LTP Học Phật Pháp
mới phần khái lược đã thấy lùng bùng rồi

Grinning-face-with-smiling-eyes4
Reply
Heart 
(2021-11-28, 09:32 PM)abc Wrote: mới phần khái lược đã thấy lùng bùng rồi

Grinning-face-with-smiling-eyes4

Lol Shy Lol  Smiling-face-with-halo4  Lol Shy Lol
Reply
(2021-11-28, 09:36 PM)Mi. Wrote: Lol Shy Lol  Smiling-face-with-halo4  Lol Shy Lol

Kinh nói chỉ có Phật trí Toàn Giác mới có thể trình bày rốt ráo giáo lý Duyên Hệ này và chỉ có giáo lý Duyên Hệ mới là bản chất tận cùng của thế giới  (SGN)

bởi vậy lùng bùng là đúng rồi

nói vậy chứ mỗi lần xem-đọc-học lại thì mỗi lần đều cảm nhận khác đi một chút
Reply
(2021-11-28, 09:54 PM)abc Wrote: Kinh nói chỉ có Phật trí Toàn Giác mới có thể trình bày rốt ráo giáo lý Duyên Hệ này và chỉ có giáo lý Duyên Hệ mới là bản chất tận cùng của thế giới  (SGN)

bởi vậy lùng bùng là đúng rồi

nói vậy chứ mỗi lần xem-đọc-học lại thì mỗi lần đều cảm nhận khác đi một chút

Đúng vậy.  LTP thấy khó hiểu lắm. 

LTP sẽ cố gắng học hết loạt bài Duyên Hệ của Sư Toại Khanh . Sau đó, mới tìm học bài giảng của các vị khác. 

Thanks-sign-smiley-emoticon
Reply
Sư Toại Khanh Giảng Khái Quát về Tâm Pháp (1-3)

 
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=y3t5VtytobE&abt=Kh%C3%A1i+qu%C3%A1t+v%E1%BB%81+T%C3%A2m+Ph%C3%A1p
 
Khái quát về Tâm Pháp
 
Kalama tri ân các đạo hữu eliciatruong và vuihtv ghi chép
06/06/2020 - 01:03 - eliciatruong
 
ngày 05/06/2020 - 7:03 pm - eliciatruong
 
Đời sống tâm pháp của tất cả phàm Thánh nói chung, đều nằm gọn trong hai cấu trúc sau:
 
- Cái biết đơn thuần không thiện ác (bare knowing) + 13 tâm sở trung hòa + 14 tâm sở bất thiện = Tâm bất thiện
- Cái biết đơn thuần không thiện ác + 13 tâm sở trung hoà + 25 tâm sở tịnh hảo = Tâm lành.
 
Rồi bây giờ nghe tôi giảng nè.
 
Tất cả phàm Thánh đều có đời sống tâm lý nằm gọn trong 2 cái cấu trúc này.
 
Ví dụ như thấy một con giòi (tôi nói tôi lựa cái con thấp nhất là con giòi), hoặc là con giun đất, hay là cái vị trời Phạm Thiên mà lấy cái khoảng cách rất là lớn nhưng mà thật ra cái cấu trúc tâm pháp nó na ná nhau. Na ná là sao ?
 
Một con giun , một con dế thì cấu trúc của nó là cái biết đơn thuần, trong Pali kêu là cái tâm, cái mind đó, cái biết :bare knowing.
 
Nên nhớ nha, tất cả các tâm dù cho tâm nhãn thức, nhĩ thức, tâm thiện, tâm ác, tâm phàm, tâm thánh, tâm dục, tâm thiền, tâm sắc, tâm vô sắc. Tất cả các tâm thảy đều là biết cảnh hết, nhưng mà cái tâm ấy được gọi là tâm thiện, tâm bất thiện, tâm phàm, tâm thánh là vì dựa trên nhiều điều kiện, nhiều khía cạnh khác nhau. Nghe kịp không?
 
Hôm nay, các vị đề nghị tôi nói về 2 hệ thống duyên của Phật giáo. Đó là 24 duyên hệ và 12 duyên khởi.
 
Thì để bắt đầu vào cái bài giảng, bắt đầu vào nội dung của 2 thứ duyên này thì chúng ta tuyệt đối không thể mơ hồ mù tịt về 2 công thức này.
 
Bởi vì, phải dựa vào 2 công thức này thì tôi mới có thể nói cho bà con nghe về hệ thống nghiệp lý của Phật giáo, hay là cái mối quan hệ giữa kiến thức A tỳ đàm và pháp môn Tứ Niệm Xứ.
 
Rồi cái chữ duyên với vấn đề tái sinh, cái chữ duyên với vấn đề nghiệp lý, chữ duyên đối với vấn đề tu hành giải thoát. Tôi nói không biết là bao nhiêu lần, tôi nói chậm nha. Toàn bộ thế giới này được thiết lập và cấu tạo trên một cái chữ duyên.
 
Không có một thứ gì trên đời này ngẫu nhiên mà có, mọi thứ có được dựa vào vô số điều kiện . Ta gọi các điều kiện ấy là duyên.
 
Duyên gồm có 2 thứ đó là duyên trợ sinh và duyên trợ lực:
 
1.   Duyên trợ sinh là điều kiện giúp cho cái gì đó từ chưa có được . Cái đó là duyên trợ sinh. Ví dụ như là quan hệ mẹ với con. Thì mẹ chính là duyên trợ sinh cho con.
2.   Còn cái duyên thứ 2 là duyên trợ lực. Như ông bố. Có nghĩa là sau khi có mặt rồi thì mình cần sự hỗ trợ của rất là nhiều điều kiện, tất cả những điều kiện hỗ trợ ấy được gọi là duyên trợ lực. Nghe kịp không?
 
Ví dụ như cái hột, mình bỏ một cái hột vào trong cái chậu đất. Thì cái hột đó chính là duyên trợ sinh cho cái cây đó. Nhưng mà cái hột đó mình bỏ vào trong cái chậu đất đó nó có thể phát triển thành cây có hoa , có trái được tự nhiên hay còn cần điều kiện gì nữa không? Nước,nắng, phân,đúng khổng? Mà nó thiếu oxy cũng không được nữa đúng không?
 
Mà nếu mình tưới nước vô rồi mình đem mình bỏ vô một cái chỗ mà nó kín mít không sương không gió thì cũng hơi khó để lên cây. Bởi vì bên Thụy Sĩ có lần tui mua rau om về nấu canh chua đó, tui thấy mấy cọng mà nó có rễ đó. tui mới đem bỏ vào trong cái chậu. và tui hi vọng nó có thể phát triển, nhưng không! Nó ốm nhách, xanh lè mà nó dài thòng lòng mà nó không có mùi luôn nữa. Quý vị có hiểu tui nói không? 
 
Tui đã làm rồi, rau răm, rau om tui làm rồi. Nó vẫn phát triển nhưng nó phát triển nhìn cho vui vậy thôi. Cái cọng rau om nó mập không nói gì, đằng này nó ốm tong ốm teo mà nó tái nhợt. cái lá nó như lá me vậy đó. mắc cười lắm.
 
Cho nên, mọi thứ ở đời tồn tại có mặt được là nhờ vào 2 chữ duyên, 2 cái điều kiện:
 
Điều kiện 1 là điều kiện trợ sinh, tức là nó giúp cho cái gì đó có mặt.
 
Cái duyên thứ 2 gọi là duyên trợ lực, có nghĩa là cái gì đó nó có rồi thì nó phải cần cái sự hỗ trợ.
 
Như vậy, tui quay ra tui hỏi bà con, nếu mà nói như vậy thì tất cả mọi thứ ở đời này đều nhờ đến các duyên đúng không?
 
Từ vật chất đến tinh thần, tui ví dụ như cái chuyện đứa bé từ cái chuyện nó không biết chữ, đem nó vào trong trường cho cô dạy. Thì cái đó là trợ sinh đúng không?
 
Từ không biết chữ dạy cho biết chữ là trợ sinh.
 
Nhưng mà nó có đọc sách báo thêm nữa không?
 
Mà tôi nhớ hình như trong trường Mỹ nó có nhiều loại sách lắm. Mấy loại sách đó buộc sinh viên phải đọc đúng không?
 
Vì mấy loại sách đó đối với kiến thức của một sinh viên đó chính là duyên trợ lực. Đúng không?
 
Cái bài vở là text book là khác, còn mấy cái reference book là khác, nó hỗ trợ rất là nhiều.
 
Cho nên, mọi hiện hữu trên đời này từ hạt cát cho đến hòn núi, từ một giọt sương đêm cho đến một dòng sông, một cái hồ nước lớn. Tất thảy đều phải nhờ đến 2 cái điều kiện hỗ trợ đó là duyên trợ sinh và duyên trợ lực.
 
Mà hồi nảy mọi người học xong cái cấu trúc tâm pháp đó là để tạo nên toàn bộ cái thế giới này là cái yếu tố đầu tiên đó chính là chúng sinh.
 
Chúng sinh gồm có 2 đó là :
1.  tâm chúng sinh và
2.  nghiệp chúng sinh.
 
Tâm chúng sinh là cái chúng sinh đó là tâm thiện hay là tâm bất thiện.
 
Chính vì cái nghiệp thiện và cái nghiệp bất thiện ấy, chính vì cái tâm thiện và tâm bất thiện ấy nó mới tạo ra cái quả thiện hay là quả bất thiện.
 
Thế giới này nó được cấu tạo bởi 2 thứ đó là:
1.  hạnh phúc và
2.   đau khổ.
 
Hạnh phúc và đau khổ là gì?
 
1.  hạnh phúc là mình có những cái mình thích và
2.   đau khổ là chấp nhận cái mình ghét.
 
Mà cái gì tạo nên thích và ghét ấy?
 
1.  tiền nghiệp quá khứ,
2.  khuynh hướng tâm lý, và
3.   môi trường sống.
 
Chính 3 cái thứ này nè nó làm nền cho cái chuyện mình thích hay là ghét cái gì đó. Từ cái thích và ghét đó nó mới tạo ra cái mà mình gọi là hạnh phúc hay là đau khổ.
 
Giờ nghe kịp chưa?
 
Và chính vì cái tiền nghiệp cho nên nó mới dẫn đến cái chuyện là hôm nay mình có mặt ở môi trường nào. có đúng không ta?
 
Tại sao đều là con Rồng cháu Tiên mà đứa miền Trung đứa miền Bắc?
 
Rồi tới hồi vượt biên đứa miền Bắc thì nó đi hơi khó hơn đứa miền Nam. Nó lạ lắm .
 
Và khi mình xuất phát bến bãi đó, mình xuất phát ở bến nào thì mình thường được cái loại tàu nào vớt. Có biết cái đó không?
 
Ví dụ khi mình đi phía Nam thì mình đi hướng nào mình dễ tắp như Mã Lai, Thái lan. có hiểu cái đó không ta?
 
Còn mình dân miền Bắc thì mình đâu có tắp vô Mã Lai với Thái lan được đâu phải không? Vậy mình tắp vô đâu?
 
Hồng Kông!
 
Thấy chưa? Thấy chưa? Quý vị thấy chính vì cái tiền nghiệp nó mới đẩy cho anh sanh làm người miền nào, rồi đến cái chuyện vượt biên nó cũng khác nữa. Mà hình như cái số phận của cái số người mà tắp vô cái trại Hồng Kông nó cũng khác cái trại Mã Lai nữa đúng không?
 
Mà cái đoàn cao uỷ nó đến nó thăm 2 cái chỗ này hình như cũng hơi khác nữa. Ngộ lắm.
 
Cho nên chuyện đầu tiên là tiền nghiệp, nó đưa bà con đi đến góc trời nào trong cái trời đất này. Và ở đó, cái môi trường đó, nó lại kích thích cho cái khuynh hướng tâm lý của bà con.
 
Tôi ví dụ, phụ nữ nào cũng thích quần là áo lụa, phấn son, mỹ phẩm.Tôi giả định như vậy. Nhưng nếu mà do tiền nghiệp chúng ta mang thân nữ mà ở cái xứ nghèo nó hơi khác xứ giàu phải không?
 
Rồi tui thấy tui nói, tui xin lỗi trước. Tôi giảng tôi không có ý châm chọc ai hết. Tôi thấy hình như cái đám nail hay đi xe hiệu, giỏ xách hiệu, hột xoàn bự. Tôi không biết quý vị có phải học hành tới đâu, giàu có tới đâu không biết mà tôi thấy đi xe hiệu, đeo LV là tui nghĩ dân nail. Nó lạ lắm.
 
Không biết tại sao ? Cái người tính gì đi nữa mà cứ hễ đi Mỹ là dính vô nail, mà xáp vô nail thì sớm muộn cũng phải xài đồ hiệu. Nó lạ lắm.
 
Cho nên cái môi trường sống rất quan trọng, Đừng nói với tôi là các vị có bản lãnh thế nào tôi không cần biết mà cái môi trường sống nó lớn lắm. Và tôi còn biết một chuyện nữa, tôi cũng xin tạ lỗi cùng với người có vấn đề.
 
Đó là vấn đề giới tính. Theo trong kinh nói có 2 trường hợp mà mình là gay. trường hợp 1 là bẩm sinh mẹ đẻ ra là đã như vậy, còn trường hợp thứ 2 mới tang thương: môi trường.
 
Tôi ví dụ như nghề nghiệp. Nam mà nhào vô làm ba cái makeup, rồi fashion designer, tiếp xúc với ca sĩ đó. Mà sao nó sáp vô từ thẳng cái nó qua cong luôn mà nó không có hay. Tới lúc mà nó mắng là đồ quỷ sứ là coi như xong rồi. Nó mắng là đồ quỷ sứ là thua rồi. Có đúng không?
 
Cho nên, Thương con muốn con thẳng, không muốn con cong thì tốt nhất cho con làm cái nghề mà nó khỏi va chạm chỗ đó. Những cái bé trai mà lớn lên trong cái môi trường mà quá nhiều nữ, lớn lên nhìn qua thấy mẹ, dì, chị . Man cũng khó thẳng lắm.
 
Chưa kể có những gia đình mà họ thèm con gái quá mà nó quất một dọc 4 đứa trai, tuyển ra một đứa nghĩa vụ quân sự. Biết vụ đó không? Tuyển ra một đứa để mà mặc đò con gái. Tôi đã gặp rồi.
 
Mà vì sao 4 đứa lại lựa ra thằng đó?
 
Do tiền nghiệp.
 
Tại sao thằng Tèo, thằng Tí, bé Bi, bé Bọng nó không lựa,trong 4 đứa lựa ngay cái bé Bi để mà giả gái cho nhà vui.
 
Cho nên nhớ cái này rất quan trọng, toàn bộ thế giới này thiết lập trên 2 thứ giả niệm hạnh phúc và đau khổ.
 
Tại sao hạnh phúc và đau khổ tôi gọi là 2 thứ giả niệm?
 
Bởi vì 2 thứ này nó có được là do ảo tưởng.
 
Ảo tưởng là sao? Do tiền nghiệp tôi sỉnh ra trong môi trường đó, cái tự nhiên tôi thích và tôi ghét. Cái thích cái ghét một số thứ mà không giống cái thích cái ghét của cô này.
 
Khi mà cái thích ghét của tôi không giống quý vị thì khi mà tôi được 2 cái thứ mà thích và ghét đó thì hạnh phúc và đau khổ nó cũng khác. Có đúng vậy không?
 
Tôi thích ăn đồ ăn Ý, khi mà tôi được ăn đồ ăn Ý thì tôi rất là hạnh phúc. Nhưng mà có những người họ không có ăn spaghetti được. Trong số đó có tôi đó.
 
Những người mà họ mời tôi về nhà, họ thương dữ lắm luôn, mà họ đem ra cái dĩa mà tôi nhìn cái dĩa đó tôi muốn đứng dậy tôi về rồi. Đang đói mà tôi gặp mỳ Ý mà tôi còn gặp sốt cà là tôi thù dữ lắm. Mà tôi biết có những người mà họ đang đói bụng mà họ gặp dĩa mì ý sốt cà là họ điên lên vì hạnh phúc. còn tôi điên lên vì tôi tức, tôi ăn không được cái đó.
 
Cho nên hạnh phúc và đau khổ là 2 thứ giả niệm. Giả niệm là sao?
Là bởi vì khuynh hướng tâm lý, tiền nghiệp và môi trường sinh trưởng của anh nó ra sao nên bây giờ anh có những cái thích ghét nó không giống người khác. Nghe kịp không? 0:16:16
 
06/06/2020 - 09:22 - vuihtv
 
Tôi biết trong mấy cụ Phật tử mà tui quen có hai trường hợp đối lập nhau.
1.  Có cụ sợ con nít như sợ ma các vị có biết không? Đến nhà con gái có mình ngồi đó mà bả nghe con nít nó khóc là bả lắc đầu “Sư tới, con mới tới. Con sợ tiếng này lắm. Con chỉ thăm tụi nó cuối tuần, mà con thăm là con xẹt giống như bà xẹt vậy đó. Tới là con đi liền.” Bà mà sợ cháu đến mức như vậy. Bả sợ con nít lắm. Bả thích về coi kinh, ngồi thiền, đi park, đi bộ, đi biển.
2.   Nhưng tôi biết có những cụ cái gì cũng bỏ hết để chăm cháu. Lo cho cháu.
 
Các vị thấy chưa? Tức là khuynh hướng tâm lý nó khác nhau.
1.  Có những người trong nhà họ muốn có được càng nhiều đồ càng tốt.
2.  Có những người họ thèm khoảng trống, quý vị có biết không?
 
Họ hạnh phúc khi có một món đồ được đem ra. Có người họ hạnh phúc khi có một món đồ được đem vào. Có biết cái đó không? Cho nên từ đó nó mới dẫn đến cái này.
1.  Có những người họ làm đẹp mặt mày họ bằng cách họ đem vào.
2.  Có những người họ làm đẹp mặt mày họ bằng cách họ đem ra.
 
Có hiểu cái này không ta?
 
Đem ra có nghĩa là họ làm sao cho nó hết nám. Hết mụn cho nó hết mụn. Nó sạch là xong.
 
Còn đem vào là sao ta? Đúng chưa?
 
Tu cũng vậy. tu có hai cách:
1.  tu là đem vào cái gì đó và
2.  đem ra cái gì đó.
 
Hạnh phúc cũng vậy, hạnh phúc và đau khổ. Trên đời này bao nhiều cảnh đời là bấy nhiêu bi kịch và tôi xin đoán chắc một ngàn phần trăm với bà con là cái đau khổ của mỗi người là khác nhau lắm . Tôi xin đoán chắc với mọi người rằng là tất cả cái đau khổ, tất cả hạnh phúc, nụ cười trên hành tinh này nó đều đến từ hai nguồn thôi.
 
Tất cả đau khổ trên đời này nó chỉ đến từ hai nguồn thôi. Đó là
1.  có cái gì đó và
2.  không có cái gì đó.

Có phải không ta? Có đồng ý cái đó không? Phải tuyệt đối đồng ý?
 
Tất cả hạnh phúc cũng đều đến từ hai nguồn là 
  1. có cái gì đó và 
  2. không có cái gì đó.
 
Thì cái gì có làm cho mình hạnh phúc? Tôi ví dụ thôi, đó là 
  1. tiền bạc, 
  2. nhan sắc, 
  3. sức khỏe, 
  4. uy tín, 
  5. tình cảm. 
Đó là những thứ mình có, nó làm cho mình hạnh phúc.
 
Có những cái mình không có, mà nó làm cho mình hạnh phúc:
  1. không bệnh, 
  2. không nợ, 
  3. không bị vấn đề pháp lý, 
  4. không bị thù oán, 
  5. không bị trục trặc về gia đạo. 
Đúng không? Thì đó là những cái không làm cho mình hạnh phúc đúng không?
 
Thì đau khổ nó cũng có hai nguồn y chang như vậy.
 
Có những thứ có mà nó làm cho mình đau khổ. Có những thứ không có làm cho mình đau khổ. 

Thì cứ vậy mà hiểu.
 
(còn tiếp)
 
Reply
(tt) Sư Toại Khanh Giảng Khái Quát về Tâm Pháp (2-3)

 
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=y3t5VtytobE&abt=Kh%C3%A1i+qu%C3%A1t+v%E1%BB%81+T%C3%A2m+Ph%C3%A1p
 
Như vậy mình ôn lại nha. Sáng nay mình học một loạt info rất là nhiều. Tôi sợ bà con không có ghi kịp. Như vậy thì là chắc chắn là phải về nghe lại chứ tôi sợ bà con nhớ không có nổi.
Tất cả đời sống của chúng sinh trong đời nó đều được thiết lập trên hai thứ: hạnh phúc và đau khổ. Hạnh phúc và đau khổ ấy nó lại dựa vào hai cái điều thích và ghét. Có được điều mình thích thì mình gọi đó là hạnh phúc. Chịu đựng cái điều mình ghét thì mình gọi đó là đau khổ. Và cái thích ghét nó từ đâu mà ra? Nó do ba cái nguồn là tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống.
 
Và khi mà ta sống chánh niệm. ta sống chánh niệm có nghĩa là ta giải quyết ba cái này. Tôi hỏi các vị: Chúng ta có thể can thiệp vào cái tiền nghiệp được không? Suy nghĩ kỹ lại đi. Tôi cho mượn một phút. Tôi hỏi một lần nữa.
 
Ba cái đó mình có chuyển được không? Cả ba cái:
1.  một là tiền nghiệp.
2.  hai là khuynh hướng tâm lý
3.  ba là môi trường sống.
Chuyển được cái nào?
 
Đời sống chuyển được. Ta không thể lựa nơi sanh nhưng ta có thể lựa nơi sống. rồi đó là một.
 
Còn cái khuynh hướng tâm lý mình chuyển được không? Thì khi mình thay đổi môi trường là ít nhiều mình cũng thay đổi được.
 
Nhưng cái tiền nghiệp mình có thay đổi được không?
 
Nói như thế nào mà tôi gật đầu không dám lắc. Được không? Tôi bày bà con một chuyện: Trong nguyên tắc lý luận ấy, trước khi chúng ta cãi với nhau chuyện gì thì chuyện đầu tiên chúng ta phải có một cái định nghĩa giống nhau. Nghe kịp không? Hiểu hả? Bởi vì là một chữ đó mà hai người hiểu khác nhau là cãi tới tết luôn. Có hiểu cái đó không?
 
Ví dụ như tôi hỏi: “Trưa nay ở đây có gì ăn không?” Thì cái chuyện có gì ăn thì ngườ Việt mình hiểu là cơm. Mà thằng Ý tưởng là mỳ. Thằng Nhật nó tưởng là sushi.
 
Chưa hết có cái chuyện này nữa bữa tui có nhận được message: “Sư có giận không?” Tôi ngạc nhiên. Tôi mới hỏi lại Phật tử: “Chuyện gì vậy?” Cái nói: “Con đói bụng quá, Sư “có giận” không?” Thì ra cái chữ “có ‘gì ăn’” nó dính liền. Có hiểu không? Hỏi sư có giận không? Tôi ngạc nhiên, tôi mới hỏi: “What’s wrong? Cái gì vậy?” Nó hỏi lần nữa, mà nó vẫn dính liền cái chữ lần nữa. Nó không có space. Hỏi nữa, nó nói là: “Con đói bụng quá. Ghé Sư có gì ăn không?” Thì lúc đó mới hiểu là chữ “gì ăn” nó ra “giận”. Cho nên chúng ta phải hiểu cái nghĩa giống nhau thì mình mới nói chuyện với nhau được.
 
Như vậy tôi nhắc lại lần nữa.
 
Tiền nghiệp là gì? Là nhân trước. Có bao nhiêu thứ tiền nghiệp? Thấy chưa! Thấy chưa! bây giờ mới thấy tại sao phải học giáo lý. Tại mình tưởng cái đó mình biết rồi. Tôi xin nói bà con đừng có giận: “Nhiều người thấy là bố thí là gì tôi biết rồi. trì giới là gì tôi biết rồi. niệm Phật là gì tôi biết rồi.” Có người còn ngang nữa: “Ngồi thiền là gì, tôi biết luôn.” Thật ra cả ba cái đó từ đó giờ tôi đi giảng cả ba cái đó tôi chưa gặp người nào trả lời cho tôi “bố thí trì giới” mà tôi vừa ý hết.
 
 
Bố Thí
Thì cái hiểu không được vấn đề nó rất là nặng. Bố thí họ tưởng bố thí là cho. Give.
 
Nhưng trong đạo Phật mình, Bố thí có hai nghĩa:
1.  To give: cho
2.  To give up: buông
 
Yeah! Có biết give up không? Give up có nghĩa là Buông. Give là Cho mà Give up là Buông. Mà đa phần là to Give.
 
Bố thí nó có hai cách:
-     bố thí kiểu thả diều: “to give”, cho mà còn vướng, sợ cho nhiều.  
-     bố thí kiểu thả chim: “to give up”, buông ra rồi lòng không vướng bận nữa, là “to give up”.  
 
1.  Bố thí kiểu thả chim là to give up. Là buông ra rồi lòng không vướng bận nữa, là to give up.
2.  Còn bố thí kiểu thả diều là to give cho mà còn vướng, sợ cho nhiều.
 
Có người họ cho tiền tôi xong họ dòm đôi giày tôi đi xong, họ hỏi: “Trời ơi, sao Sư sang vậy ?: Tui quay qua tại tui vừa mới giảng xong: “Cô thả diều chớ không phải thả chim”. Cổ không chịu tìm hiểu là ở đâu trẫm có cái đôi đó. Trẫm mua hay người ta cho. Chỉ cần thấy là mình xài tốt hơn bả là bả phang liền: “Sư xài đồ sang hơn con.” Tui bực quá, tui quay qua: “Cái đó thả diều đó!”
 
Nghe kịp chưa ?
 
Tiền Nghiệp
Tiền nghiệp có bao nhiêu thứ? Có hai:
1.  tiền nghiệp của kiếp này: sửa không được.
2.  tiền nghiệp của kiếp sau: sửa được.
 
Tiền nghiệp của kiếp này mình sửa không được nhưng tiền nghiệp của kiếp sau mình sửa được. Vì tiền nghiệp của kiếp sau chính là những gì mình đang làm bây giờ. Cho nên khi người ta hỏi tiền nghiệp tui sửa dược không? Mình nói tiền nghiệp của kiếp này mình sửa không được, nhưng tiền nghiệp kiếp sau tui sửa được. Có hiểu không?
 
Trong thế giới động vật có những con nó gật hoài. Không hiểu mà nó vẫn gật. Cho nên kiếp sau nó sanh làm con kỳ nhông gật hoài như thế này. Nha. Có hiểu không?
 
Tiền nghiệp có hai : tiền nghiệp kiếp này và tiền nghiệp kiếp sau. Tiền nghiệp kiếp này mình không sửa được, vì nó đã là too late. Nhưng mà kiếp sau mình sửa được. Vì sao ? bởi vì tiền nghiệp kiếp sau là những gì mình đang làm bây giờ. Bả vẫn không hiểu. Ai ngồi gần nhéo nó một cái. Có hiểu không ? Có ai hiểu, nói cho người ta nghe; chứ tui không giải thích, tui rất là mệt. Bây giờ hiểu chưa? Sư cô hiểu không ? Chứ nếu mà cô không hiểu thì nguyên cái đám ngồi ghế là nó xếp chung một loại đó. Tui nhớ cái câu tiếng Việt : “Mấy người bị mụn á, bị mặt rỗ tức là gamowasaki, tức là gà mổ quá sá kỳ.”
 
Okay.
 
Như vậy thì cái làm nên thế giới này có thích và ghét đúng không? Cái làm nên thế giới này là thích và ghét. Tại sao you lấy thằng Tèo mà you không lấy thằng Tí? Vì you thích thằng Tèo hơn thằng Tí. Đúng không ?
 
Và khi you lấy được người you thích là hạnh phúc. Đúng không? Cái thế giới này. Tại sao you không mua cái nhà ở đằng kia mà you mua cái nhà ở đây? Tại sao? You không thích đi xe hiệu này mà you thích đi xe hiệu kia. Và như vậy thì cái hạnh phúc của you rõ ràng nó dựa vào cái thích và ghét. Đúng không?
 
Và khổ thay cái thích và ghét ấy nó dựa vào ba cái điều kiện mà tôi vừa nói. Đó là tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống.
 
Tôi hỏi bà con một điều là : Ba cái điều kiện đó mình có chỉnh được không ? Bà con nói là: Môi trường sống chỉnh được vì ta không thể chọn nơi sinh nhưng có thể chọn nơi sống. Nơi chết chọn được không? 50/50. Nếu mà nhảy lầu thì lựa được. Nếu để tự nhiên chết thì lựa không được. Như vậy, mình lựa nơi chết được không ? Dạ được, năm mươi phần trăm. Nếu con tự sát. Con lựa được. Hiểu không ?
 
Bả dòm tôi không là bả không hiểu. Cô mở cửra, cô nhảy cái là biết liền à. Như vậy thì đã không muốn thì không có chuyện gì để nói.
 
Cho nên nó hỏi mình có lựa được nơi chết hay không là mình phải cẩn thận. Mình nói là maybe. Ở trong trường hợp nào? Tức là suicide. Được chứ? Bởi vì sao, ở Việt Nam dễ lắm. Rửa chân cho ướt, đứng lên nền gạch, chọt dzô cái lỗ cắm điện, mắt sáng lên. Hỏi tại sao ở Việt Nam được, mà bên đây không được? Điện yếu. Có ông kia, ông trả lời: “Cầm hai cọng,110v với 110v là 220.” Chết không? Không chết.
 
Okay.
 
Tôi đùa cho bà con tỉnh ngủ thôi nha. Nhưng mà cái câu đó không phải tôi đùa.
 
Hai lần “non” thì không phải một lần “già”.  Hai lần hai bằng bốn, nhưng mà hai lần “non” không bằng một lần “già”. Ví dụ cái cây đó ba tháng là nó mới có trái. Từ khi nó ra hoa cho tới khi nó kết trái là nó mất một tháng nữa. Bây giớ nó mới có ra kịp một tuần, mình hái, mình dzú thời gian gấp đôi là nó giục luôn. Có những trường hợp mình không làm toán cộng được.
 
Cho nên trong Kinh mới nói: Thời gian tu ba la mật để thành Phật là thời gian cố định. Dầu cho vị Bồ Tát có tu tập tinh tấn mỗi ngày trong mỗi kiếp thì thời gian tu thành Phật không thể vì vậy mà ngắn hơn được. Vì mỗi thứ trái cần thời gian thích hợp để phát triển.
 
Và đây có những chuyện mà tôi nghĩ bản thân quý vị cũng giống tôi.
 
Có những chuyện tôi đã biết từ lâu lắm nhưng để thấm thía thì tôi cần một khoảng thời gian. Cách đây hai mươi năm tôi đã biết chuyện đó rồi. nhưng để thấm thía thì đến chiều nay tôi mới thật sự tôi thấm cái chuyện đó. Có hiểu không?
 
Thì cái chuyện đắc đạo nó y chang vậy. tức là vô số kiếp gặp Phật, chư Thánh Tăng, rồi nghe về bốn Diệu Đế, mười hai Duyên Khởi, mình nghe hoài, nghe hoài Uẩn Xứ Giới Đế. Nghe hoài, nhưng không cách nào đắc được. Khi mà các ba la mật nó chín muồi rồi, tự nhiên mình hiểu đơn giản vô cùng. Không thể ép được.
 
Cho nên chữ Duyên trong đạo phật nó quan trọng khiếp lắm.
 
Trong Kinh, các Ngài có cho một cái ví dụ mà tôi rất là thích. Các Ngài nói: “Có một cô vợ bé. Khi chồng chết, cô vợ cả mới nói: ‘Ảnh chết rồi. Theo lý, cô không có lý do gì mà ở cái nhà này. Nhưng nếu đứa bé trong bụng cô là con trai thì cô sẽ được chia một phần. Nhưng nếu trong bụng cô là con gái hoặc nếu cô không giữ bào thai này để sanh con ra thì coi như go out.’ Cô vợ bé nóng ruột quá cô mới lấy dao cô rạch ra để lấy coi đứa bé là trai hay gái.
 
Đó là câu chuyện ngụ ngôn trong Trường Bộ thôi. Nó cho mình thấy: Dầu các vị có tu bằng Trời, nhưng mà cái duyên nó chưa tới thì các vị cũng không gặt được quả lành.
 
Cách đây mười năm các vị rất là siêng. Các vị trồng rất nhiều trái. Sau khi trồng xong các vị trở thành một người đổ đốn: lười biếng, nghiệp ngập, chích hút. Đến bây giờ trong vườn quý vị vẫn có nhiều cây trái để ăn đúng không? Mặc dù mười năm qua quý vị rất lười biếng đúng không? Vì sao vậy? Vì đã làm mười năm trước. Nhưng mà cách đây ba năm, các vị rất là siêng, các vị trồng rất là nhiều cây trái. Chiều nay, những loại cây lâu năm nó có kịp ra trái cho quý vị ăn không?
 
Cầu An Cầu Siêu
Cho nên phải nói một chuyện rất là rõ. Tôi không có thiết tha lắm cái chuyện cầu an cầu siêu là vì nhiều lẽ.
 
Thứ nhất, nếu mà ai đó tụng kinh cho mình mà mình có thể nhờ vậy mà được này được kia thì mình ngu gì mình tu cho cực. Cứ đi làm những thứ như đi ăn cướp đốt nhà buôn ma túy rồi nhờ thầy chùa tụng là xong. Nghe kịp không? Hình như cái đó không được đúng không? Mình làm ác cho đã, rồi mình nhờ người ta tụng.
 
Điều đó cho thấy là anh phải như thế nào đó thì mới anh mới đi lên hoặc là đi xuống đúng không?
 
Và một chuyện nữa đó là có nhiều khi mình tu một đời nhưng chết vẫn bị đọa đó là vì sao? Đó là vì lúc mình tắt thở, cái trái cũ cây cũ mình trồng trong vô lượng kiếp, nó cho quả lúc đó. Trong Kinh nói thế này, trong một chuồng bò đóng kín cửa chuồng thì con ra trước không phải con mạnh nhất mà là con gần cửa nhất. Đồng ý không? Một con to đùng, một con bò mộng to đùng nó đứng trong góc, nó bị một trăm con bò chặn đường làm nào nó ra đây? Nó lấn cửa nào? Trong khi đó một con bò con nhỏ xíu ốm yếu mà nếu nó đứng bên cạnh cái cửa thì cửa mở ra là nó ra trước.
 
Khi mình tắt thở đó cái nghiệp nào trong đời trước, mà nhằm ngay cái nó trổ đó, thì mình phải đi theo nó. Cho nên một đời làm thiền sư, một đời làm học giả, một đời làm cư sĩ tu tập trang nghiêm tinh tấn miên mật, tới lúc mình đi, mình đi theo cái nghiệp cũ. Nhưng nói như vậy không phải cho bà con sợ. nói như vậy không phải là tuyệt đối. Vì trong Kinh có thêm chuyện nữa đó là:
 
Trong đạo Phật không hề có luật bù trừ.
 
Có nghĩa là tui đi ăn cướp, tui giết người, rồi tui đi cất chùa; nhiều cái chùa nó bù lại cái chuyện đó.
 
Trong đạo Phật không có chuyện đó.
 
Trong đạo Phật có cái chuyện này. Đó là cái nghiệp mạnh át trừ cái nghiệp yếu. Rồi trong cái thời điểm đó, cái nghiệp xấu nó cho quả, nhưng cái nghiệp thiện nó mạnh hơn, nó át cái nghiệp xấu đi, rồi cái nghiệp xấu được dời hoãn lại lúc khác, mà dời hoãn tới một lúc nó bị vô hiệu.
 
Nghe đừng có ham. Đó là với cái nghiệp ác, nghiệp thiện cũng y chang vậy. Lẽ ra hôm nay mình được cái phước nào đó nó trổ hôm nay, nhưng mà do mình sống gian ác quá nên cái ác nó đẩy cái ông thiện này qua mốc khác. Mà nếu cái ác mình nhiều quá thì nó đẩy riết, một hồi cái ông thiện này đi luôn. Bà con tự xét coi mình một ngày, coi mình cái nào nhiều thì biết.
 
Cho nên ví dụ con rùa mù nghe run thiệt. Nhưng nếu quý vị biết cái chuyện này quý vị bớt run. Đó là trong Kinh nói, việc mang thân người nó rất là khó. Khó như là một con rùa mù ở dưới biển mà một trăm năm trồi đầu lên một lần mà do một cái trùng hợp hiếm hoi nào đó, con rùa mù đó nó chọt cái đầu vô cái lỗ ván trôi trên biển. Hiểu không? Trên biển có một tấm ván có cái lỗ nhỏ xíu vừa cái đầu con rùa, mà con rùa đó là rùa mù. Một trăm năm nó mới trồi lên một lần, thì cái cơ hội, do tình cờ nào đó mà nó chun vô cái lỗ. Ngài nói cái cơ hội đó nó còn lớn hơn cái cơ hội mình chết được mang thân người. Nhưng đó là với người không biết. Chứ đối với người biết đạo thì mỗi lần mình sống chánh niệm là một lần mình trồi lên. Cơ hội mình trồi lên nhiều hơn những người không tu gấp triệu lần. cứ mỗi lần quý vị sống chánh niệm, tu Tứ Niệm Xứ đó, mỗi lần tu Tứ Niệm Xứ là một lần mình trồi lên, thì cơ hội làm người mình nó lớn hơn. Trong chú giải có ghi cái này tôi thích lắm.
 
Tại sao gọi là Tam Bảo?
Tại sao gọi là Tam Bảo? Ai thường nghe tui giảng có nhớ được cái này không? Tam Bảo có ba ý nghĩa:
 
06/06/2020 - 10:11 - vuihtv
 
Một. Bảo ở đây là bởi vì trên đời này không có cái gì quý hiếm bằng Phật Pháp Tăng hết. Sẽ có một thời gian mấy chục ngàn tỷ đại kiếp các vị không có thấy hình dáng cuộc đời này, các vị có thấy Phật ra đời đâu? Không một thứ mỹ kim bảo thạch nào mà nó quý bằng Tam Bảo.
 
Cái thứ hai là không có một cái bảo vật nào trên đời này mang lợi ích cho chúng sanh nhiều hơn là Tam Bảo. Một viên kim cương mà nó nặng bằng trái dưa hấu đi nữa thì nó chỉ đem lại lợi ích cho ông chủ nó thôi, chứ không thấy người khác ké được cái gì hết. Đúng không? Ổng giàu vậy, chứ ở đây có ai mà thừa hưởng được cái xu nào không? Tôi là người đầu tiên không được cái gì hết. Thế là bây giờ ổng bị mất, ổng bị cháy nhà là tui không bị mất cũng không có được gì hết. Nhưng nếu ổng là người như ngài Pa-auk, ổng là ngài Sitagu, ổng là ngài Mahasi, ổng là ngài Kim Triệu thì cái người ké ổng rất là nhiều. Phải nói là ngày hôm nay nếu không có Giáo Pháp thì chúng ta không có cơ hội gặp nhau để mà ngồi lại để mà cùng vui với một đề tài mà tui cho là cần thiết như thế này, nha.
 
Cho nên Tam Bảo có ba cái đặc biệt,
  1. một là quý hiếm không gì bằng,
  2. thứ hai là lợi ích không có gì quý gì trên đời này mang lại lợi ích cho chúng sanh như là tam bảo.
  3. Thứ ba, là cái an ủi tui nhất: Người đại phước. Phải là người đại phước mới có cái chánh tín nơi Tam Bảo.
Chánh tín 
Chánh tín là gì? Chánh tín là tin do hiểu thì gọi là chánh tín.
 
Và phải ghi câu này nữa này.
 
Thánh nhân khác phàm phu ở chỗ này:
1.  Thánh nhân hiểu rõ điều mình tin nên chết bỏ điều mình hiểu.
2.   Phàm phu không hiểu rõ lắm điều mình tin nên không tin lắm điều mình hiểu.
 
Có hiểu không?
 
Thánh nhân hiểu tuốt tuồn tuột, tất tần tật, những điều mình tin cho nên thánh nhân tin chết bỏ điều mình hiểu. Còn mình á thì mình không hiểu lắm mà mình cũng không tin. Cho nên mình cũng không tin lắm cái điều mình hiểu.
 
Tôi nhớ hồi xưa, cách đây ba chục năm, tôi sống với một bà già ở Bắc Mỹ Thuận, có một sư cô nói với tôi: “Tôi nói chánh tín rất là khó có.” Sư cô nói: “Con nghe, con thấy ngạc nhiên, con không hiểu. Bây giờ, con có chết, con đâu cũng đâu có thay đổi niềm tin với Phật đâu.” Tôi nói: “Không có chắc đâu cô ơi.” Lúc đó tôi đang giảng trên một cái sân gạch. Cái sân gạch tàu có cây trứng cá kế bên bờ sông. Tôi nói: “Bây giờ, tự nhiên có một cái người ba mươi hai tướng tốt rồi 6 cái màu hào quang ngồi trên cái cây này, phóng cái hào quang xuống xẹt, rồi nói mấy cái điều ngộ ngộ đó, thì cô tin ổng hay tin tui?” Cái cổ khựng. Thấy cô im một lát. Có nghĩa là ổng đừng có nói cái gì quá vô lý. Hiểu không? Ổng sửa lại cái gì đó chút chút trong Kinh Phật vậy đó, thì lúc đó mình tin ai? 
 
MỘT BÊN LÀ TAM TẠNG. MỘT BÊN LÀ MỘT CÁI VỊ HÀO QUANG XẸT GIỐNG NHƯ CON CHÓ ĐÁ VẬY ĐÓ, THÌ QUÝ VỊ TIN AI ?
 
Giờ chỉ cần quý vị thấy ông nào ngồi cách mặt đất một tấc như thế này là bắt đầu kéo nhau đi. Giờ đang ngồi đây mà phone có cái tin nhắn: “Chị ơi, em vừa tìm thấy một thầy mà mông cách mặt đất một đống.” là chúng nó kéo đi, mình can không kịp.
 
Hoặc là bây giờ có cái thầy nào đó mà chỉ cần rờ trán là hết tiểu đường, mà ba cái đó nó không đâu, là đi chơi hết. Bảo đảm. Lúc đó bát chánh đạo, tứ diệu đế là tào lao. Tôi khẳng định là tào lao. Chỉ cần rờ vô hết tiểu đường, cao máu, rồi ung thư. 
 
Hoặc là như thế này, ung thư không chữa được, nhưng mà đang đau rờ vô mát lạnh đi êm đềm, thoát sớm. 
 
Chỉ cần rờ vô mà nó đi ngọt thôi. Nếu chữa được là ngon rồi. Nếu không chữa được đó, chỉ cần rờ vô bệnh nhân êm ru mát lạnh, mỉm cười, ngước lên trần nhà, rồi ra đi, là hốt bạc.
 
Cho nên điểm khác giữa thánh nhân và phàm phu là thánh nhân dầu có bị nấu trong chảo thì cái niềm tin với Phật cũng không đổi. Dầu có được bồng lên thiên giới mát lạnh thơm ngát thì niềm tin của thánh nhân cũng không vì vậy mà thay đổi.
 
Còn mình cái môi trường sống nó tác động mình lớn dữ lắm.
 
Phải nói thiệt, nói vô tư, không có ý gì.
 
Một ông pháp sư có cái ngoại hình nó ảnh hưởng tới bài giảng rất là nhiều. Tôi nhìn, tôi thấy thầy Phước Tiến, thầy Minh Niệm, thầy Pháp Hòa, tôi nhìn tôi còn mê. "Thôi chết rồi, ổng giảng bài vậy, ai mời mình nữa Trời?"

Tôi rất là thích thầy Pháp Hòa. Thích nhìn thầy lắm. Thầy có cách giỡn rất là dễ thương mà giọng nói của thầy … Tui về, tui phải soi lại mình. Mình bóng hả Trời? 

Tui thích thầy Pháp Hòa lắm. Tui nói mình được như ông này là mình khỏe, cả tám cái thiền viện Kalama tui cất còn được mà.
 
Cho nên môi trường rất quan trọng.
 
Các vị nhớ tiền nghiệp nó dẫn mình đến môi trường nào là cái khuynh hướng tâm lý của mình nó được kích thích rất là nhiều.
 
Tu Tứ Niệm Xứ là gì ? Một cách rất là đơn giản tu Tứ Niệm Xứ là quan tâm đến chữ How và chữ What.
1.  How là thân tâm tôi nó đang activity như thế nào.
2.  What là những gì nó đang xuất hiện.
 
Nguyên cái pháp môn tứ niệm xứ chỉ là hành trình phát hiện How và What.
 
Có hiểu chưa ?
 
Chứ còn bàn tán cao siêu nhức đầu lắm. Tứ Niệm Xứ chỉ là hai chữ How và What thôi. Và chính vì anh sống chánh niệm cho nên anh mới kịp thời phát hiện ra mình đang thích cái gì và ghét cái gì. Và anh luôn luôn anh nhớ dùm tôi cái này :
 
Trong từng phút trôi qua, điều ta thích và cái ta ghét chính là con đường dẫn ta về đâu đó.
 
Đây chính là lý do vì đâu trong hai mươi bốn duyên có một cái Đạo Duyên.
 
Đạo Duyên
Đạo Duyên có nghĩa là dầu muốn dầu không dầu vô tình hay hữu ý trong từng phút trôi qua ta luôn luôn đang có mặt trên một con đường dẫn về đâu đó.
 
Nghe kịp này không ta? Cái câu này vô cùng vô cùng và vô cùng quan trọng. Tôi nhắc lại ba lần vô cùng vô cùng vô cùng quan trọng.
 
Trong từng phút trôi qua dầu ta có biết hay không biết thì ta cũng đang kín đáo, lặng lẽ, âm thầm có mặt trên con đường dẫn về đâu đó.
 
Vì sao vậy ?
 
Vì trong từng phút trôi qua ta đang sống với cái thích và ghét cái gì đó. Tôi đang ngồi mà tôi thấy cái chỗ ngồi tôi nó cứng quá, khi tôi có cái tôi bực mình với cái chỗ ngồi có nghĩa là tôi đang… cho nên nghe kỹ cái này.
 
·       Tôi thích ăn ngon, mà tôi thiếu công đức, kiếp sau sanh ra tôi là loài ăn tạp.
·       Tôi thích mặc đẹp, lụa là phấn son mỹ phẩm nữ trang mà tôi không có tu, kiếp sau chúng ta sinh ra là cái loài diêm dúa lòe loẹt sặc sỡ.
 
Từng cái thích cái ghét là nó rất là quan trọng. Mà mình không có tu Tứ Niệm Xứ mình không có ngờ được: “Ồ, thì ra trong từng phút tôi đang kiến tạo một thế giới để tôi về, tôi đang có mặt trên con đường dẫn về đâu đó.” Và những thứ ấy đều được khởi đi với những điều ta thích và ta ghét.
 
Như vậy thì rõ ràng là mình có thể can thiệp vào cái tiền nghiệp mà. Phải không ?
 
Tức là tiền nghiệp của kiếp này mình không có can thiệp được, nhưng mà mình có thể can thiệp cái tiền nghiệp của kiếp tới.
 
Đã hiểu cái tiền nghiệp đó chưa ? Tức là,
1.  kiếp trước nó là tiền nghiệp của kiếp này
2.  nhưng kiếp này nó là tiền nghiệp của kiếp sau.
 
Thì cái tiền kiếp này mình không có chỉnh được nhưng mình chuyển được cái tiền của kiếp sau. Bà kia bả cứ nghĩ tiền là của quá khứ không.
 
(còn tiếp)
Reply
(tt và hết) Sư Toại Khanh Giảng Khái Quát về Tâm Pháp (3-3)

 
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=y3t5VtytobE&abt=Kh%C3%A1i+qu%C3%A1t+v%E1%BB%81+T%C3%A2m+Ph%C3%A1p
 
Có những cái từ mà người mình không có hiểu, cho nên mình cứ cãi nhau tới Tết, chổng mông mà cãi.

Thí dụ như, Việt Nam mình chín mươi lăm phần trăm hiểu cái chữ đầu thai rất là kỳ, đầu thai là phải sanh làm người mới gọi là đầu thai. Cho nên họ mới nói với tôi như thế này: “Sư ơi! Nói là chết là đi đầu thai liền mà sao má con chết rồi cứ luẩn quẩn trong nhà không à.” Tôi nói là “Bả đã đi rồi nhưng mà quốc tịch của bả khác cái quốc tịch của cô thôi.” Hiểu không ? Dầu làm trùn, làm dế, hay làm ma, làm quỷ, làm trời, làm người, làm chư thiên, tất cả họ đã đi, họ đã vô rồi, đã có quốc tịch rồi. Có điều cái quốc tịch họ khác quốc tịch mình. Mà mình cứ hiểu cái chữ đầu thai là làm người mới gọi là đầu thai.


Đó là cái hiểu lầm mà Phật tử Việt nam đa phần, chín mươi chín phẩy chín phần trăm. Tôi muốn bài giảng này sẽ lọt vào tai nhiều người.

 
Sẵn bài giảng này tôi móc một cái nhiều luôn.
 
Vô Ngã
Đó là, họ hỏi vậy chứ : “Đạo Phật nói Vô ngã, mọi thứ là do lắp ráp không có ông A bà B nào hết. Như vậy, ai làm nghiệp xấu và ai hưởng quả lành quả tốt?”
 
Hiểu không ?
 
Họ đòi phải có cái ai, phải có cái người, phải có cái somebody. Họ đòi phải có cái somebody.
 
Họ quên cái công thức mà tôi nói:
 
1.  Khi chưa biết đạo, ta thấy đời mình là một line, một đường thẳng.
2.  Biết đạo ba mớ thì mình thấy mình là spot, tức là một đốm.
3.  Hành đạo thì mình thấy mình là dot chấm chấm.
4.  Nhiều chấm cộng lại thì thành ra thằng A thằng B.
 
Có bốn chấm cộng lại nó, cứ bốn chấm ráp lại thành ra đời người. Bốn chấm tức là : Buồn – Vui – Thiện – Ác.
 
Nghe kịp không ? Về nghe kỹ bài này.

06/06/2020 - 10:14 – vuihtv
 
1.  Buồn đời này là quả của ác đời trước.
2.  Vui đời này là quả của thiện đời trước.
3.  Thiện đời này là nhân vui đời sau.
4.  Ác đời này là nhân khổ đời sau.
 
 
Như vậy thì nhân quả có nghĩa là trong một trăm năm đời các vị sống quay quần với bốn cái thứ này đúng hay sai ? Yeah. Thiện ác buồn vui, thiện ác buồn vui.
 
Buồn Vui
Buồn là gì ? Buồn mà hiểu là sadness thì nó kỳ lắm.
 
Buồn hiểu chung là cái gì không vừa ý là buồn. Kể cả cái giận cũng xếp chung vô cái buồn ở đây.
 
Còn vui là những gì làm cho thân thể thoải mái, tâm ý vui vẻ thì tui gom chúng nó là vui.
 
Như vậy thì buồn vui thiện ác đời này, bốn cái chấm này bốn cái dot này nè nó cộng lại thành một bức tranh nó mang tên là Nguyễn thị Tý, Lê văn Tèo.

Ở đây ai có biết chút ít khoa học thì biết. Một bức tranh nếu phóng ra một ngàn lần thì nó không còn là nó một bức tranh nó toàn là những dấu chấm nho nhỏ có đúng không ? Biết thì gật, không biết thì đừng gật. Phóng to to lên. Ở đây có cái magnifier đó, quý vị lúp lên một cái là nó như lời tôi nói. Nó toàn là chấm. Khi mình lấy kính lúp ra thì mình thấy nó là kẻ hình.
 
Có hiểu không ? Cái đó rất là quan trọng.
 
Sẵn đây tôi kể hầu quý vị một câu chuyện rất là quan trọng. Hai anh thanh niên đi camping, camping là gì ta ? Cắm trại á. Hai anh em ngủ nửa khuya anh David mới kêu anh Henry: “Này mày có thấy gì không?” Thằng Henry nó mới nói: “Có thấy gì đâu ?” Nó nói: “Mày nhìn kỹ lại coi.” Nó nói thì trời nhiều sao mai nắng. Nó nói: “Mày nhìn kỹ lại coi.” “Thì đó mai nắng á. Bua nay nhiều sao.” Cái nó kêu: “Không cái lều mất rồi.”
 
Có hiểu không ?
 
Có nghĩa là chúng ta có hai cách nhìn cái thế giới này. Cách nhìn của thằng kia là nó nhìn lên trời, nó đang ngủ cái hỏi: “Ry ry mày nhìn thấy gì không ?” “Có gì đâu mà nhìn mai nắng chứ có gì đâu.” Nghĩa là nó đem bao nhiêu kiến thức về khoa học. Thằng kia nó nói không mày nhìn kỹ lại coi. Nó vẫn một mực không hiểu. “Trời nhiều sao chứ có cái gì?” “Không, cái lều mất rồi.”
 
Có nghĩa là:
 
Chúng ta sống đời sống chúng ta học đủ thứ, mà cái cần nhìn nhất chúng ta không chịu nhìn.
 
Khi anh không chịu nhìn kỹ thì anh không thể hiểu được cái line, cái spot và cái dot.
 
Quý vị hiểu chưa ?

Cứ đi chùa hồi xưa đó.
 
Trước khi biết đạo là mình cứ chạy theo cái mình thích, và trốn cái mình ghét đúng không? Biết ba mớ rồi không có quan tâm không trốn khổ tìm vui không theo thích ghét nữa mà chỉ biết thiện và bất thiện, làm lành lánh dữ. Nghe kịp không ta ?
 
1.  Chưa biết đạo thì trốn khổ tìm vui.
2.  Biết đạo rồi thì làm lành lánh dữ.
3.  Tới lúc hành đạo thì sao ? Thiện ác buồn vui gom chung lại là đều là cái để quan sát.

Chưa có biết đạo thì trốn khổ tìm vui, đi theo cái thích và né cái ghét.

Biết đạo rồi thì làm lành lánh dữ .


Mà tới lúc hành Tứ Niệm Xứ thì không còn quan tâm thiện ác buồn vui nữa, thích ghét thiện ác nữa, mà chỉ quan tâm cái gì xảy đến, biết. Chỉ nhìn thôi.
 
Tại sao cái bước này ba nó hay ?
 
Bởi vì cái này, khi mà anh quan tâm tới làm lành lánh dữ, thì có lúc anh tu, có lúc anh không tu. Đúng không ?
 
Nhưng mà khi cái anh quan sát cả bốn thứ này thì lúc nào anh cũng quan sát hết.

Cho nên cái người mà hiểu đạo tới nơi, họ đi vô toa lét họ vẫn tiếp tục tu.
 
Còn cái anh mà không biết thì chỉ
·       lúc nào anh ngồi trước bàn Phật anh mới tu.
·       Khi nào cầm cuốn Kinh anh mới tu.
·       Khi nào anh xếp bằng anh ngồi thiền anh mới tu.
·       Khi nào anh chắp tay anh mới tu,
·       cái miệng tụng kinh anh mới tu,
·       anh banh lỗ tai ra nghe pháp anh mới tu.
 
Còn riêng cái người tu chánh niệm thì không. Nó đỏ mặt nó rặn nó vẫn tu. Tôi không hề đùa ở đây. Nó rặn đỏ mặt vì nó rặn trong chánh niệm, nó tám nó vẫn tu.
 
Trong khi cái tên mà không hiểu cái này. Là phải áo tràng áo lạp. tùm lum hết mới tu. Cạo bóng lưỡng mới tu. Ngồi xếp bằng mới tu. Lạy Phật mới tu. Chỗ trang nghiêm mới tu. Có mùi nhang, có tiếng chuông mới tu. Hiểu không ?
 
Chính vì nó đòi hình thức quá cho nên: “Ở ngoài áo lam, ở trong dao lam” nó không biết.
 
Cho nên điểm quan trọng của pháp môn Tứ Niệm Xứ là
-     Ngày xưa chưa biết đạo ta chạy trốn khổ tìm vui.
-     Biết đạo rồi ta làm lành lánh dữ.
-     Biết thêm một tí nữa rốt ráo hơn thì thiện ác buồn vui đều là cái để ta nhìn.
 
Và nên nhớ ta chứng thánh:
-     không phải do trốn khổ tìm vui.
-     cũng không phải do làm lành lánh dữ
-     mà do ta quan sát cả bốn thứ đó để thấy rằng Nhân Quả đều là khổ hết.
 
Hiểu không?
 
Tui thấy có người gật mà không hiểu.
 
Khi
1.  anh thấy cả nhân quả đều là khổ,
2.  anh thấy cả nụ cười và nước mắt đều là khổ.
3.  nếu cả nụ cười và nước mắt đều là khổ thì nhân thiện nhân ác đều là nhân khổ như nhau.
 
Bây giờ có hiểu tại sao nụ cười nước mắt đều là khổ không ?
 
Nước mắt là khổ thì dễ hiểu rồi.
 
Nhưng lại tại sao nụ cười nó là khổ ?
1.  một là kiếm nó rất là khó,
2.  hai là có được nó rồi nó không có bền.
 
Nghe kịp chưa ? Cái này mới ghê.
 
Hạnh phúc có được từ cái mình thích, đúng không?
Mà hễ có cái mình thích thì có cái mình ghét ngược lại, đúng không ?
 
Khi tôi thích mát thì tôi sẽ khổ khi bị nóng. Tôi thương người đó quá khi tôi xa người đó tôi bị (đáp: buồn).
 
Bây giờ hiểu chưa?
 
Khi tôi thích cái gì đó thì có nghĩa là tự nhiên nó sẽ nảy ra cái ghét nằm sau lưng cái thích đó. Có hiểu không ?
 
Trước đây, tôi về cái đạo tràng này tôi chưa bao giờ tôi bị khổ hết. Tôi về đây tôi chỉ ngó đồng hồ trông rảnh là tôi dzọt. Đúng không ?
Nhưng mà đến sau này, một ngày, khi tôi phải lòng cái cô này, kêu cổ đừng nói ra. Hiểu chưa ? Bây giờ hiểu chữ khổ chưa?
 
Tôi nói bắt đầu lớp giảng mà tôi chờ sao cô không thấy. Chín rưỡi. Mười rưỡi rồi mà cô không tới. Là lòng cứ ngay ngáy. chết rồi ngày Thứ Bảy mình bay. Sợ một mai .. đường trần gian ai nhường bước em đi. Cứ nghĩ chừng đó thôi làm sao tôi yên được? Quý vị có hiểu không ? Mà cái khổ từ đâu nó ra ? Vì tui thương bà này.

Có nhiều chỗ mà đi dạy học tôi trông đi, chứ tui không có muốn. Tui trông đi là sao ? Nóng, học thì lèo tèo mặt bơ mặt phờ nhiều quá.

Có những chỗ tôi sợ đến giờ phải đi, vì cái chỗ đó dễ thương quá, dạy người ta hiểu nhiều lắm. Rảnh có một tên len lén chở đi chơi. Cảnh đẹp người dễ thương nhiều chỗ đi. Tui dạy mà ngay ngáy gần tới ngày đi rồi hả Trời? Uổng quá. Thời gian trôi đi nhanh quá. Ước sao con tàu đừng đi.
 
Trong khi đó có những chỗ tôi nhìn đồng hồ mà tui nghi nó hết pin không á. Hoặc là đồng hồ nó vẫn quay vẫn theo cái nhịp độ tốc độ cũ mà vì tôi chán quá.

06/06/2020 - 10:17 - vuihtv

Có những người họ tới gặp tôi mà họ đeo đồng hồ, tôi kêu họ tháo ra đi. Tôi không muốn họ coi đồng hồ. Vì sao? Vì tôi thương họ. Có những người họ tới, tôi lấy cái đồng hồ treo tường để trước mặt họ cho họ thấy.
 
Hôm qua, một cô Phật tử đến thăm tôi. Cổ là người học ở đây. Tôi cũng thương cũng quý cổ. Nhưng hôm qua tôi có cái hẹn, phải đi mua sách. Tôi hẹn người chở đi mua sách. Sư cô chở tôi đi mua sách. Mình nóng ruột đi là bởi vì ngày mà tôi có thể đi được chỉ là ngày hôm qua, bởi vì từ nay về sau tôi bận suốt mà. Bận suốt..

Mà cổ tới cô thăm mà cổ nói lê thê. Cuối cùng tôi phải nói thiệt: “Tôi quý đạo tâm cô lắm. Tôi thấy cô hiếu học tôi quý lắm, nhưng mà cô đến thăm lâu quá, tôi nóng ruột lắm.” Tội nghiệp cổ cổ sắp bay. Mà cổ nói thiệt: “Trời ơi đến thăm Sư lâu một chút mà bây giờ thời gian bay chưa tới. Mà sư đuổi con thì thôi con đi.”
 
Hồi đó trước năm 50 đó tôi cả nể lắm. Bây giờ tôi không muốn mất thời gian Frozen blood rồi. Không muốn mất thời gian cho mấy cuộc bầu bạn. Sợ buồn ạ. Tôi nể riết, rồi không ai thèm nể tui hết. Riết rồi bực không thèm nể nữa.

Các vị tưởng tượng, cái chuyện này tôi kể hoài. Hai giờ sáng gọi phone cho tôi, mà tui alo, “Sao Sư thức khuya vậy ?” Các vị tin không ? Các vị tin trên đời có cái người nó vô duyên như vậy không ? Hai giờ sáng mà nó kêu mình Alo.  Nó hỏi: “Sao thức khuya vậy?” Tôi biết đó người quen tui. Tui nói: “Thưa má con đang ngủ má kêu đó.” Nghĩ sao mà tôi thức giờ này? Mà nó nghĩ làm sao nó hỏi sao thức khuya vậy. Mà còn biết đường nó hỏi khỏe không ? Tôi nói: “Khỏe đang ngủ khỏe thức dậy mệt rồi.” Khủng khiếp.
 
Cho nên từ đó không hề cả nể nữa. phang thẳng băng. Kể từ đó, người ta là “lòng lang dạ sói”, còn tui là “mặt người ruột ngựa”, thẳng băng à. Không có nhường nữa. Không có nương nữa.
 
Tôi trở lại.
 
Tôi nói nhiều cho bà con hiểu cái quan hệ chữ duyên.
 
Tôi nói nhiều bà con có để ý không ? Tôi nói toàn là chữ duyên:
1.  Chữ duyên đối với đời sống của chúng ta.
2.  Chữ duyên trong quan hệ với nghiệp lý.
3.  Chữ duyên trong tinh thần tu học.
4.  Chữ duyên trong đạo lộ giải thoát nó quan hệ chặt chẽ như thế nào.
 
Trong từng phút trôi qua chúng ta thích cái gì chúng ta ghét cái gì thì chính cái thích và ghét đó nó là cái duyên đưa chúng ta về đâu đó. Chưa hết cái kiểu sống của ta nó chính là con đường đưa cho ta đi đọa. mà kiểu sống ở đây chính là thích và ghét đúng không ta ?
 
Năm Dục
Trong Kinh nói rất rõ: thích thú và bất mãn trong năm dục đưa ta về cõi dục.
 
Chắc phải ghi rồi quá.
 
Thích thú và bất mãn trong năm dục.
 
Biết năm dục không ?
 
năm dục tức là năm thứ vật chất á : sắc thinh khí vị xúc được gọi là năm dục. cô quấn khăn cô không có biết chữ đó hả cô ? Có một lần tui giảng có hai ba cô quấn khăn, tui kêu cô quấn khăn hỏi khăn nào, tui nói khăn cũ. Thay vì kêu màu gì, mà mình nghĩ sao mình kêu “khăn mới” “khăn cũ” cái bả giận.

Thích thú và bất mãn trong năm trần vật chất thì đưa ta quay lại với cõi dục mà
 
Cõi dục
Cõi dục là gì? Là cái cõi mà sống xà quần, sống chết buồn vui với năm thứ chất gọi là cõi dục. Sống chết buồn vui trong năm dục.
 
-      Khi ta thích thú hay bất mãn với năm trần vật chất thì ta quay về cõi dục, xong chưa ?
-     bất mãn trong năm dục, nhưng lại thích thú trong thiền thì sanh về các cõi phạm thiên.
 
Xong chưa ?
 
đúng ra cái chữ bất mãn tôi không có muốn dùng. Nhưng mà để diễn cho nó dễ nhớ, chứ chữ bất mãn xài đây nó không có được chuẩn lắm nhưng mà cứ hiểu nôm na nó có nghĩa là không có thích á. Vậy thôi. Bất mãn trong năm dục nhưng lại là thích thú trong thiền thì là đưa ta về cõi phạm thiên.
 
-      chán sợ cả dục lẫn thiền thì mới chứng thánh không còn sanh tử. Chán sợ cả dục lẫn thiền thì mới chứng thánh được.
 
Các vị có biết cái chuyện khó tin là, tôi biết cái này,
 
Những người nghe lạ chắc họ nhảy xổm.
 
Họ tưởng là ngồi lim dim, rồi ly dục không hưởng thụ không vợ chồng không yêu thương không nhà cửa chỉ đam mê trong thiền họ tưởng cái đó là cao siêu lắm.
 
Nhưng mà nói theo A Tỳ Đàm: Chỉ khi nào anh chán sợ cái sự có mặt trong cái Tam Giới này, cái đó mới đáng kể.
 
Chứ còn anh chán trong dục, mà anh đam mê trong thiền thì nó giống như cái cành cây trong cái cội cây. Đứa thích củ, đứa thích rễ.
 
Cho nên thấy ngồi thiền thấy nó sang thiệt đó, nhưng nếu nó đam mê trong đó, không nghĩ gì chuyện giải thoát, thì nó the same. The same. Ở đây tôi cố ý không xài chữ cao thấp luôn. Mà tôi xài chữ the same.
 
Chẳng qua nó giống như một căn nhà đang cháy. Đứa chun xuống sàn, đứa leo lên nóc nhà, đứa chun vô closet, đứa chun vô nhà tắm. Rõ ràng đứa leo lên nóc nó cao hơn mấy đứa ở dưới. Rồi tới hồi nó chạy rụi rồi, thì hình như một dĩa muối tiêu chanh là giống nhau hết. Có hiểu không ?

Cho nên nếu nói theo lý tưởng giải thoát thì thích thiền hay thích dục đều là the same, là vì đều là sự quẩn quanh, dầu dép tổ ong hay dép da của Ý đều là footwear hết. Đúng không ? Dĩ nhiên trong một cái phân biệt nào đó thì mình thấy mang giày Ý khác đôi dép tổ ong.
 
Biết dép tổ ong không ta ? Dép tổ ong là cái loại dép nhựa mà nói đại để coi cái dép bằng nhựa mà nó có lỗ lỗ lỗ lỗ. Tại sao tôi lựa đôi đó, Vì Việt nam mà lựa cái đôi đó là nó tiêu biểu cho bình dân. Chứ tôi cũng không biết sao kêu tổ ong nữa. Tui thấy đâu có giống đâu.

Như vậy các vị nhìn kỹ đi cả ba cái này đều là duyên phải không?
Thích và ghét đều là duyên phải không ?
Thích thú trong năm trần vật chất, thích thú và bất mãn trong năm trần vật chất đó là duyên để đưa ta quay lại trong cõi dục.
Ghét dục mà thích thiền thì là duyên đưa ta về cõi Phạm Thiên.
 
Mà cõi Phạm Thiên sống hết tuổi thọ thì sao ta ?
 
Trở về cõi dục, nó khổ vậy đó.
 
Rồi cái thứ ba phải chán sợ sự có mặt cả dục lẫn thiền thì mới chứng thánh.
Và hôm nay tôi nhìn bà con, tôi
có những chỗ, người tu có bốn cái vô lượng tâm là từ bi hỷ xả.
Có những chỗ thì tôi nhìn họ tôi có tâm hỷ,
có những chỗ tôi nhìn tôi họ tôi có tâm bi
có chỗ thì tôi nhìn họ tôi có tâm xả.
 
Tâm bi là tôi nhìn người ta thấy người ta khổ với Nhân xấu Quả xấu mình có tâm bi. Quả xấu là người ta biết nghèo bị bệnh thì gọi là Quả xấu. còn Nhân xấu là thấy ta sống bất thiện. Trong trường hợp đó mình gọi là có tâm bi.
 
Tâm bi là tâm trắc ẩn bất nhẫn khi thấy người ta sống với nhân xấu quả xấu.
 
Tâm hỷ là mình vui khi thấy người ta sống với nhân tốt và quả tốt.
 
Ở đây tôi nhìn bà con tôi thấy gì có nghĩa là thôi kệ ….

Okay.
 
Tứ Niệm Xứ
Tôi phải quẹo qua một bên, Ở đây tôi đang nói chuyện rất là khó hiểu. Nhưng mà lỡ quẹo qua thì nói luôn là
 
1.  khi chưa chán sợ sanh tử thì ta còn có lòng mong mỏi được về cảnh giới này cảnh giới kia
2.   khi ta thấy rằng sự có mặt này nó là gánh nặng thì ta chỉ nghĩ đến việc kết thúc chấm dứt nó càng sớm càng tốt.

Tại sao phải tu Tứ Niệm Xứ?
Vì chỉ có người tu Tứ Niệm Xứ họ mới thấy được sự có mặt của cái này dầu là phàm hay thánh đều là gánh nặng. Do có cái cục này bệnh hoạn tai nạn nó mới dính liền đúng không ta ? Có hiểu không ?

Tui hỏi thiệt bà con giờ nếu mà có cái nút on off. Bấm một cái là mình trở thành một làn khói, quý vị có muốn không ? Tui bấm liền.
 
Quý vị biết, khi tôi trở thành một làn khói là đầu tiên, khi tôi ra đường,
tôi không sợ bị accident này,
tôi không quan tâm anh thấy gì này,
tui không sợ nực tui sợ lạnh này.
 
Trong Kinh nói này mới ghê: Tùy thuộc vào cấu tạo sinh học của tấm thân này mà đời sống tâm lý của chúng ta nó được quyết định ra sao.
 
Khái niệm vinh nhục nó có ở thế giới thấp thôi. Có biết vinh nhục không ? Bà coi thường tui, bà coi thường tui không giàu, bà coi thường …bà thần tượng tôi. Tất cả những khái niệm đó chỉ có ở cõi thấp thôi.
 
Trên Phạm Thiên không có. Vì sao ?
những khái niệm vinh nhục khen chê nó gắn liền với năm dục. Người không thiết tha với mắt nhìn, mũi ngửi, thân xúc chạm, người không có thiết tha với năm cái này thì chuyện khen chê nó không thành vấn đề lắm. Nhớ kỹ cái này.

Và cái chuyện này phải nhớ, tên nào khoái khen tới hồi bị chê khóc đỏ con mắt.

Hôm nay kẻ nào khoái ngọt tới hồi đắng là chịu không nổi.

Đây là những câu kinh bằng vàng phải xăm lên người, nha.

- Kẻ nào thích khen mai này bị chê chịu không nổi.
- Kẻ nào thích ngọt tới hồi đắng chịu không nổi.
- Kẻ nào quá khoái êm ái sung sướng tới hồi bị thử thách đau khổ chịu không nổi.

Có hiểu chuyện đó không? Và còn chuyện này nữa,

Khi nào anh còn thấy sự hiện hữu của anh là hay hay thì anh chưa có sự chán sợ. Và anh chưa có sự chán sợ thì anh đừng nói tôi là một Phật tử, bởi vì, Phật tử đúng nghĩa phải là người có khái niệm về bốn đế. Tứ diệu đế đó.

06/06/2020 - 10:21 - vuihtv

Tứ diệu đế
Bốn đế là gì?
 
Cái đế đầu tiên là khổ đế. Khổ đế là mọi sự có mặt đều là khổ.
Cái thứ hai, mình thích cái gì cũng là thích trong khổ.
Cái thứ ba muốn hết khổ thì không còn thích cái gì nữa.
Cái thứ tư khi anh hiểu được ba điều đầu đó chính là con đường thoát khổ.
 
Các vị không nghe tôi nhắc đến Bát Chánh Đạo, vì Bát Chánh Đạo chính là nhận thức ba cái đế trước. Không nghe ổng nói Đạo đế, không nghe ổng nhắc tới Bát Chánh Đạo, là vì sao? Là vì khi anh sống bằng ba cái nhận thức trước chính là đang thực hành Bát Chánh Đạo.

Các vị luôn luôn nhớ rằng: mọi thứ là khổ, thích cái gì cũng là thích trong khổ, muốn thoát khổ thì đừng thích trong khổ nữa. Khi mà anh chưa thấy được sự hiện hữu của cái này là gánh nặng thì anh còn có cái gì đó để anh nắm nó. Mà khi anh còn chỗ để anh nắm thì anh không khá nổi, bởi vì anh phải chán sợ, phải tránh. Trong Kinh Đức Phật nói tránh sự hiện hữu như là như tránh phân vậy.
 
Có lần Đức Phật nói với Ngài Xá Lợi Phất như thế này: “Này Xá Lợi Phất, giống như một miếng gỗ, một cái que nhỏ mà nó dính phân, thì ta nói rằng, dầu cái que đó nó nhỏ cách mấy, cái que đó nó nhỏ mà miếng phân dầu nó ít oi như thế nào thì vẫn là cái gì đó đáng gớm.”
 
Cái tăm xỉa răng mình quét miếng phân coi. Chịu không nổi.

Mọi hiện hữu dầu vi tế đến mấy thì cũng đều là đáng chán.

Ngày tôi còn nhỏ tôi không hiểu. Tôi nói Ngài đắc A la hán, Ngài là Thánh, Ngài là Phật thì Ngài nói vậy.
 
Ở tuổi này thì tôi tuyệt đối, tôi thấm thía cái điều đó theo chuẩn mực của phàm phu tôi hiểu. Bởi vì trong Kinh nói rất rõ điều này:
 
Cái hiện hữu vi tế nhất cao cấp nhất lâu bền nhất trong Tam Giới chính là đời sống của vị Phạm Thiên trên cõi phi tưởng phi phi tưởng, cõi thiền cao nhất; nhưng mà khi sống hết tuổi thọ trên đó thì vị ây cũng phải quay về cõi thấp nhất. Trong bộ Tỳ Bà Sa, đạo sĩ A Tư Đà, khi gặp Bồ Tát, ổng khóc ba tiếng cười ba tiếng đó. Lúc đó ổng 120 tuổi rồi. thì ổng mới biết ổng còn sống 7 ngày, không đủ duyên gặp Phật nên ổng khóc ba tiếng vì ổng tiếc. Lúc đầu ổng không muốn khóc, là ổng muốn làm cái lạ cho vua Tịnh Phạn hỏi. Vua Tịnh Phạn hỏi: “Tại sao sư phụ (vua Tịnh Phạn kêu ông là sư phụ) khóc ba tiếng rồi cười ba tiếng? Ổng nói ổng khóc ba tiếng vì “ta không đủ duyên do duyên mỏng phận bạc nên không có cơ hội gặp Đức Chánh Đẳng Chánh Giác. Vị hoàng tử đang đứng trên tay ngài chính là vị Phật. Ba mươi lăm năm nữa là thành Phật. Ta không đủ duyên lành.”

Ta cười là vì thế giới kể từ hôm nay là better, vì có một vị Phật. Trong Tỳ Bà Sa nói là 7 ngày sau vị ấy tịch, sanh về cõi phi phi tưởng sống tám mươi bốn ngàn đại kiếp đi theo nghiệp cũ. Sau qua một kiếp độn (kiếp độn tức là từ cõi phạm thiên xuống không có đọa xuống mà có một cái kiếp lành nào đó, thân người thân chư thiên gì đó), ổng trở thành con dòi./.
 
(Hết)


 
Reply
bạn LTP,

Sư hay lập lại mấy con số 13 14 25 ... trong các bài giảng khác


- Cái biết đơn thuần không thiện ác (bare knowing) + 13 tâm sở trung hòa + 14 tâm sở bất thiện = Tâm bất thiện

- Cái biết đơn thuần không thiện ác + 13 tâm sở trung hoà + 25 tâm sở tịnh hảo = Tâm lành.
Reply
(2021-11-29, 09:52 AM)abc Wrote: bạn LTP,

Sư hay lập lại mấy con số 13 14 25 ... trong các bài giảng khác


- Cái biết đơn thuần không thiện ác (bare knowing) + 13 tâm sở trung hòa + 14 tâm sở bất thiện = Tâm bất thiện

- Cái biết đơn thuần không thiện ác + 13 tâm sở trung hoà + 25 tâm sở tịnh hảo = Tâm lành.

Sadhu .  Sadhu .  Sadhu .

Khoảng vài hôm trước, có bài được ghi đại loại như sau:
1+13+14 
1+13+25  

Đọc xong, LTP không biết Sư nói cái chi chi, tuy cũng đoán là Sư đang nói về Vi Diệu Pháp, nhưng quên mất mấy con số đó có nghĩa gì .  Trong tâm, LTP tự nhủ mình phải ôn lại bài VDP sau khi học xong bài giảng của Sư, nhưng quên mất tiêu.  Sau đó vài hôm, LTP lại thấy đuợc trong bài giảng khác có chi tiết về tâm sở của các con số đó .  

Trời ơi, ta nói mình mừng gì đâu, bác abc ạ Shy .
Reply
Heart 
(2021-11-28, 09:54 PM)abc Wrote: Kinh nói chỉ có Phật trí Toàn Giác mới có thể trình bày rốt ráo giáo lý Duyên Hệ này và chỉ có giáo lý Duyên Hệ mới là bản chất tận cùng của thế giới  (SGN)

bởi vậy lùng bùng là đúng rồi

nói vậy chứ mỗi lần xem-đọc-học lại thì mỗi lần đều cảm nhận khác đi một chút

Nhìn bài giảng một tràng dài Mi.... ngán  Shy  Thỉnh thoảng Mi vào đọc những  phần tóm lược của a.LTP thấy đỡ choáng hơn  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c  Smiling-face-with-halo4  Heavy-black-heart4

Dạ đúng vậy, nhiều bài giảng, nghe rồi, đọc rồi nhưng mỗi khi nghe hay đọc lại là mỗi lần có những cảm nhận khác nhau . Chắc có lẽ cảm xúc của mình mỗi lúc mỗi khác chăng  Lol
Reply
(2021-11-29, 10:28 AM)Mi. Wrote: Nhìn bài giảng một tràng dài Mi.... ngán  Shy  Thỉnh thoảng Mi vào đọc những  phần tóm lược của a.LTP thấy đỡ choáng hơn  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c  Smiling-face-with-halo4  Heavy-black-heart4

Dạ đúng vậy, nhiều bài giảng, nghe rồi, đọc rồi nhưng mỗi khi nghe hay đọc lại là mỗi lần có những cảm nhận khác nhau . Chắc có lẽ cảm xúc của mình mỗi lúc mỗi khác chăng  Lol

Hello Thân chào Mị .  

Gặp Mị sau nhé  Tulip4 .
Reply
(2021-11-29, 10:17 AM)LeThanhPhong Wrote: Sadhu .  Sadhu .  Sadhu .

Khoảng vài hôm trước, có bài được ghi đại loại như sau:
1+13+14 
1+13+25  

Đọc xong, LTP không biết Sư nói cái chi chi, tuy cũng đoán là Sư đang nói về Vi Diệu Pháp, nhưng quên mất mấy con số đó có nghĩa gì .  Trong tâm, LTP tự nhủ mình phải ôn lại bài VDP sau khi học xong bài giảng của Sư, nhưng quên mất tiêu.  Sau đó vài hôm, LTP lại thấy đuợc trong bài giảng khác có chi tiết về tâm sở của các con số đó .  

Trời ơi, ta nói mình mừng gì đâu, bác abc ạ Shy .

Tôi nghe như tiếng ngoại quốc. Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c Tôi thấy bạn tôi học Vi Diệu Pháp
tôi đọc thử thấy như bị lạc vào Mê Hồn Trận. Chẳng hiểu mô tê chi hết. - KD Thumbs-up4
"Sáng nay thức dậy choàng thêm áo
Vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh".
Reply
(2021-11-29, 07:20 PM)Khuyết Danh Wrote: Tôi nghe như tiếng ngoại quốc.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c  Tôi thấy bạn tôi học Vi Diệu Pháp
tôi đọc thử thấy như bị lạc vào Mê Hồn Trận. Chẳng hiểu mô tê chi hết. - KD  Thumbs-up4

Nếu LTP học được, anh KD cũng dư sức học được thôi .   Shy

Cheer
Reply
Tui lâu lâu vẫn nghe Thầy Thích Pháp Hoà giảng. Thực tế, dí dõm, sâu sắc... Tui cảm thấy học hỏi được nhiều từ Thầy.

Reply
(2021-11-29, 09:03 PM)Ech Wrote: Tui lâu lâu vẫn nghe Thầy Thích Pháp Hoà giảng. Thực tế, dí dõm, sâu sắc... Tui cảm thấy học hỏi được nhiều từ Thầy.

Tui cũng tình cờ nghe thầy giảng, đúng như Ếch nhận xét rất thực tế giản dị và vui, tôi vẫn nhớ câu thầy trả lời mấy người đặt những câu hỏi kiểu "đu giây điện" ... "dạ sao đi không hỏi mấy người đó mà hỏi em  Lol "
Reply