"Chỉ có dòng sông mới hiểu được mình"
(2021-06-23, 07:07 AM)LeThanhPhong Wrote: Đồng ý với bạn RH.

Cái khó là "đừng ... quá", hay nói đúng ra là biết "điểm dừng".

Cheer

Chào bạn LeThanhPhong,

Sự tương đối trong cuộc sống lẫn tình yêu để giữ trạng thái cân bằng sẽ đem lại hiệu quả tốt.
Tương tâm thi thủy thanh trần sát
Chuyển hải triều âm tỉnh mộng hồn
Reply
Nếu thương yêu một người mà phải suy tới tính lui để giữ cân bằng thì khổ quá, nói cách khác là "kiểu tình" tính toán lời lỗ. 

Tôi nghĩ, chữ TÌNH trong đoạn đó chẳng khác chi chữ Si Mê, mà Mê thì đã có trong đoạn đó rồi.

Cho rằng bản chất tình yêu không xấu, thì phải phát triển cho nó phong phú dồi dào thì mới phải lẽ. Vì không xấu tức là tốt, là thiện lành. Phải hoàn thiện nó thì mới hợp lý chứ, phải không?

Riêng tôi đã trải qua dở dang về tình cảm, tôi cũng hiểu được chứ. Khi tôi thương yêu một người con gái, thì tôi chấp nhận. "Yêu là thừa nhận" mà. Nếu mai này người tôi yêu có thay lòng mà rời bỏ tôi đi, thì tôi cũng không có than trách trì chiết, níu kéo lại làm chi. Có lẽ mình không đủ phẩm chất hay điều kiện gì đó, nên người ta không còn thương mình nữa. Có hơi buồn một đổi, rồi cũng trôi qua. Nắm níu năn nỉ làm chi. Trái tim họ không còn nghĩ đến mình, thì cứ để họ đi. Có níu kéo ở lại thì đời sống cả hai cũng đâu có vui vẻ gì, chỉ làm buồn khổ nhau thôi, đồng sàng mà dị mộng. Với tôi, trong tình yêu tôi không có van xin quỳ lụy. Con tim nó có những cảm tính riêng mà, thì làm sao mà xin xỏ được?

Có một nhà văn hay học giả tây phương gì đó nói câu này mà tôi tâm đắc: "Người đàn ông lương thiện có thể yêu như một người điên, nhưng không có yêu như một người ngu ". Tôi không nói mình là người lương thiện, nhưng tôi thích câu nói này của ông.

Cheer
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
Rượu,  uống ít giúp tiêu hóa,  uống nhiều hại thân. Bệnh viện không ít người chết bởi hư gan do rượu.

Tình yêu, tình yêu không xấu, bản chất của tình yêu là sự hoà hợp nhiệm mầu. Nhưng yêu đến điên,  đến quyên sinh thì cũng như người nghiện rượu kia mà thôi. Hay là, ta cho đó là mục tiêu của cuộc đời,  ta xã thân phấn đấu để đạt được " Tình yêu hoàn thiện" , như những chiến sĩ Hồi giáo dũng mảnh, thì đây là thái độ của ta đối với tình yêu chứ không phải bản chất của tình yêu thật thụ. Đó là do ta đã bị nó khống chế đến mức độ nào.


Cheer
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Reply
(2021-06-25, 12:32 AM)RungHoang Wrote: Rượu,  uống ít giúp tiêu hóa,  uống nhiều hại thân. Bệnh viện không ít người chết bởi hư gan do rượu.

Tình yêu, tình yêu không xấu, bản chất của tình yêu là sự hoà hợp nhiệm mầu. Nhưng yêu đến điên,  đến quyên sinh thì cũng như người nghiện rượu kia mà thôi. Hay là, ta cho đó là mục tiêu của cuộc đời,  ta xã thân phấn đấu để đạt được " Tình yêu hoàn thiện" , như những chiến sĩ Hồi giáo dũng mảnh, thì đây là thái độ của ta đối với tình yêu chứ không phải bản chất của tình yêu thật thụ. Đó là do ta đã bị nó khống chế đến mức độ nào.


Cheer

"Làm người mê đừng mê quá sâu, mê quá sâu sẽ khó thức tỉnh. Lời đừng nói quá tận, nói tận rồi thì thương tổn nhau. Việc đừng quá tuyệt tình, tuyệt tình rồi khó có đường lui. Tình đừng đắm quá sâu, đắm chìm sâu càng khó thoát được. Lợi đừng coi quá nặng, đặt nặng rồi càng không sáng suốt."


Mr. Hoang à,

Hôm qua tôi đã đọc thí dụ về thuốc bổ, tôi hiểu chứ sao không, và post này thì lại đưa ra thí dụ thêm về rượu. Chưa hết, còn đồng hoá mấy tín đồ hồi giáo ôm bom là tình yêu thượng đế của họ.

Trước hết, chỉ là khác quan niệm thôi. Tôi xin gắng nói rõ một lần nữa ý của mình trong post này, và sau đó trả lại chủ thread. Trong cái đoạn màu xanh tôi trích lại bên trên, theo tôi dùng chữ Tình là không hợp lý, mà nên dùng chữ đam mê, tham đắm thì đúng hơn. Nói về tình yêu tình thương thì tôi đã nói trong 2 posts hôm qua, đã nêu ra cái suy nghĩ của mình rồi, hôm nay nói thêm bởi vì mấy cái ví dụ không hợp cách của RH.

Đặt trường hợp tôi và RH đều cho đó là chữ Tình (câu bôi đậm), thì RH mượn thuốc bổ, rượu để ví dụ so sánh, muốn diễn tả cái Tình cho người khác hiểu thêm thì okay. Nên nhớ, rượu và thuốc bổ không phải là tình. Cá nhân tôi không xem câu đó là tình yêu hay tình thương, tức là suy tư tôi khác RH. Nên không thể dùng thí dụ như vậy để lý luận so sánh được. Vì sao, vì khác bản chất. Tìnhh cảm thuộc về tâm, có cảm giác cảm xúc, còn thuốc bổ và rượu thuộc về vật chất vô cảm, vô tri; và cố gắng dùng thí dụ như vậy là sai cách, vì là như thế là đồng hoá tình yêu là rượu là thuốc bổ.

Tình yêu đem đến sự vui vẻ ấm áp, kết gắn con người lại với nhau, nó giúp người ta thông cảm và tha thứ với nhau. Còn yêu mà đến điên để quyên sinh thì nên xem lại, tại sao ta yêu mà ta điên? Có phải là mình yêu bản thân mình hơn là người kia, đối tượng mà mình thương yêu? Có phải là vì lòng chiếm hữu của mình quá nặng, để khi mất đối tượng thì mình bị hụt hẩng, đi đến điên loạn, tự vận? Lòng chiếm hữu là gì? Có phải là ích kỷ, si mê, bám dính vào đối tượng không? Si mê thì không phải là tình yêu rồi. Bản chất Si là không thiện lành, chính si mê khiến mình mù quáng, sầu khổ, đau đớn tự gây hại mình khi đối tượng bỏ mình mà đi.

Như hôm qua kia tôi đã nói, bản chất tình yêu là thiện lành (RH cũng cho nó là sự hoà hợp nhiệm mầu mà), thì mình nên phát triển nó, trải rộng mở lớn nó càng nhièu chừng nào càng tốt chừng nấy. Nếu người mình yêu thương bỏ mình mà đi, rồi mình nổi điên chửi bới hay chì chiết nặng nhẹ là tại mình yêu mình nhiều; yêu mình 8 mà yêu người kia có 2 thôi, và bản thân mình chưa phát triển tình yêu này đủ lớn. Thế nào là đủ lớn? Lấy thí dụ Anh A và cô B quen biết và thương nhau. Qua một thời gian, cô B nhận thấy tính tình, tư cách, và tiêu chuẩn hay điều kiện của anh A không như là cô đã từng nghĩ, rồi cô sinh lòng chán nản, khinh khi. Khi đã khinh rẻ rồi thì tình cảm cô dành cho anh không còn nữa, phai nhạt đi. Cô không còn cảm thấy bên nhau vui vẻ ấm áp như lúc đầu nữa, nên cô tỏ thái độ và lời nói với A. Anh A hiểu được, nhận thấy rằng mình không thể làm cho cô hạnh phúc, không thể làm chỗ nương tựa ấm áp cho cô, nên anh để cô ra đi. Anh A nhận thấy, quen với người đàn ông khác có thể khiến cho cô hạnh phúc, thì tại sao lại kíu kéo cô ở lại bên mình? 

Vậy, bản chất tình yêu là thiện lành, nó đem lại hoà hợp, vui vẻ, sự chia sẻ ấm lạnh giữa hai người nam nữ với nhau; nó giảm đi những phiền muộn, đau khổ, cô quạnh trong cuộc sống. Đó là cứu cánh của tình yêu. Mình càng phát triển nó rộng lớn bao nhiêu thì cái sự ích kỷ của mình giảm dần đi. Nếu mình không có thể làm cho người mình thương hạnh phúc thì mình hãy đừng nổi điên khi kẻ khác có thể mang lại niềm vui cho người ấy. Điên cuồng, loạn tâm loạn trí rồi tự gây hại mình không phải sinh khởi từ tình yêu.

Clinking-beer-mugs4


PS. Người đàn ông lương thiện, có thể yêu như một người điên, nhưng không yêu như một người ngu. -- La Rochefoucauld.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
(2021-06-25, 04:18 PM)anattā Wrote: "Làm người mê đừng mê quá sâu, mê quá sâu sẽ khó thức tỉnh. Lời đừng nói quá tận, nói tận rồi thì thương tổn nhau. Việc đừng quá tuyệt tình, tuyệt tình rồi khó có đường lui. Tình đừng đắm quá sâu, đắm chìm sâu càng khó thoát được. Lợi đừng coi quá nặng, đặt nặng rồi càng không sáng suốt."


Mr. Hoang à,

Hôm qua tôi đã đọc thí dụ về thuốc bổ, tôi hiểu chứ sao không, và post này thì lại đưa ra thí dụ thêm về rượu. Chưa hết, còn đồng hoá mấy tín đồ hồi giáo ôm bom là tình yêu thượng đế của họ.

Trước hết, chỉ là khác quan niệm thôi. Tôi xin gắng nói rõ một lần nữa ý của mình trong post này, và sau đó trả lại chủ thread. Trong cái đoạn màu xanh tôi trích lại bên trên, theo tôi dùng chữ Tình là không hợp lý, mà nên dùng chữ đam mê, tham đắm thì đúng hơn. Nói về tình yêu tình thương thì tôi đã nói trong 2 posts hôm qua, đã nêu ra cái suy nghĩ của mình rồi, hôm nay nói thêm bởi vì mấy cái ví dụ không hợp cách của RH.

Đặt trường hợp tôi và RH đều cho đó là chữ Tình (câu bôi đậm), thì RH mượn thuốc bổ, rượu để ví dụ so sánh, muốn diễn tả cái Tình cho người khác hiểu thêm thì okay. Nên nhớ, rượu và thuốc bổ không phải là tình. Cá nhân tôi không xem câu đó là tình yêu hay tình thương, tức là suy tư tôi khác RH. Nên không thể dùng thí dụ như vậy để lý luận so sánh được. Vì sao, vì khác bản chất. Tìnhh cảm thuộc về tâm, có cảm giác cảm xúc, còn thuốc bổ và rượu thuộc về vật chất vô cảm, vô tri; và cố gắng dùng thí dụ như vậy là sai cách, vì là như thế là đồng hoá tình yêu là rượu là thuốc bổ.

Tình yêu đem đến sự vui vẻ ấm áp, kết gắn con người lại với nhau, nó giúp người ta thông cảm và tha thứ với nhau. Còn yêu mà đến điên để quyên sinh thì nên xem lại, tại sao ta yêu mà ta điên? Có phải là mình yêu bản thân mình hơn là người kia, đối tượng mà mình thương yêu? Có phải là vì lòng chiếm hữu của mình quá nặng, để khi mất đối tượng thì mình bị hụt hẩng, đi đến điên loạn, tự vận? Lòng chiếm hữu là gì? Có phải là ích kỷ, si mê, bám dính vào đối tượng không? Si mê thì không phải là tình yêu rồi. Bản chất Si là không thiện lành, chính si mê khiến mình mù quáng, sầu khổ, đau đớn tự gây hại mình khi đối tượng bỏ mình mà đi.

Như hôm qua kia tôi đã nói, bản chất tình yêu là thiện lành (RH cũng cho nó là sự hoà hợp nhiệm mầu mà), thì mình nên phát triển nó, trải rộng mở lớn nó càng nhièu chừng nào càng tốt chừng nấy. Nếu người mình yêu thương bỏ mình mà đi, rồi mình nổi điên chửi bới hay chì chiết nặng nhẹ là tại mình yêu mình nhiều; yêu mình 8 mà yêu người kia có 2 thôi, và bản thân mình chưa phát triển tình yêu này đủ lớn. Thế nào là đủ lớn? Lấy thí dụ Anh A và cô B quen biết và thương nhau. Qua một thời gian, cô B nhận thấy tính tình, tư cách, và tiêu chuẩn hay điều kiện của anh A không như là cô đã từng nghĩ, rồi cô sinh lòng chán nản, khinh khi. Khi đã khinh rẻ rồi thì tình cảm cô dành cho anh không còn nữa, phai nhạt đi. Cô không còn cảm thấy bên nhau vui vẻ ấm áp như lúc đầu nữa, nên cô tỏ thái độ và lời nói với A. Anh A hiểu được, nhận thấy rằng mình không thể làm cho cô hạnh phúc, không thể làm chỗ nương tựa ấm áp cho cô, nên anh để cô ra đi. Anh A nhận thấy, quen với người đàn ông khác có thể khiến cho cô hạnh phúc, thì tại sao lại kíu kéo cô ở lại bên mình? 

Vậy, bản chất tình yêu là thiện lành, nó đem lại hoà hợp, vui vẻ, sự chia sẻ ấm lạnh giữa hai người nam nữ với nhau; nó giảm đi những phiền muộn, đau khổ, cô quạnh trong cuộc sống. Đó là cứu cánh của tình yêu. Mình càng phát triển nó rộng lớn bao nhiêu thì cái sự ích kỷ của mình giảm dần đi. Nếu mình không có thể làm cho người mình thương hạnh phúc thì mình hãy đừng nổi điên khi kẻ khác có thể mang lại niềm vui cho người ấy. Điên cuồng, loạn tâm loạn trí rồi tự gây hại mình không phải sinh khởi từ tình yêu.

Clinking-beer-mugs4


PS. Người đàn ông lương thiện, có thể yêu như một người điên, nhưng không yêu như một người ngu. -- La Rochefoucauld.

Hello anh Anatta,

Ok anh. Hiểu

Cái quote đó, chủ ý họ chỉ muốn nói thái độ của 1 người đối với sự việc, sự việc đó có thể là tình,  là rượu,  là thuốc bổ, là tôn giáo .... tình,  rượu, thuốc..như nhau, chỉ là cái cớ để họ mượn mà nói lên cái nghĩa "Đừng thái quá". Thí dụ thì nhiều thứ, nhưng nguyên tắc,  thái độ của ta đối với tất cả những thứ đó chỉ có 1 : không thái quá, không đấm chìm quá, không mê muội muội quá độ.

Tôi cũng hết ý rồi,  cho dù post sau muốn viết thêm thì cũng chỉ nhiêu đây  Biggrin. Vui vẻ nha 
Cheer
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Reply
Tôi vùa ra ngoài, nhìn lại cái tựa của cái thread này tôi thấy mắc cười 

"Chỉ có dòng sông mới hiểu được ta"  Lol Lol  Lol anh Anatta không hiểu tôi.  Rollin

Cheer
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Reply
VietBest có hai cây bút gạo cội viết văn xuôi rất giỏi, cho dù bài dài đến đâu, LTP đọc không chán .  Đó là hai anh Đạn và anh anatta .

Cám ơn hai anh .   Clinking-beer-mugs4
Reply
(2021-06-24, 08:19 PM)TCNU Wrote: Thân tặng tiểu cô nương:

Lũ kết đồng tâm sơn hải cố
Thụ thành liên lý địa thiên trường.

Dạ cám ơn "gia gia".     Smiling-face-with-halo4
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
Đa tạ các vị ghé thăm và có nhã hứng cùng đàm đạo. Tại hạ lấy trà thay rượu mời quý vị và tiểu cô nương họ Lục.
Tương tâm thi thủy thanh trần sát
Chuyển hải triều âm tỉnh mộng hồn
Reply
Trong chùa, có một anh câm.  Không ai nhớ anh ta đến chùa từ bao giờ, vả lại cũng không mấy người để ý đến anh ta.  Anh ta lo mấy sào vườn ở sau chùa, lúc thì trồng rau, lúc thì trồng đậu, làm việc rất là siêng năng.  Lúc rảnh, anh ta vào bếp giã gạo và vào những ngày sóc vọng, chùa đông khách, anh ta giúp việc dưới bếp, và rửa bát ở bờ ao cạnh bếp.

Vì anh ta câm, nên chẳng ai nói với anh và nếu có việc cần nói thì phải ra hiệu.  Hết việc, tối nào anh cũng quanh quẩn ở trên chánh điện, quét dọn, lau chùi, và mỗi năm vào kỳ Kết hạ, mỗi lúc có khóa giảng thì anh ta cầm chổi đứng gần cửa phòng hội, ra vẻ đang quét nhà, nhưng thật ra là nghe giảng kinh …
Một ngày kia, không thấy anh, vị tri sự bước vào căn phòng nhỏ xíu của anh ở góc vườn, lúc đó mới biết rằng anh câm bị đau, sốt nặng không dậy được.  Vị tri sự trình Tổ và mọi người thấy Tổ vào thăm anh câm.  Ngài ngồi với anh rất lâu và khi Ngài trở về phòng, nét mặt trang nghiêm của Ngài thoáng vẻ hân hoan.

Từ hôm ấy, chú tiểu ngày hai ba lần mang cháo vào cho anh câm và Tổ mỗi khi xuống thăm thì ngồi cả giờ, mọi người cho rằng anh câm có phúc, được Tổ thương và nếu có mệnh hệ nào thì được Ngài độ cho.

Vào đúng giờ Ngọ hôm đó, người ta thấy Tổ chậm rãi bước ra khỏi phòng anh câm và khi Tổ nhận thấy mọi người chắp tay vây quanh thì Tổ nói rất ngắn: “Ngài đã viên tịch rồi”.

Ai ai cũng tỏ vẻ ngạc nhiên: Tổ gọi anh câm cuốc vườn là Ngài! Tổ là một thiền sư đạo hạnh nổi tiếng không những trong vùng, mà ngay cả ở chốn kinh kỳ xa xôi nữa. Nhưng không ai dám hỏi Tổ cả.

Cho đến khi làm lễ hoả thiêu xong, bài vị của anh câm đã được đặt trên chùa, và khóa cầu siêu thường lệ chấm dứt, mọi người được nghe Tổ nói như sau:
“Thật ra, vị chấp tác làm vườn ở chùa ta là một vị tăng, không những là một vị tăng ở kiếp này, mà là từ kiếp trước. Kiếp trước, Ngài tu hành tinh tấn, nhưng Ngài vẫn tái sinh làm kiếp người, chưa lên được cõi trên vì nghiệp của Ngài còn nặng. Kiếp này, Ngài lại tu nữa, và do ta giúp đỡ, Ngài biết rằng Ngài chưa xóa được khẩu nghiệp. Vì thế Ngài phát nguyện tu tịnh khẩu nghiệp. Ngài tịnh khẩu, ai cũng tưởng là Ngài câm.  Đến nay thân, khẩu, ý của Ngài đều đã thanh tịnh nên Ngài đã ngộ, vì thế ta mới nói rằng Ngài tịch diệt.  Bàn thờ Ngài ở kia, có thể bỏ đi được, nhưng thôi hãy cứ để đấy, không phải là để cúng Ngài, mà chính là để nêu cái gương tu hành cho mọi người.”

Người nghe chuyện, ai ai cũng yên lặng cúi đầu, nghiền ngẫm về sự tu hành. Từ ngày đó, trong chùa, không ai bảo ai, người ta chỉ nói vừa đủ, những mong đến lúc nào đó tịnh được khẩu nghiệp, thoát khỏi sinh tử luân hồi như vị bồ-tát đóng vai anh câm làm việc sau chùa. 

“Là con Phật, nếu không nói được những gì Phật nói, hãy im lặng như chánh pháp, đừng nói những lời ác, xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, làm tổn hại kẻ khác, nếu không làm được những gì Phật làm, hãy im lặng và lắng nghe, quán sát, học hỏi những thiện tri thức, đừng vọng động làm những điều thương tổn đến tha nhân”. 

Đức Đạt Lai Lạt Ma


Lời bàn:

Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra, vì thế không nên nói quá nhiều, đa ngôn tất thất (nói nhiều ắt sẽ có sai sót).

Lời nói một khi được nói ra, tuyệt đối không nên khinh suất, thiếu thận trọng. Nếu nói ra mà phải đính chính, sửa lại, thà rằng không nói còn hơn! Những người nói năng khinh suất luôn phải đối mặt với sự chỉ trích và xấu hổ.

Không nên dễ dãi hứa hẹn với người khác, bởi một khi không làm được, bạn sẽ trở thành người thất tín, bội tín.

Làm người, nên nhận thức và phân biệt được khinh – trọng trong từng tình huống hoàn cảnh. Một khi đã nói ra những lời cuồng ngôn, thiếu suy nghĩ, bạn ắt sẽ phải hối hận về sau.

Thứ mà con người có thể thể hiện trước mặt người khác nhiều nhất chính là ngôn từ và hành động, đặc biệt là ngôn từ. Thế nên, khi nói năng, cuồng ngôn là điều tối kỵ.

Cuồng ngôn sẽ gây ra sự khó chịu cho đối phương, gây ra thù hận... và dễ rước họa vào người.


Những lời nói quá thẳng thắn trong nhiều hợp cũng gây rắc rối. Thế nên, thay vì nói thẳng, hãy tìm một cách nói mềm mại hơn, những lời nói lạnh như băng, hãy cho thêm chút nhiệt...

Hãy để ý đến lòng tự tôn của đối phương, chúng ta sẽ biết nên nói thế nào cho vừa lòng nhau.

Nói năng cần phải hàm xúc và phải để lại một đường lui cho đối phương. Những người sống biết người biết ta sẽ không bao giờ nói lời tận ngôn, thay vào đó họ sẽ để lại cho người khác vài "lối thoát", lưu lại chút khẩu đức cho bản thân.

Ngay cả khi trách người cũng không nên khắt khe đến mức không để cho họ một đường lùi, dành cho họ một lối thoát, lòng bao dung của mình sẽ được mở rộng.

"Sự dĩ mật thành, ngữ dĩ lậu bại" câu nói này ý chỉ một việc thành hay bại, một phần là do khả năng giữ bí mật của người trong cuộc. Đối với những việc cơ mật có liên quan đến một cá nhân hay tổ chức, tuyệt đối đừng để lọt ra ngoài.

Lậu ngôn là vấn đề về nhân phẩm và hậu quả của nó thậm chí có thể nghiêm trọng đến mức khó lường. Khi sự việc chưa được xác định rõ ràng, tốt nhất không nói những lời khẳng định để tránh những ảnh hưởng xấu.

Không nên dùng những lời vô lễ, ác ý để làm tổn thương người khác.

Cổ ngữ nói "đao sang dị một, ác ngữ nan tiêu", ý chỉ vết thương do đao kiếm gây ra có thể sẽ mai một phôi pha nhưng những lời ác ý thì mãi găm sâu trong lòng người khác, chẳng thể nào gạt bỏ, lãng quên một cách dễ dàng.

Những tổn thương trong tâm lý do cái gọi là ác ngôn gây ra luôn luôn đau hơn cả những vết thương trên thể xác.

Căng ở đây nghĩa là kiêu căng, tự cao tự đại. Những người thường xuyên nói những lời này, không phải là kẻ kiêu ngạo hẳn sẽ là người vô tri và dù họ thuộc nhóm nào đi nữa, thì cách ăn nói căng ngôn cũng bất lợi cho quá trình trưởng thành của họ, thậm chí khiến người khác ghét bỏ.

Nhà triết học thời Đông Hán – Vương Sung từng nói: "Sàm ngôn thương thiện", ý chỉ những lời nói xấu sau lưng sẽ vùi dập những điều lương thiện, tốt đẹp.

Một người có khẩu đức tuyệt đối không nói xấu người khác, bởi hậu quả của việc này thậm chí có thể nghiêm trọng đến mức khiến cho thiên hạ không thể thái bình.

Nộ ngôn là những lời nói được thốt ra lúc nóng nảy, mất lý trí. Những lời nói này khi nói ra sẽ làm tổn thương người khác rất nhiều.
Nói không nghĩ, bị cảm xúc lấn át lý trí dẫn đến những lời nói tức tối, giận dữ không chỉ khiến người khác khó chịu mà bản thân người nói ra câu đó cũng khó có thể vui vẻ.

Thế nên khi giận dữ, hãy lấy một tờ giấy trắng và một cây bút, nghĩ gì, quyết định gì... hãy viết ra. Sau một vài ngày, hãy xem lại "sản phẩm" lúc trước, nếu vẫn duy trì suy nghĩ cũ, vậy thì hãy làm theo.

Còn nếu cảm thấy đó chỉ là cách nghĩ lúc giận, hãy đem tờ giấy đó đi đốt để cuộc sống nhẹ nhàng hơn.

Kết luận:

Tác hữu trần sa hữu,
Vi không nhất thiết không.
Hữu, không như thuỷ nguyệt,
Vật trước hữu không không.
(Hữu không - Đạo Hạnh thiền sư)
Tương tâm thi thủy thanh trần sát
Chuyển hải triều âm tỉnh mộng hồn
Reply
Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn Về Với Cửa Phật

 Triết lý Phật Giáo bàng bạc khắp nơi trong các tác phẩm của Kim Dung.
“Buông dao đồ tể là thành Phật”, là trường hợp của Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn.

Tạ Tốn là một nhân vật lừng danh của Kim Dung trong bộ Cô Gái Đồ Long vì cuộc đời đầy đau khổ của ông. Ông là một trong bốn hộ pháp của Minh Giáo thuở ấy gồm có : Tía Sam Long Vương (Rồng Áo Tím), Bạch Mi Ưng Vương (Chim Mày Trắng), Thanh Dực Bức Vương (Con Dơi Xanh), và Kim Mao Sư Vương (Sư Tử Tóc Vàng).

Câu chuyện từ xưa khi Thành Khôn là sư phụ của Tạ Tốn âm thầm oán thù Minh Giáo vì giáo chủ Minh Giáo là Dương Đỉnh Thiên đã cướp mất sư muội người yêu của mình nên hắn âm thầm bày kế để di hại cho Minh Giáo.

Một hôm Thành Khôn đến nhà đệ tử Tạ Tốn thi hành thủ đoạn, giả say ra tay cưỡng hiếp vợ của đệ tử mình và sau đó giết chết cả nhà rồi trốn mất biệt. Tạ Tốn từ đó căm thù sư phụ Thành Khôn tận xương, tự tìm tòi học vỏ công khác để có thể trả thâm thù.

Khi đã thành tài và tin có thể thắng được sư phụ, ông đi khắp nơi tìm kiếm kẻ thù nhưng không thấy. Tạ Tốn nổi lòng bi phẩn và rơi vào sự tính toán của Thành Khôn là bắt đầu gây hấn giết chết nhiều người vô tội và đâu đâu cũng đều để lại câu “Thành Khôn đã gây án” mục đích để Thành Khôn phải ra mặt, nhưng tất cả đều vô vọng. Trong một lần đại chiến cùng vợ chồng Trương Thúy Sơn và Hân Tố Tố (tức cha mẹ Trương Vô Kỵ), ông bị Tố Tố đánh mù đôi mắt.

Trong thời gian này kẻ đại ác Thành Khôn trốn tránh Tạ Tốn gia nhập môn phái Thiếu Lâm để thi hành độc kế.

Tạ Tốn một lần sa cơ bị phái Thiếu Lâm bắt giữ. Thành Khôn lúc này là nhà sư Thiếu Lâm Viên Chân bèn bày mưu tính kế để khắp anh hùng thiên hạ hầu hết đều có thù với Tạ Tốn kéo về Thiếu Lâm đại chiến để giành cho được Tạ Tốn và nhất là chiếm được cây Đồ Long Đao quý giá.

Người tính không bằng trời tính. Giữa lúc Thành Khôn Viên Chân đang trà trộn lẫn tránh trong hàng ngũ Thiếu Lâm lỡ ho một tiếng và bị Tạ Tốn nhận ra. Ngày xưa Tạ Tốn là đệ tử Thành Khôn và rất quen thuộc với tiếng ho của sư phụ.

Trước tất cả anh hùng thiên hạ, Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn trình bày đầu đuôi sự tình của mình và đòi một trận đấu công bằng với sư phụ và cũng là kẻ thù không đội trời chung Thành Khôn.Thế chẳng đặng đừng, không đường trốn tránh, Thành Khôn phải ra đấu cùng Tạ Tốn.

Vốn là đệ tử, tuy học được nhiều vỏ công khác nhưng Tạ Tốn rõ ràng bị kém thế trước Thành Khôn ra chiêu rất hèn hạ đánh lén lút với kẻ mù lòa đệ tử của mình. Giữa lúc Kim Mao Sư Vương sắp ôm hận nghìn thu và có thể bị chết dưới tay Thành Khôn thì...bỗng nhiên trời đất bỗng tối mù. Hiện tượng Nhật thực nổi lên che kín một khoảng trời. Nhiều tiếng kêu vang “Thiên cẩu nuốt mặt trời”.(Người Tầu xưa nói hiện tượng nhật thực là “thiên cẩu nuốt mặt trời”). Tạ Tốn nghe qua biết đây là cơ hội trời giúp. Kẻ sáng mắt cũng như người mù. Thành Khôn biến thành người mù, nhưng Tạ Tốn bị mù đã lâu, nhật thực hay không cũng vậy mà thôi. Ông nắm lấy khoảnh khắc ngắn ngủi này ra tay đánh lại Thành Khôn không đường tránh thoát. Nhưng Tạ Tốn không đánh chết kẻ thù mà chỉ đánh hắn thành mù lòa và phế bỏ vỏ công của y.

Tại sao Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn có mối thù hiếp vợ giết con, không đội trời chung như vậy có thể tha chết cho kẻ thù?
Vì ông đã ngộ đạo !

Trong mấy tháng qua bị phái Thiếu Lâm giam dưới hầm tối hằng đêm nghe tiếng niệm kinh của ba vị thiền sư trưởng lão bên trên đã ngộ được chân lý đạo Phật từ bi.

Sau khi đánh Thành Khôn mất hết vỏ công và thành mù lòa, Tạ Tốn cũng tự phế vỏ công của mình và nói với kẻ thù rằng “Từ nay ta và ngươi đều là hai kẻ tầm thường và sẽ không bao giờ thấy nhau. Tất cả ân thù ngày xưa đến đây là hết”.
Phải, vỏ công đã mất hết tức trong người của Tạ Tốn không còn gì của Thành Khôn.

Cả hai đều mù lòa vĩnh viễn không bao giờ nhìn thấy nhau.
Trong tâm Tạ Tốn từ nay không còn hai chữ Thành Khôn nữa.

Lòng không hận thù !
Tâm không luyến tiếc!
Tất cả đều là không...

Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn từ đó về với cửa Phật, ở lại tu hành tại chùa Thiếu Lâm.

Lời bàn: 

Tạ Tốn là một trang nam tử đầu đội trời, chân đạp đất, coi danh dự và tiếng tăm của bản thân còn lớn hơn tính mạng gấp nhiều lần. Nhưng trong cái gọi là Sát Sư Đại Hội ấy, con hùng sư oai phong lặng lẽ cúi đầu, chịu đựng mọi sự sỉ nhục trong thiên hạ.

Võ công đã tự tay phế bỏ, cả thanh danh một đời lừng lẫy cũng tan biến theo từng sự sỉ nhục nặng nề và khó chấp nhận nhất trên đời. Những bãi nước bọt, những câu chửi mắng, những lời thậm tệ tới từ cả trăm con người có lẽ còn đáng sợ hơn cả cái chết, nhưng Tạ Tốn lại chọn cho mình kết cục ấy, như một sự trả giá đầy đau đớn và tủi nhục...

Oai phong, khí phách của Kim Mao Sư Vương không chỉ hiển lộ khi ông đại chiến với kẻ thù hay hiên ngang đứng giữa sóng gió cuộc đời. Nó còn được thể hiện rõ ràng nhất khi Tạ Tốn đối mặt với những chọn lựa quan trọng của cuộc đời mình. Tự tìm tới cái chết là điều vô cùng đơn giản, nhất là khi Tạ Tốn đã quyết định phế bỏ một thân võ công thượng thặng của mình để trở thành một phế nhân. Nhưng ông lại không chọn lựa điều đơn giản nhất ấy, mà cam chịu gánh lấy mọi khổ đau, nhục nhã, như một cách để chuộc lại những lỗi lầm quá khứ.

Ranh giới giữa thiện và ác, anh hùng và kẻ sát nhân, bậc đại trí và một người điên loạn cứ lẫn lộn, giằng xé trong con người Tạ Tốn. Nhưng giữa những mớ hỗn độn ấy, cái khí phách anh hùng của Kim Mao Sư Vương vẫn nổi trội và tỏa sáng, dẫn dắt cảm xúc của người đọc đi từ sự thông cảm này tới sự nể phục khác. Chính nó cũng đã khiến cho hình tượng của Tạ Tốn trở nên kiêu hãnh, đáng trọng và lấy đi không ít nước mắt của người đọc dành cho con sư tử tóc vàng.

Kết luận:

Phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật.
Tương tâm thi thủy thanh trần sát
Chuyển hải triều âm tỉnh mộng hồn
Reply
(2021-06-26, 03:46 AM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Dạ cám ơn "gia gia".     Smiling-face-with-halo4

Tiểu cô nương không cần khách sáo. Tệ xá vắng vẻ này được các vị ghé thăm là vinh hạnh của tại hạ.
Tương tâm thi thủy thanh trần sát
Chuyển hải triều âm tỉnh mộng hồn
Reply
Trong một cuộc đàm đạo, Lý Thái Tông nói: “Bàn về cái tâm của Phật, thánh hiền xưa còn chưa khỏi bị chê bai huống chi những kẻ hậu học. Nay ta muốn cùng các vị trưởng lão trình bày sơ ý nghĩ của mình, mỗi người hãy đọc môt câu kệ xem ý tứ thế nào?”. Mọi người đang suy nghĩ thì nhà vua đã đọc bài kệ này.

Bát nhã chân vô tông,
Nhân không, ngã diệc không.
Quá hiện vị lai Phật,
Pháp tính bản tương đồng.

Lời bàn

Trí tuệ bát nhã không thuộc tông phái nào (tông phái vô tông, ý chỉ tông yếu của mọi tông phái, cốt lõi của Phật giáo)

Không phải Người, cũng không phải Ta
Các vị Phật của quá khứ, hiện tại và tương lai
Vốn cùng chung một Pháp tính.

Bát Nhã
Tương tâm thi thủy thanh trần sát
Chuyển hải triều âm tỉnh mộng hồn
Reply
Nghệ thuật lắng nghe của J. Krishnamurti

Ở mép của hết thảy những chiếc lá, những phiến lá to và những phiến lá nhỏ, đều có một giọt nước đang lấp lánh dưới mặt trời, tựa như một hạt minh châu đẹp dị thường. Một làn gió nhẹ thổi, nhưng dù thế nào, làn gió ấy cũng không làm phiền hay làm vỡ những giọt nước kia trên các phiến lá, những phiến lá được trận mưa vừa qua rửa sạch. Đó là một buổi sáng thật yên tĩnh, ngập tràn niềm vui, thanh bình, một lễ giáng phúc trong khắp các tầng không gian. Khi chúng ta quan sát ánh sáng đang lấp lánh trên muôn vàn phiến lá sạch sẽ, trái đất trở nên đẹp một cách lạ kỳ, bất chấp tất cả những dây nhợ điện tín, những hộp điện thoại xấu xí. Bất chấp tất cả những tiếng ồn ào của thế gian, trái đất luôn giàu có trù phú, nhẫn nại và vĩnh cửu. Cho dù động đất ở nơi này nơi kia, phá hủy ghê gớm, trái đất này vẫn rất đẹp. Ta chưa bao giờ hiểu đúng trái đất này, trừ phi ta thực sự sống cùng nó, lao động cùng nó, vục đôi bàn tay của mình vào bụi đất, bê những hòn đá và những tảng đá – ta chưa bao giờ hiểu được cái trạng thái đặc biệt về sự hiện tồn cùng với trái đất, cùng với những bông hoa, những cội cây khổng lồ, loài cỏ mãnh liệt và những bờ dậu chạy dọc theo con đường.

Trong buổi sáng đó, vạn vật đều sống động. Khi chúng ta quan sát, có một niềm vui lớn lao, và bầu trời xanh, vầng dương đang từ từ đi lên trên những quả đồi và tỏa sáng. Khi chúng ta quan sát con chim nhại tiếng hót trên sợi dây điện, nó đang làm những trò vui của nó, nhảy vút lên cao, lộn nhào, rồi lại hạ xuống đúng chỗ cũ trên sợi dây thép. Khi chúng ta quan sát con chim đang tự mình thưởng thức trò vui, nhảy lên trong không khí, rồi lại lao xuống lượn vòng cùng những tiếng kêu rin rít của nó, niềm thích thú được sống của nó, chỉ có con chim kia tồn tại, người quan sát không hề tồn tại. Người quan sát không còn ở đó nữa, chỉ có con chim, bộ lông màu xám khoang trắng với một cái đuôi hơi dài. Sự quan sát đó không hề có bất cứ vận hành nào của tư tưởng, quan sát cảnh huyên náo của con chim đang tự mình vui hưởng.

Chúng ta chưa bao giờ quan sát cái gì lâu. Khi ta quan sát với sự kiên nhẫn lớn lao, quan sát mà không hề có bất cứ cảm giác nào về người quan sát, quan sát những con chim kia, những giọt nước tí hon kia đọng trên những chiếc lá rung rinh, bầy ong, những bông hoa, những đàn kiến dài, khi ấy thời gian ngừng lại, thời gian có một điểm dừng. Ta không bỏ thời gian ra, hoặc có sự kiên nhẫn để quan sát. Ta học được rất nhiều từ việc quan sát – quan sát mọi người, cách họ đi đứng, nói năng, cử chỉ. Bạn có thể nhìn thấu tính phù phiếm của họ, hay sự cẩu thả nơi thân xác họ. Họ thờ ơ, chai lỳ, nhẫn tâm.

Có một con chim đại bàng đang bay trên cao, lượn vòng không hề đập cánh, dòng không khí mang nó đi xa, ra phía sau những ngọn đồi, rồi mất hút. Quan sát, học hành là thế nào? Học hành có nghĩa là thời gian, nhưng quan sát không hề có thời gian. Hay là khi bạn lắng nghe, lắng nghe mà không cần có bất cứ sự phiên dịch giải nghĩa nào, bất cứ phản ứng nào, lắng nghe không thiên kiến. Lắng nghe tiếng sấm trên các tầng trời, tiếng sấm lượn vòng giữa các quả đồi. Chúng ta không bao giờ lắng nghe một cách hoàn toàn, luôn luôn bị ngắt quãng. Quan sát và lắng nghe là một nghệ thuật vĩ đại – quan sát và lắng nghe mà không phản ứng, không có ý thức cảm giác nào về người lắng nghe và người quan sát. Bằng việc quan sát và lắng nghe, ta học được nhiều hơn vô lượng so với bất cứ cuốn sách nào. Sách vở là cần thiết, nhưng quan sát và lắng nghe mài sắc các giác quan của bạn. Bởi lẽ xét cho cùng, bộ não là trung tâm của tất cả các phản ứng, các tư tưởng và những điều được ghi nhớ. Nếu các giác quan của bạn không tỉnh thức cao độ, bạn không thể thực sự quan sát, lắng nghe và cả học nữa, không chỉ học cách hành động ra sao mà còn học về chính sự học, đấy chính là mảnh đất cho hạt giống thiện có thể phát triển.

Khi nào có sự quan sát và lắng nghe giản dị rõ ràng này, khi ấy có một sự tỉnh thức – tỉnh thức về màu sắc của những bông hoa kia, đỏ, vàng, trắng, về những chiếc lá xuân, những thân cây, thật dịu dàng, thật thanh tú, tỉnh thức về bầu trời, về trái đất và những con người đang qua lại. Họ vẫn đang trò chuyện huyên thuyên dọc theo con đường, không khi nào nhìn ngắm cây cối, những bông hoa, bầu trời và những quả đồi kỳ vĩ. Thậm chí họ còn không biết cả những gì đang diễn ra quanh họ nữa. Họ nói rất nhiều về môi trường, chúng ta phải làm thế nào để bảo vệ thiên nhiên… nhưng dường như họ không biết đến vẻ đẹp và sự tĩnh lặng của những quả đồi, sự nghiêm trang của một cội cổ thụ kỳ vĩ. Thậm chí họ còn không biết về những tư tưởng của chính họ, những phản ứng của chính họ, cũng như họ không biết về cách họ đi lại, về áo quần của họ. Việc ấy không có nghĩa rằng họ phải là trung tâm tự kỷ trong sự quan sát của họ, trong sự tỉnh thức của họ, mà chỉ là sự tỉnh thức, thế thôi.

Khi bạn thấy có một sự lựa chọn cho cái phải làm, cái không phải làm, cái thích, cái không thích, những thiên kiến của bạn, những nỗi sợ hãi, những nỗi khắc khoải, những trò vui bạn đã ghi nhớ, những khoái lạc bạn đã theo đuổi – trong tất cả những thứ ấy có một sự chọn lựa, và chúng ta nghĩ rằng sự chọn lựa mang lại cho chúng ta tự do. Chúng ta giải thích tự do kia để chọn lựa, chúng ta nghĩ thứ tự do kia là cần thiết để lựa chọn – hoặc là thứ chọn lựa mang lại cho chúng ta cảm giác về tự do – nhưng chẳng có bất cứ sự chọn lựa nào khi bạn nhìn mọi vật theo cách thật sự sáng suốt. Và cách nhìn ấy đưa chúng ta đến một sự tỉnh thức không chọn lựa – tức là tỉnh thức mà không có bất cứ cái thích hay cái không thích nào. Khi có được sự tỉnh thức không chọn lựa, trung thực, giản đơn thật sự này, nó đưa đến một nhân tố khác, đó là chú tâm. Tự bản thân khái niệm này có nghĩa là vươn ra, nắm bắt cầm giữ, nhưng như thế vẫn là hành động của trí não, nó nằm trong bộ não. Quan sát, tỉnh thức, chú tâm nằm trong lãnh địa của trí não – mà trí não bị giới hạn – bị quy định bởi tất cả những đường lối đi lại của các thế hệ, các ấn tượng, các tập tục truyền thống quá khứ và tất cả những thiện ác của con người. Vì thế, toàn thể hành động từ thứ chú tâm này vẫn bị giới hạn, và cái bị giới hạn tất yếu đưa đến rối loạn. Khi ta nghĩ về bản thân ta từ sáng đến tối - những âu lo của chính ta, những khát vọng của chính ta, những yêu cầu và những đáp ứng – cái trung tâm tự kỷ này thực sự rất bị giới hạn, phải gây ra sự cọ xát xung đột trong mối quan hệ của nó với kẻ khác, mà kẻ đó cũng bị giới hạn, chắc chắn phải có cọ xát xung đột, phải có căng thẳng và phiền hà đủ loại, phải có bạo lực triền miên với con người.

Khi ta chú tâm vào tất cả, tỉnh thức không chọn lựa, khi ấy trí tuệ sẽ từ đó xuất hiện. Trí tuệ không phải là một hành động của trí nhớ, của sự liên tục nơi ký ức. Trí tuệ như một lóe sáng của ánh sáng. Bạn nhìn với sự trong sáng tuyệt đối tất cả những phức tạp, những hậu quả, những rắc rối hỗn loạn. Khi ấy, chính cái này là hành động, là toàn vẹn. Trong cái nhìn ấy, không hề có nuối tiếc, không ngoái lại, không có cảm giác bị đè nặng mệt nhọc, không phân biệt. Đây là cái nhìn rõ ràng, tinh khiết – một nhận thức mà không hề có bóng tối của hoài nghi nào.

Phần đông chúng ta đều bắt đầu điều tin là chắc chắn, và khi lớn lên điều tin là chắc chắn ấy biến thành không chắc chắn chúng ta chết cùng với điều không chắc chắn. Nhưng nếu ta khởi đầu với điều không chắc chắn, hoài nghi, tự tìm hiểu, dò hỏi, yêu cầu đòi hỏi cùng với nỗi nghi ngờ thật sự về cách cư xử của con người, về tất cả những lễ nghi tôn giáo, những ảnh tượng, những biểu tượng, thì khi ấy từ sự nghi ngờ kia sẽ xuất hiện sự rõ ràng của điều chắc chắn. Khi có cái nhìn sáng suốt rõ ràng nhìn vào bạo lực chẳng hạn, thì chính cái nhìn sáng suốt sẽ xua đi tất cả bạo lực. Cái nhìn sáng suốt ấy nằm ngoài trí não, nếu như ta có thể diễn đạt nó như thế. Nó không thuộc về thời gian. Nó không thuộc về trí nhớ, hay về kiến thức, và như thế cái nhìn sáng suốt ấy, cùng hành động của nó, sẽ biến đổi chính những tế bào não. Cái nhìn sáng suốt đó là hàng động toàn vẹn, và từ sự toàn vẹn, có thể có logic, lành mạnh, lý trí, hành động.

Hành động toàn vẹn đi từ quan sát, lắng nghe cho đến tiếng sét của cái nhìn trí tuệ là một, nó không xuất hiện theo kiểu từng bước, từng bước. Nó tựa như một mũi tên loáng chớp. Và chỉ cái nhìn trí tuệ kia mới có thể không thúc phược não bộ, chứ không phải sự cố gắng của tư tưởng làm được việc ấy – vì tư tưởng là xác quyết, là thấy sự cần thiết vì một điều gì – không một cái nào trong những cái đó sẽ mang đến tự do hoàn toàn từ sự thúc phược quy định. Tất cả, đó là thời gian và sự dừng lại của thời gian. Con người bị thời gian bao vây, và cảnh tù tội kia bởi thời gian là hoạt động chuyển dịch của tư tưởng. Vì thế nơi nào có sự chấm dứt tư tưởng, chấm dứt thời gian, nơi đó có cái nhìn trí tuệ. Chỉ khi ấy có thể có siêu thăng, nở hoa từ não bộ. Chỉ khi ấy bạn mới thể có một tương giao toàn vẹn với tâm trí.

Trích “Trò Chuyện Với Hiện Thể - Thứ Tư, Ngày 20 Tháng 4, 1983”
Người dịch: Hàn Thủy Giang

Lời bàn:

Lắng nghe trong tĩnh lặng, trong tự do giải thoát để cảm nhận được nội tâm thay đổi, sự thay đổi tuyệt vời và tuệ giác sâu thẳm. Nghe từ chiều sâu, không bị màn che bởi định kiến, tư tưởng, kết luận của chính mình. Chúng ta thường bị che khuất bởi những thành kiến, định kiến có sẵn trong tâm thức và như vậy chúng ta nghe nhưng qua bức màn kháng cự. Lắng nghe để thấu hiểu, để có động thái phù hợp hòng đem đến niềm vui, sự an lạc và hạnh phúc cho tha nhân. Khi hiểu người khác càng nhiều, sân giận càng ít. Hãy hướng đến sự bình an thật sự hơn là so kè từng chút một để tranh nhau đúng-sai, hay-dở, hơn-thua, được-mất. (Tăng chi bộ kinh, chương VIII, phẩm thứ II, kinh số 16: Sứ giả).

Khi hiểu mình sâu hơn, ta thấu hiểu người khác nhiều hơn; khi thấu hiểu người khác cũng là lúc ta nâng cao quan chiếu nội tâm.

Kết luận:

Tòng vô hiện hữu, hữu vô thông,
Hữu hữu vô vô tất cánh đồng.
Phiền não bồ đề nguyên bất nhị,
Chân như vọng niệm tổng giai không.
Thân như huyễn kính nghiệp như ảnh,
Tâm nhược thanh phong tính nhược bồng.
Hưu vấn tử sinh ma dữ Phật,
Chúng tinh cùng bắc thuỷ triều đông.
(Vạn sự quy như - Tuệ Trung thượng sĩ)
Tương tâm thi thủy thanh trần sát
Chuyển hải triều âm tỉnh mộng hồn
Reply