hứa ai cái gì mà mình chưa có thực hiện không,
- mấy ngày nay mình có dự trù sắp hoạch một cái công việc gì đó mà mình quên thực hiên hay không .
có nghe tôi nói kịp không? Hứa với ai mà chưa làm, có làm phiền ai mà chưa xin lỗi, có một cái dự trù nào đó mà chưa thực hiện nhe... thì chính những cái này hoặc là có vi phạm một cái giới luật nho nhỏ nó cũng làm cho cái tâm mình nó bị động, nên bị động nó không có tập trung được nhe.
Điều đó cho thấy cái Giới học cực kỳ quan trọng.
Biết thêm một điều nữa, đặc biệt những vị tỳ kheo sống trong rừng, khi giữ giới không có tịnh, vị đó không có yên tâm, sợ bóng đêm, sợ tiếng gió, sợ cả cái sự thanh vắng trong cái chỗ quạnh hiu.
Người có Giới họ có một cái ngoan cường lạ lùng lắm quý vị .
Cho nên có Giới rồi thì
- có một đời sống ổn định,
- có cái thân khẩu được kiểm soát
thì khả năng tập trung của chúng ta sẽ tốt hơn nhiều lắm.
Nhưng mà rồi thì sao, cái con đường đạo nghiệp nó không chỉ đơn giản bao nhiêu chuyện đó, nó còn đi thêm một bước nữa, đó là bà con để ý đập thủy điện đó là người ta tận dụng cái sức mạnh của nước bằng cách là người ta chắn một cái đập và người ta dùng cái turbine để người ta khai thác sức mạnh của những dòng chảy, nghe kịp không? Nhờ vậy nước bấy giờ nó trở thành ra một cái năng lượng vô tận .
Phong điện là gì? Là người ta tận dụng sức mạnh của gió, chứ mà còn để gió liu thiu liu thiu thế này đó thì mình không có dùng được cái sức mạnh của nó, nhưng mà khi mình dùng mấy cái bánh xe phong điện á thì mình mới dùng cái sức mạnh của gió để tác động lên mấy cái bánh xe nó cứ quay như vậy đó nó mới tạo ra dòng điện cho mình.
Điều đó có nghĩa
- sức mạnh của gió,
- sức mạnh của ánh nằng mặt trời,
- sức mạnh của nước
lúc nào cũng có sẵn trên hành tinh này hết á .
Nhưng mà khi chúng ta không biết tận dụng những sức mạnh của nó thì bao đời nay trước hết chúng ta không có điện xài, khi mà chưa phát minh ra điện người ta không có điện xài, khi phát minh ra điện thì chúng ta bị lệ thuộc rất nhiều vào dầu khí nữa đúng không? \
Và lẽ ra trên hành tinh này chúng ta có một cái nguồn năng lượng vô tận đó nữa là nước, gió và nắng mặt trời, nhe.
Thì Định là gì? Định là ngồi yên lại lắng tâm tập trung tư tưởng để mà vận dụng hết ga, tối đa cái sức mạnh của nội tâm.
Như các vị thấy cái kính lúp, kính lúp á (magnifying) nó chỉ là một miếng thủy tinh dày thôi, mình ngồi mình phơi nắng thì 3-4 tiếng nó chỉ ấm người, nhiều lắm là nó nực nó chảy mồ hôi thôi, nó rát da là cùng nhe, nhưng mà với sự hỗ trợ của cái kính lúp bao nhiêu sức nóng nó tập trung vào đó nó có thể đốt, nó có thể tạo ra lửa được, các vị nghe kịp không?
Định tâm là gì?
Định tâm là hồi đó giờ đó cái sức mạnh nội tâm của mình nó bị chia ra thành 6 phần, các vị cứ tưởng tượng một cú đấm thế này bị chia thành 6 phần nó làm cho mặt mình ngứa thôi, một cú đấm mạnh cỡ nào mà nó chia thành 6 thì cái nội tâm của mình khi mà chưa có tu thiền thì người đó dầu giỏi dở gì đi nữa thì cái sức mạnh nội tâm của chúng ta chia ra thành 6 rồi sao nó mạnh được.
Ở đây có ai giải thích dùm tôi tại sao chia thành 6 không? 6 căn. Yes, exactly. Có nghĩa là Phật dạy, này các tỳ kheo, như có người nhốt những con vật này vào trong một cái nơi nào đó gồm con cá, con chim, chồn, cáo, rắn, rít, này các tỳ kheo, khi mà có cơ hội thì cá sẽ tìm về nước, chim sẽ về trời, chồn cáo nó về hang ..
Cũng vậy, với một người không có tu tập chánh niệm, không có biết được chánh pháp thì con mắt của họ nó luôn luôn có khuynh hướng nó tìm cái nó nhìn, lỗ tai luôn luôn có khuynh hướng nó tìm cái để nó nghe, lỗ mũi nó luôn luôn có khuynh hướng để nó nghe một cái gì nó ngửi một cái mùi... lưỡi cũng vậy, thân cũng vậy, và cái đầu của mình thì khỏi nói, cho nên các vị ngồi trước mặt tôi các vị xếp bằng các vị nhắm mắt nhưng tôi không tin rằng 5 cái con thú của các vị nó yên đâu, nhe. Con mắt thì mình coi như tạm thời mình lock nó lại rồi nhưng mà lỗ tai mình luôn luôn trong tình trạng sẵn sàng, chỉ cần mình nghe sau lưng mình có tiếng áo xấu quắc mặc hoài à là nó nổi điên lên rồi (22:17)
27/09/2021 - 12:50 - loantrinhtp
Nghe kịp không, thấy nó lim dim mà lỗ tai nó hoạt động hết công suất luôn. Hoặc là tự nhiên mình nghe có cái mùi Chanel number 5 giống mình mình cũng bực nữa, mình tưởng mình mình bữa nay có cái mùi đó thôi... người ta tùm lum hết, đại khái như vậy, cho nên nhắm mắt rồi nhưng mà 6 cái con thú trong nội tâm mình nó vẫn làm việc hết công suất.
Cho nên bao nhiêu đời bao nhiêu kiếp chúng ta không tận dụng được sự định tâm vì lúc nào tâm nó cũng bị chia thành 6 phần.
Bây giờ với một cái đời sống được kiểm soát chúng ta mới bèn gom mấy con thú này vào một chuồng, nghe kịp chưa? Các vị có biết rằng ở xứ của mình á mình chỉ biết có xe bò thôi nhưng mà các vị có biết có những xứ khác, những xứ người ta có xe trâu các vị có biết không, rồi còn xe chó các vị có biết không, rồi xe tuần lộc .
Cái nào biết thì gật cái nào hổng biết thì đừng có gật, không biết mà gật kiếp sau sanh ra làm cái con kỳ nhông á, túc là vô cớ mà gật gật nghe pháp không hiểu cứ gật, không gật thì kỳ mà gật thì cho người ta yên tâm là mình hiểu . Thật ra mình hổng hiểu gì hết.
Như vậy xe bò, xe trâu, xe chó, xe tuần lộc, mà tại sao tui kể mấy cái xe đó ra làm cái gì? Vì các vị tưởng tượng một con chó không thể kéo được xe, một bầy chó mà không có dây ràng thì nó cũng không phát huy được sức mạnh của bầy chó, không phát huy được sức mạnh của bầy ngựa, các vị nghe kịp không? Nhưng nhờ các sợi dây nó cột lại thì lúc bấy giờ một bầy chó có thể kéo xe, một bầy tuần lộc có thể kéo xe, một bầy ngựa có thể kéo xe, một bầy trâu có thể kéo xe, một bầy bò có thể kéo xe là vì sao, là vì lúc bấy giờ bao nhiêu sức mạnh của mấy cái con này nó được gom vào, giang sơn thu về một mối .
Cho nên ở đây tu thiền là sao?
Tu thiền là dùng cái dây định hoặc là niệm lấy hết sức mạnh của mấy cái con đó để nó kéo cái đạo nghiệp của mình đi, nghe kịp chưa?
Trước giờ cái sức mạnh của mình nó bị phóng tán nó bị khuếch tán, nó bị tràn lan thiếu tập trung cho nên mình không có khả năng soi thấu một cái gì hết á, cho nên hôm nay biết đạo rồi, thấy rằng
Muốn giải thoát thì
- đầu tiên anh phải thấy ra sự thật, tức là thấy được mấy lớp về thân về tâm của mình,
- mà muốn soi thấu thân tâm anh phải có một khả năng định tâm,
- mà anh muốn có khả năng định tâm anh phải có một đời sống thân khẩu thật ổn định .
nghe kịp chưa?
Giới năng sinh Định,
Định năng sinh Tuệ .
Và khi có khả năng sinh định tâm á thì tiếp theo hành giả làm cái gì?
1/ Duyên đủ thì tự nhiên có hơi thở ra, duyên đủ tự nhiên có hơi thở vào
Với khả năng định tâm tốt thì người ta soi thấu rất là nhiều chuyện. Thí dụ như là người ta thấy rằng thở ra, thở vào không còn nằm ở trong ý muốn của mình nữa, duyên đủ thì tự nhiên có hơi thở ra, duyên đủ tự nhiên có hơi thở vào. Tôi ví dụ: Hít vô, tại sao chúng ta hít vô? là vì phổ quan sát không điều khiểni nó la làng nó báo là tôi cần hơi thế là tự động cái hơi thở nó kéo vào, khi nó đầy phổi rồi thì phổi nó nói tui muốn tống nó ra tui chứa nó không nổi và thế là đủ cái nhu cầu sinh lý chúng ta đẩy nó trở ra.
2/ Quan sát không điều khiển
Và tui nói không biết bao nhiêu triệu lần ở các lớp học, hành giả tu tập thiền hơi thở có một điều rất là quan trọng đó là "quan sát không điều khiển", có hiểu cái từ "không điều khiển" đó không? Để yên cho nó nó ra tận cùng thì tự động nó sẽ đi vào, nó vào tận cùng rồi thì nó sẽ đi ra.
Thì lúc đầu ở cái
- giai đoạn định học chúng ta chỉ thấy nó ra nó vào thôi, nhưng mà ở
- giai đoạn tuệ học chúng ta thấy rất là nhiều chuyện.
Chuyện thứ nhứt, ô thì ra trong cái tấm thân đất nước lửa gió này mình cần đến hơi thở mà hơi thở này nó có không phải do mình muốn mà là do nhu cầu tự nhiên của duyên nghiệp chúng sinh, đã sanh làm người ở cõi dục giới mang thân nhân loại thì dĩ nhiên chúng ta phải có cái hệ thống tuần hoàn, hệ thống tiêu hóa, hệ thống hô hấp, mà hễ có hệ thống hô hấp thì tự nhiên chúng ta phải cần đến dưỡng khí hít oxigen và thở ra khí cacbonic, đó là quy luật tự nhiên, nhe. Thì ra mọi thứ do duyên mà có, có rồi phải mất, đây là cái nguyên tắc của Phật Pháp, mọi thứ do duyên mà có, có rồi phải mất.
Bây giờ quý vị đang nghe một con két nói cho một bầy két nó nghe, không đắc được. Một lúc nào đó ngồi lại làm một người hành giả thì mới thấm cái đó. Tui nói hoài, ví dụ như, quý vị đây toàn đại gia, bước ra một bước là có xe đưa đón quý vị không biết cái khổ của người mà đứng đón xe bus giữa trưa nắng chang chang, muốn biết cái đó nó dễ lắm, bữa nào quên cái đại gia đi, hé, bước ra trạm xe bus vào một ngày nóng nhất đứng đó chờ . Rồi lên xe bị nhồi bị nhét, bị la, bị hét rồi bị người ta chen lấn, rồi nghe đánh lộn chửi mắng tùm lum hết, lúc đó các vị mới biết à thì ra cái khổ của cái người nghèo cái người đi xe bus là như vầy nè. Thì cũng vậy, hôm nay chúng ta học đạo, học bằng tâm trạng của đại gia mà nghe tả về xe bus, phải bỏ cái áo đạo đại gia đi, bước lên xe bus, chiếc xe bus đây chính là hơi thở đó (27:41)
27/09/2021 - 01:18 - loantrinhtp
Cứ ngồi xuống với cái hơi thở của mình hành giả mới nhận ra rất nhiều điều thú vị, rất là nhiều điều thú vị. Trước nhứt chúng ta biết rằng ở trong pháp môn thiền chỉ đó nó có tất cả 40 đề mục, thí dụ như là xanh, vàng, đỏ, trắng, đất, nước, lửa, gió, hư không, ánh sáng... niệm Phật, niệm pháp, niệm tăng, niệm thí niệm thiên... tất cả là 40 đề mục, có rất nhiều đề mục. Bên thiền quán thì có thân thọ tâm pháp, thân thì có 7, thọ có 9, tâm có 16, pháp quán có 5. Nó bao la quá đi .
Nhưng mà bây giờ Đức Phật ngài gom lại, Ngài gom tất cả 40 đề mục của thiền chỉ và bao nhiêu đề mục trong thiền quán Ngài đưa vào hết trong một con đường nhỏ gọn đơn giản đó là hơi thở, một lát không biết chúng ta có đủ giờ giảng hết hay không?
Tức là chỉ riêng cái đề mục hơi thở thôi chúng ta có thể tu thiền chỉ được, chúng ta tu thiền quán được, có thể tu định được, tu tuệ được.
Tui chỉ ví dụ nôm na cho quý vị nghe tu định là sao?
Tu Định:
Định ở đây có nghĩa là thở ra biết thở ra, thở vào biết thở vào, thở ra biết thở ra, thở vào biết thở vào.... đến một lúc nào đó... thì cái sơ tướng là gì? Sơ tướng tiếng Pali có nghĩa là (parikammanimitta). Có nghĩa là mình thấy hơi thở ra, hơi thở vào thì đó gọi là sơ tướng, rồi tiếp theo đó là nhiếp tướng (ugghanimitta) có nghĩa là .. Ráng học bài kinh này. Sơ tướng có nghĩa là sao? Sơ tướng tức là buổi đầu mình biết là hơi thở ra là ra vào là vào, đó là sơ tướng.
Theo ở trong Thanh tịnh đạo và lẫn trong Atthakatha chánh sớ của Tam tạng á thì dạy rằng chúng ta tập trung vào trong cái chỗ môi trên hoặc là cái mũi nè, nó ra biết là ra nó vào biết là vào và trong Tika các Ngài còn nói thêm điểm vào của nó điểm ra của nó chỉ ở đây thôi (mũi). Nhưng mà các Ngài nói cũng có thể có cách quan sát khác, đó là nó ra ở đây (mũi) và nó tận cùng ở đây (rún), ở rún. Tại sao vậy? Là tại vì lúc đầu mình phải quan sát để thấy được cái đường đi của nó, khi mình tập trung hơi thở như vậy đó, tập trung vào hơi thở thì tâm nó không bị loạn, đó là điều thứ nhứt.
Điều thứ hai tui giải thích về 3:
- parikammanimitta đầu tiên là sơ tướng, nghĩa là nó chỉ đơn giản là hơi thở ra hơi thở vào đến lúc nào nó là một luồng hơi, một làn hơi gọi là sơ tướng.
- Còn cái ugghanimitta (nhiếp tướng) là sao, là lúc đó hành giả có cái cảm giác rằng là hơi thở với mình nó gần như là một, trước đây ở cái giai đoạn một mình coi nó là khách nhưng bây giờ nó với mình là một, mình thấy toàn bộ cơ thể mình á chính là hơi thở, sự sống của mình là còn thở và sự chết của mình là nó ra nó quên trở vô, cho nên cái giai đoạn ugghanimitta là chúng ta nhập một là một của hơi thở.
- Còn cái patibhaganimitta các ngài dịch là quang tướng, quang là ánh sáng chứ thật ra đó cái chữ patibhaga đó nó có nghĩa là "tương tự", ở đây làm ơn ghi dùm tui cái đó mặc dù có ghi hình.
Nhớ nhe cái patibhaga này thường được dịch là quang tướng là vì sao, là vì khi hành giả niệm hơi thở đến chỗ này nè thì hành giả vẫn ghi nhận ra biết là ra, vào biết là vào, lúc đó hành giả thấy rõ ràng có một cái sợi, một cái làn khói, một cái làn khói màu trắng nó đi từ trong đây (mũi) nó đi ra rồi nó hút trở vô, nó đi ra rồi nó đi vô, hoặc có hành giả thấy có nguyên một cục bông gòn nó cứ phập phều phập phều ngay chỗ này, hoặc có hành giả thấy là ở đây có nguyên cái dải lụa, cái dải lụa đó mà nó ửng sáng lên, các Ngài dựa vào cái chỗ đó các Ngài gọi đó là quang tướng, chứ thật ra cái chứ patibhaga có nghĩa là "tương tự". "Tương tự" là sao? có nghĩa là thấy nó mà không phải nó, không phải nó nhưng chính là nó đó. Có nghĩa là thấy cái dải lụa đó, cái làn khói đó đó thì cái đó nó nó chỉ là hơi thở nhưng nó chính là hình thức của hơi thở ở cái giai đoạn mà sắp sửa đắc thiền, các vị nghe kịp không?
27/09/2021 - 07:22 - loantrinhtp
(Còn tiếp)
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(tt) Sư Toại Khanh Giảng MN118 - Kinh An Ban Thủ Ý (2-4)
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=1KCeoNCm6yc&abt=Kinh+An+Ban+Th%E1%BB%A7+%C3%9D
27/09/2021 - 07:22 - loantrinhtp
Thì khi mà thấy hơi thở nó là một dải lụa, một cục bông gòn, một đám mây, một khối hơi nước bồng bềnh thì giai đoạn đó chúng ta được gọi là đã đắc được cận định. Cận định có nghĩa là cái giai đoạn sắp sửa đắc nhị thiền, nhớ cái đó. Ở trong đây thì trong Chánh sớ các Ngài có cho mình một số cái, nếu được thì các vị ghi luôn nhé, cái này trước khi tui đi giảng vào cái kỹ thuật mà tu thiền quán á thì thiền quán chỉ có hơi thở thì tui cho các vị coi, các vị làm ơn ghi dùm tui cái này, đây:
Hành giả mà muốn cho cái khả năng định tâm của mình được tốt á thì phải nhớ thuộc lòng 10 cái điều sau đây, đây là bản tiếng Phạn nhe, trong đây tiếng Pali gọi là (....), đây là 7 cái điều kiện tiên quyết để hỗ trợ cho khả năng định tâm của hành giả:
1/ Thân thể, chỗ ở và vật dụng phải sạch sẽ: Một là thân thể vật dụng phải được giữ sạch, thân thể, chỗ ở và vật dụng phải sạch sẽ thì ngồi thiền nó mới có kết quả, chứ còn cái thứ mà nó nực nực nó rít rít nó hôi hôi đó khó đắc lắm mà đi ngang mấy hành giả kiểu đó tui cũng khó chịu lắm, hành giả phải thơm, phải xài mỹ phẩm - ok, xài đồ hiệu nó dễ đắc hơn :) chứ ba cái thứ dầu xanh đồ đó nó lâu lắm, mà nó làm phiền thiền sư nữa. Cho nên cái thứ nhất đó có nghĩa là thân thể, trú xứ và vật dụng phải sạch sẽ, nhe.
2/ Tín - Tấn - Niệm - Định - Tuệ phải quân bình: Rồi cái thứ hai có nghĩa là duy trì cái sự quân bình của 5 quyền, là sao ta, 5 quyền là cái gì? Tín - Tấn - Niệm - Định - Tuệ. Có nhiều vị đó thì cũng Phật tử giống nhau, nhìn giống nhau y chang nhưng có nhiều vị đức tin trội, có vị tinh tấn trội, trội có nghĩa là sao, nó nhiều quá là trội nhe. Niệm-Định-Tuệ bây giờ tui chỉ lựa mấy cái mà bà con dễ nghe .
Đức tin mạnh là sao ta?
Vô chùa lúc nghe giảng ngáp lên ngáp xuống mà nghe nói bố thí là móc tiền ra mà không có đếm, nghe kịp không? Thích làm phước mà họ nghe tới thiền họ nghe tới pháp, nghe tới pháp cái gật gà gật gưỡng, người đó đức tin mạnh. Hoặc là đang ngồi nghe pháp, đang ngồi hành thiền mà trong đầu cứ tính a bây giờ hôm nay đi 6 chùa đi, xe 16 chỗ mới được, a để coi bên vợ là 4 người, rồi a cho mấy cô tu nữ đi nữa tu mà hổng có tiền tội nghịp ..
Cứ đại khái cứ hiểu là ba cái chuyện tào lao . Những cái chuyện đó rất là hay nhưng
- trong anh đang nghe pháp là chỉ có pháp, tất cả ngoài ra là tào lao,
- anh đang hành thiền chỉ có hành thiền tất cả ngoài ra là tào lao.
Sẵn đây tui nói luôn, cái người Việt Nam mình có một cái thứ, có một cái thứ đạo đức ẩm thực rất là quái dị, mình thương ai mình hay mời người ta cái này lắm, cái này bổ lắm má ăn đi, có không? Cái này bổ lắm má uống đi, thằng Mỹ nó không có như vậy, thằng Mỹ nó bổ sung cái gì mà bác sĩ nói cần chớ không phải bổ là đè ra thồn cáng dọng nhét cho mày chết, không có, cho nên người Mỹ họ dùng thuốc bổ như là bao nhiêu cái thứ thuốc chữa bệnh, còn người mình cái giống vãi gì mà bổ á là kiếm cái người nào mình thương á dộng cho nó chết.
Cho nên ấy trong cái pháp môn tu tập 5 quyền đồng ý mọi khi thì cái lòng tin, niềm vui bố thí, phục vụ rất tốt, nhưng không phải thấy nó tốt rồi lúc nào cũng là tốt . Các vị nghe kịp không?
Thí dụ như các vị tưởng tượng mà ai cũng biết thuốc nam là tốt mà quý vị tưởng tượng mà nấu chè mà mình rắc tiêu vô coi nó kỳ hông, mà chính hôm hổm mình bị cảm má nói rằng ăn cháo bỏ tiêu vô nó giải cảm mà nó cũng giảm cãi nữa, rồi bây giờ á mình đang ăn chè mình nói má nói tiêu tốt lắm mình dộng tiêu vô .
Các vị nghĩ sao ? Ya, cho nên hổng có được.
Không phải cái nào tốt lúc nào cũng tốt, luôn luôn tốt mọi nơi đều tốt, cái đó phải xét lại nhe.
Điều chỉnh 5 quyền quân bình có nghĩa là sao?
Lúc nào làm việc đó và để ý trong 5 ông này Tín-Tấn-Niệm-Định-Tuệ phải cân bằng nhau:
Tín: đang ngồi thiền phải có niềm tin,
- niềm tin vào pháp môn mình đang tu,
- niềm tin vào cái đạo nghiệp đạo lực của mình,
- niềm tin vào sự hướng dẫn của thầy,
- niềm tin vào kiến thức Phật pháp của mình .
Đó là niềm tin nhưng mà phải giữ ở cái mức "vừa đủ xài", chớ đừng có ngồi ở đó mà vì chạy theo cái niềm tin rồi quên, rồi xao lãng cái Định và Niệm nhe, đó là cái Đức tin.
Định: Rồi còn cái định là sao? Định là tập trung tư tưởng mà đó là một kiểu tập trung một cách rất là máy móc, tập trung có nghĩa là chỉ biết nó ngoài ra không có gì hết. Đối với hành giả tu tập thiền chỉ thì khả năng định tâm vô cùng cần thiết, nhưng đối với một hành giả Tứ niệm xứ tu tập Tuệ quán Vipassana thì khi mà theo dõi hơi thở mà cứ chuyên chú quá sâu vào cái cảnh hơi thở thì nó thiếu đi cái sự linh hoạt, các vị có nghe kịp không?
Thở ra thì biết thở ra thở vào biết thở vào rồi đến một lúc nào đó khi niệm định nó đủ mạnh rồi thì hành giả tự nhiên trực nhận trực thấy rằng cái hơi thở ra vào này nó do duyên mà có, có nghe kịp không? (38:24)
28/09/2021 - 10:13 - loantrinhtp
Sẵn đây tui nói luôn, các vị có thấy mèo, chó, cọp, beo mà nó tha con chưa? Cắn mạnh quá thì con chết, mà cắn lơi quá thì con rớt, nó cắn như thế nào con không chết không đau mà không rớt mới ghê. Hành giả tu tập đề mục hơi thở phải tu tập bằng cái kỹ xảo đó đó, bằng cái kỹ thuật đó. Tức là hơi thở ra vào biết rõ ra biết rõ vào nhưng mà tập trung vào nó quá là coi như mình đang cắn con, đang cắn con làm cho con nó đau, nhe.
Cho nên, quân bình 5 quyền là vậy. Và có hành giả khi mà tu tập thiền quán quá nặng về đức tin thì cứ lo làm phước không, quá nặng về tinh tấn là vô chùa không nghe pháp hành thiền mà khoái phục vụ. Cho nên chúng tôi nhớ Sư trưởng có một cái bài kệ về 3 hạng bồ tát đức tin, trí tuệ và tinh tấn:
Bậc trí tuệ giác phần chóng đắc
Vì căn cơ xuất sắc hơn thường
Trí nhanh tâm tánh như hương
Nên khi quán chiếu vô thường nhận ngay
(Cái ông mà hành bồ tát trí tuệ ổng nhậy lắm)
Bậc đức tin lâu ngày hơn trí
Vì tính nhân ít nghĩ rõ ràng
Tính nhân cá tính đoan trang
Lại ưa mến chuộng dị đoan linh thần
- người tu mà hạnh tinh tấn mạnh quá đó vô chùa khoái lên chánh điện, mà
- cái thằng trí á thì nó lên nó nghiên cứu,
- còn cái thằng đức tin khoái đọc thôi, có đúng không ta, ya.
Có người cầm cái quyển kinh Pháp Hoa lên họ coi Phẩm Phổ môn nói cái gì, tùng địa dũng xuất nói cái gì, họ coi cái chữ Quán âm nó có bao nhiêu nghĩa, nghĩa nào cho đại chúng bình dân nghĩa nào cho kinh điển bác học, còn đằng này cứ mà lật cái Phổ môn ra đó là chỉ biết Quán âm mà có cái hình tượng dân gian là chết rồi. Ngay cả cái việc xem kinh ấy là đã có bao nhiêu kiểu xem rồi .
- Cho nên người tu dùng trí nhiều thì lúc nào họ cũng nhanh nhậy, thích để cho trí làm việc.
- Còn bằng đức tin thì kiếm cái gì mà đặt gửi gắm cái niềm tin.
Trí thì theo Phật bằng đầu mà đức tin theo Phật bằng tim, mà trong khi cả tim lẫn óc nó đều phải hoạt động tương đồng với nhau chứ.
Bậc tinh tấn thì năng phục vụ
Kém khôn ngoan chẳng đủ niềm tin
Thế nên khó đắc giác minh
Lâu hơn trí tuệ đức tin mấy lần
Quá nhiều đều không tốt, vì cần quân bình:
Cái người theo đạo mà
- đức tin nhiều quá thì họ thích bái sám tụng niệm,
- tinh tấn nhiều quá thích phục vụ, thích đổ mồ hôi,
- cái thằng cha trí tuệ nhiều quá thích suy tư lý luận
đều không tốt nếu mà cực đoan, phải biết pha chế đàng hoàng.
Cái đạo lý này ngay đến một bà nội trợ nấu ăn còn phải biết nữa mà, muối nhiều quá mặn giết mấy thằng cao máu, đường nhiều quá bóp cổ mấy thằng tiểu đường, chừng mực thôi, chua quá hại mấy thằng bao tử. Cho nên là ngay trong chuyện nấu ăn còn chừng mực nói chi là cái chuyện quân bình 5 quyền ở một vị hành giả nhe.
3/ Biết rõ về sơ tướng, nhiếp tướng và quang tướng:
Rồi tiếp theo là 3 cái này nè (parikammanimitta, ugghanimitta, patibhaganimitta) hành giả phải biết rất rõ và rất rõ. Đừng có vì đi nghe đạo hoặc xem kinh, biết ba mớ lốm đốm lan man về ba cái vụ mà ngồi thiền lâu ngày rồi thấy ra khói ra mây khoái quá về châm điếu thuốc lên nó cũng ra cục khói vậy đắc à? Còn khuya, nhe.
Cho nên phải biết rõ là trường hợp nào là sơ tướng, nhiếp tướng và quang tướng, phải biết rõ 3 cái đó để đừng có... và tui nói hoài không biết bà con còn nhớ không?
Có hai kiểu tu,
- tu kiểu người lượm ve chai: thấy hay là lượm
- kiểu người đổ rác: thấy rác là liệng
Người đổ rác là thấy cái gì rác là liệng, còn tu kiểu người lượm ve chai là thấy cái gì hay hay lượm, thì kiểu tu của người đổ rác nó an toàn hơn. Biết cái này là phóng tâm, biết cái này là tham, biết cái này là sân, suốt đời chỉ lo đi đổ rác nó an toàn. Còn cái thứ tu kiểu lượm ve chai nó nguy hiểm lắm a cái này là đức tin nè, cái này trí tuệ nè, cái này là định nè.
Nếu một người mà đại căn đại duyên thì cái đó là ok .
Nhưng nếu mà một người yếu tay ấn đó mà đi tu mà đi tìm cái tốt để mà lượm á rất dễ hiểu lầm; bằng chứng là trong mấy thiền viện có những hành giả không biết lý thuyết thì lấy cái gì đâu mà tu . Khi nó biết ba mớ lý thuyết rồi họ trở thành nạn nhân của những cái kiến thức về lý thuyết, các vị nghe kịp không?
Thí dụ các vị được nghe thế này: theo dõi hơi thở đến một mức độ nào đó tâm mình nó lắng sâu vì niệm mạnh hơn, vì định mạnh hơn, có một mối tương quan rất chặt chẽ giữa thân và tâm .
- Khi tâm bị chộn rộn lo sợ ghen tuông sợ hãi, vui mừng quá mức thì hơi thở cũng gấp gáp nặng nề, có nghe kịp cái đó không, cái đó đúng không ta?
- Khi nội tâm lắng yên không bị một thứ tình cảm thương ghét nào nhiễu động thì hơi thở cũng vi tế nhẹ nhàng theo,
từ đó mà suy ra khi hành giả có niệm và định vững mạnh rồi thì hơi thở sẽ vi tế theo đó, và đến một lúc nào đó hành giả sẽ cảm nhận hình như ta không còn thở nữa (43:34)
29/09/2021 - 12:37 - loantrinhtp
Thì đây là lý thuyết các vị có thể bắt gặp đầy ở trong mấy cái sách thiền, kể cả cái cuốn mà tui mới vừa in và mới vừa bán được mớ đó. Thì là biết được ba mớ đó rồi thế là vô ngồi chưa được gì hết tại vì tu bằng cái tâm của người lượm ve chai mà, cho nên thấy hay quá, thấy ngồi ba mớ, cái tự nhiên nó thấy rợn rợn, rợn rợn, mát mát, cái mông hơi nhấc nhấc lên chút, đắc. Nó chưa có đắc mà cứ tưởng là đắc, nhe.
Quân bình 5 quyền là vậy đó, là
- biết rõ được 3 cái tướng,
- biết rõ 3 giai đoạn ấn chứng.
4/ Cái tiếp theo nữa đó có nghĩa là khi nào cái tâm lui sụt thì hành giả biết đường để mà kéo nó lên. Thất giác chi là mấy ta, bảy:
- niệm giác chi,
- trạch,
- hỷ,
- cần,
- xả,
- tĩnh,
- định,
tất cả là 7 giác chi .
Trong Tương ưng, Đức Phật dạy rất là rõ:
Khi nào mà hành giả thấy cái tâm mình nó xệ quá, nó xuống quá, nó yếu pin, thiếu máu nó hổng có muốn work nữa, nó hổng có làm việc nữa thì hành giả phải dùng cái Trạch giác chi, Cần giác chi và Hỷ giác chi để kéo nó lên.
Trạch: Trạch là dùng trí suy tư thấy rằng bao nhiêu cái điều hay ho tốt đẹp nhất trong cái cuộc đời này đều chỉ có cho cái người tinh tấn, mà bây giờ mình đang lui sụt. Hành giả nhớ được hạnh lành của Chư Phật, Chư Bồ tát, Chư Thánh tăng ba đời mười phương, thấy rằng các Ngài không có ai mà Thánh hiền tăng chư Phật ba đời mà lười biếng như mình hết á, nhờ suy nghĩ như vậy mà hành giả tinh tấn hơn, nhe.
- Khi tâm lui sụt hành giả dùng Trạch giác chi, Cần giác chi và Hỷ giác chi.
- Khi nào mà cái tâm nó xệ quá, xuống quá đó thì hành giả lúc đó gọi là (...), khi nào mà cái tâm nó bung lung, nó bung sung nó hứng quá, nó vui quá, nó thất niệm... thì hành giả dùng Tĩnh, Định, Xả kềm nó lại .
Giống như mình coi một đứa bé con nít đó, nó phá quá mình phải tìm cách mình kềm nó, mà thấy nó xụi lơ là phải rờ coi nó có nóng hông, có hiểu không ta? Tui chưa có con mà tui nói các vị có nghi ngờ tui hôn? Con nít nó như vậy đó, khi mà nó phá quá phá mình phải kềm nó bớt, nhưng mà thấy nó xụi lơ mà con mắt nó đỏ bừng, tay chân nó nóng hổi là cũng phải coi nó lại, nhe, cái tâm mình y chang như vậy, nhe.
5/ Thấy mình CẦN một cái niềm vui nào đó thì hành giả sẽ tìm cách nghĩ làm sao cho nó vui:
Rồi tiếp theo là (...) có nghĩa là có lúc hành giả thấy mình cần một cái niềm vui nào đó thì hành giả sẽ tìm cách nghĩ làm sao cho nó vui. Thí dụ như hành giả nghĩ thế này: các vị có biết ý nghĩa của chữ Tam bảo không? Chữ Tam bảo nghĩa là chữ Ti (có nghĩa là 3), Ratana (có nghĩa là cái gì quý hiếm), đấy.
Mà tại sao gọi là Tam bảo ?
Cái này phải ghi nè, cái này đáng để ghi:
Khi hành giả cái tâm mà xệ quá đó hành giả phải nghĩ đến Tam bảo, nghĩ như thế nào? Chữ Ratana là quý, tại sao gọi là quý, vì có 3, có 3 lý do được gọi là quý.
Một, trên đời này đồ quý hiếm thì không có thiếu nhưng mà không có một cái thứ gì trên đời này quý hiếm mà lại có cái tác dụng đem lại lợi lạc cho chúng sinh, các vị nghe kịp không? Thí dụ như hôm nay cái viên kim cương mà to nhất thế giới đó mà mình biết đó là bao nhiêu, là 3 ngàn cara to đùng như thế này, như là cái lon sữa bò vậy, như kỳ rồi ở bên Washington D.C tui có gặp viên kim cương Diamond Hope, viên kim cương Hy vọng to đùng thế này mà tui đứng tui nhìn nó tui nhớ thế này, tui nói nó to thì nó to nhưng mà hổng có ăn được, nó quý thiệt nhưng mà hổng ăn được. Tam Bảo lại khác, Chư Phật hiếm lắm, trong Kinh nói muôn triệu tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ đại kiếp mới có một vị Phật ra đời, hiếm chứ, rất là hiếm, không có cái châu ngọc gì mà hiếm hơn Chư Phật. Nhưng mà có một điều giả sử mà có một viên ngọc mà nó hiếm như Chư Phật thì sao? Nó không có giúp được gì cho ai hết, nhưng mà Chư Phật thì không .
Chư Phật hiếm nhưng mà lại cực kỳ lợi lạc là vì sao? Là vì Chư Phật hội đủ 3 cái đức lành sau đây:
- ai Ngài cũng thương,
- đức lành nào Ngài cũng có và
- chuyện gì Ngài cũng biết, bi trí đức và tịnh đức.
Cho nên Kinh nói khi mà Chư thiên trong vô lượng vũ trụ biết cái đêm nay Thiện Thệ sẽ viên tịch, biết đêm nay Thế Tôn sẽ Niết bàn, biết đêm nay Phật sẽ vĩnh viễn ra đi không trở lại nữa thì Chư thiên về chầu Phật ở Kushinagar 12 do tuần có nghĩa là khoảng 50 cây số vuông, mà trong kinh Phật nói: Này Anan, Anan có biết rằng là hiện giờ chung quanh Như Lai có 50 cây số vuông Chư thiên về đông đến mức mà Như Lai chỉ có thể ví dụ như người ta lấy bột mà người ta nén vô một cái ống vỗ vỗ cho nó chặt, cho nó dẽ lại, mỗi một vị trời tương tự như một hạt bụi, thí dụ như vậy, mà đêm nay trong 50 cây số vuông này Chư thiên về đông giống như là người ta lấy bột người ta bỏ vô cái ống người ta vỗ người ta nén nó lại . Vì sao? Là vì người ta biết rằng kể từ hôm nay, kể từ buổi sáng hôm nay khi con người này vĩnh viễn đi rồi thì mình có chuyện gì buồn, có cái gì sợ hãi, âu lo, có cái gì nan giải không giải quyết được thì không còn ai để mà gõ cửa. Kinh nói có nhiều vị trời thấy có cái dấu hiệu mình sắp chết sợ hãi chực nhớ Phật còn dưới nhân gian xuống gặp Phật, Phật nói 3 câu, yên. Có cái gì kinh hoàng cho bằng kể từ hôm nay bao nhiêu cái nan sự của đời mình chỉ tự mình giải quyết không ai chia sẻ. Dĩ nhiên mỗi người đến và đi, sanh và tử theo duyên nghiệp của mình, không có Phật tiên hiền thánh nào can thiệp được đâu, tuy nhiên có một bậc Chánh đẳng Chánh giác mình đủ duyên gặp được Ngài là có nghĩa là Ngài có thể giúp được mình rồi đó, phải tin như vậy, nhe. (50:16)
29/09/2021 - 10:37 - loantrinhtp
Cho nên cái chuyện đầu tiên Tam bảo được gọi là quý là vì sao, vì đó là của hiếm và của hiếm đó đó nó gắn liền với cái lợi lạc, chứ còn hiếm không chưa đủ được gọi là Ratana, trong kinh đưa ra cái tiêu chuẩn khắt khe như vậy, hiếm không chưa đủ là Ratana mà phải là lợi lạc nữa. Cho nên cái thứ nhứt Chư Phật là cực hiếm, bao nhiêu tỷ tỷ tỷ hằng hà sa đại kiếp mới có một vị ra đời nhe. Mặc dù chúng ta biết rằng là cứ mỗi một cái thái dương hệ, một cái quần thể mình gọi là quần thể vũ trụ nó gồm một ngàn tỷ cái thái dương hệ thì có một vị Phật ra đời, rồi một ngàn tỷ khác thì nó cũng có nhưng mà nó rất là xa . Ở đây mình đang nói trong cái ngàn tỷ này thôi nhe. Cho nên tôi không có bác vấn đề Phật quốc một cách cực đoan như là một số người mà chuyện đó nó dài lắm, tui đang giảng về hơi thở mà một hồi tui mất thở luôn á.
Cho nên cái thứ nhứt vì Chư Phật quá hiếm đi cho nên là cái giáo pháp mà các Ngài thuyết giảng cũng hiếm luôn .
1/ Hiếm là sao?
Những lời dạy của Đức Phật thực ra là nguyên tắc của vũ trụ lúc nào nó cũng bàng bạc hết trơn . Xui một chỗ Ngài không ra đời Ngài không nói ai mà biết ?
Không có Archimedes, không có Euclid, không có Descartes thì làm sao mà người ta biết những nguyên tắc toán học đúng không ? Mặc dù những nguyên tắc đó nó muôn thuở muôn đời nó bàng bạc trong vũ trụ này, nhưng mà khổ không có mấy nhà toán học đó thì làm sao mà hôm nay chúng ta biết được những cái công thức những cái định đề toán học ?
Chư Phật cũng vậy, Chư Phật không phải là người tạo ra chân lý, không phải là người tạo ra Chánh pháp mà Chư Phật là người phát hiện và đem truyền dạy lại cho chúng ta . Làm ơn nhớ dùm cái đó, nhớ dùm cái đó.
Sẵn đây tui nói luôn Đức Phật vĩ đại là vì 3 điểm, thứ nhứt, tui nói chậm thiệt chậm cho những bà con nào mà tinh thần còn bú bình:
- Một, Phật không thể giúp ta sống đời đời không chết nhưng Phật có thể giúp ta không sợ chết đó là cái vĩ đại thứ nhất.
- Thứ hai, Phật không thể cho ta tất cả những gì ta muốn nhưng Phật có thể dạy ta không muốn cái gì hết, có nghe kịp không?
- Và cái thứ ba, Phật không thể nắm tay ta đưa ta đi tất cả vũ trụ nhưng Phật có thể dạy cho ta thấy đi đâu rồi cũng vậy thôi .
Nghe kịp chưa? Một con người xuất sắc như vậy đấy.
- Ngài xuất sắc như vậy, Ngài quý hiếm như vậy cho nên giáo pháp của Ngài cũng quý hiếm như Ngài và
- Tăng đoàn của Ngài cũng quý hiếm như Ngài là vì sao? Là vì cái Tăng đoàn đó chỉ có mặt ở đời khi Thế Tôn có mặt ở đời mà thôi .
Đó là nghĩa thứ nhứt của Tam Bảo là quý hiếm.
2/ Và cái thứ hai là lợi lạc.
3/ Và cái thứ ba, ở đây có ai nhớ cái thí dụ con rùa mù không? Kinh nói Phật dạy, này các tỳ kheo, giả dụ như trên biển, trên đại hải mênh mông, có một miếng ván trên đó có một cái lỗ nhỏ xíu, miếng ván đó nó cứ theo gió nó trôi từ bờ đông sang bờ tây, từ Cali về Sài Gòn, trôi tới trôi lui mà có một con rùa mù ở dưới biển, rùa mù dưới biển 100 năm nó mới trồi cái đầu nó lên một lần mà do một cái sự tình cờ hạn hữu nào đó mà cái con rùa đó nó chọt ngay chóc cái lỗ đó, thì này các tỳ kheo cái chuyện đó nó có khó không? Chư tăng nói dạ xác suất quá thấp, quá thấp, vô cùng thấp. Thì Phật nói rằng này các tỳ kheo, cái chuyện mà con rùa mù đó 100 năm trồi đầu một lần mà cái cơ duyên hạn hữu nào đó mà nó chun lọt vào cái lỗ ván đó nó vẫn còn dễ hơn một cái chúng sanh trong ba đời này mà sanh lại được thân người, nghe hiểu hôn? Mình đọc cái đó phải nói là thằng Tèo nó teo.
Nhưng mà sao, Tam Bảo là sao?
- Thứ nhứt, Tam Bảo được gọi là quý là vì hiếm,
- thứ hai không có cái gì trên đời này hiếm mà lợi lạc như Tam Bảo.
- Và cái thứ ba: chỉ có người nào đại phúc đại duyên mới gặp được Tam Bảo .
Nhưng nghe vậy chớ mừng vội, nghe kỹ cái nữa, cái chỗ này nghe kỹ nè,
- do ba la mật của ta nhiều ít, dày mỏng mà ta gặp được Chánh pháp hay không và
- khi gặp được Chánh pháp rồi ta quan tâm cái gì trong Phật pháp, và quan tâm kiểu nào,
tui nói các vị có nghe kịp không ta? Do ba la mật mà ta có được gặp chánh pháp hay không, và khi gặp rồi ta quan tâm cái gì và quan tâm kiểu nào.
Tôi ví dụ, tất cả hội chúng trong cái đạo tràng này đều là những người có túc duyên nhiều đời mới gặp được Chánh pháp, nhưng khổ nỗi do cái duyên lành, cái túc duyên đời trước của mình á nó chênh lệch dày mỏng khác nhau, cho nên có người đến chùa chỉ khoái tụng thôi, còn tới lúc ngồi thiền chỉ khoái niệm Phật thôi, ngoài ra hổng biết gì hết. Có người đến với đạo khoái bố thí thôi, có người đến với đạo khoái quần quật quần quật hốt rác, rửa chén thôi, có người đến với đạo chỉ khoái làm con mọt sách thôi, có người đến với đạo chỉ khoái xếp bằng lim dim nhắm mắt thôi, các vị nghe kịp không? À mà chưa hết, trong cái số những người mà học giáo lý đó, thích học giáo lý đó lại chia ra 8 phe 12 phái trong đó, có người học ba mớ thấy đủ rồi, thấy giỏi rồi, có người ghiền làm con mọt sách học bao nhiêu cũng không đủ, nghe kịp không? Cho nên chúng ta có phước duyên lắm mới mang được thân người, có phước duyên lắm mới gặp được Chánh pháp.
Được làm người có dễ đâu
Được làm người khó sống lâu trên đời
Được nghe Chánh pháp tuyệt vời
Được vui gặp Phật ra đời khó thay
Do cái túc duyên ba la mật mà chúng ta có gặp được Chánh pháp hay không, khi gặp rồi chúng ta quan tâm cái gì. Có nhiều người hành thiền không cầu giải thoát mà chỉ muốn đi tìm cảm giác mát lạnh, rờn rợn là thấy phê rồi, nhe. Rồi có người học giáo lý chỉ mong là đủ giỏi để đi cãi lộn với người ta thôi, nhe. Cho nên là tui đem cái tích con rùa mù ra đây tui nói khi chúng ta là người biết được Chánh pháp, biết được Phật pháp, biết quan tâm pháp học, biết quan tâm pháp hành, nhe, thì chúng ta có thể tin rằng mình không nằm trong cái số con rùa mù mà là con rùa sáng, mà dầu con rùa sáng cũng phê. Nói nghe hiểu hông? Tức là nếu mình không biết đạo gì hết thì mình là con rùa mù, còn nếu mình biết đạo thì mình là con rùa sáng mắt, thì cái cơ hội mà con rùa đó nó chọt vô cái lỗ nó cao hơn con rùa mù nhiều lắm à, nhưng mà nó vẫn là con rùa, nhe, nó vẫn là con rùa.
Cho nên ba ý nghĩa Tam Bảo là vậy đó,
- một là Chư Phật, Tam Bảo là quý hiếm,
- hai là lợi lạc và
- ba là người đại phúc đại duyên mới có thể quy y Tam Bảo.
Thì khi mà hành giả thấy cái tâm của mình lui sụt thì hành giả suy tư đến cái này, suy tư đến cái tích con rùa mù, suy tư đến ý nghĩa của Tam Bảo cho cái lòng nó phấn chấn lên, nhe.
30/09/2021 - 12:30 - loantrinhtp
6/ Phải có khả năng kiểm soát cảm xúc của mình:
Rồi tiếp theo đó là (...) có nghĩa là hành giả phải có khả năng kiểm soát cái cảm xúc của mình. Cái này nó gần như nó lặp lại ý cũ nhưng mà trong Kinh tán rộng ra thôi.
Phải có khả năng quân bình cảm xúc là sao? Có nghĩa là trong đây các Ngài dùng cái ví dụ giống như một người họ điều khiển một chiếc xe tứ mã hay là lục mã, một chiếc xe mà có một bầy ngựa kéo thì phải giữ làm sao con này với con kia nó phải thẳng hàng với nhau, chứ con trước con sau, con mạnh con yếu thì không có được, cái giỏi của cái anh mà điều khiển chiếc xe tứ mã là ổng bằng cái chùm dây đó đó, bằng một cái bó dây mà ảnh có thể ảnh điều khiển con trước con sau con trái con phải, thì ở đây hành giả cũng vậy .
Hành giả luôn luôn giữ được cái tâm thái và cảm xúc ở cái mức độ cần và đủ.
- Cần có nghĩa là không thừa mà
- Đủ là không có thiếu không có dư, nhe.
Rồi sẵn ở đây tui cũng nói luôn, nó nhiều chuyện lắm .
Muốn đạt được cái trình độ mà tu tập mà giữ lòng thanh thản như ý, muốn đạt được cái trình độ mà muốn vui lúc nào thì vui, muốn xả lúc nào thì xả thì chúng ta phải
- có nội hàm,
- có nội hàm mới có bản lãnh .
Nội hàm là gì,
- là học giáo lý,
- là có khả năng suy tư,
các vị nghe kịp không? Ví dụ nhe, tui chỉ ví dụ thôi chứ đừng hiểu lầm tui .
Tui nghe người ta chê tui tui cũng buồn chứ, nhưng mà tui có một cách này tui bớt buồn nè:
Chê bai: Tui nghĩ người ta, mình cũng chê thiên hạ nát bấy tương tàu hết nhưng mình chê xong rồi cái mình quên mất, còn cái anh chành ảnh cái ôm cái cục chê đó ổng về ổng nhét vô cái mền trùm lại khổ suốt đêm, hiểu hông? Mình cũng chê người ta tả tơi chứ mình mà mình có bao giờ mình nghĩ tới nỗi đau của thằng bị mình chê, lỡ nó nghe được nó khổ cỡ nào, nhưng mình chê xong mình quên mất thiên hạ nó chửi cũng vậy, nó chửi mình xong về rồi nó cũng quên mất, cho nên tui cứ nghĩ vậy, mình cũng nói xấu thiên hạ nhiều lắm cho nên thiên hạ mới nói xấu lại, coi như một đều, bóng đá còn có đều mà.
Khen ngợi: Thứ hai, khi mà tui nghe người ta khen tui cũng nhớ y chang như vậy, mình cũng có khen tùm lum hết, nhưng mà khen xong rồi thì quên mất, thằng kia nó ôm cục khen về trùm trong mền phê suốt đêm.
Chết: Và cái cuối cùng khen hay chê gì rồi thì cuối cùng vô cái hũ dán cái tên và cái hình, nghĩ cũng nản. Ngài Tịnh Sự - Đệ nhất luận sư của Phật giáo Nam truyền Việt Nam rồi thì sao, cũng vô cái hũ, người không biết gì hết cũng vô cái hũ. Mà tui nói hoài đó là cái trái cây mà nó thơm á, cái mùi thơm trái cây chính là tử khí của nó, biết tử khí không?
Tử khí tức là cái mùi của xác chết, thì cái danh lợi của một con người chính là tử khí của người đó, có hiểu hông, tui nói có nghe kịp hông?
Tức nghĩa là tui mới có 18-20 tui vô danh không ai biết tui hết á thì tui còn sống lâu,
nhưng mà bắt đầu tui lên tới cái hàng mà thượng tọa rồi đó là phải 50 ngoài, là có danh có lợi trụ trì chùa miễu đệ tử là bắt đầu lúc bấy giờ là cái người biết tui rành nhất là cao máu, dư mỡ, dư đường .
Tui hứa với quý vị, 85% các vị tôn túc của chúng ta lên tới cái hàng mà coi như phương trượng viện chủ là vị nào vị nấy đều có một núi bịnh hơn Trịnh Công Sơn.
- Cứ nghe tuổi tác,
- nghe thành tựu về danh lợi, về sự nghiệp
là mình nghe phảng phất cái mùi áo quan, ya, phảng phất mùi áo quan.
Cho nên trái mít thơm kêu là trái mít nó sắp lên đường . Người có sự nghiệp sắp lên đường, kẻ được khen nhiều quá cứ kể là sự nghiệp đi thì sao. Các vị phải tin cái nay còn hơn là tin các vị có 10 ngón tay nữa, phải tin cái điều tui đang nói: "Kẻ nào mê người ta khen chừng nào khi bị chê kẻ đó nó đau lên tới óc luôn."
Cách quân bình cảm xúc:
Hôm nay được người ta khen mà nó khoái đó, khoái chừng nào thì mai này nó bị chúng chửi nó khổ kinh dị lắm quý vị biết không?
Cứ nhớ chừng đó, đó là cái cách quân bình cảm xúc, nghe kịp không?
Thứ hai, tui nói cái này làm cho nhiều người cũng hơi ngỡ ngàng bởi vì ít ra ổng cũng phải khích lệ sách tấn mình chứ có đâu mà ổng nói tan hoang, tất cả kiến thức của quý vị về đời, về thế học như là y khoa hay là triết học, về khảo cổ, về hóa chất, về toán lý hóa... Tất cả những kiến thức đó, hay là những kiến thức về trong đạo Kinh Luật Luận, tất cả kiến thức về đạo về đời của chúng ta chỉ là kiến thức của một người bị tiểu đường mà biết về cái bệnh tiểu đường của mình thôi, có hiểu cái đó không? Các vị có nghe tôi nói không, có nghe kịp không?
Tôi bị tiểu đường cho nên tôi bỏ công ra tôi đọc sách, tui đọc intenet để tui tìm hiểu về bệnh tiểu đường ăn cái gì, tránh cái gì thuốc men làm sao bla bla, trong sinh hoạt tôi phải cử cái gì bla bla, và sau thời gian dài 10 năm tôi có một kiến thức kha khá về bệnh tiểu đường.
Tôi xin hỏi bà con ở đây tôi có nên giương giương tự đắc bước ra ngoài đường và khoe với mọi người rằng tôi biết hơi nhiều về tiểu đường, có nên không? Vì sao, vì em tiểu đường, em sắp lên đường, đường xuống em cũng lên mà đường lên thì em cũng xuống mồ luôn nhe.
Cho nên tất cả kiến thức của chúng ta những thành tựu đạo nghiệp của chúng ta nó chỉ là kiến thức của một thằng tù biết về cái phòng giam của mình, tất cả cái biết của mình chỉ là cái biết của một anh tiểu đường biết về chứng bệnh của mình, nó chẳng là cái gì hay hết á .
Chính vì hiểu được chỗ này cho nên ta có được cái khả năng quân bình rất tốt, và cứ nhớ chừng thế này, kẻ nào mê ngọt chừng nào khi gặp đắng cay càng thê thảm. Nhờ nhũng việc suy tư vậy đó nó kềm cho mình, nó kiểm soát và kềm chế cái bung sung cảm xúc rất tốt, nhớ nhe.
Và hành giả tu tập muốn cho cái định tâm mạnh phải nhớ mấy cái điều đó.
7/ Tránh cái người mà thiếu niệm thiếu định:
Rồi cái tiếp theo (...) có nghĩa là nhớ sống tránh cái người mà thiếu niệm thiếu định, cái điều tiếp theo nhớ tránh gần gũi những người thiếu định, mấy người mà lăng xăng lăng xăng.
Có một chuyện này quý vị phải tin nè, phải tin, mình ở gần ai mình lây người đó mình biết không? Đừng học nói với thằng ngọng, đừng học đi với thằng què là vì sao? Là vì mình ở gần ai là mình ít nhiều cũng bị dính người đó, kể cả đó là cái người mình ghét cay ghét đắng.
Thí dụ như bây giờ cái ông ổng có một vài cái tánh xấu mà tui bực, ví dụ như ổng có tật nhiều chuyện, rồi. Thì cái buổi đầu tui ở với ổng tui rất là bực nhưng mà lâu ngày tui thấy nó bình thường, nghe kịp không? Và riết lâu ngày, tui thấy hình như nó hơi hay hay nữa, các vị nghe kịp không?
Cho nên ở gần cái người nào đó, ở đây tui mong rằng không có người Châu Âu ở đây tui nói xấu cho nó đã . Tui ở Mỹ vẫn là thầy chùa tay trắng chuyên chính vô sản, tui về Châu Âu cũng là thầy chùa chuyên chính vô sản, rất là nghèo .
Tuy nhiên những ngày mà tui còn ở Mỹ thì cái thằng tôi này rất rộng rãi . Vì sao?
Vì nhiều lý do, xung quanh tôi là những người xài rất là rộng và cái đồng dollar của Mỹ so với cái đồng Euro của Châu Âu hoặc là đồng Franc của Thụy Sĩ thì giá trị nó thấp lắm, cho nên mình đi chợ hoặc đi đổ xăng á mấy cái đồng xu, đồng coin mà 25 xu của Mỹ đó cả nắm như thế này nó hổng có giá trị gì hết á mà về Châu Âu á cái đồng xu Euro của Thụy Sĩ đó nó có giá trị dữ lắm, cho nên ở Mỹ tui coi thường bạc cắc nhưng mà qua tới Châu Âu tui bắt đầu quý bạc cắc, một chuyện.
Chuyện thứ hai, người Mỹ mà chung quanh người tui quen họ rất rộng, Phật tử Châu Âu không phải kẹo mà có điều xài hơi kỹ. Đã đồng tiền có giá trị mà họ xài hơi kỹ tui ở lâu ngày và bây giờ quý vị biết không tui kẹo lắm, ăn mì gói cắt xong không dám dục cái bọc vì cắt chứ không có xé để dành xài chuyện khác, để đem đồ về bên Việt Nam nữa. Cho nên nếu hôm nay tui có cho ai cái món quà mà gói bằng cái bao mì thì đừng có ngạc nhiên vì tui đã bị cảm nhiễm chính cái bịnh kẹo kéo của Châu Âu vì mình ở gần người nào thì mình sẽ lây người đó.
Buổi đầu mình khó chịu lâu ngày mình thấy quen sau cùng mình thấy hay . Buổi đầu khó chịu sau đó bão hòa và cuối cùng thỏa hiệp . Lúc đầu thì có phản ứng có đối kháng, sau đó bảo hòa rồi cuối cùng thỏa hiệp, thỏa hiệp là chết cha rồi, ừm.
Nên cái bước tiếp theo của mình đó là xa cái người thiếu định tâm, (...) gần gũi cái người nhiều định tâm. Có nghĩa là mình muốn trau dồi cái gì thì mình phải gần người đó "Xóm chài tanh cá, làng nhang thơm trầm". Ở cái xóm chài chạy xe ngang Phan Thiết, nhắm mắt vẫn nghe mùi nước mắm . Đi ngang con đường Hải Thượng này nhắm mắt nghe mùi thuốc bắc, các vị nghe kịp không? Nghe mùi thuốc bắc vì "xóm chài tanh cá, làng nhang thơm trầm", mình nói gần cái gì đó, người nào chỗ nào thì ít nhiều mình cũng có cái sự nói hơi tiêu cực đó là cảm nhiễm, lây nhiễm, còn nói tích cực một chút thì nó là cái sự hấp thụ, nói đàng hoàng một chút là hấp thụ (1:07:27).
01/10/2021 - 12:46 - loantrinhtp
(còn tiếp)
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(tt) Sư Toại Khanh Giảng MN118 - Kinh An Ban Thủ Ý (3-4)
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=1KCeoNCm6yc&abt=Kinh+An+Ban+Th%E1%BB%A7+%C3%9D
01/10/2021 - 12:46 - loantrinhtp
8/ Muốn trau dồi cái thiện pháp nào thì tâm tư luôn luôn nghĩ nhiều về thiện pháp đó:
Và cái cuối cùng đó là (...) có nghĩa là muốn trau dồi cái thiện pháp nào thì tâm tư luôn luôn nghĩ nhiều về thiện pháp đó.
- Gần cái người mạnh về cái đó
- xa cái người thiếu cái đó và
- tâm tư mình luôn nghĩ nhiều về cái đó.
Và đây là tất cả những cái điều mà hành giả tu tập thiền hơi thở nói riêng và thiền định và tất cả thiện pháp nói chung và đó là 10 điều chúng ta phải nhớ nhe.
Rồi cái gì nữa ta, chờ một chút, chút xíu xìu xiu thôi, bây giờ mấy giờ rồi? Tui hứa là không có mất bài đâu, tui giảng tui nhớ, không có mất bài. Bây giờ tiếp theo, đây. Hồi nãy 10 điều đó là 10 điều kiện hỗ trợ cho người...
7 điều mà hành giả phải tránh để không gây trở ngại cho định tâm
Sau đây là 7 cái điều mà hành giả phải quan tâm để tránh cái.. có thể ghi tắt thế này "7 điều có thể gây trở ngại cho cái định tâm". Cái này là đề nghị trong chú giải và lẫn đề nghị của Ngài Ledi*** chớ không phải là của riêng tôi tui hứng tui móc ra cho xài, cái này không phải vậy, cái này các Ngài đang nói về đề mục hơi thở. Các Ngài nói rằng có 10 điều nên trau dồi và có 10 điều nên lưu ý nhe, có 7 điều nên lưu ý, 7 điều đó gọi là Sappāyāsappāya tức là Sappāya cộng với asappāya thành Sappāyāsappāya. Sappāya nó có nghĩa là thuận tiện, tiện lợi, còn asappāya có nghĩa là không thuận tiện, không thuận lợi thiếu tính hỗ trợ, mang tính đối kháng.
***Các bạn có thể download cuốn này của Ngài Ledi Sayadaw qua dạng pdf tại đây:
http://www.ffmt.fr/articles/maitres/Ledi...ayadaw.pdf
7 cái đó là gì:
1/ Chỗ ở thích hợp hay không?
2/ Điều kiện sinh hoạt có tốt hay không? Các vị nghe kịp không, thí dụ như bây giờ tui ở Sumin phòng ốc rất là ok, nghe hiểu hông? Nhưng mà bây giờ tui đặt tên Sumin 1, Sumin 2. Sumin 1 là gần phi trường mà phòng ốc ok quá, thầy bạn thì cũng được, nhưng mà tui bị cao máu, bị tiểu đường tui cần đi bác sĩ thường, nhất là đêm hôm mà hơi kỳ kỳ là tui cần chạy đi cấp cứu, mà bây giờ ở Sumin 1 nó cái gì cũng tốt mà có cái vụ đó nó hơi kỳ. Sumin 2 đó thì có thể về phòng ốc nó hơi kém chút nhưng mà đi cái vụ bệnh hoạn của tui thì nó lại ok, hiểu không? Đó, cho nên cái trú xứ nó quan trọng chỗ đó. Cho nên cái thứ nhứt là trú xứ có thích hợp hay không chưa đủ mà là điều kiện sinh hoạt nữa, cái điều kiện sinh hoạt có ok hay không.
3/ Đề tài trao đổi với thầy bạn. Cái này rất là quan trọng. Tôi thưa với bà con một điều là nhiều năm và nhiều năm về trước khi tôi còn trẻ, bây giờ già rồi. Nhiều năm về trước tôi coi thường cái mà trong kinh nói là nói lời vô ích á, thì tôi coi thường lắm, tôi nghĩ Phật dạy mình không nói lời vô ích chắc là Phật không muốn mình mất thời giờ, với mình nói tào lao thế nào cũng lỡ lời sẩy miệng rồi gây thù gây oán hiểu lầm đôi chối mệt lắm . Hồi đó tui hiểu vậy đó, lỡ lời sẩy miệng, rồi gây làm phải đi đôi chối hoặc là mất thời gian . Nhưng mà không, ở cái tuổi này đọc nhiều hơn, suy tư nhiều hơn, phiền phức nhiều hơn tui mới thấm.
Cái đề tài nói chuyện nó quan trọng dữ lắm, đầu anh không tầm bậy thì anh lấy cái gì để anh nói, nghe kịp không? Cho nên Phật kêu mình đừng nói chuyện tào lao có nghĩa là Phật ngầm nói rằng là con đừng suy nghĩ chuyện tào lao. Vì Voltaire của Pháp có một câu rất là hay "Khi không còn chuyện gì để nói ta sẽ nói bậy", rảnh rỗi sanh nông nổi, các vị có nghe cái đó không? Rảnh rỗi sanh nông nổi rất là quan trọng nhe. Cho nên cái đề tài nói chuyện rất là quan trọng, gặp nhau mà đem Trịnh Công Sơn rồi Từ Công Phụng, gặp nhau mà đem Nguyễn Bính, Chế Lan Viên. Nói một hồi rồi thế nào nó cũng dẫn đến tình trạng một là gây, bất đồng quan điểm, hai là cả hai người đều lên mây hết . Cả hai cái một là lên mây hai là xuống sình không có cái nào cần thiết cho người tu hành hết, nhe. Bàn bạc về chính trị về văn hóa, về tôn giáo, về xã hội, về lịch sử bla bla bla. Những cái đề tài đó ngoài đời nghe rất là hay nhưng trong đạo nó kỵ là vì sao? Vì những đề tài đó có một tác hại cực lớn đối với nội tâm của người Phật tử nói chung và của hành giả nói riêng. Rất là quan trọng tin lời tui đi, bớt tám một chút, bớt tám một chút sẽ thấy lợi lạc vô cùng. Bớt tám là sao: bớt FB. FB là một hình thức tám, bớt viber, bớt message, bớt email, bớt alo nhe .
Bên Úc người ta có cách người ta thử thế này, muốn biết con ruồi nào đực con ruồi nào cái đó dễ lắm, để cái phone này ruồi cái nó đậu cái phone rất là nhiều, ruồi đực nó chỉ đậu mấy lon bia thôi. Bớt tám lại một chút. Rồi :) nói cho nó bớt buồn ngủ, con mắt muốn sụp xuống luôn :), hồi tối 1h30 mới ngủ 3h phải dậy ra phi trường, cho nên bây giờ tui thuyết Pháp quý vị đang có vinh hạnh nghe một người nói chuyện dưới đất mà đang lơ lửng trên mây các vị có biết không, đó là vinh hạnh lớn đó chứ đâu phải ai cũng có được đâu, nói chuyện với tiên ông đó không phải thường :).
4/ Bạn bè giao thiệp. Rất là quan trọng. Đề tài nói chuyện quan trọng mà những người ta thường gặp gỡ là ai, những người ta thường gặp gỡ là ai rất là quan trọng. Tây nó có một câu thế này "Anh cho tui biết anh chơi với ai tui sẽ con người của anh như thế nào?". Có nghe kịp không, rất là quan trọng. Quý vị có trí thức mấy không cần biết nhưng mà tui thấy các vị qua lại với cái hạng người nào đó là bắt đầu tui nhột rồi.
Các vị còn nhớ Mạnh Tử không? Mạnh Tử có người mẹ đó, Tàu nó kêu là Mạnh Mẫu ấy . Nhà Mạnh Tử hồi nhỏ đó gần nghĩa trang, thấy người ta khiêng xác đi chôn mới rủ một đám con nít trong làng cũng bắt con trùng con dế bỏ vô cái hộp rồi khiêng đi, rồi đứa thì khóc, đứa thì lấy lá cuốn lại làm kèn thổi tò te te te . Bà Mạnh Mẫu bả thấy hổng xong rồi, cái thằng này mà tiếp tục kiểu này mơi mốt nó lớn lên nó thành đạo tỳ, cho nên Mạnh Mẫu mới đem con đi chỗ khác, đem ra chợ sẵn bả buôn bán luôn, nhưng mà ảnh ra chợ rồi là suốt ngày ảnh cứ bắt chước nhà thơ Kiên Giang là Tiền và Lá, cứ lấy đất sét nắn trâu nắn bò rồi bán cho mấy con nhỏ kia . Bà má thấy không xong . Cuối cùng bà má mới đem tới trường học thì Mạnh Tử thấy người ta học chữ Mạnh Tử vui quá, thích quá Mạnh Tử bắt chước học chữ và sau này Mạnh Tử trở thành bậc đại hiền của Trung Hoa và thế giới, nhe. Cho nên cái người mà mình gần rất là quan trọng (1:15:36)
03/10/2021 - 08:37 - loantrinhtp
5/ Rồi tiếp theo đó là thực phẩm. Tôi có quen một vị sư người Việt Nam có quốc tịch Canada . Sư tu hành tốt lắm, dễ thương lắm, giới luật trong sạch lắm, thiền định tinh chuyên . Không biết có đắc gì hay không . Lâu lâu thấy nhăn nhăn chắc chưa có đắc. Thì tui hỏi vậy chứ sư ở Miến Điện bao lâu, cái ổng nói ổng ở được mười mấy năm, tui hỏi vì sao sư không ở đó tiếp mà sư lại về đây, ổng nói một chữ thôi: đồ ăn. Dầu mỡ để cả gang vầy nè, mà không ăn nguội không phải là Miến Điện, quốc hồn quốc túy của Miến Điện là nấu rồi để nguội cho ruồi nó bay nguyên một sư đoàn nó oanh tạc thoải mái, xong rồi con người mới tới phiên. Họ mời các sư về trai tăng, có mời tui dự được một buổi trai tăng. Họ mời về trai tăng, là 9 giờ mình tới . Đồ ăn nó nấu sẵn hết, khói lên nghi ngút thấy là mình đã khoái rồi, mà không, chưa tới phiên mình đâu, nó dắt đi vòng vòng vòng vòng nó giới thiệu ông bà cha mẹ ông cố tổ, nói chuyện trên trời dưới biển mà mình dòm dòm thấy khói bốc vậy thôi thua rồi. Thì khi khói nó nguội thì ruồi nó mới tới, thì coi là tới 10 giờ rưỡi rồi, một tiếng rưỡi sau bắt đầu nó mời vô bàn ăn . Lúc đó tui cụt hứng . Cái cảm giác của tui lúc đó như lớn tuổi lấy vợ, nó hết pin rồi, nó nản quá, người Miến Điện là như vậy đó. Cho nên cái thực phẩm rất là quan trọng.
Người Mỹ thì thức ăn người Mỹ nó làm cho mình bị béo phì vì người Mỹ họ có cái chế độ dinh dưỡng rất là Mỹ . Người Việt Nam người miền Bắc ăn không giống người miền Trung, người miền Trung ăn không giống dân miền Tây Nam Bộ, và chính cái thực phẩm đó nó góp phần làm cho chúng ta khỏe hay là bịnh, "họa tùng khẩu xuất mà bệnh tùng khẩu nhập".
Quý vị biết cái này quý vị mới run nè, tui có đọc một cái bài báo mà nó viết những lời tâm sự ứa lệ của lá gan . Viết hay lắm . Con người trên thế giới này sống nhờ tôi, vậy mà cứ quỡn quỡn nó cứ đè ra nó nhậu, cứ mỗi lần nó nhậu nó ăn dầu mỡ ăn chiên xào là tui khóc cạn nước mắt, rồi sẽ có một ngày tui lăn đùng ra tui chết cho nó sống với ai, nó ăn đồ độc hại mà nó không màng tới tui, tổ cha cái lưỡi nó cứ nói ngon mà tui gánh hết. Mỗi lần các vị ăn một cái gì vào trong miệng các vị nhớ tới cái lời tâm sự ứa lệ của lá gan, tội ngiịệp lắm, dầu mỡ mà nhất là Việt Nam mình không biết cái này "Đồ hâm quá ba lửa lập tức là kẻ thù của gan", tiếc của đó, tiếc của mà không tiếc thân, kho rồi cái đổ tiếp chơi tập hai, tập hai rồi tái bản kỳ hai, tái bản xong rồi xài lại kỳ bốn, quất chừng nào hết thì thôi. Thì mình thương họ, có khi tui thương họ là vì họ nghèo, có khi tui thương họ tiết kiệm để lấy tiền đi cúng chùa . Tui có mấy người thân quen, tui nói cô ơi cô tiết kiệm kiểu này cô chết sớm ai nuôi tui. Chỉ có cách nói vậy bả mới phì cười hổng có giận thôi, tui nói cô dưỡng sức để nuôi tui chứ, chứ cô chơi cái chiêu này riết rồi cô đi sớm à. Qua ba lửa hại gan .
Dầu mỡ các vị biết, dầu oliu người ta khuyên ăn sống . Dầu oliu làm nó sôi lên rồi nó độc còn hơn là vịt xiêm nữa nhe, nhiều lắm, đường cháy, mỡ cháy, dầu cháy cực hại. Người ta nói rằng 1 kg thịt khi ta chiên thịt, thịt nướng á mà khi bị khét thì cái khói mà được tạo ra từ 1 kg thịt độc tương đương với 200 điếu thuốc, cho nên quý vị nào cho rằng ta không hút thuốc thì ta đời đời sống mãi trong sự nghiệp của chúng sanh . Còn khuya, em cứ ăn thịt nướng vào đi, hút thuốc thụ động Mỹ nó kiu là secondhand smoking, không hút mà cứ sống chung với thằng hút cũng chết như thường nhe.
Cho nên cái thực phẩm rất là quan trọng. Chư Phật dạy mình phải sống tri túc, đơn giản không cầu kỳ nhưng mà Đức Phật cũng không có xúi mình ăn tùm lum tà la, nhớ cái đó nhe, tức là tùy duyên thấy cái gì
Các vị còn nhớ ở trong 4 pháp tri túc:
- thứ nhất là tùy vào cái phước báu của mình mình nhận được bao nhiêu không đòi hỏi thêm,
- thứ hai tùy vào vị trí của mình mà mình sử dụng cái món đồ gì, nghe kịp không? Thí dụ như bên Miến Điện làm hòa thượng người ta chưng mấy cây quạt quý ngồi phe phẩy . Ông sư mới tu có 2 năm, gia đình thương cho ổng cây quạt ổng có nên nằm ghế bố phe phẩy không? Tri túc thứ nhất có nghĩa là tùy vào cái phước mình nhận được cái gì thì dùng chứ mình không có kiếm thêm, thứ hai tùy vào vị trí, vai trò, vị thế mà mình dùng cái gì ngó cho nó được .
- thứ ba là tùy vào cái điều kiện của bản thân mà mình ... thích ăn sầu riêng quá mà đường đo lúc nào cũng gãy kim hết. Bữa hổm đi Buôn Mê Thuột tui đã dặn lòng rồi, sầu riêng Buôn Mê Thuột rất là ngon màu vàng, mà tui nói cái bà Phật tử bả đem tới, tui dòm bả tui nói tui mang ơn cô quá, cô quý quá, sầu riêng Buôn Mê Thuột... mà mình hại đời nhau có biết không :), thương nhau mà bằng 10 hại nhau có biết không . Cổ nói sao nói thấy ghê vậy, một hồi cổ biết tui đang đường 6.5 nè, tui ăn vô 2 múi, tui thấy múi nhỏ hổng sao mà quên múi nhỏ thì cái hột nó cũng nhỏ luôn, tui ăn luôn cái múi thứ ba rồi bắt đầu tui rửa tay súc miệng xong tui vô tui lụi, máu trung bình là 6.5 nó quất lên 14, 14 kính thưa quý vị dấu yêu. Cho nên cái đó rất là quan trọng.
6/ Rồi tiếp theo là khí hậu thời tiết, nóng quá tu không được, lạnh quá tu không được, nhe. Cho nên cái thời tiết rất là quan trọng. Miến Điện ở Yangon, Mandalay thầy bà nhiều . Thầy bạn ok, nước điều kiện trú xứ sinh hoạt tốt nhưng mà khí hậu phê quá . Ở gần Yangon nếu mà mình vào các thiền viện U Pandita, Chanmyay, Sumin hay là Pa Auk... Tui hay nói mấy người quen là đi tu lấy pháp, biết lấy pháp không? Tức là đến tu trình pháp 2-3 lần để lấy kinh nghiệm. Gần Yangon thì chạy lên (...) chỗ Hòn Đá Thiêng ấy nó mát, còn nếu ở Madalay thì chạy lên (...), còn không về (...) mấy chỗ tui nói ở đây có ai biết không? Không biết thì về nghe băng giảng lại thì biết, chứ không lẽ tui dắt đi . Tui không thể dắt quý vị đi mọi nơi nhưng tui có thể giúp cho quý vị không muốn đi đâu hết.
7/ Tư thế tu tập: Rồi tiếp theo là số 7, số 7 là một cái chuyện rất là quan trọng, số 7 là gì ta? thứ 7 là tư thế tu tập, là sao?
Có người hỏi tôi già nên ngồi kiết hay là bán, kiết có nghĩa là 2 cái lòng bàn chân đưa lên hết, con bán tức là có 1 bàn thôi còn bàn kia giấu nhe. Tui nói tui hổng có kiết cũng hổng có bán mà tui khoái tùy duyên, hiểu không? Tức là bữa nào cần thiết thấy kiết tui kiết . Kiết già nó gài 2 cái lòng bàn chân á cái tâm nó định tốt hơn vì nó đau quá, nội mà niệm đau là đã phê rồi, nha. Còn cái bán đó thì nó có cái hay là nó không có đau nhưng mà nó hổng đau bắt đầu nó đi chơi, cái tâm mình nó như con nít vậy đó, không ràng buộc không có cây roi nhịp nhịp là nó đi chơi . Cho nên cái kiết nó giúp cho mình tập trung tốt hơn, cái bán nó làm cho mình thoải mái nhưng mà tâm dễ đi chơi.
Còn cái kiểu thứ ba là kiểu Miến Điện, là sao? Chân trong chân ngoài, có ai biết không, không lẽ giờ tui leo lên bàn tui ngồi cho quý vị thấy cái kiểu đó, có biết không? Kiết là 2 bàn chân ngửa lên, bán là một bàn ngửa lên, còn trong ngoài đó là một ông Chợ Lớn một ông Sài Gòn, nghe hiểu hông? Cái tư thế nó rất là quan trọng.
Có một vị hành giả hỏi thiền sư sao con ngồi đủ cách hết, kiểu nào đau đớn cỡ nào khó nhất con cũng ngồi, kể cả trồng chuối để ngồi thiền nữa mà cũng không đắc, thì ông thiền sư hỏi thế này, chiếc xe bò không chạy con đánh chiếc xe hay đánh con bò? Có hiểu không? Cái vấn đề của chiếc xe bò nó nằm ở con bò, nghe kịp không? Chỉ trừ ra trường hợp chiếc xe nó trục trặc cái bánh cái đùm hay cái gì đó thì thôi, hoặc là cái trục thì.., nhưng mà chiếc xe mà đang chạy ngon lành mà mình thấy nó đứng yên là quan sát con bò trước, bởi nhiều khi nó vừa lì mà vừa ngu như con bò nữa bị nó là bò mà.
Cho nên, hành giả phải quan sát, nói tu là tu tâm, tu thế nào cũng tốt miễn là quan sát cái tâm, nhớ nhe. Rồi có người còn hỏi tui hai bàn tay cái nào trên, thì tui nói phải trái trên nhau không quan trọng, chừng nào cái thằng thiện nó đè thằng ác mới tốt, nghe hiểu hông? Tâm thiện phải trên tâm ác mới quan trọng. Còn có bà hỏi hai cái vụ này xử sao cho nó (đầu hai ngón tay cái chạm vào nhau) giao nhau hay là đứa trong đứa ngoài, nó quỡn lắm, cái thứ mà làm biếng tu nó hay bày lắm. Giống mấy đứa con nít nó làm biếng ăn á nó hay càm ràm lắm biết hông? Kêu nó đi ngủ trưa nó hổng chịu ngủ, a nực quá, a áo chật quá, a mom hổng vô ngủ chung nằm một mình sợ ma quá, mà cuối cùng là ảnh không muốn đi ngủ, cho nên mình tu mình nhớ cái đó.
- Cái đề mục quan trọng,
- thầy bạn quan trọng,
- trú xứ quan trọng,
- thực phẩm quan trọng,
- đặc biệt tư thế sinh hoạt rất là quan trọng.
Và đồng thời chưa hết, Đức Phật dạy mình nhiều oai nghi lắm, Đức Phật dạy mình rất là nhiều oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi là 4 đại oai nghi. Còn tiểu oai nghi là gì? là vô số: cầm lên để xuống, vuốt, gãi, chọt, móc, xỉa răng, nhai, nuốt, tiêu, tiểu, tắm rửa... Tất cả mọi nhúc nhích xê dịch cử động vô danh đều được gọi chung là tiểu oai nghi .
Sẵn ở đây tui nói luôn một điều vô cùng và vô cùng quan trọng, mai mốt quý vị xăm lên trán như đã bao lần tui đề nghị . Trước đây ta chưa học giáo pháp, ta chưa tu tập thì ... ăn đồ ngọt vô cái nó vầy, nên một là nó bị vướng hai là nó ợ hoài à, thực phẩm không thích hợp, bữa nay mà tui đắc tui chết liền á.
Trước đây mình chưa có biết đạo ấy là mình nghĩ rằng bố thí là làm phước, thọ giới là làm phước, quét chùa là làm phước, phục vụ là làm phước bla bla bla là làm phước, nhiều chuyện.
Nhưng mà đối với một người biết giáo lý rồi thì mọi việc làm lớn nhỏ đều là phước nếu được thực hiện bằng Chánh niệm, cái câu này phải xăm lên trán, nghe kịp không? Người không biết đạo hoặc là biết lơ mơ ba mớ luôn luôn nghĩ rằng tôi đi chùa là làm phước, tôi bố thí là làm phước... cách hiểu đó không có sai nhưng mà nó nghèo, mà phải nhớ rằng bất cứ một lời nói nào, một cử động, một nhúc nhích, một xê dịch lớn nhỏ nào mà được thực hiện bằng tâm lành đều là công đức. Tui chỉ các vị có người tin cũng có người lấy làm ngờ ngợ đúng không?
Sẵn đây tui nói luôn, nếu lý luận như vậy đi vệ sinh cũng là công đức nếu mà you làm cái chuyện đó bằng Chánh niệm .
Ba lý do chúng ta phải luôn luôn Chánh niệm:
- một là mình không biết mình sẽ chết lúc nào,
- thứ hai mình không biết mình có thể đắc đạo lúc nào,
- thứ ba nếu thất niệm mình không biết mình sẽ tạo nghiệp gì.
Cái này rất là quan trọng, vô cùng và vô cùng quan trọng nhe. Và nếu một người thường xuyên sống Chánh niệm như vậy thì cái khả năng tạo ác nghiệp nó sẽ giảm rất là nhiều, và khả năng tạo thiện nghiệp thì không cần nói, vì cứ Chánh niệm là công đức.
Tại sao nói Chánh niệm là giảm ác nghiệp, là vì sao, là bởi vì anh Chánh niệm, làm gì biết nấy thì mấy cái cơ hội để anh làm mấy cái chuyện tào lao nó... các vị nghe kịp không? Mình làm gì biết nấy thì làm sao các vị làm bậy nói bậy được.
Và Lão Tử có nói "đừng coi thường suy nghĩ thoáng qua trong đầu" là vì sao? vì nhiều lần thoáng qua nó sẽ thành hành động và lời nói, mà cái điều gì ta làm hoài hoặc nói hoài nó trở thành thói quen, và thói quen nó chính là số phận của chúng ta. Như vậy thì từ đó suy ra, số phận của chúng ta được bắt đầu từ những suy nghĩ có đúng không? A=B, B=C vậy C=A có đúng không, mình cứ theo đó, chính những suy nghĩ thoáng qua trong đầu mình coi nó hổng là gì hết nhưng mà nhiều lần suy nghĩ nó sẽ trả lời. Tui ở gần cái cô áo bông này tui đã bực cổ mấy ngày nay rồi tôi không có nói, nhưng mà cái bực đó nó nén một tháng, cô hiểu tui nói không? Nếu tôi vì lịch sự tui không nói thì hai tháng tui có nói không, phải nói, tức quá, tức quá.
Tui nhớ một chuyện, cái bà chủ trọ đó, mà cứ đêm nào cái thằng mướn nhà nó về nó cũng đá cái chiếc giày hết á, nó hổng chịu tháo ra mà nó đá, bả bực lắm, thì một bữa bả lên bả nói thế này, tui già rồi một lần ngủ là khó mà giựt mình thì khó ngủ lại mà cậu về khuya mà cứ tháo giày mà đá tui bực lắm, cậu làm nữa tui đuổi đó, thì cẩu hứa hổng có làm . Mấy đêm sau bả đang ngủ bả nghe nó đá giày cái đùng, thì lúc nó đá là 12 giờ rưỡi, thì tới 4 giờ sáng bả lên bả đập phòng, thì cái cậu đó đang ngủ cẩu ra hỏi cái gì vậy bác? thì cháu lỡ đá cháu nhớ cháu hổng đá nữa, bả nói vấn đề là chiếc thứ hai tui ngồi chờ cậu đá để tui ngủ mà cậu không có chịu đá, tui ngồi tui chờ mà từ 12 giờ rưỡi 6 phút mà tui chờ cho đến 4 giờ 5 phút sáng, cậu phải đi thôi, tức quá. Nó cứ âm ỉ âm ỉ trong lòng như vậy đó.
Cho nên đừng coi thường những suy nghĩ nhỏ trong đầu lâu ngày nó sẽ ra lời, ra hành động, mà cái ra hành dộng đó nó làm ngựa quen đường cũ, làm bậy một lần nó sẽ làm hoài.
Thiện khó thành thói quen nhưng ác cực kỳ dễ, có tin cái đó không ta? Thiện thì khó lắm, thí dụ như mình bố thí đó nó khó thành thói quen lắm nhưng mà kẹo hoặc là gian lận đồ đó nó dễ thành thói quen lắm, bởi vì sao? Vì cái thiện vốn dĩ không phải là bản chất của mình. Con người có hai bản chất thiện và ác nhưng mà cái bản chất ác luôn mạnh hơn. Các vị không tin tui ví dụ cho nghe: mỗi người đều thuận một tay đúng không, tay phải hoặc tay trái, thì trong tâm của mình luôn luôn cũng có hai tay thiện và tay ác, vấn đề là ta thuận tay nào? Có nhiều người chỉ cần có cơ hội là họ làm thiện, có người gặp cơ hội là họ làm ác. Cứ nên nhớ lời cua tui, ổng nói là mỗi người thuận tay trái hoặc tay phải và trong tâm của mình cũng có hai cánh tay, tay thiện và tay ác, vấn đề là thuận tay nào, nhe? (1:31:12)
07/10/2021 - 02:19 - loantrinhtp
Tất cả là 7 cái điều kiện mà mình nên quan tâm xem nó có gây trở ngại cho mình hay không: trú xứ, thầy bạn, đề tài nói chuyện, vật thực... bla bla.
Và điều cuối cùng tui chốt lại sợ quên về vấn đề oai nghi. Ngồi hoài không tốt, biết không? Đừng ham ngồi thiền lâu, mong ngồi lâu đặng rồi đi nổ, chỉ có mấy người kiếp trước là pháo kiếp này mới đi nổ thôi nhe, mình kiếp trước không phải là pháo, đừng có ham mà nói tui ngồi 6 tiếng 8 tiếng, nếu tự nhiên mà ngồi được 6 tiếng 8 tiếng... quý vị biết ở đây cô tu nữ ngồi bìa (cô Tích phải không?) cổ có một thời cổ là kỳ nữ của Thiền viện Phật Bảo, cổ ngồi rất lâu và theo tôi biết thì trong đời Ngài Hòa thượng Giới Nghiêm là có 2 vị đại đệ tử, mặc dù không có giấy tờ chứng minh, ai biết Ngài thời trước thì biết 2 người này: một là tu nữ (cô Tích) và tỳ kheo tăng thì có sư Giảng Minh, thì tự nhiên mà họ ngồi lâu, tự nhiên mà họ có thành tựu thì tốt.
Mình cứ mong ngồi lâu để được cái gì thì không nên, có hiểu cái đó không? Tự nhiên mà lâu, tự nhiên mà thành tựu thì tốt.
Thì 4 oai nghi đó nó làm sao
- thứ nhất nó làm cho tứ đại điều hòa bớt bệnh, và
- đồng thời khi mình chìm sâu vào một đề mục, chìm sâu vào một tư thế coi chừng nhiều khi cái tâm nó bị buồn ngủ.
Thí dụ nằm lâu quá là không tốt cho sức khỏe mà cũng không tốt cho tâm. Đi hoài thì dĩ nhiên đâu có đi hoài được, đứng hoài cũng không được. Đi đứng nằm ngồi phải luân phiên thay đổi nhe, rồi.
Bây giờ nói về kỹ thuật niệm hơi thở:
- Một là Gananā: có nghĩa là "đếm"
- Hai là Anubandhanā: Không còn đếm nữa. Nó ra thì biết nó ra, nó vào thì biết nó vào.
- Ba là Thapanā: hành giả theo dõi hơi thở bằng trình độ của một người đắc từ sơ thiền trở lên
Khi càng đi vào chi tiết thì ta càng đóng khung vấn đề
Các vị nghe: Cái chỗ này vô cùng, vô cùng quan trọng, tôi xin cúi đầu năn nỉ từng người phải nghe thật kỹ chỗ này. Các vị xem trong Chánh kinh (Chánh kinh tức là Tam tạng á) các vị sẽ thấy rằng Đức Thế Tôn đặc biệt luôn tránh cách nói chi tiết về mọi vấn đề, có nghe tui nói kịp không?
Thí dụ như Ngài nói:
"Này các tỳ kheo
- 1 mặt trăng, 1 mặt trời rồi 4 quả đất nhân gian gọi chung lại là một thế giới,
- 1 ngàn cái thế giới như vậy là một tiểu thiên thế giới.
- 2 ngàn tiểu thiên thế giới là một trung thiên thế giới,
- 3 ngàn trung thiên thế giới một đại thiên thế giới,
- và có vô số cái đại thiên thế giới như vậy,
hết."
Rồi đời sau mới tán hươu tán vượn nói riết rồi nó thành ra một cái hệ thống gọi là Buddhist cosmology gọi là cái gì Vũ trụ quan của Phật giáo và đi quá xa.
Đức Phật trong nguyên thủy Ngài nói rất là gọn ngoài thế giới này ra còn vô lượng thế giới khác cũng giống y chang thế giới này . Ở đó:
- cũng có tham có sân có si,
- cũng có sanh già đau chết,
- cũng có người phiền não
- cũng có người giải thoát,
xong.
Ngài chỉ nói như vậy thôi, đời sau chúng ta tán riết nó thành ra một cái hệ thống triết học, phải xài cái chữ triết học rối rắm mà lại dán cái mạc lời của Phật mới ghê chứ . Nhớ cái đó.
Pháp môn Tứ Niệm Xứ nói riêng và tất cả các pháp môn tu tập khác nói chung cũng theo cách này .
Đức Thế Tôn luôn luôn chọn cách nói đơn giản hơn là chi tiết xé nhỏ là vì sao?
Vì lý do cực kỳ quan trọng sau đây, khi ta càng đi vào chi tiết thì ta càng đóng khung vấn đề, các vị nghe kịp không hả?
Tui ví dụ hoài .
Tui muốn bày cho các vị nấu canh chua, tui chỉ nói thế này, nước cộng với me, cộng với vài thứ bạc hà, bắp chuối gì đó, thôi nói gọn lại nước, me và cái gì tùy thích cộng lại làm ra nồi canh chua, các vị nghe kịp không? Đó là cách nói của Chánh tạng.
Còn bắt đầu qua tới Chú giải nè, muốn thực hiện nồi canh chua thì ta phải có me hoặc khóm, mở ngoặc đơn còn gọi là trái thơm, trái thơm dầu thúi cũng là trái thơm :) đóng lại, rồi cộng với nấm, cộng với .. ăn mặn thì gồm có hải sản thịt cá gà bla bla bla, ăn chay thì là nấm cộng với tàu hủ chiên sẵn, rồi ai sợ bột ngọt đừng ăn bột ngọt, rồi cao máu tránh ăn mặn, mà tiểu đường tránh ăn ngọt, bao tử tránh ăn chua... nó làm nó rối ra.
Mà tại sao phải dài như vậy?
Phật nói rất là gọn, muốn thực hiện một nồi canh chua con chỉ cần nước và thứ gì đó làm chua, một mở ngoặc đơn, mở ngoặc đơn là nhiều lắm rồi đó, cơm mẻ, giấm, chanh, me hoặc người chết nhát thì có thể dùng khóm, cà chua làm cho nó chua được rồi, hết. Nghe kịp không?
Rồi cái phần chay mặn gì đó là từ đời sau họ thêm vào, vì sao?
Vì càng nói chi tiết là càng đóng khung vấn đề, tui nói có nghe kịp không?
Cho nên cái lý thuyết kỹ thuật tu tập Tuệ quán tui xin quý vị nghiêm túc ghi nhận câu nói này của tôi, tất cả những kinh nghiệm, tất cả những hướng dẫn của các vị thiền sư khả kính bậc nhất hành tinh, khả kính bậc nhất hành tinh, đều mang cái dấu ấn cá nhân. Khi họ hướng dẫn cho mình là họ đem cái sở trường và sở đoản của họ, họ mới nhét vào trong cái gọi là kinh nghiệm ấy, có hiểu hông ta?
Tôi là một vị thiền sư và tôi có vấn đề ở chân tôi đi không có tốt, đi không được thoải mái, cho nên trong suốt thời gian bà con đến tu thiền với tôi là tôi ít nhắc đến việc đi kinh hành lắm mà quý vị không thấy tui đi cũng kỳ, mà tui đi còn kỳ hơn, các vị nghe kịp không? Tôi là một vị thiền sư bị tiểu đường cho nên tôi chống đối mấy cái vụ ăn uống mà tạp lắm, vô giảng xong rồi lúc nào tôi cũng nói nặng chuyện ăn uống, tui hay nói nhiều về chuyện ăn uống lắm, bà con về đây về tu hay về ăn, ở đây đơn giản là mỗi bữa ăn chỉ phát cho mỗi người một chai nước lọc và một chén hột é được rồi là vì sao? Là vì tôi tiểu đường, tui bị cao máu, cho nên là tôi bên cạnh cái chuyện dạy thiền lúc nào tui cũng đặt nặng vấn đề ăn uống là vì sao? Là vì tui bị bịnh, ya. Rồi tui là vị thiền sư có vấn đề gì, ví dụ tui giỏi Tam tạng thì tui hay khuyến khích trước khi hành thiền, trước khi đi vào thực hành phải có kiến thức giáo lý, phải có biết lý thuyết thì mới nên, nhưng mà tui là một vị không giỏi về pháp học thì tui nói học chi cho nhiều thêm ngã mạn, học để lý luận học để cãi lộn à, biết chi cho nhiều, tầm bậy tầm bạ, kiếp người ngắn ngủi học chi, tu, hỏi tu cái gì thầy, mai mốt thầy nói sau.
Cho nên nên nhớ tất cả những kinh nghiệm, tất cả những hướng dẫn của chư vị thiền sư khả kính bậc nhất hành tinh luôn luôn có cái dấu ấn cá nhân trong đó .
Và cái này phải xăm lên người nữa,
- thầy giỏi là người có khả năng dạy cho học trò cái nó cần,
- thầy dở là thầy có thể dạy cho nó cái mà mình biết và cái mình muốn,
các vị nghe kịp không?
Nhà hàng mà nổi tiếng là nhà hàng có thể chiều thực khách, còn nhà hàng tào lao là bắt thực khách phải ăn cái món mà tui bán, có hiểu hông? Tui ở đây không hề có cái ý là phạm thượng, dè bỉu, xúc xiểm bất cứ một cá nhân nào hết mà tui nhắc chừng bà con khi đá động đến vấn đề kỹ thuật cũng phải kề tai nói nhỏ cho nhau nghe một lời tâm tình đó là đây là kỹ thuật của đời sau.
Trong Chánh tạng rất đơn giản, này các tỳ kheo, ở đây một vị tỳ kheo vào một khu rừng, một cội cây, ngôi nhà vắng, thẳng lưng, nhìn về phía trước và chánh niệm tỉnh giác biết rõ ta đang thở ra dài, ta đang thở vô dài, ta đang thở ra ngắn, biết ta đang thở vô ngắn, ta đang thở ra bằng tâm tham bằng tâm sân, ta đang thở ra bằng sự khó chịu, ta đang thở vô bằng sự khó chịu, ta đang thở vô bằng sự dễ chịu, ta đang thở vào bằng sự dễ chịu.. nghe kịp không?
Chỉ đơn giản như vậy thôi, nhưng đến đời sau bắt đầu cái kỹ thuật nó dài ra, nó nhiều ra cho nên có một điều rất là mỉa mai: Thiền là kỵ chữ nghĩa .
Khổ thay cách nói về thiền lại nhiều nhứt mới ghê chứ, có nghe kịp không?
Bên Phật giáo Bắc truyền, Phật giáo Trung Hoa chỉ vì 4 cái chữ bất lập văn tự mà họ viết tám ngàn bốn trăm cuốn sách để giải thích bất lập văn tự là gì.
Bên Phật giáo Nam tông cũng vậy, Phật giáo Nam tông bài kinh Tam minh của Trường bộ Đức Phật cũng dạy rằng này các tỳ kheo đừng có bám chặt vào cái từ ngữ, vào ngữ ngôn mà các đấng Như Lai sử dụng để thuyết pháo vì tất cả những từ ngữ, ngôn từ mà ta nói nó chỉ là tiếng nói để mà mọi người hiểu nhau mà thôi (1:41:29)
11/10/2021 - 02:31 - loantrinhtp
Và chỉ để giải thích cái đoạn này đời sau nó tiếp tục tám muôn bốn ngàn cuốn kinh để dành giải thích cái chỗ mà tại sao nói ít, các vị nghe kịp không?
Tui kể quý vị nghe một chuyện tào lao, có 4 hành giả người Nhật ngồi ở trong một cái thiền thất và trước khi ngồi thiền chung có dặn nhau thế này "đã ngồi thiền không nói chuyện nhe", thì 4 người bắt đầu ngồi, thì lúc bấy giờ bắt đầu có một cơn gió nó thổi đến đánh cái cánh cửa thiền thất cái rầm, thì có một ông ổng lên tiếng "cha nào không gài cửa vậy ta", thì cái ông thứ hai ổng mới nói "ngồi thiền mà um sùm", cái ông thứ ba ổng nói "nội quy mấy ông quên à", cái ông thứ tư ổng nói "có mình tui là chưa có nói thôi".
Đó chính là tình trạng của chúng ta, đó chính là cái tình trạng đau lòng của chúng ta, đó là cái bi kịch của Phật giáo chúng ta hôm nay. Chúng ta cứ chạy trong chữ nghĩa, chúng ta cứ chạy theo lệ mà quên luật, chúng ta cứ theo Tổ mà quên Phật. Có biết sự khác biệt giữa lệ và luật không? Có biết sự khác biệt giữa Tổ và Phật không?
Cho nên nói tới kỹ thuật chúng ta nên nhớ tâm niệm một điều, kỹ thuật chỉ là kỹ thuật thôi, kỹ thuật là do người đặt ra và dĩ nhiên nó khế hợp với căn cơ của một ai đó và dĩ nhiên nó không hợp cho ai đó, nhưng mà học cho biết.
Thứ nhất, Gananā có nghĩa là "đếm", kỹ thuật niệm thở, ghi nhe, kỹ thuật niệm thở, đầu tiên là "đếm", bây giờ tui trở lại, các vị ghi chữ "đếm" đi rồi bắt đầu tui làm lại, tui quay lại một chút, tui trở lại tui nói A tỳ đàm một chút xíu thôi, không nói là có lỗi, có lỗi với 2 cái tấm bản đồ này. Chắc chắn là lố giờ, thà mang thai đẻ chậm mà con nó cứng cáp, chứ đẻ non nó mệt lắm, các vị có nghe "chửa trâu" hông ta? "Chửa trâu" là sao? Già, lớp học hôm nay là "chửa trâu" đó, nó ra là nó có tóc luôn. Các vị có biết tại sao có tên Lão Tử không? là vì truyền thuyết ổng ở trong bụng mẹ 70 năm đẻ ra tóc bạc cho nên tên gọi là Lão Tử, tức là đứa bé tóc bạc thôi, mà đó là chuyện tào lao.
Tui nói tới đâu tui quên rồi, "đếm", đúng rồi.
Tui nói chậm chỗ này, chúng ta có rất là nhiều cái khái niệm để mà chìm sâu vào đó, thí dụ như mình nói đến luân hồi, nói đến giải thoát, nói đến Phật, Thánh, phàm phu, nói đến thiên đàng, địa ngục, nói đến sướn
g khổ buồn vui, hoa hồng gai góc, chiến tranh và hòa bình, chúng ta có nhiều chuyện để chúng ta chìm sâu trong đó, nhưng chúng ta quên, nếu chúng ta học đạo cho kỹ chúng ta nhớ rằng Đức Phật ngài dạy, tất cả mọi hiện hữu từ hiện hữu của mặt trăng, mặt trời, tinh tú, các thiên thể cho đến sự có mặt của trùn dế, dòi bọ, con người, sự có mặt của bậc Đại giác đến sự có mặt của loài chúng sanh vô danh, vô hình thì trong tất cả sự có mặt đó, của loài hữu thức hay là vô tri gom gọn lại đó nó chỉ là sự có mặt của Danh và Sắc, hoặc là của 12 Xứ tức là 6 Căn và 6 Trần thôi, có nghe kịp không?
Tui hỏi hoài, hỏi riết mà tui nhục luôn. Tui hỏi các vị bây giờ theo các vị bây giờ cây viết này là trần nào trong 6 trần, tức là cảnh nào trong 6 cảnh, cái này tui có thể dùng nó tui tạo ra tiếng động được không? (được). Tui có thể dùng mũi để tui ngửi nó được không? (được). Lưỡi? (được). Tui có thể sờ nó được không? (được). Tui có thể để nó ở đây và tui nghĩ về nó có được không? (được). Như vậy nó có phải là 6 trần của tui không? Có đúng không?
Bây giờ mặt trời cách chúng ta rất là xa, đối với mặt trời tui có thể nhìn thấy không? (thấy) Nhưng mà tui có thể nghe được cái gì từ mặt trời không? (không). Ngửi ? (không). Nếm ? (không). Chạm ? (có... ha ha, cái này trong phim tàu á nó kiu là đi chết đi). Như vậy thì các vị thấy cây viết này nó có thể là 6 trần cho 6 căn của tôi, nhưng mà mặt trời nó chỉ là 2 trần thôi, đó là thấy và nghĩ về nó.
Thì như vậy, xa như mặt trời mà gần như cây bút này tất thảy không có cái gì nó nằm ngoài 6 trần hết đúng không? Một người đã chết, đã thiêu, xương đã bỏ ngoài biển thì đối với hình dáng cũ của họ bây giờ nó không còn nữa, nhưng mà họ có thể là cái cảnh cho 6 trần của tui không? Được chứ, nghe kịp không? Tức là một người đã chết xương xẩu không còn nữa họ vẫn làm cảnh cho tôi, có nghĩa là mọi vạn hữu trên đời này không có gì nằm ngoài 6 căn và 6 trần.
Và thiền Tuệ quán là gì? Là sống chậm lại để làm một việc thôi, đó là đời sống của muôn loài chúng sanh dầu Chánh đẳng giác cho đến trùn dế, đời sống của chúng ta chỉ là hoạt động của 6 căn đúng không, nhưng có một điều phàm-thánh khác nhau ở điểm nào?
Phàm-thánh khác nhau ở điểm là
- Thánh nhân mắt thấy tai nghe trong Chánh niệm và Trí tuệ, không đính kèm rau ghém phiền não.
- Còn chúng ta thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng mà đính kèm ba cái thứ tào lao bí đao trong đó, nhìn để mà thích, nhìn để mà ghét, nhìn để mà khó chịu, nhìn để mà bám chấp, nhìn để mà đam mê, nghe cũng vậy, thấy cũng vậy, nhe, nhớ cái đó.
Tứ Niệm Xứ là gì?
Là từ bây giờ mình bắt đầu bắt chước như Phật, thấy là thấy thôi. Rồi có người hỏi tui ủa đơn giản như vậy rồi làm sao mình học đạo, tui nói đúng, học đạo biết rõ mình đang học, khi mình học bằng tâm hoan hỷ biết rõ là mình đang hoan hỷ, vẫn học bình thường, rồi biết mình đang kiêu mạn thì biết rõ mình đang kiêu mạn.
Tui nhớ có không ít người hỏi tui thế này, "Sư ơi tự nhiên cái mình đang sinh hoạt ngon lành thoải mái cái tự nhiên bắt niệm à, nó vướng tay vướng chân dữ lắm ."
Các vị nghe tui nói kịp không? Đang làm với tốc độ bình thường, đánh răng, ăn cơm ngon lành giờ tự nhiên đi bày, mấy cha thiền sư bày ra cái gì mà chánh niệm rồi làm gì biết nấy, tự nhiên sinh hoạt cũng vậy giống như bịnh mới hết vậy đó.
Tui nói không, you hiểu sai rồi, trước đây khi mà you đang ăn á you có thể nghĩ về một người nào đó để you vui, buồn hay không? Được không? Được.
Thì tui hỏi tại sao vừa ăn mà mình nghĩ về một người nào đó mà mình chảy nước mắt hoặc mình bật cười được .
Tại sao vậy?
Là vì cái tốc độ của tâm nó rất là nhanh . Ở đây cũng vậy, bây giờ, thay vì vừa ăn mà vừa giận người ta, thay vì vừa ăn vừa nhớ nhung người ta, hờn ghen người ta, bây giờ mình thay thế cái hờn giận nhớ nhung đó bằng cách là ăn mà biết mình ăn, nó dễ hơn cái kia chứ, các vị nghe kịp không? Nó dễ hơn nhiều lắm.
H: Con đường giải thoát nó được bắt đầu từ đâu?
Đ: Dạ kính thưa quý vị, nó bắt đầu từ cái chố nào mà con đường sanh tử .
H: Sanh tử giải thoát nó khác nhau chỗ nào?
Đ: Trước đây 6 căn của chúng ta nó biết 6 trần một cách thất niệm, thiếu trí, cho nên nhìn ở đây thì thích ở kia thì ghét, chính cái thích và ghét này nè nó mới dẫn chúng ta đi đầu thai ba cõi, nghe kịp không? Còn mình bây giờ hoạt động của 6 căn đã đặt vào cái vòng kiểm soát .
Ai không nghe kịp chịu khó về nghe lại .
Bây giờ mình đã tu tập rồi thì 6 căn với hoạt động của nó đó đã được đưa vào cái tầm kiểm soát, có nghĩa là mình không có nhìn, không có nghe bằng cái sự mà buông xuôi, buông trôi thả nổi nữa, mà nhìn trong kiểm soát, nghe trong kiểm soát . Nhờ vậy buổi đầu ta hạn chế được phiền não . Lâu ngày rồi sự hạn chế giảm nhiều, giảm sâu, giảm mạnh, nghe kịp không?
Nếu đủ duyên lành thì đắc chứng Tu đà Huờn, dứt hẳn Thân kiến và Hoài nghi.
Tại sao tui không nói đến Giới cấm thủ?
Bởi Giới cấm thủ nó được đẻ ra từ hai cái ông kia.
Ở đây ai có học A tỳ đàm thì biết không hề có cái tâm sở Giới cấm thủ, có đúng vậy không? Thân kiến và Hoài nghi nó mới tạo ra cái ông Giới cấm thủ.
Giới cấm thủ là sao?
Giới cấm thủ là chấp chặt vào cái đường lối hành trì
- không nhắm đến Diệt Đế: Khi hành trì một pháp môn nào đó mà để mong được sanh về cõi nào đó, thì là không phải là Niết Bàn rồi đúng không? Đó gọi là không nhắm đến Diệt Đế.
- không đúng với tinh thần của Đạo Đế: Khi cầu để tui sanh về cái cõi đó thì cái lòng mong đợi đó nó không có thuộc về Bát Chánh Đạo, mà nó là một thứ ái.
Cho nên có ai hỏi Giới cấm thủ là gì thì tui có thể định nghĩa tùm lum hết, nhưng cách định nghĩa gọn nhất mà vừa lòng cả Tạng kinh lẫn A tỳ đàm đó là "Giới cấm thủ là chấp chặt vào quan điểm hành trì không nhắm đến Diệt Đế mà cũng không thuận ứng với tinh thần Đạo Đế thì ta gọi đó là Giới cấm thủ", nghe kịp chưa?
Thì tôi nhắc lại, toàn bộ cái sinh hoạt của chúng ta chỉ gói gọn trong cái sinh hoạt của 6 căn.
Bây giờ trước đây 6 căn nó hoạt động bằng cách là nó tiếp xúc với 6 trần mà trong cái sự thiếu kiểm soát cho nên chúng ta từ đó mà tha hồ sanh tử.
Khi biết Phật pháp rồi, đặc biệt biết được pháp môn Tuệ quán Tứ Niệm Xứ rồi thì mọi sinh hoạt lớn nhỏ, từ ngôn ngữ, tư tưởng đến hành động lớn nhỏ của tay chân thể xác đều nằm ở trong sự kiểm soát.
Tu lan man
Sinh hoạt của thân tâm thì nó bao la quá, tâm thì nó nghĩ tùm lum, rồi thân thì mắt tai mũi lưỡi tùm lum. Có người thì họ hợp với cái kiểu tu tùm lum này, kiểu tu lan man á, có nghĩa là làm gì biết nấy, đấy, sao nghe nó đau, ok biết đau, biết đau biết thọ khổ, rồi. Biết thọ khổ xong rồi cái họ biết luôn tâm đang tham nhe, đang có ái, ái nó muốn mình ngồi, rồi ái muốn mình ngồi, đây là ngồi nè, hồi nãy muốn, mống cái tâm muốn mình ngồi biết là tham, bây giờ ngồi rồi biết mình đang ngồi, ngồi xuống biết, ừm, ngồi thấy dễ chịu rồi biết đang dễ chịu. Thì vừa biết dễ chịu xong nghe một cái đùng, cái gì vậy ta? nghe biết là nghe, giật mình biết là giật mình . Có người họ thích cái kiểu tu lan man .
Tu niệm hơi thở:
Có người họ không thích cái đó mà họ thích cái này: làm việc gì cho xong vô để ngồi xếp bằng niệm, niệm thở, nghe kịp không?
Niệm thở là vì sao?
Vì hơi thở niệm bất cứ nơi đâu và lúc nào cũng có hết á, tức là họ mặn mà với hơi thở.
Và có người họ thích và họ mặn mà với cái đề mục tiểu oai nghi, đại oai nghi.
Bây giờ tui giảng có vẻ hơi lan man, tui hơi trộn cả Thiền chỉ và Thiền quán. Bây giờ tui mới cho quý vị nghe một chút phân biệt.
Thiền chỉ là gì? Pháp môn Tam học có 3 là Giới-Định-Tuệ.
Giới thì dễ nhớ,
Giới tức là cái sự kiểm soát thân nghiệp và khẩu nghiệp, chỉ nói và làm cái gì cần chứ không phải là thích, những định nghĩa nghe rất là kỳ, rất là kỳ phải không? Về suy nghĩ lại sao tui viết kỳ cục vậy. Giới là chỉ làm cái gì cần, cần có nghĩa là cái gì có lợi cho mình cho người chứ không có làm cái chuyện hại mình hại người, nhe, không có nói không có làm.
Qua tới Định là sao?
Định là tập trung tư tưởng, mà có nhiều đề mục Định lắm.
Bây giờ tui chỉ lấy hơi thở ra mà tui giảng, tui đang giảng về hơi thở thôi.
Định trong hơi thở là sao?
Ra biết là ra, vào biết là vào,
cứ như vậy mà lần lượt trải qua 3 cái ấn chứng hồi nãy đó, Sơ tướng, Nhiếp tướng và Quang tướng hay là Tợ tướng đó,
rồi lúc đắc cận định rồi từ cận định lên sơ, nhị, tam, tứ thiền bla bla bla,
đó là tu đề mục hơi thở để đắc định, chỉ tập trung hơi thở, chỉ tập trung vào hơi thở thôi không biết cái gì hết.
Tu Quán
Rồi cũng trên đề mục hơi thở đó đó mà mình tu Quán là tu làm sao?
- Nó ra biết nó ra, nó vào biết nó vào, rồi sao nữa ta?
- Từ từ mới biết thêm tui thở ra bằng tâm tham, tui thở vào bằng tâm tham, rồi sao nữa?
- tui thở ra bằng lạc thọ, tui thở vào bằng lạc thọ,
- tui thở ra bằng tâm giải thoát khỏi các triền cái, tui thở vào bằng tâm giải thoát khỏi các triền cái, thì đó gọi là Thiền quán, nghe kịp không?
(còn tiếp)
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(tt và hết) Sư Toại Khanh Giảng MN118 - Kinh An Ban Thủ Ý (4-4)
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=1KCeoNCm6yc&abt=Kinh+An+Ban+Th%E1%BB%A7+%C3%9D
Bây giờ chịu khó đọc lại Chánh kinh một chút, có nghĩa là trong buổi chiều đó khi Chư Tôn đức vân tập về hầu Phật, Đức Thế Tôn mới quan sát hội chúng, Thế Tôn thấy là từ Tôn giả Xá Lợi Phất xuống xuống tuốt tới vị Alahán 7 tuổi thì là ok rồi, tiếp theo đó Ngài thấy có những vị tỳ kheo và cư sĩ là sơ quả, nhị quả ok rồi. Nhưng Ngài liếc qua Ngài thấy có mấy trăm vị tỳ kheo đang là phàm mà tu cả Chỉ lẫn Quán đều rất yếu, cho nên Ngài mới suy nghĩ thế này, lẽ ra, cái này là trong Chú giải nhe, trong Chánh kinh không có thấy cái điều tui đang nói, trong Chánh kinh không có điều tui đang nói. Trong Chánh kinh ngài mới suy nghĩ thế này, lẽ ra hôm nay là ngày tự tứ ra hạ thì ta sẽ làm một cuộc bộ hành để hoằng pháp, bộ hành tức là đi thuyết pháp, nhưng mà cái số tỳ kheo này đang trong một cái thời điểm rất cần đến cái sự hướng dẫn của ta, Ngài suy nghĩ như vậy cho nên Ngài mới có một thời giảng ngắn ngủn thôi, này các tỳ kheo hôm nay ở đây là một hội chúng thanh tịnh gồm có các vị La hán rồi bla bla bla cuối cùng bên dưới, ở đây có những vị chuyên tu về một cái pháp đặc biệt nào đó trong 37 phẩm trợ Bồ đề như Thất giác chi, Tứ niệm xứ, Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực và trong hội chúng này có những vị đặc biệt tinh chuyên miên mật với đề mục hơi thở, nghe kịp chưa? Ngài rào một vòng như vậy để Ngài hướng đến đề mục hơi thở, là vì sao? Là vì, hồi nãy tui nói rồi, chúng ta sanh tử là vì chúng ta để mặc cho 6 căn hoạt động thiếu kiểm soát, hôm nay chúng ta muốn giải thoát thì chúng ta phải kiểm soát được cái sinh hoạt của 6 căn, mà kiểm soát bằng cách nào? Có nhiều cách, mà trong đó có một cách gọn nhứt đó là quan sát hơi thở, vì sao? Vì hơi thở nó là một trong những hoạt động của thân xác có đúng vậy không? Đã vậy mà nó lại luôn luôn có mặt, thí dụ một ngày tui ăn mấy lần rồi ngoài những lần đó ra tui khỏi niệm à, cũng kẹt. Còn tui tắ mỗi ngày tui tắm mấy lần, rồi tui đi vô toa lét một ngày mấy lần, trong khi đó hơi thở là bất cứ trong nhà, ngoài phố, trên giường và dưới phòng khách, ở đâu tui cũng có hơi thở nhe. Chưa hết, cái này mới quan trọng, cái này mới quan trọng, hơi thở được xem là hoạt động vi tế nhất của tấm thân sinh lý chúng ta, nghe kịp không? Nó là hoạt động vi tế, có hiểu chữ vi tế không? Vi tế nhất mà cũng là hoạt động sau cùng của cơ thể chúng ta, hoạt động là cái gì mà co duỗi nhúc nhích á. Thì trong tất cả các hoạt động của chúng ta thì hơi thở là cái hoạt động sau cùng có đúng vậy không ta? Có nghĩa là nó mà (đứt).. Mình cứ nhớ con số 3, mất thở 3 phút là lên đường, thiếu nước 3 ngày lên đường, thiếu ăn 3 tuần lên đường, gặp quý vị quá 3 lần lên đường :) Nhớ nhe, thiếu thở 3 phút trừ trường hợp cơ thể cá biệt, lâu lâu có Yết Kiêu, Dã Tượng mình hổng có nói, quý vị có biết Yết Kiêu, Dã Tượng không? Thông thường thì 3 phút mất thở là chết, 3 ngày mất nước là chết, 3 tuần thiếu ăn là chết, ở đây nói chung chung thôi chứ có nhiều người thì hổng tới 3 tuần, tui chắc chừng 3 ngày chắc tui die quá tại đường xuống, đường xuống là tui lên đường. Thì hơi thở là một hoạt động vi tế nhất mà cũng là sau cùng của con người, cho nên chính vì nó vi tế cho nên nếu người mà theo dõi được cái hoạt động của hơi thở thì người đó đã tiến gần đến hoạt động của Tâm pháp, các vị nghe kịp không ta? Vì Ngài Xá Lợi Phất nói thế này, tiếng chuông mới đánh dầu ta không chú ý vẫn có thể nghe thấy dễ dàng có đúng không? Nhưng khi tiếng chuông nó đã nhỏ dần, nó chỉ còn lại một cái dư âm thôi muốn nghe nó thì ta phải lắng tai. Cũng vậy, khi mà tâm ta thô thì hơi thở ta thô, mà hơi thở thô thì rất dễ quan sát, nhưng mà khi ta theo dõi hơi thở thô qua một thời gian thì tâm ta lắng, mà tâm ta lắng thì hơi thở nó cũng nhẹ dần, và khi hơi thở nhẹ dần thì tâm ta muốn quan sát cái hơi thở nhẹ đó tâm nó cũng nhẹ theo, nghe kịp không?
Và các Ngài xét thấy nói như vậy nhiều tay nó nghe nó không có làm được, các Ngài mới đưa ra 3 cái cách này, nhe. Cách 1 là Gananālà là "đếm", rồi, nói nhanh nhanh lên, "đếm" là sao? Có 2 cách: Cứ hít vô thở ra đếm 01, cách 01 đó, cách 01 là vậy: Vô-ra đếm 01, vô-ra đếm 02.... cứ vậy cho tới 5. Rồi vô-ra đếm 1 cho tới 6, hiểu hông ta?
Cách 01:
- Vô-ra đếm 1 , vô ra đếm 02 .... cứ thế cho đến 5.
- Vô-ra đếm 1 đến 6
- Vô-ra đếm 1 đến 7
- Vô-ra đếm 1 đến 8
- Vô-ra đếm 1 đến 9
- Vô-ra đếm 1 đến 10
Rồi quay trở lại đếm 01 tới 05. Có nghe kịp không?
Bây giờ tui làm thử cho quý vị nghe nhe, các vị nghe tui thở nè: Vô-ra đếm 1, Vô-ra đếm 2.
Cách này của trong Chú giải chứ không phải của tôi, nhe. Mà bây giờ có smartphone coi internet sướng muốn chết, có gì chạy hỏi bác Google nhe.
- Hít vô thở ra đếm 1. Hít vô thở ra đếm 2 cứ vậy cho tới 5.
- Rồi bắt đầu quay trở lại: Hít vô thở ra đếm 1 mà cứ vậy cho tới 6 (vậy là hiểu rồi, thấy chưa).
- Rồi bây giờ tới cái thứ ba: Hít vô thở ra đếm 1 cho tới 7,
- Rồi tiếp theo là 8, 9, 10. Tới 10 là thôi nhe, không quá 10,
- Rồi quay trở lại Hít vô thở ra đếm ...
Ngài Pa Auk thì Ngài không có nói 10 mà Ngài nói 8, vì 2 lý do:
- một là con số 8 nó ít hơn con số 10 thì nó dễ,
- thứ hai số 8 tượng trưng cho Bát Chánh Đạo.
Nhưng mà thì thôi cái đó vụ biểu tượng tui cũng sợ, sợ lắm nhe. Đó là Cách 1.
Còn Cách 2 thì sao?
Cách 1 là Hít vô thở ra, có nghĩa là thở ra rồi mới đếm đúng hông? Các vị nhìn có hiểu, có thấy không ta? Hít vô thở ra như vậy thì ra rồi mình mới đếm đúng không?
Còn Cách 2 là cứ mỗi lần Hít vô đếm 1, cái phần ra bỏ, hít vô 2... nghe kịp không?
Như vậy có 2 cách.
Một là Vô-ra, cứ vô-ra xong một cặp mới đếm,
còn cách thứ 2 là bắt đầu cặp thì đếm.
Có nghe kịp không? Ok, thì cái cách này được gọi là Gananā, là "đếm" (2:02:37)
13/10/2021 - 02:39 - loantrinhtp
Rồi bà con thắc mắc không biết là cái ông này ổng giảng cái gì, mà ổng dựa vào cái kinh nào nhe, thì tui cho các vị địa chỉ luôn.
Mấy người mà muốn đi về sớm đó cứ ghi cái này thôi khỏi nghe mệt. Anāpānasatidīpanī, rồi thứ 2 nữa đó là Ana Commentary. Ghi 2 cái này đi rồi về internet tự nhiên nó ra à nhe. Chớ nghe ổng giảng ghê quá, ông này nhìn cái mặt ổng hổng có hành thiền mà sao ổng dạy thiền ghê quá.
Tui vô trong FB, có Phật tử họ nói với tôi, họ nói Sư ơi nó chửi Sư tan nát ở trỏng á, cái tui nói nói tui nghe làm chi, tui đang vui quá mà, mà chửi tui cái gì, nói a ổng có hành thiền gì đâu mà bày đặt viết sách thiền, tui nói hông tui hông có viết, tui dịch mà cái kiểu dịch gọn á, có nghĩa là tui coi cái bản ngoại ngữ tui hiểu cái đó rồi tui chép lại bằng tiếng Việt, nếu mà nói tui viết thì tui hổng dám mà nói tui dịch thì tui cũng hổng muốn, mà tui dịch cái kiểu trời ơi đó đó, ừ, mà tui thấy tài liệu đó cần tui dịch cho bà con, ở đây có ai có cuốn đó chưa? "Kinh nghiệm Tuệ quán" cái đó nên có.
Rồi họ chửi tui tan nát, rồi tui mới nói với cô Phật tử đó, tui kể cho cổ nghe một câu chuyện mà tui biết trong đời của tui. Có cái cô đó cổ có chồng mà ông chồng trời ơi lắm, ông chồng buôn bán đường xa, hồi xưa đó cổ chạy giặc á, rồi thất lạc gia đình, rồi cái ông chồng đó ổng là một người buôn bán ổng thấy cổ là một cô gái trên đường tội nghiệp ổng đem về ổng cưu mang rồi ổng lấy luôn làm vợ. Rồi ổng đi buôn đường xa tháng nào ổng cũng về ổng cho cổ ít tiền, rồi cứ năm nào cũng có một đứa ra đời hết, tổng cộng là bả đẻ được đâu khoảng 6 đứa, thì cái bữa đó ông chồng đi vắng thì con nhỏ hàng xóm nó qua nó chơi nó nói tao thấy mày mà tao tiếc, mày tướng ngon quá, mày đáng có một cuộc hôn nhân hoàn hảo hơn nhiều mà hông biết sao mày lấy cái thằng này nó đâu có coi mày là vợ đâu, nó coi mày là cái máy đẻ, nó coi mày là cái con osin không cần trả lương, tao như mày là tao chết lâu rồi. Rồi cái con nhỏ này nó nghe nói xong rồi nó cũng ứa nước mắt nữa, nó ứa được ba bốn lần à, rồi cái lần sau nó nghe con nhỏ này nó nói nữa nó nói, nè nè, đời tao tao biết, mày để yên cho tao nửa khờ nửa dại tao sống, mày biết tỉnh táo quá sống hổng có nổi đâu, hiểu hông? Cũng vậy, tự nhiên cái người ta chửi tui cái bả kể tui nghe chi tới giờ tui nghe tui còn tức, ừm. Có nhiều Phật tử họ giống như chim cú vậy đó, họ thương mình, thương nhau mà lại bằng mười hại nhau, Sư có lên FB Sư coi chưa, hoặc là email, điện thoại á, nếu mà báo tin cho nhau toàn chuyện tốt thì không nên vì mình vô tình mình hại bạn mình nó bị tiểu đường tâm lý, ở đây ai biết tiểu đường tâm lý không? Tiểu đường sinh lý là thích ăn ngọt, còn tiểu đường tâm lý là thích được khen, thích mấy cái đề tài mà tiểu đường tâm lý, nhe. Thì tui nói tránh, hạn chế tám nhiều là bởi lý do đó là khi mình tám nhiều quá, dầu bằng email, whatsapp, viber, messenger.. thì chỉ phiền thôi. Có nhiều người họ cứ mượn cái phone họ khen mình, trời ơi người ta khen Sư dữ lắm, cũng chết, giết nhau bằng bệnh tiểu đường, còn không nó chửi banh xác ở trển á thì rồi nó giết nhau bằng bệnh cao máu, mà hai cái bệnh đó là bệnh nan y, mà mình á mình đã vốn có cái bệnh ung thư phiền não rồi mà cộng với tiểu đường tâm lý và cái bệnh cao máu thị phi nữa làm sao sống, nhe.
Cho nên nhớ thế này, là tất cả hướng dẫn và kinh nghiệm của thiền sư trên hành tinh này đều luôn mang dấu ấn cá nhân của mỗi vị nhe. Tất cả các vị đều đem cái sở trường sở đoản của mình lồng vào, phổ vào, nhét vào điều mà họ hướng dẫn cho mình. Và tui nói rồi, thầy giỏi là cái người thầy đem lại cho ta cái ta cần còn thầy dở là thầy dạy cho ta cái họ biết và cái họ muốn. Nhà hàng xịn là nhà hàng chìu thực khách, nhà hàng dỏm là nhà hàng bắt thực khách phải mua cái mình bán. Tui mới bị ăn ở Ban Mê Thuột, nó nấu dở tệ mà tệ hơn vợ thằng Đậu nữa, phải ăn.
Rồi, Gatanā là "đếm" có nghĩa là có hai cách: Hít vô thở ra đếm 01, có nghĩa là xong một cặp thở, hít vô thở ra đếm 01. Còn cách hai là sao, hít vô 01, hít vô 02... hiểu hông? Đó là 2 cách, còn những kinh nghiệm khác thì các vị nghe ở đâu đó thì tui không có ý kiến, tui chỉ hướng dẫn 2 cách đó thôi nhe. Cách 01, cách 02 đó gọi là Gatanā.
Tại sao phải đếm số, các Ngài có giải thích thế này: thay vì lần chuỗi sẵn bữa nay các vị giận cho nó giận luôn, trước hết lần chuỗi rất là tốt, nhưng mà đối với rất nhiều người của mình họ lần riết họ không còn nhớ Phật không còn nhớ hơi thở mà chỉ còn nhớ chuỗi, nghe kịp không? Mà tu cái gì thì thành cái đó, chỉ biết đọc mà lòng không có Phật mơi mốt thành Phật ngay chỗ này (miệng), chỉ biết lần chuỗi mơi mốt thành có 3 ngón tay này thôi, bông sen nó mọc từ ba ngón tay này còn nguyên cái này còn phàm nguyên si. Chỉ khi nào mình tu bằng cái đầu á thì mới thành Phật bằng cái tâm thôi, nghe hiểu không? Tu cái gì nó thành cái đó, trồng hoa ở đâu thì ở đó có hoa, nghe kịp không? Mình trồng trong chậu mà đòi nó nở trên nóc nhà sao được, không thể nào được nhe. Cho nên cái chuyện mà đếm hay là cái chuyện phồng xẹp, phồng xẹp của trường phái U Pandita, trường phái Mahasi hoặc là cái trường phái lần chuỗi, cả thảy không có cái nào là tệ hết, cái tệ nó nằm ở chỗ kẻ nào nắm chặt lấy nó, có hiểu không ta, thuốc nam không có tội, người đàn bà không có tội như lời Chúa nói và Chúa cũng chấp nhận, uh, người đàn bà đó không có tội, Chúa đã nói như vậy và Phật cũng nói như vậy, thuốc nam không có tội mà có tội là những người lạm dụng thuốc nam, kinh nghiệm của thiền sư không có sai, cái sai ở chỗ là kẻ nào khư khư ôm lấy kinh nghiệm đó về bỏ lên đầu thờ, các vị nghe kịp không.
Là vì ngày xưa Đức Phật và chư Thánh tăng dòm cái lỗ mũi của mình là các Ngài biết mình nghĩ cái gì, chẩn bịnh kê toa ngay chóc. Ngày hôm nay làm gì thì làm không phải thiền sư nào cũng là Thánh, đó là cách nói lễ phép nhất, không phải thiền sư nào cũng là Thánh. Cho nên các vị chỉ có thể gọi là bắt mạch, coi lưỡi, rọi đèn pin vô lỗ tai rồi cho thuốc chớ các vị không có khả năng thử máu. Còn Đức Phật là Ngài nhìn một cái là... chứ còn phàm phu mình thì không, mình nhiều lắm là kiu le lưỡi trợn mắt đồ chơi thôi miệng chữ A mắt chữ O là xong, cứ vậy mà kê toa.
Mà nói tới đó tui mới nhớ có ông thầy đó ổng dắt đệ tử đi thăm người bịnh, ổng vô ổng coi bịnh ổng bắt mạch ổng coi ổng nói bà á tui nói bà hoài à, cái thuốc của tui là kỵ đồ chua mà bà cứ lén lén bà ăn đồ chua là bà đi chết đi, nhe. Không phải thuốc của tui không linh mà tại bà không có cử ăn được, thì bả chối bả nói tui đâu có ăn gì đâu thầy, ổng nói tự bà biết nhưng mà tui nói bà ăn đồ chua hổng có được à, bà giấu tui được nhưng bà không giấu lòng bà được, thuốc uống vô ích, thì cuối cùng bả nói thiệt, bả nói dạ thèm chua quá hôm qua ăn quýt, cái ổng nói ờ tui biết mà, hôm qua bắt mạch thấy quýt nó nhảy lung tung trong đây nè, thì ổng đi về, cái thằng học trò nó mới hỏi ủa sao sư phụ biết, cái ổng nói tao thấy dưới sàn có vỏ quýt bả ăn chớ ai :D . Cái thằng học trò thấy có lý rồi, thì kỳ sau nó đi khám bệnh mà không có thầy, nó tới nó cũng bắt mạch bắt tay bắt chưn tùm lum xong rồi nó nạt gia chủ nó nói tui nói rồi bà không có ăn thịt gà được mà bà lén bà ăn, cái bả nói tui ăn hồi nào, nó nói thì tui nói bà tự trả lời trong lòng bà đi nhe, tui không có tới đây nữa, rồi ảnh mới đi về ảnh kể ông thầy nghe, ông thầy hỏi làm sao con biết bả ăn, con nhìn dưới sàn con thấy cái chổi lông gà. Thì á, cái dạy thiền có rất là nhiều cách, nó có rất là nhiều cách, nhưng Đức Phật là chính xác 100%, Ngài Xá Lợi Phất thì vài chục %, dưới Ngài Xá Lợi Phất, dưới nữa dưới nữa cái % nó giảm dần giảm dần.
Trong kinh nói có lần đó Ngài Xá Lợi Phất dắt đến trình diện với Đức Phật một người đệ tử mà Ngài rất là thương, thương đây nghĩa là Ngài coi trọng đó, Ngài dành cả 3 tháng hạ để Ngài hướng dẫn mà cỡ nào thì vị này cũng không có nhúc nhích. Thì đến giao cho Đức Phật, bạch Thế Tôn con có kinh nghiệm nhiều về mấy cái vụ này lắm mà sao cái vị này con nghĩ không ra cái ổng muốn là cái gì, ổng hợp với cái gì. Đức Phật Ngài vừa nhìn thấy Ngài nói là chiều đến nhận đệ tử về, vừa nhìn thấy thôi là nói chiều đến nhận đệ tử về. Thì Ngài Xá Lợi Phất đảnh lễ rồi đi về, Đức Phật mới cho vị này một lá y mới, xong rồi Đức Phật mới dắt vị này đến… Tại vì Đức Phật Ngài có nhiều đệ tử ở khắp nơi, trong thành phố nào cũng có, làng nào Ngài cũng có đệ tử .
Có những người đệ tử ruột đó họ bạch Thế Tôn: "Đời con chỉ thỉnh Thế Tôn một lần thôi, ngày nào Thế Tôn còn con còn thì Thế Tôn cần Thế Tôn cứ đến nhà con không cần lời thỉnh." Có nghe kịp không? Còn có những người khi nào họ thỉnh thì Ngài mới tới.
Họ chỉ xin Đức Phật cho họ đặc ân là được thỉnh Thế Tôn một lần mà thôi,l. Những trường hợp đặc biệt thì Ngài sẽ đến những gia đình đó. Bữa nay cũng vậy, Ngài dắt vị tỳ kheo này đến cái nhà mà cái loại đó đó, cái loại mà mời một lần đó. Ngài tới thì… ông này ổng đại gia mà, ổng gặp Đức Phật đứng trước của nhà ôm bát là ổng rụng rời tay chân sung sướng, sung sướng quá. Ổng cúng dường cho Đức Phật, cúng dường cho vị tỳ kheo xong. Các vị tưởng tượng đi, đi bát bên đó nó cho toàn ăn chuối với cà ri không à. Ở đây có ai đi hành hương thì biết, cái thứ cà ri bữa nào nó lỡ tay nó lo nó nói phone nó bỏ ớt nhiều dữ lắm. Bữa nay được ăn rất là nhiều, được ăn ngon được mặc đẹp, xong rồi dắt về chùa Kỳ Viên, Đức Phật dắt ra bờ hồ Ngài hỏi chứ hoa sen có đẹp không? Ngươi thấy không, mùa này nè, sen mùa hạ đó.
Ăn ngon mặc đẹp mà được cái vị Tứ sanh từ phụ - Thiên nhân chi Đạo sư – Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng Bồ đề ngồi coi bông sen với mình các vị thấy nó sung sướng không, quá sung sướng, cực kỳ vinh hạnh.
Đang ngồi như vậy Đức Phật nói Như Lai muốn nằm nghỉ ngươi ngồi đây một mình đi. Ngài vào trong phòng Ngài nằm Ngài theo dõi cái vị tỳ kheo này. Vị tỳ kheo này đang vui lắm, được mặc y của Phật, được ăn cơm chung với Phật, được ngồi ngắm sen chung với Phật. Bây giờ Ngài đi rồi mà vị này còn chưa xuống tới mặt đất nữa, chưa có tiếp đất nữa, vẫn còn phiêu lãng, đang phê nhìn cái hồ sen. Thì lúc đó từ ở trong phòng đó, Đức Phật Ngài dùng thần thông Ngài biết vị này đang nhìn một cái đóa sen đẹp nhất, lớn nhất trong hồ đó thì Ngài dùng thần thông Ngài khiến cho đóa sen đó nó đang đại đóa cái bắt đầu rụng từng cánh từng cánh, mà mỗi cánh hồi nãy nó màu sen màu tím bây giờ úa héo úa, héo úa rớt tả tơi, cuối cùng nó còn lại cái gương, cái gương đó nó khô dần, khô dần, khô dần cuối cùng nó tóp lại rồi nó gục xuống, rớt xuống nước nó mục, nó tan ra thành nhúm bụi.
Chỉ trong tích tắc vị tỳ kheo này nhìn vị đó sốc, vị đó nghĩ trời ơi mới đây nó đẹp như vậy mà bây giờ nó như vậy, nó sao thì đây như vậy, mà đây sao thì trời đất là như vậy, lập tức đắc Arahan.
Ngài Xá Lợi Phất buổi chiều đó đến thì Đức Phật nói xong rồi. Ngài Xá Lợi Phất bạch Thế Tôn vì sao con không nghĩ ra được, không nghĩ ra được cái vị này hợp với ba cái vụ đó. Ngài nói rằng, ngươi có biết rằng - Ngài Xá Lợi Phất ngài tu 01 A tăng kỳ, 100 ngàn đại kiếp, 01 A tăng kỳ tức là 10140 (tức là một con số 1, 140 con số không đại kiếp, Ngài nhớ hết á, Ngài nhớ được 01 A tăng kỳ về trước, 01 A tăng kỳ về sau) – cái cuộc đời quá khứ của vị tỳ kheo này Ngài Xá Lợi Phất ngài nhìn Ngài thấy hết không có sót cái gì hết á nhưng Ngài không có thể moi trong cái đống đó đó cái nào hợp với ông này hiểu không? Thấy hết nhưng mà hổng biết lấy cái nào ra. Còn Đức Phật thì Ngài thấy hết nhưng mà Ngài biết là lấy cái này, lấy cái này trộn với cái này… nó sẽ được việc.
Ngài nói rằng ngươi cũng thấy ngươi cũng biết rằng 500 kiếp sống trước đây vị tỳ kheo này là một người chuyên về nghề thợ bạc, lẽ ra chỉ biết ngọc ngà, vàng bạc, vàng bạc, ngọc ngà, quen với cái đồ đẹp, đồ sạch, bây giờ vị này con nhà giàu tuổi trẻ mà quán đề mục bất tịnh thì coi như là… Bất tịnh là tóc lông móng răng da thịt gân xương tủy thận tim gan mật đàm mủ máu da mồ hôi phẩn nước tiểu… muốn đập tan cái tham chấp của ổng đi, khổ một chỗ đôi khi sốc, gây sốc phản tác dụng.
Có nhiều người mình dùng cái này, nhưng có những người mà mình làm có những người họ lạ lắm, tánh họ rất là nóng, mình muốn trị họ mình dùng ngọt, nhưng có nhiều người tánh họ nóng mình phải nóng hơn họ mình mới trị được họ các vị biết không? Phải nóng hơn mình mới trị được họ, có trường hợp đó. Thì ở đây cũng vậy đó, Chánh tạng Đức Phật dạy kỹ thuật rất là đơn giản nhưng mà kỹ thuật này chúng ta được học của đời sau.
Bây giờ tui nói gọn lại, cách đếm há, đếm một thời gian, cái này phải nghe cho kỹ, đếm một thời gian khi tâm đã thuần thục, thuần thục là gì? Thuần thục là hành giả có thể theo dõi hơi thở bất kỳ lúc nào mình muốn và không bị dễ dàng phóng tâm như trước đây nữa. Trước đây trung bình cứ 3 phút, 2 phút rưỡi là mình bị phóng một lần. Và trong kỹ thuật Ngài Ledi ngài dạy hít vô thở ra đếm 01, hít vô thở ra đếm 02.. nếu thình lình lúc đó vì một cái đề tài nào nó xen vào làm cho mình phóng tâm thì sao? Đếm lại từ đầu.
Đếm lại từ đầu là một câu chuyện mà tui hay kể, là một thiền viện bên Miến Điện, có cái bà đó bả đang đi kinh hành cái bả gài số de bả bước de de lui lại, thì mấy người tu chung họ hổng biết tại sao, thì bữa họ mới hỏi bà làm sao mà đang đi kinh hành mà bà lùi lại là sao? Bả nói làm theo lời thầy, thầy nói nếu quên niệm thì ta làm lại từ đầu, tui đang đi mà tui quên cho nên tui phải de lại cái chỗ hồi nãy tui quên á, mấy bà kia bả nói thưa má làm lại từ đầu không có nghĩa là má de vậy trúng con, má làm lại từ đầu có nghĩa là má niệm lại tiếp tục, thí dụ như má đi biết đi, bước giở bước đạp, quên – ok niệm tiếp bước giở bước đạp, còn cái vụ hồi nãy coi như xù, còn đằng này là má de như vầy má trúng con tại con đi sau lưng má.
Cho nên ở đây cũng vậy, hiểu sai nhe, cho nên hít ra thở vô hít ra thở vô … mà quên thì cứ làm lại từ đầu, tất cả mình có bao nhiêu nhóm: 6 nhóm phải không? Thì mình đang làm tới nhóm 3 mà nó quên thì mình làm trở lại nhóm 3 hoặc là mình làm trở lại nhóm 1, nhưng miễn là phải bắt đầu lại từ con số 01, để chi? Để cho cái tâm nó đừng có dễ ngươi nó cực nó hổng dám phóng nữa, nó cực quá, nó cực quá nó hổng dám.
Nói tới cực, tui mới nhớ buổi trưa hè trong cái tiệm thuốc bắc có 3 thằng nhỏ nó đi vô. Ổng hỏi tụi bây vô đây làm cái gì, tiệm thuốc bắc con nít biết cái gì mà vô đây? Tụi nó nói không con vô đây con mua đồ. Ổng hỏi mua cái gì? Ah, ah hổng có biết, hông thôi cam thảo đi, cam thảo. Ổng mới bắc cái thang ổng leo lên cam thảo xong rồi cái ổng xuống ổng đưa nè, rồi cái ổng hỏi còn mày mua cái gì? Con cũng cam thảo luôn :D . Tại sao hồi nãy mày hổng nói, con nghĩ chưa có ra. Cái ổng bực quá ổng lầu bầu lầu bầu ổng chửi rồi ổng lấy cam thảo ổng đưa cho rồi ổng leo lên ổng cất, ổng hỏi thằng thứ ba bây giờ mày muốn mua cái gì? "Hoy con hổng dám nói đâu :D ." Có nghe kịp không? "Con hổng dám nói đâu", là nó quá cực đi, quá cực.
Mà nói nói tới đó tui còn nhớ một chuyện nữa, cái ông đó ổng nuôi một con két rất là thông minh, mà nó biết phụ nữ đẹp xấu, cho nên thí dụ bữa nào nó gặp cái cô nào đến nhà mà đẹp cái nó nói “đẹp, tuyệt đẹp, đẹp quá, đẹp quá” mà cô nào hổng đẹp nó nói “xấu quắc, xấu quắc”, vậy đó. Thì bữa có bà hàng xóm xấu thiệt, bả qua đó thì nó gặp bả từ xa là nó nói “xấu quắc, xấu quắc”, bả tức lắm, hồi đầu bả tưởng là nó nói cái gì bả nghe không rõ, bả lại gần mà càng lại gần nó nói càng rõ “xấu quắc, xấu quắc”, cái bả nhổ nó 2 cái lông, bả nói bữa nay là cảnh cáo, mai mốt tao qua mà còn cái vụ xấu xấu nữa tao nhổ luôn, kỳ sau bả qua, bả mới vừa bước vô cửa cái nó im re, cái bả lại gần cái nó nói “tui chưa nói gì nghen” :D . Cho nên mình quên thì mình làm lại từ đầu.
Rồi cái bước thứ hai, khi tâm đã thuần thục, muốn theo dõi hơi thở lúc nào cũng được như ý và thời gian định tâm kéo dài như ý, nghe kịp không? Muốn niệm lúc nào thì cũng dễ dàng như ý và muốn kéo dài thời gian lúc nào cũng như ý thì lúc đó hành giả đi qua bước thứ hai là Anubandhanā. Là lúc này không còn đếm nữa, không còn đếm số nữa mà là nó ra thì biết nó ra, nó vào thì biết nó vào. Vân Tiên cõng mẹ chạy ra, đụng phải cột nhà cõng mẹ chạy vô, Vân Tiên cõng mẹ chạy vô đụng phải cái bồ cõng mẹ chạy ra… cứ như vậy vô biết là vô ra biết là ra, bây giờ không còn đếm nữa, các vị nghe kịp không?
Tới cái bước thứ ba đó là Thapanā.
Hồi nãy còn nhớ đầu buổi giảng tui nói đề mục hơi thở nó đặc biệt là bởi vì nó có thể làm đề mục Thiền chỉ lẫn Thiền quán có nhớ không?
Tức là cũng theo dõi hơi thở mà Thiền chỉ là sao?
- Tập trung ra vào, ra vào, ra vào,
- rồi lần lượt trải qua 3 cái ấn chứng Sơ tướng, Nhiếp tướng và Tợ tướng,
- rồi lúc đó đắc Cận định.
- Cận định rồi mà ta không bỏ cuộc thì ta sẽ lần lượt đắc sơ, nhị, tam, tứ thiền.
Đó gọi là dùng đề mục hơi thở để mà tu Thiền chỉ.
Còn Thiền quán là cũng thở ra thở vào nhưng mà
- lúc đầu là chỉ thở ra thở vào, khúc đầu giống Thiền chỉ
- nhưng bước thứ hai ta biết rõ ta đang thở ra bằng tâm trạng gì,
nghe kịp không?
Cho nên từ đó ở trong kinh mới có cái câu này “Chỉ bằng đề mục hơi thở hành giả có thể tu tập cả 4 niệm xứ, nghe kịp không? Còn Chánh kinh thì viết… hồi nãy tui tính đọc Chánh kinh từng đoạn tui giảng nhưng mà tui thấy .. tui muốn tạo cho bà con ở đây, những người mà mù tịt á một cái khái niệm về thiền cho nên tui đành phải hy sinh tui giảng. Bây giờ là… thôi coi Chánh kinh tui mệt lắm. Cái giai đoạn 01 hành giả thở ra biết thở ra, thở vào biết thở vào (một là ghi nhanh được thì ghi, còn không thì về chịu khó nghe băng giảng lại nhe).
Tất cả là 16 bước được chia làm 4 công đoạn:
- 4 bước đầu là hành giả biết rõ thở ra dài ta biết thở ra dài, thở vô dài biết thở vô dài, thở ra ngắn ta biết thở ra ngắn, thở vô ngắn biết thở vô ngắn .. thì cái giai đoạn đó được gọi là tu tập Thân quán niệm xứ thông qua hơi thở.
- Bây giờ giai đoạn 2 nè, hành giả biết rõ tui đang thở ra bằng lạc thọ, đang thở ra bằng khổ thọ, hiểu không? Thì như vậy hành giả đang tu tập Thọ quán thông qua đề mục hơi thở.
- Xong 2 bước phải không, rồi sang tới bước thứ 3, hành giả đang biết rõ rằng tôi đang thở ra bằng tâm tham, tôi đang thở ra bằng tâm sân bla bla bla thì lúc đó được gọi là tu tập Tâm quán niệm xứ thông qua đề mục hơi thở, nghe kịp không? Ở đây có nhiều người mặt sáng trưng mà hổng hiểu. Nhưng mà nghe kịp không ta, tức là cũng đề mục hơi thở đó mà mình thông qua hơi thở để mà mình tu Thân quán niệm xứ thì mình chỉ quan sát đi ra đi vào thôi. Rồi Tâm quán niệm xứ là biết rõ ta đang thở ra bằng tâm gì. Rồi tới Thọ quán là ta biết ta đang thở ra thở vào bằng cảm giác gì.
- Rồi tới Pháp quán niệm xứ hành giả biết rõ rằng ta đang thở ra bằng, bằng cái gì ta, bằng giác phần nào trong 37 giác phần.
Các vị coi trong Chánh kinh, trong Chánh kinh không có nhắc tới giác phần, mà trong Chánh kinh nói thế này,
ta thở ra bằng cái tâm niệm về vô thường tùy quán đúng không? Tức là quán vô thường ta thở ra, quán vô thường ta thở vào, quán khổ ta thở ra, quán ly tham .. bla bla bla.
Quán ly tham là sao ta?
Quán ly tham là hành giả thấy thế này, còn phiền não thì còn tham ái đúng không? Mà tham ái chính là sanh tử, còn phiền não á tức là còn Tập đế, mà còn Tập đế tức là còn Khổ đế, có đúng vậy không ta? Hết Tập đế sẽ không còn Khổ đế, nghe kịp không? Như vậy thì hành giả thấy rằng hễ còn tham là còn Tập đế, còn Tập đế là còn Khổ đế, được chưa? Hết tham là hết Tập đế, mà hết Tập đế là hết Khổ đế. Mà ta hiện giờ là.. một người biết rõ như vậy đó, một người mà biết rõ mấy cái điều tui vừa nói đó, tôi giả định người đó là tôi đi, những điều tôi nói đó là “vạn hữu trên đời này, mọi thứ trên đời này đều là khổ, nếu mọi thứ đều là khổ thì những gì ta thích đều là thích trong khổ”, nghe kịp chưa? Mọi thứ đều là Khổ đế nên những gì ta thích trong Khổ đế đều là Tập đế, muốn hết Khổ đế thì đừng có Tập đế nữa. Mà con đường nào dẫn đến sự chấm dứt Tập đế? Đó chính là Đạo đế. Giây phút nào mà Tập đế được chấm dứt giây phút đó được gọi là Diệt đế, nghe kịp chưa?
Những cái điều này tui biết, vì tui biết những điều này cho nên tôi có quyền quán niệm như sau: Biết rõ 4 đế tôi thở ra, biết rõ 4 đế tôi thở vào, hiểu không? là như vậy đó.
Quán vô thường là gì?
Quán vô thường tức là
tôi biết rõ rằng hơi thở này do duyên mà có, có rồi phải mất. Không có một hơi thở nào thở ra vĩnh cửu và cũng không có một hơi thở vào vĩnh cửu, nghe kịp chưa?
Và không có một hơi thở nào không do duyên mà có, tất cả hơi thở dù ra hay vào đều do duyên mà có đúng không ta. Ví dụ tui còn sống thì tui mới còn thở chứ, mà tại sao tôi còn sống, là vì tôi không bịnh, là vì tui không bị thiếu chất này, vì tôi không thiếu chất kia.. Vì sao nữa, vì lục phủ ngũ tạng tâm can tỳ phế thận của tui nó không có vấn đề, chứ thử có một thằng nó có vấn đề tui đã chết lâu rồi làm sao tui thở, nhe. Cho nên muốn có hơi thở ra vào thì tôi phải còn mạng sống, mà muốn còn mạng sống thì sức khỏe tôi phải ok, muốn sức khỏe ok thì nói theo y học … biết bao nhiêu là vấn đề, nghe kịp không?
Ở đây cũng vậy.
Hành giả quán vô thường là hành giả thấy rõ rằng mọi thứ ở đời này do duyên mà có, có rồi phải mất.
Chính vì mọi thứ do duyên mà có nên mọi thứ là vô ngã, ya, chính vì mọi thứ do duyên mà có, tức là không có thằng Tèo thằng Tý nào hết mà tụi nó là do duyên mà có.
Bữa hổm tui nói rồi.
- Chưa biết Đạo, mình thấy mình là một cái đường thẳng, tiếng Mỹ nó kêu là line.
- Biết ba mớ mình là spot từng đốm.
- Nhưng biết sâu sắc nữa mình chỉ còn là dot, có nghĩa là từng chấm, nghĩa là line, spot và dot.
Bây giờ tui nói tới cái số 3 Thapanā là gì? Thapanā là hành giả theo dõi hơi thở bằng trình độ của một người đắc từ sơ thiền trở lên, vì tui chưa đắc nên tui ngưng ở đây. Uổng quá uổng, các vị phải nghe nữa, phải nghe nữa mới được./.
(Hết)
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Bài tựa kinh An Ban Thủ Ý
Văn Kiện Giáo Lý Căn Bản
Bài Tựa Kinh An Ban Thủ Ý
Thầy Tăng Hội viết bằng Hán văn.
Nguyễn Lang và Chân Viên Quang dịch.
https://langmai.org/tang-kinh-cac/vien-s...ban-thu-u/
An Ban là đại thừa (cỗ xe lớn) của các vị Bụt dùng để tế độ chúng sinh đang lênh đênh chìm nổi.
An Ban gồm có sáu loại, nhằm đối trị sáu tình.
Tình có trong và ngoài: sáu tình bên trong là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, sáu tình bên ngoài là sắc, thanh, hương, vị, xúc và tà niệm.
Kinh có nói đến mười hai sự nguy hiểm của biển cả, đó là những tà hạnh xảy ra do sự tiếp xúc giữa sáu tình bên trong và sáu tình bên ngoài.
Tâm chúng sanh bị tà niệm đi vào như biển cả tiếp nhận nước từ các dòng sông, như một kẻ đói ăn hoài mà không no. Tâm chứa đầy mọi thứ, không một pháp vi tế nào mà tâm không tiếp nhận. Hiện tượng ra vào và qua lại của tâm lý xảy ra như chớp nhoáng, không lúc nào gián đoạn.
Ta không thấy được tâm vì nó không có hình tướng, ta không nghe được tâm vì nó không có âm thanh; đi ngược lại để tìm thì không gặp bởi vì tâm không có khởi điểm, đi xuôi về để kiếm cũng không thấy bởi vì tâm không có chung kết. Tâm ấy thâm sâu và vi diệu, không chút tóc tơ hình tướng cả đến Phạm Thiên, Đế Thích và các bậc tiên thánh cũng không thấy rõ được sự hóa sinh của các hạt giống ẩn tàng trong ấy, huống hồ là kẻ phàm tục. Cũng vì thế, tâm được gọi là ấm (ngăn che).
Cũng giống như một người gieo hạt trong lúc trời sẩm tối: một nắm tay đưa lên thì hàng ngàn vạn hạt được gieo xuống. Người đứng bên không thấy được hình dáng những hạt giống ấy, và chính người gieo cũng không sao biết được số lượng của những hạt kia. Một nắm hạt gieo xuống, hàng vạn cây con sẽ mọc lên.
Cũng như thế, trong thời gian một cái búng tay, tâm có thể trải qua tới 960 lần chuyển niệm.
Trong thời gian một ngày một đêm, tâm có thể trải qua mười ba ức ý niệm mà ta không biết được, cũng giống hệt như người gieo hạt kia.
Vì vậy cho nên ta phải thực tập lắng lòng, buộc ý vào hơi thở và đếm từ một tới mười. Trong thời gian mười hơi thở ấy mà đếm không lộn, là ý bắt đầu có định.
Định nhỏ thì có thể kéo dài trong ba ngày, định lớn bảy ngày. Trong thời gian ấy không có một tư tưởng tạp loạn chen vào, hành giả ngồi yên như người chết, đó gọi là sơ thiền.
Thiền có nghĩa là loại trừ.
Loại trừ cái tâm có mười ba ức uế niệm để đạt tới tám pháp:
- sổ,
- định,
- chuyển,
- niệm,
- trước,
- tùy,
- xúc và
- trừ
(đếm, tập trung, đổi, nhớ, gắn, vào, theo, chạm và loại trừ). Tám pháp này đại khái được chia làm hai phần. Tâm ý sở dĩ định được là nhờ theo dõi hơi thở (tùy). Mà muốn theo dõi được hơi thở dễ dàng thì ta nên thực tập phép đếm hơi thở (sổ).
Khi cấu uế đã được tiêu diệt thì tâm ý dần dần trong sạch. Đó gọi là nhị thiền.
Bỏ phép đếm đi, chú tâm vào chóp mũi gọi là chỉ. Thành công thì các thứ cấu uế của ba chất độc, bốn sự rong ruổi, năm sự ngăn che và sáu đường ám muội đều được tiêu diệt. Lúc bấy giờ, tâm tư bừng sáng, còn sáng hơn cả hạt châu minh nguyệt. Những tâm niệm dâm tà và ô nhiễm như bùn nhơ bám vào tấm kính sáng đều được gột sạch. Tấm kính này giờ đây đặt trên mặt đất và ngửa mặt lên trời, thì không có cõi nào mà không chiếu tới. Trời đất rộng lớn vô cùng nhưng một tấm kính vẫn có thể thu nhiếp tất cả. Tâm ta bị các thứ cấu uế bao phủ cũng như tấm kính lấm bùn kia, nếu được gặp minh sư trau chuốt dũa mài và lau sạch hết mọi đất bùn và bụi bặm thì khi đem tâm ấy ra soi chiếu, không tơ hào nào là không hiện rõ trên mặt kính.
Cáu bẩn không còn thì ánh sáng hiện ra. Đó là chuyện tất nhiên. Ngược lại, nếu phiền não tràn ngập làm tâm ý tán loạn thì trong số một vạn niệm được khởi lên ta không nhận biết được một niệm. Cũng giống như ngồi ngoài chợ mà nghe lao xao một lần bao nhiêu tiếng ồn ào rồi trở về ngồi yên mà cố nhớ lại thì không thể nhớ được một lời nào.
Sở dĩ tâm phóng dật và ý tán loạn là vì uế trược chưa được khai thông. Nếu tìm về chỗ thanh vắng để thực tập cho tâm lắng đọng và ý không còn bị những tà dục lôi kéo thì lúc ấy lắng tai ta có thể nghe rõ được cả vạn lời, không có lời nào bị bỏ sót. Tâm tĩnh và ý trong thì có thể làm được như vậy.
Thực tập sự vắng lặng và làm ngưng chỉ tâm ý ở đầu chóp mũi, đó gọi là tam thiền.
Quay trở về để quán chiếu thân mình, từ đầu tới chân, ta lặp lại sự quán sát những yếu tố ô nhiễm trong cơ thể và thấy được rõ ràng mọi lỗ chân lông dày đặc trong toàn thân và chất loãng rịn ra từ các lỗ chân lông ấy. Từ đấy ta có thể quán chiếu được cả trời, đất, người và vật, tất cả những thịnh suy của các hiện tượng ấy và ta sẽ thấy được tính cách không còn không mất của chúng. Lúc ấy niềm tin nơi tam bảo trở nên vững chãi.
Bây giờ tất cả những gì u tối đều trở nên trong sáng, đó gọi là tứ thiền.
Nhiếp tâm để trở về chánh niệm thì mọi sự ngăn che đều tiêu diệt, đó gọi là hoàn (trở về). Khi những đam mê và cấu uế đã lắng xuống hoàn toàn thì tâm không còn vọng tưởng, đó gọi là định. Hành giả đã thành tựu được pháp An Ban thấy tâm thức mình sáng ra. Lấy cái sáng ấy mà quán chiếu thì không có chỗ tối tăm nào mà không soi tới. Người ấy có thể thấy được những gì đã xảy ra từ vô số kiếp về trước và cũng có thể thấy được các cảnh giới trong hiện tại cùng với người và vật trong các cảnh giới ấy, trong đó có các vị Bụt đang giáo hóa và các giới đệ tử đang học hỏi và thực tập. Lúc bấy giờ không cảnh nào mà không thấy, không tiếng nào mà không nghe, người ấy đạt tới cái tự do lớn, không còn bị trói buộc bởi ý niệm còn, mất, thấy được cái vô cùng lớn như núi Tu Di trong cái vô cùng nhỏ như lỗ chân lông, chế ngự được trời đất, làm chủ được thọ mạng. Thần lực bây giờ trở nên dũng mãnh, người ấy có thể đánh bại cả thiên binh, chuyển động được thế giới tam thiên, xê dịch được muôn ngàn cõi nước, thể nhập được vào cõi bất khả tư nghị, năng lực này đến cả Phạm Thiên cũng không lường được. Thần đức của người ấy trở nên không hạn lượng, chỉ vì người ấy đã thực hành được sáu hạnh (ba la mật) vậy. Trước khi Bụt thuyết kinh này, hai cõi nhân thiên đều chấn động và thay đổi màu sắc. Suốt trong ba ngày Bụt an trú trong an ban, không ai được tiếp xúc với Người. Rồi Bụt hóa hiện làm hai thân, một là báo thân, một là ứng thân để diễn bày chân nghĩa. Các vị đại sĩ và thượng nhân trong giới sáu đôi và mười hai hạng, không ai là không chấp hành theo lời dạy của Bụt.
Có vị bồ tát tên An Thanh hiệu là Thế Cao, con đích của vua nước An Tức, sau khi nhường ngôi cho chú đã lánh sang nước này, sau khi chu du nhiều nơi mới về tới kinh sư. Là người học rộng biết nhiều, uyên bác trong mọi lĩnh vực, ngài có kiến thức giàu có về bảy môn học đương thời. Những thuật phong khí, những điềm lành dữ, những thiên tai như núi dời đất động, những y thuật như thấy mặt biết bệnh, ngài đều nắm vững. Ngài lại biết được cả âm thanh của các loài chim thú và ôm được vào lòng cả sự rộng rãi của âm dương. Thấy lê dân sống trong mờ tối, ngài cảm thấy xót thương, muốn mở rộng tầm thấy nghe của họ, để giúp cho họ thấy rõ, nghe cho thông, cho nên đã vì họ mà giảng bày con đường lục độ chân chánh, và phiên dịch pho bí áo An Ban Thủ Ý này. Không ai học theo với ngài mà không khử bỏ được uế trược vô minh và đạt tới mức sống sáng tỏ và trong sạch.
Tăng Hội tôi, sinh ra mới tới tuổi vác nổi bó củi thì cha mẹ đã qua đời. Bậc tam sư cũng đã theo nhau khuất núi. Mỗi khi ngước nhìn mây trời thường không khỏi cảm thấy xúc động, buồn thương rơi lệ. May thay, nhờ phước duyên kiếp xưa chưa hết nên đã may mắn gặp được ba vị hiền giả là Hàn Lâm người Nam Dương, Bì Nghiệp người Dĩnh Xuyên và Trần Tuệ người Hội Khể. Cả ba đều có niềm tin vững chãi, chí đức cao siêu, cả ba đều tinh cần đi tới trên con đường phục vụ đạo pháp, không biết mệt mỏi là gì. Từ lúc có dịp thân cận và đàm đạo với ba vị, tôi nhận ra rằng giữa chúng tôi, lề lối làm việc và tâm ý phối hợp nhau một cách hoàn toàn, không có chỗ nào mâu thuẫn. Cư sĩ Trần Tuệ làm việc chú giải và thích nghĩa còn tôi thì giúp đỡ bằng cách gạn lọc, thêm chỗ này, bớt chỗ kia. Tuy nhiên những điều mà đại sư không truyền thừa thì chúng tôi không dám tự do thêm thắt. Nói bao nhiêu cũng không cạn được ý Bụt, vì vậy chúng tôi kính mời các bậc hiền giả minh triết cùng nhau tham cứu. Hễ thấy có điểm nào còn sơ sót, xin vui lòng bổ chính để cùng nhau làm sáng tỏ thêm ra thánh ý của Bụt.
(Hết)
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Bài trên của ngài Tăng Hội giới thiệu sơ sài cách chứng đạt từ Sơ thiền đến Tứ thiền, thuộc về Thiền Chỉ.
Muốn biết rõ hơn, chúng ta có thể tìm đoc thêm các tài liệu khác như Thanh Tịnh Đạo, các bài giảng của chư vị Thiền sư và tham dự các khóa thiền Vipassana được tổ chức khắp nơi trên thế giới.
https://www.budsas.org/uni/u-cdtctq/tcq-04.htm
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Sư Toại Khanh Giảng Duyên Hệ và Con Đường Tu Chứng (1-3)
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=RFOub0UMdgQ&abt=Duy%C3%AAn+H%E1%BB%87+v%C3%A0+Con+%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng+Tu+Ch%E1%BB%A9ng
Duyên Hệ và Con Đường Tu Chứng
Kalama tri ân bạn vuihtv ghi chép
18/06/2020 - 12:36 - vuihtv
Nó vô cùng gần gũi thiết thân giữa A tỳ đàm và tuệ quán. Đương nhiên là liên quan đến đời sống thường nhật của chúng ta, bởi vì, nói cho rốt ráo, pháp môn tuệ quán chính là kỹ thuật sống thường nhật, mà nhiều người lại tách nó ra.
Mà tách cái pháp học pháp hành ra là một cái hiểu sai vô cùng lớn bởi vì cái pháp học nó là theory, nó là lý thuyết nó là technique.
Thí dụ mình nói mình muốn ăn kiêng, thì mình cũng phải biết là rau trái củ quả nó ra làm sao thì khoảng cách từ kiến thức rau trái củ quả qua cái chuyện mình xuống bếp rồi từ bếp lên bàn ăn nó cách nhau đâu có xa, hiểu không? Mà nhiều người họ lại phân ra rất là xa. Họ nói rằng, từ kiến thức rau củ quả qua chuyện nấu nướng theo họ rất là xa, rồi từ chuyện nấu nướng từ cái bếp mà lên tới bàn ăn theo họ rất là xa, mà thật ra theo tinh thần của nhà Phật thì cái kiến thức rau trái củ quả nó không có xa nhà bếp, và nhà bếp nó không có xa bàn ăn, và bàn ăn nó không có xa cái bao tử của mình. Thì khi hiểu như vậy, kiến thức rau trái củ quả nó rất là cần thiết .
Đàng này quý vị xé nó ra tự quý vị xếp. Từ cái kiến thức rau trái củ quả là nó tám ngàn cây số mới tới nhà bếp, rồi từ nhà bếp nó tám ngàn cây số nó mới lên tới bàn ăn, rồi từ bàn ăn nó tới tám ngàn cây số mới tới cái bao tử thì nó quá xa đi. Các vị có thấy không? Nó quá xa. Trong khi đó thật ra nó không có tới tám ngàn cây số mà nó chỉ có một gang tay thôi. Từ kiến thức rau trái củ quả bước xuống nhà bếp, rồi từ nhà bếp lên bàn ăn, từ bàn ăn vô bao tử rồi từ bao tử đi vô bệnh viện, từ bệnh viện ra ngoài nghĩa trang rất là gần. Cho nên một bài báo Việt nam ghi thế này: “Con đường ngắn nhất đến nghĩa trang là thực phẩm”. Tính theo tỷ lệ dân số thì Việt nam và trung quốc bây giờ là một trong những nước top ten hành tinh về tỷ lệ ung thư, ung thư các loại, ung thư bên phụ khoa, ung thư bên nam giới, ví dụ như ung thư tuyến tiền liệt bên nam hay ung thư cái dzụ kia bên nữ. Ung thư phổ thông là ung thư unisex nữa. Biết ung thư unisex không? Ung thư phổi, ung thư gan, ung thư máu, ung thư da gọi là ung thư unisex; còn ung thư mà ung thư khác biệt, ví dụ như ung thư phụ khoa của bên mấy cô, còn tuyến tiền liệt là bên tui. Bên Âu Cơ với Lạc Long Quân đó.
Rồi, giờ mình ôn lại ngày hôm qua mình học cái gì? Ngày hôm qua mình học các mối liên quan, liên quan và tương quan giữa duyên sinh và duyên hệ. Duyên sinh là gì?
Duyên sinh dạy cho ta biết vì đâu ta có mặt trên đời, và nhờ các điều kiện.
Duyên hệ dạy cho ta biết mối liên quan giữa các điều kiện ấy với nhau.
Nghe kịp không? Hiểu không?
Duyên sinh cho ta biết rằng: Nhờ có cha, mẹ, cơm, áo mình mới sống được. Đó là Duyên sinh.
Duyên hệ cho mình biết thế nào là mối liên quan giữa thân xác này với xã hội, thế nào là mối liên quan giữa tiền bạc với kiến thức, với quan hệ xã hội, với tình cảm, với gia đạo, nghe kịp không? Duyên hệ phanh phui cái đó ra.
Duyên sinh cho mình biết rằng vì đâu mình có mặt trên đời này. Thì hôm qua tôi ôn lại Duyên sinh, từ cái chỗ vô minh trong bốn đế, ta tạo các nghiệp thiện ác. Tôi ôn riết nghe nó kỳ, nhưng mà tôi mong quý vị vì ngán quá mà nó nhớ, có biết cái đó không?
Có nhiều người ghét Chế Linh mà ghét tới mức thuộc lòng hết trơn luôn: có ngày lòng anh buồn nhớ đừng phụ bạc anh nhé trời ơi tui ớn muốn chết. Tui ghét mà thuộc lòng luôn. Quá ghét. Ba cái “ Võ Đông Sơ – Bạch Thu Hà” gì đó, “biên cương lá rơi Thu Hà em ơi” mà rầu muốn chết, mà ghét riết rồi nó thuộc làu làu làu làu vậy đó. Nhiều người không biết tưởng tui thuộc bởi vì tôi thích. Không phải, tôi oải quá, tôi thuộc cái đó.
A tỳ đàm cũng vậy, có hai hạng người thuộc làu làu. Cái hạng thứ nhất là nó thích, hạng thứ hai là cứ gặp mặt ổng là “do không hiểu bốn đế nên tạo các nghiệp thiện ác” tui làm riết mà các vị ngán là đành phải thuộc, khi thuộc rồi khi đi hành thiền mới nhớ ơn, giờ đó tui vô ngủ rồi. tối vô ngủ rồi.
Bốn Đế: Khổ Tập Diệt Đạo
Rồi, do không hiểu bốn đế là gì, do không hiểu mọi thứ ở đời là khổ, do không hiểu rằng, thích trong khổ là con đường thêm khổ. Do không hiểu rằng, muốn hết khổ đừng thích trong khổ nữa. Do không hiểu rằng, khi hiểu được như vậy là con đường thoát khổ.
12 Duyên Khởi
Do vô minh trong bốn đế nên mới tạo các nghiệp thiện ác. Do tạo các nghiệp thiện ác, nên mới có tâm đầu thai đi về các cõi, do có đi về các cõi nên tùy cõi mà ta có sáu căn hay không, và tùy thuộc vào chuyện ta có sáu căn ta sống nhiều với trần cảnh nào, và tùy thuộc vào việc ta sống nhiều trong trần cảnh nào ta sẽ đam mê nhiều trong thứ nào, và tùy thuộc vào ta đam mê nhiều trong thứ nào thì ta sẽ tạo các nghiệp thiện ác nó tương ứng với niềm đam mê ấy.
Có nghe kịp chưa? Và chính vì tạo thiện ác tương ứng với đam mê ấy cho nên ta mới đi vào cõi tương ứng. Và từ cái chỗ đi về cõi tương ứng đó đó thì ta mới có sanh có già có đau có chết. Có người thì do họ sanh về cõi đặc biệt. Nghe. Nghe. Có người do sanh về cõi đặc biệt cho nên là từ sanh tới tử hơi xa, thì ta gọi đó là cõi cựcsống lâu! Từ sanh tới tử mà cách hơi xa mình gọi là cõi sống lâu, hoặc là có những cõi mà chỉ có sanh có tử mà không có già không có bệnh. Có không ta? Hình như có à. Hình như có. Nhưng mà mình nghe vậy mình có ham cõi đó không? không có già không có bệnh mà? Mà cuối cùng hình như cũng chết phải không ta? Hình như vẫn chết phải không?
Rồi nó chết rồi nó đi về đâu? Thấy ghê không? Phi tưởng phi phi tưởng là lên đó 84 ngàn đại kiếp. Tưởng sao, nó hết cái đó nó lại bất định nữa. nghĩ cái đó mới run. Và phải nói thêm.
Hôm qua tôi nói cái vòng sanh tử nó đáng sợ ở chỗ là:
- thứ nhứt, cơ hội làm ác rất là lớn; cơ hội gặp bạn lành rất là hiếm;
- và chính vì cơ hội gặp bạn lành rất hiếm cho nên cơ hội gặp bạn xấu rất là lớn.
- Chính vì cơ hội gặp người xấu rất là lớn nên cơ hội mình tập những cái xấu rất là lớn,
- mà khi cái này lớn thì cái kia nó teo, cái gì teo? Cái thiện nó teo.
Khổ quá. Cái ngực nó nở thì cái mông nó nhỏ. Cái mông nó nở thì cái ngực nó nhỏ. Tui nè, đang nói ngược nè. Thì coi như cái này nó phình thì cái kia nó teo. Nghe kịp không?
Cho nên người ta nói, tướng bạn càng lớn thì trái tim sẽ teo lại, à ha, hoặc là cái khối trí óc phát triển quá thì trái tim nó cũng teo. Duy lý quá thì cảm thông ít lại. Chỉ có Bồ Tát là Bi Trí kim ưu (8:20). Chỉ có Bồ Tát thôi. Bi Trí kim ưu là cái nào cũng phải tròn vo hết á mới làm Bồ Tát được.
Còn phàm phu mình, hễ nặng tình thì nó yếu trí, mà nặng trí thì nó yếu cái tình. Giống như Việt Nam mình có câu: muốn thử nhiệt độ thì dùng nhiệt kế, muốn thì sức khỏe đàn ông thì dùng cái vợ kế. Cái nhiệt kế là cái gì, cái thermometer, muốn thử nhiệt độ thì dùng nhiệt kế. Muốn thử sức khỏe đàn ông thì dùng vợ kế. Thấy thằng cha nào có vợ kế là biết thằng cha đó khỏe. Trên đời cái gì cũng nhỏ chỉ có vợ nhỏ là chuyện lớn thôi. Có hiểu câu đó không? Trên đời gì cũng nhỏ chỉ có vợ nhỏ là chuyện lớn. Có người nói tới học với sư học đời nhiều hơn đạo.
Ok, ghi nè:
Mình học trên lý thuyết thì đơn giản như vậy đó,
- do có nghiệp thiện ác rồi mới đi về các cõi.
- Rồi từ việc về các cõi đó mình có đủ sáu căn hay không,
- từ cái chuyện mình có đủ sáu căn hay không thì mình mới sống nặng về cái gì. Kịp không?
- Và chính vì anh sống nặng về cái gì cho nên anh thích và ghét không giống nhau. Có hiểu không ta?
- Và chính từ chỗ anh thích và ghét không giống nhau, chỗ thích và ghét của anh không giống của tôi, cho nên cái thiện và ác của anh nó không giống tôi.
Và đừng coi thường cái chuyện mà mình thích ghét cái gì, mình quan tâm mình nặng lòng cái gì, tưởng “ôi cái đó chuyện nhỏ xíu”. Sai.
- Chính vì mình thích mình ghét mình nặng lòng mình phân tâm mình chia trí nhiều cho cái gì
- chính cái đó quyết định cái suy tư, cái cảm xúc
- rồi sau đó là hành động của mình.
- Chính hành động đó được là thiện hay ác.
Mà tôi nói một ngàn lần rằng thì là, các vị hỏi tôi nhiều chuyện, hỏi “Sư ơi, cái chuyện đó có hay không?” Tôi sẽ trả lời như thế này, có khi tôi trả lời là “Có”, có khi tôi nói “Không”, nhưng có nhiều khi tôi nói “Tôi không rõ nhưng nếu có thì không có gì lạ.” có nhớ cách nói đó không? Tôi nói “Có nhiều chuyện tôi không có dám chắc, nhưng nếu mà nó có thì không có gì lạ” .
Ví dụ, hỏi tôi vậy chứ “Sư tin có chuyện tái sanh không?” “Tôi tin”, các vị hỏi “Sư có tin các cảnh giới mà nghe nó hơi kỳ kỳ không? Ví dụ, có cảnh giới không tâm, có cảnh giới không sắc, có cảnh giới khổ như điên, có cảnh giới sướng, Sư tin không?”
Tôi không dám nói “Có” hay “Không” nhưng tôi nói “Nếu có không có gì lạ” là vì sao? Vì hôm qua tôi nói rồi. Cũng dòng điện đó, nhưng khi nó gặp một, khi người ta áp dụng một số nguyên tắc đặc biệt thì dòng điện đó nó tạo ra hơi nóng, cũng dòng điện đó nhưng khi nó kết hợp với một số nguyên tắc vật lý nó sẽ tạo ra hơi lạnh.
Rồi các vị sẽ đồng ý với tôi, là có những loại cây, có những loại cá, có những loại động vật và thực vật nó chỉ hợp với nguồn nước mặn thôi, có đúng không? Có những sinh vật nó chỉ thích hợp với nguồn nước lợ thôi. Lợ có nghĩa là. Có những sinh vật, sinh vật ở đây là bao gồm động thực vật, thì nó lại thích hợp với nguồn nước ngọt thôi. Cái cấu trúc sinh học của nó buộc nó phải sống trong đó, phải sinh sôi, phát triển trong đó nó không đi ra ngoài được đúng không?
Vậy, đời sống tâm lý của chúng ta nó đưa ta về vùng đất thích hợp với mình mai này.
Quý vị có nghe “tâm địa” không? Địa là đất. Chính cái tâm địa của you nó quyết định you sẽ đi về phương trời nào trong cái trời đất này, Chuyện đó không có gì lạ hết. You sống nhiều về cái gì thì you sẽ đi về chỗ đó.
Tôi nói hoài là tâm mình, cái mind của mình, giống như là nước vậy. Nước ở dạng air thì tự động nó bốc lên, không cần quỳ lạy, cầu khẩn, van xin gì hết, tự động nó bốc lên. Mà nước ở dạng liquid thì tự động nó tìm chỗ thấp nó chảy xuống.
Một cái tâm hồn mà ích kỷ, nhỏ mọn, tị hiềm, ghen tuông, tham lam, sân hận, ái tham sân si, ái mạn kiến nghi khi chết tự động nó kiếm chỗ thấp nó chun xuống.
Còn một tâm hồn bao dung, từ bi, trí tuệ, kham nhẫn, thiền định thì tự nhiên khi tắt thở nó sẽ bốc lên.
Thực vậy, một tảng đá liệng xuống sông, cả làng ra cầu nguyện nó vẫn chìm. Một thùng dầu đổ xuống sông, cả làng ra chửi cha nó nó vẫn nổi. Cho nên mỗi lần tôi đi tụng kinh cầu siêu, tôi không biết tôi tụng cho đá hay dầu đây. Nếu dầu thì nó không cần tôi tụng, còn nếu nó là cái cục đá bà cố tôi tụng nó cũng không có nổi. Cho nên mỗi lần tôi tụng tôi hay hỏi cái xác you là thùng dầu hay cục đá mà thấy cái mặt của you đá hơi nhiều. Hồi nó sống, nó đâu có đi chùa, nó đâu có nghe pháp, nó đâu có hành thiền, có biết khỉ gì đâu, tới hồi nó chết, gia đình quăng cho ông sư trăm đồng bạc, nhét bao thơ, đè ra tụng. Tụng cái gì. Rẻ quá. Có trăm đồng đòi siêu, siêu về đâu? Tây phương cực lạc hay Tây Ninh cực khổ?
Các vị biết có một lần, nó có trận tornado, nó cuốn ngang một thành phố, nó hốt một đống tiền lên thiên đường, thì Thánh Peter ra mở cửa, Thánh rước tất cả các tờ một đồng hai đồng vào trong hết, riêng tờ 100 thì Thánh đẩy ra ngoài, Thánh đóng cửa lại, không có nhận. Rồi mấy tờ 100 Euro, 500 franc Thụy Sỹ, 100 Đô la nó tức, nói “Chúng tôi ở dưới trần có giá lắm mà sao trên đây bạc đãi chúng tôi như vậy?” Thánh Peter nói: “ Tụi bây mấy thằng mà 50 trở lên đâu có đi chùa nhà thờ gì đâu, thấy đi nhà thờ toàn mấy thằng tiền lẻ không à. Cho nên đứa nào đi chùa nhiều, đi nhà thờ thì mới vô đây.” Đó, bởi, cho nên tôi nhìn mấy tờ một trăm trăm tôi trân trọng ghê lắm. Bởi vậy. chớ còn mấy cái tờ. bên Pháp mà thấy bà con đưa bao thơ mà họ đưa mỏng mỏng á thì nghĩ: “Chắc cũng không bao nhiêu.” Còn đưa dày dày: “Chắc bạc cắc” mà càng dày tôi càng làm biếng mở, vì đếm nó mỏi tay.
Rồi có lần tôi đi dạy học mà cho cái bao mỏng lét, tôi nghĩ “chắc cheque”, tôi còn hình dung “không biết hai số không hay ba số không ta?” Tới hồi mở ra, tôi cầm tờ giấy nó viết bài thơ. Trời ơi. Tôi nổi điên lên. Từ ngày đó, tôi mới thù thơ cho đến bây giờ. Bài thơ mà thơ khen tui. Tui nói “Trời ơi, cho con năm đồng con mua cây cà rem con ăn được”. Nó tặng thơ cho mình, tôi thù, tôi ghét thơ tới bây giờ luôn. Mà trong khi, cái câu của mình nó đưa mà mình làm màu mình không thèm dòm, “coi thường danh lợi” để đó mà trong bụng thì tính “hai số không hay ba số không” cái mặt nó sang sang nó xài túi LV chắc ba số. Rồi bây giờ tới tính số đầu nè. Số đầu là mấy ta? Một, hai, không, LV chắc phải số ba quá. Trời đất ơi, về mở ra nó quất cho mình cái bài thơ. Tôi lạy cái bà nội đó luôn. Kể ra mà nghe nhục.
Ok. Tôi ôn lại. Đời sống này nói một cách đơn giản thì cơm gạo áo tiền nuôi lớn chúng ta. Nói xa một chút, thì tinh cha huyết mẹ cấu tạo nên hình hài này. Đó là nói một cách rất là duy lý, rất là thể lý nhưng mà nói rốt ráo theo đạo Phật, hiểu như vậy đó, thì mình chưa có hiểu lắm về thân xác này và hiện hữu này. Và nếu anh không hiểu nó lắm thì làm sao anh giải quyết được vấn đề của nó. Hiểu không? Anh hiểu về nó sơ sài quá, giống như nhiều người nói “tu không cần học giáo lý” hay câu nói đó hay đó.
- Khi anh hiểu nó sơ sài, anh sẽ tu nó sơ sài.
- Anh tu sơ sài, thì anh sẽ đắc sơ sài.
- Anh tu rốt ráo thì anh ngồi tòa sen,
- còn anh tu sơ sài thì anh ngồi lá sen,
- mà tu tệ nữa thì ngồi dưới đáy của hồ sen. Đáy của hồ sen nó còn một tên gọi khác nôm na là đáy sình. Có đúng vậy không?
- Đáy hồ sen là đáy sình nhưng mà mình gọi hơi sang là đáy hồ sen.
Tất cả vấn đề trên thế giới nó đều được giải quyết khi nó transparency. Nha sĩ muốn nhổ cái răng của mình thì họ phải biết rõ nó như thế nào, thậm chí khi họ quan sát cái răng của mình họ thấy cái răng này họ nhổ không được họ gửi cho specialist. Có biết chuyện đó không? Bởi, cách đây không lâu, có một bà nha sĩ bên Mỹ về Việt Nam bả mở phòng mạch, ế chỏng gọng. Cuối cùng mới điều tra ra là bả để quảng cáo là “ở đây nhổ răng không đau” nó đau mới nhổ mà bả nhổ răng không đau có nghĩa là cái răng còn nguyên bả đè ra bả nhổ. Có hiểu không? Cho nên, mình phải biết, mình phải biết cái răng nó có vấn đề gì mình mới giải quyết nó được. Còn đàng này a là mình không có biết vấn đề nó là mình nhổ lộn cái rằng.
Ở Việt nam vừa rồi có cái màn mổ lộn đó. Cho nên bây giờ người ta mới xăm tùm lum hết, xăm “đây là chân trái” “đây là chân phải” phải từ trái để bác sĩ không có mổ lộn. Là bởi vì phải biết chính xác, hiểu tận cùng vấn đề thì ta mới có thể giải quyết rốt ráo triệt để gốc rễ của vấn đề. Nghe kịp không?
Thì ở đây cũng vậy.
Trong kinh nói, mỗi giây phút trôi qua, chúng ta sống với một biển duyên hệ trùng trùng. Có nghĩa là sao?
- Trước hết vô số điều kiện đan xen, hòa quyện vào nhau để làm nên một tấm thảm sinh hữu, vô số điều kiện và nhân duyên đan xen hòa quyện vào nhau để nó cộng nên dòng chảy tương tục và
- từng cái mắt xích nhân duyên ấy nó có một cái ý nghĩa, nó có một cái tác dụng khác nhau nên từ đó nó cũng có tên gọi không giống nhau.
Nghe kịp không?
Thí dụ, để làm nên một dòng chảy, chúng ta cần yếu tố liên tục, có hiểu không? Nó phải liên tục. Có rất nhiều thứ trên đời này nó phải phát triển, nó chỉ sinh sôi, nó chỉ tồn tại bằng lực đẩy của một cái sự liên tục, ví dụ như hơi thở chẳng hạn. Hơi thở trước và hơi thở sau nó phải liên tục chứ nếu không mà nó bị đứt khúc khoảng 3 phút là chúng ta chết. Ăn cũng vậy, uống cũng vậy .
Vận động cơ thể cũng vậy. Các vị biết, Mỹ nhiều khi người ta bỏ tiền ra người ta thuê những người ăn rồi nằm im trong năm tháng bảy tháng để người ta theo dõi biến diễn của một cơ thể không vận động, thì họ mới thấy ra một chuyện rất là giật mình. Đó là, cái gì lẽ ra nó phải được liên tục mà bây giờ nó không được liên tục thì bèn nảy sinh vấn đề. Các vị có biết không? Thí dụ như, cơ chân mà lâu quá không được vận động, tay cũng vậy, chưa hết, người lớn tuổi mà không có dùng cái này nó rất dễ bị Alzheimer ví dụ như không học nhạc, không có, nhạc nè, ngoại ngữ nè, rồi không có đi bộ, không có nuôi thú cưng, nuôi con pet á, không có con cháu để chơi, không có chó mèo để nuôi, không có bạn bè để trao đổi, không đọc sách, đặc biệt là họ khuyên là nên học thử âm nhạc hoặc là ngoại ngữ không cần xài học cho vui thôi, có xài thì ok, còn đàng này hồi trẻ mình xài cho đã đến hồi lớn lên bỏ lơ thì nó mau sụm bà chè lăm.
Cho nên sự liên tục nó rất là quan trọng. Cho nên, cái lực đẩy của sự liên tục ấy được Đức Phật gọi là vô gián duyên.
Từng mắt xích duyên khởi mà mình học mấy ngày nay nó cũng thúc đẩy nhau bằng sự liên tục.
Mà mình tu hành là gì?
Tu hành có nghĩa là:
1. làm gián đoạn cái không cần liên tục và
2. giữ mức liên tục của những cái không nên gián đoạn.
Học về vô gián duyên phải ghi cái câu này.
Tu hành là:
1. làm gián đoạn những thứ không đáng để liên tục, và
2. giữ lại sự liên tục của những thứ không nên cho nó gián đoạn.
Có hiểu cái này không? Câu này hình như người huệ căn bình thường nghe hiểu mà? Tu hành là làm gián đoạn những thứ không cần thiết liên tục và giữ lại cái nhịp độ liên tục của những thứ cần phả liên tục .
Ví dụ những cái thói quen xấu là hình như không nên cho nó tiếp tục, nghe kịp không? Và những thói quen tốt hình như nên cho nó tiếp tục.
Ví dụ, buổi sáng nào cũng có thói quen dậy bốn giờ, vệ sinh xong vô ngồi, có lễ Phật một tí, có ngồi thiền một tí, cái chuyện này nên giữ cho nó liên tục. Còn buổi sáng nào cũng pha ly cà phê, chích ba điếu rồi mới vô, thì cái thói quen đó không cần cho nó liên tục. Hoặc ví dụ như, trước một bữa ăn mình làm một cái ly nhỏ nhỏ cho nó tiêu hóa, thì cái đó đối với một số người thì nó là ok, nhưng đối với một số người uống một ly cảm thấy nó hơi thiếu, làm nguyên một chai.
Như có cha võ sĩ quyền anh, chả vô cái chỗ mà nhổ răng, chả nói nha sĩ “em đấu võ đài, chảy máu em không có sợ, mà sợ kim chích của nha sĩ lắm, nha sĩ có thể cho em xin một ly nhỏ nhỏ rượu mạnh được không?” ổng nói “được” ổng rót cho ảnh ly. ổng rót xong ảnh nói “sức vóc em như vậy mà một ly không có thấm” ông kia cho một ly nữa. ổng nói “em thề trước vong linh má em, cho em một ly nữa thôi, em không có đòi nữa” thì nha sĩ tiếp tục rót cho ổng, khi ổng uống xong ly thứ ba, ổng làm khuỳnh tay ổng nói “bây giờ thằng nào đụng vô tao đập chết cha nó luôn” có nghĩa là, có những thứ nó không có nên liên tục, những thứ bậy là những cái không nên liên tục.
Cho nên ta học về vô gián duyên là ta học được nguyên tắc rất là quan trọng trong cuộc tu và đời sống, đó là sao? Ôn lại.
Vô gián duyên là nói về cái lực đẩy có được từ sự tiếp nối liên tục của cái gì đó. Bất cứ sự tiếp nối nào đó mà khi nó được liên tục thì tự nó sẽ tạo ra một lực đẩy, nó tạo ra một nguồn năng lượng lớn. Các vị biết cục pin của dynamo của thủy điện nó rất cần sự liên tục đúng không? Đấy. Ở đây cũng vậy. Ở đây, trong đời sống chúng ta luôn luôn cần lực đẩy của những sự liên tục. Tuy nhiên, có những thứ không cần liên tục nữa thì mình phải làm cho nó gián đoạn, hoặc làm cho nó chậm dần để rồi nó ngừng hẳn. Có những thứ nó cần phải được liên tục thì mình phải thường xuyên kiểm soát và chăm sóc nó để cho nó không có bị chậm lại, không có bị dừng lại. Hiểu không? Đấy.
Cho nên đây là lý do tại sao ta phải học giáo lý. Chỉ riêng ba chữ “vô gián duyên” nếu không học rộng, không học sâu thấy “vô gián duyên là cái sự liên tục” thấy nó không có quan trọng, nhưng mà tới hồi nó xé ra “ô! thì ra!!” cái đời sống thể lý, sinh lý của mình cả đời sống tâm linh của mình lẫn đạo nghiệp tu hành giải thoát của mình, nó rất là cần đến kiến thức về vô gián duyên. Vì khi học về vô gián duyên là ta học về sự lệ thuộc của những sự tiếp nối liên tục. Và sự liên tục ấy, nó cần cho trường hợp nào và nó không cần cho trường hợp nào. Có những thứ mình tiếp tục nuôi dưỡng, có những thứ mình không cần tiếp tục nuôi dưỡng.
Tôi nói thật với quý vị nha. Bốn cái chữ “nối dõi tông đường” đối với tôi tôi nghĩ nó hơi ngộ. Có những dòng họ cho nó tuyệt tự cho rồi, nó cà chớn quá. Nhưng có những dòng họ sự tiếp nối dường như là cần thiết. Tôi ví dụ như là Trịnh Công Sơn, hay là Hoàng Xuân Hãn, Trần Văn Khuê, những gia đình mà mình thấy nó có sự tiếp nối đẹp, thì thấy “nối dõi tông đường” nó hay; còn ông bố thì cho vay nặng lãi, ông nội ăn cướp, còn thằng con trai thì ăn trộm mà nó đòi lấy vợ nối dõi chắc tui cũng hơi run đó quý vị.
Có hiểu không? Là vì sao? Là vì có những người, họ sống trên đời này, sự có mặt của họ nó không phải là sự đóng góp mà nó chỉ là sự góp mặt. Có những người mà cái chết của họ chỉ là sự vắng mặt chứ không phải sự mất mát. Có hiểu chỗ này không?
Có những người sống trên đời này sự có mặt của họ là sự đóng góp chứ không phải sự góp mặt. Đóng góp và góp mặt nó khác hay giống?
1. Khi mà anh sống mà anh sống như một sự đóng góp thì cái chết của anh là một sự mất mát, anh sẽ để lại một khoảng trống cho đời.
2. Nếu anh sống theo kiểu góp mặt thì cái chết của anh là sự vặng mặt, và anh không để lại khoảng trống nào hết, bởi vì anh đi người ta mừng thấy mụ nội luôn.
Ok?
Và chúng ta phải nhớ có hai kiểu sống:
1. sống lâu để trở thành đồ cũ và
2. sống lâu để trở thành đồ cổ.
Hai cái này khác nhau.
Đồ cổ là nó sẽ đi vào viện bảo tàng, nó sẽ đi vào những gian hàng đắt tiền sang trọng ở những khu phố lớn.
Còn đồ cũ là yard sale, garage sale, và Goodwill đúng không?
Cho nên, ở Mỹ hình như có cái thrift shop nữa nó toàn là mấy cái đồ cũ, còn đồ cổ là đừng hòng lọt vô đó. Cho nên, có những người sống lâu trở thành đồ cũ và có những người sống lâu trở thành đồ cổ.
Và tôi nhắc lại lần nữa. Để trở thành đồ cũ hay đồ cổ, để sự có mặt của mình là góp mặt hay đóng góp thì tất cả những cái đó nó tùy thuộc vào việc chúng ta chọn kiểu sống nào. Chúng ta biết giữ lại dòng chảy nào và biết chặn lại dòng chảy nào.
Biết chặn lại dòng chảy nào và biết giữ lại dòng chảy nào đó chính là học và tu theo nguyên tắc Vô Gián Duyên.
Có hiểu không?
26:24
19/06/2020 - 10:23 - vuihtv
Biết chặn lại dòng chảy nào và biết giữ lại dòng chảy nào chính là học và tu theo nguyên tắc Vô gián duyên
Còn cái Tiền sanh duyên.
Hôm qua tôi nói chuyện khác, hôm nay tôi nói bằng giọng của một thi sĩ.
Tiền sanh duyên là cái nhân có trước. Bất cứ cái gì khi nó có mặt nó để lại một hậu quả. Đó là tiền sanh duyên.
Nếu các vị hỏi tôi: "Sư ơi, làm sao đưa tiền sanh duyên vào đời sống của mình?", tôi sẽ trả lời thế này: "Tất cả những gì ta nói, nghe, làm, suy nghĩ là tiền sanh duyên".
Nghe kịp không?
Tất cả những gì diễn ra trên thân và trong tâm mình bây giờ nó đều là nền tảng, nó đều là sự chuẩn bị cho một cái gì đó cho ngày mai và của một đời sau kiếp khác . Cái đó được gọi là tiền sanh duyên.
Chắc phải ghi cái này:
Mối quan hệ giữa 24 duyên và con đường tu chứng
Tôi chưa bao giờ dạy cái bài này
Cái này (sách) là đọc bổ sung, nhưng mà những gì tôi đang giảng là không có trong đây, cho nên làm ơn đừng có ỷ rằng mình sắp có sách rồi mình rung đùi mình ngủ. Ít bữa các vị về mở ra: "Ủa ổng giảng trong đâu trời?", bị nếu mà nó có trong đây là có lẽ tôi cũng không có đất làm ăn nữa, vì nó mua về xong là xong luôn.
1/ Nhân duyên
cái tựa là sao ta?
Là khía cạnh thiện ác trong đời sống tâm lý chúng sinh. xong chưa? chấm.
Thập thiện, biết thập thiện không? Thập độ, hay
37 bồ đề phần (đều nằm trong công thức 1 + 13 + 25) nhớ phải mở ngoặc mới được nha, không mở nó kỳ dữ lắm nha.
có nhớ cái công thức này không? bởi vì về sau bà con nghe nói 37 bồ đề phần cái này chính là cái kia, nhiều người họ cãi
thì quý vị nói, dạ thưa trong A-tỳ-đàm nói vậy đó.
Trong A-tỳ-đàm nói là: Thập thiện, Thập độ hay 37 Bồ đề phần đều là:
(1 + 13 + 25 ) Hiểu không? Phải dựa vào đây mình mới thấy mấy ông nội đó giống nhau. Chứ còn mà không có học công thức này mình cãi tới Tết luôn. Trong đây có ai nhớ cái này không ta? có cái bà này bà già già mà bả thuộc bài. Đóng lại.
Đều là hành trình Tu thiện trừ ác. Chị Duyên không có dịp nghe nhiều, chính vì những người như chị, tôi giảng tôi cố ý giảng để chỉ có thể nghe một buổi thôi họ vẫn có thể nạp vô đầu họ được. Một buổi thôi họ vẫn có cái họ tu. Còn cái cô chủ nhà Tết giờ cổ cứ nấu đồ chay cổ đâu có lên học. Không, hồi đầu thấy cũng tội, giờ thấy không có tội, chắc tội lỗi
tới đâu rồi?
Bây giờ quý vị đọc ngược trở lại đi. Nhân duyên là gì? rồi đọc cái đó mới ráp với dưới. Nguyên cái Thập Thiện, Thập độ, 37 là hành trình tu hành với nhân duyên. Có phải vậy không ta? Phải ha. Yeah. Thì mình đã định nghĩa:
Nhân duyên là khía cạnh thiện ác trong đời sống chúng sanh. Rồi mình mới xác định lần nữa:
Thập độ - Thập thiện - 37 đó nó chính là hành trình tu thiện trừ ác, như vậy có nghĩa là mình đang làm việc với nhân duyên đúng không?
Cái gì trên đời này mà bị tác động bởi thiện ác của chúng sanh. Cái nào quý vị kể cho tôi được không ? Giờ kiếm đại trên đời này cái gì mà bị tác động bởi thiện và ác? Cái gì trên đời này mà bị tác động bởi thiện và ác của chúng sinh?
Các vị nghĩ đại một cái gì đó : cái bật máy, cái ly nước mà sao không dám nói?
Trời đất ơi, dở ẹc. Giờ tôi hỏi các vị, các vị lụm đại cái tô cái nào cũng được. các vị lựa cái nào mà các vị giải thích được
Được không?
Giờ cô nói ly nước này phải không? Có ai cho tôi một câu nói mà tôi chịu được không?
Tôi hỏi, câu thứ nhứt: Các vị tìm cho tôi cái gì trên đời này bị tác động bởi Thiện - Ác, theo quý vị.
Sau đó là quý vị phải giải thích tại sao. Thôi, tôi gợi ý nha. Tất cả.
Tất cả trên đời này không có gì mà không bị tác động bởi Thiện - Ác hoặc xa hoặc gần thôi, hoặc gián hoặc trực tiếp. Direct indirect.
Hồi nãy tôi kêu chỉ đại một cái thì không dám chỉ
Biết bao nhiêu thứ trong đây không dám chỉ. Cho nên các vị không hiểu bài. chỉ đại một cái được không?
Nó dở vậy ta. OK, tôi quyết định. Tôi sẽ dạy tới ngày 6, ngày 7 tôi bay, nhưng mà vì quý vị thế này tôi dành hẳn một ngày đi shopping.
ok? Tiền mà người ta cho tôi đủ để shopping trong một ngày. Nghỉ hẳn một ngày.
Bởi vì tôi không thể nào mà hy sinh một ngày
vàng ngọc của tôi cho một lớp học mà nó chậm như thế này. Tôi nhìn quý vị, tôi nói thật. Tôi không thích ăn nhậu nhưng mà tôi nhìn quý vị
tự nhiên tôi nghĩ tới một món đặc sản là món rùa biết không? Món rùa rang muối, biết không? Tôi phải bỏ hẳn một ngày, bởi vì tôi nhìn quý vị
tôi chảy nước miếng biết không? Bây giờ tôi không có ăn món đó, nhưng mà tôi biết có một món là rùa rang muối, mà tôi nhìn quý vị tôi chỉ muốn
rang muối thôi. Quý vị kiếm đại một cái gì rất là dễ.
Thôi giờ tôi nói luôn.
Cái ly này nè. Đó cái bình ông sư ổng đang cầm đó. Có phải ai trên đời này muốn có cái bình cũng được, phải không? Có không?
Có phải ai trên đời này cũng có thời gian ngồi uống trà, hay là giờ này phải bán vé số, giờ này phải lặn dưới ống cống phải đi kiếm tiền?
Và cái người làm ra cái bình này có phải họ để dành bán cho mấy thằng bán vé số không?
Họ bán cho ai? Người có tiền!
(còn tiếp)
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(tt) Sư Toại Khanh Giảng Duyên Hệ và Con Đường Tu Chứng (2-3)
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=RFOub0UMdgQ&abt=Duy%C3%AAn+H%E1%BB%87+v%C3%A0+Con+%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng+Tu+Ch%E1%BB%A9ng
Khoan, mình gom chung lại đi, là người có tiền trước cái đã. Có phải là làm để bán cho thằng có tiền không? Chẳng những có tiền mà nó bán cho thằng đầu óc bình thường, chứ thằng khùng nó có biết nó mua về nó uống không? Thằng bại liệt xi cà que nó không phải là đối tượng của người ta làm đúng không?
Người ta làm là để bán cho người
1. có tiền,
2. tỉnh táo,
3. có sức khỏe,
4. có thời gian,
5. có nhã hứng,
6. có bla bla bla
đúng chưa?
Như vậy, tuy cái đó làm bằng sắt, nó tráng men, mình thấy nó không có thuộc gì về chúng sinh hết, nhưng mà nó có bị tác động bởi Thiện - Ác không?
Và cái đầu óc nào đã nghĩ ra cái technique mà làm ra cái bình đó? Cái đầu óc nào?
1. Là con thú hay con người?
2. Mà nhân thiện hay nhân ác được làm người?
Bây giờ hiểu chưa?
36:02
Phải là con người nó mới nghĩ ra cái đó . Nó làm cũng phục vụ cho người, chớ không phải phục vụ cho con bò, không lẽ nó phục vụ cho đám rùa lật ngửa à?
Để phục vụ cho con người, hiểu không? Như vậy thì, gián tiếp cái bình đó liên hệ với nhân Thiện và Nhân Ác đúng không? Bởi nãy tôi kêu chỉ đại một cái, cái đó là một câu gợi ý rất là rõ mà quý vị không có hiểu. Không có cái gì trên đời này mà nó không liên hệ đến nhân Thiện nhân Ác hết.
Cái áo quý vị đang mặc, có những cái áo mà thằng Tèo nó mua nổi, mà quý vị mua không nổi. Có đúng không?
Bên Miến Điện nó nghèo như thế, mà nó có những kiểu áo mà những cái áo vest 6000 đô la, là bởi vì nó làm từ lotus silk, tức là nó bẻ cọng sen ra, nó lấy cái tơ đó nó làm chỉ se lại, nó dệt thành một nguyên một cái áo vest chỉ là cái áo vest thôi, không có gì hết, chưa có quần, là mặc trên dưới bỏ trống thôi, mà tận 6000 đô la quý vị. Cái áo đó thì mua đông ấm, mùa hè thì mát, nó kêu là lotus silk. Móc cái smart phone ra coi thấy đầy, mua về .. thì cái áo đó không phải ai cũng có khả năng mua cái áo đó, đúng không? Vậy mình nhìn cái áo biết trên đời này thì ra cũng có cái thằng nó đủ sức mua cái áo đó.
Fabric of success: How 'lotus silk' is weaving its way into Vietnam
https://www.thejakartapost.com/life/2020/08/29/fabric-of-success-how-lotus-silk-is-weaving-its-way-into-vietnam.html
Hiểu hả?
Như vậy thì khi mình hành trình Thập Thiện, Thập độ hay là 37 là hành trình tu thiện và trừ ác, có nghĩa là hành trình can thiệp và chấn chỉnh thế giới, đúng không? Các vị có tin cái chuyện mỗi người làm lành lánh dữ nó ảnh hưởng tới thế giới không? Cho tôi ví dụ được không?
Trên thế giới toàn là mấy thằng vô phước thì làm gì thế giới này có Paris, có Luân Đôn, có Rome, có New York.
Hiểu không?
Những cái chỗ shopping mà sang trọng như Galleria có thể dành cho cái người mà khùng điên nghèo khổ rách rưới không?
Vậy những gì hôm nay chúng ta bố thí, trì giới, trừ tâm thiền định trí tuệ có phải là chúng ta đang xây dựng thế giới không? Thế giới này dành cho những cái tên đó đó.
Chứ thế giới này không có dành cho mấy tên đầu trộm đuôi cướp. Các vị biết cái này mà. Đâu phải ai muốn có cái nhà cũng được, có đúng không? Phải có cái phước chứ. Hiểu không?
Vậy mà không hiểu! Tôi nhìn quý vị chảy nước miếng luôn á, bỏ hột muối ở dưới, con rùa nó nằm lên, đậy nắp lại, ra ăn với rau răm.
Mà tôi đã nói hai lần rồi để ngày mai có cái món này mà nãy giờ bả không hiểu. Món rùa rang muối á. Bởi tôi nhìn quý vị mà tôi trào nước miếng hoài, mai mốt gặp ngoài đường tôi lau vậy nè là biết cái sức học của mình đã kích thích cái khẩu vị của ổng. Nhìn Phật tử mà ổng lau nước miếng nuốt nước miếng ực ực, Lý do là học chậm quá, ổng nhìn mà ổng cứ tưởng cái bầy rùa mà bầy rùa nó chỉ rang muối thôi.
Ác thiệt.
Như vậy thì, Nhân duyên là Lực đẩy của các khía cạnh Thiện - Ác trong đời sống chúng sinh.
Tôi nói tan nát như vậy, các vị đã đồng ý như vậy, bây giờ quý vị đã hiểu: Thế giới đang vận hành nhờ lực đẩy của Thiện – Ác, có đúng không?
Ai đã ôm bom tự sát? Cái đó có phải lực đẩy của Ác không?
Ai đã cứu tế, chẩn bần, từ thiện, hội bác sỹ Không biên giới, Ai? Có phải là lực đẩy của Thiện không?
Ai đã bày ra cái lớp học của mấy con rùa lật ngửa này? Thiện. Ai mà đòi rang muối Phật tử? Thiện. Không không không quý vị thanh thản nằm trên chảo, đó là tử vì đạo. Mai này lịch sử Phật giáo sẽ ghi trong sổ vàng: đã có chừng ấy con rùa nằm xuống cho Phật pháp tồn tại. Cái đó được gọi là Thiền duyên, có nghĩa là có vô số thứ được mọc lên từ đống tro tàn của cái khác .
Cái gì cũng được mọc lên từ đống tro tàn của những cái khác. Thì cái hình hài này rồi cũng được nuôi lớn bởi xác của những con rùa đã nằm xuống vì đạo, những vị thánh tử đạo rất mực khả kính và dấu yêu của chúng ta. Họ đáng nhận được một tràng pháo binh, à không một tràng pháo tay.
Bây giờ hiểu chưa?
Nhân duyên: lực đẩy của khía cạnh Thiện - Ác trong đời sống chúng sinh.
Rồi, bây giờ học cái tiếp theo.
2/ Cảnh Duyên
Thời gian nó qua vun vút, chỉ còn đúng một giờ nữa mình xa nhau rồi.
Cảnh duyên: lực đẩy hay tác động từ những gì mà ta nhận biết được trong đời sống.
Có hiểu này không?
Các vị có đồng ý với tôi là : Viện bảo tàng được lập ra cho mấy đứa có con mắt còn thấy đường có đúng không? Đúng hay sai? Sure. Viện bảo tàng được lập ra cho những người còn con mắt, phải không ta? Chứ thằng mù vô đó là...Và những opera, những cái theatre, nhà hát, những chỗ ấy là lập ra là cho mấy người còn lỗ tai đúng không? Như cái ông đó mắt ổng mờ mờ mà bị lãng tai, mà không biết nhạc lý cho ổng đi coi opera thì đi về bả nói "Cái ông đó ổng chỉ cầm cái đũa ông quơ quơ dạo, tại sao đám kia hả họng nó la dữ vậy?" là bởi vì bả không nghe.
Cảnh duyên là nói đến lực đẩy, hay sự tác động từ những thứ mà sáu trần đã nhận biết.
Và các vị có đồng ý, Lực đẩy từ những thứ nó tác động rất là lớn? Ai đã xui những bàn chân son cuối tuần nhào vô những shopping center LV, Gucci, Prada, Bvlgari, mấy cái đó phải là sáu trần không? Bao nhiêu tiền đi dũa móng tay, facial cả tuần dồn hết vô đó. Làm cực lắm.
Tiền kiếm không bao nhiêu, nhứt là làm trong shop vậy mà có bao nhiêu tiền đem hết vô đó. Cái đó có phải là tác động của sáu trần đúng không?
Hiểu không?
Ai thức khuya dậy sớm để dành tiền mua nhà mua xe? Ai đã thức khuya dậy sớm cày bừa để mà về lo cho con, lo cho chồng, lo cho vợ?
Tất cả những cái đó đều là Cảnh duyên hết. Tức là,
1. khi lòng ta hướng tới cái gì thì cái đó được gọi là cảnh. Và
2. sự tác động của cái đó đối với ta thì được gọi là Cảnh duyên.
Nói tới đó mà không hiểu nữa, Tôi mượn cái chảo nhen. Có hiểu không? Chảo làm gì? Rang.
1. Cảnh: Những gì sáu căn biết.
2. Cảnh duyên: Những tác động của Cảnh đối với tâm thức ta.
Xong chưa? Còn những cái mà nó lang thang ngoài đường, có còi hụ đó gọi là cảnh sát. ok?
Dạy cái lớp này nói gì cũng được hết, tại nói thế nào cũng cười thôi. Giờ hiểu chưa?
Những gì sáu căn biết được gọi là Cảnh. Cảnh thôi. Mà những tác động của nó đối với ta thì gọi là Cảnh duyên. Và các vị thấy trên đời này có cái gì không phải là cảnh không? Thí dụ như mặt trời có phải là cảnh không? Xa quá mà cảnh gì? Rồi giờ nhắm mắt lại có còn là cảnh không? Cảnh tối!!! Cảnh Pháp! Cái bà này chắc phải kêu Cảnh sát quá chứ.
Giờ tôi hiểu, người đầu óc vậy hèn chi mới lấy chồng nè. Bây giờ hiểu hả? Mặt trời nó xa như vậy đó, một người đã chết rồi, cái tro thả biển rồi họ vẫn tiếp tục là cảnh cho mình hay sao? Ở đâu? Cảnh Pháp!
Nó chết rồi, tro nó ra biển rồi mà nó chưa có ra khỏi cái Cảnh mà. Và tất cả những nhà hàng, những bệnh viện, những nhà hát, những chỗ xi nê, discotheque, casino,.. tất cả những chỗ đó đều phục vụ cho Cảnh hết.
Đúng không? Bây giờ mà tôi dẹp hết sáu căn thì những cái đó có tồn tại không? Phục vụ cho ai? Bây giờ quý vị thấy cảnh nó lớn không? Nó quá quan trọng.
Tu hành giải thoát, nãy giờ đưa tay mà đưa rồi rút đưa rồi rút, sợ cái ly này quá rồi. Cái ly ngày càng bự. Cái này phước hay tội chưa biết. Tới đâu rồi?
Tu hành giải thoát, là kiểm soát được hoạt động sáu căn trước sáu trần, đúng hay sai?
Cái này là tôi giảng 24 duyên. Bên Thái, chuyên đề Thái là phải lớp 5 lớp 6 mới học. Nó học A - tỳ - đàm lớp 5 lớp 6 nó mới học, còn ở đây, mới có mấy ngày mà quý vị học là coi như quý vị giỏi hơn người ta nhiều lắm. nhưng mà có điều là người ta học bên Thái, người Thái người ta không có ăn rùa, các thầy không có chảy nước miếng. Rồi khi mình học nhanh quá thầy bà gì đây cũng ứa nước bọt hết trơn.
Bỏ đi trần cảnh bất lợi cho thiện pháp.
Bước đi triệt để là tu niệm xứ để xem sáu trần như nhau, không còn Thiện - Ác - Buồn - Vui mà chỉ còn Sanh với Diệt.
Như vậy, hành trình này có phải là hành trình tu tập bằng Cảnh duyên không?
Bây giờ có thấy quan hệ 24 Duyên với Pháp tu chưa?
Tức là, bây giờ mình mới thấy: "Ồ thì lớp này học: nhân duyên, cảnh duyên, trưởng duyên, ...
Thứ nhất không có mắc mớ gì với đời sống mình hết. Thứ hai, sao không thấy mắc mớ gì tu hành giải thoát hết. Nhưng bây học cái này "Ồ, thì ra đó giờ mình ngu thiệt! Ổng già để lại cho mình một đống đồ ăn mà mình toàn chụp hình đưa facebook khoe không à. Mà đó là đồ ăn, đồ bổ không á. Chứ Ổng để vòng vàng kim cương mà tịch là mình: cái nào mà đồ ăn là đi khoe, còn vòng vàng kim cương sắp ngoài cửa sổ coi. Hột xoàn hột nào bự như cái tô vậy đó.
Quý vị thấy cái đó là ngu thì quý vị thấy không học giáo lý nó thiệt thòi cỡ nào.
Cái kho tàng kinh khủng như vậy mà nó vô đọc là nó (ngáp) rồi xong. Chết xong rồi mới dặn con: "Đừng liệng sách có tội nha con, vô thùng gửi vô chùa."
Ai in cũng hùn trăm cuốn, hai trăm cuốn, cái thứ đó nó nhiều lắm. Mà mỗi lần hùn là yên tâm có tu rồi. Đúc chuông cũng hùn mớ. Vậy là tu rồi. In kinh cũng hùn mớ, cất chùa cũng hùn mớ, trai tăng cũng hùn mớ mà hùn xong rồi quên. Ngộ lắm. Vậy là tu rồi đó.
Ký cái cheque là tu rồi. Chỉ tu trong thời gian ký tên. Bởi tại sao nhiều người đặt tên con dài, để lúc nó ký lâu tu lâu lâu chút, chứ để tên Tý ký nhanh, nó tu có tí xong hà, đặt tên là : “Công Tằng Tôn Nữ Nguyễn Thị Toòng Teng” thì nó dài ra, thời gian tu nó mới lâu. Cho nên mấy trường hợp tên dài không phải vô lý đâu. Họ học A - tỳ -đàm họ thấy con mình nó chỉ tu lúc ký tên cheque thôi. Có nhiều người họ nói, tại sao họ không cúng cash mà cheque? Người ta nói, cúng cash không có trốn thuế được, hoặc là nói cúng cheque có thời gian ký tên.
Chuyện đầu tiên của người học Phật là phải học giáo lý để thấy rằng cái mối quan hệ giữa cái mình học và cái mình hành.
Bây giờ, sáng nay tôi banh cái con mắt bà con ra để cho bà con thấy rằng, cái giáo lý khô queo này nè thật ra nó rất gần với quý vị trong từng phút chứ không có phải xa lạ. Mai này mở Tam tạng ra thấy cái Nhân duyên, Cảnh duyên,.. là "Ô mình học rồi!"
Cái này nó gắn liền với từ ngay bây giờ, right now, right here.
Tu với Cảnh duyên là gì? Là hai bước:
Bước một: Chọn cảnh để mà biết. Có hiểu "chọn cảnh" không? Mình không uống rượu có phải là chọn cảnh không? Mình không đi vũ trường, không đi casino, mình không đi câu cá, mình không đi săn bắn, mình không đi nhảy đầm, có phải là chọn cảnh không? Mình không có đi sớm về khuya, có phải là chọn cảnh không? Tránh bạn xấu có phải là chọn cảnh không? Mới bước 1 thôi. Những ngày thọ bát giới, sau 12h là không ăn có phải là chọn cảnh không? Không nghe nhạc, không coi phim, không nữ trang, mỹ phẩm có phải là chọn cảnh không? Không gần người xấu, không coi sách báo, tranh ảnh, trang web bậy bạ có phải là chọn cảnh không? Đó là bước 1. First step.
Còn last step là gì? Tu niệm xứ để thấy rằng sáu trần là như nhau.
Đời người có ba bước:
1. Chưa biết đạo thì trốn khổ tìm vui, chạy trốn cái ghét đi tìm cái thích.
2. Biết đạo buổi đầu thì làm lành lánh dữ.
3. Hành đạo thì Thiện - Ác - Buồn - Vui đều là cái để nhìn.
Tức là, khi ngồi im theo dõi hơi thở, nó ra biết nó ra, nó vào biết nó vào. Trong lúc đó có suy nghĩ gì thì suy nghĩ mình biết đây là tâm bất thiện. Rồi. Biết không? Rồi có một cơn gió thổi qua, mát, biết đây là sự dễ chịu, rồi xong, quay trở lại niệm tiếp.
Nghe có cái mùi thơm thoảng qua biết "ờ đây là mùi thơm" hoặc đây là tâm tham. Ghi nhận xong, rồi theo dõi tiếp. Lúc bấy giờ thì Thiện Ác Buồn Vui mình không còn lựa chọn gì hết.
Và với người tu tập như thế thì họ có thể đắc đạo trên chánh điện hoặc trong nhà cầu được không?
Trước đây mình tưởng là mình chỉ có hình ảnh Tam Bảo, rồi pháp thiện mới dẫn đến giải thoát, nhưng bây giờ cái gì mình nhìn cũng là cảnh giác ngộ hết.
Ghi nhận một sự dễ chịu trong lúc đắc thiền, lâng lâng mát lạnh thì đó cũng có thể đắc đạo được, thấy nó vô thường là đắc đạo. Chịu đựng một cơn đau mình thấy nó vô ngã, vô thường cũng có thể đắc đạo.
Theo tôi được biết cái số người mà đắc đạo bằng cách quan sát dễ chịu ít hơn số người quan sát sự khó chịu. Vì sao?
1. Vì đa phần chúng ta không tu hành theo cái kiểu rốt ráo thì ít mà tu hành theo kiểu tà tà thì nhiều.
2. Vì tập khí của phàm phu cái ác nó nhiều hơn cái thiện.
Hiếm có người nào mà họ tu hành theo kiểu mà trong kinh nói có bốn loại tu chứng:
1. Tu dễ, đắc nhanh;
2. Tu dễ, đắc khó;
3. Tu khó, đắc nhanh; và
4. Tu khó, đắc khó.
Cái hạng mà Tu dễ đắc khó là sao? Có nghĩa là
1. lúc họ tu cũng tà tà đi chùa cũng sơ sơ vậy đó cầu giải thoát,
2. mai mốt mà gặp Phật á, thì Phật cũng nói pháp cho nghe:
- một là họ đi xuất gia,
- còn không ở ngoài đời tu thiện tiếp tục
- rồi họ cũng ngày ngày vô nghe pháp nghe hoài mà cái đầu cứ mơ mơ,
- tới lúc gần chết, đau quá, Đức Phật tới nói cho nghe câu cái nó đắc.
Kẻ đó là tu dễ mà đắc khó. Tu tà tà, mất mấy chục năm mới đắc.
Hoặc là nếu đi xuất gia thì phải lên rừng sâu núi thẳm muỗi mòng rắn rít gió mưa rồi lạnh lẽo tùm lum hết, mấy chục năm te tua vậy đó cuối cùng mới đắc A - la - hán. lúc đó là 92 tuổi. Hiểu không? Là do ngày xưa anh tu kiểu gì.
Tiền nào của nấy. Hiểu không?
- Không học giáo lý: đời sau vừa gặp Phật hoài nghi trùng trùng.
- Có học giáo lý: Ngài chỉ điểm, tại mình học nhiều á, Ngài chỉ coi ngày đó mình học cái gì Ngài thấy cái nào hợp nhất, Ngài lấy cái đó ra nhét cái là xong.
Rồi mình học ít quá, Ngài nhìn là chỉ thấy có cái chảo muối thôi chớ. Ngài dẹp cái chảo đó qua mới thấy dưới cái chảo là cái gì. Yeah. Vừa mình con rùa lật ngửa. Con rùa nó đã chậm rồi, mà lật ngửa làm sao nó đi? Ngài vừa nhìn là Ngài thấy con rùa, tướng tinh con rùa nó hiện ra. Nguyên cái mai nó dày, phải dẹp cái mai mới thấy cái huệ căn nó trốn ở dưới. Thèm quá thèm.
Vậy mà còn cười được.
Bây giờ hiểu không?
Buớc hai: Tu Tứ Niệm Xứ:
Tới một cái bước last step, bước cuối cùng của Đạo Phật là gì?
Không còn phân biệt và lựa chọn Buồn - Vui - Thiện - Ác nữa:
- Cứ ngồi yên, cho nó đến rồi đi.
- Không có thằng khách nào mình mời nó vô nhà trà nước,
- Cũng không có tên khách nào mình đuổi xua tống khự,
- Thằng nào cũng là thằng kẻ lạ qua đường hết á.
Hiểu không?
(còn tiếp)
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(tt và hết) Sư Toại Khanh Giảng Duyên Hệ và Con Đường Tu Chứng (3-3)
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=RFOub0UMdgQ&abt=Duy%C3%AAn+H%E1%BB%87+v%C3%A0+Con+%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng+Tu+Ch%E1%BB%A9ng
Nội cái khoản nhìn ai cũng là khách. Cái chuyện đầu tiên thấy nó đã rồi. Còn khi anh có cái lòng anh mời thằng này anh đuổi thằng kia, nó mệt. Trong cái tâm lý mình kỳ lắm, cái gì có lòng đuổi thì nó lỳ nó không đi. Mà anh muốn rủ nó ở lại nó bèn rũ áo ra đi không lời từ biệt. Ngồi thế này mà cứ mong sư phụ gõ kẻng á. Còn lâu mới gõ. Đau quá, tiếng đồng hồ không hết, mười rưỡi mới chuông, bây giờ bốn lăm rồi sao không gõ ta? Mình ho cho ổng nhớ mà mắt ổng nhắm. Mình ho hen cọ quẹt nhiều khi ổng biết chứ không phải không biết, ổng coi coi mày lật ngửa bao lâu. Bởi cái đứa mà nó thiệt là nó có pháp, cái từ Việt nam nói thấy ghét không? "Có pháp" á. thì 45 50 là the same. Còn cái thứ tào lao nó canh 30 là thầy gõ cái "beng" mà anh càng mong cho tới 30 thì nó còn lâu mới tới, tin tôi đi.
Tin tôi đi. Cũng cái đồng hồ đó thôi, mà mong hả? từ 25 tới 30 Một năm rưỡi, lâu lắm. Một năm rưỡi. Có tin không? Nó lâu dữ lắm. Nó lâu lắm, đó là “thời gian tâm lý”. Cho nên trong thiền là đại kỵ sự trông đợi và trốn chạy.
Có lòng trông đợi bản thân nó là không phải thiện mà làm sao thấy? Bây giờ nghe nè.
1. Không có lòng trông đợi nó,
2. và cũng không có lòng trốn chạy.
1. Khi anh có lòng trốn chạy nó nó sẽ lì với anh,
2. Khi anh có lòng trông đợi nó nó sẽ không có tới và nó sẽ rất là mau đi.
Cả hai cái điều đó đều không nên và rất là bất lợi cho người hành thiển.
Người hành thiền chỉ nhìn thôi.
Nhìn đến một lúc họ không còn phân biệt được đứa nào để đuổi và đứa nào để mời nữa là lúc đó nó khá rồi đó. Nó khá rồi đó.
Và thậm chí, nói nó hơi quá, có một lúc họ chỉ coi thằng nào rõ hơn thằng nào, khi cơn đau mà nhiều thì nó càng rõ nhìn càng sướng. Nghe khó tin không? Nhìn cảnh rõ. Nhiều khi nó mơ hồ nhẹ nhẹ nhẹ nhẹ sẽ có một ngày thấy nó chớp tắt chớp tắt,
Buồn - Vui - Thiện - Ác lúc đó là khác. Khi mà mình gọi là bở hơi, Việt Nam mình kêu "bở hơi tai" đó, khi mà mình theo dõi vậy nó không còn thời gian để mà thích hay ghét. Thích ghét thích ghét thích ghét.
1. Hồi đầu thì mình thấy hơi thở ra, hơi thở vô.
2. Từ từ cho đến một lúc nào đó, tự nhiên cái duyên mình hợp với cái niệm xứ nào nó sẽ nghiêng về niệm xứ đó.
Hiểu tôi nói không? Hiểu thì gật. Không hiểu thì nói.
Hồi đầu thì mình thấy hơi thở ra, hơi thở vô, nhưng mà đến một lúc cái duyên mình nó hợp Thọ quán, là chăm vô cái Thọ đó, chăm vô cái Tâm đó: Tâm mình đang là tham, hay là sân, hay là si, ái, mạn. Tôi ghét nhất là, Thầy đó chuyên về Tâm quán. Tôi là chỉ có tu quán thôi. Ở nhà nấu dở, tôi ra quán ăn là tu quán. Trong chùa đồ ăn nó dở lắm, phải tu quán.
1. Buổi đầu còn muốn đuổi muốn mời: còn có Thiện - Ác - Buồn – Vui.
2. Tu đến một lúc không còn mời không còn đuổi, chỉ còn Sanh và Diệt.
Chỉ nhìn nó thôi.
Buổi đầu còn có Thiện - Ác - Buồn - Vui. Đến lúc sau cùng chỉ còn Sanh và Diệt. Hai cái này khác hay giống?
Sự phân biệt càng nhiều, càng lớn càng sâu thì vấn đề đi theo nó càng nặng nề. Khi vấn đề nó càng gọn, ví dụ như mình kêu cái chuyện lựa đậu, một tô mà nó bốn loại đậu lựa nó lâu hơn hai loại đúng không? Bốn loại đậu là đậu gì ta? Đậu xanh, đậu trắng, đậu đỏ, đậu đen
Đúng không? Riêng một tô mà lựa ra thì nó lâu dữ lắm. Giờ hỏi quý vị. Tôi đưa các vị một tô trộn đậu xanh và đậu đỏ, kêu quý vị lựa ra, thì quý vị cần mấy cái tô?
- Một cái.
- Tại sao?
Tôi đưa cái tô trộn hai thứ đậu kêu lựa ra thứ khác nhau, quý vị cần mấy cái tô? Cần hai tô, một tô? Thấy chưa?
Để tôi kể cho nghe. Nhà cổ có hai cái lỗ. Lỗ lớn cho con mèo lớn, lỗ nhỏ cho con mèo nhỏ. Có hiểu không? Mà hai con đó xài chung một lỗ được không?
Vậy lựa đậu, lựa hai thứ đậu thì cần mấy cái tô?
Tức là lấy thằng kia ra thì cái còn lại là xong. Nghe kịp chưa?
Cho nên không cần phải nguyện thành Phật. Chỉ cần không còn là phàm thì tự nhiên thành Thánh. Hiểu hả? Mà khi anh tu có ý tu thành thánh nó nguy hiểm hơn tu để không còn là phàm. Là vì sao? Vì anh đâu có biết Thánh mặt mũi ra sao. Cho nên nhiều khi thấy cái nào lạ lạ là anh tưởng là Thánh. Thấy mụ nội luôn. Hiều không? Cho nên càng tu càng thấy ghét, đi cái mặt hất lên trời. Tại vì nó không biết Thánh ra sao hết. Đó giờ nó đâu có biết là mát lạnh, rồi nổi da gà, rồi cái người nó nhẹ hều, nó đâu có biết cái đó. Nó ngồi nó thấy cái đó nó tưởng đắc rồi. Đèn đường chạy sau lưng nó tưởng hào quang. Đèn đường chạy, nhác cái tưởng hào quang.
Trong khi đó, mình tu để không còn là phàm thì nó an toàn hơn nhiều. Vì sao? Vì mình biết cái phàm mặt mũi nó ra làm sao. Nghe kịp không? Mình còn thấy mình còn ghen tị nè, mình còn thích, còn ghét, còn sợ, còn thương, còn nhớ thì đó là phàm phải không ta?
Phải không? Chứ còn Thánh sao tôi đâu có biết. Cho nên, theo tôi, tu để thành Thánh nó nguy hiểm hơn tu để không là phàm.
Tuy nhiên đó là nói trên lý thuyết chứ trên nguyên tắc, ba cái vụ phàm thánh dẹp qua một bên. Anh chỉ sống với cái trước mắt anh thôi.
Anh cứ học giáo lý căn bản cho tôi, rồi anh sống chánh niệm chứ còn cái chuyện anh còn là phàm hay anh chứng thánh thì lúc đó tự nhiên cái duyên nó tới thì tự động nó tới. Chứ anh đừng có ngồi cầm trái sầu riêng, rồi ngồi bàn coi trái sầu riêng hình dáng ra sao.
Bàn làm cái gì? Chuyện đầu tiên là phải học, để anh biết là cái hột này cái cây này có phải là trái sầu riêng hay không, có đáng để anh chăm sóc hay không. Hiểu không? Chứ hơi sức đâu mà bàn cái cây sầu riêng, mai mốt nó ra cái trái như nào, thì tôi thấy hình như không cần thiết. Phải không ta? Cái chuyện mà mình ngồi mình bàn với cái chuyện mình chăm sóc thì cái nào cần hơn? Yeah.
Giờ mình học xong Cảnh duyên rồi.
3/ Trưởng duyên.
Trưởng duyên là lực đẩy của những khía cạnh tâm lý mà ta thường sống trong đó nhưng không hề chú ý.
Tôi hỏi các vị nha, các vị có ai, trong mỗi ngày nhớ mình đang hít thở và đang thở bằng cái gì không? bằng các-bon-nic hay oxygen. Có nhớ không? Mỗi ngày. Không.
Thường ngày có hay nhớ tới chuyện đó không? Mình phải lắc đầu chứ. Mình đâu có nhớ. "Có có, con nhớ" Tôi ghét mấy người đó lắm. Nói dóc. Tui cũng con người, tui cũng thở, nhưng mà ai nhớ cái chuyện đó đâu. Nhưng mà ta vẫn thở mà ta không biết. Chỉ khi nào ta bị ngộp ta mới nhớ rằng mình đang thở bằng cái gì. Có ai hỏi ra thì mình mới nhớ. Hiểu không? Chớ thường đâu có nhớ. Thì cái trưởng duyên cũng vậy. Thường ta sống với nó mà không có biết cái đời sống của ta, cái sự nghiệp thế gian và đạo nghiệp giải thoát được thúc đẩy bởi cái gì mà ta không hề biết. Cho nên, cái cần phát triển thì ta làm lơ, mà cái ruồi bu thì ta cắm đầu nuôi dưỡng nó. Hiểu không? Có hiểu không? Nghe kịp không?
Các vị có để ý không? Nhiều khi tôi hay đùa tào lao để chi? Để cho bà con tỉnh, bà con biết cái đó không? Cái mắt tui để ý quý vị. Tui thấy cái tên này buồn ngủ.
Bốn Nguồn Năng Lượng Chủ Lực:
Bất cứ chuyện đời hay đạo, thế nghiệp hay đạo nghiệp, ta cũng phải luôn cần đến bốn nguồn năng lượng chủ lực này. Chủ lực là gì? Là chủ yếu á. Luôn luôn cần đến bốn nguồn năng lượng chủ lực này, năng lượng chủ lực này. xong chưa?
Bốn nguồn năng lượng chủ lực:
Dục: Một ước muốn tha thiết,
Cần: Một sự nỗ lực đúng mức, cần tức là tinh tấn,
Tâm: Một tâm thái thích hợp,
Ghi Chú: [217] Bốn như ý túc (Idhipāda), nền tảng để thành tựu, yếu tố để đạt đến thiền định đạo quả:
1. Dục như ý túc (Chandiddhipāda), lòng mong mỏi, ước muốn, hoài bão.
2. Cần như ý túc (Viriyiddhipāda), sự siêng năng, sự cố gắng, sự nỗ lực, không nản chí.
3. Tâm như ý túc (Cittiddhipāda), sự chú ý, quyết định, gắn bó với mục đích.
4. Thẩm như ý túc (Vimaṃsiddhipāda), tức là trí tuệ sáng suốt, tỉnh giác, trạch pháp, hiểu cặn kẽ chính xác.
Tứ như ý túc nên hiểu theo hai khía cạnh: khía cạnh thực chứng, là dục cần tâm thẩm khởi lên trong tâm đạo, thuộc về pháp siêu thế; khía cạnh tu tập, là dục cần tâm thẩm khởi lên trong tâm thiện dục giới, thuộc pháp đảng giác (Bodhipakkhiya).
https://www.budsas.org/uni/u-khotangph/ktph04.htm
Nghe hiểu không? Bốn cái chữ này : Dục - Cần - Tâm - Thẩm. Bốn chữ này là nền tảng cho tất cả cho thế nghiệp, và đạo nghiệp của chúng ta. Dầu muốn trở thành chủ tiệm Nail hay một vị Phật tổ. Nghe kỹ nè. Chủ tiệm Nail hay là thành Phật tổ cũng đều phải cần bốn chữ này. Làm gái điếm hay thằng ăn cướp cũng phải bốn chữ này. Nhưng có điều nó lật ngược lại thôi. Tức là, cái dòng điện mà chạy vào máy lạnh và máy sưởi, dòng điện đó giống hay khác? Hiểu chưa? Nhờ những nguyên tắc vật lý mà dòng điện nó tạo ra hơi nóng và hơi lạnh, đúng không?
Ở đây cũng vậy. Dục - Cần – Tâm - Thẩm. Và, Tuệ: nhận thức về đường hướng hoạt động.
Quý vị có nghe ai định nghĩa chữ Tuệ kỳ cục vậy không? Nhận thức về đường hướng hoạt động. Đó có phải là trí tuệ không ta? Nhận thức về đường hướng hoạt động đó là trí tuệ, mở ngoặc đơn (Thẩm) giống như là Thẩm định vậy đó.
Cái này mới áp dụng cho việc tu quán này. Chữ Thẩm định.
Phải có ước muốn tha thiết trong cái ác thì ta mới có thể thực hiện được những điều đại ác. Có hiểu không ta? Phải ước muốn tha thiết trong điều lành, thì ta mới có thể thực hiện được những điều lành lớn. Có hiểu không?
Các vị biết cái chuyện mà mỗi cuối tuần mà mình đi nuôi mấy người già đó, cái đó là nó khó lắm à. Đưa đón mấy cụ á, không phải dễ đâu. Tôi ghét nhất mấy người mà không có làm nhưng mà "Cái đó có gì đâu, có gì đâu?" Chơi cho hai tuần đi cho biết. Mình cứ nói, nói như là thánh vậy đó. Đâu có dễ. Đưa đón thôi chứ đâu có nói là vô mà lau rửa rồi bồng lên rồi lót, không phải dễ đâu. Anh phải có lòng như thế nào mà cứ đều đều anh tới chăm sóc mấy cụ, không có dễ đâu. Còn có mấy cụ bị lẫn nữa. Tới nhờ chở đi chùa mà dừng xe trước cua nha: "Cụ ơi, con tới rồi." Cái im re à. Chờ một lúc mới đi ra: "Ờ,quên. Xin lỗi nha."
Chờ một lúc vô toa-let hai tiếng. mà làm gì trỏng, kiếm ông bà ông vải gì trỏng, lâu thiệt lâu. Rồi quý vị có khả năng chờ không? Đâu có dễ. Mà ráng kiên nhẫn. Trước khi tới là alo: "Con tới nha. Bốn giờ chiều con tới, hai giờ sáng bác dậy tắm trước nhe" phải báo trước vậy đó.
Mình phải kiên nhẫn với mấy cụ mới chăm sóc mấy cụ được. Rồi, chưa kể, có những cụ bị bệnh, có những cụ bị lẫn, có những cụ mập như là cái lu vậy đó. Khổ lắm. Cho nên phải có cái lòng cỡ nào thiết tha cỡ nào mới làm nên được, đảm nhiệm được trọng trách lớn.
Bà Theresa, bả nói câu tôi rất là thích: "Anh có thể không làm được những chuyện vĩ đại, nhưng anh có thể làm chuyện tầm thường bằng trái tim vĩ đại." Nghe kịp không?
Người Việt Nam mình đa phần không có khả năng làm chuyện lớn, chỉ có làm lớn chuyện. Cái sự thiết tha của mình trong thiện, trong ác càng lớn thì mình mới làm được những chuyện lớn, còn không là làm lớn chuyện. Biết làm chuyện lớn và lớn chuyện khác nhau chỗ nào không? Chuyện bé xé ra to.
1:15:05
20/06/2020 - 01:43 - vuihtv
Cái thằng đó nó đi toa-let, nó thấy trong phân nó có cái gì giống như lông chim nó nhỏ nhỏ vậy đó, nó mới gọi phone cho bạn nó bác sĩ, nó nói: "Sao tao ăn cái gì, ngày hôm qua tao ăn cháo mà sao nó ra cái gì giống như lông chim vậy" Thì nó gọi thằng bạn bác sỹ, nó mở speaker thì bên cạnh nó có thằng khác nó nghe được, nó mới đồn: "Trời ơi, thằng Tèo nó đi cầu ra nguyên một tấm lông chim". Nó đồn riết tới chợ Hồng Kong: "Nó vừa đẻ ra con chim, vừa đi ị ra chim bay luôn". Từ một cái gì đó lông chim mà nó đi riết tới chiều, có mấy tiếng đồng hồ là nó ra rớt con chim, con chim bay luôn. Không có làm chuyện lớn mà toàn là làm lớn chuyện không à.
Nó đồn. Con Loan hồi tối thấy nó đi chơi với thằng nào đó, mà nó đồn tới chiều là con Loan có sữa luôn á. Hồi tối thấy con Loan đi với ai đó, mà tin đồn nó phát đi 7h sáng tới 10h sáng là con Loan nó lấy thằng Đại Hàn, khoảng chừng 2h chiều là nó có bầu rồi, tới 6h là chắc tháng sau nó đẻ rồi quá. Mà gặp cái bà Loan thì không có Đại Hàn, Trung Quốc gì hết trơn á, không có. Mà nó đi từ 7h sáng tới chiều là con nhỏ đẻ luôn, không có cần tới 9 tháng 10 ngày gì hết trơn. Khiếp lắm.
Dục - Cần: Phải có sự nỗ lực tương ứng với niềm ước muốn đó thì công việc mới có thể thực hiện được.
Phải có sự nỗ lực tương ứng với niềm ước muốn đó thì công việc mới thành tựu được. Mình muốn lắm, mà mình cứ nằm trùm mền thì nó không có xong. Đúng vậy không?
Muốn lắm mà cứ nằm lắc qua lắc lại thì nó không có xong. Đúng vậy không? Cho nên, phải có sự nỗ lực tương ứng với niềm mong ước đó thì công việc nó mới thành tựu được. Dầu là việc thiện hay là việc xấu.
Nhiều người gặp tôi mà: "Trời đất ơi, con nghe sư giảng, con muốn học A-tỳ-đàm, con muốn học tiếng Pali". Tôi nhìn cái mặt, trời ơi ta nói, ... nói dóc. mà trong khi tay chân đeo đỏ hết trơn, phấn son lòe loẹt mà học cái gì. Nó nói chuyện mình, mà trước mặt có miếng kiếng nho nhỏ, nó nói chuyện mình mắt cứ liếc kiếng không, mà trong khi nó nhìn trước mặt mình, mà nó nhìn cái kiếng có miếng nhỏ xíu, kiếng bể ai gắn đó, nó dòm: "Dạ con muốn học A-tỳ-đàm với sư."
Cho nên, cái thiết tha trong Đạo nó không thật, mà cái thiết tha nó không đủ mạnh thì cái sự nỗ lực nó không đủ mạnh, mà khi nó không đủ mạnh thì không có làm ăn cái gì hết. Nó nói chuyện mà nó lo chăm chăm ngắm bặm môi không.
Tâm thái:
Cái thứ ba, là Tâm thái tương ứng. Có hiểu Tâm thái không?
Tâm thái là trạng thái của tâm, là việc nào cũng phải cần đến một tình trạng tâm lý tương ứng.
Có hiểu không?
Có việc phải đòi hỏi một tâm tham hay tâm sân mãnh liệt, có việc phải đòi hỏi một nội tâm ly dục và có thiền định. Hiểu hả? Các vị đi xắt rau các vị có cần phải xài búa đẽo không? Đi bửa củi mà lấy cái dao xắt rau hình như không được phải không?
Cho nên việc nào thì dụng cụ nấy. Cho nên, việc gì thì nó cũng cần tâm thái thích hợp. là sao? Có việc nó đòi có việc phải đòi hỏi một tâm tham hay tâm sân mãnh liệt, có việc phải đòi hỏi một nội tâm ly dục, có việc phải nhờ đến trí tuệ thánh nhân.
Ví dụ như tôi nói, mình học đạo cho đã, cái hiểu của mình không đủ để biến mình thành con người khác có đúng không ta?
Mình học mình nói: ôi, vô ngã, vô thường, cái này không phải của tôi. Mình nói tùm lum vậy chứ chỉ cần mà mất đôi dép là mình nổi điên lên rồi. Đôi dép mới mua hồi sáng.
Cho nên có những việc mình cần đến cái biết của thánh nhân. Với cái biết đó, mình mới có thể cắt đứt phiền não trở thành một con người mới và thoát sanh tử. Để làm được cái việc đó đó là phải dùng trí tuệ thánh nhân chứ còn cái thứ ngồi lim dim lim dim, gật gù gật gù, mát lạnh, nổi da gà không đủ đi tới đâu hết trơn á.
Các vị biết không? Không có đủ.
Ở bên Florida kìa, tôi đi xe trên đường gặp nhiều cái chỗ nước ngang bụng, nó đừng cầm cái cần câu mà nó câu, cái tâm gì nó mới ra đó nó đứng được. Nước phải ngang đây nè, mà nó đứng nó cầm cần câu. Tui thấy nước mà tui nghĩ: "Trời ơi, không biết đây có cá sấu không ta?" Florida mà. Dĩ nhiên chắc cái chỗ đó ok người ta mới dám, nhưng mà, lỡ nó đi lạc sao?
Mà thứ hai, nó ngâm như vậy mà nó nín, không biết nó mặc cái ủng, cái quần mà .. mà phải cái tâm như thế nào đó nó mới... hoặc là các vị thấy đi vô trong cái tiệm. biết Aia không? Aia là cái tiệm bán ba cái đồ camping rồi hunting gì đó, nó có bán cái ghế mà dành cho mấy thằng cha thợ săn đó, gắn trên cây, suốt đêm đeo ba cái đồ tào lao bắn mấy đại ca đi lạc. Tôi dòm cái ghế tôi thích, tên nào đạo lực uyên thâm lắm cả đêm nó mới ngồi được trên cái ghế đó. Không biết hả? Nó ngồi nó canh suốt đêm á, mà không được nhúc nhích nha "bùm" một phát. Tôi nhìn mà tôi đói bụng luôn á. Làm sao mà quý vị khiến tôi thành cái loài khát máu vậy. Dạy là bác ái, từ bi mà nhìn họ, nhìn đứa nào đứa nấy, như sư tử nhìn bầy nai ở dưới vậy, khổ vậy đó. Quý vị đẩy tui vô cõi đọa quý vị biết không? Nhìn nhau ứa nước miếng.
Như vậy thì, cái thứ ba, có việc nó phải cần đến một tâm tham tâm sân mãnh liệt, mà có đúng không? Nó không có cái đó là không ngồi cái ghế đó cả đêm nhớ nha. Phải có cái tâm như thế nào nó mới ngồi cả đêm. Trong khi mình sợ muỗi, rồi sợ ma ,rồi gió lạnh ,rồi sương đêm, rồi nhớ nhà. Nó lên trên đó nó nhập định. Định đó, nó kêu là hunting meditation, còn cái tên kia là fishing meditation, là coi như nó không biết cái gì hết. Hoặc là tối, uống ba mớ, cái nó ra nó dancing meditation, cha cha cha. Cái đó gọi là dancing meditation, discotheque meditation. Thì nó phải có cái tâm như thế nào nó mới có thể làm được chuyện đó. Nó gọi là tâm trưởng, hay là tâm như ý túc.
Thẩm:
Cái thứ tư - Thẩm - cái này rất là quan trọng. Là với người làm việc lành thì không thể thiếu ánh sáng soi rọi từ trí tuệ. Xong chưa? Và, để làm được một việc ác, ta tuyệt đối không thể không cần đến bóng tối của vô minh. Nghe hiểu không? Có những lúc bóng tối rất là cần thiết, ví dụ như những tên tiểu đường nó rất cần bóng tối, tiểu đường có bóng tối mới dám đứng chứ. Có hiểu chưa?
Tức là có những việc ta phải cần tới ánh sáng, và có những việc ta phải cần tới bóng tối. Mình sắp hôn nhau mà đèn 1000w nó chiếu vô, bà nội tui cũng không dám hôn.
Hiểu không? Có những việc càng tối càng tốt, giống như nguyên đám đang nhìn mình mà giờ có một cô lên đây đứng đây mà cho tôi bà cố tôi cũng không dám nữa. Có hiểu không? Tôi ghét giả bộ. Mình đã rùa rồi mình đừng ngại làm nai.
Thẩm ở đây là gì? Có những việc ta cần đến ánh sáng của trí tuệ, và có những việc ta cần đến bóng tối của vô minh. Tôi mới nói, ví dụ mấy người tiểu đường họ phải cần tới bóng tối, mà bả không có hiểu. Có thằng nào nắng chang chang mà nó đứng trước tượng đài tượng Mỹ nó tiểu đường không?
Không dám. nó nghe tiểu đường, tưởng là diabetics. Chẳng hạn như, tôi nói 5.000 năm lịch sử Trung quốc chỉ có một Đường Tăng mà trong khi đó mẹ mình đẻ ra hai Đường Tăng: đó là diabetic và tôi. Lịch sử Trung Quốc chỉ có một Đường Tăng Tam Tạng mà mẹ tui đẻ được tới hai Đường Tăng là hãnh diện quá lớn, chỉ có cái nỗi khổ là không được ăn tàu hũ nước đường thôi.
(Hết)
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Tam Vô Lậu Học và Bát Chánh Đạo
TK. Minh Lợi | Thứ Tư, 03:24 22-08-2012 | Lượt xem: 7611
http://daophatkhatsi.vn/tam-vo-lau-hoc--...h-dao.html
PDF file:
http://anhnhiendang.com/upload/files/PDF...%20lau.pdf
Tùy theo căn cơ, trình độ của chúng sanh mà trong suốt 45 năm hoằng dương chánh pháp Đức Phật đã chỉ dạy các pháp môn khác nhau cho từng chúng sanh, nhưng không ra ngoài ba pháp tu căn bản, đó là Tam Vô Lậu Học (Giới - Định - Tuệ). Còn Tứ Diệu Đế là giáo lý tinh hoa của đạo Phật, là cội nguồn chuyển vận bánh xe pháp đầu tiên cũng có mối liên hệ với Tam Vô Lậu Học. Nhưng cụ thể và rõ ràng hơn cả là sự liên hệ giữa Tam Vô Lậu Học và Bát Thánh Đạo trong Đạo Đế của Tứ Diệu Đế.
Hơn ai hết, người tu sĩ chúng ta cần phải tìm hiểu sự quan hệ này một cách kỹ lưỡng và chuẩn xác để từ đó xác định lập trường tu học và hành đạo của mình để đạt kết quả tốt đẹp. Trước khi đi vào khảo sát mối quan hệ giữa Bát Thánh Đạo và Tam Vô Lậu Học, điều đầu tiên chúng ta nên biết Bát Thánh Đạo là gì? Tam Vô Lậu Học là gì?
Bát Thánh Đạo còn được gọi là con đường Thánh gồm có 8 ngành. Con đường này đưa hành giả vào suối Thánh, chuyển mê thành ngộ, chuyển phàm thành thánh, chuyển xấu thành tốt ,… để về biển Niết Bàn nên được gọi là Thánh đạo. Đức Phật định nghĩa Bát Thánh Đạo như sau:
“Này các Tỳ Kheo! Thế nào là con đường Thánh đạo tám ngành? Tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định”[1].
Còn Tam Vô Lậu Học được định nghĩa như sau: “Tam Vô Lậu Học gọi đủ là giới học, định học và tuệ học, tức là ba môn học về giới luật, thiền định và trí tuệ”. Ba môn học này giúp người tu tập vượt khỏi sự trói buộc của phiền não, giải thoát mọi lậu hoặc, không còn rơi rớt trong ba cõi mà còn chứng nhập quả vị giải thoát hoàn toàn nên gọi là Vô Lậu.
Theo định nghĩa trên ta thấy Đức Phật mô tả
- Chánh Tri Kiến là chi phần đầu tiên trong Bát Thánh Đạo,
- Giới là môn học đầu tiên trong Tam Vô Lậu Học “Nhân giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”[2].
Một là Tất Cả, Tất Cả là Một
Nếu chúng ta đem chia Bát Thánh Đạo ra từng chi phần riêng biệt và bắt buộc theo một trật tự cố định, thì vô tình chúng ta quên đi giáo lý “Một là tất cả, tất cả là một”, chúng có mối quan hệ khắng khít như một mạng lưới, mỗi một chi phần vừa làm nhân, làm duyên cho các chi phần khác và ngươc lại. Để minh chứng qua chi phần Chánh Định:
“Và này các Tỳ Kheo! Thế nào là Chánh Định với các cận duyên và các tư trợ, chính là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm”[3].
Cũng vậy trong Tam Vô Lậu Học cũng có mối quan hệ chặt chẽ lẫn nhau. Chúng tương quan, tương duyên mà dung nhiếp lẫn nhau, nghĩa là
- trong Giới đã có Định và Tuệ, hay
- trong Định đã có Giới và Tuệ, còn
- trong Tuệ đã có Giới và Định,
Đức Phật dạy:
“Đây là giới, đây là định, đây là tuệ. Định cùng tu với giới sẽ đưa đến quả vị lớn lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với định sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tâm cùng tu với tuệ sẽ đưa đến giải thoát hoàn toàn các món lậu hoặc, tức là dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu”[4].
Trong Kinh Lăng Nghiêm cho biết hậu quả tai hại của những ai lầm lạc tách rời và xem nhẹ một môn học trong Tam Vô Lậu Học như sau:
“Dầu có người tu hành được đắc định, đắc tuệ mà không có giới luật thì cũng chỉ là ma đạo mà thôi”[5].
Qua những bước tìm hiểu trên cho chúng ta thấy rõ ràng các chi phần trong Bát Thánh Đạo, Tam Vô Lậu Học có mối tương quan với nhau chặt chẽ. Trên cơ sở này, tiến xa hơn một bước nữa chúng ta tìm hiểu mối quan hệ giữa Tam Vô Lậu Học và Bát Thánh Đạo.
Thực ra, khi nói đến Bát Thánh Đạo thì đó chỉ là cách nói rộng của Giới - Định - Tuệ. Trong cái này đã bao hàm cái kia và trong cái kia đã chứa đựng cái này. Đó chính là khái niệm tương quan, tương duyên trong triết lý Duyên sinh của Phật giáo. Tuy nhiên, chúng ta cần đề cập chi phần nào của Bát Thánh đạo có liên hệ đến môn học nào trong Tam Vô Lậu Học cho rõ ràng hơn.
- Các chi phần Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp và Chánh Mạng được xếp chung vào nhóm Giới, vì có tính chất chung loại đều biểu hiện ở thân và khẩu.
- Các chi phần Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định được xếp chung vào nhóm Định, vì đây là tiến trình nỗ lực thanh lọc tâm cho được thanh tịnh.
- Các chi phần Chánh Kiến và Chánh Tư Duy được xếp vào nhóm Tuệ có tính nhận xét và quan sát của khối óc.
Như vậy, tiến trình tu học của Tam Vô Lậu cũng chính là tiến trình tu tập của Bát Chánh Đạo.
Giới học liên hệ với Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp và Chánh Mạng.
Muốn thành tựu Giới luật trọn vẹn thì cần phải “sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn”, thấy nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt để đầy đủ oai nghi chánh hạnh. Nhờ vậy mà ba nghiệp dần dần thanh tịnh. Thân tránh xa những điều xấu ác như sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, mà còn thực hành những nghề nghiệp lương thiện để nuôi mạng sống một cách chân chánh. Miệng không nói dối, nói hai lưỡi, rủa chửi…mà còn tập nói lời lành, lời thiện đó là chánh ngữ. Ý không còn móng khởi tham lam, sân hận, tà kiến. Nhờ vậy, người tu tập được an lạc và đem đến hạnh phúc cho mọi người trong xã hội.
Định học liên hệ với Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định.
Định là kỷ luật tâm linh cần thiết được đặt ra cho người tu tập. Định để đối trị tâm tán loạn, phóng dật theo thói quen cố hữu từ vô thỉ đến nay. Cho nên muốn thành tựu Định cần phải có một ý chí mạnh mẽ, nỗ lực tối đa và chánh niệm tỉnh giác để uốn nắn và ghép tâm điên đảo vọng tưởng vào một kỷ luật nhất định. Cần nói thêm rằng đối với Định không có gì là gò bó, sẽ chống lại quy luật tâm lý con người “Khi càng buộc chú tâm thì tâm càng vọng động, móng khởi nhiều tạp niệm”. Như vậy, kỷ luật ở đây phải nói là nhờ sự hỗ trợ của Giới mà Định dần dần phát sinh. Mặt khác nhờ vào quán Tứ Niệm Xứ, sổ tức…sẽ giúp người tu tập dần dần nhận thấy được thật tướng của các pháp và đưa đến một trạng thái khoái lạc hoan hỷ.
Tuệ học liên hệ với Chánh Kiến và Chánh Tư Duy.
Chính vì lý do này mà luận sư Dharmakirti đã khẳng định: “Tất cả mọi thành công của con người đều bắt nguồn từ nhận thức đúng đắn”. Cũng chính vì tầm quan trọng vô cùng đó mà người con Phật đã khẳng định sự nghiệp của mình là trí tuệ: "Duy tuệ thị nghiệp" (“Duy tuệ thị nghiệp” được hiểu như là một châm ngôn, một khẩu hiệu, đề cao sự phát triển trí tuệ để từ đó đạt được trí tuệ tuyệt đối toàn hảo của chư Phật, lấy việc vun bồi phát triển trí tuệ làm sự nghiệp của mình.). Thành tựu được như vậy là nhờ hành giả có cái “thấy” và cái “tư duy” như thật về chân tướng của vạn pháp là vô thường, khổ, vô ngã, mầm móng tham ái đã được nhổ tận gốc rễ, hành giả đạt được tự tại giải thoát hoàn toàn.
Ở trên là chúng ta đã cụ thể hóa mối liên hệ từng môn học trong Tam Vô Lậu Học với các chi phần trong Bát Thánh Đạo. Nhưng chúng ta cũng nên biết rằng theo giáo lý trùng trùng duyên khởi “Một là tất cả, tất cả là một” thì mỗi một chi phần trong Bát Thánh Đạo đều có sự hiện diện của Giới - Định - Tuệ, cũng như trong mỗi môn học trong Tam Vô Lậu học đều chứa đựng trọn vẹn tám chi phần của Bát Thánh Đạo.
Trong thực tế, ngay như Chánh Kiến là chi phần đầu tiên của Bát Thánh Đạo thuộc Tuệ học nhưng nó cũng phải có sự hỗ trợ của Giới học và Định học. Vì nếu không có hai môn học này trợ lực thì Chánh Kiến ấy không thể tồn tại lâu dài, mà trái lại kết quả tất yếu là nó sẽ trở thành tà kiến thì cả một chuỗi mắt xích trong Bát Thánh Đạo tan vỡ, cho đến chi cuối cùng là Chánh Định cũng vậy. Nếu đạt đến Định mà không có Giới và Tuệ hỗ trợ đi kèm thì hành giả không thể chứng chánh trí đưa đến giải thoát một cách trọn vẹn.
Hiểu được những điều trên chúng ta sẽ không ngạc nhiên, thắc mắc khi thấy trong Bát Thánh Đạo hai chi phần Chánh Kiến và Chánh Tư Duy thuộc Tuệ học được đặt lên hàng đầu, trong khi theo thứ tự thông thường của Tam Vô Lậu Học thì Giới là môn học đầu tiên sau đó đến Định học và cuối cùng là Tuệ học.
Qua những phân tích nói trên, chúng ta thấy rằng lời dạy của Đức Phật không mâu thuẫn mà ngược lại rất khoa học và logic biện chứng. Mối liên hệ giữa Bát Thánh Đạo và Giới Định Tuệ là mối quan hệ trùng trùng nhân quả, nối kết tương quan mật thiết lẫn nhau. Tu tập Bát Thánh Đạo cũng chính là tu tập Giới Định Tuệ và ngược lại.
Giới Định Tuệ kết hợp chặt chẽ với Bát Thánh Đạo, chính là con đường Trung đạo giúp người tu tập tránh xa hai cực đoan thọ hưởng dục lạc thái quá và ép xác khổ hạnh. Đó là con đường duy nhất làm thanh tịnh các loài hữu tình, làm chết đi tất cả những vô minh, tham ái, triền phược, chấp thủ…và giúp con người sống có đạo đức, có an lạc giải thoát và đạt đến bất tử.
Vì vậy, người tu sĩ cần ý thức Bát Thánh Đạo và Tam Vô Lậu Học như hơi thở, là máu, là xương của chính mình. Tu tập Bát Thánh Đạo hay nói gọn là Tam Vô Lậu Học là tu tập tất cả pháp môn Phật dạy. Đường hướng giáo dục con người toàn vẹn cả hai mặt tài năng và đức hạnh.
Lợi Ích của Giới Định Tuệ - Bát Thánh Đạo
Giới Định Tuệ cũng như Bát Thánh Đạo sẽ
- soi sáng cho mọi phát minh khoa học trong việc khai thác thiên nhiên, tránh sự ô nhiễm môi sinh, hủy diệt sự sống.
- Đối với xã hội nó là nền tảng vững chắc cho sự phát triển ổn định lâu dài và tích cực của mọi đường lối chính sách kinh tế, văn hóa, giáo dục.
- Đối với thế giới nó là chất liệu hàn gắn mọi đổ vỡ chiến tranh, thiết lập hòa bình giữa các quốc gia.
Bát Chánh Đạo hay Tam Vô Lậu Học luôn được xem là con đường cổ xưa, con đường truyền thống mà chư Phật, chư vị Bồ-tát, chư vị A-la-hán đã đi, đã đạt được đạo quả giác ngộ. Còn chúng ta muốn đến giải thoát giác ngộ cũng không thể có con đường thứ hai để đi.
[1] Kinh Tương ưng Bộ V, tr. 19.
[2] Kinh Lăng Nghiêm, quyển 6.
[3] Kinh Trung Bộ III, tr. 237 – 238.
[4] Kinh Trường Bộ I, Kinh Đại Bát Niết Bàn, tr. 555.
[5] Kinh Lăng Nghiêm.
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
“Duy tuệ thị nghiệp” là gì?
Câu “Duy tuệ thị nghiệp” có xuất xứ từ Kinh Bát Đại Nhân Giác (tám điều giác ngộ của bậc Đại nhân, tức của Phật, Bồ-tát...). Kinh do ngài An Thế Cao dịch năm 148, đời Hán Hoàn Đế.
Câu “Duy tuệ thị nghiệp” có xuất xứ từ Kinh Bát Đại Nhân Giác (tám điều giác ngộ của bậc Đại nhân, tức của Phật, Bồ-tát...). Kinh do ngài An Thế Cao dịch năm 148, đời Hán Hoàn Đế, được đưa vào Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh, số 779.
Câu này thuộc điều giác ngộ thứ ba, nguyên văn chữ Hán như sau:
Tâm vô yểm túc, duy đắc đa cầu, tăng trưởng tội ác;
(Tâm tham không chán, cứ mong được nhiều, tăng trưởng tội ác;)
Bồ-tát bất nhĩ, thường niệm tri túc, an bần lạc đạo, duy tuệ thị nghiệp.
(Bồ-tát chẳng vậy, thường nghĩ biết đủ, chỉ tuệ là nghiệp)
Tạm dịch: Tâm tham không chán, cứ mong được nhiều, tăng trưởng tội ác; Bồ-tát chẳng vậy, thường nghĩ biết đủ, chỉ tuệ là nghiệp; ý nói Bồ-tát an nhiên trong thanh bần, vui với đạo, chỉ lấy việc vun bồi phát triển trí tuệ làm sự nghiệp của mình. Từ Nghiệp trong câu trên nên được hiểu một cách đơn giản là sự nghiệp, là công sức xây dựng để được kết quả như ý. “Duy tuệ thị nghiệp” được hiểu như là một châm ngôn, một khẩu hiệu, đề cao sự phát triển trí tuệ để từ đó đạt được trí tuệ tuyệt đối toàn hảo của chư Phật.
Trong phần cuối của bài kệ thứ ba trong kinh Phật thuyết Bát Đại Nhân Giác, Đức Phật dạy rằng, bậc Bồ tát cần phải: "Thường niệm tri túc, an bần thủ đạo, duy Tuệ thị nghiệp”.
Tuệ và Nghiệp
Tuệ (Prajna, Panna) hay bát nhã, trí tuệ, minh... là cái biết về lý, sự của hết thảy các pháp, khi tiến đến chỗ rốt ráo, trọn vẹn thì đó là Phật trí, hay Nhất thiết chủng trí của chư Phật. Tuệ hay Bát nhã Ba la mật (sự toàn hảo của Tuệ) là trí tuệ của chư Bồ-tát. Trí tuệ này không giống như sự thông minh, hiểu biết hay khả năng suy luận của người đời; nó có khả năng quán chiếu và thấy đúng thực tướng của các pháp, nó là Không, không chướng ngại, xa rời mọi điên đảo, thẳng đến Niết-bàn rốt ráo (xem Bát nhã Ba la mật đa Tâm kinh). Trong sáu Ba la mật (sáu sự toàn hảo), trí tuệ Ba la mật được xem là quan trọng nhất, là mẹ của chư Phật (vì chính từ trí tuệ này mà phát sinh Nhất thiết chủng trí của chư Phật).
Bát nhã Ba la mật là trí tuệ của Bồ-tát như đã nói, nhưng vì hết thảy chúng sinh đều có Phật tính cho nên cái biết của chúng sinh cũng là cơ sở để biến thành tuệ của Bồ-tát, rồi thành Phật trí. Do đó nhiều kinh sách cũng đã phân biệt nhiều loại trí tuệ. Đó là:
1/ Nhất thiết trí, tức trí biết rõ tổng tướng của các pháp, đây là trí của hàng Thanh văn, Duyên giác.
2/ Đạo chủng trí, tức trí biết rõ biệt tướng của các pháp, đây là trí của hàng Bồ-tát
3/ Nhất thiết chủng trí tức trí thông đạt tổng tướng và biệt tướng của các pháp, đây là trí của chư Phật.
Ngoài ra còn có nhiều phân biệt khác nữa về các loại trí: Cộng Bát nhã là trí chung của Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát và Bất cộng Bát nhã là trí của Bồ-tát; Thế gian trí là trí của thế gian còn gọi là Phương tiện Bát nhã hay Văn tự Bát nhã và Bát nhã tức trí tuyệt đối; Thật tướng Bát nhã và Quán chiếu Bát nhã là trí quán chiếu đối cảnh mà tìm sự chân thật; Thế gian trí của phàm phu, Xuất thế gian trí của Thanh văn, Duyên giác và Xuất thế gian thượng trí của Phật và Bồ-tát; Văn tuệ, tức tuệ do nghe kinh điển mà có, Tư tuệ, tức tuệ do tư duy mà có và Tu tuệ, tức tuệ do tu mà có.
Nghiệp (Karma hay Kamma) là kết quả của những hành động có tác ý. Đó là những tác thành của hành động, lời nói và ý nghĩ (thân, khẩu, ý). Nếu kết hợp với quan hệ nhân quả thì nghiệp là năng lực do những hành vi trong quá khứ (của đời này và các đời trước) kéo dài đến hiện tại và tương lai (của đời này và các đời sau). Một cách khái quát, ta phân biệt thiện nghiệp và ác nghiệp, từ đó sinh ra các quả báo tốt (thiện) và quả báo xấu (ác)...
Do đó, nếu ta thực hiện học tập, vun trồng trí tuệ, tức là ta gây thiện nghiệp và sẽ đạt thiện quả là trí tuệ của hàng Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát, và cuối cùng là Nhất thiết chủng trí của chư Phật. Trong nghĩa hẹp và rất cụ thể, như đã nói, những gì ta tạo tác xây dựng trong đời ta với ý hướng tốt đẹp thì đấy là sự thực hiện nghề nghiệp tốt, sự nghiệp tốt hay thiện nghiệp; đây chính là ý nghĩa căn bản của từ Nghiệp trong câu “Duy tuệ thị nghiệp” vậy.
Minh Chính (TH)
https://phatgiao.org.vn/duy-tue-thi-nghi...36599.html
Posts: 2,673
Threads: 4
Likes Received: 191 in 113 posts
Likes Given: 256
Joined: Jul 2019
Reputation:
164
Hi anh LTP, anh khoẻ không?
Cho phép Cỏ viết vài lời ở thread này vì thread "tĩnh lặng" không viết được.
Cỏ đọc câu chuyện, "Người mù và con chó dẫn đường". Đúng ra Cỏ chỉ nên im lặng đọc nhưng vì hình bé chó đầu tiên trong bài viết này giống bé Autumn của Cỏ. Cũng khuôn mặt đó, cũng cặp mắt đó, cũng dáng dấp đó. Màu lông của bé Autumn lợt hơn như màu bạch kim và có vẻ cao hơn bé chó trong hình này 1 tí. Nhìn hình mà nhớ bé Autumn của Cỏ ghê và tự nhiên ngồi khóc ngon lành. Hy vọng bé đang ở nơi nào đó tử tế hoặc đã được lên thiên đàng.
Cám ơn anh LTP đã post bài viết hay và cảm động lắm anh LTP.
P.S. Cỏ sẽ xoá nếu anh LTP thấy post này không thích hợp nơi thread này.
Mới nhận ra tên thread cùa anh LTP và signature của Cỏ giống nhau. Hihihi.
...
Keep your face always toward the sunshine,
and shadows will fall behind you
- Walt Whitman
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(2021-11-22, 05:13 PM)Green Grass Wrote: Hi anh LTP, anh khoẻ không?
Cho phép Cỏ viết vài lời ở thread này vì thread "tĩnh lặng" không viết được.
Cỏ đọc câu chuyện, "Người mù và con chó dẫn đường". Đúng ra Cỏ chỉ nên im lặng đọc nhưng vì hình bé chó đầu tiên trong bài viết này giống bé Autumn của Cỏ. Cũng khuôn mặt đó, cũng cặp mắt đó, cũng dáng dấp đó. Màu lông của bé Autumn lợt hơn như màu bạch kim và có vẻ cao hơn bé chó trong hình này 1 tí. Nhìn hình mà nhớ bé Autumn của Cỏ ghê và tự nhiên ngồi khóc ngon lành. Hy vọng bé đang ở nơi nào đó tử tế hoặc đã được lên thiên đàng.
Cám ơn anh LTP đã post bài viết hay và cảm động lắm anh LTP.
P.S. Cỏ sẽ xoá nếu anh LTP thấy post này không thích hợp nơi thread này.
Mới nhận ra tên thread cùa anh LTP và signature của Cỏ giống nhau. Hihihi.
Cám ơn Cỏ .
LTP cũng như Cỏ, đọc câu chuyện đó cũng cảm động quá chừng . LTP phải post ở GRT vì không muốn post bị chìm trong rừng posts của LTP đó, Cỏ ạ .
Thương bé Autumn quá . LTP cũng hy vọng bé được bình an hoặc lên thiên đàng. LTP đọc 2 truyện về các chú chó rất hay: một là cuốn One Good Dog by Susan Wilson và cuốn kia là cuốn The Art of Racing in the Rain (đã thành film) by Garth Stein.
Cỏ đừng xoá post nha .
Hi hi hi . Tên thread của LTP và signature của Cỏ giống nhau há . Vui ghê .
Cỏ nhiều .
Posts: 2,673
Threads: 4
Likes Received: 191 in 113 posts
Likes Given: 256
Joined: Jul 2019
Reputation:
164
(2021-11-22, 06:22 PM)LeThanhPhong Wrote: Cám ơn Cỏ .
LTP cũng như Cỏ, đọc câu chuyện đó cũng cảm động quá chừng . LTP phải post ở GRT vì không muốn post bị chìm trong rừng posts của LTP đó, Cỏ ạ .
Thương bé Autumn quá . LTP cũng hy vọng bé được bình an hoặc lên thiên đàng. LTP đọc 2 truyện về các chú chó rất hay: một là cuốn One Good Dog by Susan Wilson và cuốn kia là cuốn The Art of Racing in the Rain (đã thành film) by Garth Stein.
Cỏ đừng xoá post nha .
Hi hi hi . Tên thread của LTP và signature của Cỏ giống nhau há . Vui ghê .
Cỏ nhiều .
Cám ơn anh LTP đã cho Cỏ ké 1 post lạc quẻ. Nhất định sẽ đọc 2 truyện anh giới thiệu.
Chúc anh 1 buổi chiều an lành.
...
Keep your face always toward the sunshine,
and shadows will fall behind you
- Walt Whitman
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Sư Toại Khanh Giảng Duyên Hệ và Tu Hành (1-7)
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=77pGf-kEcQk&abt=Duy%C3%AAn+H%E1%BB%87+v%C3%A0+Tu+H%C3%A0nh
Duyên Hệ và Tu Hành
22/06/2020 - 02:19 - vuihtv
Tôi hỏi bà con. Bà con thấy chữ Chợ không? Chợ có hai mũi tên ngược chiều, cái đến cái đi.
1/ Vì một lát nữa tôi sẽ đi chợ, cho nên bây giờ tôi ra tôi dọn cái xe .
Như vậy thì cái mũi tên đó là mũi tên trên hay mũi tên dưới? Một lát nữa tôi đi chợ cho nên tôi ra tôi dọn cái xe. Tại sao nó ở dưới? Cái chợ là cái nhân, do cái chợ nó mới tác động cho việc dọn xe. Có hiểu không? Do anh đi chợ cho nên mới dẫn tới, mũi tên vẽ vậy có nghĩa là dẫn tới. Do cái chợ mà nó dẫn tới chuyện dọn xe. Xong chưa?
2/ Tôi dọn xe để mà tôi đi chợ. Cả hai cái này, cái chợ đều là cái nhân hết. Thứ nhất, cái xe tôi nó sạch nhờ chiều nay tôi đi chợ. Vậy cái chợ này là quả hay nhân? Đúng không? Cái xe tôi nó sạch nhờ chiều nay tôi sẽ đi chợ. Đúng không? Hiểu chưa? Rồi, thứ hai, vì chiều nay tôi sẽ đi chợ nên bây giờ cái xe tôi nó sạch, thì nó là quả hay là nhân? Chợ cũng là nhân. có đúng không?
Như vậy, thì cũng cái chợ, mà tùy cách nói mà nó là hậu sanh duyên hay là tiền sanh duyên. Bây giờ nghe kịp chưa?
Thôi bây giờ dẹp chợ, nói qua chuyện khác.
Hôm nay ta tu hành để mai này ta thành Phật. Xong chưa? Hôm nay ta tu hành để ngày sau ta thành Phật. Đó là chuyện thứ nhất.
Chuyện thứ hai, vì muốn ngày sau thành Phật nên bây giờ ta mới tu hành.
Như vậy chuyện tu hành hôm nay vừa là hậu mà cũng là tiền.
Nghe hiểu không ta? Bởi vì nhờ hôm nay mình tu hành mình mới có phước, mới có ba la mật để mai mốt mà mình thành Phật. Nghe hiểu không? Nhờ hôm nay tu hành nè, mà mai mốt có phước thành Phật. Cái đó đúng hay sai? Rồi. Chuyện thứ hai, vì quả Phật tương lai mà hôm nay mình mới tu hành. Cái đó đúng hay sai? Bây giờ hiểu chưa? Nghĩ kỹ đi. Tôi thấy nhiều người gật, mà họ gật cái rồi họ ngưng.
Nghe nè, hôm nay tôi tu hành là để mai mốt tôi thành Phật. Như vậy thì chuyện tu hành là nhân, cho cái thành Phật là quả đúng không? Mà mai mốt tôi thành Phật là nhờ hôm nay tôi tu hành. vậy Phật là nhân đúng không? Giờ ở đây chỉ có hai chuyện, một là Phật và hai là tu thôi. Đúng không? Nhưng mà tùy cách nói. Giờ tôi nhắc lại cho nhớ nè.
Tu hành là nhân, thành Phật là quả.
Hôm nay tôi tu hành để mai mốt tôi thành Phật, cái đó là tiền sanh duyên: Tu hành là trước, do đó là tiền sanh duyên.
Mai sau tôi thành Phật là nhờ hôm nay tôi đã có tu hành: Tu hành dung sau, do đó là hậu sanh duyên.
Vì chiều nay tôi sẽ đi chợ, nên bây giờ tôi dọn chiếc xe. Như vậy chiếc xe nó sạch nhờ chiều nay tôi đi chợ. Vậy cái chuyện tôi đi chợ nó là hậu sanh duyên. Thấy chưa? Hiểu không? Vì bây giờ tôi dọn sạch xe nên chiều nay tôi có cái đi chợ. Đó là tiền sanh duyên. Hiểu hả? Nhìn mắt tôi biết vẫn mơ mơ hồ hồ. Bây giờ học với tôi quen rồi, có nhiều vị chối "con hiểu mà con hiểu mà" Còn cái bà kia bả ngồi nũng nịu: "Sao sư biết là không hiểu?" Sao đằng ấy biết đằng này không hiểu. Nhìn cái mặt đằng ấy là đằng đây hiểu liền. Giờ hiểu chưa? Khủng khiếp nhỉ. Tôi nhìn con mắt tui biết. Nó quen rồi. Không có cần thần thông gì hết.
Giờ tôi nhắc lại nè, hôm nay tôi tu hành để mai sau ta thành Phật. Mai sau ta thành Phật nhờ hôm nay ta đã tu hành.
Như vậy, ở đây chỉ có hai chuyện: tu hành và thành Phật thôi. Như vậy thì bây giờ quý vị cắm đầu quý vị tu thì cùng một lúc quý vị vừa tu theo tinh thần của tiền sanh duyên và hậu sanh duyên. Có biết không? Tôi nghi ngờ cô không hiểu. Thường cổ nhanh nhất, mà bữa nay tôi nhìn dòm bả tôi thấy nghi nghi. Nhà còn muối hột không? Để rang mấy con rùa chớ. Hỏi nhà còn muối hột không biết rồi. Bây giờ tôi nhắc lại cho hiểu tôi qua cái khác. Phải không? Chữ "để" với chữ "nhờ" là xong.
Tôi dọn xe "để" tôi đi chợ, Tôi tu hành "để" tôi thành Phật.
Cảm ơn ông.. cái khoản này Bắc kỳ vẫn hơn Nam kỳ. Cái chữ Nam kỳ không có bén. Tôi rất rõ dân Nam. Dân Nam ví dụ nó nói "nhậu", cái chữ nhậu rất là mơ hồ. Ở đây các vị biết chữ nhậu không? Nó phải hai nghĩa, vừa uống mà có gì ăn thì mới kêu là nhậu. Chứ không phải như miền Bắc, uống rượu là nhiều khi chỉ uống không. Nhưng miền Nam cái chữ nó rất mơ hồ, nó nói "nhậu" là mình phải hiểu là phải có trái cóc, trái ổi mới gọi là nhậu. Cái ngôn ngữ chính xác ở đây đúng là chữ "để" với chữ "nhờ". Cái này phải nói là thằng cha Bắc này nói trúng rồi.
Tôi tu để tôi thành Phật và tôi thành Phật nhờ tôi đã tu. Ông kia tui cũng giảng mà sao ổng hiểu mà cô không hiểu? Tại sao đổ thừa language của tôi? Người ta ngồi phía sau kìa. Còn ham ngồi phía trước. Chữ "để", chữ " nhờ" nó rõ hơn, đừng quan tâm thời gian. Bây giờ hiểu chưa? Như vậy, chỉ riêng chữ "tu", chỉ riêng chữ "làm thiện" hôm nay, bà con đã cùng lúc tu hành cả hai duyên. Đó là: tiền sanh duyên và hậu sanh duyên.
Ví dụ như bây giờ. Hôm nay quý vị được sung sướng thì quý vị phải hiểu rằng cái sung sướng này nhờ hồi trước quý vị có tu, và hôm nay quý vị phải tu để mai mốt được sung sướng. Khi hiểu được những cái đó thì mình mới thầy "Ồ hèn chi mấy cái duyên này quan trọng" Còn một chuyện quan trọng nữa.
Như vậy thì, tôi đã nói ngày hôm qua, có những thứ một cái nó có thì có 100 cái bị xóa sổ, có nhớ cái đó không ta? Bao nhiêu cái plan này plan kia mà chỉ cần một viên sạn thận một phát là plan dục hết. Như cái cô kia tự nhiên trào máu lỗ mũi một cái là bao nhiêu plan dzục hết. Nó chỉ ra một ít ở đây là tất cả plan dzục hết. Có những cái có mà nó làm cho tất cả một trăm cái khác đều không. Và khi một cái không thì nó làm cho một trăm cái khác thành có. Cái chuyện này có không ta? Hả?
Có hai anh đứng trước nhà thờ, khấn trước tượng Chúa. Một anh khấn "Chúa cho con trúng độc đắc" một anh ảnh cúng "Chúa cho con được thiếu nợ 1000 đô la". Thì anh kế bên nói "Khấn gì mà ngu vậy?" Tôi khấn là trúng độc đắc thì dễ hiểu, còn ông tại sao ông khấn thiếu nợ một ngàn đô la? ổng nói, bữa nay tôi thiếu tới 50.000 lận. Bây giờ giảm xuống 1.000 là quá mừng rồi. Tức là ổng không mong gì hết, ổng chỉ mong cái nợ của ổng chỉ còn 1.000 thôi.
Và cái chuyện này nhiều người nghe tưởng là chuyện cười, họ tưởng câu chuyện vớ vẩn. Nhưng thật ra tôi từng trải qua cái đó. Có nhiều lúc tôi mong vấn đề của tui nó nhỏ lại, quý vị có hiểu không?
Như cái ông đó ổng đi ra vườn, ổng đi đông không có mang gì hết, ổng đi chân không, ổng ra ổng đá phải cục đá, nó chảy máu, ổng mới xuýt xoa: "May quá nếu mang giày là giày hư rồi". Có nghĩa là không có đôi giày thì chân chảy máu, mà ổng sợ hư đôi giày. Và như anh chàng đó, đi đường bị con chim ị trên đầu, mình mà bị chim ị, mình thấy rất là xui, nhưng ổng lại cười ổng hạnh phúc: “Nếu mà Chúa cho cái con nó bay được mà nó nặng mấy trăm ký là chết rồi .” Hiểu không? Do mình nghĩ thôi. Yeah. Vấn đề là do mình nghĩ thôi.
Hồi nãy mình mới học cái duyên: tiền và hậu, bây giờ mình học hai cái duyên: Vô hữu duyên và hiện hữu duyên.
Vô hữu duyên là gì? Có ghi chưa ?
Tiền sanh duyên là lực đẩy của cái có trước giúp cho cái sau có mặt. Ghi dùm tôi đi. Tiền sanh duyên là lực đẩy của cái có trước giúp cho cái sau có mặt. Cái này mình không có nghe giải thích, mình thấy: "Cái này có gì đâu học!", nhưng mà không, quan trọng vô cùng. Vì sao ? Vì tất cả những suy nghĩ, hành động, câu nói của mình hôm nay hoàn toàn nó có thể là điểm bắt đầu cho chuyện gì đó ghê gớm sau này. Chỉ vì phải lòng nụ cười của một đời, cho nên mới nói: "Giá như hôm ấy đừng mưa, giá như hôm ấy đừng đưa nhau về". Tôi thích cái câu đó. Nếu bữa đó đừng mưa, nếu bữa đó đừng có cho bả quá giang thì bữa nay nó đâu có tè lè cái cuộc đời như vậy. Cái chuyện đó có không ta ? Tôi nghĩ có. Giá như bữa đó đừng có đi dạy học, thì đâu có về mất ngủ, đâu có bị lên máu, đâu có thức khuya uống cafe đường lên rồi lên đường. Cho nên, Tiền sanh duyên là lực đẩy của cái có trước, giúp cho cái có sau được có mặt.
Hậu sanh duyên là lực đẩy của cái sau để tác động cho cái trước được có mặt. Có hiểu cái này không ? Lực đẩy của cái sau : tại vì chiều nay nhà tôi có party lúc 4h nên 12h trưa nay nhà tôi đầy khăn giấy và nước uống. Cái khăn giấy và nước uống là quả của cái chuyện party chiều nay nó là nhân, mà mình thấy rõ ràng cái nhân nó có sau. Thấy chưa ?
Rồi, trường hợp thứ hai vì 4h chiều nay party nên sáng mai nhà tôi đầy rác, thì cái rác đó là quả mà cái party chiều nay nó là nhân. Và đời sống của chúng ta nó là hành trình kết nối liên tục của những Nhân và Quả. Vì đói phải ăn, vì ăn phải nấu, vì nấu bếp dơ, vì dơ phải rửa. Hiểu không ?
Nó cứ liên tục, tiếp nối tiếp nối. Và nếu mình sống không có kiểm soát thì có vô số chuyện nó trở thành điều kiện cho cái bậy xuất hiện. Nghe kịp không ? Sơ ý một chút thôi, một nụ cười, một ánh mắt, một câu nói mình thấy nó không là gì nhưng nó có thể là điểm bắt đầu của một chuyện gì đó rất là không nên. Có nhiều khi mình lỡ lời làm cho người ta giận mấy tháng, mình không có cái ý gì hết. Nhưng mà cái chuyện đó tôi biết trăm phần trăm là có. Mình nói không có ý gì hết nhưng mà mình làm cho người ta sốc. Cho nên, mình nói cho đã .
Quay trở lại, Đức Phật dạy tại sao mình phải tu Tứ Niệm Xứ ? Là bởi vì
- người sống có Tứ Niệm Xứ là người sống có kiểm soát.
- Nhờ sống có kiểm soát cho nên mình biết rõ rằng, ta đang sống với những điều kiện cho cái tốt hay cái xấu.
Cái câu này tôi nói có nhanh lắm không ? Ta đang sống với những điều kiện cho cái xấu hay cái tốt. những cái đang diễn ra trong tư tưởng, trong hành động của mình, nó có là điều kiện cho cái gì bậy, và chuyện tốt cho mai sau hay không ? Giờ hiểu chưa ? Rồi, nói cách khác, chỉ có sống chánh niệm mới biết là mình đang gieo cái hậu gì. Cái hậu đó là duyên đó.
Người không sống chánh niệm, giống như cái người mù mà hốt đại trong thúng quăng tùm lum vậy đó, trong đó có : rau, cải và mắt mèo, biết mắt mèo không ? Mình cứ hốt liệng, hốt liệng, trong khi người sáng mắt, người có chút kiến thức về cây cỏ thảo mộc thì họ mới biết cái gì cần liệng và cái gì cần bỏ. Đằng này mình cứ nhắm mắt hốt, liệng, rải, hốt, liệng, rải, trong đó có cỏ dại, có gai góc, có rau quả, có cây trái tùm lum trong đó hết.
(còn tiếp)
|